Giáo án Chính tả 5 - Học kì 1 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Vật Lại

NGHE- VIẾT: VIỆT NAM THÂN YÊU

I- MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:Nghe - viết đúng bài chính tả VN thân yêu, bài viết không mắc quá 5 lỗi trong bài, trình bày đúng hình thức thơ lục bát.

- Tìm được tiếng thích hợp với ô trống theo yêu cầu của BT 2, thực hiện đúng BT 3.

- Rèn kĩ năng nghe, viết cho các em. Bồi dưỡng ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp cho các em.

2. Phẩm chất: Thể hiện lòng yêu quê hương đất nước. Cẩn thận, tỉ mỉ, trình bày sạch sẽ,..

3. Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ

II- CHUẨN BỊ:

1.Đồ dùng dạy học

- GV: Bảng phụ

- HS: Bảng con, vở, SGK...

2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học

- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.

docx 63 trang Cô Giang 13/11/2024 740
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Chính tả 5 - Học kì 1 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Vật Lại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Chính tả 5 - Học kì 1 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Vật Lại

Giáo án Chính tả 5 - Học kì 1 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Vật Lại
TUẦN 1 Thứ ba ngày 6 tháng 9 năm 2022
Chính tả
NGHE- VIẾT: VIỆT NAM THÂN YÊU
I- MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:Nghe - viết đúng bài chính tả VN thân yêu, bài viết không mắc quá 5 lỗi trong bài, trình bày đúng hình thức thơ lục bát.
- Tìm được tiếng thích hợp với ô trống theo yêu cầu của BT 2, thực hiện đúng BT 3.
- Rèn kĩ năng nghe, viết cho các em. Bồi dưỡng ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp cho các em.
2. Phẩm chất: Thể hiện lòng yêu quê hương đất nước. Cẩn thận, tỉ mỉ, trình bày sạch sẽ,..
3. Năng lực:
 - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ
II- CHUẨN BỊ: 
1.Đồ dùng dạy học
- GV: Bảng phụ
- HS: Bảng con, vở, SGK...
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học 
- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
III- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Hoạt động khởi động:(3 phút)
- Cho HS hát
- GV nêu 1 số điểm cần lưu ý về y/c của giờ Chính tả lớp 
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát
- HS nghe và thực hiện
- HS mở vở
2.Hoạt động chuẩn bị viết chính tả:(7 phút)
*Mục tiêu: 
- HS nắm được nội dung đoạn viết và biết cách viết các từ khó.
- HS có tâm thế tốt để viết bài.
(Lưu ý nhắc nhở HS nhóm M1,2 nắm được nội dung bài viết)
*Cách tiến hành:
- GV đọc toàn bài 
- Nêu nội dung của bài.
- Bài viết này thuộc thể loại thơ gì ? Nêu cách trình bày
- Em hãy tìm những từ dễ viết sai ?
- Luyện viết từ khó
- HS theo dõi.
- HS nêu
- Thơ lục bát 
- Mênh mông, bay lả, nhuộm bùn 
- HS viết bảng con (giấy nháp )
3. HĐ viết bài chính tả. (15 phút)
*Mục tiêu: Giúp HS Nghe - viết đúng bài chính tả "Việt Nam thân yêu", bài viết không mắc quá 5 lỗi trong bài, trình bày đúng hình thức thơ lục bát (Lưu ý: Theo dõi tốc độ viết của nhóm học sinh(M1,2))
*Cách tiến hành:
- GV đọc mẫu lần 1.
- GV đọc lần 2 (đọc chậm)
- GV đọc lần 3.
- HS theo dõi.
- HS viết theo lời đọc của GV.
- HS soát lỗi chính tả.
4. HĐ chấm và nhận xét bài (3 phút)
*Mục tiêu: Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và phát hiện lỗi giúp bạn.
*Cách tiến hành:
- GV chấm 7-10 bài.
- Nhận xét bài viết của HS.
- Thu bài chấm 
- HS nghe
5. HĐ làm bài tập: (8 phút)
* Mục tiêu: Giúp HS tìm được tiếng thích hợp với ô trống theo yêu cầu của BT 2, thực hiện đúng BT 3.
 (Giúp đỡ nhóm HS (M1,2) hoàn thành bài tập theo yêu cầu )
* Cách tiến hành:
Bài 2a: HĐ cặp đôi
- Gọi HS đọc bài 2
 - GV hướng dẫn 3 câu đầu
- Tổ chức hoạt động cặp đôi
- Gọi đại diện các nhóm chữa bài
 - GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 3a : HĐ cá nhân
- 1HS nêu yêu cầu
- GV cho HS làm bài 
- Chữa bài, cả lớp theo dõi, nhận xét.
 - GV chốt lời giải đúng
- Yêu cầu HS nêu lại quy tắc viết k/c, g/gh, ng/ngh
 
