Kế hoạch bài dạy Tin học 3 - Học kỳ 1 - Năm học 2022-2023 - Trường TH TTNC Bò và Đồng Cỏ

BÀI 1. THÔNG TIN VÀ QUYẾT ĐỊNH

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực

1.1 Năng lực Tin học

Biết được trong các ví dụ đưa ra, đâu là thông tin và đâu là quyết định;

Nêu được ví dụ đơn giản minh họa cho vai trò quan trọng của thông tin thu thập hằng ngày đối với quyết định của con người.

1.2 Năng lực chung

Tự chủ và tự học: Học sinh ưa tìm tòi khám phá thông tin, tích cực, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập.

Giao tiếp và hợp tác: Thể hiện khả năng giao tiếp khi trình bày, trao đổi nhóm để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

1.3 Phẩm chất

Chăm chỉ: Giúp học sinh hiểu biết thêm về thông tin ngoài cuộc sống. Có thể sử dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường vào đời sống hằng ngày.

Trách nhiệm: Có trách nhiệm khi tham gia các hoạt động nhóm; có trách nhiệm với bản thân với gia đình và cộng đồng.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

2.1 Phương pháp dạy học: Bài học sử dụng phương pháp quan sát, thảo luận, giải quyết vấn đề.

2.2 Phương tiện dạy học:

a) Đối với giáo viên

- Chuẩn bị SGK Tin học.

- Máy tính kết nối tivi (hoặc máy chiếu).

- Bài giảng trình chiếu.

b) Đối với học sinh: SGK, vở ghi, bút, thước kẻ.

docx 106 trang Cô Giang 13/11/2024 580
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Tin học 3 - Học kỳ 1 - Năm học 2022-2023 - Trường TH TTNC Bò và Đồng Cỏ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Tin học 3 - Học kỳ 1 - Năm học 2022-2023 - Trường TH TTNC Bò và Đồng Cỏ

Kế hoạch bài dạy Tin học 3 - Học kỳ 1 - Năm học 2022-2023 - Trường TH TTNC Bò và Đồng Cỏ
 TUẦN 1
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN TIN HỌC 3
Năm học: 2022 – 2023
Ngày soạn: 01/9/2022
Ngày dạy: 5,6/9/2022

BÀI 1. THÔNG TIN VÀ QUYẾT ĐỊNH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Năng lực 
1.1 Năng lực Tin học
Biết được trong các ví dụ đưa ra, đâu là thông tin và đâu là quyết định;
Nêu được ví dụ đơn giản minh họa cho vai trò quan trọng của thông tin thu thập hằng ngày đối với quyết định của con người.
1.2 Năng lực chung
 Tự chủ và tự học: Học sinh ưa tìm tòi khám phá thông tin, tích cực, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập.
Giao tiếp và hợp tác: Thể hiện khả năng giao tiếp khi trình bày, trao đổi nhóm để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
1.3 Phẩm chất
Chăm chỉ: Giúp học sinh hiểu biết thêm về thông tin ngoài cuộc sống. Có thể sử dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường vào đời sống hằng ngày.
Trách nhiệm: Có trách nhiệm khi tham gia các hoạt động nhóm; có trách nhiệm với bản thân với gia đình và cộng đồng.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
2.1 Phương pháp dạy học: Bài học sử dụng phương pháp quan sát, thảo luận, giải quyết vấn đề.
2.2 Phương tiện dạy học:
a) Đối với giáo viên
- Chuẩn bị SGK Tin học.
- Máy tính kết nối tivi (hoặc máy chiếu).
- Bài giảng trình chiếu.
b) Đối với học sinh: SGK, vở ghi, bút, thước kẻ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động (4 phút)
1.1. Mục tiêu:
- Tạo hứng thú để bắt đầu giờ học;
- Xác định được bố nói gì, An làm gì sau khi nghe bố nói trong tình huống Mở đầu trang 4 SGK.
1.2. Nội dung: 
- Đọc đoạn hội thoại của bố và An.
Trả lời câu hỏi: 
- Bố đã nói điều gì với An?
- An đã làm gì? 
1.3. Sản phẩm của hoạt động
– HS hứng thú vào bài học mới.
– Nắm được nội dung cuộc thoại giữa Bố và An.
1.4. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a) Chuyển giao nhiệm vụ
- GV trình chiếu hình ảnh tình huống An nghe bố nói: “Chiều nay cả nhà mình sẽ về quê”.

- HS quan sát, lắng nghe
b) Thực hiện nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS đọc tình huống Mở đầu trang 4 SGK và trả lời câu hỏi:
- Bố đã nói điều gì với An?
- An đã làm gì?

- Đọc, quan sát, nghe, suy nghĩ thảo luận với bạn để trả lời hai câu hỏi. 
- HS trả lời câu hỏi.
Bố đã nói: “Chiều nay cả nhà mình sẽ về quê”
An đã đi chuẩn bị đồ đạc của mình.
c) Tổng kết nhiệm vụ
- GV gọi một số HS trả lời;
- Giáo viên khen ngợi, động viên hoặc chỉnh sửa những câu trả lời chưa rõ nghĩa;
- Giới thiệu vào bài mới: “Bài học này giúp các em biết đâu là thông tin, đâu là quyết định.”

- HS trả lời câu hỏi
- HS lắng nghe
2. Hoạt động 2: Khám phá (15 phút)
2.1. Mục tiêu: 
- Nhận biết được đâu là thông tin, đâu là quyết định.
- Biết được vai trò quan trọng của thông tin.
2.2. Nội dung:
- Đọc phần dự báo trong SGK để nhận biết được nội dung thông tin và quyết định khi nhận được thông tin đó;
- Xác định vai trò của thông tin đối với việc ra quyết định. 
2.3. Sản phẩm của hoạt động
- Nội dung thông tin và quyết định trong các tình huống.
- Hiểu rõ tầm quan trọng của thông tin đối với việc ra quyết định.
2.4. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a) Chuyển giao nhiệm vụ
- Cho HS đọc nội dung mục 1 trang 4 SGK và trả lời câu hỏi về thông tin và quyết định của An; thông tin và quyết định của các bác ngư dân; 
- Cho HS trả lời các câu hỏi ở mục 2 trang 5 SGK.

- Nhận nhiệm vụ

b) Thực hiện nhiệm
- Theo dõi và giúp đỡ HS khi cần.
- Thông tin An nhận được là:
“Chiều nay cả nhà mình sẽ về quê”
- Quyết định của An là: đi chuẩn bị đồ đạc của mình.
- Thông tin và quyết định của các bác ngư dân
Thông tin các bác ngư dân nhận được là khu vực mình đang đánh cá sắp có bão
Quyết định của các bác ngư dân là: nhanh chóng cho tàu về bến kịp thời để tránh bão.

HS trao đổi nhóm và:
- Đọc HS đọc nội dung mục 1 trang 4 SGK và trả lời câu hỏi về thông tin và quyết định của An; 
- Trả lời các câu hỏi ở mục 2 trang 5 SGK.
- HS khác nhận xét lắng nghe.

c) Tổng kết nhiệm vụ
 - GV nhận xét, đánh giá (khen ngợi) nhận xét nội dung trả lời của HS;
- Kết luận: Dựa vào thông tin thu nhận được mà mọi người có quyết định phù hợp.

- HS lắng nghe.

