Kế hoạch bài dạy Nghệ thuật 8 (Mĩ thuật) Sách KNTT - Học kỳ 1 - Năm học 2023-2024

- Chủ đề góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực sau:

- Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Biết quan sát và cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, giá trị của hoa lá trong tự nhiên với đời sống và trong các SPMT, nắm được những hình dáng mang nét đặc trưng của hoa lá; ghi nhớ, cảm thụ vẻ đẹp từ hình ảnh; màu sắc, sự chuyển động của hoa lá trong tự nhiên, từ đó có thể áp dụng vào bài trang trí khăn…

- Sáng tạo vào ứng dụng thẩm mĩ: Thực hiện được bài thực hành từ hoa lá, cách điệu hoa lá và ứng dụng vào trang trí một SPMT, nhận được sự khác biệt giữa hình ảnh thực của hoa lá tự nhiên với hình được thể hiện trong SPMT.

- Phân tích đánh giá thẩm mĩ: Biết trưng bày, phân tích, nhận xét, đánh giá vẻ đẹp của thiên nhiên. Nêu được ứng dụng trong đời sống hằng ngày. Biết phân tích những giá trị thẩm mĩ trên sản phẩm của cá nhân và nhóm.

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập và hoàn thiện

bài thực hành.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, thảo luận trong quá trình học tập, thực hành, trưng bày, chia sẻ, cảm nhận sản phẩm.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết dùng vật liệu và công cụ để thực hành sáng tạo sản phẩm mĩ thuật.

- Năng lực ngôn ngữ: Vận dụng kĩ năng nói trong trao đổi, giới thiệu, nhận xét sản phẩm,…

- Năng lực tính toán: Vận dụng sự hiểu biết về hình trong không gian hai chiều, ba chiều để áp dụng vào bài tập sáng tạo.

docx 60 trang Cô Giang 13/11/2024 460
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Nghệ thuật 8 (Mĩ thuật) Sách KNTT - Học kỳ 1 - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Nghệ thuật 8 (Mĩ thuật) Sách KNTT - Học kỳ 1 - Năm học 2023-2024

Kế hoạch bài dạy Nghệ thuật 8 (Mĩ thuật) Sách KNTT - Học kỳ 1 - Năm học 2023-2024
CHỦ ĐỀ 1: SÁNG TẠO TỪ THIÊN NHIÊN
( Gồm 2 bài - 4 tiết – Từ tiết 1 đến tiết 4 )
A.NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ
Tiết theo PPCT/Tuần
Bài
Tên Bài
Nội dung
Số tiết

- 2

1
Vẽ và cách
điệu hoa lá.
- Tìm hiểu tính tượng trưng, biểu tượng của một số loài hoa lá và các bước thực hiện bài vẽ và cách điệu hoa lá.

 2

3 - 4

2
Trang
trí khăn.
- Tìm hiểu về hình dạng và cách thức trang trí trên một số loại khăn; biết vận dụng nguyên tắc sắp xếp họa tiết có nhịp điệu, và trọng tâm để thiết kế sản phẩm khăn.

