Giáo án Lịch sử Lớp 5 - Học kì 1

Tiết 2: NGUYỄN TRƯỜNG TỘ MONG MUỐN CANH TÂN ĐẤT NƯỚC

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- HS nắm được một vài đề nghị về cải cách của Nguyễn Trường Tộ với mong muốn làm cho đất nước giàu mạnh:

- Đánh giá được tác dụng của việc canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ.

- Tôn trọng, biết ơn những người đã có công xây dựng, đổi mới đất nước. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: SGK, Tư liệu về Nguyễn Trường Tộ.

- HS: SGK

docx 37 trang Cô Giang 23/10/2024 450
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 5 - Học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 5 - Học kì 1

Giáo án Lịch sử Lớp 5 - Học kì 1
LỊCH SỬ
Tiết 1: “Bình Tây Đại Nguyên Soái” Trương Định
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Hiểu về Trương Định là một trong những tấm gương tiêu biểu trong quá trình đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Nam Kỳ: yêu nước, dũng cảm, được nhân dân tin yêu
- HS vận dụng tự hào truyền thống lịch sử lâu đời của việt Nam.
- Khâm phục, kính trọng Trương Định – vị anh hùng dân tộc.
II .ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
- Hình vẽ SGK phóng to, phiếu học tập
- Bản đồ hành chính Việt Nam - Sơ đồ kẻ sẵn mục củng cố
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động. Giới thiệu bài.
2. Khám phá : 
- G/v giới thiệu khái quát 80 năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ
* Hoạt động 1: Tình hình nước ta sau khi thực dân Pháp mở cuộc xâm lược.
- Nhân dân Nam Kỳ đã làm gì khi thực dân Pháp xâm lược nước ta?
- Triều đình nhà Nguyễn có thái độ như thế nào trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp.
Hát
Học sinh lắng nghe
- HS TLCH.
- HS TLCH.
*Họat động 2: Lòng biết ơn tự hào của nhân dân ta với "Bình Tây đại nguyên soái"
- Nêu cảm nghĩa của em về "Bình Tây đại nguyên soái" Trương Định?
- Nhân dân đã làm già để tỏ lòng biết ơn và tự hào về ông?
3- Vận dụng, trải nghiệm:
Kể những điều em biết về Trương Định.

