Giáo án Ngoài giờ lên Lớp 11 - Chương trình cả năm - Trường THPT Nguyễn Văn Tăng

Chủ đề của hoạt động ngoài giờ lên lớp tháng 9

TÔI MUỐN ĐẠT ƯỚC MƠ

THẢO LUẬN: KỸ NĂNG HOẠCH ĐỊNH TƯƠNG LAI

( Lồng ghép hướng nghiệp)

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp học sinh nắm được:

-Phân tích được những khó khăn, hạn chế của cá nhân để nỗ lực phấn đấu và rèn luyện nhằm đạt được ước mơ nghề nghiệp.

- Nêu được những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nghề. Điều chỉnh được bản “Kế hoạch nghề nghiệp tương lai” cho phù hợp với hứng thú cá nhân, năng lực bản thân và nhu cầu xã hội.

- Tin tưởng vào sự rèn luyện bản thân để đạt được ước mơ nghề nghiệp

II.PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

-Tranh ảnh,tài liệu liên quan cần thiết cho hoạt động

-Bảng phụ,máy chiếu, giáo án…

III.CÁCH THỨC TIÊN HÀNH

1. Giáo viên:

- Nghiên cứu kỹ nội dung chủ đề

- Gợi ý cho học sinh một số nội dung cần thảo luận để các em suy nghĩ, chuẩn bị ý kiến phát biểu.

- Yêu cầu học sinh tái hiện những chủ đề đã được học, (kể cả lớp 10), để phần liên hệ với bản thân được sâu sắc, phong phú.

- Chuẩn bị một số câu hỏi cho học sinh trong quá trình thảo luận.

2. Học sinh:

- Nghiên cứu kỹ nội dung cần thảo luận mà giáo viên giao trước.

- Tìm hiểu những chủ đề về các nghề đã được học (kể cả lớp 10)

- Xem kỹ lại bản “Kế hoạch nghề nghiệp tương lai” đã xây dựng từ năm lớp 10.

IV.TIẾN TRÌNH DẠY BÀI

.1. Ổn định tổ chức.

2. Bài mới.

* Đặt vấn đề: Đứng trước ngưỡng cửa vào đời, người nào cũng có những dự định chọn nghề cho bản thân mình. Kèm theo dự định thường là những ước mơ về sự thành đạt nghề nghiệp trong tương lai. Sự hình thành dự định chọn nghề hầu như bao giờ cũng gắn với việc xem xét, cân nhắc các yếu tố ảnh hưởng như: hứng thú nghề nghiệp, năng lực bản thân, định hướng phát triển kinh tế - xã hội và thị trường lao động với những điều kiện đã có và những khó khăn, thuận lợi sẽ gặp. Chủ đề hôm nay, cô trò chúng ta cùng nhau tìm hiểu chủ đề: “Tôi muốn đạt được ước mơ”.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIÊN THỨC

- GV: Nêu câu hỏi thảo luận:

?1: Những hướng đi các em có thể lựa chọn sau khi TN THPT?

?2: Với mỗi hướng đi, theo em điều gì là quan trọng nhất?

- GV: Dù tiếp tục đi học hay tham gia lao động sản xuất, các em đều phải tính đến năng lực, sở trường của mình, nghĩa là phải tính toán kỹ về những điều kiện tâm lí chủ quan của mình. Yếu tố rất quan trọng để con người có được năng lực là phải có ý trí, lòng quyết tâm, ý thức vươn lên. Nhưng năng lực không phải là cái có sẵn mà do luyện tập mới hình thành được.

- GV: Nêu câu hỏi thảo luận:

?1: Theo em, những thuận lợi và khó khăn sẽ ảnh hưởng như thế nào đến việc thực hiện kế hoạch nghề nghiệp?

?2: Những khó khăn các em có thể gặp phải khi thực hiện kế hoạch chọn nghề?

- GV: Nêu câu hỏi thảo luận:

?1: Hãy nêu những biện pháp khắc phục khó khăn khi thực hiện kế hoạch nghề nghiệp?

?2: Nếu cha mẹ lựa chọn cho em một nghề mà em không thích, em sẽ làm như thế nào trong trường hợp này?

- GV: Mời HS phát biểu theo tinh thần xung phong trước rồi lần lược cho hết cả lớp.

* Nội dung:

- Trình bày kế hoạch nghề nghiệp tương lai?

- Con đường để thực hiện ước mơ?

- Những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện kế hoạch?

1. Nghề dự định lựa chọn và năng lực bản thân.

- Những hướng HS có thể đi sau khi TN THPT:

+ Hướng thứ nhất: Tiếp tục đi học.

+ Hướng thứ hai: Trực tiếp tham gia lao động sản xuất.

2. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện kế hoạch chọn nghề.

* Những thuận lợi tạo cho các em đạt được ước mơ một cách dễ dàng hơn.

* Khó khăn sẽ là rào cản làm ảnh hưởng tới việc thực hiện kế hoạch chọn nghề. Những khó khăn có thể gặp:

- Khó khăn xét từ năng lực của bản thân.

- Khó khăn từ phía gia đình.

- Khó khăn từ phía xã hội.

3. Làm thế nào để thực hiện ước mơ nghề nghiệp?

- Thứ nhất: Phải biết được những thuận lợi của bản thân và tận dụng những thuận lợi đó.

- Thứ hai: Kiên quyết khắc phục những khó khăn và chủ động vươn lên.

- Thứ ba: Có thể tham khảo ý kiến, lắng nghe những lời khuyên và tranh thủ sự giúp đỡ của người thân để khắc phục những khó khăn.

- Thứ tư: Có ý trí quyết tâm thực hiện ước mơ dù khó khăn đến đâu.

4. Thảo luận về dự định nghề nghiệp tương lai của học sinh, những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện kế hoạch nghề nghiệp.

(Xen kẽ vào là một số tiết mục văn nghệ theo nghề học sinh yêu thích, dự định lực chọn)

doc 56 trang Cô Liên 28/10/2024 180
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngoài giờ lên Lớp 11 - Chương trình cả năm - Trường THPT Nguyễn Văn Tăng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngoài giờ lên Lớp 11 - Chương trình cả năm - Trường THPT Nguyễn Văn Tăng