 2
B. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA CHỦ ĐỀ: 
1. Năng lực
 - Chủ đề góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực sau:
 - Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Biết quan sát và cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, giá trị của hoa lá trong tự nhiên với đời sống và trong các SPMT, nắm được những hình dáng mang nét đặc trưng của hoa lá; ghi nhớ, cảm thụ vẻ đẹp từ hình ảnh; màu sắc, sự chuyển động của hoa lá trong tự nhiên, từ đó có thể áp dụng vào bài trang trí khăn
 - Sáng tạo vào ứng dụng thẩm mĩ: Thực hiện được bài thực hành từ hoa lá, cách điệu hoa lá và ứng dụng vào trang trí một SPMT, nhận được sự khác biệt giữa hình ảnh thực của hoa lá tự nhiên với hình được thể hiện trong SPMT.
 - Phân tích đánh giá thẩm mĩ: Biết trưng bày, phân tích, nhận xét, đánh giá vẻ đẹp của thiên nhiên. Nêu được ứng dụng trong đời sống hằng ngày. Biết phân tích những giá trị thẩm mĩ trên sản phẩm của cá nhân và nhóm.
 - Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập và hoàn thiện
bài thực hành.
 - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, thảo luận trong quá trình học tập, thực hành, trưng bày, chia sẻ, cảm nhận sản phẩm.
 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết dùng vật liệu và công cụ để thực hành sáng tạo sản phẩm mĩ thuật.
 - Năng lực ngôn ngữ: Vận dụng kĩ năng nói trong trao đổi, giới thiệu, nhận xét sản phẩm,
 - Năng lực tính toán: Vận dụng sự hiểu biết về hình trong không gian hai chiều, ba chiều để áp dụng vào bài tập sáng tạo.
2. Phẩm chất.
 - Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, yêu nước và nhân ái ở HS.
 - Phát triển tình yêu môi trường, thiên nhiên, Đất nước và có ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường sống.
 - Phân tích được vẻ đẹp của thiên nhiên đưa vào SPMT và biết ứng dụng vào thực tế cuộc sống hằng ngày; trân trọng, gìn giữ, bảo vệ thiên nhiên môi trường sống xung quanh.
 - Biết cách sử dụng, bảo quản các vật liệu đồ dùng; chất liệu thông dụng như màu vẽ, giấy,trong thực hành, sáng tạo.
 - Xây dựng tình yêu thương, đoàn kết, trách nhiệm với bạn bè qua hoạt động nhóm.
 - Biết chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình qua trao đổi, nhận xét sản phẩm.
 - Chuẩn bị đầy đủ các đồ dung, vật liệu để thực hành sáng tạo với thiên nhiên.
C.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ
Ngày soạn: 04/09/2023
Ngày dạy: 06 đến 12/09/2023
 TIẾT 1,2: CHỦ ĐỀ: SÁNG TẠO TỪ THIÊN NHIÊN
 BÀI 1: VẼ VÀ CÁCH ĐIỆU HOA LÁ
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực
Chủ đề góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực sau:
– Năng lực tự chủ và tự học: biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập và hoàn thiện bài thực hành.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết trao đổi, thảo luận trong quá trình học, thực hành, trưng bày, chia sẻ nhận xét sản phẩm.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết dùng vật liệu và công cụ, hoạ phẩm để thực hành tạo SPMT.
– Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: biết quan sát và cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, giá trị của hoa lá trong tự thiên với đời sống và trong các SPMT; nắm được những hình dáng mang nét đặc trưng của hoa lá; ghi nhớ, cảm thụ vẻ đẹp từ hình ảnh, màu sắc, sự chuyển động của hoa lá trong tự nhiên.
– Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: thực hiện được bài thực hành vẽ hoa lá, cách điệu hoa lá và vận dụng vào trang trí một SPMT; nhận thức được sự khác biệt giữa hình ảnh thực của hoa lá trong tự nhiên với hình được thể hiện trong SPMT.
– Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: biết trưng bày, phân tích, nhận xét, đánh giá vẻ đẹp của hoạ tiết hoa lá và thấy được tính ứng dụng của hoa lá cách điệu vận dụng trong trang trí SPMT; nêu được hướng phát triển vận dụng nhiều chất liệu vào SPMT; biết phân tích những giá trị thẩm mĩ trên sản phẩm của cá nhân và nhóm.
- Năng lực tin học: Hs biết tìm hiểu sưu tầm những hình ảnh đẹp từ các trang mạng.
2. Phẩm chất.
Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm ở HS, cụ thể qua một số biểu hiện:
– Phát triển tình yêu môi trường, thiên nhiên, đất nước và ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường sống.
– Phân tích được vẻ đẹp của thiên nhiên đưa vào SPMT và biết ứng dụng vào thực tế cuộc sống hằng ngày; trân trọng, giữ gìn, bảo vệ thiên nhiên, môi trường sống xung quanh.
– Biết cách sử dụng, bảo quản một số vật liệu, chất liệu thông dụng như màu vẽ, giấy, trong thực hành, sáng tạo; tích cực tự giác và nỗ lực học tập.
– Xây dựng tình thương yêu, đoàn kết, trách nhiệm với bạn bè qua hoạt động nhóm.
– Cảm nhận được cái đẹp, thể hiện được tình yêu, trách nhiệm của mìn...m do cá nhân và nhóm sưu tầm được.
- Hoa sen là loài hoa tượng trưng cho sự thanh cao và thuần khiết. Hình tượng hoa sen thường xuất hiện trong các tác phẩm thơ ca, hội hoạ, kiến trúc, điêu khắc, và là lô gô (biểu tượng) của một số nhãn hãng, sản phẩm thương mại,... tại Việt Nam.
- Học sinh trình bày về tính biểu trưng, biểu tượng của hoa sen của Việt Nam.
- Đưa ra định hướng sử dụng sản phẩm của mình trong đời sống hằng ngày.
- Hs sưu tầm và trình bày chia sẻ trước lớp.
– Củng cố kiến thức bài học: Cách điệu hoa lá là phương pháp chắt lọc hình, nét, mảng, màu sắc,... hình ảnh hoa lá trong cuộc sống thành các hình tượng mang tính trang trí trong nghệ thuật
HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
- Đọc trước bài 2 : Trang trí khăn
- Chuẩn bị đồ dùng học tập để Trang trí khăn bằng chính họa tiết các em mới tạo được ở bài này
Ngày soạn: 16/09/2023
Ngày dạy: 19/ đến 26/09/2023
 CHỦ ĐỀ: SÁNG TẠO TỪ THIÊN NHIÊN
TIẾT 3, 4: BÀI 2: TRANG TRÍ KHĂN 
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU 
1. Năng lực:
Chủ đề góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực sau:
 – Năng lực tự chủ và tự học: biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập và hoàn thiện bài thực hành.
 – Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết trao đổi, thảo luận trong quá trình học, thực hành, trưng bày, chia sẻ nhận xét sản phẩm.
 – Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết dùng vật liệu và công cụ, hoạ phẩm để thực hành tạo SPMT.
 – Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: biết quan sát và cảm nhận được vẻ đẹp của các họa tiết thiên nhiên, giá trị của họa tiết trong trang trí tạo SPMT ứng dụng với đời sống hằng ngày; 
 – Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: thực hiện được bài thực hành trang trí khăn bằng những họa tiết trang trí được cách điệu từ hoa lá trong thiên nhiên.
 – Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: biết trưng bày, phân tích, nhận xét, đánh giá vẻ đẹp của hoạ tiết hoa lá và thấy được tính ứng dụng của hoa lá cách điệu vận dụng trong trang trí SPMT; nêu được hướng phát triển vận dụng nhiều chất liệu vào SPMT; biết phân tích những giá trị thẩm mĩ trên sản phẩm của cá nhân và nhóm.
 – Năng lực ngôn ngữ: vận dụng kĩ năng nói trong trao đổi, giới thiệu, nhận xét.
 – Năng lực tính toán: vận dụng sự hiểu biết về hình trong không gian 2 chiều, 3 chiều để áp dụng vào bài tập sáng tạo.
 - Năng lực tin học: Hs biết tìm hiểu sưu tầm những hình ảnh đẹp từ các trang mạng.
2. Phẩm chất.:
Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm ở HS, cụ thể qua một số biểu hiện:
– Phát triển tình yêu môi trường, thiên nhiên, đất nước và ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường sống.
– Phân tích được vẻ đẹp của thiên nhiên đưa vào SPMT và biết ứng dụng vào thực tế cuộc sống hằng ngày; trân trọng, giữ gìn, bảo vệ thiên nhiên, môi trường sống xung quanh.
– Biết cách sử dụng, bảo quản một số vật liệu, chất liệu thông dụng như màu vẽ, giấy, trong thực hành, sáng tạo; tích cực tự giác và nỗ lực học tập.
– Xây dựng tình thương yêu, đoàn kết, trách nhiệm với bạn bè qua hoạt động nhóm.
– Cảm nhận được cái đẹp, thể hiện được tình yêu, trách nhiệm của mình với cộng đồng, với nhóm.
– Biết chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình qua trao đổi, nhận xét sản phẩm.
– Chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng, vật liệu để thực hành sáng tạo với thiên nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
– SGK, SGV biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, tìm hiểu mục tiêu bài học.
– Khăn có họa tiết trang trí.
– Bài vẽ hoa lá và SPMT liên quan đến chủ đề.
– Mẫu vẽ hoa lá và mẫu khăn có hoạ tiết trang trí.
– Các bước hướng dẫn cách vẽ.
– Phương tiện hỗ trợ (nếu có)
2. Học sinh
– SGK, SBT (nếu có), đồ dùng học tập, giấy vẽ, màu vẽ, bút vẽ,
– Mẫu vẽ hoa lá và mẫu khăn có hoạ tiết trang trí.
– Sưu tầm tranh, ảnh liên quan đến bài học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: 
Tạo tâm thế hứng thú cho hs và từng bước làm quen bài học.
b. Tổ chức thực hiện.
 Gv tổ chức cho học sinh khởi động bằng trò chơi sắp xếp họa tiết hoặc kể tên các họa tiết hay các cách sắp xếp họa tiết trong trang trí
 – Giáo viên nhận xét và giới thiệu nội dung dẫn nhập vào bài.
 Trong đời sống hàng ngày nói chung và trong ngành mĩ thuật nói riêng, các sản phẩm mĩ thuật được sáng tác và trưng bày vô cùng đa dạng và phong phú, mỗi loại sản phẩm có tính chất và mục đích ứng dụng riêng. Để nắm bắt rõ ràng và cụ thể hơn về tranh in hoa, lá, chúng ta cùng tìm hiểu bài 2 : Trang trí khăn.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
a. Mục tiêu: HS cảm nhận được vẻ đẹp và công dụng của mẫu khăn trong cuộc sống hằng ngày
b. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV - HS - HS
Dự kiến sản phẩm
– GV giới thiệu một số hình ảnh trong SGK, trang 10, 11 và hình ảnh do GV sưu tầm, đặt câu hỏi để HS thảo luận về chất liệu, hình dạng của sản phẩm, hoa văn trang trí và tính ứng dụng của sản phẩm trong đời sống hằng ngày.
Hs quan sát hình minh họa do giáo viên chuẩn bị và tranh ảnh trang 10,11 SGK và trả lời câu hỏi.
– GV có thể xây dựng trò chơi hoặc tổ chức hoạt động nhóm cho HS thảo luận....n,... để ứng dụng vào trang trí khăn.
b. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV - HS
Dự kiến sản phẩm
Khuyến khích HS:
- Tìm hiểu thêm, nêu cảm nhận về các yếu tố, nguyên lý trong trang trí khăn.
- Vận dụng- phát triển ý tưởng ứng dụng trang trí khăn trong cuộc sống.
- Tìm hiểu chất liệu, màu sắc để lập kế hoạch chuẩn bị hoàn thiện bài ở tiết học sau
– GV cho HS nhận xét về các bước sắp xếp bố cục hoạ tiết theo nguyên tắc đăng đối trong trang trí hình vuông.
– GV hướng dẫn HS tìm hiểu cách sắp xếp theo gợi ý sau:
+ Điểm nhấn ở tâm hình.
+ Mảng hoạ tiết chính.
+ Mảng hoạ tiết phụ.
+ Mảng hoạ tiết liên kết (nền).
Lưu ý: Nghệ thuật trang trí góp phần tạo ra những giá trị thẩm mĩ mới, làm cho các đồ vật trở nên sang trọng, hấp dẫn hơn
- Chia sẻ cảm xúc cá nhân về sản phẩm, tác phẩm của hoạ sĩ
- Phát triển thành sản phẩm thảm mới hoặc điều chỉnh để có sản phẩm hoàn thiện hơn.
- Có ý tưởng để vận dụng sản phẩm đã học vào thực tế hoặc vào các chủ đề tiếp theo.
- Hs tìm hiểu về các bước sắp xếp bố cục hoạ tiết theo nguyên tắc đăng đối trong trang trí hình vuông.
- Đưa ra định hướng sử dụng sản phẩm của mình trong đời sống hằng ngày.
– Củng cố kiến thức bài học: Lưu ý khi sắp xếp các hoạ tiết trang trí, cần chú ý tính liên kết, hướng chuyển động và nhịp điệu của các nhóm hoạ tiết, hoa văn trong sản phẩm. Sản phẩm cần có mảng chính, mảng phụ và hoạ tiết trọng tâm.
HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ: 
- Hs về tìm hiểu hình tượng con người trong sáng tạo mĩ thuật.
- Sưu tầm tranh ảnh dáng người và chuẩn bị họa phẩm học chủ đề 2
.
CHỦ ĐỀ 2:
HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI TRONG SÁNG TẠO MĨ THUẬT 
(Gồm 2 bài-4 tiết-Từ tiết 5 đến tiết 8)
	A.NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ:
Tiết theo PPCT/Tuần
Bài
Tên bài
Nội dung
Số tiết