3. Hoạt động 3: Luyện tập (10 phút)
3.1. Mục tiêu
- HS nắm vững đâu là thông tin, đâu là quyết định với tình huống được giao.
3.2. Nội dung
- Cho HS đọc hai tình huống trong SGK trang 5;
- Xác định được đâu là thông tin, đâu là quyết định.
3.3. Sản phẩm của hoạt động
- HS nhận biết được trong mỗi tình huống, đâu là thông tin, đâu là quyết định và vai trò của thông tin trong việc ra quyết định.
3.4. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a) Chuyển giao nhiệm vụ
- GV đưa hai tình huống a, b phần luyện tập lên màn hình;
- Giao nhiệm vụ cho HS xác định đâu là thông tin, đâu là quyết định. 

- HS quan sát và nhận nhiệm vụ
b) Thực hiện nhiệm vụ
 - GV theo dõi các nhóm thảo luận về nhiệm vụ đã giao và giúp đỡ khi cần.

- HS làm việc cá nhân sau đó trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi;
- Đại diện nhóm chia sẻ trước lớp về câu trả lời của nhóm;
- Nhóm khác nhận xét.
c) Tổng kết nhiệm vụ
 - GV nhận xét, đánh giá các nhóm làm việc và đưa ra kết lu....
2. 1.4 Tổ chức hoạt động: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a) Chuyển giao nhiệm vụ
 - GV yêu cầu HS quan sát hình 2.1, 2.2, 2.3 và cho biết: ở mỗi hình thông tin thuộc dạng nào? Thông tin đó là gì?

- HS nhận nhiệm vụ.

b) Thực hiện nhiệm vụ
 - GV theo dõi HS thực hiện nhiệm vụ và giúp đỡ khi cần.
- HS quan sát hình ở bài học trong SGK.
- Trao đổi cặp đôi nói cho bạn nghe về ý kiến của mình.
- Đại diện nhóm chia sẻ trước lớp về câu trả lời của nhóm.
- Nhóm khác nhận xét.
- HS trả lời câu hỏi:
Hình 2.1: thông tin dạng hình ảnh
Hình 2.2: Thông tin dạng chữ
Hình 2.3: Thông tin dạng âm thanh
c) Tổng kết nhiệm vụ
 - GV nhận xét, đánh giá (khen ngợi) câu trả lời của HS:
 Khi đi học, em nhận được 3 dạng thông tin: hình ảnh, chữ, âm thanh.

- HS lắng nghe.

- Yêu cầu HS tìm thêm ví dụ về từng dạng thông tin.

- HS trao đổi nhóm tìm thêm ví dụ.
Chia sẻ ví dụ trước lớp: 
Dạng chữ: nội quy lớp.
Dạng âm thanh: tiếng trống, tiếng cô giáo
Dạng hình ảnh: Hình ở bồn rửa tay.
- Đại diện nhóm chia sẻ trước lớp về câu trả lời của nhóm.
- Nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá (khen ngợi) phần trả lời của HS.
- Hs lắng nghe.

Hoạt động 3: Khám phá (tiếp)
2.2. Xử lý thông tin (9 phút)
2.2.1 Mục tiêu:
- Nhận biết được kết quả xử lí thông tin là hành động hay ý nghĩ gì.
2.2.2 Nội dung:
- Đọc tình huống và quan sát hình ảnh để biết được kết quả xử lý thông tin là hành động hay ý nghĩ gì.
2.2.3 Sản phẩm của hoạt động:
- Câu trả lời đúng về kết quả xử lý thông tin là hành động hay ý nghĩ gì.
2. 2.4 Tổ chức hoạt động: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a) Chuyển giao nhiệm vụ
 - GV yêu cầu HS đọc các mục a,b,c ở trang 7 trong SGK.
- Trả lời câu hỏi: kết quả xử lí ở các mục a, b, c là hành động hay ý nghĩ gì?

- HS nhận nhiệm vụ.
b) Thực hiện nhiệm vụ
 - GV theo dõi các nhóm thảo luận để trả lời các yêu cầu của bài.
- HS đọc các mục theo yêu cầu.
- Chia sẻ trong nhóm về đáp án của em.
- Đại diện nhóm chia sẻ trước lớp về câu trả lời của nhóm.
- Nhóm khác nhận xét.
- HS lắng nghe.
a) Với em thông tin thu nhận được là: 3 tiếng trống
Kết quả xử lí là ý nghĩ giờ ra chơi đã đến.
b) Khi Nam bấm nút chuyển kênh thì Ti vi sẽ chuyển sang kênh bóng đá.
- Với Nam thông tin thu nhận được là đã đến giờ có bóng đá à kết quả xử lí là hành động bấm nút điều khiển tivi để xem bóng đá.
c) Thông tin thu nhận được của các bạn lớp 3B là: 
+Em nào biết đáp số của biểu thức 6+8:2=?
Kết quả xử lí là:
+ Với các bạn giơ tay là hành động giơ tay.
+ Với các bạn không giơ tay là ý nghĩ mình chưa có đáp số chính xác.

c) Tổng kết nhiệm vụ
 - GV đánh giá các nhóm HS trả lời câu hỏi và đưa ra kết luận.
a. Thông tin thu nhận là ba tiếng trống, kết quả xử lí là ý nghĩ giờ ra chơi đã tới. 
b. Với ti vi: Chuyển sang kênh bóng đá.
 Với Nam: Thông tin thu nhận và được xử lí là đến giờ có bóng đá; kết quả của xử lý là hành động bấm nút chuyển kênh trên điều khiển tivi.
c. Thông tin thu nhận và được xử lí là:
Em nào biết đáp số của biểu thức 6 + 8 : 2?
Kết quả xử lí:
Với các bạn giơ tay là hành động giơ tay.
Với các bạn không giơ tay là ý nghĩ mình chưa biết đáp số chính xác.

- HS tự đọc yêu cầu của bài trong SGK
- Trao đổi với bạn về câu trả lời.
- Đại diện nhóm chia sẻ trước lớp về câu trả lời của nhóm.
- Nhóm khác nhận xét.
- HS lắng nghe.
3. Hoạt động 3: Luyện tập (7 phút)
3.1. Mục tiêu: 
- Xác định được thông tin thu nhận và được xử lí thuộc dạng thông tin nào, kết quả xử lí là hành động hay ý nghĩ gì.
3.2. Nội dung:
- Xác định được thông tin thu nhận và thông tin được xử lý thế nào.
- Xác định được dạng thông tin, kết quả xử lí là hành động hay ý nghĩ gì.
3.3. Sản phẩm hoạt động của HS:
- HS trả lời được thông tin mà bố và Minh thu nhận được, nó ở dạng nào và kết quả xử lí là hành động hay ý nghĩ gì.
3.4. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a) Chuyển giao nhiệm vụ
 - GV yêu cầu HS đọc tình huống ở phần luyện tập trang 8 SGK .

HS nhận nhiệm vụ
b) Thực hiện nhiệm vụ
 - GV theo dõi và hỗ trợ các nhóm khi cần. 

- HS trao đổi với bạn trong nhóm và cho biết Minh thu nhận và xử lý thông tin gì? Nó thuộc dạng nào?
Trả lời:
- Minh nhìn thấy bố hút thuốc lá
- Ở dạng hình ảnh
àKết quả xử lí là hành động nói cho bố biết “hút thuốc lá có hại cho sức khỏe của bố và mọi người đấy bố ạ”.
 Bố Minh thu nhận và xử lý thông tin gì? Nó thuộc dạng nào? Kết quả xử lý là hành động hay ý nghĩ gì?
Trả lời:
Với bố thông tin thu nhận được là nghe Minh nói thuốc lá có hại cho sức khỏe.
- Ở dạng âm thanh.
à Kết quả xử lí là hành động bỏ điếu thuốc đó đi.
- HS sinh báo cáo kết quả trước lớp. 
- HS khác nhận xét.
c) Tổng kết nhiệm vụ
 - GV đánh giá HS trả lời câu hỏi và đưa ra kết luận.

