Kế hoạch bài dạy (Sáng) Tiếng Việt Lớp 2 KNTT - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Vật Lại

A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nhận biết các nhân vật, diễn biến các sự vật trong chuyện. (cảnh vật, hiện tượng, mối quan hệ cuộc sống XQ); hiểu ND: Cảm xúc háo hức, vui vẻ của các bạn học sinh trong ngày khai giảng lớp 2.

- Đọc đúng âm, tiếng khó dễ lẫn trong bài. Đọc rõ ràng trôi chảy. đọc ngắt cụm từ trong câu dài, nghỉ cuối câu, phân biệt ngữ điệu giọng đọc phù hợp với lời kể và lời nói trực tiếp của nhân vật.

- Quan sát, hợp tác, trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi, nêu ý kiến về sự vật, hiện tượng phát triển ngôn ngữ.

- Tự hào hãnh diện khi được lên lớp 2; thích đi học, Quý mến, gắn bó với bạn bè, tích cực trong mọi hoạt động nhóm.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính. - HS: Sách giáo khoa, Vở BTTV.

docx 481 trang Cô Giang 13/11/2024 1070
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy (Sáng) Tiếng Việt Lớp 2 KNTT - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Vật Lại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy (Sáng) Tiếng Việt Lớp 2 KNTT - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Vật Lại

Kế hoạch bài dạy (Sáng) Tiếng Việt Lớp 2 KNTT - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Vật Lại
TUẦN 1
TIẾNG VIỆT
Tiết 1+2- BÀI 1 :TÔI LÀ HỌC SINH LỚP 2 
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nhận biết các nhân vật, diễn biến các sự vật trong chuyện. (cảnh vật, hiện tượng, mối quan hệ cuộc sống XQ); hiểu ND: Cảm xúc háo hức, vui vẻ của các bạn học sinh trong ngày khai giảng lớp 2.
- Đọc đúng âm, tiếng khó dễ lẫn trong bài. Đọc rõ ràng trôi chảy. đọc ngắt cụm từ trong câu dài, nghỉ cuối câu, phân biệt ngữ điệu giọng đọc phù hợp với lời kể và lời nói trực tiếp của nhân vật. 
- Quan sát, hợp tác, trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi, nêu ý kiến về sự vật, hiện tượng phát triển ngôn ngữ.
- Tự hào hãnh diện khi được lên lớp 2; thích đi học, Quý mến, gắn bó với bạn bè, tích cực trong mọi hoạt động nhóm.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính. - HS: Sách giáo khoa, Vở BTTV.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Khởi động:
- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?
- GV hỏi:
+ Em đã chuẩn bị những gì cho ngày khai giảng?
+ Cảm xúc của em như thế nào?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
II. Khám phá:
* Đọc văn bản.
- GV đọc mẫu: giọng nhanh, thể hiện sự phấn khích. 
- HDHS chia đoạn: (3 đoạn)
+ Đoạn 1: Từ đầu đến sớm nhất lớp.
+ Đoạn 2: Tiếp cho đến cùng các bạn.
+ Đoạn 3: Còn lại.
- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: loáng, rối rít, ríu rít, rụt rè, níu, vùng dậy,
- Luyện đọc câu dài: Nhưng vừa đến cổng trường,/ tôi đã thấy mấy bạn cùng lớp/ đang ríu rít nói cười/ ở trong sân; Ngay cạnh chúng tôi,/ mấy em lớp 1/ đang rụt rè/ níu chặt tay bố mẹ,/ thật giống tôi năm ngoái.;
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn.
* Trả lời câu hỏi.
- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.11.
- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr.4.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
III. Luyện tập-Vận dụng:
* Luyện đọc lại.
- GV đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý giọng của nhân vật.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Nhận xét, khen ngợi.
* Luyện tập theo văn bản đọc.
- Gọi HS đọc lần lượt 2 yêu cầu sgk/ tr.11.
- YC HS trả lời câu hỏi 1 đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr.4.
- Tuyên dương, nhận xét.
- Yêu cầu 2: HDHS luyện nói lời chào tạm biệt, lời chào thầy cô, bạn bè.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Gọi HS lên thực hiện.
- Nhận xét chung, tuyên dương HS.
* Củng cố, dặn dò:
- Bài văn: Tôi là học sinh lớp 2, bạn nhỏ có tâm trạng nào giống em khi đón KG ? 
- Đối với thầy cô, bạn bè chúng ta cần thể hiện tình cảm ntn? 
- GVGD, đánh giá thái độ học tập của HS 
- Dặn dò CB bài tiếp theo.
- HS suy nghĩ và chia sẻ.
- 2-3 HS chia sẻ.
- Cả lớp đọc thầm.
- HS đọc nối tiếp đoạn.
- 2-3 HS luyện đọc.
- 2-3 HS đọc.
- HS thực hiện.
- HS lần lượt đọc.
- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:
C1: Đáp án đúng: a, b, c.
C2: Bạn ấy không thực hiện được mong muốn vì các bạn khác cũng muốn đến sớm và nhiều bạn đến trước bạn ấy.
C3: Điểm thay đổi: tính cách, học tập, quan hệ bạn bè, tình cảm với thầy cô, trường lớp, 
C4: Thứ tự tranh: 3-2-1.
- HS lắng nghe, đọc thầm.
- 2-3 HS đọc.
- 2-3 HS đọc.
- 2-3 HS chia sẻ đáp án, nêu lí do vì sao lại chọn ý đó.
- HS thực hiện luyện nói theo yêu cầu.
- 4-5 HS nói.
- HS chia sẻ.

ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)
TIẾNG VIÊT
 TIẾT 3 - BÀI 1: CHỮ HOA A
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Biết viết chữ viết hoa A cỡ vừa và cỡ nhỏ, viết đúng đẹp câu ứng dụng: Ánh nắng tràn ngập sân trường, hiểu ND câu ứng dụng.
- Quan sát, phân tích quy trình viết chữ hoa A; viết đúng quy trình chữ A, phân tích độ cao các con chữ, khoảng cách các chữ trong câu ứng dụng. 
- Rèn cho HS tính kiên trì, cẩn thận, chính xác rèn chữ viết đẹp hơn.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, video, chữ mẫu.
- HS: Vở Tập viết; bảng con.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Khởi động:
- Cho HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
II. Khám phá:
* Hướng dẫn viết chữ hoa.
- GV tổ chức cho HS nêu:
+ Độ cao, độ rộng chữ hoa A.
+ Chữ hoa A gồm mấy nét?
- GV chiếu video HD quy trình viết chữ hoa A.
- GV thao tác mẫu trên máy, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét.
- YC HS viết bảng con.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, động viên HS.
* Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
- Gọi HS đọc câu ứng dụng cần viết.
- GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, lưu ý cho HS:
+ Viết chữ hoa A đầu câu.
+ Cách nối từ A sang n.
+ Khoảng cách giữa các con chữ, độ cao, dấu thanh và dấu chấm cuối câu.
III. Luyện tập: Thực hành luyện viết.
- YC HS thực hiện luyện viết chữ hoa A và câu ứng dụng trong vở Luyện viết.
- GV lưu ý, hỗ trợ.
- Chấm, nhận xét một số bài
IV. Vận dụng, trải nghiệm
- HS nêu điểm đặt bút, điểm dừng chữ A hoa 
- GVGD, đánh giá thái độ học tập của HS 
- Dặn dò CB bài tiếp theo.

- 1-2 HS chia sẻ.
- 2-3 HS chia sẻ.
- HS quan sát.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS luyện viết bảng con.
- 3-4 HS đọc.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS thực hành viết
- HS chia sẻ.

ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)
TIẾNG VIỆT
TIẾT 4 - BÀI 1: NHỮNG NGÀY HÈ CỦA EM
...há:
* Nghe – viết chính tả.
+ Hướng dẫn học sinh phát hiện các hiện tượng chính tả
- GV đọc đoạn chính tả cần nghe viết.
- Gọi HS đọc lại đoạn chính tả.
- GV hỏi: 
+ Đoạn thơ có những chữ nào viết hoa?
+ Đoạn thơ có chữ nào dễ viết sai?
+ Khi viết đoạn thơ cần viết như thế nào?
- HDHS thực hành viết từ dễ viết sai vào bảng con.
- HD HS viết bài chính tả 
- Chấm 1 số bài, nhận xét
III. Luyện tập
* Bài tập chính tả.
Bài 2: Gọi HS đọc YC bài 2
- HDHS hoàn thiện vào VBTTV/ tr.6.
- HS chia sẻ bài làm
- GV chữa bài, nhận xét.
Bài 3: HS đọc yêu cầu 
-HS làm bài cá nhân vào vở BT( trang 14)
- HS báo cáo kết quả theo cặp(1 bạn nêu đáp án- một bạn làm trọng tài)
- GV nhận xét, đánh giá.
IV. Vận dụng, trải nghiệm
- Gọi HS đọc bảng chữ cái
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- Học thuộc lòng bảng chữ cái, chuẩn bị bài sau.

- HS nghe hát
- HS lắng nghe,quan sát đoạn viết trong sách( hai khổ cuối bài)
- 2-3 HS đọc.
- 2-3 HS chia sẻ.
- HS luyện viết bảng con.
- Chữ: ở lại,trồng,ước mong
- Lắng nghe và viết bài 
- Lắng nghe
- 1-2 HS đọc.
- HS làm bài cá nhân.
- HS chia sẻ bài
- HS làm bài
- HS báo cáo kết quả.
- HS đọc
- HS chia sẻ

ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)
TIẾNG VIỆT
TIẾT 8 – BÀI 2: TỪ NGỮ CHỈ SỰ VẬT, HOẠT ĐỘNG. CÂU GIỚI THIỆU
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Phát triển vốn từ chỉ sự vật, hoạt động
- Rèn kĩ năng đặt câu giới thiệu.
- Yêu quý sự vật xung quanh mình.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, sách giáo khoa.
- HS: Sách TV, Vở BTTV.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I.Khởi động:
Cho HS tham gia trò chơi có tên gọi “Ai nhanh, ai đúng”
- GV đưa ra một số hình ảnh về các đồ vật, ngườirồi đánh số thứ tự từ 1 đến hết.
- GV nêu số thứ tự để HS đọc tên sự vật đó rồi dẫn dắt HS vào bài.
II. Khám phá:
* Tìm từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động.
Bài 1:
- GV gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- YC HS quan sát tranh, nêu:
+ Từ chỉ người:
+ Tên các đồ vật.
+ Các hoạt động.
- YC HS làm bài vào VBT/ tr.6.
- GV yêu cầu HS đọc bài làm của mình.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- GV chốt chúng ta vừa làm quen với các nhóm từ chỉ người, chỉ đồ vật, chỉ hoạt động.
- Bạn nào có thể kể thêm một số từ khác thuộc các nhóm từ ta vừa học không ? 
- GV nhận xét.
* Viết câu giới thiệu.
Bài 2:
- Gọi HS đọc YC.
- Bài YC làm gì?
- Gọi HS đọc các từ ngữ cột A, cột B.
- GV tổ chức HS ghép các từ ngữ tạo thành câu giới thiệu.
- YC làm vào VBT tr.7.
- YC HS đọc bài làm của mình.
- Nhận xét, khen ngợi HS.
III. Luyện tập, thực hành
Bài 3:
- Gọi HS đọc YC bài 3.
- HDHS đặt câu theo mẫu ở bài 2.
- HS làm bài cá nhân 
- GV chấm chữa bài.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
IV. Vận dụng, trải nghiệm
- Từ: Ông bà. Tủ lạnh, hát là những từ chỉ gì?
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà tìm thêm các từ chỉ sự vật, hoạt động và chuẩn bị bài sau.

-HS tham gia chơi
- 1-2 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- 3-4 HS nêu.
+ Học sinh, cô giáo, bác sĩ,
+Tên đồ vật: quần áo, khăn mặt, cặp sách, mũ.
+ Các hoạt động: đi học, viết bảng, chải tóc.
- HS thực hiện làm bài cá nhân.
- 2 – 3 HS đọc bài..
- HS kể
- 1-2 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- 3-4 HS đọc.
- HS chia sẻ câu trả lời.
- HS làm bài.
1 -2 HS đọc.
- HS đọc.
- HS đặt câu (Tôi là học sinh lớp 2B).
- HS chia sẻ bài.
- HS nêu.

ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)
TIẾNG VIỆT
TIẾT 9 – BÀI 2 : VIẾT ĐOẠN VĂN GIỚI THIỆU BẢN THÂN
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Viết được 2-3 câu tự giới thiệu về bản thân.
- Phát triển kĩ năng đặt câu giới thiệu bản thân.
- Tự tin giao tiếp, hòa đồng với mọi người.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, thơ, chuyện ngắn về thiếu nhi..
- HS: Vở BTTV. truyện. thơ
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I.Khởi động:
- Giới thiệu về phân môn luyện viết đoạn ớ lớp 2.
- Dẫn dắt học sinh vào bài.
II.Khám phá:
* Luyện viết đoạn văn.
Bài 1:
- GV gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Cho hai học sinh sắm vai đọc lời hội thoại theo tranh.
- Yêu cầu học sinh nhận xét về lời nói, cử chỉ, ánh mắt của các bạn được sắm vai.
- YC HS quan sát tranh, hỏi:
+ Bình và Khang gặp nhau ở đâu?
+ Khang đã giới thiệu những gì về mình?
- HDHS nói và đáp khi giới thiệu về bản thân.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- GV gọi HS thực hiện.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
+ Khi gặp nhau, chào hỏi, giới thiệu về mình ta nên có thái độ như thế nào?
III. Luyện tập
Bài 2:
- GV gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV đưa ra đoạn văn mẫu, đọc cho HS nghe.
- YC HS thực hành viết vào VBT( tr.7) 
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Gọi HS đọc bài làm của mình.
- Nhận xét, chữa cách diễn đạt.
IV. Vận dụng, trải nghiệm
- Gọi 2 HS lên giới thiệu về bản thân
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- Tìm các bài thơ, sách báo hay để đọc
- Chuẩn bị bài sau.

- 1-2 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- 2-3 HS trả lời:
-HS đọc
- HS nhận xét.
+ Bình và Khang gặp nhau ở sân bóng đá.
+ Khang giới thiệu tên, lớp, sở thích.
- HS thực hiện nói theo cặp.
- 2-3 cặp thực hiện...úng quy trình chữ Ă, Â, phân tích độ cao các con chữ, khoảng cách các chữ trong câu ứng dụng. 
- Rèn cho HS tính kiên trì, cẩn thận, chính xác rèn chữ viết đẹp hơn.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, video, chữ mẫu.
- HS: Vở Tập viết; bảng con.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Khởi động:
- Cho HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
II. Khám phá:
* Hướng dẫn viết chữ hoa.
- GV tổ chức cho HS nêu:
+ Độ cao, độ rộng chữ hoa Ă, Â.
+ Chữ hoa Ă, Â gồm mấy nét?
- GV chiếu video HD quy trình viết chữ hoa Ă, Â.
- GV thao tác mẫu trên máy, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét.
- YC HS viết bảng con.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, động viên HS.
* Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
- Gọi HS đọc câu ứng dụng cần viết.
- GV cho xem video viết mẫu câu ứng dụng , lưu ý cho HS:
+ Viết chữ hoa Ă đầu câu.
+ Cách nối từ Ă sang n.
+ Khoảng cách giữa các con chữ, độ cao, dấu thanh và dấu chấm cuối câu.
III. Luyện tập - Thực hành : 
- YC HS thực hiện luyện viết chữ hoa Ă, Â và câu ứng dụng trong vở Luyện viết.
- GV lưu ý, hỗ trợ, chấm chữa 1 số bài 
– Nhận xét
IV. Vận dụng, trải nghiệm
- HS nêu điểm đặt bút, điểm dừng chữ Ă hoa 
- GVGD, đánh giá thái độ học tập của HS 
- Dặn dò CB bài tiếp theo.
- 1-2 HS chia sẻ.
- 2-3 HS chia sẻ.
- HS quan sát.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS luyện viết bảng con.
- 3-4 HS đọc.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS thực hành luyện viết
- HS chia sẻ.
ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)
TIẾNG VIỆT
TIẾT 14 – BÀI 3: KỂ CHUYỆN NIỀM VUI CỦA BI VÀ BỐNG
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nhận biết được các sự việc trong tranh minh họa và trao đổi về nội dung của văn bản và các chi tiết trong tranh, đặc biệt ở mục nói và nghe học sinh kể lại câu chuyện Niềm vui của Bi và Bống
- Phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giao tiếp, hợp tác cho HS.
- Biết quan tâm đến người thân và luôn biết ước mơ và lạc quan.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, bài giảng
- HS: Sách giáo khoa.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Khởi động:
- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
II. Khám phá:
* Nói tiếp để hoàn thành câu dưới tranh
- GV tổ chức cho HS quan sát từng tranh và trả lời hoàn thiện các câu dưới mỗi tranh
+ Khi cầu vồng hiện ra Bi nói.
+ Có bảy sắc cầu vồng Bống sẽ. và Bi sẽ
+ Khi cầu vồng biến mất . 
+ Không có bảy sắc cầu vồng hai anh em vẫn?
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, động viên HS.
III. Luyện tập, thực hành
* Chọn kể lại 1- 2 đoạn của câu chuyện theo tranh
- YC HS suy nghĩ và kể cho nhau nghe đoạn của mình chọn kể
- Gọi HS kể 1 – 2 đoạn trước lớp. GV sửa cách diễn đạt cho HS.
- Có thể tổ chức cho HS đóng vai kể lại câu chuyện.
- Nhận xét, khen ngợi HS và nhấn mạnh nội dung của câu chuyện.
IV. Vận dụng, trải nghiệm
- HDHS kể lại câu chuyện Niềm vui của Bi và Bống cho người thân nghe dựa vào câu chuyện, quan sát các tranh, nhớ lại từng đoạn câu chuyện.
- YCHS hoàn thiện bài tập trong VBTTV, tr.8.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- Là anh chị em trong một gia đình phải có thái độ với nhau như thế nào?
- GV nhận xét giờ học.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau.