 5+6

3

Vẽ dáng người
-Tìm hiểu về hình ảnh và tác phẩm theo chủ đề. -Tìm hiểu cách vẽ bài thực hành vẽ dáng người.
-Hoàn thiện sản phẩm, trình bày, phân tích, đánh giá và vận dụng vào thực tế.

2

7+8

4

Dáng người
trong tranh
-Tìm hiểu dáng người trong tranh, vẻ đẹp và sự phù hợp của dáng người trong tác phẩm MT
-Vận dụng yếu tố chính, phụ, trung gian và sự chuyển động của các yếu tố tạo hình để thể hiện được một SPMT theo chủ đề.
-Hoàn thiện sản phẩm, trình bày, phân tích, đánh giá và vận dụng vào thực tế.

2

B.MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA CHỦ ĐỀ
1. Năng lực:
- Biết cách khai thác hình dáng và vẽ được dáng người theo mẫu sau đó vận dụng yếu tố chính, phụ, trung gian và sự chuyển động của các yếu tố tạo hình để thể hiện được một SPMT theo chủ đề.
-Trình bày được quan điểm cá nhân về sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.
2. Phẩm chất:
-Biết trân trọng vẻ đẹp của mỗi người, có ý thức lưu giữ sáng tạo hình ảnh người
thân bằng SPMT.
C.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ
Ngày soạn: 01/10/2023
Ngày dạy: 03/10 đến 10/10/2023
	CHỦ ĐỀ: 
HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI TRONG SÁNG TẠO MỸ THUẬT
TIẾT 5, 6: BÀI 3: VẼ DÁNG NGƯỜI 
Thời gian thực hiện:2 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
Chủ đề góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực sau:
 – Năng lực tự chủ và tự học: biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập và hoàn thiện bài thực hành vẽ dáng người.
 – Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết trao đổi, thảo luận trong quá trình học, thực hành, trưng bày chia sẻ nhận xét sản phẩm.
 – Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết dùng vật liệu và công cụ, hoạ phẩm để thực hành tạo SPMT.
 – Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: biết quan sát và cảm nhận được vẻ đẹp của con người trong đời sống hằng ngày; nắm được những đặc điểm, hình dáng, nét đặc trưng về cấu trúc, tỉ lệ và vai trò của dáng người trong sáng tạo mĩ thuật; ghi nhớ, cảm thụ vẻ đẹp từ hình ảnh, màu sắc, sự chuyển động của con người trong không gian thông qua hình khối, màu sắc.
 – Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: thực hiện được bài thực hành vẽ dáng người qua cảm nhận của cá nhân bằng các yếu tố tạo hình chấm, nét, hình, mảng, màu sắc,... trong SPMT; nhận thức được sự khác biệt giữa hình ảnh thực của dáng người trong tự nhiên với hình được thể hiện trong tranh vẽ.
 – Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: biết trưng bày, phân tích, nhận xét, đánh giá vẻ đẹp của sản phẩm; nêu được hướng phát triển mở rộng thêm sản phẩm bằng nhiều chất liệu; biết phân tích những giá trị thẩm mĩ trên sản phẩm của cá nhân và nhóm.
 – Năng lực ngôn ngữ: vận dụng kĩ năng nói trong trao đổi, giới thiệu, nhận xét.
 – Năng lực tính toán: vận dụng sự hiểu biết về hình trong không gian 2 chiều, 3 chiều để áp dụng vào vẽ sản phẩm.
 - Năng lực tin học: Học sinh biết tìm hiểu các thông tin, tư liệu và sưu tầm tranh, ảnh dáng người trên không gian mạng.
2. Phẩm chất.
Chủ đề góp phần bồi dưỡng tinh thần yêu nước và nhân ái, tính chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm ở HS, cụ thể qua một số biểu hiện:
– Phát triển tình yêu thương con người, thiên nhiên, cuộc sống và ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường sống.
– Cảm nhận được vẻ đẹp của SPMT và biết ứng dụng vào thực tế cuộc sống hằng ngày.
– Biết cách sử dụng, bảo quản một số vật liệu, chất liệu thông dụng như màu vẽ, giấy màu, giấy bìa, tr...ình thức tự chọn. GV yêu cầu HS mở SGK, trang 16, 17, quan sát và đặt câu hỏi về các bước thực hiện một SPMT vẽ dáng người. GV có thể giúp HS lựa chọn dáng người để thực hiện bài.
– GV tổ chức cho HS thực hành theo hình thức cá nhân, chất liệu màu tự chọn do HS chuẩn bị.
- Hs chú ý vẽ các dáng người phì hợp với chủ đề mình lựa chọn để sắp xếp bố cục tạo sản phẩm mĩ thuật phù hợp
– Bài tập thực hành: Hãy vẽ từ 1 đến 3 dáng người theo chủ đề em yêu thích.
– GV giới thiệu thêm một số bài vẽ dáng người của HS.
– HS thực hiện SPMT vẽ dáng người.
2. Luyện tập và sáng tạo.
Các bước vẽ dáng người
Bước 1. Vẽ dáng tổng quát (tạo ra đường hướng xương).
Bước 2. Phác mảng lớn của dáng. Bước3.Vẽ hình chi tiết.
Bước 4. Hoàn thiện
- Hs thực hành vẽ từ 1 -3 dáng người theo chủ đề đã lựa chọn.
HOẠT ĐỘNG 4: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ
a. Mục tiêu: HS trình bày, nhận xét, đánh giá được sản phẩm của cá nhân và của bạn trước lớp.
HS trình bày, nhận xét, đánh giá được sản phẩm của cá nhân và của bạn trước lớp.
b. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV - HS - HS
Dự kiến sản phẩm
– GV lựa chọn SPMT của HS đã thực hiện để trưng bày theo hình thức nhóm.
- Gv gợi ý hs nhận xét về:
+ Tư thế, tỉ lệ các dáng người.
+ Các bước tiến hành vẽ dáng người .
+ Em thích SPMT nào nhất? Vì sao?
+ Em và bạn đã sử dụng những yếu tố chấm, nét, hình, mảng, màu sắc,... và nguyên lí tạo hình nào trong bài thực hành mĩ thuật?
– GV lựa chọn SPMT của HS đã thực hiện để trưng bày theo hình thức nhóm.
– GV đề nghị HS mở SGK, trang 17 và yêu cầu HS nhận xét SPMT theo gợi ý:
+ Tư thế của tay, chân, đầu đã phù hợp với động tác của dáng người chưa?
- Hs trưng bày sản phẩm theo nhóm, tổ
- Chia sẻ cùng các bạn ý tưởng tạo các dáng của mình và cách thực hiện tạo các dáng người đó.
- Góp ý nhận xét giúp các bạn hoàn thiện vẽ dáng người.
HOẠT ĐỘNG 5: VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Xây dựng ý tưởng hoàn thiện dáng người phù hợp chủ đề đã lựa chọn.
 HS biết cách lựa chọn chủ đề, tìm vẽ dáng người và xây dựng bố cục tranh.
b. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV - HS - HS
Dự kiến sản phẩm
- Gv tổ chức cho học sinh tìm hiểu thêm về sắp xếp bố cục các dáng trong tranh để tạo SPMT đẹp.
- Hs đưa đưa ra ý tưởng hoàn thiện dáng người phù hợp chủ đề đã lựa chọn.
GV gợi ý cho HS hướng sưu tầm qua sách, báo, internet, để lựa chọn chủ đề, tìm vẽ
dáng người và xây dựng bố cục tranh.
“Khi vẽ người, chú ý lựa chọn hình dáng đơn giản, nắm bắt khái quát được tư thế, động tác; vẽ từ tổng thể đến chi tiết và đảm bảo tính hài hoà trong tỉ lệ cơ thể người.”
- Hs tìm hiểu về bố cục dáng người chính, phụ làm nổi bật chủ đề và đưa đưa ra ý tưởng hoàn thiện dáng người phù hợp chủ đề đã lựa chọn.

