Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 8 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Lê Ngọc Giá
1. Năng lực
a. Năng lực đặc thù (năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học)
- Nhận biết được một số yếu tố của truyện lịch sử như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ;
- Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của VB; phân tích được 1 số căn cứ để xác định chủ đề;
b. Năng lực chung (năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo)
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập;
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: biết phối hợp với bạn cùng bàn, bạn trong nhóm; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân; biết bày tỏ ý kiến riêng; biết hỗ trợ bạn khi cần thiết;
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phát hiện và có hướng ứng xử phù hợp với một vấn đề nảy sinh trong tình huống thực tiễn.
2. Về phẩm chất
Tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của cha ông; có tinh thần trách nhiệm với đất nước.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 8 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Lê Ngọc Giá
Tuần: 1 Tiết: 1-2 GIỚI THIỆU BÀI HỌC VÀ TRI THỨC NGỮ VĂN VB1: LÁ CỞ THÊU SÁU CHỮ VÀNG Trích, Nguyễn Huy Tưởng NS: 1/9/2023 NG: 5/9/2023 A. MỤC TIÊU 1. Năng lực a. Năng lực đặc thù (năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học) - Nhận biết được một số yếu tố của truyện lịch sử như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ; - Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của VB; phân tích được 1 số căn cứ để xác định chủ đề; b. Năng lực chung (năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo) - Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập; - Năng lực giao tiếp, hợp tác: biết phối hợp với bạn cùng bàn, bạn trong nhóm; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân; biết bày tỏ ý kiến riêng; biết hỗ trợ bạn khi cần thiết; - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phát hiện và có hướng ứng xử phù hợp với một vấn đề nảy sinh trong tình huống thực tiễn. 2. Về phẩm chất Tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của cha ông; có tinh thần trách nhiệm với đất nước. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - KHBD, SGK, SGV, SBT - PHT số 1,2 - Tranh ảnhn - Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU 1. Hoạt động tìm hiểu giới thiệu bài học a. Mục tiêu: - Bước đầu nhận ra ý nghĩa của chủ điểm - Xác định thể loại chính và câu hỏi lớn của bài học b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV c. Sản phẩm: Thái độ của Hs khi tham gia học tập; câu trả lời về tên chủ điểm bài học, câu hỏi lớn của bài học và thể loại sẽ học d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ: Em hãy đọc phần giới thiệu bài học và cho biết nội dung chính của phần này là gì? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - GV quan sát, gợi mở - HS suy nghĩ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Gv tổ chức hoạt động - HS trình bày ý kiến, hs khác bổ sung, nhận xét (nếu có) Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức: I. Giới thiệu bài học - Ý thứ nhất của phần Giới thiệu bài học + Trả lời câu hỏi Lịch sử là gì + Gợi ra những con đường trở về với quá khứ của dân tộc và nhân loại, cũng có nghĩa là đến với lịch sử. Một trong những con đường đó chính là truyện lịch sử- một bộ phận văn học hầu như dân tộc nào cũng có - Ý thứ hai giới thiệu một cách ngắn gọn chủ đề chung cũng như vị trí của các VB truyện lịch sử mà Hs sẽ đọc trong bài. 2. Hoạt động khám phá tri thức Ngữ văn a. Mục tiêu: - Nhận biết một số đặc điểm của thơ: b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ: Gv giao Hs làm các thẻ thông tin liên quan đến tri thức về truyện lịch sử và chủ đề của tác phẩm (Hs chuẩn bị ở nhà, lấy ví dụ (nếu có) Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - Hs làm việc cá nhân - GV quan sát Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức II. Khám phá tri thức Ngữ văn 1. Truyện lịch sử - Truyện lịch sử là tác phẩm truyện tái hiện những sự kiện, nhân vật ở một thời kì, một giai đoạn lịch sử cụ thể. Tình hình chính trị của quốc gia, dân tộc; khung cảnh sinh hoạt của con người; là các yếu tố cơ bản tạo nên bối cảnh lịch sử của câu chuyện. Nhờ khả năng tưởng tượng, hư cấu và cách miêu tả của nhà văn, bối cảnh của một thời đại trong quá khứ trở nên sống động như đang diễn ra. - Cốt truyện của truyện lịch sử thường được xây dựng trên cơ sở các sự kiện đã xảy ra; nhà văn tái tạo, hư cấu, sắp xếp theo ý đồ nghệ thuật của mình nhằm thể hiện một chủ đề, tư tưởng nào đó. - Thế giới nhân vật trong truyện lịch sử cũng phong phú như trong cuộc đời thực. Việc chọn kiểu nhân vật nào để miêu tả trong truyện là dụng ý nghệ thuật riêng của nhà văn. Thông thường, truyện lịch sử tập trung khắc họa những nhân vật nổi tiếng như vua chúa, anh hùng, danh nhân, - những con người có vai trò quan trọng đối với đời sống của cộng đồng, dân tộc. Tuy nhiên, các nhân vật đó hiện ra dưới cái nhìn riêng, thể hiện cách lí giải độc đáo của nhà văn về lịch sử. Bên trong đó, mối quan hệ phức tạp giữa nhân vật với nhiều đối tượng khác nhau trong xã hội cũng được nhà văn quan tâm thể hiện - Dù viết bằng văn xuôi hay văn vần, truyện ngắn hay tiểu thuyết, ngôn ngữ trong truyện lịch sử, nhất là ngôn ngữ nhân vật, phải phù hợp với thời đại được miêu tả, thể hiện vị thế xã hội, tính cách riêng của từng đối tượng. f-k1-12 2. Chủ đề của tác phẩm văn học Chủ đề của tác phẩm văn học là vấn đề trung tâ... - Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm ra đời năm 1960. Đây là khoảng thời gian mà nước ta đang gồng mình kháng chiến chống lại giặc Mỹ. - Lá cờ thêu sáu chữ vàng thuộc thể loại truyện lịch sử - Phương thức biểu đạt: tự sự. - Người kể chuyện: ngôi thứ ba. 3. Khám phá văn bản a. Mục tiêu: - Nhận biết được một số yếu tố của truyện lịch sử như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ; - Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của VB; phân tích được 1 số căn cứ để xác định chủ đề; b. Nội dung: HS sử dụng SGK, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM NV1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về cốt truyện và bối cảnh lịch sử - GV chuyển giao nhiệm vụ: 1) Hs tóm tắt cốt truyện theo PHT số 1 theo hình thức nhóm đôi 2) GV gợi mở để Hs tìm hiểu về bối cảnh lịch sử theo hình thức cá nhân: + Em hãy cho biết truyện xảy ra vào thời gian nào, gắn liền với sự kiện lịch sử nào? + Tìm các chi tiết miêu tả cảnh quang, không khí ở bến Bình Than. Nhận xét về quang cảnh ấy. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ, thảo luận và trả lời câu bạn, hoàn thành các PHT - GV quan sát, cố vấn Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trả lời câu hỏi/ trình bày sản phẩm thảo luận - GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức GV chiếu video để HS hình dung về giặc Mông- Nguyên xâm lược (bối cảnh lịch sử) https://www.youtube.com/watch?v=whZinRMdpA8). III. Khám phá văn bản 1. Cốt truyện và bối cảnh lịch sử - Cốt truyện: + Tại bến Bình Than, vua Trần và các vương hầu họp bàn kế sách đối phó với quân xâm lược. + Vì chưa đủ tuổi, không được dự họp, Trần Quốc Toản cảm thấy nhục nhã, chỉ muốn gặp vua để bày tỏ chủ kiến của mình là không chấp nhận hòa hoãn. + Do nóng lòng gặp vua, Trần Quốc Toản định vượt qua hàng rào quân cấm vệ để đến nơi vua quan họp bàn; bị ngăn cản, đã xảy ra xung đột. + Khi được gặp vua, Trần Quốc Toản nói to câu xin đánh. Vua Trần biết nỗi lòng vì nước của chàng, đã không trách phạt, còn ban thưởng một quả cam. + Trần Quốc Toản quyết định trở về quê chiêu mộ binh mã, thao luyện võ nghệ để xuất quân đánh giặc. Khi chàng xòe tay ra, quả cam đã bị bóp nát tự bao giờ. - Bối cảnh lịch sử + Thời gian, sự kiện: Câu chuyện kể được xảy ra vào thời nhà Trần (thế kỉ XIII), lúc bấy giờ, nước ta phải đối mặt với quân Nguyên – 1 đội quân xâm lược hết sức hùng mạnh. Tại bến Bình Than, vua Trần và các vương hầu họp bàn kế sách đối phó với quân xâm lược. + Quang cảnh, không khí ở bến Bình Than +) Hai cây đa cổ thụ bóng râm mát che kín cả một khúc sông; +) Dưới bến, những thuyền lớn của các vương hầu về hội sư, đậu dài san sát, sơn đủ các màu; thuyền ngự cao lớn hơn cả, chạm thành hình một con rồng lớn rực rỡ son vàng, hai bên mạn dàn bày cờ quạt, tán vàng tán tía và đồ nghi trượng của đấng thiên tử; +) Qua các cửa sổ có chân song triện và rủ mành mành hoa của thuyền rồng, các vương hầu đang ngồi bàn việc nước; thuyền rồng im lặng, tán tàn, cờ quạt và các đồ nghi trượng in màu son vàng trên mặt nước sông trong vắt à Quang cảnh nguy nga, tráng lệ, trang nghiêm, xen lẫn khẩn trương, cấp bách. NV2: Hướng dẫn Hs tìm hiểu đặc điểm nhân vật lịch sử Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ: 1) Gv sử dụng kĩ thuật mảnh ghép để hướng dẫn Hs tìm hiểu về nhân vật Trần Quốc Toản và vua Thiệu bảo. Gv chia lớp thành 4 nhóm. + Ở vòng chuyên gia, các nhóm sẽ lần lượt tìm hiểu về Tâm trạng nhân vật Trần Quốc Toản- Hành động nhân vật Trần Quốc Toản, Lời nói nhân vật Trần Quốc Toản, Nhân vật Vua Thiệu Bảo theo các PHT 2,3,4,5 (Thời gian 5 phút) + Vòng mảnh ghép, hình thành nhóm mới (lấy 2-3 thành viên của các nhóm cũ). Các thành viên trong nhóm mới sẽ chia sẻ với nhau câu trả lời ở vòng chuyên gia. (Thời gian 7 phút) PHT số 2: Tìm hiểu về tâm trạng Trần Quốc Toản Dẫn chứng Nhận xét về tính cách Khi đứng trên bờ Khi thấy cảnh các vương hầu ngồi bàn việc nước Khi nhớ lại mấy tháng ở kinh Khi được vua ban cam PHT số 3: Tìm hiểu về hành động nhân vật Trần Quốc Toản Chi tiết miêu tả Nhận xét về tính cách PHT số 4: Tìm hiểu về lời nói của nhân vật TQT Cuộc đối thoại Dẫn chứng Nhận xét về tính cách Quân Thánh Dực Chiêu Thành Vương Vua Thiệu Bảo Đám người nhà PHT số 5: Tìm hiểu về nhân vật vua Thiệu Bảo Thái độ và cách ứng xử của nhà vua Thiệu Bảo Nhận xét về tính cách, con người vua Thiệu Bảo 2) Từ việc tìm hiểu nhân vật Trần Quốc Toản, GV đặt câu hỏi chung để HS nhận diện được đặc điểm Thế giới nhân vật trong truyện lịch sử. + Gv chiếu đoạn ghi chép về Trần Quốc Toản Trong Đại Việt sử kí toàn thư: “...Vua thấy Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản, Hoài Nhân Vương Kiện còn trẻ tuổi không cho dự bản (hội nghị Bình Than). Quốc Toản t...n + Các chi tiết miêu tả diễn biến tâm trạng, hành động, lời nói của Trần Quốc Toản là những sáng tạo nghệ thuật đặc sắc, góp phần làm cho hình tượng nhân vật lịch sử trở nên chật thật, gần gũi, thể hiện cách lí giải độc đáo của nhà văn về lịch sử. + Bên cạnh đó, mối quan hệ phức tạp giữa nhân vật với nhiều đối tượng khác nhau trong xã hội cũng được nhà văn quan tâm thể hiện. b. Nhân vật vua Thiệu bảo - Thái độ và cách ứng xử của nhà vua: + Mỉm cười gật đầu vì nhận thấy ý nguyện đánh giặc của Trần Quốc Toản hợp ý mình. + Biết tội làm trái phép nước của Hoài Văn Hầu nhưng tha thứ vì thể tất chi hành động nóng nảy. Đặc biệt nhà vua thấy chí khí đáng trọng của một người còn trẻ mà biết lo cho vua, cho nước. + Vua khuyên giải, động viên Hoài Văn Hầu một cách nhẹ nhàng, ôn tồn, lại còn ban thưởng cam quý. - Thái độ, cách ứng xử đó cho thấy vua vừa nghiêm minh, vừa khoan dung, độ lượng, thể hiện tư cách của đấng quân vương, đồng thơi cũng là tư cách của người anh đối với đứa em họ chưa đến tuổi trưởng thành. Trên tất cả, nhà vua nhận ra phẩm chất đáng quý của một chàng trai trẻ trước họa đất nước bị xâm lăng. NV3: Hướng dẫn học sinh khám phá nghệ thuật kể chuyện và ngôn ngữ trong truyện lịch sử Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ: 1) Gv sử dụng phương pháp gợi mở để hướng dẫn Hs tìm hiểu về sự đan xen giữa ngôn ngữ nội tâm nhân vật và ngôn ngữ người kể chuyện (Hs làm việc cá nhân) + Trong VB truyện, ranh giới giữa ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật có rõ ràng không? + Dấu hiệu nào giúp ta nhận biết có sự đan xen những ý nghĩ thầm kín của nhân vật vào ngôn ngữ của người kể chuyện + Việc đan xen như vậy có tác dụng gì? 2) Gv tổ chức cho Hs thảo luận theo hình thức nhóm đôi để hoàn thiện PHT số 6: Tìm hiểu về đặc điểm mang đậm màu sắc lịch sử trong ngôn ngữ của người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi - Gv quan sát, cố vấn Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày câu trả lời - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức 3. Tìm hiểu về đặc điểm ngôn ngữ trong truyện - Sự đan xen giữa ngôn ngữ nội tâm nhân vật và ngôn ngữ người kể chuyện + Trong truyện, việc đan giữa ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật khá rõ ràng + Dấu hiệu cho thấy sự đan xen ngôn ngữ nội tâm của nhân vật và ngôn ngữ của người kể chuyện: trong mạch kể của người kể chuyện ngôi thứ ba, bỗng nhiên xuất hiện lời của một nhân vật ở ngôi thứ nhất, hoặc nghe một giọng khác lạ cất lên, không thuộc giọng kể. +) Cha ta mất sớm, nên ta mới phải đứng rìa nhục nhã thế này! Mắt Hoài Văn giương to đến rách, nhìn những lá cờ bay múa trên những đoàn thuyền đẹp như gấm như hoa”; +) Những người áo vải ấy còn biết đường phải trái, huống chi ta là bậc tôn thất há lại không nghĩ được như họ sao? Đến họ mà quan gia còn hỏi kế, sao ta là người gần gũi, quan gia chẳng hỏi một lời?... à Tác dụng: cho thấy sự đồng điệu, đồng cảm của tác giả với nhân vật. Những ước vọng, mong muốn, tâm tư của nhân vật cũng là điều mà người kể chuyện mong muốn. - Ngôn ngữ của người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật mang đậm màu sắc lịch sử. PHT số 6 Ngôn ngữ Dấu hiệu nhận diện Tác dụng Ngôn ngữ người kể chuyện Ngôn ngữ nhân vật Gợi ý PHT số 6 Ngôn ngữ Dấu hiệu nhận diện Tác dụng Ngôn ngữ người kể chuyện - Gọi tên nhân vật bằng tên gọi/chức tước/địa vị thời xưa (các từ Hán Việt, từ cổ): chàng, vương hầu, các vị đại vương, các tước vương, tước hầu, tướng sĩ, quan gia, sứ Nguyên, bô lão, bàn dân thiên hạ, viên tướng, đấng thiên tử, nội thị, Hoài Văn, Vua Thiệu Bảo, Chiêu Thành Vương, Hưng Đạo Đại Vương, - Gọi tên các đồ vật/sự vật bằng từ ngữ cổ, mang đậm màu sắc lịch sử, thể hiện cho vua chúa: thuyền ngự, nghi trượng, chấn song triện, thuyền rồng, tàn tán, - Gọi các địa điểm bằng từ Hán Việt: triều đình, kinh, lầu son gác tía, tòa điện Diên Hồng, - thể hiện chân thực, sinh động, sắc nét giai đoạn lịch sử mà truyện tái hiện (Thời nhà Trần) đồng thời thể hiện được vị thế xã hội và tính cách riêng của từng nhân vật (Ngôn ngữ của vua Thiệu Bảo toát lên khí chất vương giả của bậc thiên tử; ngôn ngữ của viên tướng khi trò chuyện với Trần Quốc Toản thì nhún nhường, giữ lễ của kẻ bề dưới,) qua đó làm nổi bật chủ đề của tác phẩm Ngôn ngữ nhân vật - Cách xưng hô: ta – quan gia, hầu, thiên tử, Hoài Văn Hầu, đế vương, em ta, phu nhân, mẫu thân, - Cách nói năng đậm màu sắc con người thời xưa, sử dụng điển cố, thành ngữ cổ: quân pháp vô thân, nhược bằng, chiếu theo thượng lệnh, xin bệ kiến, “chú thường dạy cháu những điều trung nghĩa, cháu vẫn ghi trong tấc dạ”, “Không biết đấy là kế giả đồ diệt Quắc của nó đấy sao? Dâng giang sơn gấm vóc này cho giặc hay sao mà bàn thế?”, “Đế vương lấy hiếu trị thiên hạ, em ta không nên sao nhãng việc làm con”, “ơn vua lộc nước, ta đem về biếu mẫu thân” . NV4: Hướng dẫn học... vua thấy Quốc Toản còn nhỏ mà có chí lớn. D. Vì Quốc Toản thuộc tôn thất. Câu 7: Thái độ của Trần Quốc Toản đối với quân Nguyên ra sao trước âm mưu xâm chiếm đất nước? A. Vô cùng căm giận. B. Vô cùng xấu hổ. C. Vô cùng sợ hãi. D. Vô cùng tủi nhục. Câu 8: Trong “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” có chi tiết vua Thiệu Bảo cầm lấy một quả cam sành chín mọng rồi ban cho Hoài Văn. Việc Hoài Văn vô tình bóp nát quả cam thể hiện điều gì? A.Thể hiện chàng là người yêu nước, căm thù giặc. B. Thể hiện chàng là một người có sức mạnh vô cùng to lớn. C. Phản xạ tự nhiên của Hoài Văn. D. Chàng không sợ vua. Câu 9: Nét tính cách nào của Trần Quốc Toản được thể hiện qua lời đối thoại “Xin quan gia cho đánh! Cho giặc mượn đường là mất nước” với vua? A. Nóng nảy, tự ái, hờn tủi của một thanh niên mới lớn. B. Dũng cảm, giàu lòng yêu nước, dám hi sinh cả mạng sống C. Quyết đoán, ham học hỏi, trọng tình nghĩa. D. Hiếu thắng, không biết tự lượng sức mình Câu 10: Các từ ngữ in đậm trong đoạn văn: “Ta đã tâu với quan gia cho đánh. Quan gia ban cho ta quả cam này. Ơn vua lộc nước, ta đem về để biếu mẫu thân” có tác dụng gì? A. Tô đậm tính cách hiên ngang, dũng cảm của người anh hùng trẻ tuổi Trần Quốc Toản B. Thể hiện vị thế xã hội (kẻ bế dưới) của người nói với các nhân vật khác trong cuộc đối thoại. C. Giúp ngôn ngữ đối thoại thêm phần trang trọng. D. Mang lại màu sắc lịch sử cho ngôn ngữ nhân vật, phù hợp với thời đại được miêu tả. Câu 11: Chi tiết vua Thiệu Bảo ban cho Trần Quốc Toản quả cam sành, cho thấy điều gì ở vị vua này? A. Mù quáng, nghe lời kẻ nịnh thần. B. Khoan dung, độ lượng, anh minh. C. Thờ ơ trước vận mận đất nước. D. Sáng suốt, có tầm nhìn xa trông rộng. Câu 12: “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” mang lại cho em những cảm xúc gì? A. Sống lại không khí hào hùng trong công cuộc chống giặc ngoại xâm B. Biết ơn, tự hào về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. C. Có tinh thần trách nhiệm đối với đất nước. D. Tất cả các đáp án trên đều đúng. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - GV quan sát, lắng nghe gợi mở - HS thực hiện nhiệm vụ; Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Gv tổ chức hoạt động - Hs nhận xét Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào thực hành b. Nội dung: Gv hướng dẫn HS viết đoạn văn cảm nhận về 1 chi tiết ấn tượng trong văn bản. c. Sản phẩm học tập: Đoạn văn của Hs d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ: Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - GV quan sát, lắng nghe gợi mở - HS thực hiện nhiệm vụ; Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV tổ chức hoạt động - HS nhận xét Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Gợi ý + Giới thiệu vị trí của chi tiết nghệ thuật trong văn bản: Sau khi nghe Trần Quốc Toản tâu, vua Thiệu Bảo tha tội chết cho Hoài Văn và ban cho chàng 1 quả cam sành. Hoài Văn cảm tạ ơn vua, lủi thủi bước lên bờ, trước mặt đám gia nhân, chàng xòe bàn tay phải ra thì quả cam đã nát bét, chỉ còn trơ bã. + Phân tích được ý nghĩa của chi tiết nghệ thuật: Hành động cho