- HS đọc nội dung yêu cầu của BT
- HS nghe
- HS thảo luận nhóm đôi
- Các nhóm báo cáo kết quả
- ngày, ghi, ngát, ngữ, nghỉ 
- HS nêu yêu cầu
- HS làm bài cá nhân.
- Cả lớp theo dõi
- HS nghe
- HS nêu
6. Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
 - Dặn HS ghi nhớ cách viết với c/k, g/gh, ng/ngh.
- HS nghe và thực hiện 
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
TUẦN 2 Thứ ba ngày 13 tháng 9 năm 2022
 Chính tả
NGHE - VIẾT: LƯƠNG NGỌC QUYẾN
I- MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
+ Nghe - viết đúng, trình bày đúng bài chính tả Lương Ngọc Quyến; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
+ Ghi lại đúng phần vần của tiếng (từ 8 - 10 tiếng) trong BT2, chép đúng vần của các tiếng vào mô hình, theo yêu cầu (BT3)
Viết đúng tốc độ chữ viết đều, đẹp, đúng mẫu, làm đúng các bài tập theo yêu cầu.
2. Phẩm chất: HS cẩn thận, tỉ mỉ khi viết bài.
3. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng:
- Giáo viên: Bảng phụ kẻ sẵn mô hình cấu tạo vần bài 3
- Học sinh: Vở viết.	
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Hoạt động khởi động:(3 phút)
 - Cho HS tổ chức trò chơi "Ai nhanh, ai đúng", viết các từ khó: ghê gớm, nghe ngóng, kiên quyết...
- 1 HS phát biểu quy tắc chính tả viết đối với c/k; gh/g ;ng/ngh
- GV nhận xét.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS tổ chức thành 2 nhóm chơi, mỗi nhóm 3 HS. Khi có hiệu lệnh, các thành viên trong mỗi đội chơi mau chóng viết từ (mỗi bạn chỉ được viết 1 từ) lên bảng. Đội nào viết nhanh hơn và đúng thì đội đó thắng.
- HS nêu quy tắc.
- HS nghe
- HS ghi bảng
2.Hoạt động chuẩn bị viết chính tả:(7 phút)
*Mục tiêu: 
- HS nắm được nội dung đoạn viết và biết cách viết các từ khó.
- HS có tâm thế tốt để viết bài.
(Lưu ý nhắc nhở HS nhóm M1,2 nắm được nội dung bài viết)
*Cách tiến hành:
- GV đọc toàn bài
- GV tóm tắt nội dung chính của bài. 
- Em hãy tìm những từ dễ viết sai ?
- GV cho HS luyện viết từ khó trong bài ...ến hành:
- Cho HS tự soát lại bài của mình theo bài trên bảng lớp.
- GV chấm nhanh 5 - 7 bài 
- Nhận xét nhanh về bài làm của HS
- HS xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bàng bút mực.
- Lắng nghe
5. HĐ làm bài tập: (7 phút)
*Mục tiêu: Chép đúng vần của từng tiếng trong hai dòng thơ vào mô hình cấu tạo của vần; biết được cách đặt dấu thanh ở âm chính. 
*Cách tiến hành:
Bài 2: HĐ cá nhân
- Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu và mẫu của bài tập
- Yêu cầu học sinh tự làm bài tập
- GV nhận xét
Bài 3: HĐ cặp đôi	
- Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Dựa vào mô hình cấu tạo vần. Hãy cho biết khi viết dấu thanh được đặt ở đâu?
*KL: Dấu thanh được đặt ở âm chính. Dấu nặng đặt dưới âm chính, các dấu khác đặt ở trên âm chính.

- 1 học sinh đọc, lớp đọc thầm
- Lớp làm vở, báo cáo kết quả
- HS nghe
- 1 em đọc, làm bài cặp đôi, chia sẻ kết quả
- Dấu thanh được đặt ở âm chính của vần.
- Học sinh nhắc lại.

6. HĐ ứng dụng: (2 phút)
 - Phân tích âm đệm, âm chính, âm cuối của các tiếng: xóa, ngày, cười.
- Học thuộc quy tắc đánh dấu thanh.
- HS trả lời
- HS lắng nghe và thực hiện
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TUẦN 4 Thứ ba ngày 27 tháng 9 năm 2022
Chính tả
ANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ GỐC BỈ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi .
2. Kĩ năng: Nắm chắc mô hình cấu tạo vần và quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng có ia iê(BT2,BT3) .
2. Phẩm chất: Cẩn thận, tỉ mỉ khi viết bài
3. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ 
1. Đồ dùng 
- Mô hình cấu tạo vần viết vào bảng phụ để kiểm tra bài cũ và làm bài tập 2.
2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, thực hành
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. HĐ khởi động: (3 phút)
- Cho HS tổ chức trò chơi "Ai nhanh, ai đúng" với nội dung: 
+ Cho câu văn: “Chúng tôi muốn thế giới này mãi mãi hoà bình”.
+ Hãy viết phần vần của các tiếng trong câu văn trên vào mô hình cấu tạo vần.
- Giáo viên nhận xét 
- Nêu quy tắc đánh dấu thanh trong các tiếng của câu văn trên
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- 2 nhóm HS tham gia chơi, mỗi bạn chỉ được ghi 1 tiếng, sau đó về vị trí đứng ở hàng của mình, rồi tiếp tục đến bạn khác cho đến khi hết thời gian chơi.
- Học sinh nhận xét trò chơi
- Dấu thanh được đặt ở âm chính gồm: âm đệm, âm chính, âm cuối
- HS ghi vở
2. HĐ chuẩn bị viết chính tả. (5 phút)
*Mục tiêu: HS có tâm thế tốt để viết bài.
*Cách tiến hành:
*Tìm hiểu nội dung đoạn văn
- Giáo viên đọc toàn bài chính tả
- Vì sao Ph.răng Đơ Bô-en lại chạy sang hàng ngũ quân đội ta?
- Chi tiết nào cho thấy ông rất trung thành với đất nước Việt Nam ta?
- Bài văn có từ nào khó viết ?
- Yêu cầu học sinh viết các từ vừa tìm được
- Giáo viên nhận xét