Giáo án Ngoài giờ lên Lớp 11 - Chương trình cả năm - Trường THPT Nguyễn Văn Tăng
Chủ đề của hoạt động ngoài giờ lên lớp tháng 9
TÔI MUỐN ĐẠT ƯỚC MƠ
THẢO LUẬN: KỸ NĂNG HOẠCH ĐỊNH TƯƠNG LAI
( Lồng ghép hướng nghiệp)
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh nắm được:
	-Phân tích được những khó khăn, hạn chế của cá nhân để nỗ lực phấn đấu và rèn luyện nhằm đạt được ước mơ nghề nghiệp.
	- Nêu được những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nghề. Điều chỉnh được bản “Kế hoạch nghề nghiệp tương lai” cho phù hợp với hứng thú cá nhân, năng lực bản thân và nhu cầu xã hội.
	- Tin tưởng vào sự rèn luyện bản thân để đạt được ước mơ nghề nghiệp
II.PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
-Tranh ảnh,tài liệu liên quan cần thiết cho hoạt động
-Bảng phụ,máy chiếu, giáo án
III.CÁCH THỨC TIÊN HÀNH
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu kỹ nội dung chủ đề 
- Gợi ý cho học sinh một số nội dung cần thảo luận để các em suy nghĩ, chuẩn bị ý kiến phát biểu.
- Yêu cầu học sinh tái hiện những chủ đề đã được học, (kể cả lớp 10), để phần liên hệ với bản thân được sâu sắc, phong phú.
- Chuẩn bị một số câu hỏi cho học sinh trong quá trình thảo luận.
2. Học sinh:
- Nghiên cứu kỹ nội dung cần thảo luận mà giáo viên giao trước.
- Tìm hiểu những chủ đề về các nghề đã được học (kể cả lớp 10)
- Xem kỹ lại bản “Kế hoạch nghề nghiệp tương lai” đã xây dựng từ năm lớp 10.
IV.TIẾN TRÌNH DẠY BÀI
.1. Ổn định tổ chức.
2. Bài mới.
	* Đặt vấn đề: Đứng trước ngưỡng cửa vào đời, người nào cũng có những dự định chọn nghề cho bản thân mình. Kèm theo dự định thường là những ước mơ về sự thành đạt nghề nghiệp trong tương lai. Sự hình thành dự định chọn nghề hầu như bao giờ cũng gắn với việc xem xét, cân nhắc các yếu tố ảnh hưởng như: hứng thú nghề nghiệp, năng lực bản thân, định hướng phát triển kinh tế - xã hội và thị trường lao động với những điều kiện đã có và những khó khăn, thuận lợi sẽ gặp. Chủ đề hôm nay, cô trò chúng ta cùng nhau tìm hiểu chủ đề: “Tôi muốn đạt được ước mơ”.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIÊN THỨC
- GV: Nêu câu hỏi thảo luận:
?1: Những hướng đi các em có thể lựa chọn sau khi TN THPT?
?2: Với mỗi hướng đi, theo em điều gì là quan trọng nhất?
- GV: Dù tiếp tục đi học hay tham gia lao động sản xuất, các em đều phải tính đến năng lực, sở trường của mình, nghĩa là phải tính toán kỹ về những điều kiện tâm lí chủ quan của mình. Yếu tố rất quan trọng để con người có được năng lực là phải có ý trí, lòng quyết tâm, ý thức vươn lên. Nhưng năng lực không phải là cái có sẵn mà do luyện tập mới hình thành được.
- GV: Nêu câu hỏi thảo luận:
?1: Theo em, những thuận lợi và khó khăn sẽ ảnh hưởng như thế nào đến việc thực hiện kế hoạch nghề nghiệp?
?2: Những khó khăn các em có thể gặp phải khi thực hiện kế hoạch chọn nghề?
- GV: Nêu câu hỏi thảo luận:
?1: Hãy nêu những biện pháp khắc phục khó khăn khi thực hiện kế hoạch nghề nghiệp?
?2: Nếu cha mẹ lựa chọn cho em một nghề mà em không thích, em sẽ làm như thế nào trong trường hợp này?
- GV: Mời HS phát biểu theo tinh thần xung phong trước rồi lần lược cho hết cả lớp.
* Nội dung: 
- Trình bày kế hoạch nghề nghiệp tương lai?
- Con đường để thực hiện ước mơ?
- Những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện kế hoạch?
1. Nghề dự định lựa chọn và năng lực bản thân.
- Những hướng HS có thể đi sau khi TN THPT:
+ Hướng thứ nhất: Tiếp tục đi học.
+ Hướng thứ hai: Trực tiếp tham gia lao động sản xuất.
2. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện kế hoạch chọn nghề.
* Những thuận lợi tạo cho các em đạt được ước mơ một cách dễ dàng hơn.
* Khó khăn sẽ là rào cản làm ảnh hưởng tới việc thực hiện kế hoạch chọn nghề. Những khó khăn có thể gặp: 
- Khó khăn xét từ năng lực của bản thân.
- Khó khăn từ phía gia đình.
- Khó khăn từ phía xã hội.
3. Làm thế nào để thực hiện ước mơ nghề nghiệp?
- Thứ nhất: Phải biết được những thuận lợi của bản thân và tận dụng những thuận lợi đó.
- Thứ hai: Kiên quyết khắc phục những khó khăn và chủ động vươn lên.
- Thứ ba: Có thể tham khảo ý kiến, lắng nghe những lời khuyên và tranh thủ sự giúp đỡ của người thân để khắc phục những khó khăn.
- Thứ tư: Có ý trí quyết tâm thực hiện ước mơ dù khó khăn đến đâu.
4. Thảo luận về dự định nghề nghiệp tương lai của học sinh, những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện kế hoạch nghề nghiệp.
(Xen kẽ vào là một số tiết mục văn nghệ theo nghề học sinh yêu thích, dự định lực chọn)

4.Củng cố: 
Học sinh cần nắm được:
-Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện kế hoạch chọn nghề.
-Làm thế nào để thực hiện ước mơ nghề nghiệp?
- Kĩ năng hoạch định tương lai và những con đường nào để biến ước mơ cuả bản thân thành sự thật.	
5.Dặn dò
Học sinh soạn bài cho chủ đề của hoạt động ngoài giờ lên lớp tháng 10: TÌM 
HIỂU VỀ LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
RÚT KINH NGHIỆM:
Chủ đề của hoạt động ngoài giờ lên lớp tháng 10:
 TÌM HIỂU VỀ LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh nắm được:
Kiến thức: 
- Hiểu được, biết được một số điều cơ bản của Luật Hôn nhân và Gia đình.
- Biết vận dụng những hiểu biết VỀ LUẬT Hôn nhân và Gia đình trong cuộc sống, trong việc giải quyết bình đẳng giới.
- Tích cực chấp hành và có ý thức...bạn trong sáng, lành mạnh. Có thái độ rõ ràng, dứt khoát trước những biểu hiện không lành mạnh trong các quan hệ về tình bạn, tình yêu.
Kỹ năng: 
Học sinh có khả năng thuyết trình trước đám đông. 
Thái độ: 
Quan niệm đúng đắn về tình bạn, tình yêu.
Các mối quan hệ trong tình bạn, tình bạn khác giới và tình yêu liên quan đến bản thân.
II.PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
Tổ chức cho các tổ trong lớp thảo luận những vấn đề và trình bày tiểu phẩm về tình bạn, tình yêu và gia đình. 
III.CÁCH THỨC TIÊN HÀNH
*Giáo viên:
- Chuẩn bị một số câu hỏi hoặc một số tình huống có vấn đề phù hợp với nội dung hoạt động để học sinh thảo luận xây dựng tiểu phẩm.
- Chuẩn bị tài liệu để giúp học sinh tìm hiểu một số nội dung cơ bản có liên quan đến tình bạn, tình bạn khác giới, tình yêu như:
Trò chuyện giới tính, tình yêu và sức khoẻ, NXB Phụ Nữ, 1997
Giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên, Bộ giáo dục đào tạo, Quỹ dân số Liên hợp quốc, 2001
- Hội ý với cán bộ lớp và BCH chi đoàn để trao đổi và thống nhất với kế họach.
- Đưa ra những yêu cầu về mục tiêu họat động .
- Nêu 4 nội dung chính để các tổ chuẩn bị..
- Gợi ý về cách tổ chức họat động cho BTC cuộc thi.
- Kiểm tra đôn đốc công việc của BTC.
* Học sinh: 
- Cán bộ lớp phổ biến nội dung cần chuẩn bị, kếhọach tổ chức.
- Giao cho các tổ (4 tổ) chuẩn bị tiểu phẩm về tình bạn, tình yêu.
- Cán bộ lớp nêu câu hỏi thảo luận và các tình huống thảo luận về tình bạn, tình bạn khác giới và tình yêu để cả lớp chuẩn bị.
- Chuẩn bị cơ sở vật chất và trang trí lớp
- Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ phù hợp
- Chuẩn bị phần thưởng (nếu có).
IV.TIẾN TRÌNH DẠY BÀI
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC

Người điều khiển cho các nhóm bốc thăm thứ tự trình bày tiểu phẩm.
Các nhóm trình diễn phần tiểu phẩm của mình.
Sau mỗi tiểu phẩm, các học sinh trong lớp nhận xét, rút ra ý nghĩa và bài học cho bản thân.
Xen kẽ các tiết mục văn nghệ có nội dung về tình bạn, tình yêu.
Người điều khiển thảo luận mời đại diện các nhóm bốc thăm câu hỏi và tình huống thảo luận.
Các nhóm thảo luận và cử người trả lời.
Cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.
Người điều khiển tổng kết, thống nhất các ý kiến, đi đến kết luận chính thức, nếu còn thắc mắc hoặc chưa thống nhất được thì mời giáo viên giải đáp.
Phần 1:Trình bày tiểu phẩm.
Các nhân vật:
Thầy Hiệu Trưởng
Đồng chí công an
Hai tên tội phạm
Ngọc Lan (nữ)-học sinh lớp 11
Lê Huy ( nam) –học sinh lớp 11
CẢNH I
(Trên đường đi học về, đôi bạn học tập Lê Huy và Ngọc Lan vừa đi vừa ôn bài )
Ngọc Lan: Lê Huy à! Bài “Công thức nghiệm” hôm nay bạn có hiểu không?
Lê Huy: Hiểu sơ sơ thôi.
Ngọc Lan: Vậy cậu nhắc lại đi! Delta bằng gì?
Lê Huy(hơi ngập ngừng):Delta bằng bằng bê bình phương bê bình phương
Ngọc Lan ( gợi ý) : Trừ mấy lần ac?
Lê Huy: Trừ 4 ac.
Ngọc Lan: Khi delta lớn hon không thì sao?
Lê Huy:Phương trình có hai nghiệm phân biệt,
Ngọc Lan: Khi delta nhỏ hơn không thì sao?
Lê Huy: Phương trình vô nghiệm
Ngọc Lan: Còn khi nào thì phương trình có nghiệm kép?
Lê Huy: Khi del ta bằng không
Ngọc Lan: Đúng rồi. Bạn cứ nhắc đi nhắc lại nhiều lần là thuộc thôi mà
(Vừa ngay lúc đó có hai thanh niên mặt mũi dữ dằn xuất hiện chặn đường hai em. Sau giây phút giật mình, Ngọc Lan lấy lại bình tĩnh, nói)
Ngọc Lan: Em em chào hai anh
Tên thứ nhất ( có vẻ là tên cầm đầu): Nhóc con! Có tiền thì đưa đây , ông tha cho mà về nhà!
Ngọc Lan: Chúng em làm gì có tiền ạ?(Ngọc Lan đáp, trong khi đó Lê Huy sợ quá cứ nấp sau lưng Lan, không nói được gì)
Tên thứ nhất: Con này láo. Lục soát!(Hắn hất hàm ra hiệu cho tên thứ hai)
Tên thứ hai ( xông thẳng vào giằng lấy chiếc túi của Lê Huy lục soát-không có gì ngoài sách vở, thấy thế Ngọc Lan sợ quá ôm khư khư chiếc túi của mình vào ngực)
Tên thứ nhất ( Lừ lừ tiến đến gần Lan. Lan càng sợ hãi giương to mắt nhìn hắn và bước giật lùi. Bỗng hằn ra tay nhanh như cắt, giật lấy được chiếc túi của Lan. Lan quên cả sự sợ hãi ban đầu, nhào tới giành lại chiếc túi, nhưng không được, hắn lục trong túi và lấy ra một gói tiền.
Tên thứ nhất( cầm gói tiền nhứ nhứ trước mặt Lan, gằn giọng): Thế này mà mày bảo không có hả?
Ngọc Lan(gào to): Đó là tiền quỹ của lớp em. Anh không được đụng vào!
Tên thứ nhất(giơ nắm đấm lên): Khôn hồn thì chúng mày câm miệng, không được nói với ai. Bằng không, thì đừng hòng đi học trên con đường này.
(Lê Huy và Ngọc Lan sợ quá đứng im)
Tên thứ nhất( ra hiệu cho tên thứ hai): Biến!
(Cả hai cùng vào)
Ngọc Lan (khóc nức nở): Tổng số tiền của lớp là 300.000đ. Chúng lấy mất rồi, làm sao đây Huy ơi ?
Lê Huy( Khổ sở an ủi bạn): Ngọc Lan nín đi nín đi mà!
Ngọc Lan(nói trong tiếng khóc) Mẹ mình mà biết thì lo lắm. Lấy tiền đâu mà đền cho lớp!
Lê Huy( trở nên hoạt bát, cứng cõi): Hay là tạm thời mình giữ kín chuyện này đừng cho ai biết rồi từ từ hẳn tính?
Ngọc Lan: Tính bằng cách nào bây giờ? Mẹ ơi! ( mếu máo khóc)
Lê Huy( quả quyết): Mình đã có cách. Thôi, Lan cứ theo mình đi đi! (Huy léo tay Lan , vào)
CẢNH II
(Tại phòng làm việc, thầy Hiệu Trường đang ngồi ghi chép, đồng chí côn... nhiệm trong tình yêu và trách nhiệm đối với tương lai của nhau, luôn biết tự trọng và tôn trọng chính bản thân mình.
- Phải biết tự bảo vệ mình tránh những nguy cơ xâm hại.
5.Dặn dò
- GVCN dặn dò học sinh soạn bài cho tiết sau với chủ đề “Thanh niên với cuộc cách mạng 4.0;giao tiếp xã hội; Smartphone trong đời sống xã hội” .
RÚT KINH NGHIỆM:
Chủ đề của hoạt động ngoài giờ lên lớp tháng 11:
THANH NIÊN VỚI CUỘC CÁCH MẠNG 4.0 –GIAO TIẾP XÃ HỘI
 SMARTPHONE TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
tiết)
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh nắm được:
1.Kiến thức:
- Học sinh hiểu được vai trò của cách mạng 4.0.
- Hiểu được vai trò của smartphone trong đời sống, biết lợi ích và tác hại của smartphone đối với bản thân.
2.Kĩ năng:
- Biết xây dựng kế hoạch học tập và rèn luyện để có thể thực hiện được bổn phận của thanh niên học sinh, phấn đấu trở thành những công dân có ích cho tương lai, thích ứng được với thời đại công nghệ 4.0.
- Biết lợi dụng vai trò của smartphone để làm cho nó có ích hơn trong cuộc sống của bản thân
3.Thái độ:
Có thái độ đúng đắn, tích cực tìm hiểu về cuộc cách mạng 4.0, về vai trò, lợi ích của smartphone trong đời sống.
HÌNH THỨC TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
- Thảo luận nhóm tìm hiểu vị trí, vai trò của người thanh niên học sinh THPT trong cách mạng 4.0.
- Thảo luận, giao lưu, tọa đàm trao đổi về phương pháp học tập tích cực ở trường THPT.
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
Giáo viên:
	- Định hướng nội dung cho học sinh thảo luận (Cho hs tìm hiểu trên mạng)
	- Chuẩn bị các tài liệu có liên quan đến cuộc cách mạng 4.0, về smartphone để cung cấp cho hs.
	- Chuẩn bị các câu hỏi gợi ý dưới dạng hỏi – đáp hoặc xử lý tình huống, hướng dẫn học sinh khai thác nội dung hoạt động.
	- Phân công nhiệm vụ cho học sinh.
	- Duyệt kế hoạch cho học sinh trước khi tiến hành thảo luận
Học sinh:
	- Xây dựng chương trình hoạt động, chuẩn bị tốt nội dung hoạt động.
	- Phân công người dẫn chương trình, chuẩn bị tiết mục văn nghệ, trò chơi, đố vui thay đổi bầu không khí giữa các tiết hoạt động.
TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
Ổn định lớp:
Khởi động:
-Lớp phó phong trào tuyên bố lý do, giới.thiệu đại biểu,.tên chủ đề hoạt động tháng 11.
- Hát một bài hát thường dùng trong sinh hoạt tập thể của đoàn viên thanh niên: bài hát nối vòng tay lớn
Giảng bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Thanh niên với cuộc cách mạng 4.0
Hoạt động 1: Tìm hiểu về cách mạng 4.0 (Nhóm) (20p)
-HS thảo luận và phát biểu ý kiến (đại diện nhóm trình bày bằng giấy rôki hoặc là pp)
1) Cách mạng 4.0 là gì?Cách mạng 4.0 diễn ra trên các lĩnh vực nào?
-Nhóm 1: GV cử đại diện bất kì trong nhóm lên trình baỳ. Yêu cầu các nhóm chú ý để đặt câu hỏi.
- Nhóm 1 trình bày xong. NDCT mời các nhóm đặt câu hỏi.
- Nhóm 1 trả lời các câu hỏi.
- Gv chuẩn nội dung, Cho học sinh xem một số hình ảnh về các lĩnh vực trong cách mạng 4.0.
2) Những cơ hội và thách thức của Cách mạng 4.0?
Nhóm 2: Đại diện nhóm lên trình bày.
- Các nhóm đặt câu hỏi.
- Nhóm 2 trả lời các câu hỏi.
- Gv chuẩn kiến thức. Chiếu hình ảnh về rôbốt làm thay việc của con người trong nhà máy......

1. Tìm hiểu về cách mạng 4.0 
- "Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Bây giờ, cuộc Cách mạng Công nghiệp Thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học".
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ diễn ra trên 3 lĩnh vực chính gồm Công nghệ sinh học, Kỹ thuật số và Vật lý.
* Cơ hội và thách thức của Cách mạng 4.0
Khả năng tương tác: Khả năng giao tiếp và kết nối của những cỗ máy,thiết bị,máy cảm biến và con người kết nối và giao tiếp với nhau qua mạng lưới vạn vật kết nối internet hoặc mạng lưới vạn người kết nối internet.
Minh bạch thông tin: Khả năng của những hệ thống thông tin để tạo ra 1 phiên bản ảo của thế giới thực tế bằng việc làm giàu những mô hình nhà máy kỹ thuật số bằng dữ liệu cảm biến. Điều này yêu cầu sự tập hợp những dữ liệu cảm biến thô đến thông tin ngữ cảnh có giá trị cao hơn.
Công nghệ hỗ trợ: Đầu tiên khả năng của những hệ thống hỗ trợ con người bằng việc tập hợp và hình dung thông tin một cách bao quát cho việc tạo những quyết định được thông báo rõ ràng và giải quyết những vấn đề khẩn cấp qua những ghi chú ngắn gọn. Thứ nhì, khả năng của những hệ thống không gian mạng-vật lý để hỗ trợ con người thực hiện những nhiệm vụ cái mà không dễ chịu, tốn quá nhiều sức lực hoặc không an toàn đối với con người.
Phân quyền quyết định: Hệ thống không gian mạng thực-ảo có quyền cho phép tự đưa ra quyết định và thực hiện nhiệm vụ một cách tự động nhất có thể.Chỉ trong trường hợp ngoại lệ, bị nhiễu, hoặc mục tiêu đề ra bị mâu thuẫn với nhau sẽ được ủy thác cho cấp cao hơn.
 Mặt trái của Cách mạng Công nghiệp 4.0 là nó có thể gây ra sự bất bình đẳng. Đặc biệt là có thể phá vỡ thị trường ... điện thoại có định vị GPS.
- Giết thời gian dễ dàng hơn.
- Lên kế hoạch chuẩn xác. 
- Tính năng selfie hấp dẫn.
Mặt hạn chế của smartphone:
- Lạm dụng smartphone quá nhiều sẽ gây ra những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe: các căn bệnh về mắt, hội chứng mất ngủ triền miên, gây trầm cảm, lo âu., làm giảm trí nhớ, suy giảm hệ thống miễn dịch,.
- Smartphone khiến con người bị lệ thuộc vào nó. Nó thường trực trong túi khi bạn thức, và nằm ngay đầu giường khi bạn ngủ. Ngay cả khi tắm rửa hay làm những chuyện "tế nhị", người ta cũng đã quen "kéo" smartphone đi cùng. Ít nhiều, với chiếc "dế cưng", người dùng đã gián tiếp bị giám sát mọi lúc mọi nơi – miễn là có mở máy. Cùng với sự phát triển của các mạng xã hội như Twitter, Facebook... người dùng cũng đang đánh mất dần những thói quen giao tiếp truyền thống với bạn bè, người thân và gia đình mà chỉ chăm chú vào màn hình điện thoại như hiện nay.
Hoạt động 2: Trò chơi ô chữ
- Lớp phó phong trào giới thiệu nguyên tắc trò chơi. Mỗi nhóm được quyền chọn 1 hàng ngang hoặc hàng dọc và đoán nội dung của hàng đó. Mỗi đáp án đúng nhóm đó sẽ được cộng 20 điểm. Nội dung câu hỏi như sau: Ngày nay, con người thường sử dụng smartphone để thay thế những phương tiện nào trong cuộc sống?
 Đ



