Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 3 Sách CTST - Chương trình cả năm
1. Năng lực đặc thù.
- Nhận diện và tìm được một số từ ngữ chỉ màu sắc.
- Đặt được 1-2 câu có từ ngữ chỉ màu sắc và viết được câu thể hiện came xúc khi thấy cảnh đẹp.
- Trao đổi với bạn những việc con người cần làm để gìn giữ, tô điểm cho non sông, đất nước ngày càng tươi đẹp.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ. Hoàn thành các bài tập có trong bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia các trò chơi vân động, các hoạt động trong tiết học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận trao đổi hợp tác trong nhóm
3. Phẩm chất.
- Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước, nhân ái, trách nhiệm; góp phần hình thành và bồi dưỡng cho HS lòng tự hào về vẻ đẹp của Tổ quốc, về truyền thống, văn hóa cảnh đẹp của đất nước Việt Nam; bước đầu có ý thức giữ gìn cảnh đẹp, vẻ đẹp văn hóa, truyền thống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
*GDBVMT:
- Học sinh yêu cảnh đẹp thiên nhiên trên đất nước ta, từ đó thêm yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ quang cảnh thiên của địa phương, đất nước.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 3 Sách CTST - Chương trình cả năm
TUẦN 1 TIẾNG VIỆT CHỦ ĐIỂM: VÀO NĂM HỌC MỚI Bài 1: CHIẾC NHÃN VỞ ĐẶC BIỆT (T1+2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù. - Nói được với bạn những chuẩn bị của em cho năm học mới. - Nêu được phỏng đoán về nội dung bài qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh hoạ. - Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; bước đầu đọc phân biệt được lời nhân vật và lời người dẫn chuyện với giọng phù hợp; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. - Hiểu được nội dung bài đọc: Bạn nhỏ mong muốn được trở lại trường học để gặp bạn bè sau kì nghỉ hè; tích cực chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập cho năm học mới. - Tìm đọc được một truyện về trường học, viết được Phiếu đọc sách và biết cách chia sẻ với bạn Phiếu đọc sách của em. - Phát triển năng lực ngôn ngữ. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm. 3. Phẩm chất. Trách nhiệm, yêu nước, nhân ái. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - Tranh ảnh, video clip HS thực hiện một vài hoạt động chuẩn bị cho năm học mới. - HS: mang theo sách có truyện về trường học và Phiếu đọc sách đã ghi chép về truyện đã đọc. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh TIẾT 1 - 2 1. Khởi động. - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Nói được với bạn những chuẩn bị của em cho năm học mới. + Nêu được phỏng đoán về nội dung bài qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh hoạ. - Cách tiến hành: - GV tổ chức cho học sinh múa hát bài hát “Vui đến trường”. - GV giới thiệu tên chủ điểm và yêu cầu HS nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ của em về tên chủ điểm Vào năm học mới. - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi nói với bạn về những việc em chuẩn bị cho năm học mới: sách vở, quần áo, ba lô, - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV cho HS xem tranh và dẫn dắt vào bài mới: Chiếc nhãn vở đặc biệt. - HS tham gia múa hát. -HS lắng nghe, suy nghĩ và trả lời. -HS thảo luận nhóm đôi - HS lắng nghe. 2. Hoạt động Khám phá và luyện tập. - Mục tiêu: - Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; bước đầu đọc phân biệt được lời nhân vật và lời người dẫn chuyện với giọng phù hợp; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. - Hiểu được nội dung bài đọc: Bạn nhỏ mong muốn được trở lại trường học để gặp bạn bè sau kì nghỉ hè; tích cực chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập cho năm học mới. - Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: 2.1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng - GV đọc mẫu: Đọc phân biệt giọng nhân vật: giọng người dẫn chuyện thong thả, vui tươi; giọng chị Hai ở đoạn 1 thể hiện tâm trạng háo hức, ở đoạn 4 trìu mến thể hiện tình cảm yêu thương; giọng bạn nhỏ thể hiện niềm mong đợi). - GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ câu đúng, chú ý câu dài. Đọc diễn cảm các lời thoại với ngữ điệu phù hợp. - Gọi 1 HS đọc toàn bài. - GV chia đoạn: (4 đoạn) + Đoạn 1: Từ đầu đến thương quá đi thôi. + Đoạn 2:Tiếp theo đến ngày tựu trường. + Đoạn 3: Tiếp theo đến mềm mại hiện lên. + Đoạn 4: Tiếp theo đến hết. - GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn. - Luyện đọc từ khó: reo, náo nức, - Luyện đọc câu dài: Tôi mở một quyển sách,/ mùi giấy mới thơm dịu/khiến tôi thêm náo nức,/ mong đến ngày tựu trường.//; Ngắm những quyển vở mặc áo mới,/ dán chiếc nhãn/ xinh như một đám mây nhỏ,/ tôi thích quá,/ liền nói:// - Giải nghĩa từ khó hiểu: Náo nức: phấn khởi mong đợi một điều gì đó. - Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4. - GV nhận xét các nhóm. 2.2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu - GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. + Câu 1: Khi năm học mới sắp đến, hai chị em cảm thấy thế nào? + Câu 2: Hai chị em đã làm những việc gì để chuẩn bị cho năm học mới? + Câu 3: Theo em, vì sao bạn nhỏ mong được đến lớp ngay? + Câu 4: Em ước mong những gì ở năm học mới? - GV mời HS nêu nội dung bài. - GV chốt nội dung bài đọc: Bạn nhỏ mong muốn được trở lại trường học để gặp bạn bè sau kì nghỉ hè; tích cực chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập cho năm học mới. 2.3. Hoạt động 3 : Luyện đọc lại. - GV đọc lại toàn bài. - GV yêu cầu học sinh xác định được giọng đọc của người dẫn chuyện, chị Hai, bạn nhỏ và một số từ ngữ cần nhấn giọng trên cơ sở hiểu nội dung bài. - GV hướng dẫn đọc phân vai: người dẫn chuyện, chị Hai, bạn nhỏ. - GV yêu cầu đọc phân vai đoạn từ Chị Hai rủ tôi... đến hiện lên. - GV nhận xét, tuyên dương. - Hs lắng nghe. - HS lắng nghe cách đọc. - 1 HS đọc toàn bài. - HS quan sát - HS đọc nối tiếp theo đoạn. - HS đọc từ khó. - 2-3 HS đọc câu dài. -HS lắng nghe. - HS luyện đọc theo nhóm 4. - HS lắng nghe. - HS trả lời lần lượt các câu hỏi: + Khi năm học mới sắp đến, hai chị em cảm thấy háo hức. + Hai chị em đã cùng mẹ đi mua sá... - GV yêu cầu nhận xét chéo nhau trong bàn. - GV chấm một số bài, nhận xét, tuyên dương. 