thấy nỗi ấm ức, tủi hờn vì tuy được vua thưởng nhưng vẫn không được dự bàn việc nước. Đồng thời, cho thấy khao khát lập chiến công “phá cường địch báo hoàng ân” của người anh hùng tuổi nhỏ chí lớn, dũng mãnh, tự tin và lòng căm thù giặc sâu sắc, mãnh liệt. + HS liên hệ rút ra thông điệp, bài học ý nghĩa cho bản thân Bảng kiểm đánh giá đoạn văn Tiêu chí Đạt Chưa đạt Đảm bảo hình thức của đoạn văn (Lùi đầu dòng, viết hoa và kết thúc bằng dấu chấm câu) Nêu được hoàn cảnh vua ban cam quý cho Trần Quốc Toản Nêu được tâm trạng của nhân vật Nêu được phẩm chất của nhân vật Rút ra được thông điệp cho bản thân IV. Phụ lục PHT SỐ 1 Tuần: 1 Tiết: 3 THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT NS: 3/9/2023 NG: 7/9/2023 A. MỤC TIÊU 1. Năng lực a. Năng lực đặc thù (năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học) - HS nắm được khái niệm biệt ngữ xã hội; có khả năng nhận biết biệt ngữ xã hội trong câu, trong đoạn. - HS vận dụng được kiến thức về biệt ngữ xã hội để đọc hiểu VB và sử dụng biệt ngữ xã hội phù hợp trong những tình huống giao tiếp cần thiết. b. Năng lực chung (năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo) - Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập; - Năng lực giao tiếp, hợp tác: biết phối hợp với bạn cùng bàn, bạn trong nhóm; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân; biết bày tỏ ý kiến riêng; biết hỗ trợ bạn khi cần thiết; 2. Về phẩm chất Chăm chỉ trong học tập, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ H...hoạt, sở thích,...và nắm được quy ước mới có thể dùng biệt ngữ để giao tiếp Sử dụng biệt ngữ xã hội - Biệt ngữ xã hội chỉ nên sử dụng hạn chế, phù hợp với đối tượng và mục đích giao tiếp. Cần tránh dùng biệt ngữ trong những hoàn cảnh giao tiếp bình thường C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: - Có khả năng nhận biết biệt ngữ xã hội trong câu, trong đoạn. - HS vận dụng được kiến thức về biệt ngữ xã hội để đọc hiểu VB và sử dụng biệt ngữ xã hội phù hợp trong những tình huống giao tiếp cần thiết. b. Nội dung: GV hướng dẫn Hs làm các bài tập c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của Hs d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ: Câu 1: Chỉ ra biệt ngữ xã hội ở những câu sau và cho biết dựa vào đâu em khẳng định như vậy. Hãy giải nghĩa các biệt ngữ đó. a. Năm lên sáu, cung thiếu nhi thành phố có cuộc tuyển “gà” khắp các trường tiểu học, tôi cũng được chọn gửi đến lớp năng khiếu. (Ngô An Kha, Tìm mảnh ghép thiếu) b. Ôn tập cẩn thận đi em. Em cứ “tủ” như vậy, không trúng đề thì nguy đấy. Câu 2: Cái việc lơ đễnh rất hữu ý đó, cái chuyện bỏ quên hộp thuốc lào vẫn là một ám hiệu của Cai Xanh dùng tới mỗi lúc đi tìm bạn để “đánh một tiếng bạc lớn” nghĩa là cướp một đám to. (Nguyễn Tuân, Một đám bất đắc chí) Vì sao ở câu trên, người kể chuyện phải giải thích cụm từ “đánh một tiếng bạc lớn”? Theo em, tác giả dùng cụm từ đó với mục đích gì? Câu 3: Trong phóng sự “Tôi kéo xe” của Tam Lang (viết về những người làm nghề kéo xe chở người thời trước Cách mạng tháng Tám năm 1945), có đoạn hội thoại: - Mày đã “làm xe” lần nào chưa? - Bẩm, chúng cháu làm bao giờ cả. Trong “Cạm bẫy người” của Vũ Trọng Phụng – một tác phẩm vạch trần trò gian xảo, bịp bợm của những kẻ đánh bạc trước năm 1945 – có câu: Tôi rất lấy làm lạ là vì cứ thấy hai con chim mòng thắng trận, ù tràn đi mà nhà đi săn kia đã phí gần hai mươi viên đạn. Nêu tác dụng của việc sử dụng biệt ngữ xã hội (in đậm) trong các trường hợp trên. Đọc tác phẩm văn học, gặp những biệt ngữ như thế, việc đầu tiên cần làm là gì? Câu 4: Chỉ ra biệt ngữ trong các đoạn hội thoại sau và nhận xét về việc sử dụng biệt ngữ của người nói: a. – Cậu ấy là bạn con đấy à? - Đúng rồi, bố. Nó lầy quá bố nhỉ? b. – Nam, dạo này tớ thấy Hoàng buồn buồn, ít nói. Cậu biết vì sao không? - Tớ cũng hem biết vì sao cậu ơi. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - Gv quan sát, lắng nghe gợi mở - HS thực hiện nhiệm vụ; Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV tổ chức hoạt động - Hs nhận xét Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức II. Luyện tập Bài tập 1: - Ở câu a, “gà” là biệt ngữ. Dấu ngoặc kép và sự khác thường về nghĩa của từ “gà” cho ta biết điều đó. => “Gà” ở dùng để chỉ những học sinh được chọn luyện để thi đấu (liên hệ đến gà chọi), chứ không phải là con vật, một loại gia cầm - Ở câu b, “tủ” là biệt ngữ. Trong câu này, nghĩa của từ “tủ” được dùng không thông dụng, hoàn toàn khác với nghĩa gốc - một dấu hiệu đặc trưng của biệt ngữ. => “Tủ” có nghĩa là chỉ tập trung học một nội dung nào đó để thi theo kiểu may rủi, nếu trúng đề thì làm bài tốt, chứ không phải là cái tủ đựng đồ Lưu ý: Bài tập 1 chỉ yêu cầu HS nhận biết biệt ngữ qua một dấu hiệu tương đối dễ thấy (dùng dấu ngoặc kép). Thực tế, trong VB viết hoặc ngôn ngữ nói, nhiều khi biệt ngữ được sử dụng mà không đi kèm với bất cứ dấu hiệu hình thức nào. Gặp những trường hợp như vậy, người đọc, người nghe phải dựa vào cách sử dụng từ ngữ trong ngữ cảnh để nhận biết. Bài tập 2 - Câu được dẫn có sử dụng biệt ngữ “đánh một tiếng bạc lớn”. Khi dùng biệt ngữ đó, tác giả biết rằng, số đông độc giả sẽ cảm thấy lạ, khó hiểu. Do vậy, tác giả thấy cần giải thích để người đọc hiểu được nghĩa của câu - Cụm từ đặt trong ngoặc kép được tác giả sử dụng với mục đích tái hiện chân thực cách nói năng trong nội bộ một nhóm người mưu toan làm những việc mờ ám, không muốn để người ngoài biết được. Bài tập 3: - Tác dụng của việc sử dụng biệt ngữ + Trong phóng sự “Tôi kéo xe” của Tam Lang: “làm xe” có nghĩa làm nghề kéo xe chở người. + Trong “Cạm bẫy người” của Vũ Trọng Phụng: chim mòng có nghĩa là người chơi bạc, nhà đi săn có nghĩa chủ sòng bạc, hai mươi viên đạn nghĩa là hai mươi đồng bạc. => Biệt ngữ đều lấy từ tác phẩm văn học viết về cuộc sống của những người làm các nghề đặc biệt trong xã hội cũ, thường chỉ đáp ứng nhu cầu giao tiếp trong phạm vi hẹp. Nhờ những biệt ngữ như vậy, người đọc được hiểu thêm về cung cách sinh hoạt, cách nói năng của những đối tượng khá đặc biệt, rất xa lạ so với cuộc sống hiện nay. - Đọc tác phẩm