Giáo án Địa lí Lớp 5 - Học kì 2

ĐỊA LÍ

Tiết 19: Châu Á (THBVMT)

I. YÊUCẦU CẦN ĐẠT.

- Biết tên các châu lục và đại dương trên thế giới: châu Á, châu Âu, châu Mĩ, châu Phi, châu Đại Dương, châu Nam Cực; các đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương.

- Nêu được vị trí giới hạn của châu Á.

- HS yêu và có trách nhiệm với quê hương đất nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bản đồ tự nhiên châu Á, các hình minh hoạ của SGK.

- HS: Đọc tr­ước bài, SGK

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

docx 30 trang Cô Giang 23/10/2024 211
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 5 - Học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 5 - Học kì 2

Giáo án Địa lí Lớp 5 - Học kì 2
ĐỊA LÍ
Tiết 19: Châu Á (THBVMT)
I. YÊUCẦU CẦN ĐẠT. 
- Biết tên các châu lục và đại dương trên thế giới: châu Á, châu Âu, châu Mĩ, châu Phi, châu Đại Dương, châu Nam Cực; các đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương.
- Nêu được vị trí giới hạn của châu Á.
- HS yêu và có trách nhiệm với quê hương đất nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - GV: Bản đồ tự nhiên châu Á, các hình minh hoạ của SGK.
 - HS: Đọc trước bài, SGK
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động:
- Cho HS hát
- GV tổng kết môn Địa lí học kì I
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Khám phá
Hoạt động 1: Các châu lục và các đại dương thế giới, châu Á là một trong 6 châu lục của thế giới.(Cá nhân)
- Hãy kể tên các châu lục, các đại dương trên thế giới mà em biết.
- Khi HS trả lời, GV ghi nhanh lên bảng thành 2 cột, 1 cột ghi tên các châu lục, 1 cột ghi tên các đại dương.
Hoạt động 2: Vị trí địa lí và giới hạn của châu Á(Cặp đôi)
- GV treo bảng phụ viết sẵn các câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu về vị trí địa lí châu Á (hoặc viết vào phiếu giao cho HS).
- GV tổ chức HS làm việc theo cặp:
+ Nêu yêu cầu: Hãy cùng quan sát hình 1 và trả lời các câu hỏi .
- Trình bày kết quả
- GV nhận xét kết quả làm việc của HS, sau đó nêu kết luận: Châu Á nằm ở bán cầu Bắc, có 3 phía giáp biển và đại dương. 
Hoạt động 3: Diện tích và dân số châu Á (Cá nhân)
- GV yêu cầu HS đọc bảng số liệu. 
- Em hiểu chú ý 1 và 2 trong bảng số liệu như thế nào?
- GV kết luận: Trong 6 châu lục thì châu Á có diện tích lớn nhất. 
Hoạt động 4: Các khu vực của châu Á và nét đặc trưng về tự nhiên của mỗi khu vực(Cặp đôi)
- GV treo lược đồ các khu vực châu Á.
- Hãy nêu tên lược đồ và cho biết lược đồ thể hiện những nội dung gì?
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm để thực hiện phiếu học tập 
- GV mời 1 nhóm lên trình bày, yêu cầu các nhóm khác theo dõi.