2.3. Luyện viết thêm - GV cho HS đọc và tìm hiểu nghĩa của từ Hội An và câu ứng dụng: Ai cũng mong năm học mới đến thật nhanh. - GV giới thiệu: Hội An là một thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam, Việt Nam. Phố cổ Hội An từng là một thương cảng quốc tế sầm uất. Nơi đây có những công trình kiến trúc đã xây dựng từ hàng trăm năm trước, được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới từ năm 1999. - GV cho HS viết vào vở. - GV yêu cầu nhận xét chéo nhau trong bàn. - GV chấm một số bài, nhận xét, tuyên dương. - HS quan sát video. - HS viết bảng con. -HS trả lời. - HS quan sát video. - HS viết vào vở chữ A, Ă, Â hoa. - HS đọc tên riêng: Chu Văn An - HS lắng nghe. -HS trả lời. - HS xem viết mẫu. - HS viết tên riêng Chu Văn An vào vở tập viết. - 1 HS đọc yêu cầu - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS viết câu thơ vào vở. - HS nhận xét chéo nhau. -HS đọc và tìm hiểu - HS lắng nghe. - HS viết từ và câu ứng dụng vào vở. - HS nhận xét chéo nhau. 3. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: - GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh. + Cho HS quan sát video cảnh đẹp của Hội An. + GV nêu câu hỏi em thấy Hội An là nơi như thế nào? - Nhận xét, tuyên dương - HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. - HS quan sát video. + Trả lời các câu hỏi. - Lắng nghe, rút kinh nghiệm. IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ------------------------------------------------------------------ Luyện từ và câu MỞ RỘNG VỐN TỪ: HỌC TẬP (T4) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù. - Mở rộng được vốn từ về Học tập, đặt câu với từ ngữ tìm được. - Rèn kĩ năng sử dụng và phát triển vốn từ, có kỹ năng sử dụng từ ngữ hợp lý trong các hoàn cảnh giao tiếp. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời các câu hỏi. Làm được các bài tập 1, 2. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia trong nhóm. 3. Phẩm chất. Trách nhiệm, yêu nước, nhân ái. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: SGK, Thẻ từ để tổ chức cho HS chơi trò chơi ở BT 1 phần luyện từ và câu. - HS: SGK III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. - Cách tiến hành: - GV cho HS hát và múa theo bài “Vui đến trường”. - GV Kiểm tra sách vở chuẩn bị của học sinh. - Giới thiệu bài mới, Ghi bảng đầu bài. - HS múa hát. - Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài. 2. Khám phá và luyện tập: - Mục tiêu: + Mở rộng vốn từ Học tập. Đặt câu có từ ngữ về Học tập. - Cách tiến hành: 2.1. Hoạt động 1: Luyện từ Bài tập 1: - GV yêu cầu HS nêu yêu cầu của BT1. - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân tìm từ. - Gv tổ chức hs chơi trò chơi Tiếp sức trước lớp. - Gv nghe cá nhân hoặc các nhóm nhận xét bổ sung. - GV nhận xét,đánh giá, tuyên dương 2.2. Hoạt động 2: Luyện câu Bài 2: - GV yêu cầu HS nêu yêu cầu của BT2. - GV yêu cầu Hs thực hiện trong nhóm đôi - GV yêu cầu HS thực hiện vào vở. - GV mời HS chia sẻ trước lớp. - GV nhận xét. - HS xác định yêu cầu của BT1. - Cá nhân HS tìm 1 - 2 từ ngữ cho mỗi nhóm a, b, c, d và ghi vảo thẻ - HS tham gia chơi trò chơi (Gợi ý: a. Toán, Tiếng Việt, Mĩ thuật,. . b. Giấy, bút, thước, cặp, sách, , c. giày bút, sách bút, . d. đọc sách, làm toán, ca hát,...). -HS lắng nghe. - HS xác định yêu cầu của BT 2 - HS đọc lại các từ ngừ tìm được ở BT 1 trong nhóm đôi. 1 - 2 HS nói câu vừa đặt trước lớp. - HS thực hiện vào vở. - HS chia sẻ. - HS lắng nghe. 3. Vận dụng: * Mục tiêu: Ôn lại từ ngữ về học tập. * Cách tiến hành: - Gv tổ chức cho HS Chơi trò chơi Vui đến trường - HS chơi trong nhóm đôi Tìm đường đến trường (GV khuyến khích HS chọn đường đến trường có các đồ dùng học tập). - Gv tổng kết bài học. - HS chơi trong nhóm đôi Tìm đường đến trường - HS nói 1 - 2 câu về đồ vật em thấy trên đường đến trường * Hoạt động nối tiếp: Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. Cách tiến hành: -Gọi HS nêu lại 1 số đồ dùng học tập. Hs nêu trước lớp Về nhà xem lại bài. Chuẩn bị: “Lắng nghe những ước mơ” IV. ĐI... (T2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù. - Nói được 2-3 câu về một môn học em thích theo gợi ý. - Biết làm quen với các bạn trong nhóm, tổ học tập mới; biết đặt tên nhóm; biết tự giới thiệu, giới thiệu về nhóm, tồ và từng thành viên của nhóm, tổ trước lớp. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực giao tiếp và hợp tác. 3. Phẩm chất: Trách nhiệm, yêu nước, nhân ái. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: SGK, bảng phụ - HS: SGK III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động khởi động: Mục tiêu + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. Cách tiến hành - GV cho HS hát bài “Baby share” - GV kiểm tra sách vở chuẩn bị của học sinh. - Giới thiệu bài mới - Ghi bảng đầu bài. - HS hát - Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài. 2. Hoạt động Khám phá và luyện tập: Mục tiêu: Nói được 2-3 câu về một môn học em thích theo gợi ý. Biết làm quen với các bạn trong nhóm, tổ học tập mới; biết đặt tên nhóm; biết tự giới thiệu, giới thiệu về nhóm, tồ và từng thành viên của nhóm, tổ trước lớp. Cách tiến hành: 2.1. Hoạt động nói: Nói về một môn học em thích -Gv hs nêu yêu cầu của BT 2 và kể tên các môn học ở lớp Ba. -Gv tổ chức HS trao đổi trong nhóm đôi về một môn học em thích dựa vào gợi ý: + Em thích môn học nào? + Em thích những hoạt động nào trong giờ học môn đó? + Sản phẩm của môn học là gì? + Cảm xúc của em khi được học môn học đó như thế nào? - GV gọi HS trình bày - GV nhận xét, tuyên dương 2.2. Nói và nghe - Gv yêu hs xác định và phân tích yêu cầu của BT - Gv yêu cầu HS đọc các gợi ý và trả lời một vài câu hỏi của GV để thực hiện yêu cầu BT: + Em có thể làm gì để làm quen vời các bạn trong nhóm, tổ học tập mới? + Em muốn tự giới thiệu với các bạn những gì? Vì sao? + Tên của nhóm, tổ em là gi? - HS tổ chức họp nhóm, tổ theo yêu cầu BT - GV yêu cầu một vài nhóm, tồ giới thiệu trước lớp - GV nhận xét nội dung. HS xác định yêu cầu của BT 2 và kể tên các môn học ở lớp Ba. HS trao đổi trong nhóm đôi về một môn học em thích. 