Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 1 Sách KNTT - Năm học 2021-2022 - Trường TH TTNC Bò và Đồng Cỏ
LÀM QUEN VỚI TRƯỜNG LỚP,
BẠN BÈ, ĐỒ DÙNG HỌC TẬP ( 2 tiết)
I. Yêu cầu cần đạt:
1.Năng lực:
- Làm quen với trường, lớp.
- Biết cách làm quen, kết bạn. Hiểu và gần gũi bạn bè trong lớp, trong trường.
- Gọi đúng tên, hiểu công dụng và biết cách sử dụng đồ dùng học tập.
- Phát triển kĩ năng nói, thêm tự tin khi giao tiếp.
- Có khả năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh minh hoạ.
2.Phẩm chất: Yêu quý lớp học – nơi diễn ra những hoạt động học tập thú vị.
II. Đồ dùng dạy học:
- Một số đồ dùng học tập cần thiết đối với học sinh như sách vở, phấn bảng, bút mực, bút chì, thước kẻ, gọt bút chì, tẩy… bộ thẻ chữ cái, ....
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 1 Sách KNTT - Năm học 2021-2022 - Trường TH TTNC Bò và Đồng Cỏ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 1 Sách KNTT - Năm học 2021-2022 - Trường TH TTNC Bò và Đồng Cỏ
TUẦN 0 Môn TIẾNG VIỆT – LỚP 1B Ngày soạn: 29/8/2021 Ngày dạy: Thứ hai 30/8/2021 LÀM QUEN VỚI TRƯỜNG LỚP, BẠN BÈ, ĐỒ DÙNG HỌC TẬP (2 tiết) I. Yêu cầu cần đạt: 1.Năng lực: - Làm quen với trường, lớp. - Biết cách làm quen, kết bạn. Hiểu và gần gũi bạn bè trong lớp, trong trường. - Gọi đúng tên, hiểu công dụng và biết cách sử dụng đồ dùng học tập. - Phát triển kĩ năng nói, thêm tự tin khi giao tiếp. - Có khả năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh minh hoạ. 2.Phẩm chất: Yêu quý lớp học – nơi diễn ra những hoạt động học tập thú vị. II. Đồ dùng dạy học: - Một số đồ dùng học tập cần thiết đối với học sinh như sách vở, phấn bảng, bút mực, bút chì, thước kẻ, gọt bút chì, tẩy bộ thẻ chữ cái, .... III. Hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Tiết 1 1. Hoạt động khởi động - Tổ chức cho HS hát bài: “Tạm biệt búp bê thân yêu” – hát theo nhạc. - GV chúc mừng học sinh đã được vào lớp 1. 2. Làm quen với trường lớp - Yêu cầu HS quan sát tranh trong SHS (trang 7) và trả lời các câu hỏi: + Tranh vẽ cảnh ở đâu, vào thời điểm nào? + Khung cảnh gồm những gì? - GV và HS thống nhất câu trả lời. - GV nhắc nhở HS thực hiện tốt những quy định của trường lớp. 3. Làm quen với bạn bè. - Yêu cầu HS quan sát tranh trong SHS (trang 7) và trả lời các câu hỏi: + Tranh vẽ những ai? + Các bạn HS đang làm gì? + Đến trường học Hà và Nam mới biết nhau. Theo em, để làm quen, các bạn sẽ nói với nhau thế nào? - GV và HS thống nhất câu trả lời. - GV giới thiệu chung về cách làm quen với bạn mới: Chào hỏi, giới thiệu bản thân. - Thảo luận nhóm đôi, đóng vai trong tình huống quen nhau - GV và HS nhận xét - GV giới thiệu thêm: Vào lớp 1, các em được làm quen với trường lớp, với bạn mới, ở trường được thầy cô dạy đọc, dạy viết, dạy làm toán, chỉ bảo mọi điều, được vui chơi cùng bạn bè. - Lớp hát bài hát - HS vỗ tay - HS quan sát tranh trong SHS (trang 7) - 2-3 HS trả lời. - HS kể tên những phòng, những dãy nhà có trong trường mình. - HS trao đổi ý kiến. - Ví dụ: Đứng lên khi chào thầy, cô giáo bước vào lớp; giữ trật tự trong giờ học, giữ gìn vệ sinh chung,....động viên, lưu ý HS một số vấn đề về học tập và rèn luyện. - HS quan sát tranh trong SHS (trang 7) - 4, 5 HS trả lời - Thảo luận nhóm đôi - Đại diện nhóm đóng vai trước cả lớp. Tiết 2 4. Nối tiếp: - Cho HS nghe bài: “Em yêu trường em” kết hợp với trò chơi truyền bút, khi bài hát kết thúc bút dừng ở bạn nào. Thì bạn đó nêu tên bạn ngồi bên cạnh mình. + Kể tên những đồ dung có trong bài hát. - GV nhận xét 5. Làm quen với đồ dùng học tập. - Yêu cầu HS quan sát tranh và gọi tên các đồ dùng học tập. - GV đọc tên từng đồ dùng học tập. - Yêu cầu HS quan sát tranh, trao đổi về công dụng và cách sử dụng đồ dùng học tập: + Trong mỗi tranh, bạn HS đang làm gì? + Mỗi đồ dùng học tập dùng vào việc gì? - Gọi HS nói về các đồ dùng của mình. - GV và HS nhận xét - GV chốt công dụng và hướng dẫn cách giữ gìn các đồ dùng học tập: + Phải làm thế nào để giữ sách vở không bị rách hay quăn mép? + Có cần cho bút vào hộp không? Vì sao? + Muốn kẻ vào vở, thì phải đặt thước như thế nào? + Làm gì để thước kẻ không bị cong vẹo, sứt mẻ? + Khi nào cần phải gọt lại bút chì? - GV và HS nhận xét. - Cho HS thực hành sử dụng các đồ dùng học tập. - HS nghe bài hát và thực hiện trò chơi -HS nối tiếp kể - HS quan sát tranh - 5-7 HS trình bày - HS đưa ra đồ dùng học tập tương ứng. - HS quan sát tranh , trao đổi theo nhóm. VD: + Một bạn HS đang dùng SHS trong giờ học -> Sách để học + Một bạn cầm thứơc kẻ và kẻ lên giấy -> Thước để kẻ..... - 3, 5 HS nói về các đồ dùng học tập mà mình đang có. - HS trả lời và ghi nhớ cách giữ gìn các đồ dùng học tập. +Khi viết ngồi ngay ngắn, viết xong vở thì để gọn gàng. + Có. Vì cho bút vào hộp để kgông bị hỏng và khi cần thì có luôn. +Đặt thước thẳng với đường kẻ của vở. + Khi dùng xong phải để gọn, cất vào hộp bút,... + Khi viết hết ngòi bút chì. - Theo dõi - HS thực hành 6. Củng cố - Tổ chức cho HS giải câu đố về đồ dùng học tập (Có hình ảnh gợi ý). - HS chú ý nghe và giải các câu đố Câu đố: + Áo em có đủ các màu Thân em trắng muốt, như nhau thẳng hàng. Mỏng, dày là ở số trang Lời thày cô, kiến thức vàng trong em. + Gọi tên, vẫn gọi là cây Nhưng đây có phải đất này mà lên. Suốt đời một việc chẳng quên Giúp cho bao chữ nối liền với nhau. + Không phải bò Chẳng phải trâu Uống nước ao sâu Lên cày ruộng cạn. + Ruột dài từ mũi đến chân Mũi mòn, ruột cũng dần dần mòn theo. + Mình tròn thân trắng Dáng hình thon thon Thân phận cỏn con Mòn dần theo chữ. + Nhỏ như cái kẹo Dẻo như bánh giầy Ở đâu mực dây Có em là sạch. + Cái gì thường vẫn để đo Giúp anh học trò kẻ vở thường xuyên? + Quyển vở + Cái bút + Bút mực + Bút chì + Viên phấn + Cái tẩy + Cái thước kẻ - GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. - GV cho HS ôn lại bài vừa học. - Theo dõi - HS nhắc lại nội dung vừa học Điều chỉnh sau bài dạy: . ...