- HS lắng nghe.

4. Hoạt động 4: Vận dụng (6 phút)
4.1. Mục tiêu: 
- Xác định thông tin, dạng thông tin và kết quả xử lí là hành động hay ý nghĩ gì trong các tình huống thực tế.
4.2. Nội dung:
- Đọc tình huống, quan sát hình ảnh trả lời các câu hỏi trong SGK.
4.3. Sản phẩm của hoạt động:
- Hs phân tích ...rong phần luyện tập và quan sát hình 3.2, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi phần luyện tập trang 10 trong SGK.
3.3. Sản phẩm của hoạt động:
- Câu trả lời của các nhóm HS sau khi thảo luận.
3.4. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a) Chuyển giao nhiệm vụ
- GV gọi 1-2 HS đọc ví dụ trong phần luyện tập ở trang 10 SGK, đồng thời GV đưa hình 3.2 lên màn chiếu hoặc ti vi cho HS quan sát.
- HS đọc to trước lớp.

b) Thực hiện nhiệm vụ
- GV theo dõi các nhóm thảo luận và trợ giúp khi cần. 

- HS trao đổi với bạn trong nhóm và cho biết thông tin Nam nhận được là gì? Nam đã xử lý thông tin đó ở đâu?
- Các nhóm HS sinh báo cáo kết quả trước lớp. 
- Các nhóm HS khác nhận xét.
Trả lời: Hình 3.2
Nam đã nhận thông tin là: Nhìn thấy cụ già muốn sang đường.
Nam xử lí thông tin ở não bộ và nghĩ cụ đi lại khó khăn nên chạy tới giúp cụ sang đường.
c) Tổng kết nhiệm vụ
- GV đánh giá câu trả lời của các nhóm và đưa ra kết luận.

- HS lắng nghe.
4. Hoạt động 4: Vận dụng: (9 phút)
4.1. Mục tiêu: 
- Khắc sâu kiến thức cho HS, vận dụng vào các tình huống thực tế.
4.2. Nội dung:
- Đọc hai tình huống trong phần vận dụng, trang 10 SGK và trả lời các câu hỏi.
4.3. Sản phẩm của hoạt động:
- Báo cáo của các nhóm sau khi thảo luận.
4.4. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a) Chuyển giao nhiệm vụ
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm theo số chẵn, lẻ.

- Các nhóm HS nhận nhiệm vụ.

b) Thực hiện nhiệm vụ
- GV quan sát, giúp đỡ nhóm còn lúng túng.
- GV tổ chức cho các nhóm chia sẻ kết quả.

- Các nhóm tiến hành thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của GV.
- Các nhóm số chẵn nghiên cứu ví dụ (a) phần vận dụng trang 10, SGK và trả lời các câu hỏi.
- Các nhóm số lẻ nghiên cứu ví dụ (b) phần vận dụng trang 10, SGK và trả lời các câu hỏi.
- Đại diện các nhóm chia sẻ kết quả trước lớp.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu có).
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
Trả lời: 
a) Thông tin Nam nhận được là nghe bài hát từ loa phát thanh.
Nam xử lí thông tin ở não 
Kết quả xử lí là Nam nói được tên ca sĩ.
b) Theo em nói Nam không cần suy nghĩ là sai. Vì não bộ phải suy nghĩ và điều khiển các cơ quan của cơ thể để có thể viết ra được đáp án.
Ví dụ: Bộ não con người là bộ phận xử lí thông tin:
Nghe tiếng chuông báo thức, xử lí thông tin ở bộ não biết là đến giờ thức dậy và hành động thức dậy.
VD: Nghe tiếng còi xe , xử lí thông tin ở bộ não và hành động là đi tránh xe.
VD: Nhìn thấy đèn giao thông màu đỏ, não bộ xử lí thông tin là màu đỏ thì dừng xe, hành động là dừng xe.
c) Tổng kết nhiệm vụ
- GV nhận xét các nhóm, rút ra kết luận.
- GV cho HS lấy ví dụ về bộ óc con người là một bộ phận xử lí thông tin.
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
- Qua bài học ngày hôm nay, các em đã biết thêm được điều gì?
- Gọi 1-2 HS đọc ghi nhớ cuối trang 10 trong SGK.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về nhà tìm thêm ví dụ.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS nối tiếp nêu ví dụ.
- HS lắng nghe.
- HS chia sẻ trước lớp.
- HS đọc to trước lớp.
- HS theo dõi.
- HS lắng nghe, về nhà thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 22/9/2022
Ngày dạy: 26/9/2022

TUẦN 4
BÀI 4: MÁY XỬ LÍ THÔNG TIN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực 
1.1 Năng lực Tin học
- HS nêu được ví dụ minh họa cho nhận xét: Cuộc sống quanh ta có những máy móc tiếp nhận thông tin để quyết định hành động.
- HS nhận ra được trong ví dụ, máy đã xử lí thông tin nào và kết quả xử lí ra sao.
1.2 Năng lực chung
Tự chủ và tự học: Học sinh ưa tìm tòi khám phá thông tin, tích cực, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập.
Giao tiếp và hợp tác: Thể hiện khả năng giao tiếp khi trình bày, trao đổi nhóm để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
1.3 Phẩm chất
- Nhân ái: HS thể hiện sự cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình thảo luận nhóm. 
- Trách nhiệm: Có ý thức bảo quản, giữ gìn đồ dùng cá nhân và gia đình.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
2.1 Phương pháp dạy học
- Phương pháp vấn đáp, cộng tác nhóm, giải quyết vấn đề, trò chơi học tập.
2.2 Phương tiện dạy học
a) Đối với giáo viên
- SGK, laptop, phòng máy, máy chiếu (ti vi), bài giảng ... trợ giúp khi cần. 
- HS nghiên cứu ví dụ, quan sát hình 4.3, suy nghĩ và trả lời câu hỏi trong trang 12, SGK. 
- HS chia sẻ kết quả trước lớp.
- HS khác lắng nghe, bổ sung.
c) Tổng kết nhiệm vụ
GV nhận xét, rút ra bài học.
- Rô-bốt bệnh viện nhận được thông tin là phát thuốc, kết quả xử lí là đi phát thuốc cho bệnh nhân.
- Rô-bốt giúp tiết kiệm được nhân lực, tránh được sự lây lan của bệnh truyền nhiễm giữa con người với nhau.

4. Hoạt động 4: Vận dụng (10 phút)
4.1. Mục tiêu:
- Biết được máy bay không người lái phun thuốc trừ sâu nhận được thông tin gì, kết quả xử lí ra sao.
4.2. Nội dung:
- Đọc tình huống và quan sát hình 4.4, trao đổi nhóm và trả lời câu hỏi trong phần vận dụng trang 12, SGK.
4.3. Sản phẩm của hoạt động:
- Phiếu trả lời của cá nhân và các nhóm; HS viết được tên các loại máy móc có thể xử lí thông tin để quyết định hành động.
4.4. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a) Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS đọc mục a phần vận dụng trang 12, SGK và trả lời câu hỏi.
- Chơi trò chơi kể tên một số máy có thể xử lí thông tin phục vụ trong công nghiệp, nông nghiệp và cuộc sống con người.

