Kế hoạch bài dạy Tin học 7 Sách KNTT - Năm học 2022-2023

1. Về kiến thức: Bài học cung cấp các kiến thức
− Phát triển kiến thức về xử lí thông tin ở lớp 6
− Các thiết bị vào – ra có nhiều loại, hình dạng khác nhau
− Chức năng của các thiết bị vào – ra trong thu nhận, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin.
− Ví dụ cụ thể về những thao tác không đúng cách, gây ra lỗi cho thiết bị.
2. Về năng lực:
2.1. Năng lực chung
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực chung của học sinh như sau:
Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh có khả năng tự đọc sách giáo khoa và kết hợp với gợi ý của giáo viên để trả lời câu hỏi về khái niệm Thiết bị vào – ra.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm để đưa ra ví dụ về: Thiết bị vào – ra, cách sử dụng thiết bị an toàn.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh đưa ra được thêm các ví dụ cụ thể về những thao tác không đúng cách, gây ra lỗi cho thiết bị.
2.2. Năng lực Tin học
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực Tin học của học sinh như sau:
Năng lực C (NLc):
− Kể được chức năng của các thiết bị vào – ra trong thu nhận, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin.
− Biết sử dụng thiết bị một cách an toàn và có trách nhiệm.
− Thực hiện đúng các thao tác với các thiết bị thông dụng của máy tính.
3. Về phẩm chất:
− Học sinh có ý thức trách nhiệm đối với việc sử dụng thiết bị.
− Thể hiện sự cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình thảo luận nhóm.
− Truyền đạt các thông tin chính xác, khách quan.
pdf 142 trang Cô Giang 12/11/2024 470
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Tin học 7 Sách KNTT - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Tin học 7 Sách KNTT - Năm học 2022-2023

Kế hoạch bài dạy Tin học 7 Sách KNTT - Năm học 2022-2023
Ngày soạn: 
CHỦ ĐỀ 1: MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG 
Tiết 1, 2: Bài 1 – THIẾT BỊ VÀO RA 
Thời gian thực hiện: (2 tiết) 
I. MỤC TIÊU 
1. Về kiến thức: Bài học cung cấp các kiến thức 
− Phát triển kiến thức về xử lí thông tin ở lớp 6 
− Các thiết bị vào – ra có nhiều loại, hình dạng khác nhau 
− Chức năng của các thiết bị vào – ra trong thu nhận, lưu trữ, xử lí và truyền thông 
tin. 
− Ví dụ cụ thể về những thao tác không đúng cách, gây ra lỗi cho thiết bị. 
2. Về năng lực: 
2.1. Năng lực chung 
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng 
lực chung của học sinh như sau: 
Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh có khả năng tự đọc sách giáo khoa và kết hợp 
với gợi ý của giáo viên để trả lời câu hỏi về khái niệm Thiết bị vào – ra. 
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm để đưa ra ví dụ về: Thiết 
bị vào – ra, cách sử dụng thiết bị an toàn. 
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh đưa ra được thêm các ví dụ cụ 
thể về những thao tác không đúng cách, gây ra lỗi cho thiết bị. 
2.2. Năng lực Tin học 
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng 
lực Tin học của học sinh như sau: 
Năng lực C (NLc): 
− Kể được chức năng của các thiết bị vào – ra trong thu nhận, lưu trữ, xử lí và truyền 
thông tin. 
− Biết sử dụng thiết bị một cách an toàn và có trách nhiệm. 
− Thực hiện đúng các thao tác với các thiết bị thông dụng của máy tính. 
 3. Về phẩm chất: 
− Học sinh có ý thức trách nhiệm đối với việc sử dụng thiết bị. 
− Thể hiện sự cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình thảo luận nhóm. 
− Truyền đạt các thông tin chính xác, khách quan. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
- Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính giáo viên, phiếu học tập 
- Học liệu: Sách giáo khoa Tin học 7 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) 
- Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh 
- Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi 
- Sản phẩm: Từ yêu cầu Hs vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra 
- Tổ chức thực hiện: 
* Chuyển giao nhiệm vụ: 
+ GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “ Ghép cặp” 
2 
+ GV phổ biến trò chơi: cho 3 học sinh cầm các bảng: “ Thiết bị vào”, “ Thiết bị ra”, 
“ bộ nhớ”, 
6 bạn khác cầm các mảnh giấy có chứa hình ảnh liên quan đến thiết bị máy tính nhiệm 
vụ của 6 bạn sẽ phải tìm tấm bảng để ghép với thông tin trên giấy tạo thành thông tin 
chính xác và hợp lý. 
* Thực hiện nhiệm vụ: 
+ 8 bạn học sinh sẽ tham gia trò chơi để ghép cặp với nhau 
+ HS tham gia chơi suy nghĩ và ghép cặp và viết câu trả lời theo nhóm. 
* Báo cáo, thảo luận: HS ghép cặp chính xác 
* Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức từ đó GV giới thiệu 
và dẫn dắt vào bài 
 Ở lớp 6, các em đã biết, máy tính cần phải có bốn thành phần để hỗ trợ con 
người xử lí thông tin. Đó là thiết bị vào, thiết bị ra, bộ xử lí và bộ nhớ, trong đó thiết 
bị vào – ra đóng vai trò quan trọng, giúp máy tính trao đổi dữ liệu với thế giới bên 
ngoài. 
2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 
Hoạt động 1: Tìm hiểu thiết bị vào - ra 
- Mục Tiêu: Nắm được thế nào là thiết bị vào – ra và các loại thiết bị vào ra 
- Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV 
- Sản phẩm: Hs hoàn thành tìm hiều kiến thức 
- Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản phẩm dự kiến 
GV: Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu học 
sinh hoàn thành phiếu học tập số 1 trong 
hoạt động 1 ( sgk t5) 
? Em hãy quan sát Hình 1.1 và trả lời các 
câu hỏi sau: 
1. Các thiết bị trong hình làm việc với dạng 
thông tin nào? 
2. Thiết bị nào tiếp nhận thông tin và 
chuyển vào máy tính? 
3. Thiết bị nào nhận thông tin từ máy tính 
đưa ra bên ngoài? 
- Thực hiện nhiệm vụ: 
Các nhóm thảo luận, trả lời vào phiếu học 
tập của nhóm 
- Báo cáo thảo luận: 
Đại diện 1-2 nhóm lên trình bày câu trả lời 
của nhóm 
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung cho nhau 
1. THIẾT BỊ VÀO – RA 
3 
- Kết luận, nhận định 
GV nhận xét, chốt kiến thức 
* Chuyển giao nhiệm vụ 2: Sự đa dạng 
của thiết bị vào - ra 
GV: Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu học 
sinh trả lời câu hỏi trong phiếu học tập số 
2 hoạt động 2 (sgk t6) 
1. Mỗi thiết bị vào – ra trong Hình 1.2 làm 
việc với dạng thông tin nào? Thiết bị nào 
có cả hai chức năng vào và ra? 
2. Máy chiếu là thiết bị vào hay thiết bị ra? 
Máy chiếu làm việc với dạng thông tin 
nào? 
3. Bộ điều khiển game (Hình 1.3.a) là thiết 
bị vào hay thiết bị ra? 
4. Màn hình cảm ứng (Hình 1.3.b) là thiết 
bị vào, thiết bị ra hay có cả hai chức năng 
vào và ra? 
* Thực hiện nhiệm vụ: 
Các nhóm thảo luận, trả lời vào phiếu học 
tập của nhóm 
* Báo cáo thảo luận: 
Đại diện 1-2 nhóm lên trình bày câu trả lời 
của nhóm 
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung cho nhau 
* Kết luận, nhận định 
GV nhận xét, chốt kiến thức 
- Thiết bị vào được dùng để đưa thông 
tin vào máy tính như bàn phím, chuột, 
micro,  
- Thiết bị ra được dùng để đưa dữ liệu 
...n và 
hiệu quả. 
5. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC: 
- Hướng dẫn học bài cũ: 
+ Nắm vững các thiết bị vào, thiết bị ra. 
+ Cách sử dụng an toàn của thiết bị vào - ra 
- Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: Đọc và nghiên cứu bài 2 
=============================== 
7 
Ngày soạn: 16/09/2022 
Tiết 3 – Bài 2: PHẦN MỀM MÁY TÍNH 
Thời gian thực hiện: (1 tiết) 
I. MỤC TIÊU 
1. Về kiến thức: Bài học cung cấp kiến thức sau: 
− Vai trò của phần mềm trong hoạt động của máy tính. 
