KHBD Tự nhiên và Xã hội Lớp 3 Sách Cánh diều - Năm học 2022-2023

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Nêu được mối quan hệ họ hàng, nội ngoại.

- Xưng hô đúng với các thành viên trong gia đình thuộc họ nội, họ ngoại.

- Vẽ, viết hoặc cắt dán hình ảnh vào sơ đồ gia đình và họ hàng nội, ngoại theo mẫu.

- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về các thành viên và mối quan hệ trong họ hàng nội, ngoại

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Bày tỏ được tình cảm, sự gắn bó của bản thân với họ hàng nội ngoại.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

docx 261 trang Cô Giang 02/12/2024 590
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "KHBD Tự nhiên và Xã hội Lớp 3 Sách Cánh diều - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: KHBD Tự nhiên và Xã hội Lớp 3 Sách Cánh diều - Năm học 2022-2023

KHBD Tự nhiên và Xã hội Lớp 3 Sách Cánh diều - Năm học 2022-2023
TUẦN 1
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
CHỦ ĐỀ 1: GIA ĐÌNH
Bài 01: HỌ HÀNG NỘI, NGOẠI (T1) 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:
- Nêu được mối quan hệ họ hàng, nội ngoại.
- Xưng hô đúng với các thành viên trong gia đình thuộc họ nội, họ ngoại.
- Vẽ, viết hoặc cắt dán hình ảnh vào sơ đồ gia đình và họ hàng nội, ngoại theo mẫu.
- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về các thành viên và mối quan hệ trong họ hàng nội, ngoại
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Bày tỏ được tình cảm, sự gắn bó của bản thân với họ hàng nội ngoại.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV mở bài hát “Ba ngọn nến lung linh” để khởi động bài học. 
+ GV nêu câu hỏi: trong bài hát nói về những ai?
+ Tác giả bài hát đã ví ba là gì, mẹ là gì và con là gì?
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS lắng nghe bài hát.
+ Trả lời: Bài hát nói về ba, mẹ và con.
+ Trả lời: Tác giả bài hát ví ba là cây nến vàng, mẹ là cây nến xanh, con là cây nến hồng.
- HS lắng nghe.
2. Khám phá:
- Mục tiêu: 
+ Nêu được các thành viên thuộc họ nội, họ ngoại.
+ Giới thiệu được một số người thuộc họ nội và họ ngoại của em.
+ Biết cách quan sát và trình bày ý kiến của mình về các thành viên trong họ hàng nội, ngoại.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 1. Mối quan hệ họ hàng nội, ngoại. (làm việc chung cả lớp)
- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV chia sẻ bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời học sinh quan sát và trình bày kết quả.
+ Bạn An và bạn Lan đã cho xem ảnh của những ai?
+ Kể những người thuộc họ nội của bạn An và những người thuộc họ ngoại của bạn Lan?
- GV mời các HS khác nhận xét.
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
- GV chốt HĐ1 và mời HS đọc lại.
+ Ông bà bố và cá anh, chị, em ruột cùng với các con của họ là những người thuộc họ nội.
+ Ông bà mẹ và cá anh, chị, em ruột cùng với các con của họ là những người thuộc họ ngoại.

- 1 Học sinh đọc yêu cầu bài 
- Cả lớp quan sát tranh và ttrar lời 2 câu hỏi:
+ Bạn An đã cho xem ảnh của ông bà nội chụp cùng với bố và chị gái của bố.
+ Bạn Lan đã cho xem ảnh của ông bà ngoại chụp cùng với mẹ và em trai của mẹ.
+ Người thuộc họ nội của bạn An: ông bà nội, chị gái của bố (o hoặc bá) và Lan, Hoa.
+ Những người thuộc họ ngoại của bạn Lan: ông, bà, em trai của mẹ và An Bình.
- HS nhận xét ý kiến của bạn.
- Lắng nghe rút kinh nghiệm.
- 1 HS nêu lại nội dung HĐ1

Hoạt động 2. Tìm hiểu cách xưng hô bên nội, bên ngoại. (làm việc nhóm 2)
- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV chia sẻ bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời học sinh thảo luận nhóm 2, quan sát và trình bày kết quả.
+ Hãy nói về mối quan hệ giữa những người trong hình dưới đây:
. Ai là con trai, ai là con gái của ông bà?
. Ai là con dâu, ai là con rể của ông bà?
. Ai là cháu nội, ai là cháu ngoại của ông bà?
- GV mời các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét chung, tuyên 

- 1 Học sinh đọc yêu cầu bài 
- Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày:
+ Bố An là con trai, mẹ Lan là con gái của ông bà.
+ Mẹ An là con dâu, bố Lan là con rể của ông bà.
+ An Bình là cháu nội, Lan Hoa là cháu ngoại của ông bà.
- Đại diện các nhóm nhận xét.
- Lắng nghe rút kinh nghiệm.
3. Luyện tập:
- Mục tiêu: 
+ Biết cách xưng hô đúng với các thành viên trong gia đình thuộc họ nội, họ ngoại.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 3. Thực hành nêu cách xưng hô của em với những người thuộc họ nội, họ ngoại. (Làm việc nhóm 4)
- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV mời học sinh thảo luận nhóm 4, cùng trao đổi, nêu cách xưng hô của mình với những người thuộc họ nội, họ ngoại.
- Mời các nhóm trình bày.
- GV mời các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét chung, tuyên dương và bổ sung thêm một số cách xưng hô tuỳ theo địa phương.
VD: ở Miền trung vợ của chú gọi là mự (chú mự); ở miền Bắc, vợ của chú lại gọi là thím (chú thím),...

- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Học sinh chia nhóm 4, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày theo cách xưng hô của gia đình, địa phương mình.
- Các nhóm nhận xét.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
4. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đ...ình các bạn nhé!
4. Vận dụng.
- Mục tiêu: 
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh-Ai đúng”: Gv mô tả về một số người thân trong gia đình họ hàng, yêu cầu học sinh chỉ ra người đó là ai?
+ Người phụ nữ sinh ra mẹ mình là ai?
+ Người đàn ông được bà nội sinh ra sau bố mình là ai?
+ Người phụ nữ được bà ngoại sinh ra sau mẹ mình là ai?
+ Người con trai của bác trai và bác gái thì ta gọi là gì?
- GV đánh giá, nhận xét trò chơi.
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.
- HS lắng nghe luật chơi.
- Học sinh tham gia chơi:
+ Đó là bà ngoại.
+ Đó là chú.
+ Đó là dì.
+ Đó là anh họ.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

---------------------------------------------------------------------
TUẦN 2
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
CHỦ ĐỀ 1: GIA ĐÌNH
Bài 02: MỘT SỐ NGÀY KỈ NIỆM, SỰ KIỆN CỦA GIA ĐÌNH (T1) 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:
- Nêu được tên một số ngày kỉ niệm hay sự kiện quan trọng của gia đình và thông tin có liên quan đến những sự kiện đó.
- Nhận xét được sự thay đổi của gia đình theo thời gian qua một số ví dụ.
- Vẽ được đường thời gian theo thứ tự các sự kiện lớn, các mốc quan trọng đã xảy ra trong gia đình.
- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về những sự kiện quan trọng và sự thay đổi của gia đình theo thời gian.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Làm được món quà tặng người thân nhân dịp một ngày kỉ niệm, sự kiện của gia đình.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV mở bài hát “Gia đình nhỏ, hạnh phúc to” để khởi động bài học. 
+ GV nêu câu hỏi: Nụ cười của bé chính là niềm vui của ai?
+ Tác giả bài hát đã ví gia đình nhỏ là hạnh phúc như thế nào?
- GV Nhận xét, tuyên dương.
? Hãy kể về một dịp gặp mặt họ hàng mà bạn nhớ nhất?
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS lắng nghe bài hát.
+ Trả lời: Nụ cười của bé chính là niềm vui của cha.
+ Trả lời: Tác giả bài hát đã ví gia đình nhỏ là hạnh phúc rất to lớn.
- HS trả lời theo ý hiểu biết của mình.
- HS lắng nghe.
2. Khám phá:
- Mục tiêu: 
+ Nêu được tên và hoạt động diễn ra trong sự kiện của gia đình bạn Hà và bạn An.
+ Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về những sự kiện của gia đình bạn Hà và bạn An.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 1. Một số ngày kỉ niệm, sự kiện quan trọng của gia đình. (làm việc chung cả lớp)
- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV chia sẻ bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời HS quan sát và trình bày kết quả.
+ Bạn Hà và bạn An đã có những sự kiện đáng nhớ nào trong gia đình?
+ Vậy tình cảm của 2 bạn đối với những kỉ niệm đó ra sao?
- GV mời các HS khác nhận xét.
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
- GV chốt HĐ1 và mời HS đọc lại.
Trong cuộc sống của chúng ta diễn ra rất nhiều những sự kiệ, những kỉ niệm đáng nhớ. Đó chính là những kỉ niệm bên gia đình thân yêu của chúng ta.

- 1HS đọc yêu cầu bài 
- Cả lớp quan sát tranh và trả lời 2 câu hỏi:
+ Bạn Hà và bạn An đã có những sự kiện đáng nhớ chính là lễ mừng thọ bà, chuyển từ ngôi nhà cũ sang ngôi nhà mới trong gia đình.
+ Tình cảm của 2 bạn đối với những kỉ niệm: vui mừng khi được chúc thọ bà, luyến tiếc khi phải rời xa ngôi nhà cũ và vui vẻ, hào hứng khi đến với căn nhà mới.
- HS nhận xét ý kiến của bạn.
- Lắng nghe rút kinh nghiệm.
- 1 HS nêu lại nội dung HĐ1

