Giáo án Lịch sử 9 (CV5512) - Học kì 2

I . MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Sau hi học bài này học sinh

- Biết những hoạt động của NAQ từ 1917 đến 1923 ở Pháp. Nhấn mạnh đến việc NAQ đã tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam.

- Hiểu những hoạt động cụ thể của NAQ từ 1923 đến 1924 ở Liên Xô để hiểu rõ đó là sự chuẩn bị tư tưởng cho sự thành lập Đảng

- Trình bày những hoạt động cụ thể của NAQ từ 1924 đến 1925 ở Trung Quốc để hiểu rõ đó là sự chuẩn bị tổ chức cho sự thành lập Đảng

- Nhận xét về quá trình hoạt động cách mạng của NAQ từ 1919 – 1925?

GDMT:

+ Gửi bản “Yêu sách của ND An Nam” đến Hội nghị Vecxây (1919), đọc bản sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề DT và thuộc địa; tham dự ĐH Đảng XH Pháp và tham gia thành lập ĐCS Pháp (1920).

+ Dự ĐH Quốc tế CS lần V (1924).

+ Thành lập Hội VNCM Thanh niên.

GD tấm gương ĐĐ.HCM:

+ CĐ: GD tinh thần vượt qua mọi khó khăn, gian khổ quyết tâm tìm đường cứu nước

+ ND: Những h/động của NAQ tìm thấy con đường cứu nước GPDT.

2. Năng lực:

- Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề

- Quan sát hình 28 để biết được NAQ tham gia Đại hội Đảng xã hội Pháp ( 12/1920)

- Lập bảng hệ thống về hoạt động của NAQ từ năm 1919 đến 1925. So sánh, nhận xét, đánh giá rút ra bài học kinh nghiệm về những thuận lợi và khó khăn trên con đường hoạt động cách mạng của Người

- Rèn luyện kĩ năng quan sát và trình bày một số vấn đề lịch sử bằng bản đồ.

3. Phẩm chất:

-Giáo dục cho Học sinh lòng khâm phục, kính yêu lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và các chiến sĩ cách mạng.

-Sống có trách nhiêm, vượt khó đi lên

.II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên: + Giáo án word và Powerpoint.

+ Lược đồ: Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu

2. Học sinh: Học + Đọc sách giáo khoa.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a, Mục tiêu: Thông qua hệ thống câu hỏi tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết về hoạt động của NAQ đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới

b.Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên

thời gian 5 phút

c) Sản phẩm: trả lời được nhân vật trong bức ảnh là Nguyễn Ái Quốc- tại đại hội Tua -1920

d) Tổ chức thực hiện:

- Chia lớp thành 4 đội

Có 4 câu hỏi để các đội trả lời. Mỗi câu có 10 giây để suy nghĩ. Sau 10 giây các đội mới được giơ tín hiệu trả lời.Trả lời đúng mỗi câu được 10 điểm. Trả lời sai không được điểm.

doc 202 trang Cô Giang 13/11/2024 400
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử 9 (CV5512) - Học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử 9 (CV5512) - Học kì 2

Giáo án Lịch sử 9 (CV5512) - Học kì 2
Ngày soạn: .................................................
Ngày giảng: ............................................... 
HỌC KÌ II: 
Tiết 19, Bài 16
HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC Ở NƯỚC NGOÀI
TRONG NHỮNG NĂM 1919-1925
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau hi học bài này học sinh 
- Biết những hoạt động của NAQ từ 1917 đến 1923 ở Pháp. Nhấn mạnh đến việc NAQ đã tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam.
- Hiểu những hoạt động cụ thể của NAQ từ 1923 đến 1924 ở Liên Xô để hiểu rõ đó là sự chuẩn bị tư tưởng cho sự thành lập Đảng 
- Trình bày những hoạt động cụ thể của NAQ từ 1924 đến 1925 ở Trung Quốc để hiểu rõ đó là sự chuẩn bị tổ chức cho sự thành lập Đảng 
- Nhận xét về quá trình hoạt động cách mạng của NAQ từ 1919 – 1925?
 GDMT:
+ Gửi bản “Yêu sách của ND An Nam” đến Hội nghị Vecxây (1919), đọc bản sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề DT và thuộc địa; tham dự ĐH Đảng XH Pháp và tham gia thành lập ĐCS Pháp (1920).
+ Dự ĐH Quốc tế CS lần V (1924).
+ Thành lập Hội VNCM Thanh niên.
GD tấm gương ĐĐ.HCM: 
+ CĐ: GD tinh thần vượt qua mọi khó khăn, gian khổ quyết tâm tìm đường cứu nước
+ ND: Những h/động của NAQ tìm thấy con đường cứu nước GPDT.
2. Năng lực: 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề
- Quan sát hình 28 để biết được NAQ tham gia Đại hội Đảng xã hội Pháp ( 12/1920)
- Lập bảng hệ thống về hoạt động của NAQ từ năm 1919 đến 1925. So sánh, nhận xét, đánh giá rút ra bài học kinh nghiệm về những thuận lợi và khó khăn trên con đường hoạt động cách mạng của Người
- Rèn luyện kĩ năng quan sát và trình bày một số vấn đề lịch sử bằng bản đồ.
3. Phẩm chất:
 -Giáo dục cho Học sinh lòng khâm phục, kính yêu lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và các chiến sĩ cách mạng. 
-Sống có trách nhiêm, vượt khó đi lên
.II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
 1. Giáo viên: + Giáo án word và Powerpoint.
 + Lược đồ: Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu
 2. Học sinh: Học + Đọc sách giáo khoa.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 
a, Mục tiêu: Thông qua hệ thống câu hỏi tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết về hoạt động của NAQ đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới
b.Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên
thời gian 5 phút
c) Sản phẩm: trả lời được nhân vật trong bức ảnh là Nguyễn Ái Quốc- tại đại hội Tua -1920
d) Tổ chức thực hiện:
- Chia lớp thành 4 đội 
Có 4 câu hỏi để các đội trả lời. Mỗi câu có 10 giây để suy nghĩ. Sau 10 giây các đội mới được giơ tín hiệu trả lời.Trả lời đúng mỗi câu được 10 điểm. Trả lời sai không được điểm.
- Giáo viên cho xem tranh ảnh trả lời các câu hỏi:
 1.Bác Hồ tên thật là gì? Bác sinh ngày, tháng, năm nào? Quê của Bác ở đâu?
2.Trong quá trình hoạt động cứu nước, Bác Hồ đã có rất nhiều tên gọi khác nhau. Em hãy nêu ít nhất 3 tên gọi của Bác mà em biết? 
3. Gia đình Bác Hồ có mấy thành viên? Đọc rõ họ tên của từng người?
4. Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào ngày, tháng, năm nào? Hướng đi của người là đến phương Đông hay phương Tây?
 - Dự kiến sản phẩm 
1.Tên thật: Nguyễn Sinh Cung.
Sinh ngày: 19/05/1890. 
Quê: Kim Liên, Nam Đàn, NghệAn
2. Nguyễn Sinh Cung. Nguyễn Tất Thành. Nguyễn Ái Quốc. Văn Ba Hồ Chí Minh.
3. Bố: Nguyễn Sinh Sắc.
Mẹ: Hoàng Thị Loan.
Chị:Nguyễn Thị Thanh
Anh: Nguyễn Sinh Khiêm
Em: Nguyễn Sinh Xin.
4. - Ngày 5/6/1911.- Phương Tây.
* Tổ chức cho HS xe video về hành trình cứu nước của NGuyễn Ái Quốc
 Trên cơ sở ý kiến GV dẫn dắt vào bài hoặc GV nhận xét và vào bài mới: 
 Cuối TK XIX đầu TK XX CMVN rơi vào tình trạng khủng hoảng về lãnh đạo và bế tắc về đường lối, nhiều chiến sĩ ra đi tìm đường cứu nước nhưng không thành. Nguyễn Ái Quốc khâm phục và trân trọng các bậc tiền bối nhưng không đi theo con đường mà các chiến sĩ đương thời đã đi. Vậy Nguyễn Ái Quốc đi theo con đường nào? Để hiểu rõ hơn ta vào bài học hôm nay.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Nguyễn Ái Quốc ở Pháp (1917-1923) 
a) Mục tiêu: trình bày được hoạt động của NAQ từ 1917 đến 1923 ở Pháp. Nhấn mạnh đến việc NAQ đã tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam.
b) Nội dung : Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi của giáo viên
- Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, phân tích.
-Thời gian: 15 phút
c) Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của giáo viên
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
 DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- Chia thành nhóm cặp đôi.
 Các nhóm đọc mục 1 SGK (4 phút), và quan sát tranh ảnh thảo luận nhóm và thực hiện các yêu cầu sau:
?Trong thời gian sinh sống tại Pháp Nguyễn Ái Quốc đã có những hoạt động nào ? Ý nghĩa của các hoạt động đó?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những ...925)
a) Mục tiêu: Trình bày những hoạt động cụ thể của NAQ từ 1924 đến 1925 ở Trung Quốc để hiểu rõ đó là sự chuẩn bị tổ chức cho sự thành lập Đảng 
b) Nội dung : Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi của giáo viên
- Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, phân tích.
- Thời gian: 7 phút
c) Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của giáo viên thể hiện phần nội dung bài học
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
 NỘI DUNG BÀI HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
HS đọc SGK thảo luận nhóm 2 vấn đề 
? Tại Trung Quốc Người đã có những hoạt động chủ yếu gì? Ý nghĩa của những hoạt động đó?
?Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì mới và khác với lớp người đi trước?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập hoàn thành sản phẩm vào bảng niên biểu
Thời gian
Hoạt động
Ý nghĩa
1924


