Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 8 Sách KNTT - Năm học 2023-2024 - Trường TH&THCS Phước Hiệp

MỤC TIÊU CHUNG:
- HS nhận biết được một số yếu tố của truyện lịch sử như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ
- HS nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản
- Học sinh phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề
- Học sinh nhận biết được biệt ngữ xã hội, từ ngữ địa phương, hiểu được phạm vi tác dụng của việc sử dụng biệt ngữ xã hội, từ ngữ địa phương trong giao tiếp và trong sáng tác văn học.
- Học sinh viết được bài văn kể lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội đã để lại cho bản thân nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc, có dùng yếu tố miêu tả hay biểu cảm hoặc cả hai yếu tố này trong văn bản.
- Học sinh biết trình bày bài giới thiệu ngắn về một cuốn sách.
pdf 510 trang Cô Giang 13/11/2024 40
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 8 Sách KNTT - Năm học 2023-2024 - Trường TH&THCS Phước Hiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 8 Sách KNTT - Năm học 2023-2024 - Trường TH&THCS Phước Hiệp

Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 8 Sách KNTT - Năm học 2023-2024 - Trường TH&THCS Phước Hiệp
TÊN BÀI DẠY: 
BÀI 1 – CÂU CHUYỆN CỦA LỊCH SỬ 
Môn học: Ngữ Văn/Lớp: 8 
 MỤC TIÊU CHUNG: 
- HS nhận biết được một số yếu tố của truyện lịch sử như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, 
ngôn ngữ 
- HS nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến 
người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản 
- Học sinh phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề 
- Học sinh nhận biết được biệt ngữ xã hội, từ ngữ địa phương, hiểu được phạm vi tác dụng 
của việc sử dụng biệt ngữ xã hội, từ ngữ địa phương trong giao tiếp và trong sáng tác văn 
học. 
- Học sinh viết được bài văn kể lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội đã để lại cho 
bản thân nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc, có dùng yếu tố miêu tả hay biểu cảm hoặc cả 
hai yếu tố này trong văn bản. 
- Học sinh biết trình bày bài giới thiệu ngắn về một cuốn sách. 
Tuần: 1 
Tiết: 1-3 
GIỚI THIỆU BÀI HỌC VÀ TRI THỨC NGỮ VĂN 
VB: LÁ CỜ THÊU SÁU CHỮ VÀNG 
( NGUYỄN HUY TƯỞNG) 
NS: 03/09/2023 
ND:05,06/09/2023 
I. Yêu cầu cần đạt: 
1. Năng lực: 
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp 
tác... 
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng 
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về hình tượng nhân vật Trần Quốc 
Toản 
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn 
bản 
- HS nhận biết được một số yếu tố của truyện lịch sử như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, 
ngôn ngữ 
- HS nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến 
người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản 
- Học sinh phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề của văn bản 
2. Phẩm chất: 
Biết ơn, tự hào truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam 
II. Thiết bị dạy học và học liệu: 
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; 
- Tranh ảnh về Trần Quốc Toản; 
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp; 
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà; 
- SGK, SGV Ngữ văn 8, TIVI... 
III. Tiến trình dạy học: 
 Hoạt động 1: Khởi động 
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của 
mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. 
b. Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân. 
1
c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS. 
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV tổ chức hoạt động: “Hội thi Em yêu lịch sử Việt Nam”: Hãy kể tên các vị danh nhân, 
anh hùng dân tộc tiêu biểu gắn liền với truyền thống giữ nước trong lịch sử Việt Nam 
+ Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm cử 5 thành viên, trong thời gian 3 phút, các thành viên 
lần lượt lên bảng ghi nhanh các tên của những vị danh nhân, anh hùng dân tộc tiêu biểu. 
Nhóm nào ghi được nhiều đáp án đúng nhất sẽ giành chiến thắng. 
- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ 
- GV quan sát, chốt ý 
- GV dẫn dắt vào bài mới: Lịch sử dựng nước và giữ nước vẫn là dòng chảy liên tục từ quá 
khứ tới hiện tại và tương lai, giữ cho dân tộc Việt Nam mãi trường tồn. Trong bài học ngày 
hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu những nội dung khái quát nhất về những đặc điểm, lưu ý khi 
tìm hiểu một văn bản, một câu chuyện lịch sử. Chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay 
qua tiết : Tri thức ngữ văn! 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức 
Phần I: Giới thiệu bài học và tri thức ngữ văn 
a. Mục tiêu: Nắm được chủ đề và thể loại chính, truyện lịch sử, chủ đề của bài học 
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. 
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức thông qua sự hướng dẫn của GV, câu trả lời 
của HS. 
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM 
NV 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
- Gv yêu cầu học sinh đọc đoạn giới thiệu bài học và trả lời 
câu hỏi: 
+ Chủ đề của bài học là gì? 
+ Theo em hiểu, lịch sử là gì? 
Lịch sử là những gì xảy ra trong quá khứ của đất nước và 
nhân loại. Chúng ta có thể trở về quá khứ bằng nhiều con 
đường khác nhau: qua những bài học môn Lịch sử trong nhà 
trường; qua những cuốn sử kí được viết nên bởi các nhà sử 
học; qua những bộ phim hoặc cuốn truyện tái hiện các sự 
kiện, các nhân vật lừng danh thời xa xưa;... Ở các nền văn 
học, luôn có những câu chuyện lịch sử được kể lại trong các 
tác phẩm truyện. 
+ Phần giới thiệu bài học muốn nói với chúng ta điều gì? 
+ Phần Giới thiệu bài học còn cho biết ở chủ đề này các em 
làm quen với thể loại văn bản nào? 
- HS tiếp nhận nhiệm vụ. 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
- HS quan sát, lắng nghe, suy nghĩ 
- GV lắng nghe, gợi mở 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- Hs trả lời câu hỏi 
Bước 4: Đánh giá, nhận xét 
- Gv định hướng về mục tiêu cần đạt qua bài học cho học 
sinh 
I. Giới thiệu bài hoc 
- Chủ đề bài học: Câu 
chuyện của lịch sử 
 Những câu chuyện lịch 
sử được kể lại trong các 
tác phẩm truyện. 
 Tái hiện các sự kiện, 
các nhân vật lừng danh 
thời xa xưa 
- Thể loại chính: 
+ Truyện lịch sử ...tỏ chủ 
I. Đọc- Tìm hiểu chung 
1. Đọc, giải nghĩa từ 
- Hội sư: gặp nhau để bàn việc 
quân. 
- Thuyền ngự: thuyền của vua 
- Nghi trượng: vật dụng hoặc vũ 
khí trang hoàng nơi cung thất, 
dinh thự hay dùng khi đi đường 
của vua quan. 
2. Tác giả 
- Nguyễn Huy Tưởng (1912-
1960) quê ở Hà Nội. 
- Thiên hướng khai thác đề tài: 
lịch sử 
- Thể loại: tiểu thuyết và kịch 
- Tác phẩm chính: Đêm hội 
Long Trì (1942); Vũ Như Tô 
(1943); An Tư (1944); Bắc Sơn 
(1946); Lá cờ thêu sáu chữ vàng 
(1960); 
3. Tác phẩm 
- Thể loại: truyện lịch sử 
- Hoàn cảnh sáng tác: Năm 
1960, trong những năm cuối đời 
của tác giả 
- Xuất xứ: Đoạn trích thuộc phần 
3 của tác phẩm “Lá cờ thêu sáu 
chữ vàng” 
- Nhân vật chính: Trần Quốc 
Toản 
- Đề tài: Lịch sử 
4
kiến của mình là không chấp nhận hoà hoãn. Do nóng 
lòng muốn gặp vua, Trần Quốc Toản định vượt qua 
hàng rào quân cấm vệ để đến nơi vua quan họp bàn; 
bị ngăn cản, đã xảy ra xung đột. 
