Kế hoạch bài dạy Tin học 7 Sách KNTT - Năm học 2023-2024 - Trường TH & THCS Phước Lộc

I. Mục tiêu:

1. Về kiến thức: Sau bài học này em sẽ:

- Củng cố và phát triển kiến thức về xử lí thông tin ở lớp 6.

- Biết và nhận ra được các thiết bị vào – ra có nhiều loại, hình dạng khác nhau.

- Nêu được VD cụ thể về những thao tác không đúng cách, gây ra lỗi cho thiết bị.

2. Về năng lực:

2.1. Năng lực chung:

Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh có khả năng tự đọc sách giáo khoa và kết hợp với gợi ý của giáo viên để trả lời câu hỏi về khái niệm Thiết bị vào – ra.

Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm để đưa ra ví dụ về: Thiết bị vào – ra, cách sử dụng thiết bị an toàn.

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh đưa ra được thêm các ví dụ cụ thể về những thao tác không đúng cách, gây ra lỗi cho thiết bị.

2.2. Năng lực Tin học:

Năng lực C (NLc):

- Kể được chức năng của các thiết bị vào – ra trong thu nhận, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin.

- Biết sử dụng thiết bị một cách an toàn và có trách nhiệm.

- Thực hiện đúng các thao tác với các thiết bị thông dụng của máy tính.

3. Về phẩm chất:

- Học sinh có ý thức trách nhiệm đối với việc sử dụng thiết bị.

- Thể hiện sự cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình thảo luận nhóm.

- Truyền đạt các thông tin chính xác, khách quan.

II. Thiết bị dạy học và học liệu:

- Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính giáo viên, phiếu học tập

- Học liệu: Sách giáo khoa Tin học 7

III. Tiến trình dạy học

- Hoạt động 1: Khởi động

a) Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề cần giải quyết là các thiết bị vào ra là một trong bốn thành phần của máy tính hỗ trợ con người xử lí thông tin.

b) Nội dung: Học sinh đọc đoạn văn bản trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi: em biết những được điều gì sau khi đọc xong đoạn văn bản đó.

c) Sản phẩm: Họcsinh trả lời về thông tin trong đoạn văn bản.

d) Tổ chức thực hiện: Chiếu đoạn văn bản, hoặc yêu cầu học sinh đọc trong Sách giáo khoa.

docx 183 trang Cô Giang 13/11/2024 510
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Tin học 7 Sách KNTT - Năm học 2023-2024 - Trường TH & THCS Phước Lộc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Tin học 7 Sách KNTT - Năm học 2023-2024 - Trường TH & THCS Phước Lộc

Kế hoạch bài dạy Tin học 7 Sách KNTT - Năm học 2023-2024 - Trường TH & THCS Phước Lộc
Tuần 1
Tiết 1

BÀI 1: THIẾT BỊ VÀO – RA

Ngày soạn: 2/9/2023
Ngày dạy: 4/9/2023
Lớp: 7

I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức: Sau bài học này em sẽ: 
- Củng cố và phát triển kiến thức về xử lí thông tin ở lớp 6.
- Biết và nhận ra được các thiết bị vào – ra có nhiều loại, hình dạng khác nhau. 
- Nêu được VD cụ thể về những thao tác không đúng cách, gây ra lỗi cho thiết bị.
2. Về năng lực: 
2.1. Năng lực chung:
Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh có khả năng tự đọc sách giáo khoa và kết hợp với gợi ý của giáo viên để trả lời câu hỏi về khái niệm Thiết bị vào – ra.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm để đưa ra ví dụ về: Thiết bị vào – ra, cách sử dụng thiết bị an toàn.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh đưa ra được thêm các ví dụ cụ thể về những thao tác không đúng cách, gây ra lỗi cho thiết bị.
2.2. Năng lực Tin học:
Năng lực C (NLc): 
- Kể được chức năng của các thiết bị vào – ra trong thu nhận, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin.
- Biết sử dụng thiết bị một cách an toàn và có trách nhiệm.
- Thực hiện đúng các thao tác với các thiết bị thông dụng của máy tính.
3. Về phẩm chất: 
- Học sinh có ý thức trách nhiệm đối với việc sử dụng thiết bị.
- Thể hiện sự cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình thảo luận nhóm.
- Truyền đạt các thông tin chính xác, khách quan.
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
- Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính giáo viên, phiếu học tập
- Học liệu: Sách giáo khoa Tin học 7
III. Tiến trình dạy học
- Hoạt động 1: Khởi động 
a) Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề cần giải quyết là các thiết bị vào ra là một trong bốn thành phần của máy tính hỗ trợ con người xử lí thông tin.
b) Nội dung: Học sinh đọc đoạn văn bản trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi: em biết những được điều gì sau khi đọc xong đoạn văn bản đó.
c) Sản phẩm: Học sinh trả lời về thông tin trong đoạn văn bản.
d) Tổ chức thực hiện: Chiếu đoạn văn bản, hoặc yêu cầu học sinh đọc trong Sách giáo khoa. 
 - Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
1. Thiết bị vào - ra
HĐ 1.1. Phân biệt thiết bị vào, thiết bị ra. 
a) Mục tiêu: Giúp học sinh phân biệt được thiết bị vào, thiết bị ra.
b) Nội dung: Phiếu học tập số 1. 
c) Sản phẩm: Kết quả điền phiếu của các nhóm.
d) Tổ chức thực hiện: 
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu mục đích yêu cầu, tiến trình của hoạt động thảo luận trước lớp.
- Chia nhóm HS.
- Phát phiếu học tập số 1 cho học sinh.
- Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS phân công nhóm trưởng, người báo cáo.
+ HS thảo luận và viết câu trả lời theo nhóm.
- Báo cáo, thảo luận 
+ HS trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
Ghi nhớ:
- Thiết bị vào được dùng để nhập thông tin vào máy tính.
- Thiết bị ra xuất thông tin từ máy tính ra để con người nhận biết được.
HĐ 1.2. Sự đa dạng của thiết bị vào – ra 
a) Mục tiêu: HS nhận ra được thiết bị vào – ra có nhiều loại nhằm đáp ứng yêu cầu của người sử dụng.
b) Nội dung: Phiếu học tập số 2
c) Sản phẩm: Kết quả điền phiếu của các nhóm.
d) Tổ chức thực hiện: 
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu mục đích yêu cầu và tiến trình của hoạt động thảo luận trước lớp. Phát phiếu học tập.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và viết câu trả lời theo nhóm.
- Báo cáo, thảo luận: HS trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
Ghi nhớ:
- Các thiết bị vào – ra có nhiều loại, có những công dụng và hình dạng khác nhau.
HĐ 1.3. Câu hỏi củng cố 
a) Mục tiêu: HS được củng cố kiến thức về các thiết bị vào – ra.
b) Nội dung: 
c) Sản phẩm: 1 – C	2 – D 
d) Tổ chức thực hiện: 
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi
- Thực hiện nhiệm vụ: HS trả lời cá nhân
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
2. An toàn thiết bị
HĐ 2.1. Kết nối thiết bị vào – ra 
a) Mục tiêu: HS biết thao tác lắp ráp đúng cổng kết nối và đúng trình tự để không gây sự cố cho thiết bị.
b) Nội dung: Phiếu học tập số 3
c) Sản phẩm: Câu 1. a – 7; b – 6; c – 7; d – 3; e – 4; f – 8.
Câu 2. Việc cung cấp nguồn điện cho máy tính cần được thực hiện sau khi hoàn thành các kết nối khác để tránh bị điện giật hoặc xung điện làm hỏng thiết bị.
d) Tổ chức thực hiện: 
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu mục đích yêu cầu, tiến trình của hoạt động thảo luận trước lớp. Phát phiếu học tập.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và viết câu trả lời theo nhóm.
- Báo cáo, thảo luận: HS trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
HĐ 2.2. An toàn khi sử dụng thiết bị máy tính 
a) Mục tiêu: HS biết cách sử dụng, lắp ráp thiết bị máy tính an toàn.
b) Nội dung: 
c) Sản phẩm: 
d) Tổ chức thực hiện: 
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu mục đích yêu cầu, tiến trình của hoạt động thảo luận trước lớp.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc nội dung trong SGK và rút ra kết luận những việc nên và không nên làm khi lắp ráp, sử dụng thiết bị máy tính.
- K...ính chất điều hành và những hoạt động khác. Qua đó có thể liên hệ với đặc điểm của hệ điều hành.
b) Nội dung: Học sinh đọc đoạn văn bản trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi:
c) Sản phẩm: Đáp án: b, d, f.
d) Tổ chức thực hiện: 
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu mục đích yêu cầu và tiến trình của hoạt động thảo luận trước lớp.
- Chia nhóm HS.
- Phát phiếu học tập.
- Thực hiện nhiệm vụ:
- HS phân công nhóm trưởng, người báo cáo.
- HS thảo luận và viết câu trả lời theo nhóm.
- Báo cáo, thảo luận: HS trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
2.1. Hệ điều hành. 
a) Mục tiêu: Học sinh phân biệt được hệ điều hành với các phần mềm khác. Chỉ ra được các chức năng cơ bản của hệ điều hành.
b) Nội dung: Nêu vai trò, chức năng của hệ điều hành.
c) Sản phẩm: Kết quả điền phiếu của các nhóm.
d) Tổ chức thực hiện: 
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu mục đích yêu cầu và tiến trình của hoạt động trước lớp.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc nội dung trong SGK và rút ra kết luận về vai trò, các chức năng chính của hệ điều hành
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
Ghi nhớ:
- Hệ điều hành là phần mềm hệ thống quản lí và điều khiển hoạt động chung của máy tính, quản lí dữ liệu, cung cấp cho con người moi trường tương tác với máy tính và chạy các phần mềm ứng dụng.
- Có những hệ điều hành dành cho máy tính như Windows, Mac OS, Linux, và những hệ điều hành cho điện thoại thông minh và máy tính bảng như IOS, Android,
2.2. Câu hỏi củng cố 
a) Mục tiêu: HS được củng cố kiến thức về hệ điều hành
b) Nội dung: 
c) Sản phẩm: Đáp án: 1 – C	2 – B 
d) Tổ chức thực hiện: 
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi
- Thực hiện nhiệm vụ: HS trả lời cá nhân
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
Hoạt động 3: Phần mềm ứng dụng
3.1. Loại tệp và phần mở rộng 
a) Mục tiêu: HS phân loại được một số tệp dữ liệu theo phần mở rộng của chúng.
b) Nội dung: Phiếu học tập số 1
c) Sản phẩm: Kết quả điền phiếu của các nhóm.
Đáp án: 1 – f; 2 – c; 3 – a; 4 – b; 5 – e; 6 – d. 
d) Tổ chức thực hiện: 
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu mục đích yêu cầu và tiến trình của hoạt động thảo luận trước lớp. Phát phiếu học tập.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và viết câu trả lời theo nhóm.
- Báo cáo, thảo luận: HS trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
3.2. Hoạt động đọc 
a) Mục tiêu: Học sinh xác định được kiến thức về phần mềm được truyền tải trong đoạn văn.
b) Nội dung: Tìm những kiến thức về phần mềm được truyền tải trong đoạn văn.
c) Sản phẩm: Đáp án:
- Phần cứng và hệ điều hành là điều kiện cần để máy tính hoạt động nhưng tính hữu ích của nó trong nhiều lĩnh vực lại được thể hiện qua phần mềm ứng dụng.
- Có những phần mềm được chạy trực tuyến từ Internet nhưng cũng có những phần mềm phải cài đặt lên đĩa cứng mới hoạt động được.
- Mỗi phần mềm ứng dụng hỗ trợ tạo và xử lí một số loại dữ liệu nhất định, với định dạng tệp riêng.
d) Tổ chức thực hiện: 
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu mục đích yêu cầu và tiến trình của hoạt động. 
- Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc nội dung trong SGK và rút ra câu trả lời.
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
Ghi nhớ:
- Phần mềm ứng dụng là các chương trình máy tính cho phép người sử dụng thực hiện những công việc cụ thể và thường xử lí những loại dữ liệu cụ thể.
- Loại tệp được nhận biết nhờ phần mở rộng, gồm những kí tự sau dấu chấm cuối cùng trong tên tệp. Loại tệp cũng cho biết phần mềm ứng dụng nào có thể được dùng với nó.

