Kế hoạch bài dạy môn Âm nhạc Lớp 1 Sách KNTT - Năm học 2023-2024

CHỦ ĐỀ 1:

Thứ tư ngày 06 tháng 09 năm 2023

Tiết 1. THƯỞNG THỨC ÂM NHẠC: ÂM THANH KÌ DIỆU

HỌC HÁT: VÀO RỪNG HOA

(Nhạc và lời: Việt Anh)

I. YÊU CẦU CÀN ĐẠT:

- Hát đúng theo giai điệu của bài hát Vào rừng hoa (nhạc và lời: Việt Anh).

- Bước đầu hát kết hợp vỗ tay theo phách ở hình thức đồng ca, tốp ca kết hợp với nhạc đệm, phân biệt được yếu tố to- nhỏ, thể hiện được khi hát, nhận biết được âm thanh tự nhiên và âm thanh âm nhạc qua tiếng sáo. Bước đầu biết quan sát, lắng nghe, nhận xét và tương tác với giáo viên để khám phá nội dung câu chuyện Khu rừng kì diệu, biết thể hiện các âm thanh to - nhỏ theo yêu cầu.

- Học sinh cảm nhận được âm thanh, cảnh đẹp và hình ảnh các bạn nhỏ cùng vui chơi trong rừng hoa, giáo dục học sinh ý thức giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên, cây cối ở gia đình và nơi công cộng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên:

- SGK, thanh phách, đàn đệm

- Chuẩn bị một số chất liệu như: giấy, ly, …

2. Học sinh:

- SGK Âm nhạc 1.

- Thanh phách.

- Vở ghi.

docx 93 trang Cô Giang 13/11/2024 50
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn Âm nhạc Lớp 1 Sách KNTT - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy môn Âm nhạc Lớp 1 Sách KNTT - Năm học 2023-2024

Kế hoạch bài dạy môn Âm nhạc Lớp 1 Sách KNTT - Năm học 2023-2024
ÂM NHẠC
CHỦ ĐỀ 1:
Thứ tư ngày 06 tháng 09 năm 2023
Tiết 1. THƯỞNG THỨC ÂM NHẠC: ÂM THANH KÌ DIỆU
 HỌC HÁT: VÀO RỪNG HOA
 (Nhạc và lời: Việt Anh)
I. YÊU CẦU CÀN ĐẠT:
- Hát đúng theo giai điệu của bài hát Vào rừng hoa (nhạc và lời: Việt Anh). 
- Bước đầu hát kết hợp vỗ tay theo phách ở hình thức đồng ca, tốp ca kết hợp với nhạc đệm, phân biệt được yếu tố to- nhỏ, thể hiện được khi hát, nhận biết được âm thanh tự nhiên và âm thanh âm nhạc qua tiếng sáo. Bước đầu biết quan sát, lắng nghe, nhận xét và tương tác với giáo viên để khám phá nội dung câu chuyện Khu rừng kì diệu, biết thể hiện các âm thanh to - nhỏ theo yêu cầu.
- Học sinh cảm nhận được âm thanh, cảnh đẹp và hình ảnh các bạn nhỏ cùng vui chơi trong rừng hoa, giáo dục học sinh ý thức giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên, cây cối ở gia đình và nơi công cộng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên:
- SGK, thanh phách, đàn đệm
- Chuẩn bị một số chất liệu như: giấy, ly, 
2. Học sinh:
- SGK Âm nhạc 1.
- Thanh phách.
- Vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
Thường thức âm nhạc: Âm thanh kì diệu 
- Tạo các loại âm thanh đã chuẩn bị như: giấy, ly, muỗng, bàn học.
- Mô tả các chất liệu khác nhau để dẫn dắt vào câu chuyện Âm thanh kì diệu.
- GV tổng hợp lại các âm thanh và giới thiệu vào câu chuyện.

- HS nghe , cảm nhận.
- HS lắng nghe.

+ Tìm hiểu câu chuyện:
- Hướng dẫn HS quan sát 4 bức tranh và cùng trao đổi nội dung câu chuyện.
- GV gợi ý tranh 1 có mấy nhân vật.
- GV giới thiệu tên 3 bạn: Đô, rê, mi và cô giáo khóa son.
- GV gợi ý tranh 2 cho HS nhận xét cảnh vật trong bức tranh và con đường đến khu rừng kì diệu.
- GV cho HS khám phá, trải nghiệm âm thanh trong khu rừng như: tiếng suối, các con vật.
- GV cho HS nghe tiếng sáo trúc.
- GV đưa ra nhận xét: Tiếng sáo trúc du dương, réo rắt tạo cho chúng ta tưởng tượng cảnh yên bình của đồng quê Việt Nam.
- GV chốt: Những âm thanh trong khu rừng kì diệu tạo thành bản nhạc lôi cuốn và hấp dẫn.

