Giáo án Địa lí 5 - Chương trình cả năm - Trường Tiểu học Vật Lại

ĐỊA LÍ

VIỆT NAM - ĐẤT N­ƯỚC CHÚNG TA

I. Mục đích yêu cầu :

- Mô tả sơ lược được vị trí địa lí và giới hạn nước Việt Nam:

+ Trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. Việt Nam vừa có đất liền, vừa có biển, đảo và quần đảo.

+ Những nước giáp phần đất liền nước ta: Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.

-Ghi nhớ diện tích phần đất liền nước ta: khoảng 330’000 km2 .

- Chỉ phần đất liền Việt Nam trên bản đồ (lược đồ).

*Hs khá, giỏi:

+ Biết được một số thuận lợi và khó khăn do vị trí địa lí Việt Nam đem lại.

+ Biết phần đất liền Việt Nam hẹp ngang, chạy dài theo chiều Bắc – Nam, với đường bờ biển cong hình chữ S.

II - Đồ dùng dạy học :

GV: Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, quả địa cầu.

2 lư­ợc đồ giống tương tự nh­ư H1, 2 bộ bìa nhỏ, mỗi bộ gồm 7 tấm bìa ghi các chữ: Phú Quốc, Côn Đảo, Hoàng Sa, Tr­ờng Sa, Trung Quốc, Lào, Cam -pu- chia.

doc 54 trang Cô Giang 13/11/2024 400
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lí 5 - Chương trình cả năm - Trường Tiểu học Vật Lại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí 5 - Chương trình cả năm - Trường Tiểu học Vật Lại

Giáo án Địa lí 5 - Chương trình cả năm - Trường Tiểu học Vật Lại
Tuần 1 
Tiết 1	ĐỊA LÍ
 VIỆT NAM - ĐẤT NƯỚC CHÚNG TA
I. Mục đích yêu cầu : 
 - Mô tả sơ lược được vị trí địa lí và giới hạn nước Việt Nam:
 + Trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. Việt Nam vừa có đất liền, vừa có biển, đảo và quần đảo.
 + Những nước giáp phần đất liền nước ta: Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.
 -Ghi nhớ diện tích phần đất liền nước ta: khoảng 330’000 km2 .
 - Chỉ phần đất liền Việt Nam trên bản đồ (lược đồ).
*Hs khá, giỏi:
 + Biết được một số thuận lợi và khó khăn do vị trí địa lí Việt Nam đem lại.
 + Biết phần đất liền Việt Nam hẹp ngang, chạy dài theo chiều Bắc – Nam, với đường bờ biển cong hình chữ S.
II - Đồ dùng dạy học :
 GV: Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, quả địa cầu.
 2 lược đồ giống tương tự như H1, 2 bộ bìa nhỏ, mỗi bộ gồm 7 tấm bìa ghi các chữ: Phú Quốc, Côn Đảo, Hoàng Sa, Trờng Sa, Trung Quốc, Lào, Cam -pu- chia.
III - Các hoạt động dạy học chủ yếu :
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
1- Kiểm tra bài cũ : 
- Kiểm tra sách vở của hs.
2- Bài mới :
a). Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục đích Y/c của tiết học.
b) Giảng bài:
*1- Vị trí địa lí và giới hạn.
HĐ1( làm việc cá nhân )
- Yêu cầu hs quan sát hình 1 trong sgk, rồi trả lời các câu hỏi sau :
 + Đất nước Việt Nam gồm những bộ phận nào?
 + Phần đất liền của nớc ta giáp những nước nào?
+ Biển bao bọc phía nào phần đất liền của nước ta?
 + Kể tên một số đảo và quần đảo của nước ta.
- GV sửa chữa giúp hs hoàn thành câu trả lời.
- GV gọi 1 số em lên chỉ vị trí của nước ta trên quả địa cầu.
- GV kết luận lại các kiến thức cần ghi nhớ theo SGV.
 Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. Nước ta là một bộ phận của châu Á, có vùng biển thông với Đại Dương nên có nhiều thuận lợi trong việcgiao lưu với các nước bằng đường bộ, biển, hàng không.
*2- Hình dạng và diện tích.
HĐ2 ( làm việc theo nhóm 4)
- Y/c hs trong nhóm đọc sgk , quan sát hình 2 trong sgk và bảng số liệu rồi thảo luận 1 số câu hỏi ( trang 67)
+Phần đất liền nước ta có đặc điểm gì?
+Từ Bắc vào Nam, phần đất liền nước ta dài bao nhiêu km? 
+ Nơi hẹp nhất là bao nhiêu km?
+ Diện tích lảnh thổ nước ta khoảng bao nhiêu km?
+ So sánh DT nước ta với một số nước có trong bảng số liệu?
- GV sửa chữa và giúp hs nắm vững các kiến thức đó.
- GV Kết luận theo sgk.
HĐ3: tổ chức trò chơi tiếp sức.
- GV treo 2 lược đồ trống lên bảng .
- GV gọi 2 nhóm tham gia mỗi nhóm 7 bạn xếp hàng và mỗi bạn cầm 1 tấm bìa ghi các chữ .
- Khi Gv hô bắt đầu, lần lược từng hs lên gắn tấm bìa vào lược đồ trống. 
- GV đánh giá nhận xét từng đội.
- Gọi hs đọc ghi nhớ sgk . 
3- Củng cố, dặn dò:
- GV mời 1-2 hs làm hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về đất nước Việt Nam.
- GV nhận xét tiết học, dặn dò hs chuẩn bị tiết sau.