3.3. Câu hỏi củng cố 
a) Mục tiêu: HS được củng cố kiến thức phần mềm ứng dụng
b) Nội dung: 
c) Sản phẩm: Đáp án
Câu 1: B, C, E, F	
Câu 2: A, C, D
d) Tổ chức thực hiện: 
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi
- Thực hiện nhiệm vụ: HS trả lời cá nhân
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
3.4. Hoạt động đọc 
a) Mục tiêu: HS phân biệt được hai loại phần mềm: Hệ điều hành và phần mềm ứng dụng.
b) Nội dung: Đoạn văn bản SGK – Trang 12
c) Tổ chức thực hiện: HS đọc đoạn văn bản và bảng 2.1 (SGK – Trang 12) từ đó phân biệt vai trò khác nhau của hệ điều hành và phần mềm ứng dụng với sự vận hành của máy tính 
Hoạt động 4: Luyện tập 
a) Mục tiêu: Học sinh sử dụng các kiến thức đã học về hệ điều hành và phần mềm ứng dụng để trả lời câu hỏi
b) Nội dung: 
c) Sản phẩm: Đáp án 0
Câu 1: Hệ điều hành có 3 chức năng cơ bản:
- Quản lí và điều khiển hoạt động chung của máy tính.
- Quản lí dữ liệu.
- Cung cấp cho con người môi trường tương tác với máy tính và chạy các phần mềm ứng dụng.	
Câu 2: C
d) Tổ chức thực hiện: 
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi
- Thực hiện nhiệm vụ: HS trả lời cá nhân
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
Hoạt động 5: Vận dụng 
a) Mục tiêu: Học sinh sử dụng các kiến thức đã học về hệ điều hành và phần mềm ứn...I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Biết được tệp chương trình cũng là dữ liệu, có thể được lưu trữ trong máy tính.
- Nêu được ví dụ về biện pháp an toàn dữ liệu như sao lưu dữ liệu, phòng chống xâm nhập trái phép và phòng chống virus,
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh có khả năng tự đọc sách giáo khoa và kết hợp với gợi ý của giáo viên để trả lời câu hỏi về tệp, thư mục, quản lí dữ liệu
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm để đưa racách tổ chức, quản lí dữ liệu trong máy tính.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh chỉ ra được các biện pháp bảo vệ dữ liệu trong máy tính.
2.2. Năng lực Tin học:
- Thao tác thành thạo với tệp và thư mục:tạo mới, sao chép, di chuyển, đổi tên, xoá tệp và thư mục (Nla).
3. Phẩm chất:
- Học sinh có ý thức trách nhiệm đối với việc sử dụng thiết bị học.
- Có ý thức trong việc bảo vệ an toàn dữ liệu trong máy tính cũng như an toàn thông tin cá nhân.
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
- Giáo viên: Máy chiếu, máy tính giáo viên, phiếu học tập
- Học sinh: Sách giáo khoa Tin học 7
III. Tiến trình dạy học:
A. Hoạt động Khởi động 
a. Mục tiêu: 
- Củng cố khái niệm cây thư mục.
- Rèn luyện kĩ năng phân loại dữ liệu, đặt tên thư mục.
b. Nội dung
c. Sản phẩm: Cây thư mục của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện: 
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu mục đích yêu cầu và tiến trình của hoạt động thảo luận trước lớp.Chia nhóm HS.
- Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS phân công nhóm trưởng, người báo cáo.
+ HS thảo luận và vẽ cây thư mục ra giấy (Khuyến khích sử dụng sơ đồ tư duy)
- Báo cáo, thảo luận:
+ HS trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Kết luận, nhận định:
+ GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
B. Hoạt động Hình thành kiến thức 
2. Các biện pháp bảo vệ dữ liệu
- Hoạt động 2.1. Bảo vệ dữ liệu 
a. Mục tiêu: 
- Học sinh nhận thấy sự cần thiết phải bảo vệ dữ liệu.
- Đề xuất giải pháp bảo vệ dữ liệu.
b. Nội dung: Phiếu học tập số 1.
c. Sản phẩm: Câu trả lời trên phiếu của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện: 
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu mục đích yêu cầu và tiến trình của hoạt động thảo luận trước lớp. Phát phiếu học tập.
- Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS thảo luận và viết câu trả lời theo nhóm.
+ Mỗi nhóm nêu ít nhất một phương án bảo vệ dữ liệu.
- Báo cáo, thảo luận:HS trình bày kết quả, giải thích cho phương án đã đề xuất. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
- Hoạt động 2.2. Hoạt động đọc 
a. Mục tiêu: Học sinhbiết được các biện pháp để bảo vệ dữ liệu trong máy tính.
b. Nội dung: Tìm những kiến thức được truyền tải trong đoạn văn.
c. Sản phẩm: Đáp án:
- Việc bảo vệ dữ liệu là cần thiết. 
- Bảo vệ tránh sự thất lạc, tránh xâm nhập và tránh bị nhiễm virus máy tính.
- Nên kết hợp các giải pháp bảo vệ dữ liệu: Sao lưu, đặt mật khẩu và chống virus.
d. Tổ chức thực hiện: 
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu mục đích yêu cầu và tiến trình của hoạt động.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc nội dung trong SGK và rút ra câu trả lời.
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
Ghi nhớ:
- Dữ liệu cần được sao lưu thường xuyên lên thiết bị lưu trữ ngoài máy tính chứa dữ liệu gốc để tránh bị mất hoặc bị hỏng dữ liệu.
- Việc đặt mật khẩu cho tài khoản người sử dụng trên máy tính và trên Internet sẽ giúp bảo vệ dữ liệu khỏi sự truy cập trái phép.
- Cần bảo vệ dữ liệu bằng cách không sử dụng phần mềm không rõ nguồn gốc và luôn bật chế độ bảo vệ máy tính của phần mềm diệt virus.
C. Hoạt động Luyện tập
 a. Mục tiêu: Học sinh sử dụng các kiến thức đã học về quản lí dữ liệu trong máy tính để trả lời câu hỏi.
b. Nội dung:
c. Sản phẩm: 
Câu 1: D	Câu 2: A
d. Tổ chức thực hiện: 
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
D. Hoạt động Vận dụng
a. Mục tiêu: Học sinh sử dụng các kiến thức đã học về quản lí dữ liệu trong máy tính để trả lời câu hỏi.
b. Nội dung: Phiếu học tập số 1
c. Sản phẩm: Kết quả điền phiếu của các nhóm..
d. Tổ chức thực hiện: 
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu mục đích yêu cầu và tiến trình của hoạt động thảo luận trước lớp. Chia nhóm HS.
- Thực hiện nhiệm vụ:HS thảo luận và trả lời vào phiếu bài tập.
- Báo cáo, thảo luận:HS trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Kết luận: GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Trong một chuyến du lịch cùng gia đình, em đã ghi chép lại thông tin và chụp nhiều ảnh kỉ niệm. Các hình ảnh và thông tin đó cần được lưu trữ. Hãy vẽ sơ đồ cây thư mục để chứa các tệp dữ liệu và đặt tên cho các thư mục đó sao cho dễ tìm kiếm và truy cập.
2. Sau khi học xong bài này và có thêm các kiến thức về sao lưu, bảo vệ dữ liệu, em có thay đổi cách bảo vệ dữ liệu mà em đã chọn trong hoạt động 2 không? Tại sao?
Tuần 5
Tiết 5
BÀI 4: MẠNG XÃ HỘI
VÀ MỘT SỐ KÊNH TRAO ĐỔI
THÔNG TIN TRÊN INTERNET

