Giáo án Ngữ văn 11 Sách Kết nối tri thức - Học kì 1 - Năm học 2022-2023

VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH

( Trích : Thượng kinh kí sự-Lê Hữu Trác)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức , kĩ năng, thái độ:

- Kiến thức:

+ Bức tranh chân thực, sinh động về cuộc sống xa hoa, đầy quyền uy nơi phủ chúa Trịnh và thái độ, tâm trạng của nhân vật “tôi” khi vào phủ chúa Trịnh Cán.

+ Vẻ đẹp tâm hồn của Hải Thượng Lãn Ông: lương y, nhà nho thanh cao, coi thường danh lợi.

+ Những nét đặc sắc của bút pháp kí sự: tài quan sát, miêu tả sinh động những sự việc có thật; lối kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn; chọn lựa chi tiết đặc sắc; đan xen văn xuôi và thơ.

- Kĩ năng :

+ Đọc – hiểu thế kí (kí sự) trung đại theo đặc trưng thể loại.

+ Rèn luyện kĩ năng tiếp nhận và cảm thụ tác phẩm

- Thái độ :

+ Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản

+ Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về kí trung đại

+ Hình thành nhân cách: có đạo đức trong sáng. (Trân trọng lương y, có tâm có đức.

2. Định hướng năng lực hình thành, phát triển:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản

- Năng lực đọc – hiểu các tác phẩm thế kí (kí sự) trung đại Việt Nam.

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về thế kí (kí sự) trung đại.

- Năng lực hợp tác, giao tiếp khi trao đổi, thảo luận về thành tựu, hạn chế, những đặc điểm cơ bản, giá trị của những thế kí (kí sự) trung đại.

- Năng lực tự học, tạo lập văn bản nghị luận.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Tài liệu dạy học:

+ Giáo án

+ Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

+ Sưu tầm tranh, ảnh về Lê Hữu Trác

+ Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp

+ Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà

- Phương pháp, kĩ thuật dạy học:

+ Dạy học nêu vấn đề, phát hiện và giải quyết vấn đề.

+ Đàm thoại phát hiện vấn đề.

+ Phương pháp thảo luận nhóm

+ Phương pháp thuyết trình

+Kỹ thuật chia nhóm,

+Kỹ thuật đặt câu hỏi,

+Kỹ thuât đọc hợp tác.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài

- Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)

- Đồ dùng học tập

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút)

a. Mục tiêu hoạt động: học sinh có tâm thế hào hứng phấn khởi tiếp nhận bài học.

b. Nội dung, phương pháp tổ chức: Thuyết trình, trình bày một phút

Hãy lý giải vì sao trong triều đại phong kiến VN có 1 thời kỳ LS được gọi là “Vua Lê chúa Trịnh?

c. Dự kiến sản phẩm:

GV giới thiệu bài mới: Như vậy, thời kỳ vua Lê chúa Trịnh là một trong những biểu hiện cao nhất của sự suy thoái, mục ruỗng của chế độ phong kiến Việt Nam. Có 1 tác phẩm ghi lại chân thực cuộc sống và cung cách sinh hoạt trong phủ chúa đó chính là “ Thượng kinh kí sự” của Lê Hữu Trác. Bài học hôm nay giúp các em thấy được cái nhìn chân thực về hiện thực xã hội bấy giờ cùng như hiểu hơn về nhân cách của bậc lương y Lê Hữu Trác.

doc 324 trang Cô Liên 22/10/2024 670
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 Sách Kết nối tri thức - Học kì 1 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 11 Sách Kết nối tri thức - Học kì 1 - Năm học 2022-2023