- 1-2 HS chia sẻ.
- Mỗi tranh, 2-3 HS chia sẻ về câu trả lời của mình
+ Khi cầu vồng hiện ra Bi nói dưới chân cầu vồng có bảy hũ vàng
+ Có bẩy hũ vàng Bống sẽ mua búp bê và quần áo đẹp. Bi sẽ mua ngựa hồng và ô tô.
+ Khi cầu vồng biến mất Bống nói sẽ vẽ tặng Bi cầu vồng và ô tô; Bi nói sẽ vẽ tặng Bống búp bê và quần áp đẹp.
+ Không có bảy hũ vàng hai anh em vẫn cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc
- HS suy nghĩ sau đó chia sẻ trước lớp.
- HS đóng vai
- HS lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện.
- HS chia sẻ.
ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)
TIẾNG VIỆT
TIẾT 15 + 16: BÀI 4 : LÀM VIỆC THẬT LÀ VUI
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Đọc đúng, rõ ràng bài đọc Làm việc thật là vui, biết ngắt nghỉ nhấn giọng phù hợp, hiểu nội dung bài: Biết quý trọng thời gian, yêu lao động.
- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: phát triển vốn từ chỉ hoạt động, chỉ sự vật, phát triển kĩ năng đặt câu giới thiệu việc làm mình yêu thích.
- Biết yêu quý thời gian, yêu quý lao động.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính.
- HS: Vở BTTV.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Ôn bài cũ
- Gọi HS đọc bài Niềm vui của Bi và Bống
- Nhận xét, tuyên dương.
I. Khởi động:
- Yêu cầu HS quan sát tranh và nói mỗi người, mỗi vật trong tranh đang làm gì?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
II. Khám phá:
* Đọc văn bản.
- GV đọc mẫu: giọng vui hào hứng, hơi nhanh.
- HDHS chia đoạn: (3 đoạn)
+ Đoạn 1: Từ đầu đến thức dậy
+ Đoạn 2: Tiếp cho đến tưng bừng
+ Đoạn 3: Còn lại.
- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: làm việc, tích tắc, thức dậy, nở hoa, mọi vật, nhặt rau, sắc xuân, tưng bừng, rúc
- Luyện đọc câu dài: Cành đào nở hoa/ cho sắc xuân thêm rực rỡ,/ ngày xuân thêm tưng bừng.
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm ba. Chú ý quan sát...4: VIẾT ĐOẠN VĂN KỂ MỘT VIỆC LÀM Ở NHÀ
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Viết được 2-3 kể một việc em đã làm ở nhà.
- Phát triển kĩ năng đặt câu giới thiệu việc làm mà mình yêu thích, phát triển năng lực quan sát.
- Biết chia sẻ hòa đồng với mọi người, yêu lao động
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, bài giảng - HS: SHS, Vở BTTV.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Khởi động: Cho HS tham gia trò chơi: “ Ong nâu học việc” để tìm từ chỉ hoạt động
II. Khám phá:
* Nhìn tranh kể việc bạn nhỏ đã làm.
Bài 1:
- GV gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- YC HS quan sát tranh và nói các việc bạn nhỏ đã làm 
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- GV gọi HS lên thực hiện nói
- Nhận xét, tuyên dương HS.
III. Luyện tập, thực hành
Bài 2:
- GV gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV HDHS viết 2 – 3 câu theo gợi ý
+ Em đã làm được việc gì?
+ Em làm việc đó thế nào?
+ Nêu suy nghĩ của em khi làm xong việc đó.
- YC HS thực hành viết vào VBT tr.11
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Gọi HS đọc bài làm của mình.
- Nhận xét, chữa cách diễn đạt.
IV, Vận dụng, trải nghiệm
- Liên hệ: Giúp đỡ gia đình những công việc vừa sức.
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- Hoàn thiện vở bài tập – chuẩn bị bài sau.

- 1-2 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS quan sát tranh nói về nội dung của từng bức tranh.
- HS thực hiện nói.
- 1-2 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS lắng nghe, hình dung cách viết.
- HS làm bài.
- HS chia sẻ bài.
- HS liên hệ
ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)
TIẾNG VIỆT
TIẾT 20 – BÀI 4: ĐỌC MỞ RỘNG
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết tìm đọc, chia sẻ với bạn một bài thơ, câu chuyện yêu thích về thiếu nhi.
- Phát triển kĩ năng giao tiếp, tìm và chọn lọc vốn từ
- Yêu thích các tác phẩm văn học, ham đọc sách báo; tự tin chia sẻ, hòa đồng với mọi người.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- một bài thơ, câu chuyện về thiếu nhi.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
I. Khởi động:
- HS nghe bài hát.
II. Luyện tập thực hành
 Bài 1:
- Gọi HS đọc YC 
- Tổ chức cho HS tìm đọc một bài thơ, câu chuyện yêu thích về thiếu nhi.
- Tổ chức cho HS chia sẻ bài đọc.
- Tổ chức thi đọc.
- Nhận xét, đánh giá việc đọc mở rộng của HS.
Bài 2:
- Gọi HS đọc YC 
- Tổ chức cho HS đọc những bài viết về hoạt động của thiếu nhi
- Tổ chức cho HS chia sẻ tên bài đọc, tên tác giả.
- Tổ chức thi đọc một số câu bài có hoạt động gần gũi với thiếu nhi.
- Nhận xét, tuyên dương
III. Vận dụng, trải nghiệm:
- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. 
- GV tóm tắt lại những nội dung chính: 
- GV cho HS nêu ý kiến về bài học (Em thích hoạt động nào? Em không thích hoạt động nào? Vì sao?). 
- GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học. 
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS tiếp tục thực hiện việc luyện đọc mở rộng ở nhà.
- Chuẩn bị bài sau.