Ngày soạn: 30/09/2023
Ngày dạy: 02/10/2023
Lớp: 7

I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Nêu được một số chức năng cơ bản...à xã hội trong việc sử dụng các công cụ kỹ thuật số, cụ thể là mạng xã hội.
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
- Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính giáo viên, phiếu học tập.
- Học liệu: Sách giáo khoa Tin học 7.
III. Tiến trình dạy học:
A. Hoạt động Khởi động 
a) Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề cần giải quyết: mạng xã hội.
b) Nội dung: Chiếu đoạn video về cách trao đổi thông tin từ ngày xưa đến nay và cho học sinh trả lời câu hỏi: Sau khi xem đoạn video đó, em nhận ra sự thay đổi gì?
c) Sản phẩm: Học sinh trả lời sau khi xem đoạn video.
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV chiếu đoạn video và yêu cầu học sinh quan sát sự thay đổi về cách trao đổi thông tin.
- HS trả lời câu hỏi.
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của học sinh và dẫn dắt vấn đề vào bài học.
 B. Hoạt động Hình thành kiến thức mới 
2. Mạng xã hội
- HĐ 1. Mạng xã hội.
a) Mục tiêu: HS nhận biết được 1 số kênh mạng xã hội và nêu được các điểm tích cực và tiêu cực khi sử dụng mạng xã hội.
b) Nội dung: Phiếu học tập số 2.
c) Sản phẩm: Kết quả điền phiếu của các nhóm.
d) Tổ chức thực hiện: 
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu cho học sinh quan sát 1 số biểu tượng của mạng xã hội.
- GV giới thiệu mục đích yêu cầu và tiến trình của hoạt động thảo luận trước lớp.
+ Chia nhóm HS.
+ Phát phiếu học tập.
- Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS phân công nhóm trưởng, người báo cáo.
+ HS thảo luận và viết câu trả lời theo nhóm.
- Báo cáo, thảo luận 
+ HS trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Kết luận, nhận định
+ GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
+ Yêu cầu học sinh ghi vào vở.
Ghi nhớ:
- Mạng xã hội giúp người sử dụng kết nối, giao lưu, chia sẻ và thảo luận các vấn đề mà họ quan tâm.
- Cần tuân thủ đúng các quy định khi sử dụng mạng xã hội và các kênh trao đổi thông tin trên Internet.
C. Hoạt động Luyện tập 
a) Mục tiêu: HS được củng cố kiến thức về mạng xã hội
b) Nội dung: 
c) Sản phẩm: 1 – C	2 – A 
d) Tổ chức thực hiện: 
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho học sinh đọc câu hỏi và trả lời.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS trả lời cá nhân.
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
D. Hoạt động Vận dụng 
a) Mục tiêu: Học sinh nêu được một mạng xã hội phù hợp với bản thân. HS nêu được ví dụ của việc sử dụng thông tin vào mục đích sai trái.
b) Nội dung: Phiếu học tập số 1,2.
c) Sản phẩm: Kết quả điền phiếu của các nhóm.
d) Tổ chức thực hiện: 
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu mục đích yêu cầu và tiến trình của hoạt động thảo luận trước lớp. Phát phiếu học tập.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và viết câu trả lời theo nhóm.
- Báo cáo, thảo luận: HS trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
PHIẾU HỌC TẬP 1
Tên Các trang mạng xã hội ở trên:.
Tích cực
Tiêu cực
.
.
.
.
.
.

PHIẾU HỌC TẬP 2
1. Em hãy tìm hiểu kĩ một mạng xã hội mà em quan tâm và giới thiệu với các bạn hay người thân về mạng xã hội đó. (Chức năng chính, đối tượng phù hợp để tham gia, cách thức tham gia, những lưu ý cần thiết khi tham gia,)
.