HS nhận nhiệm vụ.
HS tham gia chơi trò chơi.
b) Thực hiện nhiệm vụ
- GV theo dõi các nhóm HS đọc mục a phần vận dụng trang 12, SGK và thảo luận để trả lời câu hỏi.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Tiếp sức” viết tên một số máy có thể xử lí thông tin phục vụ trong công nghiệp, nông nghiệp và cuộc sống con người
Luật chơi: Chơi theo nhóm, mỗi nhóm sẽ được GV phát cho một tờ giấy, HS trong nhóm lần lượt truyền tay nhau viết tên một loại máy theo yêu cầu, cứ truyền đi truyền lại cho đến khi hết giờ. Hết giờ, nhóm nào viết được đúng nhiều tên máy hơn thì nhóm đó thắng cuộc. (Trò chơi sẽ diễn ra trong 2 phút)
- GV lấy tên 1,2 loại máy mà HS viết ra hỏi HS về tác dụng của máy đó.

- HS suy nghĩ cá nhân.
- HS trao đổi, chia sẻ với bạn: Thông tin mà máy bay nhận được là gì, kết quả xử lí ra sao?
- HS thay mặt nhóm trình bày kết quả trước lớp.
- Các nhóm HS khác nhận xét, chia sẻ, bổ sung.
Trả lời: Thông tin mà máy bay nhận được là chế độ phun thuốc tự động cho cây trồng.
Kết quả là máy bay thực hiện theo chế độ đó.
- HS tham gia chơi theo nhóm, thực hiện đúng luật chơi. 
- HS trao đổi trước lớp.
c) Tổng kết nhiệm vụ
- GV nhận xét, khen ngợi.
- GV kết luận: Ngày nay, nhiều loại máy có thể xử lí thông tin nhận được để quyết định hành động giúp con người trong công việc.
- GV kết luận chung.
- Qua bài học ngày hôm nay, các em đã biết thêm được điều gì?
- Gọi 1-2 HS đọc ghi nhớ cuối trang 12 trong SGK.
- GV nhận xét tiết học. 
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS chia sẻ trước lớp.
- HS đọc to trước lớp.
- HS lắng nghe..

IV. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 27/09/2022
Ngày dạy: 03,4/10/2022

TUẦN 5
BÀI 5: LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1.1 Năng lực tin học
- Nhận diện và phân biệt được hình dạng thường gặp của những máy tính thông dụng như máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh cùng các thành phần cơ bản của chúng (màn hình, thân máy, bàn phím, chuột).
- Nêu được sơ lược về chức năng của thân máy, màn hình, bàn phím, chuột và loa.
- Nhận biết được màn hình cảm ứng của máy tính bảng, điện thoại thông minh cũng là thiết bị tiếp nhận thông tin vào.
1.2 Năng lực chung
	- Tự chủ và tự học: Hình thành và phát triển năng lực tự học, tự tin chia sẻ báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ.
	- Giao tiếp và...ông tin ở mục 3 phần khám phá, trang 14 SGK, quan sát hình 5.3 và trả lời câu hỏi.
4.3 Sản phẩm của hoạt động:
- Câu trả lời của HS về sự giống và khác nhau giữa máy tính xách tay và máy tính bảng.
4.4 Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a) Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chia lớp thành các nhóm, đưa lên màn chiếu hình 5.3 và yêu cầu các nhóm HS trả lời câu hỏi.

- Các nhóm nhận nhiệm vụ.
b) Thực hiện nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm về các thành phần của máy tính bảng và điện thoại thông minh. Sau đó trả lời câu hỏi.
- GV mời đại diện các nhóm trình bày

- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm chia sẻ trước lớp về câu trả lời của nhóm.
- Nhóm khác nhận xét.
- HS lắng nghe, ghi nhớ
c) Tổng kết nhiệm vụ
- GV nhận xét các nhóm, rút ra kết luận.
Máy tính xách tay, máy tính bảng và điện thoại thông minh cũng có các thành phần, chức năng giống như máy tính để bàn.

- HS lắng nghe.
5. Hoạt động 5 (6 phút): Luyện tập 
5.1. Mục tiêu:
- HS nhận dạng và phân biệt được các thành phần cơ bản của máy tính và chức năng của chúng. 
- Nhận dạng, gọi tên đúng các loại máy tính.
5.2. Nội dung: 
- Nêu tên mỗi thành phần của máy tính hiện trên màn chiếu.
- Quan sát các hình 5.4a, 5.4b,,5.4d và gọi tên loại máy tính tương ứng.
5.3. Sản phẩm của hoạt động:
- Phiếu trả lời kết quả của các nhóm.
5.4. Tổ chức hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a) Chuyển giao nhiệm vụ
- GV trình chiếu slide có hình ảnh các thành phần của máy tính, yêu cầu HS nêu tên thành phần tương ứng.
- Gọi tên các loại máy tính có trong hình.

- HS nhận nhiệm vụ
b) Thực hiện nhiệm vụ
- GV đưa bảng thành phần và hình ảnh của máy tính lên màn chiếu.
- Yêu cầu HS chỉ ra các cặp tương ứng.
- Yêu cầu HS gọi tên các loại máy tính.
- 1 HS nêu tên bộ phận, 1 HS nêu chức năng của bộ phận đó.
- HS thảo luận theo nhóm về sự tương ứng giữa thành phần với hình ảnh.
- HS chỉ ra các cặp tương ứng.
A – 3
B – 4
C – 1
D - 2
- HS gọi tên các loại máy tính có trong hình
Hình 5.4a: Điện thoại thông minh
Hình 5.4b: Laptop
Hình 5.4c: Máy tính bảng
Hình 5.4d: Máy tính cây.
c) Tổng kết nhiệm vụ
- GV nhận xét kết quả của các nhóm, rút ra kết luận.

- HS lắng nghe
6. Hoạt động 6 (6 phút): Vận dụng 
6.1. Mục tiêu:
– Nắm được chức năng, hình ảnh, tên gọi những thành phần cơ bản của máy tính.
– Biết được màn hình của máy tính bảng và điện thoại thông minh có những chức năng gì.
6.2. Nội dung:
- Thảo luận nhóm ghép các chức năng, hình ảnh, tên gọi của các bộ phận máy tính.
6.3. Sản phẩm của hoạt động:
- Phiếu trả lời kết quả thảo luận của các nhóm.
6.4. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a) Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS đọc phần vận dụng trang 15 SGK và trả lời các câu hỏi.

HS nhận nhiệm vụ.
b) Thực hiện nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS trao đổi với bạn chỉ ra các bộ 3 tương ứng với nhau giữa 
chức năng – hình ảnh – tên gọi.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Màn hình của máy tính bảng và điện thoại thông minh có những chức năng gì?

- HS thảo luận nhóm, chia sẻ với các bạn nhóm khác.
- HS đại diện nhóm trình bày trước lớp.
- HS đại diện nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn.
- HS trình bày câu trả lời trước lớp
- HS khác nhận xét, bổ sung
A-3-d
B-4-b
C-1- c
D-2-a
Chức năng của máy tính bảng và điện thoại thông minh:Nghe nhạc, xem phim, nghe radio, Lướt Web. ...
Chơi game giải trí ...
Quay phim, chụp ảnh. ...
Được cài đặt các công cụ tiện ích. ...
Nhắn tin và gọi điện. ...
Ứng dụng văn phòng kết hợp tra từ điển. ...
Mua sắm online.
c) Tổng kết nhiệm vụ
- GV nhận xét kết quả của các nhóm, các câu trả lời của HS và rút ra kết luận như phần ghi nhớ ở trang 15 SGK.
- Gọi 1-2 HS đọc ghi nhớ cuối trang 15, SGK.
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn học sinh về nhà tìm thêm ví dụ.

- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
IV: ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................kích 1 lần chuột trái
Nháy đúp chuột: Kích 2 lần chuột trái
- HS lắng nghe

3. Hoạt động 3: Luyện tập (7 phút)
3.1. Mục tiêu:
- Nhớ các nút của chuột và biết cách cầm chuột đúng.
3.2. Nội dung:
- Quan sát Hình 6.3, kể tên từng bộ phận của chuột, quan sát tranh tìm lỗi sai khi cầm chuột.
- Làm bài tập nối để được cách cầm chuột đúng.
3.3. Sản phẩm của hoạt động:
- Bản thuyết trình cá nhân, nhóm;
- Kết quả bài tập về cách cầm chuột.
3.4. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a) Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS quan sát và thực hiện yêu cầu trong hình 6.3, 6.4 SGK;
- Làm bài tập trong phiếu bài tập.

- HS nhận nhiệm vụ.
b) Thực hiện nhiệm vụ
- Đưa Hình 6.3 SGK lên màn chiếu và Yêu HS cho biết tên từng bộ phận tương ứng với số 1,2,3;
- Cho HS chỉ ra sự tương ứng của các dòng ở cột trái với dòng ở cột phải của bảng cách cầm chuột; 
- Yêu cầu HS quan sát Hình 6.4 SGK cho biết lỗi sai khi cầm chuột tương ứng với hình a,b,c,d;
 Quan sát, giúp đỡ, hướng dẫn các nhóm gặp khó khăn.
- Yêu cầu HS làm phiếu bài tập (Phụ lục 1)

HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS quan sát hình và thảo luận nhóm: một HS đọc số, HS khác nêu tên bộ phận tương ứng. Sau đó đảo ngược vai trò của nhau;
1-b
2-c
3-d
4-e
5-a
- Chia sẻ với các bạn trong nhóm, với các bạn nhóm khác
- HS trình bày trước lớp;
- HS khác nhận xét bổ sung cho bạn;
- HS lắng nghe, ghi nhớ;
- HS làm cá nhân sau đó trao đổi, so sánh, thống nhất kết quả với bạn.
c) Tổng kết nhiệm vụ
- GV lắng nghe và cùng HS đưa ra kết luận.

- HS trả lời câu hỏi của GV.
4. Hoạt động 4: Vận dụng (5 phút)
4.1. Mục tiêu:
- Biết được mối quan hệ giữa thao tác điều khiển chuột và thông tin xử lý của máy tính.
- Biết ghi đúng tên thao tác và cách thực hiện ( như bảng ở trang 18 SGK).
4.2. Nội dung:
- Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi và làm bài tập nối tên thao tác với các thực hiện chuột.
4.3. Sản phẩm của hoạt động:
- Bản thuyết trình, bản ghi hoạt động nhóm;
- Kết quả làm bài tập.
4.4. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a) Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong phần vận dụng trang 18;
- Làm bài tập nối tên các thao tác với cách thực hiện tương ứng.
 
- Nhận nhiệm vụ
b) Thực hiện nhiệm vụ
- Theo dõi HS và giúp đỡ khi cần thiết;
- Yêu cầu làm bài tập theo nhóm đôi. 
(Phụ lục 2),
- HS thảo luận và trả lời;
- Trao đổi với bạn nối tên các thao tác với cách thực hiện tương ứng Chia sẻ với các bạn trong nhóm, với các bạn nhóm khác;
1-g; 2-e; 3- c; 4-b; 5-d; 6- a
- HS trả lời kết quả làm bài;
- HS khác nhận xét bổ sung cho bạn.
c) Tổng kết nhiệm vụ
- GV lắng nghe và cùng HS đưa ra kết luận.
- Yêu cầu HS trả lời: Các thao tác với chuột giúp ích gì cho em?
- Kết luận: Các thao tác với chuột: Nháy chuột, di chuyển, kéo thả giúp em điều khiển máy tính dễ dàng.

- HS chia sẻ cảm nhận trước lớp, trả lời câu hỏi.
IV. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG
..................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 13/10/2022
Ngày dạy: 17,18/10/2022

TUẦN 7
BÀI 7: LÀM VIỆC VỚI MÁY TÍNH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT-
1.1 Năng lực Tin học
- Biết ngồi đúng tư thế khi ngồi làm việc với máy tính, biết vị trí phù hợp của màn hình với mắt, với nguồn sáng trong phòng;
- Nêu được tác hại của việc ngồi sai tư thế hoặc sử dụng máy tính quá thời gian quy định cho lứa tuổi. Nhận ra được tư thế ngồi sai khi làm việc với máy tính.
1.2 Năng lực chung
 - Tự chủ và tự học: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự học, tự tin chia sẻ báo cáo được kết quả thực hiện nhiệm vụ;
- Giao tiếp và hợp tác.
1.3 Phẩm chất: 
- Chăm chỉ: Học sinh chăm học, chăm làm, cố gắng vươn lên hoàn thành nhiệm vụ học tập, yêu thích môn học;
- Trách nhiệm: Có ý thức giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, chăm sóc sức khỏe bản thân.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
2.1 Phương pháp dạy học: 
- Phương pháp kiến tạo dựa trên vấn đề, thảo luận nhóm.
2.2 Phương tiện dạy học:
a) Đối với giáo viên: Phòng máy, máy tính, tivi, video sưu tầm (tư thế ngồi đúng), bài giảng trình chiếu.
b) Đối với học sinh: SGK, vở ghi, bút.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)
1.1. Mục tiêu:
- Tạo hứng thú, dẫn dắt HS vào bài mới.
1.2. Nội dung:
- HS nhận biết nội dung của bài học
1.3. Sản phẩm của hoạt động:
- Những ý kiến phát biểu của HS; 
- HS mô tả cách ngồi khi làm việc với máy tính.
1.4. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a) Chuyển giao nhiệm vụ
Yêu cầu HS lắng nghe câu hỏi và suy nghĩ trả lời

- Nhận nhiệm vụ
b) Thực hiện nhiệm vụ
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Khi làm việc ...chưa đúng tư thế.
c) Tổng kết nhiệm vụ
- Tuyên dương một số bạn ngồi đúng tư thế. 
- Qua bài học ngày hôm nay, các em biết được khi làm việc với máy tính ta phải làm thế nào để bảo vệ sức khỏe?

- HS chia sẻ cảm nhận trước lớp, trả lời câu hỏi.

