Giáo án Lịch sử 5 - Chương trình cả năm - Trường Tiểu học Vật Lại

BÌNH TÂY ĐẠI NGUYÊN SOÁI TRƯƠNG ĐỊNH

I. MỤC TIÊU:

-Biết được thời kì đầu thực dân Pháp xâm lược, Trương Định là thủ lĩnh nổi tiếng của phong trào chống Pháp ở Nam Kì. Nêu được các sự kiện chủ yếu về Trương Định: không tuân theo lệnh vua, cùng nhân dân chống Pháp.

+Trương Định quê ở Bình Sơn, Quảng Ngải, chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp ngay khi chúng vừa tấn công Gia Định (năm 1859 ).

+Triều đình kí hòa ước nhường ba tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp và ra lệmh cho Trương Định phải giải tán lực lượng kháng chiến.

+Trương Định không tuân theo lệnh vua, kiên quyết cùng nhân chống Pháp.

-Biết các đường phố , trường học ,. . .ở địa phương mang tên Trương Định.

- Giáo dục học sinh biết cảm phục và học tập tinh thần xả thân vì nước của Trương Định.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Bản đồ hành chính Việt Nam - Hình ảnh SGK/4

- Học sinh: SGK và tư liệu về Trương Định

doc 71 trang Cô Giang 13/11/2024 470
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử 5 - Chương trình cả năm - Trường Tiểu học Vật Lại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử 5 - Chương trình cả năm - Trường Tiểu học Vật Lại

Giáo án Lịch sử 5 - Chương trình cả năm - Trường Tiểu học Vật Lại
Tuần 1	 
Tiết 1 : Lịch sử
BÌNH TÂY ĐẠI NGUYÊN SOÁI TRƯƠNG ĐỊNH 
I. MỤC TIÊU: 
 -Biết được thời kì đầu thực dân Pháp xâm lược, Trương Định là thủ lĩnh nổi tiếng của phong trào chống Pháp ở Nam Kì. Nêu được các sự kiện chủ yếu về Trương Định: không tuân theo lệnh vua, cùng nhân dân chống Pháp.
 +Trương Định quê ở Bình Sơn, Quảng Ngải, chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp ngay khi chúng vừa tấn công Gia Định (năm 1859 ).
 +Triều đình kí hòa ước nhường ba tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp và ra lệmh cho Trương Định phải giải tán lực lượng kháng chiến.
 +Trương Định không tuân theo lệnh vua, kiên quyết cùng nhân chống Pháp.
 -Biết các đường phố , trường học ,. . .ở địa phương mang tên Trương Định.
 - Giáo dục học sinh biết cảm phục và học tập tinh thần xả thân vì nước của Trương Định. 
II. CHUẨN BỊ: 
- 	Giáo viên: Bản đồ hành chính Việt Nam - Hình ảnh SGK/4 
- 	Học sinh: SGK và tư liệu về Trương Định 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động: 
Hát 
2. Bài cũ: Kiểm tra SGK + ĐDHT 

3. Giới thiệu bài mới: 

“Bình Tây Đại Nguyên Soái” Trương Định. 

4. Phát triển các hoạt động: 

* Hoạt động 1: 
 Hoàn cảnh dẫn đến phong trào kháng chiến dưới sự chỉ huy của Trương Định 
- Hoạt động lớp 
Phương pháp: Giảng giải, trực quan

- GV treo bản đồ + trình bày nội dung. 
- HS quan sát bản đồ 
- Sáng 1/9/ 1858 , thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, mở đầu cuộc xâm lược nước ta. Tại đây, quân Pháp đã vấp phải sự chống trả quyết liệt nên chúng không thực hiện được kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh.
 - HS theo dỏi
- Năm sau, thực dân Pháp phải chuyển hướng, đánh vào Gia Định. Nhân dân Nam Kì khắp nơi đứng lên chống Pháp, đáng chú ý nhất là phong trào kháng chiến dưới sự chỉ huy của Trương Định. 

* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
- Hoạt động lớp, nhóm, cá nhân 
Phương pháp: Thảo luận, hỏi đáp, giảng giải 

- Thực dân Pháp xâm lược nước ta vào thời gian nào? 
- Ngày 1/9/1858 
- Năm 1862 xảy ra sự kiện gì? 
- Triều đình kí hòa ước cắt 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Biên Hòa, Gia Định, Định Tường) cho thực dân Pháp, lệnh cho Trương Định phải giải tán lực lượng kháng chiến của nhân dân và đi An Giang nhậm chức lãnh binh. 
-> GV nhận xét + giới thiệu thêm về Trương Định 

- GV chuyển ý, chia lớp thành 3 nhóm tìm hiểu nội dung sau: 
- Mỗi nhóm bốc thăm và giải quyết 1 yêu cầu. 
+ Điều gì khiến Trương Định lại băn khoăn, suy nghĩ? 
- Trương Định băn khoăn là ông làm quan mà không tuân lệnh vua là mắc tội phản nghịch, bị trừng trị thảm khốc. Nhưng nhân dân thì không muốn giải tán lực lượng và 1 dạ tiếp tục kháng chiến. 
+ Trước những băn khoăn đó, nghĩa quân và dân chúng đã làm gì? 
- Trước những băn khoăn đó, nghĩa quân và dân chúng đã suy tôn ông làm “Bình Tây Đại Nguyên Soái”.
+ Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân? 
- Để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân, Trương Định không tuân lệnh vua, ở lại cùng nhân dân chống giặc Pháp. 
-> Các nhóm thảo luận trong 2 phút 
- Các nhóm thảo luận -> Nhóm trưởng đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận -> HS nhận xét. 
-> GV nhận xét + chốt từng yêu cầu. 

-> GV giáo dục học sinh: 
 + Biết cảm phục và học tập tinh thần xả thân vì nước của Trương Định. 
- Em học tập được điều gì ở Trương Định? 
- HS nêu 
-> Rút ra ghi nhớ. 
- HS đọc ghi nhớ SGK/4 
* Hoạt động 3: Củng cố 
- Hoạt động lớp, cá nhân
- Em có suy nghĩ như thế nào trước việc TĐ quyết tâm ở lại cùng nhân dân? 
- HS trả lời 
5. Tổng kết - dặn dò: 

- Học ghi nhớ 

- Chuẩn bị: “Nguyễn Trường Tộ mong muốn đổi mới đất nước”

- Nhận xét tiết học 

.
Tuần 2	
Tiết 2: Lịch sử
NGUYỄN TRƯỜNG TỘ
MONG MUỐN ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC
I. Mục tiêu:
 - Nắm được 1 vài đề nghị chính về cải cách của Nguyễn Trường Tộ với mong muốn làm cho đất nước giàu mạnh :
 +Đề nghị mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước .
 +Thông thương với thế giới , thuê người nước ngoài đến giúp nhân dân ta khai thác các nguồn lợi về biển , rừng, đất đai, khoáng sản .
 +Mở các trường dạy đóng tàu , đúc súng , sử dụng máy móc .
 * HS khá, giỏi : Biết những lí do khiến cho những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ không được vua quan nhà Nguyễn nghe theo và thực hiện :Vua quan nhà Nguyễn không biết tình hình các nước trên thế giới và cũng không muốn có những thay đổi trong nước.
 - Giáo dục học sinh lòng kính yêu Nguyễn Trường Tộ. 
II. Chuẩn bị:
- 	Thầy: Tranh SGK/6, tư liệu về Nguyễn Trường Tộ 
- 	Trò : SGK, tư liệu Nguyễn Trường Tộ 
III. Các hoạt động:
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: “Bình Tây Đại Nguyên Soái” Trương Định. 

