Giáo án Âm nhạc Lớp 5 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2024-2025

* NỘI DUNG

Lí thuyết âm nhạc: Trọng âm, phách, vạch nhịp, ô nhịp

Đọc nhạc: Bài số 1

Hát: Chim sơn ca

Thường thức âm nhạc: Một số hình thức biểu diễn nhạc cụ.

Vận dụng – Sáng tạo

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

* Năng lực âm nhạc:

–Biết khái niệm về trọng âm, phách, vạch nhịp, ô nhịp. Biết vận dụng lí thuyết âm nhạc với thực hành bài đọc nhạc số 1 và học hát.

– Biết kết hợp cùng nhóm bạn khi tham gia biểu diễn bài hát Chim sơn ca với các hình thức biểu diễn đã học: đồng ca, tốp ca, tam ca,… kết hợp gõ đệm, vận động theo nhịp điệu, vận động phụ hoạ, có ý tưởng sáng tạo của cá nhân/ nhóm.

– Có ý tưởng sáng tạo khi kết hợp cùng bạn/ nhóm bạn biểu diễn bài hát, thể hiện bài đọc nhạc và tham gia các hoạt động học tập. Biết nêu cảm nhận sau khi học bài hát.

– Phân biệt được các hình thức biểu diễn nhạc cụ thông qua 2 tác phẩm được nghe.

* Năng lực chung:

– Tích cực tham gia và tương tác cùng bạn trong hoạt động nhóm.

– Biết phối hợp với các bạn trong các hoạt động nhóm, tập thể, cặp đôi, cá nhân. Tích cực tương tác cùng nhóm bạn trong hoạt động Vận dụng – Sáng tạo.

– Biết chia sẻ ý kiến cá nhân, đánh giá và tự đánh giá kết quả học tập.

* Phẩm chất:

Biết thể hiện tình cảm nhân ái với bạn bè, có ý thức trách nhiệm trong học tập, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống. Biết quan sát và lắng nghe các âm thanh trong tự nhiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

– Đàn phím điện tử, bài giảng điện tử, các phương tiện nghe nhìn, các file học liệu điện tử.

SGK, SGV, Vở bài tập âm nhạc 5.

– Nhạc cụ gõ/ nhạc cụ giai điệu (recorder hoặc kèn phím).

doc 181 trang Cô Giang 13/11/2024 420
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Âm nhạc Lớp 5 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2024-2025", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Âm nhạc Lớp 5 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2024-2025

Giáo án Âm nhạc Lớp 5 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2024-2025
Chủ đề 1: KHÚC CA NGÀY MỚI
(4 tiết)
* Thời gian thực hiện: //.. đến //..
* NỘI DUNG
– Lí thuyết âm nhạc: Trọng âm, phách, vạch nhịp, ô nhịp
– Đọc nhạc: Bài số 1
– Hát: Chim sơn ca
– Thường thức âm nhạc: Một số hình thức biểu diễn nhạc cụ.
– Vận dụng – Sáng tạo
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực âm nhạc:
– Biết khái niệm về trọng âm, phách, vạch nhịp, ô nhịp. Biết vận dụng lí thuyết âm nhạc với thực hành bài đọc nhạc số 1 và học hát. 
– Biết kết hợp cùng nhóm bạn khi tham gia biểu diễn bài hát Chim sơn ca với các hình thức biểu diễn đã học: đồng ca, tốp ca, tam ca, kết hợp gõ đệm, vận động theo nhịp điệu, vận động phụ hoạ, có ý tưởng sáng tạo của cá nhân/ nhóm.
– Có ý tưởng sáng tạo khi kết hợp cùng bạn/ nhóm bạn biểu diễn bài hát, thể hiện bài đọc nhạc và tham gia các hoạt động học tập. Biết nêu cảm nhận sau khi học bài hát.
 	– Phân biệt được các hình thức biểu diễn nhạc cụ thông qua 2 tác phẩm được nghe.
* Năng lực chung:
– Tích cực tham gia và tương tác cùng bạn trong hoạt động nhóm.
– Biết phối hợp với các bạn trong các hoạt động nhóm, tập thể, cặp đôi, cá nhân. Tích cực tương tác cùng nhóm bạn trong hoạt động Vận dụng – Sáng tạo.
– Biết chia sẻ ý kiến cá nhân, đánh giá và tự đánh giá kết quả học tập. 
* Phẩm chất:
Biết thể hiện tình cảm nhân ái với bạn bè, có ý thức trách nhiệm trong học tập, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống. Biết quan sát và lắng nghe các âm thanh trong tự nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
– Đàn phím điện tử, bài giảng điện tử, các phương tiện nghe nhìn, các file học liệu điện tử.
– SGK, SGV, Vở bài tập âm nhạc 5.
– Nhạc cụ gõ/ nhạc cụ giai điệu (recorder hoặc kèn phím).
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TIẾT 1: 
LÍ THUYẾT ÂM NHẠC: TRỌNG ÂM, PHÁCH, VẠCH NHIP, Ô NHỊP
ĐỌC NHẠC: BÀI SỐ 1
* Yêu cầu cần đạt.
– HS biết khái niệm về trọng âm, phách, vạch nhip, ô nhịp. Biết vận dụng khi thực hành đọc nhạc bài số 1. 
– Đọc đúng cao độ, trường độ bài đọc nhạc số 1, biết đọc kết hợp vỗ tay theo phách.
Thời gian
Tiến trình bài dạy
Hoạt động của GV và HS
(3’)

1. Mở đầu:
– Khởi động: Nghe và vận động theo nhịp điệu bài hát Bài ca đi học (Nhạc và lời: Phan Trần Bảng)
* GV có thể gợi ý HS hát lời ca kết hợp vận động theo lời ca 1. Lời 2 kết hợp vỗ tay theo hướng dẫn của GV.

– HS nghe, cảm thụ và vận động theo nhịp điệu bài hát. 
– GV khuyến khích HS tự sáng tạo theo ý thích cá nhân.
– HS nhận xét bạn/ nhóm bạn. 
– GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương HS và liên kết giới thiệu vào bài mới.
(13’)

2. Hình thành kiến thức mới
Lí thuyết âm nhạc: Trọng âm, phách, vạch nhịp, ô nhịp.
* Quan sát khái niệm Trọng âm và phách trong SGK, sau đó nhận xét.
GV cho hS nghe và cảm nhận bài hát Đàn gà trong sân
* Quan sát khái niệm Vạch nhịp và ô nhịp.
– Vạch nhịp
– Ô nhịp
– Luyện tập
Tìm những ca từ ở phách mạnh và phách nhẹ trong câu hát sau
– GV yêu cầu HS lắng nghe, quan sát nội dung trong SGK, đưa ra câu hỏi gợi mở và đàm thoại để HS làm việc theo nhóm và trả lời các câu hỏi:
+ Trọng âm là những âm thanh vang lên như thế nào?
+ Phách là khoảng thời gian ngân, nghỉ như thế nào? Phách có trọng âm là phách gì? Phách không có trọng âm là phách gì?
– GV có thể sưu tầm một số ví dụ để HS cảm nhận rõ hơn về trọng âm.
– Các nhóm trả lời các câu hỏi.
–HS nhận xét bạn/ nhóm bạn.
– GV nhận xét, tuyên dương HS và dẫn dắt sang hoạt động tiếp theo.
– GV cho HS tìm hiểu về vạch nhịp.
– HS đọc khái niệm trong SGK.
– GV có thể cho HS thực hành kẻ vạch nhịp vào vở ghi bài.
– GV nhận xét, tuyên dương và sửa cho HS (nếu cần).
– HS tìm hiểu về ô nhịp.
– HS thực hành viết một vài ví dụ về ô nhịp vào vở hoặc bảng lớp.
– GV nhận xét, tuyên dương và điều chỉnh cho HS.
– GV hướng dẫn HS tìm những ca từ ở phách mạnh và phách nhẹ trong một vài câu hát.
 – GV yêu cầu HS tìm thêm các kí hiệu đã học thông qua các bài hát được in trong SGK.
– HS thực hành luyện tập với nhiều hình thức cá nhân/ nhóm/ tổ.
– GV nhận xét, tuyên dương và sửa sai cho HS (nếu có).
– GV phát phiếu bài tập và yêu cầu HS chỉ ra các kí hiệu âm nhạc vừa được học.
– HS thực hành làm phiếu bài tập theo hướng dẫn của GV.
– GV yêu cầu HS trình bày kết quả thực hành.
– HS nhận xét, sửa sai cho bạn. 
– GV thu và nhận xét phiếu bài tập, tuyên dương và sửa sai cho học sinh (nếu có).
(13’)