– Củng cố kiến thức bài học: Hs cần ghi nhớ để vẽ được dáng người, cần quan sát về hình dáng, tư thế, động tác và tỉ lệ nhân vật. Vẽ phác bộ khung xương bằng nét để tạo hình dáng và chiều hướng, sau đó vẽ phác chu vi hình thể và vẽ các chi tiết.
HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ: 
- Hoàn thiện bài thực hành
- Tìm hiểu các dáng người thông qua ảnh, tranh và quan sát các hoạt động thường nhật. 
- Xem trước bài 4: Dáng người trong tranh
- Mang đầy đủ dụng cụ học tập theo yêu cầu
Ngày soạn: 15/10/2023
Ngày dạy: 17/10 đến 24/10/2023
CHỦ ĐỀ:
HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI TRONG SÁNG TẠO MỸ THUẬT
TIẾT 7, 8: BÀI 4: DÁNG NGƯỜI TRONG TRANH 
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
Chủ đề góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực sau:
 – Năng lực tự chủ và tự học: biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập và hoàn thiện bài thực hành.
 – Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết trao đổi, thảo luận trong quá trình học, thực hành, trưng bày chia sẻ nhận xét sản phẩm.
 – Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết dùng vật liệu và công cụ, hoạ phẩm để thực hành tạo SPMT.
 – Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: biết quan sát và cảm nhận được vẻ đẹp của con người trong đời sống hằng ngày; nắm được những đặc điểm, hình dáng, nét đặc trưng về cấu trúc, tỉ lệ và vai trò của dáng người trong sáng tạo mĩ thuật; ghi nhớ, cảm thụ vẻ đẹp từ hình ảnh, màu sắc, sự chuyển động của con người trong không gian thông qua hình khối, màu sắc.
 – Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: thực hiện được bài thực hành vẽ bức tranh theo chủ đề mình lựa chọn và bố cục các dáng người hợp lí trong SPMT; nhận thức được sự khác biệt giữa hình ảnh thực của dáng người trong tự nhiên với dáng người được thể hiện trong tranh vẽ.
 – Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: biết trưng bày, phân tích, nhận xét, đánh giá vẻ đẹp của sản phẩm; nêu được hướng phát triển mở rộng thêm sản phẩm bằng nhiều chất liệu; biết phân tích những giá trị thẩm mĩ trên sản phẩm của cá nhân và nhóm.
 – Năng lực ngôn ngữ: vận dụng kĩ năng nói trong trao đổi, giới thiệu, nhận xét.
 – Năng lực tính toán: vận dụng sự hiểu biết về hình trong không gian 2 chiều, 3 chiều để áp dụng vào vẽ sản phẩm.
2. Phẩm chất.
Chủ đề góp phần bồi dưỡng tinh thần yêu nước và nhân ái, tính chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm ở HS, cụ thể qua một số biểu hiện:
– Phát triển tình yêu thương con...ạt động của con người, hình thức tự chọn. GV yêu cầu HS mở SGK, trang 20, 21, cho HS quan sát và đặt câu hỏi về chất liệu sử dụng, về các bước thực hiện một SPMT có hình dáng con người trong tranh. GV giúp HS lựa chọn chất liệu để thực hiện bài.
– HS thực hành tạo SPMT theo hình thức cá nhân, chất liệu tự chọn.
Gợi ý các bước thực hiện:
1. Xây dựng ý tưởng và phác hình cho bài vẽ.
2. Vẽ hình dáng nhân vật.
3. Vẽ mảng màu lớn.
4. Vẽ chi tiết và hoàn thiện sản phẩm.
– Bài tập thực hành: Sử dụng hình thức vẽ hoặc xé, dán giấy để thực hiện SPMT theo chủ đề em yêu thích. Kích thước do GV quy định theo thực tế tại địa phương. (Hs vẽ được hình ảnh phù hợp chủ đề)
– GV cho tham khảo một số bài vẽ của HS theo chủ đề.
- Hs thực hành tạo sản phẩm mĩ thuật với chủ đề mình yêu thích bằng hình thức vẽ hoặc xé, dán giấy.
2. Luyện tập và sáng tạo.
Các bước vẽ dáng người
Bước 1: Xây dựng ý tưởng và phác hình cho bài vẽ.
Bước 2: Vẽ hình dáng nhân vật.
Bước 3: Vẽ mảng màu lớn.
Bước 4: Vẽ chi tiết và hoàn thiện sản phẩm.
HOẠT ĐỘNG 4: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ
a. Mục tiêu: HS nhận xét, đánh giá được sản phẩm của mình và của bạn. Đưa ra ý tưởng hoàn thiện sản phẩm ở tiết sau.
b. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV - HS - HS
Dự kiến sản phẩm
– GV lựa chọn SPMT của HS đã thực hiện để trưng bày.
– GV đề nghị HS mở SGK, trang 21, yêu cầu HS nêu cảm nhận của mình về sản phẩm của bạn theo gợi ý:
+ Nội dung thể hiện, cách lựa chọn và sắp xếp dáng người.
+ Yếu tố chính, phụ, trung gian và sự chuyển động của các ngôn ngữ tạo hình.
- Hs và Gv góp ý để Hs xây dựng được ý tưởng hoàn thiện sản phẩm ở tiết học sau. 
- Gv nhận xét và tuyên dương những bạn có sản phẩm tranh đẹp và sáng tạo, Gv động viên khích lệ tinh thần các bạn làm bài chưa hoàn chỉnh cần cố gắng hơn.
- Có thể để thời gian cho Hs chỉnh sửa hoàn thiện phần vẽ hình sau khi được góp ý của thầy cô và các bạn.
- Hs trưng bày sản phẩm và trình bày ý tưởng trước lớp.
- Góp ý bài cho bạn và xây dựng ý tưởng hoàn thiện sản phẩm ở tiết 2
	