+ Các châu lục trên thế giới:
1. Châu Mĩ. 2. Châu Âu
3. Châu Phi 4. Châu Á
5. Châu đại dương 6. Châu Nam cực
+ Các đại dương trên thế giới:
1. Thái Bình Dương
2. Đại Tây Dương
3. Ấn Độ Dương
4. Bắc Băng Dương
- Đọc thầm các câu hỏi.
- Làm việc theo cặp, cùng xem lược đồ, trao đổi, trả lời từng câu hỏi.
- Đại diện 1 số em trình bày
- Bảng số liệu thống kê về diện tích và dân số của các châu lục, dựa vào bảng số liệu ta có thể so sánh diện tích và dân số của các châu lục với nhau.
- HS đọc lược đồ, đọc phần chú giải
- Lược đồ các khu vực châu Á, lược đồ biểu diễn:
+ Địa hình châu Á.
+ Các khu vực và giới hạn từng khu vực của châu Á.
- HS làm việc theo nhóm đôi
- Một nhóm HS trình bày trước lớp. HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
3. Luyện tập, thực hành 
- Nước ta nằm ở châu lục nào?
- HS nêu: Châu Á
4. Vận dụng, trải nghiệm
- Về nhà tìm hiểu về một số nước ở khu vực châu Á.
- Nhận xét tiết học
- HS nghe và thực hiện
- HS nghe
 IV: ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY NẾU CÓ
..................................................................................................................................................................................................................................................................________________________________________________________________ĐỊA LÍ
Tiết 20: Châu Á (TT) (CV3799)
I. YÊUCẦU CẦN ĐẠT. 
- Nêu được một số đặc điểm về dân cư của châu Á.
- Nêu một số đặc điểm về hoạt động sản xuất của cư dân châu Á.
- Nêu một số đặc điểm của khu vực Đông Nam Á.
- HS yêu và có trách nhiệm với quê hương đất nước.
* CV 3799: Nêu được sự ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - GV: Bản đồ tự nhiên châu Á, các hình minh hoạ của SGK.
 - HS: Đọc trước bài, SGK
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khám phá
- Cho HS hát
- Cho HS nêu đặc điểm tự nhiên của châu Á.
- HS nghe
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS hát
- HS nêu
- HS nghe
- HS ghi vở 
2. Khởi động
* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
- Yêu cầu học sinh đọc bảng số liệu về dân số các châu ở bài 17 để so sánh số dân châu Á với số dân của các châu lục khác.
- Cho HS trả lời theo câu hỏi:
- So sánh số dân châu Á với 1 số châu lục trên thế giới?
- Dân cư châu Á tập trung ở những vùng nào? Tại sao?
* Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 5.
- Nêu tên một số ngành sản xuất ở châu Á?
- Cây bông, cây lúa gạo được trồng nhiều ở những nước nào?
- Tên các nước khai thác nhiều dầu mỏ, sản xuất nhiều ô tô?
- GV nhận xét, kết luận
* Hoạt động 3: Hoạt động cả lớp
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 3 ở bài 17 và hình 5 ở bài 18.
- Cho biết vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á?
- Vì sao khu vực Đông Nam Á lại sản xuất được nhiều lúa gạo?
- Giáo viên nhận xét bổ sung.
- Ghi nhớ: 
 
