KHBD Đạo đức Lớp 3 Sách Cánh diều - Năm học 2022-2023

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau bài học, học sinh sẽ:

- Nhận biết được Quốc hiệu, Quốc kì, Quốc ca Việt Nam.

- Có cảm xúc tự hào khi nghe bài hát Quốc ca.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Biết quan sát và nhận biết được Quốc hiệu, Quốc kì, Quốc ca Việt Nam.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tự tìm hiểu thêm về Quốc kì, Quốc ca Việt Nam.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ, trao đổi, trình bày trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Có cảm xúc tự hào ki nghe bài hát Quốc Ca.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ quan sát, suy nghĩ, trả lời câu hỏi; Quốc hiệu, Quốc kì, Quốc ca Việt Nam.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

docx 148 trang Cô Giang 02/12/2024 540
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "KHBD Đạo đức Lớp 3 Sách Cánh diều - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: KHBD Đạo đức Lớp 3 Sách Cánh diều - Năm học 2022-2023

KHBD Đạo đức Lớp 3 Sách Cánh diều - Năm học 2022-2023
TUẦN 1
ĐẠO ĐỨC
CHỦ ĐỀ 1: EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM
Bài 01: EM KHÁM PHÁ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM (T1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau bài học, học sinh sẽ:
- Nhận biết được Quốc hiệu, Quốc kì, Quốc ca Việt Nam.
- Có cảm xúc tự hào khi nghe bài hát Quốc ca.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Biết quan sát và nhận biết được Quốc hiệu, Quốc kì, Quốc ca Việt Nam.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tự tìm hiểu thêm về Quốc kì, Quốc ca Việt Nam.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ, trao đổi, trình bày trong hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Có cảm xúc tự hào ki nghe bài hát Quốc Ca.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ quan sát, suy nghĩ, trả lời câu hỏi; Quốc hiệu, Quốc kì, Quốc ca Việt Nam.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV giới thiệu một số bức tranh, yêu cầu HS quan sát và chọn những hình ảnh về đất nước con người Việt Nam.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- HS quan sát tranh.
+ HS trả lời về những hình ảnh về đất nước con người Việt Nam.
+ Tranh 1: Bác Hồ kính yêu
+ Tranh 2: Múa rối nước.
+ Tranh 4: Chùa Một Cột.
- HS lắng nghe.
2. Khám phá:
- Mục tiêu: Nhận biết được Quốc hiệu Việt Nam.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Tìm hiểu Quốc hiệu Việt Nam. (Làm việc chung cả lớp)
- GV mời HS nêu yêu cầu.
- GV giới thiệu tranh yêu cầu HS quan sát, đọc thầm câu chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi:
+ Quốc hiệu của nước ta là gì?
- GV mời HS tham gia ý kiến về Quốc hiệu của Việt Nam.
- GV mời HS khác nhận xét.
- GV nhận xét tuyên dương, sửa sai (nếu có)
Hoạt động 2: Tìm hiểu Quốc kì Việt Nam. (làm việc nhóm 4).
- GV mời HS nêu yêu cầu.
- GV giới thiệu tranh yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, quan sát và trả lời câu hỏi:
+ Hãy tìm Quốc kì của Việt Nam trong các hình dưới đây.
+ Hãy mô tả Quốc kì nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- GV mời các nhóm trình bày.
- GV mời các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét tuyên dương và kết luận:
Quốc kì nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có khung hình chữ nhật, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài, nền cờ màu đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng 5 cánh.

- 1 HS nêu yêu cầu. 
- cả lớp cùng quan sát tranh và đọc nội dung câu chuyện qua tranh để tìm ra Quốc hiệu của đất nước.
+ Quốc hiệu là tên một nước. Quốc hiệu của nước ta là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- 3-5 HS trình bày
- HS khác nhận xét, bổ sung.
+ HS lắng nghe, rút kinh nghiêm.
- 1 HS nêu yêu cầu. 
- Các nhóm thảo luận, trao đổi và tìm ra Quốc kì Biệt Nam.
- Các nhóm trình bày:
+ Quốc kì Việt Nam:
+ Trình bày mô tả Quốc kì vủa nước Việt Nam theo nhận biết của nhóm.
- Các nhóm khác khác nhận xét, bổ sung.
+ HS đọc lại mô tat Quốc kì Việt Nam.
3. Luyện tập
- Mục tiêu: 
+ Học sinh biết về bài hát Quốc ca của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
+ Nêu được cảm xúc của mình khi nghe hát Quốc ca.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 3: Tìm hiểu Quốc ca Việt Nam. (làm cá nhân).
- GV mời HS nêu yêu cầu.
- GV mở bài hát “Tiến Quân ca” cho HS nghe và trả lời câu hỏi:
+ Quốc ca Việt Nam có tên gốc là gì? Do nhạc sĩ nào sáng tác?
+ Nêu cảm xúc của em khi nghe Quốc ca Việt Nam.
- GV mời HS trình bày theo hiểu biết của mình.
- GV mời các nhóm nhận xét.
- GV chốt nội dung, tuyên dương.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm việc cá nhân, lắng nghe bài hát và trả lời câu hỏi:
+ Quốc ca Việt Nam có tên gốc là bài hát Tiến quân ca. Do cố nhạc sĩ Văn Cao sáng tác.
+ Nêu cảm xúc của em khi nghe Quốc ca Việt Nam: Cảm thấy tự hào khi nghe Quốc ca.
- HS trình bày
- Các nhóm nhận xét nhóm bạn.
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố kiến thức về Quốc hiệu, Quốc kì và Quốc ca Việt Nam.
+ Vận dụng vào thực tiễn để thực hiện tốt lễ chào cờ và hát Quốc ca.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức vận dụng bằng hình thức thi đua chào cờ đúng nhất. Lớp trưởng điều hành lễ chào cờ.
+ GV yêu cầu học sinh chia ra thành các nhóm (3-4 nhóm). Mỗi nhóm thực hành lèm lễ chào cờ và hát Quốc ca 1 lượt.
+ Mời các thành viên trong lớp nhận xét trao giải cho nhóm chào cờ tốt nhất, hát Quốc ca đúng và hay nhất.
- Nhận xét, tuyên dương
- HS chia nhóm và tham gia thực hành chào cờ.
+ Lần lượt các nhóm thực hành theo yêu cầu giáo viên.
+ Các nhóm nhận xét bình chọn
- HS lắng nghe,rút kinh nghiệm
4. Điều chỉnh sau bài dạy:

