Kế hoạch bài dạy môn Đạo đức Lớp 2 Sách KNTT - Chương trình cả năm

ĐẠO ĐỨC

TIẾT 1: BÀI 1: VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG EM - TIẾT 1

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- HS nêu được địa chỉ quê hương.

- HS bước đầu nhận biết được vẻ đẹp của thiên nhiên và con người ở quê hương mình.

- Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi.

- Góp phần hình thành phẩm chất yêu nước, trách nhiệm, chăm chỉ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Máy tính, thẻ mặt cười, mặt mếu

2. HS: Sách GK, VBT đạo đức

docx 85 trang Cô Giang 13/11/2024 601
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn Đạo đức Lớp 2 Sách KNTT - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy môn Đạo đức Lớp 2 Sách KNTT - Chương trình cả năm

Kế hoạch bài dạy môn Đạo đức Lớp 2 Sách KNTT - Chương trình cả năm
ĐẠO ĐỨC
 TIẾT 1: BÀI 1: VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG EM - TIẾT 1
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- HS nêu được địa chỉ quê hương.
- HS bước đầu nhận biết được vẻ đẹp của thiên nhiên và con người ở quê hương mình.
- Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi.
- Góp phần hình thành phẩm chất yêu nước, trách nhiệm, chăm chỉ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. GV: Máy tính, thẻ mặt cười, mặt mếu
2. HS: Sách GK, VBT đạo đức
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: 
- GV yêu cầu HS cùng nghe bài hát Quê hương tươi đẹp (nhạc: dân ca Nùng, lời Anh Hoàng).
- Em hãy chia sẻ cảm xúc của mình sau khi nghe bài hát này?
=> GVKL: Mỗi chúng ta đều có một quê hương, để yêu thương, để nhớ về. Đó có thể là miền trung du hiền hòa với những vườn chuối xanh ngút ngàn, cũng có thể là nơi có cánh đồng lúa bao la trải dài một màu xanh mơn mởn hay có thể đơn giản là một buổi chiều được thả diều trên triền đê. Tất cả những hình ảnh đó, sẽ in sâu vào tâm trí của các em, cùng các em khôn lớn và trưởng thành theo thời gian. Để hiểu rõ hơn về vẻ đẹp quê hương em, biết cách nhận biết về vẻ đẹp thiên nhiên và con người ở quê hương mình, chúng ta cùng vào bài học đầu tiên - Bài 1: Vẻ đẹp quê hương em.
2. Khám phá :
*Hoạt động 1: Giới thiệu địa chỉ quê hương
- Gv yêu cầu HS quan sát tranh trong sgk trang 5, thảo luận và trả lời câu hỏi:
- Các bạn trong tranh đang làm gì?
- Y/C HS giới thiệu về địa chỉ quê hương của mình.
- GV đánh giá, nhận xét.
* Kết luận: Ai cũng có quê hương - nơi mình sinh ra và lớn lên. Các em cần biết và nhớ về địa chỉ quê hương của mình. ( Quê nội, quê ngoại)
*Hoạt động 2: Khám phá vẻ đẹp thiên nhiên quê hương em
- Y/ C HS quan sát tranh (trong tranh vẽ gì?)
- GV yêu cầu HS giới thiệu về cảnh đẹp quê hương em
- GV chia sẻ trước lớp về những tranh ảnh đã sưu tầm được về cảnh đẹp quê hương;
- GV nhận xét đánh giá. 
* GV mở rộng về di sản, đặc sản quê hương). Mỗi người được sinh ra ở những vùng quê khác nhau, mỗi vùng quê đều có những cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Các em cần tìm hiểu, yêu mến, tự hào vể cảnh đẹp thiên nhiên của quê hương mình. 
 *Hoạt động 3: Khám phá vẻ đẹp con người quê hương em
- GV đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và đọc đoạn văn trong sgk trang 7, trả lời câu hỏi:
+ Người dân quê hương Nam như thế nào?
- Hãy giới thiệu về con người quê hương em?
- GV cho HS quan sát tranh trong sgk và thực hiện yêu cầu.
- GVY/C HS tìm ra vẻ đẹp của quê hương mình
- GV nhận xét , đánh giá .
* GV kết luận: Con người ở mỗi vùng quê đều có những vẻ đẹp riêng, em cần tự hào và trân trọng vẻ đẹp của con người quê hương mình
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- Tiết học ngày hôm nay em thích nhất điều gì?
 - GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò về nhà. Chuẩn bị bài sau..

- HS hát và vẫn động theo bài hát.
- HS nêu
- HS quan sát tranh trong sgk trang 5- trả lời câu hỏi
- HS chia sẻ trước lớp về tên tuổi, quê hương của mình.
- Các bạn khác bổ xung (Lan quê ở tỉnh Hà Giang, Huy quê ở tỉnh Nghệ An)
-HS lắng nghe
- HS quan sát tranh và nêu tranh vẽ gì ?
 - HS giới thiệu về cảnh đẹp quê hương em
- HS chia sẻ tranh ảnh đã sưu tầm được về cảnh đẹp quê hương;
-HS lắng nghe
- HS nghe .
- HS quan sát tranh và đọc đoạn văn trong sgk trang 7, trả lời câu hỏi:
+ . Người dân quê hương Nam luôn yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. Người quê hương Nam hiếu học, cần cù, thân thiện.
- Con người quê hương em là những con người n thân thiện, hiếu khách.
- HS quan sát tranh trong sgk và thực hiện yêu cầu.
- HS nêu vẻ đẹp của quê hương mình
-HS lắng nghe
-HS trả lời

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ( nếu có)
ĐẠO ĐỨC
TIẾT 2: BÀI 1: VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG EM - TIẾT 2
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
 - Nêu được địa chỉ quê hương. Bước đầu nhận biết được vẻ đẹp của thiên nhiên và con người ở quê hương mình.
 - Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi.
 - HS có phẩm chất yêu nước, trách nhiệm, chăm chỉ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, video, Máy chiếu..
-HS: Sách GK, VBT đạo đức
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động:
- Quê hương em ở đâu, giới thiệu về địa chỉ quê hương của em?
- GV nhận xét, tuyên dương.
2. Luyện tập, thực hành 
 *Bài 1: Cùng bạn giới thiệu vẻ đẹp quê hương em
- Em cùng bạn giới thiệu về vẻ đẹp quê hương em theo gợi ý: 
Quê em ở đâu? 
Quê em có cảnh đẹp gì?
Con người quê hương em như thế nào?
-- GV nhận xét, tuyên dương.
*Bài 2: Đưa ra lời khuyên cho bạn
- GV trình chiếu tranh BT2
- YC HS quan sát 2 bức tranh, em sẽ khuyên bạn điều gì?
- YCHS đưa ra lời khuyên - Tranh 1: 
+ Khuyên bạn cần nhớ địa chỉ quê hương, khi đi đâu còn biết lối về. 
+ Khuyên bạn hỏi bố mẹ địa chỉ quê hương và ghi nhớ.
hù hợp
- GV nhận xét, tuyên dương.
* Y/C HS vận dụng KT đã học để thực hiện theo các Y/C sau.
*Yêu cầu 1: HS sưu tầm tranh ảnh về vẻ đẹp thiên nhiên, con người quê hương em.
GV yêu cầu HS về nhà sưu tầm
*Yêu cầu 2: Vẽ một bức tranh theo chủ đề “Vẻ đẹp quê hương em”.
-...át huy truyền thống quê hương, chăm sóc cây và hoa ở đường làng ngõ xóm, giữ vệ sinh,... là những việc em nên làm để thể hiện tình yêu quê hương; vứt rác bừa bãi, hái hoa ven đường làng, vẽ lên khu di tích,... là những việc em không nên làm.
*Bài tập 2. Em sẽ làm gì trong các tình huống sau:
- GV chiếu tranh yêu cầu HS quan sát tranh và nêu yêu cầu.
 - GV yêu cầu HS đưa ra các cách xử lý tình huống 
 -GV nhận xét, kết luận: Để thể hiện tình yêu quê hương, các em cần làm những công việc thiết thực phù hợp với lứa tuổi và khả năng của bản thân.
*Bài tập 3. Đưa ra lời khuyên cho bạn.
- GV chiếu tranh và hỏi: Em sẽ khuyên bạn điều gì?
- GV nhận xét, khen ngợi những bạn có lời khuyên hay.
3.Vận dụng, trải nghiệm.
- GV tóm tắt nội dung chính của bài.
- Tiếp nhận ý kiến phản hồi.
- Nhận xét chung giờ học, tuyên dương các HS tích cực, tự tin.