- HS báo cáo kết quả
- Châu Á có số dân đông nhất trên thế giới.
- Đa số dân cư châu Á là người da vàng. Họ sông tập trung đông đúc tại các cùng đồng bằng châu thổ màu mỡ. Vì nơi đó thuận tiện cho ngành nông nghiệp phát triển mạnh mẽ.
- HS tự trả lời câu hỏi rồi báo cáo:... Chăn 
- Chủ yếu là đồi núi và cao nguyên
- quế, cánh kiến, gỗ quý và lúa gạo 
- Người dân Lào chủ yếu theo đạo phật
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả
- TQ nằm trong khu vực ĐNA. TQ có chung biên giới với nhiều nước: Mông Cổ, Triều Tiên, Liên Bang Nga, VN. Lào, Mi –a –ma, Ấn Độ
- Thủ đô TQ là Bắc Kinh.
- Diện tích lớn, DS đông nhất thế giới.
- Từ xưa đất nước Trung Hoa đã nổi tiếng với chè, gốm sứ. tơ lụa. Ngày nay, kinh tế Trung Quốc rất phát triển. Các sản phẩm như máy móc, thiết bị, ô tô, đồ chơi điện tử, hàng may mặccủa Trung Quốc đã xuất khẩu sang nhiều nước
- Đây là công trình kiến trúc đồ sộ, được xây dựng bắt đầu từ thời Tần Thuỷ Hoàng( trên hai ngàn năm) 
3. Luyện tập, thực hành
- Thi kể về các nước láng giềng của VN
+ Nhóm 1: Sưu tầm tranh ảnh thông tin về nước Lào
+ Nhóm 2: Sưu tầm tranh ảnh thông tin về nước Cam- pu - chia
+ Nhóm 3: Sưu tầm tranh ảnh thông tin về nước Trung Quốc 
- Cho HS thi kể về các nước 
- HS trình bày tranh ảnh thông tin mà nhóm mình sưu tầm được theo nhóm
- HS thi kể
4. Vận dụng, sáng tạo
- Các nước láng giềng của Việt Nam có vai trò gì đối với sự phát triển kinh tế của nước ta ?
- Tìm hiểu các danh lam thắng cảnh nổi tiếng của các nước láng giềng nói trên.
- HS trả lời
- HS nghe và thực hiện
IV: ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY NẾU CÓ
..................................................................................................................................................................................................................................................................________________________________________________________________ĐỊA LÍ
Tiết 22: Châu Âu
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- HS nắm được vị trí và giới hạn lãnh thổ châu Âu: Nằm ở phía tây châu Á, có ba phía giáp biển và đại dương. Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu, dân cư và hoạt động sản xuất của châu Âu.
- Vận dụng quan sát ảnh trong hình 2 và nêu các cảnh thiên nhiên có ở châu Âu.
 -Yêu thích môn học, thích tìm hiểu thế giới.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Lược đồ các châu lục và châu Âu
- HS: SGK, vở
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động:
- Gọi HS tổ chức trò chơi "Bắn tên" với câu hỏi:
+ Nêu vị trí địa lí của Cam- pu - chia?
+ Kể tên các loại nông sản của Lào, Cam – pu - chia?
+ Nêu một vài di tích lịch sử, khu du lịch nổi tiếng của Cam- pu - chia.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Khám phá
* Vị trí địa lí và giới hạn
- GV đưa ra quả cầu cho HS quan sát theo nhóm
+ Xem lược đồ trang 102, tìm và nêu vị trí của châu Âu?
+ Các phía Tây, Bắc, Nam, Đông giáp với những nước nào?
+ Xem bảng thống kê diện tích và dân số các châu lục trang 103 so sánh diện tích của châu Âu với các châu lục khác?
+ Châu Âu nằm trong vùng khí hậu nào?
- Kết luận: Châu Âu ở phía tây châu Á, ba phía giáp biển và Đại Dương.
HĐ2: Đặc điểm tự nhiên của Châu Âu
- Giới thiệu lược đồ tự nhiên Châu Âu
- HS quan sát sau đó hoàn thành vào bảng thống kê về đặc điểm địa hình tự nhiên Châu Âu
- GV kết luận: Châu Âu có địa hình là đồng bằng, khí hậu ôn hoà.
3. Luyện tập, thực hành (nội dung tự chọn ):Người dân châu Âu và hoạt động kinh tế.
+ So sánh số dân của châu Âu với dân số của các châu lục khác ?
+ Quan sát hình minh họa trang 111 và
mô tả đặc điểm bên ngoài của người châu Âu. Họ có nét gì khác so với người Châu Á?
+ Quan sát hình minh hoạ 4 cho biết hoạt động của sản xuất của người dân Châu Âu?
Kl : Đa số dân châu Âu là người da trắng, nhiều nước có nền kinh tế phát triển.