Đọc nhạc: Bài số 1
– Tìm hiểu bài đọc nhạc.
– Đọc cao độ.
– Giới thiệu vị trí nốt Rê
–Đọc tiết tấu kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo phách
+ Chia câu (2 câu)
– Tập đọc nhạc từng câu.
+ Câu 1: 
+ Câu 2: 
– GV yêu cầu HS quan sát bài đọc nhạc số 1.
– HS quan sát và nói tên nốt, hình nốt, dấu lặng có trong bài đọc nhac (phát hiện một nốt nhạc mới nằm trên dòng kẻ thứ 4 của khuông nhạc).
– GV đàn, HS đọc cao độ gam Đô trưởng.
– HS nhận biết nốt Rê và đọc âm nốt theo hướng dẫn của GV. 
– HS thực hành bằng nhiều hình thức cá nhân/ nhóm/ tổ.
Trước khi hướng dẫn HS đọc tiết tấu, GV khuyến khích HS tự gõ hoặc vỗ tay theo hiểu biết cá nhân 
– GV hướng dẫn HS đọc tiết tấu kết hợp gõ hoặc vỗ tay theo phách.
– HS thực hiện theo nhi... nhân/ nhóm/ tổ.
– Tập hát nối tiếp các câu cho đến hết bài.
– HS nhận xét bạn/ nhóm bạn sau mỗi hoạt động.
– GV nhận xét, tuyên dương và sửa cho HS (nếu cần). 
(5’)

4. Luyện tập.
– Hát theo hình thức đồng ca, tốp ca.
* Thể hiện tính chất vui – rộn rã của bài hát. 
– Hát kết hợp vận động cơ thể.
* Đoạn 1
Líu lo nghe trời sáng chim ca vang líu lo,
Líu lo líu lo chim trên cành rộn ràng theo 
bước chân em
* Đoạn 2
Khi đi tung tăng với bạn bè. Khi đi trên phố với người thân. Ríu rít ríu rít với bạn bè như là bầy sơn ca
– Câu hỏi:
+ Chỉ ra các câu hát có tiết tấu giống nhau trong bài hát?
+ Chia sẻ cảm súc sau khi học bài hát Chim sơn ca.
– GV mở karaoke file mp3 và hướng dẫn HS hát theo nhạc đệm.
– HS hát kết hợp vỗ tay đệm theo nhịp. Nhóm hát / Nhóm vỗ tay. Sau đó đổi luân phiên. 
– HS hát lại bài hát bằng nhiều hình thức: tổ/ nhóm/ cá nhân. 
– HS khi hát có thể kết hợp với vận động cơ thể theo ý thích. 
– GV hướng dẫn HS hát kết hợp một số động tác vận động như SGK.
– Khuyến khích HS sáng tạo động tác theo ý thích. 
– GV yêu cầu HS nhận xét bạn/ nhóm bạn sau mỗi hoạt động.
– GV nhận xét, tuyên dương HS.
– Giáo viên gợi ý để HS trả lời theo hiểu biết của bản thân.
– Giáo dục HS tình yêu thiên nhiên, yêu tuổi thơ tươi đẹp.
(3’)

5. Vận dụng – trải nghiệm
– Hát nối tiếp – hòa giọng
+ Nhóm 1: Câu 1 và 3
+ Nhóm 2: Câu 2 và 4
+ Cả lớp: Câu 5,6
* Tổng kết và nhận xét tiết học
– GV hướng dẫn HS chia nhóm và thực hành hát nối tiếp – hòa giọng.
– Khuyến khích các nhóm sáng tạo hát kết hợp gõ đệm, vận động.
– GV nhận xét, tuyên dương và điều chỉnh cho HS (nếu cần).
– GV tổng kết, đánh giá và khen ngợi HS cố gắng, tích cực học tập. HS chia sẻ những cảm xúc sau khi học bài hát Chim sơn ca cho người thân nghe.

TIẾT 3: 
ÔN TẬP HÁT: CHIM SƠN CA
THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: MỘT SỐ HÌNH THỨC BIỂU DIỄN NHẠC CỤ
* Yêu cầu cần đạt: 
– Hát đúng giai điệu và lời ca của bài hát Chim sơn ca. Biết hát kết hợp vận động cơ thể theo nhịp điệu.
– HS phân biệt được một số hình thức biểu diễn nhạc cụ thông qua hình ảnh minh họa và sau khi nghe nhạc. Biết chia sẻ ý kiến với các bạn.
Thời gian
 Tiến trình bài dạy
Hoạt động của GV và HS
(3’)

Mở đầu:
* Quan sát video trích đoạn bài hát có cùng chủ đề Khúc ca ngày mới
– Câu hỏi: Bài hát vừa nghe gợi cho các em nhớ đến bài hát nào mới học? Tác giả của bài hát là ai? 
* Kể tên một số bài hát thiếu nhi có cùng chủ đề với bài hát Chim sơn ca.
– HS quan sát một trích đoạn video, sau đó nêu cảm nhận và trả lời câu hỏi của GV.
– GV gợi ý cho HS kể tên một vài bài hát khác có cùng chủ đề với bài hát Chim sơn ca.
– GV nhận xét, tuyên dương HS và liên kết giới thiệu vào bài học.
(10’)

Luyện tập, thực hành. 
Ôn bài hát: Chim sơn ca
* Hát nối tiếp theo nhóm kết hợp vỗ tay theo nhịp
* Lưu ý: Lấy hơi đúng cách, không hát quá to, phát âm và điều chỉnh hơi thở đúng để thể hiện được sắc thái bài hát.
* Hát kết hợp vận động cơ thể theo nhịp điệu
– GV hát/ mở file hát mẫu để HS nghe lại bài hát. Yêu cầu HS nhẩm theo để nhớ lại giai điệu.
– HS hát đồng ca một lượt.
– GV yêu cầu HS hát theo nhạc đệm và thể hiện được sắc thái bài hát Chim sơn ca.
– GV chia lớp thành hai nhóm hát nối tiếp. Mỗi nhóm hát một câu, đến câu hát “Khi đi tung tăng với bạn bè” cho đến hết bài, cả lớp cùng hát. Sau đổi câu hát giữa hai nhóm. GV có thể đưa ra câu hỏi đan xen trong quá trình ôn bài hát như: Trong bài hát, em thích nhất câu hát nào? Hãy hát lại câu hát đó cho các bạn cùng nghe.
 – Các tổ/ nhóm luân phiên luyện tập, GV kết hợp đánh giá kết quả học tập của HS.
– GV hướng dẫn HS quan sát hình vẽ minh họa trong SGK và hát kết hợp vận động cơ thể một cách nhẹ nhàng, linh hoạt, tuỳ theo khả năng của HS. 
– GV khuyến khích HS thể hiện cảm xúc khi hát, tương tác với GV và các bạn theo cách của mình. Khuyến khích HS tự sáng tạo động tác theo mong muốn và chia sẻ với các bạn. GV mời một nhóm thực hiện trước lớp. Khen ngợi, động viên nhóm/ cá nhân HS có ý tưởng sáng tạo.
– Từng nhóm HS lên biểu diễn trước lớp, HS quan sát và nêu cảm nhận của mình. HS tự nhận xét/ GV nhận xét HS. Tùy theo khả năng của HS, GV cho các em hát kết hợp nhảy theo nhóm. GV tổ chức lớp học với nhiều hình thức vận động linh hoạt sao cho gây được hứng thú học tập cho HS và tạo không khí vui tươi cho lớp học.
– GV nhận xét, tuyên dương và sửa sai cho HS (nếu có).
(5’)

3. Vận dụng – trải nghiệm.
– Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm ở các từ “líu lo”
– GV hướng dẫn HS hát kết hợp vỗ tay/gõ đệm nhạc cụ đã học (hoặc nhạc cụ tự tạo) ở các từ “líu lo” có trong bài hát. 
– GV có thể chia lớp thành các nhóm nhỏ với các hoạt động khác nhau: hát kết hợp gõ đệm/ hát kết hợp vận động phụ hoạ/ hát kết hợp vận động cơ thể.
– Khuyến khích các nhóm tự sáng tạo các động tác vận động cơ thể cho bài hát.
– GV nhận xét, tuyên dương và sửa sai cho HS (nếu có).
(8’)

4. Hình thành kiến thức mới
Thường thức âm nhạc: 
Một số hình thức biểu diễn nhạc cụ
* Tìm hiểu về các hình thức biểu diễn: 
– Độc tấu: Một người biểu di...Lí thuyết âm nhạc: Trọng âm, phách, vạch nhịp, ô nhịp.
 – Đọc nhạc: Bài số 1
 – Học bài hát: Chim sơn ca.
 – Thường thức âm nhạc: Một số hình thức biểu diễn nhạc cụ.
 – Vận dụng – Sáng tạo