Khi được gặp vua, Trần Quốc Toản nói to câu xin 
đánh. Vua Trần biết nỗi lòng vì nước của chàng, đã 
không trách phạt, còn ban thưởng một quả cam. Trần 
Quốc Toản quyết định trở vẽ quê chiêu mộ binh mã, 
thao luyện võ nghệ để xuất quần đánh giặc. Khi chàng 
xoè tay ra, quả cam đã bị bóp nát tự bao giờ. 
- HS tiếp nhận nhiệm vụ. 
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ 
- HS thực hiện nhiệm vụ. 
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận 
- HS trả lời câu hỏi 
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của 
bạn. 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động 
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức 
BS: Nhân vật chính của tác phẩm là Trần Quốc Toản, 
một thiếu niên thuộc dòng dõi nhà Trần, sớm mồ côi 
cha. Khi quân Nguyên lăm le sang cướp nước ta, do 
chưa đến tuổi trưởng thành, không được cùng vua và 
các vương hầu dự bàn việc đánh giặc, Trần Quốc Toản 
đã về xin mẹ được chiêu mộ binh lính, huấn luyện 
quân sĩ, dựng cờ lớn để sáu chứ “Phá cường địch báo 
hoàng ân” (Diệt giặc mạnh báo ơn vua), ra trận diệt 
giặc, lập nhiều chiến công. 
- Chủ đề: Thể hiện tấm lòng yêu 
nước, căm thù giặc của người 
anh hùng nhỏ tuổi Trần Quốc 
Toản, qua đó cho thấy hào khí, 
tinh thần chống xâm lược của 
ông cha ta ở thời Trần 
- Bố cục: 
+ Phần 1: Từ đầu... chẳng hỏi 
một lời Bối cảnh diễn ra cuộc 
yết kiến vua 
+ Phần 2: Tiếp...thưởng cho em 
ta một quả Cuộc yết kiến vua 
Thiệu Bảo của Trần Quốc Toản 
+ Phần 3: Còn lại 
Hành động của Trần Quốc Toản 
sau khi được vua ban cam quý. 
Hoạt động 2: Khám phá văn bản 
a. Mục tiêu: Khám phá được nhân vật Trần Quốc Toản, vua Thiệu Bảo... Khám phá đặc 
điểm của truyện lịch sử. Rút ra ý nghĩa của văn bản và bài học cho bản thân. 
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. 
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. 
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
GV đặt câu hỏi gợi dẫn: 
Hãy cho biết câu chuyện dựa trên 
bối cảnh của sự kiện lịch sử nào? 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ 
- HS thực hiện nhiệm vụ 
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo 
luận 
- HS trả lời câu hỏi 
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung 
câu trả lời của bạn. 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực 
hiện hoạt động 
II. Khám phá văn bản 
1. Bối cảnh diễn ra câu chuyện 
- Bối cảnh lịch sử: Câu chuyện được kể xảy ra vào 
thời nhà Trần (thế kỉ XIII). Lúc bấy giờ, nước ta 
phải đối mặt với quân Nguyên - một đội quần xâm 
lược hết sức hùng mạnh. 
5
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến 
thức 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV chia lớp thành 8 nhóm 
Nhóm 1,2 tìm hiểu về nhân vật Trần 
Quốc Toản trước khi yết kiến vua 
Nhóm 3,4 khi yết kiến vua 
Nhóm 5,6 sau khi yết kiến vua 
Nhóm 7,8 tìm hiểu về nhân vật vua 
Thiệu Bảo 
(Phiếu học tập kèm theo tại Hồ sơ 
dạy học) 
- Thời gian: 5 phút 
GV đặt câu hỏi: Em hãy cho biết 
xuất thân của Trần Quốc Toản? 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS chia nhóm hoàn thành PHT, trả 
lời câu hỏi 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
HS báo cáo kết quả, nhận xét. 
Bước 4: Kết luận, nhận định. 
GV kết luận và nhấn mạnh kiến 
thức. 
2. Nhân vật 
a. Nhân vật Trần Quốc Toản 
- Xuất thân: Chàng thiếu niên trẻ tuổi thuộc dòng 
dõi nhà Trần, cháu ruột của Chiêu Thành Vương. 
Trước khi yết kiến vua 
* Khi đứng trên bến Bình Than 
- Hành động: 
+ Nằn nì quân Thánh Dực mà vẫn không được 
xuống bến 
+ “thẫn thờ” nhìn bến Bình Than 
+ nhìn những lá cờ trên thuyên của các vương hầu 
đến “rách mắt” 
- Suy nghĩ 
+ cảm thấy nhục nhã khi phải đứng rìa, không 
được dự họp 
+ ước ao được xuống thuyển rồng dự bàn việc 
nước và quỳ trước vua tâu một câu xin đánh 
+ muốn xô mấy người lính Thánh Dực để chạy 
xuống bến, nhưng sợ tội chém đầu 
+ so sánh điều đang nung nấu trong lòng mình với 
sự đồng tâm nhất trí của các bô lão ở hội nghị Diên 
Hồng, khẳng định thêm ý nguyện đánh giặc 
 Hoài Văn ao ước được bàn việc nước đến cháy 
bỏng; có ...yện ngôi 
thứ ba đồng điệu, đổng cảm với nhân vật. Những 
ước vọng, tâm tư của nhân vật cũng chính là điểu 
mà người kể chuyện mong muốn 
* Ngôn ngữ đậm màu sắc lịch sử 
- Ngôn ngữ người kể chuyện: những từ ngữ gọi 
đúng chức tước, địa vị, vật dụng,... của các nhân 
vật: quan gia, đấng thiên tử, vương hầu, Hưng 
Đạo Vương, Chiêu Minh Vương, Chiêu Quốc 
Vương, Hoài Văn Hầu, quân Thánh Dực, thuyền 
ngự, đồ nghi trượng, ngươi nội thị,... Đây là 
ngôn ngữ thuộc về một thời xa xưa trong lịch sử 
- Ngôn ngữ nhân vật: cho thấy cách nói năng của 
con người thời xưa, ví dụ “Quân pháp vô thân, 
hầu không có phận sự ở đây, nên trở ra cho anh 
em làm việc. Nhược bằng khinh thường phép 
nước, anh em tất phải chiếu theo thượng lệnh”; 
“Ta xuống xin bệ kiến quan gia, không kẻ nào 
được giữ ta lại. Lôi thôi thì hãy nhìn lưỡi gươm 
này’”. 
 Ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân 
vật mang màu sắc lịch sử như vậy thể hiện chân 
thực, sắc nét thực tại đời sống và nét riêng của từng 
nhân vật, qua đó làm nổi bật chủ đề của tác phẩm. 
8
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
- GV yêu cầu HS khái quát nội dung 
nghệ thuật của bài 
- HS tiếp nhận nhiệm vụ. 
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, 
thực hiện nhiệm vụ 
- HS thực hiện nhiệm vụ. 
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo 
luận 
- HS trả lời câu hỏi 
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung 
câu trả lời của bạn. 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực 
hiện hoạt động 
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến 
thức 
III. Tổng kết 
1. Nghệ thuật 
- Ngôn ngữ đậm màu sắc lịch sử 
- Đan xen nhuần nhuyễn lời người kể chuyện và ý 
nghĩ nhân vật 
2. Nội dung 
- Ca ngợi chí khí, tấm lòng yêu nước của anh hùng 
nhỏ tuổi Trần Quốc Toản 
- Ca ngợi khí thế hào hùng của ông cha ta thời 
kháng chiến chống quân Nguyên - Mông 
 Hoạt động 3: Luyện tập 
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. 
b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. 
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. 
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- Gv : Cách đọc hiểu một truyện lịch sử 
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ: 
* Học sinh trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ: 
- Gv quan sát, lắng nghe. 
- Hs quan sát sách giáo khoa tìm câu trả lời. 
