Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 8 Sách KNTT - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Duy Hiệu

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- HS nhận biết được một số yếu tố của truyện lịch sử như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ

- HS nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản

- Học sinh phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề

- Học sinh nhận biết được biệt ngữ xã hội, từ ngữ địa phương, hiểu được phạm vi tác dụng của việc sử dụng biệt ngữ xã hội, từ ngữ địa phương trong giao tiếp và trong sáng tác văn học.

- Học sinh viết được bài văn kể lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội đã để lại cho bản thân nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc, có dùng yếu tố miêu tả hay biểu cảm hoặc cả hai yếu tố này trong văn bản.

- Học sinh biết trình bày bài giới thiệu ngắn về một cuốn sách

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học.

- Năng lực nhận biết được một số yếu tố của truyện lịch sử như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ

- Năng lực nhận biết đặc điểm và cách sử dụng biệt ngữ xã hội

3. Phẩm chất:

- Tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của cha ông, có tính thần trách nhiệm với đất nước

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng kiểm đánh giá thái độ làm việc nhóm, rubic chấm bài viết, bài trình bày của HS.

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

docx 701 trang Cô Giang 13/11/2024 30
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 8 Sách KNTT - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Duy Hiệu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 8 Sách KNTT - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Duy Hiệu

Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 8 Sách KNTT - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Duy Hiệu
TUẦN 1: 
TIẾT 1 BÀI 1 – CÂU CHUYỆN CỦA LỊCH SỬ
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- HS nhận biết được một số yếu tố của truyện lịch sử như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ
- HS nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản
- Học sinh phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề
- Học sinh nhận biết được biệt ngữ xã hội, từ ngữ địa phương, hiểu được phạm vi tác dụng của việc sử dụng biệt ngữ xã hội, từ ngữ địa phương trong giao tiếp và trong sáng tác văn học.
- Học sinh viết được bài văn kể lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội đã để lại cho bản thân nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc, có dùng yếu tố miêu tả hay biểu cảm hoặc cả hai yếu tố này trong văn bản.
- Học sinh biết trình bày bài giới thiệu ngắn về một cuốn sách
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học. 
- Năng lực nhận biết được một số yếu tố của truyện lịch sử như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ
- Năng lực nhận biết đặc điểm và cách sử dụng biệt ngữ xã hội
3. Phẩm chất:
-	Tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của cha ông, có tính thần trách nhiệm với đất nước
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng kiểm đánh giá thái độ làm việc nhóm, rubic chấm bài viết, bài trình bày của HS.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học. 
b. Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân. 
c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS. 
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu cho HS xem video về lịch sử dân tộc Việt Nam: 
Link: https://youtu.be/7xUxjPxxTbA 
- GV đặt câu hỏi cho HS: Sau khi xem xong video, em có suy nghĩ gì về quá trình hình thành và xây dựng đất nước từ thời Hùng Vương đến nay?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận nhóm đôi, suy nghĩ và chia sẻ câu trả lời sau khi xem xong video.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một vài nhóm HS chia sẻ câu trả lời trước lớp, HS nhóm khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, khen ngợi những chia sẻ hay và thú vị của HS. 
- Từ chia sẻ của HS, GV tổng kết lại ý kiến và gợi dẫn: Dân tộc Việt Nam đã phải trải qua hàng nghìn năm dưới ách đô hộ của kẻ thù phương Bắc. Tuy nhiên, nhân dân ta chưa bao giờ chịu khuất phục trước sức mạnh của kẻ thù. Lịch sử đất nước của dân tộc gắn liền với truyền thống giữ nước và bảo vệ đất nước. Và có biết bao vị anh hùng đã đứng lên lãnh đạo nhân dân bảo vệ đất nước. Trước khi tìm hiểu về những câu chuyện lịch sử, những vấn đề liên quan tới lịch sử nước nhà, chúng ta sẽ tìm hiểu phần Tri thức Ngữ văn về Truyện lịch sử để hiểu rõ hơn về các văn bản tiếp theo nhé!
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung chủ đề Câu chuyện của lịch sử và liên hệ được với những suy nghĩ trải nghiệm của bản thân. 
b. Nội dung: GV gợi dẫn HS thông qua các câu danh ngôn để đưa HS đến với chủ điểm bài học. 
c. Sản phẩm học tập: HS chia sẻ được suy nghĩ, trải nghiệm bản thân về việc học. 
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV gợi dẫn HS vào bài học bằng tổ chức cho HS thi nhau kể tên những triều đại lịch sử ở Việt Nam ta thời xưa
- GV đặt câu hỏi thêm cho HS: Tại sao chúng ta cần phải học truyện về lịch sử
- GV yêu cầu HS chia sẻ suy nghĩ, trải nghiệm của bản thân về việc tìm hiểu truyện về lịch sử
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhanh về câu hỏi lớn của bài học: “Lịch sử có vai trò quan trọng như thế nào với cuộc sống của chúng ta?” 
- GV yêu cầu HS đọc phần Giới thiệu bài học trong SGK (trang 8) và dẫn HS vào chủ điểm của bài học.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS trả lời, chia sẻ các câu hỏi gợi mở của GV.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận 
- HS thi nhau kể về các triều đại vua – chúa ở Việt Nam ta thời xưa
- GV mời một vài HS chia sẻ, trả lời các câu hỏi gợi mở của GV trước lớp, yêu cầu HS cả lớp lắng nghe và nhận xét. 
Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, tuyên dương tinh thần tham gia thảo luận của cả lớp. 