- HS xem.
- HS xem phim và nêu cảm xúc của mình sau khi xem.
- HS lắng nghe.
- HS ghi tên bài vào vở.
- HS quan sát tranh. 
- HS chọn tranh thể hiện việc nên làm, không nên làm để thể hiện tình yêu quê hương và giải thích vì sao.
+ Tranh 1: Một bạn vứt rác ra biển. Đây là việc không nên làm vì nó sẽ làm ô nhiễm môi trường biển.
+ Tranh 2: Hái hoa ven đường làng. Đây là việc không nên làm vì sẽ khiến cảnh vật xấu đi.
+ Tranh 3: Vẽ bậy lên tường một ngôi chùa ( khu di tích ). Đây là việc không nên làm vì nó sẽ làm bẩn, hỏng và xấu bức tường ( khu di tích ).
+ Tranh 4: Thi hát về quê hương. Đây là việc nên làm vì nó thể hiện sự ca ngợi quê hương.
- HS # nhận xét, bổ sung.
- HS quan sát và nêu yêu cầu.
- HS đưa ra cách xử lý tình huống, 
+ Tình huống 1 : Em cũng sẽ quyên góp những người khó khăn trong khả năng của mình.
+ Tình huống 2: Em sẽ hẹn các bạn vào buổi sau để đi tổ chức trồng hoa cùng xóm và rủ các bạn tham gia cùng.
+ Tình huống 3: Em sẽ cùng các bạn tới thăm bà mẹ Việt Nam anh hùng.
- Các HS khác quan sát, lắng nghe, nhận xét, bổ sung. 
- HS lắng nghe.
- HS quan sát tranh - trả lời câu hỏi.
+ Tranh 1: Em sẽ khuyên bạn rằng về quê để thăm quê hương biết được nguồn gốc mình ở đâu, gặp ông bà, người thân trong gia đình.
+ Tranh 2: Em sẽ khuyên bạn rằng ai cũng có quê hương vì vậy cần biết chan hòa, đoàn kết không nên chê bai bạn bè.
- HS # nhận xét, bổ sung. 
- HS lắng nghe và nêu ý kiến phản hồi về tiết học.
- HS tự đánh giá về mình sau bài học.
V. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( NẾU CÓ )
ĐẠO ĐỨC
 TIẾT 5: BÀI 3: KÍNH TRỌNG THẦY GIÁO CÔ GIÁO - TIẾT 1
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- HS biết được những việc mà thầy giáo, cô giáo đã làm cho em. HS biết những việc cần làm để thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.
- Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi.
- Hình thành phẩm chất nhân ái, chăm chỉ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, máy chiếu, bài giảng điện tử
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Khởi động
– GV goi1 1hs lên bảng trả lời
 Em đã làm gì để thể hiện tình yêu quê hương em?
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- Cho HS nghe và vận động theo nhịp bài hát Bông hồng tặng cô.
- Bạn nhỏ trong bài hát đã làm gì để thể hiện sự kính yêu cô giáo?
- Nhận xét, dẫn dắt vào bài.
2. Khám phá:
*Hoạt động 1: Tìm hiểu những việc thầy giáo, cô giáo đã làm cho em.
- GV cho HS quan sát tranh sgk tr.14-15, tổ chức thảo luận nhóm 4, YC HS trả lời câu hỏi: 
+ Em hãy nêu những việc làm của thầy giáo, cô giáo trong các bức tranh trên.
+ Những việc làm của thầy cô giáo đem lại điều gì cho em?
- GV chốt: Thầy giáo, cô giáo dạy em biết đọc, biết viết, biết những kiến thức trong cuộc sống; thăm hỏi, động viên, 
*Hoạt động 2: Tìm hiểu những việc cần làm để thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.
- GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.14-15, YC thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Các bạn trong tranh đang làm gì? Việc đó thể hiện điều gì?
- Tổ chức cho HS trình bày.
+ Em cần làm gì để thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo?
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV chốt: 
+ Những việc làm thể hiện sự kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo: chào hỏi, chú ý nghe giảng, học hành chăm chỉ, lễ phép, 
+Những việc làm không thể hiện sự tôn trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo: không chào hỏi, cãi lời, nói trống không, nói chuyện trong giờ học, không học bài, không làm bài tập, không vâng lời, .
3. Vận dụng, trải nghiệm
- Hôm nay em học bài gì?
- Về nhà hãy vận dụng bài học vào cuộc sống.
- Nhận xét giờ học.