1925


Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả.
- Đại diện các nhóm trình bày.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh
- Đây là tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam, có hạt nhân là Cộng sản Đoàn: gồm có 7 đồng chí: Lê Hồng Phong, Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Lưu Quốc Long, Trương Văn Lĩnh, Lê Quang Đạt, Lâm Đức Thụ.
- Lúc đầu tổ chức Việt Nam cách mạng Thanh niên gồm 90% là tiểu tư sản trí thức, chỉ có 10% là công nhân 
- Báo Thanh niên và cuốn Đường Cách Mệnh được bí mật truyền về nước thúc đẩy nhân dân đứng lên đấu tranh
GV: Năm 1928, Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên có chủ trương “ Vô sản hoá” nhằm tạo điều kiện cho hội viên tự rèn luyện, truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê nin, tổ chức và lónh đạo công nhân đấu tranh.
GV: giới thiệu với học sinh Hình 28
¦ Người từ chủ nghĩa yếu nước chân chính đến với chủ nghĩa Mác – Lênin.
Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì mới và khác với lớp người đi trước
- Hầu hết các chí sĩ đương thời sang các nước phương Đông ( Nhật Bản, Trung Quốc) tìm đường cứu nước.
- Nguyễn Ái Quốc sang phương Tây (Pháp) rồi sau đó đi vòng quanh thế giới để tìm đường cứu nước
=> Các chí sĩ trước Nguyễn Ái Quốc là 2 cụ Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh đều không thành đạt, không tìm thấy con đường cứu nước chân chính cho dân tộc.
- Nguyễn Ái Quốc nhận thức rõ ràng: muốn đánh Pháp thì phải hiểu Pháp; Người sang Pháp để tìm hiểu nước Pháp có thực sự “ Tự do, Bình đẳng, Bác ái” hay không ? Nhân dân Pháp như thế nào ? Sau đó Người sang Anh, Mĩ đi vòng quanh thế giới tìm hiểu, tìm ra con đường cách mạng chân chính cho dân tộc
- Người nhận thấy rằng: Trước cách mạng XHCN tháng 10 Nga 1917, xã hội tư bản là tiến bộ hơn tất cả các xã hội trước đó, có khoa học- kĩ thuật và văn minh phát triển.
- Cuối 1924 Nguyễn Ái Quốc về Trung Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên (6-1925)
- Nguyễn Ái Quốc trực tiếp mở các lớp huấn luyện, sau đó đưa cán bộ về hoạt động trong nước. 
- Ngoài ra công tác tuyên tuyền cũng được chú trọng: xuất bản báo Thanh Niên (6-1925), cuốn sách Đường Cách Mệnh (1927)
- Năm 1928, Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên có chủ trương “ Vô sản hoá”.
=> Chuẩn bị tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong giai đoạn 1919- 1925. 
b) Nội dung : GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân hoàn thành bảng thống kê. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
- Thời gian: 10 phút
c) Sản phẩm : lập được bảng thống kê thể hiện đầy đủ nội dung bài học; 
d) Tổ chức thực hiện
 Tổ chức cho HS Giải ô chữ và tìm ra chìa khóa
Câu 1 Bản yêu sách gửi tới hội nghị Véc xai ký tên ai? - Nguyễn Ái Quốc
Câu 2 Nguyễn Ái QUốc đọc bản luận cương của ai? - Lê Nin
Câu 3 Một trong hai hoạt động của Việt Nam Cách mạng thanh niên- Tuyên truyền
Câu 4 Khi rời bến cảng Nhà Rồng ra nước ngoài Bác Hồ có tên gọi là gì? Anh Ba
Câu 5 Ở Pháp Nguyễn Ái QUốc là chủ tờ báo nào? – Người cùng khổ
Câu 6 Một bản tài liệu dung để huấn luyện cán bộ cách mạng tại Quảng Châu? - Đường cách mệnh
Câu 7 Hội VNCMTN được thành lập ở đâu tại trung quốc - Quảng Châu
Ô chữ chìa khóa: YÊU NƯỚC
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về con đường hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc trong giai đoạn 1919 – 1925. HS biết nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm về những khó khăn của Người trong quá trình ra đi tìm đường cứ nước cho đến khi Người tìm ra con đường cứu nước
b) Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm tại lớp rồi cho HS hoàn thành bài tập ở nhà
c) Sản phẩm...phần tham gia và địa bàn hoạt động cũng như quá trình hoạt động của Tân Việt Cách mạng đảng 
b) Nội dung : Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi của giáo viên
thời gian: 15 phút
c) Sản phẩm : trả lời được các câu hỏi của giáo viên (Phần nội dung)
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
NỘI DUNG
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Yêu cầu HS đọc SGK thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
? Tân Việt CM Đảng ra đời trong hòan cảnh nào? Thành phần của Tân Việt CM Đảng gồm những ai? Địa bàn hoạt động của tổ chức
 ? Em có nhận xét gì về địa bàn hoạt động ?
 ? Vì sao trong quá trình hoạt động Tân Việt CM Đảng lại bị phân hóa?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt) 
Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả.
- HS đại diện nhóm nêu kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV phân tích: 
 + Khi mới thành lập là 1 tổ chức yêu nước, chưa có lập trường giai cấp rõ rệt " nên nó có sự phân hóa .
 + Hoạt động của Hội VN CM Thanh niên do NAQ sáng lập với lí luận và tư tưởng của CN Mac - Lênin " ảnh hưởng lớn tới Tân Việt Cách mạng Đảng, lôi kéo nhiều Đảng viên trẻ, tiên tiến đi theo. 
 + Ngòai công tác GD, huấn luyện Đảng viên, TV còn tiến hành các họat động khác như lớp học ban dêm, phổ biến sách báo mác xít, đưa hội viên vào họat động thực tế....
 + Trong quá trình họat động, nội bộ TV phân hóa sâu sắc thành 2 khuynh hướng rõ rệt: tư sản và vô sản. Xu hướng CM theo quan điểm vô sản chiếm ưu thế. Một số đảng viên tiên tiến của Tân Việt đã chuyển sang Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, tích cực chuẩn bị tiến tới thành lập một chính đảng kiểu mới theo chủ nghĩa Mác - Lênin " đó là Đông Dương Cộng sản liên đòan. (mà các em được học phần sau)
 ­ Em có nhận xét gì về tổ chức CM này ?
 HS so sánh, nhận xét, bổ sung.
 GV: So với hội VN CM thanh niên, Tân Việt còn nhiều hạn chế , hàng ngũ Tân Việt ngày càng bị thu hẹp ...
 ­ Tân Việt Cách mạng Đảng ra đời có ý nghĩa gì?
HS: Chứng tỏ tinh thần yêu nước và nguyện vọng cứu nước của thanh niên trí thức tiểu tư sản Việt Nam. Tân Việt góp phần cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Đông Dương sau này. 