ế đúng trong giờ học, pháy biểu xây dựng bài, ngồi ngay ngắn, mặt chăm chú, vẻ mặt hào hứng. +Còn một số bạn có tư thế không đúng trong giờ học, nằm bò ra bàn, quay ngang, không chú ý, nói chuyện riêng. - Thảo luận nhóm - Trình bày - Lắng nghe - HS nghe bài hát và thực hiện trò chơi - 5-7 HS thể hiện - Lắng nghe - 4 -5 HS thể hiện - Lắng nghe - 3-5 HS thể hiện - Lắng nghe - Theo dõi - HS nhắc lại nội dung vừa học Điều chỉnh sau bài dạy: . . Ngày soạn: 29/8/2021 Ngày dạy: 31/8; 1/9/2021 LÀM QUEN VỚI CÁC NÉT CƠ BẢN, CÁC CHỮ SỐ VÀ DẤU THANH (4 tiết) I. Yêu cầu cần đạt: 1.Năng lực: - Nhận biết và viết đúng các nét cơ bản các chữ số và dấu thanh; đọc đúng các chữ cái và dấu thanh. - Phát triển kĩ năng đọc, viết. 2.Phẩm chất: Yêu quý lớp học, bạn bè, thầy cô; nghiêm túc học tập; thêm yêu thích và hứng thú việc đọc, viết, thêm tự tin khi giao tiếp. II. Đồ dùng dạy học: - Hệ thống nét cơ bản, các chữ số, các dấu thanh và hệ thống chữ cái tiếng Việt. II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Tiết 1 Hoạt động của giáo viên 1. Hoạt động khởi động - Gv treo tranh thể hiện tư thế đọc, viết, nói, nghe theo 2 nhóm đúng và sai - Yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và sắp xếp tranh. - Gọi đại diện lên bảng - Nhận xét - GV yêu cầu dưới lớp thực hành tư thế đọc, viết. - Gọi 2,3 HS lên bảng thực hành. - Nhận xét. Hoạt động của học sinh - 2 HS quan sát tranh - HS thảo luận theo cặp đôi và sắp xếp tranh thể hiện tư thế đọc, viết, nói, nghe theo 2 nhóm đúng và sai. - Đại diện 1 nhóm lên bảng - HS thực hành tại chỗ - 2,3HS lên thực hành. 2. Giới thiệu các nét cơ bản - GV viết lên bảng và giới thiệu nét ngang. - Gọi HS đọc lại tên nét. - GV hướng dẫn tương tự (nét sổ, nét xiên phải, nét xiên trái, nét móc xuôi, nét móc ngược, nét móc hai đầu, nét cong hở phải, nét cong hở trái, nét cong kín, nét khuyết trên, nét khuyết dưới). - GV gọi HS đọc lại tên các nét vừa học(Gv chỉ không theo thứ tự) - HS quan sát - 1 HS đọc nối tiếp - Hs lần lượt đọc tên các nét. - HS đọc tên các nét. 3. Nhận diện các nét viết qua hình ảnh sự vật - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4 thảo luận xem các nét cơ bản giống với những hình ảnh, vật thật nào ở ngoài cuộc sống.(Gv theo dõi, giúp đỡ, gợi ý) - GV treo tranh và hỏi: Tranh vẽ những vật nào? Mỗi sự vật gợi ra nét viết cơ bản nào ? 4. Giới thiệu và nhận diện các chữ số - Gv ghi lên bảng các số từ 0 đến 9 (trong đó số2, 3,4,5,7 được viết bằng 2 kiểu) - GV giới thiệu tên gọi và phân tích cấu tạo của từng số. VD: số 1 gồm nét xiên phải và nét sổ. Số 3 gồm 2 nét cong hở phải. - GV tổ chức cho HS thi nhận diện số. - Nhận xét 5. Giới thiệu và nhận diện dấu thanh. - GV ghi lên bảng các dấu thanh: Không (ngang), huyền, ngã hỏi sắc, nặng. - GV giới thiệu tên gọi và phân tích cấu tạo của từng thanh.VD: thanh huyền có cấu tạo là nét xiên phải, thanh ngã có cấu tạo là nét móc hai đầu. - GV tổ chức cho HS thi nhận diện các dáu thanh. - Nhận xét - Thảo luận theo nhóm 4 VD: Cái thước kẻ giống nét ngang. Cán cái ô giống nét móc xuôi, móc ngược. - Đại diện các nhóm nêu câu trả lời. - HS quan sát - HS quan sát, lắng nghe - Tham gia thi - HS quan sát - HS quan sát, lắng nghe - Tham gia thi Tiết 2 6. Luyện viết các nét ở bảng con - GV đưa ra mẫu các nét cơ bản và mẫu các chữ số, yêu cầu HS nhắc lại tên của từng nét, từng chữ số. - GV HD cách viết: + Phân tích các nét mẫu về cấu tao, độ rộng, độ cao. + Chỉ ra cách viết, điểm đặt bút, hướng đi của bút, điểm dừng bút, - GV viết mẫu - GV hướng dẫn viết trên không - GV hướng dẫn viết vào bảng con - Nhận xét 7. Củng cố - Gv nhận xét chung tiết học. - Nhắc nhở HS về nhà viết bài. - HS nhắc lại tên của từng nét, từng chữ số. - Lắng nghe - HS quan sát - Tập đưa tay viết trên không - Viết bảng con Tiết 3 Hoạt động của giáo viên 1. Hoạt động khởi động + Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi. - HD cách chơi - Tìm những sự vật trong cuộc sống có hình dạng có nét viết cơ bản? - GV nhận xét. 2. Luyện viết các nét vào vở. - GV viết 7 nét lên bảng: nét ngang, nét sổ, nét xiên phải, nét xiên trái, nét móc xuôi, nét móc ngược, nét móc hai đầu. - Cho học sinh đọc lại các nét đó. - GV nhận xét về số lượng và kiểu nét - GV viết mẫu từng nét và nêu quy trình viết - HD học sinh viết vào vở. - Quan sát giúp đỡ những em viết chưa được đúng mẫu. 3. Vận dụng. Trò chơi: - GV nêu cách chơi và luật chơi - GV chia lớp thành 4 nhóm có nhiệm vụ viết đúng các nét mà mình đã nhặt ra từ chiếc hộp do giáo viên chuẩn bị trước. Ai nhặt được nét nào viết nét ấy. Nhóm nào có nhiều chữ viết đúng và đẹp nhóm đó thắng. - Nhận xét các nhóm. Hoạt động của học sinh - HS chơi - HS nói trong nhóm : Cái thước kẻ đặt trên mặt bàn giống nét ngang, khi thay đổi tư thế để thẳng xuống là nét sổ, nét xiên phải, nét xiên trái. Cái liềm gợi nét móc xuôi, nét móc ngược. - Quan sát. - Đọc CN- N- ĐT - Quan sát - HS viết vào vở. - Lắng nghe - Các nhóm chơi trò chơi. - Nhận xét các nhóm chơi Tiết 4 1. Hoạt động khởi độ...ớp quan sát tư thế ngồi viết của GV + Ngồi thẳng lưng, tay giữ vở, tay cầm bút, mắt cách vở khoảng 25 – 30 cm. . Quan sát cách cầm bút của GV: cầm bút bằng 3 ngón tay, không cầm sát ngòi bút hoặc đầu bút chì. + Thực hành tư thế ngồi viết, cách cầm bút theo mẫu GV đã làm. - Nhận xét tư thế ngồi viết và cách cầm bút của bạn bên cạnh. -. Viết từng nét chữ theo mẫu vào vở ô li: Nét sổ thẳng, nét ngang, nét xiên phải, trái.. Nghe GV nhận xét -. Học sinh viết số theo mẫu Nhận xét bình chọn bạn viết đep, đúng. Tiết 2 4. Khởi động: Trò chơi “Đếm số, âm trên cánh hoa” -. Chuẩn bị: GV chuẩn bị nhiều miếng bìa cắt thành cánh hoa. Mỗi cánh ghi các âm để học sinh thi đọc. Vẽ trực tiếp lên một tờ giấy to 2 vòng tròn làm hai nhị hoa. Trong mỗi nhị hoa ghi: các từ có âm, dấu thanh. -. Cách tiến hành: Giáo viên chia thành nhiều nhóm chơi tùy theo số bộ nhị hoa và cánh hoa chuẩn bị được. Khi trò chơi bắt đầu, các nhóm chơi có nhiệm vụ xếp âm vào các cánh hoa rồi dán vào nhị hoa cho phù hợp. Sau 5 phút, giáo viên hô: “Dừng chơi!” Nhóm nào dán được nhiều cánh hoa đúng và đẹp sẽ thắng cuộc. -. Sau khi kết thúc trò chơi, GV nhận xét trao hoa cho đội thắng cuộc. 5. Luyện đọc âm. - Luyện đọc âm theo bảng chữ cái Tiếng Việt - Theo dõi, giúp đỡ học sinh. 6. Vận dụng - Hướng dẫn học sinh tô lại tên của mình trong vở mẫu. - Học sinh chơi theo nhóm - Đại diện đọc kết quả. Đếm số âm đã tìm được -. Lớp nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc. -. Học sinh đọc nối tiếp các âm trên bảng chữ cái. -. Nhận xét bình chọn bạn đọc tốt. -Học sinh tô theo chữ viết của GV. Điều chỉnh sau bài dạy: . . TUẦN 1 Thứ hai ngày 6 tháng 9 năm 2021 Ngày soạn: 5/9/2021 Ngày dạy: Thứ hai 6/9/2021 Tiết 2,3: Tiếng việt Bài 1: A a (2 tiết) I. Yêu cầu cần đạt: 1.Năng lực + Đọc: Nhận biết và đọc đúng âm a. + Viết: Viết đúng chữ a + Nói và nghe: Phát triển kĩ năng nói lời chào hỏi; kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh minh họa qua các tình huống reo vui”a”, tình huống cần nói lời chào hỏi (chào gặp mặt, chào tạm biệt). 