- 1HS trả lời.
- HS thực hiện.
- HS trình bày.
- HS thảo luận nhóm 4 
- 2-3 HS chia sẻ.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận theo cặp.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
-HS lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY( NẾU CÓ)
________________________________________________________________
ĐẠO ĐỨC
TIẾT 6: BÀI 3: KÍNH TRỌNG THẦY GIÁO, CÔ GIÁO - TIẾT 2
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- HS biết được những việc mà thầy giáo, cô giáo đã làm cho em. HS biết những việc cần làm để thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.
- Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi.
- Hình thành...nh bạn.
- Đại điện 1nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung
- Hs trả lời các câu hỏi:
+ Hình 1: Hướng dẫn, giảng cho bạn những bài khó.
+ Hình 2: Chơi trò chơi cùng các bạn trong lớp.
+ Hình 3: Quyên góp cho những bạn có hoàn cảnh khó khăn
+ Hình 4: Nhặt giúp bạn chiếc khăn khi bạn bị đánh rơi.
+ Hình 5: Các bạn cùng nhau học nhóm.
+ Hình 6: Chia sẻ đồ ăn cùng các bạn.
+ Tất cả các việc làm đều thể hiện các bạn biết yêu thương, đoàn kết và biết giúp đỡ lẫn nhau.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung
- HS trả lời theo ý hiểu: VD:
+ Giúp đõ khi bạn gặp khó khăn;
+ Hỏi thăm khi bạn ốm, bạn có chuyên buổn;
+ Giảng bài cho bạn khi bạn chưa hiểu;
+ Rủ bạn cùng học, cùng chơi;
+ Trung thực với bạn;
+ Biết lắng nghe, tôn trọng bạn;
+ Chúc mừng khi bạn có niềm vui;
+ Giữ lời hứa với bạn.
- HS nêu lại theo ý hiểu. 
- Lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( NẾU CÓ )
___________________________________
ĐẠO ĐỨC
 TIẾT 8: BÀI 4: YÊU QUÝ BẠN BÈ - TIẾT 2
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Củng cố kiến thức đã học và thực hành xử lí tình huống cụ thể. Thực hiện được hành động và lời nói thể hiện sự yêu quý bạn bè. Sẵn sàng tham gia hoạt động phù hợp với lứa tuổi để giúp đỡ các bạn gặp khó khăn hoặc có hoàn cảnh không may mắn, các bạn vùng sâu, vùng xa hoặc vùng bị thiệt hại vì thiên tai.
- Biết sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế để lớp học đoàn kết, bạn bè yêu quý, giúp đỡ nhau.
- Biết đoàn kết; yêu quý và giúp đỡ bạn bè; chia sẻ với những bạn chưa may mắn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Giáo án, máy tính, máy chiếu,
-HS: SGK, vở ghi, Tranh vẽ, ảnh chụp về một số việc làm giúp đỡ, chia sẻ với bạn bè.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Khởi động:
- Tiết trước học bài gì?
- Tổ chức cho HS hoạt động: “Em làm phóng viên” chia sẻ những điều em đã làm để thể hiện sự yêu quý bạn bè?
- Gv nhận xét, tuyên dương
Ø Gv nhận xét: Khen HS đã nêu và thực hiện được rất nhiều việc làm tốt thể hiện sự yêu quý bạn bè
Ø Gv nhận xét, kết nối vào bài mới: Yêu quý bạn bè --Tiết 2.
Luyện tập, thực hành :
* Bài tập 1: Xác định việc làm em đồng tình hoặc không đồng tình. 
- Quan sát các tranh trong SGK và và cho biết: 
+ Em đồng tình với hành động trong bức tranh nào? 
+ Vì sao em đồng tình với những hành động đó?
+ Em không đồng tình với hành động trong bức tranh nào? 
+ Vì sao những hành động đó lại không được đồng tình?
- Yêu cầu hs trình bày
Ø Gv tổng hợp ý kiến và kết luận: Yêu quý bạn bè là trách nhiệm của mỗi người học sinh.
Ø Giáo dục Hs biết đoàn kết, giúp đỡ thương yêu nhau
* Bài tập 2: Xử lý tình huống
- Chiếu từng tình huống và gọi HS đọc các tình huống trong SGK 
- YC HS đưa ra cách giải quyết ở từng tình huống.
-Gọi HS chia sẻ.
+ Tình huống 1: Cô giáo phát động phong trào quyên góp ủng hộ các bạn ở vùng lũ lụt. 
+ Tình huống 2: Một bạn lớp em có hoàn cảnh khó khăn, bố bạn vừa bị ốm nặng. 
+ Tình huống 3: Các bạn lớp em chơi đuổi bắt ở sân nhà. Một bạn bị ngã rất đau.. 
Nhận xét, bổ sung.
- Gv nhận xét, góp ý, khen ngợi các nhóm có phần xử lí tình huống phù hợp. 
 Ø Giáo dục HS yêu thương, quan tâm, chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau.
Rút ra kết luận: 
 -YC học sinh nhắc lại ND mặt trời. 
*Đóng vai xử lý tình huống
- HS lựa chọn một tình huống trong SGK để đóng vai đưa ra cách xử lí đúng.
+ Tình huống 1: Nói lời chúc mừng khi bạn có niềm vui
+ Tình huống 2: Hỏi thăm khi bạn có chuyện buồn. 
YC các nhóm sắm vai tình huống 1, 2 lần lượt lên thể hiện
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Gv nhận xét, góp ý, khen ngợi các nhóm có phần xử lí tình huống phù hợp. 
Ø Các em đã có những hành động, việc làm tốt đẹp để thể hiện sự yêu quý, giúp đỡ bạn bè.
 Ø Giáo dục HS yêu thương, quan tâm, chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau.
 3. Vận dụng, trải nghiệm. 
- Hôm nay em được biết thêm được điều gì qua bài học?
- Nhận xét giờ học.
- Tìm hiểu về một bạn có hoàn cảnh khó khăn, lập kế hoạch giúp đỡ bạn theo mẫu
- Yêu quý bạn bè -Tiết 1
- Hs tham gia chơi
- HS kể: chơi cùng bạn; cho bạn mượn bút; nhặt đồ giúp bạn; chia sẻ đồ ăn với bạn..
- Lắng nghe, nhắc lại đề, ghi vở.
- HS quan sát tranh - nêu miệng các câu hỏi:
+ Em đồng tình với những việc làm thể hiện sự yêu quý bạn.
Hình 1. Cho bạn mượn thước kẻ.
Hình 2. Giúp đỡ, chơi cùng bạn khi bạn gặp khó khăn.
 Hình 4. Chúc mừng sinh nhật bạn.
Hình 5: Chia sẻ, an ủi khi bạn có chuyện buồn.
 Hình 6: Bảo vệ khi bạn bị bắt nạt.
+ Việc không đồng tình:
Hình 3. Trách mắng không chơi với bạn.
 + Tại vì hành động đó thể hiện mình không trân trọng và quý mến bạn. 
- HS đọc các tình huống trong SGK trang 21 – 22. 
- HS chia sẻ trước lớp.
+ Tình huống 1: Em sẽ xin phép bố mẹ mua đồ dùng học tập để ủng hộ các bạn.
Em sẽ xin phép mẹ láy tiền tiết kiệm của mình để ủng hộ các bạn ở vùng lũ lụt
+ Tình huống 2: Em sẽ chia sẻ cùng bạn, rủ các bạn cùng lớp đến thăm bố bạn.
Em sẽ nhờ cô giáo đứng ra kêu gọi quyên góp, ủng hộ và đến thăm gia đình bạn. 
+ T... thành ở tranh 2.
- Tương tự với tranh 3,4.
- GV khen ngợi các ý kiến của HS.
*Kết luận: Đồng tình với việc làm của các bạn ở T1 và T4 vì biết sử dụng thời gian hợp lí; không đồng tình với việc làm của các bạn ở T2 và T3 vì chưa biết sử dụng thời gian vào những việc có ích.
Bài tập 2. Dự đoán điều có thể xảy ra 
- GV tổ chức cho HS chơi TC “Nếu - Thì”
- GV nêu tên trò chơi, nêu luật chơi và cách chơi: GV chia lớp thành hai đội : GV cho đại diện đội 1 lên bốc thăm tình huống (vế “Nếu”), đội 2 đưa ra kết quả của tình huống (vế “Thì”) và ngược lại. GV có thể bổ sung thêm các tình huống ngoài SGK.
+ Tình huống 1: Tùng thường xuyên đi ngủ muộn. 
+ Tình huống 2: Minh luôn thực hiện đúng giờ học, giờ chơi và tranh thủ thời gian làm việc nhà. 
+ Tình huống 3: Hoa thường trễ hẹn với các bạn. 
+ Tình huống 4: Hoàng thường biết sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên, việc nào nên làm trước, việc nào có thể làm sau. ...
- GV tổ chức cho HS chơi
- GV nhận xét các đội chơi.
Bài tập 3. Đưa ra lời khuyên cho bạn
- GV chia nhóm 2.
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm: Quan sát tranh trong SGK và trả lời câu hỏi:
+ Em đưa ra lời khuyên gì cho bạn trong tranh?
+ Vì sao em đưa ra lời khuyên đó?
- GV đưa từng tranh, gọi các nhóm trình bày.
-Tranh 1: Nam vừa vẽ tranh vừa xem ti vi?
- Tranh 2: Mai chưa biết nên làm thế nào để không bỏ sót các công việc mẹ giao?
*Kết luận: Quý trọng thời gian giúp chúng ta hoàn thành công việc với kết quả tốt nhất.
*Vận dụng
- GV cho HS thảo luận nhóm 4 chia sẻ với nhau những việc làm để sử dụng thời gian hợp lí bằng trò chơi “Phóng viên nhí”
- GV phổ biến cách chơi : Mỗi bạn trong nhóm lần lượt đóng vai phóng viên để phỏng vấn các bạn về việc làm để sử dụng thời gian hợp lí.
- GV đến từng nhóm theo dõi giúp đỡ HS.
- GV hướng dẫn HS lập thời gian biểu cho các hoạt động trong tuần (nếu không còn thời gian, GV hướng dẫn HS về nhà làm hoặc HS có thể nhờ bố/mẹ hướng dẫn để lập thời gian biểu) và thực hiện nghiêm túc thời gian biểu đó.
*Kết luận: Mỗi người chỉ có 24 giờ trong một ngày. Em cần biết quý trọng thời gian bằng những việc làm cụ thể hằng ngày.
Thông điệp: GV chiếu thông điệp lên bảng. 
3. Vận dụng, trải nghiệm. 
- Tiết học ngày hôm nay em thích nhất điều gì?
 - Nhận xét tiết học.
- Dặn dò về nhà. Chuẩn bị bài sau.