- HS quan sát theo nhóm rồi báo cáo kết quả:
+ Châu Âu nằm ở bán cầu Bắc
+ Phía Bắc giáp với Bắc Băng Dương, phía Tây giáp với Đại Tây Dương, phía Nam giáp với Địa Trung Hải, phía Đông giáp với Châu Á.
+ Diện tích Châu Âu là 10 triệu km2
đứng thứ 5 trên thế giới, chỉ lớn hơn diện tích châu Đại Dương 1 triệu km2 chưa bằng diện tích châu Á.
+ Châu Âu nằm trong vùng có khí hậu ôn hoà.
- HS quan sát và nêu: địa hình là đồng bằng
- HS tự làm bài
- HS trình bày
- HS làm bài cá nhân, chia sẻ trước lớp
- Dân số châu Âu là 728 triệu người.
- Năm 2004 chưa = dân số châu Á.
- Người dân châu Âu có nước da trắng
mũi cao tóc xoăn, đen, vàng, mắt xanh, khác với người Châu Á tóc đen.
- Người châu Âu có nhiều hoạt động sản xuất như trồng lúa mì làm việc trong các nhà máy hoá chất, chế tạo máy móc.
4.Vận dụng, trải nghiệm
- Chia sẻ với mọi người những điều em biết về châu Âu.
- HS nghe và thực hiện
- Vẽ một bức tranh hoặc viết một bài văn ngắn về những điều em thích nhất khi học bài về châu Âu.
- HS nghe và thực hiện
IV.ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (NẾU CÓ )
..................................................................................................................................................................................................................................................................ĐỊA LÝ
Tiết 23: Một số nước ở Châu Âu. (CV 3799)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Xác định được vị trí địa lí của nước Hy Lạ...
1. Bạn hãy chỉ và nêu vị trí địa lí của châu Á.
2. Bạn hãy chỉ và nêu giới hạn
 ở châu Á, hoặc châu Âu.
+ Đội 2 nghe xong câu hỏi nhanh chóng dùng bản đồ tự nhiên thế giới để trả lời đội 1. nếu đúng được bảo toàn số bạn chơi, nếu sai bạn trả lời sai bị loại khỏi trò chơi và ngược lại.
- GV tổng kết trò chơi, tuyên dương đội thắng cuộc
 Hoạt động 2: So sánh một số yếu tố tự nhiên và xã hội giữa châu Á và châu Âu.
- GV cho HS làm việc cá nhân
- GV theo dõi và giúp đỡ HS làm.
- GV gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng lớp.
- GV nhận xét và kết luận bài làm đúng.
 châu Á các phía đông, tây, nam, bắc.
3. Bạn hãy chỉ và nêu các khu vực của châu Á.
4. Chỉ khu vực Đông Nam Á trên bản đồ
- HS làm bài cá nhân sau đó làm bài trên bảng lớp rồi chia sẻ kết quả.
- HS nhận xét và bổ sung ý kiến

Châu Á
Châu Âu
Diện tích
b. Rộn 44 triệu km2, lớn nhất trong các châu lục
a. Rộng 10 triệu km2
Khí hậu
c. Có đủ các đới khí hậu từ nhiệt đới, ôn đới đến hàn đới.
d. Chủ yếu ở đới khí hậu ôn hòa
Địa hình
e. Núi và cao nguyên chiếm 3/4 diện tích, có đỉnh núi Ê- vơ- rét cao nhất thế giới.
g. Đồng bằng chiếm 2/3 diện tích, kéo dài từ tây sang đông.
Chủng tộc
i. Chủ yếu là người da vàng.
h. Chủ yếu là người da trắng.
Hoạt động kinh tế
k. Làm nông nghiệp là chính.
i. Hoạt động công nghiệp phát triển