Bước 3: Báo cáo và thảo luận: 
- Hs trình bày sản phẩm cá nhân 
Bước 4: Nhận định, đánh giá. 
Gv chốt kiến thức. 
Hoạt động 4: Vận dụng 
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề, củng cố bài học 
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ 
c. Sản phẩm học tập: Sản phẩm của HS. 
d. Tổ chức thực hiện: 
9
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
 Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam? 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập 
Bước 3: Báo cáo thảo luận: 
GV gọi bất kì cá nhân nào trình bày kết quả. 
Gợi ý: 
Kiểu bài: phân tích một chi tiết trong tác phẩm văn học. 
Chủ đề đoạn văn: chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam 
Dung lượng: 7-9 câu 
Đoạn văn có thể gồm có ý như sau: 
+ Hoàn cảnh Trần Quốc Toản bóp nát quả cam: sau khi xuống thuyền ngự, bày tỏ quyết tâm 
đánh giặc với nhà vua, bị từ chối và được nhà vua tặng quả cam. 
 + Tâm trạng của Trần Quốc Toản sau khi được tặng cam? Chàng đã có những suy nghĩ, cử 
chỉ gì? 
+ Ý nghĩa của chi tiết nàỳ trong việc khắc họa chân dung nhân vật Trần Quốc Toản? 
Bước 4: Kết luận, đánh giá. 
IV. Hồ sơ dạy học 
10
Tuần: 1 
Tiết: 4 
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT ( BIỆT NGỮ XÃ HỘI) 
NS: 03/09/2023 
ND: 06/09/2023 
I. Yêu cầu cần đạt: 
1. Năng lực: 
- Nhận biết và nắm được đặc điểm của biệt ngữ xã hội. 
- Hiểu được phạm vi và tác dụng của việc sử dụng biệt ngữ xã hội trong giao tiếp và trong 
sáng tác văn chương. 
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp 
tác... 
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài thực hành. 
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành các bài tập 
- Năng lực tiếp thu tri thức tiếng việt để hoàn thành các bài tập, vận dụng thực tiễn. 
2. Phẩm chất: 
- Chăm chỉ, ham học 
- Trách nhiệm: Không lạm dụng biệt ngữ xã hội, luôn có ý thức giữ gìn sự trong sáng của 
tiếng Việt. 
II. Thiết bị dạy học và học liệu: 
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi 
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp 
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. 
- SGK, SBT, SGV Ngữ văn 8, TIVI 
III. Tiến trình dạy học: 
 Hoạt động 1: Khởi động 
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của 
mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. 
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề. 
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. 
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
Quan sát các từ được tô đậm trong mỗi cặp câu dưới đây, sau đó hãy cho biết từ nào được 
hiểu theo nghĩa thông thường, từ nào không hiểu được hiểu theo nghĩa thông thường? 
a) 
(1) Thực đơn bữa sáng là bát phở bò nóng hổi ăn cù...t, 
bổ sung câu trả lời của bạn. 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực 
hiện nhiệm vụ 
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại 
kiến thức 
Bài tập 1 
a. - Biệt ngữ xã hội: “gà” 
- Xác định biệt ngữ xã hội dựa trên: 
+ Có đặc điểm hình thức riêng: được đặt trong dấu 
ngoặc kép 
+ Có nghĩa khác với nghĩa trong từ điển. 
- Giải thích: 
+ Trong từ điển, “gà” là tên một loại động vật thuộc 
nhóm gia cầm 
+ Ở đây, “gà” dùng để chỉ những học sinh được 
chọn luyện để thi đấu (liên hệ đến gà chọi) 
b. 
- Biệt ngữ xã hội: “tủ” 
- Xác định biệt ngữ xã hội dựa trên: 
+ Có đặc điểm hình thức riêng: được đặt trong dấu 
ngoặc kép 
+ Có nghĩa khác với nghĩa trong từ điển. 
- Giải thích: 
+ Trong từ điển, "tủ" là tên một đồ vật dùng để chứa 
đồ. 
+ Ở đây, “tủ” nghĩa là chỉ tập trung học một nội 
dung nào đó để thi theo kiểu may rủi, nếu trúng đề 
thì lầm bài tốt. 
Bài tập 2 
- Người kể chuyện phải giải thích cụm từ “đánh một 
tiếng bạc lớn” để cho người đọc có thể hiểu được 
nội dung câu chuyện. 
- Tác giả dùng cụm từ đó với mục đích: tái hiện chân 
thực cách nói năng trong nội bộ một nhóm người 
mưu toan làm nhũng việc mờ ám, không muốn để 
người ngoài biết được. 
Bài tập 3 
13
- "Làm xe": biệt ngữ xã hội chỉ những người làm 
nghề kéo xe chở người trước Cách mạng tháng Tám 
năm 1945. 
- "Chim mòng": biệt ngữ xã hội chỉ những người 
bị kẻ khác nhắm làm đối tượng bị lừa khi đánh bạc. 
- "Nhà đi săn": biệt ngữ xã hội chỉ những người 
chuyên đi lừa đảo khi đánh bạc. 
- "Viên đạn": biệt ngữ xã hội chỉ tiền bạc dùng để 
đánh bạc. 
- Biệt ngữ nêu ở bài tập này đều lấy từ tác phẩm văn 
học viết về cuộc sống của những người làm các 
nghề đặc biệt trong xã hội cũ, thường chỉ đáp ứng 
nhu cẩu giao tiếp trong phạm vi hẹp. 
- Nhờ những biệt ngữ như vậy, người đọc được hiểu 
thêm về cung cách sinh hoạt, cách nói năng của 
những đối tượng khá đặc biệt, rất xa lạ so với cuộc 
sống hiện nay. 
- Đọc tác phẩm văn học, gặp những biệt ngữ như 
vậy, người đọc cần tìm hiểu nghĩa của chúng được 
nêu ở cước chú. Trường hợp không có cước chú, 
cần tìm hiểu từ nguồn khác, ví dụ từ in-tơ-nét hoặc 
từ điển tiếng Việt để nắm được nghĩa của từng biệt 
ngữ. 
Bài tập 4 
a. - "Lầy" là biệt ngữ xã hội của giới trẻ ngày nay. 
- Trong ngữ cảnh khác, chẳng hạn nói với bạn bè 
một cách suồng sã, có thể sử dụng từ “lầy” với 
nghĩa là lôi thôi, nhếch nhác, chơi không đẹp. 
Nhưng khi nói với bố như trong ngữ cảnh này, sử 
dụng biệt ngữ “lầy” hoàn toàn không phù hợp. 
b. - "Hem" là biệt ngữ xã hội của giới trẻ ngày nay, 
được hiểu là "không" (phủ định) 
- Biệt ngữ xã hội "hem" giúp không khí cuộc hội 
thoại trở nên gần gũi, thoải mái hơn vì đây là cuộc 
hội thoại giữa hai người bạn trẻ. 
- Tuy nhiên, trong trường hợp này, dùng biệt ngữ 
cũng không phù hợp, vì người nói cần trả lời một 
cách nghiêm túc câu hỏi của bạn, thể hiện sự quan 
tâm đến trạng thái tâm lí của một người bạn khác. 
Hoạt động 4: Vận dụng 
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. 
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi. 
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. 
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV tổ chức trò chơi “NHANH NHƯ CHỚP NHÍ”: Tìm các biệt ngữ xã hội thuộc các 
tầng lớp xã hội hoặc nghề nghiệp mà em biết. Đặt câu với một trong các từ đó. 
 Gợi ý: 
14
- Biệt ngữ xã hội dùng trong tầng lớp vua chúa thời kì phong kiến: Hoàng đế, trẫm, 
hoàng hậu, hoàng tử, công chúa, quốc vương 
- Biệt ngữ xã hội dùng trong đạo Phật: Nhân quả, sư, tiểu, sãi, kinh, sám hối, nghiệp... 
