Kế hoạch bài dạy Toán 8 Sách Cánh diều - Học kỳ 1 - Năm học 2023-2024
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Nhận biết được đơn thức, đa thức nhiều biến.
- Thực hiện thu gọn đơn thức, đa thức.
- Tính được giá trị của đa thức khi biết giá trị của các biến.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
- Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.
Năng lực riêng:
- Tư duy và lập luận toán học: giải thích sự tương đồng và khác biệt trong cấu trúc của đơn thức, đa thức, đơn thức thu gọn, đa thức thu gọn,...
- Mô hình hóa toán học: sử dụng biểu thức đại số để biểu thị diện tích hình vuông, hình chữ nhật, thể tích hình hộp chữ nhật..
- Giải quyết vấn đề toán học: phát hiện được vấn đề cần giải quyết, xác định được cách thu gọn đơn thức, cộng, trừ đơn thức đồng dạng, thu gọn đa thức, tính giá trị của đa thức.
3. Phẩm chất
- Tích cực thực hiện nhiệm vụ khám phá, thực hành, vận dụng.
- Có tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Khách quan, công bằng, đánh giá chính xác bài làm của nhóm mình và nhóm bạn.
- Tự tin trong việc tính toán; giải quyết bài tập chính xác.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 - GV: SGK, SGV, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, PBT(ghi đề bài cho các hoạt động trên lớp), các hình ảnh liên quan đến nội dung bài học,...
2 - HS:
- SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
- Ôn tập lại kiến thức về đa thức một biến, giá trị của đa thức một biến và các phép toán cộng, trừ, nhân, chia với đa thức một biến.
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Toán 8 Sách Cánh diều - Học kỳ 1 - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Toán 8 Sách Cánh diều - Học kỳ 1 - Năm học 2023-2024
Ngày soạn: .../.../... Ngày dạy: .../.../... BÀI 1: ĐƠN THỨC VÀ ĐA THỨC NHIỀU BIẾN (4 tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau: Nhận biết được đơn thức, đa thức nhiều biến. Thực hiện thu gọn đơn thức, đa thức. Tính được giá trị của đa thức khi biết giá trị của các biến. 2. Năng lực Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng. Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học: giải thích sự tương đồng và khác biệt trong cấu trúc của đơn thức, đa thức, đơn thức thu gọn, đa thức thu gọn,... Mô hình hóa toán học: sử dụng biểu thức đại số để biểu thị diện tích hình vuông, hình chữ nhật, thể tích hình hộp chữ nhật.. Giải quyết vấn đề toán học: phát hiện được vấn đề cần giải quyết, xác định được cách thu gọn đơn thức, cộng, trừ đơn thức đồng dạng, thu gọn đa thức, tính giá trị của đa thức. 3. Phẩm chất Tích cực thực hiện nhiệm vụ khám phá, thực hành, vận dụng. Có tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Khách quan, công bằng, đánh giá chính xác bài làm của nhóm mình và nhóm bạn. Tự tin trong việc tính toán; giải quyết bài tập chính xác. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV: SGK, SGV, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, PBT(ghi đề bài cho các hoạt động trên lớp), các hình ảnh liên quan đến nội dung bài học,... 2 - HS: - SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm. - Ôn tập lại kiến thức về đa thức một biến, giá trị của đa thức một biến và các phép toán cộng, trừ, nhân, chia với đa thức một biến. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a) Mục tiêu: - Thông qua giải bài toán mở đầu có tính thực tế, HS có cơ hội trải nghiệm thấy được sự tồn tại của đa thức nhiều biến. - Câu hỏi gợi mở ở phần đầu giúp kích thích sự tò mò, giúp HS có hứng thú với bài học, gợi được nội dung của bài học. b) Nội dung: HS đọc bài toán mở đầu và thực hiện yêu cầu dưới sự dẫn dắt của GV và trình bày kết quả. c) Sản phẩm: HS nắm được các thông tin trong bài toán và dự đoán câu trả lời cho câu hỏi mở đầu theo ý kiến cá nhân d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV chiếu Slide dẫn dắt, đặt vấn đề qua bài toán mở đầu và yêu cầu HS thảo luận và nêu dự đoán (chưa cần HS giải): + “Trong giờ học Mĩ thuật, bạn Hạnh dán lên trang vở hai hình vuông và một tam giác vuông có độ dài hai cạnh góc vuông là x (cm), y (cm) như Hình 1. Tổng diện tích của hai hình vuông và tam giác vuông đó là: x2 + y2 + xy (cm2) Biểu thức đại số x2 + y2 + xy còn được gọi là gì?” Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm và thực hiện yêu cầu theo dẫn dắt của GV. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi đại diện một số thành viên nhóm HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV ghi nhận câu trả lời của HS, nhấn mạnh về việc không viết kí hiệu phép nhân trong biểu thức chứa chữ, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào tìm hiểu bài học mới: “Bài học ngày hôm nay sẽ giúp các em gọi tên được các biểu thức với các phép toán cộng, trừ, nhân, chia, luỹ thừa như trên ”. Bài 1: Đơn thức và đa thức nhiều biến. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Đơn thức nhiều biến a) Mục tiêu: - HS nhận biết đơn thức nhiều biến, ghi nhớ khái niệm đơn thức nhiều biến. - HS ghi nhớ khái niệm đơn thức thu gọn và đơn thức đồng dạng, nhận biết hai đơn thức đồng dạng; thực hành thu gọn đơn thức, nhận biết hệ số và bậc của đơn thức. - HS hình thành quy tắc và thực hiện được phép cộng, trừ đơn thức đồng dạng. b) Nội dung: - HS tìm hiểu nội dung kiến thức về đơn thức nhiều biến theo yêu cầu, dẫn dắt của GV, thảo luận trả lời câu hỏi trong SGK. c) Sản phẩm: HS ghi nhớ và vận dụng kiến thức về đơn thức nhiều biến để thực hành làm các bài tập ví dụ, luyện tập. d) Tổ chức thực hiện: HĐ CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: HĐ1.1 Khái niệm - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân sau đó thảo luận thực hiện yêu cầu của HĐ1. + GV yêu cầu HS nêu lại công thức tính diện tích hình vuông, diện tích hình chữ nhật và thể tích của hình hộp chữ nhật. + GV yêu cầu HS thực hiện vào vở cá nhân. GV chữa bài, chốt đáp án. - GV dẫn dắt, đặt câu hỏi và rút ra kết luận về khái niệm đơn thức nhiều biến trong hộp kiến thứ. (GV giới thiệu và đặt câu hỏi dẫn dắt: “Các biểu thức gồm các số, biến và phép tính mà chúng ta thu được ở HĐ1 gọi là đơn thức nhiều biến. Vậy đơn thức nhiều biến là gì?”). - GV mời một vài HS đọc khung kiến thức trọng tâm. - GV cho HS đọc hiểu, phân tích đề bài Ví dụ 1, vấn đáp, gợi mở giúp HS nhận dạng các đơn thức nhiều biến. HS hoàn thành bài tập Ví dụ 1 vào vở cá nhân - GV yêu cầu HS áp dụng tự hoàn thành Luyện