- HS hát và vận động theo nhạc.
- HS nhắc lại tên bài
- HS quan sát tranh
- HS giơ thẻ (mặt cười thể hiện sự tán thành, mặt mếu thể hiện sự không tán thành).
- Vì bạn Ngọc luôn ghi nhớ những việc cần làm.
- Vì bạn dành hết thời gian rảnh rỗi để xem ti vi.
- HS lắng nghe.
- HS theo dõi
- HS lắng nghe
+ Tình huống 1: Sức khoẻ và việc học tập của Tùng sẽ bị ảnh hưởng.
+ Tình huống 2: Minh hoàn thành tốt công việc: việc học, việc nhà và có thời gian vui chơi, giải trí.
+ Tình huống 3: Hoa làm các bạn phải chờ, mất thời gian của mọi người.
+ Tình huống 4:...
- HS chơi
- HS lắng nghe
- HS thảo luận nhóm đôi.
- HS quan sát tranh và TL câu hỏi: 1 bạn hỏi- 1 bạn trả lời.
- HS quan sát tranh, trình bày
- Nam ơi, bạn vẽ xong rồi hãy xem ti vi 
- Bạn hãy lập thời gian biểu các việc mẹ giao thì sẽ giúp bạn không quên các việc 
- HS lắng nghe.
- HS theo dõi
- HS lắng nghe
- HS tham gia trò chơi
- HS lập thời gian biểu cho các hoạt động trong tuần.
- HS lắng nghe
- HS đọc thông điệp
- HS phát biểu suy nghĩ bản thân.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( NẾU CÓ )
ĐẠO ĐỨC
TIẾT 11 : BÀI 6 - NHẬN LỖI VÀ SỬA LỖI - TIẾT 1
I.YÊU CÂU CẦN ĐẠT:
 - HS nêu được một số biểu hiện của việc nhận lỗi và sửa lỗi.Nêu được vì sao phải nhận lỗi và sửa lỗi. Thực hiện được việc nhận lỗi và sửa lỗi
 - HS phát triển năng lực chung: Phát triển 3 NL chung tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực đặc thù: Phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi.
 - HS có phẩm chất trung thực, trách nhiệm.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -GV: Máy tính, máy chiếu, bài giảng pp,... SGK, Câu chuyện, hình dán mặt cười – mếu, bài thơ, bài hát,... nói về việc nhận lỗi và sửa lỗi
- HS : SGK, VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Tiết trước học bài gì?
- Nêu những việc e đã làm để sử dụng thời gian hợp lí?
- GV nhận xét, đánh giá
- GV nhận xét, kết nối vào bài mới
2. Khám phá:
*Hoạt động 1: Khám phá biểu hiện của biết nhân lỗi và sửa lỗi
- GV cho HS quan sát tranh trên màn hình.
- Yêu cầu HS kể nội dung và trả lời câu hỏi về bức tranh .
+ Các bạn trong tranh đã mắc lỗi gì?
+ Các bạn đã nhận lỗi và sửa lỗi như thế nào?
- GV hỏi: Theo em, cần làm gì khi mắc lỗi?
- GV chốt: Các bạn trong tranh khi mắc lỗi đã biết nhận lỗi, xin lỗi và đã có hành động kịp thời để sửa lỗi của mình. Chúng ta nên học tập những việc làm của các bạn.
- GV nhận xét, khen ngơi HS.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa của việc biết nhận lỗi và sửa lỗi
- GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.30
- GV cho HS đóng vai theo nội dung của từng bức tranh.
- Yêu cầu các nhóm đóng vai
- GV tổ chức cho HS chia sẻ theo nhóm đôi trả lờ... học bài gì?
- Tiết học ngày hôm nay giúp em hiểu được điều gì?
- Về nhà hãy vận dụng bài học vào cuộc sống.

- Lớp tham gia chơi
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm
- HS quan sát các tranh - chia sẻ ý kiến trước lớp. 
+ Đồng tình: Tranh 1 ( Bạn Hải đã biết nhận lỗi và sửa lỗi)
+ Không đồng tình: ( Bạn Nga không biết nhận lỗi sai của mình mà còn cãi lại lời mẹ)
- HS lắng nghe
- HS quan sát 
- HS nêu yêu cầu và đọc tình huống của bài
- HS đưa ra cách xử lí tình huống 
- HS chia sẻ, đóng vai trước lớp.
- HS lắng nghe.
- Em sẽ làm gì trong các tình huống sau?
- 2 HS đọc
+ Tình huống 1: Giờ ra chơi em sẽ ra xin lỗi bạn và hữa với bạn lần sau không trêu đùa bạn trong giờ học.
+ Tình huống 2: Minh sẽ ra xin lỗi mọi người và nhặt bát đũa lên.
+ Tình huống 3: Em sẽ xin lỗi bạn và hữa sẽ cẩn thận hơn.
- HS lắng nghe.
- 2 HS đọc nội dung câu hỏi vận dụng
- Cả lớp tham gia trả lời
- HS chơi trò “phóng viên” một bạn sẽ làm phóng viên và đi hỏi các bạn trong lớp
- HS chia sẻ, nhận xét
- HS lắng nghe
- HS đọc cá nhân.
- Nhận lỗi và sửa lỗi
- HS trả lời
- HS lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ( NẾU CÓ )
_______________________________________
ĐẠO ĐỨC
TIẾT 13: BÀI 7- BẢO QUẢN ĐỒ DÙNG CÁ NHÂN - TIẾT 1
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 - Nêu được một số biểu hiện của việc biết bảo quản đồ dùng cá nhân. Nêu được vì sao phải bảo quản đồ dùng cá nhân. Thực hiện được việc bảo quản đồ dùng cá nhân. 
 - HS có năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi. 
 - Nhắc nhở bạn bè , người thân bảo quản đồ dùng cá nhân
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - GV: Máy tính, máy chiếu, giáo án pp.
 -HS: SGK, Vở bài tập Đạo đức 2;
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn?”- dẫn dắt kết nối vào bài học.
2. Khám phá:
*Hoạt động 1. Tìm hiểu biểu hiện của việc biết bảo quản đồ dùng cá nhân.
- GV cho HS quan sát tranh - kể nội dung các bức tranh và cho biết: 
+ Các bạn trong tranh đang làm gì? 
+ Các bạn bảo quản sách vở như thế nào?
+ Các bạn bảo quản đồ chơi như thế nào?
+ Các bạn bảo quản giấy dép như thế nào?
- GV khen ngợi HS và nhắc lại nội dung các bức tranh. 
- GV mời HS chia sẻ: Theo em, ngoài những cách bạn trong tranh đã làm đề bảo quản đồ dùng cá nhân theo em , em còn cách nào khác không , hãy chia sẽ trước lớp ?
- GV khen ngợi các ý kiến của HS và kết luận:
+Cách sử dụng và bảo quản đồ dùng học tập:
* Nên : Sắp xếp theo từng loại, từng ngăn theo từng vị trí và để đúng nơi, đúng chổ sau mỗi lần sử dụng và cần lau chùi , giặt sạch sẽ đồ dùng cá nhân để tránh nhầm lẫn và dễ tìm khi cần .
*Không nên : Vứt bừa bãi, bỏ lộn xộn , để bẩn.
Sách vở không được vẽ bẩn , tẩy xóa xé vở tùy tiện  Chúng ta nên học tập những việc làm của các bạn. 
+Cách bảo quản mũ nón , giày dép
*Nên : Treo mũ , nón , giày , dép ngay ngắn , đúng nới quy định , vệ sinh thường xuyên 
*Không nên : Để mũ, nón, giày, dép không đúng nơi quy định, bụi không vệ sinh thường xuyên
+Cách bảo quản đồ chơi : 
*Nên : Xếp đồ chơi ngay ngắn, phân chia theo từng loại, giữ gìn sạch sẽ 
*Không nên : Để đồ chơi bừa bãi, không vệ sinh 
+Cách bảo quản quần áo :
*Nên : Giữ gìn quần áo sạch sẽ, sắp xếp ngay thẳng treo đúng nơi quy định
*Không nên: Để quần áo nhàu nát, không gấp sếp 
*Hoạt động 2. Tìm hiểu ý nghĩa của việc bảo quản đồ dùng cá nhân.
- GV cho HS quan sát tranh và tự đọc tình huống /sgk 34.
- GV nêu câu hỏi.
- GV cho HS quan sát tranh, mời hai HS đã được chuẩn bị trước (đóng vai minh hoạ nội dung tranh ). GV hoặc một HS là người dẫn chuyện.
GV mời HS cả lớp chia sẻ: 
+ Vì sao bút Linh luôn bền , đẹp?
+Vì sao đồ dùng của Mai hay bị hỏng? 
+Nếu là em thì em sẽ làm như thế nào ?
 - GV khen ngợi, tổng kết ý kiến của HS và kết luận. 
3.Vận dụng, trải nghiệm:
- GV nhận xét, đánh giá, khen nhóm thực hiện tốt nhiệm vụ. 
- Dặn dò HS vân dụng bài học vào cuộc sống hằng ngày.

