Giáo án Lịch sử Lớp 5 - Học kì 2
Tiết 19: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Trình bày sơ lược ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ : là mốc son chói lọi, góp phần kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
- Kể lại một số sự kiện về chiến dịch Điện Biên Phủ:
+ Chiến dịch diễn ra trong ba đợt tấn công; đợt ba: ta tấn công và tiêu diệt cứ điểm đồi A1 và khu trung tâm chỉ huy của địch.
+ Ngày 7-5-1954, Bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm ra hàng, chiến dịch kết thúc thắng lợi.
- Biết tinh thần chiến đấu anh dũng của bộ đội ta trong chiến dịch: tiêu biểu là anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Sưu tầm các tranh ảnh, tư liệu về chiến thắng lịch sử ĐBP
- HS: SGK,vở
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 5 - Học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 5 - Học kì 2
Lịch sử Tiết 19: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Trình bày sơ lược ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ : là mốc son chói lọi, góp phần kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. - Kể lại một số sự kiện về chiến dịch Điện Biên Phủ: + Chiến dịch diễn ra trong ba đợt tấn công; đợt ba: ta tấn công và tiêu diệt cứ điểm đồi A1 và khu trung tâm chỉ huy của địch. + Ngày 7-5-1954, Bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm ra hàng, chiến dịch kết thúc thắng lợi. - Biết tinh thần chiến đấu anh dũng của bộ đội ta trong chiến dịch: tiêu biểu là anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Sưu tầm các tranh ảnh, tư liệu về chiến thắng lịch sử ĐBP - HS: SGK,vở III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động - Cho HS hát - Gọi HS trả lời câu hỏi: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đã đề ra nhiệm vụ gì cho CMVN? - GV nhận xét. - Giới thiệu bài - Ghi vở - HS hát - HS trả lời - HS nghe - HS ghi vở 2. Khám phá Hoạt động 1: Tập đoàn Điện Biên Phủ và âm mưu của giặc Pháp - Yêu cầu HS đọc SGK - GV treo bản đồ hành chính VN yêu cầu HS lên bảng chỉ vị trí của ĐBP. - Vì sao Pháp lại xây dựng ĐBP thành pháo đài vững chắc nhất Đông Dương? Hoạt động 2: Chiến dịch ĐBP - GV chia lớp thành 9 nhóm thảo luận theo các câu hỏi: + Vì sao ta quyết định mở chiến dịch ĐBP? + Quân và dân ta đã chuẩn bị cho chiến dịch như thế nào? + Ta mở chiến dịch ĐBP gồm mấy đợt tấn công? Thuật lại từng đợt tấn công đó? + Vì sao ta giành được thắng lợi trong chiến dịch ĐBP ?thắng lợi đó có ý nghĩa như thế nào với lịch sử dân tộc ta? + Kể về một số gương chiến đấu tiêu biểu trong chiến dịch ĐBP? - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận. - GV nhận xét kết quả làm việc theo nhóm của HS. - Kết luận kiến thức Hoạt động 3: Ý nghĩa - Em hãy nêu ý nghĩa của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ? => Rút bài học. - HS đọc SGK và đọc chú thích. - HS quan sát theo dõi. - HS nêu ý kiến trước lớp - HS thảo luận 4 nhóm - Mùa đông 1953 tại chiến khu VB, trung ương Đảng và Bác Hồ đã họp và nêu quyết tâm giành thắng lợi trong chiến dịch ĐBP để kết thúc cuộc kháng chiến. - Ta đã chuẩn bị cho chiến dịch với tinh thần cao nhất: Nửa triệu chiến sĩ từ các mặt trận hành quân về ĐBP. Hàng vạn tấn vũ khí được vận chuyển vào trận địa. - Trong chiến dịch ĐBP ta mở 3 đợt tấn công + Đợt 1: mở vào ngày 13-3- 1954 + Đợt 2: vào ngày 30- 3- 1954 + Đợt 3: Bắt đầu vào ngày 1- 5- 1954 - Ta giành chiến thắng trong chiến dịch ĐBP vì: + Có đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng + Quân và dân ta có tinh thần chiến đấu bất khuất kiên cường + Kể về các nhân vật tiêu biểu như Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai, Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn pháo... - Đại diện nhóm trình bày. - HS đọc ghi nhớ bài SGK/39 + Chiến thắng Điện Biên Phủ là mốc son chói lọi, góp phần kết thúc thắng lợi chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. 