Giáo án Ngữ văn 11 Sách Kết nối tri thức - Học kì 1 - Năm học 2022-2023
 Ngày soạn : 1/9/2022 Tuần : 1
 Ngày dạy : 9/9/2022 Tiết : 1
VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH
( Trích : Thượng kinh kí sự-Lê Hữu Trác)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 1. Kiến thức , kĩ năng, thái độ:
 - Kiến thức:
 + Bức tranh chân thực, sinh động về cuộc sống xa hoa, đầy quyền uy nơi phủ chúa Trịnh và thái độ, tâm trạng của nhân vật “tôi” khi vào phủ chúa Trịnh Cán.
 + Vẻ đẹp tâm hồn của Hải Thượng Lãn Ông: lương y, nhà nho thanh cao, coi thường danh lợi.
 + Những nét đặc sắc của bút pháp kí sự: tài quan sát, miêu tả sinh động những sự việc có thật; lối kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn; chọn lựa chi tiết đặc sắc; đan xen văn xuôi và thơ.
 - Kĩ năng :
 + Đọc – hiểu thế kí (kí sự) trung đại theo đặc trưng thể loại.
 + Rèn luyện kĩ năng tiếp nhận và cảm thụ tác phẩm
 - Thái độ :
+ Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản
+ Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về kí trung đại
 + Hình thành nhân cách: có đạo đức trong sáng. (Trân trọng lương y, có tâm có đức.
 2. Định hướng năng lực hình thành, phát triển:
 - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản
 - Năng lực đọc – hiểu các tác phẩm thế kí (kí sự) trung đại Việt Nam.
 - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về thế kí (kí sự) trung đại.
 - Năng lực hợp tác, giao tiếp khi trao đổi, thảo luận về thành tựu, hạn chế, những đặc điểm cơ bản, giá trị của những thế kí (kí sự) trung đại.	
 - Năng lực tự học, tạo lập văn bản nghị luận.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 1. Chuẩn bị của giáo viên:
 - Tài liệu dạy học:
 + Giáo án 
 + Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
 + Sưu tầm tranh, ảnh về Lê Hữu Trác
 + Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp 
 + Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
 - Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
+ Dạy học nêu vấn đề, phát hiện và giải quyết vấn đề.
	+ Đàm thoại phát hiện vấn đề.
	+ Phương pháp thảo luận nhóm 
	+ Phương pháp thuyết trình
+Kỹ thuật chia nhóm, 
+Kỹ thuật đặt câu hỏi, 
+Kỹ thuât đọc hợp tác.
 2. Chuẩn bị của học sinh:
 - Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài
 - Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)
 - Đồ dùng học tập 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút)
 a. Mục tiêu hoạt động: học sinh có tâm thế hào hứng phấn khởi tiếp nhận bài học.
 b. Nội dung, phương pháp tổ chức: Thuyết trình, trình bày một phút
 Hãy lý giải vì sao trong triều đại phong kiến VN có 1 thời kỳ LS được gọi là “Vua Lê chúa Trịnh?
c. Dự kiến sản phẩm:
 GV giới thiệu bài mới: Như vậy, thời kỳ vua Lê chúa Trịnh là một trong những biểu hiện cao nhất của sự suy thoái, mục ruỗng của chế độ phong kiến Việt Nam. Có 1 tác phẩm ghi lại chân thực cuộc sống và cung cách sinh hoạt trong phủ chúa đó chính là “ Thượng kinh kí sự” của Lê Hữu Trác. Bài học hôm nay giúp các em thấy được cái nhìn chân thực về hiện thực xã hội bấy giờ cùng như hiểu hơn về nhân cách của bậc lương y Lê Hữu Trác.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức ( 32 phút)
 a. Mục tiêu hoạt động: 
 - Học sinh nắm bắt được những kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm.
 - Bức tranh chân thực, sinh động về cuộc sống xa hoa, đầy quyền uy nơi phủ chúa Trịnh và thái độ, tâm trạng của nhân vật “tôi” khi vào phủ chúa Trịnh Cán.
 - Vẻ đẹp tâm hồn của Hải Thượng Lãn Ông: lương y, nhà nho thanh cao, coi thường danh lợi.
 - Những nét đặc sắc của bút pháp kí sự: tài quan sát, miêu tả sinh động những sự việc có thật; lối kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn; chọn lựa chi tiết đặc sắc; đan xen văn xuôi và thơ.
 b. Phương pháp tổ chức: 
 - Vấn đáp, trình bày một phút
 - Tổ chức cho HS thảo luận nhóm: 
 c. Dự kiến sản phẩm: 
 - Học sinh nêu được những nét khái quát về tác giả, tác phẩm.
 - Đại diện mỗi nhóm học sinh trình bày câu trả lời.
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
* Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần tiểu dẫn.
HS đọc tiểu dẫn thuyết trình những hiểu biết về tác giả, tác phẩm ( thể loại, nội dung đoạn trích)
GV MR: Sự nghiệp của ông được tập hợp trong bộ Hải thượng y tông tâm lĩnh gồm 66 quyển, biên soạn trong ngót 40 năm. Đây là tác phẩm y học xuất sắc nhất thời trung đại. Quyển cuối cùng trong bộ sách này là một tác phẩm văn học: Thượng kinh kí sự.
ND tác phẩm: Tác giả ghi lại cảm nhận của mình bằng mắt thấy tai nghe từ khi nhận được lệnh vào kinh chữa bệnh cho thế tử Cán ngày 12/1/1782, cho đến lúc xong việc về nhà ở Hương Sơn ngày 2/11/1782. Tổng cộng là 9 tháng 20 ngày. Tác phẩm mở đầu bằng cảnh sống ở Hương Sơn của một ẩn sĩ lánh đời, bỗng có lệnh triệu vào kinh, buộc phải lên đường. Từ đây, mọi việc diễn ra theo thời gian và đè nặng lên tâm trạng của tác giả.
* Thao tác 2: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản.
GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm
Nhóm 1,2 :
- Quang cảnh nơi phủ chúa được miêu tả như thế nào?
( Khi vào phủ, trong phủ, nội cung thế tử)
- Em có nhận xét gì về quang cảnh nơi phủ chúa?
Nhóm 3,4:
- Tìm những chi tiết miêu tả cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa? Khi... mắt chứng kiến kể từ khi nhận được lệnh triệu về kinh đô chữa bệnh cho thế tử Cán ngày 12 tháng Giêng năm Nhâm Dần (1782) cho đến lúc xong việc, về tới nhà ở Hương Sơn ngày mồng 2 tháng 11 ( tổng cộng là 9 tháng 20 ngày)
	( Trích Vào phủ chúa Trịnh, Tr3, SGK Ngữ văn 11 NC,Tập I, NXBGD 2007)
Câu 1/ Văn bản trên có mấy ý chính? Đó là những ý nào?
Câu 2/ Biệt hiệu Hải Thượng Lãn Ông nghĩa là gì?
Câu 3/ Có thể đặt tên cho văn bản là gì?
 Câu 4/ Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về Lê Hữu Trác 
qua câu nói “ ngoài việc luyện câu văn cho hay, mài lưỡi gươm cho sắc, còn phải đem tâm lực chữa bệnh cho người”. 
 c. Dự kiến sản phẩm: Học sinh trình bày các câu trả lời
Câu 1/ Văn bản trên có hai ý chính: Khái quát về tác giả Lê Hữu Trác và khái quát giá trị nổi bật của tác phẩm Thượng kinh kí sự.
Câu 2/ Biệt hiệu Hải Thượng Lãn Ông nghĩa là Ông lười ở đất Thượng Hồng, Hải Dương.
Câu 3/ Có thể đặt tên cho văn bản là Lê Hữu Trác và tác phẩm Thượng kinh kí sự.
Câu 4/ Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về Lê Hữu Trác qua câu nói “ ngoài việc luyện câu văn cho hay, mài lưỡi gươm cho sắc, còn phải đem tâm lực chữa bệnh cho người”. 
Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :
 - Hình thức : đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ; 
 - Nội dung : hiểu được ý nghĩa của câu nói để thấy được vẻ đẹp nhân cách, đức độ và tài năng của Lê Hữu Trác.
Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi, mở rộng ( 3 phút)
 a. Mục tiêu hoạt động: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức 
 b. Phương pháp tổ chức: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học.
 - Sưu tầm tài liệu, hình ảnh về về Lê Hữu Trác và tác phẩm "Thượng kinh kí sự"
 c. Dự kiến sản phẩm: HS làm ở nhà, nộp sản phẩm vào tiết sau.
IV. CÂU HỎI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
Không có 
 Trực Ninh, ngày tháng năm
 DUYỆT CỦA LÃNH ĐẠO
 Ngày soạn : 1/9/2022 Tuần : 1
 Ngày dạy : 9/9/2022 Tiết : 2
VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH
( Trích : Thượng kinh kí sự-Lê Hữu Trác)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 1. Kiến thức , kĩ năng, thái độ:
 - Kiến thức:
 + Bức tranh chân thực, sinh động về cuộc sống xa hoa, đầy quyền uy nơi phủ chúa Trịnh và thái độ, tâm trạng của nhân vật “tôi” khi vào phủ chúa Trịnh Cán.
 + Vẻ đẹp tâm hồn của Hải Thượng Lãn Ông: lương y, nhà nho thanh cao, coi thường danh lợi.
 + Những nét đặc sắc của bút pháp kí sự: tài quan sát, miêu tả sinh động những sự việc có thật; lối kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn; chọn lựa chi tiết đặc sắc; đan xen văn xuôi và thơ.
 - Kĩ năng :
 + Đọc – hiểu thế kí (kí sự) trung đại theo đặc trưng thể loại.
 + Rèn luyện kĩ năng tiếp nhận và cảm thụ tác phẩm
 - Thái độ :
+ Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản
+ Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về kí trung đại
 + Hình thành nhân cách: có đạo đức trong sáng. (Trân trọng lương y, có tâm có đức.
 2. Định hướng năng lực hình thành, phát triển:
 - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản
 - Năng lực đọc – hiểu các tác phẩm thế kí (kí sự) trung đại Việt Nam.
 - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về thế kí (kí sự) trung đại.
 - Năng lực hợp tác, giao tiếp khi trao đổi, thảo luận về thành tựu, hạn chế, những đặc điểm cơ bản, giá trị của những thế kí (kí sự) trung đại.	
 - Năng lực tự học, tạo lập văn bản nghị luận.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 1. Chuẩn bị của giáo viên:
 - Tài liệu dạy học:
 + Giáo án 
 + Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
 + Sưu tầm tranh, ảnh về Lê Hữu Trác
 + Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp 
 + Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
 - Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
+ Dạy học nêu vấn đề, phát hiện và giải quyết vấn đề.
	+ Đàm thoại phát hiện vấn đề.
	+ Phương pháp thảo luận nhóm 
	+ Phương pháp thuyết trình
+Kỹ thuật chia nhóm, 
+Kỹ thuật đặt câu hỏi, 
+Kỹ thuât đọc hợp tác.
 2. Chuẩn bị của học sinh:
 - Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài
 - Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)
 - Đồ dùng học tập 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút)
 a. Mục tiêu hoạt động: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới.
 b. Nội dung, phương pháp tổ chức:
 - Thuyết trình, trình bày một phút
 - HS lời câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Phương châm sống của Lê Hữu Trác là gì?
A. “Luyện cho câu văn thật hay và đem hết tâm lực chữa bệnh cho người”
B. “Mài lưỡi gươm cho sắc và đem hết tâm lực chữa bệnh cho người”.
C. “Gác lại chuyện văn chương mà đem hết tâm lực chữa bệnh cho người”.
D. “Ngoài việc luyện câu văn cho hay, mài lưỡi gươm cho sắc, còn phải đem hết tâm lực chữa bệnh cho người”.
Câu 2: Thượng kinh kí sự là tập sách được viết bằng:
 A. Chữ Hán.
 B. Chữ Nôm.
 C. Viết bằng chữ Hán rồi được dịch ra chữ Nôm.
 D. Viết bằng chữ Nôm rồi được dịch ra chữ Hán.
Câu 3: Dòng nào dưới đây... rộng, ở giữa có một cái sập thếp vàng. Một người ngồi trên sập độ năm, sáu tuổi, mặc áo lụa đỏ. Có mấy người đứng hầu hai bên. Giữa phòng là một cây nến to cắm trên một cái giá bằng đồng. Bên sập đặt một cái ghế rồng sơn son thếp vàng, trên ghế bày nệm gấm. Một cái màn là che ngang sân. Ở trong có mấy người cung nhân đang đứng xúm xít. Đèn sáp chiếu sáng, làm nổi bật màu mặt phấn và màu áo đỏ. Xung quanh láp lánh, hương hoa ngào ngạt. Xem chừng thánh thượng thường thường vẫn ngồi trên ghế rồng này, nay người rút lui vào màn để xem tôi bắt mạch cho đông cung thật kĩ.”
 (Trích “Vào phủ chúa Trịnh” của Lê Hữu Trác)
Câu 1 (0,5điểm): Kể tên những phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn bản?
Câu 2 (0,5 điểm): Tác giả kể tả rất chi tiết về nơi ở và cung cách sinh hoạt của thế tử nơi phủ chúa nhằm nói lên điều gì?
Câu 3 (1 điểm): So sánh đoạn văn bản này với đoạn văn ở phần mở đầu của đoạn trích miêu tả về quang cảnh, thiên nhiên em thấy điều gì không bình thường về cuộc sống của chúa và thế tử nơi đây?
Câu 4(1điểm): Từ đoạn văn bản, em có suy nghĩ gì về tệ nạn tham nhũng trong xã hội hiện nay? (trình bày một đoạn văn bản khoảng 1 dòng)
 c. Dự kiến sản phẩm: Đại diện các nhóm học sinh trình bày câu trả lời.
Câu 1: Tự sự và miêu tả.
Câu 2: Phản ánh lối sống xa hoa, hưởng lạc và uy quyền của chúa.
 Thái độ ngầm phê phán của tác giả đối với chúa Trịnh Sâm và quan lại của chúa về cung cách sống không khoa học, hưởng thụ ấu trĩ. Đây chính nguyên nhân dẫn đến căn bệnh của thế tửTrịnh Cán.
Câu 3: Điều bất thường là ở một nơi tràn ngập hương sắc thiên nhiên như chốn thiên đường nhưng con người lại tự đày ải mình trong chốn bưng bít tối tăm của màn là, trướng phủ, nến, sáp, hương hoa, 
 Nội cung của cha con Trịnh Sâm giống như một thứ ngục thất giam hãm những kẻ thu nhỏ đời mình trong lạc thú và bệnh hoạn
 Cảnh thiên nhiên và nhà cửa lộng lẫy, xinh tươi tấp nập nhưng con người héo hon, nhợt nhạt, máy móc, quyền lực.
Câu 4: HS tự trình bày theo ý mình.
Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi, mở rộng ( 2 phút)
 a. Mục tiêu hoạt động: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức 
 b. Phương pháp tổ chức: 
 - Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học.
 + Dựng lại chân dung Lê Hữu Trác qua đoạn trích
 + Nêu suy nghĩ về hình ảnh thế tử Trịnh Cán. 
 +Từ CS xa hoa nơi phủ Chúa, em có liên hệ như thế nào với lối sống xa hoa của 1 bộ phận quan chức hiện nay? Thái độ của em như thế nào với lối sống đó?
 c. Dự kiến sản phẩm: HS làm ở nhà, nộp sản phẩm vào tiết sau.
IV. CÂU HỎI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ ( 3 phút)
 a. Mục tiêu : Kiểm tra mức độ tiếp thu bài của học sinh
 b. Phương pháp tổ chức: Giáo viên đặt câu hỏi, học sinh trao đổi cắp trả lời.
 - Khái quát phẩm chất hình tượng Lê Hữu Trác trong đoạn trích. Ông có phải là Ông Lười như bút hiệu tự đặt? Vì sao?
 c. Dự kiến sản phẩm: 
( Lê Hữu Trác: nhà thơ ; danh y lỗi lạc, từ tâm; bậc túc nho thâm trầm,
Ông Lười - Lãn Ông chỉ là một cách đặt bút hiệu theo kiểu hài hước, dân dã. Nhưng cũng rất đúng khi nói ông lười trong thái độ thờ ơ với công danh phú quý, trong lối sống tự do thanh cao nơi rừng núi quê nhà.)
 Trực Ninh, ngày tháng năm
 DUYỆT CỦA LÃNH ĐẠO
 Ngày soạn : 1/9/2022 Tuần : 1
 Ngày dạy : 10/9/2022 Tiết : 3,4
 BÀI HỌC: TỰ TÌNH II
 Hồ Xuân Hương
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 1. Kiến thức , kĩ năng, thái độ:
 - Kiến thức:
 + Tâm trạng bi kịch, tính cách và bản lĩnh của Hồ Xuân Hương
 + Khả năng Việt hóa thơ Đường: dùng từ ngữ độc đáo, sắc nhọn; tả cảnh sinh động; đưa ngôn ngữ đời thường vào thơ ca. 
 - Kĩ năng :
 + Kỹ năng đọc hiểu: đọc hiểu văn bản thơ trữ tình
 + Kỹ năng trình bày vấn đề: trình bày kiến thức về một tác giả, tác phẩm văn học.
 - Thái độ :
 + Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản về tác giả văn học
 + Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về tác gia, tác phẩm văn học
 + Hình thành nhân cách bồi dưỡng tình cảm: Trân trọng, cảm thông với thân phận và khát vọng của người phụ nữ trong xã hội xưa.
2. Định hướng năng lực hình thành, phát triển:
 - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản
 - Năng lực đọc – hiểu các tác phẩm thơ trữ tình trung đại Việt Nam.
 - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác phẩm thơ trữ tình trung đại Việt Nam.
 - Năng lực hợp tác, giao tiếp khi trao đổi, thảo luận về thành tựu, hạn chế, những đặc điểm cơ bản, giá trị của những tác phẩm thơ trữ tình trung đại Việt Nam..	
 - Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm của các tác phẩm thơ trữ tình trung đại Việt Nam.
 - Năng lực tự học, tạo lập văn bản nghị luận.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 1. Chuẩn bị của giáo viên:
 - Tài liệu dạy học:
 + Thiết bị dạy học: SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 1); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Bài soạn; Bài giảng Powerpoit; phiếu học tập
 + Tư liệu tham khảo: Hồ Xuân Hương thơ và đời (NXB Văn học); video Danh nhân đất Việt về Hồ Xuân Hương
 - Phươn...âu kết?
Bản chất của tình yêu là không thể san sẻ ( Ăng ghen).
- Liên hệ: Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng/ chém cha cái kiếp lấy chồng chung/ năm thì mười họa nên chăng chớ/ một tháng đôi lần có cũng không/ ..
- Thiên nhiên đối sánh tương phản với con người: Rêu (từng đám) – “xiên ngang mặt đất”, Đá (mấy hòn) – “đâm toạc chân mâõy” mà “mảnh tình” của con người thì lại “san sẻ tí con con” => Nhận thức về khát vọng tình yêu của HXH thì ôm trùm trời đất, tạc vào vũ trụ nhưng dòng thời gian vô tận, tạo nên nghịch cảnh trớ trêu, tạo nên nỗi uất ức chán chường và một niềm đau khổ, một cô đơn đã hằn in vào tâm thức người phụ nữ trong xã hội cũ.
* Thao tác 3: Hướng dẫn HS tổng kết.
 - Cho học sinh đọc lại bài thơ.
 - Hãy nêu khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
 