TUẦN 2
ĐẠO ĐỨC
CHỦ ĐỀ 1: EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM
Bài 01: EM KHÁM PHÁ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM (T2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau bài học, học sinh sẽ:
- Nêu được một số nét cơ bản về vẻ đẹp của đất nước, con người Việt Nam.
- Nhận ra Tổ quốc Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự ch...
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Biết thực hiện tốt những nhiệm vụ trong viết học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Lựa chọn được những cảnh đẹp để giới thiệu và sáng tạo trong vẽ tranh.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ, trao đổi, trình bày trong hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Có biểu hiện yêu nước qua trình bày cảm xúc của mình.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ tìm hiểu và lựa chọn cảnh đẹp để giới thiệu cho bạn, qua đó hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập trong giờ học.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
+ Kiểm tra kiến thức đã học ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi “Em yêu Việt nam) để khởi động bài học.
+ GV giới thiệu trò chơi: xuất hiện trên mà hình là 7 địa danh trên đất nước Việt Nam (Quảng Ninh, Hà Nội, Quảng Bình, Huế, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh). HS sẽ tham gia chơi bằng cách tự chọn địa danh và giới thiệu 1 danh lam, thắng cảnh có ở địa danh đó cho cả lớp biết. Thời gian chơi khoảng 4-5 phút. Hết thời gian thì trò cơi dừng lại.
+ GV nhận xét tuyên duông (khen thưởng nếu có) cho những HS biết nhiều cảnh đẹp và có kĩ năng thuyết tình tốt.
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- HS lắng nghe luạt chơi.
- HS tham gia chơi trò chơi.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
2. Luyện tập:
- Mục tiêu: 
+ Học sinh biết lựa chọn và giới thiệu cho các bạn biết một số danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam.
+ Biết bày tỏ quan điểm của bản thân về sự phát triển từng ngày của Việt Nam.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Em là hướng dẫn viên du lịch. (Làm việc nhóm 4)
- GV mời HS nêu yêu cầu.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 lựa chọn một danh lam thắng cảnh của đất nước mà trong nhóm biết để giới thiệu trước lớp.
- GV mời ban cán sự lớp làm ban giám khảo chấm thi thuyết trình.
- Ban giám khảo làm thăm, các nóm bốc thăm để tham gia thi.
+ Chấm cảnh đẹp: 3 điểm.
+ Chấm nội dung thuyết trình: 3 điểm
+ Chấm khả năng thuyết trình: 3 điểm
+ Thời gian đảm bảo: 1 điểm
- Nhóm nào đạt từ 8-10 điểm sẽ được khen thưởng
- GV theo dõi, giam sát cuộc thi để tạo tính công bằng.
- GV tổng kết, trao thưởng. 

- 1 HS nêu yêu cầu. 
- Các nhóm tiến hành thảo luận:
+ Lựa chọn danh lam, thắng cảnh.
+ Lựa chọn những nội dung thuyết trình.
+ Lựa chọn người thuyết trình.
+ Tổ chức thuyết trình thử trong nhóm,...
- Các nhóm cử đại diện tham gia thi theo thứ tự bốc thăm
- Đại diện nhóm được khen thưởng lên nhận thưởng
Hoạt động 2: Em yêu quê hương đất nước, con người Việt Nam. (làm việc nhóm 4)
- GV mời HS nêu yêu cầu.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 lựa chọn 1 trong 2 chủ đề để thảo luận và trình bày trước lớp:
+ Việt Nam đang phát triển từng ngày.
+ Con người Việt Nam đáng quý biết bao.
- GV mời các nhóm trình bày.
- GV mời các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét tuyên dương và kết luận:
Việt Nam đang phát triển từng ngày: Cuộc sống người dân ngày càng được nâng cao; mọi người được học tập, có nhiều cơ hội pát triển; nhiều công trình hiện đai được xây dựng,...
Con người Việt Nam đáng quý biết bao: Luôn yêu nước, có tinh thần bất khuất đấu tranh chống giặc ngoại xâm; luôn nhớ ơn người đi trước; cần cù, chịu thương, chịu khó, hiếu học,...

- 1 HS nêu yêu cầu. 
- Các nhóm tiến hànhchọn chủ đề và thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày
- Các nhóm khác nhận xét.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố kiến thức về hiểu biết sự phát triển của đất nước Việt Nam.
+ Vận dụng vào thực tiễn qua hoạt động vẽ tranh.
- Cách tiến hành:
- GV mời HS nêu yêu cầu.
- Cả lớp làm việc cá nhân:
+ Em hãy vẽ tranh một trong các chủ đề sau: Vẽ Quốc kì; vẽ cảnh đẹp em thích hoặc vẽ con người Việt Nam mà em ngưỡng mộ.
+ Em hãy viết 1 đoạn văn ngắn giới thiệu với bạn về Quốc kì, Quốc hiệu hoặc Quốc ca Việt Nam.
+ GV thu bài vẽ, chấm, khen thưởng.
+ Mời HS đọc bài viết giới thiệu về Quốc kì, Quốc hiệu hoặc Quốc ca Việt Nam.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- 1 HS đọc yêu cầu phần vận dụng.
- Cả lớp làm việc theo yêu cầu của GV.
- Tất cả HS nộp bài vẽ.
- 3-5 HS trình bày bài viết giới thiệu về Quốc kì, Quốc hiệu hoặc Quốc ca Việt Nam.

4. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

TUẦN 4
ĐẠO ĐỨC
CHỦ ĐỀ 1: EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM
Bài 02: EM YÊU TỔ Q..........................................................................
.......................................................................................................................................

TUẦN 5
ĐẠO ĐỨC
CHỦ ĐỀ 1: EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM
Bài 02: EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM (T2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau bài học, học sinh sẽ:
- HS lựa chọn và xác định được hành vi đúng thể hiện tình yêu thiên nhiên, đất nước.
- Tự hào được là người Việt Nam.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Biết thể hiện sự trân trọng, tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng. Tự tìm hiểu thêm về truyền thống văn hóa, lịch sử của Việt Nam.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ, trao đổi, trình bày trong hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Có biểu hiện yêu nước thể hiện qua việc trân trọng và tự hào về truyền thống văn hóa, lịch sử Việt Nam.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ quan sát, suy nghĩ, trả lời câu hỏi; về truyền thống văn hóa, lịch sử Việt Nam.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
+ Kiểm tra kiến thức đã học ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV cho HS xem một đoạn phim thể hiện tình yêu thiên nhiên, đất nước.
+ GV mời HS nêu nhận xét về những cảnh đẹp đó.
+ GV mời HS giới thiệu thêm một số hành vi thể hiện tình yêu thiên nhiên, đất nước mà em biết.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- HS xem Video.
+ HS nêu nhận xét về những hành vi thể hiện tình yêu thiên nhiên đất nước.
+ 3-4 HS giới thiệu thêm.
- HS lắng nghe.
2. Luyện tập:
- Mục tiêu: 
- HS biết cách thực hiện những việc làm cụ thể thể hiện tình yêu Tổ quốc Việt Nam.
- HS biết trân trọng và tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của Việt Nam.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Những việc làm thể hiện tình yêu Tổ quốc Việt Nam. (Làm việc nhóm 4)
- GV mời HS nêu yêu cầu.
- GV mời HS mở SGK trang 13, đọc thông tin về Anh Kim Đồng - Người anh hùng nhỏ tuổi.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 trả lời 2 câu hỏi sau:
- GV mời các nhóm phát biểu.
a) Tình yêu Tổ quốc của anh Kim Đồng được thể hiện qua hành động nào?
b) Em và các bạn cần làm gì để thể hiện tình yêu Tổ quốc?
- GV mời nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét tuyên dương, sửa sai (nếu có).
Hoạt động 2: Tìm hiểu truyền thống lịch sử, văn hóa của Việt Nam. (làm việc nhóm 4).
- GV mời HS nêu yêu cầu.
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm 4, quan sát và trả lời câu hỏi:
a) Các bạn trong tranh thể hiện sự trân trọng, tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước ta như thế nào?
b) Kể thêm các việc làm thể hiện sự trân trọng và tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của Việt Nam? 
- GV mời các nhóm trình bày.
- GV mời các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét tuyên dương nhóm có kết quả tốt và nhấn mạnh. Để phát huy được những truyền thống tốt đẹp đó không thể thiếu được sự phát triển và không ngưng học tập nghiên cứu của các em, để đất nước ngày càng vững mạnh hơn.