3. Luyện tập, thực hành - Cho 2hs nhắc lại nội dung bài học. - Em hãy nêu những tấm gương dũngcảm trong chiến dịch ĐBP mà em biết? - HS nêu lại nội dung bài học- HS nêu: Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót,... 4. Vận dụng, trải nghiệm - Kể lại trận chiến lịch sử Điện Biên Phủ cho người thân nghe. - HS nghe và thực hiện. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (NẾU CÓ) : Tiết 20: Ôn tập 9 năm kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc (1945 – 1954) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Biết sau cách mạng tháng Tám nhân dân ta phải đương đầu với ba thứ giặc"giặc đói", "giặc dốt", giặc ngoại xâm". - Thống kê những sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược: + 19-12-1946: toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp. + Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947. + Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950. + Chiến dịch Điện Biên Phủ. - Giáo dục học sinh lòng tự hào về lịch sử của dân tộc và ý thức tích cực học tập góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước hoà bình... II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: + Bản đồ hành chính Việt Nam (để chỉ một số địa danh gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu). + Các hình minh hoạ chiến dịch VB thu- đông 1947, Biên giới thu - đông 1950, ĐBP 1954. + Phiếu học tập của HS. - HS: SGK, vở III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động - Cho HS tổ chức trò chơi khởi động với các câu hỏi: + Nêu ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ? + Trình bày diễn biến của trận Điện Biên Phủ? + Kể tên những tấm gương dũng cảm trong chiến dịch Điện Biên Phủ ? - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS chơi trò chơi - HS nghe - HS ghi vở 2. Khám phá Hoạt động 1: Lập bảng các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1945 - 1954. - Gọi HS đã lập bảng thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1945- 1954 vào giấy khổ to dán lên bảng. - Cả lớp thống nhất bảng thống kê các giai đoạn như sau: - HS cả lớp lập bảng thống kê và đọc lại bảng thống kê của bạn đối chiếu với bảng thống kê của mình và bổ sung ý kiến. Thời gian Sự kiện lịch s...cử thống nhất đất nước. - Thực hiện chíng sách “tố cộng” và “diệt cộng” - Đồng bào ta bị tàn sát, đất nước ta bị chia cắt lâu dài. - Chúng ta lại tiếp tục đứng lên cầm súng chống đế quốc Mĩ và tay sai. - HS báo cáo kết quả. 3. Luyện tập, thực hành - Cùng bạn nói cho nhau nghe những điều em biết về hiệp định Giơ - ne - vơ. - HS nghe và thực hiện 4. Vận dụng, trải nghiệm - Sưu tầm các hình ảnh về tội ác của Mĩ - Diệm đối với nhân dận ta. - HS nghe và thực hiện IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (NẾU CÓ) : ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. Tiết 22: Bến Tre đồng khởi I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT Biết cuối năm 1959 - đầu năm 1960, phong trào “Đồng khởi” nổ ra và thắng lợi ở nhiều vùng nông thôn Việt Nam (Bến Tre là nơi tiêu biểu của phong trào “Đồng khởi”) - Biết vận dụng bản đồ, tranh ảnh để trình bày sự kiện. - HS ý thức tích cực học tập góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: + Bản đồ hành chính Việt Nam + Các hình minh hoạ trong SGK - HS: SGK, vở III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động: - Cho HS tổ chức chơi trò chơi khởi động với các câu hỏi sau: + Nêu tình hình nước ta sau hiệp định Giơ- ne -vơ? + Vì sao đất nước ta, nhân dân ta phải đau nỗi đau chia cắt? - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS chơi trò chơi - HS nghe - HS ghi vở 2. Khám phá Hoạt động 1: Hoàn cảnh bùng nổ phong trào " đồng khởi " Bến Tre - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân + Phong trào đồng khởi ở Bến Tre nổ ra trong hoàn cảnh nào? + Phong trào bùng nổ vào thời gian nào? Tiêu biểu nhất là ở đâu? - KL: (GV tham khảo trong SGV) Hoạt động 2: Phong trào đồng khởi của nhân dân tỉnh Bến Tre - GV tổ chức HS làm việc theo nhóm + Thuật lại sự kiện ngày 17- 1- 1960? + Sự kiện này ảnh hưởng gì đến các huyện khác ở Bến Tre? + Kết quả của phong trào ? 