3. Luyện tập:
- Mục tiêu: 
+ giới thiệu được một số nagyf kỉ niệm hoặc sự kiện quan trọng của gia đình em.
+ Nêu được ý nghĩa cuuar những ngày kỉ niệm hoặc sự kiện quan trọng của gia đình em
- Cách tiến hành:
Hoạt động 2. Chia sẻ về ngày Kỉ niệm hay sự kiện của gia đình em. 
... yêu cầu đề bài.
- GV mời HS thảo luận nhóm 6, cùng trao đổi, nêu những kỉ niệm của mình.
- Mời các nhóm trình bày.
- GV mời các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét chung, tuyên dương 
- GV chốt: Mỗi gia đình đều có những mốc thời gian thay đổi, có những sự thay đổi theo thời gian.
Hoạt động 3. Thực hành làm món quà tặng người thân. (Làm việc theo nhóm 4)
- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân.
?Em hãy suy nghĩ mình sẽ làm món quà gì, tặng cho ai và nhân dịp gì?
- GV yêu cầu HS cùng thảo luận nhóm 4 và hoàn thành sản phẩm.
- GV yêu cầu HS chia sẻ sản phẩm của mình.
- GV mời các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét chung, tuyên dương 
- GV mời HS đọc thông điện chú ong đưa ra.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- HS chia cặp đôi, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày những kỉ niệm của mình. 
Cả nhà em cùng đi du lịch
Em vào lớp 1
2022
2020
2014
Em trai em được sinh ra
2018
- Các nhóm nhận xét.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân
+ HS trả lời theo ý kiến của mình
- HS thảo luận và hoàn thành sản phẩm.
- HS chia sẻ và trưng bày sản phẩm của mình trước lớp.
- HS nhận xét
Mỗi gia đình có những ngày kỉ niệm, sự kiện quan trọng khác nhau. Trong những dịp đó, mọi người dành thời gian thăm hỏi, chia sẻ và cùng nhau tham gia các hoạt động. Từng kỉ niệm hay sự kiện của gia đình đều mang lại ấn tượng khó quên cho mỗi người.
4. Vận dụng.
- Mục tiêu: 
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV cho HS mang những món quà mà mình làm hoàn thành trên lớp về tặng những người thân của mình.
- GV nhắc nhở HS chưa hoàn thành về nhà hoàn thành sản phẩm của mình.
- GV nhận xét tiết học
- Dặn dò: nhắc HS chuẩn bị bài sau.
- HS chia sẻ cùng vi cả lớp..
- Về nhà hàn thành snar phẩm mà mình chưa hoàn thành
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
-----------------------------------------------------------------------
CHỦ ĐỀ 1: GIA ĐÌNH
Bài 03: PHÒNG TRÁNH HỎA HOẠN KHI Ở NHÀ (T1) 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:
- Kể được một số nguyên nhân dẫn đến cháy nhà và thiệt hại có thể xảy ra khi cháy nhà.
- Điều tra, phát hiện được những thứ (đồ dùng, vật dụng) có thể gây cháy trong nhà. 
- Thu thập được thông tin và nói với người lớn về cách sử dụng đồ dùng, vật dụng để phòng cháy.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
+ Kiểm tra kiến thức có liên quan
- Cách tiến hành:
- GV chiếu tranh sgk
+ GV nêu câu hỏi: Hãy nói về những gì em nhìn thấy trong hình?
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS quan sát tranh
Hs trả lời theo suy nghĩ cá nhân
+ Trả lời: lửa cháy rất lớn, khói đen bốc lên nghi ngút.
- HS lắng nghe.
2. Khám phá:
- Mục tiêu: 
+ Kể được một số nguyên nhân dẫn đến cháy nhà
- Cách tiến hành:
Tìm hiểu một số nguyên nhân có thể dẫn đến cháy nhà.
 (làm việc chung cả lớp)
- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV chia sẻ bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời học sinh quan sát và trình bày kết quả.
- GV mời các HS khác nhận xét.
- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- 1 Học sinh đọc yêu cầu bài : Nguyên nhân nào có thể dẫn đến cháy nhà trong các hình dưới đây
- Cả lớp quan sát tranh và trả lời :
+ Hình 1: Bén lửa từ bếp ga.
+ Hình 2: Bàn là chưa tắt.
+ Hình 3: Chập điện từ ổ cắm.
+ Hình 4: Trẻ con nghịch lửa trong nhà.
- HS nhận xét ý kiến của bạn.
- Lắng nghe rút kinh nghiệm.
3. Luyện tập:
- Mục tiêu: 
+ Kể thêm một số nguyên nhân khác dẫn đến cháy nhà
+ Nêu những thiệt hại có thể xảy ra do cháy nhà
- Cách tiến hành:
- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV mờ... càng sớm càng tốt.


Tình huống 2
Những việc phải làm
Những việc không được làm
Kêu cứu, có cháy
Vào lấy cặp sách và đồ chơi
Chạy ra khỏi nhà ngay

Gọi 114

- HS nhận xét ý kiến của bạn.
- HS lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu
3. Luyện tập.
- Mục tiêu: Đưa ra được cách ứng xử phù hợp trong tình huống có cháy xảy ra.
 Thực hành ứng xử trong tình huống giả định khi có cháy xảy ra.
- Cách tiến hành:

Hoạt động 2. Em và người thân sẽ làm gì nếu gặp các tình huống dưới đây. 
(làm việc nhóm 6)
- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV mời học sinh thảo luận nhóm 6, cùng trao đổi, em và người thân sẽ làm gì nếu gặp các tình huống dưới đây
- Mời các nhóm trình bày.
- GV nhận xét, tuyên dương (bổ sung). 
- GV mời HS đọc thông điện chú ong đưa ra.

- 1 HS nêu yêu cầu đề bài. 
- HS thảo luận nhóm 6, cùng trao đổi, nói về cách ứng xử như thế nào nếu em và người thân gặp các tình huống 
- Tình huống 1: Em sẽ dừng việc học để xem nhà hàng xóm có vấn đề gì. Khi biết nhà hàng xóm bị cháy, ngay lập tức thông báo và tìm sự giúp đỡ từ 114, người lớn, những người xung quanh. Giúp đỡ mọi người dập lửa và cứu người bị thương ra ngoài (nếu có).
- Tình huống 2: Em và người thân sẽ dừng việc xem phim và ra ngoài xem mùi khét bắt nguồn từ đâu. Nếu phát hiện nhà hàng xóm bị cháy, ngay lập tức thông báo và tìm sự giúp đỡ từ 114, người lớn, những người xung quanh. Giúp đỡ mọi người dập lửa, cứu người bị thương (nếu có).
- Các nhóm trình bày.
- 3-5 HS đọc thông điệp:
 Để phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà, chúng ta cần phải chú ý sắp xếp, sử dụng cẩn thận và an toàn các chất, đồ dùng, vật dụng có thể gây cháy nổ.
 Khi có cháy xảy ra, chúng ta cần bình tĩnh, nhanh chóng thoát ra khỏi đám cháy và gọi sự trợ giúp
4. Vận dụng.
- Mục tiêu: 
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh-Ai đúng”:
+ Hãy kể những việc cần phải làm khi có cháy ?
+ Hãy nêu những việc không được làm khi có 
Cháy
- GV đánh giá, nhận xét trò chơi.
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.
- HS lắng nghe luật chơi.
- Học sinh tham gia chơi:
+ Những việc cần làm: kêu cứu, gọi điện thoại số 114, tìm lối thoát hiểm...
+ Những việc không được làm: trốn trong nhà khi có cháy, tìm đồ đạc khi có cháy...
-Lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