-HS tham gia chơi
- HS quan sát tranh -HS kể nội dung các bức tranh
-Các bạn đang bảo quản đồ dùng cá nhân
- Các bạn sắp xếp sách vở ngay ngắn, cẩn thận
-Sếp gọn gang, ngăn lắp vào tủ học tập.
-1 số HS và nhắc lại nội dung các bức tranh.
- HS chia sẻ.
-Hs lắng nghe và ghi nhớ.
- HS hoạt động cá nhân
- HS quan sát tranh và tự đọc tình huống .
- HS trả lời .
- Cả lớp lắng nghe, góp ý cho bạn. 
- HS chia sẻ.
- HS lắng nghe, ghi nhớ
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( NẾU CÓ )
ĐẠO ĐỨC
TIẾT 14: BẢO QUẢN ĐỒ DÙNG CÁ NHÂN - TIẾT 2
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 - Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học để thực hành xử lý tình huống cụ thể.
 - Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi.
 - Hình thành phẩm chất yêu nước, trách nhiệm, chăm chỉ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: Máy tính , máy chiếu, bài giảng ppt,
 - HS: SGK, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động:
- Nêu cách em đã bảo quản đồ dùng quần áo của em ở nhà như thế nào ? 
- Để sách vở của em được bền, đẹp em đã làm như thế nào ?
- Nhận xét, tuyên dương HS- dẫn dắt giới thiệu bài...nh: thường xuyên lau dọn, quét nhà, quét rửa đồ dùng gia đình, tự giác, xếp đồ dùng, sách vở ngăn nắp,
- Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, góp ý.
- Lắng nghe

3. Vận dụng, trải nghiệm:
- Hôm nay em học bài gì?
- Qua bài hôm nay các em đã biết những gì?
- Gv nhận xét tiết học, tuyên dương.
- Về nhà hãy vận dụng bài học vào cuộc sống.
- Chuẩn bị bài sau.

- Bảo quản đồ dùng gia đình.
+ Qua bài hôm nay em biết cách bảo quản đồ dùng trong gia đình giúp đồ dùng sạch sẽ, được bền lâu và giúp chúng em gọn gàng, ngăn nắp hơn.
- Lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( NẾU CÓ )
ĐẠO ĐỨC
TIẾT 16: BÀI 8: BẢO QUẢN ĐỒ DÙNG GIA ĐÌNH -TIẾT 2
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 - Thực hiện được việc bảo quản đồ dùng cá nhân. Nhắc nhở bạn bè , người thân bảo quản đồ dùng cá nhân. Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học để thực hành xử lý tình huống cụ thể.
 - Năng lực chung: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực đặc thù: Phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi.
 - Hình thành và phát triển phẩm chất trách nhiệm, chăm chỉ, tự giác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 -GV : Máy tính, bài giảng pp,... 1 số tranh ảnh về đồ dùng gia đình.
 - HS:SGK,.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Khởi động:
- GV tổ chức cho HS chơi trò cho “Truyền điện” - GV nhận xét, dẫn dắt kết nối vào bài.
2. Luyện tập, thực hành:

-HS thực hiện chơi trò chơi.
Bài tập 1: Bày tỏ ý kiến:
- Gọi hs nêu yêu cầu bài
- GV cho HS quan sát tranh, yêu cầu thảo luận nhóm đôi, nhận xét hành động, việc làm của bạn là đúng hay chưa đúng trong việc bảo quản đồ dùng gia đình. Giải thích Vì sao?
- Mời HS chia sẻ trước lớp
- GV nhận xét, kết luận: Đồng tình với hành động ở tranh 1 và 2; chúng ta không nên hành động như các bạn trong tranh 2. 
Bài tập 2: Xử lí tình huống: Đưa lời khuyên cho bạn
- Bài yêu cầu gì?
 Yêu cầu HS đọc tình huống 
- Yêu cầu hs thảo luận nhóm 4 đưa ra cách xử lí tình huống và phân công đóng vai trong nhóm.
- Tổ chức cho hs chia sẻ và phân vai
- GV nhận xét, tuyên dương, kết luận: 
+ Tình huống 1: Khuyên chi không nên tắt mở ti vi sẽ làm ảnh hưởng đến điện và ti vi có thể gây cháy nổ.
+ Tình huống 2: Hai chị em Nga không nên dùng bút vẽ lên ghế sẽ làm bẩn và hỏng ghế.
+ Tình huống 3: Hùng không nên đóng cửa mạnh, sẽ làm hỏng cửa.
 
- 2 HS đọc , lớp đọc thầm
-HS quan sát tranh- thảo luận nhóm đôi- đại diện nhóm chia sẻ ý kiến trước lớp.+ Đồng tình: 
Tranh 1: Bạn Minh biết giúp mẹ lau nhà cửa.
Tranh 4: Bạn Hùng giúp mẹ lau xe đạp. àVì những việc làm của hai bạn thể hiện ý thức trách nhiệm, rèn luyện tính chăm chỉ, cẩn thận, ngăn nắp
+ Không đồng tình: 
Tranh 2: Mặc dù phòng bật điều hòa nhưng Hoa thường không đóng cửa khi ra, vào.
àVì khi phòng bật điều hòa mà mở cửa sẽ tốn điện, điều hòa nhanh hỏng, hình thành thói quen không tiết kiệm, thiếu ý thức trách nhiệm.
Tranh 3: Chị em Lan hay dùng gối để chơi đùa.
àVì khi dùng gối để chơi đùa sẽ nhanh hỏng, khi rơi xuống nền nhà sẽ bị bẩn.
- HS chia sẻ ý kiến trước lớp.
- Lắng nghe
- 2 HS đọc
- Thảo luận nhóm 4, phân vai xử lý tính huống
- 1 nhóm đóng vai xử lý tình huống, các nhóm khác nhận xét, góp ý.
- Lắng nghe

 * Thực hành: Chia sẻ với bạn về việc em đã và sẽ làm để bảo quản đồ dùng gia đình.
- Yêu cầu thảo luận nhóm đôi, chia sẻ với bạn về việc em đã làm và sẽ làm để bảo quản đồ dùng gia đình
- Tổ chức cho HS chia sẻ.
- Gv nhận xét, kết luận: Em cần tự giác bảo quản đồ dùng trong gia đình và cả lớp học, nhà trường bằng những việc làm phù hợp.
*Thông điệp:
- Gọi HS đọc thông điệp .
Để đồ dùng sạch, đẹp
Sử dụng được bền lâu
Mình nhắc nhở cùng nhau
Giữ gìn và bảo quản.
- Nhắc HS ghi nhớ và vận dụng thông điệp vào cuộc sống. 

- HS thảo luận nhóm đôi – đại diện nhóm chia sẻ trước lớp.
- Cá nhân, đồng thanh

3. Vận dụng, trải nghiệm:
- Về nhà các em hãy vận dụng bài học vào cuộc sống:
+ Cùng mọi người trong gia đình thực hiện bảo quản đồ dùng GĐ
+ Quan sát cách bảo quản đồ dùng GĐ của người thân trong gia đình để đưa ra lời khuyên hợp lí cho mỗi người.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.

- Lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( NẾU CÓ)
 _____________________________________________________
ĐẠO ĐỨC
TIẾT 17: ÔN TẬP CUỐI KÌ 1
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
 -Ôn tập và thực hành kĩ năng các chuẩn mực đạo đức cuối kì 1 
 - Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi.
 -Giúp HS có chuẩn mưc đạo đức đúng đắn trong cuộc sống hàng ngày.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - GV: SGK , SGV , vở bt đạo đức
 - HS :Vở BT
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS 
1.Khởi động 
-GV cho hát bài : quê hương em biết bao tươi đẹp
+ Em đã làm gì để thể hiện tình yêu quê hương em?
- Gv nhận xét, kết nối vào bài mới
2. Luyện tập, thực hành 
* Hoạt động 1: Ôn tập:
- Nêu tên các bài đạo đức đã học kì I đến giờ?
 Gv nhận xét, củng cố, khắc sâu ND, chuẩn mực và hành vi đạo đức qua từng bài.
* Hoạt động 2: Thực hành KN
- HS đóng vai ... 2 .
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV Kết luận: Cảm xúc tích cực và tiêu cực có vai trò rất quan trọng đối với suy nghĩ và hành động của mỗi người. Những cảm xúc tích tích cực có thể giúp ta suy nghĩ và hành động hiệu quả hơn. Trong khi đó, những cảm xúc tiêu cực sẽ làm chúng ta khó có được những suy nghĩ và hành động phù hợp. Do vậy, chúng ta cần học cách tăng cường cảm xúc tích cực. Bên cạnh đó, cần học cách thích nghi với những cảm xúc tiêu cực và kiềm chế những cảm xúc tiêu cực đó.
3.Vận dụng, trải nghiệm:
- Hôm nay em học bài gì?
- Về nhà hãy vận dụng bài học vào cuộc sống.
- Nhận xét giờ học.
Hoạt động của HS
- HS thực hiện.
- HS chia sẻ.
- Em cảm thấy rất vui,...
- HS quan sát SGK và nối niếp nhau chia sẻ.
- Tranh 1 thể hiện sự vui mừng.
 -Tranh 2 thể hiện sự sợ hãi.
- Tranh 3 thể hiện sự tức giận.
 -Tranh 4 thể hiện sự ngạc nhiên.
- Tranh 5 thể hiện sự mất bình tĩnh.
 -Tranh 6 thể hiện sự khó chịu....
- Cảm xúc tích cực là vui mừng, hài lòng, thích thú...... 
- Cảm xúc tiêu cực là: tức giận, khó chịu....
- Khi em được bố mẹ thầy cô khen, khi em được bố mẹ đưa đi chơi em thấy rất vui mừng,
- Khi em trình bày ý kiến trước các bạn em thấy mất bình tĩnh
- Khi em bị bạn trêu đùa em thấy rất tức giận...... 
- Vui sướng, hạnh phúc, thanh thản, tự tin, buồn ràu, chán nản....
- HS lắng nghe, bổ sung.
- HS lắng nghe.
- HS đọc tình huống, thảo luận trả lời.
- HS chia sẻ trước lớp.
- Nói hoặc làm việc khi tức giận có thể thiếu kiểm soát nói hoặc làm những việc có thể tổn thương người khác....
- Em luôn mỉn cười mọi người xung quanh sẽ luôn yêu quý em....
- Em buồn rầu chán nản sẽ gây mất thiện cảm với người xung quanh....
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
- HS chia sẻ.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( NẾU CÓ )
ĐẠO ĐỨC
TIẾT 20: BÀI 9: CẢM XÚC CỦA EM -TIẾT 2
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 - Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học để thực hành xử lý tình huống cụ thể.
 - Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi. Hình thành kĩ năng nhận thức, quản lý bản thân.
 - HS biết điều chỉnh cảm xúc vận dụng vào cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: Máy tính, bài dạy ppt.
 - HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Nêu những cảm xúc tích cực và cảm xúc tiêu cực?
- Nhận xét, tuyên dương HS.
-Giới thiệu bài + ghi tên bài
 2. Luyện tập – Thực hành:
*Bài 1: Chơi trò chơi “Đoán cảm xúc”
- GV lấy tinh thần xung phong y/c HS lên bảng để thể hiện trạng thái cảm xúc bằng các động tác, cử chỉ, điệu bộ, lời nói.
- Tổ chức cho HS lên thể hiện cảm xúc.
- GV khen những HS đoán đúng cảm xúc và biết thể hiện cảm xúc tốt. 
*Bài 2: Xử lí tình huống.
- YC HS quan sát tranh sgk/tr.43, đồng thời gọi HS đọc lần lượt 4 tình huống của bài.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi đưa ra cách xử lí tình huống và phân công đóng vai trong nhóm.
- Tổ chức cho HS chia sẻ và đóng vai.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- Kết luận: Trong cuộc sống hằng ngày các em nên có những cảm xúc tích cực làm cho mọi người yêu quý chúng ta hơn, khi làm sai mình cần xin lỗi, khi gặp những việc không đúng mình cần nên tiếng yêu cầu để bảo vệ chính mình chúng, tránh các cảm xúc tiêu cực.
*Bài 3: Đóng vai, thể hiện cảm xúc trong những tình huống sau
- Yêu cầu HS quan sát tranh sgk/tr.43, 44, đọc lời thoại ở mỗi tranh.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm bốn đưa ra cách xử lí tình huống và phân công đóng vai trong nhóm.
- Tổ chức cho HS chia sẻ và đóng vai
- Nhận xét, tuyên dương.
- Kết luận: Trong cuộc sống hằng ngày các em nên có những cảm xúc tích cực làm cho mọi người yêu quý chúng ta hơn, khi làm sai mình cần xin lỗi, khi gặp những việc không đúng mình cần nên tiếng yêu cầu để bảo vệ chính mình chúng, tránh các cảm xúc tiêu cực.
 Vận dụng:
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, chia sẻ với bạn về những cảm xúc của em trong một ngày.
- Tổ chức cho HS chia sẻ.
- Nhận xét, tuyên dương.
*Thông điệp:
- GV chiếu thông điệp. Gọi HS đọc thông điệp sgk/tr.44.
- Nhắc HS ghi nhớ và vận dụng thông điệp vào cuộc sống. 
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- Hôm nay em học bài gì?
- Về nhà hãy vận dụng bài học vào cuộc sống.
- Nhận xét giờ học.

- HS nêu.
- HS lên bảng để thể hiện trạng thái cảm xúc bằng các động tác, cử chỉ, điệu bộ, lời nói.
- HS quan sát và dự đoán cảm xúc của bạn.
- HS thể hiện cảm xúc.
- HS quan sát tranh, đồng thời gọi HS đọc lần lượt 4 tình huống của bài
- Tình huống 1: Em làm vỡ món đồ kier niệm của bố. Em cảm thấy ăn năn, có lỗi và xin lỗi bố....
- Tình huống 2: Khi bạn không giữ lời hứa: Em sẽ không tức giận bạn...
- Tình huống 3: Một anh trong trường thường xuyên bắt em phải xách cặp cho anh: Em thấy rất tức giận...
- Tình huống 4: Khi em được khen ngợi: em sẽ thấy rất vui....
- HS thảo luận nhóm đôi đưa ra cách xử lí tình huống và phân công đóng vai trong nhóm.
Tình huống 1: Nhóm 1
Tình huống 2: Nhóm 2.
Tình huống 3: Nhóm 3.
Tình huống 4: Nhóm 4.
- HS chia sẻ và đóng vai.
- HS đọc.
- HS quan sát tranh sgk/tr.43, 44, đọc lời thoại ở mỗi tranh.
- H...a; Giúp bạn Vân xây dựng được những mối quan hệ tốt đẹp ơpr trường mới.
Bài tập 2: Đóng vai xử lí tình huống
- Bài yêu cầu gì?
- Yêu cầu 1hs đọc tình huống sgk
- Gv yêu cầu hs thảo luận nhóm 4 chọn tình huống trong sgk để đóng vai. (mỗi nhóm chọn một tình huống)
- Yêu cầu các nhóm đóng vai xử lý tình huống.
- Gv nhận xét, kết luận cách xử lí đúng:
+ Tình huống 1: Em bảo các bạn không nên chê bai ngoại hình của người khác vì thế sẽ làm tổn thương đến họ.
+ Tình huống 2: Em hỏi thằng bạn vì sao lại làm như vậy, mình đã làm gì sai.
+ Tình huống 3: Em hít thở sâu bảo em trai lần sau không được như vậy.
 
- HS đọc tình huống, và trả lời:
+ Tình huống 1: Em đồng tình với cách ứng xử là “Hùng hít thở sâu để bình tĩnh trở lại. Sau đó, Hùng nhắc nhở Huy không nên làm như vậy.” Vì bạn Hùng đã biết cách kiềm chế được cảm xúc của bản thân.
Ÿ Tình huống 2: Em đồng tình với cách ứng xử là “Vân chia sẻ với bạn cùng bàn. Được bạn động viên, Vân đã vượt qua nỗi sợ và chủ động làm quen với các bạn.” Vì bạn Vân đã biết cách kiềm chế được cảm xúc của bản thân.
+ Cách ứng xử khác của em: Bình tĩnh cho cả hai nguôi giận rồi nói chuyện với bạn sau.
- Lắng nghe
- Xử lý tình huống
- HS đọc
- Hs hoạt động nhóm đọc tình huống, quan sát tranh, thảo luận với bạn trong nhóm để đưa ra cách xử lí đúng.
- Đại diện nhóm đóng vai các nhân vật trong tình huống. Cả lớp quan sát, nhận xét cách xử lí của nhóm bạn.
- Lắng nghe