- 1 HS nêu yêu cầu. 
- 2 HS đọc thông tin: Anh Kim Đồng-Người anh hùng nhỏ tuổi.
- Đại diện các nhóm phát biểu.
+ Tình yêu Tổ quốc của Kim Đồng được thể hiện qua hành động: sau khi Kim Đồng làm nhiệm vụ dẫn cán bộ vào căn cứ, anh đã phát hiện ra địch phục kích chờ bắt các cán bộ. Vì vậy, anh đã cử đồng đội về báo cáo các đồng chí cán bộ, còn anh thì đánh lạc hướng địch
+ Để thể hiện tình yêu Tổ quốc, em cần học tập chăm chỉ, ngoan ngoãn, hăng say, tích cực tham gia các hành động có ý nghĩa tốt đẹp về đất nước, yêu đất nước và con người.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung câu trả lời nhóm bạn.
+ HS lắng nghe, rút kinh nghiêm.
- 1 HS nêu yêu cầu. 
- Các nhóm thảo luận, trao đổi và trình bày:
+ Các bạn trong tranh thể hiện sự trân trọng, tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước ta: tập trung, chăm chú lắng nghe cô hướng dẫn viên giới thiệu về di tích lịch sử; dành lời khen về công lao của ông cha ta ngày xưa, bày tỏ sự mong muốn tham gia các lễ hội của đất nước.
+ HS kể thêm: truyền thống nhân nghĩa, truyền thống hiếu học, truyền thống cần cù, chăm chỉ; các tập tục văn hóa tốt đẹp như gói bánh chưng, bánh giầy; các loại hình nghệ thuật dân tộc như tuồng, chèo,...
- Các nhóm trình bày:
- Các nhóm khác khác nhận xét, bổ sung.
+ HS lắng nghe.
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố kiến thức về truyền thống lịch sử, văn hóa Việt Nam.
+ Vận dụng vào thực tiễn để phát triển phẩm chất yêu nước.
- Cách tiến hành:
- GV sử dụng video “Việt nam Tổ quốc của chúng ta” để HS quan sát và tìm hiểu thêm về đất nước, về sự phát triển trong giai đoạn hiện nay.
+ GV và HS cùng tr...h:
+ Bỏ mũ, nón xuống;
+ Chỉnh đốn trang phục gọn gàng;
+ Tư thế nghiêm trang, hai tay nắm hờ, mắt hướng về phái Quốc kì; 
+ Thực hiện động tác chào cờ theo nghi thức.
- Cho HS thực hiện động tác chào cờ.
GV quan sát, uốn nắn tư thế
- GV nhận xét, tuyên dương.
- 1 HS nêu yêu cầu. 
- HS đưa ý kiến trước lớp:
+ Đồng tình với ý kiến a, b, c vì đều thể hiện sự trân trọng, tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước ta và tình yêu Tổ quốc.
+ Không đồng tình với ý kiến c vì trò chơi dân gian là trò chơi truyền thống của dân tộc, mang một nét đẹp văn hóa của dân tộc, đất nước.
- HS nêu yêu cầu
- Nhóm trưởng điều hành cho các bạn thảo luận.
+ Hồ Gươm: viên ngọc xanh duyên dáng giữa lòng Hà Nội, mang nét đẹp cổ kính với Tháp Rùa 3 tầng, đền Ngọc Sơn – Tháp Bút – Đài Nghiên. Hồ Gươm được xem như biểu tượng của Hà Nội.
+ Bến Nhà Rồng: trụ sở thương cảng của Sài Gòn, nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911)
+Làng Sen quê Bác: Làng Kim Liên, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Nơi đây nổi bật những hồ sen trắng thơm ngát, là di tích lịch sử, điểm du lịch, tham quan nổi tiếng.
- Lớp thảo luận
- Một số HS đọc
- HS nghiêm trang chào cờ 
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Xác định được trách nhiệm của mình để thể hiện tình yêu Tổ quốc.
+ Vận dụng vào thực tiễn qua hoạt động viết đoạn văn, làm thơ, ... về các chú bộ đội đang bảo vệ biên giới, hải đảo
- Cách tiến hành:
- GV mời HS chia sẻ những việc em làm để thể hiện tình yêu Tổ quốc.
- Cho HS trình bày kết quả sưu tầm tranh, hoặc viết đoạn văn ngắn, viết thơ về các chú bộ đội đang bảo vệ biên giới, hải đảo.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Nhiều HS chia sẻ trước lớp
- Cả lớp làm việc theo yêu cầu của GV.
- 3-5 HS trình bày bài viết 
4. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