– GV hướng dẫn HS thực hành biểu diễn bài hát Chim sơn ca với hình thức tự chọn.
– Khuyến khích HS thực hành bằng các hình thức hát (đơn ca, song ca, tam ca, tốp ca) kết hợp gõ đệm, vận động cơ thể, vận động minh hoạ, hoặc hát nối tiếp, lĩnh xướng, hòa giọng,
– HS nhận xét các bạn/ nhóm bạn sau hoạt động biểu diễn.
– GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương và sửa cho HS (nếu cần).
– GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà thực hành các hoạt động vận dụng sáng tạo cho người thân nghe.
– GV tương tác với HS nêu những nội dung đã học ở chủ đề 1.
– GV nhận xét và đánh giá chung về mức độ thể hiện năng lực và phẩm chất của HS qua các nội dung học tập.
– GV khen ngợi, khích lệ và lưu ý những nội dung HS cần luyện tập thêm.
– GV dặn dò HS về nhà tập hát, đọc nhạc và hoạt động âm nhạc cho người thân cùng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
CHỦ ĐỀ 2. GIAI ĐIỆU QUÊ HƯƠNG
(4 tiết)
* Thời gian thực hiện: ../../ đến .././.
NỘI DUNG:
– Học bài hát: Lí đất giồng
– Nhạc cụ: Thể hiện nhạc cụ gõ hoặc nhạc cụ giai điệu
– Thường thức âm nhạc: Đàn nhị
– Vận dụng sáng tạo
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực âm nhạc
– Hát đúng giai điệu, lời ca bài hát Lí đất giồng. Biết hát kết vận động, gõ đệm và thể hiện được tính chất vui tươi, duyên dáng của bài hát. 
– Thực hiện được hình tiết tấu kết hợp gõ đệm cho bài hát Lí đất giồng. Thổi được nốt Si và thực hiện được trích đoạn bài Chú cừu nhỏ của bạn Ma-ry trên ri-coóc-đơ. Thực hiện được gam đi lên với kĩ thuật luồn ngón 1 và bài luyện tập trên kèn phím. 
– Nhận biết được hình dáng và cấu tạo của đàn nhị. Biết cảm thụ về âm sắc và tính chất của tác phẩm khi nghe đàn nhị độc tấu bài Tình quê hương của nhạc sĩ Thao Giang. 
* Năng lực chung
– Biết lắng nghe, chia sẻ ý kiến trong các hoạt động âm nhạc.
– Biết phối hợp cùng các bạn khi tham gia các hoạt động học tập.
* Phẩm chất
Biết yêu quý, trân trọng và giữ gìn di sản âm nhạc dân tộc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
– Đàn phím điện tử, bài giảng điện tử, các phương tiện nghe nhìn, các file học liệu điện tử.
– SGK, SGV, Vở bài tập Âm nhạc 5.
– Nhạc cụ gõ (song loan, thanh phách) hoặc nhạc cụ tự tạo, nhạc cụ giai điệu (ri-coóc-đơ hoặc kèn phím).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TIẾT 5: 
HÁT: LÍ ĐẤT GIỒNG
* Yêu cầu cần đạt:
– Hát đúng giai điệu và lời ca bài hát Lí đất giồng. Biết hát kết hợp vỗ tay theo phách, theo nhịp và hát ở hình thức nối tiếp theo nhóm. 
Thời gian
Tiến trình bài dạy
Hoạt động của GV và HS
(3’)

1. Mở đầu:
* Thể hiện một bài dân ca mà em biết
– GV có thể gợi ý cho HS kể tên và hát một câu hát trong bài dân ca đã học hoặc bài hát dân ca mà HS biết. 
– HS hát 1 câu hoặc 1 đoạn trong bài hát dân ca. HS có thể sử dụng nhạc cụ thể hiện tiết tấu đệm cho bài hát. 
– GV khuyến khích, khen ngợi HS thực hiện tốt.
Ngoài ra, GV có thể cho HS hát và gõ đệm một bài dân ca đã được học.
(15’)

2. Hình thành kiến thức mới
Hát: Lí đất giồng
– Tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
– Nghe hát mẫu:
– Đọc lời ca: 
+ Bài hát được chia thành 6 câu hát.
– Khởi động giọng 
– Tập hát từng câu: 
+ Câu hát 1: Non nước mình đẹp tựa bài thơ. Câu hát vọng từ ngàn năm xưa.
+ Câu hát 2: Gió lên, trăng sáng trời mây. Miền quê em nắng đỏ.
+ Câu hát 3: Gió đưa hương lúa vàng. Tang tình tang tinh tính tang.
+ Câu hát 4: Tang tang tình tình tình tinh tang. Tang tang tinh tình tình tang tang.
+ Câu hát 5: Nắng lên ai gánh lúa về. Lúa thơm mùi nếp mới.
+ Câu hát 6: Mai ngày lúa lại trổ bông. Tang tình tang tinh tính tang.
– Hát kết hợp vỗ tay theo nhịp:
– GV cho HS quan sát hình ảnh đồng bằng Nam Bộ để giới thiệu vào bài hát Lí đất giồng.
– GV giới thiệu tác giả Đỗ Minh đặt lời cho bài hát Lí đất giồng có tên đầy đủ là Đỗ Thị Minh Chính; Bà là Tổng Chủ biên bộ sách Âm nhạc viết cho cấp Tiểu học – Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. 
– GV đàn và hát mẫu hoặc cho HS nghe file MP3, video để HS cảm ... dẫn HS thực hiện ở tốc độ vừa phải và hơi nhấn vào phách 1.
(8’)

4. Luyện tập – thực hành 
b) Gõ đệm cho bài hát Lí đất giồng
– Câu hỏi: 
+ Hát một câu trong bài hát dân ca Nam bộ mà em biết
– GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS cố gắng, tích cực học tập. Khuyến khích HS chia sẻ những cảm xúc sau khi học bài hát Lí đất giồng.
– GV dặn dò HS chuẩn bị nội dung cho tiết học tiếp theo.
– GV chia nhóm cho HS thực hiện: Nhóm 1 gõ hình tiết tấu 1 với nhạc cụ song loan hát câu 1, câu 2; nhóm 2 gõ hình tiết tấu 2 với nhạc cụ thanh phách hát câu 3, câu 4 
– GV cho HS thực hiện gõ tiết tấu nối tiếp với các hình thức: gõ nối tiếp theo nhóm, gõ nối tiếp đôi bạn,...
Lưu ý: GV có thể áp dụng linh hoạt 2 hình tiết tấu gõ đệm vào các câu hát cho phù hợp. 
– GV có thể gợi ý một số bài hát dân ca Nam bộ mà HS đã học.
(15’)
Hình thành kiến thức mới
* Nhạc cụ thể hiện giai điệu 
a) Thực hành thổi nốt Son trên ri–coóc–đơ. 
b) Thực hành kèn phím. 
– GV giới thiệu cách bấm vị trí nốt Son trên ri-coóc-đơ: 
+ Vị trí nốt Son trên khuông nhạc 
+ Cách bấm nốt Son trên ri-coóc-đơ đó là tay phải bấm các bấm lỗ 0 1 2 3 
+ HS quan sát hình vẽ trong SGK và quan sát GV để thực hiện bấm nốt Son trên ri-coóc-đơ. 
– GV hướng dẫn HS thực hiện mẫu âm số 1: 
+ GV cho HS đọc nốt và vỗ phách
+ GV bắt phị cho HS thực hiện thổi mẫu âm ở tốc độ vừa phải. 
– Bài luyện tập: Trích đoạn bài Chú cừu nhỏ của bạn Ma-ry. GV hướng dẫn HS thực hiện theo các bước sau: 
+ GV cho HS đọc (hát) nốt và vỗ phách để HS nắm được gai điệu. + GV cho HS ôn lại cách bấm 3 nốt Son, La, Si. 
+ GV có thể hướng dẫn HS thực hiện ô nhịp 1, 2 tiếp theo thực hiện ô nhịp 3, 4 rồi ghép cả bài. 
– GV lưu ý cho HS ngân đủ trường độ nốt nhạc (nốt trắng, nốt tròn) và thực hiện ở tốc độ chậm, sau đó mới nâng dần tốc độ. GV bắt nhịp cho HS cùng thực hiện. 
– HS thực hiện ở các hình thức: tập thể, nhóm hoặc cá nhân. 
– Luyện gam đi lên với kĩ thuật luồn ngón 1: 
+ GV cho HS quan sát hình kèn phím và nhận biết vị trí từ nốt c1 đến nốt c2 trên kèn phím cùng với vị trí số ngón tay trên các nốt đó. 
+ GV hướng dẫn kĩ thuật luồn ngón trên phím: Bàn tay để khum tròn, đàn lần lượt nốt Đô ngón 1; nốt Rê ngón 2; nốt Mi ngón 3 sau đó luồn ngón 1 vào trong bàn tay và đặt ngón 1 vào nốt Pha, chuyển vị trí bàn tay lên các nốt cao hơn và thực hiện lần lượt các nốt tiếp theo. 
+ GV cho HS thực hiện 2 – 3 lần ở tốc độ chậm. 
– Bài luyện tập: 
+ GV cho HS đọc tên nốt, sau đó cho HS hát nốt và vỗ phách (thực hiện 2 – 3 lần). 
+ GV làm mẫu và hướng dẫn HS thực hiện nét nhạc trên kèn phím. GV lưu ý chỗ thực hiện kĩ thuật luồn ngón ở nốt Mi ngón 3 và nốt Pha ngón 1. 
+ HS thực hiện từ 2 – 3 lần ở tốc độ vừa phải theo sự bắt nhịp của GV. 
+ GV có thể đệm đàn cho HS thực hiện nét giai điệu. 
+ HS thực hiện theo các hình thức: tập thể, nhóm hoặc cá nhân,...
(3’)
– Tổng kết nhận xét tiết học
GV tổng kết, đánh giá và khen ngợi HS cố gắng, tích cực học tập. Khuyến khích HS về nhà chia sẻ những cảm xúc sau khi thực hiện nhạc cụ gõ, ri-coóc-đơ hoặc kèn phím cho bạn bè hoặc người thân nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
TIẾT 7
ÔN NHẠC CỤ: 
 NHẠC CỤ THỂ HIỆN TIẾT TẤU VÀ 
 NHẠC CỤ THỂ HIỆN GIAI ĐIỆU 
THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC:
 ĐÀN NHỊ
* Yêu cầu cần đạt
– Thực hiện được hình tiết tấu kết hợp gõ đệm cho bài hát Lí đất giồng. 
– Thực hiện được mẫu âm trên ri-coóc-đơ hoặc nét giai điệu trong trích đoạn bài Quê hương tươi đẹp trên kèn phím. 
– Nhận biết được hình dáng và cấu tạo của đàn nhị. Biết cảm thụ về âm sắc và tính chất 
của tác phẩm khi nghe đàn nhị độc tấu bài Tình quê hương của nhạc sĩ Thao Giang. 
Thời gian
Tiến trình bài dạy
Hoạt động cu...̣t động của GV và HS
(3’)

