Giáo án Địa lí 9 - Học kì 1 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Thụy An

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt :

- Nêu được một số đặc điểm về dân tộc

- Biết dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, chung sống đoàn kết, cùng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Trình bày được sự phân bố các dân tộc ở nước ta.

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích bảng số liệu về số dân phân theo thành phần dân tộc.

- Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng Atlat để trình bày sự phân bố các dân tộc Việt Nam

- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Thu thập thông tin về một dân tộc.

2. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Tìm hiểu đặc điểm các dân tộc Việt Nam

- Nhân ái: Có thái độ chung sống đoàn kết với các dân tộc khác trên đất nước

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV

- Bản đồ sự phân bố các dân tộc Việt Nam.

- Tranh ảnh, clip về các dân tộc

2. Chuẩn bị của HS

- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài.

docx 165 trang Cô Giang 13/11/2024 460
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lí 9 - Học kì 1 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Thụy An", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí 9 - Học kì 1 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Thụy An

Giáo án Địa lí 9 - Học kì 1 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Thụy An
Trường: THCS Thụy An
Tổ: KHTN 
Ngày soạn: 4/9/2022
Ngày dạy: 6/9/2022
Giáo viên: Đỗ Thị Mai
Địa lí 9A, 9B, 9C, 9D
.............................
Tiết 1 – Bài 1: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
Thời gian thực hiện: (1 tiết) 
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
Yêu cầu cần đạt :
- Nêu được một số đặc điểm về dân tộc 
- Biết dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, chung sống đoàn kết, cùng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Trình bày được sự phân bố các dân tộc ở nước ta.
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích bảng số liệu về số dân phân theo thành phần dân tộc.
- Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng Atlat để trình bày sự phân bố các dân tộc Việt Nam
- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Thu thập thông tin về một dân tộc.
2. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Tìm hiểu đặc điểm các dân tộc Việt Nam
- Nhân ái: Có thái độ chung sống đoàn kết với các dân tộc khác trên đất nước
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Bản đồ sự phân bố các dân tộc Việt Nam.
- Tranh ảnh, clip về các dân tộc	
2. Chuẩn bị của HS
- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu 
* GV giao nhiệm vụ: HS quan sát video về các dân tộc ở VN và trả lời câu hỏi
https://youtu.be/CQpfINQTP04HS
- Em có nhận xét gì về các dân tộc ở VN?
- Em hãy nêu những biểu hiện chứng tỏ các dân tộc có sự đoàn kết, gắn bó với nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Các dân tộc có điểm nào khác nhau?
* HS quan sát video và bằng hiểu biết để trả lời
* HS trình bày kết quả, bổ sung
* GV nhận xét và dẫn dắt HS vào bài học: Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc cùng chung sống. Các dân tộc tuy khác nhau về một số đặc điểm nhưng với truyền thống yêu nước, đoàn kết, các dân tộc đã sát cánh bên nhau trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cộng đồng các dân tộc ở VN: Các dân tộc VN có đặc điểm gì? Sự phân bố của các dân tộc.
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới
2.1. Hoạt động 1: Các dân tộc ở Việt Nam 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
* GV giao nhiệm vụ: Cho HS xem tranh về đại gia đình các dân tộc Việt Nam 
 Học sinh trả lời các câu hỏi: 
- Dựa vào những hiểu biết của cá nhân cho biết nước ta có bao nhiêu dân tộc?
- Các dân tộc Việt Nam có những đặc điểm nào khác nhau?
- Cho biết dân tộc nào có số dân đông nhất? Chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
- Các dân tộc ít người có phong tục, tập quán canh tác ntn? Hãy kể tên 1 số sản phẩm thủ công tiêu biểu của các dân tộc ít người mà em biết?
* HS thực hiện nhiệm vụ trong 4 phút 
* HS trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét bổ sung
* GV chuẩn xác kiến thức và cho HS ghi bài:
Mở rộng: 
- GV nhấn mạnh về vai trò của 1 bộ phận người Việt sống ở nước ngoài họ cũng thuộc cộng đồng các dân tộc VN
- Quan sát Hình 1.2 SGK và các hình ảnh sau em có nhận xét gì về lớp học ở vùng cao này? Từ đó GV giáo dục HS lòng yêu mến, chia sẻ những khó khăn hiện nay của các dân tộc ít người.
I. Các dân tộc ở Việt Nam
- Nước ta có 54 dân tộc.
- Dân tộc Việt (Kinh) có số dân đông nhất, chiếm 85,3 % dân số cả nước - có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước, có nhiều nghề thủ công đạt mức độ tinh xảo, là lực lượng đông đảo trong các ngành kinh tế và khoa học kĩ thuật. 
- Các dân tộc ít người chiếm 14,7 % ds cả nước – có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, mỗi dân tộc có kinh nghiệm riêng trong sản xuất và đời sống

2.2. Hoạt động 2: Phân bố các dân tộc 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
* GV phân lớp thành 8 nhóm 
- HS dựa vào nội dung mục 2 SGK và lược đồ Dân tộc trang 16 Atlat Địa Lí VN và thực hiện nhiệm vụ
▪N1-N2: Tìm hiểu sự phân bố của người Việt.
▪N3-N4: Tìm hiểu xem vùng núi & trung du Bắc Bộ là địa bàn cư trú của dân tộc nào?
▪N5-N6: Tìm hiểu các dân tộc nào cư trú ở vùng Trường Sơn-Tây Nguyên?
▪N7-N8: Tìm hiểu xem các dân tộc nào cư trú ở vùng Cực Nam Trung Bộ & Nam Bộ?
* HS thực hiện nhiệm vụ thảo luận theo sự phân công của GV.
* HS đại diện các nhóm trả lời. Nhóm khác nhận xét bổ sung.
* GV chốt ý và ghi bảng.
II. Phân bố các dân tộc
- Dân tộc Việt: phân bố tập trung ở các đồng bằng , trung du và duyên hải.
- Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở miền núi và cao nguyên.

3. Hoạt động: Luyện tập
- GV cho HS làm BT số 1(c,d) và BT số 2 tập bản đồ.
- GV cho HS quan sát bảng 1.1 nêu tên các dân tộc có số dân > 1 triệu người, từ 500.000 –1triệu người? < 500.000 người?
- Cho HS tham gia trò chơi: Ai nhanh hơn?
GV chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 3-5 em tham gia trò chơi: Viết nhanh tên các dân tộc do GV yêu cầu VD: Viết tên các dân tộc có chữ cái bắt đầu bằng chữ:
K: Khơ-me, Khơ-mú, Kháng, Kinh
M: Mường, Mông, Mnông, Mạ, Mảng
T: Tày, Thái, Thổ, Tà-ôi.
C: Cơ-ho, Chăm, Cơ-tu, Co, Cống
H...lớp ra làm 4 nhóm. Thực hiện nhiệm vụ
- Nhóm lẻ: Dân số đông và tăng nhanh đã gây ra những hậu quả gì đối với ktế, XH, môi trường?
- Nhóm chẵn: Nêu những lợi ích của sự giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số ở nước ta về kinh tế, xã hội và môi trường?
* HS thực hiện nhiệm vụ trong 3 phút 
* Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm khác bổ sung, góp ý.
* GV chuẩn xác kiến thức và cho HS ghi bài.
II. Gia tăng dân số
- Gia tăng dân số nhanh.
- Từ cuối những năm 50 đến những những năm cuối thế kỉ XX, nước ta có hiện tượng "bùng nổ dân số".
- Nhờ thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình nên tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm.
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên còn khác nhau giữa các vùng:
- Tỉ lệ gia tăng ở nông thôn cao hơn thành thị.