- HS quan sát và trả lời.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS xem tranh và nhận xét.
- HS khám phá cảm nhận, thể hiện tiếng suối, con vật.
- HS nghe, quan sát và tương tác với giáo viên.
- HS nghe, cảm nhận và ghi nhớ.
- HS nghe và ghi nhớ.
+ Cảm thụ và thể hiện:
- Cho HS: Thể hiện các âm thanh to nhỏ: 
- Tiếng suối chảy mạnh: ào ào ào.
- Tiếng suối chảy hiền hòa: róc rách, róc rách.
- Tiếng mưa to: rào rào rào rào.
- Tiếng mưa nhỏ: Tí tách, tí tách.

- HS thể hiên âm thanh to, nhỏ.
2. Khám phá: Học hát: Vào rừng hoa 
+ Khởi động: 
- GV đàn.

- HS nghe.
+ Giới thiệu và nghe hát mẫu:
-Hướng dẫn HS quan sát bức tranh.
- Giới thiệu: Trong rừng có rất nhiều loài hoa đẹp, có nhiều tiếng chim hót hay. Hôm nay chúng ta cùng vào rừng nghe chim hót và hái hoa qua bài hát “Vào rừng hoa” của nhạc sĩ Việt Anh nhé.
- GV mở bài hát mẫu cho HS nghe.
- Nghe hát mẫu.

- HS quan sát 
- HS lắng nghe và nhẩm theo.
- GV chia câu (bài hát chia thành 6 câu hát ngắn)
+ Đọc lời ca:
- Hướng dẫn đọc lời ca.
- GV đọc mẫu từng câu và học sinh đọc theo.
- Hướng dẫn học sinh đọc theo tiết tấu.
- HS theo dõi
- HS đọc từng câu theo hướng dẫn của GV.
- HS thực hiện.
+Tập hát:
- Hướng dẫn hát từng câu.
- GV đàn giai điệu từng câu (mỗi câu đàn 2 lần cho HS nghe) sau đó hát mẫu và bắt nhịp cho HS hát.
+ Câu 1: Cầm tay nhau cùng đi chơi
+ Câu 2: đi khắp nơi hái bông hoa tươi.
Hát nối câu 1+2
+ Câu 3: Vào đây chơi rừng hoa tươi
+ Câu 4: chim líu lo hót nghe vui vui.
Hát nối câu 3+4
Cho HS hát nối câu 1-4
+ Câu 5: Vào rừng  vui ca.
+ Câu 6: Tìm vài  về nhà.
Hát nối câu 5+6
- Hát cả bài 1 vài lần.

- HS nghe và hát từng câu theo hướng dẫn của GV.
- HS hát câu 1.
- HS hát câu 2.
- HS hát câu 1+2
- HS hát câu 3.
- HS hát câu 4.
- HS hát nối câu 3+4
- HS hát nối câu 1- 4.
- HS hát câu 5
- HS hát câu 6.
- HS hát nối câu 5+6
- HS hát cả bài.
3. Luyện tâp thực hành
+ Hát với nhạc đệm:
- Hát kết hợp vỗ tay theo phách.
- GV hướng dẫn HS hát kết hợp vỗ tay theo phách:
- GV hát vỗ tay mẫu.
- Hướng dẫn HS hát vỗ tay theo phách.
- GV cho HS luyện hát đồng thanh kết hợp gõ đệm theo phách.

- HS hát vỗ tay theo phách theo hướng dẫn của GV.
- HS theo dõi.
- HS hát và vỗ tay theo phách.
- HS luyện hát kết hợp vỗ tay, gõ đệm.
- GV cho HS hát kết hợp vỗ tay, gõ đệm theo nhạc đệm.
- HS hát kết hợp vỗ tay, gõ đệm theo phách với nhạc đệm.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài hát.
- GV giáo dục HS: Qua nội dung bài hát tác giả muốn nhắc nhở chúng ta đi đến rừng hoa, công viên hay ở nhà chúng ta phải biết gi................................................................................................... 
_________________________________________
Thứ hai ngày 18 tháng 09 năm 2023
ÂM NHẠC
Tiết 3: - ÔN TẬP BÀI HÁT: VÀO RỪNG HOA
 (Nhạc và lời: Việt Anh) 
 - Ôn tập đọc nhạc: BẬC THANG ĐÔ – RÊ - MI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Biết phối hợp khi tham gia các hoạt động với nhóm/ cặp đôi theo yêu cầu của bài học.
- Hát thuộc, rõ lời đúng theo giai điệu bài hát Vào rừng hoa, bước đầu biết hát vỗ tay, gõ đệm theo tiết tấu, đọc được bài đọc nhạc Bậc thang Đô- Rê- Mi theo file nhạc đệm, bước đầu chủ động trong phối hợp với nhóm/ cặp đôi, bước đầu biết lắng nghe, nhận xét và biết điều chỉnh âm lượng to- nhỏ khi hát, khi đọc nhạc. 
- Qua bài học HS biết thêm bài hát mới, bước đầu làm quen kiến thức âm nhạc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giáo viên: 
- SGK, thanh phách, đàn đệm.
2. Học sinh:
- SGK Âm nhạc 1.
- Thanh phách, song loan.
- Vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
Ôn tập bài hát:
- Đàn và bắt nhịp cho học sinh luyện thanh theo mẫu âm “la”.

