Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 8 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2023-2024
YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- HS nhận biết được một số yếu tố của truyện lịch sử như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ
- HS nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản
- Học sinh phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề
- Học sinh nhận biết được biệt ngữ xã hội, từ ngữ địa phương, hiểu được phạm vi tác dụng của việc sử dụng biệt ngữ xã hội, từ ngữ địa phương trong giao tiếp và trong sáng tác văn học.
- Học sinh viết được bài văn kể lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội đã để lại cho bản thân nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc, có dùng yếu tố miêu tả hay biểu cảm hoặc cả hai yếu tố này trong văn bản.
- Học sinh biết trình bày bài giới thiệu ngắn về một cuốn sách
- Biết tự hào về truyền thống yêu nước và giữ nước của cha ông ta. Có ý thức tìm hiểu và trau dồi kiến thức về lịch sử của dân tộc.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 8 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2023-2024
BÀI 1: CÂU CHUYỆN CỦA LỊCH SỬ Đó là những câu chuyện, không phải lịch sử. Cái mà tôi muốn biết là những câu chuyện này xảy ra khi nào và như thế nào. – E.H. Gôm-bric (E.H.Gombric) – Số tiết 13 YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - HS nhận biết được một số yếu tố của truyện lịch sử như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ - HS nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản - Học sinh phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề - Học sinh nhận biết được biệt ngữ xã hội, từ ngữ địa phương, hiểu được phạm vi tác dụng của việc sử dụng biệt ngữ xã hội, từ ngữ địa phương trong giao tiếp và trong sáng tác văn học. - Học sinh viết được bài văn kể lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội đã để lại cho bản thân nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc, có dùng yếu tố miêu tả hay biểu cảm hoặc cả hai yếu tố này trong văn bản. - Học sinh biết trình bày bài giới thiệu ngắn về một cuốn sách - Biết tự hào về truyền thống yêu nước và giữ nước của cha ông ta. Có ý thức tìm hiểu và trau dồi kiến thức về lịch sử của dân tộc. Tuần 1 Tiết 1,2,3 GIỚI THIỆU BÀI HỌC, TRI THỨC NGỮ VĂN VĂN BẢN 1: LÁ CỜ THÊU SÁU CHỮ VÀNG ( NGUYỄN HUY TƯỞNG) NS: 03/9/2023 ND 8/1: 5&9/9/2023 8/2: 6&7/9/2023 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực riêng biệt - HS nhận biết được một số yếu tố của truyện lịch sử như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ - HS nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản - Học sinh phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề của văn bản 2. Phẩm chất: - Biết ơn, tự hào truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị dạy học: Máy tính, ti vi, bảng phụ, bút dạ, phiếu học tập. 2. Học liệu: KHBD, SGK, SGV, SBT, PHT, tranh ảnh về Trần Quốc Toản; - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp; - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà; III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề. b) Nội dung: Giáo viên cho học sinh tham gia trò chơi “Bức ảnh bí mật” c) Sản phẩm: Câu trả lời và thái độ khi tham gia trò chơi d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Đi tìm chân dung các thiếu niên anh hùng Mỗi hình ảnh và thông tin dưới đây là gợi ý về một thiếu niên anh hùng trong lịch sử dân tộc ta. Hãy quan sát hình ảnh, theo dõi các thông tin và cho biết đó là vị anh hùng nào? Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - Gv quan sát lắng nghe - Hs quan sát tranh, đọc thông tin, suy nghĩ tìm câu trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: - Hs trình bày sản phẩm cá nhân - Gv gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: Chúng ta vừa mới đi qua một vài chân dung trong cuộc hành trình đi tìm chân dung các thiếu niên anh hùng. Có biết bao nhiêu những con người được lịch sử ghi lại, được nổi danh, tên đã thành tên đường, tên phố, tên xóm, tên làng và cũng có biết bao nhiêu những người anh hùng khác nữa- những anh hùng thiếu niên vô danh cũng đã ngã xuống, cũng đã cống hiến và hy sinh cho độc lập tự do, cho sự phát triển của đất nước, dân tộc mình. Ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu một câu chuyện cũng rất xúc động về một người anh hùng thiếu niên như vậy nhưng thời gian của lịch sử đẩy chúng ta về xa thời kỳ trung đại, của thời kỳ phong kiến, của những năm tháng đất nước đã sục sôi trước cuộc kháng chiến chống quân Nguyên mông lần thứ hai của thời kỳ nhà Trần: LÁ CỜ THÊU SÁU CHỮ VÀNG (NGUYỄN HUY TƯỞNG) 2. HOẠT ĐỘNG 2: HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 2. 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học a) Mục tiêu: Hs nắm được những vấn đề chung về chủ đề của bài học. Thể loại chính. b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Gv chuyển giao nhiệm vụ Gv yêu cầu học sinh đọc đoạn giới thiệu bài học cùng với câu hỏi: - Phần giới thiệu bài học muốn nói với chúng ta điều gì? - Ở chủ đề này các em học mấy văn bản?Thể loại của từng văn bản? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - HS quan sát, lắng nghe, suy nghĩ - GV lắng nghe, gợi mở Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Gv tổ chức hoạt động - Hs trả lời câu hỏi Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Gv định hướng về mục tiêu cần đạt qua bài học cho học sinh I. Giới thiệu bài học - Chủ đề bài học: Câu chuyện lịch sử - Thể loại chính: Truyện lịch sử. Có 3 văn bản: + Lá cờ thêu sáu chữ vàng (Nguyễn Huy Tưởng). + Quang Trung đại phá quân Thanh (... vàng, Sống mãi với Thủ đô,... 