- Đối với câu hỏi lớn, GV không chốt đáp án đúng sai, cũng như không đưa ra kết luận cuối cùng, những ý kiển của HS sẽ được lưu lại và tiếp tục tìm tòi, khám phá suốt các nội dung bài học. 
- GV chốt kiển thức về chủ đề bài học è Ghi lên bảng.
I. Giới thiệu bài học. 
- Chủ đề 1:...kiến thức đó bằng sơ đồ tư duy. 
- GV hướng dẫn HS hoàn thành sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức bài học.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe GV hướng dẫn HS hoàn thành bài tập. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi một vài HS trình bày sơ đồ đã hoàn thành trước lớp, các HS khác quan sát, lắng nghe và bình chọn ra sản phẩm đẹp, đủ và đúng nhất. 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá thái độ học tập của cả lớp và tổng kết lại bài học. 
* Hướng dẫn về nhà
- GV dặn dò HS:
+ Ôn tập lại bài Giới thiệu bài học và Tri thức Ngữ Văn. 
+ Soạn bài: Lá cờ thêu sáu chữ vàng
TIẾT 2,3 VĂN BẢN 1. LÁ CỜ THÊU SÁU CHỮ VÀNG
(Nguyễn Huy Tưởng)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- HS nhận biết được một số yếu tố của truyện lịch sử như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ
- HS nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản
- Học sinh phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề của văn bản
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về hình tượng nhân vật Trần Quốc Toản
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản
3. Phẩm chất:
- Biết ơn, tự hào truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Tranh ảnh về Trần Quốc Toản;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình từ đó HS khắc sâu kiến thức nội dung bài Lá cờ thêu sáu chữ vàng
b. Nội dung: Trò chơi “Ô chữ bí mật”:
Ô chữ hàng ngàng
Ô 1: Quân Nguyên xâm lược hai lần, Viết ngay Hịch tướng sĩ khuyên răn mọi người, Lời thần khẳng khái cùng vua, Chém đầu thần trước đã, rồi sau hãy hàng - Là ai?
(Trần Hưng Đạo)
Ô 2: Thi nhân nổi loạn họ Cao? (Cao Bá Quát)
Ô 3: Vua nào chống Pháp bị đầy đảo xa ? (Hàm Nghi)
Ô 4: Ấu nhi tập trận cỏ tranh làm cờ ? (Đinh Bộ Lĩnh)
Ô 5: Núi nào ngự trị Sơn Tinh ? ( Tản Viên) 
Ô 6: Vào khoảng thế kỉ VII TCN, nhà nước cổ đại nào đã ra đời trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay? (Văn Lang)
Ô 7: Đông du khởi xướng, bôn ba những ngày ? (Phan Bội Châu)
Ô chữ hàng dọc: Hoài Văn 
c. Sản phẩm: Chia sẻ của HS những hiểu biết về anh hùng Trần Quốc Toản (Hoài Văn)
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu câu đố trên màn hình
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tham gia đoán các ô chữ hàng ngang, hàng dọc; nêu những hiểu biết về người anh hùng Trần Quốc Toản
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS chia sẻ về cảm nhận của mình về hình tượng người anh hùng Trần Quốc Toản
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Đất nước của chúng ta được xây dựng và gìn giữ qua rất nhiều thế hệ, có rất nhiều những nhân tài hào kiệt đã tham gia vào công cuộc ấy. Hôm nay chúng ta sẽ được tìm hiểu về một anh hùng trẻ tuổi – Trần Quốc Toản để hiểu rõ hơn về những phẩm chất tốt đẹp của ông.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm 
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến thông tin tác giả, tác phẩm “ Lá cờ thêu sáu chữ vàng”
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến tác giả, tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, nêu hiểu biết về tác giả, tác phẩm.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin và chuẩn bị trình bày.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, góp ý, bổ sung (nếu cần thiết).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả: 
Nguyễn Huy Tưởng (1912 – 1960)
- Quê quán: Hà Nội
- Ông có thiên hướng khai thác đề tài lịch sử, có đóng góp nổi bật ở hai thể loại: tiểu thuyết và kịch
- Một số tác phẩm tiêu biểu: Đêm hội Long Trì (1942), Vũ Như Tô (1943), An Tư (1944), Bắc Sơn (1946), Lá cờ thêu sáu chữ vàng (1960), Sống mãi với thủ đô (1961),
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ
- Xuất bản n...bờ”
+ “ quắc mắt”, nắm chặt bàn tay lại”, “tay rung lên vì giận dữ”
+ “hai hàm răng Hoài Văn nghiến chặt”, “hầm hầm trở ra”
- Suy nghĩ: 
+ “chỉ có việc đánh việc gì phải bàn đi bàn lại”
+ “Rồi xem ai giết được giặc, ai báo được ơn vua,”
=> Tâm trạng của Hoài Văn: tức, không cam lòng, vừa hờn vừa tủi 
- Hành động bóp nát quả cam: 
+ Thể hiện tinh thần yêu nước cháy bỏng của Trần Quốc Toản
+ Tính cách quyết liệt, kiên định, mạnh mẽ của Trần Quốc Toản.
+ Khát vọng bảo vệ đất nước của quân và dân ta
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Đan xen ý nghĩ của nhân vật với lời kể, khắc họa rõ nét tính cách nhân vật
- Ngôn ngữ mang màu sắc lịch sử
2. Nội dung
- Ca ngợi tấm lòng yêu nước của người thiếu niên trẻ tuổi Trần Quốc Tuấn
- Ca ngợi khí thế hào hùng của nhà Trần và cha ông ta thời kháng chiến chống quân Nguyên - Mông
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học về văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng.
b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ: Vẽ sơ đồ tư duy về nhân vật Trần Quốc Toản (hành động, lời nói, tính cách)
c. Sản phẩm học tập: Sơ đồ tư duy
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện vẽ sơ đồ lên giấy A4
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng để viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận về nhân vật Trần Quốc Toản
b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để viết đoạn văn ngắn khoảng 5 -7 câu bày tỏ suy nghĩ của em về nhân vật Trần Quốc Toản
c. Sản phẩm học tập: Bài làm của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện viết bài vào vở
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá
* Phụ lục:
Rubic đánh giá hoạt động thảo luận nhóm
TIÊU CHÍ
CẦN CỐ GẮNG
(0 – 4 điểm)
TỐT
(5 – 7 điểm)
XUẤT SẮC
(8 – 10 điểm)
Hình thức
(2 điểm)
0 điểm 
Bài làm còn sơ sài, trình bày cẩu thả
Sai lỗi chính tả 
1 điểm
Bài làm tương đối đẩy đủ, chỉn chu 
Trình bày cẩn thận 
Không có lỗi chính tả 
2 điểm 
Bài làm tương đối đẩy đủ, chỉn chu 
Trình bày cẩn thận 
Không có lỗi chính tả
Có sự sáng tạo