3. Vận dụng, trải nghiệm:

- Gv mời hs chia sẻ những cảm xúc tiêu cực mà em đã gặp phải và cách em kiềm chế những cảm xúc đó.
- Gv nhận xét, kết luận: Em hãy thực hiện những hành động sau: Hít thở sâu; Đếm chậm dãi từ 1-10; Nghe nhạc nhẹ; Đi dạo; Trò chuyện với người thân khi có những cảm xúc tiêu cực như tức giận, mệt mỏi, lo lắng.
- Thông điệp: 
Hít vào thật sâu
Thở ra nhè nhẹ
Tìm người chia sẻ
Giận, buồn,  tiêu tan
- Tiết học ngày hôm nay em thích nhất điều gì?
 - Hs phát biểu suy nghĩ bản thân.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò về nhà. Chuẩn bị bài sau.
- Hs thực hiện
- Lắng nghe
- Cá nhân, đồng thanh
- Hs trả lời
- Hs phát biểu
- Lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY( NẾU CÓ )
ĐẠO ĐỨC
 TIẾT 22: KIỀM CHẾ CẢM XÚC TIÊU CỰC - TIẾT 2
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 - Vận dụng nội dung bài học vào cuộc sống để thực hành xử lý tình huống cụ thể.
 - Rèn năng lực điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân.
 - Hình thành kĩ năng nhận thức, quản lí bản thân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài, hình ảnh 
 - HS: SGK,VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động:
- Nêu việc làm để kiềm chế cảm xúc tiêu cực?
- Nhận xét, tuyên dương HS.
-GV dẫn dắt giới thiệu bài.
2.Luyện tập, thực hành:
*Hoạt động 1: Chia sẻ những cảm xúc tiêu cực mà em đã gặp phải và cách em kiềm chế cảm xúc đó.
- GV Y/C thảo luận nhóm bàn, chia sẻ với bạn về những cảm xúc tiêu cực mà em đã gặp phải và cách em kiềm chế cảm xúc đó.
- Tổ chức cho HS chia sẻ.
- Nhận xét, tuyên dương.
*Hoạt động 2: Cùng các bạn thực hiện những hành động sau khi thấy tức giận, mệt mỏi, lo lắng, căng thẳng,
- Gọi HS đọc yêu câu 2.
- HD HS viết ra giấy những hành động nhằm kiềm chế cảm xúc tiêu cực. 
- GV cho HS chia sẻ trước lớp
*Thông điệp:
- Gọi HS đọc thông điệp.
- Nhắc HS ghi nhớ và vận dụng thông điệp vào cuộc sống. 
3.Vận dụng, trải nghiệm:
- Hôm nay em học bài gì?
- Về nhà hãy vận dụng bài học vào cuộc sống.
- Nhận xét giờ học.

- HS nêu.
-HS lắng nghe
- HS thảo luận nhóm bàn về những cảm xúc tiêu cực mà em đã gặp phải và cách em kiềm chế cảm xúc đó
- Đại diện nhóm chia sẻ.
- Nhóm # nhận xét , bổ sung
- HS đọc.
- HS thực hiện theo nhóm đôi.
- HS thực hiện chia sẻ trước lớp.
- HS đọc thông điệp
-HS thực hiện
- HS trả lời
-HS lắng nghe và thực hiện
IV.ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (NẾU CÓ)
ĐẠO ĐỨC
 TIẾT 24: BÀI 11 - TÌM KIẾM SỰ HỖ TRỢ KHI Ở NHÀ -TIẾT 1
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
 - Nêu được một số tình huống cần tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà. Nêu được vì sao phải tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà. Thực hiện được việc tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà
 - Rèn năng lực điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân, tìm hiều và tham gia các hoạt động xã hội phù hợp.
 - Hình thành kĩ năng tự bảo vệ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 -GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài;
 -HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Cho HS thảo luận nhóm đôi và chia sẻ về một lần em gặp khó khăn khi ở nhà. Khi đó em đã làm gì?
- GV NX, dẫn dắt vào bài:
- HS thực hiện thảo luận: Khi em ở nhà thì nhà mất điện. Em đã rất sợ hãi. Những cuối cùng em trấn tĩnh được vè tìm điện thoại bàn gọi cho mẹ, dể mẹ về nhà. Còn em ngồi im ở ghế sopha chờ mẹ để tránh đi lung tung bị ngã
- HS chia sẻ.

2. Khám phá
*Hoạt động 1: Tìm hiểu những tình huống cần sự hỗ trợ khi ở nhà
- GV cho HS quan sát tranh trong SGK. 
- GV đặt câu hỏi:
- Những tình huống nào em cần tìm kiếm sự hỗ trợ?
- Những tình huống nào em có thể tự giải quyết? Vì sao?
- GV gợi ý các tình huống c...TIẾT 26: TÌM KIẾM SỰ HỖ TRỢ KHI Ở TRƯỜNG - TIẾT 1
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 - Nêu được một số tình huống cần tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở trường, nêu được vì sao phải tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở trường.Thực hiện được việc tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở trường.
 - Rèn năng lực điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân, tìm hiểu và tham gia các hoạt động xã hội phù hợp.
 - Hình thành kĩ năng tự bảo vệ. Hình thành và rèn luyện phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - GV : Tranh,... 
 - HS: SGK, vở bài tập Đạo đức 2. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
1. Khởi động 
- Hát múa bài “Em yêu trường em”
-GV kết nối vào bài 
2. Luyện tập , thực hành:
Bài tập 1: Xác định việc làm em đồng tình hoặc không đồng tình
- GV chia lớp thành các nhóm, giao cho mỗi nhóm một tình huống
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận, nhân xét và thể hiện thái độ đổng tình hay không đồng tình với từng tình huống.
- GV mời đại diện từng nhóm lên chia sẻ kết quả thảo luận.
- GV hỏi tiếp: 
 + Với tình huống 1 và 3 em không đổng tình. Em sẽ đưa ra lời khuyên gì cho bạn Huy và bạn Minh?
*GV kết luận:
 Khi gặp rắc rối, chúng ta không nên khóc hoặc cứ mãi im lặng chịu đựng, như vậy là yếu đuối và thiếu bản lĩnh. Chúng ta cẩn tìm sự hỗ trợ của thẩy, cô giáo, chú bảo vệ,... hoặc người lớn khác khi gặp tình huống này.
Bài tập 2: Đưa ra lời khuyên cho bạn
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2: 
 + Em khuyên bạn như thế nào trong 2 tình huống:
 . Hùng bị bạn bàn dưới vẩy mực vào áo.
 . Hoa bị chị lớp trên giấu cặp sách.
- GV mời đại điện nhóm đưa ra lời khuyên.
- GV nhận xét và kết luận: 
 Hùng nên tâm sự và tìm kiếm sự hỗ trợ từ cô giáo; Hoa nên nói chuyện với cha mẹ, thẩy cô và nhờ cha mẹ, thẩy cô giúp đỡ.
3. Vận dụng , trải nghiệm:
 + Chia sẻ với bạn cách em đã tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn ở trường. 
 + Sau đó cùng nhắc nhở nhau tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn ở trường.
- GV có thể gợi ý cho HS làm thẻ thông tin cá nhân để ghi nhớ tên người thân, số điện thoại, địa chỉ để kịp thời tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn ở trưòng.
*Thông điệp: 
 GV chiếu thông điệp lên. HS quan sát đọc.
- Tiết học ngày hôm nay em thích nhất điều gì?
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò về nhà: Chuẩn bị bài sau.