- Hãy nêu những băn khoăn, lo nghĩ của Trương Định? Dân chúng đã làm gì trước những băn khoăn đó? 
- Học sinh nêu 
- Học sinh đọc ghi nhớ 
- Học sinh đọc 
Ÿ Giáo viên nhận xét 

3. Giới thiệu bài mới: 

“Nguyễn Trường Tộ mong muốn đổi mới đất nước”

4. Phát triển các hoạt động: 

* Hoạt động 1: (làm việc cả lớp)
- Hoạt động lớp, cá nhân 
Phương pháp: Vấn đáp, giảng giải

- Nguyễn Trường Tộ quê ở đâu? 
- Ông sinh ra trong một gia đình theo đạo Thiên Chúa ở N... Giáo viên tổ chức học sinh trả lời các câu hỏi:

+ Cuộc phản công ở kinh thành Huế diễn ra khi nào? 
- Đêm ngày 5/7/1885
+ Do ai chỉ huy?
- Tôn Thất Thuyết 
+ Cuộc phản công diễn ra như thế nào?
- Học sinh trả lời 
+ Vì sao cuộc phản công bị thất bại?
- Vì trang bị vũ khí của ta quá lạc hậu, thô sơ
Ÿ Giáo viên nhận xét + chốt: Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghi và một số quan lại trong triều muốn chống Pháp nên cuộc phản công ở kinh thành Huế đã diễn ra với tinh thần chiến đấu rất dũng cảm nhưng cuối cùng bị thất bại.

* Hoạt động 3: ( Làm việc cả lớp )
- Hoạt động nhóm
Phương pháp: Thảo luận, vấn đáp, giảng giải 

- Giáo viên nêu câu hỏi:
+ Sau khi phản công thất bại, Tôn Thất Thuyết đã có quyết định gì?
-  quyết định đưa vua hàm Nghi và đoàn tùy tùng lên vùng rừng núi Quảng Trị ( Đây là sự kiện hết sức quan trọng trong xã hội phong kiến )
- Học sinh thảo luận theo 3 dãy A, B, C.
- Học sinh thảo luận
® đại diện báo cáo
Ÿ Giáo viên nhận xét + chốt 

® Giới thiệu hình ảnh 1 số nhân vật lịch sử 
- Học sinh cần nêu được các ý sau:
+ Tôn Thất Thuyết quyết định đưa vua Hàm Nghi và triều đình lên vùng rừng núi Quảng Trị để tiếp tục kháng chiến .
+ Tại căn cứ kháng chiến, Tôn Thất Thuyết đã nhân danh vua Hàm Nghi thảo chiếu "Cần Vương", kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên giúp vua đánh Pháp.
+ Trình bày những phong trào tiêu biểu
® Rút ra ghi nhớ 
® Học sinh ghi nhớ SGK
* Hoạt động 4: Củng cố
- Hoạt động cá nhân
Phương pháp: Động não, vấn đáp 

- Em nghĩ sao về những suy nghĩ và hành động của Tôn Thất Thuyết ?
- Học sinh trả lời
® Nêu ý nghĩa giáo dục

5. Tổng kết - dặn dò: 

- Học bài ghi nhớ 

- Chuẩn bị: XH-VN cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX 

- Nhận xét tiết học 


	Tuần 4	
 Tiết 4 : Lịch sử
XÃ HỘI VIỆT NAM
CUỐI THẾ KỶ XIX - ĐẦU THẾ KỶ XX
I. Mục tiêu:
 -Biết 1 vài điểm mới về tình hình kinh tế –xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX :
 +Về kinh tế : xuất hiện nhà máy , hầm mỏ, đồn điền, đường ôtô , đường sắt.
 +Về xã hội : xuất hiện cách tầng lớp mới: chủ xưởng, chủ nhà buôn , công nhân .
*HS khá, giỏi :
+ Biết được nguyên nhân của sự biến đổi kinh tế –xã hội nước ta : do chính sách tăng cường khai thác thuộc địa của thực dân Pháp .
 +Nắm được mối quan hệ giữa sự xuất hiện những ngành kinh tế mới đã tạo ra các tầng lớp, giai cấp mới trong xã hội.
 - Giáo dục học sinh lòng tự hào dân tộc. 
II. Chuẩn bị:
 - Thầy: Hình SGK/9 - Bản đồ hành chính Việt Nam, tranh ảnh tư liệu về KT-XH Việt Nam thời bấy giờ. 
- 	Trò : Xem trước bài, SGK 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: Cuộc phản công ở kinh thành Huế. 

- Nêu nguyên nhân xảy ra cuộc phản công ở kinh thành Huế? 
- Học sinh trả lời
- Giớ thiệu các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của phong trào Cần Vương? 

Ÿ Giáo viên nhận xét bài cũ

3. Giới thiệu bài mới: 

“Xã Hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX” 

4. Phát triển các hoạt động: 

1 . Tình hình xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.
* Hoạt động 1: (làm việc cả lớp)
- Hoạt động lớp, nhóm
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại 

- Giáo viên nêu vấn đề: Sau khi dập tắt phong trào đấu tranh vũ trang của nhân dân ta, thực dân Pháp đã làm gì? Việc làm đó đã tác động như thế nào đến tình hình kinh tế, xã hội nước ta ?
- Học sinh nêu: tiến hành cuộc khai thác Kinh tế mà lịch sử gọi là cuộc khai thác thuộc địa lần thứ I nhằm vơ vét tài nguyên và bóc lột sức lao động của nhân dân ta. 
- Giáo viên chia lớp theo 4 nhóm thảo luận nội dung sau: 
+ Trình bày những chuyển biến về kinh tế của nước ta? 
- Học sinh thảo luận theo nhóm ® đại diện từng nhóm báo cáo. 
- Học sinh cần nêu được: 
+ Những biểu hiện về sự thay đổi trong nền kinh tế Việt Nam cuối Thế kỉ XIX-đầu Thế kỉ XX
+ Những biểu hiện về sự thay đổi trong xã hội Việt Nam cuối Thế kỉ XIX- đầu Thế kỉ XX
+ Đời sống của công nhân, nông dân Việt Nam trong thời kì này 
Ÿ Giáo viên nhận xét + chốt lại.
 _HS xem tranh 
* Hoạt động 2: (làm việc theo nhóm)
- Hoạt động lớp
Phương pháp: Đàm thoại, tổng hợp 

_GV tổ chức HS thảo luận câu hỏi :
+Trước khi bị thực dân Pháp xâm lược, nền kinh tế Việt Nam có những ngành kinh tế nào chủ yếu ? Sau khi thực dân Pháp xâm lược, những ngành kinh tế nào mới ra đời ở nước ta ? Ai sẽ được hưởng các nguồn lợi do sự phát triển kinh tế ?
+Trước đây, xã hội Việt Nam chủ yếu có những giai cấp nào Đời sống của công nhân và nông dân Việt Nam ra sao ?

+Nông nghiệp, công nghiệp còn thô sơ lạc hậu.
+Khai thác khoáng sản (than, thiết, bạc, vàng, , điện, dệt, xi măng, 
+ Thực dân Pháp được hưởng các nguồn lợi do sự phát triển kinh tế
+Giai cấp nông dân, chủ xưởng, nhà buôn, viên chức, tri thức, 
* Hoạt động 3: (làm việc cả lớp)

Phương pháp: Động não 

_GV hoàn thiện phần trả lời của HS
_ Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận .
* Hoạt động 4 : (làm việc cả lớp)

_GV tổng hợp các ý kiến của HS, nhấn mạnh những biến đổi về kinh tế, xã hội ở nước ta đầu Thế kỉ XX

® Giáo dục: căm thù giặc Pháp 

5. Tổng kết - dặn dò: 

- Học bài ghi nhớ 
- HS đọc ghi nhớ SGK
- Chuẩn bị: “Phan Bộ...ng yêu quê hương, kính yêu Bác Hồ. 
II. Chuẩn bị:
- 	Thầy: Một số ảnh tư liệu về Bác như: phong cảnh quê hương Bác, cảng Nhà Rồng, tàu La-tu-sơ Tờ-rê-vin... Bản đồ hành chính Việt Nam, chuông. 
- 	Trò : SGK, tư liệu về Bác 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: 

- Phan Bội Châu và phong trào Đông Du. 