văn học, gặp những biệt ngữ như vậy, người đọc cần tìm hiểu nghĩa của chúng được nêu ở cước chú. Trường hợp không có cước chú, cần tìm hiểu từ nguồn khác, ví dụ từ in-tơ-nét hoặc từ điển Tiếng Việt để nắm được nghĩa của từng biệt ngữ. Bài tập 4 - Ở trường hợp a, lầy là biệt ngữ. Trong ngữ cảnh khác, chẳng hạn nói với bạn...g năm tại Hà Nội Cách 2: Gv tổ chức trò chơi đố vui về các nhân vật lịch sử. Trong các nhân đó, em thích nhất ai? Vì sao? 1.Ai đã nối nghiệp Tiền Lê, Hoa Lư chốn cũ, dời về Thăng Long. - Là ai? 2. Ai người mặc đổi áo vua, Cầm quân ra trận đánh lừa giặc Minh. Vì đại nghĩa phải hy sinh, Tấm gương trung nghĩa, hiển vinh đời đời. - Là ai? 3. Bậc anh hùng tài không đợi tuổi, Sấu chữ cờ giong ruổi khắp nơi, Đánh cho quân giặc tơi bời, Chương Dương, Hàm Tử rạng ngời chiến công. - Là ai? 4. Can trường kháng chiến mười năm Anh hùng áo vải nhiều lần khốn nguy. Gian lao có quản ngại gì, Gươm thần trả lại chính vì quốc dân. - Là ai? 5. Cờ lau tập trận thiếu thời, Lớn lên Vạn Kiếp khắp trời danh uy. Hoa Lư nên bóng quốc kỳ, Trường An nay hãy còn ghi ơn người - Là ai? 6. Đố ai trên Bạch Đằng Giang, Làm cho cọc nhọn, dọc ngang sáng ngời Phá quân Nam Hán tơi bời, Gươm thần độc lập giữa trời vung lên. - Là ai? 7. Đố ai giải phóng Thăng Long, Nửa đêm trừ tịch quyết lòng tiến binh, Đống Đa sông Nhị vươn mình, Giặc Thanh vỡ mộng cường chinh tơi bời - Là ai? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi - GV quan sát, hỗ trợ, cố vấn Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm - GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, dẫn dắt vào bài. Cách 1: 1. Phù Lê, Diệt Trịnh 2 3. Thần tốc 4. Thăng Long 5. Tây Sơn 6. Cõng rắn cắn gà nhà 7. Bán nước cầu vinh 8. Gò Đống Đa => Tết Nguyên Đán là ngày lễ quan trọng nhất của dân tộc ta. Cũng là dịp mọi người tạm gác lại tất cả công việc để nghỉ ngơi, đoàn tụ gia đình. Thế nhưng đứng trước cảnh người trong nước mở cửa để giặc ngoại xâm ngang nhiên giày xéo bờ cõi đất nước, người anh hùng áo vải Quang Trung đã thần tốc hành quân Bắc tiến để tiêu diệt kẻ thù. Cách 2: 1. Lý Công Uẩn 2. Lê Lai 3. Trần Quốc Toản 4. Lê Lợi 5. Đinh Bộ Lĩnh 6. Ngô Quyền 7. Quang Trung B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Đọc văn bản và tìm hiểu chung a. Mục tiêu: Đọc văn bản và thực hiện một số kĩ thuật đọc thông qua việc trả lời một số câu hỏi trong khi đọc b. Nội dung: Hs sử dụng SGK, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM NV1: Hướng dẫn Hs trải nghiệm cùng văn bản Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ 1) Gv đọc mẫu đoạn đầu, cho Hs đọc thầm, chỉ đọc thành tiếng một số đoạn + Đoạn Nguyễn Huệ lên ngôi vua, lấy hiệu Quang Trung và xuất quân ra Bắc đánh quân Thanh; + Đoạn nói về kết cục của quân Thanh và của vua tôi Lê Chiêu Thống 2) GV yêu cầu HS dùng viết chì, đánh dấu các chi tiết của thẻ Theo dõi trong quá trình đọc. 3) Gv kiểm tra lại mức độ hiểu nghĩa từ khó của Hs 4) Phần giới thiệu tác giả tác phẩm đã giao ở tiết 1,2; ở tiết này Hs báo cáo sản phẩm theo nhiệm vụ đã phân công - HS lắng nghe, tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - Hs làm việc cá nhân/nhóm - GV quan sát Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức I. Đọc văn bản và tìm hiểu chung 1. Đọc - Chú ý đọc thầm, đọc phù hợp tốc độ đọc - Lưu ý các chiến lược đọc - Một số từ khó: chạy trạm, thụ phong, thừa tuyên, binh pháp, tùy cơ ứng biến 2. Tìm hiểu chung a. Tác giả Ngô gia văn phái là một nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai, Hà Nội ngày nay. Đây là một dòng họ lớn có truyền thống nghiên cứu và sáng tác văn chương với những tên tuổi tiêu biểu như: Ngô Thì Ức (1709 – 1736), Ngô Thì Sĩ (1726 – 1780), Ngô Thì Nhậm (1746 – 1803), Ngô Thì Chí (1753 – 1788), Ngô Thì Du (1772 – 1840), Ngô Thì Hương (1774 – 1821),... b. Tác phẩm - Thể loại, chữ viết: Hoàng Lê nhất thống chí là cuốn tiểu thuyết lịch sử, viết bằng chữ Hán theo lối chương hồi, gồm 17 hồi. - Hoàn cảnh sáng tác: Quang Trung đại phá quân Thanh được sáng tác trong một khoảng thời gian dài từ cuối triều Lê sang đầu triều Nguyễn (cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX), ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê, đồng thời ca ngợi cuộc khởi nghĩa Tây Sơn do người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ lãnh đạo - Bố cục: 3 phần + Phần 1 (từ đầu đến ngày 25 tháng Chạp năm Mậu Thân (1788)): Được tin quân Thanh chiếm Thăng Long, Nguyễn Huệ lên ngôi vua, thân chinh đi dẹp giặc. + Phần 2 (tiếp theo đến tiến binh đến Thăng Long, rồi kéo vào thành): Chiến thắng thần tốc của quân Tây Sơn với tài thao lược của vua Quang Trung. + Phần 3 (còn lại): Sự đại bại của quân tướng nhà Thanh và tình trạng thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống. 2. Khám phá văn bản a. Mục tiêu: - HS tiếp tục được củng cố kiến thức về các yếu tố của truyện lịch sử: cốt truyện, bối c...chiến thuật hợp lí, độc đáo trong kế sách đánh giặc; có ý chí tự hào, tự tôn dân tộc và tinh thần quyết chiến, quyết thắng;. PHT số 3: Tìm hiểu về nhân vật Quang Trung trong trận đánh Thái độ, cảm xúc Lời nói Cử chỉ, hành động Cảm nhận về nhân vật vua Quang Trung Trong trận đánh Gợi ý PHT số 3: Tìm hiểu về nhân vật Quang Trung trong trận đánh Thái độ, cảm xúc Lời nói Cử chỉ, hành động Cảm nhận về nhân vật vua Quang Trung Trong trận đánh - Khi phát hiện quân do thám, thúc quân đuổi theo, bắt sống hết chúng, không tên nào thoát được - Lặng lẽ vây kín làng Hà Hồi, bắc loa truyền gọi - Truyền lấy sáu chục tấm ván, ghép liền thành một bức, lấy rơm đắp nước phủ kín - Khi quân Thanh phản kháng, sai quân lính khiêng ván lên trước để chống đỡ - Sai một toán quân lên bờ đê Yên Duyên để nghi binh - Kéo binh vào thành Thăng Long Quang Trung hiện lên với vẻ đẹp của người anh hùng trong chiến trận, người có tầm nhìn chiến lược, ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc; có tài cầm quân, tiên đoán chính xác, dùng binh biến hóa, bất ngờ, đóng vai trò quyết định trong chiến thắng thần tốc đại phá quân Thanh, . 