---------------------------------------------------------------------
CHỦ ĐỀ 1: GIA ĐÌNH
Bài 04: GIỮ VỆ SINH XUNG QUANH NHÀ Ở (T1) 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:
- Kể được tên một số việc làm để giữ vệ sinh xung quanh nhà ở
- Giải thích được một cách đơn giản tại sao cần phải giữ vệ sinh xung quanh nhà ở
- Làm được một số việc phù hợp để giữ vệ sinh xung quanh nhà ở
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Biết giữ vệ sinh xung quanh nhà ở, yêu quê hương, đất nước
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
+ Kiểm tra kiến thức có liên quan
- Cách tiến hành:
- Hs chia sẻ hiểu biết
+ GV nêu câu hỏi: Xung quanh nhà ở của em có sạch sẽ không? Vì sao em lại nhận xét như vậy?
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS chia sẻ trước lớp
- HS lắng nghe.
2. Khám phá:
- Mục tiêu: 
- Kể được tên một số việc làm để giữ vệ sinh xung quanh nhà ở thông qua quan sát tranh, ảnh và thực tế. 
- Biết nhận xét về việc giữ vệ sinh xung quanh nhà ở thông qua quan sát tranh, ảnh và thực tế
- Giải thích được một cách đơn giản tại sao cần phải giữ vệ sinh xung quanh nhà ở
- Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số việc làm giữ vệ sinh xung quanh nhà ở
 (làm việc chung cả lớp)
- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV chia sẻ bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời học sinh quan sát ...hận xét, rút kinh nghiệm.
2. Luyện tập.
- Mục tiêu: Đưa ra được cách xử lý tình huống để đảm bảo giữ vệ sinh xung quanh nhà ở
- Cách tiến hành:

Hoạt động 3. Xử lý tình huống
(làm việc nhóm 6)
- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV mời học sinh thảo luận nhóm 6, cùng trao đổi, em và sẽ làm gì nếu gặp các tình huống dưới đây ( nhóm 1;2 thực hành ứng xử tình huống 1
 nhóm 3;4 thực hành ứng xử tình huống 2)
- Mời các nhóm trình bày.
- GV nhận xét, tuyên dương (bổ sung). 

- 1 HS nêu yêu cầu đề bài. 
- HS thảo luận nhóm 6, cùng trao đổi, nói về cách ứng xử như thế nào nếu em gặp các tình huống 
- Tình huống 1: Em sẽ nhắc nhở bạn không được xả nước bẩn từ trên xuống lòng đường. Vì như thế sẽ gây mất mĩ quan, có thể đổ nước trúng người qua đường và không đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Tình huống 2: Em sẽ nhắc nhở chú đây là hành động không đúng, chú không được xả rác tại nơi cấm đổ rác. Vì như thế vừa gây mất mĩ quan đô thị, vừa gây ô nhiễm môi trường trong khi đã có biển cấm đổ rác tại đây.
- Các nhóm trình bày.
4. Vận dụng.
- Mục tiêu: 
+ Tự đánh giá việc thực hiện bảo giữ vệ sinh xung quanh nhà ở
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 4: Tự đánh giá việc giữ vệ sinh xung quanh nhà ở
- GV yêu cầu HS kể 1 số việc em đã làm để giữ vệ sinh xung quanh nhà ở
- GV phát phiếu tự đánh giá theo mẫu cho hs
- Mời HS trình bày.
GV nhận xét và hỏi HS: “ Em cần thay đổi gì để thực hiện việc giữ vệ sinh xung quanh nhà ở”
( nếu HS chưa thực hiện hoặc thỉnh thoảng thực hiện việc giữ vệ sinh xung quanh nhà ở)
- GV mời HS đọc thông điện chú ong đưa ra
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.
- HS kể: quét sân, dọn vườn,đổ rác đúng nơi quy định
 Học sinh tự đánh giá việc thực hiện giữ vệ sinh xung quanh nhà ở bằng cách:
+ Đánh dấu x vào cột “ thường xuyên” nếu em thường xuyên thực hiện việc làm được đưa ra trong bảng
+ Đánh dấu x vào cột “ thỉnh thoảng” nếu em thỉnh thoảng thực hiện việc làm được đưa ra trong bảng
+ Đánh dấu x vào cột “ không làm” nếu em không thực hiện việc làm được đưa ra trong bảng
-1 số HS trình bày kết quả trước lớp
- 3-5 HS đọc thông điệp:
Hãyluôn giữ vệ sinh xung quanh nhà ở để phòng tránh bệnh tật, đảm bảo sức khỏe các bạn nhé!
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

TUẦN 5
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
CHỦ ĐỀ 1: GIA ĐÌNH
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:
- Hệ thống được nội dung đã học về chủ đề Gia đình: họ hàng nội, ngoại; một số ngày kỉ niệm, sự kiện của gia đình.
- Củng cố kĩ năng quan sát, đặt câu hỏi, thu thập thông tin, trình bày và bảo vệ ý kiến của mình.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác:Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Bày tỏ được tình cảm, sự gắn bó của bản thân với họ hàng nội ngoại.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu:
+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV mở bài hát “Ba ngọn nến lung linh” để khởi động bài học.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS lắng nghe bài hát.
- HS lắng nghe.
2. Thực hành
- Mục tiêu:
+ Biết thu thập và chia sẻ thông tin về một số người trong họ hàng nội, ngoại.
+ Lựa chọn và giới thiệu được về một sự kiện trong gia đình.
-Cách tiến hành:
Hoạt động 1. Giới thiệu về họ hàng nội, ngoại và sự kiện của gia đình.
- GV mời HS đọc yêu cầu 1; 2 của bài Ôn tập chủ đề Gia đình.
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân, hoàn thiện yêu cầu 1;2 vào VBT.
- GV chia nhóm, mỗi nhóm 6 HS, tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
+ Nội dung thảo luận: Từng HS giới thiệu với các bạn trong nhóm về họ hàng nội, ngoại và sự kiện của gia đình theo kết quả làm các câu 1,2 của bài Ôn tập chủ đề Gia đình trong VBT.
- Gọi các nhóm trình bày. 
- Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, chỉnh sửa, bổ sung (nếu có) theo các tiêu chí: chia sẻ nhiều thông tin, có tranh, ảnh minh họa, trình bày rõ ràng, lưu loát và truyền cảm,...
- Bì...ố nhóm đóng vai trước lớp.
- HS nhận xét.
- HS theo dõi.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh học bài.
- Cách tiến hành:
- Em đã có những việc làm như thế nào để phòng tránh hỏa hoạn trong gia đình?
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.
- HS nêu ý kiến.
- HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