2. Phẩm chất: Giúp học sinh cảm nhận tình cảm gia đình, kính trọng những người trong gia đình. II. Đồ dùng dạy học: Tranh trong SGK, chữ mẫu a. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Tiết 1 Hoạt động của giáo viên 1. Hoạt động khởi động (3’) - Cho HS chơi trò chơi “Nhìn hình đoán nét” - Hướng dẫn HS cách chơi và luật chơi - GV nhận xét tuyên dương - GV: Chúng ta đã được học các nét cơ bản, hôm nay cô sẽ dạy các bạn bài đầu tiên về âm, chúng ta xem đó là âm gì? Nó có cấu tạo và được viết bởi những nét nào nhé. 2. Hoạt động khám phá * HĐ 1: Nhận biết (4’) - GV treo tranh, yêu cầu HS quan sát và trả lời: + Bức tranh vẽ ai? + Nam và Hà đang làm gì? + Hai bạn và cả lớp có vui không? - GV chốt và nói câu về nội dung tranh theo SGK: Nam và hà ca hát. - GV đọc mẫu, chú ý các cụm từ. GV nhấn vào các tiếng chứa âm a để gây chú ý cho HS phát hiện âm . - Vậy các tiếng trong câu đều chứa âm gì? - GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng. * HĐ2: Đọc (13’) + Đọc mẫu - GV viết chữ a lên bảng, đọc mẫu - GV gọi HS - GV theo dõi sửa lỗi phát âm cho HS * HĐ3: Viết bảng (14’) - GV treo mẫu chữ, HS quan sát + Chữ a được viết bởi những nét nào? - GV viết mẫu, nêu quy trình viết và cách viết chữ a (cỡ vừa) - Yêu cầu HS viết vào bảng con - Theo dõi, nhận xét. Hoạt động của học sinh -Thực hiện theo hướng dẫn - Tiến hành chơi - HS quan sát tranh trả lời câu hỏi + Tranh vẽ Nam và Hà . - Lắng nghe - Cả lớp đọc theo ĐT - HS nêu: chứa âm a - Đọc thầm theo - HS đọc CN- N- ĐT - HS quan sát - Nét công kín và nét móc ngược - HS theo dõi - HS viết vào bảng con Tiết 2 3. HĐ luyện tập, thực hành *HĐ1: Viết vở (12’) - GV hướng dẫn HS tô chữ a - GV quan sát giúp đỡ học sinh - Thu và nhận xét bài *HĐ2: Đọc (8’) - Cho HS quan sát tranh và hỏi: + Tranh 1: Nam và các bạn đang chơi trò gì? Vì sao các bạn vỗ tay reo “a” + Tranh 2: Hai bố con đang vui chơi ở đâu? Họ reo to “a” vì điều gì? - GV kết luận và liên hệ một số tình huống cần nói a 4. Hoạt động vận dụng - GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SHS - GV nêu câu hỏi lần lượt từng tranh Tranh 1: + Tranh vẽ cảnh ở đâu? + Họ đang làm gì? + Theo em Nam sẽ nói gì với bố ? + Bạn Nam sẽ chào bố như thế nào? - GV chốt thống nhất câu trả lời VD: Tranh vẽ cảnh ở cổng trường học, Nam chào tạm biệt bố để vào lớp. Nam nói: Con chào bố ạ. Tranh 2: - Tranh vẽ cảnh ở đâu, họ đang làm gì ? - Bạn Nam sẽ nói gì với cô giáo. + Nhắc lại ND tranh 2 Tranh vễ cảnh cô giáo và bạn Nam ở cửa lớp học. Bạn Nam nói. Con chào cô ạ - GV cho HS phân vai thực hiện hai tình huống trên - GV nhận xét, tuyên dương * Củng cố, dặn dò (3’) + GV nhắc lại ND: - Nhận biết, đọc âm a. Viết đúng âm a. Luyện đọc thông qua các tình huống, nói được các lời chào gặp mặt và lời chào tạm biệt. - HS đọc lại bài - Nhận xét giờ học - HS đọc tư thế ngồi viết. - HS viết vở (chữ viết thường, cỡ chữ vừa) - Nộp bài - Nam và các bạn chơi thả diều,. Các bạn thíc...và nghe: Phát triển vốn từ; phát triển kĩ năng nói lời chào hỏi; kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật Nam, Hà trong mối quan hệ với bố, bà và suy đoán nội dung tranh minh họa. 2. Phẩm chất: Giúp học sinh cảm nhận tình cảm tốt đẹp gia đình, kính trọng những người trong gia đình. II. Đồ dùng dạy học: Tranh trong SGK, chữ mẫu c. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Tiết 1 Hoạt động của giáo viên 1. Hoạt động khởi động (3’) - Cho HS đọc lại âm b và câu chứa âm b - GV nhận xét tuyên dương 2. Hoạt động khám phá HĐ1.Nhận biết (5’) - GV treo tranh, yêu cầu HS quan sát và trả lời: + Bức tranh vẽ ai? + Bà cho bé đồ chơi gì? + Theo em nhận đượ quà bé có vui không? - GV chốt và nói câu vè nội dung tranh theo SGK: Nam và bố câu cá - GV đọc mẫu, chú ý các cụm từ. GV nhấn vào các tiếng chứa âm c, dấu sắc để gây chú ý cho HS phát hiện âm. - Vậy trong câu có tiếng câu, cá chứa âm gì? - GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng. HĐ2. Đọc (13’) + Đọc âm c - GV viết chữ c lên bảng, đọc mẫu - GV gọi HS. - GV theo dõi sửa lỗi phát âm cho HS + Đọc tiếng - GV cho HS ghép tiếng ca, cá trên thanh gài - GV ghi bảng , gọi HS đánh vần - Gọi HS đọc trơn - Yêu cầu HS ghép các tiếng chứa c - Nhận xét + Đọc từ ngữ - GV yêu cầu HS quan sát tranh nêu từ: ca, cà, cá - GV ghi bảng, gọi HS đánh vần- đọc trơn - Nhận xét HĐ3. Viết bảng (14’) - GV treo mẫu chữ, dấu sắc. Yêu cầu HS quan sát + Chữ c được viết bởi những nét nào? - GV viết mẫu, nêu quy trình viết và cách viết chữ c, dấu sắc (cỡ vừa) - Yêu cầu HS viết vào bảng con c, ca, cà, cá. - Theo dõi, nhận xét. Hoạt động của học sinh - Thực hiện theo hướng dẫn - HS quan sát tranh trả lời câu hỏi - Tranh vẽ bé và bà - Cả lớp đọc theo ĐT - HS nêu: chứa âm c - Đọc thầm theo - HS đọc CN- N- ĐT - HS thực hiện - Đọc CN- N -ĐT - CN- ĐT - HS thực hiện, nêu cách ghép. - Đọc CN- ĐT -HS quan sát. - Trả lời - HS viết bảng con Tiết 2 3. Hoạt động thực hành HĐ1. Viết vở (12’) - GV hướng dẫn HS tô chữ c - GV quan sát giúp đỡ học sinh - Thu và nhận xét bài HĐ2. Đọc câu (8’) - Cho HS quan sát tranh và hỏi: + Tranh 1: Bà và Hà đang ở đâu? Hà nhìn thấy gì dưới hồ? - GV đọc mẫu “A, cá” - Yêu cầu HS tìm tiếng có âm c, dấu sắc và đọc - GV kết luận. 4. Hoạt động vận dụng (12’) - GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SHS - GV nêu câu hỏi lần lượt từng tranh + Tranh vẽ ai? + Nam đang ở đâu?Nam sẽ nói gì khi gặp bác bảo vệ?.... - GV chốt, thống nhất câu trả lời VD: Tranh vẽ Nam và Bác bảo vệ Nam chào bác bv: Cháu chào bác ạ. Tranh 2: Thực hiện tương tự - GV cho HS chia nhóm thực hiện đóng vai nội dung tranh 2 - GV nhận xét, tuyên dương * Củng cố, dặn dò (3’) + GV nhắc lại ND: - Nhận biết, đọc âm c. Viết đúng âm c. Luyện đọc thông qua các tình huống, nói được theo nội dung tranh. - HS đọc lại bài - Nhận xét giờ học - HS viết vở (chữ viết thường, cỡ chữ vừa) - Nộp bài - Bà và Hà đang ở ngoài hồ; . - Lắng nghe - Tìm và đọc CN-N-ĐT - Thực hiện theo hương dẫn - Nêu câu trả lời - Lắng nghe và ghi nhớ - HS chia nhóm và thực hiện - Một số nhóm trình bày - Nhận xét -HS đọc lại toàn bài. Điều chỉnh sau bài dạy: ................................ .. .. Ngày soạn: 5/9/2021 Ngày dạy: Thứ tư 8/9/2021 Tiết 1,2 : Tiếng Việt Bài 4: E e Ê ê (2 tiết) I. Yêu cầu cần đạt: 1.Năng lực: + Đọc: Nhận biết và đọc đúng âm e,ê, đọc đúng tiếng từ ngữ, câu có âm e,ê trả lời được các câu hỏi liên quan đến nội dung bài đã đọc + Viết:Viết đúng chữ e, ê; viết đúng các tiếng từ chứa e,ê + Nói và nghe: Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa e, ê; phát triển ngôn ngữ nói theo chủ điểm được gợi ý “trên sân trường”; kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật bà, bé, và bạn bè trong mối quan hệ với bố, bà và suy đoán nội dung tranh minh họa. 2. Phẩm chất: Giúp học sinh cảm nhận tình cảm tốt đẹp gia đình, kính trọng những người trong gia đình. *QPAN: Giới thiệu tranh Tre ngà bên Lăng Bác II. Đồ dùng dạy hoc: Tranh trong SGK, chữ mẫu e ê III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Tiết 1 Hoạt động của giáo viên 1. Hoạt động khởi động (3’) - Cho HS đọc lại âm c và câu chứa âm c - GV cho HS nghe lời bài hát: Em học chữ e, ê - Các em hãy nhắc lại các âm, tiếng từ được nhắc đến trong bài - GV nhận xét, giới thiệu bài e,ê. 2. Hoạt động khám phá HĐ1.Nhận biết (5’) - GV treo tranh, yêu cầu HS quan sát và trả lời: + Bức tranh vẽ gì? + Bé kể cho mẹ nghe những chuyện gì về bạn bè? - GV chốt và nói câu về nội dung tranh theo SGK: Bé kể mẹ nghe về bạn bè. - GV đọc mẫu, chú ý các cụm từ. GV nhấn vào các tiếng chứa âm e, ê, để gây chú ý cho HS phát hiện âm. - Vậy trong câu có tiếng nào chứa âm e, ê ? - GV giới thiệu và ghi chữ e, ê lên bảng. HĐ2. Đọc (13’) + Đọc âm Âm e: - GV viết chữ e lên bảng, đọc mẫu - GV gọi HS - GV theo dõi sửa lỗi phát âm cho HS Âm ê: tương tự + Đọc tiếng - GV cho HS ghép tiếng bé, bế trên thanh gài - GV ghi bảng, gọi HS đánh vần - Gọi HS đọc trơn - Yêu cầu HS ghép các tiếng chứa e, ê - Nhận xét +Đọc từ ngữ - GV yêu c...iếng hát của dế mèn +Vì thấy bạn bận rộn + Cảm thấy hết mệt - HS thực hiện theo hướng dẫn. - Một số HS trình bày - Nhận xét -HS đọc lại toàn bài. Điều chỉnh sau bài dạy:................................ .. .. Ngày soạn: 5/9/2021 Ngày dạy: 10/9/2021 Tiết 3,4: Tiếng Việt LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH CỦNG CỐ CÁC KĨ NĂNG (2 tiết) I. Yêu cầu cần đạt 1. Năng lực: + Nắm vững cách đọc âm a, b, c, e, ê, thanh huyền, thanh sắc; đọc đúng tiếng từ ngữ, câu có âm a, b ,c, e, ê, thanh huyền, thanh sắc; trả lời được các câu hỏi liên quan đến nội dung bài đã đọc. + PT kĩ năng viết thông qua viết từ ngữ chứa một số âm - vần chữ đã học. 2. Phẩm chất: Giúp học sinh cảm nhận tình cảm tốt đẹp gia đình, kính trọng những người trong gia đình. II. Đồ dùng dạy học: 1. Giáo viên: Chữ mẫu a,b,c,e,ê 2. Học sinh: Vở ô li III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Tiết 1 Hoạt động của giáo viên 1. Hoạt động khởi động(3’) - Cho HS đọc lại âm đã học và từ ngữ chứa âm đã học - GV nhận xét, giới thiệu bài e, ê. 2. Hoạt động thực hành HĐ1.Đọc âm, tiếng, từ.(16’) + Đọc âm - GV viết các âm a, b, c, e, ê lên bảng, yêu cầu HS đọc. - GV gọi HS - GV theo dõi sửa lỗi phát âm cho HS + Đọc tiếng, từ ngữ - GV cho HS ôn đọc lại các tiếng từ bài 1 đến bài 5 - GV gọi HS đọc trơn - Yêu cầu HS ghép các tiếng chứa âm a, b, c, e, ê đã học - Nhận xét HĐ2. Đọc câu (16’) - GV yêu cầu HS quan sát lại các câu trong tuần đã học: Nam và Hà ca hát; Bà cho bé búp bê; Nam với bố câu cá; Bé kể mẹ nghe về bạn bè; bà bế bé. - GV ghi bảng, gọi HS đánh vần- đọc trơn - Nhận xét (Trong hoạt động này GV có thể linh hoạt đặt thêm các câu hỏi để tương tác giữa GV-HS-HS-GV) + Cho học sinh đọc, chép bài vào vở. - GV quan sát giúp đỡ HS. - GV nhận xét bài. Hoạt động của học sinh -Thực hiện theo hướng dẫn - HS đọc CN-N-ĐT - HS ghép lại và đọc - HS đọc - HS ghép và đọc CN- N- ĐT - Cả lớp đọc theo ĐT - Học sinh đọc, chép bài vào vở. - Học sinh nộp bài. Tiết 2 3. Hoạt động thực hành (32’) HĐ.1. Viết bảng con - Treo bảng phụ các âm đã học trong tuần, yêu cầu HS quan sát nhắc lại một số nét có trong các chữ đã học. - GV có thể nhắc lại nếu HS quên cách viết. - Cho HS viết lại vào bảng con một số chữ có nét khó như: b, e + Giáo viên nhận xét, sửa sai HĐ2. Viết vở - GV đưa ra các chữ, tiếng, từ cần viết, yêu cầu HS đọc - HD HS cách viết, tư thế và cách ngồi viết + Cho học sinh đọc, chép bài vào vở. - GV quan sát giúp đỡ HS. - GV nhận xét bài. *Củng cố, dặn dò(3’) + GV nhắc lại ND: - Đọc, viết đúng âm, tiếng, từ. Trình bày các âm vào vở. - HS đọc lại bài - Nhận xét giờ học - Học sinh nêu VD: nét cong kín trong chữ a, nét khuyết trên trong chữ b - Viết bảng con - Quan sát, đọc CN- ĐT -HS chú ý. - Học sinh đọc, chép bài vào vở. - Học sinh nộp bài. - HS nghe HS đọc lại Điều chỉnh sau bài dạy: ................................ .. .. TUẦN 2: Ngày soạn: 12/9/2021 Ngày dạy: 13/9/2021 Tiết 2,3: Tiếng việt Bài 6: O, o, ? (2 tiết) I. Yêu cầu cần đạt 1. Năng lực - Đọc: Nhận biết và đọc đúng âm o; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu có âm o và thanh hỏi; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc. - Viết: Viết đúng chữ o và đấu hỏi; viết đúng các tiếng, từ ngữ có chữ o và dấu hỏi. -Nghe và nói: Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa âm o và thanh hỏi có trong bài học. Phát triển kỹ năng nói lời chào hỏi. Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết nhân vật, suy đoán nội dung tranh minh hoạ (chào mẹ khi mẹ đón lúc tan học và chào ông, bà khi đi học về) 2. Phẩm chất: - Biết chào hỏi, lễ phép với ông bà, bố mẹ - Yêu quý các vật nuôi. II. Đồ dùng dạy học: Ti vi, Mẫu chữ O III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: TIẾT 1 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động (3’) - Cho HS chơi trò chơi : Hộp quà bí mật(Trong hộp có các chữ e,ê, bé, bế) - GV HD chơi - Nhận xét, tuyên dương 2. Hoạt động khám phá HĐ1. Nhận biết (5’) - Cho HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: Em thấy gì trong tranh? - GV nói câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và HS nói theo. - GV đọc và yêu cầu HS dọc theo. - GV đọc từng cụm từ để HS đọc theo. - GV và HS lặp lại nhận biết một số lần: Đàn bò, gặm cỏ. - GV hướng dẫn HS nhận biết tiếng có âm o, thanh hỏi, giới thiệu chữ o, dấu hỏi. HĐ2. Đọc (13’) + Đọc âm - GV đưa chữ o lên bảng để giúp HS nhận biết chữ o trong bài học này. - GV đọc mẫu âm o. - GV yêu cầu một số (4 - 5) HS đọc âm o, sau đó từng nhóm và cả lớp đọc đồng thanh một số lần. + Đọc tiếng - GV đọc tiếng mẫu - GV giới thiệu mô hình tiếng mẫu bò, cỏ. - GV yêu cầu một số (4 5) HS đánh vần tiếng mẫu bò, cỏ -GV yêu cầu một số (4 - 5) HS đọc trơn tiếng mẫu. Cả lớp đọc trơn đồng thanh tiếng mẫu. - Đọc tiếng trong SHS + Đọc tiếng chứa âm o ở nhóm thứ nhất .GV đưa các tiếng chứa âm o ở nhóm thứ nhất: bỏ, bó, bỏ, yêu cấu HS tìm điểm chung (cùng chứa âm o). . Đánh vần tiếng: Một số HS đánh vấn tất cả các tiếng có cùng âm đang học. . Một số (4 - 5) HS đọc t...