- Giáo viên treo một giỏ trái cây. Trò chơi “Bão thổi” ® 3 em.
- 3 học sinh chọn 1 quả (có đính câu hỏi) ® đọc câu hỏi ® trả lời. 
+ Hãy nêu hiểu biết của em về Phan Bội Châu? 
- Học sinh nêu 
+ Hãy thuật lại phong trào Đông Du? 
- Học sinh nêu 
+ Vì sao phong trào thất bại? 
- Học sinh nêu 
Ÿ GV nhận xét + đánh giá điểm 

3. Giới thiệu bài mới: 

“Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước”. 
- 1 học sinh nhắc lại tựa bài 
® Giáo viên ghi bảng 

4. Phát triển các hoạt động: 

1. Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
* Hoạt động 1: 
- Hoạt động lớp, nhóm 
Phương pháp: Thảo luận, vấn đáp, giảng giải 

- Giáo viên chia nhóm ngẫu nhiên ® lập thành 4 (hoặc 6) nhóm. 
- Học sinh đếm số từ 1, 2, 3, 4... Các em có số giống nhau họp thành 1 nhóm ® Tiến hành họp thành 4 nhóm. 
- Giáo viên cung cấp nội dung thảo luận: 
a) Em biết gì về quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành. 
b) Nguyễn Tất Thành là người như thế nào? 
c) Vì sao Nguyễn Tất Thành không tán thành con đường cứu nước của các nhà yêu nước tiền bối?
d) Trước tình hình đó, Nguyễn Tất Thành quyết định làm gì? 
- Đại diện nhóm nhận nội dung thảo luận ® đọc yêu cầu thảo luận của nhóm. 
® Hiệu lệnh thảo luận trong 3 phút. 
- Các nhóm thảo luận, nhóm nào hoàn thành thí đính lên bảng. 
- Giáo viên gọi đại diện nhóm đọc lại kết quả của nhóm. 
- Đại diện nhóm trình bày miệng ® nhóm khác nhận xét + bổ sung. 
Ÿ Giáo viên nhận xét từng nhóm ® rút ra kiến thức.
Ÿ Giáo viên nhận xét từng nhóm ® giới thiệu phong cảnh quê hương Bác. 
Ÿ Giáo viên nhận xét 
Ÿ Giáo viên nhận xét 
Ÿ Giáo viên nhận xét + chốt :
Với lòng yêu nước, thương dân, Nguyễn Tất Thành đã quyết chí ra đi tìm đường cứu nước. 
Dự kiến kết quả thảo luận: 
a) Nguyễn Tất Thành tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, sinh ngày 19/5/1890, tại làng Sen, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Cha là Nguyễn Sinh Sắc, một nhà nho yêu nước. Cậu bé lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà bị Pháp xâm chiếm.
b) Là người yêu nước, thương dân, có ý chí đánh đuổi giặc Pháp. Anh khâm phục các vị yêu nước tiền bối nhưng không tán thành cách làm của các cụ. 
c) Vì Nguyễn Tất Thành nghĩ rằng cụ Phan Bội Châu dựa vào Nhật chống Pháp là điều rất nguy hiểm, chẳng khác gì “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”. Còn cụ Phan Chu Trinh thì là yêu cầu Pháp làm cho nước ta giàu có, văn minh là điều không thể, “chẳng khác gì đến xin giặc rủ lòng thương”.
d) Quyết định ra đi tìm ra con đường mới để có thể cứu nước, cứu dân. 
2. Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành.
* Hoạt động 2: 
- Hoạt động lớp, cá nhân
Phương pháp: Đóng vai, vấn đáp, đàm thoại 

- Tiết trước, cô đã phân công các em chuẩn bị tiểu phẩm “Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước”. Mời các em lên thực hiện phần chuẩn bị của mình. 
- 3 học sinh thực hiện tiểu phẩm (1 người dẫn chuyện, Nguyễn Tất Thành, anh Tư Lê). 
- Các em vừa xem qua tiểu phẩm, qua tiểu phẩm đó, hãy cho biết: 

a) Nguyễn Tất Thành ra nước ngoài để làm gì? 
a) Học sinh nêu: để xem nước Pháp và các nước khác ® tìm đường đánh Pháp. 
b) Anh lường trước những khó khăn nào khi ở nước ngoài?
b) Học sinh nêu: sẽ gặp nhiều điều mạo hiểm, nhất là khi ốm đau. 
c) Theo Nguyễn Tất Thành, làm thế nào để có thể sống và đi các nước khi ở nước ngoài? 
c) Làm tất cả việc gì để sống và để đi bằng chính đôi bàn tay của mình. 
d) Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước tại đâu? Lúc nào?
d) Tại Bến Cảng Nhà Rồng, vào ngày 5/6/1911. 
® Giáo viên giới thiệu ảnh Bến Cảng Nhà Rồng và tàu La-tu-sơ Tờ-rê-vin. 

Ÿ Giáo viên chốt: 
Ngày 5/6/1911, với lòng yêu nước, thương dân, Nguyễn Tất Thành đã quyết chí ra đi tìm đường cứu nước.
- 1 học sinh đọc lại 
* Hoạt động 3: Củng cố
- Hoạt động nhóm bàn, cá nhân 
Phương pháp: Động não, trò chơi, hỏi đáp

- Giáo viên phát mỗi bàn 1 chuông. Phổ biến luật chơi trò chơi “Hái hoa dâng Bác”. 

- Giáo viên nêu câu hỏi ® nói từ “Hết” ® nhóm nào lắc chuông trước được quyền trả lời ® trả lời Đ : 1 bông hoa.
- Học sinh thi đua trả lời
* Một số câu hỏi: 
- Nguyễn Tất Thành là tên gọi của Bác Hồ, đúng hay sai? 
- Vì sao Nguyễn Tất Thành quyết chí ra đi tìm đường cứu nước? 
- Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vào thời gian nào? 
- Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước tại đâu? 
- Vì sao Bến Cảng Nhà Rồng được công nhận là 1 di tích lịch sử? 
- Bến Cảng Nhà Rồng nằm ở Tp.HCM hay Hà Nội? 
(GV kết hợp yêu cầu học sinh xác định vị trí Tp.HCM trên bản đồ). 

Ÿ Giáo viên nhận xét ® tuyên dương

5. Tổng kết - dặn dò: 

- Học bài 

- Chuẩn bị: “Đảng Cộng sản Việt Nam” 

- Nhận xét tiết học 

 
 KHỐI DUYỆT 
Tuần 7	
Tiết 7 Lịch sử 	 	
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI 
I. Mục tiêu:
 -Biết Đảng Cộng sản Việt Nam được ...trả lời câu hỏi.
a) Đảng CSVN được thành lập như thế nào?

b) Đảng CSVN ra đời vào thời gian nào? Do ai chủ trì?

c) Ý nghĩa lịch sử của sự kiện thành lập Đảng CSVN?

3. Giới thiệu bài mới: 

“Xô Viết Nghệ Tĩnh”

® Giáo viên ghi tựa bài bảng lớp

4. Phát triển các hoạt động: 

* Hoạt động 1: Tìm hiểu cuộc biểu tình ngày 12/9/1930
- Hoạt động cá nhân
Phương pháp: Hỏi đáp, trực quan 

- Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc SGK đoạn “Ngày 12-9-1930, ... hàng trăm người bị thương”
- Học sinh đọc SGK + chú ý nhớ các số liệu ngày tháng xảy ra cuộc biểu tình (khoảng 3 - 4 em)
- Giáo viên tổ chức thi đua “Ai mà tài thế?” 
Hãy trình này lại cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 ở Nghệ An
- Học sinh trình bày theo trí nhớ (3-4 em)
- HS nào trình bày tốt được thưởng (Học sinh cần nhấn mạnh: 12/9 là ngày kỉ niệm Xô Viết Nghệ Tĩnh)
Ÿ Giáo viên nhận xét, tuyên dương

Ÿ Giáo viên chốt + giới thiệu hình ảnh phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh: Ngày 12/9/1930, hàng vạn nông dân huyện Hưng Yên (Nghệ An) kéo về thị xã Vinh, vừa đi vừa hô to khẩu hiệu chống đế quốc...Thực dân Pháp cho binh lính đàn áp nhưng không ngăn được nên đã cho máy bay ném bom vào đoàn người, làm hàng trăm người bị thương, 200 người chết. Từ đó, ngày 12/9 là ngày kỉ niệm Xô Viết Nghệ Tĩnh. 

® Ghi bảng: ngày 12/9 là ngày kỉ niệm Xô Viết Nghệ Tĩnh.
- Học sinh đọc lại (2 - 3 em)
- Giáo viên nhắc lại những sự kiện tiếp theo trong năm 1930: Suốt tháng 9 và tháng 10/1930 nông dân tiếp tục nổi dậy đánh phá các huyện lị, đồn điền, nàh ga, công sở... Những kẻ đứng đầu các thôn xã bỏ trốn hoặc đầu hàng. Nhân dân cử người ra lãnh đạo. Lần đầu tiên, nhân dân có chính quyền của mình.