- Nhóm: HS nói những điều mình biết về Trương Định.
Báo cáo.
- HS TLCH...
Bài sau: Nguyễn Trường Tộ mong muốn...
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (NẾU CÓ)
________________________________________________________________
 Tiết 2: NGUYỄN TRƯỜNG TỘ MONG MUỐN CANH TÂN ĐẤT NƯỚC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- HS nắm được một vài đề nghị về cải cách của Nguyễn Trường Tộ với mong muốn làm cho đất nước giàu mạnh:
- Đánh giá được tác dụng của việc canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ.
 - Tôn trọng, biết ơn những người đã có công xây dựng, đổi mới đất nước. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - GV: SGK, Tư liệu về Nguyễn Trường Tộ. 
 - HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động
 - Cho HS tổ chức trò chơi "Hộp quà bí mật" theo nội dung câu hỏi: 
 + Câu hỏi 1, SGK, trang 6. 
 + Câu hỏi 2, SGK, trang 6.
 + Phát biểu cảm nghĩ của em về Trương Định ?
- GV nhận xét
- Sử dụng phần in chữ nhỏ SGK, trang 6, nêu mục tiêu bài để giới thiệu nội dung bài học. 
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Khám phá
* HĐ1: Tìm hiểu về Nguyễn Trường Tộ. 
- Giao nhiệm vụ thảo luận cho HS với các câu hỏi:
 + Năm sinh, năm mất của Nguyễn Trường Tộ.
 + Quê quán của ông.
 + Trong cuộc đời của mình ông đã được đi đâu và tìm hiểu những gì ?
 + Ông đã có suy nghĩ gì để cứu nước nhà khỏi tình trạng lúc bấy giờ ?
 + Triều đình nhà Nguyễn có thái độ như thế nào trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp ?
- Đại diện nhóm báo cáo, lớp theo dõi và bổ sung ý kiến (nếu cần). 
* Nhận xét, ghi một vài nét chính về Nguyễn Trường Tộ và nêu vấn đề để chuyển sang việc 2. 
*HĐ 2: Tình hình đất nước ta trước sự xâm lược của thực dân Pháp
- Hướng dẫn HS thảo luận theo nội dung câu hỏi: 
 + Theo em tại sao thực dân Pháp lại có thể dễ dàng xâm lược nước ta? 
 + Điều đó cho thấy tình hình đất nước ta lúc đó như thế nào ?
 - Nhận xét và nêu câu hỏi dành cho HS(M3,4):
 + Theo em tình hình đất nước như trên đã đặt ra yêu cầu gì để khỏi lạc hậu ?
* Kết luận: Tình hình đất nước vào nửa cuối thế kỉ XIX nghèo nàn, lạc hậu lại bị thực dân Pháp xâm lược. Yêu cầu hoàn cảnh đất nước ta lúc bấy giờ là phải thực hiện đổi mới đất nước. Hiểu được điều đó, Nguyễn Trường Tộ đã dâng lên vua Tự Đức và triều đình nhiều bản điều trần đề nghị canh tân đất nước. 
* HĐ3: Những đề nghị canh tân của Nguyễn Trường Tộ. 
- Hoạt động cá nhân: Đọc SGK phần còn lại, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. 
+ Nguyễn Trường Tộ đưa ra những đề nghị gì để canh tân đất nước?
 + Nhà vua và triều đình nhà Nguyễn có thái độ như thế nào với những đề nghị của Nguyễn Trường Tộ?
 + Việc vua quan nhà Nguyễn phản đối đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ cho thấy họ là người như thế nào ? Lấy một số ví dụ chứng minh?
 * Kết luận: Với mong muốn canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ, những nội dung hết sức tiến bộ đó không được chấp nhận. Chính điều đó đã làm cho đất nước ta thêm suy yếu, chịu sự đô hộ của thực dân Pháp.
 * Chốt nội dung toàn bài. 
 - Hoạt động theo nhóm: Đọc SGK từ đầu đến giàu mạnh, thông tin sưu tầm và chọn lọc thông tin để hoàn thành nội dung thảo luận 
- Sinh năm 1830 mất năm 1871 
- Nghệ An
- Năm 1860 ông sang Pháp chú ý tìm hiểu sự giàu có văn minh của nước Pháp. 
- Phải thực hiện canh tân đất nước
- Triều đình nhà Nguyễn nhu nhược 
+ Triều đình nhà Nguyễn nhượng bộ TDP.
+ Kinh tế đát nước nghèo nàn, lạc hậu
+ Đất nước không đủ sức để tự lập tự cường 
+ Nước ta cần đổi mới để đủ sức tự lập, tự cường.
+ Mở rộng quan hệ ngoại giao, buôn bán với nhiều nước.
+ Thuê chuyên gia nước ngoài giúp ta phát triển kinh tế. 
+ XD quân đội hùng mạnh. 
+ Mở trường dạy cách sử dụng máy móc, đóng tàu, đúc súng.
+ Không cần thực hiện các đề nghị của ông
+ Họ là người bảo thủ, lạc hậu, không hiểu gì về thế giới bên ngoài 
- Nêu n... chính về đời sống của công nhân và nông dân Việt Nam cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20?
- Giáo viên tổng kết lại những ý học sinh trả lời, khắc sâu kiến thức và rút ra bài học

- Học sinh đọc SGK, quan sát hình minh hoạ để trả lời câu hỏi.
- HS nghe, ghi nhớ.
- Học sinh chia sẻ trước lớp
- 2 HS nêu bài học.
3. Vận dụng, trải nghiệm
 - Nguyên nhân nào dẫn đến sự biến đổi kinh tế - xã hội nước ta?
- Do thực dân Pháp xâm lược nước ta.
- Sưu tầm các hình ảnh tư liệu lịch sử về đời sống cùng cực của nhân ta cuối thế kỉ 19 và đầu thế kỉ 20.
 - HS nghe và thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có)
..................................................................................................................................................................................................................................................................
________________________________________________________________
Tiết 5: Phan Bội Châu và phong trào Đông Du
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Học sinh biết được Phan Bội Châu là nhà yêu nước tiêu biểu ở Việt Nam đầu thế kỉ XX : 
	+ Phan Bội Châu sinh năm 1867 trong một gia đình nhà nho nghèo thuộc tỉnh Nghệ An. Phan Bội Châu lớn lên khi đất nước bị thực dân Pháp đô hộ, ông day dứt lo tìm đường giải phóng dân tộc. 
 + Từ năm 1905 - 1908 ông vận động thanh niên Việt Nam sang Nhật Bản học để trở về đánh Pháp cứu nước. Đây là phong trào Đông Du.
- Biết được ý nghĩa của phong trào đông du với cách mạng Việt Nam.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Giáo viên
- Hình minh hoạ SGK,
- HS: SGK, vở
2. Học sinh
- SGK, vở BT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Khởi động :
a. Cho HS tổ chức trò chơi "Hộp quà bí mật" với các câu hỏi sau:
+ Nêu những thay đổi về kinh tế và xã hội của VN sau khi thực dân Pháp đặt ách thống trị.
- GV nhận xét
b. Giới thiệu bài - ghi bảng
- HS chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Khám phá:
* Hoạt động : Tiểu sử Phan Bội Châu.
- GV yêu cầu HS thảo luận, chia sẻ những thông tin tìm hiểu được về Phan Bội Châu.
- GV tiểu kết, nêu một số nét chính về tiểu sử của Phan Bội Châu.
- HS làm việc theo nhóm 4.
 + Lần lượt từng HS trình bày thông tin của mình trước nhóm, cả nhóm cùng theo dõi.
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến, các nhóm khác bổ sung ý kiến.