2. Văn bản: “ Lá cờ thêu sáu chữ vàng” là cuốn truyện lịch sử gồm 18 phần. Nhân vật chính của tác phẩm là Trần Quốc Toản, một thiếu niên dòng dõi nhà Trần sớm mồ côi cha. Khi quân Nguyên sang xâm lược, Quốc Toản chưa đến tuổi trưởng thành nên không được vua cùng các vương hầu cho dự bàn việc đánh giặc, chàng trai đã về xin mẹ cho chiêu mộ binh lính, huấn luyện quân sĩ, dựng cờ lớn thêu sáu chữ “Phá cường địch báo hoàng ân”. Quốc Toản xung trận giết giặc anh dũng chiến đấu và lập được nhiều chiến công. Bố cục: 3 phần Phần 1: từ đầu đến “...sao ta là người gần gụi, quan gia chẳng hỏi một lời?”: Hoàn cảnh và tâm trạng của quốc Toản khi đến bến Bình Than Phần 2: tiếp theo đến “...Vậy thưởng cho em ta một quả”: Quốc Toản xông xuống thuyền rồng, tỏ bày ước nguyện đánh giặc cứu nước. Phần 3: còn lại: Quốc Toản quyết chí chiêu binh mãi mã để cầm quân đi đánh giặc. Hoạt động 2.3.2. Khám phá chi tiết văn bản a. Mục tiêu: Hs tìm hiểu chi tiết truyện về bối cảnh và cốt truyện b. Nội dung: - GV sử dụng KT đặt câu hỏi, sử dụng KT khăn phủ bàn cho HS thảo luận nhóm. - HS suy nghĩ cá nhân để trả lời, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. c. S ản phẩm: Câu trả lời và phiếu học tập đã hoàn thành của HS b. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV phát phiếu học tập, hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3: Bối cảnh và cốt truyện Câu 1: Em hãy cho biết câu chuyện được kể diễn ra trên bối cảnh sự kiện lịch sử nào của dân tộc ta? Câu 2: Hãy tìm các chi tiết được dùng để miêu tả quang cảnh và không khí diễn ra hội nghị Bình Than? Em có nhận xét gì về khung cảnh này? Câu 3: Nêu các sự việc chính tạo nên cốt truyện cho văn bản “Lá cờ thêu sáu chữ vàng”? Em có nhận xét gì cốt truyện của văn bản này? Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - Học sinh đọc ngữ liệu văn bản. - HS hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm, thảo luận, thống nhất kết quả ghi vào phiếu bài tập. - GV quan sát, hỗ trợ HS. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày kết quả (cá nhân/đại diện nhóm). Bước 4: Đánh giá nhận xét: - HS khác theo dõi, đánh giá, nhận xét, bổ sung. - GV quan sát, hỗ trợ, tư vấn; nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS, chốt kiến thức, chuyển giao nhiệm vụ mới. Dự kiến sản phẩm: Câu 1: Năm 1282, trước dã tâm xâm lược ngày càng trắng trợn của quân Nguyên: sứ giặc nghênh ngang giữa triều đình ta, đòi mượn đường Đại Việt để quân Nguyên tiến xuống phương nam diệt Chiêm Thành. Nhân dân trong nước một lòng xin đánh giặc giữ nước. Trong hàng ngũ vương hầu, tướng lĩnh của triều đình, vẫn chưa có sự thống nhất về phương hướng chiến lược. Có người chủ kiến, có kẻ chủ hòa. Vua Trần Nhân Tông tổ chức hội nghị quân sự ở bến Bình Than, họp các vương hầu, bản định chủ trương chiến- hòa, bảo vệ nền độc lập dân tộc. Hội nghị Bình Than có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra sự thống nhất ý chí trong hoàng tộc, từ đó gây dựng sự đoàn kết, nhất trí làm hạt nhân cho sức mạnh đoàn kết của cả dân tộc, đồng sức đồng lòng đánh giặc. Câu 2: Khung cảnh tại bến Bình Than: + Thuyền của nhà vua cùng các vương hầu tề tựu về bến Bình Than. Cảnh thuyền ngự của nhà vua là thuyền của các đại vương, tiếp đến là thuyền của các tước vương bậc dưới, rồi đến thuyền của tước hầu, cuối cùng là thuyền của tướng sĩ hộ vệ. + Thuyền ngự của nhà vua sơn son thiếp vàng, cờ quạt, tàn vàng, tán tía và đồ nghi trượng uy nghiêm. Thuyền của các đại vương sơn đủ các màu, mui thuyền phất phới những lá cờ mang vương hiệu của chủ nhân. “Những lá cờ bay múa trên những đoàn thuyền đẹp như gấm như hoa.” + Quân Thánh Dực canh gác nghiêm cẩn, không cho kẻ lạ lại gần khu vực bàn bạc việc quân. + Từ trên bờ, nhìn qua chấn song cửa sổ thuyền rồng, thấy hình ảnh các vương hầu năm cùng nhà vua bàn việc nước. Biết ngoài, những người nội thị quỳ ở mui, dâng trầu cau, dâng trà, dâng thuốc. Nhận xét: Quang cảnh và không khí trang nghiêm tại bến Bình Than cho thấy nơi đây diễn ra sự kiện có tính chất quan trọng và bí mật, sự kiện này có liên quan mật thiết đến an nguy của đất nước. Không gian được miêu tả từ bao quát đến cụ thể. Các chi tiết được miêu tả sinh động nhằm giúp người đọc có những hình dung chân thực nhất về không khí của thời đại và sự kiện. Câu 3: Diễn biến sự việc: + Hoài Văn suốt ngày hôm trước dong duổi đi tìm vua, quên không ăn uống. Đến được bến Bình Than, chàng không được cho xuống thuyền tham dự hội nghị với các vương hầu. Đợi suốt từ sớm đến trưa, chàng nóng ruột xô mấy người lính Thánh Dực để xuống thuyền vua nhưng bị quân lính vây kín. + Nghe ồn ào, nhà vua cùng các vương hầu đều chú ý đến Hoài Văn. Chiêu Thành Vương (chủ của Hoài Văn) chạy tới khuyên nhủ cháu không được làm càn. Nghe Chiêu Thành Vương nói vẫn có người muốn hòa với giặc, Hoài Văn bất bình, chạy xồng xộc xuống bến tàu vua xin đánh giặc, “cho giặc mượn đường là mất nước” + Chiêu Quốc Vương vốn là kẻ chủ hòa xin vua chém đầu Hoài Văn “... Hoài Văn hiểu rõ hành động tự ý xông xuống thuyền là trọng tội nhưng chàng vẫn “liều một chết”, “mặc cho triều đình luận tội”. Chỉ mong được nói to hai tiếng xin đánh để tỏ rõ tấm lòng và ý kiến của bản thân. =>Tính chất hành động thì bồng bột, nông nổi nhưng mục đích thì trong sáng, chân thành.+ Chàng xô mấy người lính Thánh Dực ngã chúi”; tuốt gươm mắt trừng điên dại”; “đỏ bừng mặt, quát lớn”, “ vung gươm múa tít” cùng với những lời nói dứt khoát “không buông ra ta chém”, “ lôi thôi thì hãy nhìn luwoix gươm này”. => Hành động rất mạnh mẽ, quyết đoán, dũng cảm. *Hành động và lời nói của Trần Quốc Toản - Trò chuyện với Chiêu Thành Vương: + Thái độ: cúi đầu thưa -> sự lễ phép tôn kính với bậc trưởng thượng. + Lời nói: giải thích rõ lí do mình hành động như vậy. Xuất phát từ tấm lòng trung nghĩa, muốn chia sẻ nỗi lo với nhà vua (trung), muốn gánh vác lo toan việc nước để cứu nguy xã tắc (nghĩa). Vì vậy, biết là “mang tội lớn” nhưng vẫn làm. + Khi nghe nói có người chủ hòa, thái độ của Quốc Toản thay đổi hẳn: “đứng phắt dậy, mắt long lên” rồi “chạy xồng xộc xuống bến, qùy tâu vua mà tiếng nói như thét”. + Lời nói: “Ai chủ hòa? Ai chủ hòa? Cho nó mượn đường ư? Không biết đấy là kế giả đồ diệt Quắc của nó đấy sao? Dâng giang sơn gốm vóc này cho giặc hay sao mà lại làm thế? + Tiếng nói như thét: “Xin quan gia cho đánh! Cho giặc mượn đường là mất nước.” Hàng loạt câu nghi vấn vừa chất vấn để vạch trần bộ mặt phản quốc của phe “chủ hòa” vừa thể hiện một cách trực tiếp, nồng nhiệt sự bất bình, căm phẫn của Quốc Toản. Tiếng thét thể hiện ước nguyện thiết tha của một người yêu nước, lo cho vận nước. *Hành động và suy nghĩ của Trần Quốc Toản - Khi đã lên bờ + Hoài Văn “tức vừa hơn vừa tủi”, “quắc mắt lắm chặt bàn tay lại”, “ bàn tay rung lên vì giận dữ” vì vẫn không dự được dự bàn việc nước, lại nhận những tiếng cười của mấy vị vương hầu chỉ hơn chẳng vài tuổi, cả tiếng cười chế nhạo