M
A
Y
A
N
H
S
O










N



M
A
Y
C
H
O
I
G
A
M
E







H






L
A
P
T
O
P








I










V










I





Đáp án:
Đồng hồ
Tivi
Máy ảnh số
Máy chơi game
Laptop.
-GV tổng kết số điểm của 4 nhóm qua 2 vòng chơi và phát thưởng.
Những con số biết nói:
Theo một thống kê mới đây:
- Hơn một nửa số người dùng (54%) cho biết họ coi điện thoại như một chiếc đồng hồ báo thức hàng ngày. Gần 1/2 người dùng điện thoại (46%) cho hay chiếc smartphone của họ đã thế chỗ cho những chiếc đồng hồ đeo tay truyền thống.
- 3/5 số người dùng (39%) lựa chọn smartphone thay vì phải động tới một chiếc máy ảnh số.
- Hơn 1/4 người dùng cho biết họ dùng smartphone thay cho những chiếc laptop đầy phức tạp (28%).
- Một phần mười số người dùng smartphone thì lại sử dụng cho mục đích chơi game thay vì phải cần tới những chiếc máy chơi game cầm tay như PSP hay Nintendo DS.
- Không chỉ có vậy, mọi thứ dường như thay đổi quá nhanh khi cứ 20 người sở hữu smartphone thì có 1 trong số họ dùng chúng cho mục đích xem tivi hay đọc sách (6%).
Tìm hiểu nghề dạy học
Hoạt động 1: Tìm hiểu về ý nghĩa và tầm quan trọng của nghề dạy học
GV cho HS thảo luận các câu hỏi: 
?Nghề dạy học có tầm quan trọng như thế nào đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. 
HS thảo luận nhóm và đưa ra câu trả lời: Nếu không có nghề dạy học thì không đào tạo được các công nhân lành nghề, có tri thức để phục vụ cho nhu cầu của xã hội. 
GV tổng kết, nhận xét 
?Tại sao nói nghề dạy học có ý nghĩa chính trị – xã hội? 
HS trả lời: Công nhân không có tay nghề ® xã hội kém phát triển ® không có việc làm ® tệ nạn xã hội (trộm, cắp, đánh bạc)
GV: Chúng ta phải có nguồn nhân lực có tay nghề cao mới có thể làm ra những sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đẹp, đủ sức cạnh tranh trên thị thường khu vực và quốc tế ® đời sống nhân dân sẽ được no đủ, xã hội ổn định, chế độ vững chắc. Ngược lại thì xã hội mất ổn định, đất nước có nguy cơ tụt hậu. 
?Em hiểu như thế nào về truyền thống “Tôn sư trọng đạo”?

1/- Sơ lược hình thành nghề dạy học: 
-Nghề dạy học bắt đầu từ rất xưa:
+Thời kỳ đồ đá con người truyền thụ kiến thức cho nhau dưới dạng cha truyền con nối. 
+Thời kỳ công trường thủ công truyền thụ kiến thức dưới dạng kèm cặp từng cá nhân tại nơi làm việc.
+Khi xã hội ngày càng phát triển thì truyền thụ theo hình thức tổ, nhóm.
+Ngày nay nâng dần lên thành trường, lớp. 
2/- Ý nghĩa và tầm quan trọng của nghề dạy học: 
*Ý nghĩa kinh tế: 
-Đảng và Nhà nước ta bao giờ cũng coi “Phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu” 
-Có nguồn nhân lực được đào tạo thì nền kinh tế và xã hội mới phát triển được. Chính nguồn nhân lực này trong những năm gần đây làm cho bước tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) trung bình từ 6,5% đến 8% năm.
*Ý nghĩa chính trị. 
-Nếu không có nghề dạy học thì không có nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội. Khi kinh tế kém phát triển thì người lao động thiếu hoặc không có việc làm, tệ nạn xã hội nảy sinh, xã hội mất ổn định, đất nước có nguy cơ tụt hậu. 
-Nước ta có truyền thống “Tôn sư trọng đạo”, “không thầy đố mày làm nên”. Mỗi người trước khi vào đời, ai cũng phải đến trường để học văn hóa và nghề. Các nhân tài xuất chúng đều từ nhà trường mà ra.
­Ông Phạm Văn Đồng có nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý”
­ Comenxki – Nhà giáo dục Xlôvkia nói: “Dưới ánh sáng mặt trời này không có nghề nào cao quý bằng nghề dạy học”
Hoạt động 2: Đặc điểm và yêu cầu của nghề dạy học
GV cho HS thảo luận các câu hỏi:
?Đối tượng và công cụ lao động của nghề dạy học là gì? Tại sao nói đối tượng lao động của nghề dạy học là đối tượng đặc biệt?
?Hãy nêu các công việc chủ yếu của nghề dạy học?
GV nhận xét 
?Công cụ (phương t...PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN: 
- Nội dung: Ôn lại lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam, lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm và truyền thống cách mạnh của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Hình thức: Thi văn nghệ giữa các đội. Trả lời câu hỏi
III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
Giáo viên:
Định hướng cho cán bộ lớp và BCH chi đoàn xây dựng kế hoạch hoạt động.
Chuẩn bị nội dung, kế hoạch hoạt động.
Duyệt kế hoạch hoạt động của học sinh.
Học sinh:
Chuẩn bị, phân công các bạn học sinh làm việc theo nội dung của hoạt động.
Liên hệ với giáo viên môn Ngữ văn, Lịch sử để giúp học sinh chuẩn bị kiến thức và những tiết mục văn nghệ, hóa trang.
Chọn người dẫn chương trình (1 nam, 1 nữ)
Trang trí lớp.
Mời đại biểu
MC chuẩn bị viết lời dẫn chương trình
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 1:GIỚI THIỆU
- MC dẫn chương trình 
- MC điều khiển cả lớp hát.
- MC giới thiệu thành phần

* Tìm hiểu về lĩnh vực ANQP
- Ôn lại lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc qua hai cuộc đấu tranh chống Pháp và Mỹ.
- Hát bài hát tập thể: Bài hát “Lên Đàng” của tác giả Lưu Hữu Phước
- Giới thiệu thành phần ban giám khảo, đoàn thư ký và đội thi: Hải Quân, Không Quân và Lục Quân.

HOẠT ĐỘNG 2:AI NHANH HƠN
MC và Các Đội chơi

- MC đọc thể lệ cuộc chơi
- Phần thi gồm 13 câu hỏi: Mỗi câu hỏi đúng được 10 điểm. 
* Nội dung gồm 2 phần:
Phần A: (Gồm 6 câu hỏi): Nêu sự kiện cho những mốc thời gian sau:
1. 22/12/1944
2. 19/08/1945
3. 07/05/1954
4. 21/07/1954
5. 19/12/1946
6. 30/04/1975
PHẦN B: (Gồm 7 câu hỏi): Nêu tên các anh hùng tương ứng với các câu nói bất hủ hoặc chiến công.
1. Ai là người: “Lấy thân mình lấp lỗ châu mai”
2. Ai là người: “Chặt cánh tay phá đồn địch”
3. Ai là người: “Lấy thân mình chèn pháo”
4. Ai là người: “Nhằm thẳng quân thù mà bắn”
5. Ai là người: “Anh hùng đánh xe tăng”
6. Ai là người: “Lấy thân mình làm giá súng”.
7. Ai là người: “Tôi chỉ muốn làm một người Việt Nam bình thường sống trên quê hương thanh bình độc lập”.
HOẠT ĐỘNG 3:VĂN NGHỆ
MC mời mỗi đội tham gia 1 tiết mục văn nghệ

