Kế hoạch bài dạy Nghệ thuật 8 (Âm nhạc) Sách KNTT - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Lê Đình Chinh

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức
  • Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài hát Chào năm học mới.
  • Nghe và nhớ được tên tác giả, tên bài hát Bay lên nhé nụ cười.
  1. Năng lực
  • Biết thể hiện bài hát Chào năm học mới với hình thức hát kết hợp gõ đệm theo phách; hát lĩnh xướng, hoà giọng; lắng nghe và thể hiện cảm xúc khi nghe bài hát Bay lên nhé nụ cười.
  • Cảm nhận được giai điệu, nội dung, sắc thái của bài Chào năm học mới; biết tưởng tượng khi nghe bài hát Bay lên nhé nụ cười.
  • Tự sáng tạo thêm các ý tưởng thể hiện bài hát Chào năm học mới.
  • Chủ động luyện tập và thực hành các nội dung trong tiết học; biết hợp tác, chia sẻ kiến thức và giúp đỡ bạn trong học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
  1. Phẩm chất: Qua giai điệu , lời ca của hai bài hát, HS cảm nhận được mái trường là nơi chứa đựng những tình cảm yêu mến, gắn bó của thầy và trò, là những tri thức, hoài bão,…Từ đó, HS ý thức được việc học tập của bản thân; Rèn luyện tính chăm chỉ và trách nhiệm trong việc chuẩn bị, luyện tập bài học.
  2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  3. Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, phương tiện nghe – nhìn và các tư liệu/ file âm thanh phục vụ cho tiết dạy.
  4. Học sinh: SGK Âm nhạc 8, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, tư liệu về nhạc sĩ và bài hát.
  5. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  6. Ổn định trật tự (2 phút)
  7. Bài mới (40phút)
docx 115 trang Cô Giang 13/11/2024 40
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Nghệ thuật 8 (Âm nhạc) Sách KNTT - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Lê Đình Chinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Nghệ thuật 8 (Âm nhạc) Sách KNTT - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Lê Đình Chinh

Kế hoạch bài dạy Nghệ thuật 8 (Âm nhạc) Sách KNTT - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Lê Đình Chinh
CHỦ ĐỀ 1 : CHÀO NĂM HỌC MỚI
Bài 1 - Tiết 1
Hát: Bài hát Chào năm học mới
Nghe nhạc: Bài hát Bay lên nhé nụ cười
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Kiến thức
Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài hát Chào năm học mới.
Nghe và nhớ được tên tác giả, tên bài hát Bay lên nhé nụ cười.
Năng lực
Biết thể hiện bài hát Chào năm học mới với hình thức hát kết hợp gõ đệm theo phách; hát lĩnh xướng, hoà giọng; lắng nghe và thể hiện cảm xúc khi nghe bài hát Bay lên nhé nụ cười.
Cảm nhận được giai điệu, nội dung, sắc thái của bài Chào năm học mới; biết tưởng tượng khi nghe bài hát Bay lên nhé nụ cười.
Tự sáng tạo thêm các ý tưởng thể hiện bài hát Chào năm học mới.
Chủ động luyện tập và thực hành các nội dung trong tiết học; biết hợp tác, chia sẻ kiến thức và giúp đỡ bạn trong học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Phẩm chất: Qua giai điệu , lời ca của hai bài hát, HS cảm nhận được mái trường là nơi chứa đựng những tình cảm yêu mến, gắn bó của thầy và trò, là những tri thức, hoài bão,Từ đó, HS ý thức được việc học tập của bản thân; Rèn luyện tính chăm chỉ và trách nhiệm trong việc chuẩn bị, luyện tập bài học.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, phương tiện nghe – nhìn và các tư liệu/ file âm thanh phục vụ cho tiết dạy.
Học sinh: SGK Âm nhạc 8, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, tư liệu về nhạc sĩ và bài hát.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định trật tự (2 phút)
Bài mới (40phút)
NỘI DUNG 1 - HỌC HÁT BÀI: CHÀO NĂM HỌC MỚI ( 25 phút)
KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu:
HS được vận động, tạo tâm thế thoải mái, vui vẻ trước khi vào bài học mới.
- Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc; thể hiện âm nhạc; ứng dụng các động tác vào vận động theo nhịp điệu bài hát.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Phương án 1: GV tổ chức cho cả lớp hát kết hợp vận động cơ thể theo bài hát (Con đường học trò hoặc Khai trường,)
Phương án 2: GV tổ chức trò chơi
Chia lớp thành 2 nhóm, hát đối đáp những bài hát có nội dung nói về mái trường, mùa thu, thầy cô,Nhóm chiến thắng là nhóm hát được số lượng bài hát nhiều hơn.

HS hát và vận động theo nhạc.
HS tham gia trò chơi theo hướng dẫn của GV.

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Mục tiêu:
HS nêu được vài nét về tác giả và nội dung bài hát. Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái, lời ca bài hát. Cảm nhận được sắc thái, tình cảm của bài hát.
Tự học, tự tin thuyết trình nội dung tìm hiểu. Thể hiện năng lực cảm thụ âm nhạc về giai điệu, lời ca, tiết tấu,trong quá trình học bài hát Chào năm học mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a. Hát mẫu
GV hát mẫu hoặc mở học liệu bài hát Chào năm học mới kết hợp vỗ tay theo phách để HS cảm nhận nhịp điệu.

Lắng nghe, vỗ tay nhẹ nhàng theo bài hát để cảm nhận.
b. Giới thiệu vài nét về tác giả
Tổ chức cá nhân/nhóm thuyết trình nội dung đã chuẩn bị trước theo các hình thức khác nhau.
GV nhận xét và tóm tắt nội dung cần ghi nhớ.
Cá nhân/nhóm nêu vài nét về nhạc sĩ Phạm Hải Đăng.
HS ghi nhớ: Nhạc sĩ Phạm Hải Đăng sinh năm 1989 tại Nam Định, hiện đang sống và làm việc tịa TP HCM. Anh là nhạc sĩ, nhà sản xuất, đào tạo âm nhạc, đạo diễn của nhiều phim truyền hình. Tác phẩm tiêu biểu: Chào năm học mới, Lời thầy cô, Trở lại trường xưa,
c. Tìm hiểu bài hát
GV đặt câu hỏi:
+ Nêu tính chất âm nhạc của bài hát?
+ Nêu nội dung bài hát?
Cùng HS thống nhất cách chia đoạn, câu hát cho bài hát: Bài hát gồm 2 đoạn
+ Đoạn 1: Bạn ơi nhanh chân... ngày khai trường.
+ Đoạn 2: Ta hân hoan ... có thầy cô.

HS thảo luận và đưa ra đáp án: 
+ Bài hát có giai điệu vui tươi, hồn nhiên, sôi nổi.
+ Nội dung bài hát: Lời ca bài hát như tiếng reo vui đầy hân hoan của các bạn HS trong ngày khai trường; chứa đựng tình cảm yêu mến, gắn bó với mái trường, thầy cô và bạn bè.
HS nghe, nêu sự nhận biết về giai điệu, ngắt câu để chia đoạn, câu hát cho bài hát.

d. Học từng câu hát
GV đệm đàn và hát mẫu từng câu hát, mỗi câu 1-2 lần, bắt nhịp cho cả lớp hát kết hợp vỗ tay theo phách (SGK trang 7).
Ghép kết nối các câu hát, đoạn 1, đoạn 2 và cả bài.
Hát hoàn chỉnh cả bài hát; sửa những chỗ HS hát chưa được tốt (nếu có).
Lưu ý: 
Hát chính xác những tiếng hát có nghịch phách: nhịp nhàng, học mới, rộn ràng, vui hát, nắng mai, vui bước, tương lai,...
Ngân đủ những tiếng hát có dấu nối: rồi, sang, trường, mai,
Hát chính xác những tiếng hát có quãng nhảy: Bạn ơi, trường, Ta.
- HS hát theo hướng dẫn của GV kết hợp gõ đệm theo phách.
- Hát kết nối các câu, ghép đoạn 1, 2, cả bài.
HS hát hoàn chỉnh cả bài hát.
LUYỆN TẬP
Mục tiêu:
Giúp HS luyện tập với hình thức lĩnh xướng, hòa giọng. Thể hiện được tính chất, sắc thái của bài hát. 
Nêu được cảm nhận sau khi học bài hát. Biết chia sẻ, hợp tác, hỗ trợ nhau trong việc luyện tập bài hát
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV hướng dẫn HS luyện tập theo nhóm với hình thức : Lĩnh xướng, hòa giọng.
- GV gọi một vài nhóm thể hiện trước lớp.
GV yêu cầu HS nhận xét phần trình bày của các nhóm và nêu cảm nhận sau khi học bài hát.
- GV nhận xét và sửa sai (nếu có)
- HS lu... xác định tên gọi giọng trưởng đầy đủ của bài hát Chào năm học mới là gì?
GV nhận xét sau đó liên hệ với trích đoạn bài hát đã được nghe ở hoạt động Khởi động để HS thấy tính chất của các bài hát viết ở giọng trưởng thường trong sáng, tươi vui.
GV chốt kiến thức.

