Kế hoạch bài dạy Tin học 4 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Vật Lại

CHƯƠNG 1: MÁY TÍNH VÀ EM

Tiết 1 - BÀI 1: PHẦN CỨNG VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH

I. Yêu cầu cần đạt

- Nhận biết phần mềm, phần cứng và vai trò của chúng.

- Nêu được tên một số thiết bị phần cứng và phần mềm đã biết; Nêu được sơ lược về vai trò của phần cứng, phần mềm và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng; Phát triển năng lực: làm việc nhóm, trao đổi và giao tiếp với bạn trong học tập, tự học.

- Có ý thức chăm chỉ học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao.

II. Đồ dùng dạy học

- Giáo viên:Chuẩn bị sách giáo khoa Tin học, thân máy tính tháo vỏ; Máy tính kết nối tivi hoặc máy chiếu.

- Học sinh: SGK, vở ghi chép, đồ dùng học tập.

docx 146 trang Cô Giang 13/11/2024 380
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Tin học 4 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Vật Lại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Tin học 4 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Vật Lại

Kế hoạch bài dạy Tin học 4 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Vật Lại
TUẦN: 1
Thứ
Thứ ba (05/09/2023)
Thứ tư (06/09/2023)
Thứ sáu (08/09/2023)
Lớp
4D, 4A
4B
4H
CHƯƠNG 1: MÁY TÍNH VÀ EM
Tiết 1 - BÀI 1: PHẦN CỨNG VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH
I. Yêu cầu cần đạt
- Nhận biết phần mềm, phần cứng và vai trò của chúng.
- Nêu được tên một số thiết bị phần cứng và phần mềm đã biết; Nêu được sơ lược về vai trò của phần cứng, phần mềm và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng; Phát triển năng lực: làm việc nhóm, trao đổi và giao tiếp với bạn trong học tập, tự học.
- Có ý thức chăm chỉ học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên:Chuẩn bị sách giáo khoa Tin học, thân máy tính tháo vỏ; Máy tính kết nối tivi hoặc máy chiếu.
- Học sinh: SGK, vở ghi chép, đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
Mục tiêu:
- Tạo hứng thú để bắt đầu giờ học. 
- Dẫn dắt vào bài mới.
- Yêu cầu HS đọc “bài vè máy tính”
- Qua bài vè, em hãy kể tên các thành phần cơ bản của máy tính?
- Em hãy kể một số phần mềm được học sử dụng ở lớp 3? 
- Nhận xét câu trả lời của HS
- Khen ngợi HS
- Giới thiệu vào bài mới: “Ở lớp 3 em đã biết máy tính có các thành phần cơ bản là thân máy, bàn phím, chuột và màn hình. Cùng với đó, em cũng được học sử dụng phần mềm trình chiếu PowerPoint, phần mềm luyện tập gõ bàn phím Tux Typing, 
Bài học hôm nay giúp em biết tên một số thiết bị phần cứng, phần mềm và vai trò cùng mối quan hệ của chúng.”.
- HS đồng thanh đọc bài vè.
- HS trả lời câu hỏi: các thành phần cơ bản của máy tính là thân máy, bàn phím, chuột và màn hình.
- HS trả lời câu hỏi: em đã được học sử dụng phần mềm như PowerPoint, TuxTyping,...
- Lắng nghe, ghi nhận.
- Lắng nghe.

2. Hoạt động 2: Khám phá (18 phút)
Mục tiêu:
- Nêu được tên một số thiết bị phần cứng và phần mềm đã biết.
- Sơ lược về vai trò của phần cứng, phần mềm và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng.
2.1 Phần mềm máy tính (5 phút)
- Yêu cầu HS quan sát Hình 1.1 và nhớ lại kiến thức cũ:
- Cho HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi và chia sẻ trước lớp:
+ Ở lớp 3 em đã được sử dụng những phần mềm nào? 
+ Chức năng của chúng là gì?
+ Các phần mềm này các em có nhìn được hình dạng của nó không? Có thấy chạm được vào không?
- Nhận xét, đánh giá (khen ngợi) hoạt động của HS.
- Gợi mở giúp HS đưa ra kết luận.
- Quan sát hình và nhớ lại kiến thức cũ.
- Trao đổi cặp đôi, nói cho bạn nghe.
- Đại diện nhóm chia sẻ trước lớp về câu trả lời của nhóm.
- Nhóm khác nhận xét.
- Lắng nghe.
- Đưa ra kết luận: Em không thể nhìn thấy hình dạng hay chạm tay vào phần mềm, nhưng có thể thấy được kết quả hoạt động của nó thông qua phần cứng máy tính. 
2.2. Phần cứng máy tính (5 phút)
- Yêu cầu HS quan sát Hình 1.2, quan sát bên trong thân máy tính và tìm hiểu thông tin trong SGK.
- Cho HS trao đổi với bạn và trả lời câu hỏi:
+ Kể tên một số phần cứng của máy tính mà các em biết? 
+ Các thiết bị bên trong thân máy tính có được gọi là phần cứng của máy tính không? 
+Các thiết bị phần cứng bên ngoài thân máy tính còn được gọi là gì?
+ Em có thể nhìn được hình dạng hay có thể chạm tay vào phần cứng máy tính không?
- Yêu cầu HS chia sẻ trước lớp.
- Các nhóm vấn đáp, nhận xét.
- Vậy theo em màn chiếu có được gọi là phần cứng ko?
- Gọi 1- 2 HS trả lời.
- Nhận xét, khen ngợi HS.
- Đánh giá HS trả lời câu hỏi và đưa ra kết luận: Các thành phần cơ bản của máy tính như: thân máy, màn hình, bàn phím, chuột là phần cứng máy tính. Em có thể nhận ra qua hình dạng của chúng.

- Quan sát và tìm hiểu cá nhân.
- Trao đổi với bạn về câu trả lời.
- Chia sẻ trước lớp về câu trả lời.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung và lắng nghe.
- Suy nghĩ câu trả lời.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe, ghi nhận và ghi nhớ.
2.3. Vai trò của phần cứng, phần mềm máy tính. (8 phút)
- Yêu cầu HS quan sát Hình 1.3 và tìm hiểu thông tin trong SGK về vai trò của phần cứng, phần mềm máy tính.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi.
+ Khi học trực tuyến tại sao thầy cô đều nhìn thấy các em và các em cũng nhìn thấy thầy cô trên màn hình máy tính? 
+ Phần cứng và phần mềm có vai trò gì?
+ Khi máy tính thiếu đi phần cứng hoặc phần mềm thì có hoạt động được không?
- Yêu cầu HS chia sẻ trước lớp.
- Các nhóm vấn đáp, nhận xét.
- Đánh giá HS trả lời câu hỏi và giúp HS đưa ra kết luận.

- Quan sát hình và tìm hiểu cá nhân.
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- Chia sẻ trước lớp về câu trả lời.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung và lắng nghe.
- Đưa ra kết luận: Phần mềm được lưu trữ trong phần cứng và điều khiển phần cứng hoạt động. Do đó nếu chỉ có phần cứng mà không có phần mềm máy tính không thể hoạt động được. Ngược lại không có phần cứng thì không có môi trường cho phần mềm hoạt động.
3. Hoạt động 3: Luyện tập (6 phút)
Mục tiêu: 
- Phát triển năng lực tự chủ và tự học.
- Hiểu được vai trò và mối quan hệ của phần cứng và phần mềm của máy tính.
- Yêu cầu HS làm bài tập SGK trang 6.
a. Làm việc cá nhân, chia sẻ trước lớp:
 - Gọi HS chia sẻ đáp á...c sử dụng máy tính không đúng sẽ gây ra hậu quả gì.
- Yêu cầu HS làm phần luyện tập trong SGK trang 8.
 - Em hãy nêu một số ví dụ về một số thao tác không đúng gây lỗi, hỏng cho phần cứng, phần mềm máy tính?
- GV đánh giá HS làm bài tập và đưa ra kết luận.
- Đọc và làm bài tập, chia sẻ trước lớp.
- Ghép nối ( 1,2,4 với b, 3 với a)
- Nêu ví dụ chia sẻ cùng lớp.
- Lắng nghe. 