® Giáo viên chốt ý:

Từ khi nhân dân ta có chính quyền, có người lãnh đạo thì đời sống trong các thôn xã như thế nào, các em bước sang hoạt động 2.

* Hoạt động 2: Tìm hiểu những chuyển biến mới trong các thôn xã
- Hoạt động nhóm, lớp 
Phương pháp: T.luận, giảng giải 

- Giáo viên tiến hành chia lớp thành 4 nhóm (hoặc 6 nhóm)
- HS họp thành 4 nhóm 
- Giáo viên đính sẵn nội dung thảo luận dưới các tên nhóm: Hưng Nguyên, Nghệ An, Hà Tĩnh, Vinh.
- 4 nhóm trưởng lên nhận câu hỏi và chọn tên nhóm + nhận phiếu học tập 
- Câu hỏi thảo luận

a) Trong thời kì 1930 - 1931, ở các thôn xã của Nghệ Tĩnh đã diễn ra điều gì mới?

b) Sau khi nắm chính quyền, đời sống tinh thần của nhân dân diễn ra như thế nào?

c) Bọn phong kiến và đế quốc có thái độ như thế nào?

d) Hãy nêu kết quả của phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh?

® Giáo viên phát lệnh thảo luận 
- Các nhóm thảo luận ® nhóm trưởng trình bày kết quả lên bảng lớp. 
® Giáo viên nhận xét từng nhóm 
® Các nhóm bổ sung, nhận xét

Dự kiến: 
a) Không hề xảy ra lưu manh, trộm cắp. Bãi bỏ ma chay, đình đám, phong tục lạc hậu, rượu chè, cờ bạc... Đời sống tưng bừng, phấn khởi. 
b) Đời sống tinh thần của nhân dân có nhiều thay đổi: tối nào đình làng cũng vui như hội, bà con nô nức đi họp, nghe nói chuyện, giải thích chính sách hoặc bàn công việc chung. 
® Giáo viên nhận xét ® trình bày thêm: 
Bọn đế quốc, phong kiến hoảng sợ, đàn áp phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh hết sức dã man. Chúng điều thêm lính về đóng đồn bốt, triệt hạ làng xóm. Hàng ngàn Đảng viên cộng sản và chiến sĩ yêu nước bị tù đày hoặc bị giết. 
c) Bọn đế quốc, phong kiến dùng mọi thủ đoạn dã man để đàn áp. 
d) Đến giữa năm 1931, phong trào bị dập tắt. 
® Giáo viên nhận xét + chốt
- Học sinh đọc lại 
* Hoạt động 3: Ý nghĩa của phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh
- Hoạt động cá nhân
Phương pháp: Động não

+Phong trào Xô viết Nghệ- Tĩnh có ý nghĩa gì ?
- Học sinh trình bày :
+Chứng tỏ tinh thần dũng cảm, khả năng cách mạng của nhân dân lao động
+Cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân ta 
5. Tổng kết - dặn dò: 

- Học bài 

- Chuẩn bị: Hà Nội vùng đứng lên 

- Nhận xét tiết học 

..............................................
 KHỐI TRƯỞNG 
Tuần 9	
Tiết 9 Lịch sử 	
CÁCH MẠNG MÙA THU 
I. Mục tiêu:
 - Tường thuật lại được sự kiện nhân dân Hà Nội khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi: Ngày 19-8-1945, hàng chục vạn nhân dân Hà Nội xuống đường biểu dương lực lượng và mít tinh tại Nhà hát lớn thành phố. Ngay sau cuộc mít tinh, quần chúng đã xông vào chiếm các cơ sở đàu não của kẻ thù: Phủ Khâm sai, Sở Mật thám,  Chiều ngày 19-8-1945, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội toàn thắng.
- Biết Cách mạng tháng Tám nổ ra vào thời gian nào, sự kiện cần nhớ, kết quả:
+ Tháng 8- 1945, nhân dân ta vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền và lần lược giành chính quyền ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn.
+ Ngày 19-8 trở thành ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám.
*Hs khá, giỏi:
+ Biết được ý nghĩa cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội.
+ sưu tầm và kể lại sự kiện đáng nhớ về Cách mạng tháng Tám ở địa phương.
II. Chuẩn bị:
 - Thầy: Tư liệu về Cách mạng tháng 8 ở Hà Nội và tư liệu lịch sử địa phương. 
 - Trò: Sưu tập ảnh tư liệu.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: “Xô Viết Nghệ Tĩnh”
Hãy kể lại cuộc biểu tình ngày 12/9/1930 ở Hưng Nguyên?
Trong thời kỳ 1930 - 1931, ở...ộc VN quyết tâm giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.
Học sinh thuật lại cần đủ các phần sau:
+ Đoạn đầu.
+ Bác Hồ đọc “ Tuyên ngôn Độc lập”.
+ Buổi lễ kết thúc trong không khí vui sướng và quyết tâm của nhân dân: đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững độc lập dân tộc.
Hoạt động cá nhân, lớp.
Ngày 2/ 9/ 1945 trở thành ngày lễ Quốc Khánh của dân tộc ta, đánh dấu thời điểm VN trở thành 1 nước độc lập.
Học sinh nêu + trưng bày tranh ảnh sưu tầm về Bác Hồ đọc “Tuyên ngôn độc lập” tại quảng trường Ba Đình.

......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KHỐI TRƯỞNG BGH DUYỆT
Tuần 11	
Tiết 11 Lịch sử
 ÔN TẬP: HƠN 80 NĂM 
CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1858 – 1945)
I. Mục tiêu:
 - Nắm được những mốc thời gian, những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến năm 1945:
+ Năm 1858: thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta.
+ Nửa cuối thế kỉ XIX: phong trào chóng Pháp của Trương Định và phong trào Cần vương.
+ Đầu thế kỉ XX: phong trào Đông du của Phan Bội Châu.
+ Ngày 3-2-1930: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
+ Ngày 19-8-1945: khởi nghãi giành chính quyền ở Hà Nội.
+ Ngày 2-9-1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa ra đời.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Bản đồ hành chính Việt Nam.
	Bảng thống kê các niên đại và sự kiện.
+ HS: Chuẩn bị bài học.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: “Bác Hồ đọc “Tuyên ngôn độc lập””.
Cuôí bản “Tuyên ngôn Độc lập”, Bác Hồ thay mặt nhân dân Việt Nam khẳng định điều gì?
Trong buổi lễ, nhân dân ta đã thể hiện ý chí của mình vì độc lập, tự do như thế nào?
Giáo viên nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu bài mới: Ôn tập
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: 
Mục tiêu: Ôn tập lại các sự kiện lịch sử trong giai đoạn 1858 – 1945.
Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận.
Hãy nêu các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong giai đoạn 1858 – 1945 ?
® Giáo viên nhận xét.
Giáo viên tổ chức thi đố em 2 dãy.
 +Thực dân Pháp xâm lược nước ta vào thời điểm nào?
 +Các phong trào chống Pháp xảy ra vào lúc nào?
 +Phong trào yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh diễn ra vào thời điểm nào?
 +Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời vào ngày, tháng, năm nào?
 +Cách mạng tháng 8 thành công vào thời gian nào?
 +Bác Hồ đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vào ngày, tháng, năm nào?
® Giáo viên nhận xét câu trả lời của 2 dãy.
v	Hoạt động 2: 
Mục tiêu: Học sinh nắm lại ý nghĩa 2 sự kiện lịch sử: Thành lập Đảng và Cách mạng tháng 8 – 1945.
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại.
 +Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời mang lại ý nghĩa gì?
 +Nêu ý nghĩa lịch sử của sự kiện Cách mạng tháng 8 – 1945 thành công?
-Giáo viên gọi 1 số nhóm trình bày.
® Giáo viên nhận xét + chốt ý.
v	Hoạt động 3: Củng cố. 
Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức.
Phương pháp: Đàm thoại, động não.
Ngoài các sự kiện tiêu biểu trên, em hãy nêu các sự kiện lịch sử khác diễn ra trong 1858 – 1945 ?
Học sinh xác định vị trí Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, nơi xảy ra phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh trên bản đồ.
® Giáo viên nhận xét.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Chuẩn bị: “Vượt qua tình thế hiểm nghèo”.
Nhận xét tiết học 
Hát 
Hoạt động lớp.
Học sinh nêu.
Học sinh nêu.
Hoạt động nhóm.
- Học sinh thảo luận nhóm đôi ® nêu:
 + Năm 1858: thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta.
 + Nửa cuối thế kỉ XIX: phong trào chóng Pháp của Trương Định và phong trào Cần vương.
 + Đầu thế kỉ XX: phong trào Đông du của Phan Bội Châu.
 + Ngày 3-2-1930: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
 + Ngày 19-8-1945: khởi nghãi giành chính quyền ở Hà Nội.
 + Ngày 2-9-1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa thành lập.
- Học sinh thi đua trả lời theo dãy.
+ Năm 1858: thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta.
+ Nửa cuối thế kỉ XIX: phong trào chóng Pháp của Trương Định và phong trào Cần vương.
+ Đầu thế kỉ XX: phong trào Đông du của Phan Bội Châu.
+ Ngày 3-2-1930: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
+ Ngày 19-8-1945: khởi nghãi giành chính quyền ở Hà Nội.
+ Ngày 2-9-1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa ra đời.
Hoạt động nhóm bàn.
- Học sinh thảo luận theo nhóm bàn.
+Cách mạng Việt Nam có một tổ chức tiên phong lảnh đạo, đưa cuộc đấu tranh của nhân dân ta đi theo con đường đúng đắn.
+Với lòng yêu nước, tinh thần cách mạng nên giành độc lập, tự do cho đất nước, đưa dân ta thoát khỏi kiếp nô lệ.
- Nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Học sinh nêu: phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước 
Học sinh xác định bản đồ (3 em).