HS quan sát, lắng nghe, ghi nhớ.
HS trả lời: Bài hát Chào năm học mới có tên gọi là C dur hoặc C Major. 
- HS nghe và ghi nhớ.
- HS ghi nhớ.
c. Giọng Đô trưởng
GV trình bày khái niệm về giọng trưởng.
GV phân tích các bậc âm của giọng Đô trưởng ứng với bậc âm của gam trưởng.
GV chốt kiến thức về giọng Đô trưởng: Như vậy giọng Đô trưởng gồm tất cả các bậc âm cơ bản. Vì thế bài hát hay bản nhạc viết ở giọng này sẽ không có dấu thăng hoặc dấu giáng ở hóa biểu, thường kết thúc ở nốt Đô.

- HS quan sát, lắng nghe và ghi nhớ.
HS ghi nhớ.

VẬN DỤNG
Mục tiêu:
HS nhận biết được một số bản nhạc, bài hát viết ở giọng Đô trưởng.
Biết dùng những kiến thức, kỹ năng để giải quyết nhiệm vụ học tập được giao.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà tự nhận biết, sưu tầm và thể hiện một vài bài hát, bản nhạc viết ở giọng trưởng để ghi nhớ thêm kiến thức
GV đặt câu hỏi để HS xác định giọng và các bậc âm ổn định của Bài đọc nhạc số 1:
+ Kể tên các bậc âm trong gam Đô trưởng?
+ Xác định giọng của bài đọc nhạc?
+ Tìm các bậc âm ổn định trong giọng Đô trưởng?
+ Tìm âm kết của bài đọc nhạc?
HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
HS xác định và trả lời:
+ Các bậc âm trong gam Đô trưởng: C, D. E, F, G, A, B, (C)
+ Bài đọc nhạc số 1 viết ở giọng Đô trưởng ( C dur hoặc C Major)
+ Các bậc âm ổn định là: C, E, G
+ Âm kết thúc bài là C

NỘI DUNG 2 – ĐỌC NHẠC: BÀI ĐỌC NHẠC SỐ 1 (25 phút)
KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu:
Nghe và cảm nhận cao độ, trường độ Bài đọc nhạc số 1. 
Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc qua Bài đọc nhạc số 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV đàn giai điệu Bài đọc nhạc số 1

HS nghe trong tâm thế thoải mái, thả lỏng cơ thể, có thể đung đưa theo giai điệu.

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HS đọc đúng cao độ của gam Đô trưởng; tên nốt, cao độ, trường độ, tiết tấu Bài đọc nhạc số 1.
Cảm thụ, hiểu biết, thể hiện được các yêu cầu của Bài đọc nhạc số 1. Biết hợp tác, chia sẻ kiến thức và giúp đỡ bạn trong học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a. Tìm hiểu Bài đọc nhạc số 1
Yêu cầu HS quan sát Bài đọc nhạc số 1 và tiếp tục trả lời câu hỏi sau để tìm hiểu bài:
+ Bài đọc nhạc viết ở nhịp gì? Nhắc lại khái niệm?
+ Kể tên các nốt nhạc và hình nốt có trong bài đọc nhạc.
- GV nhận xét và chốt kiến thức.

HS quan sát bản nhạc và trả lời.
+ Nhịp 2/4 có 2 phách trong một ô nhịp. Giá trị mỗi phách bằng một nốt đen. Phách 1 mạnh, phách 2 nhẹ.
+ Tên nốt: Đồ, Rê, Mi, Pha, Son, La;
+ Hình nốt đơn, đen, đen chấm dôi.
HS ghi nhớ.
b. Đọc gam Đô trưởng và trục của gam
- GV đàn, hướng dẫn HS đọc gam.

- HS quan sát và đọc gam.
c. Luyện tập tiết tấu
- GV vỗ tay kết hợp đọc mẫu AHTT số 1 và 2 (SGK trang 9)

- HS luyện tiết tấu theo hướng dẫn của GV.
d. Tập đọc từng nét nhạc.
Nét nhạc 1: Từ đầu đến ô nhịp thứ 3.
Nét nhạc 2: Tiếp đến ô nhịp thứ 6.
Nét nhạc 3: Tiếp đến ô nhịp thứ 9.
Nét nhạc 4: Tiếp đến hết ô nhịp thứ 12
GV đàn và hướng dẫn HS đọc nét nhạc 1 kết hợp gõ phách.
+ Gọi cá nhân/nhóm đọc lại.
+ GV nhận xét và sửa sai (nếu có)
GV đàn và hướng dẫn tương tự với nét nhạc thứ 2,3,4 và ghép cả bài.
GV đệm đàn hoặc mở file âm thanh Bài đọc nhạc số 1 trong học liệu điện tử có tiết tấu đệm để HS đọc hoàn chỉnh cả bài.

HS nhớ lại bài đọc nhạc đã được nghe ở học liệu điện tử và đọc theo hướng dẫn của GV.
+ Cá nhân/nhóm đọc nét nhạc 1.
+ HS ghi nhớ.
HS đọc theo hướng dẫn của GV.
HS đọc hoàn chỉnh cả bài. 
LUYỆN TẬP
Mục tiêu:
HS biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo phách, đọc nhạc kết hợp đánh nhịp 2/4 và thể hiện tính chất của bài.
Biết cảm thụ và thể hiện. Vận dụng linh hoạt những kiến thức, kỹ năng để đọc nhạc, gõ đệm và đánh nhịp cho Bài đọc nhạc số 1.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV hướng dẫn, chia nhóm HS luyện tập theo các hình thức:
+ Đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo phách.
+ Đọc nhạc kết hợp đánh nhịp 2/4.
GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày theo hình thức đã chọn, yêu cầu đọc đúng tính chất của bài.
GV quan sát, nhận xét, đánh giá, sửa sai cho HS (nếu có). Tuyên dương nhóm có phần trình bày tốt.
- HS hoạt động nhóm.
- HS trình bày và nhận xét nhóm bạn thực hiện.
- HS lắng nghe.
Dặn dò, chuẩn bị bài mới (1 phút)
 GV cùng HS hệ thống lại các nội dung cần ghi nhớ.
Chuẩn bị bài cho tiết sau:
+ HS tiếp tục luyện tập, hoàn thiện Bài đọc nhạc số 1 với các hình thức đã học.
+ Học thuộc và ôn tập lại bài hát Chào năm học mới theo các hình thức đã học.
Bài 2 – Tiết 3
Ôn bài hát: Chào năm học mới
Ôn bài đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 1
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Kiến thức
Hát thuộc lời và hoàn thiện bài hát Chào năm học mới với các hình thức đã học.
Đọc đúng tên nốt, cao độ, trường độ và sắc thái Bài đọc nhạc số 1. 
Năng lực
...iên: SGV, đàn phím điện tử, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, phương tiện nghe – nhìn và các tư liệu/ file âm thanh phục vụ cho tiết dạy.
Học sinh: SGK Âm nhạc 8, nhạc cụ thể hiện tiết tấu.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định trật tự (1 phút)
Kiểm tra bài cũ: Đan xen trong giờ học.
Bài mới ( 40 phút)
KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu:
HS hát và vận động cơ thể theo nhịp điệu bài hát Chào năm học mới; tạo tâm thế thoải mái, vui vẻ trước khi vào nội dung tiết học.
Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc; biết lắng nghe và vận động theo nhịp điệu bài hát.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV mở link nhạc đệm trên học liệu điện tử cho HS hát và vận động cơ thể bài hát Chào năm học mới. 
GV dẫn dắt vào bài học .
HS hát và vận động cơ thể theo nhịp điệu.
HS ghi bài.
LUYỆN TẬP - VẬN DỤNG - SÁNG TẠO
Mục tiêu:
HS đọc lời theo tiết tấu, vận dụng kết hợp biểu diễn theo nhóm bài hát Chào năm học mới.
Đọc hoàn chỉnh hai bè của Bài đọc nhạc số 1 kết hợp các hình thức gõ đệm, đanh nhịp. 
Biết dùng những kiến thức, kỹ năng để giải quyết nhiệm vụ học tập được giao.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a. Đọc lời ca theo theo tiết tấu SGK - tr.10.
GV tổ chức cho HS thực hiện theo các bước sau:
+ GV đọc mẫu tiết tấu kết hợp gõ đệm.
+ GV hướng dẫn HS ghép lời 1 theo tiết tấu
+ Yêu cầu HS thực hiện với các câu còn lại.
+ GV nhận xét, động viên và đánh giá hoạt động của các nhóm. 
GV tổ chức cho HS đọc đoạn rap trước khi hát bài hát Chào năm học mới.