Nội dung
(6 điểm)
1 - 3 điểm
Chưa trả lơi đúng câu hỏi trọng tâm 
Không trả lời đủ hết các câu hỏi gợi dẫn 
Nội dung sơ sài mới dừng lại ở mức độ biết và nhận diện 
4 – 5 điểm 
Trả lời tương đối đầy đủ các câu hỏi gợi dẫn 
Trả lời đúng trọng tâm
Có ít nhất 1 – 2 ý mở rộng nâng cao 
6 điểm
Trả lời tương đối đầy đủ các câu hỏi gợi dẫn 
Trả lời đúng trọng tâm
Có nhiều hơn 2 ý mở rộng nâng cao
Có sự sáng tạo 
Hiệu quả nhóm
(2 điểm)
0 điểm 
Các thành viên chưa gắn kết chặt chẽ 
Vẫn còn trên 2 thành viên không tham gia hoạt động 
1 điểm 
Hoạt động tương đối gắn kết, có tranh luận nhưng vẫn đi đến thông nhát 
Vẫn còn 1 thành viên không tham gia hoạt động 
2 điểm 
Hoạt động gắn kết 
Có sự đồng thuận và nhiều ý tưởng khác biệt, sáng tạo 
Toàn bộ thành viên đều tham gia hoạt động
Điểm 



TỔNG 

* Phiếu học tập 
TIẾT: 4 THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
 BIỆT NGỮ XÃ HỘI
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Học sinh nhận biết được biệt ngữ xã hội, hiểu được phạm vi tác dụng của việc sử dụng biệt ngữ xã hội trong giao tiếp và trong sáng tác văn học.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt
- Năng lực thu thập các biệt ngữ xã hội trong đoạn văn, đoạn thơ
- Năng lực trình bày suy nghĩ về tác dụng của việc sử dụng của việc sử dụng biệt ngữ xã hội
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận 
3. Phẩm chất:
- Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình từ đó HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học
b. Nội dung: Tổ chức hoạt động “Think – Pair – Share ” ( Nghĩ – bắt cặp - chia sẻ)
c. Sản phẩm: Chia sẻ của HS 
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi phát vấn “ Em hãy nêu cách hiểu của mình về biệt ngữ xã hội”
- GV yêu cầu học sinh tổ chức thảo luận nhóm đôi
- GV gọi đại diện nhóm chia sẻ 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập...điểm)
0 điểm 
Các thành viên chưa gắn kết chặt chẽ 
Vẫn còn trên 2 thành viên không tham gia hoạt động 
1 điểm 
Hoạt động tương đối gắn kết, có tranh luận nhưng vẫn đi đến thông nhát 
Vẫn còn 1 thành viên không tham gia hoạt động 
2 điểm 
Hoạt động gắn kết 
Có sự đồng thuận và nhiều ý tưởng khác biệt, sáng tạo 
Toàn bộ thành viên đều tham gia hoạt động
Điểm 