3. Luyện tập, thực hành
- Chia sẻ với mọi người những điều em biết về châu Á, châu Âu.
- HS nghe
4. Vận dụng, trải nghiệm
- Vẽ một bức tranh về một cảnh đẹp ở châu Á hoặc châu Âu theo cảm nhận của em.
- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( NẾU CÓ )
..................................................................................................................................................................................................................................................................
________________________________________________________________ĐỊA LÍ
Tiết 25: Châu Phi (THBVMT)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Mô tả sơ lược được vị trí, giới hạn châu Phi. Sử dụng quả Địa cầu, bản đồ, lược đồ nhận biết vị trí, giới hạn lãnh thổ châu Phi.
Chỉ được vị trí của hoang mạc Xa- ha-ra trên bản đồ( lược đồ).
- HS vận dụng để hiểu được vì sao châu Phi có khí hậu khô và nóng bậc nhất thế giới: Vì nằm trong vòng đai nhiệt đới, diện tích rộng lớn, lại không có biển ăn sâu vào đất liền.
 - GD HS ý thức ham tìm hiểu địa lí.
* THBVMT: HS có ý thức bảo vệ môi trường nơi mình sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - GV: SGK, bản đồ, lược đồ.
 - HS: SGK, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động
 - Cho HS chơi trò chơi "Hộp quà bí mật" 
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài 
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Khám phá
Hoạt động 1: Vị trí địa lí và giới hạn của châu Phi.
- GV treo bản đồ tự nhiên thế giới 
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi, rồi chia sẻ trước lớp:
+ Châu Phi nằm ở vị trí nào trên trái đất?
+ Châu Phi giáp với các châu lục, biển và đại dương nào?
+ Đường xích đạo đi qua phần lãnh thổ nào của châu Phi?
- Yêu cầu xem SGK trang 103 
+ Tìm số đo diện tích của châu Phi.
+ So sánh diện tích của châu phi với các châu lục khác?
- GVKL: (SGK)
Hoạt động 2: Địa hình châu Phi
- HS thảo luận theo cặp 
- Yêu cầu quan sát lược đồ tự nhiên châu Phi, thảo luận theo câu hỏi: 
+ Lục địa châu Phi có chiều cao như thế nào so với mực nước biển ?
+ Kể tên và nêu vị trí của bồn địa ở châu Phi?
+ Kể tên và nêu các cao nguyên của châu phi ?
+ Kể tên và chỉ vị trí các con sông lớn của châu Phi ?
+ Kể tên các hồ lớn ở châu Phi?
- GV tổng kết:(SGK)
Hoạt động 3: Khí hậu và cảnh quan thiên nhiên châu Phi
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập.
- Gọi HS trình bày kết quả thảo luận.
- GV cùng HS theo dõi, nhận xét.
+ Vì sao ở hoang mạc Xa-ha-ra thực vật và động vật rất nghèo nàn?
+ Vì sao các xa-van động vật chủ yếu là các loài động vật ăn cỏ?
- GV tiểu kết
3. Luyện tập, thực hành
- GV cho hs nối tiếp nhau về đặc điểm chau phi, các nội dung liên quan đến bài học 

- HS quan sát 
- HS đọc SGK, chia sẻ kết quả
- HS khác nhận xét
- HS đọc SGK, thực hiện yêu cầu.
- HS thảo luận
- HS quan sát, chia sẻ kết quả
- HS nghe
- HS đọc SGK, thảo luận nhóm hoàn thành nội dung phiếu học tập.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- HS nhóm khác nhận xét
-HS hỏi đáp nhau
4. Vận dụng, trải nghiệm
- Khi học về châu Phi, điều gì làm em ấn tượng nhất về thiên nhiên châu Phi. Hãy sưu tầm thông tin về vấn đề em quan tâm.
- Em đã làm gì để bảo vệ môi trường nơi mình sống
- HS nghe và thực hiện
- HS liên hệ
- Vẽ một bức tranh treo trí tưởng tượng của em về thiên nhiên châu Phi.
- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( NẾU CÓ )
Địa lí
Tiết 26: CHÂU PHI (Tiếp theo)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nêu được một số đặc điểm về dân cư và hoạt động sản xuất của người dân châu Phi: 
 + Châu lục có dân cư chủ yếu là người da đen.
 + Trồng cây công nghiệp nhiệt đới, khai thác khoáng sản.
 - Nêu được một số đặc điểm nổi bật của Ai Cập: nền văn ... và Nam, vì thế Châu Mĩ có đủ các đới khí hậu từ nhiệt đới, ôn đới, đến hàn đới. Rừng rậm A- ma- dôn là vùng rừng rậm nhiệt đới lớn nhất thế giới
 
- HS quan sát tìm nhanh, gianh giới giữa bán cầu Đông và bán cầu Tây 
+ Nằm ở bán cầu Tây
+ Phía đông giáp Đại Tây Dương, phía Bắc giáp Bắc băng Dương, phía tây giáp Thái Bình Dương.
+ Có diện tích là 42 triệu km2, đứng thứ 2 trên thế giới.
- HS lắng nghe
- Các nhóm quan sát H1,2 và làm bài.
- Đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp
- HS khác bổ sung
Đáp án:
a. Núi An- đét ở phía tây của Nam Mĩ.
b. Đồng bằng trung tâm (Hoa Kì) nằm ở Bắc Mĩ.
c. Thác A- ga- ra nằm ở Bắc Mĩ.
d. Sông A- ma- dôn(Bra- xin)ở Nam Mĩ.
+ Hàn đới, ôn đới, nhiệt đới.
+ Vì châu Mĩ có vị trí trải dài trên 2 bán cầu Bắc và Nam.
+ Làm trong lành và dịu mát khí hậu nhiệt đới của Nam Mĩ, điều tiết nước sông