TUẦN 6
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
CHỦ ĐỀ 2: TRƯỜNG HỌC
Bài 5: MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG KẾT NỐI VỚI XÃ HỘI CỦA TRƯỜNG HỌC
(Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:
- Nêu được tên, ý nghĩa một số hoạt động kết nối với xã hội của trường học và mô tả được các hoạt động đó.
- Nêu được một số việc làm thiết thực để hưởng ứng Giờ Trái Đất và ý nghĩa của hoạt động hưởng ứng Giờ Trái Đất.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác:Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu trường lớp.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu:
+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS kể tên một số hoạt động do nhà trường tổ chức mà em đã được tham gia.
- GV cùng HS nhận xét.
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- HS nêu ý kiến.
- HS lắng nghe.
2. Khám phá:
-Mục tiêu:
+ Nêu được tên, ý nghĩa một số hoạt động kết nối với xã hội của trường học và mô tả được các hoạt động đó.
-Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Xác định một số hoạt động xã hội của trường học và ý nghĩa của hoạt động đó.
- GV cho HS quan sát hình 1-3 trang 25 SGK.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi: Nói tên và nêu ý nghĩa của các hoạt động do trường học tổ chức?
- GV mời đại diện một số nhóm trình bày.
- Gọi các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
- GV nhấn mạnh các hoạt động trên được gọi là những hoạt động kết nối với xã hội. Vậy em hiểu hoạt động kết nối với xã hội là hoạt động gì?
- Hãy kể tên những hoạt động kết nối với xã hội ở trường em? Những hoạt động đó diễn ra vào dịp nào?
- GV cho HS quan sát một số hình ảnh HS tham gia các hoạt động kết nối với xã hội do trường mình tổ chức.

- HS quan sát hình vẽ.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện nhóm trình bày:
+ Hình 1: Trong hình, các bạn đang sinh hoạt với chủ đề: Kỉ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam... Hoạt động này giúp giáo dục HS lòng yêu nước, tự hào với những trang lịch sử vẻ vang của dân tộc ta.
+ Hình 2: Các bnaj nhỏ cùng nhau đến thăm gia đình của một liệt sĩ ... Hoạt động này nhằm giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta.
+ Hình 3: Các bạn nhỏ cùng chung tay quyên góp sách ủng hộ HS vùng bão lụt. Hoạt động này nhằm giáo dục truyền thống “Lá lành đùm lá rách” của dân tộc ta.
- Các nhóm khác nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS nêu: Hoạt động kết nối với xã hội là hoạt động được thực hiện nhằm đem lại lợi ích cho cộng đồng. Thông qua hoạt động này, chúng ta có cơ hội giúp đỡ mọi người, tăng thêm sự hiểu biết, được phát triển bản thân, được trau dồi các kĩ năng, được làm quen với nhiều bạn mới.
- HS liên hệ thực tế.
- HS quan sát hình ảnh.

Hoạt động 2: Tìm hiểu một số việc làm để hưởng ứng Giờ Trái Đất của nhà trường
- GV dẫn dắt: Một trong những hoạt động kết nối với xã hội của trường học mang quy mô lớn trên toàn thế giới đó là hưởng ứng Giờ Trái Đất.
- HS yêu cầu HS quan sát hình 1-3 trang 26 SGK và kể tên các việc làm để hưởng ứng Giờ Trái Đất?
- GV cùng HS nhận xét.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS quan sát tranh và nêu:
+ Hình 1: HS tham gia biểu diễn văn nghệ để hưởng ứng Giờ Trái Đất.
+ Hình 2: HS được nghe giới thiệu về các hoạt động và ý nghĩa của Giờ Trái Đất.
+ Hình 3: HS vẽ tranh để hưởng ứng Giờ Trái Đất.
- HS theo dõi.
3. Luyện tập:
- Mục tiêu:
Nêu được một số việc làm thiết thực để hưởng ứng Giờ Trái Đất và ý nghĩa của hoạt động hưởng ứn...ức đã học vào thực tiễn: Tự đánh giá sự tham gia các hoạt động kết nối với xã hội của bản thân.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh học bài.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS làm việc trên Phiếu tự đánh giá ở câu 5 VBT để tự đánh giá sự tham gia các hoạt động kết nối với xã hội của bản thân.
- Yêu cầu HS chia sẻ kết quả với bạn bên cạnh.
- Gọi 1 số HS trình bày.
- GV đánh giá, nhận xét, tuyên dương.
- Yêu cầu HS đọc lời con ong trang 28 SGK.
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.
- HS thực hiện.
- HS chia sẻ với bạn cùng bàn.
- 3-5 HS trình bày.
- HS lắng nghe.
- HS đọc lời con ong T28/SGK: Chúng mình cùng tích cực tham gia các hoạt động kết nối với xã hội của trường học các bạn nhé!
- HS theo dõi.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