2 - 3 HS trình bày kết quả trước lớp -HS lắng nghe. - HS xác định và phân tích yêu cầu BT - HS đọc các gợi ý và trả lời một vài câu hỏi của GV - HS tổ chức họp nhóm, tổ theo yêu cầu BT Một vài nhóm, tồ giới thiệu trước lớp -HS lắng nghe. 3. Vận dụng Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. Cách tiến hành: Em hãy kể tên những môn học mà em biết 1-2 hs nêu Về nhà xem lại bài. Chuẩn bị: Viết đoạn văn giới thiệu bản thân. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ TIẾNG VIỆT VIẾT SÁNG TẠO: VIẾT ĐOẠN VĂN GIỚI THIỆU BẢN THÂN (T3) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù. - Nhận diện được cấu trúc, nội dung và viết được đoạn văn ngắn tự giới thiệu về sở thích và ước mơ của bản thân. - Nhận xét được bài viết em thích bằng từ ngữ và khuôn mặt phù hợp 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực giao tiếp và hợp tác. 3. Phẩm chất. Trách nhiệm, yêu nước, nhân ái. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: SGK, ảnh chụp chân dung hs giới thiệu bản thân - HS: SGK III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động: - Kiểm tra sự chuẩn bị của hs. - Giới thiệu bài mới- Ghi bảng đầu bài. - Mở SGK và ghi tựa bài. 2. Hoạt động Khám phá và luyện tập: Hoạt động Viết sáng tạo Mục tiêu: Nhận diện được cấu trúc, nội dung và viết được đoạn văn ngắn tự giới thiệu về sở thích và ước mơ của bản thân. Nhận xét được bài viết em thích bằng từ ngữ và khuôn mặt phù hợp. Cách tiến hành: 2.1. Nói về sở thích và ước mơ Gv yêu cầu HS đọc BT1 Gv yêu cầu HS quan sát tranh, đọc các từ ngữ nói về sở thích và ước mơ của bạn Hồng Ân. (GV khuyến khích HS phát triển ý tưởng dựa vào tranh và từ ngữ gợi ý, VD: sở thích hoạt động, ước mơ -> những việc làm để thực hiện ước mơ,...). GV nhận xét và rút ra một số điểm cần lưu ý khi giới thiệu bản thân, tên, tuổi, sở thích, ước mơ,. 2.2. Viết đoạn văn ngắn giới thiệu bản thân Gv yêu cầu HS đọc và phân tích yêu cầu BT 2. (GV khuyển khích HS phát triền ý tưởng. VD: tên -> lí do đặt tên, tuổi, sở thích -> hoạt động, ước mơ -> những việc làm để thực hiện ước mơ;.. .). - Gv yêu cầu HS viết 4-5 câu giới thiệu bân thân theo nội dung vừa nói vào vở. - Gv yêu cầu HS dán ảnh hoặc trang trí đơn giản bài viết. - GV nhận xét. HS đọc và phân tích yêu cầu BT1 HS quan sát tranh, đọc các từ ngữ nói về sở thích và ước mơ của bạn Hồng Ân. HS nói về sở thích và ước mơ của bạn Hồng An trong nhóm đôi. Hs khác nhận xét bổ sung. HS đọc và phân tích yêu cầu BT 2. HS giới t...à trình bày trước lớp, kết hợp luyện đọc một số từ khó: véo von, phơi phới, giục giã, - HS nhắc lại. - HS theo nhóm đôi, thảo luận và trả lời các câu hỏi. + Hình ảnh, âm thanh được nhắc đến là: chim sâu nhỏ, mặt trời chín đỏ, nắng hồng, tiếng hót véo von của chim. + Trên đường đến trường, bạn nhỏ cảm thấy lòng vui phơi phới. + Khổ thơ cuối nói lên những niềm vui của bạn nhỏ mỗi ngày ở lớp. + Hai khổ thơ đầu có câu 1-3; 2-4 có tiếng cuối mang vần giống nhau (nhỏ-đỏ; cành-xanh; mới-phới; phương-trường). Khổ thứ ba ở 4 câu có tiếng cuối mang vần giống nhau, vần không có âm cuối (giã-ra-quá-hoà) - HS nêu: Vẻ đẹp của con đường tới trường và những niềm vui của bạn nhỏ mỗi ngày ở lớp. TIẾT 2 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 2.3. Hoạt động 3: Luyện đọc lại và học thuộc lòng - Yêu cầu HS xác định lại giọng đọc, nhịp thơ và một số từ ngữ cần nhấn giọng. - GV đọc mẫu toàn bài lần 2. - Tổ chức HS luyện đọc hai khổ thơ em thích trong nhóm, và học thuộc lòng bài thơ (GV xoá dần các câu thơ). - Tổ chức HS thi đọc thuộc lòng trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. - HS nhắc lại: giọng trong sáng, vui tươi, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ vẻ đẹp và cảm xúc của bạn nhỏ khi đi trên đường cũng như khi tới lớp; ngắt nhịp 1-4, 2-3 hoặc 3-2. - Lắng nghe. - HS theo nhóm đọc hai khổ thơ mình thích và học thuộc lòng bài thơ. - HS thi đọc với nhau. 3. Đọc mở rộng – Đọc một bài đọc về trường học. Mục tiêu: - Tìm đọc một văn bản thông tin về trường học, viết được Phiếu đọc sách và biết cách chia sẻ với bạn Phiếu đọc sách của em. - Phát triển năng lực ngôn ngữ. Cách tiến hành 3.1. Hoạt động 1: Viết Phiếu đọc sách - Yêu cầu HS tìm đọc ở nhà (hoặc ở thư viện lớp, thư viện trường,...) một bài đọc về trường học. 3.2. Hoạt động 2: Chia sẻ Phiếu đọc sách - Yêu cầu HS theo nhóm đôi chia sẻ với bạn về Phiếu đọc sách của em: tên bài đọc, tên tác giả, nội dung, thông tin em chú ý,... - Tổ chức cho HS trang trí, chia sẻ Phiếu đọc sách trước lớp và trưng bày vào góc sáng tạo của lớp. - GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương tinh thần học tập của cả lớp. (HS đã đọc và chuẩn bị ở nhà) - HS thực hiện. Ví dụ: Bài “Thăm lại trường xưa”, tác giả Dương Tuấn, Nội dung: Nhớ lại những kỷ niệm, tình cảm thầy-trò dưới mái trường mến yêu. - HS trang trí Phiếu đọc sách, chia sẻ với bạn và trưng bày. 4. Vận dụng và hoạt động nối tiếp Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học + Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn + Phát triển năng lực ngôn ngữ. Cách tiến hành - Tổ chức cho HS tiếp tục chia sẻ về những điều em quan sát được trên con đường em đi đến trường hàng ngày (cảnh đẹp, màu sắc, âm thanh, mùi hương, ...) bằng các giác quan. - Nhận xét, tuyên dương. - Nhắc HS xem lại bài và chuẩn bị bài cho tiết sau. - HS chia sẻ trước lớp. Ví dụ: Con đường mình đi đến trường là con đường được trải nhựa rộng, có nhiều xe cộ qua lại. Những chiếc xe chở khách, chở hàng xin đường bóp còi inh ỏi. Thỉnh thoảng có chiếc xe máy chạy vù qua làm mình giật bắn cả người. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ BÀI 3. EM VUI ĐẾN TRƯỜNG NGHE VIẾT: EM VUI ĐẾN TRƯỜNG – TIẾT 3 SHS / 18 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù - Nghe viết đúng một đoạn trong bài thơ Em vui đến trường, phân biệt ch/tr, s/x hoặc g/r. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, viết bài đúng, kịp thời và hoàn thành các bài tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đánh giá bài viết của bạn trong nhóm. 3. Phẩm chất. - Chăm chỉ: chăm chỉ viết bài, rèn luyện chữ viết và làm các bài tập. - Trách nhiệm: Giữ trật tự, nghiêm túc học tập và có trách nhiệm với bài làm của mình. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: Thẻ từ để tổ chức cho HS chơi trò chơi khi thực hiện các BT chính tả, từ và câu. - HS: Vở, SGK, Vở BT, III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học. Cách tiến hành: - Tổ chức cho HS múa hát bài “Vui đến trường” - Nhận xét, kết nối giới thiệu bài viết “Em vui đến trường” - Tham gia múa hát - Lắng nghe. 2. Khám phá và luyện tập Mục tiêu: Nghe viết đúng một đoạn trong bài thơ Em vui đến trường, phân biệt ch/tr, s/x hoặc g/r. Cách tiến hành 2.1. Hoạt động 1: Viết - Yêu cầu HS đọc 3 khổ thơ cuối của bài Em vui đến trường. + Trên đường đến trường, bạn nhỏ cảm thấy thế nào? - Tổ chức cho HS theo nhóm đôi đọc lại bài và tìm những từ ngữ khó, dễ viết sai. - GV đọc từng dòng thơ cho HS viết bài. - Tổ chức cho HS trao đổi bài viết rà soát lỗi. - GV thống kê số lỗi và nhận xét bài...iữ gìn rất cẩn thận. Sử dụng xong, mình lau thước sạch sẽ và bỏ ngay ngắn trong hộp bút. - HS viết vào VBT và đọc lại. 3. Vận dụng Mục tiêu: Chia sẻ được một vài nội dung đơn giản về hình ảnh, màu sắc,... trong một bức tranh mùa thu. Nói được 1-2 câu về hình ảnh em thích trong bức tranh Cách tiến hành: - Yêu cầu HS đọc nội dung phần Vận dụng - Tổ chức HS theo nhóm đôi thảo luận với câu hỏi gợi ý: + Bức tranh em chọn là bức tranh nào ? + Bức tranh vẽ những hình ảnh gì ? + Bạn nhỏ dùng màu gì dể vẽ mỗi cảnh vật trong tranh ?... - GV khuyến khích nhiều HS nói theo ý của mình. - Nhận xét, tuyên dương. - Nhắc nhở HS xem lại bài và chuẩn bị bài sau. - HS đọc - HS theo nhóm đôi tập nói theo gợi ý và trình bày trước lớp. Có thể là: Mình chọn bức tranh có vườn cây, vì mình yêu màu xanh của cây lá. Trong bức tranh này, tác giả đã vẽ môt góc khu rừng, có rất nhiều cây. Rừng vào thu nên màu sắc nổi bật là màu vàng. Nhiều lá úa vàng rụng trên mặt đất. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: . BÀI 4: NHỚ LẠI BUỔI ĐẦU ĐI HỌC ĐỌC: NHỚ LẠI BUỔI ĐẦU ĐI HỌC – SHS/20, 21 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù - Nhớ lại và nói được về ngày đầu tiên đi học theo gợi ý; nêu được phỏng đoán về nội dung bài qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh họa. - Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài. - Hiểu được nội dung bài đọc: bài văn ghi lại những hồi tưởng đẹp đẽ của tác giả về buổi đầu đi học. - Phát triển năng lực ngôn ngữ. 2. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ, tự học: Biết lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm và hợp tác với bạn trong các hoạt động. 3. Phẩm chất. Chăm chỉ, trách nhiệm. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Tranh ảnh, video clip một số cảnh mùa thu (lá vàng rơi) hoặc cảnh HS tựu trường, gặp thầy cô, gặp bạn bè,.. - Bảng phụ ghi đoạn từ Buổi sớm mai hôm ấy ... đến tôi đi học. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động: Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Nói được với bạn những chuẩn bị của em cho năm học mới. + Nêu được phỏng đoán về nội dung bài qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh hoạ. Cách tiến hành - Tổ chức cho HS theo nhóm đôi để nói về ngày đầu tiên em đi học (có thể nói về những việc chuẩn bị cho ngày đầu đi học, quang cảnh trên đường đi,... hoặc cũng có thể chia sẻ cảm xúc của các em trong ngày đầu đi học kết hợp với tranh, ảnh vẽ cảnh HS tựu trường) - GV nhận xét, kết nối giới thiệu bài Nhớ lại buổi đầu đi học. Minh hoạ tranh. - HS thực hiện. Có thể là: Một buổi sáng mùa thu mát mẻ, mẹ chở tôi đến trường trên chiếc xe máy cũ thân quen. Sân trường tập nập, đông vui. Tôi nép sát và nắm chặt lấy tay mẹ khi đi vào lớp. Cô giáo mỉm cười và đón tôi ngay trước cửa HS đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh minh họa phỏng đoán nội dung bài đọc. 2. Khám phá và luyện tập Mục tiêu: + Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài. + Hiểu được nội dung bài đọc: bài văn ghi lại những hồi tưởng đẹp đẽ của tác giả về buổi đầu đi học. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. Cách tiến hành 2.1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng - GV đọc mẫu lần 1 (giọng đọc toàn bài thong thả, chậm rãi, nhấn giọng những từ ngữ thể hiện vẻ đẹp của cảnh vật, hoạt động và trạng thái cảm xúc của bạn nhỏ và các bạn HS). - Tổ chức HS theo nhóm đọc thành tiếng câu, đoạn, bài. Chú ý luyện đọc một số tù khó và cách ngắt câu dài như: + Tôi quên thế nào được / những cảm giác trong sáng ấy/ nảy nở trong lòng tôi/ như mấy cánh hoa tươi/ mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.// + Buổi mai hôm ấy,/ một buổi mai đầy sương thu/ và gió lạnh,/ mẹ tôi/ âu yếm nắm tay tôi/ dẫn đi/ trên con đường làng dài/ và hẹp.// + Cảnh vật chung quanh tôi/ đều thay đổi,/ vì chính lòng tôi/ đang có sự thay đổi lớn:/ hôm nay tôi đi học.// + Họ thèm vụng/ và ước ao thầm/ được như những học trò cũ,/ biết lớp,/ biết thầy/ để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.// + Giải thích nghĩa của một số từ ngữ. + nhớ lại: nhớ về những việc hoặc chuyện xảy ra, còn gọi là hồi tưởng. + tựu trường: đến trường sau kì nghỉ hè + âu yếm: biểu lộ tình thương yêu, trìu mến bằng dáng diệu, cử chỉ, giọng nói. +e sợ: có phần sợ sệt nên ngần ngại, không mạnh dạn. + rụt rè: tỏ ra e dè, không mạnh dạn. + thèm vụng: mong muốn có được, hoặc làm được việc gì đo, nhưng giấu đi không thể hiện ra cho người khác biết. + ước ao thầm: mong ước thiết tha có được, đạt được điều gì đo nhưng kín đáo, không biểu lộ ra ngoài,... 