của đám quân Thánh Dực + Chàng quyết tâm chiêu binh mãi mã, cầm quân đi đánh giặc để chứng tỏ mình không phải một kẻ “toi cơm”, để “báo được ơn vua”. + Quả cam trong tay chàng đã nát bét từ lúc nào, chỉ còn trơ bã. => Những suy nghĩ, hành động ấy thể hiện lòng yêu nước mãnh liệt, ý chí quyết chiến để báo ơn vua, đền nợ nước nhưng cũng là để thể hiện và khẳng định giá trị của bản thân mình. Cách thể hiện tình cảm hồn nhiên nhưng đáng quý, đáng trọng và đáng phục. ? Nhận xét về nhân vật Trần Quốc Toản? - Trần Quốc Toản là hình ảnh chàng thiếu niên trẻ tuổi, sinh ra trong cảnh vận nước lâm nguy, đã sớm biết lo lắng cho giang sơn, xã tắc, thể hiện lòng yêu nước một cách nồng nhiệt, chân thành đầy mạnh mẽ và quả cảm. - Chính những tình cảm và hành động ấy đã góp phần tạo nên người anh hùng dũng cảm chiến đấu, giết giặc, lập công dưới lá cờ thêu sáu chữ vàng trên chiến trường những năm về sau. - Chân dung nhân vật Trần Quốc Toản cũng là hình ảnh tiêu biểu trong lớp lớp thiếu niên anh dũng, cho tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm từ bao đời nay của dân tộc ta. ? Nhận xét về cách xây dựng nhân vật Trần Quốc Toản? - Hình tượng Trần Quốc Toản được nhà văn Nguyễn Huy Tưởng xây dựng dựa trên nguyên mẫu anh hùng thiếu niên Trần Quốc Toản trong lịch sử triều Trần. Đại Việt sử ký toàn thư cùng Khâm định Việt sử thông giám cương mục có ghi: vào tháng 10 năm 1282, vua Trần Nhân Tông mở hội nghị Bình Than, cùng quan viên bàn kế chống quân Nguyên. Nhà vua thấy Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản, Hoài Nhân Vương Trần Quốc Kiện đều còn trẻ tuổi, không cho dự bàn. Quốc Toản trong lòng hổ thẹn, phẫn khích, tay cầm thanh kiếm, tay kia bóp nát quả cam lúc nào không hay. - Để hình tượng nhân vật trở nên sinh động và chân thực, tác giả đã sáng tạo ra các chi tiết miêu tả tâm trạng, suy nghĩ, cảm xúc, hành động của nhân vật. Đặc biệt, ông còn đặt Trần Quốc Toản trong một tình huống đầy thử thách và các mối quan hệ khác nhau để tính cách nhân vật được bộc lộ trọn vẹn và trở nên ấn tượng. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV phát phiếu học tập, hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5: Tìm hiểu các nhân vật phụ Câu 1: Chứng kiến hành động và nghe lời tâu bày của Trần Quốc Toản, vua Thiêụ Bảo có thái độ và cách xử lí như thế nào? Thái độ và cách xử lí đó cho thấy điều gì ở vị vua này? Câu 2: Nhân vật Chiêu Thành Vương đã có những lời nói như thế nào trước hành động xông xuống thuyền ngự của Hoài Văn? Câu 3: Thông qua lời nói của Chiêu Quốc Vương em thấy nhân vật này là người như thế nào? Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - Học sinh đọc ngữ liệu văn bản. - HS hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm, thảo luận, thống nhất kết quả ghi vào phiếu bài tập. - GV quan sát, hỗ trợ HS. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày kết quả (cá nhân/đại diện nhóm). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - HS khác theo dõi, đánh giá, nhận xét, bổ sung. - GV quan sát, hỗ trợ, tư vấn; nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS, chốt kiến thức, chuyển giao nhiệm vụ mới. Dự kiến s... để báo thù riêng. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Đan xen ý nghĩ của nhân vật với lời kể, khắc họa rõ nét tính cách nhân vật - Ngôn ngữ mang màu sắc lịch sử 2. Nội dung - Ca ngợi tấm lòng yêu nước của người thiếu niên trẻ tuổi Trần Quốc Tuấn - Ca ngợi khí thế hào hùng của nhà Trần và cha ông ta thời kháng chiến chống quân Nguyên - Mông 3. HOẠT ĐỘNG 3: HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập để củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS, thái độ khi tham gia trò chơi d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Gv chuyển giao nhiệm vụ: + Cách đọc hiểu một truyện lịch sử + Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện nội dung bài học. Bước 2: HS trao đổi, thảo luận thực hiện nhiệm vụ: * Học sinh trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ: - Gv quan sát, lắng nghe. - Hs quan sát sách giáo khoa tìm câu trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Hs trình bày sản phẩm cá nhân Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Gv chốt kiến thức. Bài tập1 : Qua việc đọc hiểu văn bản “ Lá cờ thêu sáu chữ vảng”, em hãy rút ra phương pháp đọc hiểu một văn bản truyện lịch sử? Bài 2: Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện nội dung bài học. 4. HOẠT ĐỘNG 4: HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (Có thể giao về nhà) a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn c. Sản phẩm học tập: đoạn văn của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam? Bước 2: HS trao đổi, thảo luận thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận: GV gọi bất kì cá nhân nào trình bày kết quả. Gợi ý: Kiểu bài: Phân tích một chi tiết trong tác phẩm văn học. Chủ đề đoạn văn: Chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam Dung lượng: 7-9 câu Đoạn văn có thể gồm có ý như sau: + Hoàn cảnh Trần Quốc Toản bóp nát quả cam: sau khi xuống thuyền ngự, bày tỏ quyết tâm đánh giặc với nhà vua, bị từ chối và được nhà vua tặng quả cam. + Tâm trạng của Trần Quốc Toản sau khi được tặng cam? Chàng đã có những suy nghĩ, cử chỉ gì? + Ý nghĩa của chi tiết nàỳ trong việc khắc họa chân dung nhân vật Trần Quốc Toản? Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Gv tổ chức hoạt động, gọi 4-5 hs trình bày sản phẩm - Hs khác nhận xét, bổ sung, phản biện câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Gợi ý: Tháng 10/1285, các vua Trần mở hội nghị Bình Than để bàn kế chống quân Nguyên, vua thấy Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản lúc này mới 16 tuổi nên không cho dự bàn. Trần Quốc Toản cảm thấy vô cùng hổ thẹn, phẫn kích, tay cầm quả cam vua ban và đã bóp nát lúc nào không biết. Lúc mở bàn tay ra chỉ còn trơ bã, quả cam đã nát bét. Chi tiết bóp nát quả cam của Trần Quốc Toản là một chi tiết nghệ thuật đắt giá trong tác phẩm. Hành động này thể hiện tinh thần kiên quyết không khoan nhượng với quân xâm lược, một trái tim nóng ấm và một cái đầu lạnh. Chi tiết chứng tỏ tinh thần yêu nước nồng nàn của cậu thanh niên trẻ tuổi trước họa ngoại xâm. Từ sau hành động đó Hoài văn hầu đã chọn cho mình cách hành xử đúng đắn, chàng tự mình đứng lên chiêu binh mãi mã. Dũng cảm lao vào trận chiến để đánh đuổi quân xâm lược, bảo vệ lãnh thổ của dân tộc. Có thể nói đây là chi tiết tiền đề cho hàng loạt những chuỗi hành động yêu nước của chàng thanh niên trẻ tuổi sau này.. *Dặn dò: - Đọc lại văn bản - Viết hoàn chỉnh đoạn văn theo yêu cầu. - Xem các bài tập phần Thực hành tiếng Việt. Tuần 1 Tiết 4 THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT BIỆT NGỮ XÃ HỘI Ngày soạn: 3/9/2023 Ngày dạy 8/1: 9/9/2022 8/2: 7/9/2023 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực: a. Năng lực riêng biệt: + Nhận biết và nắm được đặc điểm của biệt ngữ xã hội. + Hiểu được phạm vi và tác dụng của việc sử dụng biệt ngữ xã hội trong giao tiếp và trong sáng tác văn chương. b. Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu được nội dung của chủ đề. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề để tìm hiểu được nội dung của chủ đề. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp. 2. Phẩm chất - Chăm chỉ, ham học - Trách nhiệm: Không lạm dụng biệt ngữ xã hội, luôn có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU - Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập. - Thiết bị: Máy tính, máy chiếu. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG 1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU a. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề. c. Sản phẩm:... gì. c) Phú ghẻ “nổ” một tràng khiến Cường tắt dài. Nó nghệt mặt một hồi rồi ngẩn ngơ hỏi lại: - Chẳng lẽ tụi mày đến đây để chơi trò “phá đám”? ( Nguyễn Nhật Ánh, Trại Hoa vàng) d) - Cậu có bít bộ phim “Stand by me Doroeme” không? - Mình khum. - Pó tai với cậu, phim đó lớp mình ai cũng xem hết rồi. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - Học sinh đọc ngữ liệu văn bản. - HS hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm, thảo luận, thống nhất kết quả ghi vào phiếu bài tập. - GV quan sát, hỗ trợ HS. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trình bày kết quả (cá nhân/đại diện nhóm). Dự kiến sản phẩm: Từ “chém gió” là biệt ngữ xã hội. Từ “chém gió” trong câu trên không được hiểu là hành động vung bàn tay về một phía (thường là vung lên vung xuống) mà được hiểu là: hành động nói những điều không đúng sự thật, ba hoa, khoác lác. Từ “anh hùng bàn phím” là biệt ngữ xã hội. -> Từ “anh hùng bàn phím” ở trong câu trên được sử dụng với ý nghĩa mỉa mai, chê cười một số người sử dụng mạng xã hội. Họ là những người “giấu mặt” sau màn hình máy tính, bình luận( comment) qua bàn phím, một cách thoải mái, không cần quan tâm vấn đề đó đúng hay sai, bởi họ nghĩ mạng xã hội là thế giới ảo. c) Từ “nổ” , “tắt dài” là biệt ngữ xã hội. + Từ “nổ” được hiểu là nói nhiều, nói khoác và nói một cách rất hùng hồn về một vấn đề nào đó. + “tắt dài” là trạng thái ngừng nói đột ngột. d) Các biệt ngữ xã hội được dùng trong đoạn hội thoại trên là: + “bít” là cách viết lệch âm chuẩn của “biết + “khum” là cách viết lệch âm chuẩn của “không” + “pó tai” là cách viết lệch âm chuẩn của “bó tay”( nghĩa là bất, lực không thể làm gì được ) Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - HS khác theo dõi, đánh giá, nhận xét, bổ sung. - GV quan sát, hỗ trợ, tư vấn; nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS, chốt kiến thức, chuyển giao nhiệm vụ mới. ? Từ đó, em thấy biệt ngữ xã hội có tác dụng gì? Phạm vi sử dụng biệt ngữ xã hội ? 1. Nhận biết và xác định đặc điểm của biệt ngữ xã hội - Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ có đặc điểm riêng (về ngữ âm, ngữ nghĩa) hình thành trên những qui ước riêng của một nhóm người nào đó, do vậy, chỉ sử dụng trong phạm vi hẹp + Biệt ngữ xã hội có đặc điểm riêng về mặt ngữ âm (các từ chưa có trong từ vựng tiếng Việt). + Biệt ngữ xã hội cũng có thể là các từ đã có trong vốn từ tiếng việt nhưng được sử dụng với nghĩa khác. + Do có những đặc điểm khác biệt như vậy, nên khi viết, các biệt ngữ xã hội sẽ được đưa vào dấu ngoặc kép hoặc được in nghiêng và được chú thích về nghĩa. 2. Tác dụng và phạm vi sử dụng biệt ngữ xã hội - Đối với nhà văn, việc sử dụng biệp ngữ để miêu tả cuộc sống, sinh hoạt của một nhóm người đặc biệt nào đó đôi khi trở nên cần thiết. Nhờ dùng biệt ngữ, bức tranh cuộc sống của một đối tượng cụ thể trở nên sinh động, chân thực. - Trong cuộc sống hằng ngày, việc dùng biệt ngữ xã hội ở một nhóm người cụ thể góp phần tạo ra phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ở nhóm người đó. - Trong giao tiếp thường ngày: nên sử dụng biệt ngữ xã hội một cách hạn chế, phù hợp với đối tượng và mục đích giao tiếp cụ thể, phù hợp với các hoàn cảnh nhất định. - Trong văn chương, nhà văn cũng không lạm dụng các biệt ngữ xã hội, để giữ sự trong sáng của tiếng Việt, đảm bảo tính thẩm mỹ và giá trị thông tin tới đông đảo bạn đọc. 3. HOẠT ĐỘNG 3: HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập. b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. b. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Gv chuyển giao nhiệm vụ: ? Chỉ ra biệt ngữ xã hội ở những câu sau và cho biết dựa vào đâu em khẳng định như vậy. Hãy giải nghĩa các biệt ngữ đó. a. Năm lên sáu, cung thiếu nhi thành phố có cuộc tuyển “gà” khắp các trường tiểu học, tôi cũng được chọn gửi đến lớp năng khiếu. (Ngô An Kha, Tìm mảnh ghép thiếu) b. Ôn tập cẩn thận đi em. Em cứ “tủ” như vậy, không trúng đề thì nguy đấy. Bước 2: Hs trao đổi, thảo luận thực hiện nhiệm vụ: - Gv quan sát, lắng nghe. - Hs quan sát sách giáo khoa tìm câu trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Hs trình bày sản phẩm cá nhân Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Gv chuyển giao nhiệm vụ: Cái việc lơ đễnh rất hữu ý đó, cái chuyện bỏ quên hộp thuốc lào vẫn là một ám hiệu của Cai Xanh dùng tới mỗi lúc đi tìm bạn để “đánh một tiếng bạc lớn” nghĩa là cướp một đám to. (Nguyễn Tuân, Một đám bất đắc chí) Vì sao ở câu trên, người kể chuyện phải giải thích cụm từ “đánh một tiếng bạc lớn”? Theo em, tác giả dùng cụm từ đó với mục đích gì? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS quan sát, theo dõi, suy ngẫm - GV quan sát, gợi mở Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS báo cáo sản phẩm ...yện của hai người bạn cùng trang lứa, nội dung cuộc trò chuyện là sự việc thường ngày thì việc sử dụng biệt ngữ là phù hợp và được chấp nhận. 4. HOẠT ĐỘNG 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (Có thể giao về nhà) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: đoạn văn của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước1: Chuyển giao nhiệm vụ Cùng với sự bùng nổ của những trang mạng xã hội, ngôn ngữ của giới trẻ hiện nay đang có những thay đổi và cập nhật nhanh chóng. Hàng loạt các biệt ngữ(tiếng lóng) được các bạn trẻ sáng tạo và sử dụng phổ biến. Là một người trẻ, em hãy chỉ ra mặt lợi và hại của việc các bạn trẻ sử dụng tiếng lóng hiện nay. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - Gv quan sát, lắng nghe gợi mở - HS thực hiện nhiệm vụ; Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Gv tổ chức hoạt động, gọi 4-5 hs trình bày ản phẩm Cách tạo tiếng lóng của giới trẻ hiện nay + Các bạn học sinh, sinh viên thường sử dụng thử theo kiểu viết tắt, viết ký hiệu, ngôn ngữ “tự chế” nửa tây, nửa ta, nửa chữ, nửa số,... để nhắn tin trên điện thoại hoặc khi dùng mạng xã hội. + Ngôn ngữ của giới trẻ đa phần được sáng tạo từ tiếng mẹ đẻ, ngoài ra còn đến từ việc chế từ tiếng Anh hoặc tiếng Trung Quốc. - Hs khác nhận xét, bổ sung, phản biện câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Gợi ý 1: Lợi ích của việc giới trẻ sáng tạo nhiều từ ngữ mới. + Sự ra đời ngôn ngữ của giới trẻ đã góp phần làm phong phú thêm vốn từ của tiếng Việt. + Khi các bạn trẻ giao tiếp cùng nhau, sẽ thường xuyên sử dụng tiếng lóng, điều này giúp cho những cuộc trò chuyện trở nên gần gũi, thân thiết, tạo điều kiện cho sự kết nối và hòa nhập. Cần sáng tạo và sử đúng mực ngôn ngữ giới trẻ. + Nếu giới trẻ lạm dụng biệt ngữ thì có thể ảnh hưởng đến việc phát triển các kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng tạo lập văn bản. Tiếng lóng được sử dụng chủ yếu trong giao tiếp hằng ngày (khẩu ngữ”, khi nó bị dùng tràn lan và quá đà sẽ khiến cho các bạn trẻ loay hoay không biết thể hiện những từ ngữ đó như thế nào trên văn bản (văn viết), điều này sẽ gây ra bất lợi cho quá trình học tập và làm việc. Cần sáng tạo và sử dụng đúng mực ngôn ngữ giới trẻ + Sử dụng nhiều tiếng lóng, đặc biệt là các từ pha tạp giữa tiếng Việt với các ngoại ngữ khác sẽ làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt. Điều này cũng gây ra sự khó chịu và khó hiểu khi các bạn trẻ giao tiếp với những người thuộc các nhóm xã hội khác. *Dặn dò: - Về nhà làm các bài tập còn lại, xem lại những bài tập đã thực hành. - Đọc và trả lời các câu hỏi bài Quang Trung đại phá quân Thanh (Hồi thứ 14). BÀI 1: CÂU CHUYỆN CỦA LỊCH SỬ Đó là những câu chuyện, không phải lịch sử. Cái mà tôi muốn biết là những câu chuyện này xảy ra khi nào và như thế nào. – E.H. Gôm-bric (E.H.Gombric) – Số tiết 13 YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - HS nhận biết được một số yếu tố của truyện lịch sử như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ - HS nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản - Học sinh phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề - Học sinh nhận biết được biệt ngữ xã hội, từ ngữ địa phương, hiểu được phạm vi tác dụng của việc sử dụng biệt ngữ xã hội, từ ngữ địa phương trong giao tiếp và trong sáng tác văn học. - Học sinh viết được bài văn kể lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội đã để lại cho bản thân nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc, có dùng yếu tố miêu tả hay biểu cảm hoặc cả hai yếu tố này trong văn bản. - Học sinh biết trình bày bài giới thiệu ngắn về một cuốn sách - Biết tự hào về truyền thống yêu nước và giữ nước của cha ông ta. Có ý thức tìm hiểu và trau dồi kiến thức về lịch sử của dân tộc. Tuần 2 Tiết 5, 6 VĂN BẢN 2 HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ (NGÔ GIA VĂN PHÁI) HỒI THỨ 14: “Đánh Ngọc Hồi, quân Thanh bị thua trận. Bỏ Thăng Long, Chiêu Thống trốn ra ngoài” NS: 03/9/2023 ND 8/1: 11/9/2023 8/2: 13/9/2023 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề - Biết phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau. b. Năng lực riêng biệt - Biết cách đọc hiểu một truyện lịch sử Nhận biết được một số yếu tố của truyện sử: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ. - Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích được một số căn cứ xác định chủ đề tác phẩm. 2. Phẩm chất Chăm chỉ, ham học Trách nhiệm: Tự hào về truyền thống yêu nước và giữ nước của cha ông ta. Có ý thức tìm hiểu và trau dồi kiến thức về lịch sử của dân tộc. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập, tranh ảnh về vua Quang Trung. - Bảng phân công nhiệm vụ ch...nhau mà chết, Quang Trung đánh tan hơn 20 vạn quân Thanh. - Vua tôi Lê Chiêu Thống cũng sợ mất mật, chạy theo quân Tôn Sĩ Nghị sang Trung Quốc, chịu số phận bi thảm của một ông vua bán nước. 2.2. Khám phá chi tiết văn bản a. Mục tiêu: - Giúp HS phát triển kĩ năng đọc VB truyện tiểu thuyết lịch sử: nhận biết, hiểu được nhân vật, chi tiết, cốt truyện, và rút ra bài học ý nghĩa. Nắm được những đặc trưng nổi bật của thể loại tiểu thuyết lịch sử. b. Nội dung: GV sử dụng PP thảo luận nhóm, KT đặt câu hỏi, HS làm việc cá nhân, nhóm để tìm hiểu VB. c. Sản phẩm: Câu trả lời, phiếu học tập đã hoàn thiện. d. Tổ chức thực hiện: Phiếu học tập 01 a/ Quang Trung lên ngôi, chuẩn bị tiến quân ra Bắc Lí do Thái độ Hành động Nhận xét Phiếu học tập 02 b/ Quang Trung chiêu mộ binh lính Lời nói Tâm tư Hành động Nhận xét Phiếu học tập 03 c/ Quang Trung đại phá quân Thanh. Tài dùng binh Những chiến công Nghệ thuật Nhận xét Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ *Nhiệm vụ: 1. Hãy nêu bối cảnh lịch sử của câu chuyện? 2. Nổi bật trong hồi 14 là hình tượng nhân vật nào? 3. GV tổ chức, hướng dẫn HS chia nhóm lớp, giao nhiệm vụ thảo luận theo nhóm để hoàn thành Phiếu học tập số 1,2,3 : Câu hỏi phiếu học tập 01: 1. Quan sát phần 1 văn bảnVB và cho biết khi nhận được tin cấp báo, Nguyễn Huệ có thái độ, hành động ntn ? (Việc Quang Trung lên ngôi hoàng đế nhằm mục đích gì? ) 2. Em hãy nhận xét về thái độ và hành động đó? Câu hỏi phiếu học tập 02: 1. Khi đến Nghệ An, Quang Trung có những lời nói ntn? Em có nhận xét gì về lời nói này? Nó có tác dụng gì với quân lính? Vì sao? 2. Khi đến Tam Điệp, Sở và Lân ra đón đều mang gươm trên lưng xin chịu tội, Quang Trung có hành động gì ? 