IV. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
.................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Ngày soạn: 20/10/2022
Ngày dạy: 24,25/10/2022

TUẦN 8
BÀI 8: ĐIỀU KHIỂN MÁY TÍNH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1.1 Năng lực Tin học
- Biết khởi động được máy tính; kích hoạt được phần mềm ứng dụng;
- Biết ra khỏi được hệ thống đang chạy đúng cách;
- Nêu được ví dụ cụ thể về những thao tác không đúng cách khi sử dụng sẽ gây tổn hại cho các thành phần của máy tính.
1.2 Năng lực chung
Tự chủ và tự học: Tự lực khẳng định bản thân mình trong các hoạt động học tập. Sử dụng được một số phần mềm học tập;
Giao tiếp và hợp tác. Tham gia thảo luận nhóm, báo cáo kết quả.
1.3 Phẩm chất
- Chăm chỉ: Học sinh có tinh thần tự học, nhiệt tình tham gia các hoạt động.
- Trách nhiệm: Học sinh có trách nhiệm bảo vệ tài sản chung.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
2.1 Phương pháp dạy học
- Phương pháp thuyết trình, vấn đáp, quan sát
2.2 Phương tiện dạy học
a) Đối với giáo viên: Máy chiếu, phòng máy, máy tính, tivi, bài trình chiếu.
b) Đối với học sinh: Sách giáo khoa.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)
1.1. Mục tiêu:
- Tạo hứng thú cho HS, dẫn dắt vào bài mới.
1.2. Nội dung:
- GV đưa ra các câu hỏi, HS trả lời.
1.3. Sản phẩm của hoạt động
- Sự tò mò muốn khám phá kiến thức của HS; HS trả lời cần khởi động máy tính trước khi sử dụng.
1.4. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a) Chuyển giao nhiệm vụ
Yêu cầu HS lắng nghe câu hỏi và trả lời

- Nhận nhiệm vụ
b) Thực hiện nhiệm vụ
GV đưa ra các câu hỏi:
- Để sử dụng phần mềm máy tính, điều đầu tiên em phải làm gì?
- Sau khi làm việc xong với phần mềm, em phải làm gì
Vậy làm thế nào để có thể làm việc với máy tính và sử dụng các phần mềm? Khi làm việc xong em làm như thế nào để chúng ta thoát ra khỏi các phần mềm và tắt máy tính?

- HS suy nghĩ trả lời từng câu hỏi
Để sử dụng phần mềm máy tính đầu tiên em phải mở được máy tính và mở phần mềm lên.
Sau khi làm việc xong với phần mềm em sẽ đóng phần mềm và tắt máy.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
c) Tổng kết nhiệm vụ
GV kết luận: Bài học hôm nay giúp các em biết điều khiển máy tính đúng cách,

- HS lắng nghe
2. Hoạt động 2: Khám phá 
2.1 Khởi động máy tính (5 phút)
2.1.1 Mục tiêu:
- HS nắm được các thao tác khởi động máy tính, 
2.1.2 Nội dung:
- Quan sát Hình 8.1 SGK, thực hành các thao tác theo hướng dẫn.
2.1.3 Sản phẩm của hoạt động:
- HS khởi động được máy tính.
2.1.4 Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a) Chuyển giao nhiệm vụ
- Yêu cầu HS thực hiện khởi động máy tính,

- Nhận nhiệm vụ
b) Thực hiện nhiệm vụ
- Đưa Hình 8.1 lên màn chiếu, cho HS khởi động máy tính 
- Theo dõi và giúp đỡ HS khi cần.
- HS quan sát Hình trên màn chiếu và làm theo;
1: Nhấn nút nguồn màn hình
2: nhấn nút nguồn trên thân máy tính
- HS thực hành trên máy;
- Các nhóm thực hiện thao tác khởi động máy tính theo hướng dẫn như trên màn chiếu;
c) Tổng kết nhiệm vụ
- GV nhận xét.

- HS quan sát, lắng nghe.
2. Hoạt động 2: Khám phá ( tiếp)
2.2 Sử dụng phần mềm Notepad (9 phút)
2.2.1 Mục tiêu:
- HS kích hoạt và thoát khỏi phần mềm Notepad 
2.2.2 Nội dung:
- Quan sát tranh, thực hành các thao tác theo hướng dẫn.
2.2.3 Sản phẩm của hoạt động:
- HS kích hoạt, gõ được một số phím, thoát khỏi phần mềm Notepad.
2.2.4 Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a) Chuyển giao nhiệm vụ
Cho đọc mục 2 trang 22 SGK, về kích hoạt, gõ được một số phím, thoát khỏi phần mềm Notepad.

- Nhận nhiệm vụ
b) Thực hiện nhiệm vụ
...HS
a) Chuyển giao nhiệm vụ
Yêu cầu HS tham gia chơi trò chơi “Truyền điện”

- HS lắng nghe, chuẩn bị tham gia chơi
b) Thực hiện nhiệm vụ
- Tổ chức Chơi trò chơi “Truyền điện ”: 
- Kể tên đồ dùng sử dụng điện và lưu ý về an toàn điện?

- HS tham gia chơi trò chơi. Lần lượt từng HS kể tên các đồ dùng sử dụng điện.
- HS trả lời theo hiểu biết của mình
c) Tổng kết nhiệm vụ
Nhận xét kết quả của HS
Giới thiệu bài (theo phần mở đầu)

- HS lắng nghe
2. Hoạt động 2: Khám phá 
2.1 An toàn điện khi sử dụng máy tính (10 phút)
2.1.1 Mục tiêu:
- HS nắm được quy tắc an toàn điện;
- Ý thức đề phòng tai nạn về điện khi sử dụng máy tính.
2.1.2 Nội dung:
- Quan sát Hình 9.1; 9.2, 9.3, 9.4 SGK và trả lời các câu hỏi.
2.1.3 Sản phẩm của hoạt động:
- Ý kiến trình bày của HS, bản thảo luận nhóm.
2.1.4 Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a) Chuyển giao nhiệm vụ
- Cho HS quan sát các Hình trang 24 SGK và trả lời câu hỏi;
- Không nên để máy tính ở nới như thế nào?
- Cần tránh để những vật dụng gì ở gần máy tính?
- Khi ngoài trời có sấm sét, có nên sử dụng máy tính không?
- Tại sao không nên sử dụng máy tính khi tay ướt?
- Cho HS trao đổi về quy tắc an toàn điện.

- Nhận nhiệm vụ
*HSTL:
- Không nên để máy tính ở nơi ẩm ướt.
- Cần tránh để những vật dụng chứa chất lỏng, dễ đổ vỡ ở gần máy tính.
- Khi ngoài trời có sấm sét, không nên sử dụng máy tính.
- Có thể bị giật do dò điện hoặc nước có thể rớt vào dẫn đến hỏng máy tính.
b) Thực hiện nhiệm vụ
- Theo dõi và giúp đỡ HS khi cần.
- HS quan sát các Hình trang 24 SGK và trả lời câu hỏi;
- HS trao đổi về quy tắc an toàn điện.
Trao đổi với bạn những việc nào nên làm, việc nào không nên làm và giải thích tại sao;
- Đại diện HS nêu việc nào nên làm, việc nào không nên làm và giải thích rõ nguyên nhân;
- HS làm phiếu bài tập và rút ra quy tắc an toàn điện khi sử dụng máy tính ;
- Báo cáo kết quả thảo luận thông qua phiếu học tập.
c) Tổng kết nhiệm vụ
- GV Nhận xét, kết luận về quy tắc an toàn khi sử dụng điện.
- Để máy tính ở nơi sạch sẽ khô thoáng, đủ ánh sáng.
- Không để máy tính ở tình trạng ẩm ướt.
- Không sử dụng máy tính khi tay ướt;
- Tránh để vật dụng chứa nước dễ đổ ở gần máy tính;
- Tránh để máy tính bị rò điện gây nguy hiểm cho người dùng.