- Hòan cảnh: Ra đời ở trong nước do 1 số sinh viên trường CĐSP Đông Dương và nhóm tù chính trị cũ ở Trung Kì thành lập (Tiền thân là Hội Phục Việt). Sau nhiều lần đổi tên, tháng 7/ 1928 lấy tên là Tân Việt CM Đảng.
 - Thành phần : Trí thức trẻ và thanh niên tiểu tư sản yêu nước.
 - Hoạt động : 
 + Khi mới thành lập là một tổ chức yêu nước, chưa có lập trường giai cấp rõ rệt
 + Do ảnh hưởng của Hội VNCM Thanh niên, nội bộ Tân Việt phân hóa thành 2 khuynh hướng : Tư sản và vô sản .

III) Việt Nam quốc dân đảng (1927) và cuộc khởi nghĩa Yên Bái (1930).
 a) Mục tiêu: nhận biết và ghi nhớ thời gian, lãnh đạo, thành phần và động của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng
b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân, thảo luận cặp đôi, nhóm trả lời các câu hỏi của giáo viên
thời gian: 10 phút
c) Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của giáo viên (Phần nội dung)
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
NỘI DUNG 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Yêu cầu HS đọc SGK thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
? Lãnh đạo của VNQDĐ là ai? nền tảng tư tưởng chính trị, tôn chỉ mục đích và thành phần tổ chức là gì.
? Nhận xét về thành phần của VNQDD?
? Việt Nam quốc dân đảng đã có những hoạt động chính nào?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt) 
Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả.
- HS đại diện nhóm nêu kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