I.Tìm hiểu chung:
1. Hồ Xuân Hương: (chưa rõ năm sinh, năm mất)
- Đi nhiều nơi – thân thiết với nhiều danh sĩ (như ND)
- Cuộc đời, tình duyên nhiều éo le, ngang trái.
 - Sáng tác: Gồm chữ Nôm, chữ Hán
+ Khoảng 40 bài thơ Nôm
+ Tập Lưu hương Kí (phát hiện 1964, gồm 24 bài chữ Hán và 26 bài chữ Nôm)
- Hồ Xuân Hương là hiện tượng độc đáo: nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình; đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ, hình tượng đậm chất VHDG.
- Thơ Nôm: Tiếng nói thương cảm, là sự khẳng định đề cao vẻ đẹp và khát vọng của người phụ nữ. 
-> Được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”.
2. Bài Tự tình (II): nằm trong chùm thơ Tự tình (gồm 3 bài)
3. Nhan đề và kết cấu bài thơ:
* Nhan đề:
- Tự: thuật, kể (cách trữ tình)
- Tình: tình cảm, tâm trạng (nội dung trữ tình)
 => Tự tình: thuật kể nỗi lòng mình
* Kết cấu:
- Thơ Đường luật: Đề - Thực – Luận – Kết
- Theo mạch cảm xúc tâm trạng nhân vật trữ tình: Buồn tủi, xót xa (4 câu đầu); phẫn uất trước duyên phận (2 câu tiếp); nỗi đau thân phận (2 câu cuối).
II. Đọc hiểu văn bản
1. Hai câu đề:
- Thời gian : đêm khuya
- Không gian vắng vẻ với bước đi dồn dập của thời gian “tiếng trống canh dồn" - sự rối bời của tâm trạng.
- Thân phận bẽ bàng, chua xót: Trơ cái hồng nhan với nước non
+ Trơ: - Trơ trọi, cô đơn
 - Bẽ bàng, tủi hổ
 - trơ lì, không cảm giác
 o Trơ + cái hồng nhan: bẽ bàng, cay đắng 
 o Trơ + nước non: sự bền gan, thách đố 
 + Đảo ngữ: Trơ - tủi hổ, bẽ bàng (nhấn mạnh) 
 + Nhịp điệu 1/3/3 nhấn mạnh sự bẽ bàng đồng thời đó còn là thế đứng đầy ngang tàng, thách thức của con người trước tạo vật
 + Kết hợp từ: 
 o Cái + hồng nhan: rẻ rúng, mỉa mai à xót xa
(từ cái đã vật chất hóa thân phận lẽ ra cần được nâng niu trân trọng "hồng nhan"
à Buồn tủi + thách thức -> Có sự đối lập giữa cái cá nhân cô đơn nhỏ bé với XH, cuộc đời –> Nỗi cô đơn khủng khiếp của con người.
 Ä Sự cô đơn, trơ trọi, tủi hổ, bẽ bàng của nữ sĩ trong đêm khuya giữa không gian rộng lớn.
2. Hai câu thực:
 - Mượn rượu để giải sầu nhưng “say lại tỉnh” – vòng luẩn quẩn không lối thoát -> hình dung một người đàn bà uống rượu trong đêm vắng và tự thấy cái vũng quẩn quanh, chứa đầy nỗi chán chường, niềm vô vọng, sự cô đơn tột cùng. Càng say càng tỉnh, càng cảm nhận nỗi đau thân phận.
 - Ngắm vầng trăng thì: Trăng sắp tàn (bóng xế) mà vẫn khuyết chưa tròn -> Mối tương quan giữa vầng trăng với thân phận của nữ sĩ: – Mình sắp già mà hạnh phúc vẫn xa vời, thiếu hụt; phận hẩm hiu, tình duyên cọc cạch, lẻ loi. 
- Tâm trạng cô đơn, thực tại vừa đau đớn phủ phàng vừa như giễu cợt nhà thơ khi đối diện với chính mình.
Äbi kịch giữa khát vọng hạnh phúc của tuổi xuân và sự thực phũ phàng.
 3. Hai câu luận:
- Thiên nhiên chuyển động quẫy đạp mạnh mẽ, quyết liệt và mang hàm ý so sánh
+ Biện pháp đảo ngữ: 
xiên ngang mặt đất – rêu từng đỏm
 đâm toạc chân mây – đỏ mấy hòn
 =>Làm nổi bật sự phẫn uất của thân phận đất đá, cỏ cây, cũng là sự phẫn uất của tâm trạng. 
 + Những động từ mạnh: xiên, đâm được kết hợp với bổ ngữ: ngang, toạc độc đáo thể hiện sự bướng bỉnh, ngang ngạnh, không chỉ phẫn uất mà còn là phản kháng.
- Cách sử dụng từ ngữ “xiên ngang”, “đâm toạc” thể hiện phong cách rất HXH. Tác giả rất tài năng khi sử dụng các định ngữ và bổ ngữ đó làm cho cảnh vật trong thơ của mình bao giờ cũng sinh động và căng đầy sức sống – một sức sống mãnh liệt ngay cả trong tình huống bi thương.
ÄBản lĩnh, cá tính mạnh mẽ không cam chịu của Hồ Xuân Hương – một sức sống mãnh liệt ngay cả trong tình huống bi thương. 
4. Hai câu kết:
 - Một con người phải chấp nhận một cuộc đời nhàm chán, lặp lại buồn tẻ
 + Ngán: ngán nỗi đời éo le, bạc bẽo
 + Xuân (mùa xuân, tuổi xuân): Mùa xuân đi rồi trở lại với thiên nhiên, cây cỏ; Tuổi xuân (con người) qua là không bao giờ trở lại.
 + Lại lại (xuân đi xuân lại lại): từ “lại” thứ nhất là thêm một lần nữa, từ “lại” thứ hai nghĩa là trở lại. Sự trở lại của mùa xuân đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi xuân.
 => Hình ảnh một người đàn bà tù túng, bức bối trong dòng thời gian dằng dặc buồn bã đang cay đắng chán chường nhìn hương sắc đời mình tàn tạ hiện lên làm rợn buốt lòng người đọc.
 - Thủ pháp ...
 + Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về tác gia, tác phẩm văn học
 + Hình thành nhân cách bồi dưỡng tình cảm: Giáo dục tình yêu thiên nhiên, đất nước từ đó có ý thức gìn giữ bảo vệ thiên nhiên, môi trường sống. 
2. Định hướng năng lực hình thành, phát triển:
 - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản
 - Năng lực đọc – hiểu các tác phẩm thơ trữ tình trung đại Việt Nam.
 - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác phẩm thơ trữ tình trung đại Việt Nam.
 - Năng lực hợp tác, giao tiếp khi trao đổi, thảo luận về thành tựu, hạn chế, những đặc điểm cơ bản, giá trị của những tác phẩm thơ trữ tình trung đại Việt Nam..	
 - Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm của các tác phẩm thơ trữ tình trung đại Việt Nam.
 - Năng lực tự học, tạo lập văn bản nghị luận.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 1. Chuẩn bị của giáo viên:
 - Tài liệu dạy học:
 + Thiết bị dạy học: SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 1); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Bài soạn; Bài giảng Powerpoit; phiếu học tập
 + Tư liệu tham khảo: Nguyễn Khuyến thơ và đời (NXB Văn học 2002)
 - Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
+ Dạy học nêu vấn đề, phát hiện và giải quyết vấn đề.
	+ Đàm thoại phát hiện vấn đề.
	+ Phương pháp thảo luận nhóm 
	+ Phương pháp thuyết trình
+Kỹ thuật chia nhóm, 
+Kỹ thuật đặt câu hỏi, 
+Kỹ thuât đọc hợp tác,
+ Kỹ thuật động não.
 2. Chuẩn bị của học sinh:
 - SGK, SBT Ngữ văn 11 (tập 1 soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. 
 - Đọc văn bản, trả lời câu hỏi phần hướng dẫn học bài. 
 - Sưu tầm những câu thơ,bài hát về mùa thu. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút)
 a. Mục tiêu hoạt động: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới.
 b. Nội dung, phương pháp tổ chức: Thuyết trình, trình bày một phút
 1.Tổ chức trò chơi: Đi tìm mùa thu trong văn chương
Hình thức tổ chức: GV chiếu những câu thơ có hình ảnh mùa thu (trong ca dao, thơ Đường, thơ Nguyễn Trãi, thơ Nguyễn Du,) và đặt câu hỏi: Mùa thu trong thơ ai?
HS được chia thành 2 nhóm, nhóm nào có nhiều câu trả lời đúng và nhanh nất, nhóm đó thắng.
Phần thưởng: Được nghe 1 giai điệu về mùa thu (GV gọi HS hát hoặc chuẩn bị ca khúc)
 2. Cho HS thi đọc những câu thơ, bài hát về mùa thu
 c. Dự kiến sản phẩm: HS trả lời câu hỏi
GV giới thiệu bài mới: Thơ vốn là mùa thu của lòng người và thu chính là thơ của đất trời. Mùa thu đã trở thành đề tài đẹp trong thi ca phương Đông, tạo nên những tác phẩm văn chương đong đầy cái dịu dáng của nắng, gió; cái mộng mơ sầu vương của thi nhân muôn đời. Có 1 nhà thơ đã yêu tha thiết mùa thu Bắc Bộ. Có 1 nhà thơ vì say đắm thu nên có đến 1 chùm thơ thu cho thỏa lòng say đắm. Thu Vịnh chính là 1 trong ba bài về mùa thu của Nguyễn Khuyến