1. Mở đầu
* khởi động theo clip nhạc vui nhônk

-Hs khởi động theo clip
– GV nhận xét, tuyên dương HS và dẫn dắt vào bài học
(10’)

2. Vận dụng– trải nghiệm
* Lựa chọn và thể hiện một trong hai nhạc cụ sau
a) Hòa tấu ri–coóc–đơ
– Hòa tấu Chú cừu nhỏ của bạn Ma–ry
– Hòa tấu ri–coóc–đơ
b) Hòa tấu kèn phím
* Hòa tấu các nhạc cụ gõ đệm cho bài hát Lí đất giồng
* Vận dụng kiến thức đã học của nhạc cụ ri-coóc-đơ để hoà tấu, GV có thể lựa chọn 1 trong 2 mức độ sau cho phù hợp với khả năng của HS: 
– Mức độ 1: HS thực hiện bài Chú cừu nhỏ của bạn Ma-ry. 
+ GV cho HS ôn lại bài Chú cừu nhỏ của bạn Ma-ry cùng với nhạc đệm 1–2 lần. 
+ GV có thể cho HS hoà tấu cùng với nhạc cụ gõ bằng hình thức chia 2 nhóm: nhóm 1 ri-coóc-đơ; nhóm 2 gõ đệm nhạc cụ trai-en-gô. 
+ GV cho HS biểu diễn trước lớp các hình thức chia nhóm, cặp đôi... 
– Mức độ 2: HS thực hiện hoà tấu 2 bè ri-coóc-đơ trong SGK (trang 20). 
GV chia 2 nhóm: nhóm 1 thực hiện bè ri-coóc-đơ 1 ở bè 1; nhóm 2 thực hiện bè ri-coóc-đơ 2 ở bè 2, HS thực hiện như sau: 
+ GV hướng dẫn lần lượt từng nhóm đọc nốt và vỗ phách sau đó thực hiện trên nhạc cụ ri-coóc-đơ 2–3 lần ở tốc độ vừa phải. 
+ GV bắt nhịp cho 2 nhóm cùng thực hiện, GV lưu ý cho HS khi hoà tấu 2 bè cần lắng nghe âm thanh ở 2 bè (ri-coóc-đơ 2 cần chơi với âm thanh vừa phải, nhỏ hơn ri-coóc-đơ 1) để có sự phối hợp hài hoà và đúng nhịp. 
+ GV có thể dùng nhạc beat để đệm cho 2 bè hoà tấu. 
+ GV viên có thể cho HS thực hiện và biểu diễn trước lớp ở các hình thức chia nhóm, cặp đôi,... 
– GV có thể chia 2 nhóm: nhóm 1 thực hiện bè kèn phím 1; nhóm 2 thực hiện bè kèn phím 2. 
+ Nhóm kèn phím 1 là giai điệu HS đã được học nên HS ôn lại 2–3 lần. 
+ Nhóm kèn phím 2: Đây là nét nhạc mới GV cho HS đọc nốt và vỗ phách sau đó thực hiện trên kèn phím từ 2 – 3 lần ở tốc độ vừa phải. 
– GV bắt nhịp cho 2 nhóm cùng thực hiện, GV lưu ý cho HS khi hoà tấu 2 bè cần lắng nghe nhau. Kèn phím 2 âm thanh cần nhỏ hơn kèn phím 1 để có sự phối hợp hài hoà và đúng nhịp. 
– GV có thể dùng nhạc beat để đệm cho 2 bè hoà tấu. 
– GV cho HS thực hiện và biểu diễn trước lớp ở các hình thức chia nhóm, cặp đôi,... 
GV chia lớp thành 2 nhóm: nhóm 1 chơi nhạc cụ song loan; nhóm 2 chơi nhạc cụ trống con. 
– Nhóm 1 nhạc cụ song loan: HS ôn lại cách gõ hình tiết tấu và gõ đệm cho bài hát đã có ở nội dung nhạc cụ, HS thực hiện 2–3 lần. 
– Nhóm 2 nhạc cụ trống con: GV hướng dẫn HS hát và gõ theo nhịp của bài hát và thực hiện 2–3 lần. 
– GV bắt nhịp cho 2 nhóm hát kết hợp gõ đệm. HS có thể biểu diễn trước lớp ở các hình thức chia nhóm, cặp đôi,...
(10’)

* Giới thiệu một nhạc cụ dân tộc ở địa phương mà em biết qua các hình ảnh hoặc hình thức khác