3. Luyện tập, thực hành
- Chia sẻ những điều em biết về châu Mĩ với mọi người trong gia đình.
- HS nghe và thực hiện
4. Vận dụng, trải nghiệm
- Sưu tầm các bài viết, tranh ảnh về chủ đề thiên nhiên hoặc người dân châu Mĩ rồi chia sẻ với bạn bè trong tiết học sau.
- HS nghe và thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( NẾU CÓ )
..................................................................................................................................................................................................................................................................________________________________________________________________Địa lí
 Tiết 28: CHÂU MĨ (Tiếp theo)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
 - Nêu được một số đặc điểm về dân cư và kinh tế châu Mĩ:
 + Dân cư chủ yếu là người có nguồn gốc nhập cư.
 + Bắc Mĩ có nền kinh tế phát triển cao hơn Trung và Nam Mĩ. Bắc Mĩ có nền công nghiệp, nông nghiệp hiện đại. Trung và Nam Mĩ chủ yếu sản xuất nông sản và khai thác khoáng sản để xuất khẩu.
 - Nêu được một số đặc điểm kinh tế của Hoa Kì: có nền kinh tế phát triển với nhiều ngành công nghiệp đứng hàng đầu thế giới và nông sản xuất khẩu lớn nhất thế giới.
 - HS vận dụng sử dụng tranh, ảnh, bản đồ, lược đồ để nhận biết một số đặc điểm của dân cư và hoạt động sản xuất của người dân châu Mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - GV: Bản đồ thế giới; các hình minh họa trong SGK
 - HS: SGK, vở
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động
- Cho HS chơi trò chơi "Ai nhanh, ai đúng": Tìm Châu Mĩ trên bản đồ thế giới hoặc quả địa cầu.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi
- HS nghe
- HS ghi vở 
2. Khám phá
 Hoạt động 1: Dân cư Châu Mĩ
- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi:
+ Nêu số dân của châu Mĩ ?
+ Châu Mĩ đứng thứ mấy về dân số trong các Châu lục?
+ Ai là chủ nhân xa của Châu Mĩ ?
+ Dân cư Châu Mĩ tập trung ở đâu ?
Hoạt động2: Hoạt động kinh tế của Châu Mĩ
- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi:
+ Nêu sự khác nhau về kinh tế giữa Bắc Mĩ với Trung Mĩ và Nam Mĩ ?
+ Kể tên một số nông sản ở Bắc Mĩ,
Trung Mĩ và Nam Mĩ ?
+ Kể tên một số ngành công nghiệp chính ở Bắc Mĩ,Trung Mĩ và Nam Mĩ ?
 Hoạt động 3: Hoa Kì (HĐ cặp đôi)
- Chỉ vị trí của Hoa Kì và thủ đô của Hoa Kì trên bản đồ.
+ Hoa Kì giáp với những quốc gia nào? Những đại dương nào ?
+ Nêu đặc điểm dân số, kinh tế của Hoa Kì ?
- GV chốt lại ND:
 