TUẦN 7
ĐẠO ĐỨC
CHỦ ĐỀ 2: QUAN TÂM HÀNG XÓM LÁNG GIỀNG
Bài 03: QUAN TÂM HÀNG XÓM LÁNG GIỀNG (T1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau bài học, học sinh sẽ:
- Nêu được một số biểu hiện của việc quan tâm đến hàng xóm láng giềng.
- Biết vì sao phải quan tâm đến hàng xóm láng giềng.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Nhận biết được một số biểu hiện của việc quan tâm đến hàng xóm láng giềng.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết vì sao phải quan tâm đến hàng xóm láng giềng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ, trao đổi, trình bày trong hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Biết quan tâm đến hàng xóm láng giềng nói riêng và quan tâm đến mọi người nói chung.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ quan sát, suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát tranh từ đó giới thiệu về một người hàng xóm của em trong thời gian 2 phút.
- GV yêu cầu HS giới thiệu theo các câu hỏi gợi ý sau:
+ Người hàng xóm đó tên là gì?
+ Vì sao em yêu quý người hàng xóm đó?
- GV mời HS giới thiệu về một người hàng xóm của em.
- GV nhận xét, đánh giá, tổng kết hoạt động của các đội và dẫn nhập vào bài học:
Người xưa đã nói chớ quên,
Láng giềng tắt lửa tối đèn có nhau.
Giữ gìn tình nghĩa tương giao,
Sẵn sàng giúp đỡ khác nào người thân.
 Hàng xóm láng giềng là những người sống bên cạnh, gần gũi với gia đình ta, vì thế chúng ta cần quan tâm, giúp đỡ họ lúc khó khăn, hoạn nạn
- HS quan sát tranh và từ đó giới thiệu về một người hàng xóm của em (suy nghĩ 2 phút).
- HS tích cực tham gia hoạt động và giới thiệu được người hàng xóm của mình. 
- HS trả lời theo hiểu biết của mình.
 2-3 HS giới thiệu trước lớp.
Ví dụ:
Bác Lan là bác hàng xóm ngay cạnh nhà em. Công việc hằng ngày của bác vào mỗi sáng là gánh hai thúng xôi ra chợ bán. Bác là người chăm chỉ, thân thiện và gần gũi. Thi thoảng, bác hay cho em bánh, kẹo. Em rất quý bác
- HS lắng nghe.
2. Khám phá:
- Mục tiêu: 
+ HS nêu được một số biểu hiện của việc quan tâm đến hàng xóm láng giềng. 
Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi. (Làm việc chung cả lớp)
- GV mời HS nêu yêu cầu.
- GV giới thiệu tranh yêu cầu HS quan sát, đọc thầm câu chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi:
+ Hành động quan tâm của chú háng xóm được thể hiện như thế nào?
+ Em hãy kể thêm những lời nói, việc làm thể hiện quan tâm hàng xóm, láng ...m, láng giềng
- Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Xử lí tình huống. (Làm việc nhóm 4)
- GV mời HS nêu yêu cầu.
- GV giới thiệu tranh yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 quan sát tranh và đọc tình huống để nêu cách xử lí(thời gian 4 phút).
+ Em sẽ ứng xử thế nào trong tình huống này?
Tình huống 1: Bạn An rủ em bấm chuông trêu chọc hàng xóm 
+ Em sẽ làm gì?
Tình huống 2: Em đang chơi đùa cùng chú cún nhỏ trong sân vườn. Đột nhiên, chiếc máy bay đồ chơi của bạn hàng xóm rơi trước mặt em. 
+ Em sẽ làm gì?
Tình huống 3: Em nhìn thấy một người lạ trèo vào tường vào nhà hàng xóm. 
+ Em sẽ làm gì?
- GV mời các nhóm trình bày.
- GV mời các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét tuyên dương và kết luận:
=> Kết luận: Chúng ta nên thể hiện sự quan tâm đến hàng xóm láng giềng bằng nhiều hành động như: không trêu chọc, phải biết chia sẻ, giúp đỡ, động viênĐừng thể hiện những hành động thờ ơ, trêu chọc không quan tâm, giúp đỡ với hàng xóm láng giềng.
Hoạt động 2: Cho lời khuyên phù hợp với hành
Động của bạn trong tranh (Làm việc nhóm 2).
- GV mời HS nêu yêu cầu.
- GV giới thiệu tranh yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 quan sát tranh và đọc tình huống để tìm lời khuyên phù hợp với hành động của bạn trong tranh (thời gian 4 phút).
2. Hãy cho lời khuyên phù hợp với hành động của bạn trong tranh.
Tình huống: Bạn nhỏ trong tranh lén vứt rác sang nhà hàng xóm cho nhanh.
- GV mời HS đưa ra lời khuyên cho tình huống.
GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét và rút ra lời khuyên phù hợp.
- Kết luận: Chúng ta không nên vứt rác bừa bãi mà phải vứt rác đúng nơi quy định. Không nên vứt rác sang nhà hàng xóm. Bởi vì, nếu hành động này để nhà hàng xóm biết được sẽ gây rạn nứt tình cảm hàng xóm láng giềng. 

- 1 HS nêu yêu cầu. 
- HS thảo luận nhóm 4 quan sát tranh và đọc tình huống để nêu cách xử lí:
- HS trả lời:
+ Tình huống 1: Em sẽ nhắc nhớ bạn không nên làm vậy vì sẽ ảnh hưởng tới nhà hàng xóm, gây ra cảm giác khó chịu cho người ta.
+ Tình huống 2: Em sẽ nhặt lên và đem sang đưa lại cho bạn hàng xóm.
Tình huống 3: Nếu như nhà người hàng xóm không có ai ở nhà, em sẽ chạy ra đường và hô to lên cho những hàng xóm xung quanh đều biết để họ bắt tên người lạ lại. 
- Đại diện các nhóm phát biểu ý kiến.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- HS quan sát tranh, thảo luận cùng bạn cùng bàn để tìm ra lời khuyên với bạn trong tranh.
- 2-3 HS đại diện nhóm đưa ra lời khuyên cho tình huống.
+ Em sẽ khuyên bạn không nên vứt rác bừa bãi. Đặc biệt vứt sang nhà hàng xóm mà phải vứt đúng nơi quy định.
+ Em sẽ khuyên bạn nên nhặt lại số rác mà bạn đã vứt và chấm dứt hành động này. Bởi nếu hành động này để nhà hàng xóm biết được sẽ gây rạn nứt tình cảm hàng xóm láng giềng.
- Các nhóm khác khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố kiến thức về đồng tình với những lời nói, việc làm tốt; không đồng tình với những lời nói, việc làm không tốt đối với hàng xóm, láng giềng
+ Vận dụng vào thực tiễn để thực hiện tốt hành vi, việc làm để thể hiện quan tâm đến hàng xóm láng giềng.
- Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS chia sẻ về những việc em đã làm và sẽ làm để thể hiện quan tâm đến hàng xóm láng giềng 
? Qua tiết học hôm nay em thấy điều gì mà em thích nhất?
? Theo em, nếu gặp một bà cụ muốn hỏi đường đến nhà bác hàng xóm cạnh nhà em. Thì em sẽ hành động như thế nào?
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV nhận xét tiết học.
+ HS chia sẻ trước lớp.
+ Em thích nhất là khi mình được giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc nhỏ phù hợp với bản thân mình.
+ Em sẽ chỉ đường cho bà cụ, hoặc sẽ dẫn bà cụ đến nơi bà cụ muốn hỏi.
- HS lắng nghe,rút kinh nghiệm
4. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
----------------------------------------------------------
TUẦN 9
ĐẠO ĐỨC
CHỦ ĐỀ 2: QUAN TÂM HÀNG XÓM LÁNG GIỀNG
Bài 03: QUAN TÂM HÀNG XÓM LÁNG GIỀNG (T3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau bài học, học sinh sẽ:
- HS biết chia sẻ những việc đã làm và sẽ làm để thực hiện quan tâm hàng xóm láng giềng.
- Biết cách xử lý tình huống khi xảy ra.
- Hình thành phẩm chất nhân ái.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức quan tâm đến hàng xóm, láng giềng.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và c... Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong các hoạt động để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ quan sát, suy nghĩ, trả lời câu hỏi. Chủ động được việc thực hiện các hành vi theo các chuẩn mực đã học
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
+ Củng cố kiến thức về bài hát Quốc Ca, biết tự hào về đất nước khi làm lễ chào cờ
- Cách tiến hành:
GV tổ chức cho HS cả lớp hát bài hát: “Tiến Quân ca” 
+ Quốc ca Việt Nam có tên gốc là gì? Do nhạc sĩ nào sáng tác?
+ Nêu cảm xúc của em khi nghe Quốc ca Việt Nam.
 - GV dẫn dắt vào bài.
- GV cho HS nêu tên các bài đã học.
- GV đánh giá HS chơi, giới thiệu bài.
- Hs tham gia hát bài hát.
+ Quốc ca Việt Nam có tên gốc là bài hát Tiến quân ca. Do cố nhạc sĩ Văn Cao sáng tác.
+ Nêu cảm xúc của em khi nghe Quốc ca Việt Nam: Cảm thấy tự hào về đất nước, con người Việt Nam khi nghe Quốc ca.

