Giáo án Đạo đức Lớp 5 - Học kì 2

Tiết 19: Em yêu quê hương (Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng quê hương. Yêu mến tự, hào về quê hương mình, mong muốn được góp phần xây dựng quê hương. Biết được vì sao cần phải yêu quê hương và tham gia góp phần xây dựng quê hương.

- Làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng quê hương.

- Giáo dục cho HS lòng yêu nước, yêu tổ quốc theo tấm gương Bác Hồ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: SGK, Phiếu học tập cá nhân

- Học sinh: Vở bài tập Đạo đức

II. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

docx 38 trang Cô Giang 23/10/2024 630
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 5 - Học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Đạo đức Lớp 5 - Học kì 2

Giáo án Đạo đức Lớp 5 - Học kì 2
ĐẠO ĐỨC
Tiết 19: Em yêu quê hương (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng quê hương. Yêu mến tự, hào về quê hương mình, mong muốn được góp phần xây dựng quê hương. Biết được vì sao cần phải yêu quê hương và tham gia góp phần xây dựng quê hương.
- Làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng quê hương.
- Giáo dục cho HS lòng yêu nước, yêu tổ quốc theo tấm gương Bác Hồ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - GV: SGK, Phiếu học tập cá nhân 
 - Học sinh: Vở bài tập Đạo đức
II. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động
- Cho HS hát bài"Quê hương tươi đẹp"
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS hát
- HS ghi vở
2. Khám phá
Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện Cây đa làng em, sgk.
- GV kể chuyện.
- YC HS thảo luận theo nhóm 4.
+Cây đa mang lại lợi ích gì cho dân làng?
+Tại sao bạn Hà góp tiền để cứu cây đa?
+Trẻ em có quyền tham gia vào những công việc xây dựng quê hương không?
+Noi theo bạn Ha, chúng ta cần làm gì cho quê hương ?
+ Quê hương em ở đâu?
+ Có điều gì khiến em luôn nhớ về quê hương?
+ Nêu một số biểu hiện tình yêu quê hương?
- Gv kết luận
Hoạt động 2: Thảo luận, xử lí tình huống(bt1, sgk) 
- Phân nhóm, y/c HS thảo luận xủ lý tình huống
- Gọi nhóm trình bày
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
A, b, c, d, e – là thể hiện tình yêu quê hương.
Gv nhận xét chung 
 
- HS nghe.
- Hs đọc thầm, thảo luận nhóm 
- Cây đa mang lại bóng mát, vẻ đẹp cho làng , đã gắn bó với dân làng qua nhiều thế hệ. Cây đa là một trong những di sản của làng. Dân làng rất quí trọng cây đa cổ thụ nên gọi là “ông đa”. 
- Cây đa bị mối, mục nên cần được cứu chữa. Hà cũng yêu quí cây đa nên góp tiền để cứu cây đa quê hương.
- Chúng ta cần yêu quê hương mình và cần có những việc làm thiết thực để góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
- Tham gia xây dựng quê hương là quyền và nghĩa vụ của mỗi người dân, mỗi trẻ em.
- Mời đại diện một số nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời
- Hs nhắc lại bài học
- HS thảo luận, trình bày
3. Luyện tập, thực hành
- Các nhóm HS chuẩn bị các bài thơ, bài hát,... nói về tình yêu quê hương.
- HS nghe và thực hiện