2.3. Hoạt động 3: Cơ cấu dân số 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
* GV cho HS quan sát Bảng 2.2. Giao nhiệm vụ:
- Nhận xét tỉ lệ 2 nhóm dân số nam, nữ thời kì 1979 - 2019?
- Nhận xét cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta thời kì 1979 – 2019?
- Nhận xét tỉ lệ hai nhóm dân số nam, nữ thời ḱì 1979 – 2019
- Tỉ lệ nam nữ có sự khác nhau giữa các vùng như thế nào? Giải thích.
* HS thực hiện nhiệm vụ trong 3 phút. 
* HS trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét bổ sung.
* GV chuẩn xác kiến thức và cho HS ghi bài.
III. Cơ cấu dân số
- Cơ cấu dân số theo độ tuổi: 
+ Nước ta đang có sự thay đổi: Tỉ lệ trẻ em giảm xuống, tỉ lệ người trong độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao động tăng lên. Theo chiều hướng già đi.
- Cơ cấu dân số theo giới tính.
+ Tỷ số giới tính thấp, đang có sự thay đổi.
+ Tỉ số giới tính khác nhau giữa các địa phương.
- Cơ cấu giới tính nam tiến tới cân bằng với nữ

3. Hoạt động: Luyện tập 
- GV cho HS hoạt động theo nhóm 2 bạn chung bàn làm 1 nhóm và trả lời nhanh các câu hỏi sau:
1. Đến cuối năm 2017 số dân của nước ta là
a. 79,7triệu người. b. 80 triệu người.
c. 93,7 triệu người. d. 94 triệu người. 
2. Hiện nay dân số Việt Nam có tỉ lệ sinh tương đối thấp là do
a. số người trong độ tuổi sinh đẻ giảm.
b. đời sống kinh tế quá khó khăn.
c. thực hiện tốt công tác kế hoạch hoá gia đình .
d. đời sống người dân được cải thiện, tỉ lệ sinh giảm. 
3. Cơ cấu nhóm tuổi của nước ta từ 1979- 1999 thay đổi theo hướng:
a. Nhóm tuổi (0- 14) tăng- nhóm tuổi (15- 59) và trên 60 giảm.
b. Nhóm tuổi (0- 14) giảm- nhóm tuổi (15- 59) và trên 60 tăng.
c. Nhóm tuổi (0- 14) và (15- 59) tăng và trên 60 giảm.
d. Nhóm tuổi (0- 14) giảm (15- 59) và trên 60 tăng.
- HS có 2 phút thảo luận theo nhóm.
- GV mời đại diện các nhóm trả lời. Đại diện nhóm khác nhận xét. 
- GV chốt lại kiến thức của bài. 
4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)
- GV giao nhiệm vụ: Thảo luận theo bàn và chỉ ra 3 sức ép của dân số đông tới sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương em.
- HS hỏi và đáp ngắn gọn. 
- GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét.
* Hướng dẫn về nhà:
- Học bài theo nội dung SGK và vở ghi, trả lời các câu hỏi SGK.
- Xem trước bài 3.
Ngày soạn: 11/9/2022
Ngày dạy: 13/9/2022
Tiết 3 - Bài 3: PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
Yêu cầu cần đạt:
Trình bày được tình hình phân bố dân cư nước ta.
- Phân biệt được sự khác nhau của các loại hình quần cư và giải thích sự khác nhau đó.
- Nhận biết quá trình đô thị hóa ở nước ta và giải thích được sự phân bố các đô thị nước ta.
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích bảng số liệu về MDDS của các vùng, số dân thành thị, tỉ lệ dân thành thị nước ta.
- Năng lực tìm hiểu địa lí: Sử dụng bản đồ, lược đồ phân bố dân cư và đô thị VN để nhận biết sự phân bố dân cư, đô thị.
- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Hiểu được ý nghĩa trong việc chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về phân bố dân cư.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về phân bố dân cư.
- Chăm chỉ: Tự tìm kiếm thêm thông tin về các đô thị Việt Nam
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Bản đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam.
- Một số tranh ảnh về các loại hình quần cư nước ta.
2. Chuẩn bị của HS
- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)
- Giao nhiệm vụ: Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu bản đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam (SGK H3.1). Nhận xét sự phân bố dân cư nước ta? Nêu cách nhận biết?
- HS sử dụng bản đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam để thảo luận.
- HS báo cáo kết quả (Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét). 
- GV dẫn dắt vào bài.
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới
2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về mật độ dân số và phân bố dân cư nước ta 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
1/ Mật độ dân số
- Giao nh...- Bài 4: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM. CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
Yêu cầu cần đạt:
- Trình bày được đặc điểm nguồn lao động và việc sử dụng lao động ở Việt Nam.
- Đánh giá được sức ép dân số đối với vấn đề giải quyết việc làm ở Việt Nam.
- Phân tích được một số vấn đề việc làm ở địa phương và đề xuất hướng giải quyết cơ bản
- Phân tích được sự phân hóa thu nhập theo vùng.
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích, nhận xét các biểu đồ và bảng số liệu về cơ cấu lao động phân theo thành thị, nông thôn, theo đào tạo; cơ cấu sử dụng lao động theo ngành và theo thành phần kinh tế ở nước ta.
- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Trình bày được hiện trạng chất lượng cuộc sống ở nước ta.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Có nhận thức đúng đắn về lao động và việc làm.
- Chăm chỉ: Tìm hiểu đặc điểm của vấn đề lao động và việc làm ở nước ta.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Các biểu đồ về cơ cấu lao động trong SGK (phóng to).
- Các bảng số liệu về sử dụng lao động theo ngành và theo thành phần kinh tế
- Video, tranh ảnh, sách tham khảo.
2. Chuẩn bị của HS
- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu 
- Giao nhiệm vụ: Giáo viên đưa bảng số liệu bảng 2.2 để học sinh quan sát và trả lời các câu hỏi: 
 - Cơ cấu dân số nước ta bao gồm những nhóm tuổi nào?
 - Những người thuộc nhóm tuổi nào chính là nguồn lao động của nước ta? 
 - Qua hiểu biết thực tế, hãy cho biết nước ta đã sử dụng hết nguồn lao động này chưa, vì sao?
- HS quan sát số liệu ở bảng 2.2 và bằng hiểu biết của mình để trả lời.
- HS trình bày kết quả, bổ sung.
- GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học.
=> Nguồn lao động là nhân tố quan trọng hàng đầu của sự phát triển KT-XH, có ảnh hưởng quyết định đến việc sử dụng các nguồn lực khác. Song không phải bất cứ ai cũng tham gia sản xuất, mà chỉ một bộ phận dân số có đủ sức khỏe và trí tuệ, ở vào độ tuổi nhất định và việc sử dụng lao động, việc làm ở nước ta như thế nào? có những đặc điểm gì? Để hiểu rõ vấn đề lao động, việc làm và chất lượng cuộc sống, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới
2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu nguồn lao động và sử dụng lao động 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
* Giao nhiệm vụ: Quan sát hình 4.1, hình 4.2 và nội dung có trong mục 1 SGK để thảo luận. 
- GV phân lớp thành 6 nhóm:
N1 & N2:
- GV cho HS quan sát lại bảng số liệu 2.2 SGK (chú ý tỉ lệ người trong độ tuổi 15 – 59) và nội dung SGK, cho biết nước ta có nguồn lao động như thế nào?
- Dựa vào H4.1, hãy nhận xét về cơ cấu lao động giữa nông thôn và thành thị. Giải thích nguyên nhân của sự phân bố này.
N3 & N4:
- Dựa vào H4.1, hãy:
+ Nêu mặt mạnh và hạn chế của nguồn lao động nước ta.
+ Nhận xét về chất lượng của lực lượng lao động ở nước ta. Để nâng cao chất lượng của nguồn lao động cần có những giải pháp gì?
N5 & N6: 
- Quan sát H4.2 và nêu nhận xét:
+ Cơ cấu sử dụng lao động theo ngành ở nước ta?
+ Sự thay đổi của cơ cấu lao động theo ngành?
+ Quan sát bảng số liệu 4.1 SGK, cho biết sự thay đổi của cơ cấu LĐ phân theo thành phần kinh tế.
* Cặp đôi HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc và ghi vào giấy nháp. Trong quá trình HS làm việc, GV phải quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ
* Trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung.
* GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.