....
Tuần 12	 
Lịch sử
Tiết 12 : VƯỢT QUA TÌNH THẾ HIỂM NGHÈO
I. Mục tiêu:
 - Biết sau cách mạng tháng Tám nước ta đứng ...a Hồ Chủ Tịch.
® Giáo viên nhận xét ® giáo dục
5. Tổng kết - dặn dò: 
Chuẩn bị: Bài 14
Nhận xét tiết học 
Hát 
Học sinh trả lời (2 em).
Họat động lớp, cá nhân.
Học sinh nhận xét về thái độ của thực dân Pháp.
Học sinh lắng nghe và trả lời câu hỏi.
Hoạt động nhóm (nhóm 4)
- Học sinh thảo luận ® Giáo viên gọi 1 vài nhóm phát biểu ® các nhóm khác bổ sung, nhận xét.
 Hoạt động cá nhân.
Học sinh viết một đoạn cảm nghĩ.
® Phát biểu trước lớp.
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
Tuần 14	 
Tiết 14 : Lịch sử
	 THU - ĐÔNG 1947 
 VIỆT BẮC “MỒ CHÔN GIẶC PHÁP”
I. Mục tiêu:
 -Trình bày sơ lược được diễm biến của chiến dịch Việt – Bắc thu – đông năm 1947 trên lược đồ, nắm được ý nghĩa thắng lợi (phá tan âm mưu tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến):
+ Âm mưu của Pháp đánh lên Việt Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não và lực lượng bộ đội chủ lực của ta để mau chóng kết thúc chiến tranh.
+ Quân Pháp chia làm ba mũi (nhảy dù, đường bô0j và đường thủy) tiến công len Việt Bắc.
+ Quân ta phục kích chặn đánh địch với các trận tiêu biểu: Đèo Bông Lau, Đoan Hùng, 
	Sau hơn một tháng bị sa lầy, địch rút lui, trên đường rút chạy quân địch còn bị ta chặn đánh dữ dội.
+ Ý nghĩa: Ta đánh bại cuộc tấn công quy mô của địch lên Việt Bắc, phá tan âm mưu tiêu diệt cơ quan đàu não và chủ lực của ta, bảo vệ được căn cứ địa kháng chiến.
- Tự hào dân tộc, yêu quê hương, biết ơn anh hùng ngày trước.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Bản đồ hành chính Việt Nam. Lược đồ phóng to.
 - Tư liệu về chiến dịch Việt Bắc năm 1947.
+ HS: Tư liệu lịch sử.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: “Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước”.
Nêu dẫn chứng về âm mưu “quyết cướp nước ta lần nữa” của thực dân Pháp?
 Lời kêu gọi của Bác Hồ thể hiện điều gì?
Giáo viên nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu bài mới: 
 	“Thu đông 1947, Việt Bắc mồ chôn giặc Pháp”.
4. Phát triển các hoạt động: 
1. Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947.
v	Hoạt động 1: (làm việc cả lớp)
Mục tiêu: Học sinh nắm được lí do địch mở cuộc tấn công quy mô lên Việt Bắc.
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, giảng giải.
* Thảo luận theo nhóm 4 nội dung:
Tinh thần cảm tử của quân và dân thủ đô Hà Nội và nhiều thành phần khác vào cuối năm 1946 đầu năm 1947 đã gây ra cho địch những khó khăn gì?
Muốn kết thúc nhanh cuộc chiến tranh, địch phải làm gì?
Tại sao căn cứ Việt Bắc trở thành mục tiêu tấn công của địch?
→ Giáo viên nhận xét + chốt.
Sử dụng bản đồ giới thiệu căn cứ địa Việt Bắc, giới thiệu đây là thủ đô kháng chiến của ta, nơi đây tập trung bộ đội chủ lực, Bộ chỉ huy của TW Đảng và Chủ tịch HCM.
Vì vậy, Thực dân Pháp âm mưu tập trung lực lượng lớn với nhiều vũ khí hiện đại để tấn công lên Việt Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não của ta để nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
2. Hình thành biểu tượng về chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947.
v	Hoạt động 2: (làm việc cả lớp và theo nhóm)
Mục tiêu: 
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại.
Giáo viên sử dụng lược đồ thuật lại diễn biến của chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947.
• Thảo luận nhóm 6 nội dung:
Lực lượng của địch khi bắt đầu tấn công lên Việt Bắc?
Sau hơn một tháng tấn công lên Việt Bắc quân địch rơi vào tình thế như thế nào?
Sau 75 ngày đêm đánh địch, ta đã thu được kết quả như thế nào?
Chiến thắng này có ảnh hưởng gì đến cuộc kháng chiến của nhân dân ta?
→ Giáo viên nhận xét, chốt.
v	Hoạt động 3: Củng cố. 
Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức.
Phương pháp: Đàm thoại, động não.
Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947?
Nêu 1 số câu thơ viết về Việt Bắc mà em biết?
® Giáo viên nhận xét ® tuyên dương.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Chuẩn bị:”Chiến thắng Biên Giới”
Nhận xét tiết học 
Hát 
Học sinh nêu.
Họat động nhóm.
1 Học sinh thảo luận theo nhóm.
→ Đại diện 1 số nhóm trả lời
→ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Hoạt động nhóm.
Học sinh lắng nghe và ghi nhớ diễn biến chính của chiến dịch.
Các nhóm thảo luận theo nhóm → trình bày kết quả thảo luận → Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Học sinh nêu.
Học sinh thi đua theo dãy.