Văn nghệ theo chủ đề: QĐND Việt Nam.
- Đội Hải Quân: Bài “Nơi đảo xa” –Nhạc và lời: Thế Song
- Đội Không Quân: Bài “Hành khúc Không Quân Việt Nam” – Nhạc sĩ: Văn Cao
- Đội Lục Quân: - Bài “Hát về Người Chiến Sĩ Việt Nam” – Nhạc Sĩ: Cao Minh
ĐÁP ÁN
Phần A:
1. Ngày thành lập QĐND Việt Nam
2. Cách mạng tháng 8 thành công, giành chính quyền tại thủ đô Hà Nội
3. Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ
4. Ký hiệp định Giơnever
5. Toàn quốc kháng chiến
6. Ngày giải phóng miền Nam
Phần B
1. Phan Đình Giót
2. Lê Văn Cầu
3. Tô Vĩnh Diện
4. Nguyễn Viết Xuân
5. Cù Chính Lan
6. Bế Văn Đàn
7. Nguyễn Thái Bình
KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG
- BGK
- Thư ký
- MC
- GVCN
- Thi tìm hiểu

- BGK: nhận xét
- Thông báo điểm
- Tổ chức cả lớp hát bài hát tập thể “Nối vòng tay lớn”
- GVCN nhận xét phần thi của các đội
- Trao quà cho đội thắng
* Kỷ niệm ngày Quốc phòng toàn dân 
- Tìm hiểu ý nghĩa của ngày Quốc phòng toàn dân. (Năm 1990, theo Nghị quyết 02 của Bộ Chính trị, ngày 22/12 hàng năm trở thành ngày hội Quốc phòng toàn dân).
+ Sơ lược lịch sử Quân đội Nhân dân Việt Nam:
Quân đội Nhân dân Việt Nam, tiền thân là đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, là lực lượng quân đội chính quy của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, sau này là của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày truyền thống là ngày 22 tháng 12 năm 1944. Quá trình phát triển Tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam là đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, được thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1944 tại khu rừng Trần Hưng Đạo, thuộc huyện Nguyên Bình, Cao Bằng, ban đầu gồm 34 chiến sỹ do Võ Nguyên Giáp chỉ huy chung, Hoàng Sâm được chọn làm đội trưởng, còn Xích Thắng, tức Dương Mạc Thạch, làm chính trị viên. Ngày 15 tháng 4 năm 1945, Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ họp tại Hiệp Hòa, Bắc Giang quyết định Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân sát nhập với lực lượng Cứu quốc quân do Chu Văn Tấn chỉ huy, đổi tên thành Giải phóng quân, lực lượng quân sự chính của Việt Minh để giành chính quyền năm 1945. Lễ hợp nhất được tổ chức ngày 15 tháng 5 năm 1945 tại Chợ Chu (Thái Nguyên). Ngày 16 tháng 8 năm 1945, khi tiến đánh Thái Nguyên, quân số Giải phóng quân đã khoảng 450 người, biên chế thành một chi đội (tiểu đoàn), do Lâm Cẩm Như làm chi đội trưởng. Sau 7 ngày quân Nhật ở Thái Nguyên mới chịu chấp nhận giao nộp vũ khí cho Giải phóng quân. Từ năm 1945, Giải phóng quân của Việt Minh là lực lượng nòng cốt quân đội quốc gia của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tháng 11 năm 1945 Việt Nam giải phóng quân đổi tên thành Vệ quốc đoàn, còn gọi là Vệ quốc quân. Lúc này quân số khoảng 50.000 người, tổ chức thành khoảng 40 chi đội ở hầu hết các tỉnh Bắc bộ và Trung Bộ. Một số chi đội "Nam tiến" để giúp quân dân miền Nam chống lại quân Pháp đang tấn công ở Nam Bộ. Ngày 22 tháng 5 năm 1946, theo Sắc lệnh 7/SL của Chủ tịch nước, Vệ quốc đoàn đổi tên thành Quân đội Quốc gia Việt Nam. Nă...ổ 1, 2). Cảm ơn đội “Múa đèn” . Xin mời đội “Múa đèn” về vị trí.
- Xin mời đội “Xuân pha” (Đại diện Tổ 3,4). Cảm ơn đội “Xuân pha” . Xin mời đội “Xuân pha” về vị trí.
Cô rất vinh dự được dẫn chương trình trong cuộc thi ngày hôm nay. Để giúp đội “Múa đèn” và đội “Xuân pha” nắm được luật chơi. Cô sẽ thông qua thể lệ:
- Cuộc thi gồm 3 phần thi:
+ Phần thi thứ nhất: Nghe bài hát dân ca đoán vùng miền?
(Mở nhạc)
	Đội nào giơ tay trước sẽ được quyền ưu tiên trả lời.
	Nếu đội trả lời trước mà sai hoặc không chính xác thì đội còn lại sẽ được quyền trả lời.
	Ở phần thi này là 5 bài hát.
+ Phần thi thứ hai: Thi hát nối giữa hai đội (Hai bài)
	Bài hát dân ca do ban tổ chức đưa ra. Người dẫn chương trình sẽ hướng dẫn cụ thể cho hai đội chơi. (Đọc lệnh: Dừng, Tiếp theo, Hát tiếp)
+ Phần thi thứ ba: Thể hiện tài năng
	(Dành cho khán giả - Hai nội dung)
	Nội dung 1: Tập làm nhạc sĩ
	(Mỗi đội có 5 phút để phổ nhạc dựa theo các làn điệu dân ca Việt Nam và lời thơ do người dẫn chương trình đưa ra)
	Nội dung 2: Hát và múa phụ họa một làn điệu dân ca Việt Nam tự chọn
	(Mỗi đội được sử dụng tối đa là 5 phút)
Cách đánh giá cho các phần thi của hai đội:
	Đội nào được nhiều khán giả bình chọn hơn thì đội đó thắng cuộc.
Cả hai đội đã nghe rõ luật chơi chưa ạ?
Trước khi vào phần thi thứ nhất, xin tất cả chúng ta dành một tràng pháo tay để cổ vũ cho 2 đội.
GV:Nhắc lại luật chơi, quan sát đội nào giơ tay trước mới được trả lời .
HS: Ngồi theo nhóm đã được phân công, tập trung lắng nghe và khán giả cổ vũ cho 2 đội thi.
PHẦN THI THỨ NHẤT
Nghe bài hát dân ca đoán vùng miền?
(Mở nhạc Bài 1 đến Bài 5)
	Bài 1: Mưa rơi.
	Bài 2: Đi cấy - Dân ca Thanh Hóa
	Bài 3: Lí dĩa bánh bò - Dân ca Nam Bộ
	Bài 4: Hoa thơm bướm lượn.
	Bài 5: Lý qua đèo - Dân ca trung bộ
Tổng hợp số câu trả lời đúng của mỗi đội.
GV: Nhắc lại luật chơi, quan sát đội nào giơ tay trước mới được trả lời .
HS: Ngồi theo nhóm đã được phân công, tập trung lắng nghe và khán giả cổ vũ cho 2 đội thi.
PHẦN THI THỨ HAI
Thi hát nối
(Xác định đội được quyền hát trước bài 1 - Bốc thăm)
	Thi hát nối bài hát thứ nhất:
	Bài thứ hai đội	được quyền hát trước.
	Xin mời.
	Đánh giá, nhận xét của khán giá bằng cách giơ tay.
Thông báo đội thắng cuộc của phần 2.

GV: Nhắc lại luật chơi, quan sát đội nào giơ tay trước mới được trả lời .
HS: Ngồi theo nhóm đã được phân công, tập trung lắng nghe và khán giả cổ vũ cho 2 đội thi.
 PHẦN THI THỨ BA
Thể hiện tài năng
(Dành cho khán giả - Hai nội dung)
	Nội dung thứ nhất: Em tập làm nhạc sĩ
	Đọc lời thơ cho 2 đội phổ nhạc
	- Năm phút dành cho mỗi đội bắt đầu!
	- Mời cổ động viên cổ vũ cho hai đội!
	Mời hai đội lần lượt thể hiện.
	Xin mời đội:
	Xin mời đội:
	- Đánh giá của khán giả.
	Nội dung thứ hai: Hát múa dân ca
	- Mời đội..... sẽ thể hiện trước
Xin mời đánh giá, nhận xét của khán giá bằng cách giơ tay.
Thông báo đội thắng cuộc của phần 3
GV: Trao phần thưởng cho đội thắng cuộc và tổng kết tiết sinh hoạt
HS: Chăm chú lắng nghe
TRAO PHẦN THƯỞNG
	- Mời cả 2 đội lên bục giảng đứng thành hàng ngang.
	- Thông báo kết quả đội thắng cuộc.
	- Trao giải nhất.
	- Trao giả nhì.
TỔNG KẾT TIẾT SINH HOẠT
	Các em ạ! Qua tiết sinh hoạt với chủ đề:“Những Bài Dân Ca Các Dân Tộc Việt Nam”của chúng ta hôm nay thật là sôi nổi, bổ ích và lý thú. Mỗi chúng ta như thấy tình cảm, tâm hồn thêm mượt mà, rộng mở, thêm yêu quê hương, đất nước Việt Nam ngàn năm văn hiến, các làn điệu dân ca của các dân tộc các vùng miền của quê hương đất nước như đã ngấm vào máu thịt, vào tình cảm của mỗi người dân Việt Nam chúng ta hãy biết giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
	Cô cảm ơn các em đã chú ý lắng nghe và sự cổ vũ động viên nhiệ tình của các em đã góp phần vào sự thành công của buổi sinh hoạt chủ đề này.
	Chúc các em sức khỏe, học tập tốt và hẹn gặp lại các em ở tiết sinh hoạt theo chủ đề của tháng sau! 