I. Nguồn lao động và sử dụng lao động:
1) Nguồn lao động:
- Dồi dào và tăng nhanh.
- Bình quân mỗi năm tăng thêm hơn 1 triệu lao động.
- Phần lớn lao động của nước ta phân bố ở nông thôn.
- Ưu điểm và hạn chế: SGK
- Chất lượng nguồn lao động của nước ta chưa cao, song ngày càng được cải thiện và nâng cao dần.
* Để nâng cao chất lượng nguồn lao động cần đầu tư cho GD-ĐT, đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, dạy nghề
2) Sử dụng lao động:
Cơ cấu sử dụng LĐ của nước ta đang có sự thay đổi theo hướng tích cực:
- Trong các ngành kinh tế:
+ LĐ trong khu vực Nông-Lâm-Ngư đang ↓.
+ LĐ trong khu vực CN- DV đang ↑.
- Trong các thành thành phần kinh tế:
+ Nhà nước: giảm nhanh 
+ Ngoài nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài: tăng nhanh
2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu vấn đề việc làm 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
* GV cho HS theo dõi đoạn đầu video:
https://www.youtube.com/watch?v=aWo_iDpWVzQ
- Tại sao nói vấn đề việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta?
- GV giới thiệu về tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn & thất nghiệp ở thành thị (GV phân tích các số liệu SGK: TL thời gian làm việc được sử dụng ở nông thôn là 77,7%; TL thất nghiệp ở khu vực thành thị là 6%).
- Để giải quyết vấn đề việc làm theo em cần có những giải pháp nào?
* Cặp đôi HS thực hiện nhiệm vụ, trao ...5 -59 tăng từ 60% lên 66,7%
● Nhóm trên 60 tăng từ 8,6% lên 10,3%
4. Tỉ lệ dân số phụ thuộc hơn 33,3 % đó là tổng giữa nhóm dân số dưới độ tuổi lao động và ngoài độ tuổi lao động
5. Tháp có xu hướng thay đổi giảm tỉ lệ 0-14 và tăng nhanh 15 – 59 và +60.
2.2. Hoạt động 2: Phân tích nhận xét về sự thay đổi cơ cấu dân số nước ta.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm. 
- Giáo viên giao việc cho các nhóm trong mỗi cụm.
● Kết hợp phiếu học tập vừa phân tích và 2 tháp tuổi trong SGK hãy cho biết cơ cấu dân số nước ta có gì thay đổi qua các năm.
● Nguyên nhân nào làm cho cơ cấu dân số nước ta thay đổi.
● Cơ cấu dân số nước ta có thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế - xã hội. 
● Biện pháp đưa ra là gì?
- HS có thời gian 5 phút hoạt động cá nhân ghi vào mỗi ô của mình. sau đó có thêm 2 phút để ghi ý kiến chung vào phiếu nhóm.
- Giáo viên kiểm tra và gọi nhóm có nhiều ý kiến chung nhất lên trình bày. Sau đó những nhóm khác ý kiến bổ sung, phản biện. 
- GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.
2. Bài tập 2
6. Từ năm 1989 đến 1999 và đến 2019 cơ cấu dân số nước ta có sự thay đổi rõ nét.
7. Giảm tỉ lệ dân số độ tuổi 0-14 tăng tỉ lệ dân số 15 – 59 và trên 60. Điều này cho thấy cơ cấu dân số nước ta đang già hóa dần. Hiện tại chúng ta đang trong thời kì dân số vàng có nghĩa là tỉ lệ dân số trong các độ tuổi dưới lao động, trong lao động và ngoài lao động đang có một tỉ lệ hợp lí phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế hiện tại. Nhưng với sự giảm mạnh gia tăng dân số tự nhiên nhất là các đô thị, thì thời kì cơ cấu dân số vàng của chúng ta sẽ qua nhanh, dự báo là kéo dài từ 2007 đến 2042.
8. Lúc đó chúng ta đối mặt với vấn đề thiếu lao động, tỉ lệ người phụ thuộc cao, gánh nặng cho xã hội lớn...
9. Giải pháp: 
● Duy trì ổn định mức sinh: Sinh đủ 2 con trên mỗi gia đình.
● Đưa mức cân bằng giới tính khi sinh ở mức tự nhiên.
● Tập trung phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống người dân.
3. Hoạt động: Luyện tập 
- HS xem đoạn clip về dân số và suy nghĩ để chia sẻ:
+ Đánh giá lại những vấn đề về dân số nước ta.
+ Em sẽ trở thành công dân như thế nào trong tương lai?
- GV chiếu clip https://www.youtube.com/watch?v=VVupTlTlmps.
- HS chia sẻ, GV và các bạn cùng theo dõi
- GV kết luận, nhấn mạnh vai trò của HS.
4. Hoạt động: Vận dụng 
- GV giao nhiệm vụ: Học sinh về nhà viết một bài tuyên truyền về dân số khoảng 200 từ, nói về tác động của dân số tới phát triển kinh tế ở địa phương em.
- HS hỏi và đáp ngắn gọn. 
- GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét.
* Hướng dẫn về nhà:
- Học bài theo nội dung SGK và vở ghi, trả lời các câu hỏi SGK.
- Xem trước bài 6.
Ngày soạn: 19/9/2022
Ngày dạy: 21/9/2022
Tiết 6 - Bài 6: SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
Yêu cầu cần đạt:
- Trình bày được cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta trong công cuộc Đổi mới.
- Đánh giá được những thành tựu và thách thức của nền kinh tế nước ta trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết các khó khăn và thách thức hiện nay của nước ta.
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ, kĩ năng phân tích biểu đồ để nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Năng lực tìm hiểu địa lí: Sử dụng lược đồ kinh tế của Việt Nam phân tích địa lí kinh tế - xã hội của Việt Nam.
- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Nhận thức được quá trình đổi mới để cố gắng học tập, góp sức mình vào công cuộc phát triển xây dựng quê hương, đất nước.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Biết được đặc điểm nền kinh tế Việt Nam.
- Trung thực: Có thái độ phê phán các hành vi gây hại tới môi trường.
- Trách nhiệm: Quan tâm đến quá trình đổi mới để cố gắng học tập, góp sức mình vào công cuộc phát triển xây dựng quê hương, đất nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Lược đồ các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam.
- Một số hình ảnh phản ánh thành tựu và thách thức về phát triển kinh tế nước ta trong quá trình đổi mới.
2. Chuẩn bị của HS
- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu 
- Giao nhiệm vụ: Giáo viên cung cấp clip về tình hình kinh tế Việt Nam trong thời kì đổi mới để học sinh quan sát và trả lời các câu hỏi: Nền kinh tế nước ta trong thời kì đổi mới có những đặc điểm nào?
- HS quan sát clip.
- HS trình bày kết quả. Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học.
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới
2.1. Hoạt động 1: Nền kinh tế nước ta trong thời kì đổi mới (Học sinh tự đọc)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu thông qua các câu hỏi:
+ Côn...
❖Nhóm 2 + 6: Tài nguyên khí hậu
- Phân tích những ảnh hưởng của tài nguyên khí hậu đối với sự phát triển nông nghiệp?
- Đặc điểm về nhiệt độ, lượng mưa, số giờ nắng, cán cân bức xạ? Thuận lợi? Khó khăn?
❖Nhóm 3 + 7: Tài nguyên nước
- Khí hậu gì? Lượng mưa như thế nào -> kết luận về nguồn cung cấp nước 
- Phân tích đặc điểm, thuận lợi và khó khăn của tài nguyên nước đối với sự phát triển nông nghiệp?
- Tại sao thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta?
❖Nhóm 4 + 8: Tài nguyên sinh vật
- Tài nguyên sinh vật như thế nào? Giống cây trồng vật nuôi?
- Nêu những thuận lợi của tài nguyên sinh vật đối với phát triển nông nghiệp?
- Học sinh các nhóm được giáo viên bốc số ngẫu nhiên để trình bày, mỗi nhóm có 3 phút thuyết trình trước lớp, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung đáp án.
- Giáo viên kiểm tra, nhận xét sản phẩm của học sinh. 
I. Các nhân tố tự nhiên 
1.Tài nguyên đất
- Đa dạng, có hai nhóm đất chính (đất phù sa và đất feralit).
- Là tài nguyên quí giá, tư liệu sản xuất không thể thay thế được của ngành nông nghiệp.
2. Tài nguyên khí hậu
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Phân hóa đa dạng.
- Có nhiều thiên tai .
3. Tài nguyên nước:
- Mạng lưới sông ngòi, ao hồ dày đặc; nguồn nước ngầm khá dồi dào ...
- Khó khăn: lũ lụt, khô hạn.
4. Tài nguyên sinh vật: 
- Phong phú -> cơ sở để thuần dưỡng, tạo giống cây trồng, vật nuôi.
- Tài nguyên thiên nhiên nước ta về cơ bản là thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng.