4. Hoạt động 4: Vận dụng (8 phút)
Mục tiêu: 
- Xây dựng được một bảng các lưu ý đảm bảo an toàn về điện và thao tác tránh gây lỗi, hỏng cho phần cứng, phần mềm máy tính.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm và xây dựng bảng lưu ý.
- Hướng dẫn, gợi ý HS: Xây dựng được một bảng các lưu ý đảm bảo an toàn về điện và thao tác tránh gây lỗi, hỏng cho phần cứng, phần mềm máy tính.
- Gọi HS chia sẻ kết quả của mình.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, đánh giá khen ngợi những nhóm xây dựng được nhiều lưu ý.
- Qua bài học ngay hôm nay các con cần lưu ý điều gì?
- Đưa ra kết luận.
- Củng cố: Gọi 1-2 HS đọc ghi nhớ SGK_8
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò
- Nhận nhiệm vụ.
- Trao đổi nhóm và ghi chép lại bảng xây dựng lưu ý.
- Chia sẻ kết quả.
- Nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- Trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe.
- Đọc ghi nhớ SGK_8.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
IV. Điều chỉnh, bổ sung
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
TUẦN: 3
Thứ
Thứ ba (19/09/2023)
Thứ tư (20/09/2023)
Thứ sáu (21/09/2023)
Lớp
4A, 4D
4B
4H
Tiết 3 - BÀI 3: GÕ HÀNG PHÍM SỐ
I. Yêu cầu cần đạt
- Trao đổi và giao tiếp với bạn, giúp nhau gõ đúng cách hành phím số, tự giác học tập, tự học luyện gõ phím.
	 - Đặt được tay đúng cách trên bàn phím khi gõ hàng phím số; Gõ được đúng cách một đoạn văn bản khoảng 50 từ.
- Có ý thức chăm chỉ học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, kế hoạch bài dạy, bài giảng điện tử, máy chiếu hoặc ti vi.
- Học sinh: SGK, vở ghi chép, đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
Mục tiêu: 
- Kiểm tra đánh giá mức độ tiếp thu và vận dụng bài đã học của học sinh.
- Tạo hứng thú để bắt đầu giờ học. 
- Dẫn dắt vào bài mới.
- Yêu cầu HS tham gia chơi trò chơi “Ai nhanh – Ai đúng”. 
- Phổ biến luật chơi.
- Tổ chức chơi trò chơi.
Ai nhanh ai đúng.
Câu 1: khu vực chính của bàn phím gồm:
Hàng phím trên, hàng phím cơ sở
 Hàng phím dưới, hàng phím số
 Hàng phím chức năng, khu phím phụ
Cả hai đáp án A bà B.
Câu 2: Phím F và j nằm ở hàng phím nào?
Hàng phím dưới 
 Hàng phím trên,
 Hàng phím số
Hàng phím cơ sở
- Nhận xét kết quả của HS
- Em nào giỏi nhắc lại cho cô biết tên gọi khác của 2 phím f và j? 
- Nhận xét, khen ngợi HS.
Giới thiệu bài: Em đã học cách đặt tay và gõ phím ở hàng phím trên, hàng phím cơ sở, hàng phím dưới. Bài học hôm nay giúp em đặt tay gõ phím ở hàng phím số.
- HS tham gia trò chơi.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Suy nghĩ để đưa câu trả lời: Phím F và J gọi là 2 phím có gai.
- Lắng nghe.
2. Hoạt động 2: Khám phá (16 phút)
Mục tiêu:
- Đặt được tay đúng cách khi gõ hàng phím số.
- Gõ được nội dung một đoạn văn bản có các số trên phần mềm Notepad.
2.1. Gõ phím đúng cách ở hàng phím số.
- Cho HS quan sát Hình 3.1, Gọi 1 hs chỉ và đọc lại tên các hàng phím trong khu vực chính của bàn phím máy tính.
- Yêu cầu HS trao đổi với bạn về cách đặt tay, cách gõ phím và phân công gõ phím trên hàng phím số. 
- Yêu cầu 2- 3 HS chia sẻ về:
+ Cách đặt tay:
+ Cách gõ phím:
+ Phân công gõ phím trên hàng phím số? 
- Nhận xét, đánh giá (khen ngợi) hoạt động của HS
- Các em thấy hàng phím số có điều gì đặc biệt? 
- Làm thế nào để em có thể gõ được kí tự trên của hàng phím số?
- Gọi HS trả lời và nhận xét.
- Nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS.
- Đưa ra kết luận về khi gõ các phím trên khu vực chính của bàn phím.
- Đưa ra lưu ý khi gõ phím có hai kí tự.

- Lên bảng chỉ và đọc tên các hàng phím trong khu vực chính của bàn phím.
- Trao đổi cặp đôi nói cho bạn nghe về ý kiến của mình.
- Đại diện nhóm chia sẻ trước lớp về câu trả lời của nhóm: 
+ Cách đặt tay: hai ngón cái trên phím dấu cách, các ngón còn lại trên hàng phím cơ sở; 
+ Cách gõ: Khi gõ phím nào trên hàng số thì đưa ngón tay được đảm nhiệm lên gõ phím đó. Khi chờ gõ phím, luôn đặt tay đúng ở vị trí xuất phát 
+ Phân công gõ phím trên hàng phím số: 
Ngón
Bàn tay trái
Bàn tay phải
Trỏ


Giữa


Áp út


Út


- Nhóm khác nhận xét.bạn.
- Lắng nghe.
- Học sinh quan sát trả lời: Các phím trên hàng phím số có 2 kí tự.
- HS tìm hiểu và trả lời: Giữ phím Shift và gõ phím tương ứng.
- Trả lời và nhận xét bạn.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
2.2. Thực hành gõ phím
a) Chuyển giao nhiệm vụ
 - Yêu cầu HS thực hành theo nhóm:
- Theo dõi và giúp đỡ HS khi cần.
- Nhận xét việc thực hiện ..., vận dụng thực tế để làm bài tập.
- Yêu cầu HS làm phần luyện tập trong SGK trang 12.
- Cho HS thảo luận và chia sẻ trước lớp.
- Đánh giá HS làm bài tập
- Tuyên dương, khen ngợi HS làm tốt.
- Nhận nhiệm vụ.
- Thảo luận, chia sẻ trước lớp về những biểu hiện của người gõ phím đúng cách ( Đ/a: A, B, C, D) 
- HS chia sẻ về những lợi ích của việc gõ phím đúng cách ( Đ/a: A, B, C, D).
- HS khác bổ xung, nhận xét cho bạn.
- Lắng nghe.
4. Hoạt động 4: Vận dụng (10 phút)
Mục tiêu: 
- Gõ bàn phím đúng cách theo văn bản mẫu.
- Yêu cầu HS thực hành cùng bạn gõ bàn phím đúng cách đoạn văn bản trong Hình 4.3 trên phần mềm Notepad (có thể gõ không dấu).
- Theo dõi và giúp đỡ HS khi cần.
- Quan sát, nhắc nhở HS cách đặt tay và gõ bàn phím đúng cách.
- Sửa cho HS khi các em gõ chưa đúng cách.
- Cho HS đổi vai trò cho nhau: Một người gõ, một người nhận xét.
- Nhận xét, chia sẻ bài làm của học sinh.
- Khen ngợi các nhóm thực hiện tốt.
- Qua bài học này em đã nhận biết được điều gì?
- Củng cố: Gọi 1-2 HS đọc ghi nhớ SGK trang 12.
- Nhận xét tiết học 
- Dặn dò
- Nhận nhiệm vụ.
Thực hiện cùng bạn:
- Kích hoạt phần mềm Notepad để gõ.
- Quan sát, nhận xét và sửa cho bạn.
- Thoát khỏi phần mềm Notepad không lưu tệp.
- Đổi vai với bạn.
- Lắng nghe.
- HS trả lời: Gõ bàn phím đúng cách mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe và hiệu quả công việc như: Tiết kiệm được thời gian vì gõ nhanh, chính xác; đỡ mỏi mắt, mỏi cổ vì không cần nhìn nhiều vào màn hình hay bàn phím.