---------------------------------------------------------------------
TUẦN 7
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
CHỦ ĐỀ 2: TRƯỜNG HỌC
Bài 06: TRUYỀN THỐNG TRƯỜNG EM (T1) 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:
- Giới thiệu được một cách đơn giản về truyền thống nhà trường.
- Đặt được một số câu hỏi để tìm hiểu về truyền thống nhà trường.
- Xác định được một số nội dung tìm hiểu về truyền thống nhà trường.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Biết bày tỏ được tình cảm mong ước của bản thân đối với nhà trường.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV mở bài hát “Em yêu trường em” để khởi động bài học. 
+ GV nêu câu hỏi: trong bài hát nói về những ai?
+ Tác giả bài hát đã viết bạn nhỏ cặp sách đến trường như thế nào?
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS lắng nghe bài hát.
+ Trả lời: bạn thân, cô giáo
+ Trả lời: Trong muôn vàn yêu thương.
- HS lắng nghe.
2. Khám phá:
- Mục tiêu: 
+ Xác định được một số nội dung tìm hiểu về truyền thống nhà trường.
+ Chọn được một trong số các nội dung để tìm nguyên nhân truyền thống nhà trường.
+ Đặt được câu hỏi để tìm về nội dung đã chọn và lập kế hoạch để thu thập thông tin trả lời cho các câu hỏi.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 1. Đề xuất nội dung tìm hiểu về truyền thống nhà trường. (làm việc nhóm)
- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV chia sẻ bức tranh và nêu yêu cầu. Sau đó mời học sinh quan sát và trình bày kết quả.
- GV mời các HS khác nhận xét.
- GV nhận xét chung, tuyên dương các đề xuất của HS.

- 1 Học sinh đọc yêu cầu bài 
- HS hoành thành bài trong nhóm
 - Đại diện nhóm thu thập kết quả từ các thành viên các ý kiến, đề xuất nội dung để tìm hiểu truyền trống nhà trường:
- Đại diện nhóm trình bày
- HS nhận xét ý kiến của bạn.
- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

Hoạt động 2. Lựa chọn nội dung và lập kế hoạch tìm hiểu truyền thống nhà trường. (làm việc nhóm )
- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài. 
- GV YC các nhóm cùng thảo luận để lựa chọn một trong các nội dung đã được đề xuất để tìm hiểu truyền thống nhà trường.
- GV hướng dẫn các nhóm thực hiện, các nhóm truyền thống khác nhau:
- GV hướng dẫn các nhóm các đặt các câu hỏi như: 
- Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm điền thông tin vào phiếu.
- GV mời các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét chung, tuyên 

- 1 Học sinh đọc yêu cầu bài 
- Học sinh đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận lựa chọn nội dung:
+ Chọn một nội dung để tìm hiểu về truyền thống trường em: Lịch sử nhà trường
- Đại diện các nhóm trình bày:
Các câu hỏi như:
- Đại diện các nhóm nhận xét.

3. Luyện tập:
- Mục tiêu: 
+ Thu thập thông tin về những nội dung được phân công.
+ Ghi chép lại những thông tin đã sưu tầm được. 
- Cách tiến hành:
Hoạt động 3. Thực hiện các việc làm để thu thập các thông tin về truyền thống nhà trường.(Làm việc nhóm 2)
- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV HD hs thu thập thông tin theo mẫu theo nhóm 2.
- HD học .......
.......................................................................................................................................

---------------------------------------------------------------------
TUẦN 8
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
CHỦ ĐỀ 2: TRƯỜNG HỌC
Bài 7: THỰC HÀNH: KHẢO SÁT VỀ SỰ AN TOÀN CỦA TRƯỜNG HỌC (T1) 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:
- Trình bày được về sự an toàn trong khuôn viên nhà trường hoặc khu vực quanh nhà trường.
- Lập được kế hoạch khảo sát về sự an toàn của phòng học, tường rào, sân chơi, bãi tập hoặc khu vực xung quanh trường theo mẫu.
- Khảo sát được về sự an toàn liên quan đến cơ sở vật chất của nhà trường hoặc khu vựa xung quanh trường theo sự phân công của nhóm.
- Làm báo cáo, trình bày được kết quả khảo sát và đưa ra được ý tưởng khuyến nghị với nhà trường nhằm khắc phục, hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Bày tỏ được tình cảm, sự gắn bó của bản thân với các bạn.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV mở các hình ảnh gắn với ngôi trường đang học: 
+ GV nêu câu hỏi: 
+ Bức ảnh được chụp vào khoảng thời gian nào trong buổi học?
+ Những cảnh nào được chụp?
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS lắng nghe bài hát.
+ Trả lời: giờ ra chơi.
+ Trả lời: sân trường, lớp học, cổng trường.....
- HS lắng nghe.
2. Khám phá:
- Mục tiêu: 
+ Xác định được khu vực, và đối tượng để khảo sát về sự an toàn của trường
+ Xây dựng phiếu khảo sát.
+ Phân công nhiệm vụ khảo sát cho mỗi thành viên trong nhóm.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 1. Lựa chọn khu vực và đối tượng để khảo sát về sự an toàn của trường học. (Làm việc nhóm 4)
- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- Mời HS quan sát tranh.
- YC các nhóm thảo luận để lựa chọn khu vựa khảo sát.
- Mời nhóm trưởng điều khiển các bạn lựa chọn đối tượng để khảo sát.
- GV gợi ý lựa chọn đối tượng:
- Mời các nhóm báo cáo kết quả
- Mời nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương.