4. Vận dụng, trải nghiệm
- Mỗi HS vẽ một bức tranh nói về việc làm mà em mong muốn thực hiện cho quê hương hoặc sưu tầm tranh, ảnh về quê hương mình.
- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( NẾU CÓ ) :
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
________________________________________________________________
Tiết 20: Em yêu quê hương (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- HS biết làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng quê hương.
- HS biết được vì sao phải yêu quê hương và tham gia góp phần xây đựng quê hương.
- Giáo dục cho HS lòng yêu nước, yêu tổ quốc theo tấm gương Bác Hồ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - GV: SGK, Phiếu học tập cá nhân 
 - Học sinh: Vở bài tập Đạo đức
II. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động
- Cho HS hát
- Cho HS nêu phần ghi nhớ bài Em yêu quê hương.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát
- HS nêu
- HS ghi vở 
2. Khám phá
 Hoạt động 1: Triển lãm nhỏ (bài tập 4, SGK)
- GV chia lớp thành 3 nhóm, hướng dẫn các nhóm trưng bày và giới thiệu tranh của nhóm mình đã sưu tầm được.
- Các nhóm trưng bày và giới thiệu tranh của nhóm mình.
- Cả lớp xem tranh và trao đổi, bình luận.
- GV nhận xét về tranh, ảnh của HS và bày tỏ niềm tin rằng các em sẽ làm được những công việc thiết thực để tỏ lòng yêu quê hương.
Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ (bài tập 2, SGK)
- GV nêu yêu cầu của bài tập 2 và hướng dẫn HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ.
- GV lần lượt nêu từng ý kiến.
- Mời một số HS giải thích lí do.
- GV kết luận: 
+ Tán thành với các ý kiến: a, d
+ Không tán thành với các ý kiến: b, c
Hoạt động 3: Xử lí tình huống (bài tập 3, SGK)
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 để xử lí các tình huống của bài tập 3.
- Mời đại diện các nhóm HS trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận: 
+ Tình huống a: Bạn Tuấn có thể góp sách báo của mình; vận động các bạn cùng tham gia đóng góp; nhắc nhở các bạn giữ gìn sách,...
+ Tình huống b: Bạn Hằng cần tham gia làm vệ sinh với các bạn trong đội, vì đó là một việc làm góp phần làm sạch, đẹp làng xóm. 
Hoạt động 4: Trình bày kết quả sưu tầm.
- Cả lớp trao đổi về ý nghĩa của các bài thơ, bài hát,
- GV nhắc nhở HS thể hiện tình yêu quê hương bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng.

- Các nhóm trưng bày sản phẩm theo tổ.
- HS xem tranh và trao đổi, bình luận. 
- HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ.
- HS giải thích lí do.
- 1- 2 HS đọc phần g...n dân xã (phường)
- GD hs tích cực tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng do Ủy ban nhân xã (phường) tổ chức.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: SGK, bảng phụ
- HS: + SGK, VBT, phiếu học tập cá nhân 
 III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động:
- Cho HS hát
- Hãy nêu vai trò quan trọng của Uỷ ban nhân dân xã (phường) đối với cộng đồng?
- GV nhận xét, đánh giá 
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát
- HS nêu
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Luyện tập thực hành
 Hoạt động 1: Thế nào là tôn trọng UBND phường, xã.
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả tìm hiểu, thực hành ở nhà: GV ghi lại kết quả lên bảng. Với những ý còn sai, tổ chức cho HS phát biểu ý kiến góp ý, sửa chữa.
- Yêu cầu HS nhắc lại các công việc đến UBND phường, xã để thực hiện, giải quyết.
Hoạt động 2: Xử lí tình huống
- GV gọi HS đọc các tình huống trong bài tập 2.
- Yêu cầu HS làm việc nhóm đôi để thảo luận tìm cách giải quyết các tình huống đó.
- Tổ chức cho HS trình bày kết quả.
+ Đối với những công việc chung, công việc đem lại lợi ích cho cộng đồng do UBND phường, xã em phải có thái độ như thế nào?
- GV kết luận: Thể hiện sự tôn trọng với UBND em phải tích cực tham gia và ủng hộ các hoạt động chung của UBND để hoạt động đạt kết quả tốt nhất.
Hoạt động 3: Em bày tỏ mong muốn với UBND phường, xã:
- Yêu cầu HS tiếp tục báo cáo những kết quả làm việc ở nhà: Mỗi HS nêu một hoạt động mà UBND phường, xã làm cho trẻ em 
+ GV ghi lên bảng, yêu cầu HS nhắc lại: UBND phường, xã nơi chúng ta ở đã tổ chức những hoạt động gì cho trẻ em ở địa phương.
+ Phát cho các nhóm HS giấy, bút làm việc nhóm.
+ Yêu cầu: Mỗi nhóm nêu ra những mong muốn đề nghị UBND phường,xã thực hiện cho trẻ em học tập, vui chơi, đi lại được tốt hơn.
- Yêu cầu HS trình bày, sau đó.
- GV giúp HS xác định những công việc mà UBND phường, xã có thể thực hiện.
- GV nhận xét tinh thần làm việc ở nhà và học tập trên lớp của HS trong hoạt động này.
- GV kết luận: UBND phường, xã là cơ quan lãnh đạo cao nhất ở địa phương. UBND phải giải quyết rất nhiều công việc để đảm bảo quyền lợi của mọi người dân, chăm sóc và giúp đỡ họ có cuộc sống tốt nhất. Trẻ em là đối tượng được quan tâm chăm sóc đặc biệt.
 