IV. Điều chỉnh, bổ sung
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
TUẦN: 5
Thứ
Thứ ba (03/10/2023)
Thứ tư (04/10/2023)
Thứ năm (05/10/2023)
Lớp
4A, 4D
4B
4H
CHƯƠNG 2: MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET
Tiết 5 - BÀI 5: THÔNG TIN TRÊN TRANG WEB
I. Yêu cầu cần đạt
- Nhận ra các loại thông tin trên trang web.
- Nhận biết và phân biệt được các loại thông tin trên trang web: văn bản, hình ảnh, âm thanh, video và siêu liên kết; Phát triển năng lực: Làm việc nhóm, trao đổi với bạn về các nội dung kiến thức trong bài học, tự giác học tập.
- Có ý thức chăm chỉ học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: sách giáo khoa Tin học, Giáo án điện tử, phòng máy tính kết nối mạng; Máy tính kết nối tivi hoặc máy chiếu
- Học sinh: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
Mục tiêu: 
- Tạo hứng thú để bắt đầu giờ học. 
- Dẫn dắt vào bài mới.
- Yêu cầu HS truy cập Internet bằng một trong các trình duyệt Coccoc, Google, để tìm kiếm thông tin mà bản thân đang muốn tìm hiểu.
- Đưa ra câu hỏi cho HS sau khi tìm hiểu:
+ Em vừa tìm kiếm về thông tin gì? Ở trang Web có tên là gì? 
+ Các thông tin thể hiện trên trang Web này như thế nào?
- Gọi đại diện 2-3 nhóm chia sẻ câu trả lời của mình.
- Nhận xét câu trả lời của HS. 
- Giới thiệu vào bài mới: “Thông tin trên Internet được thể hiện qua các trang web rất đa dạng, phong phú cả về nội dung và hình thức. Bài học này sẽ giúp em tìm hiểu về các loại thông tin trên các trang web”
- Tìm kiếm thông tin trên Internet qua một số trang Web.
- Đọc, quan sát trang Web và trả lời câu hỏi.
- Chia sẻ câu trả lời.
- Lắng nghe.
2. Hoạt động 2: Khám phá (16 phút)
Mục tiêu:
- Nhận biết và phân biệt được các loại thông tin trên trang web: văn bản, hình ảnh, âm thanh, video và siêu liên kết. 
- Biết trang Web là một siêu văn bản.
2.1. Thông tin trên Internet
- GV cho HS quan sát Hình 5.1 và truy cập vào trang web của Bộ giáo dục và đào tạo.
- Yêu cầu HS truy cập trang web của Bộ giáo dục và đào tạo tìm hiểu thông tin trên đó.
- Trên trang web em thấy có các loại thông tin gì? 
- GV chỉ một số vị trí và yêu cầu HS quan sát và thực hiện đưa con trỏ chuột lên vị trí đó xem có hiện tượng thay đổi gì? Nháy chuột vào vị trí đó xem có sự thay đổi gì tiếp theo?
- Cho HS chia sẻ trước lớp?
- Gọi HS khác nhận xét bạn.
- GV nhấn mạnh cho HS: Khi nháy chuột vào vị trí đó màn hình sẽ chuyển đến nơi khác trên trang web hoặc mở một trang web khác. Người ta gọi đó là một siêu liên kết.
- Yêu cầu HS thực hiện cùng bạn:
- Theo dõi và giúp đỡ HS khi cần.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Trên trang web, ngoài có các loại thông tin văn bản, hình ảnh và siêu liên kết thì chúng ta còn có loại thông tin nào nữa?
- Gọi HS khác nhận xét bạn.
- GV đánh giá HS trả lời câu hỏi và dẫn dắt giúp HS đưa ra kết luận.
- Quan sát hình và đọc cá nhân.
- Truy cập Internet vào trang web theo yêu cầu.
- Quan sát trả lời: Các loại em thấy thông tin như văn bản, hình ảnh.
- Thực hiện cá nhân theo yêu cầu.
- Trao đổi với bạn và chia sẻ trước lớp: Khi di chuyển con trỏ chuột đến vùn... phút)
Mục tiêu:
- Giải thích được sơ lược tác hại khi trẻ em cố tình truy cập vào những trang web không phù hợp lứa tuổi và không nên xem.
- Kể cho HS về tình huống trong câu chuyện gia đình Nam.
- Đưa ra yêu cầu cho HS thảo luận với bạn rồi trả lời câu hỏi trong SGK trang 15.
- Yêu cầu HS đọc, tìm hiểu thông tin trong SGK trang 15, 16.
- Khi trẻ em cố tình truy cập vào những trang web không phù hợp lứa tuổi và không nên xem sẽ gặp phải những tác hại gì? Vì sao?
- Cho HS chia sẻ trước lớp.
- Yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung.
- Cùng bạn thảo luận và cho biết:
- GV đánh giá HS trả lời câu hỏi và đưa ra kết luận: “Truy cập vào trang web không phù hợp lứa tuổi và không nên xem có thể gây ra tác hại cho bản thân và gặp nguy hiểm không mong muốn. Vì vậy luôn có thầy cô, bố mẹ đồng hành khi sử dụng Internet”.

- Chăm chú nghe câu chuyện.
- Nghe câu chuyện, trao đổi với bạn. 
- Trả lời câu hỏi:
+ Bạn nhỏ trong câu chuyện gặp tai nạn không mong muốn vì bạn nhỏ ở nhà một mình xem một video ảo thuật trên internet. 
+ Thông tin đến từ đoạn video trên internet là nội dung ảo thuật gây nguy hiểm cho bản thân.
- Đọc tìm hiểu thông tin theo cá nhân.
- Suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- Chia sẻ suy nghĩ của bản thân trước lớp về câu hỏi.
- Nhận xét và bổ sung.
- Trao đổi cặp đôi nói cho bạn nghe về ý kiến của mình.
- Đại diện nhóm chia sẻ trước lớp về câu trả lời của nhóm.
- Nhóm khác nhận xét.
- Lắng nghe.
3. Hoạt động 3: Luyện tập (7 phút)
Mục tiêu: 
- HS xác định được những tác hại và lí do khi truy cập vào trang web không phù hợp lứa tuổi và không nên xem có những ảnh hưởng không mong muốn.
- Cho HS làm bài tập 1 phần luyện tập SGK trang 16.
- Cho HS thảo luận và chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét HS.
- Yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi: Tại sao không nên truy cập vào các trang web không phù hợp với lứa tuổi, không nên xem?
- Đánh giá HS làm bài tập.
- Tuyên dương, khen ngợi HS làm tốt.

- Làm bài tập 
- Thảo luận, chia sẻ trước lớp những tác hại khi cố tình xem những trang web không phù hợp lứa tuổi hoặc không nên xem ( Đ/a: A, B, C, D). 
- Lắng nghe.
- HS thảo luận cùng bạn.
- Ghi chép ý kiến thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS nhóm khác nhận xét bạn.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.