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức ( 30 phút)
 a. Mục tiêu hoạt động: 
 - Vẻ đẹp của bức tranh mùa thu ở nông thôn đồng bằng Bắc bộ; tình yêu thiên nhiên, đất nước và tâm trạng của tác giả.
 - Sự tinh tế, tài hoa trong nghệ thuật tả cảnh và trong cách sử dụng ngôn từ của Nguyễn Khuyến.
 b. Phương pháp tổ chức: 
 - Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, động não, thông tin- phản hồi.
 c. Dự kiến sản phẩm: 
 - Học sinh nêu được những nét khái quát về tác giả, tác phẩm.
 - Đại diện mỗi nhóm học sinh trình bày câu trả lời.
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
* Thao tác 1: Hướng dẫn tìm hiểu phân tiểu dẫn 
HS đọc SGK, trả lời câu hỏi của GV.
- GV: Hãy trình bày những nét vắn tắt về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Khuyến?
- HS Tái hiện kiến thức và trình bày.
 Thời đại NK sống là thời đại XH VN trải qua nhiều biến động: TD Pháp đến xâm lược nước ta, triều đình đầu hàng giặc, đất nước rơi vào tình cảnh nô lệ.
- GV: Gọi 1-2 HS đọc văn bản. GV nhận xét và đọc mẫu, giải thích từ khó.
- HS: đọc văn bản, nhận xét bạn đọc văn bản như thế nào
* 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
* HS quan sát SGK trả lời về thể thơ và bố cục của văn bản.
Thu điếu là bài thơ thuộc loại thơ trữ tình phong cảnh, nhân vật trữ tình trong thơ ông nổi lên rất rõ như một hình tượng nghệ thuật chủ đạo của bài thơ. Đó là một con người có tâm hồn thanh cao, yêu cuộc sống thanh bạch nơi làng quê, dù sống cuộc sống nhàn tản của một ẩn sĩ nhưng trong lòng luôn chất chứa đầy suy tư. Tác giả mượn chuyện câu cá để bộc lộ tâm trạng.
* Thao tác 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản.
HS thảo luận nhóm: Thời gian 10p 
Nhóm 1: 
- Điểm nhìn cảnh thu của tác giả có gì đặc sắc? Từ điểm nhìn ấy nhà thơ đã bao quát cảnh thu như thế nào?
Nhóm 2: 
- Những từ ngữ hình ảnh nào gợi lên được nét riêng của cảnh sắc mùa thu? Hãy cho biết đó là cảnh thu ở miền quê nào? 
Hòa sắc tạo hình: “Cái thú vị của bài Thu điếu ở các điệu xanh, xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi”. (Xuân Diệu)
Nhóm 3: 
- Hãy nhận xét về không gian thu trong bài thơ qua các chuyển động, màu sắc, hình ảnh, âm thanh? 
- Nước “lạnh lẽo”; Sóng “hơi gợn tí”; Lá vàng “khẽ đưa vèo” -> Từ ngữ, hình ảnh gợi...g, giản dị, bút pháp chấm phá tài tình, thủ pháp lấy động tả tĩnh, cách gieo vần độc đáoĐó là những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.
Hoạt động 3: Luyện tập ( 5 phút)
 a. Mục tiêu hoạt động: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học. 
 b. Nội dung, phương pháp tổ chức:
 - Động não, trình bày một phút, dạy học  nêu vấn đề
 - HS thảo luận nhóm theo bàn:
Câu 1: Bài thơ nào của Nguyễn Khuyến được Xuân Diệu xem là “điển hình hơn cả cho mùa thu làng cảnh Việt Nam vùng đồng bằng Bắc bộ” ?
 A. Thu điếu. B. Thu ẩm. C. Thu vịnh. D. Vịnh núi An Lão.
Câu 2: Cảnh thu trong Thu điếu khá đặc trưng cho mùa thu của làng quê Việt Nam. Làm nên cái nét đặc trưng đó là do:
 A. Cảnh thu trong bài thơ vừa trong vừa đẹp.
 B. Cảnh thu trong thơ vừa trong vừa tĩnh.
 C. Cảnh thu trong thơ vừa tĩnh vừa se lạnh.
 D. Cảnh thu trong thơ tĩnh, se lạnh và đượm buồn.
Câu 3: Cảnh thu trong bài thơ không được miêu tả bằng dấu hiệu nào dưới đây?
 A. Làn nước trong veo. B. Làn sương thu.
 C. Những đám mây lơ lửng. D. Bầu trời xanh ngắt.
Câu 4: Nhận định nào dưới đây đúng nhất với bài Thu điếu của Nguyễn Khuyến?
 A. Cảnh thu trong bài thơ gợi nỗi buồn tiếc nuối.
 B. Cảnh thu trong bài thơ đẹp, xôn xao lòng người.
 C. Cảnh thu trong bài thơ đẹp nhưng tĩnh lặng và đượm buồn.
 D. Cảnh thu trong bài thơ nhuốm trọn nỗi buồn mất nước.
Câu 5: Câu thơ “Cá đâu đớp động dưới chân bèo” thể hiện điều gì?
 A. Gợi cái tĩnh lặng của không gian.
 B. Cho thấy người đi câu không chú trọng vào việc câu cá.
 C. Gợi hình ảnh về cái đẹp của làng quê. 
 D. Gồm A và B.
Câu 6: Bài thơ cho ta thấy khía cạnh nào trong tâm hồn của tác giả?
 A. Một con người bình dị, gắn bó sâu sắc với quê hương .
 B. Là con người biết rung động với những vẻ đẹp đơn sơ của chốn thôn dã thanh bình, biết hướng về sự thanh sạch, cao quý.
 C. Là người luôn có tinh thần trách nhiệm đối với cuộc đời. 
 D. Cả A, B và C.
 c. Dự kiến sản phẩm: Đại diện các nhóm học sinh trả lời
 1-A ; 2- B ; 3- B ; 4- C; 5- D ; 6- D
Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi mở rộng ( 2 phút)
 a. Mục tiêu của hoạt động: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức 
 b. Nội dung, phương pháp tổ chức:
 - Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học.
 - HS làm bài ở nhà
 1. Sắp xếp các câu thơ sau theo từng chặng cuộc đời của Nguyễn Khuyến để thấy được tâm sự của nhà nho ẩn dật trong thời loạn:
 Đề vào mấy chữ trong bia
 Rằng quan nhà Nguyễn cáo về đã lâu 
 ( Di chúc)
Cờ đang giở cuộc không còn nước
Bạc chửa thâu canh đã chạy làng. 
 (Tự trào)
 c. Vườn Bùi chốn cũ
 Năm mươi năm lụ khụ lại về đây
 Ngọn gió đông ngoảnh lại lệ đầm khăn 
 Tình thương hải tang điền qua mấy lớp
 (Trở về vườn cũ)
 2. Từ không gian làng quê Bắc Bộ trong bài thơ, em có suy nghĩ gì về không gian làng quê hiện nay? Cần phải làm gì để bảo vệ và giữ gìn không gian làng quê?
 3. Qua bài thơ, em có cảm nhận như thế nào về tấm lòng của nhà thơ Nguyễn Khuyến với ,thiên nhiên, đất nước ? 
 4. Viết một đoạn văn ngắn để trả lời câu hỏi : tuổi trẻ hiện nay phải làm gì để bảo vệ môi trường trước nạn ô nhiễm ngày càng tăng ? 
 c. Dự kiến sản phẩm: Học sinh nộp sản phẩm vào tiết sau.
IV. CÂU HỎI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ ( 3 phút)
 a. Mục tiêu hoạt động: Kiểm tra mức độ tiếp thu bài của học sinh.
 b. Nội dung, phương pháp tổ chức: Giáo viên phát phiếu học tập, học sinh trả lời.
Câu hỏi 1: Nội dung của sáu câu đầu trong bài thơ "Câu cá mùa thu"là gì?
 A. Giới thiệu quang cảnh thiên nhiên nơi tác giả sống.
 B. Nêu lên sự đánh giá của tác giả về sự vật, hiện tượng xung quanh mình.
 C. Miêu tả thần thái mùa thu ở một làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ.
 D.Miêu tả một kiểu câu cá của nhà thơ.
Câu hỏi 2: Nét nghĩa nào sau đây phù hợp với từ lơ lửng?
 A. Nổi lên thành những vệt,những nếp nhăn nhỏ thoáng thấy qua trên bề mặt phẳng.
 B. Di chuyển hoặc biến đổi trạng thái một cách rất nhanh,chỉ trong khoảnh khắc,đến mức như có muốn làm gì cũng không thể kịp.
 C. Ở trạng thái di động nhẹ ở khoảng giữa, lưng chừng,không dính vào đâu, không bám vào đâu.
 D. Cách đánh mức hoặc mức độ hoạt động không gây ra tiếng ồn hoặc một chuyển động có thể làm ảnh hưởng không khí yên tĩnh chung.
Câu hỏi 3: Vắng teo nghĩa là gì?
 A. Vắng vẻ và lặng lẽ.
 B. Rất vắng, không có hoạt động của con người.
 C. Vắng vẻ và thưa thớt.
 D. Không có mặt ở nơi lẽ ra phải có mặt.
Câu hỏi 4: Cảnh vật mùa thu được nhắc đến trong sáu câu thơ đầu có đặc điểm gì?
 A. Vừa sinh động vừa giàu sức sống.
 B. Vừa trong vừa tĩnh lặng.