− Phân chia phần mềm thành hai loại: hệ điều hành và phần mềm ứng dụng. 
2. Về năng lực: 
2.1. Năng lực chung 
− Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh có khả năng tự đọc sách giáo khoa và kết hợp 
với gợi ý của giáo viên để trả lời câu hỏi về khái niệm hệ điều hành, phần mềm ứng 
dụng,.. 
− Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm để đưa ra khái niệm hệ 
điều hành, phần mềm ứng dụng. 
− Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh phân biệt được sự khác nhau giữa 
hệ điều hành và phần mềm ứng dụng. 
2.2. Năng lực Tin học 
− Giải thích được sơ lược chức năng điều khiển và quản lí của hệ điều hành, qua đó 
phân biệt được hệ điều hành với phần mềm ứng dụng. 
− Nêu được tên một số phần mềm ứng dụng đã sử dụng. Giải thích được phần mở 
rộng của tên tệp cho biết tệp thuộc loại gì, nêu được ví dụ minh hoạ. 
3. Về phẩm chất: 
− Học sinh có ý thức trách nhiệm đối với việc sử dụng thiết bị học. 
− Nhận ra được trong một tổ chức, các thành viên có vai trò, vị trí khác nhau để thực 
hiện mục tiêu chung. Từ đó tự giác, củng cố ý thức tổ chức kỉ luật. 
II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU 
− Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính giáo viên, phiếu học tập 
− Học liệu: Sách giáo khoa Tin học 7 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) 
a) Mục tiêu: 
- HS xác định được vấn đề cần nghiên cứu trong bài học 
b) Nội dung: 
- HS trả lời câu hỏi đặt vấn đề: Sau khi kết nốt các thiết bị phần cứng như bàn phím, 
màn hình, chuột vào thân máy tính chưa có bộ xử lí thì máy tính có hoạt động bình 
thường không? 
c) Sản phẩm: 
- Câu trả lời của HS 
d) Tổ chức thực hiện: 
* Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV đưa ra câu hỏi đặt vấn đề: Sau khi kết nốt các thiết bị phần cứng như bàn phím, 
màn hình, chuột vào thân máy tính chưa có bộ xử lí thì máy tính có hoạt động bình 
thường không? 
8 
* Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS suy nghĩ cá nhân 
* Báo cáo, thảo luận: 
- 2 HS trình bày câu trả lời 
- Các HS khác theo dõi nhận xét 
- GV đánh giá các câu trả lời của HS 
* Kết luận, nhận định: 
- GV chốt kiến thức và dẫn dắt sang hoạt động hình thành kiến thức: 
+ Nếu không có chương trình máy tính (phần mềm), thành phần thiết bị của máy tính 
chỉ là vật chất không phản hồi. Vì vậy máy tính muốn hoạt động cần phần mềm quản 
lí và điều khiển máy tính và các phần mềm xử lí những loại dữ liệu cụ thể như văn bản, 
hình ảnh, âm thanh,  gọi chung là phần mềm ứng dụng. Cụ thể những phần mềm này 
có vai trò và ứng dụng như thế nào chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài hôm nay. 
2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 
Hoạt động 1: Tìm hiểu hệ điều hành 
a) Mục Tiêu: Biết thế nào là hệ điều hành, kể tên được các hệ điều hành cho máy tính 
và điện thoại 
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV 
c) Sản phẩm: Hs hoàn thành tìm hiều kiến thức 
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến 
* Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu phần hoạt 
động 1: Điều hành (SKG trang 10) 
 - GV chia lớp thành các nhóm đôi, yêu 
cầu các nhóm đưa ra các ba công việc 
thể hiện chức năng điều hành nhóm của 
bạn An 
Trong dự án Sổ lưu niệm, bạn An đóng 
vai trò trưởng nhóm. Em hãy chọn ba 
công việc thể hiện chức năng điều hành 
nhóm của bạn An trong những công 
việc sau đây: 
a) Mô tả nội dung sổ lưu niệm bằng 
phần mềm sơ đồ tư duy 
b) Quản lí công việc của cả nhóm, theo 
dõi thời gian thực hiện 
c) Định dạng và sắp xếp các đoạn văn 
trong sổ lưu niệm 
d) Phân công nhiệm vụ và kết nối các 
hoạt động của các thành viên 
e) Thiết kế bài giới thiệu sản phẩm 
bằng phần mềm trình chiếu 
Ba công việc thể hiện chức năng điều hành 
nhóm của bạn An là: 
b) Quản lí công việc của cả nhóm, theo dõi 
thời gian thực hiện 
d) Phân công nhiệm vụ và kết nối các hoạt 
động của các thành viên 
f) Thay mặt cả nhóm, trao đổi thông tin với 
cô giáo và các nhóm khác 
9 
f) Thay mặt cả nhóm, trao đổi thông tin 
với cô giáo và các nhóm khác 
* Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời 
câu hỏi 
+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp. 
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát
 biểu lại các tính chất. 
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho 
nhau. 
* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV 
chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc 
lại kiến thức 
- HS suy nghĩ trả lời cá nhân 
1. C vì nó chỉ là một trình duyệt 
2. B vì nó là chức năng của phần mềm 
ứng dụng xử lý ảnh 
1. HỆ ĐIỀU HÀNH 
- Hệ điều hành là phần mềm đóng vai trò 
kết nối giúp người sử dụng khai th...
quan sát và giải thích từng tiêu chí. 
Vận dụng 
1. Em hãy chỉ ra các phần mềm ứng 
dụng trong các phương án sau: 
A. Linux B. Gmail C. UnikeyNT 
D. Windows 8 E. Zalo F. Windows 
Media Player 
2. Em hãy chỉ ra các loại tệp có thể sử 
dụng được với Windows Media Player? 
A. .mp3 B. .jpg C. .avi 
D. .mp4 E. .txt 
+ Phần mềm ứng dụng được dùng để thực 
hiện yêu cầu xử lí thông tin cụ thể của 
người sử dụng. 
- HS suy nghĩ trả lời cá nhân: 
1. B, C, E, F 
2. A, C, D 
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 
a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học. 
b. Nội dung: HS đọc SGK làm các bài tập. 
c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập. 
d. Tổ chức thực hiện: 
* Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV yêu cầu HS tham gia trò chơi “ Ngôi sao may mắn” gồm 8 câu hỏi: 
Luật chơi: HS lần lượt lựa chọn ngôi sao may mắn, bên trong mỗi ngôi sao sẽ có một 
câu hỏi. HS suy nghĩ và trả lời trong vòng 30 giây. Nếu trả lời đúng sẽ được nhận một 
phần quà. Nếu trả lời sai sẽ nhường quyền trả lời cho HS khác. 
Nhóm câu hỏi trong trò chơi: 
Câu 1. Em hãy chỉ ra các phần mềm ứng dụng trong các phương án sau: 
A.Linux B.Gmail. C. UnikeyNT 
D. Windows 8. E. Zalo. 
F. Windows Media Player 
Câu 2. Em hãy chỉ ra các loại tệp có thể sử dụng được với Windows Media Player. 
A. .mp3 B. jpg C. .avi D. .mp4 E. .txt 
13 
Câu 3. Phát biểu nào sau đây là sai: 
A. Người sử dụng xử lí những yêu cầu cụ thể bằng phần mềm ứng dụng. 
B. Để phần mềm ứng dụng chạy được trên máy tính phải có hệ điều hành. 
C. Để máy tính hoạt động được phải có phần mềm ứng dụng. 
D. Để máy tính hoạt động được phải có hệ điều hành. 
Câu 4. Phương án nào là phần mở rộng của tệp âm thanh. 
A. sb3 B. mp3 C. avi D. com 
Câu 5. Phần mềm soạn thảo Word là: 
A.Phần mềm hệ thống 
B. Phần mềm công cụ 
C. Phần mềm ứng dụng 
D. Phần mềm tiện ích 
Câu 6. Em cần thay đổi ngày giờ trên máy tính? Em hãy cho biết hệ điều hành hay 
phần mềm ứng dụng giúp em làm điều đó? 
Câu 7. Phần mềm nào có sẵn khi cài đặt hệ điều hành cho phép em xử lí dữ liệu hình 
ảnh? Tệp dữ liệu của phần mềm đó có phần mở rộng là gì? 
Câu 8. Em hãy chọn phương án đúng nói về mối quan hệ phụ thuộc giữa hệ điều hành 
và phần mềm ứng dụng. 