2. Luyện tập:
- Mục tiêu: 
+ HS được củng cố nhận thức về tình yêu thiên nhiên đất nước côn người Việt Nam
+ Biết tôn trọng, quý mến và quan tâm xóm giềng
- Cách tiến hành:
HĐ 1: Trò chơi “Ai nhanh hơn”
Gv tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Ai nhanh hơn”.
- Gv nêu yêu cầu: nêu các câu thơ, các bài hát nói về các danh lam thắng cảnh, con người Việt Nam.
- Mời hai đội tham gia chơi. Mỗi đội có 4 người tham gia chơi. Lần lượt từng thành viên của các đội tham gia chơi đọc các câu thơ, bài hát nói về các danh lam thắng cảnh hoặc con người Việt Nam. Đội nào đọc được nhiều hơn đội đó sẽ chiến thắng.
- Nhận xét, tuyên dương
- GVKL: Mỗi chúng ta cần thể hiện tình yêu Tổ quốc bằng những hành động thiết thực, phù hợp như: yêu quý, bảo vệ thiên nhiên, trân trọng và tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước.

- HS tham gia trò chơi
+ HS 1: Đồng đăng có phố kỳ lừa - Có nàng Tô thị có chùa Tam Thanh - Ai lên xứ lạng cùng anh – Bõ công bác mẹ sinh thành ra em.
+ HS 2: Đường vô xứ Nghệ quanh quanh – Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.
+.
HĐ 2: Em tán thành hoặc không tán thành với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
- Gọi HS đọc yêu cầu 1/SHS
- GV nêu câu hỏi và HS nêu việc tán thành hoặc không tán thành để thể hiện tình yêu Tổ Quốc và vì sao.
a. Chỉ cần yêu gia đình mình là đủ.
b. Tìm hiểu lịch sử của đất nước.
c. Biết ơn những người có công với quê hương đất nước.
d. Học tập tốt.
e. Bảo vệ thiên nhiên.
g. Tự hào được là người Việt Nam.
- HS chia sẻ với từng nội dung.
- GV nhận xét, kết luận
=> Chúng ta là con người Việt Nam, đất nước Việt Nam được như ngày hôm nay là nhờ có công lao to lớn của những thế hệ đi trước, vì vậy chúng ta cần phải tôn trọng, tự hào biết ơn họ. Bên cạnh đó cũng cần học tập tốt hơn để sau này xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.

- HS đọc yêu cầu.
- HS lắng nghe
2- 3 HS chia sẻ.
+ Ý a: Không tán thành Vì chỉ yêu mỗi gia đình mình thôi thì chưa đủ. Phải .
+ Ý b: tán thành vì tìm hiểu lịch sử đất nước, yêu quý và tự hào về đất nước.
+ Ý c: tán thành vì chúng ta có được đất nước tươi đẹp, phát triển mạnh mẽ như này là do công lao to lớn của thế hệ đi trước.
+ Ý d: tán thành vì cần học tập tốt để sửa này xây dựng quê hương, đất nước.
+ Ý e: tán thành Vì bảo vệ thiên nhiên là góp phần bảo vệ vẻ đẹp của quê hương, đất nước
+ Ý g: tán thành vì chúng ta tự hào là người Việt Nam.
HĐ 3: Xử lý tình huống
- GV chiếu yêu cầu đầu bài.
- Gọi HS đọc lần lượt 4 tình huống của bài.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 đưa ra cách xử lí tình huống và phân công đóng vai trong nhóm.
a, Tình huống1: Bác Hoa hàng xóm nhờ em trông giúp em bé, trong khi các bạn đến rủ em đi chơi.
b, Tình huống 2: Nhà cô Liên bên cạnh nhà em có chuyện buồn em sẽ có hành động ra sao?
c, Tình huống 3: Trên đường đi học về em gặp một bà cụ muốn hỏi đường đến nhà bác hàng xóm cạnh nhà em. Thì em sẽ hành động như thế nào?
d, Tình huống 4: Hồng và Mai không muốn chơi với bạn Chi cùng xóm khiến cho bạn rất buồn, em sẽ hành động như thế nào?
- GV yêu cầu các nhóm lên đóng vai theo tình huống.
- GV nhận xét, tuyên dương, khen ngợi các nhóm có cách xử lý và đóng vai hay.
Kết luận: Chúng ta lên thể hiện tình sự quan tâm đến hàng xóm láng giềng bằng nhiều hành động như: hỏi thăm, chia sẻ, động viên, giúp đỡ,Đừng thể hiện những hành động thờ ơ, khó chịu với hàng xóm láng giềng
- GV nhắc nhở HS tiếp tục thực hiện các hành vi việc làm thể hiện sự quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng.

