Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 7 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2023-2024
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Nêu được ấn tượng chung về văn bản và những trải nghiệm giúp bản thân hiểu thêm văn bản.
- Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật và tính cách nhân vật trong truyện.
2. Phẩm chất:
- Biết yêu quý tuổi thơ và trân trọng giá trị của cuộc sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học: Máy tính, ti vi, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0
2. Học liệu: KHBD, SGK, SGV, SBT, PHT, tranh ảnh.
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 7 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 7 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2023-2024
Bài 1. BẦU TRỜI VÀ TUỔI THƠ Số tiết: 13 tiết * YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Nêu được ấn tượng chung về văn bản và những trải nghiệm giúp bản thân hiểu thêm văn bản. - Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật và tính cách nhân vật trong truyện. - Hiểu được tác dụng của việc dùng cụm từ để mở rộng thành phần chính và mở rộng trạng ngữ trong câu. - Biết tóm tắt một văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài. - Trình bày được ý kiến về một vấn đề đời sống, tóm tắt được các ý chính do người khác trình bày. - Biết yêu quý tuổi thơ và trân trọng giá trị của cuộc sống. Tuần: 1 Tiết: 1,2.3 GIỚI THIỆU BÀI HỌC, TRI THỨC NGỮ VĂN VĂN BẢN 1: BẦY CHIM CHÌA VÔI (Nguyễn Quang Thiều) NS: 3/9/2023 ND: 5&6/9/2023 I. MỤC TIÊU 1. Năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực riêng biệt: - Nêu được ấn tượng chung về văn bản và những trải nghiệm giúp bản thân hiểu thêm văn bản. - Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật và tính cách nhân vật trong truyện. 2. Phẩm chất: - Biết yêu quý tuổi thơ và trân trọng giá trị của cuộc sống. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị dạy học: Máy tính, ti vi, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0 2. Học liệu: KHBD, SGK, SGV, SBT, PHT, tranh ảnh. - PHT số 1: Lời người kể chuyện Lời nhân vật - PHT số 2: Nhân vật Mon Nhân vật Mên Đọc đoạn 1 và chỉ ra những chi tiết trông ngôn ngữ đối thoại biểu hiện tâm trạng lo lắng của Mon và Mên khi thấy mưa to và nước dân cao. . Đọc đoạn 2. Mon nói với Mên những chuyện gì? Chi tiết nào được nhắc lại nhiều nhất? ... Đọc đoạn 3. Nêu một số chi tiết miêu tả nhân vật Mên. Nhận xét về tính cách của nhân vật Mon. . Nhận xét về tính cách của nhân vật Mên. .. - PHT số 3: Những điều em nhận biết và làm được Những điều em còn băn khoăn III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG 1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. Dẫn dắt vào bài mới. b) Nội dung: Giáo viên cho học sinh tham gia trò chơi “Bức ảnh bí mật” c) Sản phẩm: Câu trả lời và thái độ khi tham gia trò chơi d) Tổ chức thực hiện: 1 C2 HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Gv chuyển giao nhiệm vụ: Cách 1: Gv tổ chức trò chơi: “Hãy nói theo cách của bạn”. Có 6 hình ảnh sẽ lần lượt xuất hiện, em hãy gọi tên, thể hiện cảm xúc về các hình ảnh ấy theo cách của em. Cách 2: GV cho học sinh quan sát các hình ảnh thể hiện sự khác biệt của trẻ em và người lớn, từ đó hỏi: Nhận xét về cách nhìn của trẻ em so với người lớn? Tại sao lại có sự khác biệt như vậy? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS quan sát, lắng nghe - GV quan sát Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Gv tổ chức hoạt động - Hs trả tham gia trò chơi Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, dẫn dắt vào bài Gợi ý: C1: Harry Potter, Tôm và cherry, bé Xuân Mai, truyện tranh, búp bê, con quay spinner C2: Người lớn và trẻ em có cách nhìn khác nhau, người lớn thực tế hơn, còn trẻ em có cái nhìn lạc quan, thơ ngây, hồn nhiên 2. HOẠT ĐỘNG 2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học a. Mục tiêu: - Nhận biết được chủ đề. Thể loại chính. b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Gv chuyển giao nhiệm vụ Gv yêu cầu học sinh đọc đoạn giới thiệu bài học cùng với câu hỏi: Phần giới thiệu bài học muốn nói với chúng ta điều gì? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS quan sát, lắng nghe, suy nghĩ - GV lắng nghe, gợi mở Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Gv tổ chức hoạt động - Hs trả lời câu hỏi Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Gv định hướng về mục tiêu cần đạt qua bài học cho học sinh I. Giới thiệu bài học - Chủ đề bài học: Bầu tời tuổi thơ - Thể loại chính: Văn bản truyện Hoạt động 2: Khám phá Tri thức ngữ văn a. Mục tiêu: - Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật và tính cách nhân vật trong truyện. b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM NV1: Hướng dẫn Hs tìm hiểu Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Gv chuyển giao nhiệm vụ + GV yêu cầu HS đọc phần Tri thức ngữ văn trong SGK. GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Thế nào là đề tài, chi tiết? + Tính cách nhân vật là gì? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - Hs làm việc cá nhân, tham gia trò chơi - GV quan sát Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm - GV gọi hs n...