- 1 HS trả lời.
- 2 HS trả lời, kết hợp chỉ bản đồ Địa lí Việt Nam..
+ Đất liền, biển, đảo, quần đảo.
+ Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.
+ Phía Đông, nam và Tây nam. Biển Đông.
+ Phú Quốc, Côn Đảo, Các Bà, Bạch Long Vĩ  Hoàng Sa, Trờng Sa
- 2, 3 em chỉ quả địa cầu.
 - HS lắng nghe
 - HS thảo luận theo nhóm và đại diện báo cáo.
+ Hẹp ngang, chạy dài có hình cong như chữ S.
+ Từ Bắc vào Nam dài khoảng 1650km
+ Nơi hẹp nhất chưa đầy 50km.
+ DT khoảng 330’000 km2 .
+ HS nêu theo số liệu SGK.
- 2 nhóm tham gia theo hướng dẫn của GV.
- Vài hs đọc ghi nhớ sgk.
.
Tuần 2 
ĐỊA LÍ
ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN
I. Mục đích yêu cầu : 
 - Nêu được đặc điểm chính của địa hình: Phần đất liền của Việt Nam, diện tích là đồi núi và diện tích là đồng bằng.
 - Nêu tên một số khoáng sản chính cuẩ Việt Nam: than, sắt, a-pa-tit, đàu mỏ, khí tự nhiên, 
 -Chỉ các dãy núi và đồng bằng lớn trên bản đồ (lược đồ): dãy Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn; đồng bằng Bác Bộ, đồng bằng Nam Bộ, đồng bằng duyên hải miền Trung.
 - Chỉ được một số khoáng sản chính trên bản đồ (lược đồ): than ở Quãng Ninh, sắt ở Thái Nguyên, a-pa-tit ở Lào Cai, dầu mỏ, khí tự nhiên ở vùng biển phía nam, 
 *Hs khá, giỏi: Biết khu vực có núi và một số dãy núi có hướng núi tây bắc – đông nam, cánh cung.
 ***GDNLTK&HQ: Than, dầu mỏ, khí tự nhiên – là những nguồn tài nguyên năng lượng của đất nước. 
 - Sơ lược một số nét về tình hình khai thác than, dầu mỏ, khí tự nhiên của nước ta hiện nay. 
 - Ảnh hưởng của việc khai thác than, dầu mỏ đối với môi trường. 
 - Khai thác một cách hợp lí và sử dụng tiết kiệm khoáng sản nói chung, trong đó có than, dầu mỏ, khí đốt.
II - Đồ dùng dạy học :
 GV : Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam + Bản đồ khoáng sản Việt Nam.
 HS : Sgk + vở BTTN.
III - Các hoạt động học tập :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A- Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi hs lên bảng trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét cho điểm.
B- Bài mới : 
1. Giới thiệu bài: 
2. Các hoạt động học tập : 
 a- Địa hình :
HĐ1 : ( làm việc cá nhân )
- Yêu cầu hs đọc mục 1 và quan sát hình 1 trong sgk, rồi trả lời các nội dung sau :
 +Chỉ vị trí của đồi núi và đồng bằng trên lược đồ hình 1. 
 + Kể tên và chỉ trên lược đồ vị trí các dãy núi chính ở nước ta, trong đó những dãy núi nào có hướ... quả địa cầu, hình 1 và đọc nội dung sgk, rồi thảo luận nhóm theo các gợi ý của GV. 
- Đại diện các nhóm hs trả lời câu hỏi.
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
+Nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa. 
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời kết hợp chỉ bản đồ.
- HS thảo luận, đại diện các nhóm lên gắn bảng.
- 2 hs lên bảng chỉ dãy núi Bạch Mã trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN.
- HS làm việc theo cặp với các gợi ý của GV.
+Miền bắc có mùa đông lạnh, mưa phùn; miền Nam nóng quanh năm với 2 mùa mưa, khô rõ rệt.
- 2 hs nêu.
+Khí hậu nóng, mưa nhiều cây cối phát triển tốt. Nhưng thường hay có bão gây lũ lụt làm ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của con người.
- 2 hs đọc ghi nhớ sgk.
- HS lắng nghe và thực hiện.
.
Tuần 4 
Tiết 4 ĐỊA LÍ
 SÔNG NGÒI
I/ Mục đích yêu cầu :
 - Nêu được một số dặc điểm chính và vai trò của sông ngòi Việt Nam:
 + Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
 + Sông ngòi có lượng nước thay đổi theo màu (mùa mưa thường có lũ lớn) và có nhiều phù sa.
 + Sông ngòi có vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống: bồi đắp phù sa, cung cấp nước, tôm cá, nguồn thủy điện, 
 - Xác lập được mối quan hệ địa lí đơn giản giữa khí hậu và sông ngòi: nước sông lên, xuống theo mùa; mùa mưa thường có lũ lớn; mùa khô nước sông hạ thấp.
 - Chỉ được vị trí một số con sông: Hồng , Thí Bình, Tiền, Hậu, Đông Nai, Mã, Cả trên bản đồ (lược đồ).
 *Hs khá, giỏi: 
 + Giải thích được vì sao sông ở miền Trung ngắn và dốc.
 + Biết những ảnh hưởng do nướ sông lên, xuống theo mùa tới đời sống và sane xuất của nhân dân ta: mùa nước cạn gây thiếu nước, mùa nước lên cung cấp nhiều nước sông thường có lũ lụt gây thiệt hại.
 ***GDNLTK&HQ: - Sông ngòi nước ta là nguồn thuỷ điện lớn và giới thiệu công suất sản xuất điện của một số nhà máy thuỷ điện ở nước ta như : nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, Y- a- ly, Trị An.
 - Sử dụng điện và nước tiết kiệm trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày 
II/ Đồ dùng dạy học : 
 GV : Bản đồ địa lí tự nhiênViệt Nam.
 HS : Sgk + vở bài tập.
III/ Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Kiểm tra bài cũ : 
 - Hãy nêu đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta?
 - Khí hậu miền Bắc và miền Nam khác nhau như thế nào?
2/ Bài mới.
 a) Giới thiệu bài: 
 b) Các hoạt động : 
HĐ1. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc.
- GV Y/c hs dựa vào lược đồ hình 1 sgk và thảo luận theo cặp các nội dung sau.
 + Nước ta có nhiều sông hay ít sông so với các nước mà em biết.
 + Kể tên và chỉ trên lược đồ 1 số sông ở Việt nam.
 + ở miền Bắc và miền Nam có những sông lớn nào?
+ Nhận xét về sông ngòi ở miền Trung.
-Y/c HS đại diện trả lời.
-GV kết luận theo SGV.
HĐ2 : Sông ngòi nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa .Sông có nhiều Phù sa
 Bước 1: GV Y/c hs làm việc theo nhóm 4.
+ Đọc sgk, quan sát hình2, hình3 và hoàn thành bảng sau.
Thời gian
đặc điểm
ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất.
Mùa mưa.


mùa khô.


Bước 2: đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- GV phân tích thêm và kết luận.
HĐ3. Vai trò của sông ngòi.
-Y/c HS làm việc cả lớp : Kể về vai trò của sông ngòi.
- Gv kết luận.
3/ Củng cố, dặn dò : 
- Yêu cầu hs nhắc lại các kiến thức đã học bằng hệ thống câu hỏi sgk.
-Y/c 1 số em đọc nội dung cần ghi nhớ. 

-2-3 HS trả lời, lớp nhận xét bổ sung.
-HS thảo luận theo cặp 
-HS đại diện trả lời miệng , lớp nhận xét.
+Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
+ Hồng , Thí Bình, Tiền, Hậu, Đông Nai, Mã, Cả 
+ Hồng , Thí Bình, Tiền, Hậu, Đông Nai, Mã, Cả, Đà Rằng 
+Có nhiều đồi núi nên thường nhỏ, ngắn, dốc.
- HS làm việc theo nhóm đã phân công. 
- Nhóm trưởng giúp đỡ các bạn hoàn thành Y/c.
-Đại diện nhóm trình bày.
+Mùa mưa nước dâng nhanh thường gây lũ lụt.Nước song thường rất đục vì chứa nhiều phù sa.
+Mùa khô nước hạ thấp trơ ra những bãi cát, sỏi đá
-HS đọc sgk kết hợp hiểu biết để trả lời.
+Bồi đắp nhiều đồng bằng
+Cung cấp nước cho sản xuất.+Là nguồn thủy điện, là đường giao thông. +Cung cấp nhiều thủy sản, 
- HS lắng nghe và thực hiện.
.
 KHỐI TRƯỞNG BGH DUYỆT
Tuần 5 
Tiết 5 ĐỊA LÍ
VÙNG BIỂN NƯỚC TA
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
 - Nêu được một số đặc điểm và vai trò của vùng biển nước ta:
 +Ở vùng biển Việt Nam, nước không bao giờ đóng băng.
 + Ở vùng biển Việt Nam là một bộ phận của biển Đông.
 +Biển có vai trò điều khí hậu là đường giao thông quan trọng và cung cấp nguồn tài nguyên to lớn. 
 - Trình bày một số đặc điểm của biển nước ta.
 - Chỉ trên bản đồ (lược đồ) vùng biển nước ta và một số điểm du lịch, bãi tắm biển nổi tiếng.(Hạ Long, Nha Trang, Vũng Tàu, Hà Tiên, Mũi Nai, )
 - Có ý thức về sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác biển một cách hợp lí. 
 * HS khá, giỏi: Biết những thuận lợi và khó khăn của người dân vùng biển. Thuận lợi: Biển là thế mạnh kinh tế. Khó khăn: Thiên tai, 
II. Chuẩn bị: 
- 	Thầy: Hình SGK phóng to - Bản đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á - Bản đồ tự nhiên VN - Tranh ảnh về những khu du lịch biển.
- 	Trò: SGK 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: “Sông ngòi”
-...đới và rừng ngập mặn.
- Yêu cầu hs nêu vai trò của rừng đối với đời sống con người.
 + Để bảo vệ rừng nhà nước và người dân phải làm gì ?
 + Địa phương em đã làm gì để bảo vệ rừng?
- GV nhận xét đánh giá.
 HĐ3 : Ghi nhớ 
3. Củng cố - dặn dò: 
- Yêu cầu hs nêu vai trò của rừng ?
- GV nhận xét đánh giá. Chuẩn bị bài sau.