+ HS quan sát, lắng nghe và làm theo.
+ HS thực hiện theo GV.
+ HS thực hiện ghép lời với các câu còn lại.
+ HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS thực hiện đọc rap và kết hợp hát hoàn chỉnh lại bài hát Chào năm học mới.
b. Đọc Bài đọc nhạc số 1 với hình thức 2 bè
GV đàn cho HS đọc gam Đô trưởng và trục của gam.
GV cho HS đọc lại hoàn chỉnh cả bài đọc nhạc.
Hướng dẫn HS đọc bè 2 theo các bước sau:
+ GV đàn giai điệu nét nhạc 1 bè 2. Yêu cầu HS đọc đúng tên nốt, cao độ, trường độ.
+ Ghép từng nét nhạc bè 1 và bè 2 : GV chia lớp thành 2 nhóm. 1 nhóm đọc bè 1 và 1 nhóm đọc bè 2 sau đó đổi lại.
+ Tương tự với các nét nhạc còn lại ở bè 2.
Ghép hoàn chỉnh cả bài : GV mở nhạc trên học liệu cho HS ghép cả 2 bè kết hợp gõ đệm và đánh nhịp.
Lưu ý :Nhắc HS đọc nhạc bè 2 cần lắng nghe, điều chỉnh nhịp độ và không để lẫn sang cao độ bè 1, không đọc to hơn bè 1. Khi thực hiện nên phân hóa theo năng lực để giao nhiệm vụ cho HS.
GV nhận xét, tuyên dương đánh giá phần trình bày các nhóm. 

HS luyện đọc theo đàn.
HS đọc hoàn chỉnh lại bài đọc nhạc.
+ HS lắng nghe và đọc theo đàn.
+ HS ghép bè 1 và bè 2.
+ Thực hiện tương tự với các nét nhạc còn lại.
HS ghép hoàn chỉnh cả bài.
HS lắng nghe và ghi nhớ.
Dặn dò, chuẩn bị bài mới (4 phút)
GV cùng HS hệ thống lại các nội dung cần ghi nhớ của chủ đề và trả lời các câu hỏi sau:
+ Nội dung nào em yêu thích nhất? Tại sao? Nêu cảm nhận sau khi học xong chủ đề?
Chuẩn bị tiết học sau:
+ Tìm hiểu về bài hát Việt Nam ơi của nhạc sĩ Bùi Quang Minh và bài hát Ngàn ước mơ Việt Nam của nhạc sĩ Nguyễn Hồng Thuận.
+ Khai thác học liệu điện tử, nghe và tập hát trước bài hát Việt Nam ơi.
“Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.” - Hồ Chí Minh
Ngày soạn: 1/10/2023
Ngày dạy: 3/10/2023
CHỦ ĐỀ 2: TÔI YÊU VIỆT NAM
Tiết 5
Hát: Bài hát Việt Nam ơi
Nghe nhạc: Bài hát Ngàn ước mơ Việt Nam
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Kiến thức
- Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài hát Việt Nam ơi.
- Nghe và nhớ được tên tác giả, tên bài hát Ngàn ước mơ Việt Nam.
* HSKT Trí tuệ: - Biết lắng nghe bài hát, hát đúng lời ca bài hát
Năng lực
- Thể hiện âm nhạc: Biết thể hiện bài hát Việt Nam ơi bằng các hình thức hát kết hợp gõ đệm theo phách; hát nối tiếp, hoà giọng; lắng nghe và thể hiện cảm xúc khi nghe bài hát Ngàn ước mơ Việt Nam.
- Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc: Cảm nhận được giai điệu, nội dung, sắc thái của bài Việt Nam ơi; biết tưởng tượng khi nghe bài hát Ngàn ước mơ Việt Nam.
- Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc: Tự sáng tạo thêm các ý tưởng thể hiện bài hát Việt Nam ơi.
+ Chủ động luyện tập và thực hành các nội dung trong tiết học; biết hợp tác, chia sẻ kiến thức và giúp đỡ bạn trong học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
*HSKT Trí tuệ: Biểu lộ cảm xúc, vận động cơ thể theo nhịp điệu bài hát
Phẩm chất: Qua giai điệu vui tươi, tự hào về một đất nước Việt Nam tươi đẹp đang
đổi thay từng ngày để hội nhập và phát triển cùng thế giới giáo dục cho HS tình yêu quê hương, đất nước và ý thức trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; Rèn luyện tính chăm chỉ và trách nhiệm trong luyện tập, chuẩn bị bài học.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, phương tiện nghe – nhìn và các tư liệu/ file âm thanh phục vụ cho tiết dạy.
Học sinh: SGK Âm nhạc 8, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, tư liệu về nhạc sĩ và bài hát.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định trật tự 
Bài...iêu:
Nhớ được tên bài hát và tên tác giả.
Nghe và cảm nhận giai điệu, nội dung, sắc thái bài hát. Biết tưởng tượng và thể hiện cảm xúc khi nghe nhạc. Tự học, tự tin thuyết trình nội dung tìm hiểu. 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung và spdk
GV hướng dẫn HS nghe nhạc kết hợp vỗ tay theo nhịp điệu bài hát.
GV cho cá nhân/nhóm nêu vài nét về tác giả, nội dung bài hát.
GV chốt kiến thức.
- Yêu cầu HS nêu ý nghĩa và chia sẻ cảm nhận sau khi nghe bài hát Ngàn ước mơ Việt Nam.
*HSKT: Nhớ được tên bài hát và tên tác giả
HS nghe nhạc trong tâm thế thoải mái, thả lỏng cơ thể, có thể đung đưa hoặc vỗ tay theo nhạc.
HS nêu vài nét về tác giả, nội dung bài hát.
HS ghi nhớ:
Nhạc sĩ Nguyễn Hồng Thuận sinh năm 1981 tại thành phố Hồ Chí Minh. Anh đã sáng tác hơn 100 bài hát, trong đó có nhiều bài hát được đông đảo khán giả trẻ yêu thích. Nguyễn Hồng Thuận từng đoạt giải Mai Vàng 2008, giải Làn sóng xanh cho Top 10 Nhạc sĩ được yêu thích (2017). Bên cạnh đó, nhạc sĩ còn là Giám đốc âm nhạc của nhiều chương trình lớn.
Bài hát Ngàn ước mơ Việt Nam do nhạc sĩ Nguyễn Hồng Thuận sáng tác. Bài hát mang đến thông điệp sống lạc quan của thế hệ trẻ Việt Nam, luôn ước mơ, cháy hết mình vì đam mê để hướng tới thành công.
- HS nêu ý nghĩa và chia sẻ cảm nhận.
VẬN DỤNG
Mục tiêu: 
Vận động theo nhịp điệu bài hát Ngàn ước mơ Việt Nam. 
Vận dụng được linh hoạt những kiến thức, kỹ năng thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung và spdk
GV yêu cầu HS vận động một số động tác trên nền nhạc bài hát.
HS quan sát, nghe nhạc và vận động một số động tác theo GV.