- Biệt ngữ xã hội dùng trong giới trẻ hiện nay: Trẻ trâu, chém gió, trúng tủ... 
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. 
 Người duyệt 
15
TÊN BÀI DẠY: 
BÀI 1 – CÂU CHUYỆN CỦA LỊCH SỬ 
Thời gian thực hiện: 12 tiết 
Tuần: 2 
Tiết: 5,6 
VB 2: QUANG TRUNG ĐẠI PHÁ QUÂN THANH 
Trích Hoàng Lê nhất thống chí – Ngô Gia Văn Phái 
(Hồi thứ 14) 
NS: 09/09/2023 
ND: 11/09/2023 
I. Yêu cầu cần đạt: 
1. Năng lực: 
- HS tiếp tục được củng cố kiến thức về các yếu tố của truyện lịch sử: cốt truyện, bối 
cảnh; về cách khắc hoạ các nhân vật lịch sử như Quang Trung - Nguyễn Huệ, Lê chiêu 
Thống (cử chỉ, hành động, ngôn ngũ, cảm xúc, suy nghĩ qua đó, nắm bắt được tính cách 
của các nhân vật. 
- HS biết tìm và phân tích các chi tiết tiêu biểu để khái quát được chủ để tư tưởng, thông 
điệp mà VB muốn gửi đến người đọc. 
- HS biết kết nối VB với trải nghiệm cá nhân, từ đó bồi đắp cho mình tình yêu nước, 
lòng tự hào dân tộc, niềm kính trọng đối với những người anh hùng của dân tộc. 
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực 
hợp tác... 
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh 
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Quang Trung đại phá 
quân Thanh. 
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa 
truyện 
- Năng lực phân tích, so sánh ...c. 
+ Phần 2 (tiếp theo đến tiến binh đến Thăng Long, 
rồi kéo vào thành): chiến thắng thần tốc của quân 
Tây Sơn với tài thao lược của vua Quang Trung. 
+ Phần 3 (còn lại): Sự đại bại của quần tướng nhà 
Thanh và tình trạng thảm hại của vua tôi Lê Chiêu 
Thống. 
- Tóm tắt hồi thứ 14 
+ Quân Thanh kéo vào Thăng Long, Nguyễn Huệ 
lên ngôi vua (hiệu là Quang Trung), ngày 25 tháng 
Chạp năm 1788 tiến ra Bắc diệt Thanh. 
+ Dọc đường tuyển thêm binh lính, mở cuộc duyệt 
binh lớn, chia quân thành các ngả tiến ra Bắc. Chỉ 
dụ tướng lĩnh, khao quân vào ngày 30 tháng Chạp, 
hẹn đến ngày mồng 7 Tết thắng lợi. 
+ Quân Tây Sơn đánh đến đâu thắng đến đó. Rạng 
sáng ngày mồng 3 Tết, bao vây đồn Hạ Hồi, giặc 
đầu hàng. Ngày mồng 5 Tết, tiến công đồn Ngọc 
18
Hồi. Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử, Tôn Sĩ Nghị tháo 
chạy về nước, Lê Chiếu Thống cùng gia quyến bỏ 
chạy theo. 
Phần 2: Khám phá văn bản 
a. Mục tiêu: Khám phá được: 
- Nhân vật vua Quang Trung 
- Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và vua Lê Chiêu Thống 
- Yếu tố đặc trưng của thể loại truyện lịch sử trong đoạn trích 
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. 
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. 
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV đặt câu hỏi: Em hãy nêu tình hình đất nước 
lúc bấy giờ? Nhận xét về tình thế đất nước? 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS trả lời câu hỏi 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- HS báo cáo kết quả, nhận xét. 
Bước 4: Kết luận, nhận định. 
GV kết luận và nhấn mạnh, mở rộng kiến thức. 
GV nêu câu hỏi: Em hãy kể tên các nhân vật lịch sử 
xuất hiện trong văn bản? 
Gợi ý: 
Các nhân vật lịch sử 
+ Quang Trung 
+ La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp 
+ Ngô Văn Sở 
+ Lê Chiêu Thống 
+ Tôn Sĩ Nghị 
GV tổ chức bài tập nhanh: Dựa vào thông tin trong 
SGK cùng những hiểu biết của em về lịch sử, em hãy 
nối những mốc thời gian sau đây gắn với sự kiện lịch 
sử tương ứng? 
Mốc thời gian Sự kiện lịch sử 
24/11 Nguyễn Huệ nhận tin cấp báo, 
tổ chức nghĩa quân 
25 tháng Chạp Quang Trung lên ngôi, thân 
chinh tiến quân 
29 tháng Chạp Nghĩa quân đến Nghệ An, mở 
cuộc duyệt binh lớn. 
30 tháng Chạp Ra Tam Điệp, hội ngộ Sở - Lân 
Mùng 3 Tết Nguyễn Huệ nhận tin cấp báo, 
tổ chức nghĩa quân 
II. Khám phá văn bản 
1. Bối cảnh đất nước 
- Nhà Lê suy tàn, nhu nhược 
- 29 vạn quân Thanh ồ ạt tràn qua 
biên giới nước ta, tiến công vào 
thành Thăng Long. 
- Quân Tây Sơn phải rút về Tam 
Điệp 
 Tình thế cấp bách, đe dọa đến 
chủ quyền, độc lập của dân tộc 
19
Mùng 5 Tết Tấn công Ngọc Hồi. Nghĩa quân 
tiến vào kinh thành Thăng Long 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
GV đặt câu hỏi gợi dẫn: 
- Đọc 2 câu mở đầu đoạn trích em hiểu (dự đoán) 
được điều gì? 
- Tìm những chi tiết tiêu biểu miêu tả thái độ, lời nói 
và hành động của Bắc Bình Vương khi nghe tin báo 
quân Thanh xâm lược nước ta. Những chi tiết đó cho 
thấy đặc điểm tính cách gì của nhân vật? 
GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 
- Nhóm 1,2 làm câu 1,2 
- Nhóm 3,4 làm câu 3-5 
Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ 
- HS thực hiện nhiệm vụ 
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận 
- HS trả lời câu hỏi, báo cáo sản phẩm nhóm 
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của 
bạn. 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động 
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức 
GV đặt câu hỏi mở rộng: 
Theo em, nguồn cảm hứng nào đã chi phối ngòi bút 
của tác giả khi tạo dựng hình ảnh người anh hùng 
dân tộc Quang Trung? Việc tác giả là trung thần của 
nhà Lê nhưng lại viết về nhân vật Quang Trung bằng 
tình cảm đó có mâu thuẫn không? Em lí giải như thế 
nào về điều này? 
 Gợi ý 
Tác giả không giấu nổi giọng điệu ngợi ca khi nói vẽ 
trí tuệ, chiến lược của vua Quang Trung. Yêu nước, 
tự hào dân tộc - đó là nguồn cảm hứng mạnh mẽ của 
các tác giả khi xây dựng nhân vật người anh hùng 
kiệt xuất này. Mặc dù Ngô gia văn phái là những cựu 
thần, chịu ơn sâu nặng của nhà Lê, nhưng là những 
trí thức có lương tầm, họ đã nhìn lịch sử bằng cái 
2. Nhân vật vua Quang Trung 
a. Khi nghe tin quân Thanh xâm 
lược nước ta: 
* Dự đoán được kết quả trận đánh 
- Quân Thanh thua trận 
- Chiêu Thống bỏ trốn 
 Hình ảnh vua Quang Trung 
không xuất hiện trực tiếp nhưng 
vẫn ẩn hiện trong từng trận đánh 
- Khi nghe tin báo quân Thanh xâm 
lược nước ta 
- Bắc Bình Vương giận lắm, cho 
họp tướng sĩ, định thân chinh cầm 
quân đi ngay 
- Lên ngôi hoàng đế, tiến quân ra 
Bắc dẹp giặc (25 tháng Chạp năm 
1788) 
- Trưng cầu ý kiến của người hiền 
tài (La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp) 
- Tuyển mộ quân lính ở Nghệ An, 
duyệt binh 
- Yên ủi quân lính (lời dụ), vạch ra 
kế hoạch đánh giặc 
- Chỉ trong ngày 29 tháng Chạp, 
Quang Trung đã làm được bao 
nhiêu việc lớn 
 Quang Trung là một người có 
trí tuệ sáng suốt, nhạy bén; hành 
động mạnh mẽ, dứt khoát, tự tin; 
điểu binh khiển tướng tài tình, sử 
dụng chiến lược, ch...ếu của kẻ xâm lược 
b. Số phận thảm bại của vua Lê 
Chiêu Thống: 
- Vua Lê trong điện, nghe tin có 
biến ấy, vội vã cùng bọn Lê Quýnh, 
Trịnh Hiến đưa thái hậu ra ngoài. 