3. Luyện tập, thực hành + Phong trào đồng khởi có ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh của nhân dân như thế nào? + Ý nghĩa của phong trào? - GV nhận xét kết quả làm việc của hoc sinh. - HS đọc SGK , trả lời câu hỏi + Mĩ – Diệm thi hành chính sách “Tố công” “diệt cộng” đã gây ra những cuộc thảm sát đẫm máu cho nhân dân miền Nam. Trước tình hình đó không thể chịu đựng mãi, không còn con đường nào khác, nhân dân buộc phải đứng lên phá tan ách cùm kẹp. + Phong trào bùng nổ từ cuối năm 1959 đầu năm 1960 mạnh mẽ nhất là ở Bến Tre. - HS nghe - HS thảo luận nhóm, báo cáo kết quả + Ngày 17- 1- 1960 nhân dân huyện Mỏ Cày đứng lên khởi nghĩa mở đầu cho phong trào " Đồng khởi" tỉnh Bến Tre. + Cuộc khởi nghĩa ở Mỏ Cày, phong trào nhanh chóng lan ra các huyện khác. + Trong 1 tuần lễ ở Bến Tre đã có 22 xã được giải phóng hoàn toàn, 29 xã khác tiêu diệt ác ôn giải phóng nhiều ấp. + Phong trào đã trở thành ngọn cờ tiên phong, đẩy mạnh cuộc đấu tranh của đồng bào MN ở cả nông thôn và thành thị. Chỉ tính trong năm 1960 có hơn 10 triệu lượt người bao gồm cả nông dân công nhân trí thức tham gia ... + Phong trào mở ra thời kì mới cho phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam: nhân dân miền Nam cầm vũ khí chống quân thù, đẩy Mĩ và quân đội Sài Gòn vào thế bị động .. - HS nghe 4.Vận dụng, trải nghiệm - Kể tên các trường học, đường phố di tích lịch sử,...liên quan đến các sự kiện, nhân vật lịch sử trong bài vừa học. - HS nêu: Mỏ Cày, - Sưu tầm tư liệu liên quan đến địa danh Bến Tre và phong trào đồng khởi Bến Tre. - HS nghe và thực hiện IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (NẾU CÓ) ..................................................................................................................................................................................................................................................................Tiết 23: Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Biết hoàn cảnh ra đời của Nhà máy Cơ khí Hà Nội: tháng 12 năm 1955 với sự giúp đỡ của Liên Xô nhà máy được khởi công xây dựng và tháng 4 - 1958 thì hoàn thành. - Biết những đóng góp của Nhà máy Cơ khí Hà Nội trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước: góp phần trang bị máy móc cho sản xuất ở miền Bắc, vũ khí cho bộ đội. - HS có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực trong các hoạt động. HS yêu thích môn học lịch sử Giáo dục tình yêu thương quê hương đất nước. Giáo dục tinh thần đoàn kết hữu nghị giữa các nước trên thế giới. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Giáo viên: SGK, bảng phụ Học sinh: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động - Ổn định tổ chức - Phong trào “Đồng khởi” ở Bến Tre nổ ra trong hoàn cảnh nào ? - GV nhận xét, kết luận - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS hát - HS trả lời - HS nhận xét - HS ghi vở 2. Khám phá Hoạt động 1: Làm việc nhóm - Cho HS đọc nội dung, làm việc nhóm - Cho HS chia sẻ trước lớp: ...- Các bạn khác nhận xét, bổ sung - HS làm việc theo nhóm + Lần lượt từng HS dựa vào SGK và tập kể lại câu chuyện của anh Nguyễn Viết Xuân. + Cả nhóm tập hợp thông tin - Đại diện trình bày trước lớp - HS trao đổi với nhau, sau đó 1 HS nêu ý kiến trước lớp - HS khác nhận xét - HS nghe, ghi vở ý chính. - 1 hs sẽ đóng vai phóng viên hỏi các bạn trong lớp. -HS nhận xét 4. Vận dụng, trải nghiệm - Chia sẻ với mọi người những điều em biết về đường Trường Sơn huyền thoại. - HS nghe và thực hiện - Sưu tầm những tư liệu lịch sử về đường Trường Sơn và giới thiệu với các bạn. - HS nghe và thực hiện IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (NẾU CÓ) .................................................................................................................