- 2 hs trình bày 
- H/s nhận xét đánh giá 
- HS trình bày kết quả làm việc trước lớp.
- HS lên bảng chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam vùng phân bố hai loại đất chính ở nước ta.
 *Kết luận: Nước ta có nhiều loại đất nhưng diện tích đất lớn hơn cả là: đất phe-ra-lít màu đỏ hoặc đỏ vàng bạc màu ở vùng đồi núi và đất phù sa ở vùng đồng bằng. Đất ba dan tơi xớp phì nhiêu. Đất phù sa do song ngòi bồi đấp mầu mỡ
- H/s nhận xét – bỗ sung
- H/s thảo luận phiếu bài tập - Đại diện trình bày 
+ Rừng rậm nhiệt đới chủ yếu trên vùng đồi núi +Rùng ngập mặn chủ yếu ở nơi đất thấp ven biển, ở đây chủ yếu là các loài cây đước, vẹt, sú,.
- H/s nhận xét đánh giá
- Nối tiếp trình bày trước lớp. 
- H/s tự liên hệ. 
+Để bảo vệ rừng nhà nước và người dân phải bão vệ và trồng rừng
+Địa phương em khụng đốn phá bừa bãi và trồng thêm nhiều cây có giá trị kinh tế cao,  
- H/s nhận xét đánh giá
- 2 hs nhắc lại ghi nhớ.
- 1 hs nhắc lại vai trò. 
 - HS lắng nghe và thực hiện. 
....................... 
 KHỐI DUYỆT BGH DUYỆT
Tuần7 Tiết 7 ĐỊA LÍ
§7: ÔN TẬP
I. Mục tiêu: 
- Xác định và mô tả được vị trí nươc ta trên bản đồ.
- Biết hệ thống hóa các kiến thức đã học về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản: đặc điểm chính của các yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, rừng.
- Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ.
II. Đồ dùng dạy - học
 GV: Phiếu học tập có vẽ lược đồ trống VN. Bản đồ địa lí Tự nhiên Việt Nam
 HS : vở nháp. 
III. Hoạt động dạy – học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra : (5’)
 + Nêu tên và vùng phân bố chủ yếu của các loại đất chính ở nước ta?
- GV nhận xét đánh giá 
B. Bài mới: 
1.Giới thiệu bài : (1’)
2. Các hoạt động : (27’) 
 HĐ1:
- Hãy lên chỉ và mô tả vị trí, giới hạn của nước ta trên lược đồ ?
- GV sửa chữa và giúp hs hoàn thành phần trình bày.
 HĐ2: Tổ chức trò chơi đối đáp nhanh.
- GV chia nhóm và hướng dẫn cách chơi.
- Cho hs tiến hành chơi.
- Tổ chức cho hs nhận xét đánh giá.
 HĐ3: Làm việc theo nhóm.
- Yêu cầu hs thảo luận và hoàn thành câu 2 trong sgk.
- Gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả (mỗi nhóm trình bày 1 yếu tố).
- GV giúp hs hoàn thiện câu trả lời. 
 + Yếu tố tự nhiên ?
 + Đặc điểm chính ?
- Gv nhận xét đánh giá 
3. Củng cố - dặn dò : (2’ )
- Gv nhận xét đánh giá giờ học 
- Chuẩn bị nội dung bài sau 
- 2 hs trả lời 
- Hs nhận xét đánh giá 
- Lắng nghe 
 - Hs lên chỉ trên lược đồ 
 - H/s theo dõi.
 - Hs chơi trò chơi theo nhóm 
- Hs thảo luận theo cặp 
- Hs trình bày, nhận xét đánh giá 
Các y/tố TN
Đặc điểm chính
Địa hình
...
Khí hậu
Nhiệt đới gió mùa
Sông ngòi
Bài 4
Đất
Bài 6
Rừng
Bài 6
- Hs trình bày về địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất rừng. 
 - HS lắng nghe và thực hiện. 

.
Tuần 8 Tiết 8 
 §8: DÂN SỐ NƯỚC TA
I. Mục tiêu: 
- Biết sơ lược về dân số, sự gia tăng dân số của Việt Nam:
+ Việt Nam thuộc hàng các nước đông dân trên thế giới.
+ Dân số nước ta tăng nhanh.
- Biết tác động của dân số đông và tăng nhanh: gây nhiều khó khăn đối với việc đảm bảo các nhu cầu học hành, chăm sóc y tế của người dânvề ăn, mặc, ở, học hành, chăm sóc y tế.
- Sử dụng bảng số liệu, biểu đồ để nhận biết một số đặc điểm về dân số và sự gia tăng dân số.
Hs khá, giỏi: Nêu một số ví dụ cụ thể về hậu quả của sự gia tăng dân số ở địa phương.
 **GDBVMT (Bộ phận): Mối quan hệ giữa số dân đông, gia tăng dân số với việc khai thác MT.
II. Đồ dùng dạy - học
 GV: Bảng số liệu về dân số các nước Đông Nam á năm 2004. Biểu đồ tăng dân số
Việt Nam. Tranh về hậu quả của tăng dân số nhanh.
 HS : vở bài tập + sgk. 
III. Hoạt động dạy – học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra: 3’
+ Nêu đặc điểm chính về địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, rừng của nước ta?
- Gọi hs lên bảng TLCH.
- GV cùng h/s nhận xét.
B. Bài mới : 
1.Giới thiệu bài : (1’)
2. Các hoạt động học tập : (27’) 
 HĐ1: Dân số
- Cho hs quan sát bảng số liệu dân số các nước Đông Nam Á năm 2004 và trả lời câu hỏi của mục 1 sgk.
- Yêu cầu hs trình bày kết quả.
- GV giúp hs hoàn thiện câu trả lời.
 Kết luận : Năm 2004, nước ta có số dân là 82 triệu người. Dân số nước ta đứng thứ 3 ở Đông Nam Á và là một trong những nước đông dân trên thế giới.
 HĐ2: Gia tăng dân số
- Y/c quan sát biểu đồ dân số qua các năm, trả lời câu hỏi ở mục 2 sgk.
- Cho hs nối tiếp trình bày.
- GV giúp hs hoàn thiên câu trả lời.
 HĐ3 : Hoạt động cá nhân.
- Dựa vào tranh ảnh và vốn hiểu biết, nêu một số hậu quả do dân số tăng nhanh ?
- G/v nhận xét, giảng : Trong những năm gần đây tốc độ tăng dân số ở nước ta đã giảm dần, nhà nước tích cực vận động nhân dân thực hiện kế hoạch hoá gia đình; do người dâ...g 
 **GDBVMT (Liên hệ): Ô nhiễm không khí, nguồn nước, đất do họat động SX ở VN.
II. Đồ dùng dạy - học
- GV: Bản đồ Kinh tế Việt Nam. Tranh ảnh về các vùng trồng lúa, cây CN, cây ăn quả ở nước ta.
- HS : sgk + vở bài tập.
III. Hoạt động dạy – học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra : 
- Gọi hs lên bảng TLCH.
 + Nêu đặc điểm sự phân bố dân cư ở nước ta?
- GV nhận xét .
B. Bài mới : 
1. Giới thiệu bài : 
2. Các hoạt động học tập : 
 Hoạt động 1: Ngành trồng trọt
- Cho hs đọc thầm mục 1 sgk và thảo luận câu hỏi.
 + Cho biết ngành trồng trọt có vai trò gì trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta?
+ Kể tên một số cây trồng chính ở nước ta?
 + Cho biết loại cây nào được trồng nhiều hơn cả ?
 KL: Nước ta trồng nhiều loại cây, trong đó cây lúa gạo là nhiều nhất, các cây CN và cây ăn quả ngày càng được trồng nhiều.
- Gv y/c quan sát hình 1 trả lời.
+ Hãy cho biết lúa gạo, cây CN lâu năm được trồng chủ yếu ở vùng núi và cao nguyên hay đồng bằng?
- Cho hs trình bày, chỉ bản đồ vùng phân bố một số cây trồng chủ yếu ở nước ta?
 Hoạt động 2: Ngành chăn nuôi
- Cho hs đọc thầm mục 2 sgk và thảo luận câu hỏi.
 + Vì sao số lượng gia súc, gia cầm ngày càng tăng?
 + Kể tên một số vật nuôi ở nước ta?
 + Em hãy cho biết trâu, bò, lợn, gia cầm nuôi nhiều ở vùng núi hay đồng bằng?
Hoạt động 3: Ghi nhớ 
3. Củng cố - dặn dò : 
- Gv nhận xét giờ học.
- Nhắc hs chuẩn bị giờ học sau 
- H/s trả lời. Nhận xét bổ sung
- Lắng nghe 
- Hs thảo luận nhóm đôi
+ Đại diện trình bày:Trồng trọt là ngành sản xuất chính của nông nghiệp, mạnh hơn chăn nuôi.
- H/s lắng nghe.
- HS trình bày kết quả
- Cây lúa gạo được trồng nhiều ở vùng đồng bằng. 
- Cây CN lâu năm trồng nhiều ở vùng núi.
- Cây ăn quả trồng nhiều ở vùng đồng bằng Nam Bộ,
+ Nhu cầu con người
- Trâu bò, lợn, gà, 
- vùng núi
- H/s trình bày 
- H/s nhận xét bổ sung 
- 2 em đọc ghi nhớ SGK 
- HS lắng nghe và thực hiện. 
......................
..........................................................................................................................................
Tuần 11 
Tiết 11 
 LÂM NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN
I/ Mục tiêu 
 - Nêu được một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và phân bố lâm nghiệp và thủy sản ở nước ta:
+ Lâm nghiệp gồm các hoạt động trồng rừng và bảo vệ rừng, khai thác gỗ và lâm sản; phân bố chủ yếu ở vùng núi và trung du.
+ Ngành thủy sản gồm các hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, phân bố ở vùng ven biển và những nơi có nhiều sông, hồ ở các đồng bằng.
- Sử dụng sơ đồ, bảng số liệu, biểu đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét về cơ cấu và phân bố của lâm nghiệp và thủy sản.
*Hs khá, giỏi: 
+ Biết nước ta có những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thủy sản: vùng biển rộng có nhiều hải sản, mạng lưới sông ngòi dày đặc, người dân có nhiều kinh nghiện, nhu cầu về thủy sản ngày càng tăng.
+ Biết các biện pháp bảo vệ rừng.
**GDBVMT (Liên hệ): Một số đặc điểm về MT, TNTN và sự khai thác TNTN của Việt Nam.
****GDB&HĐ: (Bộ phận)
 -Nguồn lợi hải sản mà biển mang lại cho con người, khai thác nguồn lợi đó để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản ở vùng ven biển.
 - phát triển nghề nuôi trồng thủy sản ở vùng ven biển cần gắn với GD ý thức bảo vệ môi trường biển và rừng ngập mặn.
 *ĐC: SD sơ đồ, bản số liệu để nhận biết về cơ cấu và phân bố của lâm nghiệp và thủy sản (không yêu cầu nhận xét)
II/ Đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên : Nội dung bài, bản đồ kinh tế Việt Nam.
 - Học sinh : Sgk + vở bài tập.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi hs lên bảng trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét cho điểm.
B. Bài mới : 
1. Lâm nghiệp :
a) Hoạt động 1: làm việc cá nhân.
- Nêu câu hỏi giúp hs trả lời câu hỏi của mục 1 trong sgk.
+Dựa vào bảng số liệu, em hãy nêu nhận xét về sự thay đổi diện tích rừng của nước ta.
- Rút ra KL(Sgk).
b) Hoạt động 2: làm việc theo nhóm 2.
- Y/c quan sát hình 1, trình bày kết quả.
* Kết luận: sgk.
c) Hoạt động 3: (làm việc theo nhóm)
- HD học sinh dựa vào tranh ảnh và vốn hiểu biết, trả lời câu hỏi mục 1.
* Kết luận: sgk.
2. Ngành thuỷ sản :
* Hoạt động 4 (làm việc cả lớp).
- Nêu câu hỏi, HD học sinh trả lời.
C. Củng cố - dặn dò: 
- GV tóm tắt nội dung bài.
- N/x giờ học.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.