 C. Vừa lạnh lẽo vừa hiu hắt.
 D. Vừa tươi tắn vừa mát mẻ.
 Câu hỏi 5: Câu thơ thứ sáu trong bài thơ có sử dụng mô típ ngõ trúc vắng teo trong thơ cổ. Mô típ này dùng để nói về điều gì?
 A. Cảnh thiên nhiên tĩnh lặng.
 B. Nhà (ai đó ) vắng người.
 C. (Ai đó) không làm quan.
 D. Nhà (ai đó ) rất nghèo.
 c. Dự kiến sản phẩm: 1- C ; 2- C ; 3- B; 4- B; 5- B
 Trực Ninh, ngày tháng năm
 DUYỆT CỦA LÃNH ĐẠO
 Ngày soạn : 9/9/2022 Tuần : 2
 Ngày...a biết hoàn cảnh gia đình bà Tú như thế nào?
 Tại sao TX ko nói bà Tú nuôi 6 bố con mà lại viết Nuôi đủ năm con với một chồng? Cách diễn đạt này có ý nghĩa gì? Qua hai câu đề, tác giả đã thể hiện tình cảm của ông đối với vợ ntn?
HS thảo luận trong phạm vi bàn, Gv gọi 2-3 HS trả lời
Như vậy, bà Tú là người mẹ, người vợ như thế nào trong gia đình?
 HS: Cảm nhận và trả lời. GV nhận xét và chốt lại
- Tai sao ông Tú lại tách 5 con với 1 chồng mà không gộp thành 6 người?
 HS: trả lời. GV nhận xét, giải thích 
Cách nói khôi hài:
 + Chồng là thứ con cần phải nuôi
 + Chồng xếp sau con: tự hạ mình
 + So sánh 5 con = 1 chồng: gánh nặng lại càng nặng hơn vì bà Tú phải nuôi 10
- Nếu hai câu thơ đầu gợi lên hình ảnh bà Tú vất vả thì ở hai câu thơ thực, tác giả đề cập đến vấn đề gì về bà Tú? 
- Ca dao thường viết về người mẹ, người vợ bằng hình tượng con cò. Em hãy đọc một bài ca dao nói về điều đó?
 HS trình bày.
- Chỉ ra nét giống nhau và khác nhau giữa bài ca dao và câu thơ của TX về cách dùng từ, diễn đạt ý nghĩa?
 HS: So sánh. 
GV: Nhận xét, bổ sung
Ca dao: Diễn đạt bình thường, Gọi con Thơ Tú Xương: Sử dụng câu đảo từ
thân cò
 Bờ sông: chỉ không gian 
 Khi quãng vắng: bao hàm cả không gian và thời gian.
 - Hiểu như thế nào về cách sử dụng những từ ngữ có tính chất sáng tạo của Tú Xương trong câu thơ?
- Nếu câu thơ thứ ba gợi nỗi vất vả, đơn chiếc thì câu thơ này cái vất vả của bà Tú hiện lên như thế nào trong câu thơ này, qua những từ ngữ nào?
- Nhận xét gì về cách đối ở hai câu thực và hiệu quả của nó?
- Em có nhận xét như thế nào về giọng thơ trong hai câu thực? 
I. Tìm hiểu chung:
 1. Tác giả.
a. Cuộc đời:
- Trần Tế Xương (1870- 1907).
- Quê quán: Làng Vị Xuyên, huyện mỹ Lộc, Nam Định.
- Tên khai sinh: Trần Duy Uyên, tự Mộng Trai, hiệu Mộng tích.
- Con người: 
+ Đi học sớm nổi tiếng thông minh, giỏi thơ phú 
+ Cá tính sắc sảo, sống phóng túng, không gò mình vào khuôn phép trường thi. Tám lần thi hỏng chỉ đậu Tú tài.
® Cuộc đời ngắn ngủi, nhiều gian truân và một sự nghiệp thơ ca bất tử.
b. Sự nghiệp.
* Để lại hơn 100 bài thơ gồm nhiều thể loại: Thơ, phú, câu đối...
* Nội dung:
- Thơ trào phúng:
+ Có sức châm biếm mạnh mẽ sâu sắc.
+ Tiếng cười tropng thơ Tú Xương có nhiều cung bậc: Châm biếm sâu cay, đả kích quyết liệt, tự trào mang sắc thái ân hận ngậm ngùi...
- Trữ tình
+ Nỗi u hoài trước sự đổi thay của làng quê.
+ Tâm sự bất mãn với đời. Bộc lộ lòng yêu nước xót xa trước vận mệnh dân tộc.
® Thơ trào phúng và trữ tình của ông đều xuất phát từ tấm lòng gắn bó sâu nặng với dân tộc, đất nước; có cống hiến quan trọng về phương diện nghệ thuật cho thơ ca dân tộc.
2. Tác phẩm
- Đề tài: Viết về bà Tú, đề tài thường thấy trong thơ văn Tế Xương.
- Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật.
- Thương vợ là một trong những bài thơ hay nhất, cảm động nhất của Tú xương viết về bà Tú; vừa ân tình, hóm hỉnh.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Hai câu đề: Lời kể về công việc làm ăn và gánh nặng gia đình mà bà Tú phải đảm đương.
- Hoàn cảnh làm ăn buôn bán của bà Tú
+ Thời gian: « Quanh năm »: suốt cả năm, hết năm này sang năm khác, không kể mưa nắng, triền miên không dứt
 + Không gian: ở mom sông: chỗ chênh vênh, dễ sụp dễ té, nguy hiểm
 + Công việc: buôn bán
=> Câu thơ vừa giới thiệu bà Tú chịu thương chịu khó, nhẫn nại vừa gợi lên sự gian nan, vất vả trong cuộc mưu sinh của bà.
- Hoàn cảnh gia đình: Bà Tú phải
 + Nuôi con (năm con): chuyện bình thường.
 + Nuôi chồng (một chồng): khác thường
à Cái gánh nặng mà bà phải mang
+ “Nuôi đủ” : đủ cả về số lượng và chất lượng.
 nuôi đủ cả gia đình, không thiếu cũng không dư. Cách dùng số đếm độc đáo một chồng bằng cả năm con, ông Tú nhận mình cũng là đứa con đặc biệt. Kết hợp với cách ngắt nhịp 4/3 thể hiện nỗi cực nhọc của vợ.
à Bà Tú đảm đang, tháo vát và chu toàn 
+ Cách nói khôi hài: Nuôi đủ năm con với một chồng → Nhà thơ tư đặt mình ngang hàng với đàn con đông đúc để tự nhận mình là ông chồng dài lưng tốn vải chẳng giúp gì đươc vợ.
à Lòng tri ân, thương quý vợ của ông Tú
2. Hai câu thực:
- Cụ thể hơn về cuộc sống tần tảo, xuôi ngược của bà Tú.
- “Lặn lội thân cò khi quãng vắng”
+ “Lặn lội”: từ ghép + pháp đảo từ à nhấn mạnh nỗi gian truân, vất vả
+ “thân cò”: hình ảnh ẩn dụ à chỉ thân phận của bà Tú
+ “khi quãng vắng”: bao hàm cả không gian và thời gian (có khi ở nơi heo hút vắng vẻ chứa đầy bất trắc, hiểm nguy)
à Câu thơ sáng tạo từ ca dao nhằm cụ thể hơn về thân phận của bà Tú: một mình đơn chiếc, tần tảo ngược xuôi.
- “Eo sèo mặt nước buổi đò đông”
+ “Eo sèo”: âm thanh kì kèo, kêu ca, cáu gắt, phàn nàn giữa chợ.
+ “buổi đò đông”: chỉ nơi đông đúc người à diễn tả cảnh bà Tú chen chúc vất vả để buôn bán
- Hai câu thực đối nhau về từ ngữ:
+ lặn lội >< eo sèo
+ khi quãng vắng >< buổi đò đông
à Hiệu quả: làm nổi bật sự vất vả, gian truân – đã vất vả vì đơn chiếc lại bươn chãi trong cảnh chen chúc chốn đông người.
- Giọng thơ:
+ tràn đầy thương cảm
+ pha chút ái ngại.
à Thể hiện sự thấu hiểu, cảm thươn...iệu tham khảo: Tú Xương toàn tập (NXB Văn học 2002)
 - Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
+ Dạy học nêu vấn đề, phát hiện và giải quyết vấn đề.
	+ Đàm thoại phát hiện vấn đề.
	+ Phương pháp thảo luận nhóm 
	+ Phương pháp thuyết trình
+Kỹ thuật chia nhóm, 
+Kỹ thuật đặt câu hỏi, 
+Kỹ thuât đọc hợp tác,
+ Kỹ thuật động não.
 2. Chuẩn bị của học sinh:
 - SGK, SBT Ngữ văn 11 (tập 1 soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. 
 - Đọc văn bản, trả lời câu hỏi phần hướng dẫn học bài. 
 - Tìm hiểu những câu chuyện về nhà thơ Tú Xương, về người vợ.
 - Sưu tầm bài Văn tế sống vợ của ông. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút)
 a. Mục tiêu hoạt động: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới.
 b. Nội dung, phương pháp tổ chức: Thuyết trình, trình bày một phút
 * GV giao nhiệm vụ: 
 - Trình chiếu tranh ảnh, cho hs xem tranh ảnh (CNTT)
 - Chuẩn bị bảng lắp ghép
 * HS:
 - Nhìn hình đoán tác giả Trần Tế Xương
 - Lắp ghép tác phẩm với tác giả
 - Đọc, ngâm thơ liên quan đến bài thơ Thương vợ
 c. Dự kiến sản phẩm: HS trả lời câu hỏi
GV nhận xét và dẫn vào bài mới: Trong XH phong kiến, thân phận những người phụ nữ bao giờ cũng gắn liền với những vất vả, khó khăn, thậm chí còn gắn liền với những bi kịch. Sự cảm thông của XH với họ là cần thiết nhưng cần thiết nhất có lẽ là tình cảm của chính những thành viên trong gia đình với cuộc sống của những người vợ, người mẹ, là động lực để họ vươn lên, hoàn thành tốt trách nhiệm của mình. Tú Xương là một người chồng đã thấu hiểu những khókhăn, vất vả của bà Tú. Bài thơ “Thương vợ” giúp chúng ta hiểu hơn tấm lòng của ông với người vợ của mình.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức ( 30 phút)