- Học sinh lắng nghe, lớp đọc thầm lại
- Vì ông nhận rõ tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược
- Bị bắt: dụ dỗ, tra khảo nhưng ông nhất định không khai.
- Ph.răng Đơ Bô-en, phi nghĩa, chiến tranh, Phan Lăng, dụ dỗ
- 3 học sinh viết bảng, lớp viết nháp.
- Học sinh nhận xét
3. HĐ viết bài chính tả. (15 phút)
*Mục tiêu: Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi .
*Cách tiến hành:
- Giáo viên đọc cho học sinh viết
- GV quan sát uốn nắn học sinh
- Đọc cho HS soát lỗi
- Học sinh viết bài
- HS soát lỗi.
4. HĐ chấm và nhận xét bài. (3 phút)
*Mục tiêu: Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và phát hiện lỗi giúp bạn.
*Cách tiến hành:
- Cho HS tự soát lại bài của mình theo bài trên bảng lớp.
- GV chấm nhanh 5 - 7 bài 
- Nhận xét nhanh về bài làm của HS
- HS xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bàng bút mực.
- Lắng nghe
5. HĐ làm bài tập: (6 phút)
*Mục tiêu: 
- Nắm chắc mô hình cấu tạo vần và quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng có ia, iê (BT2,BT3) 
*Cách tiến hành:
Bài 2: HĐ cá nhân
- Gọi học sinh đọc yêu cầu nội dung bài.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài cá nhân.
- GV nhận xét chữa bài
- Hai tiếng đó giống và khác nhau ntn?
- Giáo viên nhận xét.
Bài 3: HĐ cặp đôi
- Nêu yêu cầu của bài tập, thảo luận theo câu hỏi:
+ Nêu quy tắc ghi dấu thanh trong tiếng ?
+ Nêu quy tắc ghi dấu thanh ở tiếng “chiến” và “nghĩa”

- 1 học sinh đọc, lớp theo dõi.
- Lớp làm........................................................................................................................................................................... 
TUẦN 6 Thứ ba ngày 11 tháng 10 năm 2022
 Chính tả
NHỚ VIẾT : Ê-MI-LI, CON...
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Nhớ - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức thơ tự do.
Nhận biết được các tiếng chứa ưa, ươ và cách ghi dấu thanh theo yêu cầu của BT2; tìm được tiếng chứa ưa, ươ thích hợp trong 2, 3 câu thành ngữ, tục ngữ ở BT3.
2.Phẩm chất: Cẩn thận, tỉ mĩ khi viết chính tả.
3. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.	
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng 
- GV: Viết sẵn bài tập 2 trên bảng (2 bản). Phấn mầu.
- HS: SGK, vở viét
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, thực hành
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
 - Kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5 phút)

- Cho học sinh thi viết một số tiếng có nguyên âm đôi uô/ ua.
- Giáo viên nhận xét
- Em có nhận xét gì về cách ghi dấu thanh ở các tiếng trên bảng
- GV nhận xét - đánh giá
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- Học sinh chia thành 2 đội thi viết các tiếng, chẳng hạn như: suối, ruộng, mùa, buồng, lúa, lụa, cuộn.Đội nào viết được nhiều hơn và đúng thì đội đó thắng.
- HS nghe
- Các tiếng có nguyên âm đôi uô có âm cuối dấu thanh được đặt ở chữ cái thứ 2 của âm chính.
- Các tiếng có nguyên âm ua không có âm cuối dấu thanh được đặt ở chữ cái đầu mỗi âm chính.
- Học sinh lắng nghe
- HS ghi vở
2.Hoạt động chuẩn bị viết chính tả:(7 phút)
*Mục tiêu: 
- HS nắm được nội dung đoạn viết và biết cách viết các từ khó.
- HS có tâm thế tốt để viết bài.
*Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng đoạn thơ.
- Chú Mo-ri-xơn nói với con điều gì khi từ biệt?
*Hướng dẫn viết từ khó
- Đoạn thơ có từ nào khó viết?
- Yêu cầu học sinh đọc và tự viết từ khó.
- 3 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ cần viết.
- Chú muốn nói với Ê-mi-li về nói với mẹ rằng cha đi vui, xin mẹ đừng buồn.
- Học sinh nêu: Ê-mi-li, sáng bừng, ngọn lửa nói giùm, Oa-sinh-tơn, hoàng hôn sáng loà...
- 1 Học sinh viết bảng, lớp viết nháp.
3. HĐ viết bài chính tả. (15 phút)
*Mục tiêu: Nhớ - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức thơ tự do.
*Cách tiến hành:
- GV nhắc nhở học sinh viết 
- GV yêu cầu HS tự soát lỗi.
- Học sinh tự viết bài.
- HS đổi vở cho nhau và soát lỗi.
4. HĐ chấm và nhận xét bài (3 phút)
*Mục tiêu:Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và phát hiện lỗi giúp bạn.
*Cách tiến hành:
- GV chấm 7-10 bài.
- Nhận xét bài viết của HS.
- Học sinh thu vở
- HS theo dõi.
5. HĐ làm bài tập: (8 phút)
* Mục tiêu: Nhận biết được các tiếng chứa ưa, ươ và cách ghi dấu thanh theo yêu cầu của BT2; tìm được tiếng chứa ưa, ươ thích hợp trong 2, 3 câu thành ngữ, tục ngữ ở BT3.
* Cách tiến hành:
Bài 2: HĐ cá nhân
- Yêu cầu học sinh đọc bài tập.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Gợi ý: Học sinh gạch chân các tiếng có chứa ưa/ươ.
- Em hãy nhận xét về cách ghi dấu thanh ở các tiếng ấy?
*GV kết luận về cách ghi dấu thanh trong các tiếng có nguyên âm đôi ưa/ươ
Bài 3: HĐ cặp đôi
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu học sinh làm bài tập theo cặp.
- GV gợi ý:
 + Đọc kỹ các câu thành ngữ, tục ngữ.
 + Tìm tiếng còn thiếu.
 + Tìm hiểu nghĩa của từng câu.
- GV nhận xét
- Yêu cầu HS học thuộc lòng các câu tục ngữ, thành ngữ.
- GV nhận xét, đánh giá.

- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- 2 HS làm bài, lớp làm vở bài tập.
- Các tiếng chứa ươ : tưởng, nước, tươi, ngược.
- Các tiếng có chứa ưa: lưa, thưa, mưa, giữa.
- Các tiếng lưa, thưa, mưa: mang thanh ngang .
 giữa: dấu thanh đặt ở chữ cái đầu của âm chính.
- Các tiếng tương, nước, ngược dấu thanh đặt ở chữ cái thứ 2 của âm chính.
Tiếng "tươi" mang thanh ngang.
- HS đọc yêu cầu
- Học sinh thảo luận nhóm đôi, làm bài.
- Các nhóm trình bày, mỗi nhóm 1 câu
+ Lửa thử vàng, gian nan thử sức (khó khăn là điều kiện thử thách và rèn luyện con người)
- 2 học sinh đọc thuộc lòng
- HS theo dõi.
6. Hoạt động ứng dụng:(3 phút)
- Cho HS nêu lại quy tắc đánh dấu thanh của các từ: Trước, người, lướt, đứa, nướng, người, lựa, nướng.
- HS nêu
 
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 -------------------------------------------------------------
TUẦN 7 Thứ ba ngày 18 tháng 10 năm 2022
Chính tả
NGHE - VIẾT: DÒNG KINH QUÊ HƯƠNG
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức: Viết đúng bài CT, trình bày đúng hình thức văn xuôi.
Tìm được vần thích ... HS đọc đoạn văn
+ Sự có mặt của muông thú mang lại vẻ đẹp gì cho cánh rừng ?
*Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó viết 
- Yêu cầu đọc và viết các từ khó 
 - 1 HS đọc 
+ Sự có mặt của muông thú làm cho cánh rừng trở lên sống động, đầy bất ngờ.
- HS tìm và nêu 
- HS viết: ẩm lạnh, rào rào, chuyển động, con vượn, gọn ghẽ, chuyền, 
3. HĐ viết bài chính tả. (15 phút)
*Mục tiêu: Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức văn xuôi.
*Cách tiến hành:
- GV đọc mẫu lần 1.
- GV đọc lần 2 (đọc chậm)
- GV đọc lần 3.
- HS theo dõi.
- HS viết theo lời đọc của GV.
- HS soát lỗi chính tả.
4. HĐ chấm và nhận xét bài (3 phút)
*Mục tiêu: Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và phát hiện lỗi giúp bạn.
*Cách tiến hành:
- GV chấm 7-10 bài.
- Nhận xét bài viết của HS.
- Thu bài chấm 
- HS nghe
5. HĐ làm bài tập: (8 phút)
* Mục tiêu: - Tìm được các tiếng chứa yê/ ya trong đoạn văn (BT2)
 - Tìm được tiếng có vần uyên thích hợp để điền vào ô trống(BT3).
 - HS (M3,4) làm được BT4
* Cách tiến hành:
 Bài 2: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS tự làm bài tập 
- HS đọc các tiếng vừa tìm được
- Em nhận xét gì về cách đánh các dấu thanh ở các tiếng trên?
Bài 3: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Yêu cầu HS tự làm bài 
- GV nhận xét kết luận lời giải đúng.
Bài 4:(M3,4) HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS quan sát tranh để gọi tên từng loài chim trong tranh. Nếu HS nói chưa rõ GV có thể giới thiệu
- GV nhận xét chữa bài