1)Việt Nam Quốc Dân Đảng (1927)
Sự thành lập. 25/12/1927
Lãnh đạo. Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu...
Mục tiêu: đánh đuổi giặc pháp, thiết lập dân quyền theo xu hướng CMDCTS.
Thành phần. Đông đảo các tầng lớp tham gia chủ yếu là tầng lớp giàu có
Hoạt động.
- Thiên về bạo động, ám sát (9/2/1929)
2)	Khởi	nghĩa	Yên	Bái (1930).
- Hoàn cảnh.
TD Pháp đang vây lùng sau cuộc ám sát Ba- danh
- Diễn biến, kết quả.
- 9/2/1930?
- Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 10p
Mục tiêu:
Hệ thống hóa kiến thức, cũng cố và hoàn thiện kiến thức kỉ năng của bài Trình bày được sự ra đời và những hoạt động chủ yếu của tổ chức Tân Việt Cách mạng đảng và sơ sánh với tổ chức VNCMTN
Nhiệm vụ học sinh: hoàn thành các bài tập
Các bước thực hiện
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
? Các tổ chức cách mạng nào được thành lập ở Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời? Hãy so sánh các tổ chứ...ả lớp,... trao đổi, thảo luận, nêu quan điểm của mình.
b. Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV hoạt động cá nhân hoăc thảo luận cặp đôi để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên. 
c) Sản phẩm: HS nêu được ngày kỉ niệm hoặc không, nhưng biết được sự ra đời
d) Tổ chức thực hiện
GV trực tiếp hỏi cả lớp
Hằng năm, nước ta kỉ niệm ngày thành lập Đảng vào ngày nào? Em biết gì về Đảng Cộng sản Việt Nam?
 Sự ra đời của Đảng có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng nước ta?
 Sau khi một vài HS phát biểu (đúng, sai không quan trọng), GV dẫn dắt HS vào bài mới.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
a) Mục tiêu: Biết được những nét chính về tình hình cách mạng nước ta ngay trước khi thành lập Đảng.
Trình bày được vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đánh giá được tầm quan trọng của Hội nghị thành lập Đảng đối với cách mạng nước ta lúc bấy giờ.
I.Ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929
a) Mục tiêu: Nêu tên ba tổ chức cộng sản được thành lập ở Việt Nam năm 1929, thời gian thành lập. Nêu được ý nghĩa và hạn chế của việc ra đời ba tổ chức cộng sản.
b) Nội dung: HS làm việc cá nhân, đọc kĩ các thông tin, kết hợp quan sát kênh hình, sau đó có thể thảo luận cặp/nhóm về sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam trong năm 1929 và ý nghĩa cũng như hạn chế của việc ra đời ba tổ chức cộng sản. Các nhóm thống nhất nội dung, viết kết quả thảo luận ra giấy và cử đại diện báo cáo trước lớp.
c) Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của giáo viên
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của thày và trò
Nội dung 
Bước 1 Chuyển giao nhiệm vụ 
GV yêu cầu HS đọc SGK thảo luận nhóm
Nêu tên các tổ chức cộng sản ra đời trong năm 1929?
Tại sao trong thời gian ngắn, ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời?
Việc ra đời một lúc 3 tổ chức cộng sản nó có ý nghĩa và hạn chế gì?
Bước 2: HS thực nhiệm vụ. trong quá trình thực hiện giáo viên gợi ý bằng các câu hỏi gọi mở:
- Chi bộ cộng sản đầu tiên được thành lập như thế nào?
- Tại sao một số hội viên tiên tiến của Hội VNCMTNở Bắc Kì lại chủ động thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam?
+ Vào những năm 1928, 1929 phong trào CMVN phát triển mạnh -> Hội không còn đủ sức lãnh đạo CM -> Thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên ở VN để tiến tới thành lập một ĐCS để thay thế, lãnh đạo CM.
- Hỏi: Ba tổ chức cộng sản được thành lập như thế nào?
Tại sao trong thời gian ngắn, ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời?
 + Cuối những năm 20 của TK XX, con đường cách mạng theo xu hướng vô sản phát triển mạnh -> Cần thành lập ĐCS để tổ chức, lãnh đạo phong trào cách mạng.
+ Khi ý kiến của đoàn đại biểu Bắc Kì tại Đại hội lần thứ nhất (5/1929) của Hội VNTN không được chấp nhận -> Bỏ về nước, thành lập ĐD CSĐ -> đáp ứng được tình hình thực tế nên được nhân dân ủng hộ và tin theo.
+ Hình hình đó tác động đến thành phần của Hội ở Nam Kì -> An Nam CSĐ ra đời.
Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả.
- HS đại diện nhóm nêu kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Ba tổ chức cộng sản ra đời thúc đẩy phong trào cách mạng dân tộc, dân chủ phát triển mạnh mẽ.
- Ba tổ chức hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng, gây chia rẽ, mất đoàn kết.
 => Yêu cầu thống nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất
1. Hoàn cảnh: 
- Phong trào cách mạng lên cao nhất là phong trào công nhân theo khuynh hướng vô sản -> Thành lập Đảng để lãnh đạo. 
2. Sự thành lập:
- 3/1929 Chi bộ đầu tiên được thành lập ở Bắc Kì. (số nhà 5D - Hàm Long - Hà Nội) 
- Ngày 17/6/1929: Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập ở Bắc Kì.
- Tháng 8/1929: An Nam Cộng sản Đảng được thành lập ở Nam Kì. (do các hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Trung Quốc và Nam Kì) 
- Tháng 9/1929: Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn thành lập ở Trung Kì.
3. Nghĩa và hạn chế của việc ra đời ba tổ chức cộng sản.
+ Ý nghĩa: phản ánh xu thế tất yếu của cách mạng Việt Nam; trực tiếp chuẩn bị, đưa đến sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930).
+ Hạn chế: hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng với nhau, đưa đến nguy cơ chia rẽ trong phong trào cách mạng.
II. Hội nghị thành lập Đảng cọng sản Việt Nam
a) Mục tiêu: nhận biết và ghi nhớ -Nội dung chính của hội nghị thành lập Đảng
b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi của giáo viên
c) Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của giáo viên
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của thày và trò
Nội dung 
Bước 1 Chuyển giao nhiệm vụ 
GV yêu cầu HS đọc SGK thảo luận nhóm:
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời trong hoàn cảnh nào, do ai sáng lập. 
- Cho biết thời gian, địa điểm, người chủ trì Hội nghị?
- TRình bày nội dung hội nghị?
- Sự kiện Đảng ra đời có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến...h mạng Việt Nam, chấm dứt thời kì khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo cách mạng.
- Từ đây cách mạng Việt Nam là bộ phận của cách mạng thế giới.
- Là sự chuẩn bị có tính tất yếu, quyết định những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng Việt Nam. 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
c) Sản phẩm: trả lời câu hỏi thể hiện đầy đủ nội dung bài học; 
 d) Tổ chức thực hiện
GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con 
Câu 1: Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930) được tổ chức tại đâu?
A. Sài Gòn.
B. Hương Cảng (Trung Quốc)
C. Moskva (Nga)
D. Băng Cốc (Thái Lan).
Câu 2: Vì sao sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930) là bước ngoặt vĩ đại của lịch sử cách mạng Việt Nam?
A. Kết thức thời kỳ phát triển của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản.
B. Đưa giai cấp công nhân và nông dân lên lãnh đạo cách mạng.
C. Chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.
D. Chấm dứt tình trạng chia rẽ giữa các tổ chức chính trị ở Việt Nam.
Câu 3: Nội dung của Hội nghị thành lập Đảng:
A. Thông qua Luận cương Chính trị của Đảng.
B. Thông qua Chính cương, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt của Đảng và chỉ định Ban Chấp hành Trung ương Lâm thời.
C. Bầu Ban Chấp hành Trung ương lâm thời
D. Quyết định lấy tên Đảng là Đảng Cộng sản Đông Dương
Câu 4: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp:
A. Chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào dân tộc, dân chủ.
B. Chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào công nhân,
C. Chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước,
D. Chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào công nhân và phong trào nông dân.
Câu 5: Tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương là ai?
A. Nguyễn Ái Quốc.
B. Hồ Tùng Mậu.
C. Trịnh Đình Cửu.
D. Trần Phú.
Câu 6: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là
A. Luân cương chính trị.
B. Tuyên ngôn thành lập Đảng.
C. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt.
D. Bản yêu sách của nhân dân An Nam.
Câu 7: Nội dung chủ yếu của cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo là gì?
A. Cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: Cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng XHCN
B. Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới.
C. Làm cách mạng giải phóng dân tộc sau đó tiến lên chủ nghĩa xã hội.
D. a và b đúng
Câu 8: Những điểm hạn chế cơ bản của Luận cương chính trị 1930?
A. Chưa nhận thức được tầm quan trọng của nhiệm vụ chống đế quốc giành độc lập dân tộc.
B. Nặng về đấu tranh giai cấp.
C. Chứa thấy rõ được khả năng cách mạng của các tầng lớp khác ngoài công nông.
D. Cả ba ý trên đều đúng.
Câu 9: Việc chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX được đánh dấu bằng sự kiện
A. Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
B. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại và sự tan rã của Việt Nam Quốc dân Đảng.
C. Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Véc-xai “Bản yêu sách của nhân dân An Nam”.
D. Đảng Cộng sản Viêt Nam được thành lập với Cương lĩnh chính trị đúng đắn.
Câu 10: Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản (6/1/1930) được thể hiện như thế nào?
A. Thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một Đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam
B. Soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên đê hội nghị thông qua
C. Truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê nin vào Việt Nam
D. Câu a và b đúng
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
+ Mục tiêu: giúp HS vận dụng được các kiến thức kỉ năng đã học để giải quyết các tình huống cụ thể
+ Nhiệm vụ HS thảo luận nhóm và hoàn thành sản phẩm 
+ Các bước thực hiện;
Câu 1 Tại sao nói sự ra đời của ba tổ chức cộng sản vào năm 1929 là xu thế tất yếu của cách mạng Việt Nam?
Câu 2 Đánh giá vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam
Câu 3 Theo em khi nào thì Đảng cộng sản Việt Nam ra đời
a.Khi phong trào công nhân phát triển mạnh, giai cấp công nhân trưởng thành
b.Khi phong trào yêu nước phát triển dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân.
c.Khi chủ nghĩa Mác-lê Nin được truyền bá rộng rãi và trở thành lý luận nền tảng của các tổ chức cách mạng.
d. Tất cả 3 yếu tố trên.
Khi học sinh làm bài xong GV chốt:
Như vậy Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp bởi 3 yếu tố: phong trào công nhân+ phong trào yêu nước và chủ nghĩa Mác-Lê Nin.
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng ở giai đoạn sau.
Tiết 22
 BÀI 19; PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VIỆT NAM
TRONG NHỮNG NĂM 1930 -1935
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: 
-Trình bày được nguyên nhân, diễn biến chính của phong trào cách mạng 1930 – 1931.
-Giải thích được tại sao nói Xô viết Nghệ – Tĩnh là đỉnh cao của phong tr...hù dập tắt trong máu lửa, nhưng ptrào XVNT đã chứng tỏ tinh thần đấu tranh kiên cường, oanh liệt và khả năng CM to lớn của quần chúng.
- Ptrào CM 1930 -1931 là cuộc tổng diễn tập làn thứ nhất của Đảng và quần chúng CM chuẩn bị cho CM tháng 8 1945.
- Nhận định về XVNT, HCM đã viết: “ Tuy đế quốc Pháp đã dập tắt ptrào trong 1 biển máu, nhưng XVNT đã chứng tỏ tinh thần oanh liệt và năng lực cách mạng của nhân dân lao động VN. Ptrào tuy thất bại nhưng nó rèn luyện lực lượng cho cách mạng tháng 8 thắng lợi sau này”.
C HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về 
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
c) Sản phẩm: trả lời câu hỏi thể hiện đầy đủ nội dung bài học; 
 d) Tổ chức thực hiện:
- Hỏi: Căn cứ vào đâu để nói: Xô Viết - Nghệ Tính là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng?
- Xô Viết Nghệ Tĩnh ra đời trong phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng.
- Chính quyền Xô Viết Nghệ Tĩnh đã thi hành các chính sách nhằm mạng lại quyền lợi cho nhân dân:
+ Chính trị: thực hiện các quyền tự do dân chủ.
+ Kinh tế: Xoá bỏ các loại thuế, chia lại ruộng đất công cho nông dân, giảm tô, xoá nợ.
+ VH-XH: Khuyến khích học chữ quốc ngữ, bài trừ hủ tục phong kiến...
+ Quân sự: Mối làng có một đội tự vệ vũ tranh
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
+ Mục tiêu: giúp HS vận dụng được các kiến thức kỉ năng đã học để giải quyết các tình huống cụ thể
+ Nhiệm vụ HS thảo luận nhóm và hoàn thành sản phẩm 
+ Các bước thực hiện
Hướng dẫn HS 
Giải thích tại sao nói Xô viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 - 1931
Xô viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 - 1931 vì: 
Phong trào XVNT là phong trào cách mạng quần chúng đầu tiên do Đảng lãnh đạo.
Có qui mô rộng lớn ... thời gian dài
Qui tụ được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia
Xây dựng được chính quyền Xô Viết tiến bộ cả về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội => Phong trào cách mạng 1930 -1931 là nguồn cổ vũ mạnh mẽ quần chúng nhân dân trong nước
Đ. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
Về nhà tìm hiểu về các di tích lịch sử của thời kỳ 1930-1931 trên quê hương Nghệ An
 Ngày soạn
Ngày dạy:
Tiết 23 Bài 20 
CUỘC VẬN ĐỘNG DÂN CHỦ TRONG NHỮNG
NĂM 1936 – 1939
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: hiểu và nắm được:
- Hoàn cảnh trong nước và thế giới có ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam trong những năm 1936-1939 -> đảng ta thay đổi chủ trương đấu tranh.
Trình bày được nguyên nhân, diễn biến chính phong trào dân chủ 1936 – 1939
- ý nghĩa của phòng trào đấu tranh.
* Trọng tâm: Phong trào cách mạng 1936-1939.
2. Kỹ năng: 
Biết sưu tầm tư liệu, tái hiện được các sự kiện phong trào dân chủ 1936-1939
Nâng cao năng lực phân tích, đánh giá thông qua xem xét các sự kiện lịch sử quan trọng.
 3. Phẩm chất
Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trân trọng những giá trị lịch sử, sự hi sinh lớn lao của các thế hệ cách mạng cho độc lập tự do của dân tộc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thầy: Máy tính, giáo án Tranh ảnh , tư liệu.
2. Trò: Đọc SGK, quan sát tranh ảnh SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a, Mục tiêu: Tạo tình huống mâu thuẫn giữa hiểu biết đã có của HS về cuộc vận động dân chủ 1936-1939
b. Nội dung: Dựa vào hiểu biết của em, hãy trao đổi với bạn những hiểu biết của mình về phong trào dân chủ 1936-1939
thời gian: 5 phút
c) Sản phẩm: học sinh có thể trình bày một số vấn đề 
d) Tổ chức thực hiện:
- GV có thể tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi/ cá nhân.
- HS huy động hiểu biết đã có của bản thân để hoàn thành nhiệm vụ học tập
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HS biết được những nét chính về bối cảnh lịch sử diễn ra cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936 – 1939.
Trình bày được phong trào dân chủ 1936 – 1939 đã chuẩn bị về lực lượng, hình thức đấu tranh cho Cách mạng tháng Tám năm 1945.
- Giải thích được những điểm giống và khác nhau giữa phong trào cách mạng 1930 – 1931 với phong trào dân chủ 1936 – 1939 về mục tiêu, lực lượng tham gia, hình thức và phương pháp đấu tranh
I. Tình hình thế giới và trong nước 
a) Mục tiêu: HS biết được những nét chính về bối cảnh lịch sử diễn ra cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936 – 1939
b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi của giáo viên
Thời gian: 10 phút
c) Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của giáo viên
d) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
Yêu cầu HS đọc thông tin trong sgk trang 78,79 9, và trả lời câu hỏi: 
Trong những năm 30/XX tình hình thế giới và trong nước có những nét gì nổi bật?
Tình hình đó đã ảnh hưởng tới cách mạng Việt Nam như thế nào trong giai đoạn 1936-1939
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ
- HS tự...động tay sai; đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình.
Tập hợp lực lượng
Liên minh công nông
Mặt trận Dân chủ Đông Dương, tập hợp mọi lực lượng dân chủ, yêu nước và tiến bộ.
Hình thức đấu tranh
Bạo lực cách mạng, vũ trang, bí mật, bất hợp pháp: bãi công, biểu tình, đấu tranh vũ trang -> lập Xô Viết Nghệ- Tĩnh.
Đấu tranh chính trị hoà bình, công khai, hợp pháp: phong trào ĐD đại hội, đấu tranh nghị trường, báo chí, bãi công, bãi thị, bãi khoá....
Lực lượng tham gia
Chủ yếu là công nông
Đông đảo các tầng lớp nhân dân, không phân biệt thành phần giai cấp, tôn giáo, chính trị.
Địa bàn chủ yếu
Chủ yếu ở nông thôn và các trung tâm công nghiệp
Chủ yếu ở thành thị
Báo cáo sản phẩm: Các nhóm cử đại diện trình bày các nhó khác góp ý bổ sung
 D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
+ Mục tiêu: giúp HS vận dụng được các kiến thức kỉ năng đã học để giải quyết các tình huống cụ thể
+ Nhiệm vụ HS thảo luận nhóm và hoàn thành sản phẩm ở nhà 
+ Các bước thực hiện;
Cao trào dân chủ 1936-1939 đã chuẩn bị những gì cho cách mạng tháng Tám năm 1945?
Cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 là một cao trào cách mạng dân tộc dân chủ rộng lớn, có ý nghĩa lịch sử to lớn.
Qua phong trào, tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, đường lối của Đảng được tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng. Cán bộ, đảng viên được rèn luyện nâng cao trình độ chính trị, trình độ công tác. Quần chúng được giác ngộ, tập dượt đấu tranh, đội quân chính trị của quần chúng được tập hợp.
Đ. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
HS về nhà chuẩn bị bài 21 tìm hiểu: Việt Nam trong những năm 1939 -1945.
 » Tìm hiểu tình hình thế giới và Đông dương 
 » Những cuộc nổi dậy đầu tiên : khởi nghĩa Bắc
Ngày soạn: .................................................
Ngày giảng: ............................................... 
: 
 Chương III. CUỘC VẬN ĐỘNG TIẾN TỚI CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945
 TIẾT 24, BÀI 21. VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1939-1945
 I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức: học sinh biết:
 - Sau khi CTTG 2 bùng nổ, Nhật vào Đông Dương, Pháp - Nhật cấu kết với nhau để thống trị và bóc lột Đông Dương, làm cho nhân dân ta vô cùng khốn khổ
 - Những nét chính về diễn biến của khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kỳ và Đô Lương. Ý nghĩa lịch sử của 3 cuộc khởi nghĩa
 2. Năng lực:
 + Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề
 + Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định các mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử
 + So sánh, nhận xét, đánh giá, về phong trào dân chủ thời kỳ 1936-1939
 + Vận dụng kiến thức mới mà học sinh đã lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn. HS biết nhận xét, đán giá, rút ra bài học kinh nghiệm với sự phát triển nước ta ngày nay
3. Phẩm chất
Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trân trọng những giá trị lịch sử, sự hi sinh lớn lao của các thế hệ cách mạng cho độc lập tự do của dân tộc.
 II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
 1. Chuẩn bị của giáo viên:
 - Giáo án, tranh ảnh, tư liệu có liên quan, phiếu học tập
 - Lược đồ khởi nghĩa Bắc Sơn, khởi nghĩa Nam Kỳ và binh biến Đô Lương .
 2. Chuẩn bị của học sinh:
 - Đọc trước sách giáo khoa và tài liệu có liên quan.
 - Sưu tầm tư liệu tranh ảnh về phong trào dân chủ thời kỳ 1936-1939
 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
 a, Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết về về phong trào dân chủ thời kỳ 1936-1939
b.Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên
Thời gian: 2 phút
c) Sản phẩm: 
d) Tổ chức thực hiện:
Giáo viên cho HS xem một số hình ảnh về phong trào dân chủ thời kỳ 1936-1939
 ? Em có nhận định gì phong trào đấu tranh thời kỳ 1936-1939 ?
 - Dự kiến sản phẩm (HS trả lời theo nhận định)
 Trên cơ sở trả lời của học sinh GV dẫn dắt vào bài mới.
 GV nhận xét vào bài mới: -Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ phát xít Nhật nhảy vào Đông Dương ,câu kết chặt chẽ với thực dân pháp để thống trị va bóc lộ nhân dân ta .Nhân dân Đông Dương phải sóng trong cảnh “một cổ hai tròng”rất cực khổ dưới sự lãnh đạo của Đảng,nhân dân ta đã vùng lên đấu tranhmở đầu thời kì mới thời kì kởi nghĩa vũ trang .Đó là 3 cuộc khởi nghĩa :Bắc Sơn,Nam kì và Binh biến Đô Lương.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
 1.Tình hình thế giới và Đông Dương
a) Mục tiêu: nhận biết và ghi nhớ tình hình thế giới và Đông Dương trước chiến tramh thế giới thứ hai
b) Nội dung hoạt động: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi của giáo viên
Thời gian: 15 phút
c) Sản phẩm học tập: các nhóm trả lời được các câu hỏi của giáo viên
d) Cách thức tiến hành hoạt động
Hoạt động của giáo viên và HS
Dự kiến sản phẩm (Nội dung chính)
 1.Chuyển giao nhiệh vụ học tập
- chia thành 6 nhóm. Các nhóm đọc mục I 
SGK( thảo luận và thực hiện các yêu cầu sau;
+ Nhóm chẵn:Tình hình thế giới ?
+ Nhóm lẻ:Tình hình Đông Dương ?
 2, Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS Đọc SGK và thực hiện theo yêu cầu, GV khuyến ...nh bằng vũ lực.
 