TỔNG 

* Phiếu học tập 
* Đáp án bài tập
Câu 1 (trang 16 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Chỉ ra biệt ngữ ở những câu sau và cho biết dựa vào đâu em khẳng định như vậy. Hãy giải nghĩa các biệt ngữ đó.
a. Năm lên sáu, cung thiếu nhi thành phố có cuộc tuyển “gà” khắp các trường tiểu học, tôi cũng được chọn gửi đến lớp năng khiếu.
(Ngô An Kha, Tìm mảnh ghép thiếu)
b. Ôn tập cẩn thận đi em. Em cứ “tủ” như vậy, không trúng đề thì nguy đấy.
Trả lời:
a. Biệt ngữ: gà
Dựa vào ngữ nghĩa của câu. Từ “gà” trong câu không có nghĩa là con vật, một loại gia cầm. “Gà” trong câu trên được hiểu là người có năng khiếu, được ưu ái.
b. Biệt ngữ “tủ”
Dựa vào ngữ nghĩa của câu. Từ “tủ” trong câu không có nghĩa là đồ dùng để đựng. “Tủ” trong câu trên được hiểu là học chọn lọc những kiến thức quan trọng, cần thiết để làm bài kiểm tra, làm bài thi.
Câu 2 (trang 16 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Cái việc lơ đễnh rất hữu ý đó, cái chuyện bỏ quên hộp thuốc lào vẫn là một ám hiệu của Cai Xanh dùng tới mỗi lúc đi tìm bạn để “đánh một tiếng bạc lớn” nghĩa là cướp một đám to. (Nguyễn Tuân, Một đám bất đắc chí)
Vì sao ở câu trên, người kể chuyện phải giải thích cụm từ “đánh một tiếng bạc lớn”? Theo em, tác giả dùng cụm từ đó với mục đích gì?
Trả lời:
- Người kể chuyện phải giải thích cụm từ “đánh một tiếng bạc lớn” vì để cho người đọc hiểu được chính xác nội dung câu văn. “Đánh một tiếng bạc lớn” có nghĩa là tạo ra một âm thanh to còn ở trong câu có nghĩa là cướp một đám to.
- Tác giả dùng cụm từ đó với mục đích miêu tả cuộc sống, sinh hoạt của Cai Xanh. Nhờ dùng biệt ngữ đó, bức tranh cuộc sống của Cai Xanh hiện ra sinh động, chân thực.
Câu 3 (trang 16 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Trong phóng sự “Tôi kéo xe” của Tam Lang (viết về những người làm nghề kéo xe chở người thời trước Cách mạng tháng Tám năm 1945), có đoạn hội thoại:
- Mày đã “làm xe” lần nào chưa?
- Bẩm, chúng cháu làm bao giờ cả.
Trong “Cạm bẫy người” của Vũ Trọng Phụng – một tác phẩm vạch trần trò gian xảo, bịp bợm của những kẻ đánh bạc trước năm 1945 – có câu: Tôi rất lấy làm lạ là vì cứ thấy hai con chim mòng thắng trận, ù tràn đi mà nhà đi săn kia đã phí gần hai mươi viên đạn.
Nêu tác dụng của việc sử dụng biệt ngữ xã hội (in đậm) trong các trường hợp trên. Đọc tác phẩm văn học, gặp những biệt ngữ như thế, việc đầu tiên cần làm là gì?
Trả lời:
- Trong phóng sự “Tôi kéo xe” của Tam Lang: “làm xe” có nghĩa làm nghề kéo xe chở người. Tác dụng: Tam Lang sử dụng biệt ngữ xã hội để miêu tả cuộc sống của những người làm nghề kéo xe chở người. Nhờ biệt ngữ đó, bức tranh cuộc sống trở nên chân thực, sinh động.
- Trong “Cạm bẫy người” của Vũ Trọng Phụng: chim mòng có nghĩa là người chơi bạc, nhà đi săn có nghĩa chủ sòng bạc, hai mươi viên đạn nghĩa là hai mươi đồng bạc. Tác dụng: Vũ Trọng Phụng sử dụng biệt ngữ xã hội để lên án tệ nạn cờ bạc trong “Cạm bẫy người”. Nhờ biệt ngữ đó, bức tranh cuộc sống trở nên chân thực, sinh động.
- Đọc tác phẩm văn học, gặp những biệt ngữ như thế, việc đầu tiên cần làm là xác định nghĩa của biệt ngữ để hiểu đúng nội dung của văn bản.
Câu 4 (trang 17 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Chỉ ra biệt ngữ trong các đoạn hội thoại sau và nhận xét về việc sử dụng biệt ngữ của người nói:
a. – Cậu ấy là bạn con đấy à?
- Đúng rồi, bố. Nó lầy quá bố nhỉ?
b. – Nam, dạo này tớ thấy Hoàng buồn buồn, ít nói. Cậu biết vì sao không?
- Tớ cũng hem biết vì sao cậu ơi.
Trả lời:
Các biệt ngữ:
a. lầy
b. hem
Nhận xét: Các biệt ngữ trên hình thành trên những quy ước riêng của những người trẻ tuổi, thường được sử dụng trong phạm vi hẹp. Trong câu a sử dụng khi giao tiếp với bố - người lớn nên không phù hợp. Trong câu b sử dụng khi giao tiếp với bạn bè – có thể sử dụng biệt ngữ.
TIẾT 5,6 VĂN BẢN: QUANG TRUNG ĐẠI PHÁ QUÂN THANH
Hồi thứ mười bốn
(Ngô Gia Văn Phái)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- HS nhận biết được một số yếu tố của truyện lịch sử như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ
- HS nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản
- Học sinh phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề của văn bản
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Quang Trung Đại phá quân Thanh
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về hình tượng nhân vật Quang Trung
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản
3. Phẩm chất:
- Biết ơn, tự hào truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam
II.... kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức Ghi lên bảng.
Nhiệm vụ 2:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc theo Phương pháp Khăn trải bàn , trả lời câu hỏi:
+ Những công việc Quang Trung đã tiến hành và thời điểm nhà vua hạ lệnh xuất quân
+ Tìm những chi tiết, câu văn cho thấy lời dụ của vua Quang Trung nói với các tướng lĩnh
+ Tìm những chi tiết miêu tả thái độ, hành động của vua Quang Trung khi chỉ huy cuộc chiến thần tốc
+ Nhận xét về tài dụng binh của vua Quang Trung
Câu hỏi tổng kết: Nhận xét về hình tượng vua Quang Trung trong văn bản trên
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận theo nhóm 4, suy nghĩ để trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
Nhiệm vụ 3:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân
+ Em hãy tìm những chi tiết thể hiện rõ bản chất của nhân vật Lê Chiêu Thống
+ Theo em, sự đối lập giữa hai nhân vật Quang Trung và Lê Chiêu Thống , giữa quân Tây Sơn và quân Thanh có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện chủ đề của đoạn trích?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ để trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