- HS đọc yêu cầu
- Cả lớp làm vào vở, báo cáo kết quả
- Khuya, truyền thuyết, xuyên, yên
- Các tiếng chứa yê có âm cuối thì dấu thanh được đánh vào chữ cái thứ 2 ở âm chính 
- HS đọc 
- Quan sát hình minh hoạ, điền tiếng thích hợp, chia sẻ kết quả 
 a) Chỉ có thuyền mới hiểu
 Biển mênh mông nhường nào
 Chỉ có biển mới biết
 Thuyền đi đâu về đâu.
b. Lích cha lích chích vành khuyên
Mổ từng hạt nắng đọng nguyên sắc vàng.
- HS nghe
- HS đọc yêu cầu 
- HS quan sát tranh 
- HS nêu theo hiểu biết của mình.
- HS nghe
6. Hoạt động ứng dụng:(3 phút)
- Cho HS viết các tiếng: khuyết, truyền, chuyện, quyển
- Nêu quy tắc ghi dấu thanh cho các tiếng chứa yê.
- HS nghe và thực hiện
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TUẦN 9 Thứ ba ngày 1 tháng 11 năm 2022
Chính tả
TIẾNG ĐÀN BA-LA-LAI-CA TRÊN SÔNG ĐÀ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Viết đúng bài chính tả. Trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ theo thể thơ tự do.
Vận dụng kiến thức làm được BT2a,BT3a.
2.Phẩm chất: Giáo dục ý thức viết đúng chính tả, giữ vở sạch ,viết chữ đẹp.
3. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng 
- GV: Viết sẵn bài tập 2 trên bảng (2 bản). Phấn mầu.
- HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
 - Kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Hoạt động khởi động:(3 phút)
- Cho HS tổ chức chơi trò chơi: Viết những tiếng có vần uyên, uyết. Đội nào tìm được nhiều từ và đúng hơn thì đội đó thắng.
- GV nhận xét.
- Giới thiệu bài - ghi bảng
- HS chia thành 2 đội chơi tiếp sức
- HS nghe
- HS viết vở
2.Hoạt động chuẩn bị viết chính tả:(7 phút)
*Mục tiêu: 
- HS nắm được nội dung đoạn viết và biết cách viết các từ khó.
- HS có tâm thế tốt để viết bài.
*Cách tiến hành:
 * Trao đổi về nội dung bài
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ
- Bài thơ cho em biết điều gì ?
* Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS luyện đọc và viết các từ trên
- Hướng dẫn cách trình bày:
+ Bài thơ có mấy khổ? Cách trình bày mỗi khổ thơ như thế nào?
+ Trình bày bài thơ như thế nào?
+ Trong bài thơ có những chữ nào phải viết hoa?

- 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ
- Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp kì vĩ của công trình, sức mạnh của những người đang chinh phục dòng sông với sự gắn bó, hoà quyện giữa con người với thiên nhiên.
- HS nêu: Ba-la-lai-ca, ngẫm nghĩ, tháp khoan, lấp loáng bỡ ngỡ
- HS đọc và viết
+ Bài thơ có 3 khổ thơ , giữa mỗi khổ thơ để cách một dòng.
+ Lùi vào 1 ô viết chữ đầu mỗi dòng thơ
+ Trong bài thơ có những chữ đầu phải viết hoa.
3. HĐ viết bài chính tả. (15 phút)
*Mục tiêu: Viết đúng bài chính tả. Trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ theo thể thơ tự do.
*Cách tiến hành:
- GV đọc mẫu lần 1.
- GV đọc lần 2 (đọc chậm)
- GV đọc lần 3.
- HS theo dõi.
- HS viết theo lời đọc của GV.
- HS soát lỗi chính tả.
4. H...ná, nai nịt, nài nỉ, nao nao, náo nức, năng nổ, nõn nà, nâng niu,....
b) Một số từ gợi tả có âm cuối ng:
 loong coong, leng keng, đùng đoàng, ông ổng, ăng ẳng,..