2.2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu - Tổ chức HS theo nhóm thảo luận trả lời câu hỏi trong SGK. + Câu 1: Điều gì gợi cho tác giả nhớ về buổi đầu đi học? + Câu 2: Vì sao tác giả thấy lạ khi đi trên con đường làng quen thuộc? + Câu 3: Những hình ảnh nào cho thấy các bạn học trò mới bỡ ngỡ trong ngày tựu trường? ...mở một quyển sách mới ? * Đoạn 3: + Bạn nhỏ đề nghị được làm gì ? + Bạn làm việc ấy thế nào ? * Đoạn 4: + Bạn nhỏ mong điều gì ? Vì sao? - HS tập kể với nhau và trình bày trước lớp. Lớp nhận xét, chọn bạn kể hay nhất. 3. Vận dụng và hoạt động nối tiếp Mục tiêu: + Củng cố kiến thức đã học + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. - Tổ chức cho HS thi kể chuyện từng đoạn theo tranh. - Nhận xét, tuyên dươnng. Khuyến khích các em về kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - HS dùng lời của mình thi kể lại từng đoạn của câu chuyện Chiếc nhãn vở đặc biệt IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: BÀI 4: NHỚ LẠI BUỔI ĐẦU ĐI HỌC VIẾT SÁNG TẠO: VIẾT ĐOẠN VĂN TẢ ĐỒ DÙNG HỌC TẬP. I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù - Viết được đoạn văn ngắn tả một đồ dùng học tập của em. - Biết đố bạn các đồ dùng học tập - Phát triển năng lực ngôn ngữ. 2. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ, tự học: Biết lắng nghe, tìm từ phù hợp để viết đoạn văn. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Viết được đoạn văn đủ ý, sáng tạo. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia hợp tác với bạn trong các hoạt động. 3. Phẩm chất. Chăm chỉ, trách nhiệm. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Hình ảnh sơ đồ tư duy để thực hiện hoạt động nói/ viết về một đồ dùng học tập. - Một số câu đố về đồ dùng học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. - Tổ chức trò chơi “Ai nhanh trí” - Chia lớp theo 2 đội, mỗi đội cử 1 đại diện để đưa gợi ý cho đội còn lại tìm kết quả. (Lưu ý chủ đề là Đồ dùng học tập) - Nhận xét, kết nối giới thiệu bài “Viết sáng tạo: Viết đoạn văn tả đồ dùng học tập” - Theo đội tham gia trò chơi. VD: + Người đại diện đội A nêu: Tên một vật có 3 chữ cái, bắt đầu bằng chữ “B” + Đội B tìm: Bút, 2. Khám phá và luyện tập Mục tiêu: + Viết được đoạn văn ngắn tả một đồ dùng học tập của em. + Biết đố bạn các đồ dùng học tập + Phát triển năng lực ngôn ngữ. Cách tiến hành 2.1. Hoạt động 1: Nói về đồ dùng học tập em thích - Gọi HS đọc yêu cầu của BT1 - Tổ chức HS theo nhóm đôi tập nói. (lưu ý: Đây là dạng bài HS đã học ở lớp hai, GV cần hỗ trợ HS phát triển ý tưởng khi nói, chú ý nói về đặc điểm nổi bật và cảm xúc với đồ dùng học tập em thích). - Nhận xét, sửa sai 2.2. Hoạt động 2: Viết đoạn văn ngắn tả một đồ dùng học tập của em - Gọi HS đọc yêu cầu BT2 - Hướng dẫn HS viết đoạn văn vào VBT - Nhận xét về nội dung và hình thức trình bày của HS. - HS đọc yêu cầu của BT1 - HS theo nhóm đôi thực hiện và trình bày trước lớp. + Cái cặp là người bạn thân thiết của mình trong suốt thời gian qua. Cặp sách có màu hồng rất tươi. Nổi bật trên nền hồng ấy là hình một chú thỏ trắng có cặp mắt to, tròn, đen lay láy và đôi tai dài vô cùng đáng yêu. Mình quý chiếc cặp lắm nên giữ gìn rất cẩn thận. Hằng ngày, khi học bài xong, mình cất các đồ dùng nhẹ nhàng vào cặp, thì thầm kể với cặp những điều mình học được - HS đọc yêu cầu BT2 - HS viết bài vào VBT và đọc trước lớp. 3. Vận dụng và hoạt động nối tiếp Mục tiêu: + Biết đố bạn các đồ dùng học tập + Biết giữ gìn các loại đồ dùng để sử dụng bền lâu Cách tiến hành - Tổ chức Chơi trò chơi “Đố bạn”. - Nhận xét, tuyên dương. - Nhắc nhở HS cần giữ gìn các loại đồ dùng để sử dụng bền lâu - Tổng kết bài học. Nhắc HS chuẩn bị bài cho tuần 3. - HS tham gia trò chơi, nêu câu đố, mời bạn trả lời. (HS có thể sử dụng câu đố sưu tầm được hoặc tự suy nghĩ câu đố dựa vào những đặc điểm nổi bật hay ích lợi của đồ dùng học tập để đố bạn). - Lắng nghe và thực hiện IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: . KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 BÀI 1: ĐỌC: CẬU HỌC SINH MỚI (Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù. - Nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa. - Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; bước đầu đọc lời các nhân vật và lời người dẫn chuyện với giọng phù hợp; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Gia đình và thầy giáo đều hài lòng vì Lu-i Pa-xtơ vừa chăm chỉ học tập, và biết dành thời gian cùng các bạn tham gia những trò chơi thú vị. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất yêu nước: Kính trọng, biết ơn người lao động, người có công với quê hương, đất nước. - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: SHS, VBT, SGV. + Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác, tranh ảnh SHS phóng to (nếu được). - HS: Sách, vở bài tập, bảng con, bút màu III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động khởi động: (5 phút) * Mục tiêu: Tạo ...ơi thú vị. LHBT: phân phối thời gian hợp lí cho các hoạt động. * Hoạt động nối tiếp: (5 phút) * Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. * Hình thức tổ chức: Trò chơi. Trò chơi: “Tôi bảo” Luật chơi: Quản trò hô: Tôi bảo, tôi bảo Cả lớp: bảo gì? bảo gì? Quản trò: tôi bảo các bạn vỗ tay...(người quản trò có thể hô bất kỳ động tác gì để tạo hứng thú cho học sinh.) Giáo viên yêu cầu học sinh: Về nhà đọc lại bài “Cậu học sinh mới” và trả lời lại các câu hỏi trên. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 BÀI 1: ĐỌC: CẬU HỌC SINH MỚI (Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù. - HS xác định được giọng đọc toàn bài; HS nghe GV đọc đoạn từ “Thầy hỏi... nhận cậu vào trường”; HS luyện đọc đọc đoạn từ “Thầy hỏi... nhận cậu vào trường”; - Tìm đọc một bài thơ về trường học, viết được Phiếu đọc sách và biết cách chia sẻ với bạn Phiếu đọc sách của em. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất yêu nước: Kính trọng, biết ơn người lao động, người có công với quê hương, đất nước. - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: SHS, VBT, SGV. + Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác, tranh ảnh SHS phóng to (nếu được). - HS: Sách, vở bài tập, bảng con, bút màu III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động khởi động: (5 phút) * Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. * Phương pháp, hình thức tổ chức: Cả lớp - GV cho HS hát 1 bài hát. - HS hát. B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: ( phút) B.1 Hoạt động Đọc (... phút) 3. Hoạt động 3: Luyện đọc củng cố (15 phút) * Mục tiêu: HS xác định được giọng đọc toàn bài; HS luyện đọc đọc đoạn từ đầu đến “Mẹ em rất đẹp ạ”; * Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp, thực hành, quan sát. * Hình thức: Cá nhân, nhóm, lớp - GV yêu cầu HS nhắc lại, xác định được giọng đọc toàn bài. - Gọi HS nhắc lại nội dung bài. - HS nghe GV đọc mẫu từ Thầy hỏi nhận cậu vào trường. - HS đọc phân vai trong nhóm ba: HS có thể đổi vai. - 1-2 nhóm HS đọc phân vai trước lớp. - HS khá giỏi đọc cả bài. - Giọng người dẫn chuyện thông thả, giọng thầy giáo trầm ấm, thể hiện thái độ thân thiện, giọng Lu-i Pa-xtơ vui tươi, thể hiện sự lễ phép; nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ địa điểm vui chơi của Lu-i Pa-xtơ và các bạn, chỉ thái độ của thầy giáo và gia đình về việc học của Lu-i Pa-xtơ. Nội dung bài đọc: Gia đình và thầy giáo đều hài lòng vì Lu-i Pa-xtơ vừa chăm chỉ học tập, và biết dành thời gian cùng các bạn tham gia những trò chơi thú vị. - HS chú ý lắng nghe, đọc thầm theo. - HS đọc. B.2 Hoạt động Đọc mở rộng: Đọc một bài thơ về trường học. (... phút) * Mục tiêu: HS đọc được một bài thơ về trường học. * Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp, thực hành, quan sát. * Hình thức: Cá nhân, nhóm, lớp * Viết Phiếu đọc sách - Em hãy tìm và đọc một bài thơ về trường học, sau đó ghi vào phiếu đọc sách các thông tin sau: Tên bài thơ, tác giả, cách tìm bài thơ, khổ thơ em thích (Khổ thơ có từ dùng ấn tượng, vần thơ hay,) - Em hãy chia sẻ truyện đã đọc và xem một vài gợi ý sau: + Tên bài thơ là gì? + Tác giả bài thơ là ai? + Em tìm ra bài thơ bằng cách nào? + Em thích khổ thơ nào? + Khổ thơ có những từ dùng hay nào, vần thơ ra sao? - Y/c HS trang trí phiếu đọc sách đơn giản theo nội dung chủ điểm hoặc nội dung bài thơ em đọc. * Chia sẻ Phiếu đọc sách: - Y/c HS chia sẻ với bạn trong nhóm nhỏ về Phiếu đọc sách của em. - Gọi 2, 3 HS chia sẻ Phiếu đọc sách trước lớp hoặc dán Phiếu đọc sách vào góc sáng tạo của lớp. - Gọi HS nhận xét. - GV nhận xét - HS tìm đọc đọc trước lớp - VD: Tên bài thơ: Em vẽ ngôi trường em Tên tác giả: Nguyễn Lãm Thắng Cách tìm bài thơ: em tìm thấy bài thơ trên báo nhi đồng. Khổ thơ em thích: khổ thơ đầu tiên, khổ thơ có từ dùng hay như: rực rỡ, ô cửa nhỏ, chân trời, vần thơ tự do. Ngôi trường của em Ngói hồng rực rỡ Từng ô cửa nhỏ Nhìn ra chân trời - HS trang trí. - HS chia sẻ trong nhóm. Tên bài thơ mà tớ yêu thích là bài “Em vẽ ngôi trường em” của tác giả Nguyễn Lãm Thắng. Tớ tìm thấy bài thơ trên báo nhi đồng. Khổ thơ tớ thích là khổ thơ đầu tiên, khổ thơ có từ dùng hay như: rực rỡ, ô cửa nhỏ, chân trời, vần thơ tự do. Ngôi trường của em ...g khí rộn ràng khắp làng. Những lò nấu đường thủ công đó lửa từ sáng đến tối, mùi đường non thơm phức cả xóm. Nghề trồng mía, nấu đường, không khí rộn ràng và mùi thơm của đường non chính là niềm tự hào của người dân Quảng Ngãi. Bước 2: Hoạt động cá nhân - GV yêu cầu HS viết vào vở Tập viết . - HS đọc. - 2 dòng thơ. - dòng 1 6 tiếng, dòng 2 8 tiếng - Viết hoa chữ cái A, M ở đầu dòng. Từ Quảng Ngãi là tên một địa danh nên viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng. - HS quan sát, lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS viết vào vở. 3. Hoạt động 3: Luyện viết thêm (5phút) * Mục tiêu: HS đọc được và hiểu nghĩa của từ Nguyễn An Ninh và câu ứng dụng: “Mỗi ngày, em cùng bạn chơi nhiều trò thú vị.”; viết câu ứng dụng vào vở Tập viết. * Phương pháp: Quan sát, đàm thoại, vấn đáp, thực hành. * Hình thức: Cả lớp, cá nhân Bước 1: Hoạt động cả lớp - HD HS đọc và tìm hiểu nghĩa của từ Nguyễn An Ninh (1900 – 1943), là nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu tôn giáo và là nhà cách mạng ở đầu thế kỷ XX) và câu ứng dụng: Mỗi ngày, em cùng bạn chơi nhiều trò thú vị. Bước 2: Hoạt động cá nhân - GV yêu cầu HS viết từ Nguyễn An Ninh và câu ứng dụng: “Mỗi ngày, em cùng bạn chơi nhiều trò thú vị.” vào vở Tập viết. - HS đọc và tìm hiểu. - HS viết. * Đánh giá bài viết (5’) * Mục tiêu: GV kiểm tra, đánh giá bài viết của HS; HS sửa bài (nếu chưa đúng). * Cách thức tiến hành: - GV kiểm tra, nhận xét một số bài trên lớp. - GV yêu cầu HS sửa lại bài viết nếu chưa đúng. - GV khen ngợi những HS viết đúng, viết đẹp. - HS lắng nghe. - HS thực hiện. - HS lắng nghe. * Hoạt động nối tiếp: (3 phút) * Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. * Phương pháp: Quan sát, đàm thoại, vấn đáp, thực hành. * Hình thức: Cả lớp, cá nhân - Nêu lại quy trình cách viết chữ hoa M, N - Chia sẻ với người thân, gia đình và bạn bè về nội dung bài học - Chuẩn bị tiết sau - HS nêu. - HS thực hiện. - HS lắng nghe. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 2 BÀI 1: CẬU HỌC SINH MỚI (Tiết 4) Mở rộng vốn từ Trường học. I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù. - Mở rộng vốn từ về Trường học, đặt câu và mở rộng câu với từ ngữ tìm được. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất yêu nước: Kính trọng, biết ơn người lao động, người có công với quê hương, đất nước. - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: SHS, VBT, SGV. + Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác, tranh ảnh SHS phóng to (nếu được). - HS: Sách, vở tập viết, bảng con, bút màu III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động khởi động: (3 phút) * Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. * Phương pháp, hình thức tổ chức: Cả lớp - GV cho lớp hát. - HS hát. B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: (30 phút) B.4 Hoạt động Luyện từ, luyện câu (... phút) 1. Hoạt động 1: Luyện từ (10 phút) * Mục tiêu: HS biết tìm từ ngữ phù hợp với mỗi, tìm được từ ngữ chỉ cảm xúc của học sinh khi tham gia các hoạt động ở trường. * Phương pháp: Quan sát, đàm thoại, vấn đáp, thực hành. * Hình thức: Cả lớp, cá nhân * Bài 1 - Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 1. - Cho HS quan sát tranh minh họa, đọc mẫu và tìm cá nhân. - Yêu cầu HS chia sẻ, thống nhất kết quả trong nhóm đôi. - HS chữa bài bằng hình thức chơi trò chơi tiếp sức. - HS nghe bạn và giáo viên nhận xét. Bài 2 - Gọi HS xác định yêu cầu của bài tập 2. - Cho HS quan sát tranh gợi ý ở bài tập 1, tìm từ ngữ chỉ cảm xúc của học sinh trong nhóm nhỏ bằng kĩ thuật Khăn trải bàn. - Gọi 1,2 nhóm học sinh chữa bài trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét. - Tìm từ ngữ thích hợp với mỗi - HS thực hiện. - HS chia sẻ với bạn cùng bàn. - Tranh 1: Giờ ra chơi - Tranh 2: Giờ học - Tranh 3: Giờ đọc sách - Tranh 4: Giờ chào cờ - Tranh 5: Giờ thể dục - Tranh 6: Giờ tan trường - HS lắng nghe. - HS xác định yêu cầu. - HS quan sát tranh, tìm từ. - HS trình bày: tự hào, vui vẻ, thích thú, say sưa - HS lắng nghe. 2. Hoạt động 2: Luyện câu (12 phút) * Mục tiêu: HS đặt được 1, 2 câu có sử dụng từ ngữ ở bài tập 2; Đặt được 1,2 câu có từ ngữ trả lời câu hỏi Khi nào? hoặc Ở đâu? * Phương pháp: Quan sát, đàm thoại, vấn ...* Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, hiểu nghĩa từ trong bài. * Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp, thực hành, quan sát. * Hình thức: Cá nhân, nhóm, lớp a. Đọc mẫu - GV đọc mẫu toàn bài. Lưu ý: Giọng đọc rõ ràng, rành mạch, nhấn giọng ở những từ ngữ quan trọng: tên các câu lạc bộ, số lượng học sinh tham gia, tên tiết mục,, giáo viên đọc phần giới thiệu về hoạt động của các câu lạc bộ theo thứ tự đã đánh dấu và đọc từ trên xuống, đọc tên câu lạc bộ -> hoạt động. b. Luyện đọc từ, giải nghĩa từ - Yêu cầu nhóm đôi đọc nối tiếp từng câu. - Luyện đọc một số từ ngữ khó: diễn viên, họa sĩ,.... - Giải nghĩa từ: hoạt cảnh c. Luyện đọc đoạn - Chia đoạn: 3 đoạn Đoạn 1: từ đầu.... sáng tạo: Đoạn 2: các hoạt động của câu lạc bộ. Đoạn 3: phần còn lại. - Luyện đọc câu dài: Ngày hội / đã thu hút hơn 300 học sinh /và phụ huynh tham gia / với nhiều hoạt động nghệ thuật sáng tạo:// Ngày hội / kết thúc trong cảm xúc đẹp / của phụ huynh và học sinh toàn trường.// - Luyện đọc từng đoạn: Tổ chức cho HS đọc nhóm 4, mỗi bạn 1 đoạn. d. Luyện đọc cả bài: - Yêu cầu HS đọc luân phiên cả bài. - 1 HS đọc cả bài. - HS lắng nghe. - HS đọc nối tiếp trong nhóm đôi. - HS luyện đọc: cá nhân-lớp - hoạt cảnh: cảnh diễn bằng người đứng yên trên sân khấu để tượng trưng một sự việc - HS luyện đọc ngắt nghỉ câu văn dài. - HS luyện đọc nhóm từng đoạn. - HS đọc luân phiên cả bài. - 1 HS đọc 2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu (12 phút) * Mục tiêu: HS trả lời câu hỏi phần Cùng tìm hiểu SHS; nêu được nội dung bài học, liên hệ bản thân. * Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp, thực hành, quan sát. * Hình thức: Cá nhân, nhóm, lớp - HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận trong nhóm đôi để trả lời câu hỏi. - GV yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 1: Câu 1: Các câu lạc bộ của Trường Tiểu học Mùa Xuân tổ chức hoạt động gì trong tháng 9? + Cho HS đọc thông tin đoạn văn đầu tiên để biết các câu lạc bộ của Trường Tiểu học Mùa Xuân tổ chức hoạt động gì trong tháng 9. + GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi. - GV yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 2: Câu 2: Những ai tham gia ngày hội? + Cho HS đọc thông tin đoạn văn đầu tiên để biết những ai tham gia ngày hội. + GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi. - GV yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 3: Câu 3: Mỗi câu lạc bộ tổ chức hoạt động gì? + HS đọc nội dung hoạt động của từng câu lạc bộ để xem mỗi câu lạc bộ tổ chức hoạt động gì. + GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi. - GV yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 4: Câu 4: Em thích hoạt động của câu lạc bộ nào nhất? Vì sao? + GV hướng dẫn HS suy nghĩ và trả lời theo ý kiến của riêng mình. + GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi. Câu 5: Tìm từ ngữ phù hợp để nhận xét Bản tin Ngày hội Nghệ sĩ nhí về: Thông tin, cách trình bày. + GV hd HS hãy xem thông tin trên bản tin như thế nào và cách trình bày bản tin ra sao? + GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Bài đọc Cậu học sinh mới có nội dung gì? - HS thực hiện theo yêu cầu của GV. - HS đọc câu hỏi - HS đọc - Câu 1: Ngày 23 tháng 9 năm 2022, các câu lạc bộ của Trường Tiểu học Mùa Xuân đã tổ chức ra mắt trước toàn trường. - HS đọc - HS đọc - Câu 2: Hơn 300 học sinh và phụ huynh tham gia ngày hội. - HS đọc - HS đọc - Câu 3: - Câu lạc bộ Dẫn chương trình: 26 học sinh thử tài dẫn chương trình - Câu lạc bộ Nhà văn nhí: 18 học sinh tham gia sáng tác thơ, truyện - Câu lạc bộ Ca sĩ nhí: 30 học sinh tham gia thi hát - Câu lạc bộ Diễn viên nhí: 15 học sinh diễn hoạt cảnh - Câu lạc bộ Hoạ sĩ nhí: 23 học sinh thi vẽ bìa sách. - HS đọc - HS: Em thích hoạt động của câu lạc bộ Nhà văn nhí nhất. Vì em cảm thấy rất thích thú trong việc sáng tác thơ, truyện và em mong ước lớn lên sẽ trở thành một nhà văn. - HS đọc - Câu 5:Thông tin: rõ ràng, mạch lạc, ngắn gọn. Cách trình bày: đẹp mắt, sinh động, hấp dẫn. Nội dung bài đọc: Ban tổ chức Ngày hội Nghệ sĩ nhí của Trường Tiểu học Mùa Xuân đã viết bản tin về lễ ra mắt các câu lạc bộ của trường với nội dung hấp dẫn, hình thức sinh động. 3. Hoạt động 