II. Tìm hiểu chi tiết
1. Bối cảnh lịch sử
- Cuối năm 1788, mượn cớ giúp nhà Lê, quân Thanh sang xâm chiếm nước ta.
- Nguyễn Huệ nghe tin quân Thanh đến Thăng Long giận lắm liền họp các tướng sĩ định thân chỉnh cầm quân đi ngay.
- Tướng sĩ xin Bắc Bình Vương lên ngôi để làm yên lòng người
- Nguyễn Huệ cho đắp đàn trên núi tế trời đất lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung. Ngày 25 tháng Chạp năm Mậu Thân hạ lệnh xuất
2. Hình tương người anh hùng Quang Trung (Nguyễn Huệ)
- Nhận được tin quân Thanh chiếm Thăng Long Nguyễn Huệ rất tức giận, không hề nao núng: “định thân chinh cầm quân đi ngay”.
- Trong vòng một tháng (24/11 đến 29/12/1788) ông làm được rất nhiều việc lớn: làm lễ lên ngôi; đốc xuất đại binh ra Bắc; gặp La Sơn phu tử NguyễnThiếp; tuyển quân ở Nghệ An; phủ dụ tướng sĩ; định kế hoạch hành quân,đánh giặc và kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau khi chiến thắng.
⇒ Người bình tĩnh, hành động nhanh ,kịp thời, mạnh mẽ, quyết đoán trước những biến cố lớn.
- Ở Nghệ An → gặp gỡ người cống sĩ tham khảo ý kiến; kén lính “ba suất đinh thì lấy một người”
- Ông rất nhạy bén trong việc dụ binh, thu phục lòng quân: bài hịch “đất nào sao ấy” ngắn gọn, hào hùng, khích lệ lòng yêu nước và truyền thống quật cường dân tộc.
- Nguyễn Huệ sáng suốt trong việc lựa chọn tướng tài. Hiểu tường tận năng lực của tướng sĩ, khen chê đúng người đúng việc.
⇒ Người có trí tuệ sáng suốt sâu sắc và nhạy bén.
- Tài dụng binh như thần: chiến dịch hành quân thần tốc ngày 25 rời Phú Xuân - Huế → ngày29 đến Nghệ An, ngày 30 bắt đầu xuất quân ở Nghệ An, dự định ngày 7 tháng giêng(7 ngày) sẽ ăn tết ở Thăng Long (đoạn đường khoảng 650 km → 10 ngày đi bộ)
Thực tế: ngày 5 tết đã đến Thăng Long
→ đến nơi đội ngũ vẫn tinh nhuệ đánh cho quân Thanh tan tác → tài tổ chức cầm quân.
* Anh hùng Quang Trung trong chiến trận:
- Chủ chương đánh là thắng, chiến đấu dũng mãnh, quyết tử, quân đội nghiêm minh.
- Vua Quang Trung cưỡi voi thân chinh cầm quân - một tổng chỉ huy chiến dịch: vừa hoạch định phương lược tiến đánh vừa tấn công quân sỹ, thống lĩnh một mũi tiên phong => Tạo nên trận thắng đẹp áp đảo kẻ thù.
⇒ H/ả ng anh hùng Quang Trung được khắc hoạ thật oai phong lẫm liệt, bừng bừng khí tiết một h/ả đẹp hào hùng về người anh hùng lịch sử của dân tộc.
3. Nhân vật Lê Chiêu Thống
– Vua Lê Chiêu Thống và bề tôi trung thành chỉ vì lợi ích riêng của dòng họ mà mù quáng “cõng rắn cắn gà nhà”, cấu kết với nhà Thanh, để rồi đặt vận mệnh của dân tộc vào tay kẻ thù phương Bắc vốn không đội trời chung
– Lê Chiêu Thống không xứng đáng với vị thế của bậc quân vương. Kết cục ông phải trả giá là chịu chung số phận thảm hại của kẻ vong quốc: “chạy bán sống, bán chết”, nhịn đói để trốn, ông cùng kẻ cầu cạnh chỉ biết “nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt”
- Sự đối lập giữa vua Lê Chiêu Thống và vua Quang Trung, giữa quân nhà Thanh và quân Tây Sơn đã so sánh, đánh giá những hình ảnh nổi bật của Quang Trung và quân Tây Sơn trong chiến thắng đại phá quân Thanh, ca ngợi chiến công hiển hách của vua Quang Trung, nổi bật hình tượng vị anh hùng áo vải, vị hoàng đế với trí tuệ sáng suốt, mạnh mẽ và quyết đoán .
=> Bằng một giọng văn chậm rãi tác giả đã gợi lên sự thảm bại của bọn vua tôi phản nước, hại dân Lê Chiêu Thống. Mặt khác, đó cũng là tâm trạng ngậm ngùi của người cầm bút trước hình ảnh của một bậc đế vương nhu nhược trong lịch sử dân tộc
III. Tổn...
b. Năng lực riêng biệt
- Năng lực thu thập các từ địa phương trong sáng tác văn học
- Năng lực trình bày suy nghĩ về tác dụng của việc sử dụng của việc sử dụng từ địa phương
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận 
3. Phẩm chất:
- Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình từ đó HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học
b. Nội dung: Tổ chức hoạt động “Think – Pair – Share ” ( Nghĩ – bắt cặp - chia sẻ)
c. Sản phẩm: Chia sẻ của HS 
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi phát vấn “ Em hãy nêu cách hiểu của mình về từ ngữ địa phương”
- GV yêu cầu học sinh tổ chức thảo luận nhóm đôi
- GV gọi đại diện nhóm chia sẻ 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tham gia chia sẻ câu trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
- Phần trả lời của học sinh
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm và đặc điểm của biệt ngữ xã hội
a. Mục tiêu: 
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến khái niệm, đặc điểm của từ địa phương
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến nội dung bài học
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK phần Tri thức ngữ văn và hoàn thành phiếu học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin và chuẩn bị trình bày vào phiếu học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, góp ý, bổ sung (nếu cần thiết).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
1. Nhận biết từ ngữ địa phương
• Từ ngữ địa phương là những từ ngữ chỉ được dùng trong phạm vi một hoặc một số địa phương nhất định.
Ví dụ:
+ Từ địa phương Bắc Bộ: U (mẹ), giời (trời)
+ Từ địa phương Trung Bộ: mô (nào, chỗ nào), tê (kìa), răng (thế nào, sao), rứa (thế) , ..
+ Từ địa phương Nam Bộ: heo (lợn), thơm (dứa), ghe (thuyền), 
+ Con về tiền tuyến xa xôi
Nhớ bầm, yêu nước cả đôi mẹ hiền.
(Tố Hữu)
*Các kiểu từ ngữ địa phương
+ Từ ngữ địa phương tương ứng nghĩa với từ ngữ toàn dân:
Ví dụ:
+ Nam Bộ: tô- bát, ghe - thuyền, cây viết - cây bút, 
+ Nghệ Tĩnh: bọ - cha, mô - đâu, tê -kìa, trốc - đầu, khau - gầu, tru - trâu, 
- Từ địa phương chỉ những sự vật, hiện tượng chỉ có ở một hoặc một số địa phương (khi được sử dụng phổ biến sẽ gia nhập vốn từ toàn dân).
Ví dụ:
+ Nam Bộ: sầu riêng, mãng vịt, mù u
+ Trung Bộ: nhút, chẻo - nước mắm
+ Bắc Bộ: thủng (đơn vị để đong thóc, gạo), 
2. Sử dụng từ ngữ địa phương
Trong thơ văn, có thể dùng từ ngữ địa phương để tô đậ thêm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ và tính cách nhân vật.
- Trong khẩu ngữ, chỉ nên dùng từ ngữ địa phương ngay tại địa phương đó hoặc giao tiếp với người cùng địa phương, cùng tầng lớp xã hội để tạo sự thân mật, tự nhiên.
- Muốn tránh lạm dụng từ địa phương cần phải tìm hiểu các từ ngữ toàn dân có nghĩa tương ứng để sử dụng khi cần thiết.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học về từ ngữ địa phương
b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ: Hoàn thành các bài tập trong SGK trang 24 - 25
c. Sản phẩm học tập: Phần trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Bài tập SGK trang 24 – 25 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS trình bày trước lớp
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học tìm kiếm và sưu tầm một số từ ngữ địa phương em thường dùng
b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để tìm kiếm và sưu tầm một số từ ngữ địa phương và ghi vào “Sổ tay Tiếng Việt”
c. Sản phẩm học tập: Bài làm của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đ...nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản
3. Phẩm chất:
- Yêu nước
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình từ đó HS khắc sâu kiến thức nội dung bài Ta đi tới
b. Nội dung: GV tổ chức “Talk show” với nội dung “ Chia sẻ cảm nhận của em về lịch sử hình thành và phát triển của đất nước ta cho đến ngày hôm nay”
c. Sản phẩm: Chia sẻ của HS những cảm nhận của cá nhân em
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi cho buổi “Talk show”
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tham gia chia sẻ cảm nhận
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
- GV mời từng thành viên trong lớp chia sẻ
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm Ta đi tới
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến thông tin tác giả, tác phẩm “ Ta đi tới”
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến tác giả, tác phẩm Ta đi tới
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, nêu hiểu biết về tác giả, tác phẩm.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin và chuẩn bị trình bày.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, góp ý, bổ sung (nếu cần thiết).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả: 
Tố Hữu (1920 – 2002) quê ở tỉnh Thừa Thiên Huế
- Là nhà cách mạng, đồng thời là nhà thơ 
- Hành trình thơ Tố Hữu sang song với hành trình cách mạng; mỗi tập thơ của ông luôn gắn với một giai đoạn của cách mạng Việt Nam. 
- Thơ Tố Hữu thường viết về những vấn đề trọng đại của dân tộc, tình cảm trong thơ ông mang tính thời đại. 
Các tập thơ tiêu biểu của ông: Từ ấy (1946),Việt Bắc (1954), Gió lộng (1961), Ra trận (1971), Máu và hoa (1977), Một tiếng đờn (1992) và Ta với ta (2000)
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ
Bài thơ Ta đi tới (in trong tập Việt Bắc) được Tố Hữu sáng tác vào tháng 8 năm 1954 – thời điểm cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã kết thúc thắng lợi, chuẩn bị cho công cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà. 
b. Thể loại: thơ tự do
c. Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
Mục tiêu: 
- HS xác định được bối cảnh lịch sử (không gian, thời gian, những sự kiện quan trọng,)
- HS nhận biết và phân tích được nguồn cảm hứng thơ ca của tác giả
- Học sinh xác định được hình ảnh trung tâm của văn bản
- Học sinh phân tích được cách đặt nhan đề của văn bản
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài thơ Ta đi tới
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến bài Ta đi tới
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận và hoàn thành phiếu học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm thảo luận, điền vào phiếu học tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm dán phiếu học tập lên bảng.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức Ghi lên bảng.
Nhiệm vụ 2:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, trả lời câu hỏi:
+ Nhìn lại chặng đường cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp “ba ngàn ngày không nghỉ”, nhà thơ đã bộc lộ cảm xúc gì? Theo em, đây chỉ là cảm xúc của cá nhân nhà thơ hay còn là cảm xúc chung của cộng đồng? Vì sao?
+ Xác định hình ảnh trung tâm của đoạn trích. Hình ảnh đó có mối liên hệ với những hình ảnh nào khác trong đoạn trích?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận theo cặp, suy nghĩ để trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