- HS luyện thanh.
* Hát kết hợp vỗ tay gõ đệm theo tiết tấu.
- GV hướng dẫn HS hát kết hợp với vỗ tay, gõ đệm theo tiết tấu lời ca:
- GV vỗ tay hát mẫu một câu.
- GV hướng dẫn: Khi hát vỗ tay theo tiết tấu lời ca hát tiếng nào ta vỗ tay theo tiếng đó.

- HS quan sát và lắng nghe
- HS lắng nghe.
- HS nghe và ghi nhớ.

- GV hướng dẫn HS thể hiện hát bài hát với sắc thái to nhỏ (với 2 câu hát đầu: nửa câu đầu hát nhỏ, nửa câu sau hát to. Hai câu sau: nửa câu đầu hát to, nửa câu sau hát nhỏ).
- GV cho HS hát và thể hiện sắc thái to, nhỏ.
- HS nghe hướng dẫn và ghi nhớ.
- HS hát thể hiện sắc thái to, nhỏ.
2. Khám phá
Ôn tập đọc nhạc:
Bậc thang Đô – Rê – Mi.
* Khởi động:
- GV đàn giai điệu bài hát

- HS nghe 
3. Luyện tập thực hành
* Đọc nhạc với nhạc đệm.
- GV mở nhạc đệm và cho HS đọc lại bài đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay.
- GV mở nhạc đệm và cho HS đọc nhạc kết hợp với gõ đệm theo phách.

- HS đọc bài đọc nhạc kết hợp thể hiện theo kí hiệu bàn tay.
- HS đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo phách.

* Đọc nhạc kết hợp với vận động theo nhịp
- GV hướng dẫn HS đọc nhạc vận động nhún chân, vỗ tay theo nhịp.
- GV cho HS thể hiện đọc nhạc nhún chân, vỗ tay theo hình thức: đồng ca, dãy, tổ, cá nhân. 

- HS đọc nhạc kết hợp nhún chân, vỗ tay theo nhịp.
- HS thực hiện.
4. Vận dụng trải nghiệm 
- GV yêu cầu HS hát lại bài hát Vào rừng hoa lại 1 lần và nhắc lại những âm thanh mà các bạn nhỏ đã nghe được trong khu rừng ở bài tập 1 vở bài tập. 
- GV nhắc nhở, khuyến khích HS luyện tập thêm phần hát gõ đệm theo tiết tấu và ôn đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay, hướng dẫn người thân cùng thực hiện đọc tên nốt kết hợp kí hiệu bàn tay.

- HS thực hiện
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
____________________________________
Thứ hai ngày 25 tháng 09 năm 2023
ÂM NHẠC
Tiết 4: - ÔN TẬP BÀI HÁT: VÀO RỪNG HOA
 (Nhạc và lời: Việt Anh)
 - ĐỌC NHẠC : BẬC THANG ĐÔ – RÊ - MI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Tích cực, chủ động tham gia hoạt động học tập cùng tập thể/ nhóm/ cặp đôi hoặc cá nhân ở lớp và chia sẻ nội dung bài học với người thân ở nhà, nhớ tên bài hát, biết hát đúng theo giai điệu lời ca bài hát Vào rừng hoa (nhạc và lời: Việt Anh).
- Bước đầu biết lắng nghe, phối hợp và thể hiện sắc thái to- nhỏ trong khi hát; Tích cực thể hiện ở các hình thức đồng ca, tốp ca, đơn ca kết hợp với vỗ tay/ vận động theo nhịp điệu theo ý thích cùng với nhạc đệm, đọc được bài đọc nhạc: Bậc thang Đô - Rê – Mi với nhạc đệm và kết hợp vận động theo nhịp (khuyến khích các ý tưởng mới) cùng nhóm/ cặp đôi.
- Đọc thuộc tên nốt nhạc
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giáo viên: 
- SGK, thanh phách, đàn đệm
2. Học sinh 
- SGK Âm nhạc 1.
- Thanh phách, song loan.
- Vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: Ôn tập bài hát:
Vào rừng hoa (10 phút)
- Giới thiệu

HS lắng nghe

* Luyện tập và thể hiện.
- GV cho HS hát bài hát Vào rừng hoa thể hiện sắc thái to, nhỏ như tiết học trước.
- GV hướng dẫn HS hát:
- HS hát bài hát Vào rừng hoa thể hiện sức thái to nhỏ.
- HS hát theo hướng dẫn của GV.
2...y để lên bàn
+ Đọc Son tay để lên đầu.
- GV cho HS thực hiện
- HS nghe và thực hiện theo.
- HS thực hiện.
* Củng cố
- Yêu cầu HS quan sát tranh và hát câu hát phù hợp trong bài Tổ quốc ta ở bài tập 3 trang 9 vở bài tập.
- Dặn dò HS học bài và chuẩn bị bài mới.
- HS thực hiện.
.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
___________________________________________
Thứ hai ngày 09 tháng 10 năm 2023
Tiết 6
- Ôn tập bài hát : 	 TỔ QUỐC TA
 (Nhạc và lời : Mộng Lân)
- Nhạc cụ :	 TRỐNG CON
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Giáo dục học sinh ý thức quý trọng và gìn giữ nhạc cụ dân tộc.
- Hát thuộc lời ca và đúng giai điệu bài hát Tổ quốc ta. Bước đầu thể hiện được tính chất khoan thai, ngợi ca của giai điệu khi hát, biết hát kết hợp vận động theo nhịp điệu của bài hát, biết hát bằng nhiều hình thức Đơn ca, song ca, tốp ca, ...
- Giáo dục học sinh tình yêu quê hương đất nước , yêu thiên nhiên và con người Việt Nam 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên:
- SGK, đàn đệm, thanh phách, trống con
2. Học sinh:
- SGK Âm nhạc 1.
- Thanh phách.
- Vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Ôn tập bài hát
Tổ quốc ta 
* Khởi động:
Đưa tranh và đàn giai điệu 1 câu hát trong bài hát Tổ quốc ta
- GV cho HS nghe lại bài hát mẫu.
- GV cho HS hát lại bài hát theo nhạc đệm.
- GV cho HS ôn hát lại bài hát kết hợp với gõ đệm theo phách.