– GV có thể gợi ý và hướng dẫn HS sưu tầm các nhạc cụ ở địa phương. 
– GV hướng dẫn HS trình bày nhạc cụ sưu tầm được về hình dáng, mầu sắc, âm thanh,... 
– Nhạc cụ HS sưu tầm được có thể áp dụng vào gõ đệm bài hát đã học hoặc thực hiện 1 giai điệu mà HS biết,... mắc bằng lông đuôi ngựa.) 
– GV khái quát lại những nét cơ bản về đàn nhị.
(3’)
– Tổng kết nhận xét tiết học
GV tổng kết, đánh giá và khen ngợi HS cố gắng, tích cực học tập. Khuyến khích HS về nhà chia sẻ những cảm xúc sau khi thực hiện nhạc cụ gõ, ri-coóc-đơ hoặc kèn phím cho bạn bè hoặc người thân nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
CHỦ ĐỀ 3: BAY VÀO TƯƠNG LAI
– Lí thuyết âm nhạc: Nhịp 2/4
– Đọc nhạc: Bài số 2
– Hát: Bay vào tương lai
– Nghe nhạc: Đường đến trường vui lắm!
– Vận dụng – Sáng tạo
I. MỤC TIÊU
* Năng lực âm nhạc
– Biết nhịp 2/4 gồm có 2 phách: phách thứ nhất là phách mạnh, phách thứ hai là phách nhẹ. Biết vận dụng lí thuyết vào thực hành đọc bài đọc nhạc số 2. 
– Biết phối hợp cùng nhóm bạn khi tham gia biểu diễn bài hát Bay vào tương lai, kết ...6 của bài đọc nhạc.
– GV giới thiệu hình nốt nhạc mới: Nốt đen chấm dôi. So sánh trường độ với 2 hình nốt đã học là nốt đen và nốt móc đơn.
– GV cho HS thực hành đọc âm tiết tấu (đơn – đơn – đen – đơn – đen – đơn – trắng) kết hợp vỗ tay theo phách. Khi thuần thục, kết hợp gõ đệm. Khuyến khích các HS có khả năng tự gõ đệm theo
2 câu tiết tấu của bài đọc nhạc.
– GV yêu cầu HS nhận biết tên các nốt trong câu 1, sau đó lấy âm chủ trên đàn và chỉ cao độ các nốt trên từng câu của bài đọc nhạc, dẫn dắt để HS đọc cao độ và ghép với hình tiết tấu của từng nhịp, nối các nhịp của từng câu & nối các câu của bài đọc nhạc.
– HS thực hiện theo các hình thức cá nhân/ nhóm/ tổ; và nhận xét bạn/ nhóm bạn sau mỗi hoạt động.
– GV nhận xét, tuyên dương và sửa cho HS (nếu cần).
– GV đàn/ mở file mp3 và hướng dẫn HS đọc theo nhạc đệm.
– HS thực hành theo nhiều hình thức tổ/ nhóm/ cá nhân: Tổ 1 và 2 đọc nhạc. Tổ 3 vỗ tay theo phách. Tổ 4 có thể gõ đệm (bằng bút chì) theo phách.
– HS thực hành đọc nhạc luân phiên giữa các nhóm/ tổ.
– GV nhận xét, tuyên dương và sửa cho HS (nếu cần).
– GV yêu cầu HS quan sát và hướng dẫn HS đọc nhạc kết hợp vỗ tay theo phách (mạnh – nhẹ).
– Khuyến khích HS sử dụng nhạc cụ để gõ đệm.
– HS tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng về mức độ thể hiện các nội dung về lí thuyết và đọc nhạc.
(3’)

* Tổng kết và nhận xét tiết học
– GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS cố gắng, tích cực học tập. Khuyến khích HS chia sẻ những cảm xúc sau khi học bài hát Lí đất giồng.
– GV dặn dò HS chuẩn bị nội dung cho tiết học tiếp theo.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
Tiết 10: ÔN ĐỌC NHẠC: BÀI SỐ 2
HÁT: BAY VÀO TƯƠNG LAI
Yêu cầu cần đạt:
– Đọc đúng cao độ, trường độ bài đọc nhạc số 2. Biết kết hợp vỗ tay theo phách.
– Nhớ được tên bài hát, tên tác giả.
Thời gian
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

MỞ ĐẦU
(3’)
* Vận động theo nhịp điệu 
– GV lựa chọn một vài bài hát thiếu nhi viết ở nhịp 2/4 cho HS nghe và vận động theo nhịp điệu nhằm tạo không khí vui tươi cho lớp học.
– HS nghe và vận động theo hướng dẫn của GV. HS thực hành bằng nhiều hình thức cá nhân/ nhóm/ tổ.
– HS chia sẻ với các bạn trong tổ / nhóm về những hoạt động của trường, lớp mình để chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11.
(8’)
LUYỆN TẬP – THỰC HÀNH

 1. Ôn đọc nhạc: Bài số 2
– Nghe giai điệu.
– Đọc với nhạc đệm.
– Đọc bài đọc nhạc kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách. 
– Đọc nhạc kết hợp vận động cơ thể.
+ Cách thứ nhất:
+ Cách thứ hai:
– GV đàn/ mở file mp3 để HS nghe lại giai điệu và yêu cầu HS đọc nhẩm lại bài đọc nhạc và vỗ tay (tuỳ theo thực tế).
– GV hướng dẫn HS ôn bài đọc nhạc kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách. Nhóm 1: đọc nhạc; Nhóm 2: vỗ tay đệm.
– Đổi luân phiên giữa 2 nhóm.
– Cả lớp thực hành đọc nhạc kết hợp gõ đệm.
– GV yêu cầu 1 tổ đọc nhạc kết hợp gõ đệm trước lớp.
– GV hướng dẫn HS đọc nhạc kết hợp vận động cơ thể (có thể lựa chọn một trong hai cách). Hoặc linh hoạt thay đổi các động tác vận động phù hợp, sao cho lớp học sôi động.
– Nhóm 1: đọc nhạc; Nhóm 2: vận động cơ thể. Sau đó đổi luân phiên.
– GV khuyến khích các nhóm sáng tạo các động tác vận động mới.
– Các nhóm luân phiên luyện tập. GV nhận xét và sửa sai (nếu có).
 – GV chia lớp thành 3 nhóm. Nhóm 1: đọc nhạc; Nhóm 2: gõ đệm theo phách; Nhóm 3: vận động cơ thể. Nếu còn thời gian GV có thể cho đổi luân phiên giữa các nhóm.
– HS thực hiện theo nhiều hình thức: nhóm/ tổ/ cá nhân; khuyến khích sáng tạo động tác vận động khi đọc nhạc.
– Trong quá trình ôn đọc nhạc, những HS chưa thể hiện đúng yêu cầu nội dung bài học, GV động viên, nhắc nhở để HS thực hiện tốt hơn ở tiết học sau. 

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
(15’)
 2. Hát Bay vào tương lai
 – Tìm hiểu bài hát:
Bài hát Bay vào tương lai của nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên. Với nét nhạc vui tươi, trong sáng, nhạc sĩ đã vẽ lên một bức tranh thật đẹp về tình bạn tuổi thơ. Hồn nhiên như những cánh chim, sải cánh bay vào tương lai.
* Khởi động giọng
* Tập hát
* Hát kết hợp gõ đệm
– GV thông qua một số bài hát có cùng chủ đề như: Mái trường nơi học bao điều hay; Thầy cô là tất cả; Chắp cánh ước mơ; để dẫn dắt vào bài hát sắp học. Hoặc GV có thể đưa ra các câu hỏi về niềm vui, ước mơ của các em HS khi tới trường.
– HS nghe GV hát mẫu, nghe ... quan sát một trích đoạn video bài hát nhịp 2/4 viết về chủ đề Bay vào tương lai. Sau đó, HS nêu cảm nhận và trả lời câu hỏi của GV.
Bài hát vừa nghe gợi cho các em nhớ đến bài hát nào mới học? Tác giả của bài hát là ai?
– GV gợi ý cho HS kể tên một vài bài hát khác có cùng chủ đề với bài hát Bay vào tương lai.
– GV nhận xét, tuyên dương HS và liên kết giới thiệu vào bài học.
(15’)
LUYỆN TẬP – THỰC HÀNH

1. Ôn bài hát: Bay vào tương lai
* Hát nối tiếp theo nhóm 
* Hát kết hợp phụ hoạ
– HS nghe mp3 và hát thầm.
– HS hát đồng ca 1 lần.
– GV chia lớp thành hai nhóm (nam và nữ) hát nối tiếp. Mỗi nhóm hát một câu, đến câu hát “Bay đi vào tương lai ” cho đến hết bài, cả lớp cùng hát. Sau đó, đổi câu hát giữa hai nhóm. GV có thể đưa ra câu hỏi đan xen trong quá trình ôn bài hát như: Em hãy chia sẻ cảm nhận của mình về ý nghĩa nội dung lời ca của bài hát. Trong bài hát, em thích nhất câu hát nào? Hãy hát lại câu hát đó.
– Các tổ/ nhóm luân phiên luyện tập, GV kết hợp đánh giá kết quả học tập của HS.
– HS hát đồng ca kết hợp vỗ tay theo nhịp.
– GV yêu cầu HS hát theo nhạc đệm và thể hiện được sắc thái bài hát Bay vào tương lai.
– Các tổ/ nhóm luân phiên luyện tập, GV kết hợp đánh giá kết quả học tập của HS.
– GV hướng dẫn HS hát kết hợp vận động cơ thể một cách nhẹ nhàng, linh hoạt, tuỳ theo khả năng của HS.
– GV mở file mp3/ mp4 cho HS vận động theo nhạc. Khuyến khích HS thể hiện cảm xúc khi hát, tương tác với GV và các bạn theo cách của mình. 
– GV khuyến khích HS tự sáng tạo động tác theo mong muốn và chia sẻ với các bạn. 
– GV mời cá nhân hoặc một nhóm HS thực hiện trước lớp. Khen ngợi, động viên nhóm/ cá nhân có ý tưởng sáng tạo.
– Từng nhóm HS lên biểu diễn trước lớp, HS quan sát và nêu cảm nhận của mình. HS tự nhận xét/ GV nhận xét HS. Tuỳ theo khả năng của HS, GV cho các em hát kết hợp nhảy theo nhóm. 
(7’)
VẬN DỤNG – TRẢI NGHIỆM