3. Luyện tập thực hành
 (trả lời câu hỏi về phong trào Đông Du.)
- Yêu cầu các nhóm thảo luận, thuật lại những nét chính về phong trào Đông du.
- Trình bày kết quả
- Phong trào Đông du diễn ra vào thời gian nào? Ai là người lãnh đạo?
- Mục đích của phong trào là gì?
- Tại sao Phan Bội Châu lại chủ trương dựa vào Nhật để đánh Pháp?
- Nhân dân trong nước đặc biệt là thanh niên yêu nước hưởng ứng phong trào như thế nào?
- Kết quả của phong trào Đông du ?
- Phong trào Đông du đã có ý nghĩa như thế nào?
- Các nhóm thảo luận dưới sự điều khiển của nhóm trưởng.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả 
- Phong trào Đông du được khởi xướng từ năm 1905, do Phan Bội Châu lãnh đạo.
- Mục đích: đào tạo những người yêu nước có kiến thức về khoa học, kĩ thuật... 
- Nhật Bản trước kia là một nước phong kiến lạc hâu như Việt Nam. Nhật bản đã cải cách trở thành một nước cường thịnh. Ông hi vọng sự giúp đỡ của Nhật Bản để đánh giặc Pháp.
- Lúc đầu có 9 người, 1907 có hơn 200 thanh niên sang Nhật học. Càng ngày phong trào càng vận động được nhiều người sang Nhật học. Để có tiền ăn học, họ đã phải làm nhiều nghề...
- Phong trào Đông du phát triển làm cho thực dân Pháp hết sức lo ngại...Phong trào Đông du tan rã.
- Tuy thất bại nhưng phong trào Đông du đã đào tạo được nhiều nhân tài cho đất nước, đồng thời cổ vũ, khơi dậy lòng yêu nước của nhân dân ta.
4. Vận dụng, trải nghiệm.
- Nguyên nhân nào dẫn đến sự thất bại của phong trào Đông Du?
- HS nêu