- HS lắng nghe HS trả lời theo ý hiểu của mình.
+ TH 1: Bác hàng xóm nhờ em trông giúp em bé là vì bác đnag rất cần sự giúp đỡ của em, lên em đã nhận lời giúp bác..
+ TH 2: Em cùn...ờ cô giáo giải đáp những thắc mắc về các bài học.
Học đố vui cùng bạn về những hiện tượng trong cuộc sống xung quanh...
- HS trình bày
- Các nhóm nhận xét nhóm bạn.
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố kiến thức về ham học hỏi..
+ Vận dụng vào thực tiễn để thực hiện tốt việc ham học hỏi .
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS chia sẻ về tinh thần ham học hỏi của mình.(Thảo luận nhóm 4)
- Mời đại diện nhóm trình bày
- Nhận xét, tuyên dương 
- HS chia sẻ với các bạn trong nhóm
- Các nhóm nhận xét và bổ sung
- HS lắng nghe,rút kinh nghiệm
4. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
---------------------------------------------
TUẦN 12
ĐẠO ĐỨC
CHỦ ĐỀ 3: HAM HỌC HỎI
Bài 04: EM HAM HỌC HỎI (T2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau bài học, học sinh sẽ:
- Nhận biết được lợi ích của việc ham học hỏi đối với lứa tuổi của mình.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Nhận biết được lợi ích của việc ham học hỏi
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tự tìm hiểu thêm về các lợi ích của việc ham học hỏi
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ, trao đổi, trình bày trong hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ quan sát, suy nghĩ, trả lời câu hỏi
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV cho HS hát “Những điều thú vị theo ta từng ngày”
+ Bài hát nói về điều gì?
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- HS hát
+ Bài hát khuyên chúng ta phải tích cực tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh.
- HS lắng nghe.
2. Khám phá:
- Mục tiêu: HS nhận biết được lợi ích của việc ham học hỏi.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Kể chuyện theo tranh và thảo luận cùng bạn (Làm việc nhóm 4)
- GV mời HS nêu yêu cầu.
- GV giới thiệu tranh, yêu cầu HS quan sát, thảo luận nhóm 4 trong 10 phút để kể lại câu chuyện theo tranh và trả lời các câu hỏi:
a. Bảo có phải là người ham học hỏi không? Vì sao?
b. Theo em, việc ham học hỏi có lợi ích gì?
- GV quan sát HS làm việc nhóm, hướng dẫn, gợi mở thêm cho HS.
- GV mời 1 số nhóm lên kể lại câu chuyện trước lớp và trình bày câu trả lời.
- GV mời HS khác nhận xét.
- GV nhận xét tuyên dương, sửa sai (nếu có)

- 1-2 HS nêu yêu cầu. 
- Cả lớp cùng quan sát tranh, thảo luận nhóm 4 để kể lại câu chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi.
- 2-3 nhóm HS trình bày
a. Bảo không phải là người ham học hỏi. Vì khi gặp bài toán khó, Bảo đã không tham gia thảo luận với các bạn và cũng không nhờ sự hướng dẫn của cô giáo. Ngoài ra, Bảo chưa thể hiện sự kiên trì, quyết tâm dẫn đến không muốn tiếp tục giải bài toán.
b. Theo em, việc ham học hỏi có rất nhiều lợi ích: giúp em thông minh hơn, biết được thêm nhiều điều mới mẻ, mang lại niềm vui...
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
3. Luyện tập
- Mục tiêu: Kể thêm được những lợi ích của việc ham học hỏi mang lại.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 2: Nói về những lợi ích của việc ham học hỏi (Làm việc nhóm 2)
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2, kể thêm về những lợi ích của việc ham học hỏi mang lại
- GV mời các nhóm trình bày.
- GV mời các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét tuyên dương và kết luận.

- Các nhóm thảo luận, trao đổi
- Các nhóm trình bày: những lợi ích của việc ham học hỏi:
+ rèn luyện tính siêng năng, kiên trì
+ rèn khả năng nói chuyện tốt hơn với mọi người
+ rèn luyện trí thông minh, khả năng tư duy, sáng tạo
...
- Các nhóm khác khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
3. Vận dụng.
- Mục tiêu: Rèn luyện tính ham học hỏi cho HS thông qua việc đọc sách.
- Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu và cho HS về nhà thực hiện: Hãy sưu tầm và đọc 1 cuốn sách thuộc lĩnh vực mà mình yêu thích, ghi lại những điều đã học được và chia sẻ với bạn bè.
- GV yêu cầu HS nộp lại sản phẩm là cuốn sổ nhỏ đã ghi lại được những điều đã học hoặc GV có thể mời 2-3 HS chia sẻ trước lớp.
- GV khuyến khích HS tích cực đọc sách để nâng cao hiểu biết và rèn luyện tính ham học hoỉ của bản thân.
- Lắng nghe và thực hiện yêu cầu
4. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
..................................................................................m

4. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

TUẦN 14
ĐẠO ĐỨC
CHỦ ĐỀ 4: GIỮ LỜI HỨA
Bài 05: EM GIỮ LỜI HỨA (T1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau bài học, học sinh sẽ:
- Nêu được một số biểu hiện của việc giữ lời hứa.
- Biết vì sao phải giữ lời hứa.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu thông tin từ những ngữ liệu cho sẵn trong bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định và làm rõ thông tin từ những ngữ liệu cho sẵn trong bài học. Biết thu thập thông tin từ tình huống.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ, trao đổi, trình bày trong hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS chơi TC Chuyền bóng
Cách chơi: HS chuyền bóng theo lời bài hát. Khi bài hát dừng lại, quả bóng dừng ở tay bạn nào thì bạn đó nói về lời hứa của mình và cho biết đã thực hiện hay chưa.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới.

2. Khám phá:
- Mục tiêu: + HS biết được vai trò, lợi ích của việc giữ lời hứa.
+ Nhận biết được một số biểu hiện của việc giữ lời hứa.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi.
- GV mời HS nêu yêu cầu.
- GV giới thiệu tranh yêu cầu HS quan sát tranh, kể chuyện theo tranh:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
a) Việc cậu bé quay lại trả tiền thừa cho người đàn ông thể hiện điều gì?
b) Việc làm đó mang lại lợi ích gì?
- GV mời HS khác nhận xét.
- GV nhận xét tuyên dương, sửa sai (nếu có)
- GV rút ra vai trò của việc giữ lời hứa: Giữ lời hứa
 sẽ có được sự tộn trọng và tin tưởng của mọi người xung quanh.

- 1 HS nêu yêu cầu. 
- Cả lớp cùng quan sát tranh và kể câu chuyện qua tranh
- 3-5 HS trình bày
a) Việc cậu bé quay lại trả tiền thừa cho người đàn ông thể hiện cậu là người trung thực và giữ lời hứa.
b) Việc làm này mang lại sự tin yêu từ mọi người xung quanh.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
+ HS lắng nghe, rút kinh nghiêm.
Hoạt động 2: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
- GV yêu cầu HS quan sát tranh, nêu nội dung tranh
-Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Theo em, đâu là biểu hiện của việc giữ lời hứa?
- GV mời HS khác nhận xét.
- GV nhận xét đưa ra câu trả lời phù hợp.