* Hát kết hợp nhảy theo nhóm
– Tuỳ theo khả năng của HS, GV có thể linh hoạt tổ chức lớp học với nhiều hình thức vận động để gây được hứng thú học tập cho HS.
– Khuyến khích HS hát và nhảy theo tổ/ nhóm/ cá nhân. Nhóm nam/ nhóm nữ/ nhóm hỗn hợp cả nam và nữ. GV có thể chọn riêng một nhóm hát (hoặc mở file âm thanh). GV khen ngợi và động viên kịp thời sau mỗi phần biểu diễn. 
(8’)
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

 2.Nghe nhạc: Đường đến trường vui lắm!
Nghe, cảm nhận và vận động theo nhịp điệu của bài hát:
– GV cho HS nghe bài hát 2 lần qua file mp3/ mp4.
– HS chia sẻ cảm nhận sau khi nghe. GV khuyến khích để HS tham gia học tập hào hứng, sôi nổi, tự tin phát biểu ý kiến nhận xét của mình.
 – GV có thể đặt một vài câu hỏi sau khi HS nghe xong để giúp HS cảm thụ tác phẩm đầy đủ hơn: 
Nhịp điệu bài hát nhanh hay chậm?
Giai điệu bài hát được thể hiện như thế nào? Theo em, bài hát này có được viết ở nhịp 2/4 không?
Những ca từ nào trong bài đã mang đến cho em nhiều cảm xúc nhất? Em cần làm gì để bày tỏ lòng biết ơn của em với các thầy, cô?
– GV đàn và hát diễn cảm hoặc cho HS nghe lại lần 3. GV giao lưu với HS qua động tác, nét mặt, cảm xúc. Khuyến khích HS biểu cảm bằng cách đung đưa người nhẹ nhàng theo nhịp điệu của bài hát. Động viên HS thực hiện các động tác phụ hoạ theo ý thích khi nghe hát. Đoạn đầu HS nghe hát và vận động phụ hoạ, từ câu hát “Cầu vồng sáng lung linh ” các em có thể hoà giọng hát theo.
– HS quan sát file âm thanh hoặc mp4 kết hợp vận động theo bài hát Đường đến trường vui lắm!
– GV nhận xét, tuyên dương và bổ sung cho HS (nếu cần). GV quan tâm đều tới các đối tượng HS trong lớp học.
(5’)
Thảo luận nhóm, làm phiếu bài tập:
GV yêu cầu các nhóm HS viết từ 3 – 5 dòng, nêu cảm nhận của nhóm mình sau khi nghe bài hát Đường đến trường vui lắm!
 – GV phát phiếu và hướng dẫn HS chia nhóm thảo luận, thực hành trên phiếu bài tập.
– Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
– GV yêu cầu HS nhận xét nhóm bạn sau hoạt động.
– GV nhận xét và tuyên dương nhóm hoàn thành tốt.
(3’)
Tổng kết và đánh giá tiết học:
– GV yêu cầu HS đánh giá và đánh giá đồng đẳng về mức độ thể hiện bài hát: HS đã tự tin khi thể hiện bài hát chưa? Đã hát đúng giai điệu và lời ca của bài hát chưa? Còn chỗ nào chưa thể hiện được?
– GV đánh giá HS hoàn thành mục tiêu nghe nhạc và cho HS chia sẻ cảm xúc của mình về bài nghe.
– GV khen ngợi, động viên HS thực hiện đúng các nội dung và khuyến khích HS về nhà chia sẻ bài hát Bay vào tương lai cho người thân và bạn bè.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
............................................................................................................................ Giáo viên
– SGV Âm nhạc 5, đàn phím điện tử, bài giảng điện tử, loa bluetooth, file mp3/ mp4, nhạc đệm/ nhạc cụ theo điều kiện của địa phương.
– File hình ảnh về khung cảnh sân trường có các nhóm HS đang vui chơi hoặc hình ảnh trang đầu của chủ đề ở SGK.
2. Học sinh
– SGK Âm nhạc 5. 
– Nhạc cụ thể hiện tiết tấu hoặc nhạc cụ thể hiện tiết tấu tự tạo, nhạc cụ giai điệu phù hợp với điều kiện địa phương.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TIẾT 13:
HÁT: DUYÊN DÁNG MÙA XUÂN
Yêu cầu cần đạt:
– HS nhớ tên bài hát và tên tác giả; bước đầu hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái; biết điều chỉnh giọng hát để tạo nên sự nhịp nhàng, duyên dáng, bay bổng khi thể hiện hai đoạn của bài hát ở hình thức tốp ca, song ca,
– Biết hát với nhạc đệm kết hợp vỗ tay theo nhịp hoặc vận động cơ thể; hoặc gõ đệm ở hình thức cá nhân hoặc phối hợp với nhóm.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Thời gian
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
(3’)
MỞ ĐẦU

GV tổ chức khởi động qua: 
– Ai nhanh hơn
Yêu cầu: HS nhận biết tên nhạc cụ sau khi nghe sẽ nói tên nhạc cụ và hát lại được bằng âm “la” nét giai điệu hoặc vỗ tay hình tiết tấu (nếu có nét giai điệu hoặc tiết tấu do nhạc cụ thể hiện).
– Hoặc GV tổ chức cho HS một số trò chơi dân gian có liên quan đến âm nhạc như: cho HS kể tên một số nhạc cụ dân tộc của Việt Nam hoặc của địa phương;

– GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhanh hơn.
– GV mở file học liệu kết hợp với trình chiếu dòng nhạc/ hình tiết tấu trên PowerPoint hoặc thể hiện các nét giai điệu/ hình tiết tấu trên nhạc cụ, HS nghe và trả lời nhanh theo yêu cầu.
– GV và HS cùng nhận xét; GV động viên, khen ngợi và dẫn dắt vào bài.
(10’)
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

– Tìm hiểu bài hát:
Bài hát gồm hai đoạn, GV cùng HS chia câu đoạn 1 của bài hát:
– Câu hát 1: Mùa xuân hát ca,  tiếng em cười.
– Câu hát 2: Vườn xuân hát ca,  đón xuân về.
– Câu hát 3: Ôi! Chim én  nắng vàng mê say.
– Câu hát 4: Xuân xuân đến  khắp muôn nhà. 
Tương tự cách chia câu như trên HS nhận biết 4 câu đoạn 2 của bài hát.
Thông tin cho GV: Bài hát Duyên dáng mùa xuân viết ở nhịp 3/4, với tốc độ vừa phải, giai điệu nhịp nhàng, bay bổng; lời ca giàu hình ảnh khắc hoạ cảnh đẹp của mùa xuân với những sắc hoa rực rỡ, những cánh chim én bay và các em thiếu nhi cùng vui múa hát hân hoan chào đón mùa xuân về, 
– Khởi động giọng.
– Tập hát.
 
– GV trình chiếu bản nhạc và hỏi HS: Các em có nhớ tên bài hát nào của nhạc sĩ Lê Vinh Phúc đã học ở môn Âm nhạc lớp 4 không? Hãy nêu những thông tin em biết về nhạc sĩ Lê Vinh Phúc.
– GV chốt các thông tin: Nhạc sĩ Lê Vinh Phúc sinh năm 1962 tại Quảng Ngãi và là hội viên Hội Nhạc sĩ Thành phố Hồ Chí Minh. Nhạc sĩ đã có những sáng tác cho lứa tuổi thiếu nhi được nhiều HS yêu thích; có thể kể đến một vài ca khúc như: Chuông gió leng keng, Duyên dáng mùa xuân, Hè về mưa rơi, Cô bé mùa xuân, Chủ nhật của bé, Mùa xuân quê hương,
– GV hát mẫu bài hát hoặc cho HS nghe qua file mp3/ mp4 (2 lần).
– GV đặt câu hỏi: Em cảm nhận giai điệu của bài hát như thế nào? Lời ca của bài hát nói về những hình ảnh gì? Các loài hoa được nhắc đến trong bài hát đặc trưng của các vùng miền nào và có ở địa phương em không?
– HS trả lời.
– GV mời HS khác nhận xét, GV chốt các ý kiến và chuyển tiếp hoạt động.
– GV cho HS khởi động giọng.
– GV đàn từng câu giai điệu để HS hát theo hoặc hướng dẫn HS hát theo từng câu lời ca. Cần lưu ý hướng dẫn/ sửa sai/ nhắc HS hát một số ca từ có dấu nối và sau đó là dấu lặng như: “ca”, “qua”, Hát liền giọng các ca từ có dấu luyến và nối như: “mê say” thể hiện sắc thái hát nhấn vào các lời ca ở phách mạnh. 
– GV tổ chức cho HS tập hát lần lượt từng câu, ghép các câu và hoàn thiện với hình thức tập thể/ nhóm/ cặp đôi và cá nhân kết hợp nhạc đệm và vỗ tay theo nhịp.
– GV lưu ý nhắc HS hát với âm lượng vừa phải nhưng hát nhấn vào các phách mạnh để thể hiện sự mượt mà, bay bổng của giai điệu. Chú ý sửa sai về cao độ/ tiết tấu (nếu có).
– GV đặt câu hỏi: Em cảm nhận như thế nào về giai điệu và lời ca trong bài hát Duyên dáng mùa xuân? Nhịp điệu của bài hát giống với những bài hát nào em đã được học hay được nghe? Có thể hát 1 – 2 câu HS trả lời; GV nhận xét và khen ngợi HS.
(10’)
LUYỆN TẬP – THỰC HÀNH