IV.Dặn dò, chuẩn bị bài mới
- GV cùng HS hệ thống các nội dung đã học.
- Chuẩn bị tiết học sau:
+Tìm hiểu về Dân ca Quan họ Bắc Ninh.
+ Ôn tập lại bài hát Việt Nam ơi.
Ngày soạn: 1/10/2023
Ngày dạy: 10/10/2023
Tiết 6
Thường thức âm nhạc: Dân ca Quan họ Bắc Ninh
Ôn tập: Bài hát Việt Nam ơi
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Kiến thức
- Nêu được một số đặc điểm về Dân ca Quan họ Bắc Ninh.
- Hát thuộc lời và hoàn thiện bài hát Việt Nam ơi. 
* HSKT Trí tuệ: - Biết lắng nghe bài hát
2. Năng lực
- Thể hiện âm nhạc: Biết thể hiện bài hát Việt Nam ơi với hình thức vỗ tay hoặc gõ đệm theo tiết tấu.
- Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc: Nhận biết và nêu được vài đặc điểm về Dân ca Quan họ Bắc Ninh. Cảm nhận được tính chất âm nhạc bài Khách đến chơi nhà. 
- Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc: Giới thiệu về di sản văn hoá phi vật thể Dân ca Quan họ Bắc Ninh với bạn bè trong và ngoài nước.
+ Chủ động luyện tập và thực hành các nội dung trong tiết học; biết hợp tác, chia sẻ kiến thức và giúp đỡ bạn trong học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
*HSKT Trí tuệ: + Nhận biết về dân ca quan họ Bắc Ninh
	 + Hát được bài hát Việt Nam ơi
3.Phẩm chất: Qua tìm hiểu về Dân ca Quan họ Bắc Ninh, giáo dục HS thêm yêu thích các di sản văn hóa của dân tộc, có ý thức giữ gìn, phát huy những giá trị âm nhạc, tài sản vô giá do nhân dân truyền lại bao đời nay. Rèn luyên tính chăm chỉ và trách nhiệm trong luyện tập, chuẩn bị bài học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, phương tiện nghe – nhìn và các tư liệu/ file âm thanh phục vụ cho tiết dạy.
2. Học sinh: SGK Âm nhạc 8, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, tư liệu về Dân ca Quan họ Bắc Ninh.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định trật tự 
Kiểm tra bài cũ (đan xen trong giờ học)
Bài mới 
NỘI DUNG 1
THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: DÂN CA QUAN HỌ BẮC NINH 
KHỞI ĐỘNG
	Mục tiêu:
HS được vận động, tạo tâm thế thoải mái, vui vẻ trước khi vào bài học mới.
Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc; thể hiện âm nhạc.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung và spdk
Phương án 1: GV đệm đàn cho HS hát một bài dân ca và đưa ra câu hỏi dẫn dắt vào bài học mới.
Phương án 2: Trình chiếu một đoạn video giới thiệu về đặc trưng văn hoá nghệ thuật của Bắc Ninh.
HS hát theo hướng dẫn của GV.
HS quan sát và lắng nghe.
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Mục tiêu: 
Nhận biết và nêu được vài nét về Dân ca Quan họ Bắc Ninh
Biết hợp tác, chia sẻ kiến thức và giúp đỡ bạn trong học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tự học, tự tin thuyết trình nội dung tìm hiểu. 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung và spdk
a. Tìm hiểu về dân ca Quan họ Bắc Ninh
- GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày những hiểu biết về Dân ca Quan họ Bắc Ninh và một vài bài dân ca tiêu biểu. 
- GV nhận xét phần trình bày của các nhóm, bổ sung kiến thức cần ghi nhớ.
*HSKT: Lắng nghe bài hát

- Đại diện nhóm thuyết trình nội dung đã tìm hiểu. Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến. 
- HS ghi nhớ: 
Dân ca Quan họ là di sản văn hóa không chỉ với người dân vùng Kinh Bắc (nay là Bắc Ninh, Bắc Giang) nói riêng mà còn của dân tộc Việt Nam nói chung. Dân ca Quan họ Bắc Ninh vừa là một hình thức hát giao duyên, vừa thuộc thể loại dân ca nghi lễ phong tục gắn liền với tục kết nghĩa, kết bạn. Những liền anh trong trang phục áo the, khăn xếp, ô lục soạn,... cùng các liền chị trong bộ áo năm thân, khăn chít mỏ quạ, đ...S nghe bài hát Xòe hoa – Dân ca Thái hoặc tự thổi giai điệu bằng kèn phím.
- GV giới thiệu vài nét về bài Xòe hoa và dẫn dắt vào bài.
Bài Xòe hoa là một bài hát dân ca của đồng bào dân tộc Thái. Xòe hoa (múa xòe) có nghĩa là múa hoa được tổ chức trong các sự kiện quan trọng của cộng đồng. Nghệ thuật Xòe Thái đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2021.
*HSKT: Lắng nghe
- HS quan sát, lắng nghe, cảm nhận và thực bài Xòe hoa.
- HS lắng nghe và ghi bài.
	HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Mục tiêu: 
- Thể hiện được thế bấm đúng cao độ, trường độ, kĩ thuật của kèn phím.
- Vận dụng được một cách linh hoạt những kiến thức, kỹ năng để giải quyết vấn đề học tập.
- Biết hợp tác, chia sẻ kiến thức và giúp đỡ bạn trong học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung và spdk
Thực hành thế bấm
- GV hướng dẫn cho HS theo các bước sau:
+ GV thổi mẫu trên kèn phím.
+ Yêu cầu HS quan sát và đọc tên nốt kết hợp vỗ tay theo phách.
+ Thực hành thổi thế bấm trên kèn phím (chia ô nhịp 1 - 2 và 3 - 4) 
*HSKT: Thổi và bấm được các nốt theo thanh âm đi lên

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV
+ HS lắng nghe và quan sát.
+ HS đọc tên nốt kết hợp vỗ tay theo phách.
+ HS thực hành thổi thế bấm trên kèn phím.
LUYỆN TẬP
Mục tiêu: 
- Thể hiện được bài luyện tập đúng cao độ, trường độ, kĩ thuật của kèn phím.
- Biểu lộ cảm xúc phù hợp với tính chất âm nhạc; biết nhận xét về cách chơi nhạc cụ của bản thân hoặc người khác.
- Vận dụng được một cách linh hoạt những kiến thức, kỹ năng để giải quyết vấn đề học tập.
- Biết hợp tác, chia sẻ kiến thức và giúp đỡ bạn trong học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung và spdk
Luyện tập bài Xòe hoa – Dân ca Thái
- GV hướng dẫn cho HS theo các bước sau:
+ Bước1: Chia bài thành 4 nét nhạc. Cho HS đọc bài kết hợp vỗ tay theo phách.
+ Bước 2: GV thổi mẫu từng nét nhạc và bắt nhịp để HS chơi nhắc lại ( 3 đến 4 lần). Sau đó ghép cả bài (3 đến 4 lần).
+ Bước 3: Ghép với nhạc beat.
+ GV chỉ định cá nhân, nhóm thực hiện. 
+ Chỉ định HS nhận xét, GV nhận xét và sửa sai (nếu có).
- GV chia lớp thành 3 nhóm luyện tập.
+ Nhóm 1; Nét nhạc 1,2
+ Nhóm 2: Nét nhạc 3,4
Lưu ý: Nhắc HS giữ đều nhịp khi luyện tập và thể hiện được sắc thái bài hát.
*HSKT: Lắng nghe bài hát Xòe hoa

- HS thực hành theo hướng dẫn của GV.
+ HS đọc nhạc kết hợp vỗ tay theo phách.
+ HS thổi từng nét nhạc và ghép cả bài theo hướng dẫn của GV.
+ HS thổi kết hợp ghép với nhạc beat. Lưu ý tốc độ ổn định.
+ Cá nhân/nhóm thực hiện. 
+ HS nhận xét và ghi nhớ.
- HS thực hành theo hướng dẫn của GV.
VẬN DỤNG
Mục tiêu: 
- HS biết vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kỹ năng để sáng tạo thêm cách thể hiện cho bài Xòe hoa trên kèn phím.
- Biểu diễn nhạc cụ ở trong và ngoài trường với hình thức phù hợp.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung và spdk
- GV khuyến khích cá nhân/nhóm sáng tạo thêm cách thổi bài Xòe hoa trên kèn phím và biểu diễn nhạc cụ ở trong và ngoài trường với hình thức phù hợp.
- HS vận dụng thực hành (có thể quay lại video giới thiệu với các bạn vào tiết học sau)
IV.Dặn dò, chuẩn bị bài mới 
- GV cùng HS hệ thống lại nội dung đã học.
- Chuẩn bị tiết học sau: Ôn luyện lại các nội dung đã học của chủ đề để chuẩn bị cho phần Vận dụng – sáng tạo tiết sau.
Ngày soạn: 1/10/2023
Ngày dạy: 24/10/2023
Tiết 8
Vận dụng - Sáng tạo
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Kiến thức
- Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bè đuổi câu hát mở đầu bài hát Việt Nam ơi.
- Luyện tập lại các kiến thức đã học để thực hiện yêu cầu của phần Vận dụng – sáng tạo.
*HSKT Trí tuệ: Hát thuộc bài hát
Năng lực
- Biểu diễn bài hát Việt Nam ơi kết hợp hát bè đuổi câu mở đầu. Thể hiện đúng tính chất, sắc thái bài hát.
- Biết biểu diễn nhạc cụ giai điệu kèn phím với bản nhạc đã lựa chọn. Tự tin thuyết trình các nội dung đã chuẩn bị.
- Chủ động luyện tập và thực hành các nội dung trong tiết học; biết hợp tác, chia sẻ kiến thức và giúp đỡ bạn trong học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
*HSKT Trí tuệ: Hát thuộc bài hát kết hợp vận động theo cơ thể
Phẩm chất: HS có ý thức, trách nhiệm, hỗ trợ nhau tham gia các hoạt động trong giờ học.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, phương tiện nghe – nhìn và các tư liệu/ file âm thanh phục vụ cho tiết dạy.
Học sinh: SGK Âm nhạc 8, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, nhạc cụ thể hiện giai điệu kèn phím, các tư liệu chuẩn bị theo yêu cầu của GV.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định trật tự 
Kiểm tra bài cũ: Đan xen trong giờ học.
Bài mới 
KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu:
- HS được khởi động đầu giờ học, tạo tâm thế thoải mái, vui vẻ.
- Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc. Biết hợp tác, chia sẻ kiến thức và giúp đỡ bạn.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung và spdk
- GV cho HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm thông qua trò chơi âm nhạc để tổng hợp lại nội dung của chủ đề. 
- GV nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào bài học.
* HSKT: Quan sá...rước khi vào bài học mới.
- Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc; thể hiện âm nhạc; ứng dụng các động tác vào vận động theo nhịp điệu bài hát.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung và spdk
GV cho HS nghe kết hợp vận động theo bài hát Ngàn ước mơ Việt Nam
GV dẫn dắt vào nội dung bài học.
HS nghe và vận động theo nhạc.
HS ghi bài.
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Mục tiêu:
HS nêu được vài nét về tác giả và nội dung bài hát. Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái, lời ca hai bè trích đoạn. Cảm nhận được sắc thái, tình cảm của bài hát.
Tự học, tự tin thuyết trình nội dung tìm hiểu. Thể hiện năng lực cảm thụ âm nhạc về giai điệu, lời ca, tiết tấu,trong quá trình học hát.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung và spdk
a. Giới thiệu vài nét về tác giả và bài hát
Tổ chức cá nhân/nhóm thuyết trình lại vài nét về nhạc sĩ Nguyễn Hồng Thuận và nội dung bài hát Ngàn ước mơ Việt Nam (đã được giới thiệu ở chủ đề 2)
GV nhận xét và tóm tắt nội dung cần ghi nhớ.