2. Em hãy tìm hiểu thêm những ví dụ cụ thể về hậu quả của việc sử dụng thông tin vào mục đích sai trái.
.
..

----------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 7
Tiết 7

BÀI 5: ỨNG XỬ TRÊN MẠNG

Ngày soạn: 14/10/2023
Ngày dạy: 16/10/2023
Lớp: 7

I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức: 
- Thực hiện được giao tiếp qua mạng theo đúng quy tắc và bằng ngôn ngữ lịch sự, thể hiện ứng xử có văn hoá.
- Biết được tác hại của bệnh nghiện Internet, từ đó có ý thức phòng tránh.
2. Về năng lực: 
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh có khả năng tự đọc sách giáo khoa và kết hợp với gợi ý của giáo viên để trả lời câu hỏi văn hoá ứng xử qua mạng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh có thể đưa ra những cách giải quyết hợp lí khi gặp thông tin có nội dung xấu trên mạng; Biết nhờ người lớn giúp đỡ, tư vấn khi cần thiết trong quá trình ứng xử trên mạng.
2.2. Năng lực Tin học: 
- Biết được tác hại của bệnh nghiện Internet, từ đó có ý thức phòng tránh.
- Nêu được ví dụ truy cập không hợp lí vào các nguồn thông tin; biết cách ứng xử hợp lí khi gặp những thông tin trên mạng có nội dung xấu, không phù hợp lứa tuổi.
3. Về phẩm chất: 
- Có ý thức cảnh giác khi sử dụng mạng máy tính, tránh sử dụng thông tin vào mục đích sai trái.
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
- Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính giáo viên, phiếu học tập,
- Học liệu: Sách giáo khoa Tin học 7,
III. Tiến trình dạy học
A. Hoạt động Khởi động 
a) Mục tiêu: Nêu ra những vấn đề cần lưu ý khi giao tiếp xã hội nói chung và giao tiếp trên mạng nói riêng.
b) Nội dung: Đoạn văn bản trong SGK. 
c) Sản phẩm: Học sinh trả lời về thông tin trong đoạn văn bản.
d) Tổ chức thực hiện: Chiếu đoạn văn bản, hoặc yêu cầu học sinh đọc trong Sách giáo khoa. 
B. Hoạt động Hình thành kiến thức mới 
1. Gi... hỏi củng cố
a) Mục tiêu: Học sinh chỉ ra được các biểu hiện mình đã gặp phải khi sử dụng mạng máy tính từ đó đưa ra biện pháp phòng tránh bệnh nghiện Internet.
b) Nội dung: 
c) Sản phẩm: Câu trả lời phụ thuộc vào từng học sinh.	
d) Tổ chức thực hiện: 
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi.
- Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh hoạt động cá nhân sau đó chia sẻ ý kiến của mình với các bạn trong lớp.
- Hoạt động 10. Cây hồi sinh 
a) Mục tiêu: Học sinh đưa ra hành động cụ thể để phòng tránh bệnh Internet.
b) Nội dung: Phiếu học tập số 2. 
c) Sản phẩm: Kết quả điền phiếu của các nhóm.
d) Tổ chức thực hiện: 
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu nhóm thảo luận, viết một điều nên làm để phòng tránh bệnh nghiện Internet vào một chiếc lá đã chuẩn bị trước.
- Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thảo luận, thực hiện viết nội dung và đại diện nhóm đính sản phẩm lên cây hồi sinh.
- Báo cáo, thảo luận: Học sinh còn lại nhận xét, bổ sung.
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá sản phẩm. Trình chiếu cây hồi sinh hoàn chỉnh.
- Hoạt động 11. Hoạt động đọc 
a) Mục tiêu: Học sinh đưa ra được những định hướng hoạt động cụ thể để phòng chống bệnh nghiện Internet. 
b) Nội dung: SGK – trang 27, những hành động để phòng chống bệnh nghiện Internet. 
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện: 
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV nêu mục đích yêu cầu và tiến trình của hoạt động. 
- Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc nội dung trong SGK và chia sẻ ý kiến của mình với cả lớp.
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
Ghi nhớ:
Dành thời gian với người thân và bạn bè, hạn chế để thiết bị kết nối Internet trong phòng riêng, giới hạn thời gian sử dụng, theo đuổi những sở thích không liên quan quá nhiều đến thiết bị điện tử là những cách thức tốt để phòng tránh nguy cơ nghiện Internet.
C. Hoạt động Luyện tập 
a) Mục tiêu: Giúp học sinh ôn tập lại kiến thức đã học trong bài.
b) Nội dung: 
c) Sản phẩm: 
1. B, C, E
2. Tuỳ theo ý kiến của từng học sinh
d) Tổ chức thực hiện: 
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi
- Thực hiện nhiệm vụ: HS trả lời cá nhân
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
D. Hoạt động Vận dụng 
a) Mục tiêu: Học sinh nêu được các cách ứng xử trên mạng phù hợp, có cách giải quyết hợp lí khi gặp tình huống gặp những thông tin xấu trên mạng.
b) Nội dung: Bài tập vận dụng
c) Sản phẩm: Sản phẩm hoạt động của các nhóm.
d) Tổ chức thực hiện: 
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu mục đích yêu cầu và tiến trình của hoạt động. Chia nhóm, giao nhiệm vụ về nhà.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và thống nhất nội dung, hình thức sản phẩm của nhóm mình.
PHIẾU HỌC TẬP
Phiếu học tập số 1
Câu 1: Em biết những phương thức giao tiếp qua mạng nào? Em đã từng sử dụng những phương thức nào?
..
..
..
..
Câu 2: Theo em những đặc điểm khác nhau giữa giao tiếp gặp gỡ trực tiếp và giao tiếp qua mạng là gì? ..
..
..
..
Câu 3: Tại sao có những bạn khi giao tiếp qua mạng lại thiếu văn minh hơn khi giao tiếp trực tiếp? ..
..
..
..

PHIẾU HỌC TẬP
Phiếu học tập số 2
Người bị bệnh Internet có thể được ví dụng như một cái cây có nguy cơ úa tàn. Em hãy cùng các bạn trong nhóm của mình vẽ một cây tương tự nhưng hình bên lên một tờ giấy to để tạo một tấm áp phích bằng cách vẽ thêm lá, hoa cho cây và ghi trên đó những điều nên là để phòng tránh bệnh nghiện Internet, giúp cây xanh tươi trở lại.
Tuần 8
Tiết 8

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
Ngày soạn: 21/10/2023
Ngày dạy: 23/10/2023
Lớp: 7

I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức: Sau bài học này em sẽ: 
 - Hệ thống hóa lại kiến thức đã học trong các bài 1,2,4,5.
2. Về năng lực: 
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu vấn đề về thông tin và dữ liệu, tầm quan trọng của thông tin.
- Năng lực giáo tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện, giải quyết bài tập? 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sáng tạo và xử lí tốt trong mọi tình huống được đặt ra trong tiết học.
2.2. Năng lực Tin học:
- Biết sử dụng thiết bị một cách an toàn và có trách nhiệm.
- Thực hiện đúng các thao tác với các thiết bị thông dụng của máy tính.
3. Về phẩm chất: 
- Có thái độ cởi mở, hợp tác khi làm việc nhóm.
- Truyền đạt các thông tin chính xác, khách quan.
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
- Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính giáo viên...
- Học liệu: Sách giáo khoa Tin học 7
III. Tiến trình dạy học:
Kiểm tra 15 phút
Đề:
Câu 1. Theo em các biểu hiện và tác hại của bệnh nghiện Internet là gì?
- Các biểu hiện của bệnh nghiện Internet là:
+ Sử dụng Internet quá nhiều giờ trong ngày.
+  Thức rất khuya và không rời khỏi máy tính.
+ Thay đổi tâm trạng và thường xuyên bồn chồn khi không được sử dụng Internet.
+ Từ chối mọi mối quan hệ, hoạt động chỉ để sử dụng Internet.
+ Không kiểm soát được khoảng thời gian bỏ ra để lên mạng.
- Các tác hại của bệnh nghiện Internet là:
+ Sức khỏe suy giảm, đau mắt, mỏi mắt dẫn đến cận thị.
+ Ngại giao tiếp, sợ đám... TIÊU:
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Hệ thống hóa lại kiến thức đã học.
2. Năng lực:
a. Năng lực tin học:
- Năng lực C (Nlc)
+ Phát triển năng lực nhận biết và hình thành nhu cầu tìm kiếm thông tin từ nguồn dữ liệu số khi giải quyết công việc.
+ Từng bước nhận biết – một cách không tường minh – tính phi vật lí của thông tin, qua đó nâng cao năng lực tư duy trừu tượng.
b. Năng lực chung: 
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực nhận thức, tư duy logic.
- Hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ để đạt kết quả tốt nhất trong bài kiểm tra.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Đối với giáo viên: Đề kiểm tra
2. Đối với học sinh: Đọc bài trước theo sự hướng dẫn của giáo viên.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
- GV: Phát đề kiểm tra.
- HS: Làm bài kiểm tra.
------------------------------------------------------------------------------------------
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
Năm học 2023-2024
Môn: Tin học 7
TT
Chương/
chủ đề
Nội dung/đơn vị kiến thức
Mức độ nhận thức
 Tổng % điểm

Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp

Vận dụng cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1
Chủ đề 1. Máy tính và cộng đồng
1. Thiết bị vào ra
2TN





1TN


15%
2. Phần mềm máy tính
2TN


1TN





15%
3. Quản lý dữ liệu trong máy tính


1TN


1TL


35%
2
Chủ đề 2. Tổ chức dữ liệu, tìm kiếm và trao đổi thông tin
4. Mạng xã hội và một số kênh trao đổi thông tin trên internet


2TN



1TN


15%
3
Chủ đề 3. Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số
5. Ứng xử trên mạng







1TL
20%
Tổng

2
2
4
2
10
Tỉ lệ %

20%
20%
40%
20%
100%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
Năm học 2023-2024
Môn: Tin học 7
TT
Chương/
Chủ đề
Nội dung/
Đơn vị kiến thức
Mức độ đánh giá
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
1
Chủ đề 1. Máy tính và cộng đồng
1. Thiết bị vào ra
Nhận biết
- Biết và nhận ra được các thiết bị vào - ra có nhiều loại, hình dạng khác nhau. 
- Biết được chức năng của mỗi loại thiết bị này trong thu thập, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin.
Thông hiểu
- Nêu được ví dụ cụ thể về những thao tác không đúng cách sẽ gây ra lỗi cho các thiết bị và hệ thống xử lí thông tin.
Vận dụng
- Thực hiện đúng các thao tác với các thiết bị thông dụng của máy tính.
2TN
1TN
2. Phần mềm máy tính
Nhận biết
- Phân biệt được hệ điều hành với phần mềm ứng dụng.
- Nêu được tên một số phần mềm ứng dụng đã sử dụng.
Thông hiểu
- Giải thích được sơ lược chức năng điều khiển và quản lí của hệ điều hành. 
2TN
1TN


3. Quản lý dữ liệu trong máy tính
Nhận biết
- Biết được tệp chương trình cũng là dữ liệu, có thể được lưu trữ trong máy tính.
- Nêu được ví dụ minh hoạ.
Thông hiểu
- Giải thích được phần mở rộng của tên tệp cho biết tệp thuộc loại gì?
Vận dụng
- Thao tác tạo, sao chép, di chuyển, đổi tên, xoá tệp và thư mục.
Vận dụng 
- Thao tác thành thạo: tạo, sao chép, di chuyển, đổi tên, xoá tệp và thư mục. 

1TN

1TL

2
Chủ đề 2. Tổ chức dữ liệu, tìm kiếm và trao đổi thông tin
Mạng xã hội và một số kênh trao đổi thông tin trên internet
Nhận biết
- Nêu được một số chức năng cơ bản của mạng xã hội. Nhận biết được một số website là mạng xã hội.
- Nêu được tên một kênh trao đổi thông tin thông dụng trên Internet và loại thông tin trao đổi trên kênh đó.
Thông hiểu
- Nêu được ví dụ cụ thể về hậu quả của việc sử dụng thông tin vào mục đích sai trái. 
Vận dụng
- Sử dụng được một số chức năng cơ bản của một mạng xã hội để giao lưu và chia sẻ thông tin.

2TN

1TN


3
Chủ đề 3. Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số
Ứng xử trên mạng
Nhận biết
- Nêu được một số ví dụ truy cập không hợp lệ vào các nguồn thông tin và kênh truyền thông tin.
- Biết được tác hại của bệnh nghiện Internet, từ đó có ý thức phòng tránh.
- Nêu được cách ứng xử hợp lí khi gặp trên mạng hoặc các kênh truyền thông tin số những thông tin có nội dung xấu, thông tin không phù hợp lứa tuổi.
Vận dụng cao
- Biết nhờ người lớn giúp đỡ, tư vấn khi cần thiết, chẳng hạn khi bị bắt nạt trên mạng.
- Thực hiện được giao tiếp qua mạng (trực tuyến hay không trực tuyến) theo đúng quy tắc và bằng ngôn ngữ lịch sự, thể hiện ứng xử có văn hoá. 




1TL
Tổng

 
2
2
4
2
Tỉ lệ %
 
20%
20%
40%
20%

UBND HUYỆN PHƯỚC SƠN 	 KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
 TRƯỜNG PTDTBT	 Năm học 2023-2024
TH & THCS PHƯỚC LỘC 	 Môn: Tin học 7
 Ngày kiểm tra:......./....../....
 Thời gian: 45 phút (Kktggđ)
Họ và tên:.............................
Lớp: 7
Điểm:
Nhận xét của giáo viên:
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5 điểm)
Hãy khoanh tròn một câu đúng nhất (A, B, C, D) trong các câu sau đây
Câu 1. Thiết bị nào sau đây không phải thiết bị vào?
A. Bàn phím.	B. Chuột.	C. Micro.	 D. Máy in.
Câu 2. Thiết bị nào sau đây không phải thiết bị ra? 
A. Loa.	B. Máy in.	C. Màn hình.	D. Máy quét.
Câu 3. Phần mền nào sau đây thuộc hệ điều hành? 
A. Word. 	B. Game. 	C. Windown 10.	 D. Paint.
Câu 4. Việc nào sau đây là chức năng của hệ điều hành?
A. Tô màu đỏ ch...u cho HS dự án Trường học xanh và dẫn dắt vào phần mềm bảng tính điện tử.
b) Nội dung: Giới thiệu cho HS về dự án và yêu cầu học sinh trả lời gợi ý về dự án để hoàn thiện thông tin của dự án.
c) Sản phẩm: Các thông tin về dự án.
d) Tổ chức thực hiện:
* Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu cho HS dự án Trường học xanh, những công việc chuẩn bị sẽ làm và phần mềm ứng dụng sẽ được học để nhập thông tin và trình bày dự án.
- Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh trả lời các câu hỏi sau:
+ Những vị trí nào trong trường có thể trồng thêm cây?
+ Loại cây nào phù hợp cho mỗi vị trí?
+ Những công việc gì cần được thực hiện?
+ Để thực hiện dự án, cần thu thập và tính toán rất nhiều dữ liệu. Nên sử dụng phần mềm nào trên máy tính để thực hiện những công việc đó?
- Báo cáo, thảo luận: HS thảo luận và điền thông tin vào bảng dữ liệu.
Ai thực hiện
Vị trí trồng cây
Các loại cây sẽ trồng
Kinh phí 
thực hiện