- HS đưa ra kết quả đã tìm hiểu ở nhà: mỗi HS nêu ý kiến, với những ý còn sai, các HS khác phát biểu nhận xét góp ý.
- HS nhắc lại các ý đúng trên bảng.
- 1HS đọc các tình huống.
a. Em tích cực tham gia và động viên, nhắc nhở các bạn em cùng tham gia.
b. Em ghi lại lịch, đăng ký tham gia và tham gia đầy đủ.
c. Em tích cực tham gia:Hỏi ý kiến bố mẹ để quyên góp những thứ phù hợp.
- 1 HS trình bày cách giải quyết, các HS khác lắng nghe và bổ sung ý kiến phù hợp.
+ Em cần tích cực tham gia các hoạt động và động viên các bạn cùng tham gia.
- HS tiếp nối nhau nêu các việc UBND làm cho trẻ em mà mình tìm hiểu đựơc trong bài tập thực hành.
- 1 HS nhắc lại kết quả GV ghi trên b
- HS nhóm: nhận giấy, bút.
+ Các HS thảo luận viết ra các mong muốn đề nghị UBND thực hiện để trẻ em ở địa phương học tập và sinh hoạt đạt kết quả tốt hơn.
+ Các nhóm dán kết quả làm việc lên trước lớp.
+ Đại diện của mỗi nhóm lên bảng trình bày những mong muốn của nhóm mình.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
3.Hoạt động ứng dụng:
- Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài. 
- Để công việc của UBND đạt kết quả tốt, mọi người phải làm gì ?