3: Luyện đọc củng cố (15 phút) * Mục tiêu: HS xác định được giọng đọc toàn bài; HS luyện đọc lại đoạn thông tin về hoạt động của 3-4 câu lạc bộ em thích. * Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp, thực hành, quan sát. * Hình thức: Cá nhân, nhóm, lớp - GV yêu cầu HS nhắc lại, xác định được giọng đọc toàn bài. - Gọi HS nhắc lại nội dung bài. - HS nghe GV đọc mẫu đoạn thông tin về hoạt động của câu lạc bộ. - HS luyện đọc nhóm đôi. - 2-3 nhóm HS đọc trước lớp. - HS khá giỏi đọc cả bài. - Giọng đọc rõ ràng, rành mạch, nhấn giọng ở những từ ngữ quan trọng: tên các câu lạc bộ, số lượng học sinh tham gia, tên tiết mục,, giáo viên đọc phần giới thiệu về hoạt động của các câu lạc bộ theo thứ tự đã đánh dấu và đọc từ trên xuống, đọc tên câu lạc bộ -> hoạt động. Nội dung bài đọc: Ban tổ chức Ngày hội Nghệ sĩ nhí của Trường Tiểu học Mùa Xuân đã viết bản tin về lễ ra mắt các câu lạc bộ của t..., vấn đáp * Hình thức: Cả lớp - Nêu lại nội dung bài học - Chia sẻ với người thân, gia đình và bạn bè về nội dung bài học - Chuẩn bị tiết sau - HS nêu. - HS làm theo yêu cầu GV. - HS chuẩn bị. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 BÀI: BẢN TIN NGÀY HỘI NGHỆ SĨ NHÍ (Tiết 3) Viết sáng tạo: Viết thông báo I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù. - Nhận diện và viết được thông báo ngắn. - Xoay Cây văn nghệ để chọn và nói được câu về hoạt động của câu lạc bộ đã chọn hoặc câu lạc bộ em thích. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: SHS, VBT, SGV. + Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác, tranh ảnh SHS phóng to (nếu được). + Hình ảnh thông báo phóng to. + Mô hình hoặc powerpoint trình chiếu Cây văn nghệ để tổ chức hoạt động. - HS: Sách, vở bài tập, bảng con, bút màu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động khởi động: (3 phút) * Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. * Phương pháp, hình thức tổ chức: Cả lớp GV cho HS bắt bài hát HS hát B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: (30 phút) B.5 Hoạt động Viết sáng tạo (... phút) 1. Nhận diện thể loại viết thông báo * Mục tiêu: HS nhận diện và viết được thông báo ngắn; nói được câu về hoạt động của câu lạc bộ đã chọn hoặc câu lạc bộ em thích. * Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp, thực hành, quan sát. * Hình thức: Cá nhân, nhóm, lớp - Gọi HS xác định yêu cầu của BT 1, đọc nội dung thông báo. - Y/c HS thảo luận để trả lời các câu hỏi gợi ý trong nhóm đôi: a. Thông báo trên của ai viết cho ai? b. Người viết muốn thông báo những nội dung gì? c. Người viết đề nghị điều gì? - Gọi 2, 3 nhóm chia sẻ trước lớp. - Gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét. Lưu ý một số nội dung khi viết thông báo. - HS đọc, xác định yêu cầu BT - HS thảo luận trả lời. a. Thông báo trên của Hiệu trưởng viết cho toàn thể phụ huynh. b. Người viết muốn thông báo thời gian tựu trường của học sinh là 7 giờ 30 phút, ngày 15 tháng 8 năm 2022. c. Người viết đề nghị phụ huynh đưa học sinh đến trường đầy đủ, đúng giờ. - HS chia sẻ. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe. 2. Thực hành viết thông báo * Mục tiêu: HS nhận diện và viết được thông báo ngắn; nói được câu về hoạt động của câu lạc bộ đã chọn hoặc câu lạc bộ em thích. * Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp, thực hành, quan sát. * Hình thức: Cá nhân, nhóm, lớp - Gọi HS xác định yêu cầu của BT 2. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài tập: - Tên thông báo. - Người tham dự lễ ra mắt. - Thời gian diễn ra lễ ra mắt. - Địa điểm diễn ra lễ ra mắt. - Lời đề nghị. - Y/c HS thảo luận viết thông báo. - Gọi 2, 3 nhóm chia sẻ trước lớp. - Gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét. Lưu ý một số nội dung khi viết thông báo. - HS đọc, xác định yêu cầu BT - HS thảo luận trả lời. - HS chia sẻ - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe. 3. Trao đổi với bạn cách gửi thông báo * Mục tiêu: HS nhận diện và viết được thông báo ngắn; nói được câu về hoạt động của câu lạc bộ đã chọn hoặc câu lạc bộ em thích. * Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp, thực hành, quan sát. * Hình thức: Cá nhân, nhóm, lớp - Gọi HS xác định yêu cầu của BT 3 - Y/c HS thảo thảo luận nhóm đôi. Gợi ý: phát tờ rơi, dán thông báo, đăng website trường, gửi thư điện tử - Gọi 2, 3 nhóm chia sẻ trước lớp. - Gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét. - HS đọc, xác định yêu cầu BT - HS thảo luận - HS: + Thông báo qua loa phát thanh trường: Nhờ cô tổng phụ trách thông báo bằng loa phát thanh. + Thông báo bằng việc gửi phiếu thông báo đến từng lớp học: Giờ ra chơi, em cùng các bạn gửi phiếu thông báo đến từng lớp học. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe. B.5 Hoạt động Vận dụng (... phút) * Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. * Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp * Hình thức: Cả lớp - Gọi HS xác định yêu cầu của hoạt động vận dụng. - GV hướng dẫn cách thực hiện. Em hãy nói theo những gợi ý sau: + Câu lạc bộ em đã chọn là câu lạc bộ nào? + Câu lạc bộ ấy tổ chức những hoạt động gì? + Hoạt động ấy diễn ra khi nào? Ở đâu? - HS chơi trong nhóm nhỏ. - Gọi HS nhận xét. - GV nhận xét. - HS nêu. - HS làm theo yêu cầu GV. - HS chơi. Em chọn câu lạc bộ Họa sĩ nhí. Câu lạc bộ đã tổ chức Cuộc thi Làm thiệp Chào mừng ngày
File đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_tieng_viet_lop_3_sach_ctst_chuong_trinh_ca.docx
- Tuần 1.docx
- Tuần 2.docx
- Tuần 3.rar
- Tuần 4.docx
- Tuần 5.rar
- Tuần 6.docx
- Tuần 7.rar
- Tuần 8.rar
- Tuần 9.rar
- Tuần 10.rar
- Tuần 11.rar
- Tuần 12.rar
- Tuần 13.docx
- Tuần 14.rar
- Tuần 15.rar
- Tuần 16.rar
- Tuần 17.rar
- Tuần 18.rar
- Tuần 19.docx
- Tuần 20.rar
- Tuần 21.rar
- Tuần 22.rar
- Tuần 23.rar
- Tuần 24.rar
- Tuần 25.rar
- Tuần 26.docx
- Tuần 27.rar
- Tuần 28.docx
- Tuần 29.rar
- Tuần 30.rar
- Tuần 31.docx
- Tuần 32.rar
- Tuần 33.rar
- Tuần 34.rar
- Tuần 35.rar