Khối lớp 7
-Trước mỗi lớp học.
- Sân trường, cổng trường.
- Vị trí công trình măng non theo từng lớp.
- Vườn hoa của nhà trường.
- Cây hoa.
- Cây bóng mát.
- Cây ăn quả.
- Vận động từ GV, cha mẹ HS cùng đóng góp.
Công cụ sử dụng là phần mềm bảng tính điện tử.
- Kết luận, nhận định: Giáo viên gọi một số nhóm lên trình bày và tổng hợp các ý kiến của các nhóm, dẫn dắt đến bài học “Làm quen với phần mềm bảng tính”.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức 
Hoạt động 2.1: Giao diện phần mềm máy tính 
a) Mục tiêu: HS làm quen với giao diện phần mềm bảng tính, nhận diện được các khu vực chính của màn hình làm việc và chức năng của chúng. 
b) Nội dung: GV yêu cầu HS tìm những điểm chung và các vị trí giống nhau của các phần mềm trang tính. Nêu được các chức năng của một số vị trí quan trọng trong giao diện phần mềm bảng tính và trả lời các câu hỏi trong phiếu bài tập 1. 
c) Sản phẩm: Kết quả trả lời trong phiếu học tập số 1.
d) Tổ chức thực hiện:
* Chuyển giao nhiệm vụ: GV giao nhiệm vụ HS hoạt động nhóm thảo luận thống nhất kết quả trên phiếu học tập số 1.
- Thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm thực hiện.
- Báo cáo, thảo luận: GV gọi HS trong nhóm trả lời, HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt lại kiến thức
Ghi nhớ: 
Nội dung chốt: kết quả phiếu bài tập số 1
- Củng cố kiến thức:
Đáp án: 1.A	 2.B
Hoạt động 2.2: Ô và vùng trên trang tính 
a) Mục tiêu: 
- HS nhận biết các khái niệm: Vùng dữ liệu, Đánh dấu vùng dữ liệu, địa chỉ vùng dữ liệu.
- Thực hiện được thao tác chọn một ô, hàng, cột, vùng trên trang tính.
b) Nội dung:
- GV yêu cầu HS quan sát kĩ hơn các ô và vùng trên trang tính. Xác định cách di chuyển con trỏ trên trang tính qua ô hiện thời. Xác định cách phần mềm đánh địa chỉ các ô và vùng dữ liệu Hình 6.2, ô ghi tên học sinh “Bùi Lê Đình Anh” được xác định như thế nào?
- Thao tác thực hiện chọn (đánh dấu) một ô, hàng, cột, vùng trên trên trang tính.
c) Sản phẩm: Hs xác định địa chỉ của ô, vùng. Thực hiện thao tác chọn (đánh dấu ô, hàng, cột, vùng).
d) Tổ chức thực hiện:
* Chuyển giao nhiệm vụ 1: GV yêu cầu HS quan sát kĩ hơn các ô và vùng trên trang tính. Xác định cách di chuyển con trỏ trên trang tính qua ô hiện thời. Xác định cách phần mềm đánh địa chỉ các ô và vùng dữ liệu Hình 6.2, ô ghi tên học sinh “Bùi Lê Đình Anh” được xác định như thế nào?
- Chia nhóm thảo luận, mỗi nhóm khoảng 3-4 HS. GV cho từng nhóm trao đổi và sau đó trả lời câu hỏi.
(?) Cách xác định địa chỉ của ô?
- Thực hiện nhiệm vụ: Hs thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi mà GV đưa ra.
- Báo cáo, thảo luận: GV gọi đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung ý kiến
- Kết luận, nhận định: Ô ghi tên “Bùi Lê Đình Anh” là B6, được xác định bởi cột B và hàng 6. 
 = 
* Chuyển giao nhiệm vụ 2: GV yêu cầu học sinh đọc tài liệu SGK và xác định địa chỉ của vùng dữ liệu đang được chọn.
Nêu đặc điểm của vùng đang được chọn? Cách xác định địa chỉ vùng đang được chọn
- Thực hiện nhiệm vụ: Hs đọc SGK và trả lời câu hỏi của GV.
- Báo cáo, thảo luận: GV gọi HS trả lời câu hỏi và nhận xét.
- Kết luận, nhận định: 
* Chuyển giao nhiệm vụ 3: Hs thảo luận theo nhóm (2hs/nhóm) trả lời câu hỏi sau:
- Hãy thực hiện thao tác trên máy tính chọn (đánh dấu) ô C7; hàng 6; cột D; vùng D7:F9.
- Qua đó, nêu thao tác chọn (đánh dấu) ô, hàng, cột, vùng trên bảng tính.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và trả lời câu hỏi của GV.
- Báo cáo, thảo luận: Các nhóm báo cáo kết quả, các nhóm còn lại nhận xét, đánh giá.
- Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của nhóm HS và tổng kết.
Hoạt động 2.3: Nhập, chỉnh sửa, định dạng dữ liệu trong trang tính 
a) Mục tiêu: HS cần nắm được.
- Cách nhập và chỉnh sửa dữ liệu vào ô tính.
- Hiểu được cách phần mềm tự động nhận biết và định dạng dữ liệu.
- Phần mềm sẽ tự động nhận biết kiểu dữ liệu là số, văn bản hoặc ngày tháng.
- HS thực hiện được thao tác nhập dữ liệu, chỉnh sửa, định dạng dữ liệu trong trang tính.
b) Nội dung:
- HS tìm hiểu SGK và thực hiện các bước nhập dữ liệu Hình 6.5 và trả lời các câu hỏi: các cách nhập dữ liệu, dữ liệ...áy tính. Tệp THXanh.xlsx để sẵn sàng cho bài thực hành.
- HS: Đồ dùng học tập, tệp THXanh.xlsx để sẵn sàng cho bài thực hành.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Khởi động 
a) Mục tiêu: Trao đổi trước một số yêu cầu cần có của phần mềm trước khi đi vào một bài cụ thể.
b) Nội dung: 
- Trao đổi với HS về dự án Trường học xanh. Tìm hiểu các công cụ tính toán đó của phần mềm bảng tính để có thể sử dụng cho dự án.
c) Sản phẩm: Hs đưa ra được các phép toán của phần mềm bảng tính sử dụng cho dự án.
d) Tổ chức thực hiện.
- Chuyển giao nhiệm vụ: Trong bài học trước, em đã biết nhập dữ liệu dạng số, văn bản, thời gian vào bảng tính. Có thể nhập dữ liệu là công thức tính được không? Để làm dự án Trường học xanh, em hãy trả lời câu hỏi.
- Trong dự án, em có cần tính toán không?
- Nếu cần tính toán thì phép toán là gì?
- Thực hiện nhiệm vụ: 2hs trao đổi thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Báo cáo, thảo luận: GV gọi HS trong nhóm trả lời, HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét kết quả của HS, từ đó đưa các phép toán sử dụng trong dự án.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi củng cố.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
- Hoạt động 2.1. Nhận biết kiểu dữ liệu trên bảng tính 
a) Mục tiêu: Hs nhận biết được dữ liệu trên ô tính sẽ bao gồm:
- 3 kiểu dữ liệu chính: số, chữ (văn bản) và ngày tháng.
- Công thức: công thức được nhập theo cú pháp.
b) Nội dung: GV yêu cầu Hs tìm hiểu đọc nội dung SGK và nhận biết các kiểu dữ liệu có trong bảng tính hình 7.1 và 7.2. Yêu cầu hs tính tổng điểm toán và ngữ văn trong bảng dữ liệu, tính chu vi của tam giác tại hình 7.2. Hoàn thiện phiếu bài tập số 1.