- HS quan sát tranh, nêu nội dung từng tranh
-HS suy nghĩ, trả lời: Những biểu hiện của việc giữ lời hứa là:
+ Tranh 1:Giữ lời hứa với bản thân sẽ không đọc truyện nếu không sắp xếp xong góc học tập.
+ Tranh 3: Giữ lời hứa tặng quà cho bạn
+ Tranh 4: Giữ lời hứa hướng dẫn bạn cách chơi
-HS khác nhận xét
Hoạt động 3: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
- GV chia nhóm 6, yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi:
+ Việc giữ lời hứa sẽ mang lại điều gì cho em và mọi người xung quanh?
- GV mời đại diện nhóm trình bày.
- GV mời HS nhận xét
- GV nhận xét, đánh giá, tổng kết: Giúp lời hứa giúp chúng ta được mọi người tin tưởng, trở thành người đáng tin cậy, được mọi người quý mến, làm tăng uy tín của bản thân và được mọi người tôn trọng, 

- HS nhận nhóm, thảo luận
- Đại diện nhóm trả lời
-HS khác nhận xét, bổ sung.
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
-GV dặn HS về nhà sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ, những câu chuyện nói về việc giữ lời hứa.
- Nhận xét, tuyên dương
-HS nhận nhiệm vụ
- HS lắng nghe,rút kinh nghiệm
4. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

TUẦN 15
ĐẠO ĐỨC
CHỦ ĐỀ 4: GIỮ LỜI HỨA
Bài 05: EM GIỮ LỜI HỨA (T2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau bài học, học sinh sẽ:
- Đồng tình với những lời nói, hành động thể hiện việc giữ lời hứa; không đồng tính với lời nói, hành động không giữ lời hứa.
- HS đưa ra được cách ứng xử phù hợp với việc giữ lời hứa.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu thông tin từ những n... lời hứa
- GV mời HS nêu yêu cầu.
- GV yêu cầu HS chia sẻ về 1 lần đã giữ lời hứa
 hoặc không giữ lời hứa với bạn bè và người thân trong gia đình.
-GV nhận xét, đánh giá 

- 1 HS nêu yêu cầu. 
- HS trình bày trước lớp

Hoạt động 2: Ghi lại những gì em đã hứa vào một cuốn sổ nhỏ và thực hiện. Sau 2 tuần, hãy tự đánh gia xem mình đã giữ lời hứa như thế nào và tự điều chỉnh.
- GV mời HS nêu yêu cầu.
- GV yêu cầu HS ghi lại những gì em đã hứa vào 1 cuốn sổ và nghiêm túc thực hiện
-GV cho thời gian HS ghi chép cuốn sổ theo yêu
 cầu( 2 tuần)
- Sau 2 tuần, GV mời 1-2 HS phát biểu những lời hứa và mức độ thực hiện lời hứa của mình.
- GV nhận xét, động viên HS giữ lời hứa trong cuộc sống
- GV mời HS đọc lời khuyên trong SGK trang 30
- 1 HS nêu yêu cầu. 
- HS lắng nghe
- HS trình bày
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm
-HS đọc
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- Thực hiện giữ lời hứa cùng khuyên mọi người cần phải biết giữ lời hứa.
- Sưa tầm các gương biết giữ lời hứa của bạn bè trong trường, lớp, làng xóm,...
- HS lắng nghe.

4. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

TUẦN 17
ĐẠO ĐỨC
Bài : ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau bài học, học sinh sẽ:
- Củng cố, khắc sâu về các chuẩn mực: Yêu Tổ quốc Việt Nam, quan tâm hàng xóm láng giềng, ham học hỏi và biết giữ lời hứa.
- Thực hiện được các hành vi theo chuẩn mực đã học phù hợp với lứa tuổi.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Biết yêu Tổ quốc Việt Nam, quan tâm hàng xóm láng giềng, ham học hỏi và biết giữ lời hứa.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong các hoạt động để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ quan sát, suy nghĩ, trả lời câu hỏi. Chủ động được việc thực hiện các hành vi theo các chuẩn mực đã học
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Tia chớp”
*Cách chơi: Cả lớp cùng xem lại tên các bài đã học trong SGK trong 1 phút. Gv chỉ và gọi tên một bạn bất kì nói tên một bài Đạo đức đã học. Nếu HS này nói đúng sẽ được chỉ tên một bạn khác và nói tên bài đạo đức khác với bài bạn đã nêu.
- GV cho HS nêu tên các bài đã học.
- GV đánh giá HS chơi, giới thiệu bài.
HS tham gia chơi
Hs nêu
HS lắng nghe.
2. Luyện tập:
- Mục tiêu: HS được củng cố nhận thức về các biểu hiện và sự cần thiết phải thực hiện các chuẩn mực: Yêu Tổ quốc Việt Nam, quan tâm hàng xóm láng giềng, ham học hỏi và biết giữ lời hứa.
- HS nêu được những việc đã thực hiện của bản thân theo các chuẩn mực: tích cực hoàn thành nhiệm vụ, nhận biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
- Cách tiến hành:
HĐ 1: Trò chơi “Rung chuông vàng”
Gv tổ chức cho HS chơi trò chơi “Rung chuông vàng” theo các câu hỏi ở phần phụ lục.
- Gv chiếu câu hỏi và các câu trả lời, HS ghi câu trả lời vào nháp và giơ tay dành quyền trả lời khi có hiệu lệnh
- Sau mỗi câu trả lời đúng HS được trả lời các câu hỏi tiếp theo. HS nào sai sẽ loại ra khỏi cuộc chơi. HS trả lời đến câu hỏi cuối cùng sẽ được lên rung chuông vàng.
+ Câu 1: Nêu những biểu hiện của việc em yêu Tổ quốc Việt Nam?
+ Câu 2: Nêu những biểu hiện của việc quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng?
+ Câu 3: Nêu những biểu hiện và hiệu quả của việc ham học hỏi?
Câu 4: Những biểu hiện nào thể hiện việc Giữ lời hứa?
Câu 5: Nếu không ham học hỏi, không biết giữ lời hứa điều gì sẽ xảy ra?
Câu 6: Theo em, ham học hỏi, biết giữ lời hứa sẽ mang lại điều gì?
Câu 8: Hãy kể về một việc mà em đã biết giữ lời hứa
- Nhận xét, tuyên dương
- Gv chốt kiến thức
GV chốt.