- HS nghe
- Mọi người đều phải tôn trọng UBND, tuân theo các quy định của UBND, giúp đỡ UBND hồn thành công việc.
4. Hoạt động sáng tạo:
- Chia sẻ với mọi người vai trò của UBND xã cũng như trách nhiệm, sự tôn trọng của người dân đối với UBND xã
- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( NẾU CÓ )
........................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 23: Em yêu tổ quốc việt nam (Tiết 1)
(GDQPAN)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết Tổ quốc của em là Việt Nam, Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
- Có một số hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử, văn hoá và kinh tế của Tổ quốc Việt Nam.
- Có ý thức học tập và rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.Yêu Tổ quốc Việt Nam.
* GDQP AN: Bảo vệ cảnh đẹp quê hương, tự hào truyền thống cách mạng Việt Nam. Liên hệ một số di sản (thiên nhiên) thế giới của Việt Nam và một số công trình lớn của đất nước có liên quan đến môi trường như : Vịnh Hạ Long, Động Phong Nha - Kẻ Bàng, Nhà máy thuỷ điện Sơn La, . Tích cực tham gia các hoạt động BVMT là thể hiện tình yêu đất nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- SGK, VBT, tranh ảnh về đất nước, con người Việt Nam và một số nước khác.
- Phiếu học tập cá nhân 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Khởi động:
- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Bắn tên" với các câu hỏi:
+ Vì sao phải tôn trọng UBND xã, phường ?
+ Em tham gia các hoật động nào do xã, phường tổ chức ...45 là ngày Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình lịch sử khai sinh tra nước VN DCCH, từ đó ngày 2-9 được lấy làm ngày Quốc khánh của nước ta 
+ Ngày 7-5-1954 là ngày chiến thắng ĐBP
+ Ngày 30-4-1975 là ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng..
- HS nêu
 IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( NẾU CÓ )
..................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 25: THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HỌC KÌ II
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Củng cố các kiến thức đã học từ đầu học kì II đến nay qua các bài : Em yêu quê hương, Uỷ ban nhân dân xã (phường) em, Em yêu tổ quốc Việt Nam.
- HS thể hiện các hành vi thái độ về những biểu hiện đạo đức đã học.
- Có ý thức học tập và rèn luyện theo các chuẩn mực đạo đức đã học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 - Giáo viên: SGK đạo đức 5, VBT, Tranh ảnh về đất nước, con người Việt Nam và một số nước khác
 - Học sinh: Vở, SGK
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khám phá
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ bài Em yêu Tổ quốc Việt Nam.
- Em mong muốn khi lớn lên sẽ làm gì để xây dựng đất nước?
- GV nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài - Ghi vở
- HS đọc
- HS nêu
- HS nghe
- HS ghi vở 
2. Khởi động
 * Hướng dẫn học sinh ôn lại các bài đã học và thực hành các kĩ năng đạo đức.
1. Bài “Em yêu quê hương, Em yêu Tổ quốc Việt Nam”
- Nêu một vài biểu hiện về lòng yêu quê hương.
- Nêu một vài biểu hiện về tình yêu đất nước Việt Nam.
- Kể một vài việc em đã làm của mình thể hiện lòng yêu quê hương, đất nước Việt Nam.
2. Bài “Uy ban nhân dân xã (phường) em”
- Kể tên một số công việc của Ủy ban nhân dân xã (phường) em.
- Em cần có thái độ như thế nào khi đến Uy ban nhân dân xã em

 - Nhớ về quê hương mỗi khi đi xa; tham gia các hoạt động tuyên truyền phòng chống các tệ nạn xã hội; gữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương; quyên góp tiền để tu bổ di tích, xây dựng các công trình công cộng ở quê; tham gia trồng cây ở đường làng, ngõ xóm . 
- Quan tâm, tìm hiểu về lịch sử đất nước; học tốt để góp phần xây dựng đất nước.
- HS tự nêu.
- Cấp giấy khai sinh cho em bé; xác nhận hộ khẩu để đi học, đi làm; tổ chức các đợt tiêm vắc xin cho trẻ em; tổ chức giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn; xây dựng trường học, điểm vui chơi cho trẻ em, trạm y tế; tổng vệ sinh làng xóm, phố phường; tổ chức các đợt khuyến học.
- Tôn trọng UBND xã (phường); chào hỏi các cán bộ UBND xã (phường); xếp thứ tự để giải quyết công việc.
3. Luyện tập, thực hành
- Em hãy nêu một vài biểu hiện về lòng yêu quê hương ? Yêu đất nước ?
- Em phải làm gì để tỏ lòng yêu quê hương đất nước ?
 - HS trả lời.
4. Vận dụng, trải nghiệm
- Nhắc nhở học sinh cần học tốt để xây dựng đất nước.
- Nhận xét giờ học, giao bài về nhà
- Thực hành tốt những điều đã học.
 IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( NẾU CÓ )
..................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 26: EM YÊU HÒA BÌNH (TIẾT 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nêu được những điều tốt đẹp mà hòa bình mang lại cho trẻ em.
- Nêu được các biểu hiện của hòa bình trong cuộc sống hàng ngày.
- Yêu hòa bình, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: SGK, 
 - HS: Phiếu học tập cá nhân , VBT
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động
- Cho HS hát bài hát "Em yêu hòa bình" 
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Khám phá
HĐ1: Tìm hiểu thông tin (sgk trang 37):
- HS quan sát tranh ảnh về cuộc sống của nhân dân và trẻ em ở những vùng có chiến tranh về sự tàn phá của chiến tranh và hỏi:
- Em thấy những gì trong các tranh ảnh đó?
- HS đọc sgk trang 37,38 và thảo luận nhóm theo 3 câu hỏi trong sgk.
- Các nhóm thảo luận.--> Đại diện nhóm trả lời.
- GV kết luận: Chiến tranh chỉ gây ra đổ nát ,đau thương, chết chóc, đói nghèoVì vậy chúng ta phải cùng nhau bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.
HĐ2: Bày tỏ thái độ(BT1,sgk)
- Cho HS thảo luận nhóm:
- Nhóm trưởng lần lượt đọc từng ý kiến trong bài tập.
- HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ tay.
- Mời HS giải thích lí do.
- GV kết luận: Các ý kiến a, d là đúng.Các ý kiến b,c là sai.Trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia bảo vệ hoà bình.
HĐ3:Làm bài tập 2:
- HS làm BT 2 cá nhân.
- HS trao đổi với bạn 
- Cho HS trình bày trước lớp.
- GV kết luận.
HĐ4:Làm bài tập 3
- HS làm việc theo nhóm à Đại diện nhóm trình bày.
- GV kết luận, khuyến khích HS tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình.
Ghi nhớ: HS đọc phần ghi nhớ SGK.
 