6. Hoạt động ứng dụng:(3 phút)
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại quy tắc chính tả n/l.
- Về nhà luyện viết lại 1 đoạn của bài chính tả theo sự sáng tạo của em.
- Học sinh nêu
- Lắng nghe và thực hiện.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TUẦN 12 Thứ ba ngày 22 tháng 11 năm 2022
Chính tả
MÙA THẢO QUẢ (Nghe – viết) 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
Rèn kĩ năng phân biệt s/x.
2.Phẩm chất: Cẩn thận, tỉ mỉ khi viết bài.
*Làm được bài tập 2a, 3a.
3. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng 
- GV: Bảng phụ, SGK,...
- HS: Vở viết, SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
 - Kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Hoạt động khởi động:(3 phút)
- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Truyền điện" tìm các từ láy âm đầu n 
- GV nhận xét, tuyên dương
- Giới thiệu bài: Tiết chính tả hôm nay chúng ta cùng nghe - viết một đoạn trong bài: Mùa thảo quả
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS mở SGK, ghi vở
2.Hoạt động chuẩn bị viết chính tả:(7 phút)
*Mục tiêu: 
- HS nắm được nội dung đoạn viết và biết cách viết các từ khó.
- HS có tâm thế tốt để viết bài.
*Cách tiến hành: HĐ cả lớp
* Trao đổi về nội dung bài văn
- Gọi HS đọc đoạn văn
- Em hãy nêu nội dung đoạn văn?
* Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm từ khó
- HS luyện viết từ khó
- HS đọc đoạn viết
+ Đoạn văn tả quá trình thảo quả nảy hoa kết trái và chín đỏ làm cho rừng ngập hương thơm và có vẻ đẹp đặc biệt
+ HS nêu từ khó
+ HS viết từ khó: sự sống, nảy, lặng lẽ, mưa rây bụi, rực lên, chứa lửa, chứa nắng, đỏ chon chót.
3. HĐ viết bài chính tả. (15 phút)
*Mục tiêu: Viết đúng bài chính tả ,trình bày đúng hình thức văn xuôi.
*Cách tiến hành: HĐ cá nhân
- Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 1 ô, quan sát kĩ từng chữ trên bảng, đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định. 
- GV đọc mẫu lần 1.
- GV đọc lần 2 (đọc chậm)
- GV đọc lần 3.
- HS nghe
- HS theo dõi.
- HS viết theo lời đọc của GV.
- HS soát lỗi chính tả.
4. HĐ chấm và nhận xét bài (3 phút)
*Mục tiêu: Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và phát hiện lỗi giúp bạn.
*Cách tiến hành: 
- GV chấm 7-10 bài.
- Nhận xét bài viết của HS.
- Thu bài chấm 
- HS nghe
5. HĐ làm bài tập: (8 phút)
* Mục tiêu: Phân biệt phụ âm đầu s/x; làm được bài tập 2a; BT3a 
* Cách tiến hành:
 Bài 2a: HĐ trò chơi
- HS đọc yêu cầu
- Tổ chức HS làm bài dưới dạng tổ chức trò chơi
+ Các cặp từ :
Bài 3a: HĐ nhóm
- Gọi HS đọc yêu cầu
- HS làm việc theo nhóm làm vào bảng nhóm gắn lên bảng, đọc bài.
- Nghĩa ở các tiếng ở mỗi dòng có điểm gì giống nhau?
- Nhận xét kết luận các tiếng đúng

- Cả lớp theo dõi
- HS thi theo kiểu tiếp sức.
+ sổ – xổ: sổ sách- xổ số; vắt sổ- xổ lồng; sổ mũi- xổ chăn; cửa sổ- chạy xổ ra; sổ sách- xổ tóc
+ sơ -xơ: sơ sài- xơ múi; sơ lược- xơ mít; sơ qua- xơ xác; sơ sơ- xơ gan; sơ sinh- xơ cua
+ su – xu: su su- đồng xu; su hào- xu nịnh; cao su- xu thời; su sê- xu xoa
+ sứ – xứ: bát sứ- xứ sở; đồ sứ- tứ xứ; sứ giả- biệt xứ; cây sứ- xứ đạo; sứ quán- xứ uỷ.
- HS đọc yêu cầu
- HS làm bài theo nhóm, chia sẻ kết quả
+ Dòng thứ nhất là các tiếng đều chỉ con vật dòng thứ 2 chỉ tên các loài cây.
6. Hoạt động ứng dụng:(2phút)
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại quy tắc chính tả s/x.
- Chọn một số vở học sinh viết chữ sạch, đẹp, không mắc lỗi cho cả lớp xem, khuyến khích các em về luyện viết chữ sáng tạo cho đẹp hơn.
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc nhở học sinh mắc lỗi chính tả về nhà viết lại các từ đã viết sai (10 lần). Xem trước bài chính tả sau.
- Học sinh nêu
- Quan sát, học tập.
- Lắng nghe
- Lắng nghe và thực hiện.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................uan sát, thực hành.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. HĐ khởi động: (5phút)
- Cho HS tổ chức thi viết các từ chỉ khác nhau ở âm đầu s/x.
- Cách chơi: Chia lớp thành 2 đội chơi, mỗi đội 6 bạn lần lượt lên viết các từ chỉ khác nhau ở âm đầu s/x. Đội nào viết đúng và nhiều hơn thì đội đó thắng.
- GV nhận xét, tuyên dương. 
- Giới thiệu bài - Ghi đầu bài lên bảng.
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- Mở vở
2. HĐ chuẩn bị viết chính tả. (5 phút)
*Mục tiêu: 
- Học sinh có tâm thế tốt để viết bài.
- Nắm được nội dung bài văn để viết cho đúng chính tả.
*Cách tiến hành: HĐ cả lớp
- Gọi HS đọc đoạn viết
+ Nội dung đoạn văn là gì ?
* Hướng dẫn viết từ khó
- HS tìm từ khó
- HS luyện viết từ khó
- HS đọc đoạn viết
+ Đoạn văn kể lại cuộc đối thoại giữa chú Pi-e và bé Gioan.
- HS nêu: ngạc nhiên, Nô-en; Pi-e; trầm ngâm; Gioan; chuỗi, lúi húi, rạng rỡ...
- HS viết từ khó
3. HĐ viết bài chính tả. (15 phút)
*Mục tiêu: 
- Nghe- viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi .
*Cách tiến hành: HĐ cá nhân
- GV đọc bài viết lần 2
- GV đọc cho HS viết bài
- GV quan sát, uốn nắn cho HS viết chưa đúng chưa đẹp
Lưu ý: 
- Tư thế ngồi: 
- Cách cầm bút: 
- Tốc độ viết:
- HS nghe
- HS viết bài
4. HĐ chấm và nhận xét bài. (5 phút)
*Mục tiêu: 
- Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và phát hiện lỗi giúp bạn.
*Cách tiến hành: 
- Giáo viên đọc lại bài cho học sinh soát lỗi.
- Giáo viên chấm nhanh 5 - 7 bài 
- Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh.
- HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi.