HOẠT ĐỘNG 5: VẬN DỤNG
a.Mục tiêu: Hs biết cách sử dụng kĩ năng, kiến thức trong chủ đề để tìm chất liệu định hướng hoàn thiện sản phẩm ở tiết học sau.
HS sưu tầm được những hình ảnh, tác phẩm mĩ thuật qua sách, báo, internet, và giới thiệu những hình ảnh, tác phẩm mĩ thuật mà mình yêu thích..
b. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV - HS - HS
Dự kiến sản phẩm
- Gv cho Hs xem các sản phẩm tranh vẽ có nhiều dáng người từ nhiều phong cách và chất liệu khác nhau.
- Gv gợi ý định hướng các chất liệu thường gặp tại địa phương có thể sử dụng vào hoàn thiện sản phẩm như màu nước, màu sáp, giấy màu, đất sét, lá cây, giấy báo
GV gợi ý cho HS hướng tìm hiểu, sưu tầm những hình ảnh, tác phẩm mĩ thuật qua sách, báo, internet, và giới thiệu những hình ảnh, tác phẩm mĩ thuật yêu thích.
– HS viết hoặc giới thiệu về sản phẩm sưu tầm được với nội dung chủ đề bài học.
– GV chốt vấn đề: Để thực hiện một SPMT về đề tài con người, cần lựa chọn dáng người phù hợp nội dung, sau đó sắp xếp các yếu tố tạo hình đảm bảo sự hài hoà về hình, mảng, màu sắc, đậm – nhạt, chính – phụ, tương phản,...
- Hs lựa chọn được chất liệu phù hợp để hoàn thiện sản phẩm.
Hs tìm hiểu các tác phẩm qua nhiều trang thông tin và trình bày truóc lớp cùng bạn.
– Củng cố kiến thức bài học: Để thực hiện một sản phẩm mĩ thuật về đề tài con người, cần lựa chọn dáng người phù hợp nội dung, sau đó sắp xếp các yếu tố tạo hình đảm bảo sự hài hòa về hình, mảng, màu sắc, đậm – nhạt, chính – phụ, tương phản
HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ: 
- HS tìm hiểu và sưu tầm tranh ảnh liên quan chủ đề, hoàn thiện bài thực hành.
- Đọc trước chủ đề 3 Tranh truyện, sưu tầm truyện tranh, tìm hiểu nội dung cốt truyện em yêu thích và đem đủ đồ dùng học tập.
TIẾT 8. ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỮA KÌ I
MÔN: NGHỆ THUẬT – NỘI DUNG MĨ THUẬT 
(Thời gian 45 phút)
BẢN ĐẶC TẢ NỘI DUNG, ĐƠN VỊ KIẾN THỨC, MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I - LỚP 8 
VÀ TIÊU CHÍ, HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI 
NỘI DUNG MĨ THUẬT
I. Bản đặc tả nội dung, đơn vị kiến thức, mức độ đánh giá đề kiểm tra giữa kì 1 
Nội dung
kiểm tra
Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá
Chủ đề 2:
Hình tượng con người trong sáng tạo mĩ thuật
Bài 4 – Dáng người trong tranh

Yếu tố và nguyên lí tạo hình
Lựa chọn, kết hợp:
Yếu tố tạo hình
- Nét, hình, khối, màu sắc, đậm nhạt, chất cảm, không gian.
Nguyên lí tạo hình
- Cân bằng, tương phản, lặp lại,
nhịp điệu, nhấn mạnh, chuyển động, tỉ lệ, hài hoà.
Thể loại
- Hội họa (vẽ, xé dán).
Hoạt động thực hành và thảo luận
Thực hành
- Thực hành sáng tạo sản phẩm
Thảo luận
- Sản phẩm thực hành của học sinh.
Định hướng chủ đề
- Văn hoá, xã hội.
Nhận biết:
- Nhận biết được vẻ đẹp, của dáng người trong các tác phẩm mĩ thuật.
- Phân biệt được yếu tố chính, phụ, trung gian trong sản phẩm mĩ thuật.
Thông hiểu:
- Hiểu được vai trò của dáng người trong sáng tạo mĩ thuật.
- Biết cách vẽ dáng người đúng tư thế và tỉ lệ.
Vận dụng:
- Tạo được dáng người phù hợp với nội dung chủ đề.
- Giới thiệu, nhận xét và nêu ...quan đến bài học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Chỉ ra được nét đẹp, cách tạo hình và trang trí từ những tác phẩm mĩ thuật của trường phái Ấn tượng.
b. Tổ chức thực hiện:
– Khởi động: Trò chơi đoán tên các trường phái hội hoạ và tên tác phẩm mĩ thuật của các họa sĩ.
– Giới thiệu bài mới
- GV đặt vấn đề: Trong đời sống hàng ngày nói chung và trong ngành mĩ thuật nói riêng, các sản phẩm mĩ thuật được sáng tác và trưng bày vô cùng đa dạng và phong phú, mỗi loại sản phẩm có tính chất và mục đích ứng dụng riêng. Để biết cách tạo hình, vẽ tranh, chúng ta cùng tìm hiểu bài 7: Trường phái hội hoạ Ấn thượng
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
a. Mục tiêu: HS nhận biết được đặc điểm, phong cách qua quan sát các tác phẩm thuộc trường phái Ấn tượng.
– HS tìm hiểu về phong cảnh thiên nhiên thông qua một số tác phẩm của hoạ sĩ trường phái Ấn tượng tiêu biểu.
– GV hướng dẫn HS quan sát, đặt câu hỏi định hướng về những nội dung liên quan đến chủ đề trong SGK, trang 30, 31.
b. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV - HS 
Dự kiến sản phẩm
* Quan sát và nhận thức
Khởi động: Trò chơi đoán trường phái và tên tác phẩm mĩ thuật của các họa sĩ.
– GV giới thiệu về phong cảnh thiên nhiên theo đặc trưng vùng miền, yêu cầu HS (cá nhân/ nhóm) quan sát các hình ảnh trong SGK, trang 30, 31 (hoặc hình ảnh đã sưu tầm), gợi ý cho HS tìm hiểu về phong cảnh thiên nhiên theo phong cách trường phái Ấn tượng qua các yếu tố: ánh sáng, bút pháp, màu sắc, hình dáng, đặc điểm, phong cảnh,
- HS Quan sát tìm hiểu những tác phẩm trường phái Ấn tượng và đưa ra kết luận về phong cách thể hiện.
– GV có thể gợi mở để HS nắm bắt được nội dung câu hỏi liên quan đến sắc màu thiên nhiên trong SGK, trang 30, 31 theo gợi ý:
+ Màu sắc, bố cục trong tác phẩm.
+ Cảnh thiên nhiên, con người được thể hiện trong tác phẩm.
– GV triển khai tiếp hoạt động quan sát và tìm hiểu về một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu,
gợi ý cho HS nêu những hiểu biết của mình về một số tác phẩm theo nội dung sau:
+ Không gian, thời gian trong tác phẩm.
+ Ánh sáng, đậm – nhạt do màu sắc tạo nên.
+ Bút pháp (cách vẽ).
- Thảo luận nhóm theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- Trả lời câu hỏi và ghi nhớ kết luận về đặc điểm của trường phái Ấn tượng đề cao việc vẽ tranh ngoài trời, ghi lại khoảnh khắc cụ thể với việc thử nghiệm sự tương phản của màu sắc trong các tác phẩm.
- Nhận xét, chia sẽ cảm nhận của bản thân về các tác phẩm theo gợi ý của GV.
- Nêu đặc điểm, thời gian và địa điểm bắt đầu xuất hiện của phái Ấn tượng
- Kể tên những họa sĩ tiêu biểu của trường phái Ấn tượng.
– GV cung cấp kiến thức: Trường phái Ấn tượng đề cao việc vẽ tranh ngoài trời, ghi lại khoảnh khắc cụ thể với việc thử nghiệm sự tương phản của màu sắc trong các tác phẩm.
Cùng một chủ đề, các hoạ sĩ có thể vẽ nhiều tác phẩm ở những thời điểm khác nhau để nắm bắt sự thay đổi của ánh sáng và thể hiện sự cảm nhận của mình về con người, cảnh vật. Các hoạ sĩ tiêu biểu của trường phái Ấn tượng là Claude Monet, Pierre Auguste Renoir,
Camille Pissarro, Berthe Morisot, Georges Seurat, Edgar Degas,...
Giúp học sinh xây dựng được ý tưởng hoàn thiện SPMT.
1. Quan sát và nhận thức
- Trường phái Ấn tượng bắt đầu ở Pháp cuối TK XIX do Claude Monet khởi xướng, đã có ảnh hưởng lớn đến hội hoạ phương tây và mở ra thời kì nghệ thuật hiện đại.
- Trường phái Ấn tượng đề cao việc vẽ tranh ngoài trời, ghi lại khoảnh khắc cụ thể với việc thử nghiệm sự tương phản của màu sắc trong các tác phẩm.
Cùng một chủ đề, các hoạ sĩ có thể vẽ nhiều tác phẩm ở những thời điểm khác nhau để nắm bắt sự thay đổi của ánh sáng và thể hiện sự cảm nhận của mình về con người, cảnh vật. Các hoạ sĩ tiêu biểu của trường phái Ấn tượng là Claude Monet, Pierre Auguste Renoir,
Camille Pissarro, Berthe Morisot, Georges Seurat, Edgar Degas,...