4. Củng cố: 
5. Dặn dò: 
V. RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
Chủ đề hoạt động tháng 2:
THANH NIÊN VỚI LÍ TƯỞNG CÁCH MẠNG
PHÁT THANH NHỮNG BÀI HÁT
MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh nắm được: 
1.Kiến thức:Củng cố, tăng thêm niềm tin yêu Đảng, niềm tự hào về quê hươngđất nước,về mùa Xuân của dân tộc.
2. Kĩ năng:Biết phát huy khả năng văn nghệ, rèn luyện kỹ năng cùng tham giatổ chứchoạt ... là Bí thư đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam?
Bí thư Trần Phú
Câu 8: Bài hát “ Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh” do ai sáng tác
Nhạc sĩ Xuân Hồng
BGK nhận xét và chấm điểm sau mỗi phần trả lời của các tổ

4. Củng cố:Người dẫn chương trình phát biểu,tổng kết, đánh giá tiết HĐNGLL
5. Dặn dò: GVCN yêu cầu lớp viết bài thu hoạchkhôngquá một trang giấy với nội dung " Thông qua tiết hoạt độngGDNGLLnày các bạn hãy bày tỏ tình cảm, thái độ,trách nhiệm của mình trong việcgóp phầnxây dựng quê hương đất nước giàu mạnh”
V. RÚT KINH NGHIỆM:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Chủ đề hoạt động tháng 3:
THANH NIÊN VỚI VẤN ĐỀ LẬP NGHIỆP
(2 tiết) ( Lồng ghép hướng nghiệp)
I. Mục tiêu hoạt động
- Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của vấn đề lập nghiệp đối với bản thân, hiểu được các em có quyền tham gia vào việc tìm hiểu và lựa chọn ngành nghề tương lai phù hợp với năng lực của bản thân, được thu nhận thông tin về những ngành nghề trong xã hội.
- Có thái độ tích cực tìm hiểu các thông tin về các ngành nghề và tự tin khi trình bày vấn đề trước tập thể; biết tôn trọng ý kiến của bạn.
- Có kỹ năng biểu đạt ý kiến của mình về vấn đề lập nghiệp, biết cách tìm hiểu và khai thác thông tin về các ngành nghề.
II. Nội dung và hình thức tổ chức hoạt động
- Hoạt động 1: Thảo luận với chủ đề: Bạn nghĩ gì về vấn đề lập nghiệp.
- Hoạt động 2: Thi tìm hiểu về các ngành nghề.
III. Công tác chuẩn bị
1. Giáo viên
- Hoạt động 1:
+ Xác định đây là một nội dung hoạt động cần thiết mà học sinh phải hiểu rõ, để từ đó các em có định hướng cho bản thân bằng việc tích cực học tập và rèn luyện hằng ngày. Do đó, cần phải chuẩn bị kỹ những nội dung thảo luận cần thiết (bao gồm hệ thống các câu hỏi thảo luận và đáp án gợi ý).
+ Gợi ý cho đội ngũ cán bộ lớp cùng xây dựng nội dung cho cuộc thảo luận và dự kiến thời gian cho hoạt động này (30 phút).
- Hoạt động 2: 
+ Tìm hiểu các ngành nghề trong xã hội để có tư liệu giới thiệu cho học sinh (có thể xem tài liệu: Bộ Giáo dục và đào tạo - Những điều cần biết về tuyển sinh đại học và cao đẳng năm 2008, NXB Giáo dục, 2008, Hà Nội).
+ Gợi ý để học sinh tự tìm đọc sách báo, tài liệu có đề cập đến các ngành nghề khác nhau, hoặc hỏi người lớn (cha mẹ, thầy, cô giáo, họ hàng).
+ Xây dựng một số câu hỏi gợi ý cho thảo luận.
2. Học sinh
- Hoạt động 1: 
+ Cán bộ lớp phổ biến yêu cầu, nội dung để từng tổ chuẩn bị tiến hành.
+ Giao cho mỗi tổ cử 3 - 4 người làm nòng cốt cho buổi thảo luận ở lớp.
+ Dự kiến một số tình huống hay một số bài tập để giải quyết trong buổi thảo luận.
+ Chuẩn bị một vài bài hát nói về một số nghề trong xã hội.	
- Hoạt động 2: 
+ Mỗi học sinh tự tìm hiểu các ngành nghề trong xã hội để chuẩn bị ý kiến phát biểu, hoặc xây dựng cho mình ước mơ về một nghề tương lai.
+ Mỗi tổ cử từ 2 đến 3 bạn làm nòng cốt trong quá trình hoạt động thi tìm hiểu này. Mỗi người đại diện này đều phải chuẩn bị tốt ý kiến của mình.
+ Chuẩn bị trang trí lớp học: tranh ảnh về các nghề (chơi trò chơi trúc xanh), các bài viết, bài thơ, bài hát về các nghề được trình bày xung quanh lớp để các bạn có thể xem.
+ Cử chủ tọa chương trình cùng với giáo viên chủ nhiệm, cử thư ký ghi chép.
+ Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ.
IV: Tổ chức tiến hành các hoạt động
TÊN HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
THỰC
HIỆN
-Khởi động, giới.thiệu đại biểu,.tên chủ đề hoạt động.tháng.3 (5 phút)
*Hoạt động 1: Thảo luận: Bạn suy nghĩ gì về vấn đề lập nghiệp (30 phút).
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về các ngành nghề (50 phút).
- Thi tìm hiểu về các ngành nghề.
- Hát một bài hát có nội dung nói về một nghề nào đó trong xã hội VD bài hát Bông hồng tặng cô.
- Kính thưa quí vị đại biểu, quí thầy cô cùng các bạn. Chúng ta lại gặp nhau trong chương trình GDNGLL chủ đề tháng 3: “Thanh niên với vấn đề lập nghiệp”, vâng. 
- Xin trân trọng giới thiệu đại biểu: 
- Vỗ tay
 - Bây giờ, chúng ta cùng bước vào phần thứ nhất: Thảo luận với chủ đề: Bạn nghĩ gì về vấn đề lập nghiệp.
- Lần lượt nêu các câu hỏi thảo luận, giao nhiệm vụ cho các tổ nhóm, quy định thời gian thảo luận và hướng dẫn cách thảo luận.
+ Cách thảo luận: 
* Từng cá nhân trong từng nhóm nhỏ phát biểu quan điểm của mình. Tất cả các ý kiến được tập hợp vào biên bản. Sau đó, tổ trưởng và thư ký làm báo cáo của tổ để nộp cho lớp.
* Trên cơ sở các ý kiến trên, tổ quyết định chọn từ 3 – 4 người đại diện cho tổ để trao đổi ý kiến tại buổi thảo luận chung ở lớp.
+ Gợi ý một số câu hỏi thảo luận và đáp án:
1) Theo bạn, học si...ễn tả bằng động tác hoặc lời nói để gợi ý cho bạn mình đoán xem đó là nghề gì. Thời gian chuẩn bị là 30 giây, thời gian dự thi là 3 phút. Câu nào không đoán được thì nói “bỏ qua”, còn thời gian sẽ quay lại. Lưu ý: người diễn tả nghề cho bạn mình đoán không được gợi ý bằng những từ có trong đáp án. Ví dụ: Người làm ruộng rẫy được gọi là nông gì? Đáp án: nông dân.
Gợi ý một số thăm:
1) Bác sĩ, giáo viên, thợ điện, nhà thơ, nông dân.
2) Ca sĩ, thợ nhiếp ảnh (chụp hình), người mẫu thời trang, công an giao thông, quay phim.
3) Lái xe, đầu bếp, thợ hồ, thợ cắt tóc, hướng dẫn viên du lịch.
4) Người dẫn chương trình, Sư phạm Pháp văn, kiến trúc sư, thú y, kế toán.
5) Buôn bán, kiểm lâm, họa sĩ, người mẫu thời trang, ca sĩ.
+ Phần thi đố vui về nghề:
Gợi ý một số câu hỏi đố vui và đáp án:
1) Ngành nghề nào kinh doanh một hàng hóa rất đặc biệt, thường dùng làm vật ngang giá chung để đo lường giá trị của các hàng hóa và làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa? 
Đáp án: Kinh doanh tiền tệ.
2) Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh và trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương TP. Hồ Chí Minh có đào tạo một ngành sư phạm giáo dục rất đặc biệt. Vậy, hãy cho biết chuyên ngành đó là gì?
Đáp án: Giáo dục Đặc biệt (mã ngành 904, khối C, D1).
3) Ngành nào của trường Cao đẳng tài nguyên và môi trường TP. Hồ Chí Minh chỉ quan sát sự thay đổi của mây trời mà vẫn có lương?
Đáp án: Khí tượng học.
4) Ngành nào mà được đào tạo để quản lý toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra?
Đáp án: Quản lý văn hóa.
5) Ở trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh, có một ngành chuyên chăm sóc, bảo vệ sức khỏe và điều trị bệnh cho tôm cá. Ngành đó gọi là gì?
Đáp án: Ngư y.
6) Ngành nghề nào sau khi ra trường, ngày nào cũng được ăn ngon, mặc đẹp, đi chơi, đi tham quan thoải mái nhiều nơi mà vẫn có lương, không sợ bị đuổi việc?
Đáp: Hướng dẫn du lịch (Đại học Dân lập Hồng Bàng).
- Bây giờ đến phần thi thứ 4: Thi bịt mắt vẽ tranh về nghề.
Mỗi đội cử ra một bạn có năng khiếu vẽ lên bốc thăm nghề và thể hiện phần thi của mình. Người dự thi của hai đội lên đứng trên bảng, được dùng khăn để bịt mắt lại, cầm phấn để chờ hiệu lệnh vẽ. Thời gian vẽ tranh là 4 phút. Yêu cầu: tranh vẽ phải phù hợp với nội dung nghề đã chọn.
- Tiếp đến, mời hai đội đến với phần thi thứ 5: Hái hoa dân chủ.
Mỗi đội cử 1 bạn lên bốc thăm và trả lời câu hỏi ngắn. Ban Giám khảo sẽ nhận xét và cho điểm.
Một số câu hỏi gợi ý:
1) Bạn hiểu thế nào là một nghề? Mỗi nghề có ích lợi gì cho bản thân người lao động.
2) Bạn hãy nêu tên một số nghề trong xã hội mà bạn biết?
3) Ước mơ của bạn là sẽ làm nghề gì? Vì sao bạn lại chọn nghề đó?
4) Mỗi nghề yêu cầu gì ở người lao động?
5) Trước mắt, chúng ta phải làm gì để có thể đáp ứng được việc chọn nghề cho bản thân?
Đáp án của phần thi hái hoa dân chủ này, giáo viên dạy sẽ cung cấp cho người dẫn chương trình.
- Tổng kết điểm số của 2 đội thi qua các vòng thi.
- Phát thưởng.
-MC và tập thể lớp
-Cả lớp
-MC và các tổ, nhóm thảo luận.
-MC
-MC, 2 đội thi, BGK và thư ký.
-MC, 2 đội thi, BGK và thư ký.
-Thư ký.
-MC hay chủ tọa (MC mời GV dạy lên phát thưởng).