4. Hoạt động 4: Vận dụng (8 phút)
Mục tiêu: 
- Vận dụng kiến thức đã học để đưa ra ý kiến về tình huống.
- Yêu cầu HS đọc tình huống và đóng vai thể hiện tình huống.
- Mời 1 nhóm lên đóng vai thể hiện tình huống.
- Cho các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi của nhóm đóng vai.
- Cho HS chia sẻ trước lớp sau khi đã thảo luận.
- Nhận xét, đánh giá HS.
- Củng cố: Gọi 1-2 HS đọc ghi nhớ SGK trang 14
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò.
- Nhận nhiện vụ
- Đọc tình huống và phân công sắm vai.
- Một nhóm đại diện lớp lên thể hiện. 
- Nhóm thể hiện đặt câu hỏi cho cả lớp: Nếu bạn là Hùng bạn sẽ nói với An như thế nào?
- Thảo luận cùng bạn.
- Ghi chép ý kiến thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét bạn.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
IV. Điều chỉnh, bổ sung
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
TUẦN: 7
Thứ
Thứ ba (17/10/2023)
Thứ tư (18/10/2023)
Thứ sáu (20/10/2023)
Lớp
4A, 4D
4B
4H
CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM 
VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN
Tiết 7 - BÀI 7: TÌM KIẾM THÔNG TIN TRÊN INTERNET THEO TỪ KHÓA
I. Yêu cầu cần đạt.
- Biết xác định từ khóa của thông tin cần tìm.
- Sử dụng được máy tìm kiếm để tìm thông tin theo từ khóa; Phát triển năng lực: làm việc nhóm; trao đổi và giao tiếp với bạn trong học tập, tự học.
- Có ý thực chăm chỉ học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Chuẩn bị sách giáo khoa Tin học; Máy tính kết nối tivi hoặc máy chiếu, Phòng máy tính.
- Học sinh: SGK, vở ghi chép, đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
1.1. Mục tiêu: 
- Tạo hứng thú để bắt đầu giờ học. 
- Xác định được vấn đề chính cần giải quyết ở bài học này.
- Cho HS vận động theo bài hát “Giấc mơ thần tiên”.
- Giới thiệu nhân vật Doraemon
- GV đưa ra tình huống về gia đình bạn nhỏ muốn đi du lịch ở Đà Lạt. Gia đình bạn nhỏ muốn tìm hiểu về Đà Lạt trước khi đến. Cả lớp sẽ giúp gia đình bạn bằng cách cung cấp thông tin.
- GV đưa ra câu hỏi cho HS: 
 + Đã có bạn nào đến Đà Lạt rồi hãy chia sẻ thông tin cùng lớp và gia đình bạn nhỏ?
- Cũng nhiều bạn giống cô chưa được đến Đà Lạt. Vậy chúng ta phải làm sao để giúp gia đình Bình biết nhiều thông tin về Đà Lạt hơn nữa?
- Nhận xét câu trả lời của HS. 
- Giới thiệu vào bài mới: “Vậy làm thế nào để tìm được thông tin về Đà Lạt trên internet thì chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay.”
- HS vận động theo bài hát.
- Lắng nghe.
- Chú ý lắng nghe tình huống.
- Chia sẻ thông tin về Đà Lạ...à sử dụng máy tìm kiếm để tìm hình ảnh theo từ khóa. Bài học hôm nay sẽ giúp các em giải quyết vấn đề đó.”
- Chú ý quan sát.
- Trả lời câu hỏi: Bài trình chiếu có hình ảnh sẽ sinh động, hấp dẫn, trực quan hơn.
- Trả lời: Chụp ảnh, tìm kiếm trên mạng,
- Lắng nghe.
2. Hoạt động 2: Khám phá (16 phút)
2.1. Mục tiêu:
- Biết cách sử dụng máy tìm kiếm để tìm hình ảnh theo từ khóa.
- Cho HS thực hiện theo nhóm truy cập vào internet theo hướng dẫn.
- Yêu cầu HS lưu hình ảnh về máy tính theo hướng dẫn trong SGK trang 20.
- Gọi 2->3 HS lên thực hiện trên máy tính kết nối máy chiếu cho cả lớp quan sát.
- GV đánh giá HS thực hiện và đưa ra lưu ý: Sau lần đầu thực hiện tìm kiếm hình ảnh, giao diện trang web tìm kiếm sẽ có dạng tương tự hình
Để tiếp tục tìm kiếm hình ảnh em chỉ cần nhập từ khóa vào ô tìm kiếm và gõ phím Enter.
- - HS thực hiện theo theo yêu cầu:
- HS tìm được ảnh về Lăng Chủ Tịch.
- Thực hiện lưu hình ảnh theo các bước:
+ Nháy chuột phải vào hình ảnh.
+ Chọn Lưu hình ảnh thành Hộp thoại Save As xuất hiện.
+ Thực hiện tiếp các thao tác như khi lưu một tệp Powerpoint vào thư mục.
- Thực hiện trước lớp. 
- Nhận xét bạn.
- Chú ý lắng nghe và ghi nhớ.
3. Hoạt động 3: Luyện tập (7 phút)
Mục tiêu: 
- Khái quát được lại các kiến thức về các bước tìm kiếm thông tin và cách tìm kiếm hình ảnh trên internet để làm bài tập.
- Yêu cầu HS cùng bạn thảo luận và thực hiện:
- Cho HS thảo luận và chia sẻ trước lớp bài luyện tập 1.
- Gọi nhóm khác nhận xét.
- Nhận xét, đánh giá HS
- Gọi HS chia sẻ bài luyện tập 2.
- GV đánh giá HS làm bài tập và đưa ra kết luận.
- Tuyên dương, khen ngợi HS làm tốt.
- Thảo luận làm bài tập cùng bạn theo nhóm. 
- Ghi chép so sánh các bước cách tìm kiếm thông tin và cách tìm kiếm hình ảnh trên Internet.
- Đại diện nhóm chia sẻ trước lớp về câu trả lời của nhóm.
- Nhóm khác nhận xét.
- Lắng nghe.
- Chia sẻ trước lớp về các bước lưu tệp hình ảnh về máy tính sau khi tìm kiếm (Đ/a: b->a->c)
- Nhận xét bạn.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
4. Hoạt động 4: Vận dụng (7 phút)
Mục tiêu: 
- Thực hiện được các bước tìm kiếm hình ảnh trên internet vào trong thực tế.
- Tự tin chia sẻ với cô và bạn.
- Yêu cầu HS thực hành cùng bạn
	- Theo dõi và giúp đỡ HS khi cần.
- GV nhận xét, đánh giá HS.
- Yêu cầu HS nêu các bước tìm kiếm hình ảnh trên Internet.
- Củng cố: Gọi 1-2 HS đọc ghi nhớ SGK trang 14
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò.
- Thực hành cùng bạn.
- Tìm sự trợ giúp của GV và bạn nếu cần.
 - Lắng nghe.
- Nêu các bước tìm hình ảnh trên Internet.
- Đọc ghi nhớ.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
IV. Điều chỉnh, bổ sung
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
TUẦN: 9
Thứ
Thứ ba (31/10/2023)
Thứ tư (01/11/2023)
Thứ sáu (03/11/2023)
Lớp
4A, 4D
4B
4H
Tiết 9 - BÀI 9: THỰC HÀNH TÌM KIẾM THÔNG TIN TRÊN INTERNET 
I. Yêu cầu cần đạt
- Biết cách sử dụng máy tìm kiếm để tìm hình ảnh theo từ khóa.
- Học sinh say mê với môn học, ưa tìm tòi khám phá thông tin trên internet. HS tích cực chủ động sáng tạo trong quá trình học tập; Lựa chọn tìm thông tin trên internet phù hợp để phục vụ cho việc học hoặc công việc trong cuộc sống.
	- HS ham học hỏi, thích khám phá thông tin trên Internet để mở rộng hiểu biết; Bồi dưỡng cho HS phẩm chất mạnh dạn, tự tin không ngại chia sẻ với người lớn khi chẳng may gặp phải những thông tin không phù hợp trên Internet và đưa ra lời khuyên phù hợp với bạn bè về vấn đề này.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Chuẩn bị sách giáo khoa Tin học; Máy tính kết nối tivi hoặc máy chiếu, Phòng máy tính có mạng internet; kế hoạch bài dạy.
- Học sinh: SGK, vở ghi chép, đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
Mục tiêu: 
- Tạo hứng thú để bắt đầu giờ học. 
- Xác định được vấn đề chính cần giải quyết ở bài học này.
- Cho HS xem video giới thiệu về về danh lam thắng cảnh Vịnh Hạ Long.
- Hỏi HS: 
+ Các em đã được đến Vịnh Hạ Long chưa?
+ Các em đã được thăm quan những phong cảnh nào của Vịnh Hạ Long?
- Giới thiệu vào bài mới: “Để được tham quan, được tìm hiểu kỹ hơn về Vịnh Hạ Long tại chính lớp học của chúng ta thì hôm nay cô và các bạn sẽ cùng nhau tìm kiếm thông tin về địa danh này trên internet ”.
- Quan sát và lắng nghe.
- Nhớ lại và trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe.
2. Hoạt động 2: Thực hành (30 phút)
Mục tiêu:
- Thực hiện được việc tìm kiếm thông tin trên internet với sự hướng dẫn của giáo viên.
b) Thực hiện nhiệm vụ:
- Yêu cầu HS nhắc lại các bước tìm kiếm thông tin trên Internet;
- Cho HS chia sẻ trước lớp và nhận xét.
- Cho HS xác định từ khóa tìm kiếm về Vịnh Hạ Long.
- Yêu cầu HS thực hiện các bước tìm kiếm thông tin...thông tin gì đặc sắc về địa danh mà em tìm thấy trên Internet ?
+ Tải về và chiếu hình ảnh mà mình tìm được về địa danh đó.
+ Đại diện nhóm lên chia nhóm của mình.
- Đọc sách.
-Cá nhân trong nhóm cùng tham gia và trao đổi với GV và bạn
- Đọc theo nhóm.
- Thảo luận nhóm ghi câu trả lời vào phiếu câu hỏi và thực hiện nói câu nói thích nhất.
- Đại diện nhóm trình bày lại kết quả của nhóm mình.
- Đại diện trong nhóm chia sẻ về nội dung chính của sách cho bạn.
- Nhận xét tuyên dương bạn học tốt,
- Suy nghĩ và trả lời.
- Suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe tích cực.
- Ghi vào sổ nhật ký đọc.
IV. Điều chỉnh, bổ sung:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
TUẦN: 10
Thứ
Thứ ba (07/11/2023)
Thứ tư (08/11/2023)
Thứ sáu (10/11/2023)
Lớp
4A, 4D
4B
4H
Tiết 10 - BÀI 10: CÁC THAO TÁC VỚI TỆP VÀ THƯ MỤC
I. Yêu cầu cần đạt
- Biết các thao tác cơ bản với thư mục và tệp.
- Thực hiện được các thao tác cơ bản với thư mục và tệp: tạo và xóa thư mục, xóa tệp, di chuyển một thư mục hay một tệp vào trong thư mục khác, sao chép thư mục và tệp, đổi tên tệp; Nêu được tác hại khi thao tác nhầm với tệp, thư mục, từ đó có ý thức cẩn thận khi thực hiện những thao tác với tệp, thư mục; Phát huy năng lực: làm việc nhóm, trao đổi và giao tiếp với bạn trong học tập, tự học.
- Có ý thức chăm chỉ học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Chuẩn bị sách giáo khoa Tin học; Máy tính kết nối tivi hoặc máy chiếu, Phòng máy tính có mạng internet; kế hoạch bài dạy, bài giảng trình chiếu.
- Học sinh: SGK, vở ghi chép, đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
1.1. Mục tiêu: 
- Tạo hứng thú để bắt đầu giờ học. 
- Dẫn dắt vào bài mới.
- Cho HS giới thiệu về cách sắp xếp sách trong thư viện mà em biết.
- Liên hệ việc làm mà con người sử dụng lên sách để sắp xếp, bố trí sách vào trong tệp và thư mục.
- Giới thiệu vào bài mới: “Với mọi đối tượng như quyển sách, giá sách, kệ sách người ta có thể tạo ra, di chuyển, đổi tên để tổ chức sắp xếp sách trong thư viện cho khoa học, dễ tìm kiếm. Bài học hôm nay sẽ giúp các em thực hiện được các thao tác đó đối với tệp và thư mục để tổ chức, sắp xếp thông tin trong máy tính”
- Giới thiệu với vốn kiến thức của bản thân.
- Chú ý lắng nghe.
- Chú ý lắng nghe.
2. Hoạt động 2: Khám phá (17 phút)
2.1. Mục tiêu:
- Nắm được các bước tạo và xóa thư mục, xóa tệp, di chuyển một thư mục hay một tệp vào trong thư mục khác, sao chép thư mục và tệp, đổi tên tệp.
- Nêu được tác hại khi thao tác nhầm với tệp, thư mục.
2.1. Công cụ thực hiện các thao tác đối với tệp, thư mục.
- Cho HS quan sát Hình 10.2 và đọc thông tin trong SGK trang 24.
 - Đưa ra tình huống và câu hỏi:
- Yêu cầu các nhóm tạo cây thư mục như Hình 10.2A.
- Để điều chỉnh được lại cây thư mục, thao tác trên tệp và thư mục theo các em sẽ sử dụng phần mềm nào?
- GV giới thiệu về giao diện phần mềm File Explorer.
- Cho HS quan sát thẻ lệnh Home rồi yêu cầu HS kể tên các nút lệnh.
- Đánh giá HS trả lời câu hỏi và đưa ra kết luận.
- Quan sát hình và tìm hiểu thông tin.
- Lắng nghe.
- Thực hiện tạo cây thư mục theo nhóm.
- Trả lời câu hỏi: Để thao tác trên tệp và thư mục theo các em sẽ sử dụng phần mềm File Explorer.
- Lắng nghe và quan sát.
- Quan sát kể tên các nút lệnh: sao chép, dán, cắt, xóa, đổi tên.
- Lắng nghe.
2.2. Đổi tên thư mục
- GV yêu cầu HS thực hiện theo nhóm theo hướng dẫn trong SGK trang 25.
- Theo dõi và giúp đỡ HS khi cần.
- Cho HS lên thực hiện và nêu các bước trước lớp.
- GV đánh giá HS trả lời câu hỏi và giúp HS đưa ra kết luận về đổi tên tệp, thư mục