- HS hoạt động theo nhóm và trả lời.
- Các nhóm thảo luận
- Đại di...ày tỏ ý kiến bằng cách giơ tay đồng ý, không đồng ý không giơ tay.
- Các ý kiến (c), (d) là đúng ; Các ý kiến : (a), (b), (đ) là sai
- HS giải thích tại sao
- Lớp nhận xét.
- 2 HS đọc ghi nhớ SGk
- Ôn bài, CB tiết 2.
3. Luyện tập, thực hành
- Liên Hợp Quốc có vai trò gì ?
- HS nêu: Góp phần gìn giữ hòa bình thế giới và các vấn đề mang tính quốc tế
4. Vận dụng, trải nghiệm
- Yêu cầu HS tìm hiểu về tên một vài cơ quan của Liên Hợp Quốc ở Việt Nam.
- HS nghe và thực hiện

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
________________________________________________________________
Tiêt 29: EM TÌM HIỂU VỀ LIÊN HỢP QUỐC (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Có hiểu biết ban đầu, đơn giản về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này.
- Kể được một số việc làm của các cơ quan Liên Hợp Quốc ở Việt Nam.
- Tôn trọng các cơ quan của Liên Hợp Quốc đang làm việc tại nước ta.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - GV: + Tranh ảnh, bài báo về hoạt động của Liên Hợp Quốc và các cơ quan.
 + Thông tin tham khảo phục lục trang 71.
 - HS :Vở
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động
- Cho HS hát
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS hát
- HS ghi vở 
2. Khám phá
Hoạt động 1: Trò chơi phóng viên
- GV cho HS thảo luận nhóm chơi trò chơi phóng viên. 
- GV nhận xét, tuyên dương HS.
Hoạt động 2: Học sinh làm bài tập 5/ SGK. 
 - Em cần làm gì để thể hiện sự tôn trọng tổ chức LHQ?
- GV nhận xét.
Hoạt động 3: Triển lãm tranh, ảnh, băng hình về các hoạt động của LHQ mà giáo viên và học sinh sưu tầm được.
- GV hướng dẫn HS trưng bày tranh, bài báo về LHQ
- HD cả lớp xem tranh, nghe giới thiệu và trao đổi những hiểu biết về tổ chức Liên hợp Quốc.
- GV khen các nhóm sưu tầm được nhiều tranh và giới thiệu hay.
 