2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu các nhân tố kinh tế xã hội 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
- GV chia nhóm, yêu cầu HS đọc thông tin, trao đổi và hoạt động nhóm theo nội dung sau: 
+ Nhóm 1, 2: Đặc điểm dân cư và lao động nông thôn nước ta có ảnh hưởng gì đến sự phát triển và phân bố NN?
+ Nhóm 3, 4: Quan sát Hình 7.2, hãy kể tên 1 số cơ sở vật chất -kỹ thuật trong NN để minh hoạ rõ hơn sơ đồ trên?
+ Nhóm 5, 6: Trả lời câu hỏi: Sự phát triển của CN chế biến có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển và phân bố NN?
+ Nhóm 7, 8: Hãy lấy những ví dụ cụ thể để thấy rõ vai trò của thị trường đối với tình hình sản xuất nông sản ở nước ta.
- HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc và ghi vào bảng phụ. Trong quá trình HS làm việc, GV quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- GV đánh giá và chuẩn xác kiến thức -> Từ kiến thức đó và đọc mục II SGK, em hãy cho biết vai trò của yếu tố chính sách đối với sự phát triển và phân bố NN? (yếu tố chính sách đã tác động lên những vấn đề gì trong NN?)
- Điều kiện kinh tế - XH nước ta còn có những mặt nào hạn chế, ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố NN? Sức mua thị trưòng trong nước giảm, chuyển đổi cơ cấu gặp nhiều khó khăn. Thị trường ngoài nước biến động.
=> GV chốt lại vai trò của các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội, yêu cầu HS đọc phần kết luận ở SGK.
II. Các nhân tố kinh tế xã hội 
1. Dân cư và lao động nông thôn: đông, cần cù, giàu kinh nghiệm sản xuất NN.
2. Cơ sở vật chất- kỹ thuật: ngày càng được hoàn thiện.
3. Chính sách phát triển NN: Nhiều chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển NN.
4. Thị trường trong và ngoài nước: được mở rộng.
 -> Điều kiện kinh tế-xã hội là nhân tố quyết định tạo nên những thành tựu lớn trong nông nghiệp.
3. Hoạt động: Luyện tập 
- GV cho HS hoạt động theo nhóm giải quyết câu hỏi sau:
Tục ngữ Việt Nam có câu: “Nhất nước nhì phân / Tam cần tứ giống”
Em hiểu câu tục ngữ trên như thế nào? 
- HS có 2 phút thảo luận theo nhóm.
- GV mời đại diện các nhóm trả lời. Đại diện nhóm khác nhận xét. GV chốt lại kiến thức của bài. 
4. Hoạt động: Vận dụng 
- GV giao nhiệm vụ: Hãy kể tên những sản phẩm nông nghiệp có ở địa phương em. 
- HS hỏi và đáp ngắn gọn. 
- GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét.
* Hướng dẫn về nhà:
- Học bài theo nội dung SGK và vở ghi, trả lời các câu hỏi SGK.
- Xem trước bài 8.
Ngày soạn: 26/9/2022
Ngày dạy: 28/9/2022 – 5/10/1022

Tiết 8 + 9 - Bài 8: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP 
Thời gian thực hiện: (2 tiết)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
Yêu cầu cần đạt:
Trình bày được tình hình phát triển và phân bố của sản xuất nông nghiệp:
- Trình bày và giải thích sự phân bố của một số cây trồng, vật nuôi nước ta.
- Đánh giá được ảnh hưởng của việc phát triển nông nghiệp tới môi trường.
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích sự thay đổi cơ cấu ngành chăn nuôi, trồng trọt, tình hình tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm ở nước ta.
- Năng lực tìm hiểu địa lí: Phân tích bản đồ nông nghiệp và Atlat địa lí Việt Nam, bảng phân bố cây công nghiệp chính để thấy rõ sự phân bố của một số cây trồng, vật nuôi
- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Liên hệ trực ...à miền núi BB
c. Dừa và mía
3
4/ Tây nguyên
d. Cà phê
4.
Câu 2. Chỉ trên bản đồ các vùng trọng điểm cây lương thực, cây CN, cây ăn quả. Kể tên các sản phẩm chính.
- HS có 2 phút thảo luận theo nhóm.
- GV mời đại diện các nhóm trả lời. Đại diện nhóm khác nhận xét. GV chốt lại kiến thức của bài. 
4. Hoạt động: Vận dụng
- GV giao nhiệm vụ: 
1. Em hiểu thế nào là nền nông nghiệp xanh? Trình bày ý nghĩa của việc phát triển nền nông nghiệp xanh?
2. Em hãy tìm kiếm thông tin , viết báo cáo ngắn về một ( hoặc một số) mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả 
Bảng kiểm đánh giá sản phẩm
1.Kĩ năng thu thập- xử lí thông tin
1. Xác định vấn đề cần tìm kiếm thông tin: mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả
Có/không
2. Xác định nguồn cung cấp thông tin: sách, báo, internet....