ận - HS quan sát, theo dõi, suy ngẫm - GV quan sát, hỗ trợ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức NV3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu hiểu chi tiết gây ấn tượng với bản thân Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận nhóm về câu hỏi: Hãy tìm thêm bằng chứng để chứng minh sự kì diệu của sự sống trên TĐ - GV gợi ý HS tìm thêm dẫn chứng theo các hướng: động vật – thực vật, loài sống trên cạn – loài sống trên không – loài sống dưới nước; màu sắc – hình dáng – khả năng thích nghi – trí thông minh. - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ - GV quan sát, gợi mở Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS quan sát, theo dõi, suy ngẫm - GV quan sát, hỗ trợ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức NV4: Hướng dẫn học sinh Kết nối và trải nghiệm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ - GV quan sát, gợi mở Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS quan sát, theo dõi, suy ngẫm - GV quan sát, hỗ trợ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ IV. Khám phá văn bản 1. Tìm hiểu đề tài, ngôi kể - Truyện Bầy chim chìa vôi viết về đề tài trẻ em. - Truyện Bầy chim chìa vôi được kể theo ngôi thứ ba. 2. Tìm hiểu lời người kể chuyện, lời nhân vật Lời người kể chuyện Lời nhân vật "Khoảng hai giờ sáng Mon tỉnh giấc. Nó xoay mình sang phía anh nó, thì thào gọi:". - "Thằng Mên hỏi lại, giọng nó ráo hoảnh như đã thức dậy từ lâu lắm rồi.". - "Anh Mên ơi, anh Mên!" - "Gì đấy? Mày không ngủ à?" Dấu hiệu nhận biết: 3. Tìm hiểu về chi tiết và tính cách nhân vật - Chi tiết thể hiện tâm trạng lo lắng của hai anh em Mon và Mên: + Anh bảo có mưa to không? + Anh bảo nước sông có lên to không? + Em sợ những con chim chìa vôi non bị chết đuối mất + Thế anh bảo chúng nó có bơi được không? ... - Chi tiết trong câu chuyện của Mon + Bố kéo chũm được một con cá măng và một con cá bống rất đẹp + Mon lấy trộm con cá bống thả ra cống sông + Nước sông dâng cao làm ngập cả cái hốc cắm sào đò + Chi tiết nhắc lại nhiều lần là nỗi lo lắng cho bầy chim: Tổ chim có bị ngập không? Bầy chim non có bị chết đuối không? Cần phải tìm cách nào để cứu chúng?... → Tính cách nhân vật Mon: Là cậu bé có tâm hồn trong sáng, nhân hậu, biết yêu thương loài vật, trân trọng sự sống - Chi tiết miêu tả nhân vật Mên + Tỏ vẻ người lớn với em trai ("Chứ còn sao", nhận phần khó về mình - kéo đò, để cho em đẩy đò). + Sợ bố dậy biết hai anh em chạy ra ngoài. + Căng mắt, im lặng nhìn đàn chim bay vào bờ. Khi thấy đàn chim đã vào bờ thì khóc → Tính cách nhân vật Mên: là nhân vật còn trẻ con (khi cố tỏ ra người lớn với em trai), tính cách tưởng như khó gần khi hay trả lời em trai bằng những câu cộc lốc nhưng ẩn sau đó lại là một trái tim ấm áp, giàu lòng trắc ẩn. 4. Tìm hiểu chi tiết gây ấn tượng với bản thân * Gợi ý 1 - Khi đọc đoạn văn miêu tả khung cảnh bãi sông trong buổi bình minh, em có ấn tượng nhất với chi tiết con chim non suýt thì ngã xuống nước, nhưng nó đã đập một nhịp quyết định, vụt bứt ra khỏi dòng nước và bay lên cao hơn lần cất cánh đầu tiên ở bãi cát. - Em ấn tượng với chi tiết đó vì: + nó nói lên nghị lực phi thường của một con chim non, từ đó em nhìn về cuộc sống của con người, chúng ta cũng cần có những nghị lực để vươn lên, v.v... + vì tác giả đã để cho cái kết trở nên tươi sáng và đẹp đẽ, hướng người đọc vào những điều đẹp, thiện ở tương lai. * Gợi ý 2: - Khi đọc đoạn văn miêu tả khung cảnh bãi sông trong buổi bình minh, em có ấn tượng nhất với chi tiết gương mặt của hai anh em Mên - Mon tái nhợt vì nước mưa hửng lên ánh ngày. - Em thích chi tiết đó vì sự tái nhợt đi là do hai anh em đã lo lắng cho bầy chim đến mất ngủ, phải chạy ra ngoài bãi cát để xem chúng có ổn không, còn "hửng lên ánh ngày" là sau khi nhìn được bầy chim đã vào bờ an toàn, hai anh em cảm thấy nhẹ nhõm, vui vẻ. Chi tiết đó đã nói lên tình cảm của hai anh em Mên - Mon đối với bầy chim chìa vôi. 5. Kết nối và trải nghiệm - Các nhân vật khóc vì xúc động, cảm phục, thấy vui, vỡ òa khi biết được những con chim chìa vôi non đã trải qua sự khốc liệt của mưa, của dòng nước để bay được vào bờ - bầy chim non đã thực hiện xong chuyến bay quan trọng, đầu tiên và kì vĩ nhất trong đời chúng. Hoạt động 5: Tổng kết a. Mục tiêu: Đánh giá quá trình học tập của học sinh b. Nội dung: Giáo viên phát PHT, học sinh làm việc cá nhân c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS bằng ngôn ngữ nói d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ Giáo viên phát PHT số 3 - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - GV quan sát, hướng dẫn - HS suy nghĩ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Gv tổ chức hoạt động, gọi 4-5 học sinh báo cáo sản phẩm - HS báo cáo sản phẩm, ... 3 quyển sách. - Nhân ngày quốc tế phụ nữ, cả lớp đã tặng cô một bó hoa. - Dưới cái nắng chói chang của mùa hè, cây phượng vĩ càng thêm rực rỡ - Dưới tán cây bàng xum xuê, học sinh đang ngồi nghỉ giải lao. - Ngày hai tháng chín năm một chín bốn lăm, Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. - Trên quảng trường Ba Đình lịch sử, Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. 2. HOẠT ĐỘNG 2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: a. Mục tiêu: - Hiểu được tác dụng của việc dùng cụm từ để mở rộng trạng ngữ trong câu. - Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản. b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV -–HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Gv chuyển giao nhiệm vụ + Từ kiến thức đã học, ví dụ vừa phân tích, em hãy nhắc lại khái niệm trạng ngữ? + Đọc ví dụ trang 17 để thấy sự khác nhau giữa trạng ngữ là một từ và trạng ngữ là một cụm từ + Hs lấy ví dụ trạng ngữ là một từ, sau đó mở rộng thành một cụm từ. Nhận xét sự khác biệt - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - GV quan sát, hỗ trợ - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Gv lấy thêm ví dụ: + Trên cây, lũ chim đang chuyền cành rất vui nhộn + Trên cây bàng ở góc sân, lũ chim đang chuyền cành rất vui nhộn I. Tìm hiểu lí thuyết - Khái niệm: Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích của sự việc nêu trong câu. - Trạng ngữ thường đứng ở đầu câu, được ngăn cách bằng dấu phẩy - Trạng ngữ có thể là một từ hoặc một cụm từ - Trạng ngữ là cụm từ có thể giúp câu cung cấp được nhiều thông tin hơn cho người đọc, người nghe 3. HOẠT ĐỘNG 3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM NV1: Bài tập 1,2 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành 5 nhóm + Nhóm 1: câu 1a +Nhóm 2: câu 1b +Nhóm 3: câu 2a +Nhóm 4: câu 2b +Nhóm 5: câu 2c - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận - GV quan sát, gợi mở Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS quan sát, theo dõi, suy ngẫm - GV quan sát, hỗ trợ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức NV2: Bài tập 3 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ: Hs đọc yêu cầu và thực hiện cá nhân - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS quan sát, theo dõi, suy ngẫm - GV quan sát, gợi mở Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS báo cáo sản phẩm - GV quan sát, hỗ trợ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức NV3: Bài tập 4 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ: Hs đọc yêu cầu bài 4 và thảo luận nhóm đôi - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ, thảo luận - GV quan sát, gợi mở Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS quan sát, theo dõi, suy ngẫm - GV quan sát, hỗ trợ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Bài 1 a. Khoảng hai giờ sáng Mon tỉnh giấc - Trạng ngữ: Khoảng hai giờ sáng - Rút gọn: Sáng, Mon tỉnh giấc → Trạng ngữ “sáng” chỉ cung cấp thông tin về thời gian chung chung mà không cho thấy được việc cậu bé Mon dậy từ rất sớm so với trạng ngữ “khoảng 2 giờ sáng” b. Suốt từ chiều hôm qua, nước bắt đầu dâng lên nhanh hơn - Trạng ngữ: Suốt từ chiều hôm qua - Rút gọn: Hôm qua, nước bắt đầu dâng lên nhanh hơn → Trạng ngữ “hôm qua” chỉ cung cấp thông tin về thời gian như trạng ngữ “suốt từ chiều hôm qua” mà không cho thấy được quá trình xảy ra sự việc: bắt đầu vào buổi chiều ngày hôm qua và kéo dài Bài 2 a. Trạng ngữ trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng không chỉ cung cấp thông tin về địa điểm như trạng ngữ trong gian phòng mà còn cho thấy đặc điểm của căn phòng (lớn, tràn ngập ánh sáng) b. Trạng ngữ qua một đêm mưa rào không chỉ cung cấp thông tin về thời gian như trạng ngữ qua một đêm mà còn cho thấy đặc điểm của đêm (mưa rào) c. Trạng ngữ trên nóc một lô cốt cũ kề bên một xóm nhỏ không chỉ cung cấp thông tin về địa điểm như trạng ngữ trên nóc một lô cốt mà còn cho thấy đặc điểm và vị trí của lô cốt (cũ, kế bên một xóm nhỏ) Bài 3: Viết câu có trạng ngữ là 1 từ và mở rộng trạng ngữ bằng một cụm từ, nêu tác dụng Ví dụ 1: - Sáng, mẹ đi...ng Cảm xúc Suy nghĩ Mối quan hệ với các nhân vật khác Nhận xét tính cách nhân vật An. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b) Nội dung: HS chia sẻ c) Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS. d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ Cách 1: Gv trình chiếu hình ảnh và đố học sinh biết hình ảnh nói về địa điểm nào? Cách 2: Gv chiếu một đoạn phim trong phim Đất phương Nam ( đoạn An đi bắt rắn) - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS quan sát , lắng nghe - Gv gợi mở Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV dẫn dắt vào bài. - Suối cá thần Cẩm Lương - Chợ nổi miền Tây - Lễ hội đua voi - Làng gốm Bát Tràng 2.HOẠT ĐỘNG 2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung a. Mục tiêu: - Biết cách đọc văn bản, nhận biết thông tin về tác giả, tác phẩm b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ + Hướng dẫn cách đọc thầm, đọc to, đọc diễn cảm, ngắt nghỉ đúng chỗ, phân biệt lời người kể chuyện và lời nhân vật + GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành tiếng toàn VB. + GV hướng dẫn HS chú ý về các câu hỏi suy luận, theo dõi + Trình bày vài thông tin về tác giả, tác phẩm - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. - GV quan sát, gợi mở Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS quan sát, theo dõi, suy ngẫm - GV quan sát, hỗ trợ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức I. Đọc và tìm hiểu chung 1. Đọc - HS biết cách đọc thầm, trả lời được các câu hỏi suy luận - HS biết cách đọc to, trôi chảy, phù hợp về tốc độ đọc, phân biệt được lời người kể chuyện và lời nhân vật 2. Chú thích - Tràm - Gùi - Chà gác - Xuồng - Cơm vắt - Gầm ghì 3. Tác giả, tác phẩm a. Tác giả -1925- 1989 quê ở Tiền Giang, là nhà văn của miền đất phương Nam - Viết về thiên nhiên, con người phương Nam với vẻ đẹp trù phú,, những người dân chất phác, thuần hậu - Lối miêu tả vừa hiện thực vừa trữ tình, ngôn ngữ mang màu sắc địa phương - Tác phẩm chính: Đường về gia hương, Đất rừng phương Nam... b. Tác phẩm - Trích trong cuốn tiểu thuyết Đất rừng phương Nam - Nằm ở chương 9, kể về lần An theo tía nuôi và Cò đi lấy mật ong trong rừng U Minh Hoạt động 2: Khám phá văn bản a. Mục tiêu: - Nêu được ấn tượng chung về văn bản và những trải nghiệm giúp bản thân hiểu thêm văn bản. - Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật và tính cách nhân vật trong truyện. - Biết yêu quý tuổi thơ và trân trọng giá trị của cuộc sống. b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM NV1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về các nhân vật. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ: + Trong đoạn trích có mấy nhân vật? Em hãy chỉ ra mối quan hệ giữa các nhân vật? + GV lần lượt phát PHT số 1,2,3 để học sinh tìm hiểu về các nhân vật (thảo luận nhóm 4-6 học sinh) - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ, trả lời - GV quan sát, gợi mở Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS quan sát, theo dõi, suy ngẫm - GV quan sát, hỗ trợ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức NV2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thiên nhiên rừng U Minh Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Gv chuyển giao nhiệm vụ: Gv đặt câu hỏi gợi mở: + Cảnh sắc thiên nhiên rừng U Minh được nhà văn tái hiện qua cái nhìn của ai? + Qua cái nhìn của nhân vật ấy, thiên nhiên rừng U Minh hiện lên như thế nào? + Nhận xét về khả năng quan sát và cảm nhận thiên nhiên của nhân vật? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ - GV quan sát, gợi mở Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS báo cáo sản phẩm, hs bổ sung, phản biện - GV quan sát, hỗ trợ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức GV chuẩn kiến thức: NV3: Hướng dẫn học sinh chia sẻ ấn tượng về con người và rừng phương Nam Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Gv chuyển giao nhiệm vụ: Đọc đoạn trích, em có ấn tượng như thế nào về con người và rừng phương Nam? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm ...i “Khám phá phương Nam” để hướng dẫn học sinh củng cố lại kiến thức đã học. Câu 1: Đoạn trích “Đi lấy mật” trích từ tác phẩm nào? A. Vượt thác B. Những đứa con trong gia đình C. Chiếc lược ngà D. Đất rừng phương Nam Câu 2: Tác giả của “Đất rừng phương Nam”là ai? A. Nguyễn Thi C. Võ Quảng C. Đoàn Giỏi D. Nguyễn Trung Thành Câu 3: Đất rừng phương Nam được viết theo thể loại nào? A. Truyện ngắn B. Tiểu thuyết C. Kí D. Tùy bút Câu 4: Tên loài cây gắn liền với vùng rừng U Minh A. Tre B. Phi lao C. Điên điển D. Tràm Câu 5: Khoa học tự nhiên ở trường đã giúp nhân vật tôi điều gì? A. Một khái niệm cụ thể về xã hội loài ong, về những lợi ích của con ong. B. Một khái niệm chung chung về xã hội loài ong, về những lợi ích của con ong. C. Một khái niệm cụ thể về xã hội loài ong, về những lợi ích của con ong và cách “ăn ong” D. Một khái niệm chung chung thể về xã hội loài ong, về những lợi ích của con ong và cách “ăn ong” Câu 6: Trong đoạn trích, nhân vật tôi đã nhắc tới việc lấy mật ong bằng cách nào A. Đặt đõ để ong vào làm tổ rồi lấy mật B. Gác kèo ong C. Đặt thùng để ong vào làm tổ rồi lấy mật D. Đốt tổ ong Câu 7: Theo lời má nuôi dặn, nếu ong làm tổ ở nơi ẩm ướt thì điều gì sẽ xảy ra? A. Mật ong sẽ đậm đặc B. Mật sẽ ngọt dịu hơn C. Mật dễ chua, dễ bị ẩm D. Mật sẽ có nhiều công dụng hơn Câu 8: Vũ điệu báo trước của loài ong được hiểu là A. Con ong sẽ lượn một vòng trước khi bay vào tổ B. Con ong sẽ bay thành đàn trước khi vào tổ C. Con ong sẽ bay theo cặp trước khi vào tổ D. Con ong sẽ bay ba vòng trước khi vào tổ Câu 9: Nhân vật tôi trong đoạn trích là ai, có hoàn cảnh như thế nào? A. Là Cò – một đứa trẻ lang thang được bố mẹ An cưu mang B. Là Cò- sinh ra trong một gia đình nghèo sống trên sông nước. C. Là An – một đứa trẻ lang thang được bố mẹ Cò cưu mang. D. Là An- một đứa trẻ con nhà giàu bị thất lạc bố mẹ. Câu 10: Câu văn “Cặp chân của nó như bộ giò nai, lội suốt ngày trong rừng còn chả thấy mùi gì nữa là” sử dụng biện pháp tu từ nào A. Phóng đại B. Điệp ngữ C. Liệt kê D. So sánh Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - Gv quan sát, lắng nghe gợi mở - HS thực hiện nhiệm vụ; Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Gv tổ chức hoạt động - Hs tham gia trò chơi, trả lời câu hỏi Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức 1- C 2- C 3-B 4- D 5-B 6-B 7-C 8-A 9-C 10-D 4. HOẠT ĐỘNG 4: HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (Có thể giao về nhà) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn c. Sản phẩm học tập: đoạn văn của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ Viết đoạn văn (5-7 câu) trình bày cảm nhận của em về chi tiết thú vị trong đoạn trích “Đi lấy mật” - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - Gv quan sát, lắng nghe gợi mở - HS thực hiện nhiệm vụ; Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Gv tổ chức hoạt động, gọi 4-5 hs trình bày sản phẩm - Hs khác nhận xét, bổ sung, phản biện câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Trong đoạn trích Đi lấy mật, chi tiết để lại cho em nhiều cảm xúc nhất là chi tiết tía nuôi chỉ nghe tiếng thở đằng sau lưng là biết An đang mệt. Đây không chỉ là kinh nghiệm của người nhiều năm đi rừng mà đó còn là trái tim yêu thương mà tía nuôi dành cho An. Có lẽ người cha ấy không phân biệt con ruột hay con nuôi mà thương yêu An, Cò như nhau. Điều đó đã sưởi ấp trái tim, xoa dịu những đau buồn của An. Chỉ một chi tiết nhỏ cũng giúp em hiểu thêm về tính cách hào hiệp, nghĩa khí của người Phương Nam. *Dặn dò: - Đọc lại văn bản - Viết hoàn chỉnh đoạn văn theo yêu cầu. - Xem các bài tập phần Thực hành tiếng Việt. Tuần: 2 Tiết: 8 THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT NS: 9/9/2023 ND: 13/9/2023 I. MỤC TIÊU 1. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực riêng biệt: - Hiểu được tác dụng của việc dùng cụm từ để mở rộng thành phần chính 2. Phẩm chất: Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị dạy học: Máy tính, ti vi, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0 2. Học liệu: KHBD, SGK, SGV, SBT, PHT, tranh ảnh. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Gv chuyển giao nhiệm vụ + Cách 1: Gv trình chiếu các hình ảnh và yêu cầu học sinh chọn các đáp án phù hợp nhất - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận, trao đổi Bước 3: Bá...nh. b. Không khí buổi sáng thật trong lành. c. Đàn ong mật đang bay vo ve. 4. HOẠT ĐỘNG 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (Có thể giao về nhà) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn c. Sản phẩm học tập: đoạn văn của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ: Viết một đoạn văn khoảng 5-7 câu kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em, trong đó có sử dụng ít nhất 1 câu có thành phần chính là cụm từ - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - Gv quan sát, lắng nghe gợi mở - HS thực hiện nhiệm vụ; Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Gv tổ chức hoạt động, gọi 4-5 hs trình bày ản phẩm - Hs khác nhận xét, bổ sung, phản biện câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Trải nghiệm đáng nhớ nhất của em cho đến thời điểm này là chuyến tham quan suối cá thần ở Cẩm Thủy. Ở dòng suối chỉ sâu khoảng nửa mét, rộng bốn đến năm mét, hàng ngàn con cá / tung tăng bơi lội. Mỗi con cá có thể nặng từ 2kg đến 8kg gồm các loài: cá dốc quý hiếm, cá chài, cá mại với hình dáng lạ mắt, nhiều màu sắc, mỗi khi bơi thân cá lấp lánh ánh bạc rất đẹp. Tuy mật độ cá dày đặc nhưng nước suối không tanh. Đặc biệt, nước ở suối cá thần/ lúc nào cũng trong vắt, chỗ nào không bị đàn cá che khuất thì có thể nhìn rõ những viên sỏi và rong rêu. Em hi vọng sẽ có cơ hội trở lại đây vào một ngày không xa. Bài 1. BẦU TRỜI TUỔI THƠ Số tiết: 13 tiết * YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Nêu được ấn tượng chung về văn bản và những trải nghiệm giúp bản thân hiểu thêm văn bản. - Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật và tính cách nhân vật trong truyện. - Hiểu được tác dụng của việc dùng cụm từ để mở rộng thành phần chính và mở rộng trạng ngữ trong câu. - Biết tóm tắt một văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài. - Trình bày được ý kiến về một vấn đề đời sống, tóm tắt được các ý chính do người khác trình bày. - Biết yêu quý tuổi thơ và trân trọng giá trị của cuộc sống. Tuần: 3 Tiết: 9 VĂN BẢN 3: NGÀN SAO LÀM VIỆC - Võ Quảng - NS: 15/9/2023 ND: 19/9/2023 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực riêng biệt: - Kết nối chủ điểm Chủ đề Bầu trời tuổi thơ - Nhận biết được vẻ đẹp của khung cảnh êm đềm và nhịp sống bình yên nơi đồng quê và vẻ đẹp của vũ trụ bao la và gần gũi, thân thuộc. 2. Phẩm chất: - Biết yêu quý tuổi thơ và trân trọng giá trị của cuộc sống. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị dạy học: Máy tính, ti vi, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0 2. Học liệu: KHBD, SGK, SGV, SBT, PHT - PHT số 1: 1. Tìm các hình ảnh so sánh được nhà thơ sử dụng trong 4 khổ thơ cuối. .. 2. Chỉ ra các hình ảnh so sánh. .. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b) Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm, cảm xúc của bản thân c) Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS. d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ: Gv tổ chức trò chơi Đố vui: 1. Phải chăng ở với nàng tiên Mà phải cày cấy ngày đêm giữa trời – Là gì? 2. Giữa trời sao ngóng trông ai Mà anh xòe rộng đôi tai đợi chờ – Là gì? 3. Chẳng vỗ cánh trắng bay xa Mà sao tên đặt cũng là loài chim ? 4. Không có cánh mà có đuôi Những toán dọn cả bầu trời sạch trong – Là gì? 5. Xinh như đóa hoa cải ngồng Cứu nguy bao kẻ bềnh bồng giữa khơi – Là gì? 6. Tiếng gà gáy sớm thật tài Gọi lên được đóa hoa nhài lung linh – Là gì? 7. Ngân hà rộng chẳng có đò Muốn sang sông được phải nhờ đến ai – Là gì? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận, trao đổi - Gv quan sát, gợi mở Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Gv tổ chức hoạt động - HS báo cáo Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Gv nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức GV dẫn dắt: Bầu trời, vũ trụ cũng như những ngôi sao trên trời vốn là nơi chúng ta dễ nhìn thấy nhất nhưng chúng ta lại chẳng thể nắm bắt bởi đó là thế giới kì bí, bao la. Bài thơ Ngàn sao làm việc sẽ cho ta góc nhìn với về thế giới kì bí này. - HS tham gia trò chơi, giải câu đố 1. Sao Thần Nông 2. Sao Mộc 3. Sao Thiên Nga 4. Sao chổi 5. Sao Bắc Đẩu 6. Sao Mai 7. Sao Vượt 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu: - Biết cách đọc văn bản và nhận biết thông tin về tác giả, tác phẩm b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ + GV hướ... Giáo viên phát PHT, học sinh làm việc cá nhân c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS bằng ngôn ngữ nói, PHT d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ Giáo viên phát PHT - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - GV quan sát, hướng dẫn - HS suy nghĩ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Gv tổ chức hoạt động, gọi 4-5 học sinh báo cáo sản phẩm - HS báo cáo sản phẩm, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức III. Tổng kết -PHT: Những điều em nhận biết và làm được Những điều em còn băn khoăn 3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. b. Nội dung: Gv tổ chức trò chơi “Ngôi sao may mắn” để hướng dẫn học sinh củng cố kiến thức đã học c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS, thái độ khi tham gia trò chơi d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Gv chuyển giao nhiệm vụ: Gv tổ chức trò chơi “Ngôi sao may mắn” để hướng dẫn học sinh củng cố lại kiến thức đã học. Câu 1: Tác giả của bài thơ Ngàn sao làm việc là? Võ Quảng Câu 2: Trong bài thơ, hình ảnh Dải Ngân hà được so sánh với Dòng sông Câu 3: Liệt kê ít nhất một từ láy có trong bài thơ? Đủng đỉnh/ lồng lộng/ rộn rã Câu 4: “Như đuốc đèn rọi cá” là hình ảnh được so sánh với ngôi sao nào? Sao Hôm Câu 5: Bài thơ Ngàn sao làm việc được viết theo thể loại nào? Thơ 5 chữ Câu 6: Con vật nào xuất hiện ở phần đầu bài thơ? Con trâu Câu 7: Bài thơ thuộc chủ điểm nào? Bầu trời tuổi thơ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - Gv suy nghĩ - HS thực hiện nhiệm vụ; Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Gv tổ chức hoạt động - Hs tham gia trò chơi, trả lời câu hỏi Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức 4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (Có thể giao về nhà) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn c. Sản phẩm học tập: đoạn văn của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên gửi file Bầu trời sao lung linh để học sinh đọc. Sau đó viết 1 đoạn văn khoảng 5-7 câu chia sẻ cảm xúc của em khi được ngắm sao trên bầu trời. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - Gv quan sát, lắng nghe gợi mở - HS thực hiện nhiệm vụ; Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Gv tổ chức hoạt động, gọi 4-5 hs trình bày sản phẩm - Hs khác nhận xét, bổ sung, phản biện câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Người ta vẫn hay bị thu hút bởi những thứ huyền bí và những thứ mình chưa chinh phục được. Có lẽ vì điều đó mà tôi có thú ngắm sao ở trước thềm nhà. Khi màn đêm buông xuống, tiếng côn trùng kêu rả rích cũng là lúc những ngôi sao lấp lánh chi chít trên bầu trời. Những hôm có trăng sao sẽ nhiều và hình như đẹp hơn ngày thường. Hôm nào tâm trạng vui tôi lại có ý muốn điên rồ là được bỏ ngôi sao sáng nhất đứng cạnh mặt trăng vào bàn tay, thỉnh thoảng ghé mắt nhìn xem nó còn sáng không. Đôi lúc gặp chuyện buồn, tôi thường tự đánh dấu một đám sao và ngửa mặt đếm chúng nhưng tôi chưa bao giờ đếm được cả. Dù vậy, tôi vẫn luôn mong chờ những ngày nắng để được ngắm thật nhiều sao cho tâm hồn thảnh thơi, rộng mở. *Dặn dò: - Đọc lại văn bản, nắm các nội dung đã khám phá trong văn bản. - Lưu trữ lại Phiếu học tập vào hồ sơ cá nhân. - Giao phiếu học tập và yêu cầu HS chuẩn bị bài sau: Tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài. IV. Phụ lục Văn bản đính kèm Bầu trời sao lung linh Nhớ ngày bé về quê nội chơi, điện đóm chẳng có mấy, cứ ăn cơm tối xong là leo lên nằm lăn lóc trên chiếc giường cạnh cửa sổ. Cái cửa sổ ấy không bao giờ đóng, lúc nào cũng như muốn thâu trọn những cơn gió mát lịm từ cánh đồng kế bên. Tôi hay gối lên cánh tay bà, gác chân lên thành giường rồi nhẩn nha ngắm bầu trời đêm với hàng triệu triệu ngôi sao lấp lánh - chỉ về quê mới được ngắm sao thỏa thích thế này. Những ngôi sao cùng cái thế giới bí ẩn của chúng cứ như hút lấy tâm trí đứa con gái nhỏ, để thỉnh thoảng nó lại quay sang hỏi bà những băn khoăn vẩn vơ bất tận, đáp lại cũng là những câu trả lời vừa thực vừa hư: - Bà ơi, có tất cả bao nhiêu ngôi sao hả bà? - Nhiều lắm, không đếm được đâu cháu ạ. - Người ta chưa đếm hết hả bà? - Người ta không đếm được vì bầu trời bất tận và ở đâu cũng có những ngôi sao. - Tức là không bao giờ hết á bà? Làm sao mà không bao giờ hết được? - Ừ, vũ trụ bao la lắm. - Thế trên trời có cô tiên không bà? - Bà chỉ nghe kể về chị Hằng Nga trên cung trăng thôi. - Bà ơi, ngôi sao đỏ nhấp nháy kia có phải sao hỏa không bà? Sao nó lại di chuyển được ạ? - Đấy là cái máy bay đấy cháu... -... - Thôi, ngủ đi cho...iện PHT + Từ bài viết tham khảo, rút ra yêu cầu của văn bản tóm tắt theo yêu cầu khác nhau về độ dài. I. Phân tích bài viết tham khảo . PHT số 1 Tiêu chí Văn bản 1 Văn bản 2 Văn bản tóm tắt có trung thành với nội dung của văn bản gốc không? Văn bản tóm tắt có trình bày được những ý chính, những điểm quan trọng của văn bản gốc không? Liệt kê một số từ ngữ quan trọng của văn bản gốc được thể hiện trong văn bản tóm tắt Nhận xét về độ dài của VB tóm tắt 1 và 2 Tiêu chí Văn bản 1 Văn bản 2 Văn bản tóm tắt có trung thành với nội dung của văn bản gốc không? Trung thành với văn bản gốc Trung thành với văn bản gốc Văn bản tóm tắt có trình bày được những ý chính, những điểm quan trọng của văn bản gốc không? Trình bày được ý chính, điểm quan trọng Trình bày được ý chính, điểm quan trọng Liệt kê một số từ ngữ quan trọng của văn bản gốc được thể hiện trong văn bản tóm tắt Hùng Vương thứ mười tám, Mị Nương, Sơn Tinh- chúa miền non cao, Thủy Tinh- chúa miền nước thẳm, cầu hôn, lễ vật, nổi giận... Hùng Vương thứ mười tám, Mị Nương, Sơn Tinh- chúa miền non cao, Thủy Tinh- chúa miền nước thẳm, cầu hôn, lễ vật, nổi giận... Nhận xét về độ dài của VB tóm tắt 1 và 2 Ngắn hơn, có 4 câu Dài hơn, có 12 câu . - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - Gv quan sát, lắng nghe gợi mở - HS thực hiện nhiệm vụ; Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Gv tổ chức hoạt động - Hs khác nhận xét, bổ sung, phản biện câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung II. Tìm hiểu yêu cầu đối với văn bản tóm tắt - Phản ánh đúng nội dung của văn bản gốc - Trình bày được những ý chính, những điểm quan trọng của văn bản gốc - Sử dụng các từ ngữ quan trọng của văn bản gốc - Đáp ứng được những yêu cầu khác nhau về độ dài của văn bản tóm tắt Hoạt động 2: Thực hành viết theo các bước a. Mục tiêu: - Biết tóm tắt một văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài. - Ý thức tự giác, tích cực trong học tập. b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM NV1: Chuẩn bị trước khi viết. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Gv chuyển giao nhiệm vụ + GV yêu cầu HS đọc kĩ Hướng dẫn quy trình viết trong SGK. Hãy cho biết để tóm tắt văn bản theo các yêu cầu khác nhau cần thực hiện theo những bước nào? + GV đưa ra nội dung cần tóm tắt - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS quan sát, trao đổi với bạn cùng bàn - GV quan sát, gợi mở Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Gv tổ chức hoạt động - HS trình bày câu trả lời, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức NV2: Viết văn bản tóm tắt Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Gv chuyển giao nhiệm vụ + Gv phát bảng kiểm + Học sinh tóm tắt - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS quan sát, trao đổi với bạn cùng bàn - GV quan sát, gợi mở Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Gv tổ chức hoạt động - HS trình bày câu trả lời, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức III. Thực hành viết theo các bước Đề bài: Viết một đoạn văn khoảng 6-8 câu tóm tắt văn bản Bầy chim chìa vôi 1. Trước khi tóm tắt a. Đọc kĩ văn bản gốc b. Xác định nội dung chính cần tóm tắt - Xác định nội dung khái quát, cốt lõi của toàn văn bản - Tìm ý chính của từng phần hoặc đoạn và xác định quan hệ giữa các phần hoặc các đoạn - Tìm các từ ngữ quan trọng c. Xác định yêu cầu về độ dài của văn bản tóm tắt - Xác định ý lớn và ý nhỏ của văn bản gốc - Tùy theo yêu cầu về độ dài của văn bản tóm tắt mà lựa chọn ý lớn hay ý nhỏ từ văn bản gốc 2. Viết văn bản tóm tắt - Sắp xếp các ý chính của văn bản gốc theo một trình tự hợp lí - Dùng lời văn của em kết hợp với những từ ngữ quan trọng trong văn bản gốc để viết văn bản tóm tắt - Chú ý bảo đảm yêu cầu về độ dài của văn bản tóm tắt Hoạt động 3: Đánh giá và chỉnh sửa a. Mục tiêu: Giúp HS - Thấy được ưu điểm và tồn tại của văn bản tóm tắt. - Chỉnh sửa văn bản tóm tắt cho mình và cho bạn. b. Nội dung: - GV trả bài, yêu cầu HS thảo luận nhóm nhận xét bài của mình và bài của bạn. - HS đọc bài viết, làm việc nhóm. c. Sản phẩm: Câu trả lời, bài viết của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Gv chuyển giao nhiệm vụ + Sau khi viết xong, hai HS là 1 cặp sẽ dùng bảng kiểm để tự kiểm tra lẫn nhau. Hướng dẫn HS dùng Bảng kiểm để kiểm tra và điều chỉnh bài viết để tự kiểm tra, điều chỉnh bài viết cùa bản thân, nên dùng bút khác màu... GV nhận xét, đánh giá, bổ sung 1. Xác định mục đích nói và người nghe - Mục đích: thuyết phục người nghe về ý kiến của mình trước một vấn đề mà em cho là quan trọng, ý nghĩa - Người nghe: thầy cô, bạn bè, người quan tâm đến vấn đề được trao đổi. I. Trước khi nói 1. Chuẩn bị nội dung nói - Dựa vào chính thực tế cuộc sống của mình và những điều em biết được từ sách báo, phương tiện nghe nhìn để trao đổi về một vấn đề mà em cho là quan trọng, có ý nghĩa. Gợi ý: +Trẻ em và việc sử dụng các thiết bị công nghệ. +Trẻ em với nguyện vọng được người lớn lắng nghe, thấu hiểu. +Trẻ em với việc học tập. +Bạo hành trẻ em - Thu thập tư liệu cho nội dung trình bày: - Nhớ lại những trải nghiệm của em - Tìm thêm thông tin liên quan từ sách báo hoặc các phương tiện nghe nhìn để có được cái nhìn toàn diện hơn về đề tài muốn nói - Ghi ngắn gọn một số ý quan trọng khi trình bày như: vấn đề trao đổi và các biểu hiện của nó, ý kiến của em, tác động của vấn đề và bài học rút ra sau khi bàn luận - Dự kiến các nội dung người nghe có thể trao đổi để chuẩn bị phản hồi 2. Tập luyện - Em cần tập luyện trước khi trình bày trước lớp. - Em có thể tập trình bày trước nhóm bạn hoặc người thân và lắng nghe các ý kiến nhận xét, góp ý để hoàn thiện bài nói Hoạt động 2: Trình bày bài nói a. Mục tiêu: - Trình bày được ý kiến về một vấn đề đời sống, tóm tắt được các ý chính do người khác trình bày. - Ý thức tự giác, tích cực trong học tập. b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Gv chuyển giao nhiệm vụ + GV yêu cầu các nhóm cử đại diện trình bày bài nói. + Gv quan sát hoạt động thảo luận của HS, kịp thời đưa ra những gợi dẫn và định hướng. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - Gv quan sát, lắng nghe gợi mở - HS thực hiện nhiệm vụ; Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Gv tổ chức hoạt động - Hs báo cáo Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung II. Trình bày bài nói 1. Người nói: - Trình bày bài nói theo các nội dung đã được chuẩn bị - Điều chỉnh giọng nói, tốc độ nói; sử dụng cử chỉ, điệu bộ phù hợp với nội dung trình bày và thể hiện sự tương tác với người nghe - Có thể sử dụng các phương tiện hỗ trợ (tranh ảnh, đoạn phim ngắn, bài thơ, bài hát) để bài nói thuyết phục hơn 2. Người nghe: - Tập trung lắng nghe nội dung trình bày - Ghi chép lại các ý quan trọng để nắm được nội dung chính của bài trình bày. - Chú ý thái độ và cách trình bày vấn đề của người nói - Ghi lại một số nội dung sẽ trao đổi với người nói Bài viết tham khảo Hiện nay có rất nhiều vấn đề đáng để chúng ta quan tâm như: ô nhiễm môi trường, nói tục chửi thể và một trong số đó không thể không kể đến bạo lực học đường. Vậy hiện trạng bạo lực học đường hiện nay của học sinh diễn ra như thế nào? Chúng ta dễ dàng bắt gặp những trường hợp đánh nhau, gây gổ, tụ tập để “trả thù”, “dằn mặt” nhau bằng các loại vũ khí nguy hiểm như dao, mã tấu, gậy, khiến ai nấy đều lo lắng. Học sinh bây giờ chỉ cần có một chút hiềm khích thôi cũng có thể sẵn sàng lao vào ẩu đả và đánh nhau. Có lẽ nguyên nhân gây ra bạo lực học đường là do cha mẹ thiếu quan tâm đến con cái, nhà trường chưa sát sao trong việc giáo dục nhân cách học sinh. Hay cũng có thể do lứa tuổi này học sinh đang muốn tự khẳng định mình nên muốn đánh nhau để thể hiện bản thân. Tất cả những điều đó đều gây ra bạo lực học đường và gây ra hậu quả rất nghiêm trọng. Hậu quả khôn lường về cả thể chất, tiền bạc, lẫn tinh thần. Đã có rất nhiều học sinh bị đánh đến mức phải nhập viện hay phải nghỉ học, chuyển trường. Rõ ràng hậu quả của bạo lực học đường là vô cùng kinh khủng. Vậy để khắc phục được tình trạng đó thì có lẽ sự giáo dục của gia đình và nhà trường là vô cùng quan trọng và cần thiết. Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường em sẽ cố gắng học tập thật tốt để không xa vào những tệ nạn xã hội như vậy. Hoạt động 3: Trao đổi về bài nói a. Mục tiêu: Nắm được cách đánh giá bài nói/trình bày b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Gv chuyển giao nhiệm vụ + GV hướng dẫn HS xem kĩ bảng yêu cầu trong SHS để nắm được những đòi hỏi cơ bản với người nghe, người nói, trước khi thực hiện việc trao đổi ý kiến - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - Gv quan sát, lắng nghe gợi mở - HS thực hiện nhiệm vụ; Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Gv tổ chức...hú chim chìa vôi. Đó là vào một lần nghe trái cây ngọt dần mà em đã bước ra vườn. Đi qua cây nhãn em đột nhiên thấy một tổ trứng chim đang sắp rơi xuống đất. “Nếu rơi thì chúng sẽ vỡ mất”, “Nhưng cao thế này mình trèo lên sao được đây?” hàng loạt những câu hỏi cứ thế xuất hiện trong suy nghĩ của em. Em đã phải đấu tranh tâm hồn mãi mới dám trèo lên cây cao để chỉnh lại chiếc tổ chim cho ngay ngắn. Chẳng phải việc gì quá to tát nhưng em cảm thấy rất vui và hạnh phúc Bài tập 2. (tr.33): a. Đề tài của truyện: tình cảm gia đình b. - Các nhân vật trong truyện: nhân vật “tôi” - người anh, Kiều Phương - người em, bố mẹ của hai anh em, bé Quỳnh, chú Tiến Lê. - Nhân vật chính của truyện là nhân vật “tôi” - người anh. Đây là nhân vật có đặc điểm tính cách vô cùng đặc biệt. Ban đầu, tác giả thể hiện nhân vật người anh là người hay mắng mỏ em gái khi em nghịch ngợm và đố kị khi cô bé có tài năng hội họa được mọi người khen ngợi. Sau đó, tính cách của nhân vật này được bộc lộ là một người anh yêu thương em khi vỡ òa hạnh phúc, ăn năn hối lỗi trước tình cảm ruột thịt. c. - Các sự việc tiêu biểu của cốt truyện: + Kiều Phương là một cô bé hay lục lọi đồ và thường bôi bẩn lên mặt, cô bé có sở thích vẽ tranh + Khi mọi người phát hiện ra tài năng hội họa của Kiều Phương, người anh tỏ ra ghen tị và xa lánh + Kiều Phương đạt giải nhất cuộc thi vẽ tranh quốc tế với bức vẽ “Anh trai tôi”, người anh nhận ra lòng nhân hậu của em gái và hối lỗi về bản thân mình. - Tóm tắt: Kiều Phương là cô gái hay lục lọi đồ và thường bôi bẩn lên mặt. Cô bé có sở thích vẽ tranh nên thường bí mật pha chế màu và vẽ. Khi mọi người phát hiện ra Kiều Phương có tài năng hội họa thì người anh lúc này tỏ ra ghen tị và xa lánh em. Kiều Phương đạt giải nhất tại trại thi vẽ tranh quốc tế với bức vẽ “Anh trai tôi”, lúc này người anh trai mới nhận ra tấm lòng nhân hậu của em và hối lỗi về bản thân mình THỰC HÀNH ĐỌC GV cho HS tự thực hành đọc văn bản “Ngôi nhà trên cây”, trích Tốt-tô-chan bên cửa sổ của tác giả Cư-rô-ya-na-gi Tê –sư-cô ở nhà. GV lưu ý cho các em khi đọc văn bản, cần chú ý: + Đề tài của văn bản + Những chi tiết miêu tả suy nghĩ của nhân vật Tốt-tô-chan về Ya-ma-mô-tô Ya-sư-a-ki (Yamamoto Yasuaki) + Đặc điểm tính cách của hai nhân vật Tốt-tô-chan và Ya-ma-mô-tô Ya-sư-a-ki. + Bài học cuộc sống được gợi ra từ câu chuyện. *Dặn dò: Tự hoàn chỉnh, rút kinh nghiệm bài nói nghe theo góp ý của thầy cô, bạn bè; Chuẩn bị trước ở nhà nội dung các bài Giới thiệu bài học và tri thức ngữ văn bài 2: Khúc nhạc tâm hồn; đọc và trả lời các câu hỏi Sau khi đọc của văn bản: Đồng dao mùa xuân ( Nguyễn Khoa Điềm) Bài 1. BẦU TRỜI VÀ TUỔI THƠ Số tiết: 13 tiết * YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Nêu được ấn tượng chung về văn bản và những trải nghiệm giúp bản thân hiểu thêm văn bản. - Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật và tính cách nhân vật trong truyện. - Hiểu được tác dụng của việc dùng cụm từ để mở rộng thành phần chính và mở rộng trạng ngữ trong câu. - Biết tóm tắt một văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài. - Trình bày được ý kiến về một vấn đề đời sống, tóm tắt được các ý chính do người khác trình bày. - Biết yêu quý tuổi thơ và trân trọng giá trị của cuộc sống. Tuần: 4 Tiết: 13 NÓI VÀ NGHE TRAO ĐỔI MỘT VẤN ĐỀ MÀ EM QUAN TÂM NS: 15/9/2023 ND: 26/9/2023 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực riêng biệt: - Nhận biết được kiểu bài trao đổi một vấn đề mà em quan tâm (yêu cầu kiểu bài, mục đích...) - Trình bày được ý kiến về một vấn đề đời sống, tóm tắt được các ý chính do người khác trình bày. 2. Phẩm chất: - Ý thức tự giác, tích cực trong học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị dạy học: Máy tính, ti vi, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0. 2. Học liệu: KHBD, SGK, SGV, SBT III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b) Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS. d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Gv chuyển giao nhiệm vụ: Hãy liệt kê những khó khăn mà em hoặc những người bạn cùng độ tuổi với em đang trải qua - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - Gv quan sát, lắng nghe gợi mở - HS thực hiện nhiệm vụ; Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Gv tổ chức hoạt động - Hs khác nhận xét, bổ sung, phản biện câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung Gợi ý: Bạo hành, bóc lột sức lao động 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Chuẩn bị bài nó
File đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_ngu_van_7_sach_ket_noi_tri_thuc_nam_hoc_202.docx
- Tiết 1-4.docx
- Tiết 5-8.doc
- Tiết 9-13.docx
- Tiết 14-16.docx
- Tiết 17-20.docx
- Tiết 21-25.docx
- Tiết 27+28.docx
- Tiết 29-32.docx
- Tiết 33-36.docx
- Tiết 37-41.docx
- Tiết 42-44.docx
- Tiết 45-49.docx
- Tiết 50-56.doc
- Tiết 57-61.docx
- Tiết 62-64.docx
- Tiết 65+66.docx
- Tiết 67-69.docx
- Tiết 70-72.docx
- Tiết 73-77.docx
- Tiết 78-84.doc
- Tiết 85-88.doc
- Tiết 89-92.doc
- Tiết 93-96.doc
- Tiết 97-100.docx
- Tiết 101-104.doc
- Tiết 105-108.doc
- Tiết 109-112.doc
- Tiết 113-116.doc
- Tiết 117-120.doc
- Tiết 121-126.doc
- Tiết 127+128.doc
- Tiết 129-135.docx
- Tiết 136-139.doc