- Sưu tầm những tư liệu lịch sử về Phan Bội Châu.
- HS nghe và thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có)
..................................................................................................................................................................................................................................................................
________________________________________________________________
Tiết 6: Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- HS biết ngày 5-6-1911 tại bến Nhà Rồng (TP Hồ Chí Minh), với lòng yêu nước thương dân sâu sắc, Nguyễn Tất Thành(tên của Bác Hồ lúc đó) ra đi tìm đường cứu nước .Biết vì sao Nguyễn Tất Thành lại quyết định ra đi tìm con đường mới để cứu nước : không tán thành con đường cứu nước của các nhà yêu nước trước đó .
- Nêu sự kiện ngày 5- 6- 1911 tại bến Nhà Rồng (Thành phố Hồ Chí Minh), Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
- HS biết vận dụng kiến thức của bài vào cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Giáo viên
- Hình minh hoạ SGK,
- HS: SGK, vở
2. Học sinh
- SGK, vở BT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động: 
- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Hộp quà bí mật" với các câu hỏi:
+ Bạn biết gì về Phan Bội......................................................................................................................................................................................................
Tiết 8: Xô Viết Nghệ Tĩnh
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết một số biểu hiện về xây dựng cuộc sống mới ở thôn xã:
 +Trong những năm 1930- 1931, ở nhiều vùng nông thôn ở Nghệ - Tĩnh nhân dân giành được quyền làm chủ, xây dựng cuộc sống mới,
 + Ruộng đất của địa chủ bị tịch thu để chia cho nông dân; các thứ thuế vô lí bị xoá bỏ.
 + Các phong tục lạc hậu bị xoá bỏ.
- Kể lại được cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 tại Nghệ An:
 + Ngày 12- 9 -1930 hàng vạn nông dân các huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn với cờ đỏ búa liềm và các khẩu hiệu cách mạng kéo về thành phố Vinh. Thực dân Pháp cho binh lính đàn áp, chúng cho máy bay ném bom đoàn biểu tình. Phong trào đấu tranh tiếp tục lan rộng ở Nghệ - Tĩnh
- Vận dụng kiến thức để yêu cuộc sống hòa bình, biết ơn những anh hùng liệt sĩ, yêu lịch sử dân tộc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Giáo viên
- Bản đồ hành chính Việt Nam 
2. Học sinh
- SGK, vở BT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động: 
 - Cho HS hát bài"Em là mầm non của Đảng", trả lời câu hỏi:
+ Hãy nêu những nét chính về hội nghị thành lập ĐCSVN?
+ Nêu ý nghĩa của việc ĐCSVN ra đời.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát
- 2 HS trả lời.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- HS nghe
2. Khám phá.
* Hoạt động 1: Cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 và tinh thần cách mạng của nhân dân Nghệ - Tĩnh trong những năm 1930 - 1931
- Giáo viên treo bản đồ hành chính Việt Nam, yêu cầu học sinh tìm và chỉ vị trí hai tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh.
- Nghệ - Tĩnh là hai tên gọi tắt của hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Tại đây, ngày 12-9-1930 đã diễn ra cuộc biểu tình lớn, đi đầu cho phong trào đấu tranh của nhân dân ta.
- Yêu cầu: Dựa vào tranh và nội dung SGK hãy thuật lại cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 ở Nghệ An?
- Cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 đã cho thấy tinh thần đấu tranh của nhân dân Nghệ An - Hà Tĩnh như thế nào?
- KL: Đảng ra vừa ra đời đã đưa phong trào cách mạng bùng lên ở một số địa phương. Trong đó có phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao. Phong trào này làm nên những đổi mới ở làng quê Nghệ Tĩnh những năm 30-31.
*Hoạt động 2: Những chuyển biến đổi mới ở những nơi nhân dân Nghệ Tĩnh giành được chính quyền cách mạng
- GV giao nhiệm vụ cho HS trả lời câu hỏi và yêu cầu sau:
+ Khi sống dưới ách đô hộ của thực dân Pháp người nông dân có ruộng cày đất không? Họ phải cày ruộng cho ai?
+ Hãy đọc SGK và ghi lại những điểm mới ở những nơi nhân dân Nghệ Tĩnh giành được chính quyền cách mạng những năm 1930 -1931.
+ Khi được sống dưới chính quyền Xô Viết, người dân có cảm nghĩ gì?
- GV nhận xét, kết luận: Dưới chính quyền Xô Viết Nghệ - Tĩnh, bọn đế quốc phong kiến vô cùng hoảng sợ, đán áp phong trào hết sức dã man. Hàng nghìn Đảng viên và chiến sĩ yêu nước bị tù đày hoặc bị giết. Đến giữa năm 31 phong trào lắng xuống. Mặc dù vây, phong trào đã tạo một dấu ấn to lớn trong lịch sử Việt Nam và có ý nghĩa hết sức to lớn. 
*Hoạt động 3: Ý nghĩa của phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh
- Phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh nói lên điều gì về tinh thần chiến đấu và khả năng làm cách mạng của nhân dân ta?
- Phong trào có tác động gì đối với phong trào của cả nước?

- 1 em lên bảng chỉ.
- Học sinh lắng nghe.
- HS thuật lại trong nhóm,1 em trình bày trước lớp
- Quyết tâm đánh đuổi thực dân Pháp và bè lũ tay sai.
- HS trả lời
- Không có ruộng, họ phải cày thuê, cuốc mướn.
- Không xảy ra trộm cắp.
- Các thủ tục lạc hậu bị đả phá, thuế vô lý bị xóa bỏ v.v...
- Phấn khởi.
- Cho thấy tinh thần dũng cảm của nhân dân ta. Sự thành công bước đầu cho thấy nhân dân ta hoàn toàn có thể làm cách mạng thành công.
- Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh đã khích lệ, cộ vũ động viên tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

3. Luyện tập - thực hành 
- HS chỉ vị trí của Nghệ an , Hà Tĩnh trên bản đồ Việt Nam.
- Kể tên một số nhà yêu nước sinh ra từ Nghệ An, Hà Tĩnh.