5. HĐ làm bài tập: (8 phút)
*Mục tiêu: - Tìm được tiếng thích hợp để hoàn chỉnh mẩu tin theo yêu cầu của BT3. Làm được bài tập 2a.
*Cách tiến hành:
Bài 2a: HĐ cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc đề bài
- GV tổ chức cho HS "Thi tiếp sức"

- Học sinh nêu yêu cầu của bài 
- 2 học sinh đại diện lên làm thi đua.
	
tranh
chanh
tranh ảnh, bức tranh, tranh thủ, tranh giành, tranh công, 
quả chanh, chanh chua, chanh chấp, lanh chanh, chanh đào
trưng
chưng
trưng bày, đặc trưng, sáng trưng, trưng cầu...
bánh chưng, chưng cất, chưng mắm.chưng hửng
trúng
chúng
trúng đích, trúng đạn, trúng tim, trúng tủ, trúng tuyển, trúng cử.
chúng bạn, chúng tôi, chúng ta, chúng mình, công chúng..
trèo
chèo
leo trèo, trèo cây trèo cao 
vở chèo, hát chèo, chèo đò, chèo thuyền, chèo chống

Bài 3: HĐ cá nhân - cả lớp
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- HS tự làm bài vào vở bài tập
- GV nhận xét kêt luận: 
- HS đọc
- HS làm vào vở một HS lên bảng làm
Đáp án:
+ ô số 1: đảo, hào, tàu, vào, vào
+ ô số 2: trọng, trước, trường, chỗ, trả
6. HĐ ứng dụng: (3 phút)
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết học 
- Chọn một số vở học sinh viết chữ sạch đẹp không mắc lỗi cho cả lớp xem. 
- Lắng nghe
- Quan sát, học tập.

7. HĐ sáng tạo: ( 1 phút)
- Về nhà viết lại bài viết trên cho đẹp hơn 
- Xem trước bài chính tả sau.
- Lắng nghe và thực hiện.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TUẦN 15 Thứ ba ngày 13 tháng 12 năm 2022
Chính tả
 BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO (Nghe - viết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
 - Nghe- viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi .
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân biệt ch/tr.
3. Thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ. Yêu thích môn học.
 - Làm đúng bài tập 2a, 3a .
4. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng 
 - Giáo viên: Bảng phụ ghi bài tập
- Học sinh: Vở viết.
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. HĐ khởi động: (5phút)
- Cho HS thi viết các từ chỉ khác nhau ở âm đầu ch/tr: Chia lớp thành 2 đội chơi, mỗi đội 6 bạn lần lượt lên viết các từ chỉ khác nhau ở âm đầu ch/tr. Đội nào viết đúng và nhiều hơn thì đội đó thắng.
- GV nhận xét, tuyên dương. 
- Giới thiệu bài - Ghi đầu bài lên bảng.
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- Mở sách giáo khoa.
2. HĐ chuẩn bị viết chính tả. (5 phút)
*Mục tiêu: 
- Học sinh có tâm thế tốt để viết bài.
- Nắm được nội dung bài văn để viết cho đúng chính tả.
*Cách tiến hành: HĐ cả lớp
-Tìm hiểu nội dung đoạn viết
+ HS đọc đoạn viết
+ Đoạn văn cho em biết điều gì?
- Hướng dẫn viết từ khó
+ Yêu cầu HS tìm các từ khó khi viết chính tả.
+ HS viết các từ khó vừa tìm được

- HS đọc bài viết
- Đoạn văn nói lên tấm lòng của bà con Tây...phút)
*Mục tiêu: Làm đúng bài tập 2a, 3 
*Cách tiến hành:
Bài 2: HĐ Nhóm
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm
- Gọi đại diện nhóm đọc bài của nhóm 
- Lớp nhận xét bổ sung 
- GV nhận xét kết luận các từ đúng