- 2 hs lên bảng.
* HS làm việc cá nhân.
- 3, 4 em trình bày trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung.
- Quan sát hình và bảng số liệu rồi thảo luận nhóm đôi. 
- Cử đại diện báo cáo. N/x, hoàn chỉnh nội dung.
* Các nhóm chuẩn bị nội dung.
- Cử đại diện trình bày kết quả.
* Đọc to nội dung chính trong mục 1.
* Trả lời câu hỏi của mục 2 trong sgk.
- Ngành thuỷ sản gồm: đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.
- Sản lượng đánh bắt nhiều hơn nuôi trồng.
- Sản lượng thuỷ sản ngày càng tăng.
- HS lắng nghe và thực hiện.

 Tuần 12	 
 CÔNG NGHIỆP
I. Mục tiêu : 
- Biết nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp:
+ Khai thác khoáng sản, luyện kim, cơ khí, 
+ Làm gốm, chạm khắc gỗ, làm hàng cối,
- Nêu tên một số sản phẩm c...một số ngành CN.
- Yêu cầu hs gắn các bức ảnh lên bản đồ hoặc tìm trên bản đồ những địa điểm tương ứng với các bức ảnh thể hiện một số ngành công nghiệp.
Hoạt động 2 : HS dựa vào hình 3 sgk, sắp xếp các ý ở cột A với cột B sao cho đúng.
 - Điện (nhiệt điện)? Điện (thuỷ điện)?
 - Khai thác khoáng sản? Cơ khí, dệt may, thực phẩm?
Hoạt động 3. Các trung tâm công nghiệp lớn ở nước ta.
- Cho hs trình bày, chỉ trên bản đồ các trung tâm công nghiệp lớn ở nước ta.
c. Củng cố - dặn dò : 
- GV tóm tắt lại nội dung bài.
- Nhắc hs chuẩn bị bài sau 

- 2 em trả lời 
- H/s nhận xét 
- Lắng nghe 
- Thảo luận nhóm 2.
hs trả lời 
- CN phân bố tập trung chủ yếu ở đồng bằng, vùng ven biển.
- Phân bố các ngành:
+ Khai thác khoáng sản: Than ở Quảng Ninh; a-pa-tít ở Lào cai, dầu khí ở thềm lục địa phía Nam nước ta.
+ Điện: Nhiệt điện Phả Lại, Bà Rịa - Vung Tàu,; thuỷ điện ở Hoà Bình, 
- Nối tiếp trả lời.
a. ở nơi có khoáng sản
b. ở gần nơi có than, dâu khí
c. ở nơi có nhiều lao động, nguyên liệu, người mua hàng.
d. ở nơi có nhiều thác ghềnh
HS làm các bài tập của mục 4 SGK.
- 1 HS nêu nội dung 
- HS lắng nghe và thực hiện.
..............................................................
Tuần 14	 
§14: GIAO THÔNG VẬN TẢI
I. Mục tiêu: 
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật về giao thông ở nước ta:
+ Nhiều loại đường và phương tiện giao thông.
+Tuyến đường sắt Bắc – Nam và quốc lộ 1A là tuyến đường sắt và đường bộ dài nhất của nước ta.
- Chỉ một số tuyến đường chính trên bản đồ đường sắt Thống nhất, quốc lộ 1A.
- Sử dụng bản đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét về sự phân bố của giao thông vận tải.
 *Hs khá, giỏi:
+ Nêu được một vài đặc điểm phân bố mạng lưới giao thông của nước ta: tỏa khắp nước; tuyến đường chính chạy theo hướng Bắc – Nam.
+ Giải thích tại sao nhiều tuyến giao thông chính của nước ta chạy theo chiều Bắc – Nam: do hình dáng đất nước theo hướng Bắc – Nam.
 **GDBVMT:
 Ô nhiễm không khí, nguồn nước, đất do dân số đông, sinh hoạt sản xuất ở Việt Nam
 ****GDBĐ&HĐ:
 - Biết giao thông vận tải đường biển là một loại hình giao thông hết sức quan trọng ở nước ta.
 - Qua đó HS hiểu nguồn lợi của biển, có ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường biển.
II. Đồ dùng dạy học :
 G/v : Bản đồ Giao thông Việt Nam.Tranh ảnh về loại hình và PT GT. Phiếu học tập.
 H/s : sgk + vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi hs lên bảng TLCH.
+ CN khai thác khoáng sản tập trung ở đâu, những ngành CN khác tập trung chủ yếu ở đâu?
- GV nhận xét cho điểm.
B. Bài mới : 
1. Giới thiệu bài : 
2. Các hoạt động học tập : 
Hoạt động 1 : Các loại hình giao thông vận tải.
- Cho hs làm việc theo cặp : HS trả lời câu hỏi ở mục 1 trong sgk.
+ Hãy kể tên các loại hình giao thông vận tải trên đất nước ta mà em biết ?
+ Loại hình vận tải nào quan trọng nhất trong việc chuyên chở hàng hoá?
- Gọi hs lên bảng trả lời.
- GV nhận xét bổ sung.
Hoạt động 2 : Phân bố một số loại hình giao thông.
- Cho hs hoạt động cá nhân đọc thầm thông tin và trả lời câu hỏi.
+ Khi nhận xét sự phân bố, các em chú ý quan sát xem mạng lưới giao thông của nước ta phân bố toả khắp đất nước hay tập trung ở một số nơi ? Các tuyến đường chính chạy theo chiều Bắc - Nam hay theo chiều Đông - Tây ?
+ Hiện nay nước ta đang xây dựng tuyến đường nào để phát triển kinh tế - xã hội ở vùng núi phía Tây của đất nước ? (Đường Hồ Chí Minh).
- Gọi hs đọc ghi nhớ. 
3. Củng cố - dặn dò : 
- G/v nhận xét đánh giá giờ học, dặn hs 
chuẩn bị bài sau. 