A. Hệ điều hành phụ thuộc vào phần mềm ứng dụng. 
B. Phần mềm ứng dụng phụ thuộc vào hệ điều hành. 
C. Hệ điều hành và phần mềm ứng dụng phụ thuộc nhau theo cả 2 chiều. 
D. Hệ điều hành và phần mềm ứng dụng phụ thuộc độc lập, không phụ thuộc vào nhau. 
* Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS tham gia trò chơi và trả lời câu hỏi. 
* Báo cáo, thảo luận: 
- HS trả lời câu hỏi. 
* Kết luận, nhận định: 
- GV tổ chức trò chơi, nhận xét và đánh giá. 
Câu 1. Phương án đúng B, D, E, F 
Câu 2. Phương án đúng A, C, D 
Câu 3. Phương án C 
Câu 4. Phương án B 
Câu 5. Phương án C 
Câu 6. Hệ điều hành 
Câu 7. Phần mềm Microsoft Paint. 
Tệp có đuôi mở rộng là: bmp, jpg, png, gif 
Câu 8. Phương án B 
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 
a) Mục tiêu: Nắm được kiến thức về phần mềm ứng dụng để làm bài tập. 
b) Nội dung: Học sinh hoạt động cá nhân làm phần vận dụng trong sgk/12 
c) Sản phẩm: Học sinh hoàn thành bài tập vào vở. 
14 
d) Tổ chức thực hiện: 
* Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân hoàn thành bài tập phần vận dụng trong Sgk/12 
* Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS thực hiện nhiệm vụ, suy nghĩ làm bài tập vào vở. 
- GV quan sát hướng dẫn HS 
* Báo cáo, thảo luận: 
- GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. 
- HS khác nhận xét, bổ sung. 
* Kết luận, nhận định: 
- GV nhận xét, đánh giá 
Dự kiến câu trả lời: 
Khi cài đặt phần mềm ứng dụng trên máy tính, cần phải chọn phiên bản phù hợp với 
hệ điều hành. Nếu lựa chọn không đúng, phần mềm cài đặt sẽ không chạy được vì nó 
phụ thuộc vào hệ điều hành. 
5. Hướng dẫn học sinh tự học: 
- Hướng dẫn học bài cũ: 
+ Phân loại tên phần mềm: Hệ điều hành và phần mềm ứng dụng, lấy được ví dụ tên 
của các phần mềm 
+ Phân biệt các loại tệp và phần mở rộng của phần mềm ứng dụng 
- Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: 
+ Đọc trước bài mới: “Quản lý dữ liệu trong máy tính” 
========================= 
15 
Ngày soạn: 16/09/2022 
Tiết 4,5 - Bài 3. QUẢN LÝ DỮ LIỆU TRONG MÁY TÍNH 
Thời gian thực hiện: (2 tiết) 
I.MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: Bài học cung cấp các kiến thức sau: 
− Chương trình cũng là dữ liệu, có thể được lưu trữ trong máy tính. 
− Thao tác với tệp và thư mục: sao chép, di chuyển, đổi tên, xóa tệp và thư mục 
2. Năng lực: 
2.1. Năng lực chung 
− Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh có khả năng tự đọc sách giáo khoa và kết hợp 
với gợi ý của giáo viên để trả lời câu hỏi về tệp, thư mục, quản lí dữ liệu 
− Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm để đưa ra cách tổ chức, 
quản lí dữ liệu trong máy tính. 
− Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh chỉ ra được các biện pháp bảo vệ 
dữ liệu trong máy tính. 
2.2. Năng lực Tin học 
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng 
lực Tin học của học sinh như sau:...phải bảo vệ dữ liệu 
- Đề xuất giải pháp bảo vệ dữ liệu 
b) Nội dung: Chia lớp thành các nhóm trả lời câu hỏi. 
- Nêu biện pháp bảo vệ dữ liệu và giải thích cho phương án đã đề xuất. 
c) Sản phẩm: - Câu trả lời cho câu hỏi của hoạt động (yêu cầu HS trả lời có logic). 
GV tổng hợp kết quả từ các câu trả lời. 
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm 
18 
* Chuyển giao nhiệm vụ: 
- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận 
nhóm 2HS/1 nhóm trả lời câu hỏi 
trong HĐ 2 (SGK T14) 
- Nêu ít nhất một phương án bảo vệ dữ 
liệu, giải thích cho phương án đã đề 
xuất, càng cụ thể càng tốt. 
* Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS đọc câu hỏi, kết hợp với thông tin 
trong sách giáo khoa thảo luận nhóm 
để trả lời. 
* Báo cáo, thảo luận: 
- Giáo viên mời các nhóm trình bày tại 
chỗ kết quả trả lời câu hỏi của nhóm 
mình. 
- HS các nhóm khác phản biện bổ sung 
cho nhau. 
- Khuyến khích HS phát huy tính chủ 
động, tự đề xuất giải pháp bảo vệ dữ 
liệu. Trong trường hợp HS không chủ 
động đề xuất, GV có thể gợi ý một số 
giải pháp quen thuộc để HS lựa chọn. 
* Kết luận, nhận định: 
- GV: việc bảo vệ dữ liệu là cần thiết. 
Bảo vệ tránh sự thất lạc, tránh xâm 
nhập và tránh bị nhiễm virút máy tính. 
- GV nên kết hợp các giải pháp để bảo 
vệ dữ liệu: Sao lưu, đặt mật khẩu và 
chống virus 
- GV chốt kiến thức: 
2. Các biện pháp bảo vệ dữ liệu. 
a. Sao lưu dữ liệu: 
- Dữ liệu cần được sao lưu thường xuyên 
lên thiết bị lưu trữ ngoài máy tính chứa dữ 
liệu gốc để tránh bị mất hoặc bị hỏng dữ 
liệu. 
- Sao lưu cục bộ: là bản sao được đặt trên 
cùng máy tính chứa bản gốc hoặc trên các 
thiết bị lưu trữ như ổ cứng ngoài, usb. 
- Sao lưu từ xa: là bản sao được đặt bên 
ngoài máy tính chứa bản gốc. 
- Ưu và nhược điểm của một số thiết bị lưu 
trữ 
b. Tài khoản người sử dụng và mật khẩu 
- Để bảo vệ dữ liệu, tránh người khác truy 
cập trái phép => nên đặt mật khẩu cho tài 
khoản của mình trên máy tính. 
- Mật khẩu mạnh thường là dãy: 
+ Dài ít nhất 8 kí tự 
+ Bao gồm cả chữ số, chữ in hoa, chữ 
thường và các kí hiệu đặc biệt như @, #,  
+ Không phải là một từ thông thường 
c. Phần mềm diệt virus: 
- Được thiết kế để phát hiện và diệt virus; 
phát hiện và chặn các cuộc tấn công từ phần 
mềm độc hại. 
19 
+ Dữ liệu cần được sao lưu thường 
xuyên lên thiết bị lưu trữ ngoài máy 
tính chứa dữ liệu gốc để tránh bị mất 
hoặc hỏng dữ liệu 
+ Việc đặt mật khẩu cho tài khoản 
người sử dụng trên máy tính và trên 
Internet sẽ giúp bảo vệ dữ liệu khỏi sự 
truy cập trái phép 
+ Cần bảo vệ dữ liệu bằng cách không 
sử dụng phần mềm không rõ nguồn 
gốc và luôn bật chế độ bảo vệ máy tính 
của phần mềm chống virus 
1. Đáp án D 
2. Đáp án B, C là những phát biểu sai 
Đĩa CD có dung lượng có thể tới vài 
GB nhưng không phải dung lượng “ 
rất lớn” 
Đĩa cứng tuy nhỏ chỉ bằng bàn tay 
nhưng so với thiết bị lưu trữ khác 
không thể thường xuyên mang theo 
người được, nó không được coi là nhỏ 
gọn. 
- Để dữ liệu được an toàn cần luôn bật chế 
độ bảo vệ máy tính của phần mềm diệt 
virus. 
Vận dụng : phần ? (SGK T16) 
Tiết 2 
Hoạt động 3: Thực hành 
a) Mục tiêu: Nắm được cách quản lí dữ liệu trong máy tính 
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. 
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức 
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm 
Hoạt động 1: Tạo thư mục 
* Chuyển giao nhiệm vụ 1: 
- GV thực hiện thao tác tạo thư mục mới, yêu cầu 
HS quan sát thao tác của GV, đọc SGK trả lời câu 
hỏi: 
[?1]Hãy nêu thao tác tạo thư mục mới? 
[?2]Hãy thực hiện tạo các thư mục như hình 3.3: 
SGK (16). 
- HS tiếp nhận nhiệm vụ. 