- Hs nêu
4. Vận dụng ,trải nghiệm.
- Sưu tầm những bài thơ nói về phong trào Xô Viết - nghệ Tĩnh.
- HS nghe và thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có).
..................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 9: Cách mạng mùa thu
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- HS biết cách mạng tháng Tám nổ ra vào thời gian nào, sự kiện cần nhớ, kết quả:
- Phát triển năng lực kể lại sự kiện đáng nhớ về Cách mạng tháng Tám .
- HS vận dụng biết đấu tranh vì lẽ phải.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - GV:Bản đồ hành chính Việt Nam 
 - HS: SGK, vở
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động.

 - Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Kể đúng, kể nhanh" tên các địa phương tham gia phong trào Xô Viết - NT(1930-1931)
- GV nhận xét, tuyên dương
- Giới thiệu b...a cần làm gì để bảo vệ nền độc lập của dân tộc? Bản thân em đã thực hiện điều đó như thế nào? 
-Để có được cuộc sống hòa bình như ngày hôm nay chúng ta cần biết ơn những ai ?

- Học sinh dùng tranh minh họa, dùng lời của mình hoặc đọc các bài thơ có tả quang cảnh 2-9-1945
- HS tả
- HS nghe.
- HS thảo luận nhóm
- HS đọc
- Bắt đầu vào đúng 14 giờ.
- Giọng nói của Bác Hồ và những lời khẳng định trong bản Tuyên ngôn độc lập còn vang mãi trong mỗi người dân
- 3 nhóm cử 3 đại diện lần lượt trình bày.
- 2 em lần lượt đọc trước lớp.
- HS trao đổi để tìm ra nội dung chính.
- Khẳng định quyền độc lập. Chấm dứt chế độ thực dân phong kiến.
- Khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. 
- Truyền thống bất khuất kiên cường của người Việt Nam. 

4.Vận dụng, trải nghiệm.
- Ngày 2-9-1945 là ngày lễ gì của dân tộc ta?
- Ngày Quốc khánh của nước ta.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có).
..................................................................................................................................................................................................................................................................Tiết 11: Ôn tập: Hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp xâm lược và
đô hộ (1858 - 1945)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT	
- HS biết được những mốc thời gian , những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến năm 1945.
- HS vận dụng nhớ được các mốc lịch sử dân tộc giai đoạn 1858 - 1945.
*Phẩm chất: : Thích tìm hiểu lịch sử nước nhà
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - GV: SGK, Bảng thống kê
 - HS: SGK, vở
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động:
 - Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Nói nhanh- Đáp đúng"
- Cách chơi: Chia lớp thành 2 đội chơi, mối đội có 6 em. Khi có hiệu lệnh thì đại diện của nhóm này nêu ra một mốc lịch sử nào đó thì nhóm kia phải trả lời nhanh mốc lịch sử đó diễn ra sự kiện gì. Cứ như vậy các nhóm đổi vị trí cho nhau, nhóm nào trả lời nhanh và đúng nhiều hơn thì nhóm đó thắng.
- GV nhận xét , tuyên dương
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- Học sinh lắng nghe
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi đầu bài vào vở
2. Khám phá 
* Hoạt động 1: Thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1858-1945
- GV treo bảng thống kê đã hoàn chỉnh nhưng che kín nội dung.
- Hướng dẫn học sinh đàm thoại để hoàn chỉnh bảng thống kê theo câu hỏi sau:
+ Ngày 1/9/1858 xảy ra sự kiện lịch sử gì?
+ Sự kiện lịch sử này có nội dung là gì?
+ Sự kiện tiếp theo sự kiện Pháp nổ súng xâm lược nước ta là gì? Thời gian xảy ra. Nội dung cơ bản của sự kiện đó?
- GV theo dõi và làm trọng tài cho HS
* Hoạt động 2: Trò chơi ô chữ kì diệu
- GV giới thiệu trò chơi
- Trò chơi gồm 15 hàng ngang, 1 hàng dọc
- GV chơi HD cho 3 đội chơi, nêu luật chơi, tổ chức học sinh chơi
Câu hỏi gợi ý:
1) Tên của Bình Tây địa Nguyên Soái
2) Tên phong trào yêu nước đầu TK20 do Phan Bội Châu lãnh đạo
 (6 chữ cái)
3) Một trong số tến của Bác Hồ.
4) Một trong 2 tỉnh nổ ra phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh?
5) Phong trào yêu nước diễn ra sau cuộc phản công Huế.
6) Cuộc cách mạng mùa thu diễn ra vào thời gian này?
7) Trương Định phải về nhận chức lãnh binh ở nơi này?
8) Nơi mà cách mạng tháng Tám thành công 19/8/45
9) Nhân dân vùng này tham gia biểu tình 12/9/1930
10) Tên quản trường nơi Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập
11) Giai cấp mới ở nước ta khi thực dân Pháp đô hộ
12) Nơi diễn ra hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
13) Cách mạng tháng 8 đã giải phóng cho nhân dân ta khỏi kiếp người này?
14) Người chủ chiến trong Triều Nguyễn
15) Người lập ra hội Duy Tân.
3.Luyện tập, thực hành
- HS thực hiện hỏi đáp với nhau bằng câu hỏi theo cặp như : 
- Bạn có biết ngày 1/9/1858 xảy ra sự kiện lịch sử gì?
- Pháp nổ súng xâm lược nước ta là gì?
 