- HS thực hiện.
- 1-2 HS đọc.
- HS tìm đọc 
- HS chia sẻ.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện nói theo cặp.
- 2-3 cặp thực hiện.
- HS thi đọc.
- HS thực hiện
- HS chia sẻ.
ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có)
.
TUẦN 3
TIẾNG VIỆT
Tiết 21+22: BÀI 5: EM CÓ XINH KHÔNG?
A. Yêu cầu cần đạt:
-Nhận biết một số loài vật qua bài đọc, nhận biết được nhân vật, sự việc và những chi tiết trong diễn biến câu chuyện; hiểu nội dung bài: Cần tự tin vào chính bản thân.
- Đọc đúng các từ khó, biết cách đọc các lời nói, lời đối thoại của các nhân vật, phân biệt ngữ điệu giọng đọc phù hợp với lời kể và lời nói trực tiếp của nhân vật.
- Quan sát, hợp tác, trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi, nêu ý kiến về sự vật, hiện tượng phát triển ngôn ngữ.
- Có sự tự tin vào chính bản thân mình.
B. Đồ dùng dạy học:
- GV: Máy tính , bài giảng
- HS: SHS, Vở BTTV.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Khởi động:
- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?
+ Các bức tranh thể hiện điều gì?
+ Em có thích mình giống như các bạn trong tranh không?
+ Em thích được khen về điều gì nhất?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
II. Khám phá:
* Đọc văn bản.
- GV cho HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc, nêu nội dung tranh: Em thấy tranh vẽ gì? 
- GV đọc mẫu toàn bài, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn. 
- GV hướng dẫn cách đọc lời của các nhân vật (của voi anh, voi em, hươu và dê). 
- HDHS chia đoạn: (2 đoạn)
+ Đoạn 1: Từ đầu đến vì cậu không có bộ râu giống tôi, Đoạn 2: Phần còn lại
- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: xinh, hươu, đôi sừng, đi tiếp, bộ râu, gương, lên, 
- Luyện đọc câu dài: Voi liền nhổ một khóm cỏ dại bên đường,/gắn vào cằm rồi về nhà.// 
- Luyện đọc đoạn 
* Trả lời câu hỏi.
- Gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.26.
- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr.12.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
III, Luyện tập, thực hành
* Luyện đọc lại.
- GV đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý giọng của nhân vật.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Nhận xét, khen ngợi.
* Luyện tập theo văn bản đọc.
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu c... học bài gì?
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. 
- Khuyến khích HS kể lại câu chuyện đã học cho người thân nghe.

- 1-2 HS chia sẻ.
- Ghi bài vào vở
- HS quan sát tranh, đọc thầm lời của voi anh và voi em trong bức tranh. 
- HS, nêu nội dung tranh.
+ Tranh 1: nhân vật là voi anh và voi em, sự việc là voi em hỏi voi anh em có xinh không? 
+ Tranh 2: nhân vật là Voi em và hươu, sự việc là sau khi nói chuyện với hươu, voi em bẻ vài cành cây, gài lên đầu để có sừng giống hươu; 
+ Tranh 3: nhân vật là voi em và dế, sự việc là sau khi nói chuyện với dê, voi em nhổ một khóm cỏ dại bên đường, dính vào cằm mình cho giống dê; 
+ Tranh 4: nhân vật là voi em và voi anh, sự việc là voi em (với sừng và râu giả) đang nói chuyện với voi anh ở nhà, voi anh rất ngỡ ngàng trước việc voi em có sừng và râu. 
- Nhận xét bạn 
- HS trả lời.
+ Là voi anh, voi em, hươu, dê.
+ Em có xinh không?
- HS thực hiện 
- HS chia sẻ trước lớp.
- HS đọc bài.
- HS lắng nghe và thực hiện
- HS lắng nghe.
-Trả lời
- Lắng nghe
- HS thực hiện.

ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)
TIẾNG VIỆT
TIẾT 24 + 25: BÀI 6 : MỘT GIỜ HỌC
A.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Đọc đúng các từ ngữ, đọc rõ ràng câu chuyện Một giờ học; bước đầu biết đọc lời nhân vật với những điệu phù hợp. Chú ý đọc ngắt hơi nghỉ hơi ở những lời nói thể hiện sự lúng túng của nhân vật Quang; trả lời được các câu hỏi của bài.
- Hiểu nội dung bài: Từ câu chuyện và tranh minh họa nhận biết được sự thay đổi của nhân vật Quang từ rụt rè xấu hổ đến tự tin.
- Hình thành và phát triển năng lực văn học: phát triển vốn từ chỉ người, chỉ đặc điểm; kĩ năng đặt câu.
- Mạnh dạn, tự tin trước đám đông.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, bài giảng - HS: SHS, Vở BTTV.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Khởi động:
- Cho cả lớp nghe và vận động theo bài hát Những em bé ngoan của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, sau đó hỏi HS: 
+ Bạn nhỏ trong bài hát được ai khen? 
+ Những việc làm nào của bạn nhỏ được cô khen?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
II.Khám phá:
* Đọc văn bản.
- GV đọc mẫu: đọc rõ ràng, lời người kể chuyện có giọng điệu tươi vui; ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ. (Chú ý ngữ điệu khi đọc Em...; À... ờ; Rồi sau đó...ờ... à...; Mẹ... ờ... bảo.). 
+ GV hướng dẫn kĩ cách đọc lời nhân vật thầy giáo và lời nhân vật Quang. 
- HDHS chia đoạn: 
+ Đoạn 1: Từ đầu đến mình thích
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến thế là được rồi đấy! 
+ Đoạn 3: Phần còn lại. 
- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: trước lớp, lúng túng, sáng nay...
- HD HS đọc câu dài: Quang thở mạnh một hơi/ rồi nói tiếp:/ “Mẹ... Ờ... bảo: “Con đánh răng đi”. Thế là con đánh răng.
- Luyện đọc đoạn: GV gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn. Chú ý quan sát, hỗ trợ HS.
- GV giải thích thêm nghĩa của một số từ: tự tin, giao tiếp.
* Trả lời câu hỏi.
- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.27.
- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện bài 1 tromg VBTTV/tr.13.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
III. Luyện tập, thực hành
*Luyện đọc lại.
- Gọi HS đọc toàn bài; Chú ý giọng đọc, đọc lời của nhân vật Quang.
- Nhận xét, khen ngợi.
*Luyện tập theo văn bản đọc.
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.28.
- Gọi HS trả lời câu hỏi 1, đồng thời hoàn thiện bài 2 trong VBTTV/tr.13.
- Tuyên dương, nhận xét.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.13.
- Tổ chức cho HS đóng vai các bạn và Quang nói và đáp lời khi Quang tự tin.
- Nhận xét chung, tuyên dương HS.
- Liên hệ thực tế.
IV, Vận dụng, trải nghiệm
- Mời 1,2 HS lên hát, đọc thơ trước lớp
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học, chuẩn bị bài sau.

- Cả lớp hát và vận động theo bài hát.
- HS chia sẻ ý kiến.
- HS theo dõi
-HS đọc từ khó
- HS luyện đọc câu dài
- HS luyện đọc theo nhóm ba, đọc nối tiếp.
- HS đọc câu hỏi
- HS theo dõi
- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:
C1: Trong giờ học, thầy giáo yêu cầu cả lớp tập nói trước lớp về bất cứ điều gì mình thích. 
C2: Vì bạn cảm thấy nói với bạn bên cạnh thì sẽ nhưng đứng trước cả lớp mà nói thì sao khó thế
C3: Thầy giáo và các bạn động viên, cổ vũ Quang; Quang rất cố gắng. 
C4: HS chia sẻ
- HS luyện đọc cá nhân, trước lớp.
- 2-3 HS đọc.
- HS nêu: Những câu hỏi có trong bài đọc: Sáng nay ngủ dậy em làm gì?; Rổi gì nữa?. Đó là câu hỏi của thầy giáo dành cho Quang
 - HS đọc.
- HS thực hiện.( 2 cặp)
- hs thực hiện
- HS chia sẻ.

ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)
TIẾNG VIỆT
TIẾT 27: NGHE – VIẾT: MỘT GIỜ HỌC
A.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Viết đúng đoạn chính tả theo yêu cầu. Làm đúng các bài tập chính tả.
- Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài chính tả.
- HS có ý thức chăm chỉ học tập.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV:SGK, VBT.
- HS: Vở ô li; bảng con.VBT
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Khởi động:
- HS hát
- Dẫn dắt HS vào bài
II. Khám phá
* Nghe – viết chính tả.
- GV đọc đoạn chính tả cần nghe viết.
- Gọi HS đọc lại đoạn chính tả.
- GV hỏi: 
+ Đoạn văn có những chữ nào viết...át và vận động theo bài hát
- HS chia sẻ
- 1-2 HS đọc.
- HS chia sẻ
+ HS quan sát tranh, trả lời theo câu hỏi gợi ý- Ghi câu trả lời ra nháp.
- HS bảo cáo kết quả theo cặp.
- 4 cặp thực hiện.
- HS chia sẻ
- 1-2 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS lắng nghe, hình dung cách viết.
- HS làm bài.
- HS chia sẻ bài.
- HS chia sẻ.

ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)
TIẾNG VIỆT
TIẾT 30 – BÀI 6 : ĐỌC MỞ RỘNG
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Biết tìm đọc, chia sẻ với bạn một bài thơ, câu chuyện viết về trẻ em làm việc nhà
- Phát triển kĩ năng giao tiếp, tìm và chọn lọc vốn từ
- Biết làm việc nhà giúp đỡ bố mẹ.
B. ĐỒ DÙNG
- bài thơ, câu chuyện viết về trẻ em làm việc nhà
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
I. Khởi động:
- HS nghe bài hát.
II. Luyện tập thực hành
 Gọi HS đọc YC bài 1, 2.
- Tổ chức cho HS kể tên một bài thơ, câu chuyện viết về trẻ em làm việc nhà
- Tổ chức cho HS trao đổi với các bạn suy nghĩ của mình về bài thơ, câu chuyện
- Tổ chức thi đọc 
- Nhận xét, đánh giá việc đọc mở rộng của HS.
III. Vận dụng, trải nghiệm:
- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. 
- GV tóm tắt lại những nội dung chính: 
- GV cho HS nêu ý kiến về bài học (Em thích hoạt động nào? Em không thích hoạt động nào? Vì sao?). 
- GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học. 
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS tiếp tục thực hiện việc luyện đọc mở rộng ở nhà.
- Chuẩn bị bài sau.

- HS thực hiện.
- 1-2 HS đọc.
- HS tìm đọc một bài thơ, câu chuyện viết về trẻ em làm việc nhà
- HS chia sẻ.
- HS chia sẻ.
- HS nghe
- HS chia sẻ.

ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)
TUẦN 4
TIẾNG VIỆT
TIẾT 31 + 32 - BÀI 7: CÂY XẤU HỔ 
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Đọc đúng các tiếng trong bài. Biết cách đọc đúng lời người kể chuyện trong bài Cây xấu hổ với ngữ điệu phù hợp. 
- Hiểu nội dung bài: nhận biết được đặc điểm của cây xấu hổ qua bài đọc và tranh minh hoạ, nhận biết được các nhân vật, sự việc và các diễn biến trong câu chuyện
- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: nhận biết các nhân vật, sự việc và diễn biến trong chuyện, có khả năng làm việc nhóm, có sự tự tin vào chính mình.
- Yêu thích thiên nhiên, thích khám phá điều kì diệu của các loài cây.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, bài giảng.
- HS: SGK, vở BTTV.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Khởi động
- Cho HS quan sát tranh: 
- GV hỏi:
+ Em biết gì về loài cây trong tranh ?
+  Dựa vào tên bài đọc và tranh minh hoạ, thử đoán xem loài cây có gì đặc biệt?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài
II. Khám phá
* Đọc văn bản.
- GV đọc mẫu: rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, nghỉ hơi lâu hơn sau mỗi đoạn
- HDHS chia đoạn: (2 đoạn)
+ Đoạn 1: Từ đầu đến không có gì lạ thật
+ Đoạn 2: Còn lại.
- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: xung quanh, xanh biếc lóng lánh, xuýt xoa 
+ Con hiểu thế nào là lạt xạt?
+ Nhiều âm thanh, tiếng nói nhỏ phát ra cùng lúc gọi là gì?
+ Thế nào là xuýt xoa?
+ Con biết gì về cây thanh mai?
- Luyện đọc câu dài: Thì ra, / vừa có một con chim xanh biếc, / toàn thân lóng lánh như tự toả sáng / không biết từ đâu bay tới.//
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo cặp
* Trả lời câu hỏi.
- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.32
- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr.16.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
+ Nghe tiếng động lạ cây xấu hổ đã làm gì?
+ Cây cỏ xung quanh xôn xao về chuyện gì?
+ Cây xấu hổ nuối tiếc điều gì?
+ Câu văn nào cho thấy cây xấu hổ rất mong con chim xanh quay trở lại?
- Nhận xét, tuyên dương HS.
III. Luyện tập, thực hành
* Luyện đọc lại.
- GV đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý giọng của nhân vật.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Nhận xét, khen ngợi.
* Luyện tập theo văn bản đọc.
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.32.
- YC HS trả lời câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr.16
- Tuyên dương, nhận xét.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.32.
- YC HS tưởng tượng mình là cây xấu hổ và sẽ nói điều mình tiếc
- Gọi HS chia sẻ
- Nhận xét , tuyên dương HS.
IV. Vận dụng, trải nghiệm:
- Bạn nào đã nhìn thấy cây xấu hổ rồi? em biết những gì về cây xấu hổ? chia sẻ cho các bạn cùng nghe.
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS chuẩn bị bài tiếp theo

- HS suy nghĩ và chia sẻ.
- 2-3 HS chia sẻ.
- HS lắng nghe
- Cả lớp đọc thầm.
- HS đọc nối tiếp đoạn.
- 2-3 HS luyện đọc.
- Là tiếng va chạm của lá khô
- xôn xao
- Cách thể hiện cảm xúc(thường là khen, đôi khi là tiếc) qua lời nói.
- Cây bụi thấp, quả mọng nước trông như quả dâu.
- 2-3 HS đọc.
- HS thực hiện theo cặp.
- HS lần lượt đọc.
- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:
- Nghe tiếng động lạ cây xấu hổ đã co rúm mình lại
- Cây cỏ xung quanh xôn xao về chuyện một con chim xanh biếc toàn thân lóng lánh không biết từ đâu bay tới rồi vội bay đi ngay.
- Do cây xấu hổ nhút nhát đã nhắm mắt lại nên đã không nhìn thấy con chim xanh rất đẹp.
- Không biết bao giờ con chim xanh huyền diệu ấy quay trở lại.
- HS lắng nghe, đọc thầm.
- 2-3 HS đọc.
- 2-3 HS đọc.
- 2-3 HS chia...ộng viên khuyên đỗ con vùng dậy, bác hứa sẽ sưởi ấm cho đỗ con.
- Đỗ con đã vươn vai thật mạnh trồi lên khỏi mặt đất, xoè hai cánh tay nhỏ xíu hướng về phía mặt trời ấm áp.
- HS lắng nghe. Theo dõi nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe
- HS Thực hiện
- Hs có thể chia sẻ với người thân xem câu chuyện muốn khuyên mình điều gì. ( Nếu cứ ở nhà với bố mẹ không dám ra ngoài khám phá thế giói xung quanh thì sẽ không bao giờ lớn được.
ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)
TIẾNG VIỆT
TIẾT 35 +36 - BÀI 8 : CẦU THỦ DỰ BỊ
A.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Đọc đúng rõ ràng câu chuyện Cầu thủ dự bị. Phân biệt lời người kể chuyện với lời của các nhân vật, trả lời được các câu hỏi của bài.
- Hiểu nội dung bài: Nhờ kiên trì tập luyện gấu con từ chỗ đá bóng chưa giỏi chỉ được làm cầu thủ dự bị, đã đá bóng giỏi và trở thành cầu thủ chính thức
- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: phát triển vốn từ chỉ sự vật(dụng cụ thể thao) tên gọi các trò chơi dân gian, đặt câu nêu hoạt động.
- HS yêu thích các hoạt động thể thao và các trò chơi dân gian.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, một số những dụng cụ thể thao.
- HS: SHS, Vở BTTV.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Khởi động:
- Cho HS qua sát tranh minh hoạ và TLCH + Các bạn nhỏ đanh chơi môn thể thao gì?
+ Em có thích môn thể thao này không? Vì sao?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
II. Khám phá:
* Đọc văn bản.
- GV đọc mẫu: giọng khỉ nhẹ nhàng, tình cảm: giọng gấu lúc đầu buồn nhưng vui vẻ hóm hỉnh về cuối. Nhấn giọng ở một số từ tình thái thể hiện cảm xúc: à, nhé  hoặc một số từ gợi tả: chạy thật nhanh, đá bóng ra xa.
- HDHS chia đoạn: 4 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu đến muồn nhận cậu
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến chờ lâu
+ Đoạn 3: Tiếp theo đến càng giỏi hơn
+ Đoạn 4: Còn lại
- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: dự bị
- Luyện đọc đoạn: GV gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn. Chú ý quan sát, hỗ trợ HS.
*Trả lời câu hỏi.
- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.35.
- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện bài 1 tromg VBTTV/tr.17
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
1. Câu chuyện kể về ai?
2. Vì sao lúc đầu chưa đội nào muốn nhận gấu con?
3. Là cầu thủ dự bị gấu con đã làm gì?
4. Vì sao cuối cùng cả hai đội đều muốn gấu con về đội của mình?
- Nhận xét, tuyên dương HS.
III. Luyện tập:
* Luyện đọc lại.
- Gọi HS đọc toàn bài; Chú ý giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm.
- Nhận xét, khen ngợi.
* Luyện tập theo văn bản đọc.
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.35.
- Gọi HS trả lời câu hỏi 1, đồng thời hoàn thiện bài 2 trong VBTTV/tr.17.
- Tuyên dương, nhận xét.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.35
- YC suy nghĩ đóng vai nói lời chúc mừng gấu con. Nói lời đáp của gấu con khi được bạn chúc mừng.
- GV cho HS sắm vai hai bạn.
- GV sửa cho HS cách diễn đạt.
- Nhận xét chung, tuyên dương HS.
IV. Vận dụng trải nghiệm:
- Em đã từng tham gia môn thể thao nào chưa? Môn thể thao đó đã giúp gì cho em?
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.