II. Tìm hiểu chi tiết
1. Bối cảnh lịch sử và nguồn cảm hứng được gợi lên trong bài thơ
- Không gian: rộng được tác giả n...sửa, rút kinh nghiệm.
- Viết bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa)
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài;
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân;
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận;
- Năng lực viết, tạo lập văn bản.
3. Phẩm chất: 
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức về kiểu văn bản (bài văn) kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa)
b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi của GV.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi gợi dẫn cho HS: Các em đã từng đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa hoặc được xem trên các trang mạng xã hội, tivi,.. nào chưa? 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi trước lớp.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt và dẫn dắt vào bài học
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động 1: Phân tích bài viết tham khảo
a. Mục tiêu: Phân tích được bài viết tham khảo
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về đặc điểm của bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa)
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, yêu cầu HS thảo luận, trả lười câu hỏi trong SGK
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe GV yêu cầu, đọc kiến thức trong SGK và hoàn thành phiếu học tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 3 HS trình bày bài làm của mình trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thứ.
Văn bản “Chuyến tham quan khu lưu niệm Nguyễn Du”
1. Nêu mục đích chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa.
Giúp học sinh biết yêu mến, tự hào về một trong những địa chỉ văn hóa quan trọng – nơi gìn giữ những dấu tích và hiện vật liên quan tới một nhà thơ vĩ đại của dân tộc, một danh nhân văn hóa của thế giới.
2. Kể lại diễn biến của chuyến tham quan (trên đường đi, trình tự những điểm đến thăm, những hoạt động nổi bật trong chuyến đi,).
- Ba chiếc xe khách chở hơn 100 học sinh khối 8 xuất phát, trên xe cô giáo phụ trách giới thiệu những vùng đất xe qua, không khác gì một hướng dẫn viên du lịch.
- Đi hơn chục cây số đã đến đươc khu di tích: Di tích quốc gia đặc biệt – Khu lưu niệm đại thi hào Nguyễn Du.
3. Đan xen giữa kể chuyện với trình bày các thông tin chính và ấn tượng về những nét nổi bật của địa điểm tham quan.
- Thuyết minh về các hạng mục chính của di tích.
- Chụp ảnh lưu niệm và quay trở về.
4. Bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ về chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa.
- Trên đường về, dường như ai cũng trầm lắng hơn.
- Những cảnh vật được ngắm nhìn hôm nay bỗng lại hiện ra rõ mồn một trong tâm trí tôi, như một cuốn phim quay chậm.