c) Sản phẩm: Nội dung phiếu bài tập số 1.
d) Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ:
+ Hoạt động nhóm chia từ 3-4hs/nhóm. HS quan sát các ô dữ liệu (có hình ngôi sao) trong hình 7.1 và 7.2 và cho biết.
- Bảng tính điện tử nhận biết được kiểu dữ liệu nào?
- Các kiểu dữ liệu đó được thể hiện như thế nào trong bảng tính?
- Em hãy nêu công thức để tính tổng điểm Toán và Ngữ văn của bạn Nguyễn Văn Hùng trong bảng dữ liệu hình 7.1 và chu vi tam giác hình 7.2. Để nhập công thức tính toán vào phần mềm bảng tính thì em cần phải làm gì? Nêu công thức tổng quát.
- Trong phần mềm bảng tính, công thức tính nào dưới đây sai? Vì sao?
A. = 5^2+6*101.
B.  =6*(3+2)).
C. =2(3+4).
D. =1^2+2^2.
- Thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi của GV. Trình bày kết quả trên khổ giấy to.
- Báo cáo, thảo luận: HS trình bày kết quả của nhóm. GV nhận xét chung và chốt kiến thức cho hs.
* Kết luận và nhận định:
- Mỗi ô dữ liệu trong bảng tính sẽ thuộc một trong các kiểu sau:
+ Kiểu dữ liệu số, văn bản, ngày tháng được nhập trực tiếp.
+ Kiểu dữ liệu công thức được nhập theo cú pháp:=.
- GV nhấn mạnh nội dung: Kết quả của công thức sẽ là số. ngày tháng, kí tự. Vì vậy kết quả của công thức sẽ được phần mềm tự động căn hàng tùy thuộc kiểu dữ kiệu của nó. Khắc sâu những trường hợp lỗi sai thường mắc phải khi lập công thức.
- Hoạt động 2.2. Nhập công thức vào bảng tính 
a) Mục tiêu: 
- HS biết cách nhập đúng công thức liên quan đến dữ liệu từ các ô hay vùng khác.
- HS biết được ý nghĩa tính toán tự động của công thức khi dữ liệu của các ô liên quan thay đổi.
b) Nội dung: Yêu cầu học sinh nhập công thức tính Tổng số cây hoa ở ô E4 trong Bảng 2 Dự kiến số lượng cây trồng ở Hình 7.3 theo hai cách. Và so sánh sự khác nhau giữa hai cách đó. Đưa một số ví dụ về thực hiện công thức tính trong phần mềm bảng tính.
c) Sản phẩm: Sử dụng địa chỉ của ô để tính tổng số cây hoa trong Bảng 2 Dự kiến số lượng cây trồng.
d) Tổ chức thực hiện:
* Chuyển giao nhiệm vụ: 
- HS trả lời câu hỏi sau:
+ Tổng số cây sẽ tính được như thế nào?
+ Công thức cần nhập tại ô E4 là gì?
+ Nếu sửa dữ liệu tại ô C4 và D4 thì kết quả thay đổi như thế nào khi sử dụng 2 cách. 
- HS trả lời câu hỏi.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện trên máy tính và trả lời câu hỏi trên.
- Báo cáo, thảo luận: HS trình bày sản phẩm. GV nhận xét chung.
- Kết luận và nhận định:
+ Khi nhập công thức mà các tham số của chúng liên quan hoặc phụ thuộc vào các ô khác nhau thì trong công thức phải ghi địa chỉ các ô đó, chứ không ghi giá trị.
+ Ý nghĩa tính toán tự động của công thức: Khi các ô liên quan bị thay đổi dữ liệu, công thức sẽ tự động thay đổi theo và luôn đúng.
- Hoạt động 2.3. Sao chép ô tính chứa công thức 
a) Mục tiêu: 
- HS biết cách sao chép ô dữ liệu có công thức sang một vị trí khác.
- HS biết và hiểu được ý nghĩa về tính bảo toàn quan hệ tương đối giữa địa chỉ ô chứa công thức và địa chỉ các ô, vùng trong công thức. Đây cũng là tính năng rất quan trọng của phần mềm bảng tính.
b) Nội dung:
- GV đưa ra ví dụ để giải thích cho hs hiểu cách sao chép thì công thức được sao chép và bảo toàn tính đúng đắn của công thức.
c) Sản phẩm: Hoàn thiện bảng 2 Dự kiến số lượng cây trồng.
d) Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ:
+ Chia hs theo nhóm 3-10 hs để trao đổi, thảo luận các vấn đề thực hiện sao chép dữ liệu ô E4 sang ô E5, ...hông tin dự kiến số lượng cây cần trồng của dự án 
a) Mục tiêu: 
- Hs thực hành để hoàn thiện bảng dữ liệu Bảng 2 Dự kiến số lượng cây theo yêu cầu.
b) Nội dung:
- GV hướng dẫn HS thực hành theo đúng các bước đã mô tả trong SGK.
c) Sản phẩm: Hoàn thiện Trang tính 2 Dự kiến số lượng cây cần trồng 
d) Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ:
+ GV hướng dẫn chi tiết cho hs nhập trang 2,3 của tệp theo yêu cầu.
+ Trang tính 2: 2. Dự kiến số lượng cây.
+ Tiêu đề của bảng dữ liệu: Bảng 2. Dự kiến số lượng cây cần trồng.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hành trên máy tính.
- Báo cáo, thảo luận: HS trình bày trang tính 2 sau khi hoàn thiện theo yêu cầu.
- Nếu HS chưa hoàn thiện thì có thể cho HS về nhà hoàn thiện.
- Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS và đưa ra kết luận.
3. Hoạt động 3: Luyện tập 
a) Mục tiêu: 
- Hs thực hành để hoàn thiện bảng dữ liệu trang tính 3 Tìm hiểu giống cây
b) Nội dung:
- GV hướng dẫn HS thực hành theo đúng các bước đã mô tả trong SGK.
c) Sản phẩm: Hoàn thiện trang tính 3 Tìm hiểu giống cây 
d) Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ:
+ GV hướng dẫn chi tiết cho hs nhập trang 3 Tìm hiểu giống cây theo yêu cầu.
+ Trang tính 3: 3. Tìm hiểu giống cây.
+ Tiêu đề của bảng dữ liệu: Bảng 3. Giá thành các loại cây.
* Chú ý: Phần nội dung của bài tập này sẽ được dùng trong các bài thực hành tiếp theo.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hành trên máy tính.
- Báo cáo, thảo luận: HS trình bày trang tính 3 sau khi hoàn thiện theo yêu cầu.
- Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS và đưa ra kết luận.
4. Hoạt động 4: Vận dụng 
a) Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức để giải quyết bài 1,2 SGK phần vận dụng.
b) Nội dung: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi và thực hành theo yêu cầu của đề bài.
c) Sản phẩm: Kết quả câu trả lời câu 1 và bảng tính Dientichrung.xlsx.
d) Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV nêu yêu cầu.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hành.
- Báo cáo, thảo luận: HS trình bày kết quả sau khi hoàn thiện theo yêu cầu.
- Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS và rút kinh nghiệm chung trong quá trình học sinh thực hành.
--------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 13
Tiết 13