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP 
a. Mục tiêu: HS hiểu được và biết cách cách thể hiện SPMT theo phong cách trường phái Ấn tượng thông qua các bước gợi ý.
– HS thực hiện SPMT theo phong cách trường phái Ấn tượng.
b. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV - HS 
Dự kiến sản phẩm
* Luyện tập và sáng tạo
– GV tổ chức cho HS thực hiện một SPMT theo phong cách trường phái Ấn tượng; yêu cầu HS mở SGK, trang 32, cho HS quan sát về các bước thực hiện một SPMT thể hiện theo phong cách trường phái Ấn tượng; giúp HS lựa chọn chất liệu để thực hiện bài.
– HS thực hành SPMT theo hình thức cá nhân, chất liệu tự chọn.
Gợi ý các bước:
1. Lựa chọn tưởng và vẽ hình trên giấy.
2. Vẽ màu theo phong cách Ấn tượng.
3. Sử dụng màu đậm, màu nhạt tạo sự thay đổi về không gian và thời gian.
4. Hoàn thiện sản phẩm.
– Bài tập thực hành: Hãy thể hiện một SPMT theo phong cách Ấn tượng. Kích thước khổ giấy A3 hoặc A4
– GV cho HS tham khảo một số SPMT theo phong cách Ấn tượng.
- HS Thảo luận nhóm tìm hiểu về cách thể hiện hình ảnh màu sắc theo trường phái Ấn tượng.
- Thực hành tạo ra sản phẩm mĩ thuật
2. Luyện tập và sáng tạo
- Tìm hiểu các bước thực hiện sản phẩm mĩ thuật theo trường phái Ấn tượng.
+ Bước 1:...cảnh đẹp thiên nhiên, cuộc sống em qua tác phẩm thuộc trường phái Biểu hiện và trường phái Lập thể và biết ứng dụng vào thực tế cuộc sống.
– Biết cách sử dụng, bảo quản một số vật liệu, chất liệu thông dụng như màu vẽ, giấy màu, giấy bìa, trong thực hành, sáng tạo, tích cực tự giác và nỗ lực học tập; biết yêu quý và phát huy giá trị nghệ thuật hiện đại phương Tây từ việc học tập và tìm hiểu về nghệ thuật thuộc trường phái Biểu hiện và trường phái Lập thể.
– Xây dựng tình thương yêu, đoàn kết, trách nhiệm với bạn bè qua hoạt động nhóm.
– Cảm nhận được cái đẹp, thể hiện được tình yêu, trách nhiệm của mình với cộng đồng, với nhóm.
– Biết chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình qua trao đổi, nhận xét sản phẩm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
– SGK, SGV biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, tìm hiểu mục tiêu bài học.
– Một số phiên bản tác phẩm thuộc trường phái Biểu hiện và trường phái Lập thể.
– Phương tiện hỗ trợ (nếu có).
2. Học sinh
– SGK, SBT (nếu có), đồ dùng học tập, giấy vẽ, giấy bìa, màu vẽ, bút vẽ,
– Sưu tầm tranh, ảnh liên quan đến bài học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Tổ chức thực hiện:
GV yêu cầu HS quan sát tranh dưới đây, thảo luận theo cặp :
- Lựa chọn các tranh vẽ theo từng trường phái hội hoạ
- Thảo luận tìm ý tưởng ở các bức tranh.
GV đặt vấn đề: Trong đời sống hàng ngày nói chung và trong ngành mĩ thuật nói riêng,các sản phẩm mĩ thuật được sáng tác và trưng bày vô cùng đa dạng và phong phú, mỗi loại sản phẩm có tính chất và mục đích ứng dụng riêng. Để biết cách vẽ hình và sử dụng màu sắc cho tranh vẽ của trường phái Lập thể và Biểu hiện, chúng ta cùng tìm hiểu bài 8 : Trường phái Biểu hiện và Lập thể.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
a. Mục tiêu: HS nhận biết được đặc điểm, hình thức sáng tạo của trường phái Biểu hiện và Lập thể qua quan sát một số tác phẩm thuộc 2 trường phái này.
– HS hình thành ý tưởng thể hiện SPMT vận dụng phong cách trường phái Lập thể hoặc Biểu hiện.
b. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV - HS
Dự kiến sản phẩm
* Quan sát và nhận thức. 
GV yêu cầu HS (cá nhân/ nhóm) quan sát các hình ảnh trong SGK, trang 34, 35 (hoặc hình ảnh sưu tầm), gợi ý cho HS tìm hiểu về hình thể, diện, mảng, nét của sự vật, khối và không gian (góc nhìn) và so sánh phong cách tạo hình của trường phái Lập thể với trường phái Biểu hiện.
HS Chia nhóm thảo luận theo sự hướng dẫn của GV
– GV cho HS thảo luận về bài học theo gợi ý trong SGK, có thể gợi mở để HS nắm bắt được nội dung chủ đề.
– HS tìm hiểu cách vận dụng phong cách trường phái Lập thể hoặc Biểu hiện qua các gợi ý:
+ Hình thể, diện, mảng, nét của sự vật.
+ Khối và không gian (góc nhìn).
+ So sánh phong cách tạo hình của trường phái Lập thể với trường phái Biểu hiện.
– GV hướng dẫn HS quan sát, đặt câu hỏi định hướng về những nội dung liên quan đến chủ đề trong SGK.
- Đại diện nhóm trình bày phần thảo luận của nhóm tìm hiểu trường phái Biểu hiện và Lập thể. 
- Trả lời các câu hỏi 
- Quan sát thảo luận và trả lời câu hỏi
– GV triển khai tiếp hoạt động quan sát và cho HS tìm hiểu một số tác phẩm thuộc trường phái Biểu hiện, Lập thể để thấy được đặc điểm, hình thức sáng tạo của 2 trường phái này.
Kết luận: 
Trường phái Biểu hiện bắt đầu ở đức đầu thế kỉ XX, đề cao những suy nghĩ, cảm xúc nội tâm và thể hiện sự chống đối với thực tại. Các họa sĩ tiêu biểu của trường phái Biểu hiện là Edvard Munch, Ernst Ludwig Kirchner, Ernil Nolde, Franz Marc,
- Nhận xét, chia sẽ cảm nhận của bản thân về các tác phẩm theo gợi ý của GV.
- Rút ra được đặc điểm riêng của từng trường phái và xây dựng được ý tưởng tạo SPMT.
Trường phái Lập thể loại bỏ khái niệm về hình khối và không gian phối cảnh. 
Nghệ sĩ Lập thể phân tích đối tượng dưới nhiều góc nhìn khác nhau trong cùng một thời điểm, hình thức đối tượng vì thế bị phá vỡ thành những diện, mảng, hình mang tính kỉ hà; sự vật cũng được nhìn song song trên cả hai phương diện không gian và thời gian. 
Hình thức biểu hiện của trường phái Lập thể đa dạng gồm hội hoạ, đồ hoạ (bản in), điêu khắc, tranh cắt dán đa chất liệu.
1. Quan sát và nhận thức.
- Trường phái Biểu hiện bắt đầu ở đức đầu thế kỉ XX, đề cao những suy nghĩ, cảm xúc nội tâm và thể hiện sự chống đối với thực tại. Các họa sĩ tiêu biểu của trường phái Biểu hiện là Edvard Munch, Ernst Ludwig Kirchner, Ernil Nolde, Franz Marc,
6
5
4
- Trường phái Lập thể được chia thành 3 giai đoạn phát triển: Lập thể chịu ảnh hưởng của Cézanne (1909 – 1917), Chủ nghĩa Lập thể Phân tích (1909 – 1912),
Chủ nghĩa Lập thể Tổng hợp (1912 – 1914).
- Trường phái Lập thể loại bỏ khái niệm về hình khối và không gian phối cảnh. 
Nghệ sĩ Lập thể phân tích đối tượng dưới nhiều góc nhìn khác nhau trong cùng một thời điểm, hình thức đối tượng vì thế bị phá vỡ thành những diện, mảng, hình mang tính kỉ hà; sự vật cũng được nhìn song song trên cả hai phương diện không gian và thời gian. 
Hình thức biểu hiện của trường phá...i
Tên Bài
Nội dung
Số tiết
13 - 14
5
Thiết kế bìa tranh truyện
Tìm hiểu về bìa tranh truyện, cách thiết kế bìa, thực hành thiết kế bìa tranh truyện theo ý thích.
2
15 – 16 - 17
6
Tạo hình nhân vật minh hoạ truyện cổ tích
Tìm hiểu cách tạo hình nhân vật minh hoạ truyện cổ tích, thực hành tạo nhân vật cho nội dung truyện mình yêu thích.