Hoạt động 3: Thực hành viết theo các bước
a. Mục tiêu: Nắm được các bước viết bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa)
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến quy trình viết và viết được bài văn theo quy trình.
c. Sản phẩm học tập: Bài văn HS viết được.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS chuẩn bị trước khi viết và tìm ý, lập dàn 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe GV đặt câu hỏi, suy nghĩ để trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 3 HS trả lời trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, chốt:
Nhiệm vụ 2:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV mời 2 HS đọc Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý trong SGK (1 bạn đọc phần Tìm ý, 1 bạn đọc phần lập dàn ý).
- GV phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS lập dàn ý, sau đó trao đổi với bạn bên cạnh để góp ý cho nhau.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin về Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý trong SGK, sau đó lập ý và trao đổi với bạn.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời hai cặp ...an một di tích lịch sử, văn hóa)
+ Soạn trước bài tiếp theo
IV. HỒ SƠ DẠY HỌC 
- Phiếu học tập:
TIẾT 12: NÓI VÀ NGHE. TRÌNH BÀY BÀI GIỚI THIỆU NGẮN VỀ MỘT CUỐN SÁCH (CUỐN TRUYỆN LỊCH SỬ) 
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Trình bày được bài giới thiệu ngắn về một cuốn truyện lịch sử
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về một cuốn truyện lịch sử
- Năng lực thuyết trình trước đám đông
3. Phẩm chất: 
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.
- Video nói về tư duy phản biện.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học 
b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để thực hiện hoạt động khởi động.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS về bài học 
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu video về một câu chuyện lịch sử Việt Nam:
https://www.youtube.com/watch?v=vqvXYvF4Yes
- GV đặt câu hỏi phát vấn: Sau khi xem xong video, em hãy nêu cảm nhận của bản thân về trang lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi, yêu cầu của GV.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 3 – 4 HS nêu cảm nhận cá nhân
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động khởi động của HS.
- GV dẫn vào bài học
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động 1: Xác định các thao tác cần thực hiện khi trình bày bài giới thiệu ngắn về một cuốn sách (cuốn truyện lịch sử)
a. Mục tiêu: Xác định được các thao tác cần thực hiện khi trình bày bài giới thiệu ngắn về một cuốn sách (cuốn truyện lịch sử)
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi của GV.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi:
+ Trước khi nói, em cần lưu ý điều gì?
+ Khi trình bày bài nói, em cần kết hợp cử chỉ, ánh mắt, điệu bộ,như thế nào?
+ Sau khi nói, em có cần trao đổi lại với người nghe hay không?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS trao đổi theo nhóm để trả lời câu hỏi, nắm bắt kiến thức về các bước trình bày bài nói
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