3/ Qua lời phủ dụ và cuộc gặp gỡ với Sở , Lân, em thấy thêm phẩm chất gì của vua Quang Trung? Câu hỏi phiếu học tập 03: 1. Tài dùng binh của Quang Trung được thể hiện qua những chi tiết nào? 2. Hãy chứng minh tài dùng binh của Nguyễn Huệ được thể hiện qua 3 trận đánh Phú Xuyên và Hạ Hồi, Ngọc Hồi? 3/ Em có nhận xét gì về cách đánh của quân Tây Sơn? Đó là cách đánh ntn? 4/ Hình ảnh của Quang Trung trong chiến trận? Qua đó giúp em cảm nhận được điều gì về hình tượng vua Quang Trung? Bước 2: Học sinh trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời cá nhân và làm việc theo nhóm, thảo luận và hoàn thiện vào trong phiếu HT. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Cá nhân trả lời; cử nhóm cử đại diện báo cáo sản phẩm Phiếu HT. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của các nhóm, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong hoạt động nhóm của HS. - Chuẩn kiến thức & chuyển dẫn sang mục 3. *GV yêu cầu hs đọc thầm và theo dõi đoạn 2 sgk. ? Nếu hình dung cuộc tiến quân của Quang Trung vào Thăng Long bằng 1 sơ đồ ghi những chiến thắng thì sơ đồ đó sẽ như thế nào? Bổ sung: Trận Phú Xuyên : Vừa thấy bóng quân Tây Sơn, bọn nghĩa binh trấn thủ ở đó cùng quân Thanh đi do thám tan vỡ tháo chạy, quân Tây Sơn bắt sống hết không còn một tên. - Trận Hạ Hồi : Nửa đêm bí mật vây kín làng, bắc loa gọi, quân lính dạ ran ® địch trong đồn sợ -> đầu hàng. - Trận Ngọc Hồi ® cho quân lính lấy “ván ghép phủ rơm, dấp nước làm mộc che. Khi giáp lá cà thì quăng ván xuống đất, ai nấy cầm dao chém bừa...”. Kẻ thù khiếp vía chẳng mấy chốc đã thua. - Đánh bằng nhiều mũi tiến công – mũi chính do QTrung chỉ huy - đánh giáp lá cà, các mũi phụ bao vây... - Quân Thanh dẫm lên nhau mà chết, chạy tán loạn... Thái Thú Sầm Nghi Đống tự thắt cổ mà chết. * Tích hợp giáo dục ANQP: Chiếu hình ảnh bộ đội kéo pháo, dân công chở lương thực trong chiến dịch Điện Biên Phủ lên máy chiếu. ? Hãy nêu nhận xét về nghệ thuật miêu tả các trận đánh ? Tác dụng? * ? Nguồn cảm hứng nào khiến các tác giả viết hay và tạo dựng hình tượng người anh hùng dân tộc thành công đến thế ? * GV bổ sung: Tuy họ là những cựu thần, chịu ơn sâu nghĩa nặng của nhà Lê, nhưng sự thực là vua Lê hèn yếu, cõng rắn cắn cả nhà, còn Quang Trung là một vị anh hùng có công đánh giặc ngoại xâm, nên không thể viết sai sự thật. Nhiệm vụ 3: Hình ảnh bọn cướp nước và bọn bán nước. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Hoạt động cặp đôi: 1/Trong khi quân Tây Sơn tiến đánh như vũ bão thì quân tướng nhà Thanh đã làm gì? Hậu quả ra sao? * GV: Nói qua về mục đích của T.S.Nghị khi kéo quân sang An Nam nhằm mục đích riêng không muốn tốn xương máu. 2/Nguyên nhân thất bại của quân Thanh là gì? (chủ quan, khinh địch) 3/Vua tôi Lê Chiêu Thống đã có hành động ntn khi Ngọc Hồi thất thủ? Em đánh giá gì về bè lũ bán nước? 4/Cuộc gặp gỡ giữa Tôn Sĩ Nghị và bọn vua tôi nhà Lê có ý nghĩa như thế nào? 5/Lời từ biệt của Lê Chiêu Thống với Tôn Sĩ Nghị có hàm ý sâu xa gì? Bước 2: Học sinh trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS tiếp nhận nhiệm vụ, làm việc theo nhóm đôi, thảo luận và trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận HS đại diện trả lời Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - G...sợ -> đầu hàng. + Trận Ngọc Hồi ® cho quân lính lấy “ván ghép phủ rơm,...Kẻ thù khiếp vía chẳng mấy chốc đã thua. - Cách đánh: bí mật, thần tốc, bất ngờ, mềm mại mà quyết liệt, đảm bảo thắng lợi mà không gây thương vong. Đánh bằng nhiều mũi tiến công – mũi chính do Quang Trung chỉ huy - đánh giáp lá cà, các mũi phụ bao vây... => Quân Thanh dẫm lên nhau mà chết, chạy tán loạn... Thái Thú Sầm Nghi Đống tự thắt cổ mà chết. - Hình ảnh Vua Quang Trung : “Cưỡi voi đốc thúc trong cảnh khói toả mù trời” ® có sách ghi tấm áo bào đỏ ® đen sạm khói súng.. => Hình tượng tuyệt vời của một ông vua anh hùng, tài giỏi, nhân đức, quả cảm, có tài cầm quân. - Nghệ thuật miêu tả các trận đánh: sinh động, mang đậm chất sử thi. Tính lịch sử đan xen tính văn học của thể chí đã được bộc lộ rất rõ ràng trong phần văn bản này. - Phương pháp trần thuật kết hợp tả + kể. - Miêu tả cụ thể lời nói, hành động của nhân vật chính, từng trận đánh và những mưu lược tính toán. * Tác dụng: nổi bật thế đối lập giữa một bên tổ chức nghiêm minh, mạnh mẽ, xông xáo >< xộc xệch, trễ nải, run sợ. 3. Hình ảnh bọn cướp nước và bọn bán nước * Quân tướng nhà Thanh + Lúc đầu: Không chú ý đề phòng, trong ngày Tết mọi người chỉ chăm chú vào việc yến tiệc vui mừng. + Tôn Sĩ Nghị xem thường, không đề phòng, không được tin cấp báo=> Chủ quan, mất cảnh giác - Khi quân Tây Sơn đến nơi : + Tướng : Tôn Sĩ Nghị bất tài, kiêu căng tự mãn, chủ quan khinh địch không lo phòng bị ® khi bị đánh : sợ mất mật ngựa không kịp đứng yên, người không kịp mặc áo giáp. + Quân: Lúc lâm trận rụng rời, sợ hãi, xin hàng, bỏ chạy, giày xéo lên nhau mà chết, hoảng sợ tan tác, mạnh ai nấy chạy, ko dám nghỉ - Bọn vua tôi Lê Chiêu Thống - Vua Lê Chiêu Thống, bọn thân tín đưa Thái hậu ra ngoài, chạy bán sống bán chết, cướp thuyền của dân chài để qua sông, luôn mấy ngày không ăn. - Đuổi kịp Tôn Sĩ Nghị nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt...xấu hổ, gửi nắm xương tàn nơi đất khách quê người. - Mỉa mai Tôn Sĩ Nghị hèn nhát® 1 ông vua hèn mạt bán nước cầu vinh. => Bọn cướp nước và những kẻ bán nước đã thất bại thảm hại, phải trốn chạy, chịu đói, chịu nhục; vua tôi tha phương nơi đất khách quê người. Đó là cái giá phải trả cho những kẻ hèn nhát bán nước. 4. Ngôn ngữ kể chuyện lịch sử - Chi tiết cụ thể kể chuyện đậm chất lịch sử: + Quân tướng nhà Thanh : sự thảm bại của bọn cuớp nước. + Vua tôi Lê Chiêu Thống: Tình cảnh đáng thương đáng giận của vua. + Sức mạnh tiến công và tấn công để có những chiến thắng vang dội của quân và vua Quang Trung. - Ngôn ngữ: + Ngôn ngữ kể chuyện đậm chất lịch sử : Các đạo quân rút lui... Chạy trạm vào Nam cáo cấp... Việc ở bốn tỉnh Đàng Ngoài không hề thấu đến hai xứ Thanh, Nghệ... Việc vua Lê thụ phong ... không một người nào được biết. Bắc Bình Vương liền họp các tướng sĩ định thân chinh cầm quân đi ngay... Bắc Bình Vương chế ra áo cổn mũ miện lên ngôi hoàng đế... Khi quân ra đến sông Gián, nghĩa binh trấn thủ ở đó tan vỡ... Tôn Sĩ Nghị và vua Lê ...chỉ chăm chú vào yến tiệc vui mừng... Vua Lê ở trong điện nghe tin có việc biến ấy vội vã... đưa thái hậu ra ngoài. + Lời nói của nhân vật đậm chất lịch sử - Mọi người nói : Chúa công với vua Tây Sơn có sự hiềm khích, đối với ngôi chí tôn, lòng tôn phò của mọi người chưa thật vững bền... Hãy chính vị hiệu, ban lệnh ân xá khắp trong ngoài để yên kẻ phản trắc... Chúa thượng thật là lo xa... - Vua Lê nói : Muốn đội hậu tình... - Vua Quang Trung nói : Mưu đánh và giữ, cơ được hay thua tiên sinh nghĩ như thế nào? Các ngươi đem thân thờ ta đã làm đến chức tướng soái. Ta giao cho toàn hạt cả 11 thừa tuyên... Quân thua chém tướng. Xong ta nghĩ các ngươi đều là hàng võ dũng... Quân Thanh kéo sang, người trong kinh kỳ làm nội ứng cho chúng thì các ngươi làm sao mà cử động được? Lần này ta ra thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. 