.....................................................................................................................................................................................
 KHỐI DUYỆT 
Tuần 15	 
Tiết 15 : Lịch sử
	CHIẾN THẮNG BIÊN GIỚI THU ĐÔNG 1950
I. Mục tiêu:
 - Tường thuật sơ lược được diễn biến chiến dịch Biên giới trên lược đồ:
+ Ta mở chiến dịch Biên giới nhằm giải phóng một phần biên giới, củng cố và mở rộng Căn cứ địa Việt Bắc, khai thông đường liên lạc quốc tế.
+ Mở đầu ta tấn công cứ điểm Đông Khê.
+ Mất Đông Khê, địch rút khỏi Cao Bằng theo đường số 4, đồng thời đưa lực lượng lên để chiếm lại Đông Khê.
+ Sau nhiều ngày g...
Ảnh các anh hùng tại Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc (tháng 5/1952)
 + HS: xem trước bài.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Chiến thắng biên giới Thu Đông 1950.
Ta quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm mục đích gì?
Ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950?
® Giáo viên nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu bài mới: 
	Hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Tạo biểu tượng về hậu phương ta vào những năm sau chiến dịch biên giới.
Mục tiêu: Nắm khái quát hậu phương nước ta sau chiến dịch biên giới.
Phương pháp: Hỏi đáp, thảo luận.
Giáo viên nêu tóm lược tình hình địch sau thất bại ở biên giới: quân Pháp đề ra kế hoạch nhằm xoay chuyển tình thế bằng cách tăng cường đánh phá hậu phương của ta, đẩy mạnh tiến công quân sự. Điều này cho thấy việc xây dựng hậu phương vững mạnh cũng là đẩy mạnh kháng chiến.
Lớp thảo luận theo nhóm bàn, nội dung sau:
+ Nhóm 1 : Tìm hiểu về Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng 
+ Nhóm 2 : Tìm hiểu về Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc .
+ Nhóm 3 : Tinh thần thi đua kháng chiến của đồng bào ta được thể hiện qua các mặt : kinh tế, văn hóa, giáo dục
® Giáo viên nhận xét và chốt.
v	Hoạt động 2: Rút ra ghi nhớ.
Mục tiêu: Nắm nội dung chính của bài.
Phương pháp: Vấn đáp, đàm thoại.
- GV kết luận về vai trò của hậu phương đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 
® Rút ra ghi nhớ.
v	Hoạt động 3: Củng cố. 
Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức.
Phương pháp: Hỏi đáp, động não.
Kể tên một trong bảy anh hùng được Đại hội chọn và kể sơ nét về người anh hùng đó.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Học bài.
Chuẩn bị: “Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954)”.
Nhận xét tiết học 
Hát 
Hoạt động lớp.
Học sinh nêu.
Học sinh nêu.
Hoạt động lớp, nhóm.
Học sinh thảo luận theo nhóm bàn.
Đại diện 1 số nhóm báo cáo.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe .
Hoạt động lớp.
- HS kể về một anh hùng được tuyên dương trong Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc ( 5/ 1952) 
- HS nêu cảm nghĩ 
- Học sinh nêu.
Học sinh đọc ghi nhớ.

.........................................
Tuần 17 
Tiết 17 : 	Lịch sử
ÔN TẬP HỌC KÌ I
I/MỤC TIÊU:
 - Hệ thống những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1858 đến trước chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
 -Giáo dục HS có tinh thần yêu nước.
II/CHUẨN BỊ:
 -Bản đồ hành chánh Việt Nam.
 -Bảng thống kê các sự kiện đã học.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1.Khởi động:
2.Bài cũ:
 -Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng diễn ra vào thời gian nào? Đề ra nhiệm vụ gì cho cách mạng Việt Nam?
 -Điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ ấy là gì?
 -Bước tiến mới của hậu phương có tác động như thế nào đến tiền tuyến?
 *Nhận xét:
3.Giới thiệu bài mới:
 Oân tập học kì I.
4.Phát triển các hoạt động:
 *Tổ chức HS làm việc cả lớp:
 *GV lưu ý HS cần ghi nhận các mốc thời gian quan trọng:
-Năm 1858:Thực dânPháp bắt đầu xâm lược nước ta.
-Nửa cuối thế kỉ XIX:Phong trào chống Pháp của Trương Định và phong tráo Cần Vương.
-Đầu thế kỉ XX: Phong trào Đông Du của Phan Bội Châu.
-Ngày 5 - 6 – 1911:Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
-Ngày 3 - 2 – 1930:Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
-Ngày 19 -8 -1945:Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội.
-Ngày 2 – 9 – 1945:Chủ tịch Hồ chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập.
-Ngày 20 – 12 – 1946:Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
-Thu-đông 1947:Thực dân Pháp tấn công lên Việt Bắc nhưng bị thất bại.
-Thu-đông 1950:Ta mở chiến dịch Biên giới nhằm củng cố Việt Bắc và giải phóng 1 phần biên giới.
-Tháng 2 – 1951:Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng họp.
-Ngày 1 – 5 1952: Đại hội chiến sĩ thi đua toàn quốc và cán bộ gương mẫu toàn quốc khai mạc.
5.Củng cố – Dặn dò:
 -Một số HS nhắc lại sự kiện và thời gian của nó.
 -CBBS: Thi kiểm tra cuối HK I .
 * Nhận xét:
 * Hát
 * Một số HS trả lời
 *Lớp chia làm 2 nhóm.
-Nhóm này hỏi, nhóm kia trả lời và luân phiên nhau hỏi.
-Câu hỏi có thể là thời gian hoặc sự kiệnlịch sử đã học.

..............................................
Tuần 18	 
Lịch sử
Tiết 18 : THI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
.. 
.
Tuần 19	 
Lịch sử
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
M ục tiêu:
- Tường thuật sơ lược được chiến dịch Điện Biên Phủ:
+ Chiến dịch diễn ra trong ba đợt tấn công; đợt ba: ta tấn công và tiêu diệt cứ điểm đồi A1và khu trung tâm chỉ hy của địch.
+ Ngày 5-7-1954, bộ đội chỉ huy tập đoàn cứ điểm ra đầu hàng, chiến dịch kết thúc thắng lợi.
- Trình bày sơ lược ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ: là mốc son chói lọi, góp phần kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chóng thực dân Pháp xâm lược.
- Biết tinh thần chiến đấu anh dũng cảu bộ đội ta trong chiến dịch: tiêu biểu là anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai.
 *ĐC: Không yêu cầu tường thuật, chỉ kể một số sự kiện về chiến dịch Điện Biên Phủ.
Đồ dùng dạy học.
 - Bản đồ hành chính Việt Nam.
 - Các hình minh hoạ của ... sử tiêu biểu trong giai đoạn 1945- 1954. 
.
Tuần 20	 
Lịch sử
Ôn tập: chín năm kháng chiến
bảo vệ độc lập dân tộc (1945 - 1954)
I. Mục tiêu.
 - Biết sau Cách mạng tháng Tám nhân dân ta phải đương đầu với ba thứ “giặc”: “giặc đói”, “giặc dốt”, “giặc ngoại xâm”.
- Thống kê những sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược: 
+ 19-12-1946: toàn quốc kháng chiến chóng thực dân Pháp.
+ Chiến dịch Việt Bắc – thu đông 1947.
+ Chiến dịch biên giới thu – đông 1950.
+ Chiến dịch Điện Biên Phủ
 II. Đồ dùng dạy học.
 - Bản đồ Hành chính Việt Nam (để chỉ một số địa danh gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu đã học)
 - Phiếu học tập của HS.
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 
Hoạt động dạy
Bài mới. (37’)
Hoạt động 1: Lập bảng các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1945- 1954.
- GV gọi hs đã lập bảng thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1945 – 1954 vào giấy khổ to dán bảng của mình lên bảng.
+GV thống nhất như sau.
Câu 1: Tình thế hiểm nghèo của nước ta sau Cách mạng tháng tám thường được diễn tả bằng cụm từ nào ?
+ Em hãy kể tên 3 loại “giặc”mà cách mạng nước ta phải đương đầu từ cuối năm 1945?
Câu2:
 “Chín năm là một điện biên,
Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng!”
Em hãy cho biết: Chín năm đó được bắt đầu và kết thúc vào thời gian nào ?
Câu3: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định điều gì ?
+ Lời khẳng định ấy giúp em liên tưởng tới bài thơ nào ra đời trong cuộc kháng
Chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai ( đã học ở lớp 4)
Câu 4: Hãy thống kê một số sự kiện mà em cho là tiêu biểu nhất trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ?
+ GV thống nhất nội dung đúng.
Hoạt động học
- HS cả lớp cùng đọc lại bảng thống kê của bạn, đối chiếu với bảng thống kê của mình và bổ sung ý kiến.
- Cụm từ “ Nghìn cân treo sợi tóc”.
- 3 loại giặc đó là: Giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm.
- Chín năm đó được bắt đầu từ ngày 19-12-1946 đến 7-5-1954.
- Lời kêu gọi đã khẳng định: Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chị làm nô lệ.
+ Bài thơ của Lí Thường Kiệt.
 Sông núi nước Nam Vua Nam ở
 Dành dành định phận thuộc sách trời
 Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
 Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.
- Các nhóm làm vào giấy khổ to sau đó dán bảng.