* Thực hiện nhiệm vụ 1: 
- HS quan sát, đọc SGK, suy nghĩ trả lời câu hỏi 
của GV 
- GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ, gợi ý nếu 
HS gặp khó khăn 
* Báo cáo, thảo luận 1: 
3.Thực hành: Quản lí dữ liệu 
trong máy tính 
a) Tạo thư mục 
- B1: Chọn vị trí tạo thư mục mới 
- B2: Nháy chuột phải, chọn New, 
chọn Folder 
- B3: Thư mục mới New Folder 
được tạo ra/ Gõ tên thư mục mới. 
b)Đổi tên, di chuyển, sao chép, 
xoá thư mục và tệp 
* Đổi tên 
- B1: Chọn thư mục/tệp cần đổi 
tên 
- B2: Nháy chuột phải, chọn 
Rename 
20 
- GV yêu cầu HS báo cáo kết quả: 
- HS báo cáo kết quả: 
+ Chọn vị trí tạo thư mục mới, nháy chuột phải, 
chọn New, chọn Folder 
+ HS chiếu kết quả thực hành đã làm. 
* Kết luận, nhận định 1: 
- GV nhận xét, chốt kiến thức, đánh giá sản phẩm 
HS đã thực hiện được và cho điểm nếu bài làm tốt. 
- HS chú ý lắng nghe, tiếp thu kiến thức. 
Hoạt động 2: Đổi tên, di chuyển, sao chép, xoá 
thư mục và tệp 
* Chuyển giao nhiệm vụ 2: 
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi theo dãy 
bàn, đọc SGK, thực hiện nhiệm vụ: 
+Dãy 1: Tìm hiểu phần đổi tên thư mục/tệp 
[?1] Hãy thực hiện thao tác đổi tên thư mục 
“Hoang hon” thành “Chieu toi” 
[?2] Hãy nêu cách thực hiện thao tác đổi tên 
tệp/thư mục? 
+Dãy 2: Tìm hiểu phần sao chép tệp/thư mục 
[?3]...thể là mạng xã hội. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Giáo viên 
- Chuẩn bị bài giảng, máy chiếu, máy chiếu vật thể. 
2. Học sinh 
- Sách giáo khoa, vở ghi 
- Kiến thức đã học. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
24 
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 
a) Mục tiêu: 
- HS hiểu một số mặt tác hại và biện pháp khi sử dụng và chia sẻ thông tin trên internet. 
b) Nội dung: Học sinh hoạt động nhóm thảo luận trả lời vào phiếu học tập. 
Phiếu học tập. 
Em hãy nêu tác hại và biện pháp khi sử dụng và chia sẻ thông tin trên 
internet? 
Tác hại Biện pháp 
c) Sản phẩm: Phiếu học tập mà các nhóm đã trả lời. 
d) Tổ chức thực hiện: 
* Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm (3 nhóm) thảo luận, trả lời các câu hỏi trong phiếu 
học tập (thực hiện trong 3 phút) 
- Câu hỏi: Em hãy nêu tác hại và biện pháp khi sử dụng và chia sẻ thông tin trên 
internet? 
- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập. 
* Thực hiện nhiệm vụ: 
- Các nhóm thực hiện thảo luận, trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập. 
- GV quan sát các nhóm thực hiện nhiệm vụ, gợi ý, hướng dẫn nếu HS gặp khó khăn. 
* Báo cáo, thảo luận: 
- GV yêu cầu HS đại diện các nhóm báo cáo kết quả thực hiện của nhóm mình 
- HS đại diện các nhóm thực hiện báo cáo kết quả. 
Phiếu học tập 
* Tác hại: 
- Thông tin cá nhân bị lộ hoặc bị đánh cắp. 
- Máy tính bị nhiễm virut hoặc mã độc 
- Bị lừa đảo, dụ dỗ, đe dọa, bắt nạt trên mạng. 
- Tiếp nhận thông tin không chính xác. 
* Biện Pháp: 
- Không chia sẻ các thông tin các 
 nhân (ngày sinh, địa chỉ nhà, CCCD 
 CMND) lên internet cho người lạ. 
- Cài đặt và cập nhật phần mềm chống virus. 
- Đặt mật khẩu mạnh, bảo vệ mật khẩu. 
- Đăng xuất các tài khoản khi đã dùng xong. 
- Tránh dùng mạng công cộng. 
- Không truy cập vào các liên kết lạ: không mở thư điện tử và tệp đính kèm gửi từ 
những người không quen; không kết bạn và nhắn tin cho người lạ. 
- Không chia sẻ thông tin cá nhân và những thông tin chưa được kiểm chứng trên 
Internet; không lan truyền tin giả làm tổn thương người khác. 
* Kết luận, nhận định: 
GV chốt lại vấn đề, dẫn dắt vào bài. 
2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 
25 
Hoạt động 2.1: Các kênh trao đổi thông tin trên internet. 
a) Mục tiêu: 
- Nhận biết được một số kênh trao đổi thông tin trên Internet. 
b) Nội dung: Học sinh thảo luận nhóm trả lời câu hỏi. 
* Câu hỏi: 
Câu 1: Em hãy cho biết các cách dùng để chia sẻ, nhận và gửi thông tin qua 
mạng internet? 
Câu 2: Em thường sử dụng các cách nào để liên lạc với mọi người? 
Câu 3: Em kể tên các phần mềm, ứng dụng, trang website dùng để trao đổi thông 
tin qua mạng internet hiện nay mà em biết? 
c) Sản phẩm: 
- HS thực hiện trả lời các câu hỏi GV đã đưa ra. 
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm 
* Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm (2 
nhóm) thảo luận, trả lời các câu hỏi 
trong phiếu học tập (thực hiện trong 2 
 phút). 
Câu 1: Em hãy cho biết các cách 
 dùng để chia sẻ, nhận và gửi thông tin 
qua mạng internet? 
Câu 2: Em có biết cách trao đổi 
thông tin nào trên internet được sử dụng 
nhiều nhất không? Tại sao? 
Câu 3: Em thường chia sẻ các 
thông tin gì qua internet? 
Câu 4: Em kể tên các phần mềm, 
ứng dụng, trang website dùng để trao 
đổi thông tin qua mạng internet hiện nay 
mà em biết? 
- GV hỏi: Hiện nay, internet có vai trò 
như thế nào trong cuộc sống hằng ngày? 
- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập. 
* Thực hiện nhiệm vụ: 
- Các nhóm thực hiện thảo luận, trả lời 
các câu hỏi trong phiếu học tập. 
- HS đọc và nghiên cứu thông tin SGk 
kết hợp với thực tế trả lời câu hỏi. 
- GV quan sát các nhóm thực hiện 
nhiệm vụ, gợi ý, hướng dẫn nếu HS gặp 
khó khăn. 
* Báo cáo, thảo luận: 
- HS trả lời câu hỏi, các HS nhận xét và 
bổ sung câu trả lời, 
1. Mạng xã hội – Kênh trao đổi 
thông tin phổ biến trên internet. 
a) Các kênh trao đổi thông tin trên 
internet. 
26 
- HS trả lời: 
 + Các cách dùng để chia sẻ, nhận và 
gửi thông tin qua mạng internet là: Thư 
điện tử, các diễn đàn, facebook, zalo, 
nhắn tin, gọi video 
 + Cách trao đổi thông tin trên internet 
được sử dụng nhiều nhất: Thư điện tử, 
zalo. 
 + Em thường chia sẻ các thông tin 
như: tin nhắn, ảnh, video, 
 + Các phần mềm, ứng dụng, trang web 
dùng để trao đổi thông tin qua mạng 
internet hiện nay: Thư điện tử, zalo, 
facebook, messenger, zoom 
* Kết luận, nhận định: 
- GV nhận xét, đánh giá và chốt lại kiến 
thức. 
- Những kênh trao đổi thông tin thông 
dụng trên internet: Thư điện tử, diễn 
đàn, mạng xã hội 
- Internet có vai trò quan trọng trong 
đời sống hàng ngày, giúp chúng ta 
trao đổi thông tin nhanh chóng. 
Thông tin được cập nhật liên tục, 
chúng tồn tại dưới dạng văn bản, hình 
ảnh, âm thanh, video, 
Hoạt động 2.2: Mạng xã hội 
a) Mục tiêu: 
- Nhận biết và hiểu được thế nào là mạng xã hội. 
b) Nội dung: Học sinh hoạt động nhóm trả lời câu hỏi. 
c) Sản phẩm: Đáp án của các câu hỏi. 
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm 
* C... đại diện 
và các thông tin cá nhân nếu 
muốn 
Bước 4: Chia sẻ một số nội dung 
trên trang facebook của mình. 
c) Kết nối với một bạn 
cùng lớp: 
Bước 1: Tìm trang facebook của 
bạn. 