- HS quan sát, 2-3 HS chia sẻ.
- Các bạn nhỏ đang chơi đá bóng
- Em rất thích môn thể thao này vì 
- Cả lớp đọc thầm.
- 3-4 HS đọc nối tiếp.
- HS đọc nối tiếp.
- HS luyện đọc theo nhóm bốn.
- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:
- Câu chuyện kể về gấu con và các bạn của gấu.
- Lúc đầu chưa đội nào muốn nhận gấu con vì cậu chậm chạp và đá bóng không tốt.
- Là cầu thủ dự bị gấu con đã đi nhặt bóng cho các bạn cố gắng chạy thật nhanh để các bạn không phải chờ và hàng ngày đến sân từ sớm để tập luyện.
- Cuối cùng cả hai đội đều muốn gấu con về đội của mình vì gấu đá bóng giỏi do chăm chỉ luyện tập.
- HS thực hiện.
- HS luyện đọc cá nhân, đọc trước lớp.
- 2-3 HS đọc.
- HS nêu nối tiếp.
- HS đọc.
- HS suy nghĩ
- Đại diện một số cặp lên chia sẻ.
- Nhận xét
- HS chia sẻ.
ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)
TIẾNG VIỆT
TIẾT 37 : Nghe – Viết: CẦU THỦ DỰ BỊ
A.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Viết đúng đoạn chính tả theo yêu cầu.
- Làm đúng các bài tập chính tả.
- Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài viết.
- HS có ý thức chăm chỉ học tập, kiên nhẫn, cẩn thận.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: SGK, VBT.
- HS: Vở ô li; bảng con.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I . Khởi động:
- Cho học sinh hát một bài.
- Giới thiệu vào bài
II . Khám phá
* Nghe – viết chính tả.
- GV đọc đoạn chính tả cần nghe viết.
- Gọi HS đọc lại đoạn chính tả.
+ Đoạn văn có những chữ nào viết hoa? Vì sao?
+ Đoạn văn có chữ nào dễ viết sai?
- HDHS thực hành viết từ dễ viết sai vào bảng con.
- GV hướng dẫn cách trình bày trong vở ô li.
- GV đọc cho HS nghe viết.
- YC HS đổi vở soát lỗi chính tả.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
III. Luyện tập thực hành
* Bài tập chính tả.
- Gọi HS đọc YC bài 2, 3, 4.
- HDHS hoàn thiện vào VBTTV/ tr 18.
- GV chữa bài, nhận xét.
IV. Vận dụng, trải nghiệm:
- Chữ ng, g được ghép với những vần có âm đứng đầu vần là âm nào?
- Chữ ngh, gh được ghép với những vần có âm đứng đầu vần là âm nào?
- Hôm nay em học bài gì?
- ...ẻ với bạn một bài viết về hoạt động thể thao.
- Phát triển kĩ năng giao tiếp, tìm và chọn lọc vốn từ
- Thích tham gia các hoạt động thể thao.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính 
 - HS: SHS, Vở BTTV, bài viết về hoạt động thể thao.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Khởi động:
II. Khám phá
*Tìm đọc một bài viết về hoạt động thể thao.
- Ở các hoạt động trước giáo viên đã giao nhiệm vụ cho Hs về nhà tìm hiểu .
- Tổ chức cho HS chia sẻ tên bài đọc, tên tác giả.
- Yêu cầu lớp chú ý lắng nghe.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Bài đó em sưu tầm ở đâu?
- Bài nói về nội dung gì?
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- Gọi 5-7 Hs khác nêu bài của mình.
- Nhận xét, chữa cách diễn đạt.
III. Thực hành, luyện tập
*Kể cho các bạn nghe điều thú vị em đọc được.
- Tổ chức cho HS chia sẻ những điều thú vị em đọc được.
- Gọi 1 – 2 HS đọc bài sưu tầm của mình
- Nhận xét, đánh giá việc đọc mở rộng của HS.
IV. Vận dụng, trải nghiệm:
- Hôm nay em học bài gì?
- Liên hệ: Thường xuyên tham gia các hoạt động thể thao.
- GV nhận xét giờ học.

- 3 - 4 HS chia sẻ
- Lớp chú ý lắng nghe.
- Hs trả lời.
-Hs chia sẻ bài của mình.
- 5- 7 HS chia sẻ 
- 1 – 2 HS đọc bài sưu tầm của mình.
- HS nhận xét.
- Hs chia sẻ.
- Lắng nghe và thực hiện
ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)
TUẦN 5
TIẾNG VIỆT
TIẾT 41 + 42 – BÀI 9: CÔ GIÁO LỚP EM 
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Biết cách đọc bài thơ, đọc đúng các tiếng trong bài, đọc với giọng nhẹ nhàng, trìu mến. Hiểu được nội dung bài.
- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: biết liên tưởng, tưởng tượng để cảm nhận được vẻ đẹp của hình ảnh cô giáo trong bài thơ.
- Bồi dưỡng tình cảm yêu quý, kính trọng đối với thầy cô giáo; cảm nhận được niềm vui đến trường; có khả năng làm việc nhóm.
B. ĐỒ DÙNG:
- GV: SGK, VBT
- HS: SGK, Vở BTTV.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Khởi động:
- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?
- GV hỏi: Em hãy nêu tên một số bài thơ hoặc bài hát về thầy cô giáo?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
II. Khám phá:
* Đọc văn bản.
- GV đọc mẫu: giọng nhẹ nhàng, trìu mến.
- HDHS chia đoạn: 3 khổ thơ tương ứng 3 đoạn
- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: nào, lớp, lời, nắng,
- Luyện đọc theo nhóm: GV tổ chức gọi 3 HS một nhóm, cho HS luyện đọc theo nhóm ba.
* Trả lời câu hỏi.
- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk
- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
- Nhận xét, tuyên dương HS
- YC HS học thuộc lòng 2 khổ thơ mình thích.
- GV nhận xét, tuyên dương
III. Luyện tập – Vận dụng
* Luyện đọc lại.
- GV đọc diễn cảm toàn bài. 
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Nhận xét, khen ngợi.
* Luyện tập theo văn bản đọc.
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk
- YC HS luân phiên nói theo cặp đồng thời hoàn thiện vào VBTTV
- Tuyên dương, nhận xét.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk
- Yêu cầu HS suy nghĩ, nói câu thể hiện tình cảm với thầy cô giáo.
- Gọi HS lên chia sẻ
- Nhận xét chung, tuyên dương HS.
IV. Vận dụng trải nghiệm:
- Em sẽ làm gì để thể hiện tình cảm yêu quý cô giáo của mình?
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.