- Nhận nhiệm vụ.
- Thực hành cùng bạn.
- HS tìm sự trợ giúp của GV và bạn nếu cần.
- HS thực hiện trước lớp. Vừa thao tác vừa nêu các bước thực hiện.
- HS đưa ra kết luận:
+ Bước 1: Mở thư mục chứa thư mục cần đổi tên tệp hoặc thư mục.
 + Bước 2: Nháy chuột chọn thư mục hoặc tệp cần đổi tên.
 + Bước 3: Chọn lệnh Rename.
 + Bước 4: Nhập tên mới.
2.3. Di chuyển, sao chép tệp, thư mục
- Giới thiệu và thực hiện cho HS về các bước di chuyển, sao chép tệp và thư mục. Yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi.
+ Khi cô thực hiện di chuyển thư mục thì cây thư mục có gì thay đổi?
+ Khi cô thực hiện sao chép thư mục thì cây thư mục có gì thay đổi?
+ Bạn nào giúp cô nêu các bước di chuyển, sao chép thư mục theo các bước cô vừa thực hiện?
+ Em hãy so sánh điểm giống và khác nhau giữa sao chép và di chuyển thư mục.
- Yêu cầu HS thực hiện di chuyển, sao chép thư mục theo yêu cầu SGK trang 25.
- Theo dõi và giúp đỡ HS khi cần.
- Nhận xét, đánh giá HS và đưa ra kết luận: Các bước di chuyển, sao chép tệp giống như đối với thư mục.

- Lắng nghe, quan sát và trả lời câu hỏi.
- Trả lời: Vị trí thư mục ban đầu cô chọn bị mất đi n... cách mình làm.
- Phân tích cùng GV.
- Lắng nghe.

2. Hoạt động 2: Khám phá (15 phút)
Mục tiêu:	
- Thực hiện được kết nối và ngắt kết nối USB với máy tính.
Kết nối và ngắt kết nối USB với máy tính.
- Yêu cầu HS quan sát tìm cổng USB rồi thực hiện cắm kết nối theo hình 11.2.
- Lưu ý cho HS cách cắm USB
- Yêu cầu HS thực hiện cùng bạn:
+ Kích hoạt phần mềm File Explorer;
+ Quan sát cửa sổ File Explorer xem có điều gì lạ? 
Nhấn mạnh: Lúc này em có thể thực hiện các thao tác với tệp thư mục trên ổ đĩa USB.
* Ngắt kết nối
- Khi các em không sử dụng USB nữa thì chúng ta làm gì?
- Dẫn dắt: “Việc mất kết nối USB với máy tính phải được thực hiện đúng theo các bước. Nếu không có thể làm hỏng USB, cổng kết nối và mất thông tin, dữ liệu đã lưu trữ trong USB.”
- Để hiểu về cách ngắt kết nối GV yêu cầu HS cùng bạn tìm hiểu và thực hiện theo 3 bước trong SGK trang 28.
- Cho 1 HS thực hiện và chia sẻ trước lớp sau khi các nhóm đã thực hiện xong.
- Đánh giá HS thực hiện và giúp HS đưa ra kết luận.

- Nhận nhiệm vụ và tìm vị trí cổng USB.
- Lắng nghe.
- Thực hiện cùng bạn:
+ Kích hoạt và quan sát.
+ Trả lời câu hỏi: Em đã thấy xuất hiện ổ đĩa mới.
- Chú ý lắng nghe.
- Suy nghĩ trả lời: Rút USB, ngắt kết nối,
- Lắng nghe.
- Thực hiện cùng bạn theo 3 bước theo hướng dẫn và Hình 11.4.
- Đại diện 1 nhóm chia sẻ trước lớp về câu trả lời của nhóm.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Chú ý lắng nghe.
- Nêu lại các bước thực hiện việc kết nối và ngắt kết nối với USB.
3. Hoạt động 3: Luyện tập (7 phút)
Mục tiêu: 
- HS thực hiện kết nối và ngắt kết nối được với USB trên các loại máy tính mà mình sử dụng.
- Yêu cầu HS cùng thảo luận và thực hiện theo SGK trang 28.
- Quan sát, giúp đỡ HS nếu cần.
- Gọi HS báo cáo kết quả.
- Đánh giá HS các nhóm thực hiện.
- Nhận nhiệm vụ.
- Trao đổi và thực hiện cùng bạn.
- Đại diện nhóm chia sẻ trước lớp về câu trả lời của nhóm.
- Nhóm khác nhận xét và lắng nghe.
- Lắng nghe.
4. Hoạt động 4: Vận dụng (8 phút)
Mục tiêu: 
- Học sinh thực hiện được các thao tác với tệp thư mục trên USB để giải quyết những tình huống có tính thực tiễn.
- Yêu cầu HS cùng bạn thảo luận và thực hiện theo yêu cầu trong SGK trang 28.
- Theo dõi và giúp đỡ HS khi cần.
- GV đánh giá HS thực hiện thực hành.
- Tuyên dương các nhóm thực hành tốt.
- Yêu cầu HS nêu cách cắm và ngắt kết nối USB.
- Củng cố: Gọi 1-2 HS đọc ghi nhớ SGK trang 14
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò.
- Thảo luận và thực hành cùng bạn.
- Tìm sự trợ giúp của GV và bạn nếu cần.
- Chú ý lắng nghe.
- Ghi nhận.
- Nhắc lại.
- Đọc ghi nhớ.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
IV. Điều chỉnh, bổ sung (nếu có)
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
TUẦN: 12
Thứ
Thứ ba (21/11/2023)
Thứ tư (22/11/2023)
Thứ sáu (24/11/2023)
Lớp
4A, 4D
4B
4H