3.Phương pháp thu thập thông tin:

4.So sánh, lựa chọn, sắp xếp thông tin phù hợp với chủ đề

2.Kĩ năng viết báo cáo
1.Dung lượng: ngắn gọn súc tích : khoảng 1 trang giấy 

2.Hình thức : đủ 3 phần:mở bài, thân bài, kết luận

3.Nội dung:
+ Giới thiệu được mô hình
+ Chỉ ra, phân tích được những hiệu quả nổi bật của mô hình
+ Phân tích được ý nghĩa của mô hình trong phát triển kinh tế- xã hội và bảo vệ môi trường
+ Biện pháp áp dụng mô hình có hiệu quả

* Hướng dẫn về nhà:
- Học bài theo nội dung SGK và vở ghi, trả lời các câu hỏi SGK.
- Xem trước bài 9.
Ngày soạn: 04/10/2022
Ngày dạy: 05/10/2022 – 12/10/1022
Tiết 10 + 11 - Bài 9: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP, THUỶ SẢN
Thời gian thực hiện: (2 tiết)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
Yêu cầu cần đạt:
- Trình bày được thực trạng và phân bố ngành lâm nghiệp của nước ta; vai trò của từng loại rừng. 
- Trình bày được sự phát triển và phân bố của ngành thủy sản.
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích bảng số liệu, biểu đồ, để hiểu và trình bày sự phát triển của lâm nghiệp, thủy sản.
- Năng lực tìm hiểu địa lí: Phân tích bản đồ, lược đồ lâm nghệp, thủy sản để thấy rõ sự phân bố của các loại rừng, bãi tôm, bãi cá vị trí các ngư trường trọng điểm.
- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Có ý thức bảo vệ tài nguyên trên cạn và dưới nước.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Không đồng tình với những hành vi phá hoại môi trường như chặt phá cây, săn bắt chim thú, đánh cá bằng thuốc nổ.
- Chăm chỉ: Tìm hiểu các đặc điểm của ngành lâm nghiệp và ngư nghiệp.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Bản đồ kinh tế chung Việt Nam.
- Lược đồ lâm nghiệp và thuỷ sản.
- Tài liệu, hình ảnh về hoạt động lâm nghiệp và thuỷ sản ở nước ta.
2. Chuẩn bị của HS
- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tiết theo PPCT
Ngày dạy
Nội dung
10
05/10/2022
Mục I
11
12/10/2022
Mục II

1. Hoạt động: Mở đầu 
- Giao nhiệm vụ. GV cung cấp một số tranh ảnh về thực trạng rừng và nguồn lợi thuỷ sản của nước ta và yêu cầu HS nhận biết.
Nhóm ảnh 1
Nhóm ảnh 2
- Quan sát tranh ảnh và bằng hiểu biết để trả lời
- HS báo cáo kết quả (một HS trả lời, các HS khác nhận xét)
- GV nhận xét phần trả lời của HS và dẫn dắt kết nối vào bài
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới
2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu tài nguyên rừng ở nước
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
- GV cho HS dựa vào hình 1 và vốn hiểu biết trả lời các câu hỏi sau:
+ Cho biết thực trạng tài nguyên rừng ở nước ta hiện nay?
+ Tài nguyên rừng cạn kiệt là do những nguyên nhân nào?
- HS quan sát tranh trả lời các HS khác nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
- GV cho HS dựa vào bảng 9.1 và kênh chữ SGK, hãy cho biết cơ cấu các loại rừng ở nước ta và chức năng của từng loại rừng?
GV nhấn mạnh vai trò của rừng phòng hộ đối với việc bảo vệ môi trường , song thực tế hiện nay loại rừng này đang bị tàn phá dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng về môi trường ( lũ quét, trượt đá, sạt lở đất) –> giáo dục ý thức bảo vệ rừng cho HS.
I. Lâm nghiệp:
1. Tài nguyên rừng
*Thực trạng:
- Tài nguyên rừng đang bị cạn kiệt, tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng chiếm tỉ lệ thấp (35%) năm 2000.
- Cơ cấu rừng: Rừng phòng hộ, rừng sản xuất, rừng đặc dụng. 