1. Trước khi nói
Để thực hiện tốt bài giới thiệu ngắn về một cuốn truyện lịch sử, cần chuẩn bị nội dung theo một trong hai phương án sau đây:
- Phương án thứ nhất: Trình bày bài nói trên cơ sở bài viết đã thực hiện. Với phương án này, em cần tóm lược nội dung bài viết thành dàn ý bài nói, gồm đầy đủ các phần. Ghi chú những điểm cần nhấn mạnh trong cách mở đầu, triển khai và kết luận để gây ấn tượng cho người nghe.
+ Cần lưu ý chuyển từ ngôn ngữ viết sang ngôn ngữ nói.
+ Ghi những từ ngữ, câu văn quan trọng không thể bỏ qua khi trình bày (câu giới thiệu cuốn truyện; các từ ngữ thể hiện đúng thông tin về cuốn truyện; những câu văn bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của em đối với những khía cạnh gây ấn tượng của cuốn truyện;).
- Phương án thứ hai: Chưa có bài viết giới thiệu về cuốn truyện. Trước hết, em cần tìm đọc một số cuốn truyện lịch sử, chọn một cuốn em cảm thấy có hứng thú để giới thiệu. (Gợi ý những cuốn truyện em có thể đọc: Tiêu Sơn tráng sĩ của Khái Hưng; Đêm hội Long Trì, An Tư của Nguyễn Huy Tưởng; Núi rừng Yên Thế của Nguyễn Hồng; Trên sông truyền hịch, Người Thăng Long của Hà Ân;). Sau khi đọc kĩ cuốn truyện, em hãy lập dàn ý bài nói với các nội dung cơ bản sau đây:
+ Giới thiệu chung về cuốn truyện (tên truyện, tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản, số trang,).
+ Giới thiệu nội dung cuốn truyện (thời kì lịch sử được tái hiện trong cuốn truyện, tóm lược cốt truyện, nêu các sự kiện gắn với nhân vật chính và các nhân vật có liên quan,).
+ Nhận xét ngắn gọn một số nét nổi bật về nghệ thuật của cuốn truyện (sự hấp dẫn của cách kể, cách khắc họa nhân vật, đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ đối thoại,).
+ Nêu một vài suy nghĩ của em về cuốn truyện.
2. Trình bày bài nói
- Bám sát dàn ý đã lập để trình bày bài nói cho rõ ràng, mạch lạc.
+ Mở đầu: Nêu các thông tin chung về cuốn truyện.
+ Triển khai: Trình bày các nội dung chính; nêu một vài nét nổi bật về nghệ thuật của cuốn truyện.
+ Kết luận: Nêu suy nghĩ của bản t...i 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một vài HS chia sẻ câu trả lời trước lớp, HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, khen ngợi những chia sẻ hay và thú vị của HS. 
- Từ chia sẻ của HS, GV tổng kết lại ý kiến và gợi dẫn: Thơ ca là sáng tạo đặc biệt của con người. Nó là những sợi tơ rút ra từ cuộc sống và quay trở lại trang điểm cho cuộc sống bằng vẻ đẹp muôn màu của nó. Thơ ca đã có mặt cùng với sự phát triển của nhân loại suốt bao thời kì lịch sử và người ta cũng bắt đầu chú ý đến những vai trò, tác dụng kì diệu của nó đối với cuộc sống, đối với tâm hồn con người. Ngoài những thể thơ các em đã được học trước đó, hôm nay cô và các em sẽ cùng tìm hiểu về một thể thơ với những yếu tố thi luật vô cùng đặc sắc qua chủ đề: Vẻ đẹp cổ điển
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung chủ đề Vẻ đẹp cổ điển và liên hệ được với những suy nghĩ trải nghiệm của bản thân. 
b. Nội dung: GV gợi dẫn HS thông qua các câu danh ngôn để đưa HS đến với chủ điểm bài học. 
c. Sản phẩm học tập: HS chia sẻ được suy nghĩ, trải nghiệm bản thân về việc học. 
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu học sinh thực hiện đọc phần giới thiệu bài học trng 38 – SGK
- GV đặt câu hỏi: Em hiểu như thế nào về việc đưa văn hóa, những vẻ đẹp cổ điển vào văn học?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS chia sẻ câu trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận 
- Câu trả lời của học sinh
Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, tuyên dương tinh thần tham gia nhiệm vụ của lớp
- GV chốt kiển thức về chủ đề bài học è Ghi lên bảng.
I. Giới thiệu bài học. 
Có thể nói nền văn hoá, văn học của một dân tộc là mạch nguồn sâu xa nuôi dưỡng trí tuệtâm hồn con người. Vì vậy, hiểu biết, đón nhận và gìn giữ những di sản tinh thần của ông cha là trách nhiệm thiêng liêng với cộng đồng và với bản thân mỗi chúng ta. 
Đến với những bài thơ Đường luật trong bài học này, em sẽ được khám phá những vẻ đẹp cổ điển đặc sắc của nền văn học dân tộc. Các tác giả đã sử dụng thể thơ Đường luật một cách nhuần nhuyễn và sáng tạo để ngợi ca cảnh sắc quê hương xứ sở và thể hiện bản sắc tâm hồn Việt. Văn bản thông tin kết nối về chủ để giúp em hiểu thêm những vẻ đẹp ấy qua một hình thức sinh hoạt văn hoa độc đáo.
Hoạt động 2: Tìm hiểu tri thức ngữ văn
a. Mục tiêu: Giúp HS hiểu được khái niệm của thơ Đường luật, Thất ngôn bát cú Đường luật, Tứ tuyệt Đường luật, biện pháp đảo ngữ, từ tượng hình và từ tượng thanh
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến phần Tri thức Ngữ Văn.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức chung về nội dung phần Tri thức Ngữ Văn.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu thơ Đường luật, Thất ngôn bát cú Đường luật, Tứ tuyệt đường luật
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi nhằm kích hoạt kiến thức nền về những tri thức về thể thơ.
- GV đặt câu hỏi mở rộng:
Em hãy chỉ ra sự khác nhau giữa hai thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật và Tứ tuyệt Đường luật
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc nhóm đôi để hoàn thành bài tập gợi dẫn. 
- HS nghe câu hỏi, đọc phần Tri thức ngữ văn và hoàn thành trả lời câu hỏi chắt lọc ý. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận 
- GV mời một vài nhóm HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung.
Dự kiến sản phẩm làm nhóm đôi:
Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, bổ sung, không cần giảng quá chi tiết và chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu tri thức Tiếng Việt về biện pháp đảo ngữ, từ tượng hình, từ tượng thanh
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS tiếp tục đọc thông tin trong mục Tri thức Ngữ Văn trong SGK (trang 40) về biện pháp tu từ đảo ngữ, từ tượng hình, từ tượng thanh, sau đó GV yêu cầu HS ghi chép những ý chính về đặc điểm, tác dung của biện pháp tu từ đảo ngữ, từ tượng hình, từ tượng thanh được trình bày trong mục Tri thức Ngữ Văn. 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS ghi chép 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
- Phần ghi chép của HS
Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, bổ sung, không cần giảng quá chi tiết và chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng.
II. Tri thức Ngữ văn
Thơ Đường luật
Thơ Đường luật là thuật ngữ chỉ chung các thể thơ được viết theo quy tắc chặt chẽ (luật) định hình từ thời nhà Đường (Trung Quốc), gồm hai thể chính là bát cú Đường luật và tứ tuyệt Đường luật, trong đó thất ngôn bát cú (mỗi câu thơ có 7 tiếng, mỗi bài thơ có 8 câu) được xác định là dạng cơ bản nhất. 
- Bài thơ Đường luật có quy định nghiêm ngặt về hòa thanh (phối hợp, điều hòa thanh điệu), về niêm, đối, vần và nhịp. 
- Ngôn ngữ thơ Đ

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_ngu_van_8_sach_kntt_nam_hoc_2023_2024_truon.docx
  • docxTuần 1.docx
  • docxTuần 2.docx
  • docxTuần 3.docx
  • docxTuần 4.docx
  • docxTuần 5.docx
  • docxTuần 6.docx
  • docxTuần 7.docx
  • docxTuần 8.docx
  • docxTuần 9.docx
  • docxTuần 10.docx
  • docxTuần 11.docx
  • docxTuần 12.docx
  • docxTuần 13.docx
  • docxTuần 14.docx
  • docxTuần 15.docx
  • docxTuần 16.docx
  • docxTuần 17.docx
  • docxTuần 18.docx
  • docxTuần 19.docx
  • docxTuần 20.docx
  • docxTuần 21.docx
  • docxTuần 22.docx
  • docxTuần 23.docx
  • docxTuần 24.docx
  • docxTuần 25.docx
  • docxTuần 26.docx
  • docxTuần 27.docx
  • docxTuần 28.docx
  • docxTuần 29.docx
  • docxTuần 30.docx
  • docxTuần 31.docx
  • docxTuần 32.docx
  • docxTuần 33.docx
  • docxTuần 34.docx
  • docxTuần 35.docx