 a. Mục tiêu hoạt động: 
 - Hình ảnh người vợ tần tảo, đảm đang, giàu đức hi sinh và ân tình sâu nặng cùng tiếng cười tự trào của Tú Xương.
 - Phong cách thơ Tú Xương: cảm xúc chân thành, lời thơ giản dị mà sâu sắc, kết hợp giữa trữ tình và trào phúng.
 b. Phương pháp tổ chức: 
 - Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, động não, thông tin- phản hồi.
 c. Dự kiến sản phẩm: 
 - Học sinh nêu được những nét khái quát về tác giả, tác phẩm.
 - Đại diện mỗi nhóm học sinh trình bày câu trả lời.
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
* Thao tác 1 : GV cho HS thảo luận nhóm tìm hiểu 2 câu luận và 2 câu kết.
 Nhóm 1,2 : Tìm hiểu 2 câu luận theo câu hỏi sau :
- Hai câu luận, là lời của ai? Nội dung là gì? 
- Đức tính hi sinh của bà Tú được thể hiện qua những từ ngữ nào trong câu thơ?
- Khi nói về duyên số của bà Tú, ông Tú tự nhận mình như thế nào?
 - Em hiểu cụm từ “âu đành phận” có ý nghĩa như thế nào ? 
 - Em hiểu như thế nào về thành ngữ “Năm nắng mười mưa” mà Tú Xương diễn đạt trong câu thơ?
- Nhận xét gì về cách sử dụng các thành ngữ và phép đối trong hai câu luận và hiểu quả của cách diễn đạt ấy?
 + GV: Liên hệ thêm:
 “Miếng nạc thì để phần chồng, miếng xương thì mẹ, miếng lòng phần con”.
 “Chỗ ướt mẹ chịu, con nằm chỗ khô”.
- Em có nhận xét gì về âm điệu của hai câu luận?
- HS thảo luận nhóm, cử đại diện trả lời.
- GV nhận xét và chốt lại.
Nhóm 3,4: Tìm hiểu hai câu kết theo câu hỏi sau
+Kết thúc bài thơ, nhà thơ thể hiện điều gì?
 + Nhà thơ thương vợ nên chửi mình, chửi thói đời bạc bẽo. Cụ thể nhà thơ đã chửi những điều gì trong xã hội và nơi mình?
+ Nhưng đằng sau tiếng chửi là tâm trạng gì của nhà thơ?
+ Theo em, bi kịch đó là bi kịch gì?
+ Rốt cục, Tú Xương nhận ra mình như thế nào? Tâm trạng của nhà thơ là gì?
 HS thảo luận nhóm, cử đại diện trả lời.
GV chuẩn xác.
* Thao tác 2. Hướng dẫn tổng kết
- Cho HS phát biểu về nội dung và nghệ thuật của bài thơ? 
 Thành công nhất của bài thơ là: Xây dựng hình tượng nghệ thuật độc đáo: Đưa người phụ nữ vào thơ ca, mà hình tượng đạt đến trình độ mẫu mực và thấm đượm chất nhân văn.
3. Hai câu luận
- Tú Xương đã thay lời bà Tú than cho cuộc đời bà
- “Một duyên hai nợ âu đành phận”
+ “duyên” (1): hạnh phúc thì ít
+ “nợ”: con lẫn chồng: lo toan, bộn bề thì nhiều.
à Tú Xương coi mình là cái nợ mà bà Tú phải mang.
+ “âu đành phận”: chấp nhận số phận, không phàn nàn, lặng lẽ hi sinh.
+ “nắng mưa”: ẩn dụ chỉ sự vất vả
+ “năm, mười”: số đếm, như nhân lên gấp bội sự nhọc nhằn
+ “dám quản công”: không nề hà, kể công
à Bằng các thành ngữ sáng tạo, phép đối chỉnh, nhà thơ thể hiện trọng vẹn đức tính cam chịu hi sinh vì chồng con của bà Tú. Đó là truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.
- Âm điệu hai câu thơ:
+ vừa là lời Tú Xương trách mình
+ vừa là lời than cho tình cảnh người vợ hiền sống cam chịu vì chồng vì conà Nỗi xót xa trào dâng trong lòng ông Tú
4. Hai câu kết: Lời tâm sự của nhà thơ.
->Bài thơ khép lại bằng tiếng chửi “Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, Có chồng hờ hững cũng như không”
- Thương vợ mà bật ra thành hành động qua ngôn ngữ trực tiếp:
+ Chửi thói đời: thói quen đáng trách được mặc nhiên công nhận à tập tục bất công của Nho giáo: không cho ông được thương vợ thiết thực, không cùng vợ lặn lội, eo sèo
+ Vậy nên ông tự trách: “Có chồng hờ hữ...n.
 - Kĩ năng :
 + Nhận diện và chỉ ra sự hợp lí, nét đặc sắc của các cách phân tích trong các văn bản.
 + Viết các đoạn văn phân tích phát triển một ý cho trước.
 + Viết bài văn phân tích về một vấn đề xã hội hoặc văn học.
 - Thái độ :
 + Hình thành thói quen: lập dàn ý trước khi viết văn. 
 + Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về tác phẩm văn học, vấn đề xã hội. 
2. Định hướng năng lực hình thành, phát triển:
 - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản
 - Năng lực đọc – hiểu vấn đề văn học, xã hội. 
 - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về vấn đề văn học hoặc xã hội
 - Năng lực hợp tác, giao tiếp khi trao đổi, thảo luận.	
 - Năng lực phân tích, so sánh
 - Năng lực tự học, tạo lập văn bản nghị luận.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 1. Chuẩn bị của giáo viên:
 - Tài liệu dạy học:
 + Thiết bị dạy học: SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 1); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Bài soạn; Bài giảng Powerpoit; phiếu học tập
 + Tư liệu tham khảo: Rèn kĩ năng làm văn nghị luận (NXB Giáo dục).
 - Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
+ Dạy học nêu vấn đề, phát hiện và giải quyết vấn đề.
	+ Đàm thoại phát hiện vấn đề.
	+ Phương pháp thảo luận nhóm 
	+ Phương pháp thuyết trình
+Kỹ thuật chia nhóm, 
+Kỹ thuật đặt câu hỏi, 
+Kỹ thuât đọc hợp tác,
+ Kỹ thuật động não.
 2. Chuẩn bị của học sinh:
 - SGK, SBT Ngữ văn 11 (tập 1 soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. 
 - Đọc văn bản, làm các bài tập trong sgk.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút)
 a. Mục tiêu hoạt động: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới.
 b. Nội dung, phương pháp tổ chức: Thuyết trình, trình bày một phút
 - GV giao nhiệm vụ: GV đưa ra tình huống: Có một đề văn như sau: Phân tích chất dân gian trong bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương
	Một bạn học sinh làm bài bằng cách lần lượt phân tích bài thơ theo bố cục Đề-Thực-Luận-Kết.
Theo em , cách làm đó đúng hay sai? Vì sao?
 - HS thực hiện nhiệm vụ:
 c. Dự kiến sản phẩm: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: cách làm đó không đúng, do bạn đó không phân tích đề nên không xác định đúng vấn đề cần nghị luận, bài không đủ ý vì thiếu chuẩn bị dàn ý 
 - GV nhận xét và dẫn vào bài mới: Trong chương trình ngữ văn THCS, chúng ta đã làm quen với văn nghị luận, đặc biệt là đã rèn luyện được một số kĩ năng như: cách lập luận, cách xây dựng luận điểm, luận cứTrong tiết học này, chúng ta sẽ rèn luyện thêm một kĩ năng nữa nhằm tránh trường hợp lạc đề, xa đề khi làm bài: kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức ( 30 phút)
 a. Mục tiêu hoạt động: 
 - Nắm vững cách phân tích và xác định yêu cầu của đề bài, cách lập dàn ý cho bài viết văn.
 - Cách xác định luận điểm luận cứ cho bài văn.
 - Nhận diện và chỉ ra sự hợp lí, nét đặc sắc của các cách phân tích trong các văn bản.
 b. Phương pháp tổ chức: 
 - Hoạt động nhóm, trình bày một phút, đặt câu hỏi
 c. Dự kiến sản phẩm: 
 - HS đại diện các nhóm trình bày câu trả lời
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
 * Thao tác 1. Hướng dẫn HS phân tích đề.