30 
Bước 2: Khi tìm thấy trang 
Facebook của bạn, em nháy 
chuột vào hình đại diện để mở 
Bước 3: Nháy chuột vào nút 
thêm bạn bè để gửi yêu cầu kết 
bạn đến người đó. 
Tiết 2 
3. Hoạt động 3: Luyện tập 
a) Mục tiêu: 
+ Tạo được tài khoản trên mạng xã hội Facebook 
+ Sử dụng một số chức năng như: xem, chia sẻ thông tin dạng văn bản, hình ảnh,trên 
mạng xã hội đó 
+ Kết nối với ít nhất một bạn trong lớp. 
b) Nội dung: 
GV yêu cầu mỗi học sinh tự thực hành trên máy tính để hoàn thành các yêu cầu ở phần 
mục tiêu đặt ra 
31 
c) Sản phẩm: Mỗi học đều có tài khoản Facebook của riêng mình và sử dụng được 
một số chức năng cơ bản trên facebook, kết nối được với bạn vè trên face 
d) Tổ chức thực hiện: 
* Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV yêu cầu HS dựa vào các bước làm mà các nhóm đã trình bày để thực hành: 
+ Tạo được tài khoản trên mạng xã hội Facebook 
+ Sử dụng một số chức năng như: xem, chia sẻ thông tin dạng văn bản, hình ảnh,trên 
mạng xã hội đó 
+ Kết nối với ít nhất một bạn trong lớp. 
* Thực hiện nhiệm vụ: 
HS thực hiện nhiệm vụ trên máy tính 
* Báo cáo, thảo luận: HS trình diễn kết quả thực hiện của mình trực tiếp trên máy tính 
* Kết luận, nhận định: GV đánh giá sản phẩm và giúp đỡ học sinh khi cần thiết. 
4. Hoạt động 4: Vận dụng ( 8 phút) 
a) Mục tiêu: 
+ HS biết thêm một số mạng xã hội khác ngoài facebook và giới thiệu được cho bạn 
bè người thân về mạng xã hội đó. 
+ Biết một số hậu quả của việc sử dụng thông tin vào mục đích sai trái 
b) Nội dung: 
Phát phiếu học tập, yêu cầu các nhóm thảo luận, ghi câu trả lời vào phiếu và đại diện 
nhóm trả lời. 
c)Sản phẩm: phiếu học tập mà các nhóm đã trả lời 
d) Tổ chức thực hiện: 
* Chuyển giao nhiệm vụ: 
 GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận để trả lời 2 câu hỏi sau: 
Nhóm 1+2: Em hãy tìm hiểu kĩ một mạng xã hội (ví dụ: Zalo, Lotus) mà em quan tâm 
và giới thiệu cá bạn hay người thân về mạng xã hội đó. Phần giới thiệu của em nên có 
các thông tin: chức năng chính, đối tượng phù hợp tham gia, cách thức tham gia, những 
lưu ý khi cần tham gia 
Nhóm 3+4: Em hãy tìm hiểu thêm những ví dụ cụ thể về hậu quả của việc sử dụng 
thông tin vào mục đích sai trái. Hãy chia sẻ với người thân và bạn bè để cùng phòng 
tránh. 
* Thực hiện nhiệm vụ: 
HS thực hiện nhiệm vụ, GV theo dõi hỗ trợ. 
* Báo cáo, thảo luận: 
HS 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận, 2 nhóm còn lại nhận xét và bổ sung (nếu cần 
thiết) 
Câu 1: Mạng xã hội Zalo: dùng đển gửi tin nhắn, gọi thoại, gọi video, gửi tài liệu, có 
chức năng tạo nhóm trò chuyện, có thể đăng tải thông tin trên bảng tin cá nhân 
+ Đối tượng phù hợp: những người có sử dụng điện thoại thông minh có thể đăng kí, 
mỗi số điện thoại chỉ đăng kí được một tài khoản. 
 Câu 2: Ví dụ: 
+ Đã có bạn học sinh bị nhà trường kỉ luật vì đăng tải thông tin sai trái (được sao chép 
từ mạng xã hội mà không được kiểm chứng) gây hoang mang và nguy cơ suy nghĩ lệch 
lạc trong một bộ phận học sinh. 
32 
+ Đã có trường hợp học sinh bị đình chỉ thi và bị công an điều tra, xử lsi hành vi chụp 
ảnh để thi, chia sẻ lên mạng xã hội nhờ làm hộ trong quá trình thi. 
* Kết luận, nhận định: 
GV nhận xét và chốt kết quả 
* HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 
+ Đọc kĩ các bước làm trong mục 2. 
+ Ôn lại các kiến thức từ bài 1 đến bài 4 chuẩn bị tiết sau KT giữa kì 
==================================== 
33 
Ngày soạn: 23/10/2022 
TIẾT 8: KIỂM TRA GIỮA KÌ I 
Thời gian thực hiện: 1 tiết 
I. MỤC TIÊU: 
1.Kiến thức: 
- Giúp học sinh hệ thống lại kiến thức của chủ đề 1,2 
- Kiểm tra mức độ nhận thức của học sinh sau khi học xong nửa đầu học kì I để từ đó 
có phương pháp uốn nắn trong thời gian tới của năm học. Cụ thể sau bài kiểm tra này, 
học sinh sẽ có được kiến thức về: 
- Biết và nhận ra được các thiết bị vào – ra của máy tính. 
- Nhận thức được vai trò của phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng 
trong máy tính. 
- Quản lí dữ liệu trong máy tính. 
- Nắm được một số chức năng cơ bản của mạng xã hội. 
2.Về năng lực: 
2.1. Năng lực chung 
Thực hiện tiết kiểm tra này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố 
năng lực chung của học sinh như sau: 
Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh có khả năng tự giác, tích cực, tự mình hoàn 
thành nội dung bài kiểm tra để trả lời câu hỏi 
- Năng lực kiểm tra, đánh giá 
- Năng lực tự giải quyết vấn đề 
2.2. Năng lực Tin học 
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng 
lực Tin học của học sinh như sau: 
+ Năng lực Sử dụng và quản lý các phương tiện công nghệ thông tin và truyền 
thông. 
+ Năng lực hệ thống lại kiến thức đã học; Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công 
nghệ thông tin và truyền thông 
+ Năng lực nhận biết, phân biệt 1 số thiết bị, phần mềm trong máy tính 
3.Về phẩm chất: 
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thà...t, chẳng hạn khi bị bắt 
nạt trên mạng 
– Thực hiện được giao tiếp qua mạng 
(trực tuyến hay không trực tuyến) 
theo đúng quy tắc và bằng ngôn 
ngữ lịch sự, thể hiện ứng xử có văn 
hoá. 
1 
(TN) 
1(T
N) 
 16 
TN 
12 
TN 
2 TL 
1 
TH 
 40% 30% 20% 10% 
 70% 30% 
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2022 – 2023 
Môn: TIN HỌC – Lớp 7 
Thời gian làm bài: 45 phút 
Không tính thời gian phát đề 
I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm) 
Chọn phương án trả lời đúng trong các phương án của các câu hỏi dưới đây: 
Câu 1. Tai nghe trong hình là loại thiết bị nào? 
A. Thiết bị vào. B. Thiết bị ra. 
C. Thiết bị vừa vào vừa ra. D. Thiết bị lưu trữ. 
Câu 2. Phương án nào chỉ gồm các thiết bị vào? 
A. Micro, máy in. B. Máy quét, màn hình. 
C. Máy ảnh kỹ thuật số, loa. D. Bàn phím, chuột. 
38 
Câu 3. Phương án nào là thiết bị vào, được dùng thay thế ngón tay, để chọn đối 
tượng trên màn hình? 
A. Bàn phím. B. Bút cảm ứng. C. Bánh xe chuột. D. Màn 
hình. 
Câu 4. Phương án nào là phần mở rộng của tệp chương trình máy tính? 
A. pptx, ppt B. docx, doc. C. xlsx, xls. D. exe, bat 
Câu 5. Điểm tích cực khi tham gia mạng xã hội là? 
A. Xao lãng mục tiêu các nhân. 
B. Giảm tương tác giữa người với người. 
C. Tiếp nhận thông tin, học hỏi kiến thức, kĩ năng. 
D. Thiếu riêng tư. 
Câu 6. Khi tham gia mạng xã hội, ta nên kết bạn với những ai? 