Lắng nghe
2. Hoạt động 2: Khám phá (tiếp)
2.2 Có ý thức đề phòng tai nạn về điện khi dùng máy tính (8 phút)
2.2.1 Mục tiêu:
- HS có ý thức đề phòng tai nạn về điện.
2.2.2 Nội dung:
- Trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi.
2.2.3 Sản phẩm của hoạt động:
- Ý kiến trình bày của HS, bản thảo luận nhóm.
2.2.4 Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a) Chuyển giao nhiệm vụ
Cho HS trình bày những tình huống có thể gây tại nạn về điện khi sử dụng máy tính.

- Nhận nhiệm vụ
b) Thực hiện nhiệm vụ
- Theo dõi và giúp đỡ HS khi cần.

- HS trình bày những tình huống có thể gân tại nạn về điện khi sử dụng máy tính;
HS: Không lau màn hình bằng khăn ướt 
- 2-3 HS nêu tình huống của mình trước lớp ;
- Nhận xét, đánh giá nhóm bạn.
c) Tổng kết nhiệm vụ
- GV Nhận xét, kết luận.

- HS lắng nghe
3. Hoạt động 3: Luyện tập (7 phút)
3.1. Mục tiêu:
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho HS. 
- Biết không để những gì gần bàn phím máy tính.
3.2. Nội dung:
- Đọc tình huống, thảo luận nhóm
3.3. Sản phẩm của hoạt động:
- Câu trả lời của HS.
3.4. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a, Giao nhiệm vụ
Cho HS đọc tình huống và trả lời câu hỏi.
- Nhận nhiệm vụ
b, Thực hiện nhiệm vụ
- Theo dõi và giúp đỡ HS khi cần.
- HS đọc tình huống và trả lời câu hỏi.
HSTL: Không nên để cốc nước cam trên bàn để máy tính vì đảm bảo an toàn về điện khi sử dụng.
c) Tổng kết nhiệm vụ
- GV nhận xét: Đưa ra đánh giá về cách xử lý tình huống, và kết luận.

- HS lắng nghe

4. Hoạt động 4: Vận dụng (5 phút)
4.1. Mục tiêu:
- Biết không làm việc với máy tính khi ngoài trời có sấm sét.
4.2. Nội dung:
- Đọc tình huống, trả lời các câu hỏi.
4.3. Sản phẩm của hoạt động:
- HS đưa ra được lời khuyên và giải thích cho bạn vì sao không nên sử dụng máy tính khi ngoài trời có sấm sét.
4.4. Tổ chức hoạt động.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a) Chuyển giao nhiệm vụ
- Cho HS đọc tình huống và lời câu hỏi thứ nhất;
- Cho HS trao đổi và trả lời câu hỏi thứ hai.

- HS lắng nghe

b) Thực hiện nhiệm vụ
- Theo dõi và giúp đỡ HS khi cần.

- Đọc tình huống và lời câu hỏi thứ nhất;
HSTL: Em hãy tạm dừng xem, tắt máy tính khi có sấm sét.
- Trao đổi và trả lời câu hỏi thứ hai;
HSTL: Không nên làm việc khi ngoài trời có thể sét đánh làm hỏng máy tính. 
- HS đánh giá cách xử lý của bạn.
c) Tổng kết nhiệm vụ
- GV Đánh giá, nhận xét, kết luận
- Nêu ý nghĩa của việc thực hiện an toàn khi sử dụng máy tính.
- Yêu cầu bản thân mỗi học sinh và nhắc nhở người thân thực hiện an toàn điện khi dùng máy tính.
Thực hiện quy tắc an toàn điện và luôn đề phòng tai nạn về điện khi sử dụng máy tính.

- HS lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
.....................................................................n các phím trên hàng phím cụ thể.
c) Tổng kết nhiệm vụ
- Nhận xét, đánh giá, kết luận.
 Lắng nghe
4. Hoạt động 4: Vận dụng (7 phút)
4.1. Mục tiêu
- Biết được khu vực chính của bàn phím có những hàng phím nào: Phím Esc không thuộc khu vực chính.
4.2. Nội dung:
- Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
4.3. Sản phẩm của hoạt động:
- Bản trình bày thảo luận nhóm;
- HS trả lời được về tên các hàng phím trong khu vực chính của bàn phím và phím Esc không thuộc khu vực này.
4.4. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a) Chuyển giao nhiệm vụ
- Cho HS trao đổi với bạn và trả lời câu hỏi,
- Cho HS trao đổi nhóm về nội dung phần đọc thêm.

- HS lắng nghe yêu cầu.
b) Thực hiện nhiệm vụ
- Theo dõi và giúp đỡ HS khi cần.

- Trao đổi với bạn và trả lời câu hỏi,
- Trao đổi nhóm về nội dung phần đọc thêm
- Nhân xét câu trả lời của bạn.
c) Tổng kết nhiệm vụ
Nhận xét, Kết luận: Khu vực chính của bàn phím gồm.: hàng phím số và ký hiệu, hàng phím trên hàng phím cơ sở hàng phím dưới Và hàng phím dưới cùng. 
 
Lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Ngày soạn: 10/11/2022
Ngày dạy: 14,15/11/2022

TUẦN 11
BÀI 11: CÁCH ĐẶT NGÓN TAY GÕ PHÍM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
	1.1 Năng lực Tin học
- Biết được vị trí đặt các ngón tay trên hàng phím cơ sở;
	- Thực hiện được thao tác gõ các phím ở hàng cơ sở, hàng trên, hàng dưới đúng quy định của cách gõ bàn phím.
	1.2 Năng lực chung
	- Tự chủ và tự học: HS tự làm được những việc của mình ở lớp theo sự phân công, hướng dẫn.
	- Giao tiếp và hợp tác: Biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thày cô.
1.3 Phẩm chất:
- Chăm chỉ: HS tích cực hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Trách nhiệm: Có ý thức bảo quản giữ gìn bàn phím của máy tính.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
2.1 Phương pháp dạy học: 
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp thực hành. 
- Phương pháp thảo luận nhóm.
- Phương pháp nêu vấn đề.
- Phương pháp trò chơi
2.2 Phương tiện dạy học:
a) Đối với giáo viên: Máy chiếu, máy tính, bàn phím máy tính, phiếu học tập, bài trình chiếu.
b) Đối với học sinh: SGK, đồ dùng học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)
1.1. Mục tiêu:
- Tạo hứng thú cho HS, dẫn dắt vào bài mới.
1.2. Nội dung:
- Xòe bàn tay và cho HS nói tên của các ngón tay trên bàn tay.
1.3. Sản phẩm của hoạt động
- Gọi được tên các ngon tay trên bàn tay;
- HS Gõ được tên cô giáo (không dấu).
1.4. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a) Chuyển giao nhiệm vụ
Xác định tên mỗi ngón tay trên bàn tay
- Nhận nhiệm vụ
b) Thực hiện nhiệm vụ
GV trình chiếu hình ảnh quy định tên các ngón tay.
- Yêu cầu HS nói tên các ngón tay trên bàn tay của mình.
- Mời 1 HS lên thực hiện gõ thật chậm tên của cô giáo không dấu trên bàn phím trước lớp. 
- Khi bạn thực hiện các em hãy quan sát thật kĩ cách bạn đặt ngón tay gõ phím (chữ Y ngón nào gõ, chữ ê ngón nào gõ, chữ n ngón nào gõ).
+ Theo các em bạn đặt các ngón tay để gõ tên của cô đã đúng cách chưa?