Đề 1: Từ ý kiến dưới đây, em hãy suy nghĩ về việc “chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”? “Cái mạnh của con người Việt Nam chúng ta là ở sự thông minh và nhạy bén với cái mới nhưng bên cạnh cái mạnh đó vẫn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành, sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề”. (Theo Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, Tạp chí Tia Sáng, số Xuân 2001)
 Đề 2: Tâm sự của nữ sĩ Hồ Xuân Hương trong bài Tự Tình II. 
Đề 3: Về một vẻ đẹp của bài thơ Câu cá mùa thu ( Thu điếu) của Nguyễn Khuyến.
Đề 4: Cảm nghĩ của em về giá trị hiện thực trong đoạn trích “ Vào phủ chúa Trịnh” ( Trích “ Thượng kinh kí sự” của Lê Hữu Trác.
- Phân công:
+ Nhóm 1: đề 1 - SGK
+ Nhóm 2: đề 2 - SGK
+ Nhóm 3: đề 3 - SGK
+ Nhóm 4: đề 4 - SGK
- Nhiệm vụ:
 Các nhóm thảo luận trong 5 phút và trả lời vào phiếu học tập với các nội dung:
 + Vấn đề nghị luận:
 + Yêu cầu nội dung:
 + Yêu cầu phương pháp
 + Yêu cầu về tư liệu
 GV chốt lại kiến thức bằng cách nêu câu hỏi, Hs trả lời:
- Phân tích đề là gì? Các thao tác phân tích đề?
* Thao tác 2. Hướng dẫn lập dàn ý
Lập dàn ý cho đề bài 2: Tâm sự của nữ sĩ Hồ Xuân Hương trong bài Tự Tình II.
Thảo luận nhóm theo bàn. 
Củng cố khái niệm dựa vào câu hỏi:
- Lập dàn ý là gì? Vai trò của việc lập dàn ý trong quá trình viết bài văn?
(Cần có kí hiệu trước mỗi đề mục để phân biệt luận điểm, luận cứ trong dàn ý).
I. Phân tích đề: 
Đề 1: Có định hướng cụ thể, nêu rõ các yêu cầu về nội dung, giới hạn dẫn chứng
- Vấn đề cần nghị luận: Việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
- Yêu cầu về nội dung: Từ ý kiến của Vũ Khoan, có thể suy ra:
+ Người Việt Nam có nhiều điểm mạnh: thông minh, nhạy bén với những cái mới
+ Người VN cũng không ít điểm yếu: ...n trong lành, thanh bình,
- Thực trạng: diện tích rừng giảm mạnh trong nhiều năm qua (ở nước ta từ 75% diện tích xuống còn hơn 20%) do bị con người chặt phá bừa bãi, cháy rừng,
- Hậu quả: mất cân bằng sinh thái (sạt lở, xói mòn đất, thủng tầng ôzôn); tổn hại kinh tế
 - Nguyên nhân: do lòng tham, sự vụ lợi của con người; do hiểu biết nông cạn, bất cẩn, 
- Giải pháp trước mắt: xử lí những vi phạm về bảo vệ rừng; tiến hành trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc, 
Giải pháp lâu dài: tuyên truyền, xây dựng ý thức trồng và bảo vệ rừng; hoàn thiện luật trồng và bảo vệ rừng
- Tham gia bảo vệ rừng, trồng cây gây rừng, ...
Đề 2: 
- Ngôn ngữ dân tộc là gì? Là tiếng nói , là ngôn ngữ viết của một dân tộc. Cụ thể ở đây là dân tộc VN
- Cách sử dụng ngôn ngữ trong thơ của HXH
 + Sử dụng nhiều từ ngữ thuần Việt. (khẩu ngữ)
 + Vận dụng nhiều ý thơ trong kho tàng thành ngữ, tục ngữ, ca dao
 + Ngôn ngữ: giản dị, tự nhiên, đa nghĩa 
- Hồ Xuân Hương đã góp phần khẳng định tiếng Việt của dân tộc ta giàu và đẹp.
Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi mở rộng ( 2 phút)
 a. Mục tiêu hoạt động: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức 
 b. Nội dung, phương pháp tổ chức:
 - Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học.
 - HS làm bài ở nhà
 Lập dàn ý chi tiết cho 1 trong 2 đề bài phần luyện tập
 c. Dự kiến sản phẩm: HS nộp sản phẩm vào tiết sau
IV. CÂU HỎI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ ( 3 phút)
 a. Mục tiêu hoạt động: Kiểm tra mức độ tiếp thu bài của học sinh.
 b. Nội dung, phương pháp tổ chức: GV đặt câu hỏi, HS trả lời
 - GV giao nhiệm vụ: Xác định 3 yêu cầu: Yêu cầu về nội dung; Yêu cầu về phương pháp;Yêu cầu phạm vi tư liệu cho đề bài sau:
	Đề: Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến sau đây:“Trí tuệ phải động viên hành động. Không có trí tuệ thì hành động là vô bổ. Nhưng không có hành động thì trí tuệ là cằn cỗi”. (R.M Du Gard)
 - HS thực hiện nhiệm vụ:
 c. Dự kiến sản phẩm: 
 - Yêu cầu về nội dung:Mối quan hệ giữa trí tuệ và hành động
 - Yêu cầu về phương pháp: sử dụng các thao tác nghị luận: giải thích, phân tích, bình luận
 -Yêu cầu phạm vi dẫn chứng: liên quan đến xã hội.
 Trực Ninh, ngày tháng năm
 DUYỆT CỦA LÃNH ĐẠO
 Ngày soạn : 16/9/2022 Tuần : 3
 Ngày dạy : 23/9/2022 Tiết : 10
BÀI HỌC: THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH
 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 1. Kiến thức , kĩ năng, thái độ:
 - Kiến thức:
 + Thao tác ph©n tích và mục đích của phân tích.
 + Yêu cầu và một số cách phân tích trong văn nghị luận.
 - Kĩ năng :
 + Nhận diện và chỉ ra sự hợp lí, nét đặc sắc của các cách phân tích trong các văn bản.
 + Viết các đoạn văn phân tích phát triển một ý cho trước.
 + Viết bài văn phân tích một vấn đề xã hội hoặc văn học.
 - Thái độ :
 + Có ý thức sử dụng thao tác lập luận phân tích trong bài văn nghị luận 
2. Định hướng năng lực hình thành, phát triển:
 - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản
 - Năng lực đọc – hiểu vấn đề văn học, xã hội. 
 - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về vấn đề văn học hoặc xã hội
 - Năng lực hợp tác, giao tiếp khi trao đổi, thảo luận.	
 - Năng lực phân tích, so sánh
 - Năng lực tự học, tạo lập văn bản nghị luận.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 1. Chuẩn bị của giáo viên:
 - Tài liệu dạy học:
 + Thiết bị dạy học: SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 1); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Bài soạn; Bài giảng Powerpoit; phiếu học tập
 + Tư liệu tham khảo: Rèn kĩ năng làm văn nghị luận (NXB Giáo dục).
 - Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
+ Dạy học nêu vấn đề, phát hiện và giải quyết vấn đề.
	+ Đàm thoại phát hiện vấn đề.
	+ Phương pháp thảo luận nhóm 
	+ Phương pháp thuyết trình
+Kỹ thuật chia nhóm, 
+Kỹ thuật đặt câu hỏi, 
+Kỹ thuât đọc hợp tác,
+ Kỹ thuật động não.
 2. Chuẩn bị của học sinh:
 - SGK, SBT Ngữ văn 11 (tập 1 soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. 
 - Đọc văn bản, làm các bài tập trong sgk.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút)
 a. Mục tiêu hoạt động: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới.
 b. Nội dung, phương pháp tổ chức: Đàm thoại, phát vấn; kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút:
 - GV giao nhiệm vụ: GV cho HS tìm hiểu ngữ liệu sau:
Trơ/cái hồng nhan/ với nước non /
Trong phép đảo ngữ, nữ sĩ đã đặt từ “trơ” lên đầu câu thơ gây một ấn tượng mạnh mẽ. Từ “trơ” đứng riêng ra, ăn hẳn một nhịp vừa nói được thế lẻ loi, trơ trọi lại vừa nói đến sự vô duyên (trơ ra). Từ “trơ” còn hàm chứa nhiều ngữ nghĩa hơn thế : “trơ” có nghĩa là tủi hổ : “Đuốc hoa để đó, mặc nàng nằm trơ” (Nguyễn Du, Truyện Kiều) ; “trơ” cùng hàm ý mỉa mai cay đắng, xót xa khi đi với tổ hợp từ “cái hồng nhan”, thì ra “hồng nhan” đi với “bạc phận”, “hồng nhan” bị bỏ rơi, chẳng ai đoái hoài đến, đang “trơ” ra với “nước non” (không gian), với thời gian vô thuỷ vô chung ! 
	 ( Trích Kĩ năng đọc-hiểu Ngữ văn 11, Đỗ Kim Phong)
 Chỉ ra câu văn phân tích từ “trơ”trong câu thơ của Hồ Xuân Hương? 
 - HS thực hiện nhiệm vụ:
 c. Dự kiến sản phẩm: HS báo cáo kết

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_11_sach_ket_noi_tri_thuc_hoc_ki_1_nam_hoc_20.doc