Bài 8. CÔNG CỤ HỖ TRỢ TÍNH TOÁN
Ngày soạn: 25/11/2023
Ngày dạy: 27/11/2023
Lớp: 7

I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức: HS thực hiện được một số phép toán thông dụng, sử dụng được một số hàm đơn giản: MAX, MIN, AVERAGE, COUNT,
2. Về năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động và tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập; vận dụng được những kiến thức, kĩ năng đã học để hoàn thành nhiệm vụ.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hiểu được mục đích giao tiếp và giao tiếp hiệu quả trong hoạt động nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tổng hợp, sắp xếp được các sản phẩm đã có thành một sản phẩm số hoàn chỉnh. Sử dụng được một số hàm cơ bản hỗ trợ tính toán bằng công thức, giải quyết được các bài toán thực tế đơn giản.
2.2. Năng lực Tin học:
- Sử dụng đúng các thiết bị, phần mềm thông dụng, mạng máy tính để hoàn thành nhiệm vụ học tập của Chủ đề. (NLa)
- Sử dụng môi trường mạng máy tính để tìm kiếm, thu thập, lưu trữ thông tin phù hợp bổ sung cho nội dung của bài trình chiếu. (NLd)
- Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của công nghệ thông tin. (NLe)
2.3. Các năng lực khác:
- Năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ: Thể hiện thông qua trình bày bài tập nhóm
3. Về phẩm chất: 
- Nhân ái: Tôn trọng sự khác biệt giữa các cá nhân
- Chăm chỉ: Cố gắng vươn lên hoàn thành nhiệm vụ học tập, có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giải quyết nhiệm vụ học tập.
- Trách nhiệm: Có thói quen giữ gìn sức khỏe, tuân thủ các nguyên tắc an toàn về điện khi sử dụng các thiết bị CNTT. Bảo vệ thông tin của bạn bè, thầy cô khi giao tiếp trong môi trường số.
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
- Giáo viên: Giáo án, các đồ dùng dạy học cần thiết, phòng máy tính. Tệp THXanh-3.xlsx để sẵn sàng cho bài thực hành
- Học sinh: Đồ dùng học tập, tệp THXanh-3.xlsx để sẵn sàng cho bài thực hành
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Khởi động.
a. Mục tiêu: Làm quen với các công thức, biểu thức đã biết để có thể hiểu được nội dung chính của bài học là các hàm trên phần mềm bảng tính
b. Nội dung: GV đưa ra các công thức quen thuộc để học sinh liên hệ nội dung bài học
c. Sản phẩm: Hs đưa ra được nội dung chính của bài học
d. Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu hs đưa ra công thức quen thuộc tính chu vi, diện tích hình chữ nhật/hình tròn
- Thực hiện nhiệm vụ: HS trả lời câu hỏi
- Báo cáo, thảo luận: GV gọi HS trả lời, HS nhóm khác nhận xét.
- Kết luận, nhận định: Mục tiêu của bài học
2. Hoạt động 2: Hàm trong bảng tính
- Hoạt động 2.1: Hàm trong bảng tính
a. Mục tiêu: 
- Hs biết được khái niệm hàm trên bảng tính, phân biệt được tên hàm, tham số của hàm, ý nghĩa của hàm và cách viết hàm.
- Hs cách sử dụng hàm trong công thức
b. Nội dung: 
- Yêu cầu học sinh hãy quan sát công thức là hàm trong...bè, thầy cô khi giao tiếp trong môi trường số.
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
- Giáo viên: Giáo án, các đồ dùng dạy học cần thiết, phòng máy tính. Tệp THXanh-3.xlsx để sẵn sàng cho bài thực hành
- Học sinh: Đồ dùng học tập, tệp THXanh-3.xlsx để sẵn sàng cho bài thực hành
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Khởi động.
a. Mục tiêu: Làm quen với các công thức, biểu thức đã biết để có thể hiểu được nội dung chính của bài học là các hàm trên phần mềm bảng tính
b. Nội dung: GV đưa ra các công thức quen thuộc để học sinh liên hệ nội dung bài học
c. Sản phẩm: Hs đưa ra được nội dung chính của bài học
d. Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu hs đưa ra công thức quen thuộc tính chu vi, diện tích hình chữ nhật/hình tròn
- Thực hiện nhiệm vụ: HS trả lời câu hỏi
- Báo cáo, thảo luận: GV gọi HS trả lời, HS nhóm khác nhận xét.
- Kết luận, nhận định: Mục tiêu của bài học
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
- Hoạt động 2. 3. Làm quen với một số hàm tính toán đơn giản 
Mục tiêu: 
- HS làm quen với một số hàm cơ bản hỗ trợ tính toán như: SUM, AVERAGE, MAX, MIN, COUNT.
- Hs biết được ý nghĩa của một số hàm tính toán đơn giản như tính tổng, min, max, giá trị trung bình, đếm
b. Nội dung: Yêu cầu học sinh quan sát trang tính Dự kiến phân bổ cây hoa cho các lớp, tính toán để trả lời các câu hỏi như trên hình 8.5 qua 2 cách tính bằng tay và tính toán trên phần mềm bảng tính. Qua ví dụ đó đưa ra cú pháp và ý nghĩa của các hàm thông dụng trên
c. Sản phẩm: Thực hiện tính toán trên bảng dữ liệu hình 8.5 và bảng cú pháp, ý nghĩa một số hàm thông dụng
d. Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ: 
+ Hs đọc và tìm hiểu các hàm thông dụng trong SGK
+ Chia HS theo nhóm 3-4 hs để trao đổi, thảo luận trả lời các câu hỏi trên hình 8.5. Một số nhóm có nhiệm vụ thực hiện công thức tính bằng tay, một số nhóm sẽ nhập công thức trên máy tính sau đó so sánh kết quả thực hiện
+ Hs hoàn thiện bản cú pháp một số hàm
STT
Tên hàm
Cách viết
Ý Nghĩa
Ví dụ















- Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện trên máy tính và trả lời câu hỏi theo yêu cầu.
- Báo cáo, thảo luận: HS trình bày sản phẩm. GV nhận xét chung.
- Kết luận và nhận định: Gv nhấn mạnh lại bảng cú pháp một số hàm và cho hs trả lời câu hỏi sau để lưu một số lỗi hay mắc phải khi sử dụng hàm.
- Hoạt động 2. 4. Thực hành: Tính toán trên dữ liệu trồng cây thực tế (25p)
a. Mục tiêu: Hs thực hành để hoàn thiện bảng dữ liệu Bảng 4- Dự kiến phân bổ cây cho các lớp (Trang tính 4)
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hành theo đúng các bước đã mô tả trong SGK.
c. Sản phẩm: Hoàn thiện Trang tính 4.Dự kiến kết quả 
d. Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ:
+ GV hướng dẫn chi tiết cho hs nhập trang tính 4 – hình 8.6 theo yêu cầu
+ Trang tính 4 – Dự kiến kết quả.
+ Tiêu đề của bảng dữ liệu: Bảng 4 Dự kiến phân bổ cây cho các lớp.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hành trên máy tính.
- Báo cáo, thảo luận: HS trình bày trang tính 4 sau khi hoàn thiện theo yêu cầu. Nếu HS chưa hoàn thiện thì có thể cho HS về nhà hoàn thiện.
- Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS và đưa ra kết luận trong hình 8.7.
3. Hoạt động 3: Luyện tập 
a. Mục tiêu: Hs trả lời các câu hỏi phần luyện tập và thực hành trên trang tính 4 hình 8.7 sgk trang 44. Dự kiến phân bổ cây cho các lớp để trả lời câu hỏi.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hành theo đúng các bước đã mô tả trong SGK.
c. Sản phẩm: Nội dung câu trả lời của các câu hỏi phần luyện tập 
d. Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ: Làm bài tập SGK phần luyện tập.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS trả lời vào vở và thực hành trên máy tính.
- Báo cáo, thảo luận: HS trình bày kết quả.
- Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS và đưa ra kết luận
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức để giải quyết bài tập Hình 8.6 SGK trang 43.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi và thực hành theo yêu cầu của đề bài.
c. Sản phẩm: Bảng tính các khoản chi tiêu trong gia đình em.
d. Tổ chức thực hiện: 
- Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hành.
- Báo cáo, thảo luận: HS trình bày kết quả sau khi hoàn thiện theo yêu cầu.
- Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS và rút kinh nghiệm còn thiếu xót trong quá trình học sinh thực hành.
---------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 15
Tiết 15

BÀI 9. TRÌNH BÀY BẢNG TÍNH

Ngày soạn: 09/12/2023
Ngày dạy: 11/12/2023
Lớp: 7

I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức: 
- Hs biết và thực hiện được một số chức năng định dạng dữ liệu số và trình bày bảng tính.
- Áp dụng được một số hàm tính toán dữ liệu như Max, min, sum, average, count ... vào dự án Trường học xanh.
2. Về năng lực:
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ, tự học: chủ động và tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập; vận dụng được những kiến thức, kĩ năng đã học để hoàn thành nhiệm vụ.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hiểu được mục đích giao tiếpvà giao tiếp hiệu quả trong hoạt động nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thực hiện

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_tin_hoc_7_sach_kntt_nam_hoc_2023_2024_truon.docx
  • docxTuần 1.docx
  • docxTuần 2.docx
  • docxTuần 3.docx
  • docxTuần 4.docx
  • docxTuần 5.docx
  • docxTuần 6.docx
  • docxTuần 7.docx
  • docxTuần 8.docx
  • docxTuần 9.docx
  • docxTuần 10.docx
  • docxTuần 11.docx
  • docxTuần 12.docx
  • docxTuần 13.docx
  • docxTuần 14.docx
  • docxTuần 15.docx
  • docxTuần 16.docx
  • docxTuần 17.docx
  • docxTuần 18.docx
  • docxTuần 19.docx
  • docxTuần 20.docx
  • docxTuần 21.docx
  • docxTuần 22.docx
  • docxTuần 23.docx
  • docxTuần 24.docx
  • docxTuần 25.docx
  • docxTuần 26.docx
  • docxTuần 27.docx
  • docxTuần 28.docx
  • docxTuần 29.docx
  • docxTuần 30.docx
  • docxTuần 31.docx
  • docxTuần 32.docx
  • docxTuần 33.docx
  • docxTuần 34.docx
  • docxTuần 35.docx