- Cướp thuyền đánh cá khi thấy cầu 
phao bị đứt, ngày mồng 6 chạy đến 
núi Tam Tằng. 
- Vua Lê đưa thái hậu đến đồn Hòa 
Lạc, được một người thổ hào giúp 
đỡ. 
- Khi nghe tin quân Tây Sơn đã 
đuổi theo đến nơi, vua vội vã đi 
theo lối tắt đến cửa ải, kịp chỗ nghỉ 
ngơi của Tôn Sĩ Nghị. 
 Bản chất hèn nhát, vì lợi ích 
riêng của dòng họ mà đem vận 
mệnh dân tộc đặt vào tay kẻ thù 
xâm lược của Lê Chiêu Thống. 
Hành động “rước voi giày mả tổ” 
khiến vua Lê mất tư cách của bậc 
quân vương. Qua đó, tác giả tỏ thái 
độ phê phán một cách nghiêm khắc 
đối với nhân vật này. 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
- GV yêu cầu HS khái quát nội dung nghệ thuật của 
bài 
- HS tiếp nhận nhiệm vụ. 
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm 
vụ 
III. Tổng kết 
1. Nghệ thuật 
- Cốt truyện được xây dựng trên cơ 
sở các sự kiện đã xảy ra nhằm thể 
hiện chủ đề của tác phẩm 
23
- HS thực hiện nhiệm vụ. 
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận 
- HS trả lời câu hỏi 
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của 
bạn. 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động 
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức 
- Ngôn ngữ truyện kể và nhân vật 
phù hợp với thời đại được miêu tả. 
- Lối văn trần thuật đặc sắc. 
2. Nội dung 
Văn bản viết về hình ảnh người anh 
hùng Nguyễn Huệ văn võ song 
toàn với chiến công đại phá quân 
Thanh. Tình cảnh thất bại ê chề, 
nhục nhã của bọn vua quan bán 
nước, cướp nước. 
Hoạt động 3: Luyện tập 
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. 
b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. 
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. 
d. Tổ chức thực hiện: 
GV tổ chức trò chơi Trắc nghiệm: 
Câu 1: Nhóm tác giả Ngô gia văn phái đã lên tiếng phê phán những đối tượng nào? 
(Chọn 2 đáp án) 
A. Ngô Thì Nhậm. 
B. Quân tướng nhà Thanh. 
C. Lân và Sở. 
D. Vua tôi Lê Chiêu Thống. 
Câu 2: Sự kiện nào không xuất hiện trong đoạn trích Quang Trung đại phá quân 
Thanh? 
A. Quân Thanh thất bại thảm hại, Tôn Sĩ Nghị và Lê Chiêu Thống tháo chạy 
B. Tôn Sĩ Nghị xin gia nhập đội quân Tây Sơn. 
C. Đêm 30 Tết, quân ta vượt sông Gián tiêu diệt gọn quân địch ở đồn tiển tiêu 
D. Quang Trung thần tốc ra bắc đánh tan quân Thanh. 
Câu 3: Theo em, nguồn cảm hứng nào đã chi phối ngòi bút tác giả khi tạo dựng 
hình ảnh vua Quang Trung? 
A. Tưởng tượng, hư cấu 
B. Yêu nước, tự hào dân tộc 
C. Cảm hứng lãng mạn. 
D. Tôn sùng chế độ phong kiến. 
Câu 4: Trong lời phủ dụ, Quang Trung dẫn ra những tấm gương anh hùng dân tộc 
nhằm mục đích gì? 
A. Tự hào về công lao đánh giặc ngoại xâm của cha ông 
B. Thể hiện khao khát của Quang Trung muốn lập được những chiến công như những vị 
anh hùng đó. 
C. Ra kỉ luật đối với quân sĩ 
D. Thể hiện sự am hiểu về lịch sử dân tộc của Quang Trung. 
Câu 5: Vì sao vua tôi Lê Chiêu Thống lại lâm vào tình trạng của kẻ vong quốc? 
A. Vì mưu lợi riêng của dòng họ đã đem vận mệnh của dân tộc đặt vào tay quân 
xâm lược. 
B. Vì tham lam muốn mở rộng biên thuỳ. 
24
C. Vì vua Lê Chiêu Thống không còn tư cách của bặc quân vương. 
D. Vì bỏ chạy theo quân Tôn Sĩ Nghị. 
Câu 6: Nét tính cách, phẩm chất nào không có ở nhân vật anh hùng Quang Trung? 
A. Hành động mạnh mẽ, quyết đoán, trí tuệ sáng suốt, nhạy bén. 
B. Ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng. 
C. Lẫm liệt trong chiến trận, tài dụng binh như thần. 
D. Yêu thích văn chương nghệ thuật. 
Hoạt động 4: Vận dụng 
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề, củng cố bài học 
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ 
c. Sản phẩm học tập: Sản phẩm của HS. 
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS hoàn thành Phiếu học tập 
Gợi ý: Trong những chi tiết đặc sắc của đoạn trích, em ấn tượng nhất với chi tiết nào? 
Vì sao em ấn tượng nhất với chi tiết đó? Chi tiết đó thể hiện vai trò gì trong đoạn trích 
(khắc hoạ tính cách nhân vật, thể hiện quan điểm của tác giả, tác động tới người đọc,...)? 
GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. 
* Hướng dẫn về nhà: 
+ Đọc lại văn bản, nắm được nhân vật vua Quang Trung, 
+ Soạn bài: Thực hành tiếng Việt. 
25
Tuần: 2 
Tiết: 7 
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT 
TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG 
NS: 09/09/2023 
ND: 12/09/2023 
I. Yêu cầu cần đạt: 
1. Năng lực: 
- Học sinh nhận biết được từ ngữ địa phương, hiểu được phạm vi tác dụng của việc sử 
dụng từ ngữ địa phương trong giao tiếp và trong sáng tác văn học. 
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực 
hợp tác... 
- Năng lực thu thập các từ địa phương trong sáng tác văn học 
- Năng lực trình bày suy nghĩ về tác dụng của việc sử dụng của việc sử dụng từ địa 
phương 
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận 
2. Phẩm chất: Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt 
II. Thiết bị dạy học: 
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Kế hoạch bài ...g của việc 
sử dụng những từ ngữ đó trong các trường hợp sau: 
a. Ai đi vô nơi đây 
Xin dừng chân xứ Nghệ 
(Huy Cận, Ai vô xứ Nghệ) 
b. Đến bờ ni anh bảo: 
- “Ruộng mình quên cày xáo 
Nên lúa chín không đều. 
Nhớ lấy để mùa sau 
Nhà cố làm cho tốt”. 
(Trần Hữu Thung, Thăm lúa) 
28
c. Chừ đây Huế, Huế ơi! Xiềng gông xưa đã gãy 
Hãy bay lên! Sông núi của ta rồi! 