– Luyện tập 
GV tổ chức cho HS luyện tập với các hình thức và mức độ năng lực:
+ Hát kết hợp lĩnh xướng và hoà giọng 
 
– GV tổ chức cho HS luyện tập: GV phân hoá HS theo nhóm, hỗ trợ trong luyện tập. Lưu ý, giao nhiệm vụ phù hợp với nhóm HS hạn chế về giọng hát, nhóm HS có giọng hát tốt và nhắc nhở HS hát chính xác, nhịp nhàng các quãng nhảy như: Thềm xuân hát ca Þ Mi – Son – Đô – Si; Mùa xuân bước qua Þ Rê – Pha – La – Son; Nắng vàng mê say Þ Đô – La – Đô – Rê;
– GV yêu cầu HS tự nhận xét, sửa sai; tiếp theo GV sửa sai cho HS.
GV đặt câu hỏi và gợi ý (nếu cần) để HS trả lời: Theo em, khi hát đoạn 1 và đoạn 2 của bài hát cần thể hiện cách hát về sắc thái, âm lượng giọng, cách phát âm các ca từ như thế nào để thể hiện được tính chất mượt mà, bay bổng của giai điệu?
– GV nhận xét, khen ngợi và...thế cánh tay, cổ tay và đặt ngón nhẹ nhàng xuống bàn phím kết hợp thổi đều để tạo được âm thanh tròn tiếng, đẹp.
Lưu ý: HS thực hiện đúng tiết tấu nốt đen, nốt trắng và dấu lặng.
(10’)
 VẬN DỤNG – TRẢI NGHIỆM

* Nhạc cụ thể hiện tiết tấu:
HS gõ đệm cho bài hát Duyên dáng mùa xuân:
* Nhạc cụ thể hiện giai điệu:
HS thể hiện các mẫu luyện âm trên ri-coóc-đơ hoặc kèn phím.
GV tổ chức cho từng nhóm hát và gõ đệm bài Duyên dáng mùa xuân. GV nhắc HS thể hiện đúng theo tính nhịp nhàng, bay bổng của bài hát.
GV tổ chức các nhóm HS thể hiện nối tiếp các mẫu luyện âm (với ri-coóc-đơ hoặc kèn phím) kết hợp đọc các nét giai điệu. 
GV khuyến khích HS thể hiện theo cách của mình.
(3’)
Đánh giá và tổng kết tiết học:
– GV yêu cầu HS đánh giá và đánh giá đồng đẳng về mức độ thể hiện nội dung nhạc cụ: HS đã tự tin khi gõ đệm nhạc cụ cho bài hát hoặc đã tự tin khi thể hiện mẫu âm trên kèn phím/ ri-coóc-đơ hay chưa. Còn chỗ nào chưa thực hiện được. 
– GV nhắc nhở hoặc thực hành mẫu các chỗ HS còn chưa chính xác (nếu cần) hoặc mời HS đã thực hành đúng lên thể hiện cho các bạn cùng nghe và xem; GV khen ngợi, động viên HS thực hiện đúng các nội dung và khuyến khích HS về nhà luyện tập thêm nhạc cụ giai điệu hoặc hát kết hợp gõ đệm nhạc cụ.
 
TIẾT 15
THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: 
CÂU CHUYỆN VỀ BẢN XÔ-NÁT ÁNH TRĂNG
ÔN NHẠC CỤ:
Yêu cầu cần đạt:
– Hiểu được ý nghĩa nội dung và xuất xứ ra đời của bản xô-nát Ánh trăng; cảm thụ được vẻ đẹp của giai điệu âm nhạc trong việc khắc hoạ hình tượng âm nhạc.
– Thể hiện hoạt động hát và gõ đệm nhịp nhàng theo nhịp điệu bài hát Duyên dáng mùa xuân. Thể hiện đúng gam Đô trưởng và mẫu luyện âm trên kèn phím hoặc thổi đúng nốt Đô 2 và các mẫu luyện âm với ri-coóc-đơ.
Thời gian
 TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
(3’)
 MỞ ĐẦU

GV đưa ra câu hỏi về hình ảnh/ các nhân vật trong bài hát (tác phẩm âm nhạc) HS đã biết để đàm thoại dẫn dắt vào bài học.
GV đàm thoại và gợi mở về các hình tượng âm nhạc qua các âm thanh trong câu chuyện Khu rừng kì diệu (SGK Âm nhạc 1); Hình tượng chú voi con trong bài hát Chú voi con ở bản Đôn (SGK Âm nhạc 2; Cá heo với âm nhạc (SGK Âm nhạc 3); Hình tượng âm nhạc qua Câu chuyện Pi-tơ và chó sói (SGK Âm nhạc 4) để dẫn dắt vào Câu chuyện về bản xô-nát Ánh trăng của L.V. Beethoven.
(10’)
 HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

1. Thường thức âm nhạc: Câu chuyện về bản xô-nát Ánh trăng
* Tìm hiểu nội dung câu chuyện 
* Nghe trích đoạn chương 1 bản xô-nát Ánh trăng
* Tìm hiểu nội dung câu chuyện
 – GV cho HS đọc SGK (tr.34 – 35) và trả lời các câu hỏi: Bét-tô-ven là ai? Bản xô-nát Ánh trăng được sáng tác trong bối cảnh nào? Em có cảm nhận như thế nào sau khi hiểu được nội dung câu chuyện?
 – GV gợi ý để HS trả lời. Đặc biệt, mỗi HS có sự cảm nhận và hiểu được nội dung câu chuyện theo hiểu biết của riêng mình.
– GV cho HS nghe qua file mp3/ mp4 (2 – 3 lần); gợi mở, định hướng cảm xúc cho HS khi các âm hình rải ở tay trái, cùng nét giai điệu của chủ đề ở bè tay phải với tốc độ chậm rãi như miêu tả ánh trăng lung linh trên bầu trời dần dần chiếu rọi qua của sổ và tràn ngập vào căn phòng Sau đó đặt câu hỏi yêu cầu HS: Nêu cảm nhận về giai điệu âm thanh của trích đoạn bản xô-nát Ánh trăng.
– HS cảm nhận, bày tỏ suy nghĩ riêng của mình. GV khích lệ HS nêu cảm xúc sau khi nghe nhạc, tưởng tượng tới điều gì khác nữa
(10)
LUYỆN TẬP – THỰC HÀNH

2. Ôn nhạc cụ
a) Nhạc cụ thể hiện tiết tấu
– GV giao nhiệm vụ, quan sát HS điều hành các nhóm, cặp đôi hoặc cá nhân gõ đệm nhạc cụ cho bài hát Duyên dáng mùa xuân trong SGK (tr.32). 
– HS tự nhận xét và sửa sai cho nhau (nếu có thể); GV nhận xét và hỗ trợ HS sửa sai/ nhắc HS hát và gõ đệm nhịp nhàng, thể hiện đúng sắc thái và biểu cảm khi trình bày bài hát.

b) Nhạc cụ thể hiện giai điệu
– Ri-coóc-đơ:
Thực hành thổi nốt Đô 2:
 Luyện tập trích đoạn bài: Đàn gà con (nhạc Pháp).
– Kèn phím:
Luyện gam Cdur đi lên với kĩ thuật luồn ngón 1 trong SGK (tr.33):
Luyện tập bài: Noel đầu tiên 
– GV tổ chức cho các nhóm, cặp đôi, cá nhân thể hiện mẫu luyện âm của một trong hai nhạc cụ giai điệu được học.
– GV và HS cùng nhận xét, GV động viên và khích lệ HS. GV sửa sai cho HS (nếu có).
(3’)
Đánh giá và tổng kết tiết học: 
– GV yêu cầu HS đánh giá về mức độ ghi nhớ nội dung câu chuyện.
– Khích lệ HS có thể chia sẻ thêm cảm nhận của mình. Khuyến khích HS về nhà chia sẻ nội dung câu chuyện và những điều thú vị về bài học cho người thân cùng nghe.
– HS đánh giá và đánh giá đồng đẳng về mình đã thực hiện gõ đệm đúng và nhịp nhàng bài hát Duyên dáng mùa xuân như thế nào. HS nhận xét mình đã thực hiện nội dung nhạc cụ giai điệu ở mức độ chủ động, tự tin hay còn gặp khó khăn gì. GV hỗ trợ và nhắc nhở HS luyện tập thêm (nếu cần).
– GV khuyến khích HS sáng tạo trong cách thể hiện nhạc cụ thể hiện tiết tấu kết hợp với hát, hoặc thể hiện nhạc cụ giai điệu các nội dung đã được học cho người thân cùng nghe.