2
B. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA CHỦ ĐỀ
 Hiểu được nội dung, hình thức và các thành phần cấu tạo nên bìa truyện.
 Phát triển khả năng tưởng tượng và biết cách kết hợp hài hoà các yếu tố chữ và hình ảnh trọng tâm, xây dựng nhân vật có đặc điểm phù hợp để thiết kế minh họa tranh truyện.
 Hiểu được đặc điểm, tính cách nhân vật trong truyện cổ tích Việt Nam.
 Phân tích được đặc điểm nhân vật, giá trị thẩm mĩ, vai trò, chức năng của sản phẩm thiết kế để ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống.
 Có ý thức kế thừa, sáng tạo và phát huy giá trị truyền thống trong kho tàng văn
hoá dân tộc.
Ngày soạn: 26/11/2023
Ngày dạy: 28/11 đến 05/12/2023
TIẾT 13, 14: BÀI 5: THIẾT KẾ BÌA TRANH TRUYỆN 
 ( Thời gian thực hiện: 2 tiết ) 
I. MỤC TIÊU.
1. Năng lực.
Chủ đề góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực sau:
– Năng lực tự chủ và tự học: biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập và hoàn thiện bài thực hành.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết trao đổi, thảo luận trong quá trình học, thực hành, trưng bày, chia sẻ nhận xét sản phẩm.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết dùng vật liệu và công cụ, hoạ phẩm để thực hành tạo SPMT.
- Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: biết quan sát và cảm nhận được vẻ đẹp, đặc điểm, cấu tạo của bìa tranh truyện; nắm được những hình ảnh mang nét đặc trưng, điển hình, chắt lọc làm nổi bật nội dung cốt truyện để dưa vào thiết kế bìa.
- Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: thiết kế được bìa tranh truyện qua cảm nhận của cá nhân bằng các yếu tố nghệ thuật nét, mảng, khối, màu,...; biết cách sắp xếp bố cục hợp lí giữa phần chữ và hình minh hoạ.
- Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: biết trưng bày, phân tích, nhận xét, đánh giá vẻ đẹp, của bìa tranh truyện và nêu được những tác dụng của bìa tranh truyện đối với cuốn truyện; biết phân tích những giá trị thẩm mĩ trên sản phẩm của cá nhân và nhóm.
- Năng lực ngôn ngữ: vận dụng kĩ năng nói trong trao đổi, giới thiệu, nhận xét.
- Năng lực tính toán: vận dụng sự hiểu biết về hình trong không gian 2 chiều, 3 chiều để áp dụng vào vẽ tĩnh vật.
- Năng lực tin học: Hs biết tìm hiểu các thông tin, hình ảnh, nội dung cốt truyện qua các trang mạng.
2. Phẩm chất.
Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, yêu nước và nhân ái ở HS, cụ thể qua một số biểu hiện:
– Phát triển khả năng tưởng tượng, bồi dưỡng tình cảm, trân trọng, yêu quý sách và có ý thức đọc, gìn giữ sách.
– Biết cách sử dụng, bảo quản một số vật liệu, chất liệu thông dụng như màu vẽ trong thực hành, sáng tạo; tích cực tự giác và nỗ lực học tập.
– Xây dựng tình thương yêu, đoàn kết, trách nhiệm với bạn bè qua hoạt động nhóm.
– Cảm nhận được cái đẹp, thể hiện được tình yêu, trách nhiệm của mình với cộng đồng, với nhóm.
– Biết chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình qua trao đổi, nhận xét sản phẩm.
– Biết chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng, vật liệu để thực hành sáng tạo.
– Biết chia sẻ thẳng thắn, chân thực suy nghĩ của mình trong trao đổi, nhận xét sản phẩm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- SGK, SGV biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, tìm hiểu mục tiêu bài học.
- Một số bìa tranh truyện và bài vẽ của HS.
- Các bước hướng dẫn thiết kế bìa tranh truyện.
- Phương tiện hỗ trợ (nếu có).
2. Học sinh
- SGK, SBT (nếu có), đồ dùng học tập, giấy vẽ, màu vẽ, bút vẽ, đất nặn,
- Sưu tầm tranh, ảnh, truyện tranh liên quan đến bài học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Tổ chức thực hiện:
- Giới thiệu một số mẫu bìa tranh truyện , ảnh chụp bìa truyện để HS quan sát, thảo luận về hình thức tạo bìa tranh truyện, về hình, màu và chữ sử dụng trên bìa truyện.
- Tổ chức trò chơi/câu đố/bài hát để HS tìm hiểu vẻ đẹp tạo hình và vai trò của bìa tranh truyện
- Gv thiết kế cho hs trò chơi thi tài kể tên truyện cổ tích mà em biết.
 Thông qua hoạt động khởi động giáo viên giới thiệu dẫn dắt vào bài mới.
Bìa tranh truyện là khung bao quanh văn bản và là cầu nối giữa văn bản và thế giới. Bìa truyện đóng vai trò như lời mời đến những độc giả tiềm năng, 
Để có được bìa tranh truyện đẹp, bắt mắt ta cần nắm bắt rõ ràng, cụ thể hơn cách thiết kế bìa tranh truyện trong bài 5: Thiết kế bìa tranh truyện.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
a.Mục tiêu: HS nhận biết được vẻ đẹp, giá trị của tranh truyện trong đời sống.
Hs tìm hiểu cách thể hiện màu sắc và sử dụng chất liệu hoàn thiện sản phẩm.
Hs quan sát, thảo luận đưa ra nhận xét về cách thể hiện màu sắc trong thiết kế bìa tranh truyện
Xây dựng được ý tưởng hoàn thiện sản phẩm
b. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV - HS
Dự kiến sản phẩm
* Quan sát và nhận thức.
- GV giới ...chữ, bố cục,...).
+ Ý tưởng mới để giúp cho sản phẩm sau được tốt hơn.
+ Đánh giá chất lượng thẩm mĩ và tính ứng dụng của sản phẩm.
- Hs trưng bày sản phẩm theo nhóm, tổ
- Chia sẻ cùng các bạn ý tưởng thiết kế bìa tranh truyện của mình.
- Góp ý nhận xét giúp các bạn hoàn thiện bài.
HOẠT ĐỘNG 5: VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Hs tìm hiểu chất liệu định hướng hoàn thiện sản phẩm .
Viết được cảm nhận về bìa một sách yêu thích.
GV cho HS viết cảm nhận về bìa một sách mà em yêu thích theo gợi ý:
+ Thể loại truyện là gì? Nội dung truyện thể hiện trên bìa như thế nào?
+ Bố cục, hình ảnh, kiểu chữ,... có gì đặc biệt?
b. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV - HS
Dự kiến sản phẩm
- Gv cho Hs xem các sản phẩm thiết kế bìa tranh truyện từ nhiều phong cách và chất liệu khác nhau.
- Gv gợi ý định hướng các chất liệu thường gặp tại địa phương có thể sử dụng vào hoàn thiện sản phẩm như màu nước, màu sáp, giấy màu, đất sét, lá cây, giấy báo
GV khuyến khích HS viết cảm nhận và sáng tạo ra những ý tưởng thiết kế mới về một
bìa sách mà mình yêu thích dựa trên gợi ý:
+ Thể loại truyện là gì? Nội dung truyện thể hiện trên bìa như thế nào?
+ Bố cục, hình ảnh, kiểu chữ,... có gì đặc biệt?
+ Nêu tác dụng của truyện tranh trong đời sống hằng ngày.
- Hs lựa chọn được chất liệu phù hợp để hoàn thiện sản phẩm.
Hs viết cảm nhận về bìa sách mà em yêu thích và trình bày chia sẻ cùng bạn.