- HS quan sát
- HS nghe lại bài hát.
- HS hát bài hát theo nhạc đệm.
- HS hát ôn kết hợp gõ đệm theo phách.
- GV hướng dẫn hát vỗ tay, gõ đệm theo nhịp: 
- GV hát và vỗ tay mẫu theo nhịp.
- GV cho HS hát vỗ tay theo nhịp.
- GV cho HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp.

- HS hát vỗ tay theo hướng dẫn của GV.
- HS nghe và theo dõi.
- HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp.
- GV hướng dẫn HS hát nhún chân vỗ tay theo nhịp.
- GV hướng dẫn cách nhún chân: chân trái bước sang trái chụm chân phải và nhún, sau đó chân phải bước sang phải chân trái chụm và nhún.
- GV cho HS kết hợp hát và nhún chân, vỗ tay theo nhịp.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS nghe GV hướng dẫn và ghi nhớ.
- HS hát kết hợp nhún chân vỗ tay theo nhịp.
Hoạt động 2: Nhạc cụ : Trống con
*Giới thiệu về trống con
- GV cho HS xem hình ảnh trống con 
- Gv giới thiệu : tên là Trống con, nó có dạng hình tròn như quả bí ngô, mặt trống thường làm bằng da bò , thân trống được làm bằng gỗ , .để đánh được trống ta cần 1 cái dùi ,. 
- GV giới thiệu dùi trống , hướng dẫn Hs cách cầm dùi : đánh trên mặt trống, đánh vào thân trống , mở dùi trống

- HS quan sát
- HS quan sát và ghi nhớ.
- GV hướng dẫn HS tập gõ theo hình tiết tấu ở SGK trang 14

- HS lắng nghe.
- HS chú ý 
* Gõ đệm cho bài hát Tổ quốc ta
- GV hướng dẫn cho HS gõ đệm trống con cho bài Tổ quốc ta
- GV yêu cầu HS hát và vỗ tay theo hình tiết tấu (2-3 lần) và giải thích cho HS hiểu: gõ trống đệm theo hình tiết tấu thay cho tiếng vỗ tay.
- Yêu cầu HS đọc lời ca và gõ trống đệm vào các vị trí như vỗ tay.
- GV hướng dẫn HS gõ trống theo nhịp, có thể yêu cầu HS gõ trống to- nhỏ.

- HS nghe hướng dẫn và thực hiện.
- HS thực hiện .
- HS thực hiện theo sự chỉ dẫn của GV.
- HS thực hiện .
- Giáo dục học sinh về ý thức quý trọng và gìn giữ các loại nhạc cụ dân tộc, trong đó có “Trống con”.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
* Củng cố 
- GV yêu cầu HS hát và gõ đệm bằng trống con hoặc nhạc cụ tự chế cho bài hát Tổ quốc ta ở bài tập 2 trang 9 Vở bài tập.
- Hãy mô tả và nói về cách gõ nhạc cụ Trống con theo bài tập 5 trang 10 vở bài tập.
- Dặn dò HS học bài cũ và chuẩn bị bài mới cho tiết hôm sau.
- HS thực hiện
- HS trả lời theo hiểu biết.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
___________________________________________________
Thứ hai ngày 16 tháng 10 năm 2023
Tiết 7
- Nghe nhạc: 	Bài hát: QUỐC CA
- Nhạc cụ: 	 TRỐNG CON
I. MỤC TIÊU:
- Cảm nhận được không khí trang nghiêm khi chào cờ và nghe bài...ực hiện theo.
- HS lắng nghe.
* Củng cố 
- GV yêu cầu HS nối từ với tranh theo hình ở bài tập 1 trang 8 vở bài tập.
- Yêu cầu HS nối nhạc cụ có âm thanh cao với đám mây và nhạc cụ có âm thanh thấp với bông hoa theo bài tập 6 trang 10 vở bài tập.