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................. Tiết 25: Sấm sét đêm giao thừa I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Biết cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân dân miền Nam vào dịp Tết Mậu Thân (1968), tiêu biểu là cuộc chiến đấu ở Sứ quán Mĩ tại Sài Gòn. Nắm được ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 với cách mạng miền Nam. - HS vận dụng học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng bảo vệ tổ quốc. Biết ơn các anh hùng cách mạng. Tự hào về lịch sử vẻ vang của dân tộc. - HS có tình yêu với quê hương đất nước. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên - SGK, tranh 2. Học sinh - SGK, vở ghi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Khởi động - Cho HS chơi trò chơi "Hái hoa dân chủ" - GV nhận xét - Giới thiệu bài - HS chơi trò chơi - HS nhận xét - HS nghe, ghi vở 2. Khám phá Hoạt động 1: Diễn biến cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. - Cho HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi rồi báo cáo trước lớp. + Tết Mậu Thân đã diễn ra sự kiện lịch sử gì ở miền Nam? + Thuật lại trận đánh tiêu biểu của bộ đội ta trong dịp Tết Mậu Thân 1968? Trận nào là trận tiêu biểu trong đợt tấn công này? + Cùng với tấn công vào Sài Gòn, quân giải phóng đã tiến công ở những nơi nào? + Tại sao nói cuộc Tổng tiến công của quân và dân miền Nam vào Tết Mậu Thân năm 1968 mang tính bất ngờ và đồng loạt với quy mô lớn? - GV nhận xét, kết luận Hoạt động 2: Kết quả, ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. - Cho HS thảo luận nhóm rồi chia sẻ trước lớp + Nêu ý nghĩa Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968? - GV nhận xét, kết luận 3. Luyện tập thực hành. -Em hãy nêu lại cuộc tiến công vào đại sứ quán Mĩ của quân giải phóng Miền Nam trong dịp tết mậu thân 1968. - Làm việc theo nhóm. - Lần lượt các nhóm báo cáo kết quả. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Thảo luận nhóm - Đại diện nhóm trình bày - hs nghe - hs nêu 4. Vận dụng, trải nghiệm - Qua bài này em có suy nghĩ gì về cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968? - hs nêu - Sưu tầm các tư liệu về cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 - HS nghe và thực hiện IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (NẾU CÓ) Tiết 26: Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Biết cuối năm 1972, Mĩ dùng máy bay B52 ném bom hòng huỷ diệt Hà Nội và các thành phố lớn ở miền Bắc, âm mưu khuất phục nhân dân ta. -Quân và dân ta đã lập nên chiến thắng oanh liệt “Điện Biên Phủ trên không”. Kể lại được trận chiến đấu đêm ngày 26- 12 –1972 trên bầu trời Hà Nội. - GD HS lòng tự hào về truyền thống dân tộc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: SGK, ảnh tư liệu, hình minh hoạ SGK - HS: SGK, vở III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động: - Cho HS thi thuật lại cuộc tấn công vào sứ quán Mĩ của quân giải phóng miền Nam trong dịp Tết Mậu Thân 1968? - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS thi - HS bình chọn bạn thuật lại hay - HS ghi bảng 2.Khám phá Hoạt động 1: Âm mưu của đế quốc Mĩ trong việc dùng B52 bắn phá Hà Nội - Yêu cầu HS đọc SGK phần 1 trong nhóm và trả lời câu hỏi : + Nêu tình của ta trên mặt trận chống Mĩ và chính quyền sài Gòn sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968? + Đế quốc Mĩ âm mưu gì trong việc dùng máy bay B52? + Em có suy nghĩ gì về việc máy bay Mĩ ném bom huỷ diệt trường học, bệnh viện - GVnhận xét, cho HS quan sát hình trong SGK và nói về việc máy bay B.52 của Mĩ tàn phá Hà Nội. Hoạt động2: Hà Nội 12 ngày đêm quyết chiến - HS đọc SGK thảo luận