CHƯƠNG 4: ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA 
TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ
Tiết 12 - BÀI 12: PHẦN MỀM MIỄN PHÍ VÀ KHÔNG MIỄN PHÍ
I. Yêu cầu cần đạt
 - Nhận biết phần mềm miễn phí và phần mềm không miễn phí.
 - Năng lực hiểu biết và ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức, văn hóa và pháp luật trong xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức: Nêu được một vài ví dụ cụ thể về phần mềm miễn phí và phần mềm không miễn phí; biết rằng chỉ được sử dụng phần mềm khi được phép.
- HS ham học hỏi, thích tìm hiểu về các phần mềm để mở rộng hiểu biết; Có ý thức, chịu trách nhiệm về việc làm của mình khi sử dụng các phần mềm có phí, không phí và bản quyền.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Chuẩn bị sách giáo khoa Tin học; Máy tính kết nối tivi hoặc máy chiếu, Phòng máy tính có mạng internet; kế hoạch bài dạy, bài giảng trình chiếu.
- Học sinh: SGK, vở ghi chép, đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
Mục tiêu: 
- Tạo hứng thú để bắt đầu giờ học. 
- Xác định được vấn đề chính cần giải quyết ở bài học này.
- Phổ biến trò chơi “Truyền vật” theo nhạc. Nhạc dừng ở đâu, tay bạn nào có đồ vật thì sẽ phải kể tên một phần mềm đã học hoặc mình biết.
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi.
- Viết tên các phầm mềm HS kể.
- Giới thiệu bài: “Vậy các em có biết phần mềm đó do ai tạo ra không, mình sử dụng phải có trả tiền không, có cần được phép không? Bài học ngày hôm nay sẽ giúp các em hiểu vấn đề đó.”
- HS lắng nghe GV phổ biến cách chơi và luật chơi.
- Hào hứng chơi.
- Kể được tên một số phần mềm: PowerPoint, TuxTyping,
- Lắng nghe.
2. Hoạt động 2: Khám phá (16 phút)
Mục tiêu:	
- Biết được một số phần mềm phải trả tiền, phần mềm nào không phải trả tiền.
- Hiểu được chỉ được sử dụng phần mềm khi được phép.
2.1. Phần mềm miễn phí và phần mềm không miễn phí
- Chia nhóm và thực hiện phát phiếu học tập theo nhóm.
- Cho HS đại diện nhóm lên chia sẻ kết quả.
- Nhận xét, giới thiệu, cung cấp thêm thông tin về phần mềm các nhóm chia ...g điều chưa hiểu, chưa rõ sau khi các bạn thực hiện trước lớp.
- Thực hiện soạn thảo 2 dòng chữ (trong dòng có lỗi sai). Yêu cầu HS quan sát con trỏ chuột khi cô giáo soạn thảo.
- Đặt câu hỏi: 
+ Con trỏ chuột trong vùng soạn thảo có đặc điểm gì?
+ Khi gõ chữ ký tự sẽ xuất hiện tại vị trí nào và con trỏ dịch chuyển sang phía bên nào?
+ Khi con trỏ soạn thảo ở vị trí cuối dòng nếu gõ phím ký tự tiếp thì con trỏ sẽ chuyển động như thế nào?
+ Để di chuyển con trỏ soạn thảo đến vị trí có lỗi sai em cần phải làm gì?
- Nhận xét HS trả lời câu hỏi và giúp HS đưa ra lưu ý.

- Quan sát và nhận biết.
- Thực hiện theo nhóm theo yêu cầu.
- Trao đổi, chia sẻ với bạn trong nhóm.
- Tìm sự trợ giúp của cô và bạn khi cần thiết.
- Báo cáo chia sẻ trước lớp về các bước kích hoạt phần mềm Word.
- Nhận xét bạn.
- Lên chia sẻ về các thành phần cơ bản trong cửa sổ làm việc.
- Nhận xét bạn và cùng nhau chia sẻ, đặt câu hỏi giải đáp những chỗ chưa rõ.
- Quan sát.
- Trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, bổ sung cho bạn.
- Chú ý lắng nghe và rút ra lưu ý.

2.2. Lưu tệp soạn thảo văn bản Word.
- Cho các nhóm lưu bài soạn thảo theo các bước lưu bài trình chiếu. 
- Trợ giúp HS khi gặp khó khăn nếu cần.
- Nhận xét, đánh giá HS thực hiện. 
- Đưa ra lưu ý: Thực hiện lưu tiếp bài soạn thảo sau khi đã lưu và đặt tên cho tệp trước đó rồi.

- Thực hiện.
- Nhận xét bạn.
- Các nhóm thực hiện lưu bài.
- Tìm sự trợ giúp của cô và bạn khi cần thiết.
- Chú ý lắng nghe, quan sát.

2.3. Thoát khỏi phần mềm soạn thảo văn bản Word.
- Để thoát khỏi phần mềm soạn thảo văn bản word em cần làm gì?
- Yêu cầu học sinh soạn thảo thêm vài chữ và không nhấn vào biểu tượng lưu.
- Tiếp tục yêu cầu HS nháy chuột vào thoát khỏi phần mềm và quan sát xem điều gì xảy ra.
- Hướng dẫn HS: Em chọn Save để lưu lại những thay đổi trên tệp hoặc chọn Don’t Save vào để không lưu lại những thay đổi trên tệp.
- Đưa ra kết luận và lưu ý.

- Nêu cách thoát khỏi phần mềm Word.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Mô tả những gì mình quan sát.
- Quan sát, lắng nghe.
- Chú ý lắng nghe.
3. Hoạt động 3: Luyện tập (7 phút)
 Mục tiêu: 
- Kết hợp kiến thức vừa học để giải quyết bài tập. 
- Yêu cầu HS cùng thảo luận và thực hiện yêu cầu trong SGK trang 33.
- Cho HS trong nhóm chia sẻ với nhau.
- Gọi một số HS chia sẻ trước lớp.
- Đánh giá HS thực hiện.
- Tuyên dương các nhóm HS thực hiện tốt
- Thảo luận và thực hiện cùng bạn.
- Chia sẻ cùng bạn trong nhóm..
- Chia sẻ trước lớp.
- HS nhận xét, bổ sung cho bạn.
- Lắng nghe.
4. Hoạt động 4: Vận dụng (6 phút)
Mục tiêu: 
- HS vận dụng các kiến thức đã học và hiểu biết của mình để giải quyết những tình huống có tính thực tiễn.
4.4. Tổ chức hoạt động
a) Chuyển giao nhiệm vụ
 - Yêu cầu HS cùng bạn thảo luận và thực hiện yêu cầu trong SGK trang 33.
+ Kích hoạt phần mềm Word.
+ Soạn thảo văn bản theo nội dung.
+ Tạo thư mục mang tên lớp của em ở ổ đĩa D.
+ Lưu văn bản vào thư mục vừa tạo với tên là Thuchanhsoanthao.
+ Thoát khỏi phần mềm.
- Theo dõi, gợi ý HS khi cần.
- Nhận xét, đánh giá HS.
- Yêu cầu HS nêu các thao tác với phần mềm soạn thảo văn bản trong tiết học.
- Củng cố: Gọi 1-2 HS đọc ghi nhớ SGK.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò.