- HS thảo luận nhóm chơi trò chơi phóng viên. 
- 1 số học sinh thay nhau đóng vai phóng viên (báo Nhi Đồng, KQĐ ) và tiến hành phỏng vấn các bạn trong lớp về các vấn đề có liên quan đến LHQ. Ví dụ:
+ LHQ được thành lập khi nào?
+ Trụ sở LHQ đóng ở đâu.
+ VN đã trở thành thành viên của LHQ khi nào?
+ Hãy kể tên 1 việc mà LHQ đã làm cho trẻ em?
+ Hãy kể 1 hoạt động của cơ quan LHQ ở VN hoặc ở địa phương mà bạn biết?
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- HS nhận xét, bổ sung thêm.
- HS suy nghĩ nhanh và mỗi em nêu 1 việc cần làm.
- Học sinh dán tranh ảnh sưu tầm được.
- Đại diện nhóm thuyết trình về tranh, ảnh nhóm sưu tầm.
- HS nhận xét.
3. Luyện tập, thực hành
- Tìm hiểu thêm về các cơ quan, tổ chức của LHQ ở Việt Nam
- HS nghe và thực hiện
4. Vận dụng, trải nghiệm
- Tìm hiểu một số hoạt động của LHQ trong lĩnh vực BVMT ở VN và trên thế giới.
- HS nghe và thực hiện

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................________________________________________________________________
Tiết 30: BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên 
- Biết giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng.
- Kể được một vài tài nguyên thiên nhiên ở nớc ta và ở địa phương.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - GV: + Tranh ảnh các hoạt động bảo vệ tài nguyên thiên nhiên 
 + Th«ng tin tham khảo phục lục trang 71.
 - HS: SGK, vở
 III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động
- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện" với các câu hỏi:
+Bạn hãy kể tên một số cơ quan của Liên Hợp Quốc ở Việt Nam.
+ Bạn hãy kể những việc làm của cơ quan Liên Hợp Quốc tại Việt Nam.
- GV nhận xét.
- GV giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Khám phá
Hoạt động 1:Tìm hiểu thông tin trong SGK 
+ Nêu tên một số tài nguyên thiên nhiên.
+ Ich lợi của tài nguyên thiên nhiên trong cuộc sống của con người là gì?
+ Hiện nay việc sự dụng tài nguyên thiên nhiên ở nước ta đã hợp lý chưa? vì sao?
+ Nêu một số biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
+ Tài nguyên thiên nhiên có quan trọng trong cuộc sống hay không?
+ Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên để làm gì? 
- GV kết hợp GDMT: Cho HS nêu tài nguyên thiên ở địa phương và cách tham gia giữ gìn và bảo vệ phù hợp với khả năng của các em.
* GV kết luận : Than đá, rừng cây, nước, dầu mỏ, giáo, ánh nắng mặt trời... là những tài nguyên thiên nhiên quý, cung cấp năng lượng phục vụ cho cuộc sống c..., học tiến bộ. 
 - Dặn HS học thuộc bài. Tìm hiểu, sưu tầm tranh, ảnh về tài nguyên thiên nhiên.
- HS nghe
- HS nghe và thực hiện
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................________________________________________________________________
Tiết 32: DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường ở địa phương.
- Thực hiện một số biện pháp bảo vệ môi trường ở địa phương theo khả năng.
- Biết giữ gìn, bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng.
* GDBVMT: Mức độ tích hợp toàn phần: 
+ Vai trò của môi trường đối với cuộc sống con người. + Trách nhiệm của học sinh trong việc tham gia giữ gìn, bảo vệ môi trường ( phù hợp với khả năng)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - GV: Hình ảnh sưu tầm được về việc bảo vệ môi trường.
 - HS: SGK, vở, SBT
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động
- Cho HS thi đua :Nêu nội dung phần ghi nhớ bài Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
- GV nhận xét 
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS thi 
- HS nghe
- HS ghi bảng
2. Khám phá
Hoạt động 1: Quan sát
- Bước 1: Quan sát các hình và đọc ghi chú, ghi chú ứng với mỗi hình .
- Bước 2: Làm việc cả lớp
+Mời một số HS trình bày.
+Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV cho cả lớp thảo luận xem mỗi biện pháp bảo vệ môi trường nói trên ứng với khả năng thực hiện ở cấp độ nào và thảo luận câu hỏi: Bạn có thể làm gì để góp phần bảo vệ môi trường?
- Bước 3:
- GV nhận xét, kết luận
-Hoạt động 2: Triển lãm
 - Bước 1: Làm việc theo nhóm 4
+Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình sắp xếp các hình ảnh và các thông tin về biện pháp bảo vệ môi trường trên giấy khổ to.
+Từng cá nhân trong nhóm tập thuyết trình các vấn đề nhóm trình bày.
 - Bước 2: Làm việc cả lớp.
+Mời đại diện các nhóm thuyết trình trước lớp.
+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ GV nhận xét, tuyên dương nhóm làm tốt.
- GV nhận xét, tuyên dương 
 