2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
- GV cho HS dựa vào SGK và vốn hiểu biết cho biết và chia lớp thành 2 nhóm tiến hành thảo luận :
* Nhóm lẻ:
+ Cho biết ngành lâm nghiệp gồm các hoạt động nào?
+ Khai thác lâm sản tập trung chủ yếu ở đâu? Sản lượng khai thác hàng năm là bao nhiêu?
+ Công nghiệp chế biến gỗ phát triển ở vùng nào?
* Nhóm chẵn:
+ Việc đầu tư trồng rừng đem lại lợi ích gì?
+ Tại sao chúng ta vừa khai thác, vừa bảo vệ rừng?
- Hs tự nghiên cứu sau đó cùng với bạn tiến hành thảo luận, Gv quan sát Hs làm việc, tiến hành hỗ trợ.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả, các nhóm còn lại nhận xét và bổ sun...thành bài tập thực hành
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
Bảng số liệu thống kê cập nhật số liệu mới
2. Chuẩn bị của HS
- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu 
Giao nhiệm vụ: Bài học hôm nay như bài học đã nêu rõ, chúng ta chọn một trong hai bài tập để vẽ và phân tích biểu đồ (về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây của nước ta trong thời gian gần đây hoặc nhận xét, giải thích vì sao đàn gia cầm và đàn lợn tăng mà đàn trâu không tăng).
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới
2.1. Hoạt động 1: Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây của nước ta trong thời gian gần đây 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
a. GV yêu cầu HS đọc đề bài 
b. GV nêu cho HS qui trình vẽ biểu đồ cơ cấu theo các bước:
- Lập bảng số liệu đã xử lí theo mẫu. Chú ý làm tròn số sao cho tổng các thành phần phải đúng 100%.
- Vẽ biểu đồ cơ cấu theo qui tắc. Bắt đầu vẽ từ “tia 12 giờ “vẽ theo chiều kim đồng hồ.
- Đảm bảo chính xác. Ghi trị số % vào hình quạt tương ứng. Vẽ đến đâu kẽ vạch (tô màu) đến đó, thiết lập bảng chú giải.
c. GV hướng dẫn, tổ chức HS tính toán:
- GV treo bảng phụ khung của bảng số liệu đã xử lí (các cột số liệu được bỏ trống).
- Hướng dẫn xử lý số liệu:
Lưu ý : + Tổng số diện tích gieo trồng là 100%.
 + Biểu đồ hình tròn có góc ở tâm là 3600. 1,0% ứng 3,60 góc ở tâm 
* Cách tính:
+ Năm 1990 tổng số DT gieo trồng là 9040 nghìn ha có cơ cấu DT là 100% 
+ Tính cơ cấu DT gieo trồng cây lương thực là (x ) 9040 tương ứng 100% 
 6474,6 .. x suy ra x = ( 6474,6 . 100 ) : 9040 = 71,6% 
 Góc ở tâm trên biểu đồ tròn của cây lương thực là 71,6 . 3,6 = 2580
Tương tự cách tính trên, HS tính điền vào khung số liệu. 
Năm
Các nhóm cây 
1990 
2000 
2010 
2015 
2017
Tổng số 
100
100
100
100
100
Cây lương thực 
71,6
66,4
61,3
60,3
59,1
Cây công nghiệp 
13,3
17,6
20,0
19,0
19,0
Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác 
15,1
16,0
18,7
20,7
21,9
d. Tổ chức HS vẽ biểu đồ:
- Yêu cầu vẽ:
+ Biểu đồ năm 1990 có bán kính 20mm 
+ Biểu đồ năm 2017 có bán kính 24mm 
- GV hướng dẫn HS vẽ biểu đồ 1990 
- HS tiếp tục vẽ biểu đồ 2017, thiết lập bảng chú giải. 
- Hướng dẫn HS nhận xét. 
đ. Nhận xét về sự thay đổi qui mô DT và tỉ trọng diện tích gieo trồng của các nhóm cây 
* Cây lương thực: 
 - DT gieo trồng tăng từ 6474,6 nghìn ha (1990) lên 8806,8 (2017) vậy tăng 2332,2 nghìn ha. 
 - Nhưng tỉ trọng giảm: Giảm từ 71,6% ( 1990) xuống 59,1% (2017 )
* Cây công nghiệp: 
- DT tăng 1138 nghìn ha và tỉ trọng cũng tăng từ 13,3% đến 19,0% 
* Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác : DT gieo trồng tăng 1897,5 nghìn ha và tỉ trọng tăng từ 15,1% lên 21,9% 
Biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây
2.2. Hoạt động 2: Vẽ biểu đồ đường và nhận xét, giải thích vì sao đàn gia cầm và đàn lợn tăng mà đàn trâu không tăng 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
- GV hướng dẫn các trị số của trục tung, trục hoành 
- Các đồ thị có thể được biểu diễn bằng các màu khác nhau hoặc các nét liền, nét đứt khác nhau.
- GV hướng dẫn vẽ cho học sinh trên bảng để HS dễ hình dung.
- Giải thích: 
- Đàn lợn và đàn gia cầm tăng nhanh nhất. Đây là nguồn cung cấp thịt chủ yếu. Do nhu cầu về thịt, trứng tăng nhanh và do giải quyết tốt nguồn thức ăn cho chăn nuôi, có nhiều hình thức chăn nuôi đa dạng ngay cả chăn nuôi theo hình thức công nghiệp ở hộ gia đình. 
- Đàn trâu không tăng, chủ yếu do nhu cầu về sức kéo của trâu, bò trong nông nghiệp đã giảm xuống (Nhờ cơ giới hoá trong nông nghiệp)
2. Vẽ biểu đồ đường và nhận xét, giải thích vì sao đàn gia cầm và đàn lợn tăng mà đàn trâu không tăng
Biểu đồ thể hiện chỉ số tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm từ 1990-2017
3. Hoạt động: Luyện tập 
- GV cho HS hoạt động theo nhóm 2 bạn chung bàn làm 1 nhóm và trả lời nhanh các câu hỏi sau:
Câu 1: Nhắc lại cách vẽ biểu đồ hình tròn. Các tính tỉ lệ phần trăm
Câu 2: Nhắc lại cách vẽ biểu đồ đường. giải thích vì sao đàn gia cầm và đàn lợn tăng mà đàn trâu không tăng?
- HS có 2 phút thảo luận theo nhóm.
- GV mời đại diện các nhóm trả lời. Đại diện nhóm khác nhận xét. GV chốt lại kiến thức của bài. 
4. Hoạt động: Vận dụng 
- GV giao nhiệm vụ: Dựa vào bảng số liệu
Vẽ biểu đồ thể hiện diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta năm 2005 và năm 2015.
- HS hỏi và đáp ngắn gọn. 
- GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét.
* Hướng dẫn về nhà:
- Học bài theo nội dung SGK và vở ghi, trả lời các câu hỏi SGK.
- Xem trước bài 11.
Ngày soạn: 16/10/2022
Ngày dạy: 18/10/2022
Tiết 13 - Bài 11: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
Yêu cầu cần đạt:
- Phân tích các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp. 
- Có điều kiện để phát triển nhiều ngành công nghiệp, mỗi vùng có điều kiện phát triển các ngành công nghiệp khác nhau.
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và... lời. Đại diện nhóm khác nhận xét. GV chốt lại kiến thức của bài. 
4. Hoạt động: Vận dụng 
- GV giao nhiệm vụ: Giả sử em được chọn là “ Đại sứ môi trường” hãy viết 1 đoạn thông tin khoảng 200 từ đề xuất biện pháp khai thác, sử dụng và bảo vệ hợp lí tài nguyên thiên nhiên trong phát triển công nghiệp.
- HS hỏi và đáp ngắn gọn.
- GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét.
* Hướng dẫn về nhà:
- Học bài theo nội dung SGK và vở ghi, trả lời các câu hỏi SGK.
- Xem trước bài 12.
Ngày soạn: 17/10/2022
Ngày dạy: 19/10/2022 - 25/10/2022