- Thảo luận và và thực hiện cùng bạn.
- HS nhận xét, bổ sung sửa sai cho bạn trong quá trình thực hành.
- Tìm sự trợ giúp của cô và bạn khi cần thiết.
- Lắng nghe.
- Nêu các thao tác với phần mềm soạn thảo văn bản.
- Đọc ghi nhớ.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
IV. Điều chỉnh, bổ sung
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
TUẦN: 14
Thứ
Thứ ba (05/12/2023)
Thứ tư (06/11/2023)
Thứ sáu (08/12/2023)
Lớp
4A, 4D
4B
4H

Tiết 14 - BÀI 14: SOẠN THẢO VĂN BẢN 
I. Yêu cầu cần đạt
- Mở được tệp có sẵn, lưu được tệp với tên gọi khác; Soạn thảo được văn bản tiếng Việt có chữ hoa, có dấu.
- Biết biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống; tích cực chủ động sáng tạo trong quá trình học tập; biết thu nhận thông tin từ tình huống và giải quyết vấn đề.
	- Có ý thức học hỏi thầy cô, bạn bè và người khác để củng cố và mở rộng kiến thức về phần mềm soạn thảo; có ý thức bảo quản, giữ gìn máy tính khi sử dụng.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Chuẩn bị sách giáo khoa Tin học; Máy tính kết nối tivi hoặc máy chiếu; Kế hoạch bài dạy, bài giảng trình chiếu.
- Học sinh: SGK, vở ghi chép, đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
Mục tiêu: 
- Tạo hứng thú để bắt đầu giờ học. 
- Xác định được vấn đề chính cần giải quyết ở bài học này.
- Yêu cầu HS quan sát 2 văn bản soạn thảo có dấu và không dấu.
- Đặt câu hỏi cho HS: Văn bản nào giúp chúng ta hiểu rõ và đúng nội dung truyền đạt hơn? Vì sao?
- Vậy làm thế nào để chúng ta soạn thảo có dấu?
- Nhận xét câu trả lời của HS
- Giới thiệu bà...c ghi nhớ.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
IV. Điều chỉnh, bổ sung (nếu có)
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
TUẦN: 15
Thứ
Thứ ba (05/12/2023)
Thứ tư (06/11/2023)
Thứ sáu (08/12/2023)
Lớp
4A, 4D
4B
4H
Tiết 15 - BÀI 15: CHÈN HÌNH ẢNH VÀO VĂN BẢN 
I. Yêu cầu cần đạt
- Biết cách chèn hình ảnh vào văn bản; thay đổi được vị trí, kích thước hình ảnh trong văn bản.
- Chèn được hình ảnh vào văn bản; Thay đổi kích vị trí, kích thước hình ảnh trong văn bản; Xóa được hình ảnh, chèn được một lúc hai hình ảnh.
	 - HS có ý thức học hỏi thầy cô, bạn bè và người khác để củng cố và mở rộng kiến thức về phần mềm soạn thảo, yêu quốc hoa, yêu thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Chuẩn bị sách giáo khoa Tin học; Máy tính kết nối tivi hoặc máy chiếu; Kế hoạch bài dạy, bài giảng trình chiếu; chuẩn bị ảnh về hoa sen, chim chích bông.
- Học sinh: SGK, vở ghi chép, đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
Mục tiêu: 
- Tạo hứng thú để bắt đầu giờ học. 
- Xác định được vấn đề chính cần giải quyết ở bài học này.
- Yêu cầu HS quan sát 2 văn bản soạn thảo có chèn ảnh và không chèn ảnh.
- Đặt câu hỏi cho HS: Văn bản nào giúp chúng ta hiểu rõ được cách miêu tả sen hơn? Vì sao?
- Nhận xét câu trả lời của HS
- Giới thiệu bài: “Vậy làm thế nào để chúng ta chèn được hình ảnh trong văn bản? Bài học hôm nay sẽ giúp em làm được điều đó.”
- Quan sát, suy nghĩ trả lời cá nhân về văn bản có chèn hình ảnh giúp người đọc hình dung ra bông sen được miêu tả, được nói đến trông nó như thế nào.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
2. Hoạt động 2: Khám phá (16 phút)
Mục tiêu:	
- Nắm được các bước chèn được hình ảnh vào văn bản.
- Thay đổi được kích thước, vị trí của ảnh trong văn bản.
2.1 Chèn hình ảnh vào văn bản
- Yêu cầu HS nêu lại các bước chèn ảnh trong trang trình chiếu.
- Kết luận: Các bước chèn hình ảnh vào trong văn bản word cũng tương tự các bước chèn ảnh vào trang trình chiếu Powerpoint.
- Yêu cầu HS thực hiện cùng bạn:
+ Mở tệp Ca dao Hoa Sen đã lưu ở tiết học trước.
+ Thực hiện các bước chèn ảnh vào văn bản.
- Giúp đỡ HS khi gặp khó khăn nếu cần.
- Yêu cầu 2->3 HS lên thực hiện trước lớp và nêu các bước thực hiện.
- Nhận xét HS học sinh thực hiện và giúp HS đưa ra kết luận.

- Nêu lại các bước chèn ảnh trong trang trình chiếu.
- Nhận xét, bổ sung cho bạn.
- Lắng nghe.
- Thực hiện theo các bước cùng bạn theo yêu cầu:
+ Mở tệp Word
+ Chèn ảnh theo các bước:
- Tìm sự trợ giúp khi cần.
- Nêu các bước kết hợp thực hiện trực quan.
- Nhận xét bạn.
- Chú ý lắng nghe và rút ra kết luận về các bước chèn hình ảnh vào văn bản.
2.2. Thay đổi kích thước, vị trí của ảnh.
- Sau khi HS thực hiện chèn hình ảnh về hoa sen, yêu cầu HS nhận xét về văn bản đó.
- Yêu cầu HS tìm hiểu thông tin trong SGK trang 39 để cách thay đổi kích thước và vị trí ảnh sao cho đẹp hơn theo nhóm.
- Cho HS lên thực hiện thay đổi, điều chỉnh ảnh trong văn bản.
- Cho HS chia sẻ, hỏi đáp những băn khoăn đề làm rõ vấn đề.
- Nhận xét, đánh giá HS thực hiện. 
- Tổng kết kết luận về thay đổi kích thước, vị trí của hình ảnh.