V. Kết thúc hoạt động (5 phút)
- Hoạt động 1: 
+ Giáo viên dạy tóm tắt kết quả thảo luận và nhấn mạnh học sinh có quyền được tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn về ngành nghề trong xã hội, có quyền được bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề lập nghiệp, nên tránh sự áp đặt và can thiệp của người lớn một cách quá mức. Có thể để học sinh tự đưa ra những kết luận thích hợp có ý nghĩa đối với bản thân các em.
+ Cán bộ lớp nhận xét kết quả đạt được sau hoạt động.
- Hoạt động 2: 
+ Giáo viên kết luận những điểm cơ bản sau khi kết thúc hoạt động.
+ Học sinh phát biểu cảm tưởng của mình qua phần thi (đại diện thành viên của hai đội thi và khán giả).
* Chủ đề hoạt động tháng 04 là “Thanh niên với hòa bình, hữu nghị và hợp tác”.
V. RÚT KINH NGHIỆM
.
----------------------------***-------------------------
Chủ đề hoạt động tháng 4
THANH NIÊN VỚI HÒA BÌNH, HỮU NGHỊ VÀ HỢP TÁC
HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆT NAM TRONG KHỐI ASEAN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 Giúp học sinh nắm được:
1. Kiến thức: 
- Hiểu học sinh có quyền được tiếp nhận và bày tỏ quan điểm của mình về ý nghĩa của hòa bình, hữu nghị và hợp tác trong bối cảnh hội nhập hiện nay; thấy rõ tính chất nguy hiểm của nguy cơ chạy đua vũ trang, chủ nghĩa khủng bố và cách ngăn chặn nó; đồng thời thấy được trách nhiệm của mình trong việc tham gia giữ gìn, bảo vệ hòa bình, xây dựng tình hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc.
- Hiểu được quá trình hình thành và các mục tiêu chính của ASEAN.
- Đánh giá được các thành tựu và những thách thức đối với ASEAN trong giai đoạn hiện nay.
- Nêu được một số thành tựu, đánh giá được những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong quá trình hội nhập ASEAN.
2. Kỹ năng: 
- Rèn luyện các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề trong những xung đột hằng ngày, kỹ năng phân tích, đánh giá và trình bày ý kiến của mình về vấn đề hòa bình, hữu nghị và hợp tác.
3.... ra quyết định chính của ASEAN là gì?
Tham vấn và biểu quyết
Tham vấn và đồng thuận
Biểu quyết và bỏ phiếu
Bỏ phiếu và đồng thuận
Câu 8. Khu vực ASEAN có khoảng bao nhiêu triệu người?
300
400
500
600
Câu 9. Năm 1967, 5 quốc gia nào đã tuyên bố thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á?
Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan
Indonesia, Malaysia, Brunei, Singapore, Thái Lan
Indonesia, Malaysia, Brunei, Singapore, Myanmar
Indonesia, Malaysia, Brunei, Myanmar, Philippines
Câu 10. Tổng thư ký ASEAN nhiệm kỳ 2013-2017 là người quốc gia nào?
Việt Nam
Indonesia
Thái Lan
Myanmar
Phần III: TRÒ CHƠI Ô CHỮ
GV: GV đưa ra nội quy của trò chơi, đọc câu hỏi:
Câu 1: Hàng ngang số 1 có 7 chữ cái, đây là tên quốc gia có sản lượng gạo xuất khẩu đứng đầu trên thế giới.
Câu 2: Hàng ngang số 2 có 7 chữ cái, đây là tên của quốc gia có biểu tượng sau:
Câu 3:Hàng ngang số 3 có 9 chữ cái, đây là tên của quốc gia đựơc xem là đất nước của vạn đảo
Câu 4: Hàng ngang số 4 có 8 chữ cái, đây là quốc gia ở khu vực Đông nam á có một nữa diện tích ở lục địa và một nữa kia ở hải đảo.
Câu 5:Hàng ngang số 5 có 8 chữ cái, đây là quốc gia đã tổ chức thành công ngày hội văn hoá thể thao khu vực Đông nam á (Seagame) lần thứ 23.
ASEAN là tên viết tắt của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations), được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 tại Băng-cốc bởi Bộ trưởng Ngoại giao các nước sáng lập là ln-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi a, Phi-líp pin, Thái Lan và Xinh-ga-po.
Năm 1984 ASEAN kết nạp Bru-nây ngay sau khi nước này được độc lập. Việt Nam và Lào trở thành quan sát viên của ASEAN năm 1992. Ngày 28 tháng 7 năm 1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN. Mi-an-ma và Lào gia nhập ASEAN năm 1997. Căm-pu-chia được kết nạp vào ASEAN tại Hà Nội ngày 30 tháng 4 năm 1999, hoàn tất mục tiêu của ASEAN trở thành một tổ chức khu vực với đầy đủ 10 quốc gia thành viên Đông Nam Á.
Trong hơn 40 năm tồn tại và phát triển, ASEAN từ một Hiệp hội đơn sơ của các quốc gia trong khu vực dần phát triển thành một tổ chức quy mô với nội dung hợp tác ngày càng sâu rộng và chặt chẽ. Ngày nay, các hoạt động hợp tác của ASEAN đã bao trùm hầu hết các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội các quốc gia Đông Nam Á. ASEAN đã trở thành một tổ chức khu vực có ảnh hưởng nhất ở Đông Nam Á và có vai trò quan trọng ở khu vực Đông Á. Với việc ASEAN ký kết và phê chuẩn Hiến chương ASEAN, hợp tác ASEAN đã có nền tảng pháp lý và khuôn khổ thể chế để có bước phát triển mới, hướng tới việc xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.
Từ khi trở thành thành viên của Hiệp hội, Việt Nam đã tích cực tham gia vào các hoạt động hợp tác kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ
"Trong quan hệ mậu dịch giữa Việt Nam với các nước ASEAN, tính chung từ 1990 tới nay, tốc độ tăng trung bình 26,8% năm. Hiện nay, buôn bán với ASEAN chiếm 23,4% tổng buôn bán quốc tế của nước ta. Mặt hàng xuất khẩu chính của nước ta sang ASEAN là gạo. Indonesia là thị trường gạo lớn nhất trong Hiệp hội, tiếp đó là Philippines, Malaysia... Hàng hóa nhập khẩu từ ASEAN chủ yếu là nguyên liệu xuất khẩu như xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, hàng điện tử...
Việt Nam có sáng kiến xây dựng Dự án phát triển hành lang Đông-Tây tại lưu vực sông Mê Công gồm Lào, Việt Nam, Thái Lan và Myanmar, nhằm xóa đói, giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước và các vùng trong Hiệp hội. Khi thực hiện Dự án, những lợi thế về kinh tế của miền Trung nước ta sẽ được khai thác và đưa lại lợi ích cho nhân dân các dân tộc đang sinh sống ở khu vực còn nhiều khó khăn này..."
Tham gia vào ASEAN, Việt Nam vừa có cơ hội để phát triển đất nước vừa gặp những thách thức rất lớn như sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế-xã hội, sự khác biệt về thể chế chính trị, bất đồng ngôn ngữ... Chúng ta đang có những giải pháp để vượt qua những thách thức này, góp phần vào quá trình tăng cường hợp tác giữa các nước trong khu vực.
 Đáp án câu 1: C
Đáp án câu 2: C
Đáp án câu 3: A
Đáp án câu 4: A
Đáp án câu 5: A
Đáp án câu 6: A
Đáp án câu 7: B
Đáp án câu 8: D
Đáp án câu 9: A
Đáp án câu 10: A
ĐÁP ÁN:
T
H
A
I
L
A
N