- HS làm việc theo cặp 
- Vài HS phát biểu 
- HS nghe 
- HS làm việc theo nhóm 
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS đọc lại các thông tin cần biết trong bài 
- HS liên hệ về việc bảo vệ môi trường ở nơi mình đang sống.

3. Luyện tập, thực hành
- Về nhà thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường nơi em sống.
- HS nghe và thực hiện
4. Vận dụng, trải nghiệm
- GV tổng kết bài, nhận xét giờ học
- Dặn HS về nhà học bài; ôn tập
- Đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường với mọi người nơi mình sinh sống.
- HS nghe
- HS nghe
- HS nghe và thực hiện
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 33: QUAN TÂM, CHĂM SÓC NGƯỜI THÂN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Giúp hs hiểu: Chăm sóc người thân vừa là bổn phận, vừa là trách nhiệm của mỗi người.
- Biết quan tâm, chăm sóc người thân.
- Luôn có ý thức quan tâm và chăm sóc người thân trong gia đình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - GV: SGK, câu chuyện sưu tầm
 - HS : SGK
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động
- Cho HS tổ chức trò chơi "Bắn tên" với các câu hỏi:
+ Thế nào là biết ơn thầy cô giáo?
+ Em đã làm gì để tỏ lòng biết ơn thầy cô giáo?
- GV nhận xét và đánh giá.
- Giới thiệu bài - ghi đầu bài
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Khám phá
* Hướng dẫn hs tìm hiểu bài: 
- HS kể những câu chuyện đã được đọc hoặc được chứng kiến về sự quan tâm của những ngừi thân trong gia đình.
- GV đặt câu hỏi giúp HS tìm hiểu nội dung câu chuyện bạn kể.
* Liên hệ đến nội dung bài học:
- Nêu câu hỏi cho hs trả lời - sau đó GV nhận xét, kết luận.
+ Những người thân trong gia đình là những người có quan hệ như thế nào với chúng ta ?
+ Chúng ta cần làm gì để thể hiện sự quan tâm của mình với những người thân trong gia đình?
+ Sự quan tâm của chúng ta với những người thân sẽ mang lại lợi ích gì cho chúng ta và cho cả những người thân của mình 
 
- HS cả lớp nghe để nhận xét.
- HS trả lời.
- HS trả lời, lớp nhận xét, bổ sung.
3. Luyện tập, thực hành
- Em đã làm được gì thể hiện sự quan tâm của bản thân đối với người thân? 
- HS liên hệ, nối tiếp nhau trả lời.
4. Vận dụng, trải nghiệm
- Nhắc HS quan tâm, chăm sóc người thân nhiều hơn nữa.
- Chuẩn bị bài sau, ôn tập cuối kì.
- HS thực hành bài học.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...............................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dao_duc_lop_5_hoc_ki_2.docx
  • docxTuần 19.docx
  • docxTuần 20.docx
  • docxTuần 21.docx
  • docxTuần 22.docx
  • docxTuần 23.docx
  • docxTuần 24.docx
  • docxTuần 25.docx
  • docxTuần 26.docx
  • docxTuần 27.docx
  • docxTuần 28.docx
  • docxTuần 29.docx
  • docxTuần 30.docx
  • docxTuần 31.docx
  • docxTuần 32.docx
  • docxTuần 33.docx
  • docxTuần 34.docx
  • docTuần 35.doc