- HS thực hiện. 
 IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
_______________________________________________________
Chủ đề 3: MÁI TRƯỜNG THÂN YÊU
Thứ hai ngày 30 tháng 10 năm 2023
Tiết 9
- Học hát:	 LỚP MỘT THÂN YÊU
- Vận dụng sáng tạo: 
TO – NHỎ, CAO – THẤP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Giáo dục tình yêu đối với thầy cô, bạn bè và mái trường.
- Nhớ tên, hát rõ và thuộc lời ca theo đúng giai điệu bài hát Lớp một thân yêu, biết hát Lớp một thân yêu kết hợp với nhạc đệm, biết điều chỉnh giọng và thể hiện yếu tố to – nhỏ, cao – thấp khi nghe, hát, gõ và đọc nhạc.
- Giáo dục học sinh tình yêu quê hương đất nước , yêu thiên nhiên và con người Việt Nam 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên:
- SGK, thanh phách, đàn đệm.
2. Học sinh:
- SGK Âm nhạc 1.
- Vở ghi.
- Thanh phách, song loan.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: 
Học hát:
- GV cho HS nghe file nhạc bài hát Tạm biệt búp bê và điền từ còn thiếu vào câu hát: “mai em vào ........... rồi”.

- HS lắng nghe 
- HS lắng nghe.
* Giới thiệu và nghe hát mẫu:
- Giới thiệu bài.
- GV cho HS quan sát tranh và giới thiệu vào bài hát Lớp một thân yêu của nhạc sĩ Bùi Anh Tôn.
- GV hát mẫu hoặc mở băng cho HS nghe 1 lần.
- GV đàn lại giai điệu cho HS nghe 1 lần và yêu cầu HS nhẩm theo.

- HS trả lời theo cảm nhận.
- HS quan sát và lắng nghe.
- HS lắng nghe và nhẩm theo giai điệu.
* Đọc lời ca:
- GV chia bài hát thành bốn câu, đọc mẫu từng câu.
- GV đọc mẫu từng câu và bắt nhịp cho HS đọc theo.
- GV hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu bài hát
* GV lưu ý HS bài hát có tính chất âm nhạc vui tươi, phấn khởi, lời ca hồn nhiên, trong sáng. 

- Chú ý theo dõi.
- HS đọc theo
- HS đọc lời ca theo tiết tấu.
- HS lưu ý và ghi nhớ.
* Tập hát:
- GV Hát và đàn giai điệu từng câu (mỗi câu 1, 2 lần cho HS nghe) sau đó bắt nhịp cho HS hát.
+Câu 1: Kìa tiếng .... lớp một.
+ Câu 2: Từng nét.... điều hay.
+ Hát nối câu 1 và câu 2.
+ Câu 3: Hòa nhịp...lá hoa.
+ Câu 4: Chúng.........thân yêu.
+ Hát nối câu 3 và câu 4.
+ Hát cả bài.

- HS nghe mẫu và hát theo.
- HS tập hát câu 1.
- HS tập hát câu 2.
- HS tập hát câu 1 + 2.
- HS tập hát câu 3.
- HS tập hát câu 4.
- HS tập hát câu 3 + 4.
+ HS hát cả bài.
* Hát với nhạc đệm.
- GV đệm đàn hoặc sử dụng phần nhạc đệm CD/ file mp3 cho HS hát lại bài hát.
- GV nhắc nhở HS thể hiện sắc thái (to, nhỏ) trong bài hát ví dụ ở câu hát: “Từng nét chữ đầu tiên, trang sách học điều hay”. Khi giai điệu đi lên cần hát to hơn. 
- Cả lớp hát theo nhạc đệm.
- HS chú ý thể hiện sắc thái bài hát.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- GV giáo dục tình yêu đối với thầy cô, bạn bè và mái trường.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
Hoạt động 2: Vận dụng – sáng tạo
To – nhỏ, cao – thấp
- GV hướng dẫn HS đọc theo câu nhạc sau. 
- GV đọc mẫu
- Đàn và bắt nhịp cả lớp đọc.