- HS hát múa
-HS lắng nghe.
-HS chia nhóm – thảo luận.
- Đại diện nhóm chia sẻ trước lớp.
-HS nêu.
-HS lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm 2- chia sẻ trước lớp.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
- HS lắng nghe - thực hiện
- HS đọc
- Ghi nhớ nhiệm vụ để học tốt tiết học sau
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( NẾU CÓ )
ĐẠO ĐỨC
TIẾT 27: BÀI 12: TÌM KIẾM SỰ HỖ TRỢ KHI Ở TRƯỜNG - TIẾT 2
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : 
 - Nêu được một số tình huống cần tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở trường.Nêu được vì sao phải tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở trường.Thực hiện được việc tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở trường.
 - Rèn năng lực điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân, tìm hiểu và tham gia các hoạt động xã hội phù hợp. Hình thành kĩ năng tự bảo vệ.
 - Giúp HS biết tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: máy tính, bài dạy ppt, tranh ảnh
 - HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
1. Khởi động :
- Hát múa bài “Em yêu trường em”
 + Khi nào cần tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở trường?
 + Việc biết tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở trường có nghĩa như thế nào?
–GV kết nối giới thiệu bài.
2. Luyện tập, thực hành: 
Bài tập 1: Xác định việc làm em đồng tình hoặc không đồng tình
- GV chia lớp thành nhóm 8, giao cho mỗi nhóm một tình huống.
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận, nhân xét và thể hiện thái độ đổng tình hay không đồng tình với từng tình huống.
- GV mời đại diện từng nhóm lên chia sẻ kết quả thảo luận.
- GV hỏi tiếp: 
 + Với tình huống 1 và 3 em không đổng tình. Em sẽ đưa ra lời khuyên gì cho bạn Huy và bạn Minh?
*GV kết luận:
 Khi gặp rắc rối, chúng ta không nên khóc hoặc cứ mãi im lặng chịu đựng, như vậy là yếu đuối và thiếu bản lĩnh. Chúng ta cẩn tìm sự hỗ trợ của thẩy, cô giáo, chú bảo vệ,... hoặc người lớn khác khi gặp tình huống này.
Bài tập 2: Đưa ra lời khuyên cho bạn
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2: 
 + Em khuyên bạn như thế nào trong 2 tình huống:
 . Hùng bị bạn bàn dưới vẩy mực vào áo.
 . Hoa bị chị lớp trên giấu cặp sách.
- GV mời đại điện nhóm đưa ra lời khuyên.
- GV nhận xét và kết luận: 
 Hùng nên tâm sự và tìm kiếm sự hỗ trợ từ cô giáo; Hoa nên nói chuyện với cha mẹ, thẩy cô và nhờ cha mẹ, thẩy cô giúp đỡ.
* Vận dụng
- GV chia nhóm 4, giao nhiệm vụ thảo luận cho các nhóm: 
 + Chia sẻ với bạn cách em đã tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn ở trường. 
 + Sau đó cùng nhắc nhở nhau tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn ở trường.
- GV có thể gợi ý cho HS làm thẻ thông tin cá nhân để ghi nhớ tên người thân, số điện thoại, địa chỉ để kịp thời tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn ở trưòng.
*Thông điệp: 
 GV chiếu thông điệp lên . HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vào SGK và đọc.
3.Vận dụng, trải nghiệm:
 - Tiết học ngày hôm nay em thích ... đôi, đưa ra các câu hỏi để các nhóm xử lí các tình huống.
- Tổ chức cho HS chia sẻ, đóng vai từng tranh.
- Nhận xét, tuyên dương.
- GV kết luận: Trong các tình huống nếu trên đường gặp mưa to hoặc có người lạ cho quà và rủ đi chơi, khi có người lạ mặt đi theo, khi bị va chạm xe trên đường đi học, em hãy tìm kiếm sự hỗ trợ của những người xung quanh.
* Hoạt động 2 : Vận dụng
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, chia sẻ với bạn về việc em đã làm và sẽ làm để để tìm kiếm sự hỗ trợ nơi công cộng.
- Tổ chức cho HS chia sẻ.
- Nhận xét, tuyên dương.
Lưu ý: GV có thể lập danh sách các số điện thoại và địa chỉ cần ghi nhớ để HS tìm kiếm sự hỗ trợ khi cần thiết.
- Thông điệp: GV chiếu thông điệp lên bảng.
3.Vận dụng, trải nghiệm:
- Hôm nay em học bài gì?
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà hãy vận dụng bài học vào cuộc sống. Chuẩn bị bài sau.

- HS trả lời.
-HS lắng nghe.
- HS quan sát.
- HS thảo luận nhóm.
- HS chia sẻ, đóng vai xử lí tình huống.
- HS nhận xét, góp ý về cách xử lí của nhóm bạn.
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận, chia sẻ trong nhóm.
- HS chia sẻ trước lớp.
- HS quan sát hoặc nhìn SGK và đọc.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( NẾU CÓ )
_______________________________
ĐẠO ĐỨC
TIẾT 30: BÀI 14: TÌM HIỂU QUY ĐỊNH NƠI CÔNG CỘNG -TIẾT 1
I. YÊU CÂU CẦN ĐẠT.
 - Nêu được một số quy định cần tuân thủ ở nơi công cộng, ở nơi gia đình em đang sinh sống.
 - Rèn năng lực điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân, tìm hiểu và tham gia các hoạt động xã hội phù hợp.
 - Hình thành phẩm chất trách nhiệm, rèn luyện các chuẩn hành vi pháp luật khi đến nơi công cộng biết thực hiện đúng nội quy và nhắc nhở những người xung quanh nếu họ có những hành động sai. Hình thành ý thức tích cực đến việc bảo vệ môi trường và thực hiện nếp sống văn hóa nơi công cộng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: Giáo án PP, máy tính, tranh ảnh
 - HS : SGK, vở ghi, bút, thước,
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động:
- GV chiếu tranh, yêu cầu HS quan sát.
+ Tranh vẽ gì?
- GV kể cho HS nghe câu chuyện “ Em bé và bông hồng ” – Yêu cầu HS chú ý lắng nghe.
- GV hỏi: Các con vừa được nghe kể câu chuyện gì?
+ Câu chuyện nói về điều gì?
+ Vì sao em bé trong câu chuyện không hái hoa nữa?
+ Bạn nào giỏi đọc to cho cô dòng chữ trên tấm biển nào?
- GV nhận xét, tuyên dương
- GV dẫn dắt vào bài: “ Cấm hái hoa”là quy định của vườn hoa đấy các em ạ. Vì vườn hoa là nơi công cộng, tất cả mọi người đều có thể tham quan, ngắm cảnh. Chính vì vậy, để vườn hoa luôn tươi đẹp thì ở đây có những quy định. Không chỉ vườn hoa, mà ở những nơi công cộng khác cũng có những quy định mà mỗi người đến cần thực hiện theo. Để biết ở những nơi công cộng khác có những quy định gì, thì hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài: “ Tìm hiểu quy định nơi công cộng”
- HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi
- Tranh vẽ em bé và mẹ đang đứng giữa vườn hoa.
- HS nghe câu chuyện “ Em bé và bông hồng ” 
- Câu chuyện “Em bé và bông hồng ”
- Em bé đi vườn hoa cùng mẹ, thấy một bông hồng đẹp, em định hái, nhưng em bé không hái hoa nữa
- Vì em bé đọc được dòng chữ trên tấm biển.
 “ Cấm hái hoa”
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
2. Khám phá:
* Hoạt động 1:Nhận diện được những địa điểm công cộng.
- GV chiếu tranh 1, 2, 3, 4 SGK- yêu cầu HS quan sát tranh 
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4 trong vòng 3 phút, trả lời câu hỏi:
+ Kể tên các địa điểm công cộng trong tranh trên?
+ Kể tên một số địa điểm công cộng khác mà em biết?
- GV tổ chức cho các nhóm HS báo cáo kết quả hoạt động.
- Mời đại diện nhóm chia sẻ bài làm của nhóm mình.
 - GV nhận xét, tuyên dương
- GV hỏi: Vậy bạn nào hiểu địa điểm công cộng là những nơi như thế nào ?
- GV nhận xét, kết luận: Một số địa điểm công cộng như là: trường học, thư viện, bệnh viện, trạm xe bus, công viên, nhà văn hóa, trạm y tếVậy địa điểm công cộng là nơi phục vụ nhu cầu sử dụng của cộng đồng, mọi người đều có quyền sử dụng và cần tuân thủ nội quy, quy định tại các nơi công cộng.
- GV chiếu kết luận, mời HS nhắc lại kết luận.
-
 HS quan sát tranh 
- HS thảo luận nhóm 4, thực hiện theo yêu cầu của GV 
- Đại diện nhóm lên trình bày
+ Tranh 1: Trường học
+ Tranh 2: Bệnh viện
+ Tranh 3: Trạm xe buýt
+ Tranh 4: Công viên
+ Một số địa điểm công cộng khác mà em biết: Rạp chiếu phim, siêu thị, bảo tàng, thư viện,
- Các nhóm khác theo dõi, bổ sung
- HS trả lời theo cách hiểu riêng.
- HS lắng nghe.
- HS theo dõi, nhắc lại kết luận
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số quy định nơi công cộng.
- GV chiếu tranh, yêu cầu HS quan sát tranh.
- GV hỏi: Tranh vẽ gì?
+ Điểm giống và khác nhau giữa các biển báo này là gì?
- GV phân tích: Đây là một số biển báo cấm chủ yếu có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ hoặc chữ số.
- Giao nhiệm vụ cho HS, thảo luận nhóm đôi, dựa vào các hình vẽ tương ứng với các biển báo cấm để trả lời câu hỏi:
+ Nêu những quy định nơi công cộng qua các hình ảnh đó ?
- Tổ chức cho HS chia sẻ, trình bày kết quả thảo luận.
- GV chốt, 

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_mon_dao_duc_lop_2_sach_kntt_chuong_trinh_ca.docx
  • docxHọc kì 1.docx
  • docxHọc kì 2.docx