A. Người mình thực sự biết và tin tưởng. 
B. Bất kỳ người nào mình tò mò, muốn biết thông tin. 
C. Bất kỳ người nào gửi lời mời kết bạn. 
D. Kết bạn ngẫu nhiên. 
Câu 7: Máy quét ảnh là loại thiết bị nào? 
A. Thiết bị vào B. Thiết bị ra C. Thiết bị vừa vào vừa D. Thiết bị 
lưu trữ 
Câu 8: Đĩa cứng trong hình dưới đây là loại thiết bị nào? 
A. Thiết bị vào B. Thiết bị ra C. Thiết bị vừa vào vừa ra D. Thiết bị lưu trữ 
Câu 9: Không nên dùng mạng xã hội cho mục đích nào sau đây? 
A.Giao lưu với bạn bè B.Học hỏi kiến thức 
C.Bình luận xấu về người khác D.Chia sẻ những hình ảnh phù hợp với mình. 
Câu 10: “Đưa thông tin sai sự thật lên mạng, sử dụng thông tin vào mục đích sai 
trái. Đáp án nào sau đây đúng? 
A. Là hành vi bị nghiêm cấm và có thể bị phạt theo quy định của pháp luật. 
B. Là hành vi cho phép 
C. Không vi phạm pháp luật 
D. Không bị xử phạt. 
Câu 11: Lựa chọn mạng xã hội trong các đáp án sau? 
A. Zalo B. Facebook C. Youtube D. Tất cả các đáp án trên 
Câu 12: Khi tham gia mạng xã hội và các kênh trao đổi thông tin trên internet? 
A. Cần tuân thủ đúng các quy định B. Tự do chia sẽ thông tin 
C. Bình luận xấu về người khác D. Không tuân theo quy định nào. 
Câu 13: Theo em mạng xã hội tốt hay xấu? 
 A.Tốt B, Xấu C. Không biết D. Tùy vào cách sử dụng 
Câu 14: Em nên chia sẽ những gì trên mạng xã hội? 
A. Quan điểm, ý kiến cá nhân về 1 vấn đề nào đó. 
B. Thông tin cá nhân 
C. Điều bức xúc, khó chịu về người này, người kia hay 1 hiện tượng nào đó 
39 
D. Những lời lẽ miệt thị, xúc phạm người khác 
Câu 15: Mật khẩu nào sau đây là mạnh nhất? 
A. 12345678 B.AnMinhKhoa C. Matkhau D. 2n#M1nhKhOa 
Câu 16: Em nhận được tin nhắn và lời mời kết bạn trên Facebook từ một người 
mà em không biết. Em sẽ làm gì? 
A.Chấp nhận yêu cầu kết bạn và trả lời tin nhắn ngay. 
B.Nhắn tin hỏi người đó là ai, để xem mình có quen hay không, nếu quen thì mới kết 
bạn. 
C.Vào Facebook của họ đọc thông tin, xem ảnh có phải người quen không, nếu phải 
thì chấp nhận kết bạn, không phải thì thôi. 
D.Không chấp nhận kết bạn và không trả lời tin nhắn. 
II. Tự luận (6 điểm) 
Câu 1 : (2đ) Điện thoại thông minh có nhiều điểm tương đồng với máy tính. Em hãy 
cho biết bộ phận nào của điện thoại thông minh có cả 2 chức năng vào – ra? 
Câu 2: (2đ) Thế nào là mật khẩu mạnh và an toàn? 
Câu 3: (2đ) Kể tên một số mạng xã hội mà em biết? Mạng xã hội có tác hại gì đốivới 
em 
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 
I. Phần trắc nghiệm khách quan 
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 
Đáp án B D B D C A A D C A D A D A D C 
Điểm 0,25 
0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,2
5 
0,2
5 
0,2
5 
0,2
5 
0,2
5 
0,2
5 
II. Phần tự luận 
Câu Đáp án Điểm 
1 
- Trên điện thoại thông minh màn hình vừa là thiết bị vào vừa là thiết 
bị ra. 
- Trên điện thoại thông minh dùng bàn phím ảo. 
1 
1 
2 
- Dài ít nhất 8 kí tự 
- Mk chứa chữ cái in hoa, chữ cái thường, chữ số, kí hiệu đặc biệt 
- Không phải là 1 từ thông thường. 
0,5 
1 
0,5 
4 
Zalo, Facebook, Youtube, Instagram. 
Tác hại: Tùy theo học sinh 
+ Dễ gây nghiện, sa sút chuyện học hành 
+ Nguy cơ mắc bệnh trầm cảm, tự kỷ 
+ Mất ngủ 
+ Không trung thực và bạo lực trên mạng. 
1 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
40 
* Hướng dẫn tự học: Đọc trước bài mới: Bài 5 
Ngày soạn: 29/10/2022 
TIẾT 9, 10: ỨNG XỬ TRÊN MẠNG 
Thời gian thực hiện: (2 tiết) 
I. MỤC TIÊU 
1. Về kiến thức: Sau bài học này, học sinh sẽ có được kiến thức về: 
- Thực hiện được giao tiếp qua mạng theo đúng quy tắc và bằng ngôn ngữ lịch sự, thể 
hiện ứng xử có văn hóa. 
- Biết nhờ người lớn giúp đỡ, tư vấn khi cần thiết trong quá t...trang điểm Có thể 
nhanh chóng biết được ý kiến của người đối 
thoại. 
3. Vì trong suy nghĩ của nhiều bạn mạng xã 
hội là thế giới ảo, ẩn danh. Chính vì vậy các 
bạn dễ dãi trong cách ứng xử giao tiếp với 
nhau, coi mạng xã hội như một công cụ để thể 
hiện cái tôi của mình, hoặc lợi dụng các diễn 
đàn công khai để đả kích, nói xấu, bôi nhọ lẫn 
nhau 
HĐ2: Nên hay không nên 
- Nên: a, c, d, f, i 
- Không nên: b, e, g, h, j 
- 5 đáp án nên chính là những lời khuyên khi 
tham gia vào mạng 
- Luôn sử dụng ngôn ngữ lịch sự và ứng xử 
có văn hóa khi tham gia giao tiếp qua 
mạng. 
? 
1.C 
2. Câu trả lời tùy từng học sinh 
43 
- Gv mời 1, 2 nhóm nêu đáp án. 
Các nhóm khác nhận xét 
* Kết luận, nhận định: 
- GV nhận xét câu trả lời của các 
học sinh. 
 - GV chốt đáp án 
Hoạt động 2.2: Làm gì khi gặp thông tin có nội dung xấu trên mạng? (10 phút) 
a) Mục tiêu: 
- Nhận thức được trường hợp không hợp lệ khi truy cập các nguồn thông tin. 
- HS đưa ra quyết định đối phó với những tính huống gặp thông tin xấu khi đang truy 
cập mạng. 
b) Nội dung: 
- HS đọc và trả lời hoạt động 3: Xử lí tình huống khi đang truy cập mạng. 
- Tìm hiểu nội dung phần kiến thức mới. 
- Ghi nhớ nội dung phần hộp kiến thức 
- Hoạt động nhóm phần câu hỏi. 
c) Sản phẩm: 
- HS biết xử lí tình huống khi truy cập mạng. 
- HS biết cần tránh xa những trang thông tin không phù hợp. 
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm 
* Chuyển giao nhiệm vụ 1: 
- GV yêu cầu HS đọc và trả lời hoạt động 3. 
* Thực hiện nhiệm vụ 1 
- HS làm việc cá nhân. 
- HS suy nghĩ và phát biểu khi được giáo 
viên yêu cầu. 
- GV: Quan sát, và gợi ý để gợi mở cho HS 
giải quyết vấn đề. 
* Báo cáo, Thảo luận 1 
- Gv mời 2 – 3 HS trả lời các câu hỏi. 
* Kết luận, nhận định 1 
- GV: GV nhận xét, bổ sung câu trả lời của 
HS. 
- Đưa ra đáp án, kết quả chuẩn nhất cho nội 
dung trên. 
* Chuyển giao nhiệm vụ 2: 
- HS đọc phần nội dung kiến thức mới 
(SGK trang 24). 
- GV định hướng HS cách xử lí đúng đắn 
khi gặp thông tin không phù hợp trên mạng. 
* Thực hiện nhiệm vụ 2 
- HS làm việc cá nhân, đọc và nghiên cứu 
nội dung kiến thức mới. 
2. Làm gì khi gặp thông tin có nội 
dung xấu trên mạng? 
HĐ 3: Khi em đang truy cập mạng, máy 
tính thỉnh thoảng lại hiện lên những 
trang web có nội dung bạo lực, nội 
dung không phù hợp với lứa tuổi của 
em, em sẽ làm gì? 