ất .GV đưa các tiếng chứa âm ở ở nhóm thứ nhất: bố, bổ, bộ yêu cầu HS tìm điểm chung cùng chứa âm ô). . Đánh vần tiếng: Một số HS đánh vần tất cả các tiếng có cùng âm ô đang học. .GV yêu cầu HS đọc trơn các tiếng có cùng âm ô đang học. + Đọc tiếng chứa âm ô ở nhóm thứ hai: cô, cổ, cộ.(Quy trình tương tự với quy trình đọc tiếng chứa âm ô ở nhóm thứ nhất.) + Đọc trơn các tiếng chửa âm ô đang học: Một số (3 - 4) HS đọc trơn, mỗi HS đọc trơn một nhóm, + GV yêu cầu HS đọc tất cả các tiếng. Ghép chữ cái tạo tiếng + GV yêu cầu HS tự tạo các tiếng có chứa ô. + GV yêu cầu 3 -4 HS phân tích tiếng, 2 - 3 HS nêu lại cách ghép. + Lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới ghép được. + Đọc từ ngữ - GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: bố, cô bé, cổ cỏ - Sau khi đưa tranh minh hoạ cho mỗi từ ngữ, GV nêu yêu cầu nói tên sự vật trong tranh. - GV cho từ bố xuất hiện dưới tranh. - Yêu cầu HS phân tích và đánh vần tiếng bố, đọc trơn từ bố. -GV thực hiện các bước tương tự đối với cô bé, cổ cỏ - Cho HS đọc trơn nối tiếp, mỗi HS đọc một từ ngữ. 3 lượt HS đọc. - 3 HS đọc trơn các từ ngữ. Lớp đọc đồng thanh một số lần. HĐ3. Viết bảng (11’) - GV đưa mẫu chữ ô và hướng dẫn HS quan sát. - GV viết mẫu và nêu cách viết chữ ô. - Cho HS viết chữ ô (chú ý khoảng cách giữa các chữ trên một dòng). - Cho HS nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn. - GV nhận xét, đánh giá chữ viết của HS. GV quan sát sửa lỗi cho HS. -HS chơi -HS viết -HS trả lời - HS nói theo. - HS đọc - HS đọc -HS quan sát -HS lắng nghe -Một số (4 - 5) HS đọc âm b, sau đó từng nhóm và cả lớp đồng thanh đọc một số lần. -HS lắng nghe -.HS đánh vần .HS đọc +HS đọc -HS đọc -HS đọc -HS ghép +HS phân tích +HS đọc -HS quan sát -HS nói -HS quan sát -HS phân tích và đánh vần -HS đọc -HS đọc -HS lắng nghe và quan sát -HS lắng nghe -HS viết -HS nhận xét -HS lắng nghe TIẾT 2 3. Hoạt động luyện tập, thực hành HĐ1. Viết vở (15’) - GV hướng dẫn HS tô chữ ô HS tô chữ ô (chữ viết thường, chữ cỡ vừa) vào vở Tập viết 1, tập một. - GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách. - GV nhận xét và sửa bài của một số HS. HĐ2. Đọc (7’) - Cho HS đọc thầm câu - Tìm tiếng có âm ô - GV đọc mẫu - Cho HS đọc thành tiếng sau đó cả lớp đọc. đồng thanh theo GV 4. Hoạt động vận dụng(10’) - Cho HS quan sát tranh trong SHS. GV đặt từng câu hỏi cho HS trả lời: Em thấy gì trong tranh? (Có thể hỏi thêm: Kể tên những phương tiện giao thông mà em biết) 3 loại phương tiện trong tranh có điểm nào giống nhau và điểm nào khác nhau? Em thích đi lại bằng phương tiện nào nhất? Vì sao? - GV và HS thống nhất câu trả lời. - GV chia HS thành các nhóm trả lời dựa vào nội dung đã trả lời ở trên và có thể trao đổi thêm về phương tiện giao thông. - Đại diện một nhóm thể hiện nội dung trước cả lớp, GV và HS nhận xét. * Củng cố, dặn dò(3’) - GV lưu ý HS ôn lại chữ ghi âm ô. - GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. - Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà: chào tạm biệt, chào khi gặp. Chuản bị bài 8: D,Đ HS tô chữ ô (chữ viết thường, chữ cỡ vừa) vào vở Tập viết 1, tập một. -HS viết -HS nhận xét. - HS đọc thầm. - HS tìm - HS lắng nghe. - HS đọc - HS quan sát. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS thực hiện -HS thể hiện, nhận xét. -HS lắng nghe Điều chỉnh sau bài dạy: . . Tiết 5,6: Tiếng việt BÀI 8: D d Đ đ (2 tiết) I.Yêu cầu cần đạt: 1.Năng lực - Đọc: Nhận biết và đọc đúng các âm d, đ; đọc dùng các tiếng, từ ngữ, câu có d, đ; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc. - Viết: Viết đúng các chữ d, đ (kiểu chữ thường); các tiếng, từ ngữ có chứa d, đ. - Nghe và nói: Phát triển vốn từ dựa trên những tử ngữ chứa các âm d, đ có trong bài học. - Phát triển kĩ năng nói lời chào hỏi; kĩ năng nói theo chủ điểm chào hỏi được gợi ý trong tranh. Kỹ năng nhận biết nhân vật khách đến nhà chơi hoặc bạn của bố mẹ và suy đoán nội dung tranh minh hoạ, biết nói lời chảo khi gặp người quen của bố mẹ và gia đình. 2. Phẩm chất : Cảm nhận được tình cảm, mối quan hệ với mọi người trong xã hội. II.Đồ dùng dạy học: Mẫu chữ d,đ III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: TIẾT 1 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động (3’) - HS ôn lại chữ ô. GV có thể cho HS chơi trò chơi nhận biết các nét tạo ra chữ ô. - HS viết chữ ô 2. Hoạt động khám phá HĐ1. Nhận biết (5’) - HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi - GV nói câu thuyết minh (nhận biết dưới tranh và HS nói theo. - GV cũng có thể đọc thành tiếng câu nhận biết và yêu cầu HS đọc theo. GV đọc từng cụm từ, sau đó để HS đọc theo. Dưới gốc đa, các bạn chơi dung dăng dung dẻ. - GV hướng dẫn HS nhận biết tiếng có âm d, đ, giới thiệu chữ ghi âm d, đ, HĐ2. Đọc (15’) + Đọc âm - GV đưa chữ d lên bảng để giúp HS nhận biết chữ d trong bài học. - GV đọc mẫu âm d. -GV yêu cầu HS đọc âm , sau đó từng nhóm và cả lớp đồng thanh đọc một số lần. -Tương tự với chữ d + Đọc tiếng...oạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động (3’) - Cho HS ôn lại chữ d,đ. GV có thể cho HS chơi trò chơi nhận biết các nét tạo ra chữ c. - Cho HS viết chữ d, đ 2. Hoạt động khám phá HĐ1. Nhận biết (5’) - Cho HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: Em thấy gì trong tranh? - GV nói câu thuyết minh (nhận biết dưới tranh và HS nói theo. - GV cũng có thể đọc thành tiếng câu nhận biết và yêu cầu HS đọc theo. GV đọc từng cụm từ, sau đó để HS dọc theo. GV và HS lặp lại câu nhận biết một số lần: Tàu dỡ hàng ở cảng - GV hướng dẫn HS nhận biết tiếng có âm ơ thanh ngã; giới thiệu chữ ghi âm ơ, dấu ngã. HĐ2. Đọc (15’) + Đọc âm - GV đưa chữ c lên bảng để giúp HS nhận biết chữ ơ trong bài học. - GV đọc mẫu âm ơ. -GV yêu cầu HS đọc âm ơ sau đó từng nhóm và cả lớp đồng thanh đọc một số lần. + Đọc tiếng - Đọc tiếng mẫu + GV giới thiệu mô hình tiếng mẫu : bờ, dỡ GV khuyến khích HS vận dụng mô hình các tiếng đã học để nhận biết mô hình và đọc thành tiếng bờ, dỡ. + GV yêu cầu HS đánh vần tiếng mẫu bờ, dỡ - Lớp đánh văn đồng thanh tiếng mẫu. + GV yêu cầu HS đọc trơn tiếng mẫu. Cả lớp đọc trơn đồng thanh tiếng mẫu. - Ghép chữ cái tạo tiếng : HS tự tạo các tiếng có chứa ơ - GV yêu cầu 3 -4 HS phân tích tiếng. 