- 1 Học sinh đọc yêu cầu bài 
- Cả lớp quan sát tranh.
- HS thảo luận nhóm.
- Các thành viên nghe theo điểu khiển của nhóm trưởng.
- Lựa chọn đối tượng.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Nhóm khác nhận xét.
- Lắng nghe.
Hoạt động 2. Lập kế hoạch khảo sát. (làm việc nhóm 4)
- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV hướng dẫn HS xây dựng phiếu khảo sát.
- YC nhóm trưởng phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm.
- 1 Học sinh đọc yêu cầu bài 
- Nhóm xây dựng phiếu kkhaor sát theo gợi ý của GV.
- Trưởng nhóm phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
+ Bạn A: khảo sát bề mặt trường.
+ Bạn B: khảo sát các phòng học.
+ Bạn C:.....
3. Luyện tập:
- Mục tiêu: 
+ Quan sát thực trạng của các đối tượng trong khuôn viên hoặc xung quanh trường đã được phân công khảo sát.
+ Ghi chép lại những gì đã quan sát được.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 3. Thực hành đi khảo sát. (Làm việc nhóm 2)
- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV mời học sinh thảo luận nhóm 2, cùng trao đổi nhiệm vụ phân công dựa trên kế hoạch khảo sát của mỗi nhóm.
- GV lưu ý HS khi đi khảo sát: 
+ Mang theo phiếu khảo sát.
+ Mang theo giấy bút.
+ Chú ý an toàn.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Học sinh chia nhóm 2, trao đổi về nhiệm vụ được phân công, tiến hành đi khảo sát.
- HS lắng nghe và thực hiện.
4. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV nhận xét giờ học.
- Nhắc học sinh tiến hành khảo sát để chuẩn bị báo cáo ở tiết học sau.

- HS lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
---------------------------------------------...c giờ học.
+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi “Sạch hay chưa sạch?” GV cho HS chơi theo cặp đôi một bạn hỏi một bạn trả lời theo tình hình thực tế của trường mình.
VD: + Một bạn hỏi: Sân trường của chúng ta sạch hay chưa sạch.
+ Một bạn trả lời: Sân trường của chúng ta sạch rồi.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS lắng nghe luật chơi.
- Học sinh tham gia chơi:
- HS lắng nghe
2. Khám phá:
- Mục tiêu: 
+ Nêu được những việc làm để giữ vệ sinh trong trường học và khu vực xung quanh.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 1.Một số việc làm để giữ vệ sinh trường học. (làm việc nhóm 2 )
- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV chia sẻ bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời học sinh thảo luận nhóm 2, quan sát và trình bày kết quả.
+ Các bạn trong những hình dưới đây đang làm gì?Ở đâu?
+ Những việc làm đó có tác dụng gì?
- GV mời các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- 1 Học sinh đọc yêu cầu bài 
- Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày:
+ Hình 1: - Một số bạn đang nhặt rác.Hai bạn đang cho rác vào thùng rác ở sân trường.
-Tác dụng: Giữ sạch sân trường.
+ Hình 2: - Một bạn đang xả nước sau khi đi vệ sinh.
-Tác dụng: Giữ sạch nhà vệ sinh.
+ Hình 3: - GV và một nhóm HS đang quét rác và chuẩn bị hót rác.
-Tác dụng: Giữ sạch xung quanh trường.
- Đại diện các nhóm nhận xét.
- Lắng nghe rút kinh nghiệm.
3. Luyện tập:
- Mục tiêu: 
+ Nêu được những việc em và các bạn đã làm để giữ vệ sinh trường học.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 2.Liên hệ thực tế về việc làm của HS để giữ vệ sinh trường học.( làm việc cả lớp).
* GV mời HS đọc yêu cầu câu hỏi số 1.
- GV nêu câu hỏi, sau đó mời học sinh liên hệ thực tế các việc làm của bản thân để giữ vệ sinh trường học.Liên hệ và trình bày kết quả.
+ Em và các bạn đã làm gì để vệ sinh trường học?
- GV mời các HS khác nhận xét.
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
* GV mời HS đọc yêu cầu câu hỏi số 2.
- GV yêu cầu HS thực hiện câu hỏi số 2 vào VBT.
- GV chia sẻ bài tập và nêu câu hỏi. Sau đó mời học sinh quan sát và trình bày kết quả.
+ Hãy tự đánh giá việc giữ vệ sinh trường học của em theo gợi ý dưới đây.
- GV mời các HS khác nhận xét.
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
- GV yêu cầu HS ghi lại phần đánh giá đúng vào VBT.
* GV mời HS đọc yêu cầu câu hỏi số 3.
- GV nêu câu hỏi sau đó mời học sinh suy nghĩ và trình bày.
+ Em cần thay đổi gì để thực hiện việc giữ vệ sinh trường học?
- GV mời các HS khác nhận xét.
- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- 1 Học sinh đọc yêu cầu.
- Học sinh đọc yêu cầu bài và
trình bày:
+  Những việc làm em và các bạn đã làm để giữ vệ sinh trường học:
• Vứt rác đúng nơi quy định.
 • Không khạc nhổ bừa bãi.
 • Không dẫm lên cây cỏ, hoa xung quanh khuôn viên trường.
 • Tổng vệ sinh trường học thường xuyên. 
• Không khắc, vẽ lên thân cây.
 • Lau bàn ghế và bảng học trong lớp học hàng ngày.
- HS nhận xét ý kiến của bạn.
- Lắng nghe rút kinh nghiệm.
- 1 Học sinh đọc yêu cầu.
- HS thực hiện lấy VBT.
- Cả lớp quan sát và trả lời:
- HS nhận xét ý kiến của bạn.
- Lắng nghe rút kinh nghiệm.
- HS thực hiện.
- 1 Học sinh đọc yêu cầu.
- HS suy nghĩ và chia sẻ câu trả lời của mình.
+ Em cần thực hiện các việc giữ vê sinh trường học thường xuyên hơn.
- HS nhận xét ý kiến của bạn.
- Lắng nghe rút kinh nghiệm.
4. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV cho HS chia sẻ những việc nên và không nên làm để thực hiện việc giữ vệ sinh trường học.
- GV nhắc nhở HS từ việc giữ vệ sinh trường học liên hệ thực tế tới giữ vệ sinh nơi em đang sinh sống.
- GV yêu cầu HS chuẩn bị những dụng cụ cần thiết khi làm vệ sinh như hình trong mục “chuẩn bị” trang 39 SGK để phục vụ cho tiết học sau. 
- HS chia sẻ theo suy nghĩ của bản thân.
+ Những việc HS nên làm: nhặt rác bỏ vào thùng rác nếu thấy, thường xuyên quét dọn lớp, lau chùi dọn dẹp lớp ngăn nắp, sạch sẽ,..
+ Những việc HS không nên làm: không vứt rác bừa bãi, không tham gia các hoạt động vệ sinh của trường lớp,...
- HS lắng nghe và liên hệ thực tế.
- HS về nhà chuẩn bị.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.......
...
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
CHỦ ĐỀ 2: TRƯỜNG HỌC
Bài 08: GIỮ VỆ SINH TRƯỜNG HỌC(T2) 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:
- Nêu được các việc làm để giữ vệ sinh trường học.
- Đánh giá được việc giữ vệ sinh trường học của HS.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết tr...ất.
- Phẩm chất nhân ái: Biết phân tích vấn đề và xử lí tình huống liên quan tới việc quan sát phát hiện những gì chưa an toàn, chưa vệ sinh ở trường học.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS hát bài hát “Mái trường mến yêu” để khởi động bài học. 
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS cùng hát bài hát: “Mái trường mến yêu”
- HS lắng nghe.
2. Thực hành:
- Mục tiêu: 
+ Hệ thống lại những kiến thức đã học về một số hoạt động kết nối với xã hội của trường học.
+ Củng cố,rèn luyện kĩ năng trình bày, chia sẻ thông tin.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 1. Thi “Hái hoa dân chủ”(làm việc theo nhóm 2)
- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV chia sẻ bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời học sinh thảo luận nhóm 2, quan sát và trình bày kết quả.
+ Cùng các bạn chia sẻ về một hoạt động kết nối với xã hội của nhà trường học theo gợi ý dưới đây.
- GV gợi ý cho HS tên hoạt động: Cuộc thi“Lên tiếng vì thiên nhiên” để hưởng ứng Giờ Trái Đất.
- GV mời các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét chung, tuyên dương nhóm thực hiện tốt.