- HS quan sát.
- Cho HS xòe các ngón tay và nói tên các ngón tay.
- HS lên thực hiện
- HS quan sát các ngón tay thực hiện gõ chữ của bạn.
- HS trả lời theo sự hiểu biết của mình.
c) Tổng kết nhiệm vụ
- Để biết các em đặt các ngón tay gõ phím như vậy đúng cách chưa thì bây giờ chúng ta cùng nhau khám phá nhé!

- HS lắng nghe
2. Hoạt động 2: Khám phá (14 phút)
2.1.1 Mục tiêu:
- Nắm được nhiệm vụ của từng ngón tay;
- Biết cách đặt tay lên bàn phím và gõ phím bằng 10 ngón tay.
2.1.2 Nội dung:
- Quan sát Hình 11.1 SGK và trả lời câu hỏi.
- Gõ các phím được chỉ ra ở mục 2 trang 28 SGK.
2.1.3 Sản phẩm của hoạt động
- Bản nghi nhiệm vụ của từng ngón tay, HS đặt tay lên bàn phím đúng. Gõ được các phím như mục 2 trang 28 SGK.
2.1.4 Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a) Chuyển giao nhiệm vụ
- Cho HS quan sát Hình 11.1 và trả lời câu hỏi,
- Cho HS đọc hướng dẫn đặt những ngón tay chờ gõ phím; gõ các phím được chỉ ra ở mục 2 trang 28 SGK.

- HS lắng nghe yê... hoạt động:
- Bài thực hành của HS trên máy.
2.1.4 Tổ chức trò chơi:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a) Chuyển giao nhiệm vụ
 Cho HS:
Kích hoạt phần mềm Tux Typing;
Vào và thực hiện trò chơi gõ chữ;
Thoát trò chơi.

- Nhận nhiệm vụ

b) Thực hiện nhiệm vụ
- Theo dõi và giúp đỡ HS khi cần.
Trao đổi nhóm và:
Kích hoạt phần mềm Tux Typing;
Vào và thực hiện trò chơi gõ chữ;
Gõ ba lần liên tiếp Esc để thoát trò chơi.
c) Tổng kết nhiệm vụ
Nhận xét việc thực hiện của HS
Giới thiệu Tux Typing là phần mềm trò chơi gõ chữ.

- HS lắng nghe
3. Hoạt động 3: Luyện tập (14 phút )
3.1. Mục tiêu
- Vào và thực hiện trò chơi bắn thiên thạch.
3.2. Nội dung:
- Thực hành vào và chơi trò bắn thiên thạch.
3.3. Sản phẩm của hoạt động:
- Bài thực hành của HS trên máy tính.
3.4. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a) Chuyển giao nhiệm vụ
- Cho HS vào và thực hiện chơi bắn thiên thạch.

- HS lắng nghe

b) Thực hiện nhiệm vụ
- Theo dõi và giúp đỡ HS khi cần.
- Vào và thực hiện trò chơi bắn thiên thạch.
c) Tổng kết nhiệm vụ
Nhận xét quá trình HS tham gia chơi
Lưu ý với HS khi chơi sử dụng ngón tay gõ phím theo sư phân công.

- HS lắng nghe
4. Hoạt động 4: Vận dụng (5 phút)
4.1. Mục tiêu:
- Vào và thực hiện trò chơi ở mức trung bình.
4.2. Nội dung:
- Thực hành theo nhóm trò chơi Fish Cascade ở mức trung bình.
4.3. Sản phẩm của hoạt động:
- Bài thực hành của HS trên máy.
4.4. Tổ chức hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a) Chuyển giao nhiệm vụ
Cho HS vào và thực hiện trò chơi gõ chữ ở mức trung bình.

- HS lắng nghe nhiệm vụ
b) Thực hiện nhiệm vụ
- Theo dõi và giúp đỡ HS khi cần. 

- Vào và thực hiện trò chơi gõ chữ ở mức trung bình.
c) Tổng kết nhiệm vụ
Kết luận: Phần mềm Tux Typing giúp em luyện gõ phím nhanh và đúng.

HS trả lời theo hiểu biết của mình

IV. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
..................................................................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 23/11/2022
Ngày dạy: 28,29/11/2022

TUẦN 13
BÀI 13: THỰC HÀNH SỬ DỤNG BÀN PHÍM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực:
1.1. Năng lực Tin học
	- Biết cách sử dụng phần mềm Notepad để gõ văn bản;
	- Biết sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin: Thực hiện nhanh các thao tác gõ phím;
	- Biết ứng dụng công nghệ thông tin: Sử dụng được một số phần mềm hỗ trợ học tập.
	1.2. Năng lực chung
	- Tự học và tự chủ: Thực hiện được các nhiệm vụ khác nhau với những yêu cầu khác nhau. 
- Giao tiếp và hợp tác: HS báo cáo được kết quả rõ ràng và nhận xét, đánh giá được kết quả của nhóm bạn.
2. Phẩm chất:
- Chăm chỉ học tập: Ham học hỏi để mở rộng kiến thức.
- Trách nhiệm: Tự giác thực hiện tốt các quy định về học tập.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 1. Phương pháp dạy học: 
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp thực hành
2. Phương tiện dạy học:
a) Đối với giáo viên: Máy chiếu, máy tính.
b) Đối với học sinh: SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)
1.1. Mục tiêu:
- Tạo hứng thú cho HS, dẫn dắt vào bài mới.
1.2. Nội dung:
- GV đưa ra các câu hỏi, HS trả lời.
1.3. Sản phẩm của hoạt động
- HS kể được tên phần mềm giúp luyện gõ nhanh bàn phím.
1.4. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a) Chuyển giao nhiệm vụ
Trả lời câu hỏi
- Nhận nhiệm vụ
b) Thực hiện nhiệm vụ
Để luyện gõ phím nhanh và đúng cách các em có thể sử dụng những phần mềm nào?

- HS trả lời
c) Tổng kết nhiệm vụ
Kết luận: Để luyện gõ phím nhanh và đúng cách các em có thể sử dụng phần mềm Tux Typing, Notepad, Word, Trong bài học ngày hôm nay “Thực hành sử dụng bàn phím”, Notepad sẽ giúp các em sử dụng bàn phím thành thạo hơn qua việc nhập văn bản.

- HS lắng nghe
2. Hoạt động 2: Khám phá (12 phút)
2.1. Mục tiêu:
- Nắm được chức năng các phím cách, Enter, Delete và Backspace;
- Gõ được hai dòng văn bản như Hình 13.2 SGK.
2.2. Nội dung:
- Cho HS khởi động phần mềm Notepad, thực hành khám phá chức năng các phím.
- Gõ được hai dòng văn bản như Hình 13.2 SGK và trả lời câu hỏi.
2.3. Sản phẩm của hoạt động
- Hai dòng văn bản ở Hình 13.2 SGK.
2.4. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a) Chuyển giao nhiệm vụ
Cho HS kích hoạt phần mềm Notepad, sau đó nhập hai dòng văn bản về thông tin như hình 13.2.

- Nhận nhiệm vụ
b) Thực hiện nhiệm vụ
- Theo dõi và giúp đỡ HS khi cần.

- Kích hoạt phần mềm Notepad;
- Học sinh nhập dòng văn bản thứ nhất và học khác quan sát, sau đó đổi vai trò cho nhau thực hiện nhập dòng văn bản thứ hai;

c) T

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_tin_hoc_3_hoc_ky_1_nam_hoc_2022_2023_truong.docx