- 2 hs trả lời 
- H/s nhận xét đánh giá 
- Lắng nghe 
- HS trả lời câu hỏi.
+ Nước ta có đủ các loại hình giao thông vận tải: đường ô tô, đường sắt, đường sông, đường biển, đường hàng không.
- Đường ô tô có vai trò quan trọng nhất trong việc chuyên chở hàng hoá và hành khách.
- HS đọc thầm bài.
- HS trả lời câu hỏi.
 + Nước ta có mạng lưới giao thông toả đi khắp đất nước.
 + Các tuyến giao thông chính chạy theo chiều Bắc – Nam.
 + Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam là tuyến đường ô tô và đường sắt dài nhất, chạy dọc theo chiều dài đất nước.
Sân bay quốc tế: Nội Bài (Hà Nội), Tân Sơn Nhất (TP Hồ Chi Minh), Đà Nẵng.
 + Những thành phố có cảng biển lớn : Hải phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh.
- H/s đọc ghi nhớ 
- HS lắng nghe và thực hiện.
............................................................ 
 KHỐI DUYỆT 
Tuần 15	 
THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH
I. Mục tiêu:
 - Nêu được một số đặc điểm nổi bật về thương mại và du lịch của nước ta:
+ Xuất khẩu: khoáng sản, hàng dệt may, nông sản, thủy sản, lâm sản; nhập khẩu: máy móc, thiết bị, nguyên và nhiên liệu,
+ Ngành du lịch nước ta ngày càng phát triển.
- Nhớ tên một số điểm du lịch Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, vịnh Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, 
 *Hs khá, giỏi: 
+ Nêu được vai trò của thương mại đối với sự phát triển kinh tế.
+ Nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch: nước ta có nhiều phong cảnh đẹp, vườn quốc gia, các công trình kiến trúc, di tích lịch sử, lễ h...t động trồng và bảo vệ rừng, khai thác gỗ và các lâm sản khác.
- Phân bố chủ yếu ở vùng núi và trung du
4/ Vùng biển rộng có nhiều hải sản, mạng lưới sông ngòi dày đặc, người dân có nhiều kinh nghiệm, nhu cầu về thủy sản ngày càng tăng.
5/ Nội Bài(HN),Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng.
6/ Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố HCM
7/ Nơi tập trung các ngành công nghiệp cơ khí, dệt may và thực phẩm.
8/ Khai thác khoáng sản: than, dầu mỏ. ( tr 91)
+ Luyện kim: gang, thép
- Hà Nôị, Hải phòng, Cẩm Phả, Đà Nẵng, Nha Trang, Biên Hòa,Thành phố HCM, Vũng Tàu, Cần Thơ.
- Hs thực hành theo 4 nhóm 
- Điền các thành phố:
TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng , Huế, Hải Phòng 
- Hs cử đại diện lên làm ban giám khảo.
- Hs tự liên hệ: Tuyên truyền mọi người bảo vệ và không khai thác bừa bãi 
 - HS lắng nghe và thực hiện. 

 KHỐI DUYỆT 
	Tuần 17	 
ÔN TẬP HỌC KỲ I
I. Mục tiêu:
 - Biết hệ thống hóa các kiến thức đã học về dân cư, các ngành kinh tế của nước ta ở mức độ đơn giản.
- Chỉ trên bản đồ một số thành phố, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của nước ta.
- Biết hệ thống hóa các kiến thức đã học về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản: đặc điểm chính của các yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất và rừng.
- Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo, của nước ta trên bản đồ.
II. Đồ dùng dạy học :
 Giáo viên: Bản đồ hành chính thế giới. Bản đồ địa lý Việt Nam
 Học sinh : Sgk, vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi hs lên bảng TLCH.
 + Nước ta có những loại hình giao thông vận tải nào?
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới : 
 1. Giới thiệu bài : 
 2. Các hoạt động : 
 HĐ1: Thảo luận nhóm 2
- Yêu cầu các nhóm thảo luận các câu hỏi sau : 
1/ Đất nước VN gồm có những bộ phận nào?
2/ a. Phần đất liền nước ta giáp với những nước nào?
b. Phần đất liền nước ta có đặc điểm gì ?
- HS q/s trên bản đồ và nêu vị trí, giới hạn của VN?
3/ VN nằm trên bán đảo gì? Thuộc khu vực nào?
4/ Hãy trình bày đặc điểm chính của địa hình nước ta? (sgv – tr80)
5/ Kể tên một số khoáng sản của nước ta mà em biết chúng có ở đâu?
(bài 2 - tr70)
6/ Nêu đặc điểm khí hậu của nước ta?
+ Khí hậu MB và Mn khác nhau ntn?
+ Khí hậu nước ta như vậy sẽ có những thuận lợi và khó khăn gì tới đời sống và hoạt động sản xuất?
( sgv - tr 84)
7/ Kể tên một số con sông mà em biết? Sông ngòi nước ta có đặc điểm và vai trò gì ? (trang 87).
+ Em cần làm gì để giữ nguồn nước sông trong sạch?
8/ Em đi tắm biển bao giờ chưa? Kể một số bãi biển mà em biết ?
+ Em đã được ăn những hải sản nào?
+ Biển có vài trò như thế nào đối với sản xuất và đời sống ?(sgv – tr89)
+ Em cần phải làm gì để góp phần môi trường biển trong lành ?
9/ Ở địa phương em có rừng không ?
 + Kể một số rừng mà em biết ?
 + Rừng có tác dụng gì đối với đời sống của nhân dân ta ?(sgk - tr81)
 + Em cần làm gì để bảo vệ rừng ?
 HĐ2: Thực hành chỉ bản đồ
- Thông qua bản đồ địa lý tự nhiên cho h/s lên chỉ.
- Giáo viên nhận xét kết luận
- Giáo viên cùng h/s n/ xét cho điểm.
3. Củng cố - dặn dò : 
- Giáo viên nhận xét giờ học.
- Nhắc hs chuẩn bị ôn tập kiểm tra định kỳ

- 2 HS trả lời.
- Lắng nghe
- HS thảo luận theo nhóm 2
- Đại diện nhóm trình bày 
- HS các nhóm nhận xét bổ sung
1/ Đất liền, biển, đảo và quần đảo
2/ a. Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.
b. Hẹp ngang, chạy dài và có đường bờ biển cong như hình chữ S.
- HS lên chỉ và nêu
- HS nhận xét bổ sung
3/ Bán đảo Đông Dương,; thuộc khu vực ĐNÁ
4/ 3/4 diện tích là đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp, 1/4 diện tích là đồng bằng và phần lớn là đồng bằng châu thổ do phù sa của sông ngòi bồi đắp.
5/ Than ở Quảng Ninh; A-pa-tit ở Lào cai
Sắt ở Hà Tĩnh;Bô-xít ở Tây Nguyên
Dầu mỏ ở biển
6/ Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa nhiệt độ cao gió mưa thay đổi theo mùa
+ MB có mùa đông lạnh, mưa phùn
+ MN nóng quanh năm với mùa mưa và mùa khô rõ rệt
- Thuận lợi cho cây cối phát triển, xanh tốt quanh năm.
- Khó khăn: mưa lớn gây lũ lụt, có năm ít mưa gây hạn hán; bão có sức tàn phá lớn.
7/ Sông Đà, Hậu, Tiền..
+ Sông ngòi bồi đắp phù sa tạo nên nhiều đồng bằng. Sông còn là đường giao thông quan trọng là nguồn thủy điện, cung cấp nước cho sản xuất và đời sống, đồng thời cho ta nhiều thủy sản.
8/ H/s trình bày, H/s bổ sung 
+ Biển điều hòa khí hậu, là nguồn tài nguyên và là đường giao thông quan trọng. Ven biển có nhiều nơi du lịch nghỉ mát.
- H/s liên hệ
9/ Rừng cho ta nhiều sản vật, nhất là gỗ, rừng có tác dụng điều hòa khí hậu, che phủ đất và hạn chế nước mưa tràn về đồng bằng đột ngột gây lũ lụt.
- Tuyên truyền mọi người bảo vệ rừng
- H/s nhận xét đánh giá kết quả trình bày của bạn 
- 2 HS lên bảng chỉ trên bản đồ.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Tuần 18	
THI KIỂM TRA CUỐI HKI
Tuần 19	
 CHÂU Á
I. Mục tiêu: 
- Biết tên các châu lục và đại dương trên thế giới: châu Á, châu Âu, châu Mĩ, châu Phi, châu Đại Dương, châu Nam Cực; các đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương
- Nêu đư...là người da gì ? Họ sống tập trung ở đâu?
- GV hệ thống lại nội dung: Châu á có số dân đông nhất thế giới. Phần lớn dân cư châu á da vàng và sống tập trung đông đúc tại các đồng bằng châu thổ.
2. Hoạt động kinh tế.
 HĐ2 : Làm việc theo cặp. 
- Yêu cầu hs quan sát hình 5, rồi đọc chú giải để nhận biết các hoạt động sản xuất khác nhau của người dân châu á.
- Gọi đại các cặp báo cáo kết quả thảo luận.
- GV giảng kết luận : Người dân châu á phần lớn làm nông nghiệp, nông sản chính là lúa gạo, lúa mì, thịt, trứng, sữa. Một số nước phát triển ngành công nghiệp: khai thác dầu mỏ, sản xuất ô tô, .
3. Khu vực Đông Nam á.
 HĐ3 : Làm việc cả lớp.
- Yêu cầu hs quan sát hình 3 bài 17, hình 5 bài 18 và quan sát lực đồ kinh tế xác định lại vị trí địa lí của khu vực Đông Nam á.
 + Đông Nam á chủ yếu có loại rừng gì ? 
 + Đọc tên 11 quốc gia trong khu vực.
 + Nêu tên một số ngành sản xuất có ở khu vực Đông Nam á.
 GV kết luận : Khu vực Đông Nam á có khí hậu gió mùa nóng, ẩm. Người dân trồng nhiều lúa gạo, cây công nghiệp, khia thác khoáng sản.
c. Củng cố - dặn dò : (2’)
- GV nhận xét giờ học.
- Xem lại bài, chuẩn bị giờ sau “ Các nước láng giềng của Việt Nam ”.