TIẾT 16
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG – SÁNG TẠO
Yêu cầu cần đạt:
– Nhạc cụ thể hiện tiết tấu: HS gõ hoà tấu nhạc cụ hình tiết tấu, biết phối hợp... theo hình thức tự chọn.
- GV cho HS thời gian 2 phút chuẩn bị lời giới thiệu.
- GV nhận xét HS và sửa sai (nếu có).
- GV: Tuyên dương các em có tinh thần học tập tốt, cần phát huy trong các giờ học sau, dặn dò các em về nhà xem lại bài và chuẩn bị sách vở cho các giờ học ngày hôm sau.
- HS trả lời
- HS tự giới thiệu và thể hiện bài hát Khúc ca hè về theo hình thức tự chọn.
- HS nhận xét bạn
- HS nghe nhận xét
- HS lắng nghe và ghi nhớ lời cô.

TIẾT 18
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 1
Ôn tập học kì 1: Ôn đọc nhạc, ôn nhạc cụ, 
ôn thường thức âm nhạc, ôn nghe nhạc
Yêu cầu cần đạt:
– HS nắm được các nội dung ôn tập.
– Các nhóm HS thực hiện được các nội dung ôn tập cuối học kì 1 do GV đề ra.
NỘI DUNG
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động

- GV trình chiều cho HS khởi động theo bài nhạc vui đã chuẩn bị
- GV nhận xét và liên hệ vào bài mới. 
-HS Khởi động 
- HS lắng nghe 
2. Ôn tập đọc nhạc

Ôn tập đọc nhạc
- GV điều khiển, nhận xét, sửa sai
3
- GV và HS cùng nhận xét, GV động viên và khích lệ HS. GV sửa sai cho HS (nếu có).
-Hs đọc cao độ
-Hs luyện tiết tấu
-Hs đọc từng bài đọc nhạc kết hợp gõ đệm
-Hs đọc nhạc kết hợp kí hiệu bàn tay
-Hs các tổ nhóm biểu diễn theo tự chọn
- HS lắng nghe
3.Ôn tập nhạc cụ
-Gv gợi nhớ cho HS nhắc lại 
Các bài nhạc...
-Gv nhận xét, tuyên dương
-Hs quan sát, ghi nhớ
-Hs lắng nghe
-Hs luyện tập nhạc cụ
Theo các hình thức
-HS lắng nghe
4.Ôn thường thức âm nhạc
- GV nhắc gợi cho Hs nhớ về hình thức 
biểu diễn các nhạc cụ
Xem 1 số video biểu diễn
Mô tả cách chơi các nhạc cụ
Gv nhận xét, tuyên dương
-HS lắng nghe
-HS quan sát
-Hs mô tả
-Hs ghi nhớ
5. Ôn tập nghe nhạc
- Gv cho Hs nghe lại bản nhạc
-Ghi nhớ các thông tin về bản nhạc
-Cảm nhận sau khi nghe bài nhạc
-Nghe nhạc kết hợp vận động
-Gv nhận xét, tuyên dương
-Hs ghi nhớ
Hs quan sát
-Hs trả lời
-Hs nêu cảm nhận
-Hs thực hiện
-Hs ghi nhớ
6. Vận dụng.

- Hỏi? Bài học hôm nay các em được học những nội dung nào?
- GV hướng dẫn HS giới thiệu và thể hiện bài hát Khúc ca hè về theo hình thức tự chọn.
- GV cho HS thời gian 2 phút chuẩn bị lời giới thiệu.
- GV nhận xét HS và sửa sai (nếu có).
- GV: Tuyên dương các em có tinh thần học tập tốt, cần phát huy trong các giờ học sau, dặn dò các em về nhà xem lại bài và chuẩn bị sách vở cho các giờ học ngày hôm sau.
- HS trả lời
- HS tự giới thiệu và thể hiện bài hát Khúc ca hè về theo hình thức tự chọn.
- HS nhận xét bạn
- HS nghe nhận xét
- HS lắng nghe và ghi nhớ lời cô.

CHỦ ĐỀ 5: THIÊN NHIÊN TƯƠI ĐẸP
I. MỤC TIÊU
- Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái bài Em đi giữa biển vàng. Hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm và vận động. Biết hát với các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca.
- Biết nhịp 3/4 gồm có 2 phách: phách thứ nhất là phách mạnh, hai phách sau là phách nhẹ. Biết vận dụng lí thuyết vào thực hành đọc bài đọc nhạc số 3. 
- Biết chia sẻ những cảm nhận tình cảm gắn bó, thân thiết của các bạn nhỏ với các đồ dùng học tập thông qua nghe bài hát Sách bút thân yêu ơi. 
- Thể hiện đúng trường độ bài tập tiết tấu, biết sử dụng một số nhạc cụ gõ để đệm cho bài hát, vận động theo nhịp điệu, vận động phụ hoạ, có ý tưởng sáng tạo của tổ, nhóm, cá nhân. 
II. CÁC NĂNG LỰC PHẨM CHẤT CẦN HƯỚNG TỚI
1. Phẩm chất:
- Cảm nhận và thể hiện được bài hát với tính chất nhẹ nhàng, tình cảm. 
- Biết thể hiện thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, tình cảm nhân ái với bạn bè, có ý thức trách nhiệm trong học tập và cuộc sống.
- Biết trân quý những giá trị vật chất mà người lao động làm ra.
2. Năng lực:
- Bước đầu hát đúng giai điệu, lời ca bài hát Em đi giữa biển vàng.
- Hình thành cho các em một số kĩ năng hát (lấy hơi, rõ lời, đồng đều)
- Tích cực tham gia và tương tác cùng bạn trong hoạt động nhóm, tập thể.
- Biết chia sẻ ý kiến cá nhân, đánh giá và tự đánh giá kết quả học tập. 
- Tự tin phát biểu và phối hợp với các bạn trong các hoạt động nhóm, tập thể, cặp đôi, cá nhân. Tích cực tương tác cùng nhóm bạn trong hoạt động Vận dụng – Sáng tạo.
Tiết
Kế hoạch dạy học
1
- Lý thuyết Âm Nhạc: nhịp 3/4 
- Đọc nhạc: Bài số 3
2
- Thường thức âm nhạc: Giới thiệu nhạc sĩ Bùi Đình Thảo và bài hát Sách bút thân yêu ơi.
- Ôn đọc nhạc: Bài số 3
3
- Học bài hát: Em đi giữa biển vàng 
4
- Ôn hát: Em đi giữa biển vàng
- Tổ chức hoạt động Vận dụng - Sáng tạo
TUẦN 19 
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
TIẾT 19
LÍ THUYẾT ÂM NHẠC: NHỊP 3/4
ĐỌC NHẠC: BÀI SỐ 3
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức.
- HS biết được khái niệm và cấu tạo của nhịp 3/4, cảm nhận được tính chất của nhịp 3/4 thông qua một vài bài hát thiếu nhi.
- Bước đầu đọc đúng cao độ, trường độ bài đọc nhạc số 3, biết kết hợp vỗ tay theo phách, và vận động cơ thể theo nhóm.
2. Năng lực.
- Biết hát kết hợp hình thức gõ đệm theo nhịp.
- Thể hiện chuẩn các cao độ nét nhạc trong phần khởi động.
- Có kỹ năng làm việc nhóm, tổ, cá nhân.
3. Phẩm chất.
- Biết phối hợp với các bạn trong các hoạt động nhóm, tập thể, cặp đôi, cá nhân. Tích cực tương tác cùng nhóm bạn trong hoạt động Vận dụng 

File đính kèm:

  • docgiao_an_am_nhac_lop_5_sach_ket_noi_tri_thuc_nam_hoc_2024_202.doc