và trả lời câu hỏi: + Hãy kể lại trận chiến đấu đêm ngày 26- 12 –1972 trên bầu trời Hà Nội. - Đại diện nhóm báo cáo - GV nhận xét, thuật lại tóm tắt trận đánh - Kết quả của cuộc chiến đấu 12 ngày đêm chống máy bay Mĩ phá hoại của quân và dân Hà Nội? - GVnhận xét, cho HS quan sát hình trong SGK và nói về việc máy bay B.52 của Mĩ tàn phá Hà Nội. Hoạt động 3: Ý nghĩa của chiến thắng 12 ngày đêm chống máy bay Mĩ phá hoại + Ý nghĩa của chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”? - GV tổng kết lại các ............................................................................................................................................... Tiết 28: TIẾN VÀO DINH ĐỘC LẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Biết ngày 30-4-1975 quân dân ta giải phóng Sài Gòn, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Từ đây, đất nước hoàn toàn độc lập thống nhất: + Ngày 26-4-1975 Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu, các cánh quân của ta đồng loạt tiến đánh các vị trí quan trọng của quân đội và chính quyền Sài Gòn trong thành phố. + Những nét chính về sự kiện quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập, nội các Dương Văn Minh đầu hàng không điều kiện. - HS vận dụng thuật lại được cảnh xe tăng quân ta tiến vào Dinh Độc Lập II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bản đồ hành chính Việt Nam ; các hình minh họa trong SGK - HS: SGK, vở III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động - Cho HS thi thuật lại khung cảnh kí hiệp định Pa- ri về Việt Nam. - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS thi thuật lại - HS nghe - HS ghi vở 2. Khám phá Hoạt động 1: Khái quát về cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 - Cho HS đọc nội dung bài, thảo luận cặp đôi: + Hãy so sánh lực lượng của ta và của chính quyền Sài Gòn sau Hiệp định Pa- ri ? Hoạt động 2: Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử và cuộc tổng tiến công vào dinh độc lập - Cho HS thảo luận nhóm theo câu hỏi: + Quân ta chia làm mấy cánh quân tiến vào Sài Gòn? + Mũi tiến công từ phía đông có gì đặc biệt? + Thuật lại cảnh xe tăng quân ta tiến vào Dinh Độc Lập ? + Sự kiện quân ta tiến vào Dinh Độc Lập chứng tỏ điều gì ? + Tại sao Dương Văn Minh phải đầu hàng vô điều kiện ? + Giờ phút thiêng liêng khi quân ta chiến thắng, thời khắc đánh dấu miền Nam đã được giải phóng, đất nước ta đã thống nhất là lúc nào ? Hoạt động 3: Ý nghĩa của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử - GV cho HS thảo luận nhóm + Chiến thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử có thể so sánh với những chiến thắng nào trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ đất nước của nhân dân ta ? - HS đọc nội dung bài, trả lời câu hỏi + Mĩ rút khỏi Việt Nam, chính quyền Sài Gòn sau thất bại liên tiếp lại không được sự hổ trợ của Mĩ như trước, trở nên hoang mang, lo sợ, rối loạn và yếu thế, trong khi đó lực lượng của ta ngày càng lớn mạnh. - HS thảo luận nhóm sau đó chia sẻ: + Chia làm 5 cánh quân. + Tại mũi tiến công từ phía đông, dẫn đầu đội hình là lữ đoàn xe tăng 203. Bộ chỉ huy chiến dịch giao nhiệm vụ cho nữ đoàn phối hợp với các đơn vị bạn cắm lá cờ cách mạng lên dinh độc lập. + Lần lượt từng HS thuật lại + Chứng tỏ quân địch đã thua trận và cách mạng đã thành công. + Vì lúc đó quân đội chính quyền Sài Gòn rệu rã đã bị quân đội Việt Nam đánh tan, Mĩ cũng tuyên bố thất bại và rút khỏi miền Nam Việt Nam. + Là 11 giờ 30 phút ngày 30- 4- 1975, lá cờ cách mạng kêu hãnh tung bay trên Dinh Độc Lập. - Các nhóm thảo luận để trả lời các câu hỏi + Chiến thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử là một chiến công hiển hách đi vào lịch sử dân tộc ta như một Bạch Đằng, một Chi Lăng, một Đống Đa, một Điện Biên Phủ... 3. Luyện tập, thực hành - GV chốt lại nội dung bài dạy. - Hãy sưu tầm các hình