 - 2 HS nêu. 
- HS quan sát bảng số liệu trong sgk so sánh và trả lời.
 - HS trả lời.
- HS quan sát hình và thảo luận cặp đôi. 
- Các cặp báo cáo kết quả thảo luận.
- HS quan sát lược đồ hình 3 trả lời và lên bảng chỉ vị trí trên bản đồ. 
- HS thảo luận trả lời.
- HS đọc kết luận sgk. 
- HS lắng nghe và thực hiện.

 KHỐI DUYỆT 
Tuần 21	
CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG CỦA VIỆT NAM
I. Mục tiêu: 
 - Dựa vào lược đồ, bản đồ nêu được vị trí địa lí của Cam-pu-chia, Lào, Trung Quốc và đọc tên thủ đô của ba nước này.
- Biết sơ lược đặc điểm địa hình và tên những sản phẩm chính của nền kinh tế Cam-pu-chia và Lào:
+ Lào không giáp biển, địa hình phần lớn là núi và cao nguyên; Cam-pu-chia có địa hình chủ yếu là đồng bằng dạng lòng chảo.
+ Cam-pu-chia sản xuất và chế biến nhiều lúa gạo, cao su, hồ tiêu, đường thốt nốt, đánh bắt nhiều cá nước ngọt; Lào sản xuất quế, cánh kiến, gỗ và lúa gạo.
- Biết Trung Quốc có số dân đông nhất thế giới, nềm kinh tế đang phát triển mạnh với nhiều ngành công nghiệp hiện đại.
 Hs khá, giỏi: Nêu được những điểm khác nhau của Lào và Cam-pu-chia về vị trí địa lí và địa hình.
**BVMT (Liên hệ): Ô nhiễm không khí, nguồn nước, đất do dân số đông, hoạt động sản xuất ở một số quốc gia.
II. Đồ dùng dạy học :
	 Giáo viên : Bản đồ các nước Châu Á, thế giới.
	 Học sinh : Sgk + vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy - học :
	Hoạt động dạy	
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ : (5’)
- Gọi hs lên bảng TLCH
- Giáo viên nhận xét cho điểm.
B. Bài mới : 
 1. Giới thiệu bài : (1’)
 2. Các hoạt động : (27’) 
 Hoạt động 1: Cam pu chia
- Quan sát lược đồ nêu vị trí địa lí của Cam-pu-chia?
- Thủ đô của Cam-pu-chia? Địa hình?
ngành sản xuất chủ yếu?Sản phẩm chính
- Vì sao họ đánh bắt được cá nước ngọt?
từ đến Ăng -co-vá, tôn giáo?
 Hoạt động 2: Lào
- Nêu vị trí giới hạn của Lào? Thủ đô của Lào? Địa hình?
- Ngành sản xuất chính và các sản phẩm chính?
- Kiến trúc Luông pha băng? tôn giáo?
- Giáo viên kết luận.
+ Nêu vị trí giới hạn của 2 nước so sánh với Việt Nam?
 Hoạt động 3 : Trung Quốc.
- Vị trí giới hạn của Trung Quốc?
- Thủ đô Trung Quốc là gì? ( Bắc Kinh)
- Dân tộc và dân số Trung Quốc?
- Sản phẩm của Trung Quốc? 
- Em biết gì về Vạn Lí Trường thành?
KL: Trung Quốc có diện tích lớn, số dân đông nhất thế giới, nền kinh tế đang phát triển mạnh với một số mặt hàng công nghiệp, thủ công nghiệp nổi tiếng.
 Hoạt động 4: Kể tên các nước láng giềng của Việt Nam.
- GV cho hs thi kể.
- Kết luận: sgk.
 3. Củng cố - dặn dò: 2’
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- Nhắc hs chuẩn bị bài sau 

- 2HS lên bảng.
- HS khác nhận xét
- Lắng nghe
1. Cam pu chia
- Nằm trên bán đảo đông dương thuộc khu vực đông nam á.
- Phnôm pênh
- Bằng phẳng chủ yếu là đồng bằng
- Nông nghiệp
- Lúa, gạo, hồ tiêu, cá
- Là biển hồ, đạo phật
2. Lào
- Cơ bản đặc điểm riêng thuộc khu vực ĐNA, thủ đô là Viêng chăn.
- Phía bắc giáp VN, phía nam giáp Cam pu chia, phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Thái Lan .... Không giáp biển
- Chủ yếu là đồi núi cao nguyên Nông nghiệp: quế, lúa gạo
- Đạo phật
3. Trung Quốc.
- Thuộc nước láng giềng ở phía bắc của nước ta, chung biên giới với Mông Cổ, Triều Tiên, Việt Nam, Lào, Mi-an-ma, ấn Độ, Tát gi ki tan, Cư rơgưxtan, Cadắcxtan.
- Lớn nhất thế giới dài 6700 Km
- Chè, gốm sứ, tơ lụa, tới nay máy móc, hàng điện tử, hàng may mặc, đồchơi,
- HS thi kể về các nước láng giềng của Việt Nam
- 2, 3 em đọc Ghi nhớ.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Tuần 22	
CHÂU ÂU 
I/ Mục tiêu: 
- Mô tả sơ lược được vị trí và giới hạn lãnh thổ châu Âu: Nằm ở phía tây châu Á, có ba phía giáp biển và đại dương.
- Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu, dân cư và hoạt động sản xuất của châu Âu:
+ diện tích là đồng bằng, diên tích là đồi núi.
+ Châu Âu có khí hậu ôn hòa.
+ Dân cư chủ yếu là người da trắng.
+ Nhiều nước có...Cho hs quan sát bản đồ và TLCH.
 + Nêu và chỉ vị trí châu Á ?
 + Nêu vị trí châu Âu?
 + Xác định khu vực Đông Nam Á trên bản đồ. Kể tên các nước thuộc khu vực đông nam á?
 + Các đại dương và châu lục tiếp giáp với châu âu?
 + Xác định dãy núi An-pơ.
 + Các sông lớn ở châu Âu.
 Hoạt động 2 : Hoạt động nhóm
- Cho hs quan sát bảng số liệu và điền nội dung vào bảng số liệu.
 + So sánh diện tích châu Á và châu Âu
 + Khí hậu 2 châu lục?
 + Địa hình?
 + Về chủng tộc.
 + Hoạt động kinh kế.
- Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả.
3. Củng cố - dặn dò : 2’
- Giáo viên nhận xét đánh giá học.
- Về ôn bài, xem trước bài sau.