- HS thực hiện
- HS lắng nghe.
- HS đọc câu nhạc theo yêu cầu.
- HS thực hiện.
Nghe và vỗ tay to – nhỏ theo hình tiết tấu.
- GV hướng dẫn HS vỗ tay to – nhỏ theo tiết tấu sau.
- GV cho HS vỗ tay to – nhỏ với các hình thức khác như tiết tấu thứ nhất vỗ tay to, tiết tấu thứ hai vỗ tay nhỏ, ...
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS thực hành.
* Củng cố:
- GV dặn dò HS học bài cũ và hát cùng người thân trong gia đình, ...
- HS chơi trò chơi.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
_______________________________________________
Thứ hai ngày 06 tháng 11 năm 2023
Tiết 10
- Ôn tập bài hát:	 LỚP MỘT THÂN YÊU
- Đọc nhạc: 	BAN NHẠC ĐÔ – RÊ – MI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Hát thuộc lời ca và đúng giai điệu bài hát Lớp một thân yêu. Bước đầu thể hiện được tính chất nhanh vui khi hát.
- Biết hát kết hợp vận động theo nhịp bài hát. Biết hát kết hợp một vài động tác phụ họa, bước đầu đọc được tên nốt và lời ca bài đọc nhạc Ban nhạc Đô – Rê – Mi. Biết đọc nhạc kết hợp nhạc đệm và đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay.
- Biết giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn ...- HS lắng nghe và ghi nhớ
* Củng cố
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và hát một bài hát yêu thích để thể hiện tình cảm với Thầy cô giáo của mình ở bài tập số 8 trang 15 vở bài tập.
- Khuyến khích HS chia sẻ kỉ niệm về cô giáo của mình ở mầm non.
- Dặn dò học bài cũ và chuẩn bị bài mới.
- HS thực hiện.
- HS chia sẻ.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
_______________________________________________________
Thứ hai ngày 20 tháng 11 năm 2023
Tiết 12:
- Ôn tập bài hát:
LỚP MỘT THÂN YÊU
- Ôn tập đọc nhạc:
BAN NHẠC ĐÔ – RÊ- MI
- Vận dụng - sáng tạo:
TO – NHỎ; CAO – THẤP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Biết hát kết hợp nhạc đệm, vận động theo nhịp bằng nhiều hình thức như: Đơn ca, song ca, tốp ca, ... thể hiện được tính chất âm nhạc của bài hát.
- Biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm dưới nhiều hình thức khác nhau. Bước đầu tạo sắc thái, nhạc cảm khi trình diễn, nhận biết được các nốt to – nhỏ, cao – thấp. Biết vận động theo ý thích và chơi trò chơi âm nhạc.
- Tích cực, chủ động tham gia hoạt động học tập cùng tập thể/ nhóm/ cặp đôi hoặc cá nhân ở lớp và chia sẻ nội dung bài học với người thân ở nhà.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: 
- SGK, thanh phách, đàn đệm.
2. Học sinh 
- SGK Âm nhạc 1.
- Vở ghi.
- Thanh phách, song loan.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: 
Ôn tập bài hát:
Lớp Một thân yêu
- GV cho cả lớp hát câu 1 bài hát Lớp Một thân yêu.

- HS thực hiện
* Luyện tập và thể hiện.
- GV yêu cầu HS hát vỗ tay kết hợp nhạc đệm.
hình thức đồng ca, tốp ca, song ca 

- HS hát theo hướng dẫn.
Hoạt động 2: Ôn tập đọc nhạc:
Ban nhạc Đô – Rê - Mi
* GV đọc giai điệu của bài đọc nhạc Ban nhạc Đô – Rê – Mi để HS hình dung lại giai điệu.

- HS lắng nghe.
* Luyện tập và thể hiện.
- GV cho HS đọc lại bài đọc nhạc 1 lần.
- GV hướng dẫn HS đọc nhạc kết hợp gõ đệm bằng nhiều hình thức.
 + Lần 1: đọc to, gõ đệm theo nhịp.
 + Lần 2: đọc nhỏ, gõ đệm theo phách.

- HS đọc lại bài đọc nhạc.
Hoạt động 3: 
Vận dụng – Sáng tạo:
To – nhỏ, cao - thấp
- GV đánh đàn hoặc cho HS và yêu cầu HS nghe nhạc.
- GV đánh đàn dòng 1 to, dòng 2 nhỏ và gợi mở HS nhận biết các nốt cao hơn trong nét nhạc.

- HS nghe.
- HS nghe và thực hiện theo yêu cầu.
* Củng cố 
- GV đàn và hát giai điệu ở bài tập 4 trang 13 vở bài tập và yêu cầu HS tìm và gạch chân vào từ được hát cao nhất trong bài hát.
- Yêu cầu HS tô màu hoàn chỉnh các nốt nhạc theo mẫu bài tập 5 trang 13 vở bài tập.
- Yêu cầu HS gõ tiết tấu ở bài tập 9 trang 15 vở bài tập.
+ Câu 1 gõ to
+ Câu 2 gõ nhỏ
- HS nghe và thực hiện theo yêu cầu.
- HS thực hiện tô màu. 
- HS thực hành theo yêu cầu.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
_______________________________________________________
Chủ đề 4: VÒNG TAY BẠN BÈ
Thứ hai ngày 28 tháng 11 năm 2022
Tiết 13
- Học hát bài: 
CHÀO NGƯỜI BẠN MỚI ĐẾN.
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Học sinh bước đầu nhớ được tên, hát rõ lời ca và đúng theo giai điệu bài hát Chào người bạn mới đến.
- Bước đầu biết hát kết hợp với nhạc đệm, biết hát kết hợp với vỗ tay theo nhịp.
- Giáo dục HS tình cảm yêu thương, trân quý và giúp đỡ bạn bè trong học tập cũng như trong cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên:
- SGK, thanh phách, đàn đệm.
2. Học sinh:
- SGK Âm nhạc 1.
- Vở ghi.
- Thanh phách, song loan. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1: 
* Khởi động: 


* Giới thiệu bài 
- Hình ảnh các bức tranh về bạn bè đang vui chơi, nắm tay nhảy múa.
- Giới thiệu vào nội dung tiết học

- Quan sát và nhận xét.
- HS lắng nghe.
* Nghe hát mẫu 
- Hát mẫu 1/2 lần- GV đàn giai điệu cho HS nghe qua 1 lần và yêu cầu HS nhẩm theo.