- 2 HS đọc yêu cầu bài tập
- HS thảo luận nhóm và làm vào bảng nhóm
- Đại diện nhóm trình bày
- HS nhận xét
- HS nghe
giá rẻ, đắt rẻ, bỏ rẻ, rẻ quạt, rẻ sườn
 rây bột, mưa rây
Hạt dẻ, mảnh dẻ
 nhảy dây, chăng dây, dây thừng, dây phơi, dây giày
giẻ rách, giẻ lau, giẻ chùi chân
 giây bẩn, giây mực
Bài 3: HĐ Cá nhân 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập
- Yêu cầu HS tự làm bài 
- GV nhận xét kết luận bài giải đúng
- HS đọc yêu cầu
- Cả lớp làm vào vở, chia sẻ kết quả 
Đáp án:
- Thứ tự các tiếng cần điền: rồi, vẽ, rồi, rồi, vẽ, vẽ, rồi, dị
6. HĐ ứng dụng: (3 phút)
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết học 
- Chọn một số vở học sinh viết chữ sạch đẹp không mắc lỗi cho cả lớp xem. 
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe
- Quan sát, học tập.
- Lắng nghe
7. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Nhắc nhở học sinh mắc lỗi chính tả về nhà viết lại các từ đã viết sai. Xem trước bài chính tả sau.
- Lắng nghe và thực hiện.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TUẦN 17 Thứ ba ngày 27 tháng 12 năm 2022
Chính tả
 NGƯỜI MẸ CỦA 51 ĐỨA CON(Nghe - viết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Nghe- viết đúng bài chính tả Người mẹ của 51 đứa con; trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi(BT1).
 - Làm được bài tập 2
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích mô hình cấu tạo của iếng
3. Thái độ: Giáo dục HS ‎ thức viết đúng chính tả, giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
4. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng 
 - Giáo viên: Bảng phụ ghi bài tập, mô hình cấu tạo vần viết sẵn trên bảng
- Học sinh: Vở viết.	
1. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. HĐ khởi động: (5phút)
- Cho HS thi đặt câu có từ ngữ chứa tiếng rẻ/ giẻ. 
- Chia lớp thành 2 đội chơi, mỗi đội 4 bạn lần lượt lên đặt câu có từ ngữ chứa tiếng rẻ/ giẻ .
- Đội nào đặt câu đúng và nhiều hơn thì đội đó thắng.
- GV nhận xét, tuyên dương. 
- Giới thiệu bài - Ghi đầu bài lên bảng.
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- Mở sách giáo khoa.
2. HĐ chuẩn bị viết chính tả. (5 phút)
*Mục tiêu: 
- Học sinh có tâm thế tốt để viết bài.
- Nắm được nội dung bài văn để viết cho đúng chính tả.
*Cách tiến hành: HĐ cả lớp
- Gọi HS đọc đoạn văn 
+ Đoạn văn nói về ai?
Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS đọc, tìm các từ khó 
- Yêu cầu HS luyện viết các từ khó vừa tìm được
- 2 HS đọc đoạn văn
- Đoạn văn nói về mẹ Nguyễn Thị Phú- bà là một phụ nữ không sinh con nhưng đã cố gắng bươn chải nuôi dưỡng 51 em bé mồ côi, đến nay nhiều người đã trưởng thành. 
- HS đọc thầm bài và nêu từ khó: Lý Sơn, Quảng Ngãi, thức khuya, nuôi dưỡng...
- HS luyện viết từ khó.

3. HĐ viết bài chính tả. (15 phút)
*Mục tiêu: 
- Nghe- viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi .
*Cách tiến hành: HĐ cá nhân
- GV đọc bài viết lần 2
- GV đọc cho HS viết bài
- GV quan sát, uốn nắn cho HS viết chưa đúng chưa đẹp
Lưu ý: 
- Tư thế ngồi: 
- Cách cầm bút: 
- Tốc độ: 
- HS nghe
- HS viết bài
4. HĐ chấm và nhận xét bài. (5 phút)
*Mục tiêu: 
- Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và phát hiện lỗi giúp bạn.
*Cách tiến hành: 
- Giáo viên đọc lại bài cho học sinh soát lỗi.
- Giáo viên chấm nhanh 5 - 7 bài 
- Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh.
- HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi.

5. HĐ làm bài tập: (8 phút)
*Mục tiêu: Làm đúng bài tập 2a, 3 
*Cách tiến hành:
Bài 2: Cá nhân=> Nhóm
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập và mẫu
- Yêu cầu HS tự làm bài 
- Gọi HS nhận xét bài của bạn làm trên bảng
- GV nhận xét kết luận bài làm đúng
+ Thế nào là những tiếng bắt vần với nhau?
+ Tìm những tiếng bắt vần với nhau trong những câu thơ trên?
- GV: Trong thơ lục bát, tiếng thứ 6 của dòng thứ 6 bắt vần với tiếng thứ 6 của dòng 8 tiếng

- HS đọc to yêu cầu và nội dung bài tập
- HS tự làm bài
- 1 HS lên bảng chữa bài
Mô hình cấu tạo vần
Tiếng 
Vần

Âm đệm
Âm chính
Âm cuối
con

o
n
ra

a

tiền

iê
n
tuyến

yê
n
xa

a

xôi

ô
i
yêu

yê
u
bầm

â
m
yêu

yê
u
nước

ươ
c
cả

a

đôi

ô
i
mẹ

e

hiền

iê
n

- Những tiếng bắt vần với nhau là những tiếng có vần giống nhau.
- Tiếng xôi bắt vần với tiếng đôi
6. HĐ ứng dụng: (2 phút)
- Giáo viên chốt l

File đính kèm:

  • docxgiao_an_chinh_ta_5_hoc_ki_1_nam_hoc_2022_2023_truong_tieu_ho.docx