ảnh, hoặc các bài báo về sự kiện quân ta tiến vào Dinh Độc lập. - HS nghe - HS nghe và thực hiện 4. Vận dụng, trải nghiệm - Viết một đoạn văn ngắn nói lên cảm nghĩ của em về sự kiện quân ta tiến vào Dinh Độc lập. - HS nghe và thực hiện ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ..................................................................................................................................................................................................................................................................Tiết 29: HOÀN THÀNH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Biết tháng 4-1976, Quốc hội chung cả nước được bầu và họp vào cuối tháng 6 đầu tháng 7-1976: + Tháng 4-1976 cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tổ chức trong cả nước. + Cuối tháng 6, đầu tháng 7-1976 Quốc hội đã họp và quyết định: tên nước, Quốc huy, Quốc kì, Quốc ca,Thủ đô và đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định là Thành phố Hồ Chí Minh. - Nêu được nội dung của kì họp thứ nhất, quốc hội khoá VI, ý nghĩa của cuộc bầu cử quốc hội thống nhất 1976. - HS vận dụng yêu quê hương, đất nước II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: SGK, bảng phụ, ảnh tư liệu - HS : SGK, vở... III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY - HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động - Cho HS hát - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS hát - HS ghi vở 2. Khám phá Hoạt động 1: Làm việc cả lớp - GV yêu cầu HS đọc SGK và tả lại không khí của ngày Tổng tuyển cử Quốc hội khoá VI + Ngày 25 - 4 - 1976, trên đất nước ta diễn ra sự kiện gì? + Quang cảnh Hà Nội, Sài Gòn và khắp nơi trên cả nước trong ngày này như thế nào? + Tinh thần của nhân dân ta trong ngày này ra sao? + Kết quả của cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trên cả nước ngày 25 - 4 - 1976? - GV tổ chức cho HS trình bày diễn biến của cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước. + Vì sao n...g bằng, nông thôn đến thành phố. Phục vụ đời sống và sản xuất của nhân dân ta. 3. Luyện tập, thực hành - Nêu ý nghĩa của việc xây dựng thành công nhà máy thủy điện Hòa Bình ? - HS nêu:Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình là công trình tiêu biểu đầu tiên, thể hiện thành quả của công cuộc xây dựng CNXH. 4. Vận dụng, trải nghiệm - Về nhà tìm hiểu thêm về các nhà máy thủy điện khác trên đất nước ta. - HS nghe và thực hiện IV. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: .................................................................................................................................................................................................................................................................. Tiết 31: LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG (T1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Học sinh thấy được sự giàu đẹp của quê hương mình, thấy được truyền thống của cha ông mình. - HS nêu được một số di tích lịch sử của địa phương cũng như các đặc sản trên quê hương mình. - HS thêm yêu quê hương làng xóm. II. CHUẨN BỊ - GV: Tranh ảnh, truyện kể về địa phương. - HS: Vở III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động - Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện" nêu tên các xã trong huyện của mình (Mỗi em chỉ nêu 1 tên xã hoặc thị trấn trong huyện mình) - Gv nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS chơi trò chơi - HS nghe - HS ghi vở 2. Khám phá * Hoạt động 1: Giáo viên giới thiệu về lịch sử địa phương của cộng đồng Lạc Việt đã từ kinh đô văn Lang thâm nhập xuống vùng này, họ khai phá ngàn lau và rừng rậm để tạo lập đồng bằng Bắc Bộ trong đó có địa phương ta. * Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh thảo luận. - Nêu những di tích lịch sử có ở địa phương? - Giáo viên giới thiệu