Cá nhân/nhóm giới thiệu lại vài nét về nhạc sĩ Nguyễn Hồng Thuận và nội dung bài hát.
HS ghi nhớ.
b. Chia câu hát cho đoạn trích bài hát Ngàn ước mơ Việt Nam
Cùng HS thống nhất cách câu hát. Đoạn trích gồm 2 lời
+ Lời 1: Ngàn ước mơ Việt Namsống sẻ chia.
+ Lời 2: Hạnh phúc trong tầm tay ... ước mơ Việt Nam.

HS thảo luận và đưa ra đáp án cùng GV.

c. Hát mẫu
GV mở phần MP3 có hát bè giai điệu và GV hát mẫu bè 2 hoặc mở học liệu hát bè kết hợp vỗ tay theo phách để HS cảm nhận nhịp điệu.

Lắng nghe, vỗ tay nhẹ nhàng theo bài hát để cảm nhận.
Khởi động giọng
GV hướng dẫn HS khởi động giọng theo mẫu âm sau
- HS khởi động giọng theo hướng dẫn của GV.
e. Học từng câu hát
GV đệm đàn và hát mẫu từng câu hát, mỗi câu 1-2 lần, bắt nhịp cho cả lớp hát kết hợp vỗ tay theo phách (SGK trang 20).
Ghép kết nối các câu hát của bè 1.
Hát hoàn chỉnh cả bè 1; sửa những chỗ HS hát chưa được tốt (nếu có).
GV làm tương tự với bè 2
Lưu ý: 
Hát chính xác những tiếng hát có đảo phách trong phạm vi 1 ô nhịp và từ ô nhịp trước sang ô nhịp sau: ước mơ Việt Nam, bay cao trong nắng, bao la tình người, sáng như ngày, lung linh trong tiếng,...
Ngân , nghỉ những tiếng hát có dấu lặng đơn, dấu lặng đen, nốt đen, nốt tròn,
GV cho HS hát hoàn chỉnh bè 2.
*HSKT Trí tuệ: Hát bài hát đúng lời ca bài hát
- HS hát theo hướng dẫn của GV kết hợp gõ đệm theo phách.
- Hát kết nối các câu của bè 1. 
- Hát ghép hoàn chỉnh bè 1.
- HS tập hát tương tự như bè 1.
HS ghép hoàn chỉnh bè 2.
LUYỆN TẬP
Mục tiêu:
Giúp HS luyện tập với hình thức hát kết hợp cả 2 bè. Thể hiện được tính chất, sắc thái của bài hát. 
Nêu được cảm nhận sau khi học hát. Biết chia sẻ, hợp tác, hỗ trợ nhau trong việc luyện tập.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung và spdk
- GV bật nhạc beat hát bè theo học liệu đã phối, hướng dẫn HS luyện tập theo nhóm với hình thức hát bè.
- GV gọi một vài HS thể hiện trước lớp.
Lưu ý : Khuyến khích HS có năng lực hát tốt tham gia hát bè, nhắc HS hát bè 2 phải nhỏ hơn bè 1.
GV yêu cầu HS nhận xét phần trình bày của bạn.
- GV nhận xét và sửa sai (nếu có)
- GV cho HS nêu cảm nhận về giai điệu sau khi học hát bè đoạn trích.
*HSKT Trí tuệ: Hát bài hát theo nhạc, trình bày theo cá nhân

- HS luyện tập bài hát theo hướng dẫn của GV.
+ Nhóm 1: Hát bè 1
+ Nhóm 2: Hát bè 2
Sau đó luân phiên đổi lại.
Nhóm HS trình bày theo hình thức hát bè.
HS nhận xét.
HS ghi nhớ.
HS nêu cảm nhận.
VẬN DỤNG
Mục tiêu:
Giúp HS ứng dụng và sáng tạo, thể hiện tốt liên khúc Tôi yêu Việt Nam.
- Biết hợp tác, chia sẻ kiến thức và giúp đỡ bạn trong học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung và spdk
GV cho HS thực hiện theo các bước sau :
+ GV cho HS lắng nghe, cảm nhận và nhận biết cách thể hiện liên khúc Tôi yêu Việt Nam qua video học liệu.
+ Tổ chức cho HS hát theo bản beat đã phối khí dành cho liên khúc.
GV hỏi HS có cảm nhận như thế nào khi hát ghép bài hát Việt Nam ơi và đoạn trích Ngàn ước mơ Việt Nam ?
GV giao nhiệm vụ các nhóm luyện tập thực hành thêm ngoài giờ lên lớp. khuyến khích cá nhân/ nhóm có thêm nhiều ý tưởng sáng tạo phong phú để thể hiện liên khúc.
*HSKT Trí tuệ: Giáo dục hòa nhập

HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
HS nêu cảm nhận,
HS ghi nhớ thực hiện và tự sáng tạo thêm ý tưởng biểu diễn mới cho liên khúc.
Dặn dò, chuẩn bị bài mới 
- GV cùng HS hệ thống các nội dung đã học.
- Chuẩn bị tiết học sau:
+Tìm hiểu về thể loại hợp xướng.
+ Ôn tập lại liên khúc Tôi yêu Việt Nam.
*HSKT Trí tuệ: Giáo dục hòa nhập
Ngày dạy: 14/11/2023
Bài 5 – TIẾT 11
Thường thức âm nhạc: Thể loại hợp xướng
Ôn hát liên khúc: Tôi yêu Việt Nam
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Kiến thức
- Nêu đặc điểm và tác dụng thể loại hợp xướng.
- Hát thuộc lời và hoàn thiện liên khúc Tôi yêu Việt Nam với các hình thức đã học.
*HSKT Trí tuệ: Biết được thể loại hợp xướng
+Thuộc lời ca bài hát Tôi yêu Việt Nam
Năng lực
- Thể hiện âm nhạc: Nhận biết, phân biệt được thể loại hợp xướng với các hình thức khác.
- Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc: Biết điều chỉ... hoạ.
- Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc: Chủ động luyện tập, thực hành và sáng tạo bài học. Có sự hợp tác, chia sẻ về kiến thức và giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
*HSKT Trí tuệ: Biết được nhịp 3/8
+ Đọc được bài đọc nhạc số 2
3. Phẩm chất
- HS có ý thức, trách nhiệm, hỗ trợ nhau theo nhóm để tìm hiểu về nhịp 3/8 và Bài đọc nhạc số 2 bằng các hình thức khác nhau. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, phương tiện nghe – nhìn và các tư liệu/ file âm thanh phục vụ cho tiết dạy.
2.Học sinh: SGK Âm nhạc 8, nhạc cụ thể hiện tiết tấu. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định trật tự 
Bài mớ
NỘI DUNG 1 - LÍ THUYẾT ÂM NHẠC: NHỊP 3/8 
	 KHỞI ĐỘNG 
Mục tiêu: 
HS hát và kết hợp vỗ tay, tạo tâm thế thoải mái, vui vẻ trước khi tìm hiểu bài học mới.
Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc; thể hiện âm nhạc.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung và spdk
- GV cho HS hát kết hợp vỗ tay theo phách bài Santa Lucia.
- GV hỏi: Bài hát Santa Lucia viết ở nhịp gì? Nhịp đó có mấy phách trong một ô nhịp?
(Gợi ý: Nhịp 3/4, có 3 phách trong một ô nhịp)
- GV dẫn dắt vào bài mới.
HS hát và thể hiện cảm xúc.
HS trả lời
	HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Mục tiêu: 
Có khái niệm cơ bản về nhịp 3/8.
Cảm thụ và hiểu biết về nhịp 3/8 qua nội dung lí thuyết âm nhạc.
Có sự hợp tác, chia sẻ về kiến thức và giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung và spdk
a. Khái niệm
Quan sát trong SGK và trả lời câu hỏi (hoạt động cặp đôi):
+ Nhịp 3/8 có mấy phách trong một ô nhịp?
+ Hãy nhận xét độ mạnh – nhẹ của các phách?
Nêu khái niệm nhịp 3/8?
GV nhận xét, bổ xung và kết luận:
Nhịp 3/8 có 3 phách trong một ô nhịp. Mỗi phách có giá trị trường độ bằng một nốt móc đơn. Phách 1 mạnh, phách 2 và phách 3 nhẹ.
*HSKT Trí tuệ: Biết được nhịp 3/8
Lắng nghe, thực hiện theo hướng dẫn của GV.
+ Có 3 phách trong một ô nhịp.
+ Phách 1 mạnh, phách 2 và phách 3 nhẹ. 
Trả lời hoàn chỉnh về khái niệm nhịp 4/4.
- HS lắng nghe, ghi bài.
b. Cách đánh nhịp 3/8
HS quan sát sơ đồ nhịp 3/8
Hướng dẫn HS cách đánh nhịp 3/8 (hoặc sử dụng phần mềm trình chiếu từ học liệu) tập đánh từ chậm đến nhanh dần.
GV đưa ra bài tập gồm 4 ô nhịp có sử dụng nhịp 3/8 với trường độ nốt đen chấm dôi, nốt đen, nốt móc đơn. yêu cầu HS đọc cao độ kết hợp đánh nhịp.
Gọi bất kì HS thực hiện đánh nhịp 3/8
GV nhận xét, sửa sai (nếu có).
*HSKT Trí tuệ: Biết đánh được nhịp 3/8
- Quan sát sơ đồ nhịp 3/8
Lắng nghe, quan sát và thực hành theo hướng dẫn GV.
Luyện tập theo cá nhân.
Thể hiện đánh nhịp 3/8.
HS nghe và ghi nhớ.
LUYỆN TẬP
Mục tiêu:
Cảm nhận được tính chất của nhịp 3/8. Giúp HS phân biệt được nhịp 3/8 với nhịp 3/4. 
Cá nhân tích cực thể hiện năng lực của bản thân qua phần lí thuyết âm nhạc.
Tự đánh giá bản thân, đánh giá bạn qua luyện tập.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung và spdk
HS nghe trích đoạn bài Khúc ca bốn mùa(SGK/24) và vỗ tay theo nhịp 3/8.
- GV trình chiếu bảng khái niệm 2 loại nhịp ¾ và 3/8, yêu cầu HS so sánh điểm khác nhau của 2 loại nhịp.
- Nhận xét phần trình bày của bạn.
- GV nhận xét, sửa sai (nếu có), chốt kiến thức.
*HSKT Trí tuệ: Giáo dục hòa nhập

- Lắng nghe và thực hành vỗ tay theo nhịp để cảm nhận về tính chất nhịp 3/8.
HS quan sát và so sánh 2 loại nhịp.
HS nhận xét phần trình bày của bạn.
HS nghe và thực hiện.
VẬN DỤNG
 Mục tiêu:
Ứng dụng vào các bài hát, bài đọc nhạc có nhịp 3/8
Vận dụng linh hoạt những kiến thức, kỹ năng thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung và spdk
GV cho HS sưu tầm và vận dụng vào một số bài hát, bản nhạc được viết ở nhịp 3/8.
Vận dụng kiến thức đã học vào Bài đọc nhạc số 2.
HS tự sưu tầm và vận dụng thực hiện.
- HS tìm hiểu và thực hành Bài đọc nhạc số 2

NỘI DUNG 2 - ĐỌC NHẠC: BÀI ĐỌC NHẠC SỐ 2 
KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu:
Nghe và cảm nhận cao độ, trường độ Bài đọc nhạc số 2
Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc qua Bài đọc nhạc số 2
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung và spdk
- GV đàn giai điệu Bài đọc nhạc số 2
HS nghe trong tâm thế thoải mái, thả lỏng cơ thể, có thể đung đưa theo giai điệu.
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Mục tiêu:
- HS đọc đúng cao độ của gam Đô trưởng; tên nốt, cao độ, trường độ, tiết tấu Bài đọc nhạc số 2.
- Cảm thụ, hiểu biết, thể hiện được các yêu cầu của Bài đọc nhạc số 2. Biết sử dụng các thiết bị kỹ thuật số để khai thác bài đọc nhạc trên trang học liệu điện tử.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung và spdk
a. Tìm hiểu Bài đọc nhạc số 2
- GV hướng dẫn HS quan sát bản nhạc và khai thác Bài đọc nhạc số 2:
+ Bài đọc nhạc số 2 viết ở nhịp gì? Nêu khái niệm nhịp đó.
+ Kể tên các nốt nhạc và hình nốt có trong bài đọc nhạc 
- Thống nhất chia nét nhạc với HS
- GV nhận xét, bổ sung, lưu ý có hình nốt đen chấm dôi và lặng đơn trong bài. 

- HS quan sát bản nhạc và trả lời câu hỏi.
- Nhịp 3/8.
- Đô, rê, mi, son, la
- HS chia nét nhạc cùng GV.
- HS ghi nhớ

b. Đọ...ác hình thức khác mà em biết
GV tổ chức cho cá nhân/các nhóm nêu lại kiến thức đã học về hơp xướng.
Yêu cầu các nhóm so sánh hợp xướng với một số hình thức hát khác, khuyến khích thể hiện các hình thức đó để nhận biết và phân biệt sự giống và khác nhau.
GV nhận xét, tuyên dương và đánh giá kết quả.
*HSKT Trí tuệ: Giáo dục hòa nhập
Các nhóm tự chọn hình thức biểu diễn, nhận xét phần biểu diễn của nhóm bạn.
Các nhóm HS thực hiện
HS ghi nhớ.
Dặn dò, chuẩn bị bài mới 
- GV cùng HS hệ thống lại các nội dung cần ghi nhớ của chủ đề và trả lời các câu hỏi sau:
+ Nội dung nào em yêu thích nhất? Tại sao? Nêu cảm nhận sau khi học xong chủ đề?
- Chuẩn bị tiết học sau:
+ Tìm hiểu về bài hát Nơi ấy Trường Sa của nhạc sĩ Phạm Tuyên và bài nghe nhạc Nơi đảo xa.
+ Khai thác học liệu điện tử, nghe và tập hát trước bài hát Nơi ấy Trường Sa.
“Ở đâu có niềm vui, nỗi buồn, những ước mơ thầm kín và những khát khao cháy bỏng, ở đó có âm nhạc.” – Phạm Tuyên
Ngày soạn: 02/12/2023
Ngày dạy: 05/12/2023
CHỦ ĐỀ 4 : BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG
Bài 7 - Tiết 14
Hát: Bài hát Nơi ấy Trường Sa
Nghe nhạc: Bài hát Nơi Đảo Sa
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài hát Nơi ấy trường sa.
Nghe và nhớ được tên tác giả, tên bài hát Nơi đảo sa.
* HSKT Trí tuệ: - Biết lắng nghe bài hát, hát đúng lời ca bài hát Nơi ấy Trường Sa
2. Năng lực
- Năng lực thể hiện âm nhạc: Biết thể hiện bài hát Nơi ấy trường sa với hình thức hát nối tiếp, hoà giọng, lắng nghe và thể hiện cảm xúc khi nghe bài hát Nơi đảo sa.
- Năng lực cảm thụ và hiểu biết âm nhạc: Cảm nhận được giai điệu tha thiết, nhịp điệu hào hùng trong âm nhạc làm nổi bật hình ảnh người chiến sĩ hải quân khi nghe bài hát Nơi đảo sa.
- Năng lực cảm thụ và hiểu biết âm nhạc: Tự sáng tạo thêm các ý tưởng thể hiện bài hát Nơi ấy trường sa.
+ Chủ động luyện tập và thực hành các nội dung trong tiết học; biết hợp tác, chia sẻ kiến thức và giúp đỡ bạn trong học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
*HSKT Trí tuệ: Biểu lộ cảm xúc, lắng nghe, vận động cơ thể theo nhịp điệu bài hát
3. Phẩm chất: Qua giai điệu , lời ca của hai bài hát, HS thêm yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc và trách nhiệm là một công dân hiện đại luôn biết trân quý những hi sinh thầm lặng của người chiến sĩ hải quân trên mọi mặt trận gìn giữ biển bảo thiêng liêng của Tổ quốcTừ đó, HS ý thức được việc học tập của bản thân; Rèn luyện tính chăm chỉ và trách nhiệm trong việc chuẩn bị, luyện tập bài học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, phương tiện nghe – nhìn và các tư liệu/ file âm thanh phục vụ cho tiết dạy.
2. Học sinh: SGK Âm nhạc 8, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, tư liệu về nhạc sĩ và bài hát.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định trật tự 
2. Bài mới 
NỘI DUNG 1 - HỌC HÁT BÀI: NƠI ẤY TRƯỜNG SA 
KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu:
HS tạo được tâm thế thoải mái, vui vẻ trước khi vào bài học mới.
- Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc; thể hiện âm nhạc.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung và spdk
Phương án 1: GV cho HS xem tư liệu về cuộc sống sinh hoạt của người cán bộ, chiến sĩ công tác ở đảo Trường Sa.
Phương án 2: GV cho HS nghe giai điệu bài hát Bay qua biển Đông sáng tác Lê Việt Khánh
HS xem và quan sát tư liệu.
HS lắng nghe và cảm nhận giai điệu bài hát.
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Mục tiêu:
HS nêu được vài nét về tác giả và nội dung bài hát. Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái, lời ca bài hát. Cảm nhận được sắc thái, tình cảm của bài hát.
Tự học, tự tin thuyết trình nội dung tìm hiểu. Thể hiện năng lực cảm thụ âm nhạc về giai điệu, lời ca, tiết tấu,trong quá trình học bài hát Nơi ấy Trường Sa.
*HSKT Trí tuệ: - Biết được tác giả và nội dung bài hát
- Hát bài hát đúng lời ca bài hát