- Phát hiện ra bức ảnh được chèn có kích thước và vị trí ảnh hưởng đến thẩm mĩ của văn bản.
- Nghiên cứu, tìm hiểu thông tin trong SGK và thực hiện trên máy cùng bạn.
- Lên thực hiện trước lớp. Chia sẻ cách làm về:
+ Thay đổi kích thước ảnh theo 3 bước.
+ Thay đổi vị trí ảnh theo 3 bước.
- Nhận xét, hỏi thêm và chia sẻ những chỗ mình chưa hiểu, băn khoăn cùng bạn.
- Chú ý lắng nghe, quan sát.
3. Hoạt động 3: Luyện tập (7 phút)
Mục tiêu: 
- Kết hợp kiến thức vừa học để giải quyết bài tập. 
- Yêu cầu HS sắp xếp lại đúng thứ tự các bước khi chèn hình ảnh vào văn bản trong SGK trang 40.
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả.
- Đánh giá HS thực hiện.
- Tuyên dương những HS thực hiện tốt.
- Suy nghĩ và làm bài.
- Một số HS báo cáo kết quả (thứ tự sắp xếp là: b, e, c, a, d)
- Nhận xét, đánh giá cho bạn.
- Lắng nghe.
- Ghi nhận.
4. Hoạt động 4: Vận dụng (6 phút)
Mục tiêu: 
- Học sinh vận dụng các kiến thức đã học và hiểu biết của mình để soạn thảo văn bản có chèn hình ảnh theo yêu cầu.
- Yêu cầu HS thực hiện:
+ Tạo thư mục Lop 4A ở ổ D.
+ Truy cập Internet tải hình ảnh chim chích bông.
+ Mở phần mềm Word thực hiện soạn thảo và chèn ảnh theo mẫu:
+ Lưu tệp với tên ChimChichBong -Anh vào thư mục của em.
+ Thoát khỏi phần mềm.
- Bao quát lớp, trợ giúp HS khi cần thiết.
- Nhận xét, đánh giá HS thực hiện.
- Thực hành cùng bạn trong nhóm theo yêu cầu.
- Tìm sự trợ giúp khi cần thiết.
- Lắng nghe.
IV. Điều chỉnh, bổ sung (nếu có)
.................................................................................................................................
....................................................................c hiện và tuyên dương những nhóm thực hiện tốt.
- Trao đổi cùng bạn và ghi chép lại.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Nhận xét, đánh giá cho nhóm bạn.
- Lắng nghe và ghi nhận.
4. Hoạt động 4: Vận dụng (6 phút)
Mục tiêu: 
- Học sinh vận dụng các kiến thức đã học và hiểu biết của mình để thự hiện thao tác trên khối văn bản theo yêu cầu.
- Yêu cầu HS thực hiện:
- Bao quát lớp, trợ giúp HS khi cần thiết.
- Kiểm tra khi các nhóm hoàn thành.
- Nhận xét, đánh giá HS thực hiện.
- Củng cố: Gọi 1-2 HS đọc ghi nhớ SGK trang 12.
- Nhận xét tiết học 
- Dặn dò
-Thực hành cùng bạn trong nhóm theo yêu cầu.
- Tìm sự trợ giúp khi cần thiết.
- Báo cáo khi hoàn thành.
- Chú ý lắng nghe và ghi nhận.
- Đọc ghi nhớ.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
	IV. Điều chỉnh, bổ sung:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
TUẦN: 17
Thứ
Thứ ba (26/12/2023)
Thứ tư (27/11/2023)
Thứ sáu (29/12/2023)
Lớp
4A, 4D
4B
4H
Tiết 17 - ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I
I. Yêu cầu cần đạt
- Ôn lại kiến thức đã học ở học kì I:
+ Nhận diện, phân biệt được vai trò của phần cứng, phần mềm máy tính và sử dụng đúng cách.
+ Thực hiện gõ được đúng cách một đoạn văn bản và hiểu được lợi ích khi gõ phím đúng cách.
+ Truy cập được vào trang web phù hợp với lứa tuổi và nhận biết, phân biệt được các loại thông tin trong đó. 
+ Sử dụng được máy tìm kiếm để tìm kiếm thông tin, ảnh theo từ khóa.
+ Thực hiện được các thao tác: tạo, đổi tên, xóa, sao chép, di chuyển với tệp và thư mục.
+ Kể tên được một số phần mềm miễn phí và không miễn phí. Biết sử dụng phần mềm khi được phép.
+ Nhận biết được phần mềm Word và soạn thảo được văn bản tiếng Việt có dấu. Thực hiện được các thao tác cơ bản: mở, lưu, chèn hình ảnh,khi soạn thảo văn bản.
- HS có khả năng tự thực hiện các nhiệm vụ học tập và khả năng phối hợp nhóm để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- HS tích cực trong các hoạt động học tập.
- HS có ý thức trách nhiệm trong việc học và thực hành nhóm. 
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Chuẩn bị sách giáo khoa Tin học; Máy tính kết nối tivi hoặc máy chiếu; Kế hoạch bài dạy, bài giảng trình chiếu; chuẩn bị ảnh về hoa sen, chim chích bông.
- Học sinh: SGK, vở ghi chép, đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Hoạt động 1: Khởi động (2P)
- Cho học sinh hát một bài.
2. Hoạt động 2: Bài mới
A. Ôn tập Chương 1: Máy tính và em (6p)
- Cho học sinh quan sát, trao đổi với bạn chỉ ra đâu là phần cứng, phần mềm và vai trò của chúng; lưu ý khi sử dụng.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Cho HS nhắc lại mối quan hệ phụ thuộc giữa phần cứng và phần mềm của máy tính.
B. Ôn tập Chương 2: Mạng máy tính và Internet (5p)
- Cho học sinh tìm kiếm và truy cập vào một trang web bất kì phù hợp với lứa tuổi theo nhóm. Chia sẻ trong nhóm về các loại thông tin có trong trang web đó.
- Cho HS chia sẻ trước lớp. 
- Nhận xét, đưa ra lưu ý về tác hại khi xem những trang web không phù hợp.
C. Ôn tập Chương 3: Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin. (7p)
- Cho HS sử dụng máy tìm kiếm google.com.vn, big.com, ask.com để tìm kiếm thông tin và ảnh về “Hà Giang”. 
- Cho HS chia sẻ thông tin trước lớp.
- Nhận xét, tuyên tương.
- Yêu cầu HS 
+ Tạo cây thư mục trên ổ D:
+ Lưu một hình ảnh về Hà Giang vào thư mục “Anh”.
- Cho HS lên thực hiện trên máy tính chiếu trước lớp các sao chép, di chuyển, xóa, đổi tên tệp, thư mục theo yêu cầu của GV. 
- Tuyên dương, khen ngợi.
D. Chương 4: Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số. (3P)
- Cho HS kể tên một số phần mềm miễn phí và không miễn phí. Các em được sử dụng những phần mềm ấy như thế nào?
- Nhận xét.
E. Chương 5: Ứng dụng tin học (10P)
- Yêu cầu HS kích hoạt phần mềm soạn thảo văn bản và thực hiện theo nhóm:
+ Soạn thảo những hiểu biết của bản thân khoảng 50 từ về Hà Giang mà em vừa tìm được thông tin.
+ Chèn và chỉnh sửa hình ảnh trong thư mục “Anh” vào trong văn bản sao cho phù hợp.
+ Lưu bài làm trong thư mục “Thong tin”.
- Theo dõi và giúp đỡ học sinh khi cần.
- Yêu cầu các thành viên trong nhóm nhận xét lẫn nhau.
- Tuyên dương một số nhóm thực hiện tốt.
3. Củng cố, dặn dò (2P)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò về nhà.

- Học sinh thoải mái, vui vẻ hát.
- Trao đổi với bạn và báo cáo kết quả trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung cho bạn.
- Nêu lại trước lớp.
- Chú ý lắng nghe. Nhận xét, bổ sung cho bạn.
- Trong nhóm thảo luận truy cập vào qua trình duyệt web và lựa chọn trang web phù hợp.
- Chia sẻ với bạn trong nhóm về các loại thông tin có trong trang web đó.
- Đại diện chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét nhóm bạn.
- Chú ý lắng nghe.
- Sử dụng máy tìm kiếm để tìm kiếm thông tin và ảnh qua từ khóa “Hà Giang”.
- Bổ sung thông tin

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_tin_hoc_4_nam_hoc_2022_2023_truong_tieu_hoc.docx
  • docxChương 1 - Bài 1. Phần cứng và phần mềm máy tính.docx
  • docxChương 1 - Bài 2. Một số thao tác gây lỗi, hỏng phần cứng, phần mềm.docx
  • docxChương 1 - Bài 3. Gõ hàng phím số.docx
  • docxChương 1 - Bài 4. Lợi ích của việc gõ bàn phím đúng cách.docx
  • docxChương 2 - Bài 5. Thông tin chính trên trang Web.docx
  • docxChương 2 - Bài 6. Tác hại khi xem những trang web không phù hợp lứa tuổi và không nên xem.docx
  • docxChương 3 - Bài 7. Tìm thông tin trên Internet theo từ khóa.docx
  • docxChương 3 - Bài 8. Tìm kiếm hình ảnh trên Internet.docx
  • docxChương 3 - Bài 9. Thực hành tìm kiếm thông tin trên Internet.docx
  • docxChương 3 - Bài 9. Thực hành tìm kiếm thông tin trên Internet (Thư viện).docx
  • docxChương 3 - Bài 10. Các thao tác với tệp và thư mục.docx
  • docxChương 3 - Bài 11. Thực hành thao tác với tệp, thư mục.docx
  • docxChương 4 - Bài 12. Phần mềm miễn phí và không miễn phí.docx
  • docxChương 5 - Bài 13. Phần mềm soạn thảo văn bản.docx
  • docxChương 5 - Bài 14. Soạn thảo văn bản.docx
  • docxChương 5 - Bài 15. Chèn hình ảnh vào văn bản.docx
  • docxChương 5 - Bài 16. Sao chép, di chuyển, xóa văn bản.docx
  • docxTuần 17 - Ôn tập cuối học kì 1.docx
  • docxTuần 18 - Chữa bài kiểm tra.docx
  • docxTuần 18 - Kiểm tra học kì 1.docx
  • docxChương 5 - Bài 17. Thực hành soạn thảo văn bản.docx
  • docxChương 5 - Bài 18. Tạo bài trình chiếu.docx
  • docxChương 5 - Bài 19. Dấu đầu dòng trong trang chiếu.docx
  • docxChương 5 - Bài 20. Định dạng văn bản trong trang chiếu.docx
  • docxChương 5 - Bài 21. Tạo hiệu ứng chuyển trang.docx
  • docxChương 5 - Bài 22. Thực hành tạo bài trình chiếu.docx
  • docxChương 5 - Bài 23A. Sử dụng công cụ đa phương tiện để tìm hiểu lịch sử, văn hóa (Thư viện STEM).docx
  • docxChương 5 - Bài 23A. Sử dụng công cụ đa phương tiện để tìm hiểu lịch sử, văn hóa.docx
  • docxChương 5 - Bài 23B. Sử dụng phần mềm luyện tập gõ bàn phím.docx
  • docxChương 6 - Bài 24. Làm quen với phần mềm Scratch.docx
  • docxChương 6 - Bài 25. Nhóm lệnh và lệnh.docx
  • docxChương 6 - Bài 26. Chương trình Scratch.docx
  • docxChương 6 - Bài 27. Tạo, xóa nhân vật thay đổi phông nền sân khấu.docx
  • docxChương 6 - Bài 28. Nhóm lệnh bút vẽ.docx
  • docxChương 6 - Bài 29. Nhân bản khối lệnh.docx
  • docxChương 6 - Bài 30. Lệnh ẩn, hiện - Lệnh đợi.docx
  • docxChương 6 - Bài 31. Tạo chương trình cho nhiều nhân vật.docx
  • docxTuần 34 - Ôn tập cuối học kì 2.docx
  • docxTuần 35 - Chữa bài kiểm tra.docx