2.3. Hướng dẫn tổng kết a. Mục tiêu: Giúp HS đánh giá tổng kết, rút ra được những điểm đặc sắc về nghệ thuật và nội dung VB. b. Nội dung: GV sử dụng KT đặt câu hỏi, tổ chức hoạt động cá nhân, HS làm việc cá nhân, trình bày sản phẩm, quan sát và bổ sung. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV nêu câu hỏi: 1) Nêu những đặc sắc nghệ thuật và nội dung của truyện. Bước 2: Học sinh trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ, trả lời. - GV quan sát, hỗ trợ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời. - HS khác lắng nghe, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Gv nhận xét, bổ sung, chốt lại. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Sử dụng ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật đậm chất lịch sử. - Xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ, hành động, lời nói, suy nghĩ. - Miêu tả trận đánh sinh động, chân thực. - Xây dựng nhân vật hai tuyến đối lập. 2. Nội dung - Tái hiện hình ảnh người anh hùng áo vải Quang Trung Nguyễn Huệ trong cuộc chiến chống quân Thanh xâm lược: oai phong, mạnh mẽ, ...t được sự khác nhau giữa từ ngữ địa phương và từ toàn dân. - Biết được một số từ ngữ địa phương nổi bật của vùng miền tiêu biểu. - Biết cách vận dụng từ ngữ địa phương phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. 2. Phẩm chất: - Chăm chỉ: Chủ động, tự giác, tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập. - Yêu mến Tiếng Việt II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập, tranh ảnh về vua Quang Trung. - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp; - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà; - Thiết bị: Máy tính, tivi thông minh. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU a. Mục tiêu: Kết nối HS vào bài học. b. Nội dung: HS làm việc cá nhân qua bài tập. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Tổ chức trò chơi tiếp sức đồng đội. Nhiệm vụ: Giáo viên chia lớp thành 4 đội. Các thành viên trong bốn đội lần lượt lên bảng phát hiện ra những từ ngữ địa phương trong bài thơ trên. Thời gian cho mỗi đội là 3 phút. Đội nào thực hiện được nhiều từ địa phương nhất và đảm bảo đúng thời gian đội đó sẽ chiến thắng. Tiếng nghệ (Nguyễn Bùi Vợi) Cái gầu thì bảo cái đài Ra sân thì bảo ra ngoài cái cươi Chộ tức là thấy mình ơi Trụng là nhúng đấy đừng cười nghe em Thích chi thì bảo là sèm Nghe ai bảo đọi thì mang bát vào Cá quả lại gọi cá tràu Vo troốc là bảo gội đầu đấy em Nghe em giọng Bắc êm êm Bà con hàng xóm đến xem chật nhà Răng chưa sang nhởi nhà choa Bà o đã nhốt con ga trong truồng Em cười bối rối mà thương Thương em một lại trăm đường thương quê Gió Lào thổi rạc bờ tre Chỉ nghe giọng nói đã nghe nhọc nhằn Chắt từ đã sỏi đất cằn Nên yêu thương mới sâu đằm đó em Bước 2: Học sinh trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ, xác định các yêu cầu cơ bản, lần lượt thực hiện từng yêu cầu. (*Gợi ý đáp án: các chữ in nghiêng) Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS đại diện trình bày, nhận xét. - HS nhóm nào nhanh, chính xác sẽ được khen. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá; - Giáo viên nhận xét, đánh giá -> GV dẫn vào bài: Từ ngữ địa phương giống như đặc sản văn hóa của mỗi vùng miền để tạo nên những dấu ấn riêng biệt cho mỗi người con được sinh ra và lớn lên ở vùng đất ấy. Từ ngữ địa phương không chỉ được sử dụng trong đời sống hàng ngày mà đôi khi nó còn được vận dụng vô cùng độc đáo và hiệu quả trong văn chương. Vậy sử dụng từ ngữ địa phương như thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp và trong việc tạo lập văn bản; những vùng miền nào thì có những từ ngữ địa phương nổi bật, cô mời các bạn sẽ cùng tìm hiểu trong tiết học hôm nay. 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI a. Mục tiêu: Cho HS nhận biết đặc điểm và chức năng của từ địa phương. b. Nội dung: HS làm việc cá nhân, cặp bàn để thực hiện yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Câu trả lời và bài tập đã hoàn thiện của HS. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Hoạt động cặp đôi tại bàn - Qua bài tập mà các em được thực hiện ở khởi động, hãy trình bày cho cô biết thế nào là từ ngữ địa phương? - Cho vài ví dụ về từ ngữ địa phương của miền Trung, miền Nam? - Ở địa phương em có những từ ngữ địa phương nào hay không, hãy chia sẻ với các bạn trong lớp? - Từ ngữ địa phương khác từ ngữ toàn dân như thế nào? Bước 2: Học sinh trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ, xác định các yêu cầu cơ bản, lần lượt thực hiện từng yêu cầu. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận HS đại diện trình bày, nhận xét. HS nhóm nào nhanh, chính xác sẽ được khen. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá; Nhiệm vụ 2: bài tập nhanh Trò chơi: Nhanh tay nhanh mắt 1/ Tìm những từ địa phương trong đoạn thơ, cho biết những từ đó được sử dụng ở địa phương nào? Tìm những từ toàn dân tương ứng với những từ đó? Ghé tai mẹ, hỏi tò mò Cớ răng ông cũng ưng cho mẹ chèo? Mẹ cười: Nói cứng, phải xiêu Ra khơi ông còn dám, tui chẳng liều bằng ông! Nghe ra ông cũng vui lòng Tui đi, còn chạy ra sông dặn dò: “Coi chừng sóng lớn, gió to Màn xanh đây mụ, đắp cho kín mình (Mẹ suốt - Tố Hữu) Đáp án: TỪ ĐỊA PHƯƠNG TỪ TOÀN DÂN Cớ răng Ưng Mụ Tại sao Đồng ý Vợ à Các từ địa phương trên được dùng chủ yếu ở miền Trung 2/ Tại sao trong các đoạn văn, thơ sau đây, tác giả vẫn dùng một số từ ngữ địa phương Đồng chí mô nhớ nữa Kể chuyện Bình Trị Thiên Cho bầy tui nghe ví Bếp lửa rung rung đôi vai đồng chí - Thưa trong nớ hiện chừ vô cùng gian khổ, Đồng bào ta phải kháng chiến ra ri (Theo Hồng Nguyên, Nhớ) à tác dụng: Tô đậm thêm màu sắc địa phương. Gv chốt: Đối với một số vùng miền có từ ngữ địa phương thì khi nói ai cũng có thể hiểu được nhưng đối với người vùng miền khác họ rất khó hiểu. Vì thế, trong giao tiếp, chúng ta cần cân nhắc không nên lạm dụng quá nhiều từ ngữ địa phương gây hiểu nhầm hoặc hiệu quả giao tiếp sẽ không cao. A. Lý thuyết 1. Khái niệm...thể thơ tự do - Tái hiện rõ vẻ đẹp của tổ quốc, đất nước sau khi sạch bóng quân thù. - Cảm nhận được niềm tự hào, tin yêu, vui sướng của nhân vật trữ tình khi đất nước đánh thắng được kẻ thù. 2. Phẩm chất: - Giáo dục lòng tự hào, tình yêu quê hương đất nước - Giáo dục trách nhiệm của HS trong xây dựng đất nước II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Thiết bị: Máy vi tính, tivi Học liệu: Tranh ảnh và phim: GV sử dụng tranh, ảnh, tác phẩm hoàn chỉnh “ Ta đi tới”, phiếu học tập, bảng phụ III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG 1. MỞ ĐẦU a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập. b. Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề. c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS. d. Tổ chức thực hiện: *Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Giáo viên chiếu video bài hát “Chiến thắng Điện Biên” của Đỗ Nhuận Link: https://youtu.be/iWSV3qFFoMY Câu hỏi: Học sinh xem video và trả lời câu hỏi. 1/ Bài hát có nội dung gì? 2/ Em hãy nêu cảm nhận của mình về không khí lịch sử trong bài hát? Bước 2: Học sinh trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ cảm xúc, hiểu biết của mình. Gợi ý: 1/ Đó là bài hát ca ngợi về chiến thắng Điện Biên phủ năm 1954 của dân tộc ta. 2/ Bài hát thể hiện một không khí hào hùng, vui sướng, hân hoan của toàn quân và toàn dân sau khi đánh đuổi được thực dân Pháp xâm lược, giữ vững được nền độc lập mà chúng ta đã tạo nên trong cuộc cách mạng tháng tám năm 1945. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS chia sẻ, trình bày cởi mở, thân thiện những suy nghĩ. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét thái độ làm việc, câu trả lời của HS, dẫn dắt để kết nối hoạt động hình thành kiến thức mới. GV dẫn vào bài: Nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã từng viết: Nước Việt Nam từ máu lửa Rũ bùn đứng dậy sáng lòa. Không biết đã bao nhiêu lần dân tộc Việt Nam chúng ta đã “rũ bùn đứng dậy sáng loà” trước những kẻ thù lớn mạnh. Đế quốc Pháp đã phải bị trận trước một dân tộc bé nhỏ nhưng kiên cường, anh dũng, gan dạ như Việt Nam. “Đã qua rồi những ngày u ám”, đất nước ta một lần nữa lại sáng tươi, cả nước hân hoan đón mừng nền độc lập và hăng say kiến thiết xây dựng nước nhà. Trong không khí chiến thắng của đất nước, Tố Hữu đã làm nên bài thơ Ta đi tới để ngợi ca đất nước đẹp tươi cũng như hân hoan chào đón cuộc sống ấm nno, hòa bình đã tới. Mời các em mở sách giáo khoa trang 25 chúng ta cùng khám phá bài thơ này. 2. HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 2.1. Khám phá chung về văn bản a. Mục tiêu: Tìm hiểu chung về tác giả và văn bản “Ta đi tới ”. b. Nội dung hoạt động: Vận dụng kĩ năng thu thập thông tin, trình bày một phút về tác giả; đọc diễn cảm để tìm hiểu về tác phẩm như: thể thơ, đề tài, bố cục, nhân vật trữ tình. c. Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân (trình bày được một số nét cơ bản về văn bản). d. Tổ chức thực hiện hoạt động: Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm NV1: Tìm hiểu về tác giả Tố Hữu Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV nêu câu hỏi: 1) Qua tìm hiểu ở nhà, nêu những hiểu biết của em về tác giả Tố Hữu (tiểu sử cuộc đời, sự nghiệp); 2) Chia sẻ ngắn gọn những cảm nhận, ấn tượng về một tác phẩm của Tố Hữu đã học ở tiểu học hoặc đã đọc. Bước 2. Học sinh trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS dựa vào thông tin SGK và thu thập thông tin đã chuẩn bị ở nhà để trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời nhanh. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, chốt kiến thức, chuyển dẫn sang mục 2. NV2: Tìm hiểu chung về văn bản “Ta đi tới” Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập *GV yêu cầu HS nêu xuất xứ của bài thơ: *GV hướng dẫn cách đọc diễn cảm văn bản: Đọc to, rõ ràng, giọng vui tươi, hân hoan. Tìm hiểu các chú thích SGK. - Chú ý các địa danh gắn với sự kiện lịch sử: Bình Ca, Sông Thao, Khu Bốn, Nam – Ngãi, Bình – Phú, Khu Năm, *GV yêu cầu Hs trả lời các câu hỏi: 1) Nhận xét về thể thơ và giọng điệu. 2) Xác định đề tài và bố cục (Văn bản có thể chia thành mấy phần? Nội dung chính từng phần?) 3) Theo em, nhân vật trữ tình trong bài thơ này là ai? Bước 2: Học sinh trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ 1. HS đọc văn bản, các em khác theo dõi, quan sát và nhận xét; 2. HS suy nghĩ để trả lời các câu hỏi của GV. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Gv bổ sung: Về hoàn cảnh sáng tác bài thơ Ta đi tới nhà thơ Tố Hữu đã từng chia sẻ trong cuốn hồi ký “Nhớ lại một thời” của mình như sau: Sau khi được gặp Bác (8/5/ 1954) tôi ra về vừa phấn khởi vừa lo lắng về công việc của mình. Bác nói: “... Kẻ thù mới sẽ hùng mạnh và hung ác hơn nhiều' bởi vậy công tác tư tưởng sắp tới phải chú ý khắc phục tính chủ quan và nhất là tâm lý “xả hơi” ngay trong Đảng ta”. Khi tôi viết câu thơ “Đây mới là bài học đầu tiên” (trong Hoan hô chiến thắng Điện Biên) là ngắm nói tới những chiến công khác trong tương lai. Thực tế đã diễn ra đúng như tiên đoán của Bác. Cũng
File đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_ngu_van_8_sach_ket_noi_tri_thuc_nam_hoc_202.docx
- TIết 1-4.docx
- Tiết 5-9.docx
- Tiết 10-13.docx
- Tiết 14-16.docx
- Tiết 17-20.docx
- Tiết 21-24.docx
- Tiết 25-28.docx
- Tiết 29-32.docx
- Tiết 33-36.docx
- Tiết 37-40.docx
- Tiết 41-44.docx
- Tiết 45-48.docx
- Tiết 49-53.docx
- Tiết 54-57.docx
- Tiết 58-60.docx
- Tiết 61-64.docx
- Tiết 65-72.docx
- Tiết 73-76.docx
- Tiết 77-80.docx
- Tiết 81-85.docx
- Tiết 86-88.docx
- Tiết 89-92.docx
- Tiết 93-97.docx
- Tiết 98-101.docx
- Tiết 102-104.docx
- Tiết 105-108.docx
- Tiết 109-114.docx
- Tiết 115+116.docx
- Tiết 117-120.docx
- Tiết 121+122.doc
- Tiết 123+124.docx
- Tiết 125+126.docx
- Tiết 127-132.docx
- Tiết 133-137.docx
- Tiết 138-140.docx