(Tố Hữu, Huế tháng Tám) 
d. Nói như cậu thì còn chi là Huế! Hoàng Phủ Ngọc Tường, Chuyện cơm hến) 
e. Má, tánh lo xa. Chứ gió chướng vào mùa thì lúa cũng vừa chín tới, hi vọng rực lên 
theo màu lúa. (Nguyễn Ngọc Tư, Trở gió) 
Trả lời: Các từ ngữ địa phương: 
a. vô b. ni c. chừ d. chi e. má, tánh 
Tác dụng: Việc sử dụng từ ngữ địa phương nhằm tô đậm sắc thái vùng miền, ta có thể 
dễ dàng cảm thấy sự gần gũi, thân thương qua từng lời văn, hình ảnh trong bài. Đồng 
thời, nó giúp truyền tải đúng ý nghĩa mà tác giả muốn gửi gắm đến người đọc, người 
nghe. 
Câu 2 (trang 24 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Nhận xét việc sử dụng từ ngữ địa phương (in 
đậm) trong các trường hợp sau: 
a. Năm học này, cả lớp đặt chỉ tiêu giồng và chăm sóc 20 cây ở nghĩa trang liệt sĩ của 
xã. (Trích Biên bản họp lớp) 
b. Con xem, mới có hai hôm mà hạt đậu nó đã nhớn thế đấy. Nếu con giồng nó ra vườn, 
chăm bón cẩn thận, nó sẽ ra hoa ra quả (Vũ Tú Nam, Những truyện hay viết cho thiếu 
nhi) 
c. Lần đầu tiên tôi theo tía nuôi tôi và thằng Cò đi “ăn ong” đây! 
(Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam) 
d. Tui xin cam đoan những nội dung trình bày trên đây là đúng sự thật. 
(Trích một bản tường trình) 
Trả lời: 
a. Giồng là từ ngữ địa phương. Trong trường hợp viết biên bản phải sử dụng từ ngữ toàn 
dân. Thay từ “giồng” bằng từ “trồng”. 
b. Nhớn và giồng là từ ngữ địa phương. Trong trường hợp này, sử dụng từ ngữ địa 
phương nhằm tô đậm sắc thái vùng miền, ta có thể dễ dàng cảm thấy sự gần gũi, thân 
thương qua từng lời văn, hình ảnh trong bài. 
c. Tía và ăn ong là từ ngữ địa phương. Trong trường hợp này, sử dụng từ ngữ địa phương 
nhằm tô đậm sắc thái vùng miền, ta có thể dễ dàng cảm thấy sự gần gũi, thân thương qua 
từng lời văn, hình ảnh trong bài. 
d. Tui là từ ngữ địa phương. Trong trường hợp viết biên bản phải sử dụng từ ngữ toàn 
dân. Thay từ “tui” bằng từ “tôi”. 
Câu 3 (trang 25 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Trong những trường hợp giao tiếp sau đây, 
trường hợp nào cần tránh dùng từ ngữ địa phương? 
a. Phát biểu ý kiến tại một đại hội của trường 
b. Trò chuyện với những người thân trong gia đình 
c. Viết biên bản cuộc họp đầu năm của lớp 
d. Nhắn tin cho một bạn thân 
e. Thuyết minh về di tích văn hóa ở địa phương cho khách tham quan 
Trả lời: Những trường hợp cần tránh dùng từ ngữ địa phương là: 
a. Phát biểu ý kiến tại một đại hội của trường 
c. Viết biên bản cuộc họp đầu năm của lớp 
e. Thuyết minh về di tích văn hóa ở địa phương cho khách thăm quan. 
29
Tuần: 2 
Tiết: 8 
TA ĐI TỚI 
(Tố Hữu) 
NS: 09/09/2023 
ND: 12/09/2023 
I. Yêu cầu cần đạt: 
1. Năng lực: 
- HS xác định được bối cảnh lịch sử (không gian, thời gian, những sự kiện quan trọng) 
- HS nhận biết và phân tích được nguồn cảm hứng thơ ca của tác giả 
- Học sinh xác định được hình ảnh trung tâm của văn bản 
- Học sinh phân tích được cách đặt nhan đề của văn bản 
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực 
hợp tác... 
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Ta đi tới 
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về nhan đề của văn bản 
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn 
bản 
2. Phẩm chất: 
- Trân trọng, tự hào và biết ơn những hy sinh của thế hệ cha anh đi trước trong công cuộc 
bảo vệ độc lập dân tộc. Có ý thức tìm hiểu và trau dồi kiến thức lịch sử của dân tộc. Yêu 
nước, có tình thần trách nhiệm với đất nước. 
- Thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Internet để mở rộng hiểu biết. 
II. Thiết bị dạy học: 
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Kế hoạch bài dạy; 
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; 
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp; 
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà; 
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi 
hướng dẫn học bài, vở ghi. 
III. Tiến trình dạy học: 
Hoạt động 1: Khởi động 
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của 
mình từ đó HS khắc sâu kiến thức nội dung bài Ta đi tới 
b. Nội dung: GV tổ chức “Talk show” với nội dung “Chia sẻ cảm nhận của em về lịch 
sử hình thành và phát triển của đất nước ta cho đến ngày hôm nay” 
c. Sản phẩm: Chia sẻ của HS những cảm nhận của cá nhân em 
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV đặt câu hỏi cho buổi “Talk show” 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS tham gia chia sẻ cảm nhận 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận hoạt động 
và thảo luận: GV mời từng thành viên trong lớp chia sẻ 
Bước 4: Đánh gi... hiện sự tự do, chứa đựng những 
cảm xúc thời đại, và có tính biểu tượng cao. 
+ Nhan đề vừa ngợi ca chiến thắng, niềm tự 
hào, vừa gợi suy nghĩ về đoạn đường sắp tới. 
=> Đây là một nhan đề độc đáo, gây ấn tượng 
với người đọc. 
III/ TỔNG KẾT 
1. Nghệ thuật: 
- Thể thơ tự do, phương thức biểu đạt chính là 
biểu cảm. 
32
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến 
thức. 
- Sử dụng các biện pháp nghệ thuật như hoán 
dụ, nhân hóa “những bàn chân” nhằm nhấn 
mạnh sức mạnh, ý chí kiên cường, tinh thần 
bất khuất của đất nước Việt Nam, của dân tộc 
ta trong cuộc kháng chiến. 
- So sánh (ta – rắn như thép, vững như đồng, 
cao như núi, dài như sông) 
- Biện pháp nghệ thuật điệp cấu trúc “Ai”, 
“Đường” 
2. Nội dung: 
Bài thơ Ta đi tới của Tố Hữu nói về ý chí kiên 
cường, bất khuất, sức mạnh của dân tộc ta 
trong cuộc kháng chiến. Qua đó, thể hiện sự tự 
hào trước những chiến công và niềm tin vào 
tương lai chiến thắng của dân tộc ta. 
Hoạt động 3: Luyện tập 
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học về văn bản Ta đi tới 
b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ: Em hãy chỉ ra và 
nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp câu trúc câu được sử dụng trong bài thơ 
c. Sản phẩm học tập: HS trình bày bài làm 
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập 
HS trình bày trước lớp 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận 
GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV nhận xét, đánh giá 
Hoạt động 4: Vận dụng 
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về văn bản Ta đi tới, nêu trách nhiệm của em 
để góp phần vào công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước trong thời đại 4.0 
b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học tổ chức hoạt động “HỌC SINH NÓI” với 
nội dung: Từ văn bản Ta đi tới, nêu trách nhiệm của em để góp phần vào công cuộc bảo 
vệ, xây dựng và phát triển đất nước trong thời đại 4.0? 
c. Sản phẩm học tập: Chia sẻ của học sinh 
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS thực hiện chia sẻ 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận 
GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: GV nhận xét, đánh giá 
* Hướng dẫn về nhà: 
+ Ôn tập, nắm được các đặc điểm về thể thơ, nội dung, nghệ thuật của bài thơ 
+ Soạn bài: “Viết bài văn kể lại một chuyến đi”. 