- Chỉ truy cập vào các trang web có 
thông tin phù hợp với lứa tuổi. 
44 
- GV: Quan sát, hỗ trợ và gợi mở cho HS 
bằng các câu hỏi: 
+ Có nên truy cập vào trang web không phù 
hợp lứa tuổi? 
+ Nêu một số nội dung không lành mạnh mà 
em biết? 
* Báo cáo, Thảo luận 2 
- Gv mời 2 – 3 HS trả lời các câu hỏi. 
* Kết luận, nhận định 2 
- GV: Dựa trên hoạt động đọc nội dung kiến 
thức mới của HS, GV chốt kiến thức cần ghi 
nhớ trong hộp kiến thức. 
* Chuyển giao nhiệm vụ 3: 
- HS hoạt động theo nhóm 4 thành viên. 
Nội dung: Trả lời Phiếu bài tập là nội dung 
phần câu hỏi. 
* Thực hiện nhiệm vụ 3 
- GV chia nhóm 4 HS và phát phiếu bài tập 
cho từng nhóm. 
- HS dựa vào kiến thức cá nhân, thảo luận 
trao đổi theo nhóm. 
- GV quan sát và hỗ trợ các nhóm thảo luận. 
- Các nhóm hoàn thành phiếu bài tập. 
* Báo cáo, Thảo luận 
- Gv mời đại diện 4 nhóm trả lời các câu 
hỏi, 3 nhóm nhận xét bổ xung. 
* Kết luận, nhận định 3 
- GV nhận xét câu trả lời của các nhóm. 
- GV chốt đáp án đúng: B và C 
- Đánh giá bằng điểm cho các nhóm. 
- Nhờ người lớn cài đặt phần mềm chặn 
truy cập các trang web xấu. 
- Hỏi ý kiến người lớn trong trường hợp 
cần thiết khi truy cập mạng. 
- Đóng ngay các trang thông tin có nội 
dung xấu, không phù hợp lứa tuổi nếu 
vô tình truy cập vào. 
Phiếu bài tập: 
Những cách ứng xử nào sau đây là hợp 
lí khi truy cập một trang web có nội 
dung xấu? 
A. Tiếp tục truy cập trang web đó. 
B. Đóng ngay trang web đó 
C. Đề nghị bố mẹ, thầy cô hoặc người 
có trách nhiệm ngăn chặn trang web 
đó. 
D. Gửi trang web đó cho bạn bè xem. 
Tiết 2 
Hoạt động 2.3: Nghiện Internet – Biểu hiện và tác hại 
a) Mục tiêu: 
- HS nghĩ về những hoạt động của mình trên Internet để tự đánh giá mức độ sử dụng, 
từ đó hình thành ý thức tự kiểm soát việc sử dụng Internet sao cho hiệu quả. 
b) Nội dung: 
- Gv đưa ra các câu hỏi thảo luận. 
- Học sinh đọc nội dung và trả lời các câu hỏi: 
+ Trung bình một ngày em sử dụng máy tính bao nhiêu giờ? 
+ Em có chơi trò chơi điện tử và sử dụng mạng xã hội không? Nếu có thì khoảng bao 
nhiêu giờ một tuần? 
+ Theo em các biểu hiện và tác hại của bệnh nghiện Internet là gì? 
- Học sinh đọc nội dung ở phần logo Đọc (SGK trang 25) và trả lời câu hỏi: Trình bày 
các tác hại của người nghiện Internet? 
c) Sản phẩm: 
45 
- Đáp án trả lời được ghi vào vở của học sinh. 
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm 
* Chuyển giao nhiệm vụ 1: 
- GV yêu cầu HS đọc phần nội 
dung đọc và trả lời các câu hỏi thảo 
luận 
- Học sinh thảo luận, trả lời. 
* ...trò chuyện đêm khuya 
C. Ý thức được hậu quả của việc thức khuya vào mạng xã hội để tự điều chỉnh thời 
gian hợp lý hơn 
D. Xóa luôn mạng xã hội và không bao giờ sử dụng nữa. 
=> ĐA: C 
Câu 5: Theo em, hai hoạt động trên mạng nào sau đây dễ gây bệnh nghiện Internet 
nhất? 
A. Chơi trò chơi trực tuyến 
B. Đọc tin tức 
C. Sử dụng mạng xã hội 
D. Học tập trực tuyến. 
E. Trao đổi thông tin qua thư điện tử. 
=> ĐA: A, C 
* Báo cáo, thảo luận 
GV yêu cầu bạn đứng tại chỗ đọc kết quả sau đó GV sẽ chốt đáp án cho từng câu hỏi 
mà HS trả lời. 
48 
Tuỳ từng HS mà kết quả có thể khác nhau. 
1. ĐA: F 
2. ĐA: C 
3. ĐA: D 
4. ĐA: C 
5. ĐA: A, C. 
* Kết luận, nhận định 
GV : Lưu ý HS đọc thật kỹ câu hỏi trước khi trả lời 
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 
a) Mục tiêu: 
- Vận dụng làm sản phẩm để đạt được mục tiêu bài học. 
b) Nội dung: 
- Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành sản phẩm. 
c) Sản phẩm: 
- Áp phích, đoạn kịch ngắn, sơ đồ tư duy, bài trình chiếu,về chủ đề “Ứng xử trên 
mạng”. 
d) Tổ chức thực hiện: 
* Chuyển giao nhiệm vụ: 
Em hãy cùng một nhóm bạn của mình tạo ra một sản phẩm (áp phích, đoạn kịch ngắn, 
sơ đồ tư duy, bài trình chiếu) về chủ đề “Ứng xử trên mạng” để trình bày với các 
bạn trong lớp. 
* Thực hiện nhiệm vụ 
- HS đọc kĩ câu hỏi và trả lời vào vở 
* Báo cáo, thảo luận 
GV có thể hẹn HS nộp lại bài để kiểm tra vào tiết học sau. 
* Kết luận: 
GV nhận xét, hướng dẫn chỉnh sửa. 
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: 
- Học thuộc bài 
- Nghiên cứu bài: Thuật toán tìm kiếm tuần tự 
================================ 
Ngày soạn: 12/11/2022 
TIẾT 11, 12 - BÀI 14: THUẬT TOÁN TÌM KIẾM TUẦN TỰ 
Thời gian thực hiện (02 tiết) 
 I. MỤC TIÊU 
1. Về kiến thức: 
Sau bài học này, học sinh sẽ: 
- Giải thích được thuật toán tìm kiếm tuyến tính. 
- Biểu diễn và mô phỏng được hoạt động của thuật toán đó trên một bộ dữ liệu 
vào có kích thước nhỏ. 
2. Về năng lực 
2.1. Năng lực chung: 
49 
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng 
lực chung như sau: 
 - Năng lực tự chủ, tự học: Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc 
lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo. 
 - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác 
qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thông qua hoạt động biểu diễn và mô 
phỏng thuật toán tìm kiếm, HS được phát triển tư duy và khả năng giải quyết được 
vấn đề và năng lực hợp tác. 
2.2. Năng lực Tin học: 
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng 
lực Tin học như sau: 
- Năng lực A (Nla): Có ý thức và biết cách khai thác môi trường số, biết tổ chức 
và lưu trữ dữ liệu. 
- Năng lực B (NLb): Sử dụng được cách thông dụng bảo vệ thông tin cá nhân và 
cộng đồng, tránh tác động tiêu cực tới bản thân và cộng đồng; có ý thức tự bảo 
vệ sức khoẻ trong khai thác và ứng dụng ICT. 
- Năng lực C (NLc): Tìm kiếm được thông tin từ nhiều nguồn với các chức năng 
đơn giản của công cụ tìm kiếm, đánh giá được sự phù hợp của thông tin và dữ 
liệu đã tìm thấy với nhiệm vụ đặt ra. 
- Năng lực D (NLd): Sử dụng được môi trường mạng máy tính để tìm kiếm, thu 
thập, cập nhật và lưu trữ thông tin phù hợp với mục tiêu học tập, chủ động khai 
thác các tài nguyên hỗ trợ tự học. 
- Năng lực E (Nle): Biết lựa chọn và sử dụng được các công cụ, các dịch vụ ICT 
thông dụng để chia sẻ, trao đổi thông tin và hợp tác một cách an toàn 
2. Về phẩm chất 
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố 
phẩm chất của học sinh như sau: 
Nhân ái: Thực hiện sự đồng cảm và sẵn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình học 
tập. 
Trung thực: Truyền đạt thông tin chính xác, khách quan. 