- Dân số Châu Mĩ năm 2004 là: 876 triệu người. 
- Đứng thứ ba thế giới ( sau Châu Á và châu Phi)
- Chủ nhân xa của Châu Mĩ là người Anh Điêng
- Dân cư Châu Mĩ sống tập trung ở ven biển và miền Đông.
+ Bắc Mĩ có nền kinh tế phát triển nhất.
+ Trung Mĩ và Nam Mĩ có nền kinh tế đang phát triển
+ Bắc Mĩ: lúa mì, bông, lợn, bò, sữa, cam, nho,...
+ Trung Mĩ và Nam Mĩ: chuối cà phê, mía, chăn nuôi bò, cừu,...
+ Bắc Mĩ: Ngành công nghiệp kĩ thuật cao như điện tử, hàng không, vũ trụ
+ Trung Mĩ và Nam Mĩ: sản xuất và khai thác khoáng sản để xuất khẩu.
- HS chỉ Hoa Kì và thủ đô Oa- sinh- tơn.
+ Hoa Kì giáp với những quốc gia: Ca- na- đa, Mê- hi- cô
+ Những đại dương: Đại Tây Dương, Thái Bình Dương.
+ Đặc điểm về dân số: Hoa Kì có diện tích đứng thứ tư trên thế giới nhưng dân số đứng thứ ba trên thế giới
+ Kinh tế: Hoa Kì có nền kinh tế phát triển cao, trong đó có nhiều ngành công nghiệp đứng đầu thế giới như sản xuất điện, máy móc, thiết bị,... đồng thời còn là những nước xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới.
3. Luyện tập, thực hành
- Sau khi học xong bài này, em mong muốn được đén thăm đất nước nào của châu Mĩ ? Vì sao ?
- HS nêu
4. Vận dụng, trải nghiệm
- Hãy sưu tầm những tư liệu về đất nước đó và chia sẻ với bạn bè tổng tiết học sau.
- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( NẾU CÓ )
..................................................................................................................................................................................................................................................................________________________________________________________________Địa lí 
Tiết 29: CHÂU ĐẠI DƯƠNG VÀ CHÂU NAM CỰC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
 - Xác định được vị trí địa ... châu lục
 Giáp với đại dương
Thái Bình Dương


Ấn Độ dương,


Đại Tây Dương


- 4 HS lần lượt báo cáo kết quả tìm hiểu về 4 đại dương
- Các HS khác theo dõi, nhận xét và bổ sung ý kiến.
- HS thảo luận nhóm rồi báo cáo kết quả trước lớp
+ Ấn Độ Dương rộng 75 triệu km2, ......
+ Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương.
+ Đại Dương có độ sâu trung bình lớn nhất: Thái Bình Dương.
+ Độ sâu lớn nhất thuộc về: Thái Bình Dương.
- HS làm việc theo nhóm, dán các tranh ảnh, bài báo, câu chuyện mình sưu tầm được.
3. Luyện tập, thực hành
- GV chốt lại ND bài học
- Quan bài học hôm nay, các em biết được điều gì ?
- Biển Đông của nước ta thuộc đại dương nào ?
- HS nghe
- HS nêu
- Thái Bình Dương
4. Vận dụng, trải nghiệm
- Về nhà tìm hiểu thêm về đại dương mà em thích.
- HS nghe và thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DAY ( NẾU CÓ )
..................................................................................................................................................................................................................................................................Địa lí địa phương
Tiết 31: VỊ TRÍ, ĐỊA HÌNH VÀ ĐẤT TRỒNG HUYỆN BA VÌ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
 - Nắm được đặc điểm vị trí và ý nghĩa của nó đối với đời sống và sản xuất của nhân dân ta.
 - Ba Vì là vùng đất cổ, có truyền thống văn hóa lâu đời mang đặc trưng của các dân tộc Kinh, Mường, Dao và các dân tộc khác. Núi Ba Vì là cái nôi của huyền thoại Sơn Tinh
- HS vận dụng yêu quê hương
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - GV: Bản đồ huyện Ba Vì; phiếu học tập; một số tranh ảnh địa hình Ba Vì
 - HS : Tư liệu về Hưng Yên
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động
- Cho HS tổ chức chơi trò chơi tìm tên các xã thuộc huyện Ba Vì
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Khám phá
Hoạt động 1: Vị trí, giới hạn
- GV cho HS quan sát bản đồ huyện Bs Vì, thảo luận nhóm theo câu hỏi:
- Ba Vì nằm ở khu vực nào?
- Ba Vì giáp những tỉnh và thành phố nào?
Hoạt động 2: Địa hình
- Cho cả lớp thảo luận câu hỏi
+ Địa hình tỉnh ta thuộc loại địa hình nào?
+ Đất trồng của tỉnh ta thuộc loại đất gì? 
+ Đất trồng tỉnh ta có đặc điểm gì?
+ Nêu ý nghĩa của đặc điểm đó đối với hoạt động sản xuất?
- Ở huyện Ba Vì của em làm nghề gì là chính?
 Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
+ Em hãy chỉ và đọc tên các tỉnh và thành phố tiếp giáp với tỉnh ta? Huyện của em nằm ở vị trí nào trên bản đồ?
 