tập 1 sau đó trao đổi cặp đôi kiểm tra chéo kết quả. GV chốt đáp án và cho HS nêu lại khái niệm đơn thức nhiều biến để HS ghi nhớ. HĐ1.2: Đơn thức thu gọn - GV yêu cầu HS trao...13x3; b) Ta có: 10y7 − 15y7 = (10 – 15)y7 = −5y7. Quy tắc: Để cộng (hay trừ) các đơn thức đồng dạng, ta cộng (hay trừ) các hệ số với nhau và giữ nguyên phần biến. Ví dụ 4. (SGK-tr8) Luyện tập 4: a) 4x4y6 + 2x4y6 = (4 + 2)x4y6 = 6x4y6; b) 3x3y5 – 5x3y5 = (3 – 5)x3y5 = – 2x3y5. Hoạt động 2: Đa thức nhiều biến a) Mục tiêu: - HS ghi nhớ khái niệm và nhận biết đa thức nhiều biến. - HS nhận biết sự cần thiết và cách thu gọn đa thức nhiều biến. - HS thực hành thu gọn đa thức và nhận biết bậc của đa thức. - HS thực hành tính được giá trị của đa thức khi biết giá trị của các biến. b) Nội dung: - HS tìm hiểu nội dung kiến thức về đa thức nhiều biến theo yêu cầu, dẫn dắt của GV, thảo luận trả lời câu hỏi và hoàn thành các bài tập ví dụ, thực hành trong SGK. c) Sản phẩm: HS ghi nhớ và vận dụng kiến thức về đa thức nhiều biến để thực hành hoàn thành bài tập Ví dụ , Luyện tập d) Tổ chức thực hiện: HĐ CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: HĐ2.1. Khái niệm - GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân hoàn thành HĐ5 + GV dẫn dắt, giúp HS trả lời theo từng câu hỏi của HĐ5. GV cho một vài HS trình bày kết quả sau đó chốt đáp án. Thông qua kết quả của HĐ5 trên tình huống cụ thể, GV dẫn dắt, yêu cầu HS rút ra nhận xét tổng quát, cấu trúc của đa thức nhiều biến như trong khung kiến thức. (GV gọi một vài HS đọc lại khung kiến thức). GV hướng dẫn HS tiếp nhận và ghi nhớ khái niệm đa thức nhiều biến. - GV yêu cầu HS trao đổi, lấy 2 ví dụ về đa thức nhiều biến. - GV lưu ý cho HS phần Chú ý. - GV phân tích, cho HS thực hiện Ví dụ 5, dẫn dắt để HS nhận diện được đa thức nhiều biến. + GV yêu cầu HS phát biểu lại khái niệm đa thức nhiều biến. + GV mời 2 bạn trình bày kết quả và giải thích phần trình bày. - GV tự hoàn thành Luyện tập 5 để củng cố, luyện tập việc nhận biết đa thức nhiều biến. HĐ2.2. Thu gọn đa thức - HS vận dụng kiến thức vừa học về cộng, trừ đơn thức đồng dạng để thực hiện HĐ6. Sau khi HS thực hiện xong HĐ, GV nên cho HS thấy ở đa thức thu được, không có hai đơn thức nào đồng dạng. Dẫn dắt vào nội dung kiến thức mới. - Thông qua kết quả của HĐ6, GV yêu cầu HS rút ra nhận xét tổng quát, cách thu gọn đa thức hướng dẫn HS tiếp nhận và ghi nhớ khái niệm thu gọn đa thức. (GV mời một vài HS đọc khái niệm). - HS đọc hiểu Ví dụ 6 nhằm củng cố, thực hành thu gọn đa thức. - HS áp dụng kiến thức hoàn thành Luyện tập 6 luyện tập, thực hành thu gọn đa thức (HS trao đổi cặp đôi, kiểm tra chéo đáp án). GV chữa bài, chốt đáp án. HĐ2.3. Giá trị của đa thức - GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức cũ, hoạt động cặp đôi thực hiện HĐ7: + GV yêu cầu HS nêu lại cách tính giá trị của một biểu thức đại số. + GV dẫn dắt: "Đa thức P được xác định bằng biểu thức nào?". HS trao đổi và hoàn thành hoạt động. Thông qua HĐ7, GV hướng dẫn HS cách tính giá trị của một đa thức, đó là: thay những giá trị cho trước vào biểu thức xác định đa thức rồi thực hiện phép tính. - GV cho HS đọc hiểu Ví dụ 7 để thực hành tính giá trị của một đa thức. GV lưu ý HS cách trình bày và lưu ý những lỗi sai hay mắc phải - HS áp dụng, luyện tập tính giá trị của một đa thức thông qua hoàn thành Luyện tập 7. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HĐ cá nhân: HS suy nghĩ, hoàn thành vở. - HĐ cặp đôi, nhóm: các thành viên trao đổi, đóng góp ý kiến và thống nhất đáp án. Cả lớp chú ý thực hiện các yêu cầu của GV, chú ý bài làm các bạn và nhận xét. - GV: quan sát và trợ giúp HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS trả lời trình bày miệng/ trình bày bảng, cả lớp nhận xét, GV đánh giá, dẫn dắt, chốt lại kiến thức. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát, nhận xét quá trình hoạt động của các HS, cho HS nhắc lại khái niệm đa thức nhiều biến, cách thu gọn đa thức nhiều biến và lưu ý lại cho HS các thao tác cần thực hiện khi tính giá trị của một đa thức. II. Đa thức nhiều biến 1.Khái niệm HĐ5: a) Biểu thức x2 + 2xy + y2 có hai biến x, y. b) Mỗi số hạng xuất hiện trong biểu thức là các đơn thức (lũy thừa, tích giữa số và các biến). Kết luận: Đa thức nhiều biến (hay đa thức) là một tổng của những đơn thức. Chú ý: Mỗi đơn thức được coi là một đa thức. Ví dụ 5: SGK – tr8 Luyện tập 5. Biểu thức y+3z+y2z là đa thức, còn biểu thức không phải là đa thức. 2. Thu gọn đa thức HĐ6. Ta có: P = x3 + 2x2y + x2y + 3xy2 + y3 = x3 + (2x2y + x2y) + 3xy2 + y3 = x3 + 3x2y + 3xy2 + y3. Kết luận: Thu gọn đa thức là làm cho trong đa thức đó không còn hai đơn thức nào đồng dạng. Ví dụ 6. (SGK-tr 9) Luyện tập 6. R = x3 – 2x2y – x2y + 3xy2 – y3 = x3 – (2x2y + x2y) + 3xy2 – y3 = x3 – 3x2y + 3xy2 – y3. 3. Giá trị của đa thức HĐ7: Đa thức P được xác định bằng biểu thức x2 – y2 Giá trị của P tại x = 1; y = 1 là: 12 – 12 = 1 – 1 = 0. Ví dụ 7. (SGK - tr9) Luyện tập 7. Giá trị của đa thức Q tại x = 2; y = 1 là: Q = 23 – 3 . 22 . 1 + 3. 2 . 12 – 13 = 8 – 3 . 4 + 3. 2 – 1 = 8 – 12 + 6 – 1 = – 4 + 5 = 1. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức về đơn thức và đa thức nhiều biến (thực...h bày, thảo luận và làm việc nhóm Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng. Năng lực riêng: Mô hình hóa toán học: sử dụng biểu thức đại số để biểu thị diện tích hình chữ nhật, thể tích hình hộp chữ nhật.. Giải quyết vấn đề toán học: phát hiện được vấn đề cần giải quyết, xác định được cách thức cộng, trừ hai đa thức, nhân đa thức, chia đa thức.. 3. Phẩm chất Tích cực thực hiện nhiệm vụ khám phá, thực hành, vận dụng. Có tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Khách quan, công bằng, đánh giá chính xác bài làm của nhóm mình và nhóm bạn. Tự tin trong việc tính toán; giải quyết bài tập chính xác. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV: SGK, SGV, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, PBT(ghi đề bài cho các hoạt động trên lớp), các hình ảnh liên quan đến nội dung bài học,... 2 - HS: - SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm. - Ôn tập lại kiến thức về đa thức một biến, giá trị của đa thức một biến và các phép toán cộng, trừ, nhân, chia với đa thức một biến. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a) Mục tiêu: - Câu hỏi gợi mở ở phần đầu nhằm gợi ra một vấn đề cần tìm hiểu kiến thức toán học, đó là phép tính với đa thức nhiều biến. b) Nội dung: HS đọc câu hỏi mở đầu và nhớ lại kiến thức thực hiện yêu cầu dưới sự dẫn dắt của GV và trình bày kết quả. c) Sản phẩm: HS nắm được các thông tin trong bài toán và dự đoán câu trả lời cho câu hỏi mở đầu theo ý kiến cá nhân d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV dẫn dắt, đặt vấn đề: "Ở lớp 7, ta đã học cách thực hiện phép cộng, phép trừ, phép nhân, phép chia các đa thức một biến. Em hãy nêu lại quy tắc cộng, trừ, nhân, chia các đa thức một biến" Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm và thực hiện yêu cầu theo dẫn dắt của GV. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi đại diện một số thành viên nhóm HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV ghi nhận câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào tìm hiểu bài học mới: “Các phép tính với đa thức nhiều biến được thực hiện như thế nào, có giống với đa thức một biến không, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay”. Bài 2: Các phép tính với đa thức nhiều biến. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Cộng hai đa thức a) Mục tiêu: - HS ghi nhớ các bước, thực hiện được phép toán cộng đa thức nhiều biến và giải các bài toán liên quan đến phép cộng đa thức nhiều biến. b) Nội dung: - HS tìm hiểu nội dung kiến thức về cách cộng đa thức nhiều biến theo yêu cầu, dẫn dắt của GV, thảo luận trả lời câu hỏi trong SGK. c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức thực hiện được phép toán cộng đa thức nhiều biến để thực hành làm các bài tập ví dụ, luyện tập d) Tổ chức thực hiện: HĐ CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 thảo luận thực hiện yêu cầu của HĐ1 ra phiếu nhóm. + GV quan sát, hỗ trợ khi HS khó khăn trong việc thực hiện các bước. + Đại diện các nhóm trình bày kết quả và giải thích cách làm GV chữa bài, chốt đáp án. - GV chiếu và phân tích, giải thích lần lượt các bước ví dụ trong SGK (tr11). GV dẫn dắt, đặt câu hỏi và rút ra kết luận về quy tắc cộng hai đa thức. (GV đặt câu hỏi dẫn dắt: “Để thực hiện cộng hai đa thức ta làm như thế nào?”) - GV mời một vài HS đọc nhận xét về quy tắc cộng hai đa thức. - GV phân tích đề bài Ví dụ 1, vấn đáp, gợi mở giúp HS biết cách trình bày phép cộng hai đa thức. (GV vừa chiếu từng bước thực hiện lên bảng, vừa giải thích cách làm) - HS áp dụng quy tắc thực hành và rèn kĩ năng trình bày cộng hai đa thức nhiều biến thông qua việc hoàn thành Luyện tập 1 vào vở cá nhân. (HS có thể trao đổi cặp đôi để kiểm tra chéo đáp án và cách trình bày). GV gọi hai HS lên bảng trình bày kết quả. Từ kết quả của bài tập Luyện tập 1, GV lưu ý cho HS các lỗi sai hay mắc phải. - GV cho HS tìm hiểu, phân tích và hoàn thành Ví dụ 2: + Gv yêu cầu HS nhắc lai công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật Áp dụng quy tắc cộng hai đa thức để giải quyết yêu cầu bài toán. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HĐ cá nhân: HS suy nghĩ, áp dụng kiến thức hoàn thành vở. - HĐ cặp đôi, nhóm: các thành viên trao đổi, đóng góp ý kiến và thống nhất đáp án. Cả lớp chú ý thực hiện các yêu cầu của GV, chú ý bài làm các bạn và nhận xét. - GV: quan sát và trợ giúp HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS trả lời trình bày miệng/ trình bày bảng, cả lớp nhận xét, GV đánh giá, dẫn dắt, chốt lại kiến thức. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát, nhận xét quá trình hoạt động của các HS, cho HS nhắc lại quy tắc cộng hai đa thức nhiều biến. 1. Cộng hai đa thức. HĐ1: a) Tổng P + Q được viết theo hàng ngang như sau: P + Q = (x2 + 2xy + y2) + (x2 – 2xy + y2) b) Nhóm các đơn thức đồng dạng với nhau, ta được: P + Q = (x2 + 2xy + y2) + (x2 – 2xy + y2) = (x2 + x2) + (2xy – 2xy) + (y2 + y2) c) Tổng P + Q bằng cách thực hiện phép tính trong từng nhóm, ta đượ...áp án. HĐ3.2. Nhân hai đa thức - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm đôi trao đổi thảo luận thực hiện HĐ3. + HS sử dụng kiến thức đã biết để nhân đơn thức một biến với đa thức một biến, sau đó nhắc lại quy tắc nhân đơn thức với đâ thức trong trường hợp một biến. GV mời đại diện một vài nhóm HS trình bày kết quả. - Từ kết quả của HĐ4, GV dẫn dắt, hướng dẫn HS quy tắc nhân đơn thức nhiều biến với đa thức nhiều biến. - HS củng cố, thực hành quy tắc nhân đơn thức nhiều biến với đa thức nhiều biến hoàn thành Ví dụ 5. - HS áp dụng luyện tập, thực hành quy tắc nhân đơn thức nhiều biến với đa thức nhiều biến hoàn thànhh Luyên tập 4. Hoạt động 3.3. Nhân hai đa thức - Gv yêu cầu HS hoạt động cặp đôi, nhớ lại kiến thức thực hiện HĐ5: + Gv cho HS sử dụng kiến thức đã biết để nhân hai đa thức một biến, sau đó nhắc lại quy tắc nhân hai đa thức một biến. - Từ kết quả của HĐ5, tương tự với trường hợp một biến, GV dẫn dắt, đặt câu hỏi, hướng dẫn HS quy tắc nhân hai đa thức nhiều biến. (Để nhân hai đa thức nhiều biến, ta làm như thế nào? ) (Quy tắc – SGK-tr14) (GV gọi một vài HS đọc lại quy tắc) - GV cho HS đọc, tìm hiểu và hoàn thành vở Ví dụ 6. trình chiếu và phân tích, giải thích từng bước để HS biết cách thực hiện phép nhân hai đa thức. - GV phân tích đề bài Luyện tập 5, vấn đáp, gợi mở giúp HS biết cách trình bày phép nhân hai đa thức (tương tự như ví dụ GV đã hướng dẫn, phân tích ở trên), yêu cầu HS trình bày vở cá nhân. + GV mời 1 bạn lên trình bày bảng GV chữa, chốt đáp án. - GV yêu cầu HS giải và trình bài lời giải Ví dụ 7, áp dụng các phép tính với đa thức để thực hiện phép tính, giải bài toán. + GV yêu cầu HS nhắc lại công thức tính diện tích hình chữ nhật. GV gọi 1 HS lên bảng trình bày kết quả. GV chữa bài, chốt đáp án, lưu ý lại các lỗi sai hay mắc phải khi thực hiện các phép tính với đa thức. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HĐ cá nhân: HS suy nghĩ, vận dụng quy tắc hoàn thành vở. - HĐ cặp đôi, nhóm: các thành viên trao đổi, đóng góp ý kiến và thống nhất đáp án. Cả lớp chú ý thực hiện các yêu cầu của GV, chú ý bài làm các bạn và nhận xét. - GV: quan sát và trợ giúp HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS trả lời trình bày miệng/ trình bày bảng, cả lớp nhận xét, GV đánh giá, dẫn dắt, chốt lại kiến thức. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát, nhận xét quá trình hoạt động của các HS, cho HS nhắc lại quy tắc nhân hai đơn thức, nhân đơn thức với đa thức, nhân hai đa thức. II. Nhân hai đa thức 1) Nhân hai đơn thức HĐ3. a) Ta có 3x2 . 8x4 = (3 . 