3) Em hãy liệt kê một số chi tiết tiêu biểu khắc họa nhân vật Lê Chiêu Thống. Trong số những chi tiết đó, em hãy chọn phân tích một chi tiết đặc sắc, thể hiện rõ bản chất của nhân vật Lê Chiêu Thống, qua đó thấy được thái độ của tác giả đối với nhân vật này. - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận và hoàn thành các PHT - Gv quan sát, cố vấn Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS thuyết trình sản phẩm thảo luận - GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Sự xót thương, ngậm ngùi cho số phận của Lê Chiêu Thống. Bởi dù sao ông cũng là một cựu thần trung thành của nhà Lê, trước sự sụp đổ triều đại mình tôn thờ không khỏi không ngậm ngùi, chua xót b. Nhân vật Lê Chiêu Thống - Nhân vật Lê Chiêu Thống được khắc họa rõ nét qua những chi tiết: + Vua Lê trong điện, nghe tin có biến ấy, vội vã cùng bọn Lê Quýnh, Trịnh Hiến đưa thái hậu ra ngoài. + Cướp thuyền đánh cá khi thấy cầu phao bị đứt, ngày mồng 6 chạy đến núi Tam Tằng. + Vua Lê đưa thái hậu đến đồn Hòa Lạc, được một người thổ hào giúp đỡ. + Khi vua Lê nghe thấy tin quân Tây Sơn đã đuổi theo đến nơi, vua vội vã đi theo lối tắt đến cửa ải, kịp chỗ nghỉ ngơi của Tôn Sĩ Nghị. - Phân tích chi tiết đặc sắc: chi tiết vua tôi Lê Chiêu Thống tháo chạy: + Vì lợi ích của dòng họ, vị thế nhà Lê mà trở thành những kẻ phản động, cõng rắn cắn gà nhà, đi ngược lại quyền lợi của dân tộc. + Đớn hèn, nhục nhã trước quân Thanh. + Tháo chạy thục mạng, cướp cả thuyền của dân mà qua sông, khi đuổi kịp Tôn Sĩ Nghị thì “nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt”, rồi chấp nhận phận vong quốc, sau này phải cạo đầu tết tóc như người Mãn Thanh. => Dù là chi tiết nào vẫn cho thấy bản chất hèn nhát, vì lợi ích riêng của dòng họ mà đem vận mệnh dân tộc đặt vào tay kẻ thù xâm lược của nhân vật này. Hành động “rước voi giày mả tổ” khiến Lê Chiêu Thống mất tư cách của bậc quân vương. - Thái độ của tác giả với vua Lê: + Sự xót thương, ngậm ngùi cho số phận của Lê Chiêu Thống. + Nhưng hơn cả vẫn là thái độ phê phán một cách nghiêm khắc đối với nhân vật này. NV3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chủ đề tư tưởng, thông điệp của VB Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ: Sự đối lập giữa hai nhân vật Quang Trung và Lê Chiêu Thống; giữa quân Tây Sơn và quân Thanh được biểu hiện ra sao? Sự đối lập đó đã góp phần như thế nào trong việc thể hiện chủ đề của đoạn trích? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi - Gv quan sát, cố vấn Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày câu trả lời - GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức 3. Chủ đề tư tưởng, thông điệp của VB - Hình ảnh vua Quang Trung oai phong, mạnh mẽ; giàu tinh thần tự tôn dân tộc, xông pha trận mạc làm nức lòng quân sĩ, tạo niềm tin quyết chiến, chiến thắng. Ngược lại, Lê Chiêu Thống hiện ra là kẻ hèn nhát, vì sự sống của bản thân mà sẵn sàng bán nước. - Hình ảnh đội quân Tây Sơn dũng mãnh, trên dưới một lòng, chiến đấu xả thân vì nghiệp lớn, sức mạnh vô địch, chiến thắng vang dội, đối lập với quân Thanh thất bại nhục nhã, giẫm đạp lên nhau mà chạy trốn, => Sự đối lập đó đã góp phần quan trọng giúp tác giả nhấn mạnh, tô đậm, làm nổi bật chủ đề đoạn trích. Với quan điểm lịch sử đúng đắn và niềm tự hào dân tộc, các tác giả đã ca ngợi người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ với chiến công thần tốc đại phá quân Thanh, đồng thời phê phán, tố cáo những kẻ cướp nước và bán nước. NV4: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chủ đề của văn bản Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV chuyển giao nhiệm vụ: 1) GV yêu cầu HS đọc lại để nắm đặc trưng của truyện lịch sử được trình bà...tinh thần binh sĩ lên cao B. thời điểm quân địch lơ là C. thời điểm nhân dân Thăng Long đang ăn tết, dễ tập hợp lực lượng D. thời điểm Nguyễn Ánh chưa tấn công được vào Gia Định Câu 3: Tướng nào của giặc phải khiếp sợ, thắt cổ tự tử sau khi thất bại ở Ngọc Hồi và Đống Đa A. Sầm Nghi Đống B. Hứa Thế Hanh C. Tôn Sĩ Nghị D. Càn Long Câu 4: Hoàng Lê nhất thống chí xây dựng hình ảnh vua Quang Trung như thế nào? A. Hành động mạnh mẽ, quyết đoán. B. Trí tuệ sáng suốt, mẫn cán, điều binh khiển tướng tài tình. C. Tài thao lược, lãnh đạo tài tình, phi thường. D.Tất cả các đáp án trên đều đúng. Câu 5: Trong những đoạn văn nói về cảnh bỏ chạy khốn cùng của vua Lê Chiêu Thống, tác giả vẫn gửi gắm cảm xúc trong đó, theo em, cảm xúc đó là gì? A. Sự bênh vực. B. Sự xót xa C. Sự căm phẫn. D. Sự giễu cợt Câu 6: Trong câu “Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị”. Nhắc em nhớ tới tác phẩm nào? A. Hịch tướng sĩ. B. Bình ngô đại cáo. C. Qua Đèo Ngang. D. Sông núi nước Nam Câu 7: Tại sao tác giả trung thành với nhà Lê nhưng viết chân thực về Quang Trung- “kẻ thù” của họ? A. Vì họ tôn trọng lịch sử và ý thức dân tộc. B. Vì họ luôn ủng hộ kẻ mạnh. C. Vì họ không yêu nước. D. Vì họ không có ý thức dân tộc. Câu 8. Nhân vật Quang Trung được khắc họa ở những khía cạnh nào A. Diễn biến tâm lý, ngoại hình, hành động B. Ngoại hình, lời nói, hành động C. Hành động, lời nói, thái độ D. Hành động, ngoại hình, qua góc nhìn của nhân vật khác Câu 9: Cốt truyện trong truyện Quang Trung có đặc điểm gì A. Cốt truyện được xây dựng trên cơ sở các sự kiện lịch sử có thật, không có yếu tố hư cấu, tưởng tượng B. Cốt truyện được xây dựng trên cơ sở các sự kiện không có thật trong lịch sử, được tác giả hư cấu C. Cốt truyện được xây dựng trên cơ sở các sự kiện từng xảy ra; có sự tái tạo, hư cấu, sắp xếp theo dụng ý nghệ thuật của tác giả D. Cốt truyện được xây dựng trên cơ sở các sự kiện trong truyền thuyết nhằm thể hiện dụng ý nghệ thuật của tác giả - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - Gv quan sát, lắng nghe gợi mở - HS thực hiện nhiệm vụ; Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Gv tổ chức hoạt động - Hs nhận xét Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Gợi ý 1) * Mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật Quang Trung trong đoạn trích Quang Trung đại phá quân Thanh. * Thân bài: - Nhân vật Quang Trung trong đoạn trích: +Vua Quang Trung nghe quân Thanh vào Thăng Long, tự