cho HS biết về các di tích lịch sử này - Hãy kể tên và mô tả những lễ hội có ở địa phương mình? - Em hãy kể tên những đặc sản có ở địa phương mình? - Giáo viên nhận xét đánh giá. - HS nghe - HS thảo luận, báo cáo trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung - HS nêu - HS nêu - HS nêu - HS nêu 3. Luyện tập, thực hành - Em sẽ làm gì để bảo vệ và giữ gìn các khu di tích lịch sử của địa phương em ? - HS nêu 4. Vận dụng, trải nghiệm - Yêu cầu HS về tìm hiểu những đóng góp của nhân địa phương mình về con người và lương thực, thực phẩm cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc ta. - Số lượng thương binh, liệt sĩ và gia đình chính sách trong xã. - HS nghe và thực hiện IV.ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY NẾU CÓ .................................................................................................................................................................................................................................................................. Tiết 32: PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN BA VÌ QUA HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP VÀ CHỐNG MĨ (1858-1975) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - HS có những hiểu biết cơ bản về một số phong trào đấu tranh của nhân dân Ba Vì qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. - Nắm được những mốc lịchsử quan trọng diễn ra ở địa phương như: Chi bộ Đảng đầu tiên được thành lập, cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền, thời điểm địa phương có những đóng góp cho chiến trường Miền Nam. - HS vận dụng thêm tự hào về địa phương, ham tìm hiểu, học hỏi những điều chưa biết. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Tranh ảnh, truyện kể về địa phương. - HS: các tư liệu liên quan đến bài học III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động - Cho HS hát - Em hãy kể những điều em biết về mảnh đất và con người Ba Vì? - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS hát - HS nêu - HS nghe - HS ghi vở 2. Khám phá *Tìm hiểu về phong trào đấu tranh của nhân dân địa phương qua hai cuộc K/C. - Giáo viên đọc những thông tin liên quan - Cho hs suy nghĩ trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung bài học: + Thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta vào thời gian nào? + Cuộc sống của nhân dân Ba Vì lúc đó ra sao? + Em hãy kể tên cuộc đấu tranh tiêu biểu của nhân dân địa phương chống thực dân Pháp? + Những năm chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ, nhân dân 3 huyện đã làm gì? + Ngày 26-7-1968, Chính phủ đã ký Quyết định 120-QĐ/CP với nội dung gì? + Nhân dân ta đã làm gì để góp công vào thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ? - HS lắng nghe, ghi nhớ nội dung. - HS trả lời từng câu hỏi của GV (Phần nào HS nắm chưa rõ thì GV có thể gợi ý hoặc trả lời bổ sung giúp các em nắm rõ hơn) + Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, vùng đồng bằng có "Vật Lại oai hùng, Đồng Tâm anh dũng", đồng bào Mường - Dao ở miền núi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, bảo đảm an toàn khu đầu não kháng chiến của tỉnh Sơn Tây. + Những năm chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ, nhân dân 3 huyện hăng hái thi đua thực hiện các phong trào "Tay cày, tay súng", "Tay búa, tay súng" sản xuất giỏi, chiến đấu giỏi, tăng cường chi viện cho tiền tuyến vì miền Nam ruột thịt. + Ngày 26-7-1968, Chính phủ đã ký Quyết định 120-QĐ/CP, hợp nhất 3 huyện Quảng Oai, Bất Bạt, Tùng Thiện
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_5_hoc_ki_2.docx
- Tuần 19.docx
- Tuần 20.docx
- Tuần 21.docx
- Tuần 22.docx
- Tuần 23.docx
- Tuần 24.docx
- Tuần 25.docx
- Tuần 26.docx
- Tuần 27.docx
- Tuần 28.docx
- Tuần 29.docx
- Tuần 30.docx
- Tuần 31.docx
- Tuần 32.docx
- Tuần 33.docx
- Tuần 34.docx
- Tuần 35.doc