 Người duyệt 
33
 1 
TÊN BÀI DẠY: 
BÀI 1 – CÂU CHUYỆN CỦA LỊCH SỬ 
Thời gian thực hiện: 12 tiết 
Tuần: 3 
Tiết: 9,10,11 
VIẾT – THỰC HÀNH VIẾT BÀI VĂN KỂ LẠI 
MỘT CHUYẾN ĐI (THAM QUAN MỘT DI TÍCH 
LỊCH SỬ, VĂN HÓA) 
NS: 16/09/2023 
ND: 18,19/09/2023 
I. Yêu cầu cần đạt: 
1. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh 
ảnh để tìm hiểu về bài học. 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác 
giải quyết vấn đề để tìm hiểu về bài học. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước 
lớp. 
- Nắm được yêu cầu và quy trình viết bài văn kể lại một chuyến tham quan di tích lịch 
sử, văn hóa đã để lại trong em nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc. 
- Bài văn có sử dụng kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm. 
2. Phẩm chất: 
- Hiểu rõ những giá trị truyền thống được lưu giữ trong mỗi di tích lịch sử, văn hóa em 
có dịp tham quan, tìm hiểu. Từ đó bồi đắp cho bản thân ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa 
dân tộc, đặc biệt là trong xã hội hiện đại ngày nay. 
- Thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Internet để mở rộng hiểu biết. 
II. Thiết bị dạy học và học liệu: 
- KHBD, SGK, SGV, SBT. 
- Phiếu bài tập, tranh ảnh. 
- Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, bút dạ, giấy A0. 
III. Tiến trình dạy học: 
Hoạt động 1: Khởi động 
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập 
của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. 
b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi. 
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS. 
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV tổ chức trò chơi: DU LỊCH VÒNG QUANH ĐẤT NƯỚC 
Nước Việt Nam ta đã trải qua hơn 4000 năm với hàng ngàn di tích lịch sử nổi tiếng 
như một chứng tích hào hùng cho tinh thần bất khuất, kiên trung. Dựa vào các hình 
ảnh gợi ý, em hãy gọi tên những di tích lịch sử Việt Nam đẹp và nổi tiếng nhất cả 
nước nhé. 
+ Đền Hùng - Phú Thọ 
+ Hồ Gươm - Hà Nội 
+ Cố đô Hoa Lư - Ninh Bình 
+ Thành Cổ Loa - Đông Anh 
+ Điện Biên Phủ - Điện Biên 
+ Văn Miếu Quốc Tử Giám - Hà Nội 
34
 2 
+ Quần thể di tích Cố đô Huế - Huế 
+ Chiến khu Tân Trào - Tuyên Quang 
+ Đền Trần - Thái Bình/Nam Định 
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong thực tế, hẳn em đã từng được tham gia những 
chuyến đi do nhà trường hoặc gia đình tổ ch...ổ sung, chốt 
kiến thức 
TIẾT 10 
III. Thực hành viết theo các bước 
1. Trước khi viết 
a. Lựa chọn đề tài 
Liệt kê một số chuyến tham quan di tích lịch sử, 
văn hóa mà mình đã từng tham gia, sau đó, chọn 
một chuyến đi đã để lại cho em ấn tượng sâu 
sắc nhất để kể lại. 
b. Tìm ý 
Sau khi lựa chọn được chuyến tham quan di tích 
lịch sử, văn hóa làm đề tài cho bài viết, hãy tìm 
ý bằng cách trả lời các câu hỏi sau: 
- Chuyến đi tham quan di tích lịch sử, văn hóa 
nào? Do ai tổ chức? Mục đích của chuyến tham 
quan là gì? 
- Chuyến đi diễn ra như thế nào? (trên đường 
đi, lúc bắt đầu đến điểm tham quan, các hoạt 
động chính tiếp theo,...). 
- Khung cảnh của điểm tham quan có gì nổi 
bật? (cảnh thiên nhiên, các công trình kiến trúc, 
những hiện vật được trưng bày ở khu di tích,... 
- Em có cảm xúc, suy nghĩ gì về chuyến tham 
quan di tích lịch sử, văn hóa đó? (Nêu ấn tượng 
về chuyến đi; hiểu biết mới về văn hóa, lịch sử 
của đất nước; tình cảm với quê hương,...). 
c. Lập dàn ý 
- Mở bài: 
+ Giới thiệu khái quát về chuyến tham quan di 
tích lịch sử, văn hóa. 
+ Bày tỏ cảm xúc của em khi được trực tiếp 
tham gia chuyến đi. 
- Thân bài: 
+ Kể lại cụ thể diễn biến của chuyến tham quan 
(trên đường đi, lúc đến điểm tham quan, trình 
tự các điểm đến thăm, những hoạt động chính 
trong chuyến đi,...) 
+ Thuyết minh, miêu tả và nêu ấn tượng của em 
về những nét nổi bật của di tích lịch sử, văn hóa 
đó (thiên nhiên, con người, công trình kiến 
trúc,...) 
- Kết bài: Nêu cảm xúc, suy nghĩ của em về 
chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa. 
2. Viết bài 
37
 5 
 Bám sát dàn ý để viết bài. Trong quá trình 
viết, em cần lưu ý: 
- Các ý của bài viết đảm bảo phản ánh đúng 
trình tự thời gian của chuyến tham quan, ứng 
với từng điểm không gian khu di tích. 
- Nêu được những hoạt động nổi bật khiến 
chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa để lại 
ấn tượng, cảm xúc sâu đậm cho em. 
- Ngôn ngữ bài viết cần sinh động, vừa kể chi 
tiết, cụ thể vừa thể hiện được cảm xúc; sử dụng 
các biện pháp tu từ như so sánh, điệp ngữ, các 
yếu tố miêu tả, biểu cảm,...để tăng sức hấp dẫn 
cho bài viết. 
TIẾT 11 
3. Chỉnh sửa bài viết 
Sau khi hoàn thành bài viết, rà soát và chỉnh sửa 
theo gợi ý sau: 
- Nếu bài viết chưa giới thiệu rõ về chuyến tham 
quan, cần viết cụ thể hơn. 
- Nếu bài viết nêu chưa đầy đủ các hoạt động 
chính theo trình tự thời gian thì bổ sung và sắp 
xếp lại. 
- Nếu việc kể, tả chưa làm nổi bật được đặc 
điểm của khu di tích và ấn tượng của người viết 
thì hình dung lại để viết thêm. 
- Nếu bài viết chưa nêu rõ suy nghĩ, cảm xúc về 
chuyến đi thì bổ sung. 
Hoạt động 3: Luyện tập 
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. 
b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. 
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. 
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
- GV yêu cầu HS hoàn thành bài viết cho đề bài 
sau: Em hãy viết bài văn kể lại một chuyến đi 
(tham quan một di tích lịch sử, văn hóa) 
- HS tiếp nhận nhiệm vụ 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. 
- HS thực hiện chia sẻ 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận 
- HS trình bày sản phẩm 
- GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. 
Bước 4: Kết luận, nhận định 
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức 
- HS viết được bài theo yêu cầu 
của GV. 
Hoạt động 4: Vận dụng 
38
 6 
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. 
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi 
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS 
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
- GV yêu cầu HS: 
+ HS rà soát, chỉnh sửa bài viết theo gợi ý chỉnh sửa 
+ Làm việc nhóm, đọc bài và góp ý cho nhau nghe, chỉnh sửa bài nhau theo mẫu 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
- HS thực hiện chia sẻ 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận 
- HS báo cáo sản phẩm. 
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Kết luận, nhận định 
- GV nhận xét, đánh giá. 