2- 3 HS nêu lại cách ghép. + Đọc từ ngữ - GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ bờ đê, cá cờ, đỡ bé. - GV nêu yêu cầu nói tên sự vật trong tranh, - GV cho từ bè xuất hiện dưới tranh - GV yêu cầu HS phân tích và đánh vần tiếng bờ đê, đọc trơn từ bờ đê. GV thực hiện các bước tương tự đối với cá cờ, đỡ bé. - GV yêu cầu HS đọc trơn nổi tiếp, mỗi HS đọc một từ ngữ. 3 4 lượt HS đọc, 2 3 HS đọc trơn các từ ngữ. Lớp đọc đồng thanh một số lắn. + Đọc lại các tiếng, từ ngữ Từng nhóm và sau đó cả lớp đọc đồng thanh một lần. HĐ3. Viết bảng (12’) - GV đưa mẫu chữ ơ và hướng dẫn HS quan sát. - GV viết mẫu và nêu cách viết chữ ơ. - HS viết chữ ơ - HS nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn. - GV nhận xét, đánh giá chữ viết của HS. GV quan sát sửa lỗi cho HS. -HS chơi -HS viết -Hs trả lời -Hs trả lời -Hs trả lời - HS nói theo. - HS đọc -Hs lắng nghe -Hs quan sát -Hs lắng nghe -Một số (4 5) HS đọc âm ơ sau đó từng nhóm và cả lớp đồng thanh đọc một số lần. -Hs lắng nghe -Hs lắng nghe + Một số (4 5) HS đánh vần tiếng mẫu bờ, dỡ - HS đánh vần + Một số (4 - 5) HS đọc trơn tiếng mẫu. Cả lớp đọc trơn đồng thanh tiếng mẫu. -HS tự tạo -HS phân tích -HS quan sát -HS nói -HS quan sát -HS phân tích và đánh vần -HS đọc -HS đọc -Hs lắng nghe và quan sát -Hs lắng nghe -HS viết -HS nhận xét -Hs lắng nghe TIẾT 2 3. Hoạt động thực hành HĐ1. Viết vở (15’) - GV hướng dẫn HS tô chữ b HS tô chữ (chữ viết thường, chữ cỡ vừa) vào vở Tập viết 1, tập một. - GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách. - GV nhận xét và sửa bài của một số HS HĐ2. Đọc (7’) - HS đọc thầm - Tìm tiếng có âm ơ -GV đọc mẫu - HS đọc thành tiếng (theo cả nhân và nhóm), sau đó cả lớp đọc đồng thanh theo GV - Cho HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: Bố đỡ ai? - GV và HS thống nhất câu trả lời. 4. Hoạt động vận dụng (10’) - HS quan sát tranh trong SHS. GV đặt từng câu hỏi cho HS trả lời: Kể tên các phương tiện giao thông trong tranh?Những phương tiện giao thông này có gì khác nhau? (GV: Khác nhau về hình dáng, màu sắc,... Trong số các phương tiện này, em thích đi lại bằng phương tiện nào nhất? Vì sao? - Gv chia HS thành các nhóm, dựa theo tranh. - Đại diện một nhóm thể hiện nội dung trước cả lớp, GV và HS nhận xét. * Củng cố, dặn dò (3’) - GV lưu ý HS ôn lại chữ ghi âm ơ. - GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. - Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà: chào tạm biệt, chào khi gặp. - Chuẩn bị bài Ôn tập và kể chuyện - HS tô chữ (chữ viết thường, chữ cỡ vừa) vào vở Tập viết 1, tập một. -HS viết -HS nhận xét - HS đọc thầm. - Hs tìm - HS lắng nghe. - HS đọc - HS quan sát. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS quan sát. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS thực hiện -HS thể hiện, nhận xét -Hs lắng nghe Điều chỉnh sau bài dạy: . . Ngày soạn: 12/9/2021 Ngày dạy: 16/9/2021 Tiết 2,3: Tiếng việt BÀI 10: ÔN TẬP VÀ KỂ CHUYỆN (2 tiết) I. Yêu cầu cần đạt: 1.Năng lực - Nắm vững cách đọc các âm o, ô, ơ,đ, d; cách đọc các tiếng, từ ngữ, câu có các âm o, ô, ơ,đ, d, thanh hỏi, thanh ngã, thanh nặng hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc. - Phát triển kỹ năng viết thông qua viết từ ngữ chứa một số âm chữ đã học. - Phát triển kỹ năng nghe và nói thông qua hoạt động nghe kể câu chuyện Đàn kiến con ngoan ngoãn, trả lời câu hỏi về những gì đã nghe và kế lại câu chuyện. . Phẩm chất: Biết đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ người khác. II. Đồ dùng dạy học: Mẫu chữ o, ô, ơ,đ, d III. Các hoạt động dạy học chủ yếu TIẾT 1 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động (4’) - Chơi trò Hái hoa dân chủ. (Đọc chữ cái có trong bông hoa) 2. Hoạt động thực hành HĐ1. Đọc tiếng ...i vào vở. (mỗi câu một dòng) - Học sinh nộp bài. - HS đọc lại Điều chỉnh sau bài dạy: . . TUẦN 3: Môn TIẾNG VIỆT – LỚP 1B Ngày soạn: 19/9/2021 Ngày dạy: 20/9/2021 BÀI 11: I I K k (2 tiết) I. Yêu cầu cần đạt: 1.Năng lực: - Đọc: Nhận biết và đọc đúng các âm i, k; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu có các âm i, k; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc. -Viết: Viết đúng các chữ i, k; viết đúng các tiếng từ ngữ có chữ i, k. -Nói và nghe: Phát triển vốn từ ngữ chứa các âm i, k có trong bài học. Phát triển kỹ năng nói lời giới thiệu, làm quen, kỹ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung các tranh minh hoạ: 1. Tranh Nam đang vẽ, bức vẽ sắp hoàn thành; 2. Tranh một con kì đã đang bò kẽ đá; 3. Tranh Nam và một bạn khác đang nói chuyện, làm quen với nhau ở hành lang lớp học. 2. Phẩm chất:HS cảm nhận được tình cảm bạn bè khi được cùng học, cùng chơi, cùng trò chuyện. Biết yêu quý động vật. * HĐTN: Giới thiệu bản thân trong nhóm (tiết 2) II. Đồ dùng dạy học: Ti vi, Mẫu chữ i,k III. Các hoạt động dạy học chủ yếu TIẾT 1 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động (3’) - HS chơi trò chơi Truyền điện: Đọc lần lượt các âm đã học. - GV nhận xét, tuyên dương. 2. Hoạt động khám phá 2.1. Nhận biết (5’) - HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: Em thấy gì trong tranh? - GV và HS thống nhất câu trả lời. - GV nói câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và HS nói theo. - GV đọc từng cụm từ để HS đọc theo. - GV và HS lặp lại nhận biết một số lần: Nam vẽ kì đà.. - GV giúp HS nhận biết tiếng có âm i, k và giới thiệu chữ ghi âm i, k. 2.2. Đọc (16’) + Đọc âm - GV đưa chữ i lên bảng để giúp HS nhận biết chữ i trong bài học này. - GV đọc mẫu âm i. - GV yêu cầu một số (4 - 5) HS đọc âm i, sau đó từng nhóm và cả lớp đọc đồng thanh một số lần. - Âm k hướng dẫn tương tự + Đọc tiếng - GV đọc tiếng mẫu - GV giới thiệu mô hình tiếng mẫu kì, kì (trong SHS). - GV YC ghép mô hình và đọc thành tiếng ki, kì. -GV yêu cầu một số (4 -5) HS đánh vần tiếng mẫu ki, kì. Lớp đánh vần đồng thanh tiếng mẫu. GV lưu ý HS, c (xê) và k (ca) đều đọc là "cờ" Âm "cờ" viết là k (ca) khi âm này đứng trước e, ê, i ; viết là c (xê) khi đứng trước các âm còn lại. -GV yêu cầu một số (4 - 5) HS đọc trơn tiếng mẫu. Cả lớp đọc trơn đồng thanh tiếng mẫu. - Đọc tiếng trong SHS + Đọc tiếng chứa âm i -GV đưa các tiếng chứa âm i ở yêu cầu HS tìm điểm chung (cùng chứa âm i). - Đánh vần tiếng: Một số HS đánh vấn tất cả các tiếng có cùng âm đang học. - Một số (4 - 5) HS đọc trong các tiếng có cùng âm i đang học. -GV yêu cầu đọc trơn . + Ghép