8) (x2 . x4) = 24x6. b) Quy tắc nhân hai đơn thức một biến: Muốn nhân hai đơn thức một biến ta làm như sau: +) Nhân các hệ số với nhau và nhân các phần biến với nhau; +) Thu gọn đơn thức nhận được ở tích. Nhận xét: Tương tự như đối với đơn thức một biến, để nhân hai đơn thức nhiều biến ta có thể làm như sau: - Nhân các hệ số với nhau và nhân các phần biến với nhau. - Thu gọn đơn thức nhận được ở tích. Ví dụ 4: SGK – tr13 Luyện tập 3: Tích của hai đơn thức đã cho là: x3y7 . (−2x5y3) = −2 (x3. x5) (y7. y3) = −2x8y10. 2) Nhân đơn thức với đa thức: HĐ4: a) Ta có: 11x3 . (x2 – x + 1) = 11x3 . x2 – 11x3 . x + 11x3 . 1 = 11x5 – 11x4 + 11x3. b) Quy tắc nhân đơn thức với đa thức trong trường hợp một biến là: Muốn nhân một đơn thức với một đa thức, ta nhân đơn thức đó với từng đơn thức của đa thức rồi cộng các kết quả với nhau. Quy tắc: Muốn nhân một đơn thức với một đa thức, ta nhân đơn thức đó với từng đơn thức của đa thức rồi cộng các kết quả với nhau. Ví dụ 5: (SGK-tr14) Luyện tập 4. 3) Nhân hai đa thức: HĐ5: a) Ta có: (x + 1)(x2 – x + 1) = x . x2 – x . x + x . 1 + x2 – x + 1 = x3 – x2 + x + x2 – x + 1 = x3 + (x2 – x2) + (x – x) + 1= x3 + 1. b) Quy tắc nhân hai đơn thức trong trường hợp một biến là: Muốn nhân một đa thức với một đa thức, ta nhân mỗi đơn thức của đa thức này với từng đơn thức của đa thức kia rồi cộng các kết quả với nhau. Quy tắc: Muốn nhân một đa thức với một đa thức, ta nhân mỗi đơn thức của đa thức này với từng đơn thức của đa thức kia rồi cộng các kết quả với nhau. Ví dụ 6. (Sgk-tr14) Luyện tập 5: Ta có: (x – y)(x – y) = x . x – x . y – y . x + y . y = x2 – 2xy + y2. Ví dụ 7. (SGK-tr14) Hoạt động 4: Chia đa thức cho đơn thức a) Mục tiêu: - HS nhận biết được khi nào thì một đơn thức hay một đa thức chia hết cho một đơn thức. - Thực hiện được phép chia một đa thức cho một đơn thức mà trường hợp riêng là chia một đơn thức cho một đơn (trong trường hợp chia hết). b) Nội dung: - HS tìm hiểu nội dung kiến thức về chia đơn thức cho đơn thức; chia đa thức cho đơn thức theo yêu cầu, dẫn dắt của GV, thảo luận trả lời câu hỏi và hoàn thành các bài tập ví dụ, thực hành, vận dụng trong SGK. c) Sản phẩm: HS ghi nhớ và vận dụng kiến thức về chia đơn thức cho đơn thức, chia đa thức cho đơn thức để thực hành hoàn thành bài tập Ví dụ, Luyện tập. d) Tổ chức thực hiện: HĐ CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: HĐ4.1. Phép chia hết một đơn thức cho một đơn t...hia đơn thức cho đơn thức; chia đa thức cho đơn thức) thông qua một số bài tập. b) Nội dung: HS vận dụng các phép tính với đơn thức và đa thức thảo luận nhóm hoàn thành bài tập vào vở cá nhân. c) Sản phẩm học tập: HS giải quyết được tất cả các bài tập liên quan và hoàn thành trò chơi trắc nghiệm. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV tổng hợp các kiến thức cần ghi nhớ cho HS về các phép toán với đa thức nhiều biến: - GV tổ chức cho HS hoàn thành bài cá nhân BT1ac; BT2; BT3ac; BT4; (SGK – tr16, 17). - GV chiếu Slide cho HS củng cố kiến thức thông qua trò chơi trắc nghiệm. Câu 1. Thu gọn đa thức 4y(x2−xy)−5x2(y+xy) A. −x2y−4xy2+5x3y B. −x2y−4xy2−5x3y C. x2y+4xy2−5x3y D. x2y−4xy2+5x3y Chọn B Câu 2. Đa thức N nào dưới đây thỏa mãn N − (3xy − 3y2)=4xy+x2−9y2 A. N = 7xy+x2−12y2 B. N = 7xy+x2+12y2 C. N = −7xy+x2+12y2 D. N = −7xy−x2+12y2 Chọn A Câu 3. Đa thức nào dưới đây là kết quả của phép tính 4x3yz−4xy2z2−yz(xyz+x3) A. 3x3yz−5xy2z2 B. 3x3yz+5xy2z2 C. −3x3yz−5xy2z2 D. 5x3yz−5xy2z2 Chọn A Câu 4. Chia đa thức (3x5y2+6x3y2−9x2y2) cho đơn thức 3x2y2 ta được kết quả là A. x3+2x B. x3+2x−3 C. 3x3+2x−3 D. x3y+2xy−3 Chọn B Câu 5. Tìm đa thức B sao cho tổng B với đa thức 2x4−7x2y+y4+5xz−z2 là đa thức 0? A. −2x4−7x2y+y4+5xz−z2 B. −2x4+7x2y−y4−5xz+z2 C. −2x4−7x2y−y4−5xz+z2 D. −2x4−7x2y+y4−5xz+z2 Chọn B Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm 2, hoàn thành các bài tập GV yêu cầu. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Mỗi BT GV mời đại diện các nhóm trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài các nhóm trên bảng. Kết quả: Bài 1: a) (–xy)(–2x2y + 3xy – 7x) = (–xy) . (–2x2y) + (–xy) . 3xy – (–xy) . 7x = 2x3y2 – 3x2y2 + 7x2y. c) (x + y)(x2 + 2xy + y2) = x . x2 + x . 2xy + x . y2 + y . x2 + y . 2xy + y . y2 = x3 + 2x2y + xy2 + x2y + 2xy2 + y3 = x3 + (2x2y + x2y) + (xy2+ 2xy2) + y3 = x3 + 3x2y + 3xy2 + y3. Bài 2: a) (39x5y7) : (13x2y) = (39: 13) (x5: x2) (y7: y) = 3x3y6. b) (x2y2+x3y2−x5y4) : Bài 3: a) (x – y)(x2 + xy + y2) = x . x2 + x . xy + x . y2– y . x2 – y . xy– y . y2 = x3 + (x2y – x2y) + (xy2– xy2) – y3 = x3 – y3. c) Bài 4. a) P = (5x2 – 2xy + y2) – (x2 + y2) – (4x2 – 5xy + 1) = 5x2 – 2xy + y2 – x2 – y2 – 4x2 + 5xy – 1 = (5x2 – x2 – 4x2) + (5xy – 2xy) + (y2– y2) – 1 = 3xy – 1. Ta có: x = 1,2; x + y = 6,2 suy ra y = 6,2 – x = 6,2 – 1,2 = 5. Khi đó, giá trị của biểu thức P khi x = 1,2 và y = 5 là: 3 . 1,2 . 5 – 1 = 18 – 1 = 17. b) Ta có: (x2 – 5x + 4)(2x + 3) – (2x2 – x – 10)(x – 3) = (2x3 – 10x2+ 8x + 3x2– 15x + 12) –(2x3 – x2 – 10x – 6x2 + 3x + 30) = (2x3 – 7x2 – 7x + 12) – (2x3 – 7x2 – 7x + 30) = 2x3 – 7x2 – 7x+ 12 – 2x3 +7x2+ 7x – 30 = (2x3 – 2x3) +(7x2 – 7x2) +(7x – 7x) + (12– 30) = –18. Khi đó, với mọi giá trị của biến x thì (x2 – 5x + 4)(2x + 3) – (2x2 – x – 10)(x – 3) = –18. Vậy giá trị của biểu thức sau không phụ thuộc vào giá trị của biến x. - Đáp án câu hỏi trắc nghiệm Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 B A A B B Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác. - GV chú ý cho HS các lỗi sai hay mắc phải khi thực hiện giải bài tập. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a) Mục tiêu: - Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng thực tế để nắm vững kiến thức. - HS thấy sự gần gũi toán học trong cuộc sống, vận dụng kiến thức vào thực tế, rèn luyện tư duy toán học qua việc giải quyết vấn đề toán học b) Nội dung: HS vận dụng tính chất các phép tính với đa thức nhiều biến, trao đổi và thảo luận hoàn thành các bài toán theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành các bài tập được giao. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS làm bài tập 5, 6, 7 (SGK-tr17) cho HS sử dụng kĩ thuật chia sẻ cặp đôi để trao đổi và kiếm tra chéo đáp án. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện hoàn thành bài tập được giao và trao đổi cặp đôi đối chiếu đáp án. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV mời đại diện một vài HS lên bảng trình bày Kết quả: Bài 5. a) Ta có: P = 5x(2 – x) – (x + 1)(x + 9) = (10x – 5x2) – (x2 + x + 9x + 9) = (10x – 5x2) – (x2 + 10x + 9) = 10x – 5x2 – x2 – 10x – 9 = (– 5x2 – x2) + (10x – 10x) – 9 = –6x2– 9. Ta có: Nhân hai vế của bất đẳng thức với -6 ta có: Cộng hai vế của bất đẳng thức với -9 ta có: Vậy biểu thức P luôn nhận giá trị âm với mọi giá trị của biến x. b) Ta có: Q = 3x2 + x(x – 4y) – 2x(6 – 2y) + 12x + 1 = 3x2 + x2 – 4xy – 12x + 4xy + 12x + 1 = (3x2 + x2) + (4xy – 4xy) + (12x – 12x) + 1 = 4x2 + 1 Vì 4x2 ≥ 0 nên 4x2 + 1 > 0. Vậy biểu thức Q luôn nhận giá trị dương với mọi giá trị của biến x và y. Bài 6. Diện tích tam giác vuông ban đầu là: .6.8 = 24 (cm2) Tam giác vuông sau khi mở rộng có độ dài hai cạnh góc vuông lần lượt là x + 6 (cm); y + 8 (cm). Diện tích miếng bìa tam giác vuông sau khi tăng độ dài hai cạnh góc vuông là: Vậy đa thức biểu thị diện tích phần tăng thêm của miếng bìa theo x và y là: Bài 7. Trong Hình 4, ta thấy: +) Khu vực nhà bác Xuâ...m. - GV phân tích đề bài Ví dụ 1 vấn đáp, gợi mở giúp HS củng cố khái niệm hằng đẳng thức, hình thành cho HS biết cách chứng minh một hằng đẳng thức. - HS luyện tập cách chứng minh một hằng đẳng thức thông qua hoàn thành Luyện tập 1. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HĐ cá nhân: HS suy nghĩ, áp dụng kiến thức hoàn thành vở. - HĐ cặp đôi, nhóm: các thành viên trao đổi, đóng góp ý kiến và thống nhất đáp án. Cả lớp chú ý thực hiện các yêu cầu của GV, chú ý bài làm các bạn và nhận xét. - GV: quan sát và trợ giúp HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS trả lời trình bày miệng/ trình bày bảng, cả lớp nhận xét, GV đánh giá, dẫn dắt, chốt lại kiến thức. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát, nhận xét quá trình hoạt động của các HS, cho HS nhắc lại khái niệm đồng nhất thức hay hằng đẳng thức. I. Hằng đẳng thức HĐ1: a) Thay x = 1; y = −1 vào biểu thức P và Q, ta được: +) P = 2 . [1 + (−1)] = 2 . 0 = 0; +) Q = 2 . 1 + 2 . (−1) = 2 – 2 = 0. Vậy tại x = 1; y = −1 thì P = Q. b) Thay x = 2; y = −3 vào biểu thức P và Q, ta được: +) P = 2 . [2 + (−3)] = 2 . (−1) = −2; +) Q = 2 . 2 + 2 . (−3) = 4 – 6 = −2. Vậy tại x = 2; y = −3 thì P = Q. Nhận xét: Trong mỗi trường hợp trên, giá trị của biểu thức P luôn bằng giá trị của biểu thức Q. Kết luận: - Nếu hai biểu thức P và Q nhận giá trị như nhau và mọi giá trị của biến thì ta nói P = Q là một đồng nhất thức hay hằng đẳng thức. Ví dụ 1: (SGK – tr18) Luyện tập 1: Ta có: x(xy2 + y) – y(x2y + x) = x . xy2 + x . y – y . x2y – y . x = x2y2 + xy – x2y2 – xy = (x2y2 – x2y2) + (xy – xy) = 0 + 0 = 0 (đpcm) Hoạt động 2: Bình phương của một tổng, một hiệu a) Mục tiêu: - Mô tả hằng đẳng thức bình phương của một tổng, một hiệu và vận dụng để tính nhanh và rút gọn các biểu thức đại số. b) Nội dung: - HS tìm hiểu nội dung kiến thức về hằng đẳng thức bình phương của một tổng, một hiệu theo yêu cầu, dẫn dắt của GV, thảo luận trả lời câu hỏi trong SGK. c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức thực hiện được các dạng toán khai triển biểu thức, tính nhanh và rút gọn biểu thức; hoàn thành các bài tập ví dụ, luyện tập. d) Tổ chức thực hiện: HĐ CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 thảo luận thực hiện yêu cầu của HĐ2 ra phiếu nhóm. + GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ khi HS khó khăn trong việc xác định biểu thức biểu thị tổng diện tích S của các phần tô màu theo các cách khác nhau. + Đại diện các nhóm trình bày kết quả và giải thích cách làm. + HS sử dụng các kiến thức đã biết, sử dụng tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng để thực hiện yêu cầu b, c GV chữa bài, nhận xét kết quả của các nhóm. GV hướng dẫn HS đi đến các đẳng thức: (a+b)2 = a2 + 2ab + b2 (a – b)2 = a2 – 2ab + b2 - Thông qua kết quả của HĐ2, GV hướng dẫn HS khái quát kết quả trên các biểu thức để đi đến các hằng đẳng thức: (A+B)2 = A2 + 2AB + B2 (A – B)2 = A2 – 2AB + B2 GV hướng dẫn HS ghi nhớ hai hằng đẳng thức này dựa trên phân tích đặc điểm giống nhau của các số hạng: đều có A2, B2, đều có 2AB nhưng ở (A+B)2 thì ứng với +2AB, còn ở (A - B)2 thì ứng với -2AB. - HS vận dụng trực tiếp hằng đẳng thức vừa học để khai triển bình phương của một tổng, bình phương của một hiệu hoàn thành VD2, VD3. - HS thực hành sử dụng hằng đẳng thức bình phương của một tổng, một hiệu để tính nhanh hoàn thành VD4 vào vở cá nhân. (HS có thể trao đổi cặp đôi để kiểm tra chéo đáp án và cách trình bày). GV gọi 4 HS lên bảng trình bày kết quả các bài VD2 + VD3 (3 HS), VD4 (1HS). - HS luyện tập HĐT vừa học thông qua hoạt động khai triển, biểu diễn và vận dụng tính nhanh tự hoàn thành các bài Luyện tập 2, Luyện tập 3, Luyện tập 4. (HS có thể thảo luận với bạn để định hướng cách làm). Từ kết quả của các tập trên, GV rút kinh nghiệm cho HS các sai lầm hay mắc phải. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HĐ cá nhân: HS suy nghĩ, áp dụng kiến thức hoàn thành vở. - HĐ cặp đôi, nhóm: các thành viên trao đổi, đóng góp ý kiến và thống nhất đáp án. Cả lớp chú ý thực hiện các yêu cầu của GV, chú ý bài làm các bạn và nhận xét. - GV: quan sát và trợ giúp HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS trả lời trình bày miệng/ trình bày bảng, cả lớp nhận xét, GV đánh giá, dẫn dắt, chốt lại kiến thức. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát, nhận xét quá trình hoạt động của các HS, cho HS nhắc lại hằng đẳng thức bình phương của một tổng, một hiệu II. Hằng đẳng thức đáng nhớ 1. Bình phương của một tổng, hiệu HĐ2: a) C1: SMNPQ = (a + b)(a + b) = (a+b)2 C2: SMNPQ = a2 + ab + ab + b2 = a2 + 2ab + b2 b) (a + b)(a + b) = a . a + a . b + b . a + b . b = a2 + 2ab + b2; c) (a – b)(a – b) = a . a – a . b – b . a + b . b = a2 – 2ab + b2. Kết luận: - Với hai biểu thức tuỳ ý A và B, ta có: (A+B)2 = A2 + 2AB + B2 (A – B)2 = A2 – 2AB + B2 Ví dụ 2: (SGK – tr19) Luyện tập 2. a) b) (2x + y)2 = (2x)2 + 2 . 2x . y + y2 = 4x2 + 4xy + y2; c) (3 – x)2 = 32 – 2 . 3 . x + x2 = 9 – 6x + x2; d) (x – 4y)2 = x2 – 2 . x . 4y + (4y)2 = x2 – 8xy + 16y2. Ví dụ 3: (SGK –...đôi để kiểm tra chéo đáp án và cách trình bày). GV gọi 1 HS lên bảng trình bày kết quả. - HS rèn luyện viết một biểu thức thành lập phương của một tổng hoặc một hiệu hoàn thành VD9: + GV hướng dân HS viết mỗi số hạng về dạng A3, 3A2B, 3AB2, B3 rồi sử dụng hằng đẳng thức. - HS luyện tập, áp dụng hằng đẳng thức hoàn thành Luyện tập 9. - HS sử dụng hằng đẳng thức để tính nhanh hoàn thành VD10. - HS luyện tập, vận dụng hằng đẳng thức để tính nhanh tự hoàn thành Luyện tập 10. (có thể trao đổi cặp đôi kiểm tra chéo kết quả). Từ kết quả của bài tập trên, GV lưu ý cho HS các lỗi sai hay mắc phải. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HĐ cá nhân: HS suy nghĩ, áp dụng kiến thức hoàn thành vở. - HĐ cặp đôi, nhóm: các thành viên trao đổi, đóng góp ý kiến và thống nhất đáp án. Cả lớp chú ý thực hiện các yêu cầu của GV, chú ý bài làm các bạn và nhận xét. - GV: quan sát và trợ giúp HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS trả lời trình bày miệng/ trình bày bảng, cả lớp nhận xét, GV đánh giá, dẫn dắt, chốt lại kiến thức. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát, nhận xét quá trình hoạt động của các HS, cho HS nhắc lại hằng đẳng thức lập phương của một tổng, một hiệu 3. Lập phương của một tổng, một hiệu HĐ4. a) (a + b)(a + b)2 = (a + b)(a2 + 2ab + b2) = a(a2 + 2ab + b2) + b(a2 + 2ab + b2) = a.a2 + a.2ab + a.b2 + b.a2 + b.2ab + b.b2 = a3 + 2a2b + ab2 + a2b + 2ab2 + b3 = a3 + (2a2b + a2b) + (ab2 + 2ab2) + b3 = a3 + 3a2b + 3ab2 + b3. b) (a – b)(a2 – 2ab + b2) = a(a2 – 2ab + b2) – b(a2 – 2ab + b2) = a.a2 – a.2ab + a.b2 – b.a2 + b.2ab – b.b2 = a3 – 2a2b + ab2 – a2b + 2ab2 – b3 = a3 – (2a2b + a2b) + (ab2 + 2ab2) – b3 = a3 – 3a2b + 3ab2 – b3. Nhận xét: Ta có: (a + b)3 = a3 + 3a2b + 3ab2 + b3 (a - b)3 = a3 - 3a2b + 3ab2 - b3 Kết luận: Với hai biểu thức tuỳ ý A và B, ta có: Ví dụ 8: SGK – tr21 Luyện tập 8. a) (3 + x)2 = 33 + 3 . 32 . x + 3 . 3 . x2 + x3 = 27 + 27x + 9x2 + x3; b) (a + 2b)3 = a3 + 3 . a2 . 2b + 3 . a . (2b)2 + (2b)3 = a3 + 6a2b + 12ab2 + 8b3; c) (2x – y)3 = 2x3 – 3 . (2x)2 . y + 3 . 2x . y2 – y3 = 2x3 – 12x2y + 6xy2 – y3. Ví dụ 9: SGK – tr21 Luyện tập 9. Ta có: 8x3 – 36x2y + 54xy2 – 27y3 = (2x)3 – 3 . (2x)2 . 3y + 3 . 2x . (3y)2 – (3y)3 = (2x – 3y)3. Ví dụ 10: SGK – tr21 Luyện tập 10. Ta có: 1013 – 3 . 1012 + 3 . 101 – 1 = 1013 – 3 . 1012 . 1 + 3 . 101 . 12 – 13 = (101 – 1)3 = 1003 = 1 000 000. Hoạt động 4: Tổng và hiệu của hai lập phương a) Mục tiêu: - HS nhận biết và mô tả được hằng đẳng thức tổng và hiệu hai lập phương. - Vận dụng được hằng đẳng thức tổng và hiệu hai lập phương để khai triển, tính nhanh và rút gọn các biểu thức đại số. b) Nội dung: - HS tìm hiểu về hằng đẳng thức tổng và hiệu hai lập phương theo yêu cầu, dẫn dắt của GV, thảo luận trả lời câu hỏi trong SGK. c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức thực hiện được các dạng toán khai triển biểu thức, tính nhanh và rút gọn biểu thức; hoàn thành các bài tập ví dụ, luyện tập. d) Tổ chức thực hiện: HĐ CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV tổ chức cho HS tự vận dụng kiến thức đã học hoàn thành HĐ5 vào vở cá nhân. + GV hướng dẫn HS sử dụng tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng để thực hiện theo yêu cầu. + GV đặt câu hỏi dẫn dắt dẫn cho HS đi đến đẳng thức: a3 + b3 = (a + b)(a2 – ab + b2) a3 – b3 = (a – b)(a2 + ab + b2) - Thông qua kết quả của HĐ5, GV dẫn dắt, hướng dẫn HS khái quát kết quả trên các biểu thức để đi đến hằng đẳng thức tổng và hiệu của hai lập phương: A3 + B3 = (A + B). (A2 – AB + B2) A3 - B3 = (A - B). (A2 + AB + B2) + GV mời một vài HS đọc khung kiến thức trọng tâm. - GV cho HS vận dụng trực tiếp HĐT vừa học để viết một biểu thức thành một tích hoàn thành Ví dụ 11. - HS rèn luyện, củng cố kĩ năng vận dụng hằng đẳng thức viết một biểu thức thành một tích hoàn thành Luyện tập 11 vào vở cá nhân. (HS có thể trao đổi cặp đôi để kiểm tra chéo đáp án và cách trình bày). GV gọi 2 HS lên bảng trình bày kết quả bài Luyện tập 11. Từ kết quả của bài tập GV lưu ý cho HS các lỗi sai hay mắc phải. - HS tự áp dụng HĐT hoàn thành VD12, VD13: + VD12: GV đặt câu hỏi: "Muốn biết biểu thức có phụ thuộc vào giá trị của biến x hay không, ta làm thế nào?" GV hướng dẫn HS áp dụng HĐT hoàn thành rút gọn biểu thức. + VD13: GV hướng dẫn HS sử dụng HĐT để tính nhanh. - HS thực hành vận dụng hằng đẳng thức tổng hoặc hiệu hai lập phương để giải bài toán thực tế liên quan đến hình học hoàn thành VD14. + GV cho HS nêu lại công thức tính thể tích khối lập phương. + GV hướng dẫn HS tính thể tích phần tăng thêm ta tính hiệu thể tích của khối lập phương mới và khối lập phương dự định gấp ban đầu. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HĐ cá nhân: HS suy nghĩ, vận dụng quy tắc hoàn thành vở. - HĐ cặp đôi, nhóm: các thành viên trao đổi, đóng góp ý kiến và thống nhất đáp án. Cả lớp chú ý thực hiện các yêu cầu của GV, chú ý bài làm các bạn và nhận xét. - GV: quan sát và trợ giúp HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS trả lời trình bày miệng/ trình bày bảng, c...hức D không phụ thuộc vào biến x. Bài 6. Ta có (0,76)3 + (0,24)3 + 3 . 0,76 . 024 = (0,76 + 0,24)3 – 3 . 0,76 . 024 . (0,76 + 024) + 3 . 0,76 . 024 = 13 – 3 . 0,76 . 024 . 1 + 3 . 0,76 . 024 Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét, đánh giá khả năng vận dụng làm bài tập, chuẩn kiến thức và lưu ý thái độ tích cực khi tham gia hoạt động và lưu ý lại một lần nữa các lỗi sai hay mắc phải cho lớp. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Ghi nhớ các HĐT đáng nhớ - Hoàn thành bài tập trong SBT - Chuẩn bị bài sau “ Bài 4. Vận dụng hằng đẳng thức vào phân tích đa thức thành nhân tử”. Ngày soạn: .../.../... Ngày dạy: .../.../... BÀI 4: VẬN DỤNG HẰNG ĐẲNG THỨC VÀO PHÂN TÍCH ĐA THỨC THÀNH NHÂN TỬ (3 tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau: Nhận biết phân tích đa thức thành nhân tử và biết các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử: đặt nhân tử chung, sử dụng hằng đẳng thức, nhóm các hạng tử. Vận dụng trực tiếp hằng đẳng thức để phân tích đa thức thành nhân tử. Vận dụng hằng đẳng thức thông qua nhóm số hạng và đặt nhân tử chung. 2. Năng lực Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng. Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học Giải quyết vấn đề toán học: + Vận dụng trực tiếp hằng đẳng thức để phân tích đa thức thành nhân tử. + Vận dụng hằng đẳng thức thông qua nhóm số hạng và đặt nhân tử chung. 3. Phẩm chất Chăm chỉ, tích cực thực hiện nhiệm vụ khám phá, thực hành, vận dụng. Rèn luyện tính kỉ luật, tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Khách quan, công bằng, đánh giá chính xác bài làm của nhóm mình và nhóm bạn. Tự tin trong việc tính toán; giải quyết bài tập chính xác. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV: SGK, SGV, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, PBT(ghi đề bài cho các hoạt động trên lớp), các hình ảnh liên quan đến nội dung bài học,... 2 - HS: - SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm. - Ôn tập lại các phép tính về đa thức nhiều biến, các hằng đẳng thức đáng nhớ. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a) Mục tiêu: - Tình huống đố vui kích thích sự tò mò, gợi động cơ, tạo hứng thú dẫn đến nhu cầu của phân tích đa thức thành nhân tử để HS bước vào bài học. b) Nội dung: HS đọc, quan sát tình huống mở đầu và nhớ lại công thức tính diện tích của hình chữ nhật thực hiện yêu cầu dưới sự dẫn dắt của GV và trình bày kết quả. c) Sản phẩm: HS hiểu động cơ, mục đích học tập và dự đoán câu trả lời cho câu hỏi mở đầu dựa trên kiến thức đã học. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV chiếu Slide tình huống khởi động, đặt vấn đề qua bài toán mở đầu và yêu cầu HS thực hiện yêu cầu của hoạt động: "Làm thế nào để biến đổi được đa thức 3x2- 5x thành tích của hai đa thức?" Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm và thực hiện yêu cầu theo dẫn dắt của GV. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi đại diện một số thành viên nhóm HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Kết quả: S = x. (3x – 5) = 3x2 – 5x Bước 4: Kết luận, nhận định: GV ghi nhận câu trả lời của HS, trên cơ sở đó gợi nhu cầu biến đổi một biểu thức thành tích, từ đó dẫn dắt HS vào tìm hiểu bài học mới: Bài 4: Vận dụng hằng đẳng thức vào phân tích đa thức thành nhân tử B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Phân tích đa thức thành nhân tử a) Mục tiêu: - HS hình thành khái niệm phân tích đa thức thành nhân tử. - HS nhận diện được biến đổi nào là phân tích đa thức thành nhân tử. b) Nội dung: - HS tìm hiểu nội dung kiến thức về phân tích đa thức thành nhân tử theo yêu cầu, dẫn dắt của GV, thảo luận trả lời câu hỏi trong SGK. c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức thực hiện nhận biết được phép phân tích đa thức thành nhân hoàn thành các bài tập ví dụ. d) Tổ chức thực hiện: HĐ CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi thảo luận thực hiện yêu cầu của HĐ1 vào vở cá nhân. + GV hướng dẫn HS chọn thừa số chung để viết đa thức 3x2 – 5x thành tích hai đa thức bậc nhất. GV chữa bài. Sau khi HS viết được thành tích, GV nhấn mạnh kết luận trong bóng nói. - Thông qua kết quả của HĐ1 trên tình huống cụ thể, GV hướng dẫn HS tiếp nhận và ghi nhớ khái niệm phân tích đa thức thành nhân tử, đó là: "biến đổi biểu thức đó thành tích của những đa thức" - GV phân tích đề bài Ví dụ 1, phân tích gợi mở giúp HS biết cách tư duy, nhận diện được biến đổi nào là phân tích đa thức thành nhân tử. + GV nhấn mạnh thêm: Ở biến đổi câu a đã sử dụng hằng đẳng thức để viết thành tích, chính là đã phân tích đa thức thành nhân tử; ở biến đổi câu b đã chọn thừa số chung là 2x để viết thành tích, cũng chính là đã phân tích đa thức thành nhân tử. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HĐ cá nhân: HS suy nghĩ, áp dụng kiến thức ... để tách đa thức thành hai nhóm; sau đó tìm nhân tử chung ở hai nhóm và đặt nhân tử chung ở hai nhóm ra ngoài rồi viết thành tích. + Ý b: GV hướng dẫn HS tìm nhân tử chung của các số hạng, đặt nhân tử chung; sau đó chia nhóm rồi lặp lại các bước giống câu a. - HS củng cố, luyện tập kĩ năng phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách vận dụng HĐT thông qua nhóm số hạng và đặt nhân tử chung hoàn thành Luyện tập 2 vào vở cá nhân. (HS có thể trao đổi cặp đôi để kiểm tra chéo đáp án và cách trình bày). GV gọi 2 HS lên bảng trình bày kết quả. Từ kết quả của bài tập Luyện tập 2, GV lưu ý cho HS các lỗi sai hay mắc phải. - HS vận dụng các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử hoàn thành giải bài toán về tính diện tích phần còn lại của miếng bìa hình tròn hoàn thành Ví dụ 4. + HS có thể trao đổi cặp đôi để tìm và đối chiếu đáp án với nhau. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HĐ cá nhân: HS suy nghĩ, áp dụng kiến thức hoàn thành vở. - HĐ cặp đôi, nhóm: các thành viên trao đổi, đóng góp ý kiến và thống nhất đáp án. Cả lớp chú ý thực hiện các yêu cầu của GV, chú ý bài làm các bạn và nhận xét. - GV: quan sát và trợ giúp HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS trả lời trình bày miệng/ trình bày bảng, cả lớp nhận xét, GV đánh giá, dẫn dắt, chốt lại kiến thức. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát, nhận xét quá trình hoạt động của các HS, cho HS nhắc lại phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách vận dụng HĐT thông qua nhóm số hạng và đặt nhân tử chung. 2. Phương pháp nhóm số hạng và đặt nhân tử chung HĐ3. a) Nhóm ba số hạng đầu và sử dụng hằng đẳng thức để viết nhóm đó thành tích, ta được: x2 – 2xy + y2 + x – y = (x2 – 2xy + y2) + (x – y) (nhóm ba số hạng đầu, hai số hạng cuối thành nhóm) = (x – y)2 + (x – y) (dùng hằng đẳng thức để viết nhóm thứ nhất thành tích) = (x – y)(x – y + 1) (đặt nhân tử chung ở hai nhóm ra ngoài để viết thành tích) b) Đa thức trên được phân tích thành nhân tử như sau: x2 – 2xy + y2 + x – y = (x – y)(x – y + 1). Ví dụ 3: SGK – tr26 Luyện tập 2: a) 3x2 – 6xy + 3y2 – 5x + 5y = 3(x2 – 2xy + y2) – (5x – 5y) = 3(x – y)2 – 5(x – y) = (x – y)[3(x – y) – 5] = (x – y)(3x – 3y – 5) b) 2x2y + 4xy2 + 2y3 – 8y = 2y(x2 + 2xy + y2 – 4) = 2y[(x + y)2 – 22] = 2y(x + y + 2)(x + y – 2). Ví dụ 4: SGK – tr26 C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức về các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử (sử dụng trực tiếp hằng đẳng thức, nhóm các số hạng và đặt nhân tử chung) thông qua một số bài tập. b) Nội dung: HS vận dụng các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử thảo luận nhóm hoàn thành bài tập vào vở cá nhân. c) Sản phẩm học tập: HS giải quyết được tất cả các bài tập liên quan và hoàn thành trò chơi trắc nghiệm. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV tổng hợp các kiến thức cần ghi nhớ cho HS về các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử (đặt nhân tử chung, sử dụng hằng đẳng thức, nhóm các hạng tử) - GV tổ chức cho HS hoàn thành bài cá nhân BT1; BT2; BT3 (SGK – tr26, 27). - GV chiếu Slide cho HS củng cố kiến thức thông qua trò chơi trắc nghiệm. Câu 1. Chọn câu sai A. x2 − 12x + 36 = (x−6)2 B. 9x2 − 12xy + 4y2 = (3x−2y)2 C. x2 + 10x + 25 = (x+5)2 D. −x2 −2xy − y2 =−(x−y)2 Chọn D Câu 2. Đa thức 64 − a2 + 2ab − b2 được phân tích thành A. (6+a–b)(5–a–b) B. (5+a+b)(5–a–b) C. (5+a+b)(5–a+b) D. (5+a–b)(5–a+b) Chọn D Câu 3. Giá trị của biểu thức B = y3 + xy2 − x2y − x3 tại x=6,75 ; y=3,25 A. 350 B. -350 C. 35 D. -35 Chọn B Câu 4. Phân tích đa thức m.n3−1+ m−n3 thành nhân tử A. (m−1)(n2−n+1)(n+1) B. n2(n+1)(m−1) C. (m+1)(n2+1) D. (n3+1)(m−1) Chọn A Câu 5. Phân tích đa thức x4 + 64 thành hiệu hai bình phương A. (x2+16)2−(4x)2 B. (x2+8)2−(16x)2 C. (x2+8)2−(4x)2 D. (x2+4)2−(4x)2 Chọn C Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi, hoàn thành các bài tập GV yêu cầu. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Mỗi BT GV mời đại diện các nhóm trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài các nhóm trên bảng. Kết quả: Bài 1: a) 4x2 – 12xy + 9y2 = (2x)2 – 2 . 2x . 3y + (3y)2 = (2x – 3y)2; b) x3 + 9x2 + 27x + 27 = x3 + 3.x2.3 + 3.x.32 + 33 = (x + 3)3; c) 8y3 – 12y2 + 6y – 1 = (2y)3 – 3.(2y)2 + 3.2y.1 – 13 = (2y – 1)3; d) (2x + y)2 – 4y2 = (2x + y + 4y)(2x + y – 4y) = (2x + 5y)(2x – 3y); e) 27y3 + 8 = (3y)3 + 23 = (3y + 2)[(3y)2 – 3y . 2 + 22] = (3y + 2)(9y2 – 6y + 4); g) 64 – 125x3 = 43 – (5x)3 = (4 + 5x)[42 + 4 . 5x + (5x)2] = (4 + 5x)(16 + 20x + 25x2). Bài 2: a) x2 – 25 + 4xy + 4y2 = (x2 + 4xy + 4y2) – 25 = (x + 2y)2 – 52 = (x + 2y + 5)(x + 2y – 5); b) x3 – y3 + x2y – xy2 = (x3 + x2y) – (y3 + xy2) = (x3 + x2y) – (y3 + xy2) = x2(x + y) – y2(x + y) = (x + y)(x2 – y2) = (x + y)(x + y)(x – y) = (x + y)2(x – y); c) x4 – y4 + x3y – xy3 = (x4 + x3y) – (y4 + xy3) = x3(x + y) – y3(x + y) = (x + y)(x3 – y3) = (x + y)(x – y)(...ớc 2. Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ trả lời nhanh các câu hỏi, yêu cầu giải thích. Bước 3. Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Kết quả: 7 hằng đẳng thức đáng nhớ: (A+B)2 = A2 + 2AB + B2 (A – B)2 = A2 – 2AB + B2 A2 – B2 = (A + B). (A - B) A3 + B3 = (A + B). (A2 – AB + B2) A3 - B3 = (A - B). (A2 + AB + B2) Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 B B B A C Bước 4. Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a) Mục tiêu: HS nhớ và củng cố lại kiến thức đã học trong chương. b) Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học hoàn thành các BT tự luận. c) Sản phẩm học tập: Hoàn thành BT 1 + 2 + 3 + 5 (SGK-tr28) d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS chữa bài tập BT 1 + 2 + 3 + 5 (SGK-tr28) - HS tiếp nhận nhiệm vụ, hoàn thành yêu cầu. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS thực hiện hoàn thành các bài tập theo yêu cầu của GV. - GV quan sát, hỗ trợ HS hoàn thành các bài tập vảo vở. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Đại diện 1 -2 HS/ bài tập trình bày bảng. - Các HS khác chú ý hoàn thành bài, theo dõi nhận xét bài các bạn trên bảng. Kết quả: Bài 1. a) Giá trị của biểu thức A tại x = -1; y = 1 là: A = Giá trị của biểu thức B tại x = -1; y = 1 là: B = b) A + B = A – B= Bài 2. a) b) c) d) Bài 3: a) b) c) d) Bài 5. a) b) c) d) e) g) D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a) Mục tiêu: - Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức. - HS thấy sự gần gũi toán học trong cuộc sống, vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế, rèn luyện tư duy toán học qua việc giải quyết vấn đề toán học b) Nội dung: HS vận dụng linh hoạt các kiến thức đã học trong chương thực hiện các bài tập GV giao. c) Sản phẩm: HS thực hiện hoàn thành đúng kết quả các bài tập được giao. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS làm BT4 + 6 theo kĩ thuật chia sẻ cặp đôi. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS thực hiện hoàn thành các bài tập theo yêu cầu của GV. - GV dẫn dắt, sát sao các HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Hoạt động cặp đôi: Đại diện hai học sinh trình bày bảng. - Hoạt động nhóm: Các thành viên tích cực tham gia thảo luận hoàn thành yêu cầu; đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm. Kết quả: Bài 4. a) A = Vậy giá trị của biểu thức A không phụ thuộc vào giá trị của biến x. b) B = Vậy giá trị của biểu thức B không phụ thuộc vào giá trị của biến x. c) C = Vậy giá trị của biểu thức C không phụ thuộc vào giá trị của biến x. Bài 6. a) Diện tích của mảnh vườn là: xy b) Chiều rộng mới là: x + 2 (m) Chiều dài mới là: y + 3 (m) Diện tích của mảnh vườn mới là: c) Phần diện tích lớn hơn của mảnh vườn mới so với mảnh vườn ban đầu là: Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức và đánh giá mức độ tích cực tham gia hoạt động nhóm của HS. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Ôn lại toàn bộ kiến thức trong chương. - Hoàn thành các bài tập SBT. - Chuẩn bị bài mới, chương mới “ Bài 1. Phân thức đại số”. Ngày soạn: .../.../... Ngày dạy: .../.../... CHƯƠNG II. PHÂN THỨC ĐẠI SỐ BÀI 1: PHÂN THỨC ĐẠI SỐ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức, kĩ năng: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau: Nhận biết được các khái niệm cơ bản về phân thức đại số: định nghĩa; hai phân thức bằng nhau; điều kiện xác định; giá trị của phân thức đại số. Mô tả được những tính chất cơ bản của phân thức đại số. Thực hiện được việc rút gọn phân thức. Quy đồng được mẫu thức của nhiều phân thức. Tính được giá trị của phân thức khi biết giá trị của các biến. 2. Năng lực Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng. Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học: Thông qua các thao tác nhận dạng được cấu trúc của phân thức, nhận biết được hai phân thức bằng nhau,... Mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học: Thông qua các thao tác rút gọn phân thức, quy đồng mẫu thức nhiều phân thức, tìm được điều kiện xác định của phân thức, tính giá trị của phân thức,... Giao tiếp toán học. Sử dụng công cụ, phương tiện học toán. 3. Phẩm chất Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác. Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án, đồ dùng dạy học. 2. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a) Mục tiêu: - Tạo hứng thú, thu hút HS tìm hiểu nội dung bài học. Thông qua bài toán mở đầu, HS bước đầu nhận thấy sự cần thiết của phân thức đại số b) Nội dung: HS đọc tình huống mở đầu, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
File đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_toan_8_sach_canh_dieu_hoc_ky_1_nam_hoc_2023.doc