S
I
N
G
A
P
O


I
N
D
O
N
E
S
I
A







M
A
L
A
Y
S
I
A


P
H
I
L
I
P
I
N







	4. Củng cố: 
- Hoạt động 1: giáo viên nhận xét về kết quả đạt được sau hoạt động.
- Hoạt động 2: giáo viên đánh giá nhận thức của học sinh về vấn đề hòa bình, hữu nghị và hợp tác ; nhận xét về kết quả hoạt động bằng cách cho lớp phát biểu cảm tưởng của mình về tác dụng của hoạt động này.
- Hoạt động 3: giáo viên tóm tắt vài nét về những thông tin vừa báo cáo.
- Hoạt động 4: giáo viên nhận xét chung về kết quả của cuộc tọa đàm.
	5. Dặn dò: 
* Chủ đề hoạt động tháng 05: “Thanh niên với Bác Hồ”.
V. RÚT KINH NGHIỆM
Chủ đề hoạt động tháng 5: THANH NIÊN VỚI BÁC HỒ
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức
- Giúp các em hiểu rỏ tình cảm sâu nặng và công ơn sâu nặng của Bác Hồ với đất nước, với nhân dân và thế hệ trẻ.
- Hiểu rõ những cống hiến lớn...âu thơ trên được trích trong bài thơ này.
	Đáp : Tin Thắng Trận.
Hàng ngang thứ 4: Gồm 6 chữ cái: Mời các bạn nghe đoạn nhạcbài hát này có tên là gì.
	Đáp : Lá Xanh.
Hàng ngang thứ 5: Có 17 chữ cái:
 “Nước Việt Nam là một
Dân tộc Việt Nam là một
Dù cho sông cạn đá mòn
Nhân dân Nam Bắc cùng chung một nhà”.
Đây là 4 câu thơ được trích trong bài nào của CT.HCM gửi đồng bào cả nước năm 1963.
	Đáp: “ Thư chúc mừng năm mới”
Hang ngang thứ 6: có 6 chữ cái: 
“Trời có 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông.
Đất có bốn phương: đông, tây, nam, bắc.
Người có bốn đức: cần, kiệm, liêm, chính.
Thiếu một mùa thì không thành trời.
Thiuếu một phương thì không thành đất.
Thiếu một đức thì không thành người.”
Bạn cho biết Bác hồ muốn đề cập vấn đề gì đến con người.
	Đáp : Đạo Đức.
	Ô chìa khoá: Đây là một trong những vấn đề mà thanh niên chúng ta phấn đấu rèn luyện.
	Đáp : Lý tưởng.
Hoạt động 2: Thi kể chuyện về Bác
- HS các nhóm lần lượt lên kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và rút ra bài học qua câu chuyện kể.
- GV nhận xét về các câu chuyện và bổ sung những ý còn thiếu
- GV tổng kết và trao giải cho học sinh
1.Tìm hiểu về công lao của Bác đối với dân tộc:
Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn để giải phóng dân tộc Việt Nam.
Sảng lập Đảng cộng sản Việt Nam.
Bác Hồ và Đảng lãnh đạo nhân dân ta tiến hành thắng lợi cách mạng tháng 8 namư 1945, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, bảo vệ nền độc lập tự do của tổ quốc, từng bước xây dựng chủ nghĩa xã hội.
2.Những tình cảm của Bác dành cho thế hệ trẻ:
Bác Hồ luôn đánh giá cao vị trí vai trò của thế hệ trẻ.
Bác Hồ hiểu rõ tiềm năng to lớn của tuổi trẻ, luôn coi tuổi trẻ là bộ phận tiêu biểu cho sức sống và sự phát triển của một dân tộc.
Bác Hồ coi thanh thiếu niên, nhi đồng trong cả nước là con, là cháu của Người.
Bác Hồ luôn theo dõi từng bước đi, từng bước trưởng thành của thế hệ trẻ.
Bác Hồ luôn căn dặn thanh niên phải chuyên tâm học tập và tự rèn luỵên.
3.Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện lời dạy của Bác:
Thấy rõ con đường cách mạng mà Bác Hồ đã xác định và theo cả cuộc đời Người, đó chính là đem lại độc lập dân tộc, hạnh phúc cho mỗi người dân, trong đó có thế hệ trẻ chúng ta.
Thanh niên, học sinh cần phải rèn luỵên tốt để trở thành những người vừa có đức, vừa có tài, có khả năng kế thừa và phát triển những thành quả mà Bác Hồ và các thế hệ cha anh đi trước đã trao lại, kiên trì lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Củng cố
Công lao của bác thật vô cùng to lớn và vĩ đại. Trong một tiết học như thế này chúng ta không thể nào nhắc đến hết được, nhưng mình tin chắc rằng: trong mỗi chúng ta ai cũng dành cho Bác một tình yêu thương, lòng kính trọng vô bờ bến. Chúng đã hiểu được những tình cảm, những ước mong của Bác đối với thế hệ trẻ chúng ta và đó là ngọn đúôc luôn cháy trong lòng mổi chúng ta, thôi thúc chúng luôn luôn cố gắng học tập tốt, rèn luyện lý tưởng tốt – lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, rèn luyện thành người “vừa hồng, vừa chuyên” góp phần xây dựng đất nước ngày một giàu đẹp hơn như lời Bác dạy “ Non song Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, phần lớn là nhờ công lao học tập ở các cháu”. Chúng ta cùng thề nguyện “ Chúng là thế hệ Hồ Chí Minh”.
Dặn dò: HS về tìm hiểu them những câu chuyện kể về Bác.
---------------------------------***----------------------------
Chủ đề của hoạt động ngoài giờ lên lớp tháng 6:
MÙA HÈ TÌNH NGUYỆN VỚI ĐỜI SỐNG CỘNG ĐỒNG
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 Giúp học sinh nắm được:
1. Kiến thức
-Biết được chiến dịch Hoa phượng đỏ là gì?
	+Hoàn cảnh ra đời của chiến dịch
	+Thời gian ra đời,hình thành,phát triển của chiến dịch
	+Gương mặt ban chỉ huy chiến dịch
	+Các công trình trọng điểm của chiến dịch
	+Các hoạt động tình nguyện thường xuyên cuả chiến dịch
-Hiểu được cách thức hoạt động,mục tiêu của chiến dịch 
2. Kĩ năng
-Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm
-Kĩ năng dẫn dắt,thuyết phục người khác bằng quan điểm,lí lẽ của mình
-Kĩ năng hòa nhập,giao tiếp với tập thể
-Kĩ năng xây dựng kế hoạch học tập và rèn luyện để thực hiện tốt trách nhiệm của một thanh niên với cộng đồng.
3. Thái độ
-Ý thức tích cực,chủ động,tự giác tham gia các hoạt động vì cộng đồng
-Trải nghiệm để trưởng thành,tạo bước đà cho các hoạt động tình nguyện 
-Kêu gọi mọi người tham gia các hoạt động tình nguyện.
II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
-Tranh ảnh,tài liệu liên quan cần thiết cho hoạt động
-Bảng phụ,máy chiếu
III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
	*Giáo viên:
- Định hướng nội dung cho học sinh thảo luận
- Chuẩn bị các tài liệu có liên quan đến nội dung hoạt động để cung cấp cho học sinh. 
- Chuẩn bị các câu hỏi gợi ý dưới dạng hỏi – đáp hoặc xử lý tình huống, hướng dẫn học sinh khai thác nội dung hoạt động.
- Phân công nhiệm vụ cho học sinh.
- Duyệt kế hoạch cho học sinh trước khi tiến hành thảo luận.
	*Học sinh
- Xây dựng chương trình hoạt động, chuẩn bị tốt nội dung hoạt động.
- Phân công người dẫn c

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngoai_gio_len_lop_11_chuong_trinh_ca_nam_truong_thpt.doc