- HS tham gia trò chơi
 Trả lời: Những biểu hiện thể hiện việc yêu Tổ quốc: nghiêm trang khi chào cờ và hát Quốc ca, yêu quý bảo vệ thiên nhiên, trân trọng và tự hào về truyền thống, văn hóa của đất nước 
HS nt nêu, nx
 Trả lời: Ham học hỏi sẽ giúp em tiến bộ trong học tập, trong công việc; mạnh dạn, tự tin trong các hoạt động tập thể; được mọi người tin yêu, quý mến
+ HS nt nêu, nx
...g bạn.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi. Sự nuói tiếc của Hiếu (Làm việc chung cả lớp)
-Phương pháp kể chuyện ( chính), phương pháp thảo luận nhóm ( bổ trợ)
-GV tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi
-GV giới thiệu 6 tranh yêu cầu hóm quan sát tranh thảo luận kể lại câu chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi
? Điều gì xảy ra khi Hiểu không chuẩn bị bài
? Theo em, để hoàn thành nhiệm vụ Hiểu phải làm gì?
? Vì sao phải hoàn thành nhiệm vụ
-GV cho thời gian HS làm việc theo nhóm và quan sát, hướng dẫn, gợi mở thêm cho HS (nếu cần)
-GV mời một số nhóm kể lại câu chuyện và trình bày câu trả lời. GV có thể yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung để hoàn chỉnh câu chuyện và câu trả lời
- GV mời HS khác nhận xét.
- GV nhận xét tuyên dương, sửa sai (nếu có)

- 1 HS nêu yêu cầu. 
- cả lớp cùng quan sát tranh và đọc nội dung câu chuyện qua tranh 
- HS trả lời
- Hiểu đến lớp đã không làm được bài mà cô giáo yêu cầu 
- Hiểu quyết tâm dậy sớm hơn, tù chối lời mời đi đá bóng cùng bạn vì vẫn chưa chuẩn bị bài cho ngày mai; buổi tối Hiểu không nên thức khuya để xem phim mà nên dành thời gian để chuẩn bị cho ngày mai tới lớp.
- 3-5 HS trình bày
- HS khác nhận xét, bổ sung.
+ HS lắng nghe, rút kinh nghiêm.
- Các nhóm khác khác nhận xét, bổ sung.

3. Luyện tập
- Mục tiêu: 
-HS nhận biết được biểu hiện của tích cực hoàn thành nhiệm vụ và chưa tích cực hoàn thành nhiệm vụ đúng kế hoạch có chất lượng.
- HS nêu được các hành động thể hiện việc tích cực hay chưa tích cực hoàn thành nhiệm vụ đúng kế hoạch, có chất lượng của các bạn trong tranh.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 2: Quan sát tranh thảo luận nhóm
 (làm việc nhóm 4).
Phương pháp quan sát 
- GV giới thiệu 4 tranh yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi:
- GV mời HS nêu yêu cầu.
? Bạn nào trong tranh đã tích cực hay chưa tích cực hoàn thành nhiệm vụ đúng kế hoạch, có chất lượng
? Vì sao phải tích cực hoàn thành nhiệm vụ
- GV nhận xét tuyên dương và kết luận

- 1 HS đọc yêu cầu bài.
-HS quan sát và trả lời câu hỏi:
( Thảo luận nhóm)
-Đại diện nhóm trả lời câu hỏi
HS trả lời câu hỏi: Tranh 1,3 hoàn thành tích cực.
-Chưa hoàn thành tích cực : 2,4
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố kiến thức về tích cực hoàn thành nhiệm vụ và chưa tích cực hoàn thành nhiệm vụ đúng kế hoạch có chất lượng.
+ Vận dụng vào thực tiễn để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức vận dụng bằng hình thức thi đua kể những việc mình tích hoàn thành nhiệm vụ được giao
? Khi hoàn thành công việc được giao em có cảm giác gì.
? Khi được giáo nhiệm vụ mà em chưa hoàn thành em cảm thấy thế nào
- Nhận xét, tuyên dương
+ Lần lượt các hs trả lời
- HS lắng nghe,rút kinh nghiệm
4. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
---------------------------------------------
TUẦN 19
ĐẠO ĐỨC
CHỦ ĐỀ 5: TÍCH CỰC HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ
Bài 06: EM TÍCH CỰC HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ (T2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau bài học, học sinh sẽ:
- Nêu được một số biểu hiện của tích cực hoàn thành nhiệm vụ
- Hoàn thành nhiệm vụ đúng kế hoạch, có chất lượng.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Biết một số cách thức để hoàn thành nhiệm vụ có chất lượng, đúng kế hoạch.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tự tìm hiểu đưa thêm một số cách ứng xử phù hợp với việc tích cực hoàn thành nhiệm vụ.
Đưa ra được nhận xét phù hợp với việc chưa tích cực hoàn thành nhiệm vụ đúng kế hoạch, có chất lượng của các bạn trong tình huống.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ, trao đổi, trình bày trong hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Có biểu hiện tích cực hoàn thành nhiệm vụ 
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ quan sát, suy nghĩ, trả lời câu hỏi; tự tìm hiểu thêm những biểu hiện tích cực hoàn thành nhiệm vụ 
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.
+ Kiểm tra kiến thức đã học ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- Giờ trước các em đã học bài Đạo đức gì?
+ GV mời HS kể lại câu chuyện Sự nuối tiếc của Hiếu.
+ Điều gì sảy ra khi Hiếu không chuẩn bị bài?
+ Theo em, để hoàn thành nhiệm vụ, Hiếu cần phải làm gì?
+ GV mời HS giới thiệu thêm một số việc mà em đã làm để hoàn thành nhiệm vụ.
+ Em đã tích cực hoàn thành nhiệm vụ đúng kế hoạch, có chất lượng

File đính kèm:

  • docxkhbd_dao_duc_lop_3_sach_canh_dieu_nam_hoc_2022_2023.docx
  • docxTuần 1.docx
  • docxTuần 2.docx
  • docxTuần 3.docx
  • docxTuần 4.docx
  • docxTuần 5.docx
  • docxTuần 6.docx
  • docxTuần 7.docx
  • docxTuần 8.docx
  • docxTuần 9.docx
  • docxTuần 10.docx
  • docxTuần 11.docx
  • docxTuần 12.docx
  • docxTuần 13.docx
  • docxTuần 14.docx
  • docxTuần 15.docx
  • docxTuần 16.docx
  • docxTuần 17.docx
  • docxTuần 18.docx
  • docxTuần 19.docx
  • docxTuần 20.docx
  • docxTuần 21.docx
  • docxTuần 22.docx
  • docxTuần 23.docx
  • docxTuần 24.docx
  • docxTuần 25.docx
  • docxTuần 26.docx
  • docxTuần 27.docx
  • docxTuần 28.docx
  • docxTuần 29.docx
  • docxTuần 30.docx
  • docxTuần 31.docx
  • docxTuần 32.docx
  • docxTuần 33.docx
  • docxTuần 34.docx
  • docxTuần 35.docx