- 1 Học sinh đọc yêu cầu bài 
- Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài.
- HS nhận tên hoạt động và tiến hành thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày:
+ Ý nghĩa: Nâng cao ý thức của con người đối với tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.
+ Việc làm: Vẽ tranh về Giờ Trái Đất, hùng biện về các việc làm tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, trình diễn thời trang làm từ các sản phẩm tái chế như chai nhựa, giấy báo, bìa carton,...
+ Đánh giá sự tham gia của em và các bạn: Các bạn rất thích thú, vui vẻ và sôi nổi tham gia hoạt động.
- Đại diện các nhóm nhận xét.
- Lắng nghe rút kinh nghiệm.
Hoạt động 2.Thi “Giới thiệu về truyền thống nhà trường”(làm việc nhóm 4)
- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV nêu câu hỏi sau đó mời học sinh thảo luận nhóm 4 và trình bày kết quả.
+ Trường em có những truyền thống nào?Em sẽ làm gì để giữ gìn và phát huy những truyền thống đó?
+ GV gợi ý cho HS: Sử dụng lại kết quả tìm hiểu về truyền thống nhà trường ở tiết học trước để trình bày.
- GV mời các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét chung, tuyên dương nhóm thực hiện tốt.

- 1 HS nêu yêu cầu đề bài. 
- Lớp thảo luận nhóm 4, đưa ra kết quả trình bày:
- Đại diện các nhóm trình bày:
+ Trường em có truyền thống đoàn kết, tôn sư trọng đạo,...
+ Để giữ gìn và phát huy truyền thống đó, em phải:
* Chăm chỉ học tập, học thật tốt để xứng đáng là một học trò chăm ngoan học giỏi.
* Phải đoàn kết, hòa đồng với bạn bè và mọi người xung quanh mình.
* Biết ơn thầy cô giáo.
- Đại diện các nhóm nhận xét.
- Lắng nghe rút kinh nghiệm.
3. Vận dụng.
- Mục tiêu: 
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV giới thiệu cho HS xem một số video ngắn nói về các hoạt động kết nối với xã hội của nhà trường từ đó HS nêu được ý nghĩa của các hoạt động đó.
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.
- HS xem video và nêu ý nghĩa của các hoạt động đó.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
CHỦ ĐỀ 2: TRƯỜNG HỌC
Bài 09: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ TRƯỜNG HỌC(T2) 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:
- Hệ thống được nội dung đã học về chủ đề Trường học: một số hoạt động kết nối với xã hội; truyền thống nhà trường; khảo sát về sự an toàn của trường học; giữ vệ sinh trường học.
- Củng cố kĩ năng trình bày, chia sẻ thông tin.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Biết phân tích vấn đề và xử lí tình huống liên quan tới việc quan sát phát hiện những gì chưa an toàn, chưa vệ sinh ở trường học.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tin

File đính kèm:

  • docxkhbd_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_3_sach_canh_dieu_nam_hoc_2022_20.docx
  • docxTuần 1.docx
  • docxTuần 2.docx
  • docxTuần 3.docx
  • docxTuần 4.docx
  • docxTuần 5.docx
  • docxTuần 6.docx
  • docxTuần 7.docx
  • docxTuần 8.docx
  • docxTuần 9.docx
  • docxTuần 10.docx
  • docxTuần 11.docx
  • docxTuần 12.docx
  • docxTuần 13.docx
  • docxTuần 14.docx
  • docxTuần 15.docx
  • docxTuần 16.docx
  • docxTuần 17.docx
  • docxTuần 18.docx
  • docxTuần 19.docx
  • docxTuần 20.docx
  • docxTuần 21.docx
  • docxTuần 22.docx
  • docxTuần 23.docx
  • docxTuần 24.docx
  • docxTuần 25.docx
  • docxTuần 26.docx
  • docxTuần 27.docx
  • docxTuần 28.docx
  • docxTuần 29.docx
  • docxTuần 30.docx
  • docxTuần 31.docx
  • docxTuần 32.docx
  • docxTuần 33.docx
  • docxTuần 34.docx
  • docxTuần 35.docx