- HS quan sát, chia sẻ.
- 2-3 HS chia sẻ.
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- Cả lớp đọc thầm, 3 HS đọc nối tiếp
- HS thực hiện
- 2-3 nhóm thi đọc.
-1-2 HS đọc
- HS thực hiện
- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:
C1: Cô giáo đáp lại lời chào của các bạn nhỏ bằng cách mỉm cười thật tươi.
C2: Gió đưa thoảng hương nhài; Nắng ghé vào cửa lớp; Xem chúng em học bài.
C3: Cô đến lớp rất sớm, cô vui vẻ, dịu dàng, cô dạy các em tập viết, cô giảng bài.
C4: Yêu quý, yêu thương,
- HS lắng nghe
- HS học thuộc lòng và thi đọc trước lớp
- HS lắng nghe, đọc thầm.
- 2-3 HS đọc.
- 2-3 HS đọc.
- 2-3 cặp chia sẻ
- 1-2 HS đọc.
- HS thực hiện nói theo yêu cầu.
- 3, 4 HS trình bày
Em rất yêu quý thầy cô giáo/ Em nhớ thầy cô giáo cũ của em,
- HS chia sẻ.

ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)
TIẾNG VIỆT
 TIẾT 43: CHỮ HOA D
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Biết viết chữ viết hoa D cỡ vừa và cỡ nhỏ,viết đúng câu ứng dựng: Dung dăng dung dẻ/ Dắt trẻ đi chơi
- Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp.
- HS có ý thức chăm chỉ học tập.
B. ĐỒ DÙNG:
- GV:Mẫu chữ hoa D, Vi deo quy trình viết chữ hoa D.
- HS: Vở tập viết; bảng con.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I.Khởi động:
-HS hát theo video bài hát: Lớp chúng mình.
- GV dẫn dắt HS vào bài
II. Khám phá:
* Hướng dẫn viết chữ hoa.
- GV tổ chức cho HS nêu:
+ Độ cao, độ rộng chữ hoa D.
+ Chữ hoa D gồm mấy nét?
- GV chiếu video HD quy trình viết chữ hoa D.
- GV thao tác mẫu trên bảng , vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét.
- YC HS viết bảng con.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, động viên HS.
* Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
- Gọi HS đọc câu ứng dụng cần viết.
- Em em hiểu gì về câu ứng dụng?
- GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, lưu ý cho HS:
+ Viết chữ hoa D đầu câu.
+ Cách nối từ D sang u.
+ Khoảng ... 3,4: Tiếng Việt; buổi chiều, tiết 1: Tiếng anh; tiết 2: Tự học có hướng dẫn.
+ C2: Sáng thứ hai có 4 tiết
+ C3: Thứ năm có môn Tiếng Việt, Giáo dục thể chất, Toán, Tự nhiên - xã hội, Tự học có hướng dẫn.
+ C4: HS tự suy luận
- HS đọc thầm
- 2-3 HS đọc
- HS đọc.
- HS thực hiện.
- HS hỏi đáp và hoàn thành bài trong vở bài tập
- HS đọc yêu cầu
- HS chia sẻ.
- HS chia sẻ

ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)
TIẾNG VIỆT
TIẾT 47 : NGHE - VIẾT: THỜI KHÓA BIỂU
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Viết đúng đoạn chính tả theo yêu cầu. Làm đúng các bài tập chính tả.
- Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài chính tả.
- HS có ý thức chăm chỉ học tập.
B. ĐỒ DÙNG:
- GV:SGK, VBT.
- HS: Vở ô li; bảng con.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Khởi động:
- GV cho HS hát
- Dẫn dắt vào bài
II. Khám phá:
* Nghe - viết chính tả.
- GV đọc đoạn chính tả cần nghe viết.
- Gọi HS đọc lại đoạn chính tả.
- GV hỏi: 
+ Đoạn văn có những chữ nào viết hoa?
+ Đoạn văn có những chữ nào dễ viết sai?
- HDHS thực hành viết từ dễ viết sai vào bảng con.
- GV đọc cho HS nghe viết.
- YC HS đổi vở soát lỗi chính tả.
- YC HS nhận xét bài của bạn.
- GV thu vở chấm bài
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
III. Luyện tập thực hành
* Bài tập chính tả.
- Gọi HS đọc YC bài 2, bài 3
- HDHS hoàn thiện vào VBTTV
- GV chữa bài, nhận xét.
IV. Vận dụng, trải nghiệm.
- Em có thời khóa biểu chưa? Thời khóa biểu giúp ích gì cho em?
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.

- Cả lớp hát
- HS lắng nghe.
- 2-3 HS đọc.
- 2-3 HS chia sẻ.
- HS nêu
- HS luyện viết bảng con.
- HS nghe viết vào vở ô li.
- HS đổi chép theo cặp.
- HS nhận xét.
- 1-2 HS đọc.
- HS làm bài cá nhân, sau đó đổi chéo kiểm tra.
Bài 2: Cặp, kẻ, kéo
Bài 3: a. Trời, trên, chân, 
 b. vành, dáng, dạ , vâng
- HS chia sẻ.
ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)
TIẾNG VIỆT
TIẾT 48: BÀI 10: TỪ NGỮ CHỈ SỰ VẬT, HOẠT ĐỘNG.
CÂU NÊU HOẠT ĐỘNG.
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Tìm được từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động, đặt được câu nêu hoạt động với từ tìm được.
- Phát triển vốn từ chỉ sự vật, hoạt động
- Rèn kĩ năng đặt câu với từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động
- Yêu quý sự vật xung quanh mình và trân trọng giá trị của lao động
B. ĐỒ DÙNG:
- GV: SGK, VBT, phiếu học tập
- HS: Vở BTTV, phiếu học tập.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I.Khởi động:
- Cho HS chơi Trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng”. Gọi tên các hoạt động thể thao và trò chơi dân gian.
- GV dẫn dắt HS vào bài:
II. Khám phá:
* Tìm từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động.
Bài 1:
- GV gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV đưa ra mẫu phiếu học tập( đã HD 
HS chuẩn bị trước)
 Phiếu học tập
 Từ chỉ sự vật
Từ chỉ hoạt động
Chi người
Chỉ vật







- YC HS quan sát tranh, nêu:
a) Từ ngữ chỉ sự vật?
b) Từ ngữ chỉ hoạt động?
-Yêu cầu HS báo cáo kết quả theo hình thức nối tiếp( Báo cáo từng nhóm từ)
- GV chữa bài, nhận xét.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
III. Luyện tập, thực hành
* Đặt câu nêu hoạt động
Bài 2:
- Gọi HS đọc YC.
- Bài YC làm gì?
- GV đưa ra câu mẫu( phân tích, chỉ ra từ chỉ hoạt động có trong câu 1; cho HS tự tìm câu 2)
VD: Bạn Nga / đang nhảy dây.
 SV HĐ
- YC HS làm VBT
- YC HS thu vở
- GV chấm bài.
- Nhận xét, khen ngợi HS.
IV. Vận dụng, trải nghiệm.
- Trong câu nêu hoạt độngcó từ loại nào kết hợp vời từ loại nào?
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau .

-Chơi theo HD của GV
- 1-2 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- 3-4 HS nêu.
- HS hoạt động cá nhân ghi những từ tìm được vào phiếu.
- HS báo cáo kết quả.
a) Từ ngữ chỉ sự vật: bàn, ghế, cây, sách,..
b) Từ ngữ chỉ hoạt động: tập thể dục, vẽ, trao đổi,...
- 1-2 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS chú ý lắng nghe
- HS làm vào vở BT
- HS chia sẻ:
Từ chỉ sự vật + từ chỉ hoạt động.

ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)
TIẾNG VIỆT
TIẾT 49 – BÀI 10: VIẾT THỜI GIAN BIỂU
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Kể được các hoạt động theo tranh, viết được thởi gian biểu của bản thân.
- Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ trong việc kể về hoạt động hàng ngày.
- Biết quí trọng và tiết kiệm thời gian. 
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, thời gian biểu của HS.
- HS: Vở BTTV.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Khởi động: 
- GV cho HS chơi trò chơi: “ Ong nhỏ và mật hoa” để tìm các từ chỉ sự vật.
- GV dẫn dắt HS vào bài
II. Khám phá:
* Kể lại hoạt động theo tranh
Bài 1:
- GV gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- YC HS quan sát tranh, kể lại các hoạt động của Nam
- GV yêu cầu HS báo cáo kết quả bằng cách trả lời nối tiếp nhau.
GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- GV chốt, liên hệ.
III. Luyện tập, thực hành
.* Viết thời gian biểu của bản thân.
- Gọi HS đọc YC bài 2
- GV HD HS và phân tích cách trình bày.
- HS làm việc cá nhân viết bài
- GV nhận xét, tuyên dương
IV . Vận dụng, trải nghiệm
- Thời gian biểu đã giúp em điều gì? Em đã thực hiện đúng theo thời gian biểu chưa?
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhậ...câu ứng dựng: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.
- Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.
B. ĐỒ DÙNG:
- GV: Mẫu chữ hoa Đ. Video quy trình viết chữ hoa Đ
- HS: Vở Tập viết; bảng con.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Khởi động:
- Cho HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
II. Khám phá:
* Hướng dẫn viết chữ hoa Đ.
- GV tổ chức cho HS nêu:
+ Độ cao, độ rộng chữ hoa Đ.
+ Chữ hoa Đ gồm mấy nét?
- GV chiếu video HD quy trình viết chữ hoa Đ.
- GV thao tác mẫu trên bảng , vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét.
- YC HS viết bảng con.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, động viên HS.
* Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
- Gọi HS đọc câu ứng dụng cần viết.
- Em hiểu nghĩa của câu ứng dụng là gì?
- GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, lưu ý cho HS:
+ Viết chữ hoa Đ đầu câu.
+ Cách nối từ Đ sang i.
+ Khoảng cách giữa các con chữ, độ cao, dấu thanh và dấu chấm cuối câu.
III. Luyện tập thực hành
* Thực hành luyện viết.
- YC HS thực hiện luyện viết chữ hoa Đ và câu ứng dụng trong vở Luyện viết.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- YC HS đổi chéo vở kiểm tra lẫn nhau.
- GV thu vở chấm bài.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
IV. Vận dụng, trải nghiệm
- Nêu độ cao và cấu tào chữ hoa Đ
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.

- 1-2 HS chia sẻ.
- 2-3 HS chia sẻ.
- HS quan sát.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS luyện viết bảng con.
- 3-4 HS đọc.
- Đi nhiều sẽ được mở rộng tầm mắt, biết thêm nhiều điều thú vị, học được nhiều kinh nghiệm sống cho bản thân.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS thực hiện viết bài trong vở 
- HS đổi chéo vở kiểm tra lẫn nhau.
- HS thu vở nộp
- HS chia sẻ.
ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)
TIẾNG VIỆT
TIẾT 54: NÓI VÀ NGHE: NGÔI TRƯỜNG CỦA EM
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nhận biết được các sự việc trong tranh minh họa về ngôi trường của mình. Nói được những điều em thích về ngôi trường của em.
- Phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giáo tiếp, hợp tác nhóm.
- Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày.
B. ĐỒ DÙNG:
- Sách giáo khoa; VBT Tiếng Việt.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Khởi động:
- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
II. Khám phá:
* Nói những điều em thích về trường của em.
- GV tổ chức cho HS quan sát từng tranh, trả lời câu hỏi:
+ Trường em tên là gì? Ở đâu?
+ Điều gì khiến em cảm thấy yêu thích, muốn đến trường hằng ngày? 
- Theo em, trong tranh muốn nói về các sự việc diễn ra trong thời gian nào?
- Tổ chức cho HS kể về ngôi trường của mình, lưu ý chọn những điều nổi bật, đáng nhớ nhất.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, động viên HS.
III. Luyện tập- thực hành
* Em muốn trường mình có những thay đổi gì?
- YC HS trao đổi về những điều trong trường mình muốn thay đổi.
- Gọi HS chia sẻ trước lớp; GV sửa cách diễn đạt cho HS.
- Nhận xét, khen ngợi HS.
IV. Vận dụng trải nghiệm:
- HDHS kể cho người thân nghe về ngôi trường của mình.

- 1-2 HS chia sẻ.
- Mỗi tranh, 2-3 HS chia sẻ.
- 1-2 HS trả lời.
- HS thảo luận theo cặp, sau đó chia sẻ trước lớp.
- HS suy nghĩ cá nhân, sau đó chia sẻ.
- HS chia sẻ.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe để thực hiện.
ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)
TIẾNG VIỆT
TIẾT 55+ 56 - BÀI 12: DANH SÁCH HỌC SINH
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Đọc đúng các từ khó, đọc rõ ràng danh sách học sinh, biết cách đọc các cột theo hàng ngang từ trái qua phải, biết ngắt hơi sau khi đọc xong từng cột, từng dòng.
- Hiểu nội dung bài: Hiểu thông tin trong từng cột, từng hàng và toàn bộ danh sách, biết sắp xếp danh sách học sinh theo bảng chữ cái. 
- Biết lập danh sách học sinh theo mẫu.
- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: phát triển vốn từ , yêu thích môn học.
B. ĐỒ DÙNG :
- GV: Máy tính, danh sách HS lớp mình.
- HS: SHS, Vở BTTV.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Khởi động:
- Em đã được đọc bản danh sách học sinh nào dưới đây?
+ Danh sách học sinh đi tham quan.
+ Danh sách học sinh dự thi vẽ tranh.
+ Danh sách Sao nhi đồng
- Em biết được thông tin gì khi đọc bản sanh sách đó?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
II. Khám phá:
* Đọc văn bản.
- GV đọc mẫu: Giọng đọc chậm rãi, đọc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, nghỉ hơi sau khi đọc xong từng cột, từng dòng.
- Luyện đọc: 
VD: Một (1)/ Trần Trường An/ truyện Ngày khai trường.
- GV : bài đọc được chia làm 3 đoạn
Đ1: Từ đầu đến của tổ tôi.
Đ2: Bản danh sách.
Đ3: Phần còn lại.
- Luyện đọc nối tiếp đoạn 
Chú ý quan sát, hỗ trợ HS.
* Trả lời câu hỏi.
- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.52.
- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện bài 1 trong VBTTV/tr.25.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
III. Luyện tập
*Luyện đọc lại.
- Gọi HS đọc toàn bài; Chú ý giọng đọc chậm rãi, rõ ràng. 
- Nhận xét, khen ngợi.
* Luyện tập theo văn bản đọc.
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_sang_tieng_viet_lop_2_kntt_nam_hoc_2022_202.docx
  • docTuần 1.doc
  • docTuần 2.doc
  • docxTuần 3.docx
  • docTuần 4.doc
  • docTuần 5.doc
  • docxTuần 6.docx
  • docTuần 7.doc
  • docTuần 8.doc
  • docTuần 9.doc
  • docxTuần 10.docx
  • docTuần 11.doc
  • docTuần 12.doc
  • docTuần 13.doc
  • docxTuần 14.docx
  • docTuần 15.doc
  • docTuần 16.doc
  • docTuần 17.doc
  • docTuần 18.doc
  • docxTuần 19.docx
  • docTuần 20.doc
  • docTuần 21.doc
  • docxTuần 22.docx
  • docxTuần 23.docx
  • docTuần 24.doc
  • docTuần 25.doc
  • docxTuần 26.docx
  • docTuần 27.doc
  • docTuần 28.doc
  • docxTuần 29.docx
  • docxTuần 30.docx
  • docxTuần 31.docx
  • docxTuần 32.docx
  • docTuần 33.doc
  • docTuần 34.doc
  • docxTuần 35.docx