 C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
 a) Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức 
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
c) Sản phẩm: trả lời câu hỏi thể hiện đầy đủ nội dung bài học; 
 d) Tổ chức thực hiện:
Câu 1. Tháng 6/1940 diễn ra sự kiện gì tiêu biểu nhất?
a. Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ.
b. Quân đội phát xít Đức kéo vào nước Pháp.
c. Nhật kéo vào Lạng Sơn Việt Nam.
d. Nhật đánh chiếm Trung Quốc.
Câu 2. Ở Đông Dương năm 1940 thực dân Pháp đứng trước 2 nguy cơ nào?
a. Đầu hàng Nhật, vừa đàn áp nhân dân Đông Dương.
b. Đánh bại Nhật, vừa đàn áp nhân dân Đông Dương.
c. Ngọn lửa cách mạng giải phong dân tộc của nhân dân Đông Dương sớm muộn sẽ bùng nổ, phát xít Nhật đang lăm le hất cẳng Pháp.
d. Cấu kết với Nhật để đàn áp nhân dân Đông Dương.
Câu 3. Để nắm độc quyền toàn bộ nền kinh tế Đông Dương và tăng cường việc đầu cơ tích trữ để vơ vét bóc lột nhân dân ta, thực dân Pháp đã thi hành chính sách gì?
a. Tăng các loại thuế gấp ba lần.
b. Thi hành chính sách “Kinh tế chỉ huy”.
c. Thu mua lương thực theo giá rẻ mạt.
d. Bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay...
Câu 4. Sự áp bức bóc lột dã man của Nhật- Pháp đã dẫn đến hậu quả gì?
a. Mâu thuẫn giữa toàn thể-nhân dân Việt Nam, với phát xít Nhật sâu sắc.
b. Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp sâu sắc.
c. Mâu thuẫn giữa toàn thể các dân tộc Đông Dương với Nhật -Pháp sâu sắc.
d. Mâu thuẫn giữa toàn thể các dân tộc Đông Dương với Nhật sâu sắc.
Câu 5. Nguyên nhân chung nhất của ba cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (9/1941) Nam Kì (11/1940) binh biến Đô Lương (1/1941)?
a Binh lính người Việt bị Pháp bắt sang chiến trường Thái Lan.
b. Thực dân Pháp cấu kết với Nhật bóc lột nhân dân ta.
c. Mâu thuẫn sâu sắc của cả dân tộc với phát xít Nhật và thực dân Pháp.
d. Sự đầu hàng nhục nhã của Pháp đối với Nhật.
Câu 6. Lần đầu tiên lả cờ đỏ sao vàng xuất hiện trong cuộc khởi nghĩa nào?
a. Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (9/1940).
b. Cuộc binh biến Đô Lương (1/1941).
c. Cuộc khởi nghĩa Nam Kì (11/1940).
d. Cả ba cuộc khởi nghĩa trên.
Câu 7. Điểm giống nhau về ý nghĩa của 3 sự kiện: Khởi nghĩa Bắc Sơn, khởi nghĩa Nam Kì và binh biến Đô Lương là gì?
a. Các lực lượng vũ trang cách mạng ra đời phát triển từ 3 cuộc khởi nghĩa.
b. Giáng đòn chí tử vào thực dân Pháp, cảnh cáo phát xít Nhật, là những phát súng đầu tiên báo hiệu một cao trào cách mạng mới.
c. Để lại những bài học kinh nghiệm về xây dựng lực lượng về khởi nghĩa vũ trang.
d. Mở ra một thời kỳ đấu tranh mới.
Câu 8. Qua 3 cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì, binh biến Đô Lương đã để lại những bài học kinh nghiệm gì?
a. Bài học kinh nghiệm về khởi nghĩa vũ trang, về xây dựng lực lượng vũ trang và chiến tranh du kích.
b. Bài học về thời cơ trong khởi nghĩa giành chính quyền.
c. Bài học về xây dựng lực lượng vũ trang để chuẩn bị khởi nghĩa.
d. Bài học về sự phát triển chiến tranh du kích.
Câu 9. Nguyên nhân chung làm cho ba cuộc khỏi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì và binh biến Đô Lương thất bại là gì?
a. Quần chúng chưa sẵn sàng.
b. Kẻ thù còn mạnh, lực lượng cách mạng chưa được tổ chức, chuẩn bị đầy đủ, thời cơ chưa chín muồi.
c. Lực lượng vũ trang còn yếu.
d. Lệnh tạm hoãn khởi nghĩa về không kịp.
 D. HOẠT ĐỘNG VÂN DỤNG 
a) Mục tiêu: vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn, HS nhận xét đánh giá rút ra bài học kinh nghiệm với sự phát triển nước ta ngày nay.
b) Nội dung hoạt động: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập
-Thời gian 5 phút
c) Sản phẩm học tập: bài tập nhóm
d) Cách thức tiến hành hoạt động
 - Phương thức hình thành: câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới
 Vì sao Nhật-Pháp cấu kết nhau thống trị đông dương?việc cấu kết đó để lại hậu quả gì?
 - Thời gian 5 phút
 - Dự kiến sản phẩm
Thực dân Pháp và phát xít Nhật thoả hiệp với nhau để cùng thống trị Đông Dương vì:
Trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, chúng thực sự không thể một mình độc chiếm Đông Dương. Về phía Pháp, Pháp suy yếu cả ở chính quốc và Đông Dương (Pháp bị phát xít Đức chiếm đóng). Chúng không đủ sức đẻ chống quân Nhật, Pháp buộc phải chấp nhận những yêu sách của chúng, dựa vào chúng để chống phá cách mạng và cai trị Đông Dương. Về phía Nhật, lợi dụng Pháp để kiếm lời và chống lại cách mạng Đông Dương, vơ vét sức người, sức của để phục vụ cuộc chiến tranh mà Nhật Bản đang theo đuổi.
 - GV giao nhiệm vụ cho học sinh
 + Học bài cũ theo câu hỏi SGK
 + Đọc soạn Bài 22
**************************************** 
Ngày soạn: .................................................
Ngày giảng: ............................................... 
 TIẾT 25, BÀI 22. CAO TRÀO CÁCH MẠNG TIẾN TỚI TỔNG KHỞI NGHĨA
 THÁNG TÁM NĂM 1945
 I. MẶT TRẬN VIỆT MINH RA ĐỜI (19/5/1941)
 I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức: học sinh trình bày được:
...h/s ý thức bảo vệ di tích lịch sử cách mạng (xác định kẻ thù, khẩu hiệu đấu tranh, Mặt trận...)
?Em có nhận xét gì về chủ trương của Đảng trong thời kỳ này?
(tiếp tục ctrương chuyển hướng HN VI, chuyển hướng kịp thời,..)
3. Báo cáo kết quả và hoạt động
- Đại diện các nhóm trình bày.
4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả trình bày,
GV bổ sung phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập củ HS, Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh
- Thời gian: 10 đến 19/5/1941
- Địa điểm: Pác Bó (Cao Bằng)
- Nội dung:
+ Đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc 
+ Khẩu hiệu: “Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất”
+ Chủ trương thành lập: Mặt trận Việt Minh
- Ngày 19/5/1941, Mặt trận Việt Minh chính thức thành lập
→ Hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược

3: Hoạt động của Mặt trận Việt Minh
a) Mục tiêu: ghi nhớ hoạt động của Mặt trận Việt Minh
b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi của giáo viên
Thời gian: 10 phút
c) Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của giáo viên
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và HS
Dự kiến sản phẩm
 1.Chuyển giao nhiệh vụ học tập
- chia thành 6 nhóm. Các nhóm đọc mục 3 
SGK( thảo luận và thực hiện các yêu cầu sau;
+ Nhóm chẵn:Để xây dựng, phát triển lực lượng chính trị Việt Minh đã làm gì? Kết quả đạt được?
+ Nhóm lẻ:Việt Minh đã làm gì để từng bước xây dựng lực lượng vũ trang, chuẩn bị k/n?
 2, Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS Đọc SGK và thực hiện theo yêu cầu, GV khuyến khích HS hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ, GV đến các nhóm theo giỏi hổ trợ HS làm việc những nội dung khó GV gợi mở( Bằng hệ thống câu hỏi gợi mở linh hoạt)
Sau khi thành lập Mặt trận Việt Minh đã làm gì?
(xây dựng lực lượng, chuẩn bị k/n)
	Em có nhận xét gì về hình ảnh của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân?
(ảnh lễ tuyên thệ của 34 chiến sỹ do đ/c Võ Nguyên Giáp làm Đội trưởng - Tại khu rừng Trần Hưng Đạo - Cao Bằng).
3. Báo cáo kết quả và hoạt động
- Đại diện các nhóm trình bày.
4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả trình bày,
GV bổ sung phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập củ HS, Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh

* Xây dựng lực lượng chính trị:
- Lập các Hội cứu quốc → tập hợp quần chúng
- Các đoàn thể cứu quốc được xây dựng khắp cả nước nhất là ở Cao - Bắc - Lạng
- Đẩy mạnh công tác báo chí cách mạng của Đảng, Việt Minh → tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng
* Xây dựng lực lượng vũ trang, chuẩn bị k/n:
- Năm 1941, thành lập Cứu quốc quân → phát động ctranh du kích ở Bắc sơn –Vũ Nhai
- Tháng 5/1944, ra chỉ thị sắm sửa vũ khí.
- Ngày 22/12/1944, lập Đội Việt Nam TTGPQ
* Xây dựng căn cứ cách mạng:
Mở rộng căn cứ Cao -Bắc 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về Mặt trận VIỆT minh
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi trắc ngiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
c) Sản phẩm: trả lời câu hỏi trắc nghiệm thể hiện đầy đủ nội dung bài học; 
 d) Tổ chức thực hiện:
 GV sử dụng hệ thống câu hỏi để kiểm tra sự ghi nhớ và hiểu bài của từng học sinh
Câu 1: Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ VIII đã xác định mâu thuẫn cơ bản trong lòng xã hội Việt Nam là gì?
A. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp.
B. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với phát xít Pháp-Nhật.
C. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp và phong kiến tay sai.
D. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với phát xít Nhật và phong kiến tay sai.
Câu 2: Mặt trận Việt Minh ra đời vào ngày tháng năm nào?
A. 19/5/1940.	B. 19/5/1942.	C. 19/5/1941.	D. 19/5/1943.
Câu 3: Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ VIII quyết định tạm gác khẩu hiệu nào?
A. “Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày”.
B. Thực hiện “Người cày có ruộng”.
C. “Giảm tô, giảm tức chia lại ruộng công”.
D. “Tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo”
Câu 4: Đội du kích đầu tiên của cách mạng Việt Nam là gì?
A. Đội du kích Bắc Sơn.	B. Đội du kích Đình Bảng.
C. Đội du kích Ba Tơ.	D. Đội du kích Võ Nhai.
Câu 13: Nơi thí điểm xây dựng các Hội Cứu quốc trong Mặt trận Việt Minh là ở đâu?
A. Lạng Sơn	B. Cao Bằng	C. Thái Nguyên	D. Bắc Kạn
Câu 5: Nhà thơ Tố Hữu viết
“Ba mươi năm bước chân không mỏi
Mà bây giờ mới tới nơi”
Đó là hai câu thơ viết về quá trình đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc và đến khi Người về Tổ Quốc. Vậy Nguyễn Ái Quốc về nước vào ngày tháng năm nào và ở đâu?
A. Ngày 28/2/1941, tại Tân Trào, Tuyên Quang.	
B. Ngày 28/1/1941, tại Pác Bó, Cao Bằng.
C. Ngày 25/1/1941, tại Pác Bó, Cao Bằng.	
D. Ngày 28/1/1942, tại Tân Trào, Tuyên Quan...i dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên
Thời gian: 2 phút
c) Sản phẩm: (HS trả lời theo nhận định)
d) Tổ chức thực hiện:
Giáo viên cho HS xem một số hình ảnh về cao trào kháng Nhật cứu nước tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
 ? Em có nhận định gì cao trào kháng Nhật cứu nước tiến tới tổng khởi nhãi tháng Tám năm 1945 ?
 - Dự kiến sản phẩm (HS trả lời theo nhận định)
 Trên cơ sở trả lời của học sinh GV dẫn dắt vào bài mới.
 GV nhận xét vào bài mới: Sau khi Nhật tiến vào đông Dương và cấu kết với Nhật để thống trị và bóc lột nhân dân ta, đẫn đến nhân dân ta sống dưới hai tầng áp bức bóc lột và nổi đậy đấu tranh giải phóng dân tộc.
 B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
 1. Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945)
a) Mục tiêu: ghi nhớ nguyên nhân vì sao Nhật đảo chính Pháp
b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi của giáo viên
Thời gian: 15 phút
c) Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của giáo viên
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và HS
 Nội dung chính
 1.Chuyển giao nhiệh vụ học tập
- Chia thành 4 nhóm. Các nhóm đọc mục 1 
SGK thảo luận và thực hiện các yêu cầu sau;
+ Nhóm 1,2: Tại sao Nhật đảo chính Pháp? 
+ Nhóm 3,4 :Nhật đảo chính Pháp như thế nào? Kết quả ra sao ?
 2, Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS Đọc SGK và thực hiện theo yêu cầu, GV khuyến khích HS hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ, GV đến các nhóm theo giỏi hổ trợ HS làm việc những nội dung khó GV gợi mở( Bằng hệ thống câu hỏi gợi mở linh hoạt)
 Em có nhận xét gì về hành động của quân Nhật?
(giả nhân giả nghĩa,...)
3. Báo cáo kết quả và hoạt động
- Đại diện các nhóm trình bày.
4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả trình bày,
GV bổ sung phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập củ HS, Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh
* Hoàn cảnh
- Thế giới:
+ Đầu 1945, CTTG 2 → giai đoạn kết thúc, Pháp được giải phóng
+ Nhật khốn đốn ở Thái Bình Dương
- Ở Đông Dương Pháp ráo riết hoạt động → âm mưu giành lại địa vị thống trị
→ Nhật đảo chính Pháp →độc chiếm Đông Dương
* Diễn biến
- Đêm 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp trên toàn Đông Dương
- Pháp chống cự yếu ớt → đầu hàng
- Sau khi độc chiếm Đông Dương, Nhật tăng cường chính sách áp bức, bóc lột 
→ Nguyên nhân bùng nổ cao trào kháng Nhật cứu nước