- HS trả lời
- HS nhận xét đánh giá.
Lắng nghe
- HS chỉ bản đồ thế giới hoặc trên quả địa cầu.
- HS chỉ
- Đại tây dương, Thái bình dương
- 1 Hs lên bảng chỉ trên bản đồ
- HS nêu tên
- Châu Á 44 triệu Km2
Châu âu 10 triệu Km2
Châu Á: đi đôi khí hậu
Châu Âu: ôn hoà.
- 3/4 diện tích núi và cao nguyên
- Châu âu 2/3 diện tích đồng bằng.
+ Châu Á da vàng.
- Châu Âu da trắng
+ Châu Á nông nghiệp phát triển. Châu Âu công nhiệp phát triển.
- HS lắng nghe và thực hiện. 
................................................................................................................................
Tuần 25	
CHÂU PHI
I. Mục tiêu: 
- Mô tả sơ lược được vị trí, giới hạn châu phi:
+ Châu Phi ở phía nam châu Âu và phía tây nam châu Á, đường xích đạo đi ngang qua giữa châu lục.S
- Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu:
+ Địa hình chủ yếu là cao nguyên.
+ Khí hậu nóng và khô.
+ Đại bộ phận lãnh thổ là hoang mạc và xa van.
- Sử dụng quả Địa cầu, bản đồ, lược đồ nhận biết vị trí, giới hạn lãnh thổ châu Phi.
- Chỉ được vị trí của hoang mạc Xa-ha-ra trên bản đồ (lược đồ).
 Hs khá, giỏi:
Giải thích vì sao châu Phi có khí hậu khô và nóng bật nhất thế giới: vì nằm trong vòng đai nhiệt đới, diện tích rộng lớn, lại không có biển ăn sâu vào đất liển.
- Dựa vào lược đồ trống ghi tên các châu lục và đại dương giáp với châu Phi.
 **BVMT (Liên hệ): Giảm tỉ lệ sinh, nâng cao dân trí; khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lí; xử lí chất thải công nghiệp. 
 ***GDSDNL(Liên hệ): Khai thác khoáng sản ở châu Phi trong đó có dầu khí.
II. Đồ dùng dạy học.
 GV: Bản đồ tự nhiên châu phi. Quả địa cầu (lược đồ thế giới), hoang mạc, rừng rậm, Xa - van. 
 HS : Sgk + vở bài tập.
III Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ : (5’)
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
B. Bài mới : 
 1. Giới thiệu bài : (1’)
 2. Các hoạt động học tập : (27’) 
 Hoạt động 1. Vị trí giới hạn
- Yêu cầu hs dựa vào lược đồ sgk chỉ vị trí, giới hạn của châu Phi.
 + Châu Phi nằm ở vị trí nào trên Trái Đất ?
 + Châu Phi giáp các châu lục, biển và đại dương nào ?
 + Đường xích đạo đi qua phần lãnh thổ nào của châu Phi ?
 + Nêu diện tích châu Phi. So sánh diện tích châu Phi với các châu lục khác.
- Giáo viên nhận xét đánh giá
*KL: Châu Phi nằm ở phía nam châu Âu và phía tây nam châu Á. Đại bộ phận nằm giữa 2 chí tuyến, có đường xích đạo đi ngang qua giữa châu lục.
 Hoạt động 2: Đặc điểm tự nhiên
- Cho hs đọc thầm phần thông tin và thảo luận câu hỏi.
 + Địa hình châu phi có đặc điểm gì ?
 + Kể tên và nêu vị trí của các bồn địa ở châu Phi.
 + Nêu tên các cao nguyên của châu Phi.
 + Châu Phi có sông, hồ lớn nào? chỉ vị trí các sông hồ của châu Phi trên bản đồ.
 Hoạt động 3 : Khí hậu và cảnh quan thiên nhiên châu Phi.
- Cho hs quan sát cảnh tự nhiên điển hình, quan sát lược đồ + đọc thông tin và thảo luận câu hỏi.
 + Khí hậu có gì đặc biệt ? Tại sao ? 
 + Kể những động vật có trong xa- van ?
3. Củng cố - dặn dò: 2’
- Gv cho hs nêu nội dung bài 
- Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài sau.
- H/s tự kiểm tra chéo bàn 
- Lắng nghe
1. Vị trí giới hạn
- HS chỉ trên quả địa cầu.
- Châu Phi nằm ở trong khu vực chí tuyến, lãnh thổ trải dài từ chí tuyến Bắc đến qua đường chí tuyến Nam.
- Phía bắc giáp biển Địa Trung Hải
Phía đông bắc, đông và đông nam giáp với Ấn Độ Dương.
Phía tây và tây nam giáp với Đại Tây Dương.
- Đường xích đạo đi vào giữa lãnh thổ châu Phi.
- 30 triệu km2, châu Phi lớn thứ 3 trên thế giới sau châu Á và châu Mĩ.
2/ Đặc điểm tự nhiên
- Cao, là cao nguyên khổng lồ
- Bồn địa Sát, Nin Thượng,Côn Gô, Ca-la-ha-ri.
- Cao nguyên: Ê-to-ô-pi, Đông Phi 
- Sông Nin,Ni-giê,Côn-gô, Dăm-be-di
- Hồ Vic-to-ri-a.
- Khí hậu nóng, khô bậc nhất thế giới.
- Hoang mạc Xa-ha-ra, Xa –van, rừng rậm nhiệt đới.
- Ngựa vằn, hươu cao cổ, voi là ăn cỏ, những động vật ăn thịt như báo, sư tử, linh cẩu
- Học sinh lắng nghe và thực hiện. 
............................................................................................................................................................................................................................................................................
 Tuần 26	
 CHÂU PHI (tiếp theo) (Giảm tải)
I. Mục tiêu : *ĐC: Bài tự chọn
 - Nêu được một số đặc điển về dân cư và hoạt động sản xuất của người dân châu Phi:
+ Châu lụ... ntn ? Độ cao địa hình thay đổi thế nào từ tây sang đông ?
 + Kể tên vị trí các dãy núi lớn. Đồng bằng, cao nguyên lớn.
 Hoạt động 4 : Khí hậu
- Cho hs đọc thầm thông tin sgk và TLCH.
 + Châu Mĩ trải dài trên những khí hậu nào?
 + Em hãy chỉ trên lược đồ từng khí hậu trên?
 + Nêu tác dụng của rừng rậm A - ma - zôn với khí hậu châu Mĩ.
- Giáo viên kết luận : châu Mĩ có vị trí trải dài trên cả 2 bán cầu Bắc và Nam, vì thế có đủ các đới khí hậu..
3. Củng cố - dặn dò : 2’
- Giáo viên nhận xét giờ học.
- Về ôn đặc điểm khí hậu, tự nhiên, vị trí giới hạn của châu Mĩ.

- HS trả lời
- HS nhận xét đánh giá.
- Crít- tốp Cô-lôm-bô đã tìm ra châu Mĩ năm 1492 sau nhiều tháng ngày lênh đênh trên biển.
- Lắng nghe
1/ Vị trí giới hạn
- HS quan sát trả lời.
- Nằm ở bán cầu Tây và là châu lục duy nhất nằm ở bán cầu này. Gồm Bắc Mĩ, Trung Mĩ, Nam Mĩ và các đảo, quần đảo.
- Phía đông giáp với Đại Tây Dương, phía bắc giáp với Bắc Băng Dương, phía tây giáp với Thái Bình Dương.
- Diện tích là 42 triệu km2, đúng thứ 2 trên thế giới sau châu á.
2/ Thiên nhiên châu Mĩ.
- HS thảo luận nhóm đôi, 1 nhóm làm bảng phụ.
- HS trình bày
Ảnh
Vị trí
Đặc điểm thiên nhiên
a, núi An - đét
phía tây của nam Mĩ
- núi cao, đồ sộ.
b,

.
c,


d,


e,


g,


- Các nhóm nhận xét
3/ Địa hình châu Mĩ cao ở phía tây
thấp dần khi vào đến trung tâm và cao dần ở phía đông
- Dãy núi Cooc-đi-e ở miền tây của bắc Mĩ, miền tây của nam Mĩ có dãy An-đet. 
- Đồng bằng: trung tâm Hoa Kì ở Bắc Mĩ và đồng bằng A-ma-dôn ở Nam Mĩ.
- Cao nguyên Bra-xin, Guy-an (Nam Mĩ)
4/ Khí hậu: HS trình bày tiếp nối
+ Đủ các đói khí hậu: Hàn đới, ôn đới, nhiệt đới.
- Khí hậu hàn đới giá lạnh ở vùng giáp Bắc Băng Dương
- Qua vòng cực Bắc xuống phía Nam, khu vực Bắc Mĩ có khí hậu ôn đới.
- Trung Mĩ, Nam Mĩ nằm ở 2 bên đường xích đạo có khí hậu nhiệt đới.
- Nơi đây được coi là lá phổi xanh của Trái Đất. 
- HS lắng nghe và thực hiện.
............................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 28	 
CHÂU MĨ (tiếp theo)
I. Mục tiêu : *ĐC: Bài tự chọn
Nêu được một số đặc điểm về dân cư và kinh tế châu Mĩ:
+ Dân cư chủ yếu là người có nguồn gốc nhập cư.
+ Bắc Mĩ có nền kinh tế phát triển cao hơn Trung và Nam Mĩ. Bắc Mĩ có nền công nghiệp, nông nghiệp hiện đại. Trung và Nam Mĩ chủ yếu sản xuất nông sản và khai thác khoáng sản để xuất khẩu.
- Nêu được một số đặc điểm kinh tế của Hoa Kì: có nền kinh tế phát triển với nhiều ngành công nghiệp đứng hàng đầu thế giới và nông sản xuất khẩu lớn nhất thế giới.
- Chỉ và đọc trên bảng đồ tên thủ đô của Hoa Kì.
- Sử dụng tranh, ảnh, bản đồ, lược đồ để nhận biết một số đặc điểm của dân cư và hoạt động sản xuất của người dân châu Mĩ. 
**BVMT (Liên hệ): Khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lí; xử lí chất thải công nghiệp. 
***GDSDNL&HQ(Liên hệ): Khai thác khoáng sản ở châu Mĩ trong đó có dầu khí. 
- Trung và Nam Mĩ khai thác khoáng sản trong đó có dầu mỏ 
- Ở Hoa Kỳ sản xuất điện là một trong nhiều ngành công nghiệp đứng hàng đầu thế giới
II. Đồ dùng dạy học.
	 GV: Bản thế giới, tranh minh hoạ (quả địa cầu).
	 HS : Sgk + vở bài tập
III. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ : (5’)
 + Em hãychỉ vị trí của châu Mĩ trên quả địa cầu.
 + Nêu đặc điểm địa hình của châu Mĩ.
 + Kể những điều em biết về vùng rừng Ama - dôn.
- Giáo viên nhận xét đánh giá. 
B. Bài mới : 
 1. Giới thiệu bài : (1’)
 2. Các hoạt động : (27’) 
Hoạt động 1 : Dân cư châu Mĩ
- Cho hs đọc biết số liệu sgk T.103 và thảo luận câu hỏi.
 + So sánh số dân của châu Mĩ với số dân châu lục khác.
 + Hãy cho biết thành phần dân cư châu Mĩ.
 + Vì sao dân cư châu Mĩ lại có nhiều thành phần, nhiều màu da như vậy ?
 + Người dân châu Mĩ sinh sống chủ yếu ở những vùng nào?
* GV nhận xét KL .
Hoạt động 2: Kinh tế châu Mĩ
- Y/c hs quan sát lược đồ (quả địa cầu), thảo luận nhóm 4.
 + Nêu tình hình chung của nền kinh tế ở Bắc Mĩ,
Nam Mĩ, Trung Mĩ.
 + Nêu đặc điểm ngành nông nghiệp, ngành công nghiệp châu Mĩ.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
 Hoạt động 3 : Hoa kỳ
- Yêu cầu hs đọc thầm phần thông tin sgk và trả lời câu hỏi.
 + Nêu yếu tố tự nhiên : Vị trí, diện tích, khí hậu
 + Kinh tế xã hội Hoa Kì có đặc điểm gì ? 
- Gv nhận xét hs trình bày 
3. Củng cố – dặn dò : 2’
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
- Dặn về học bài + Chuẩn bị bài sau