 Thời gian
Sự kiện lịch sử tiêu biểu
 Cuối năm 1945 đến năm1946
 Đẩy lùi “ giặc đói, giặc dốt”
 19 – 12 - 1946
 Trung ương Đảng và Chính Phủ phát động toàn quốc kháng chiến.
 20 – 12 - 1946
Đài Tiếng nói Việt Nam phát lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
 20 – 12 – 1946 đến tháng 2-1947
Cả nước đồng loạt nổ súng chiến đấu, tiêu biểu là cuộc chiến đấu của nhân dân Hà Nội với tinh thần “ Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”
 Thu đông 1947
Chiến dịchViệt Bắc – “mồ chôn giặc pháp”
 Thu – đông 1950 16 đến 18-9-1950
Chiến dịch biên giới.
Trận đông khê. Gương chiến đấu dũng cảm của La Văn Cầu
 Sau chiến dịch Biên giới
 tháng 12 – 1951
1 – 5 -1952
Tập trung xây dựng hậu phương vững mạnh, chuẩn bị cho tiền tuyến sẵn sàng chiến đấu.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của đảng đề ra nhiệm vụ cho kháng chiến
Khai mạc Đại hộiChiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc. Đại hội bầu ra 7 anh hùng tiêu biểu.
 30 – 3 – 1954 đến 7-5-1954
Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng. Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai
 2. Củng cố – dặn dò (3’)
 Nhận xét chung giờ học.
 Về nhà ôn lại bài.
.
 KHỐI DUYỆT 
Tuần 21	 
LỊCH SỬ
Nước nhà bị chia cắt.
 I - Mục tiêu 
 - Biết đôi nét về tình hình nước tấu hiệp đình Giơ-ne-vơ năm 1954:
+ Miên Bắc được giải phóng, tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội.
+ Mĩ – Diệm âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, tàn sát nhân dân miền Nam, nhân dân ta phải cầm vũ khí đứng lên chống Mĩ – Diệm: thực hiện chính sách “ tố cộng”, “diệt cộng”, thẳng tay giết hại những chiến sĩ cách mạng và những người dân vô tội.
- Chỉ giới tuyến quân sự tạm thời trên bản đồ
 II- Đồ dùng dạy học 
 - Bản đồ Hành chính Việt Nam (để chỉ giới tuyến quân sự tạm thời theo quy định của Hiệp định Giơ-ne-vơ)
 - Tranh ảnh tư liệu về cảnh Mĩ - Diệm tàn sát đồng bào miền Nam.
 III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 Bài mới. 
 Giới thiệu bài: Sông Bến Hải là nơi chứng kiến nỗi đau chia cắt giữa hai miền Năm- Bắc đất nước ta hơn 21 năm. Vì sao đất nước tá lại bị chia cắt ? Kẻ nào đã gây ra tội ác đó ? Nhân dân ta đã làm gì để xoá bỏ nỗi đau chia cắt ? Bài học lịch sử hôm nay sẽ giúp các em nắm rõ vấn đề này.
 Hoạt động 1: Nội dung hiệp định Giơ-Ne-Vơ. (15’)
- YC hs đọc SGK và tìm hiểu các vấn đề sau:
+ Tìm hiểu nghĩa của các khái niệm: Hiệp định, hiệp thương, tổng tuyển cử, tố cộng, diệt cộng,thảm sát.

- HS tự đọc sách và làm việc cá nhân.

 + Hiệp định : Là văn bản ghi lại những nội dung do các bên liên quan kí.
 + Hiệp thương: Tổ chức hội nghị đại biểu hai miền Nam – Bắc để bàn về việc thống nhất đất nước.
 + Tổng tuyển cử: Tổ chức bầu cử trong cả nước.
+ Tố cộng: Tổ chức tố cáo, bôi nhọ những người cộng sản, những ng...c khởi nghĩa ở Mỏ Cày, phong trào nhanh chóng lan ra các huyện khác. Trong một tuần lễ, ở Bến Tre đã có 22 xã được giải phóng hoàn toàn, 29 xã khác tiêu diệt ác ôn, vây đồn, giải phóng nhiều ấp.
- Phong trào Đồng khởi Bến Tre đã trở thành ngọn cờ tiên phong, đẩy mạnh cuộc đấu tranh của đồng bào miền Nam ở cả nông thôn và thành thị. Chỉ tính trong năm 1960 có hơn 10 triệu lượt người bao gồm cả nông dân, công nhân , tri thứctham gia đấu tranh chống Mĩ Diệm.
- Phong trào mở ra thời kì mới cho đấu tranh của nhân dân miền Nam cầm vũ khí chống quân thù, đẩy Mĩ và quân đội Sài Gòn vào thế bị động, lúng túng.
 Kết luận: Tính đến cuối năm 1960 phong trào “Đồng khởi” của nhân dân miền Nam đã cơ bản làm tan rã cơ cấu chính quyền cơ sở địch ở nông thôn. Trong 2627 xã toàn miền Nam thì nhân dân đã lập chính quyền tự quản ở 1383 xã. đồng thời làm tê liệt hết chính quyền ở các xã khác.
 3. Củng cố - dặn dò. 
 Nhận xét chung giờ học.
 Về nhà học bài.
.......................
 KHỐI DUYỆT 
Tuần 23	 
LỊCH SỬ
Nhà máy hiện đại đầu tiên ở nước ta.
Mục tiêu:
- Biết hoàn cảnh ra đời cảu Nhà máy cơ khí Hà Nội: tháng 12 năm 1955 với sự giúp đở của Liên Xô nhà máy được khởi công xây dựng và tháng 4 -1958 thì hoàn thành.
- Biết những đóng góp của Nhà máy Cơ khí Hà Nội trong công cuộc xây dựng và bảo về đất nước: góp phần trang bị máy móc cho sản xuất ở miên Bắc, vũ khí cho bộ đội.
 II . Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ thủ đô Hà nội.
- Các hình minh hoạ trong SGK.
 III . Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Hoạt động dạy
 1 . Bài cũ: 
- Gọi 3 hs lên bảng trả lời nội dung bài cũ
 Nhận xét.
 2 . Bài mới
Hoạt động học
- 3 hs lên bảng trả lời, cả lớp theo dõi nhận xét.
 Giới thiệu bài: Đây là ảnh chụp lễ khánh thành Nhà máy Cơ khí Hà Nội, nhà máy hiện đại đầu tiên ở nước ta. Vì sao Đảng và chính phủ ta quyết định xây dựng Nhà máy Cơ khí Hà Nội ? Thời gian khởi công, địa điểm xây dựng, thời gian khánh thành Nhà máy cơ khí Hà Nội ? Sự ra đời của nhà máy có ý nghĩa NTN ? Nhà máy đã có đóng góp gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này. 
 Hoạt động 1: Nhiệm vụ của Miền Bắc sau năm 1954 và hoàn cảnh ra đời của nhà máy cơ khí Hà Nội. (10’)
- GV yêu cầu hs làm việc cá nhân, đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau:
H: Sau hiệp định Giơ-ne-vơ, Đảng và Chính phủ xác định nhiệm vụ của miền Bắc là gì ?
H: Tại sao Đảng và Chính phủ lại xây dựng một nhà máy cơ khí hiện đại ?
H: Đó là nhà máy nào ?

- HS làm việc cá nhân tự đọc và trả lời câu hỏi.
- Sau hiệp định giơ-ne-vơ, miềm Bắc nước ta bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội làm hậu phương lon cho cách mạng miền Nam.
+ Đảng và Chính phủ quyết định xây dựng một nhà máy hiện đại ở miền Bắc để:
- Trang bị máy mó hiện đại cho miền Bắc, thay thế các công cụ thô sơ, việc này giúp tăng năng xuất và chất lượng lao động.
- Đó là Nhà máy Cơ khí Hà Nội.
- GV: Để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, để làm hậu phương lớn cho miền Nam, chúng ta cần công nghiệp hoá nền sản xuất của nước nhà. Việc xây dựng các nhà máy nmấy hiện đại là điều tất yếu. Nhà máy Cơ khí Hà Nội là Nhà máy hiện đại đầu tiên ở 
nước ta.
 Hoạt động 2: Quá trình xây dựng và những đóng góp của nhà máy cơ khí Hà Nội cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. (23’)
- YC hs thảo luận nhóm đôi, đọc SGK để hoàn thành nội dung câu hỏi sau:
H: Nhà máy cơ khí Hà Nội xây dựng vào thời gian nào ? Địa điểm, quy mô, diện tích ? 
H: Các sản phẩm của nhà máy là gì ?
H: Nhà máy cơ khí Hà Nội đã có những đóng góp gì vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước ?
H: Kể lại quá trình xây dựng nhà máy cơ khí Hà Nội ?
H: Cho hs xem ảnh Bác Hồ về thăm nhà máy cơ khí Hà Nội và nói : Việc Bác Hồ 9 lần về thăm nhà máy cơ khí Hà Nội nói lên điều gì ?