 2. Tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
a) Mục tiêu: trình bày được những nét chính về diễn biến cao trào kháng Nhật
b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi của giáo viên
Thời gian: 15 phút
c) Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của giáo viên
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và HS
Nội dung chính
 1.Chuyển giao nhiệh vụ học tập
- Chia thành 4 nhóm Các nhóm đọc mục 2 SGK( thảo luận và thực hiện các yêu cầu sau;
+ Nhóm 1,2: Khi Nhật đảo chính Pháp, Đảng ta đã có chủ trương ntn để thúc đảy cách mạng ptriển?
+ Nhóm 3,4: Tại sao Đảng ta quyết định phát động cao kháng Nhật cứu nước?
 2, Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS Đọc SGK và thực hiện theo yêu cầu, GV khuyến khích HS hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ, GV đến các nhóm theo giỏi hổ trợ HS làm việc những nội dung khó GV gợi mở( Bằng hệ thống câu hỏi gợi mở linh hoạt)
Cao trào kháng Nhật cứu nước đã diễn ra như thế nào?
(từ giữa tháng 3, k/n từng phần xuất hiện ở nhiều địa phương,...)
Giữa lúc cao trào kháng Nhật dâng cao, Đảng đã có chủ trương gì? Tác dụng chủ trương đó?
GV. Hướng dẫn h/s khai thác H.38 (SGK trang 91)
?Em có nhận xét gì về cao trào kháng Nhật cứu nước trước ngày tổng khởi nghĩa?
(sôi nổi, quyết liệt, làm tê liệt bộ máy chính quyền bù nhìn, tạo nên khí thế sẵn sàng khởi nghĩa trong cả nước)
3. Báo cáo kết quả và hoạt động
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung và đánh giá
4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả trình bày, GV bổ sung phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập củ HS, Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh
* Chủ trương của Đảng:
- Ngày 9/3/1945, Hội nghị mở rộng của Đảng 
+ Ra Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”:
+ Xác định kè thù chính: FX Nhật
- Phát động cao trào “Kháng Nhật cứu nước”
* Diễn biến cao trào kháng Nhật
- Giữa tháng 3/1945,khởi nghĩa từng phần ở nhiều địa phương
+ Cao - Bắc - Lạng và nhiều châu huyện được giải phóng
+ Ở nthôn –thành thị, Việt Minh diệt bọn tay sai Việt gian
- Ngày 15/4/1945, Hội nghị quân sự Bắc Kỳ họp:
+ Thống nhất llượng vũ trang → VNGPQ 
+ Lập ủy ban quân sự Bắc Kỳ
- Ngày 4/6/1945, khu giải phóng Việt Bắc ra đời
- Phong trào “Phá kho thóc, giải quyết nạn đói”
→ Tạo khí thế sục sôi, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa trong cả nước
 C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Nhằm củng cố,

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_9_cv5512_hoc_ki_2.doc