- HS
- HS nhận xét đánh giá.
- Lắng nghe
- HS nhận xét dân cư châu Mĩ 
- Năm 2004 số dân châu Mĩ là 876 triệu người, đứng thứ 3 trên thế giớ, chưa bằng 1/5 số dân châu Á.
- Dân cư châu Mĩ có nhiều thành phần và màu da khác nhau.
+ Người Anh - điêng da vàng
Người gốc Âu da trắng, người gốc Phi da đen, gốc Á da vàng.
- Vì họ là người nhập cư từ các châu lục khác đến.
- Tập trung chủ yếu ở ven biển và miền Đông.
- HS thảo luận nhóm 4 trên phiếu h.... 
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 + Em biết gì về châu Đại Dương?
 + Nêu đặc điểm nổi bật của châu Nam Cực.
- GV nhận xét đánh giá.
B. Bài mới : 
1. Giới thiệu bài : (1’)
2. Các hoạt động : (27’)
Hoạt động 1 : Vị trí địa lý, giới hạn của các đại dương.
- Yêu cầu hs quan sát hình 1 sgk hoàn thành bảng thống kê về vị trí, giới hạn của các đại dương trên thế giới theo nhóm 2?
 + Các đại dương tiếp giáp đâu?
 Hoạt động 2: Một số đặc điểm của đại dương.
- Cho hs thảo luận nhóm đôi.
 + Nêu diện tích độ sâu trung bình(mét), độ sâu lớn nhất của từng đại dương.
- Xếp các đại dương theo thứ tự từ lớn đến nhỏ về diện tích?
- Độ sâu lớn nhất thuộc về đại dương nào?
Hoạt động 3: Trò chơi: Thi kể về các Đại Dương.
- Yêu cầu hs sưu tầm tranh ảnh, báo, truyện, thông tin.
3. Củng cố - dặn dò :
- Giáo viên nhận xét giờ học.
- Tuyên dương các học sinh tích cực tham gia xây dựng bài.

- HS trả lời 
- HS nhận xét 
- Lắng nghe
- Các nhóm làm việc.
- Đại diện nhóm trả lời
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
Tên đại dương
vị trí (nằm ở bán cầu nào)
Tiếp giáp với châu lục, đại dương
TBD
Phần lớn nằm ở bán cầu tây, một phần nhỏ thuộc bán cầu đông
- Giáp châu Mĩ, châu Á, châu Đại Dương, châu Nam Cực, c/Âu
- ĐTD, ÂĐD
AĐD
- Nằm ở bán cầu đông.
- Giáp châu Đại Dương, châu Á, c/Phi, châu Nam Cực.
- ĐTD, TBD
ĐTD
- Một nửa bán cầu Đông, một nửa bán cầu Tây.

- Giáp châu Mĩ, châu Á, châu Đại Dương, châu Nam Cực.
- TBD, ÂĐD.
BBD
- Nằm ở vùng cực Bắc
- Giáp châu Mĩ, châu Á, châu Âu.
- TBD
- Ấn Độ Dương rộng 75 triệu km2, độ sâu trung bình 3963m, độ sâu lớn nhất 7455m,
+ Về diện tích:
- TBD, ĐTD, AĐD, BBD.
+ Đó là Thái Bình Dương.
- HS trình bày theo nhóm.
- 1 HS nêu nội dung 
- HS lắng nghe và thực hiện.
 
............................................................................................................................................................................................................................................................................
 KHỐI DUYỆT 
 Tuần 31	 
§31: ĐỊA LÝ ĐỊA PHƯƠNG
I. Mục tiêu: 
 Học sinh biết tìm hiểu về vị trí giới hạn, đặc điểm dân cư, kinh tế của xã . Điều kiện tự nhiên khí hậu.
 Rèn kĩ năng biết về đặc điểm dân cư, kinh tế xã mình.
 Giáo dục h/s yêu quê hương.
II. Đồ dùng dạy học :
 GV: Bản đồ địa lí xã Hiệp Hòa .
 HS : Vở nháp.
III. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ : 
 + Nêu vị trí giới hạn, tiếp giáp với châu lục và đại dương của Đại Tây Dương(TBD)?
- GV nhận xét đánh giá 
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài : 
2. Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Quan sát lược đồ.
- Cho học sinh xác định vị trí giới hạn xã trên lược đồ (bản đồ).
- Giáo viên nhận xét kết luận.
- Giao cho hs xác định lại trên bản đồ
 + Xã Hiệp Hòa có mấy ấp ? đó là những ấp nào?
Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm.
 + Nêu đặc điểm dân cư ?
 + Điều kiện tự nhiên : đất đai mầu mỡ, 
- Kinh tế
3. Củng cố - dặn dò: 
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
- Ôn chuẩn bị kiểm tra.

- HS trả lời
- HS nhận xét đánh giá
- Lắng nghe
- 2 HS lên bảng chỉ
- Tiếp giáp 
- H/s chỉ trên bản đồ.
- H/s nêu.
- Phân bố không đều
- Chủ yếu là nghề nông nghiệp
(trồng lúa, chăn nuôi)
- HS lắng nghe và thực hiện. 
............................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 32	
§32 : ĐỊA LÝ ĐỊA PHƯƠNG
I/ Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh :
 Biết được những nét tiêu biểu về địa lí địa phương mình. Có ý thức bảo vệ và sử dụng tiết kiệm các tài nguyên khoáng sản. 
 Khắc sâu kiến thức về địa lý địa phương .
 Giáo dục các em ý thức học tôt bộ môn.
II/ Đồ dùng dạy học.
 Giáo viên : Bản đồ địa chính xã .
 Học sinh : Sgk + vở bài tập.
III/ Các hoạt động dạy học :
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi hs lên bảng trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét đánh giá 
B. Bài mới : 
1. Giới thiệu bài : 
2. Các hoạt động : 
 Hoạt động 1: Tìm hiểu về khoáng sản địa phương.
- GV hướng dẫn hs tìm hiểu về địa lí địa phương thông qua các tư liệu sưu tầm được:
+ Các tài nguyên khoáng sản ở địa phương?
+ Cách sử dụng các tài nguyên khoáng sản ở địa phương.
+ Ý thức bảo vệ tài nguyên khoáng sản...
 Hoạt động 2: Thi giới thiệu về địa phương mình.
- GV cho hoạt động nhóm 2 ( Kể về ấp em đang sinh sống) cho bạn nghe về nơi mình đang ở rồi ngược lại.
3. Củng cố - dặn dò: 
- Giáo viên nhận xét giờ học.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
- Cả lớp hát bài hát yêu thích.
- HS theo dõi, bổ sung thêm những thông tin sưu tầm được.
- H/s kể trong nhóm
- Thi kể trước lớp
- H/s khác ở gần ấp bạn nhận xét xem bạn kể có đúng như vậy không.
- HS lắng nghe và thực hiện.
.......................................................
 KHỐI DUYỆT 
Tuần 33	
ÔN TẬP CUỐI NĂM
I/ Mục tiêu:
 *ĐC: Không yêu 

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_5_chuong_trinh_ca_nam_truong_tieu_hoc_vat_lai.doc