chữ cái tạo tiếng + GV yêu cầu 3- 4 HS phân tích tiếng, 2- 3 HS nêu lại cách ghép. + Lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới ghép được. Tương tự với âm k + Đọc từ ngữ - GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: bí đỏ, kẻ ô, đi đò, kì đà. Sau khi đưa tranh minh hoạ cho mỗi từ ngữ, chẳng hạn bí đỏ. - GV nêu yêu câu nói tên người trong tranh. GV cho từ bí đỏ xuất hiện dưới tranh. - Cho HS phân tích và đánh vần bí đỏ, đọc trơn từ bí đỏ. - GV thực hiện các bước tương tự đối với kẻ ô, đi đò, kì đà. - Cho HS đọc trơn nối tiếp, mỗi HS đọc một từ ngữ. 3 -4 lượt HS dọc. 2 - 3 HS đọc trơn các từ ngữ. Lớp đọc đồng thanh một số lấn, + Đọc lại các tiếng, từ ngữ - Cho từng nhóm và sau đó cả lớp đọc đồng thanh một lần. 2.3. Viết bảng (11’) - GV hướng dẫn HS chữ i, k. - GV giới thiệu mẫu chữ viết thường ghi âm i, âm k và hướng dẫn HS quan sát. - GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viết âm i, âm k dấu hỏi. - Cho HS viết vào bảng con - Cho HS nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn. - GV nhận xét chữ viết của HS. - GV quan sát và sửa lỗi cho HS. Hs chơi - HS quan sát, trả lời - HS nói theo. - HS đọc - HS đọc -Hs lắng nghe -Hs quan sát -Hs lắng nghe -Một số (4 -5) HS đọc âm i, sau đó từng nhóm và cả lớp đồng thanh đọc một số lần. -Hs lắng nghe -Hs lắng nghe HS quan sát - HS ghép tiếng ki, kì - Phân tích. -HS đánh vần tiếng mẫu. Lớp đánh vần đồng thanh tiếng mẫu. - HS đọc trơn tiếng mẫu. Cả lớp đọc trơn đồng thanh tiếng mẫu. -HS tìm -HS đánh vần -HS đọc -HS đọc -HS tự tạo -HS phân tích - HS nêu -HS đọc -HS lắng nghe và quan sát -HS lắng nghe -HS phân tích đánh vần -HS đọc -HS đọc -HS lắng nghe -HS lắng nghe -HS lắng nghe, quan sát - HS viết vào bảng con, chữ cỡ vừa (chú ý khoảng cách giữa các chữ trên một dòng). -HS nhận xét -HS quan sát TIẾT 2 3. Hoạt động luyện tập,thực hành 3.1. Viết vở (14’) - GV hướng dẫn HS tô chữ i, k (chữ viết thường, chữ cỡ vừa) vào vở Tập viết 1, tập một. Chú ý liên kết các nét trong chữ. - GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách. - GV nhận xét và sửa bài của một số HS 3.2. Đọc (10) - Cho HS đọc thầm cả câu; tìm các tiếng có âm I, âm k. - GV đọc mẫu cả câu. - GV giải thích nghĩa từ ngữ (nếu cần). - Cho HS đọc thành tiếng cả câu (theo cá nhân hoặc theo nhóm), sau đó cả lớp đọc đồng thanh theo...S trả lời: Em thấy gì trong tranh? - GV hướng dẫn HS nói về các loài cây trong tranh (có cây ăn quả) với các bộ phận khác nhau (tên các bộ phận) và lợi ich của chúng (cho quả, dùng gỗ làm nhà, chữa bệnh (liên hệ với câu “Bé bị ho. Bà đã có lá hẹ"), cho bóng mát, giữ gìn môi trường trong sạch,...). - GV chia HS thành các nhóm trả lời dựa vào nội dung đã trả lời ở trên - Đại diện một nhóm thể hiện nội dung trước cả lớp, GV và HS nhận xét. *HĐTN: Nói những điều em biết về các loại cây. * Củng cố, dặn dò (3’) - GV lưu ý HS ôn lại chữ ghi âm h, âm l. - GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. - Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà: Nói những điều em biết về các loại cây - HS tô chữ h, chữ l (chữ viết thường, chữ cỡ vừa) vào vở Tập viết 1, tập một. -HS viết -HS nhận xét - HS đọc thẩm. - Hs tìm - HS lắng nghe. - HS đọc - HS quan sát. - HS trả lời. - HS trả lời. -HS lắng nghe - HS thảo luận nhóm - HS trình bày - HS nói cho nhau nghe các loại cây mình biết. -HS lắng nghe Điều chỉnh sau bài dạy: . .. Ngày soạn: 19/9/2021 Ngày dạy: 21/9/2021 BÀI 13: U, u, Ư, ư (2 tiết) I. Yêu cầu cần đạt: 1.Năng lực - Nhận biết và đọc đúng các âm u, ư; đọc đúng các tiếng, từ ngũ, câu có các ẩm u, ư; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc. - Viết đúng các chữ u, ư; viết đúng các tiếng, từ ngữ có chữ u, ư. - Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các âm u, ư có trong bài học. - Phát triển kỹ năng nói lời giới thiệu giới thiệu về bản thân với chị sao đỏ trong giờ sinh hoạt sao). - Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh minh hoạ: 1. Hình ảnh quả đu đủ chín; 2. Hình ảnh cá hố; 3. Nam đang giới thiệu bản thân minh với chị sao đỏ. 2. Phẩm chất: Yêu quý động vật. Tự tin trong giao tiếp *TCTV: Hiểu Sinh hoạt Sao (tiết 2) II. Đồ dùng dạy học: Ti vi, Mẫu chữ u, ư III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: TIẾT 1 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động (3’) - HS ôn lại chữ h,l. GV có thể cho HS chơi trò chơi nhận biết các nét tạo ra chữ h,l. - HS viết chữ h,l 2. Hoạt động khám phá 2.1.Nhận biết (5’) - HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi - GV nói câu thuyết minh (nhận biết dưới tranh và HS nói theo. - GV cũng có thể đọc thành tiếng câu nhận biết và yêu cầu HS đọc theo. - GV giúp HS nhận biết tiếng có âm u, ư và giới thiệu chữ ghi âm u, ư. 2.2. Đọc (15’) + Đọc âm - GV đưa chữ u lên bảng để giúp HS nhận biết chữ u trong bài học. - GV đọc mẫu âm u. -GV yêu cầu HS đọc âm , sau đó từng nhóm và cả lớp đồng thanh đọc một số lần. -Tương tự với chữ ư + Đọc tiếng - Đọc tiếng mẫu + GV giới thiệu mô hình tiếng mẫu (trong SHS): đủ, lừ. - GV yêu cầu ghép tiếng, phân tích tiếng + GV yêu cầu HS đánh vần tiếng mẫu đủ, lừ. + GV yêu cầu HS đọc trơn tiếng mẫu. Cả lớp đọc trơn đồng thanh tiếng mẫu. + Ghép tiếng chứa âm u + GV đưa các tiếng yêu cầu HS tìm điểm chung (có âm u) + Đánh vấn tiếng: GV yêu cầu HS đánh vần tất cả các tiếng có cùng âm u. + GV yêu cầu đọc trơn các tiếng có cùng âm u. + Đọc tiếng chứa âm ư Quy trình tương tự với quy trình đọc tiếng chứa âm u. + Đọc từ ngữ - GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ dù, đu đủ, hồ dữ. - GV nêu yêu cầu nói tên sự vật trong tranh, - GV cho từ dù xuất hiện dưới tranh - GV yêu cầu HS phân tích và đánh vần dù, đọc trơn từ dù. - GV thực hiện các bước tương tự đối với đu đủ, hồ dữ - GV yêu cầu HS đọc trơn nối tiếp. Lớp đọc đồng thanh một số lần. + Đọc lại các tiếng, từ ngữ - GV cho HS đọc lại toàn bộ âm, tiếng, từ đã học. 2.3. Viết bảng (11’) - GV đưa mẫu chữ u, ư và hướng dẫn HS quan sát. - GV viết mẫu và nêu cách viết chữ u, ư. - HS viết chữ u, ư (chữ cỡ vừa) vào bảng con. Chú ý khoảng cách giữa các chữ trên một dòng - GV, HS nhận xét chữ viết của HS. GV quan sát sửa lỗi cho HS. -Hs chơi -HS viết -Hs quan sát, trả lời - HS nói theo. - HS đọc -Hs lắng nghe -Hs quan sát, đọc CN – N - ĐT -Hs lắng nghe và thực hiện. -Hs lắng nghe - HS ghép, phân tích tiếng vừa ghép. -Hs đánh vần: CN – N - ĐT - HS đọc trơn: CN – N - ĐT - HS ghép: dù, đủ, hũ - HS nêu điểm chung có âm u - HS đánh vần - HS đọc trơn CN – N - ĐT. -HS đọc -HS thực hiện. -HS quan sát -HS nói -HS phân tích đánh vần - HS thực hiện -HS đọc CN – N - ĐT -HS đọc CN – N - ĐT -Hs lắng nghe và quan sát -Hs lắng nghe, quan sát -HS viết -HS nhận xét -Hs lắng nghe TIẾT 2 3. Hoạt động luyện tập, thực hành 3.1. Viết vở (15’) - GV hướng dẫn HS tô chữ b HS tô chữ u, ư (chữ viết thường, chữ cỡ vừa) vào vở Tập viết 1, tập một. - GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách. - GV nhận xét và sửa bài của một số HS 3.2. Đọc (7’) - HS đọc thầm - Tìm tiếng có âm u, ư -GV đọc mẫu - HS đọc thành tiếng câu (theo cả nhân và nhóm), sau đó cả lớp đọc đồng thanh theo GV - HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: Cá hổ là loài cả như thế nào? - GV và HS thống nhất câu trả lời. 3.3....nh theo GV - HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: Chị có gì? - GV và HS thống nhất câu trả lời. 3.3. Nói theo tranh (10’) - HS quan sát tranh trong SHS. GV đặt từng câu hỏi cho HS trả lời: Em thấy gì trong tranh? Theo em, cá cảnh và cá làm thức ăn có gì khác nhau? Em có thích nuôi cả cảnh không? Vì sao? - GV và HS thống nhất câu trả lời. - Gv chia HS thành các nhóm, dựa vào nội dung đã trả lời ở trên, trao đổi thêm về tên một số loài cá, lợi ích của chúng đối với cuộc sống của con người. - Đại diện một nhóm thể hiện nội dung trước cả lớp, GV và HS nhận xét. * Củng cố, dặn dò (3’) - GV lưu ý HS ôn lại chữ ghi âm ch, âm kh. - GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. - Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà: nêu tên một số loại cá và lợi ích của chúng. - HS tô chữ (chữ viết thường, chữ cỡ vừa) vào vở Tập viết 1, tập một. -HS viết -HS nhận xét - HS đọc thầm. - Hs tìm - HS lắng nghe. - HS đọc - HS quan sát. - HS trả lời: Chị có cá kho khế - HS trả lời. - HS quan sát. - HS trả lời: Có bạn Nam và bề cá - HS trả lời: cá cảnh để làm cảnh, ngắm - HS trả lời:vì cá cảnh đẹp, có nhiều màu sắc. -HS thực hiện -HS thể hiện, nhận xét -Hs lắng nghe Điều chỉnh sau bài dạy: . Ngày soạn: 19/9/2021 Ngày dạy: 23/9/2021 BÀI 15: ÔN TẬP VÀ KỂ CHUYỆN (2 tiết) I. Yêu cầu cần đạt: 1.Năng lực - Nắm vững cách đọc các âm u, ư, ch, kh; cách đọc các tiếng, từ ngữ, câu có các âm u, ư, ch, kh hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc. - Phát triển kỹ năng viết thông qua viết từ ngữ chứa một số âm chữ đã học. - Phát triển kỹ năng nghe và nói thông qua hoạt động nghe kể câu chuyện Con quạ thông minh, trả lời câu hỏi về những gì đã nghe và kể lại câu chuyện. 2. Phẩm chất: Bồi dưỡng ý thức quan tâm, giúp đỡ người khác. II. Đồ dùng dạy học: Tivi. Mẫu chữ i,k,h,l,u,ư III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: TIẾT 1 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động (3’) - HS viết chữ u, ư, ch, kh 2. Hoạt động luyện tập, thực hành 2.1. Đọc tiếng: (7’) - GV yêu cầu HS ghép âm để tạo thành tiếng (theo mẫu) và đọc to tiếng được tạo ra: theo cá nhân, theo nhóm và đồng thanh cả lớp. - GV nhận xét, HD lại cách đọc với HS chậm. 2.2. Đọc từ ngữ: (8’) - GV yêu cầu HS đọc thành tiếng cá nhân, nhóm), đọc đóng thanh (cả lớp). 2.3. Đọc câu (7’) Câu 1: Chị cho bé cá cờ. GV giải thích nghĩa của từ ngữ (nếu cần). - GV đọc mẫu. - GV cho HS đọc - Câu 2: Dì Kha cho Hà đi chợ. Thực hiện các hoạt động tương tự như đọc câu 1. 2.4. Viết (10’) - GV hướng dẫn HS viết vào Tập viết 1, tập một từ cá kho khế trên một dòng kẻ. - GV lưu ý HS cách nối nét giữa các chữ cái. - GV quan sát, nhận xét và sửa lỗi cho HS. -Hs viết -Hs ghép và đọc : CN – N - ĐT -Hs trả lời - HS đọc - HS đọc : CN – N - ĐT - HS đọc thầm cả câu, tỉm tiếng có chứa các âm đã học trong tuần. - HS nêu: tất cả các âm đều được học. -Hs lắng nghe -Hs đọc: CN – N - ĐT - Thực hiện theo HD -Hs lắng nghe HD -HS viết 1 dòng -Hs lắng nghe TIẾT 2 3. Hoạt động vận dụng Câu chuyện: CON QUẠ THÔNG MINH Một con quạ đang khát nước. Nó bay mãi nhưng chẳng kiếm được một giọt nào. Mệt quá, nó đậu xuống một cành cây để nghi. Nó nhìn thấy một cái binh ở dưới gốc cây: Quạ sà xuống đất, ngó vào bình và thấy trong bình có nước. Nó thò mỏ vào, nhưng nước trong bình it quá, mỏ nó không thể tới được Nhìn xung quanh, qua thấy những viên sỏi nhỏ. Nó thử lấy mỏ gắp một viên sỏi thả vào binh và thấy nước dâng lên một chút. Nó tiếp tục gặp những viên sởi khác thả vào bình. Chẳng bao lâu, nước đã dâng lên đến miệng bình. Qua tuông thoả thích rói bay lên cây nghỉ ngơi. (Theo I. La Fontaine) 3.1. GV kể chuyện, đặt câu hỏi và HS trả lời (13’) Lần 1: GV kể toàn bộ câu chuyện. Lần 2: GV kể từng đoạn và đặt câu hỏi. HS trả lời. Đoạn 1: Từ đầu đến ở dưới gốc cây. GV hỏi HS: 1. Quạ thấy gì ở dưới gốc cây Đoạn 2: Từ Quạ sà xuống đất đến không thể tới được. GV hỏi HS: 2. Quạ có uống được nước trong bình không? Vì sao? Đoạn 3: Từ Nhìn xung quanh đến gắp những viên sỏi khác thả vào bình, GV hỏi HS: 3. Quạ đã nghĩ ra điều gì? Đoạn 4: Từ Chẳng bao lâu đến hết. GV hỏi HS: 4. Cuối cùng, quạ có uống được nước trong bình không? Vì sao? - GV nhận xét, nhắc lại toàn bộ câu trả lời. 3.2. HS kể chuyện (19’) -GV yêu cầu HS kể lại từng đoạn theo gợi ý của tranh và hướng dẫn của GV. - GV cho HS được trao đổi nhóm để tìm ra câu trả lời phù hợp với nội dung từng đoạn của câu chuyện được kế. - GV cho HS đóng vai kể lại từng đoạn hoặc toàn bộ câu chuyện. - Thi kể chuyện. - Nhận xét, tuyên dương. - GV hỏi HS về nội dung câu chuyện. - GV nhắc lại. * Củng cố, dặn dò (3’) - GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. - Về nhà kể cho người thân trong gia đình hoặc bạn bè câu chuyện đã học, -Hs lắng nghe -Hs lắng nghe -Hs trả lời + Thấy cái bình dưới gốc cây. Hs trả lời + Quạ không uống được nước trong bình. Vì nước trong bình ít quá. -Hs trả lời + Quạ đã quắp từng vi
File đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_tieng_viet_lop_1_sach_kntt_nam_hoc_2021_202.docx
- Tuần 0.docx
- Tuần 1.docx
- Tuần 2.docx
- Tuần 3.docx
- Tuần 4.docx
- Tuần 5.docx
- Tuần 6.docx
- Tuần 7.docx
- Tuần 8.docx
- Tuần 9.docx
- Tuần 10.docx
- Tuần 11.docx
- Tuần 12.docx
- Tuần 13.docx
- Tuần 14.docx
- Tuần 15.docx
- Tuần 16.docx
- Tuần 17.docx
- Tuần 18.docx
- Tuần 19.docx
- Tuần 20.docx
- Tuần 21.docx
- Tuần 22.docx
- Tuần 23.docx
- Tuần 24.docx
- Tuần 25.docx
- Tuần 26.docx
- Tuần 27.docx
- Tuần 28.docx
- Tuần 29.docx
- Tuần 30.docx
- Tuần 31.docx
- Tuần 32.docx
- Tuần 33.docx
- Tuần 34.docx
- Tuần 35+36.docx