- H......................................................................................................................
_______________________________________________________
Thứ hai ngày 12 tháng 12 năm 2022
Tiết 15:
- Thường thức âm nhạc: 
TRỐNG CÁI
- Nghe nhạc: 	VŨ KHÚC THIÊN NGA
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Giáo dục học sinh ý thức giữ gìn và bảo vệ của cải chung, và biết giữ gìn nét văn hóa truyền thống.
- Biết sơ lược về tên và các bộ phận của trống cái, biết gõ đệm và đọc theo âm hình tiết tấu, biết sơ lược về tác giả và tác phẩm ba lê Hồ thiên nga.
- Nghe và cảm nhận được theo giai điệu Vũ khúc thiên nga.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên:
- SGK, thanh phách, đàn đệm.
2. Học sinh:
- SGK Âm nhạc 1, vở ghi, thanh phách.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Thường thức âm nhạc: “Trống cái”
* Khởi động:
- GV mở cho HS nghe âm thanh của tiếng trống trường.
- GV tổng hợp lại các hình ảnh về trống cái được sử dụng nhiều trống các lễ hội, trò chơi dân gian và giới thiệu vào bài học. 

- HS nghe, cảm nhận.
- HS theo dõi.
Hoạt động 2: Giới thiệu trống cái
- GV cho HS quan sát hình ảnh của trống cái.
- Giới thiệu trống cái và dẫn dắt nhiều câu chuyện, lễ hội có sử dụng đến trống cái. 
- GV cho HS quan sát tranh
- GV đưa ra tổng kết: (Trống trường là hình ảnh quen thuộc đối với tuổi thơ học sinh của mỗi chúng ta,...).

- HS quan sát và ghi nhớ.
- HS lắng nghe.
- HS xem tranh.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
Hoạt động 3: Gõ và đọc theo hình tiết tấu:
- Nghe và gõ tiết tấu tiếng trống trường.
+ GV đánh mẫu tiếng trống trường với âm lượng to, nhỏ khác nhau: 
Tùng tùng tùng, tùng tùng tùng tùng tùng tùng tùng. 
- GV cần hướng dẫn HS điều chỉnh động tác gõ để tạo ra các âm thanh to hoặc nhỏ theo yêu cầu của trò chơi.
- GV cho HS nghe và gõ nhắc lại tiếng trống múa lân. Hay còn được gọi là tiếng trống ngũ liên.
- GV gợi ý HS đọc, gõ và đệm tiết tấu của tiếng trống múa lân, HS gõ trống con, có thể vỗ tay và vỗ tay kết hợp giậm chân.

- HS nghe và thực hành theo yêu cầu.
- HS theo dõi và làm theo
- HS nghe.
- HS lắng nghe.
 Nghe nhạc:
Vũ khúc thiên nga
(trích vở ba lê Hồ thiên nga) 
* Giới thiệu:
+ Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Tác giả Pi-ốt I-lích Trai-Cốp-xki là nhạc sĩ nổi tiếng người Nga. Ông sáng tác rất nhiều tác phẩm cho dàn nhạc giao hưởng.
- Tác phẩm ở xứ Ba-va-ria thuộc nước Đức có vị vua Lút-Guých đệ nhị nổi tiếng lãng mạn, say mê nghệ thuật đặc biệt là âm nhạc. Ông đã cho xây một lâu đài thần tiên tuyệt đẹp gọi là lâu đài thiên nga. Đứng trên sườn núi trông ra khu hồ cũng mang tên là hồ thiên nga hết sức thơ mộng. Tòa lâu đài, khu hồ thiên nga và vị vua lãng mạn đã gợi nên niềm cảm hứng cho Trai-cốp-xki sáng tác vở ba lê/ Hồ thiên nga.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.
Nghe nhạc 
Vũ khúc thiên nga
(trích vở ba lê Hồ thiên nga)
- GV mở file nhạc.
- GV cho HS nghe lần 1: Cảm thụ âm nhạc: 
+ GV gợi cho HS tưởng tượng về bước đi nhún nhảy, tinh nghịch của những chú thiên nga nhỏ.
- GV cho HS nghe lần 2: Vừa nghe vừa xem (tranh ảnh, trích đoạn video).
- GV cho HS nghe lần 3: hướng dẫn HS bắt chước dáng đi của chú thiên nga, dùng tay ngón số 2,3 đặt trên bàn và di chuyển bước lần theo nhịp điệu bản nhạc. 
+ Cho HS thực hành vận động và cảm thụ giai điệu bản nhạc.

- HS chú ý nghe nhạc và tưởng tượng.
- HS quan sát và lắng nghe.
- HS bắt chước dáng đi của những chú thiên nga sao cho đúng nhịp.
- HS thực hiện
Hoạt động 4: Vận dụng, trải nghiệm:
- GV dặn dò HS về học bài cũ và chuẩn bị bài mới.