– Củng cố kiến thức bài học: Bìa tranh truyện cần đầy đủ các thông tin như: tên truyện, tên tác giả, hình minh hoạ, tên nhà xuất bản,... Để chinh phục thị giác của độc giả, chữ và hình minh hoạ trên bìa cần cô đọng, điển hình; màu sắc ấn tượng, tạo được sự hấp dẫn. Khi thiết kế bìa sách, chúng ta cần tìm hiểu về nội dung cuốn sách, đối tượng bạn đọc. Xây dựng ý tưởng thiết kế bìa sách: lựa chọn kiểu chữ, hình minh hoạ, màu sắc, quy cách (kích thước, thông tin,...) cho phù hợp.
HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ:
- Sưu tầm tranh truyện và tìm hiểu nội dung cốt truyện mình yêu thích.
- Hoàn thành tiếp bài vẽ khác.
- Đọc trước bài sau: Bài 6: Tạo hình nhân vật minh hoạ truyện cổ tích.
- Chuẩn bị đồ dùng học tập: Sưu tầm các hình ảnh có hình vẽ nhân vật truyện cổ tích.
 Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ, giấy màu, hồ dán, đất nặn khô
Ngày soạn: 10/12/2023
Ngày dạy: 12-19/12 đến 26/12/2023
TIẾT 15, 16, 17: BÀI 6: 
 TẠO HÌNH NHÂN VẬT MINH HỌA TRUYỆN CỔ TÍCH 
( Thời gian thực hiện 3 tiết )
I. MỤC TIÊU.
1. Năng lực.
Chủ đề góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực sau:
– Năng lực tự chủ và tự học: biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập và hoàn thiện bài thực hành.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết trao đổi, thảo luận trong quá trình học, thực hành, trưng bày, chia sẻ nhận xét sản phẩm.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết dùng vật liệu và công cụ, hoạ phẩm để thực hành tạo SPMT.
– Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: biết quan sát và cảm nhận được vẻ đẹp của tranh minh hoạ truyện cổ tích trong đời sống hằng ngày; nắm được những hình ảnh mang nét đặc trưng, điển hình, chắt lọc làm nổi bật nội dung cốt truyện.
– Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Tạo hình nhân vật minh hoạ truyện cổ tích qua cảm nhận của cá nhân bằng các yếu tố nghệ thuật nét, mảng, khối, màu,...; biết cách sắp xếp bố cục hợp lí giữa phần chữ và hình minh hoạ.
– Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: biết trưng bày, phân tích, nhận xét, đánh giá vẻ đẹp của tranh truyện và nêu được những tác dụng của tranh truyện đối với cuộc sống; nêu được hướng phát triển mở rộng thêm SPMT bằng nhiều chất liệu, hình thức khác nhau; biết phân tích những giá trị thẩm mĩ trên sản phẩm của cá nhân và nhóm.
– Năng lực ngôn ngữ: vận dụng kĩ năng nói trong trao đổi, giới thiệu, nhận xét.
– Năng lực tính toán: vận dụng sự hiểu biết về hình trong không gian 2 chiều, 3 chiều để áp dụng vào vẽ tĩnh vật.
2. Phẩm chất.
Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, yêu nước và nhân ái ở HS, cụ thể qua một số biểu hiện:
– Phát triển khả năng tưởng tượng, bồi dưỡng tình cảm, trân trọng, yêu quý sách và có ý thức đọc, gìn giữ sách.
– Biết cách sử dụng, bảo quản một số vật liệu, chất liệu thông dụng như màu vẽ trong thực hành, sáng tạo; tích cực tự giác và nỗ lực học tập.
– Xây dựng tình thương yêu, đoàn kết, trách nhiệm với bạn bè qua hoạt động nhóm.
– Cảm nhận được cái đẹp, thể hiện được tình yêu, trách nhiệm của mình với cộng đồng, với nhóm.
– Biết chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình qua trao đổi, nhận xét sản phẩm.
– Biết chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng, vật liệu để thực hành sáng tạo.
– Biết chia sẻ thẳng thắn, chân thực suy nghĩ của mình trong trao đổi, nhận xét sản phẩm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
– SGK, SGV biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, tìm hiểu mục tiêu bài học.
– Một số tranh truyện và bài vẽ của HS.
– Các bước tạo hình nhân vật minh hoạ truyện cổ tích.
– Phương tiện hỗ trợ (nếu có).
2. Học sinh
– SGK, SBT (nếu có), đồ dùng học tập, giấy vẽ, màu vẽ, bút vẽ, đất nặn,
– Sưu tầm tranh minh họa truyện cổ tích.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_nghe_thuat_8_mi_thuat_sach_kntt_hoc_ky_1_na.docx