- HS làm việc nhóm đôi.
- Đại diện nbóm báo cáo kết quả.
- Nhà máy cơ khí Hà Nội xây dựng từ tháng 12- 1955 đến tháng 4 – 1958.
- Địa điểm: Phía Tây Nam thủ đô Hà Nội.
- Diện tích : hơn 10 vạn mét vuông.
- Quy mô: Lớn nhất khu vực Đông Nam á.
+ Máy phay , máy tiện, máy khoan, tiêu biểu là tên lửa A12.
- Các sản phẩm của nhà máy đã được phục vụ công cuôc lao động xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, cùng bộ đội đánh giặc trên chiến trường miền Nam ( tên lửa A12)
- Nhà máy cơ khí Hà nội luôn đạt được thành tích to lớn, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
- HS nối tiếp nhau kể lại.
+ VD: Nhà máy cơ khí Hà Nội đồ sộ vươn cao trên vùng đất trước đây là một cánh dồng, có nhiều đồn bốt và hàng rào dây thép gai của thực dân xâm lược.
+ Việc Bác Hồ 9 lần về thăm nhà máy cho thấy Dảng, Chính phủ và Bác Hồ rất quan tâm đến việc phát triển công nghiệp , hiện đại hoá sản xuất của nước nhà vì hiện đại hoá sản xuất giúp cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội về đấu tranh thống nhất đất nứơc.
 3. Củng cố - dặn dò: (2’)
 Nhận xét chung giờ học.
 Về nhà học bài.
Tuần 24	 
	LỊCH SỬ
Đường Trường Sơn
 I . Mục tiêu: 
 - Biết dường Trường Sơn với sự chi viện sứ người, vũ khí, lương thực,  của miền Bắc cho...g ta cùng tìm hiểu về sự kiện trọng đại lịch sử này
Hoạt động 1: Diễn biến cuộc tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968. (18’)
 - YC hs thảo luận nhóm để hoàn thành nội dung trên phiếu.
H: Tết Mậu Thân 1968 đã diễn ra sự kiện gì ở miền Nam nước ta ?
H: Thuật lại cuộc tấn công của quân giải phóng vào Sài Gòn . Trận nào là trận tiêu biểu trong đợt tấn công này ?
H: Cùng với cuộc tấn công vào Sài Gòn, quân giải phóng đã tiến công ở những nơi nào ?
H: Tại sao nói cuộc Tổng tiến công của quân và dân miền Nam vào Tết Mậu Thân năm 1968 mang tính bất ngờ và 
Hoạt động học
- 3 hs lên bảng trả lời câu hỏi, cả lớp theo dõi nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm để hoàn thành nội dung trên phiếu.
- Sự kiện: quân và dân miền Nam đồng loạt nổi dậy tổng tiến công.
- HS nối tiếp nhau thuật lại.
+ Trận đánh tiêu biểu là trận đánh cả quân giải phóng vào sứ quán Mĩ đã làm cho những kẻ đứng đầu Nhà Trắng, Lầu Năm Góc và cả thế giới phải sửng sốt.
- Đài phát thanh, sân bay Tân Sơn Nhất, Tổng nha Cảnh sát, Bộ tư lệnh Hải quân,..Cần Thơ, Nha Trang, Huế, Đà Nẵng,
- Cuộc tấn công mang tính bất ngờ vì :
+ Bất ngờ về thời điểm: đêm giao thừa.
+ Bất ngờ về địa điểm: Tại các thành 
đồng loạt với quy mô lớn ?
 Hoạt động 2: Kết quả, ý nghĩa của cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968. (15’)
- YC hs làm việc cá nhân cùng trả lời câu hỏi sau :
H: Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 đã tác động NTN đến Mĩ và chính quyền Sài Gòn ?
H: Nêu ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 ?
phố lớn, tấn công vào các cơ quan đầu não của địch.
 Cuộc tấn công mang tính đồng loạt có quy mô lớn: Tấn công vào nhiều nơi, trên một diện rộng vào cùng một lúc.
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi sau.
- Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 đã làm cho hầu hết các cơ quan trung ương và địa phương của Mĩ và chính quyền Sài Gòn bị tê liệt, khiến chúng rất hoang mang lo sự, những kẻ đứng đầu Nhà Trắng, Lầu Năm Góc và cả thế giới phải sửng sốt.
+ Sau đòn bất ngờ Tết Mậu Thân, Mĩ buộc phải thừa nhận thất bại một bước, chấp nhận đàm phán tại Pa-ri về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Nhân dân yêu chuộng hoà bình ở Mĩ cũng đấu tranh rầm rộ, đòi chính phủ Mĩ phải rút quân tại Việt Nam trong thời gian ngắn nhất.
 3. Củng cố - dặn dò: (2’)
 Nhận xét chung giờ học.
 Về nhà học bài.
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 26	 
LỊCH SỬ
Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không
 I . Mục tiêu:
 - Biết cuối năm 1972, Mĩ dùng máy bay B52 ném bom hòng hủy diệt Hà Nội và các thành phố lớn ở miền Bắc, âm mưu khuất phục nhân dân ta.
- Quân và dân ta đã lập nên chiến thắng oanh liệt “Điện Biên Phủ trên không”.
 II . Đồ dùng dạy học.
- Các hình minh hoạ trong SGK.
- HS sưu tầm tranh ảnh, tư liệu lịch sử, các truyện kể, thơ ca về chiến thắng lịch sử 
“ Điện Biên Phủ trên không”.
 III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
 1. Bài cũ: (5’)
- 3 hs lên bảng YC trả lời câu hỏ về nội dung của bài học trước.
 Nhận xét – ghi điểm.
Bài mới:
 Hoạt động 1: Âm mưu của đế quốc Mĩ trong việc dùng B52 bắn phá Hà Nội.(13’)
- YC hs làm việc cá nhân.
H: Nêu tình hình của ta trên mặt trận chống Mĩ và chính quyền Sài Gòn sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 ?
H: Nêu những điều em biết về máy bay B52 ?
H: Đế quốc Mĩ âm mưu gì trong việc dùng máy bay B52 ?
Hoạt động học
- 3 hs lên bảng trả lời, cả lớp theo dõi nhận xét.
- HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi sau :
- Sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, ta tiếp tục giành được nhiều thắng lợi trên chiến trường miền Nam. Đế quốc Mĩ buộc phải thoả thuận sẽ kí kết Hiệp định Pa-ri vào tháng 10 – 1972 để chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam .
- Máy bay B52 là loại máy bay ném bom hiện đại nhất thời ấy, có thể bay cao 16 km nên pháo cao sạ không bắn được. Máy bay B52 mang khoảng 100 – 200 quả bom 
(gấp 40 lần các loại máy bay khác). Máy bay này còn được gọi là “pháo đài bay”
- Mĩ ném bom vào Hà Nội tức là ném bom vào trung tâm đầu não của ta, hòng buộc chính phủ ta phải chấp nhận kí Hiệp định Pa – ri có lợi cho Mĩ .
 KL: Sau hàng loạt thất bại ở chiến trường miền Nam, Mĩ buộc phải kí kết với ta một Hiệp định tại Pa-ri. Song nội dung Hiệp định lại do phía ta nêu ra, lập trường của ta rất kiên định, vì vậy Mĩ cố tình lật lọng, một mặt chúng thoả thuận thời gian kí vào tháng 10 – 1972, mặt khác chuẩn bị ném bom tại Hà Nội. Tổng thống Mĩ Ních – xơn đã ra lệnh sử dụng máy bay tối tân nhất lúc bấy giờ là B52 để ném bom Hà Nội. Tổng thống Mĩ tin rằng cuộc rải thảm này sẽ đưa “ Hà Nội vào thời kì đồ đá” và chúng ta sẽ phải kí Hiệp định Pa – ri theo các điều khoản do Mĩ đặt ra.
 Hoạt động 2: Hà Nội 12 ngày đêm quyết chiến. (13’)
- Tổ chứ

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_5_chuong_trinh_ca_nam_truong_tieu_hoc_vat_la.doc