- Học sinh đọc bảng thống kê các sự kiện lịch sử đã chuẩn bị ở nhà.
- Học sinh làm việc dưới sự điều khiển của lớp trưởng
- Các HS khác trả lời và bổ sung ý kiến
- Lớp trưởng điều kiển đúng, sai.
- Nếu đúng thì mở bảng thống kê cho cả lớp đọc lại
+ Nếu sai yêu cầu HS khác sửa chữa
- Học sinh cùng xây dựng để hoàn thành bảng thống kê
- HS nghe
- HS nghe
- Các đội chọn từ hàng ngang
- GV nêu giơ ý của từ ứng với hàng ngang các đội suy nghĩ trả lời phất cờ nhanh.
- Trả lời đúng cho 10 điểm, sai không cho điểm
- Trò chơi kết thúc khi tìm ra từ hàng dọc
- Đội được nhiều điểm là thắng.
-Từng cặp HS thực hành hỏi - đáp
4. Vận dụng, trải nghiệm
- Sưu tầm các câu chuyện về các nhân vật lịch sử trong giai đoạn lịch sử từ năm 1858 - 1945.
- HS nghe và thực hiện
- Lập bảng thống kê về các mốc thời gian sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử trong giai đoạn trên.
- HS nghe và thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có).
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tự hào dân tộc, yêu quê hương, biết ơn anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì độc lập dân tộc.
- HS có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực trong các hoạt động
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Giáo viên: Bài giảng điện tử, SGK...
2. Học sinh: vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động
 - Cho HS thi đua trả lời câu hỏi:
+ Em hãy nêu dẫn chứng về âm mưu quyết tâm cướp nước ta một lần nữa của thực dân Pháp?
+ Thuật lại cuộc chiến đấu của nhân dân Hà Nội?
- GV nhận xét, tuyên dương
- Giới thiệu bài
- HS thi đua trả lời
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Khám phá 
 Hoạt động 1: Âm mưu của địch và chủ trương của ta
+ Sau khi đánh chiếm được Hà Nội và các thành phố lớn thực dân Pháp có âm mưu gì?
+ Vì sao chúng quyết tâm thực hiện bằng được âm mưu đó?
+ Trước âm mưu của thực dân Pháp, Đảng và Chính phủ ta đã có chủ trương gì?
- GV nhận xét, chốt ý đúng
Hoạt động 2: Diễn biến chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947
+ Quân địch tấn công lên Việt Bắc theo mấy đường? Nêu cụ thể từng đường?
+ Quân ta đã tiến công, chặn đánh quân địch như thế nào?
Hoạt động 3: Ý nghĩa của chiến thắng Việt bắc thu – đông 1947
+ Thắng lợi của chiến dịch đã tác động thế nào đến âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh, kết thúc chiến tranh của thực dân Pháp?
+ Sau chiến dịch, cơ quan đầu não kháng chiến của ta ở Việt Bắc như thế nào?
+ Chiến dịch Việt Bắc thắng lợi chứng tỏ điều gì về sức mạnh và truyền thống của nhân dân ta?