 II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
- Thiết bị dạy học: SGK, Giáo án, tranh ảnh, video liên quan đến bài học, máy tính, 
máy chiếu (nếu có). 
- Học liệu: Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập 
(nếu cần) theo yêu cầu của GV. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG 
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. 
 b) Nội dung: Học sinh giải quyết được nội dung phần khởi động.. 
 c) Sản phẩm học tập: Học sinh tìm được danh sách khách hàng cần tìm. 
 d) Tổ chức thực hiện: 
* Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi:Gia đình bạn An bán giống 
cây cho bà con nông dân trong vùng. Hôm nay có một khách hàng gọi điện đến mua 
50 
cây giống và nhờ mẹ An chở giống cây đến nhà. Thông tin khách hàng được mẹ An 
ghi trong cuốn số lưu danh sách khách hàng gồm họ, tên, địa chỉ, số điện thoại. Em 
hãy cùng An giúp mẹ tìm địa chỉ từ danh sách khách hàng để chuyển cây giống nhé. 
* Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ: Hoạt động nhóm: GV chia lớp thành từng cặp 
đôi để tìm kiếm danh sách của khách hàng có tên “ Kim Anh”. 
- GV chiếu danh sách khách hàng để HS quan sát. 
* Báo c...n thức đã học để giải quyết phần luyện tập. 
c) Sản phẩm học tập: Làm được bài tập phần luyện tập. 
d) Tổ chức thực hiện: 
* Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV giao nhiêm vụ cho HS: Trả lời câu hỏi phần Luyện tập SGK tr.73. 
* Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ làm bài tập theo nhóm đôi. 
Sản phẩm dự kiến: Tìm thấy ở vị trí thứ 6. 
* Báo cáo, thảo luận: 
- HS đại diện 2 nhóm lên làm bài. 
53 
- Đại diện các nhóm khác nhận xét. 
* Kết luận, nhận định: 
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. Biểu dương các nhóm. 
* Luyện tập (SGK tr.73) 
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 
a) Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi. 
b) Nội dung: Sử dụng kiến thức để làm phần vận dụng SGK- T73 
c) Sản phẩm học tập: Làm được phần vận dụng SGK- T73 
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm 
* Chuyển giao nhiệm vụ 1: 
- GV giao nhiêm vụ cho HS: Trả lời câu 
hỏi Vận dụng SGK tr.73. 
* Thực hiện nhiệm vụ 1: 
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ. 
* Báo cáo, thảo luận nhiệm vụ 1: 
- HS lập bảng liệt kê các bước tương tự 
mô phỏng trong SGK để thực hiện thuật 
toán tìm kiếm tuần tự. 
* Kết luận, nhận định nhiệm vụ 1: 
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. 
* Chuyển giao nhiệm vụ 2: 
Trò chơi Ai giỏi hơn? 
- GV chia lớp làm 4 đội chơi tương ứng với 
4 tổ, cử 4 tổ trưởng làm trọng tài và theo 
dõi chéo, 1 thư ký ghi kết quả. 
- GV giới thiệu mục đích, yêu cầu và tiến 
trình của hoạt động trước toàn lớp: Cách 
chơi: Giáo viên lần lượt giới thiệu từng câu 
hỏi, yêu cầu để giáo viên đọc từng câu hỏi 
hoàn chỉnh thì học sinh mới được sử dụng 
thẻ (đúng hoặc sai) để trả lời trong tối đa 3 
giây. Em nào vi phạm luật là loại kết quả 
câu hỏi đó. Sau khi học sinh trả lời câu hỏi, 
* Vận dụng (SGK tr.73) 
Em hãy lập danh sách những cuốn 
sách mà em có. Sau đó sử dụng thuật 
toán tìm kiếm để tìm một cuốn sách 
trong danh sách đó. 
Gợi ý: Lập bảng liệt kê các bước 
tương tự mô phỏng trong SGK để 
thực hiện thuật toán tìm kiếm tuần 
tự. 
*Trò chơi ai nhanh hơn: 
Câu 1: Thuật toán tìm kiếm tuần tự 
yêu cầu danh sách cần phải sắp xếp. 
A. Đúng 
B. Sai 
Đáp án: B 
Câu 2: Thuật toán tìm kiếm tuần tự 
cần bao nhiêu bước để tìm thấy số 7 
trong danh sách [1,4,8,7,10,28] 
A. 2 
B. 3 
C. 4 
D. 5 
54 
giáo viên đưa đáp án cho câu hỏi luôn để 
các em đối chiếu kết quả. 
* Thực hiện nhiệm vụ 2: 
- Mỗi tổ chọn ra 1 bạn chơi cho đội của 
mình. 
- Nghe giáo viên đọc câu hỏi rồi trả lời bằng 
cách giơ thẻ đúng hoặc sai. 
- Gv đọc đáp án, thư kí ghi lại kết quả mỗi 
câu. 
* Báo cáo, thảo luận nhiệm vụ 2: 
- Nhóm chơi thảo luận đáp án của câu hỏi 
để đưa ra đáp án đúng. 
* Kết luận, nhận định nhiệm vụ 2: 
Mỗi câu trả lời đúng được tính 10 
điểm/học sinh, trả lời sai trừ 5 điểm/học 
sinh. Tổng điểm mỗi đội được ghi lên bảng 
luôn sau mỗi câu trả lời. 
- GV đánh giá kết quả của từng đội chơi. 
- Nhóm thắng cuộc là nhóm có điểm số cao 
Đáp án: D 
Câu 3: Thuật toán tìm kiếm tuần tự 
cần bao nhiêu bước để tìm thấy số 25 
trong danh sách [3,5,12,7,11,25] 
A. 5 
B. 6 
C. 7 
D. 8 
Đáp án: D 
Câu 4: Tìm kiếm thuật toán tìm 
kiếm tuần tự số 10 trong danh sách 
[2,6,8,4,10,12]. Đầu ra là gì? 
A. Thông báo “không tìm thấy” 
B. Thông báo “tìm thấy” 
C. Thông báo “tìm thấy”, giá trị 
cần tìm ở vị trí thứ 5 của danh 
sách. 
D. Thông báo “tìm thấy”, giá trị 
cần tìm ở vị trí thứ 6 của danh 
sách. 
Đáp án: C 
* Hướng dẫn về nhà (1 phút): Về nhà ôn tập lại bài cũ và chuẩn bị bài 15 “Thuật 
toán tìm kiếm nhị phân” 
Phiếu danh sách khách hàng 
TT Họ tên Địa chỉ SĐT 
1 Nguyễn Ái Linh Xóm 3, Nghĩa Lộ, Võng 
Xuyên, Phúc Thọ 
0975108346 
2 Trần Như Anh Xóm 3, Phúc Hoà 0388880320 
3 Hoàng Thanh Mai Số 3, tổ 1, Thị Trấn 0914141342 
4 Nguyễn Bình Minh Xóm 6, Lục Xuân, Hoà 
Hưng 
098887512 
5 Nguyễn Thái Dương Số 69 đường Ngô Quyền. 0366667899 
6 Nguyễn Khôi Nguyên Xóm 4, đường Lâm, Sơn 
Tây 
098788880529 
7 Doãn Thị Tâm Đội 7, Vân Phúc, Phúc Thọ 0377779999 
8 Nguyễn Thu Lan Xóm 6, Ngọc Tảo, Phúc 
Thọ 
0912345689 
55 
9 Khuất Kim Anh Xóm 2, Ngọc Tảo, Phúc 
Thọ 
0988880680 
Ngày soạn: 25/11/2022 
TIẾT 13, 14 – BÀI 15: TÌM KIẾM NHỊ PHÂN 
Thời gian thực hiện: (02 tiết) 
I. MỤC TIÊU 
1. Về kiến thức: Sau bài học này, học sinh sẽ có được kiến thức về: 
-Giải thích được thuật toán tìm kiếm nhị phân. 
- Biểu diễn và mô phỏng được hoạt động của thuật toán tìm kiếm nhị phân trên bộ dữ 
liệu có kích thước nhỏ. 
- Giải thích được mối liên quan giữa sắp xếp và tìm kiếm, nêu được ví dụ minh họa. 
2. Về năng lực: 
2.1. Năng lực chung 
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực 
chung của học sinh như sau: 
Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh có khả năng tự đọc sách giáo khoa và kết hợp với 
gợi ý của giáo viên hình thành tư duy về tìm kiếm nhị phân 
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. 
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: 

File đính kèm:

  • pdfke_hoach_bai_day_tin_hoc_7_sach_kntt_nam_hoc_2022_2023.pdf