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung và spdk
a. Hát mẫu
GV hát mẫu hoặc mở học liệu bài hát Nơi ấy Trường Sa. kết hợp vỗ tay theo phách để HS cảm nhận nhịp điệu.

Lắng nghe, vỗ tay nhẹ nhàng theo bài hát để cảm nhận.
b. Giới thiệu vài nét về tác giả
Tổ chức cá nhân/nhóm thuyết trình nội dung đã chuẩn bị trước theo các hình thức khác nhau.
GV nhận xét và tóm tắt nội dung cần ghi nhớ

Cá nhân/nhóm nêu vài nét về nhạc sĩ Phạm Tuyên.
HS ghi nhớ: Nhạc sĩ Phạm Tuyên sinh năm 1930 tại Hải Dương. Ông là nhạc sĩ nổi tiếng có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam. Nhạc sĩ bắt đầu sáng tác từ những năm 50 của TK XX. Một số ca khúc tiêu biểu: Như có Bác trong ngày đại thắng, Tiếng chuông và ngọn cờ, chiếc đèn ông saoNăm 2012 ông được nhà nước trao tặng giải thưởng HCM và VH-NT.

c. Tìm hiểu bài hát
GV đặt câu hỏi:
+ Nêu tính chất âm nhạc của bài hát?
+ Nêu nội dung bài hát?
Cùng HS thống nhất cách chia đoạn, câu hát cho bài hát: Bài hát gồm 2 đoạn
+ Đoạn 1: Như thế nào... sắc biếc nông sâu?
+ Đoạn 2: Như thế nào?Em biết đâu ... nơi ấy là Trường Sa!

HS thảo luận và đưa ra đáp án: 
+ Bài hát có giai điệu vui tươi, rộn ràng.
+ Nội dung bài hát: Lời ca giàu hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp, nơi đó có các chi...t đúng lời ca bài hát
2. Năng lực
- Năng lực thể hiện âm nhạc Nhận biết và phân biệt được âm sắc của 2 loại nhạc cụ: guitar và ukulele.
- Năng lực cảm thụ và hiểu biết âm nhạc: Thể hiện đúng tính chất âm nhạc bài hát Nơi ấy Trường Sa bằng các hình thức khác nhau.
- Năng lực ứng dụng và sáng tạo âm nhạc: Chủ động luyện tập và thực hành các nội dung trong tiết học; biết hợp tác, chia sẻ kiến thức và giúp đỡ bạn trong học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
*HSKT Trí tuệ: - Nhận biết được đàn guitar và ukulele qua hình ảnh
- Hát bài hát đúng lời ca bài hát
3. Phẩm chất: Giáo dục HS tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào, ý thức bảo vệ
chủ quyền lãnh thổ Việt Nam. Rèn luyện tính chăm chỉ và trách nhiệm trong việc
chuẩn bị bài học và luyện tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, phương tiện nghe – nhìn và các tư liệu/ file âm thanh phục vụ cho tiết dạy.
2. Học sinh: SGK Âm nhạc 8, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, phiếu trả lời các câu hỏi được giao từ tiết trước.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định trật tự 
Bài mới
NỘI DUNG 1 – THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC
ĐÀN GUITAR VÀ UKULELE 
KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu:
HS nghe và phân biệt được âm sắc âm nhạc của hai nhạc cụ guitar và ukulele.
Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung và spdk
GV cho HS nghe và nhận biết âm sắc nhạc cụ diễn tấu qua video.
GV dẫn dắt vào bài.
HS lắng nghe và nhận xét.
HS ghi bài.
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Mục tiêu:
Nêu được đặc điểm của đàn guitar và ukulele.
Biết hợp tác, chia sẻ kiến thức và giúp đỡ bạn trong học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
*HSKT Trí tuệ: - Nhận biết được đàn guitar và ukulele qua hình ảnh
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung và spdk
a. Tìm hiểu đàn guitar
GV mời cá nhân/nhóm trình bày những kiến thức thu thập được về đàn guitar.
GV nhận xét và chốt kiến thức.

- Cá nhân/ nhóm lên trình bày hiểu biết của mình về đàn guitar và ukulele.
- HS ghi nhớ: Đàn guitar là nhạc cụ phổ biến rộng rãi trong đời sống, ra đời cách đây nhiều thế kỉ. Guitar gòm 6 dây, có hộp cộng hưởng bằng gỗ, âm thanh vang, trầm ấm, sử dụng móng gảy bằng nhựa gảy lên đàn.
b. Tìm hiểu đàn ukulele
GV mời cá nhân/nhóm trình bày những kiến thức thu thập được về đàn ukulele.
GV chốt kiến thức.
*HSKT Trí tuệ: - Nhận biết được đàn guitar và ukulele qua hình ảnh
- Cá nhân/ nhóm lên trình bày hiểu biết của mình về đàn ukulele.
- HS ghi nhớ: Đàn Ukulele là nhạc cụ xuất hiện ở Hawaii vào khoảng TK XIX, phổ biến rộng rãi ở Hoa kì vào đầu TK XX. Đàn thường có 4 dây, có hình dáng, chất liệu giống guitar gỗ nhưng nhỏ hơn. Âm thanh của ukulele trong trẻo.
LUYỆN TẬP
Mục tiêu:
HS nghe và phân biệt âm sắc của 2 loại đàn.
Biết dùng những kiến thức, kỹ năng để giải quyết nhiệm vụ học tập được giao.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung và spdk
Qua hoạt động tìm hiểu về 2 nhạc cụ, GV gợi ý cho HS nhận biết và phân biệt được sự giống và khác nhau về hình dáng, âm sắc và cách diễn tấu
GV cho HS nghe một vài bản nhạc tiêu biểu sử dụng đàn guitar và ukulele để cảm nhận và phân biệt.
*HSKT Trí tuệ: Giáo dục hòa nhập
HS nêu được cách nhận biết, phân biệt của hai loại nhạc cụ. 
HS lắng nghe và cảm nhận và phân biệt được 2 loại nhạc cụ. 
VẬN DỤNG
Mục tiêu:
HS biết tìm hiểu và tập chơi một trong 2 loại nhạc cụ.
Biết dùng những kiến thức, kỹ năng để giải quyết nhiệm vụ học tập được giao.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung và spdk
GV khuyến khích HS tìm hiểu và tập chơi một trong 2 loại nhạc cụ guitar hoặc ukulele để biểu diễn trước lớp.
*HSKT Trí tuệ: Giáo dục hòa nhập

HS thực hiện theo yêu cầu của GV.

NỘI DUNG 2 – ÔN BÀI HÁT: NƠI ẤY TRƯỜNG SA 
KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu:
Giúp HS khởi động giọng hát, kiểm soát được cao độ giọng hát, hoà giọng cùng các bạn.
Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc.