- HS trả lời, nhận xét bạn.
- Học sinh làm việc theo nhóm, trả lời câu hỏi theo yêu cầu.
- Nhóm khác bổ sung.
- HS TLCH.
3. Luyện tập, thực hành
+ Thắng lợi tác động thế nào đến tinh thần chiến đấu của nhân dân ta?
- HS trả lời.
4. Vận dụng, trải nghiệm
- Về nhà tìm hiểu những tấm gương dũng cảm chiến đấu trong chiến dịch này.
- HS nghe và thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (NẾU CÓ):
..................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 15: Chiến thắng biên giới thu - đông 1950
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nắm được: nguyên nhân ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu – đông 1950? *CV 5842: Kể lại được một số sự kiện về chiến dịch Biên giới thu – đông 1950.
- HS vận dụng nắm được ý nghĩa của chiến thắng Biên giới thu – đông 1950; được sự khác biệt giữa chiến thắng Việt Bắc 1947 và chiến thắng Biên giới thu – đông 1950.
- Chăm chỉ, trách nhiệm, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC : 
- Giáo viên: Máy tính, bài giảng powerpoint, SGK.
- Học sinh:, SGK, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Khởi động:
- Cho HS tổ chức thi hỏi đáp:
+ Kể lại diễn biến chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947
+ Nêu ý nghĩa thắng lợi Việt Bắc thu - đông 1947
- Giới thiệu bài.
2. Khám phá:
Hoạt động 1: Ta quyết định mở chiến dịch biên giới Thu - Đông 1950.
- Giới thiệu:
+ Các tỉnh trong căn cứ địa Việt Bắc
+ Nếu để Pháp tiếp tục khóa chặt biên giới Việt - Trung, sẽ ảnh hưởng gì đến căn cứ địa Việt Bắc và kháng chiến của ta?
+ Vậy nhiệm vụ của kháng chiến lúc này là gì?
Hoạt động 2: Diễn biến, kết quả chiến dịch Biên giới thu - đông 1950
+ Trận đánh mở màn cho chiến dịch là trận nào? Hãy kể lại trận đánh đó?
+ Sau khi mất Đông Khê, địch làm gì? Quân ta làm gì trước hành động đó của địch?
+ Nêu kết quả của chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
+ Vì sao ta lại chọn Đông Khê là trận mở đầu chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 không?
Hoạt động 3: Ý nghĩa của chiến thắng Biên giới thu - đông 1950
- Nêu điểm khác nhau chủ yếu của chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 với chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947. 
+ Nêu ý nghĩa của Chiến thắng Biên giới thu - đông 1950?
Hoạt động 4: Bác Hồ trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950, gương chiến đấu dũng cảm của anh La Văn Cầu.
- Xem hình 1 và nói rõ suy nghĩ của em về hình ảnh Bác Hồ trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
+ Hãy kể những điều em biết về gương chiến đấu dũng cảm của anh La Văn Cầu và tinh thần chiến đấu của bộ đội ta?
3.Vận dụng:
- Em học tập được gì từ tấm gương anh La Văn Cầu?

- HS trả lời
- HS trả lời
- HS ghi vở.
- HS theo dõi
- HS thảo luận
+ Đại diện nhóm trả lời.
- Hs trả lời
- Nhóm.
- Đại diện nhóm kể lại diễn biến chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
- Học sinh nêu.
- HS nêu.
- HS kể.
- HS TLCH.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY :
..................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 16: Hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Biết hậu phương được mở rộng và xây dựng vững mạnh:
- HS vận dụng nêu một số điểm chính hậu phương sau những năm chiến dịch biên giới.
-Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_5_hoc_ki_1.docx
  • docxTuần 1.docx
  • docxTuần 2.docx
  • docxTuần 3.docx
  • docxTuần 4.docx
  • docxTuần 5.docx
  • docxTuần 6.docx
  • docxTuần 7.docx
  • docxTuần 8.docx
  • docxTuần 9.docx
  • docxTuần 10.docx
  • docxTuần 11.docx
  • docxTuần 12.docx
  • docxTuần 13.docx
  • docxTuần 14.docx
  • docxTuần 15.docx
  • docxTuần 16.docx
  • docxTuần 17.docx
  • docTuần 18.doc