Tiết 14+15 - Bài 12: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP
Thời gian thực hiện: (2 tiết)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
Yêu cầu cần đạt:
- Trình bày được tình hình phát triển và một số thành tựu của sản xuất công nghiệp.
- Biết được sự phân bố của một số ngành công nghiệp trọng điểm. 
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích biểu đồ để thấy rõ nước ta có cơ cấu công nghiệp đa dạng.
- Năng lực tìm hiểu địa lí: Phân tích bản đồ công nghiệp, lược đồ công nghiệp hoặc Atlat địa li VN để thấy rõ sự phân bố của một số ngành công nghiệp trọng điểm các trung tâm công nghiệp ở nước ta. Xác định trên bản đồ công nghiệp hai khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất là Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng, hai trung tâm công nghiệp lớn nhất là TP Hồ Chí Minh, Hà Nội
- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Phân tích mối quan hệ giữa tài nguyên thiên nhiên và MT với hoạt động sản xuất công nghiệp
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Nhận thức được đường lối CNH-HĐH của Đảng và nhà nước, những tác động của CN đối với sự phát triển các ngành kinh tế khác, ý thức học tập góp mình vào công cuộc phát triển.
- Chăm chỉ: Tìm hiểu sự phân bố các ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Bản đồ CN Việt nam
- Tài liệu hình ảnh về CN nước ta
2. Chuẩn bị của HS
- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tiết theo PPCT
Ngày dạy
Nội dung
1
19/10/2022
Mục I + Mục II (Mục 1+2)
2
25/10/2022
Mục II (Mục 2+3) + Mục III 
1. Hoạt động: Mở đầu 
- Giao nhiệm vụ: GV cung cấp một số hình ảnh về các ngành công nghiệp và yêu cầu HH trả lời câu hỏi: Quan sát các hình dưới đây em hãy cho biết những ngành công nghiệp nào và em biết gì về những ngành công nghiệp đó?
- GV nhận xét và dẫn dắt vào bài.
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới
2.1. Hoạt động 1: Cơ cấu ngành công nghiệp 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
- GV yêu cầu HS quan sát kênh chữ, biểu đồ hình 12.1 và bản đồ công nghiệp Việt Nam và lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
+ Hệ thống CN của nước ta gồm các thành phần nào?
+ Đọc tên các ngành CN trọng điểm? Sắp xếp thứ tự các ngành công nghiệp ở nước ta theo tỉ trọng từ lớn đến nhỏ?
+ Ngành CN trọng điểm là gì?
+ Nêu vai trò của ngành CN trọng điểm?
+ Em có nhận xét gì về các ngành công nghiệp ở nước ta? 
+ Xác định vùng tập trung CN ở nước ta?
- HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc ghi vào giấy nháp, GV phải quan sát theo dõi.
- HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét và bổ sung đáp án.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
I. Cơ cấu ngành công nghiệp
- Ngành CN nước ta phát triển nhanh.
- Cơ cấu ngành đa dạng: có đầy đủ các ngành CN thuộc các lĩnh vực như chế biến lương thực thực phẩm, khai thác nhiên liệu....
- Một số ngành CN trọng điểm được hình thành.
- Phân bố: tập trung ở một số vùng như Đông nam bộ, đồng bằng sông Hồng
2.2. Hoạt động 2: Các ngành công nghiệp trọng điểm 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
- GV yêu cầu HS quan sát bản đồ công nghiệp Việt Nam, phân nhóm thảo luận theo nội dung:
+ Nhóm 1, 2: Tên khoáng sản nhiên liệu, nơi phân bố, sản lượng khai thác?
+ Nhóm 3, 4: Kể tên các nhà máy thủy điện, nhiệt điện? Nơi phân bố? Tình hình phát triển? Nhận xét về nơi phân bố của 2 ngành thủy điện và nhiệt điện?
+ Nhóm 5, 6: Tên các ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, tỉ trọng, nơi phân bố? Vì sao ngành này chiếm tỉ trọng lớn nhất?
+ Nhóm 7, 8: Tình hình phát triển, nơi phân bố của ngành công nghiệp dệt may? Vì sao ngành dệt may lại phân bố ở những tỉnh, thành phố đó?
- HS tiến hành thảo luận theo nội dung, GV theo dõi ,hỗ trợ .
- HS các nhóm đại diện trình bày, các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét, chuẩn xác kiến thức và lồng ghép bảo vệ môi trường, liên hệ thực tế ở địa phương.
II. Các ngành công nghiệp trọng điểm
1. Công nghiệp khai thác nhiên liệu
- Khai thác than: sản lượng khoảng 40 triệu tấn (năm 2007), tập trung ở Quảng Ninh.
- Khai thác dầu khí phát triển mạnh, tập trung ở thềm lục địa phía Nam. Đây là nguồn hàng xuất khẩu quan trọng.
2. Công nghiệp điện
- Năm 2007 sản xuất hơn 64 tỉ kwh , gồm nhiệt điện và thuỷ điện.
+ Nhiệt điện: tập trung ở Quảng Ninh, Bà Rịa- Vũng Tàu (VD)
+ ...ò của dịch vụ trong sản xuất và đời sống.
- Cung cấp nguyên liệu, vật tư cho sản xuất và các nghành kinh tế.
- Tiêu thụ sản phẩm, tạo ra mối liên hệ giữa các nghành sản xuất trong nước và ngoài nước 
- Tạo ra nhiều việc làm, nâng cao đời sống nhân dân, tạo nguồn thu nhập lớn.
2.2. Hoạt động 2: Đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ ở nước ta
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
* Giao nhiệm vụ:
1.Phân tích bảng số liệucơ cấu lao động và cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế, qua đó nhận xét tỉ trọng của dịch vụ?
2. Tính tỉ trọng của các ngành dịch vụ sản xuất, tiêu dùng, công cộng?
3.Trình bày đặc điểm phát triển và phân bố các ngành dịch vụ ở nước ta?( sử dụng At lat trang 17)? Giải thích sự phân bố dịch vụ ở nước ta?
* Thực hiện nhiệm vụ:
Hs làm việc cá nhân, cặp đôi thực hiện nhiệm vụ 1,2
-hs thảo luận nhóm (khăn trải bàn ) thực hiện nhiệm vụ 3
* Báo cáo, thảo luận:
Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận,
Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
* Đánh giá, kết luận, nhận định
Gv đánh giá quá trình làm việc của các nhóm, rút ra kết luận.
II. Đặc điểm phát triển và phân bố các ngành dịch vụ ở nước ta
1. Đặc điểm phát triển
- Phát triển khá nhanh, thu hút 25 % lao động, chiếm 38.5 % GDP.
- Cơ cấu ngành dịch vụ đa dạng.
- Chủ yếu là dịch vụ tiêu dùng 51%, dịch vụ sản xuất chiếm tỉ trọng nhỏ 26.8%.
- Cần nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ.
2. Đặc điểm phân bố
- Ở đô thị lớn hơn nông thôn.
- Ở đồng bằng lớn hơn miền núi.
- Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất nước ta.