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung và spdk
GV hướng dẫn cho HS khởi động giọng theo mẫu âm sau 
GV dẫn dắt vào bài học .
HS khởi động giọng theo hướng dẫn
HS ghi bài.
LUYỆN TẬP
Mục tiêu:
HS thuộc lời ca, thể hiện đúng tính chất, sắc thái bài hát Nơi ấy Trường Sa.
Biết cảm thụ và thể hiện. Vận dụng linh hoạt những kiến thức, kỹ năng để thể hiện bài hát bằng các hình thức khác nhau.
*HSKT Trí tuệ: - Hát bài hát đúng lời ca bài hát

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung và spdk
GV yêu cầu cả lớp hát kết hợp vỗ tay theo phách.
GV hướng dẫn, chia nhóm HS luyện tập theo các hình thức:
+ Hát kết hợp gõ đệm theo phách.
+ Hát nối tiếp và hoà giọng.
GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày theo hình thức đã chọn.
GV quan sát, nhận xét, đánh giá, sửa sai cho HS (nếu có). Tuyên dương nhóm có phần trình bày tốt.
*HSKT Trí tuệ: - Hát bài hát đúng lời ca bài hát

- HS thực hiện.
- HS hoạt động nhóm.
- HS trình bày và nhận xét nhóm bạn thực hiện.
- HS lắng nghe.
Dặn dò, chuẩn bị bài mới 
GV cùng HS hệ thống lại các nội dung cần ghi nhớ.
Chuẩn bị bài cho tiết sau: HS xem trước phần nhạc cụ thể hiện giai điệu.
*HS...iệm vụ được giao.
*HSKT Trí tuệ: - Hát đúng lời ca bài hát Nơi ấy Trường Sa
- Giáo dục hòa nhập
3.Phẩm chất: HS có ý thức, trách nhiệm, hỗ trợ nhau tham gia các hoạt động trong giờ học.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, nhạc cụ thể hiện giai điệu, phương tiện nghe – nhìn và các tư liệu/ file âm thanh phục vụ cho tiết dạy.
Học sinh: SGK Âm nhạc 8, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, nhạc cụ thể hiện gia điệu, các tư liệu chuẩn bị theo yêu cầu của GV.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định trật tự 
Bài mới 
KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu:
HS được khởi động đầu giờ học, tạo tâm thế thoải mái, vui vẻ.
Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc. Biết hợp tác, chia sẻ kiến thức và giúp đỡ bạn.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung và spdk
- GV cho HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm thông qua trò chơi âm nhạc để tổng hợp lại nội dung của chủ đề. 
- GV nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào bài học.
- HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm tổng hợp lại các nội dung của chủ đề.
- HS ghi bài.
LUYỆN TẬP - VẬN DỤNG - SÁNG TẠO
Mục tiêu:
- HS đọc lời theo tiết tấu, vận dụng kết hợp biểu diễn theo nhóm bài hát Nơi ấy Trường Sa.
- Thực hành hoàn chỉnh thổi kèn phím bài xoè hoa. 
- Biết dùng những kiến thức, kỹ năng để giải quyết nhiệm vụ học tập được giao.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung và spdk
a. Biểu diễn bài hát Nơi ấy Trường Sa với các hình thức em đã lựa chọn.
- GV cho HS khởi động giọng theo mẫu âm sau
- GV tổ chức cho cá nhân/ nhóm HS biểu diễn bài hát bằng các hình thức : 
+ Gõ đệm theo phách.
+ Hát nối tiếp và hoà giọng.
+ Hát kết hợp vận động một số động tác phụ hoạ cho bài hát.
- GV nhận xét và tuyên duyên cá nhân/nhóm thể hiện tốt
*HSKT Trí tuệ: - Hát đúng lời ca bài hát Nơi ấy Trường Sa
- Giáo dục hòa nhập
- HS khởi động giọng theo hướng dẫn của GV
+ Cá nhân/nhóm HS quan sát, lắng nghe và thực hành.
+ HS thực hiện theo GV.
- HS lắng nghe và thực hiện.
b. Các nhóm lựa chọn 1 trong 3 hình thức dưới đây để thể hiện bài xoè hoa
- GV chia lớp thành các nhóm, lựa chọn cách thể hiện trên nền nhạc bài xoè hoa.
+ Nhảy sạp trên nền nhạc.
+ Biểu diễn nhạc cụ giai điệu đã học.
+ Sử dụng nhạc cụ gõ đệm.
- GV mời các nhóm lên trình bày các hình thức đã lựa chọn. Nhận xét phần trình bày nhóm bạn.
- GV nhận xét, tuyên dương đánh giá phần trình bày các nhóm. 
*HSKT Trí tuệ: - Giáo dục hòa nhập
- HS lắng nghe và thực hành theo yêu cầu của giáo viên.
- Các nhóm biểu diễn và nhận xét cho nhóm bạn.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
c. Chia sẻ với các bạn bản độc tấu hoặc hoà tấu đàn guitar và ukulele em đã sưu tầm theo yêu cầu trong nội dung Thường thức âm nhạc ( Trang 31)
- GV mời đại diện cá nhân/ nhóm lên chia sẻ với các bạn bản độc tấu hoặc hoà tấu đàn guitar và ukulele em đã sưu tầm theo yêu cầu trong nội dung Thường thức âm nhạc.
- GV nhận xét, tuyên dương đánh giá phần chuẩn bị cũng như chia sẻ của cá nhân/ nhóm.
*HSKT Trí tuệ: - Giáo dục hòa nhập
- Cá nhân/ nhóm HS lên chia sẻ nội dung đã chuẩn bị.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
Dặn dò, chuẩn bị bài mới 
- GV cùng HS hệ thống lại các nội dung cần ghi nhớ của chủ đề và trả lời các câu hỏi sau:
+ Nội dung nào em yêu thích nhất? Tại sao? Nêu cảm nhận sau khi học xong chủ đề?
- Chuẩn bị tiết học sau:
+ GV yêu cầu HS về ôn tập lại 4 chủ đề gồm các nội dung: Hát, Đọc nhạc, Nhạc cụ đã học của chủ đề 1,2,3,4 để tham gia ôn tập và kiểm tra cho tiết ôn tập và kiểm tra cuối kì 1.
“Hát về biển đảo cũng chính là thể hiện lòng yêu nước và trách nhiệm
 bảo vệ chủ quyền Việt Nam”
Ngày soạn: 14/01/2024
Ngày dạy: 16/01/2024
CHỦ ĐỀ 5: CHÀO XUÂN
Bài 9 - Tiết 19
Hát: Bài hát Ngày tết quê em
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài hát Ngày Tết quê em.
*HSKT: Hát đúng cao độ, trường độ, lời ca bài hát Ngày Tết quê em
2. Năng lực
- Thể hiện âm nhạc: - Biết thể hiện đúng sắc thái bài hát bằng các hình thức hát hoà giọng, nối tiếp; hát kết hợp gõ đệm hoặc vận động cơ thể.
- Cảm thụ và hiểu biết: - Cảm nhận được giai điệu, nội dung, sắc thái của bài hát Ngày Tết quê em.
- Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc: - Tự sáng tạo thêm các ý tưởng thể hiện bài hát Ngày Tết quê em.
- Chủ động luyện tập và thực hành các nội dung trong tiết học; biết hợp tác, chia sẻ kiến thức và giúp đỡ bạn trong học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
*HSKT: Hát đúng cao độ, trường độ, lời ca bài hát Ngày Tết quê em
3. Phẩm chất: 
Qua giai điệu, lời ca của hai bài hát Ngày Tết quê em HS thêm yêu, thêm tự hào về nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc. Từ đó các em có ý thức trong việc giữ gìn, bảo tồn, phát huy những nét đẹp truyền thống trong văn hóa Tết Việt. Rèn luyện tính chăm chỉ và trách nhiệm trong việc chuẩn bị, luyện tập bài học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, phương tiện nghe – nhìn và các tư liệu/ file âm thanh phục vụ cho tiết dạy.
2. Học sinh: SGK Âm nhạc 8, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, tư liệu về nhạc sĩ và bài

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_nghe_thuat_8_am_nhac_sach_kntt_nam_hoc_2023.docx
  • docxChủ đề 1. Chào năm học mới.docx
  • docxChủ đề 2. Tôi yêu Việt Nam.docx
  • docChủ đề 3. Hòa ca.doc
  • docChủ đề 4. Biển đảo quê hương.doc
  • docxChủ đề 5. Chào xuân.docx
  • docxChủ đề 6. Âm nhạc nước ngoài.docx
  • docxChủ đề 7. Giai điệu quê hương.docx
  • docxChủ đề 8. Nhịp điệu mùa hè.docx