- HS quan sát, thảo luận nhóm rồi báo cáo
- Ba Vì là huyện cực tây của Hà Nội, một phần ba diện tích tự nhiên phía nam của huyện là vùng núi cao của dãy núi Ba Vì. Trung tâm huyện cách trung tâm Hà Nội 50 km về phía tây bắc.
- Phía đông giáp thị xã Sơn Tây và huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc
- Phía tây giáp huyện Lâm Thao, huyện Tam Nông và huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ (với ranh giới là sông Hồng và sông Đà)
- Phía nam giáp huyện Thạch Thất và thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình
- Phía bắc giáp thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ với ranh giới là sông Hồng.
- HS thảo luận và trình bày kết quả
+ 3 phần 5 diện tích vùng núi thuộc huyện Ba Vì, cũng là nơi bảo tồn hệ động thực vật thuộc Vườn quốc gia Ba Vì. Vùng (dãy) núi Ba Vì có nhiều ngọn núi nổi tiếng. Trong đó đỉnh Ba Vì (Tản Viên) cao 1281m, đỉnh Núi Vua cao 1296 m. Dãy núi Ba Vì và nhiều danh thắng xung quanh đã tạo cho Ba Vì trở thành một huyện có giá trị và tiềm năng du lịch rất lớn đang khai thác và phát triển có hiệu quả.
+ Đất phù sa.
+ Đặc điểm: Phì nhiêu, màu mỡ.
+ Thuận lợi cho việc đi lại và phát triển sản xuất nông nghiệp.
- 11 làng nghề chế biến chè búp khô, 1 làng nghề sơ chế thuốc Nam, 3 làng nghề sản xuất nón lá, 1 làng nghề tinh bột sắn, 1 làng nghề chế biến kén tằm
+ HS lên bảng và chỉ trên bản đồ.

3. Luyện tập, thực hành
- Địa phương em trồng các loại cây nào?
- HS nêu: ngô, rau, khoai, và một số cây ăn quả khác
4. Vận dụng, trải nghiệm
- GV nhận xét tiết học. Khen ngợi những HS học tốt, học tiến bộ. 
- Chuẩn bị tiết sau
- HS nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( NẾU CÓ )
..................................................................................................................................................................................................................................................................
________________________________________________________________Địa lí địa phương
Tiết 32: ĐỊA HÌNH, DÂN CƯ VÀ KINH TẾ XÃ MINH CHÂU
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- HS nắm được tình hình địa lí, dân cư địa phương 
- Nắm được các thành phần kinh tế của địa phương và các sản phẩm của các ngành kinh tế địa phương mang lại.
- HS vận dụng yêu mến mảnh đất Minh Châu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - GV: Hệ thống câu hỏi, các tư liệu có liên quan.
 - HS: Tìm hiểu trước ở nhà những nội dung có liên quan đến bài học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động
 - Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên" với các câu hỏi :
+ Ba Vì tiếp giáp với những huyện nà

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_5_hoc_ki_2.docx
  • docTuần 19.doc
  • docTuần 20.doc
  • docTuần 21.doc
  • docTuần 22.doc
  • docTuần 23.doc
  • docTuần 24.doc
  • docTuần 25.doc
  • docTuần 26.doc
  • docTuần 27.doc
  • docTuần 28.doc
  • docTuần 29.doc
  • docTuần 30.doc
  • docTuần 31.doc
  • docTuần 32.doc
  • docTuần 33.doc
  • docTuần 34.doc
  • docTuần 35.doc