* Dặn dò: 
- Nắm được yêu cầu đối với bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch 
sử, văn hóa) 
- Soạn bài: Nói và nghe: Trình bày bài giới thiệu ngắn về một cuốn sách (cuốn truyện 
lịch sử) 
* HỒ SƠ DẠY HỌC: 
39
 7 
40
 8 
41
 9 
I. Yêu cầu cần đạt: 
1. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh 
ảnh để tìm hiểu về bài học. 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác 
giải quyết vấn đề để tìm hiểu về bài học. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin 
trước lớp. 
Biết trao đổi, trình bày được bài giới thiệu ngắn về một cuốn truyện lịch sử 
2. Phẩm chất: 
- Hình thành thói quen lắng nghe người khác chia sẻ suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân 
về một cuốn truyện lịch sử. Cởi mở khi chia sẻ những ý kiến của bản thân và tôn trọng 
ý kiến khác biệt. 
- Thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Internet để mở...ình bày trong tiết học. 
- Các công việc của người nghe: 
+ Đối chiếu với yêu cầu phẩn nói của bài để có 
nhận định về bài nói. 
+ Theo dõi để nắm bắt chính xác các sự kiện, nhân 
vật, câu chuyện được người nói trình bày. 
+ Ghi lại các ý để trao đổi khi người nói kết thúc 
phần trình bày. 
3. Sau khi nói 
a. Mục tiêu: Biết nhận xét, đánh giá về HĐ nói của bạn dựa trên phiếu đánh giá tiêu 
chí. 
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. 
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
- GV hướng dẫn HS trao đổi sau khi 
nói 
- HS tiếp nhận nhiệm vụ. 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
- HS thực hiện nhiệm vụ. 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận 
- HS báo cáo sản phẩm. 
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Kết luận, nhận định 
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến 
thức. 
III. SAU KHI NÓI 
Trao đổi, đánh giá những vấn đề sau đây để 
cùng rút kinh nghiệm: 
Hoạt động 3: Luyện tập 
a. Mục tiêu: HS thực hiện bài nói trên lớp. 
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài nói 
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. 
44
 12 
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
- GV tổ chức TALK SHOW “CUỐN SÁCH CỦA TÔI” 
Có thời lượng 15 phút mỗi số, chương trình “Cuốn sách của tôi” là talkshow trên truyền 
hình do Trung tâm Sản xuất các chương trình Giáo dục, Đài 8/1... thực hiện. Những 
nhân vật được mời tham dự talkshow ngày hôm nay sẽ chia sẻ những hiểu biết về các 
sự kiện, nhân vật lịch sử qua sự tái hiện sống động của nhà văn. 
Hi vọng rằng chương trình sẽ giúp truyền cảm hứng đọc sách và trân trọng những giá 
trị của sách mang lại. 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
- HS thực hiện chia sẻ. 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận 
- HS báo cáo sản phẩm. 
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Kết luận, nhận định 
- GV nhận xét, đánh giá. 
Hoạt động 4: Vận dụng 
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. 
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi 
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS 
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
- GV phát phiếu học tập để lắng nghe ý kiến của học sinh 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
- HS thực hiện nhiệm vụ 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận 
- HS báo cáo sản phẩm. 
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Kết luận, nhận định 
- GV nhận xét, đánh giá. 
* Dặn dò: 
- Luyện tập trình bày bài giới thiệu ngắn về một cuốn truyện lịch sử. 
- Soạn bài: Giới thiệu bài học và tri thức ngữ văn; Đọc VB1: Thu điếu. 
45
 13 
* HỒ SƠ DẠY HỌC 
 Người duyệt 
46
 1 
BÀI 2. VẺ ĐẸP CỔ ĐIỂN 
Môn học: Ngữ Văn 8 
Thời gian thực hiện: 12 tiết 
MỤC TIÊU CHUNG: 
- Nhận biết được một số yếu tố thi luật của thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt Đường 
luật như bố cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối 
- Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua văn bản. 
- Hiểu được đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ, từ tượng hình, từ tượng 
thanh. 
- Viết được bài văn phân tích một tác phẩm văn học như được chủ đề, dẫn ra và phân 
tích được tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình trúc nghệ thuật được dùng trong tác 
phẩm. 
- Trình bày được ý kiến về một vấn đề xã hội. 
- Biết yêu quý trân trọng những giá trị văn hóa, văn học truyền thống. 
Tuần 4 
Tiết 
13,14,15 
GIỚI THIỆU BÀI HỌC VÀ TRI THỨC NGỮ VĂN; 
Đọc VB1: THU ĐIẾU 
(Nguyễn Khuyến) 
NS: 22/9/2023 
ND: 25, 26/9/2023 
I. Yêu cầu cần đạt: 
1. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh 
ảnh để tìm hiểu được nội dung của chủ đề. 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác 
giải quyết vấn đề để tìm hiểu được nội dung của chủ đề. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước 
lớp. 
- Biết cách đọc hiểu một bài thơ thất ngôn bát cú Đường Luật. 
- Nhận biết được các đặc điểm của một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật: Niêm, 
luật, xác định bố cục, vần và nhịp thơ, đối. Từ đó phân tích được giá trị nội dung và 
nghệ thuật của bài thơ Thu điếu. 
- Cảm nhận được niềm yêu thương, sự gắn bó của tác giả với con người và cảnh sắc 
quê hương, với cuộc đời. 
2. Phẩm chất: 
- Chăm chỉ, ham học. 
- Trách nhiệm: Biết trân trọng, yêu quí và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống. 
Sống gần gũi, hòa hợp với thiên nhiên, tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên quanh mình. 
II. Thiết bị daỵ học và học liệu: 
- KHBD, SGK, SGV, SBT. 
- Phiếu bài tập, tranh ảnh, máy tính, ti vi. 
III. Tiến trình dạy học: 
Hoạt động 1: Khởi động 
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề 
b. Tổ chức hoạt động: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
47
 2 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- GV quan sát lắng nghe 
- HS quan sách giáo khoa tìm câu trả lời. 
Bước 3: Báo cáo và thảo luận: 

File đính kèm:

  • pdfke_hoach_bai_day_ngu_van_8_sach_kntt_nam_hoc_2023_2024_truon.pdf
  • pdfTiết 1-4.pdf
  • pdfTiết 5-8.pdf
  • pdfTiết 9-12.pdf
  • pdfTiết 13-16.pdf
  • pdfTiết 17-20.pdf
  • pdfTiết 21-24.pdf
  • pdfTiết 25-28.pdf
  • pdfTiết 29-32.pdf
  • pdfTiết 33-36.pdf
  • pdfTiết 37-40.pdf
  • pdfTiết 41.pdf
  • pdfTiết 42-44.pdf
  • pdfTiết 45-49.pdf
  • pdfTiết 50-52.pdf
  • pdfTiết 53.pdf
  • pdfTiết 54-56.pdf
  • pdfTiết 57-60.pdf
  • pdfTiết 61-64.pdf
  • pdfTiết 65-68.pdf
  • pdfTiết 69-72.pdf
  • pdfTiết 73-76.pdf
  • pdfTiết 77-80.pdf
  • pdfTiết 81-84.pdf
  • pdfTiết 85.pdf
  • pdfTiết 86-88.pdf
  • pdfTiết 89-92.pdf
  • pdfTiết 93-96.pdf
  • pdfTiết 97-98.pdf
  • pdfTiết 99-101.pdf
  • pdfTiết 102-104.pdf
  • pdfTiết 105-108.pdf
  • pdfTiết 109-112.pdf
  • pdfTiết 113-114.pdf
  • pdfTiết 115-117.pdf
  • pdfTiết 118-120.pdf
  • pdfTiết 121-124.pdf
  • pdfTiết 125-128.pdf
  • pdfTiết 129-132.pdf
  • pdfTiết 133-140.pdf