3. Hoạt động: Luyện tập
- GV cho HS chơi trò chơi “Ai là triệu phú” và trả lời nhanh các câu hỏi sau:
1. Vai trò quan trọng của hoạt động dịch vụ đối với các ngành sản xuất là
A.Cung cấp nguyên liệu
B. tạo ra vật tư sản xuất
C.tạo ra các mối liên hệ
D. tiêu thụ sản phẩm
2. Hoạt động dịch vụ của nước ta không có đặc điểm nào sau đây
A.Chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu GDP và đang có xu hướng giảm
B. phát triển khá nhanh, có khả năng vươn lên ngang tầm khu vực và quốc tế
C. Có khả năng thu lợi nhuận và thu hút vốn đầu tư nước ngoài
D.Phát triển theo xu thế đa dạng hóa các loại hình
3. Các ngành công nghiệp, nông nghiệp được cung cấp vật tư nguyên liệu sản xuất là nhờ
A. Dịch vụ công cộng
C. Ngân hàng tài chính
B. Bưu chính viễn thông
D. Giao thông vận tải
4. Vai trò to lớn của dịch vụ về mặt xã hội là
tạo ra mối liên hệ giữa các ngành sản xuất
tạo việc làm và thu nhập cho người dân
đóng góp lớn vào thu nhập quốc dân, thúc đẩy kinh tế phát triển
cung cấp vật tư, nguyên liệu sản xuất cho các ngành kinh tế
- HS có 2 phút thảo luận theo nhóm.
- GV mời đại diện các nhóm trả lời. Đại diện nhóm khác nhận xét. GV chốt lại kiến thức của bài. 
4. Hoạt động: Vận dụng
- GV giao nhiệm vụ: Sưu tầm một số hình ảnh về các ngành dịch vụ nổi bật của Thành phố Hà Nội hoặc Thành phố Hồ Chí Minh và viết 1 đoạn thông tin giới thiệu về hoạt động dịch vụ của thành phố đó.
- HS hỏi và đáp ngắn gọn. GV giới thiệu các địa điểm HS có thể tìm hiểu.
- GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét.
* Hướng dẫn về nhà:
- Học bài theo nội dung SGK và vở ghi, trả lời các câu hỏi SGK.
- Xem trước các bài đã học.
Ngày soạn: 27/10/2022
Ngày dạy: 1/11/2022
Tiết 17: ÔN TẬP GIỮA KÌ I
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Củng cố kiến thức về:
- Đặc điểm dân tộc, dân số, lao động của Việt Nam, 
- Quá trình đô thị hóa của Việt Nam
- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nét đặc trưng của công cuộc đổi mới.
- Tình hình phát triển và phân bố của sản xuất nông- lâm- ngư nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, thương mại và du lịch.
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
Năng lực nhận thức thế giới quan theo quan điểm không gian thông qua việc hệ thống các đặc điểm về đặc điểm dân cư và lao động Việt Nam.
Năng lực giải thích các hiện tượng và quá trình địa lý tự nhiên thông qua việc mô tả được các tác động của dân số và lao động đến KT- XH Việt Nam.
Năng lực truyền đạt thông tin địa lý thông qua việc trình bày nội dung học tập này với thầy cô và các bạn trong lớp.
3. Phẩm chất: Có ý thức tự giác trong học tập
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Chuẩn bị của GV
- Bài tập, câu hỏi trắc nghiệm.
- Sơ đồ tư duy
2. Chuẩn bị của HS
- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu 
- Đại diện 1 học sinh vẽ mô tả các từ khóa trong vòng 30s. Các HS khác dựa vào hình vẽ và đoán đặc điểm. HS trả lời đáp án và nêu đậc điểm.
- Giáo viên cho HS liệt kê các đặc điểm mà học sinh đoán được. 
- GV ghi nhận ý kiến sau đó chuyển ý vào bài. 
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới
2.1. Hoạt động 1: Hệ thống kiến thức về đậc đểm dân cư- lao động, sự phất triển các ngành knh tế của Việt Nam. 
Hoạt ...u 4: Trình bày sự phát triển ngành thủy sản.
1.Nguồn lợi thủy sản:
a. Thuận lợi:
- Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên thuận lợi.
- Nguồn lợi thủy sản phong phú: có 4 ngư trường trọng điểm, có nhiều bãi cá, tôm, mực.
- Nhiều diện tích mặt nước (ngọt, lợ, mặn) để khai thác , nuôi trồng thủy sản: gồm bãi triều, đầm, phá, rừng ngập mặn, ven các đảo, vũng vịnh, ao hồ sông suối.
b/ Khó khăn:
Về tự nhiên: môi trường suy thoái ô nhiễm, nguồn thủy sản giảm sút, thiên tai ( bão, lũ, gió mùa đông bắc) thường xảy ra.
Kinh tế xã hội: Thị trường không ổn định, tàu thuyền phương tiện đánh bắt còn chậm đổi mới, thiếu vốn đầu tư, chưa chủ động nguồn giống và thức ăn thủy sản.
2: Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản
*/ Tình hình chung:
-Phát triển mạnh:
+ Tổng sản lượng thủy sản 7,2 triệu tấn( 2017)
+ Cơ cấu: gồm nuôi trồng và khai thác, nuôi trồng ngày càng chiếm tỉ trọng cao.
*/ khai thác thủy sản:
-Sản lượng tăng khá nhanh. Đạt 3,4 triệu tấn( 2017)
- Phân bố: tất cả các tỉnh ven biển. chủ yếu Duyên hải Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
+ các tỉnh dẫn đầu: Kiên Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Thuận và Cà Mau.
*/ Nuôi trồng thủy sản:
- Sản lượng đạt 3,8 triệu tấn(2017).
- đối tượng nuôi: Tôm, cá.
- Phân bố: 
+ Đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng.
+ Các tỉnh dẫn đầu: An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ. 
*/ Xuất khẩu thủy sản: phát triển vượt bậc tác động mạnh đến khai thác và nuôi trồng, chế biến.
=>Vai trò của thủy sản: là ngành kinh tế quan trọng, ý nghĩa to lớn về KT-XH và góp phần bảo vệ chủ quyền vùng biển nước ta.
Câu 5: Các nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng sự phát triển và phân bố của công nghiệp.
Sự phát triển và phân bố công nghiệp phụ thuộc mạnh mẽ vào các nhân tố KTXH
1/Dân cư và lao động.
*Thuận lợi:
Dân cư đông nguồn lao động dồi dào.
Thị trường trong nước rộng lớn và quan trọng.
Thuận lợi cho nhiều ngành cần lao động đông, rẻ, lành nghề và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
*/Khó khăn: trình độ khoa học kĩ thuật còn hạn chế.
2/Cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng.
*/ Thuận lợi.
Cơ sở hạ tầng ngày càng được cải thiện và phát triển ( nhất là các vùng kinh tế trọng điểm).
*/ Khó khăn.
Nhiều công trình công nghệ trình độ thấp, chưa đồng bộ.
Phân bố tập trung ở một số vùng.
3/ Chính sách phát triển công nghiệp.
*/ Thuận lợi:
Đẩy mạnh chính sách công nghiệp hóa và đầu tư.
Chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần.
Đổi mới những chính sách khác
*/ Khó khăn.
Vốn ít, bộ máy hành chính cồng kềnh, phức tạp...
4/ Thị trường
*/ Thuận lợi;
Thị trường trong nước và ngoài nước rộng lớn.
*/ Khó khăn:
Sức ép cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.
Sự cạnh tranh hàng ngoại nhập.
3. Hoạt động: Luyện tập 
- GV đưa ra câu hỏi:
Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết vùng nào sau đây có nhiều cảng biển nhất nước ta?
 A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
 B. Đồng bằng Sông Hồng.
 C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
 D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 2: Hoạt động nào sau đây không phải của ngành viễn thông?
A. Điện thoại.
B. Chuyển phát nhanh.
C. Internet.
D. Truyền dẫn số liệu.
Câu 3: Căn cứ vào bản đồ Lúa( năm 2007) trong Atlat Địa lý Việt Nam trang 19, những vùng trồng nhiều lúa ở nước ta là
A. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
B. Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi Bắc Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long và Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 4: 
Nhận xét nào sau đây không đúng về cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta trong giai đoạn trên?
A. Tỉ trọng ngành nông nghiệp có xu hướng giảm.
B. Dịch vụ nông nghiệp chiếm tỉ trọng còn thấp.
C. Chăn nuôi chiếm tỉ trọng cao nhất, có xu hướng tăng.
D. Sự chuyển dịch cơ cấu chủ yếu diễn ra ở ngành trồng trọt và chăn nuôi.
Câu 5: Cho biểu đồ sau:
Nhận xét nào chính xác nhất về cơ cấu cây trồng của nước trong trong giai đoạn trên?
A. Cây lương thực chiếm tỉ trọng lớn nhất, đóng vai trò chủ đạo.
B. Cây rau đậu tăng nhanh nhất và liên tục.
C. Cây công nghiệp đóng vai trò lớn trong cơ cấu cây trồng.
D. Cây ăn quả có nhiều biến động trong quá trình phát triển
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi. Sau đó tiến hành trao đổi với bạn cùng bàn. Đưa ra kết quả đúng nhất.
- Đại diện học sinh trả lời câu hỏi. HS khác nhận xét bổ sung ý kiến.
- Giáo viên chuẩn kiến thức.
4. Hoạt động: Vận dụng 
GV nhắc lại nhiệm vụ ôn tập lý thuyết, và biểu đồ miền để học sinh chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.
* Hướng dẫn về nhà:
- Học bài theo nội dung SGK và vở ghi.
Ngày soạn: 27/10/2022
Ngày dạy: 02/11/2022
Tiết 18: Kiểm tra đánh giá giữa kì I 
Môn: Địa lí 9
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
I. Mục tiêu
Về kiến thức: 
 - Kiểm tra các nội dung kiến thức đã học: Lao động và việc làm; Dân số và gia tăng dân số; Phân bố dân cư và các loại hình quần cư; Sự phát triển và phân bố nông nghiệp; Sự phát triển và phân bố công nghiệp; Vai trò, đặc điểm phát triển và phân bố của dịch vụ; Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản; Sự phát triển

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_9_hoc_ki_1_nam_hoc_2022_2023_do_thi_mai.docx