mình đốc suất đại binh, cả thủy lẫn bộ ra đi. + Vua Quang Trung cho vời người cống sĩ ở huyện La Sơn là Nguyễn Thiếp vào dinh và hỏi chuyện đánh giặc. + Vua Quang Trung tuyển binh ở Nghệ An và duyệt binh ở doanh trấn, sắp xếp lại đội hình quân binh. + Vua Quang Trung cưỡi voi ra doanh yên ủi quân lính, truyền cho tất cả đều ngồi mà nghe lệnh, rồi dụ họ. + Vua Quang Trung sai mở tiệc khao quân, chia quân sĩ ra làm năm đạo. + Vua Quang Trung trực tiếp chỉ đạo quân lính đánh giặc. + Vua Quang Trung tiến binh đến Thăng Long, rồi kéo vào thành. - Từ đó, nhận xét về nhân vật Quang Trung: + Có hành động mạnh mẽ, quyết đoán. + Sáng suốt, có tầm nhìn xa và trông rộng. + Có tài mưu lược và tài dụng binh. + Oai phong trong chiến trận. - Đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả: + Kết hợp tự sự, miêu tả qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành động làm bật lên nhân vật Quang Trung rất chân thực, vừa tài năng lại vừa lẫm liệt, anh dũng. + Giọng văn đầy phấn chấn xen lẫn tự hào, khắc họa được vẻ đẹp của hình tượng người anh hùng dân tộc, linh hồn của chiến công vĩ đại. * Kết bài: Nêu suy nghĩ, cảm xúc của bản thân đối với vua Quang Trung. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào thực hành b. Nội dung: Gv hướng dẫn hs viết đoạn văn cảm nhận về 1 chi tiết ấn tượng trong văn bản. c. Sản phẩm học tập: Đoạn văn của Hs d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ: Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) nêu cảm nhận về một chi tiết trong văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - Gv quan sát, lắng nghe gợi mở - HS thực hiện nhiệm vụ; Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Gv tổ chức hoạt động - Hs nhận xét Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Gợi ý Có thể nói Hồi thứ mười bốn trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí của nhóm Ngô gia văn phái đã phản ánh khá đầy đủ chân dung người anh hùng Nguyễn Huệ. Đặc biệt, người đọc đã ấn tượng rất sâu sắc với sự sáng suốt trong việc nhận định tình hình địch và ta của vua Quang Trung qua lời phủ dụ lúc lên đường ở Nghệ An. Quang Trung đã chỉ rõ “đất nào sao ấy” người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác”. Ông còn vạch rõ tội ác của chúng đối với nhân dân ta:...ến lược: theo dõi, dự đoán và đối chiếu - Gv giải thích một số từ khó cho học sinh - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS theo dõi sgk, làm bài tập nhanh - GV quan sát, hỗ trợ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá Thao tác 2: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS tìm hiểu các yếu tố: + Nêu những thông tin chính về tác giả Ngô gia văn phái. + Hãy cho biết, thể loại và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? Hoạt động nhóm - Phiếu học tập tìm hiểu chung về đoạn trích “Quang Trung đại phá quân Thanh - Hình thức: thảo luận nhóm bàn - Thời gian: 5 phút - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức *HSKT chỉ cẩn nắm tác giả, thể loại, PTBĐ chính I. Đọc- Tìm hiểu chung 1. Đọc- chú thích a. Đọc - Chú ý đọc to, rõ ràng, mạch lạc - Sử dụng chiến lược: theo dõi, dự đoán và đối chiếu b. Chú thích - Chạy trạm: thời xưa, việc chuyển công văn giấy tờ trên đường dài được thực hiện bằng người và ngựa, cho nên người ta đặt trạm nghỉ trên từng chặng. Đến đó, người và ngựa được thay để chạy tiếp chặng sau. - Thụ phong: nhận sắc phong. - Thừa tuyên: đơn vị hành chính thời Lê, tương đương với tỉnh, thành hiện nay. - Binh pháp: phép dùng binh - Tùy cơ ứng biến: theo tình hình cụ thể mà có cách ứng phó thích hợp. 2. Tìm hiểu chung a. Tác giả Ngô gia văn phái là một nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai, Hà Nội ngày nay. Đây là một dòng họ lớn có truyền thống nghiên cứu và sáng tác văn chương với những tên tuổi tiêu biểu như: Ngô Thì Ức (1709-1763); Ngô Thì Sĩ (1726-1780); Ngô Thì Nhậm (1746-1803); Ngô Thì Chí (1753-1788); Ngô Thì Du (1772-1840); Ngô Thì Hương (1774-1821),.. b. Tác phẩm - Thể loại: Tiểu thuyết lịch sử, viết bằng chữ Hán theo lối chương hồi, gồm 17 hồi. - Phương thức biểu đạt chính: Tự sự * Đoạn trích “Quang Trung đại phá quân Thanh” - Hoàn cảnh sáng tác + Hoàng Lê nhất thống chí được viết từ cuối triều Lê đến đầu triều Nguyễn + Dựa vào việc ghi chép lại những sự kiện lịch sử - xã hội có thực, nhân vật thực, địa điểm thực, tác phẩm đã phản ánh những biến động của lịch sử nước nhà từ cuối thế kỉ XVIII đến những năm đầu thế kỉ XIX, trong đó, tập trung phơi bày sự thối nát dẫn đến sụp đổ tất yếu của tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh, đồng thời ca ngợi cuộc khởi nghĩa Tây Sơn do người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ lãnh đạo. - Bố cục + Phần 1 (từ đầu đến ngày 25 tháng Chạp năm Mậu Thân (1788)): Được tin quân Thanh chiếm Thăng Long, Nguyễn Huệ lên ngôi vua, thân chinh đi dẹp giặc. + Phần 2 (tiếp theo đến tiến binh đến Thăng Long, rồi kéo vào thành): chiến thắng thần tốc của quân Tây Sơn với tài thao lược của vua Quang Trung. + Phần 3 (còn lại): Sự đại bại của quần tướng nhà Thanh và tình trạng thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống. - Tóm tắt hồi thứ 14 + Quân Thanh kéo vào Thăng Long, Nguyễn Huệ lên ngôi vua (hiệu là Quang Trung), ngày 25 tháng Chạp năm 1788 tiến ra Bắc diệt Thanh. + Dọc đường tuyển thêm binh lính, mở cuộc duyệt binh lớn, chia quân thành các ngả tiến ra Bắc. Chỉ dụ tướng lĩnh, khao quân vào ngày 30 tháng Chạp, hẹn đến ngày mồng 7 Tết thắng lợi. + Quân Tây Sơn đánh đến đâu thắng đến đó. Rạng sáng ngày mồng 3 Tết, bao vây đồn Hạ Hồi, giặc đầu hàng. Ngày mồng 5 Tết, tiến công đồn Ngọc Hồi. Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử, Tôn Sĩ Nghị tháo chạy về nước, Lê Chiếu Thống cùng gia quyến bỏ chạy theo. Hoạt động 2: Khám phá văn bản a. Mục tiêu: Khám phá được: - Nhân vật vua Quang Trung - Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và vua Lê Chiêu Thống - Yếu tố đặc trưng của thể loại truyện lịch sử trong đoạn trích b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV đặt câu hỏi: Em hãy nêu tình hình đất nước lúc bấy giờ? Nhận xét về tình thế đất nước? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS báo cáo kết quả, nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định. GV kết luận và nhấn mạnh, mở rộng kiến thức. GV nêu câu hỏi: Em hãy kể tên các nhân vật lịch sử xuất hiện trong văn bản? Gợi ý: Các nhân vật lịch sử + Quang Trung + La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp + Ngô Văn Sở + Lê Chiêu Thống + Tôn Sĩ Nghị GV tổ chức bài tập nhanh: Dựa vào thông tin trong SGK cùng những hiểu biết của em về lịch sử, em hãy nối những mốc thời gian sau đây gắn với sự kiện lịch sử tương ứng? Mốc thời gian Sự kiện lịch sử 24/11 Nguyễn Huệ nhận tin cấp báo, tổ chức nghĩa quân 25 tháng Chạp Quang Trung lên ngôi, thân chinh tiến quân 29 thá... vua tiến vào Thăng Long, Lê Chiêu Thống bỏ chạy. à Bậc kì tài quân sự, có tài thao lược hơn người, dùng binh biến hóa, bất ngờ è Quang Trung hiện lên với vẻ đẹp của người anh hùng trong chiến trận, người có tầm nhìn chiến lược, ý chí quyết tầm bảo vệ độc lập dân tộc; có tài cầm quần, tiền đoán chính xác, dùng binh biến hoá, bất ngờ, đóng vai trò quyết định trong chiến thắng thần tốc đại phá quần Thanh,... Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi gợi dẫn: - Tìm các chi tiết miêu tả hành động, thái độ của Tôn Sĩ Nghị và sự thất bại thảm hại của quân tướng nhà Thanh. - Nhân vật Lê Chiêu Thống được khắc họa rõ nét qua những chi tiết tiêu biểu nào? Phân tích một chi tiết đặc sắc, thể hiện rõ bản chất của nhân vật Lê Chiêu Thống, qua đó thấy được thái độ của tác giả đối với nhân vật này. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS báo cáo kết quả, nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định. GV kết luận và nhấn mạnh kiến thức. GV đặt câu hỏi mở rộng: Sự đối lập giữa hai nhân vật Quang Trung và Lê Chiêu Thống; giữa quân Tây Sơn và quân Thanh được biểu hiện ra sao? Sự đối lập đó đã góp phần như thế nào trong việc thể hiện chủ để của đoạn trích? à Gợi ý: - Hình ảnh vua Quang Trung oai phong, mạnh mẽ; giàu tinh thần tự tôn dân tộc, xông pha trận mạc làm nức lòng quân sĩ, tạo niềm tin quyết chiến, quyết thắng. Ngược lại, Lê Chiêu Thống hiện ra là kẻ hèn nhát, vi sự sống của bản thân mà sẵn sàng bán nước. Hình ảnh đội quân Tây Sơn dũng mãnh, trên dưới một lòng, chiến đấu xả thân vì nghiệp lớn, sức mạnh vô địch, chiến thắng vang dội, đối lập với quân Thanh thất bại nhục nhã, giẫm đạp lên nhau chạy trốn,... - Sự đối lập đó đã góp phần quan trọng giúp tác giả nhấn mạnh, tô đậm, làm nổi bật chủ đề của đoạn trích. Với quan điểm lịch sử đúng đắn và niềm tự hào dần tộc, các tác giả đã ca ngợi người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ với chiến công thần tốc đại phá quân Thanh, đồng thời phê phán, tố cáo những kẻ cướp nước và bán nước. *HSKT chỉ cần nắm được số phận thảm bại của vua Lê Chiêu Thống. 3. Sự thảm bại của quân tướng nhà thanh và Lê Chiêu Thống a. Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh Trước khi quân Tây Sơn đánh Sau khi quân Tây Sơn đánh Tướng Kiêu căng, tự mãn, chủ quan “Sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp...chuồn trước qua cầu phao rồi nhằm hướng Bắc mà chạy” Quân Mặc sức vui chơi “ai nấy đều rụng rời sợ hãi”, xin ra hàng hoặc bỏ chạy toán loạn Cả đội binh Quen diễu võ dương oai Chỉ còn biết tháo chạy, “đêm ngày đi gấp, không dám nghỉ ngơi. à Số phận tất yếu của kẻ xâm lược b. Số phận thảm bại của vua Lê Chiêu Thống - Vua Lê trong điện, nghe tin có biến ấy, vội vã cùng bọn Lê Quýnh, Trịnh Hiến đưa thái hậu ra ngoài. - Cướp thuyền đánh cá khi thấy cầu phao bị đứt, ngày mồng 6 chạy đến núi Tam Tằng. - Vua Lê đưa thái hậu đến đồn Hòa Lạc, được một người thổ hào giúp đỡ. - Khi nghe tin quân Tây Sơn đã đuổi theo đến nơi, vua vội vã đi theo lối tắt đến cửa ải, kịp chỗ nghỉ ngơi của Tôn Sĩ Nghị. à Bản chất hèn nhát, vì lợi ích riêng của dòng họ mà đem vận mệnh dân tộc đặt vào tay kẻ thù xâm lược của Lê Chiêu Thống. Hành động “rước voi giày mả tổ” khiến vua Lê mất tư cách của bậc quân vương. Qua đó, tác giả tỏ thái độ phê phán một cách nghiêm khắc đối với nhân vật này. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS khái quát nội dung nghệ thuật của bài - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức *HSKT chỉ cần nắm được phần giá trị nội dung. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Cốt truyện được xây dựng trên cơ sở các sự kiện đã xảy ra nhằm thể hiện chủ đề của tác phẩm - Ngôn ngữ truyện kể và nhân vật phù hợp với thời đại được miêu tả. - Lối văn trần thuật đặc sắc. 2. Nội dung Văn bản viết về hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ văn võ song toàn với chiến công đại phá quân Thanh. Tình cảnh thất bại ê chề, nhục nhã của bọn vua quan bán nước, cướp nước. Hoạt động 3: Luyện tập a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: GV tổ chức trò chơi Trắc nghiệm: Câu 1: Nhóm tác giả Ngô gia văn phái đã lên tiếng phê phán những đối tượng nào? (Chọn 2 đáp án) A. Ngô Thì Nhậm. B. Quân tướng nhà Thanh. C. Lân và Sở. D. Vua tôi Lê Chiêu Thống. Câu 2: Sự kiện nào không xuất hiện trong đoạn trích Quang Trung đại phá quân Thanh? A. Quân Thanh thất bại thảm hại, Tôn Sĩ Nghị và Lê Chiêu Thống tháo chạy B. Tôn Sĩ Nghị xin gia nhập đội quân Tây Sơn. C. Đêm 30 Tết, quân ta vượt sông Gián tiêu diệt gọn quân địch ở đồn tiển tiêu D. Quang Trung thần tốc ra bắc đánh tan quân Thanh. Câu 3: Theo em, nguồn cảm hứng nào đã chi phối ngòi bút tác giả khi tạo dựng hình ảnh vua Q
File đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_ngu_van_8_sach_ket_noi_tri_thuc_nam_hoc_202.docx
- Tuần 1.docx
- Tuần 2.docx
- Tuần 3.docx
- Tuần 4.docx
- Tuần 5.docx
- Tuần 6.docx
- Tuần 7.docx
- Tuần 8.docx
- Tuần 9.docx
- Tuần 10.docx
- Tuần 11.docx
- Tuần 12.docx
- Tuần 13.docx
- Tuần 14.docx
- Tuần 15.docx
- Tuần 16.docx
- Tuần 17.docx
- Tuần 18.docx
- Tuần 19.docx
- Tuần 20.docx
- Tuần 21.docx
- Tuần 22.docx
- Tuần 23.docx
- Tuần 24.docx
- Tuần 25.docx
- Tuần 26.docx
- Tuần 27.docx
- Tuần 28.docx
- Tuần 29.docx
- Tuần 30.docx
- Tuần 31.docx
- Tuần 32.docx
- Tuần 33.docx
- Tuần 34.docx
- Tuần 35.docx