- HS ghi nhớ
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
_______________________________________________
Thứ hai ngày 19 tháng 12 năm 2022
Tiết 16
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Biết tự nhận xét bản thân và nhận xét bạn bè trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập một cách khách quan và tích cực.
- HS biết chơi trò chơi Vũ điệu âm thanh, luyện tập khả năng ghi nhớ và phản xạ nhanh với cao độ và tiết tấu âm nhạc, đọc được bài đọc nhạc Ban nhạc Đô-Rê-Mi, kết hợp gõ đệm, vận động, kí hiệu bàn tay và thể hiện được sắc thái âm nhạc khi đọc, biết gõ theo các mẫu tiết tấu, biết kể lại và trình diễn các bài hát ở các chủ đề đã học bằng nhiều hình thức.
- HS biết yêu quê hương, đất nước hơn, biết yêu gia đình, bạn bè, thầy cô, thiên nhiên hơn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên:
- SGK, thanh phách, đàn đệm.
2. Học sinh:
- SGK Âm nhạc 1, vở ghi, thanh phách.
...u cách đọc kết hợp với các yêu cầu nêu trên.
- GV yêu cầu HS nhận xét
- GV nhận xét và lưu ý khi đọc thể hiện được các sắc thái âm nhạc

- HS thực hiện lần lượt các yêu cầu GV đưa ra.
- HS lắng nghe.
- HS chia nhóm, thống nhất cách đọc và thực hành theo yêu cầu.
- HS nhận xét.
- HS lưu ý.
*Khám phá:
Gõ theo mẫu tiết tấu:
- Gõ theo 2 mẫu tiết tấu:
- GV hướng dẫn HS thực miệng đọc, tay gõ đúng tiết tấu theo hình thức cá nhân/ nhóm/ dãy/ cả lớp.
- GV mời từng nhóm thực hiện.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét – đánh giá.
- GV lưu ý khi gõ đều tiết tấu nốt đen và vỗ tay thêm một tiếng hoặc gõ ở nốt trắng chú ý khi phối hợp cần vỗ đều với âm lượng vừa phải.

- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
- HS nhận xét 
- HS lắng nghe và sửa sai (nếu có)
- HS lưu ý.
* Xem tranh và kể lại tên bài hát ở các chủ đề đã học:
- Quan sát tranh và đoán tên bài hát.
- GV cho HS quan sát tranh ở các chủ đề.
? Nhìn vào tranh và cho biết em liên tưởng đến bài hát nào mà em đã học.
+ Tranh 1: Tổ quốc ta
+ Tranh 2: Chào người bạn mới đến.
+ Tranh 3: Vào rừng hoa.
+ Tranh 4: Lớp Một thân yêu.
- GV yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét.

- HS quan sát tranh.
- HS trả lời.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
* Luyện tập – thực hành:
 Trình diễn bài hát: 
- Lựa chọn trình diễn theo một trong các hình thức.
- GV hướng dẫn HS lựa chọn hình thức trình bày:
+ Đơn ca/ song ca / tốp ca.
+ Hát kết hợp gõ đệm.
+ Hát kết hợp vận động bài hát mình yêu thích và tự tin nhất khi thể hiện.
...
- GV gọi HS lên bảng thực hiện mẫu.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét – đánh giá.
- GV lưu ý với HS hát đúng nhạc đệm và thể hiện đúng tính chất, sắc thái của bài hát.

- HS lắng nghe và lựa chọn.
- HS thực hiện.
- HS nhận xét.
- HS ghi nhớ
- HS lưu ý.
* Vận dụng – trải nghiệm:
- GV yêu cầu HS tự chọn nhạc cụ để gõ đệm và hát nối tiếp hai bài hát Tổ quốc ta và Lớp Một thân yêu, theo bài tập số 6 trang 19 vở bài tập.
+ Lưu ý HS có thể sử dụng thước kẻ/ thìa/ cốc/ ...
- HS thực hiện.
- HS lưu ý và lựa chọn.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
_____________________________________________
Thứ hai ngày 09 tháng 01 năm 2023
Tiết 18
ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ I
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Biết nhận xét và đánh giá đồng đẳng về các phần trình diễn của bạn bè một cách khách quan và trung thực, biết chia sẻ, giúp đỡ và hợp tác với các bạn khi làm việc nhóm để cùng hoàn thành nhiệm vụ chung.
- Biết tự lựa chọn và trình bày được nội dung mà mình yêu thích, biết trình bày các bài hát, các bài đọc nhạc kết hợp gõ đệm, vận động, ...
- HS biết yêu quê hương, đất nước hơn, biết yêu gia đình, bạn bè, thầy cô, thiên nhiên hơn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên:
- SGK, thanh phách, đàn đệm.
2. Học sinh:
- SGK Âm nhạc 1, vở ghi, thanh phách.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: 
Đánh giá cuối HK I
- Đàn và bắt nhịp cho HS luyện thanh theo mẫu âm “la”

- HS thực hành.
Hoạt động 2: GV nêu tiêu chí đánh giá:
- GV nêu khi đánh giá dựa vào tiêu chí của khung năng lực để HS biết.
* Mức độ 1: Biết
+ Biết/ nhớ/ nhận ra nói được tên bốn bài hát: Vào rừng hoa; Tổ quốc ta; lớp Một thân yêu; Chào người bạn mới đến.
+ Biết tên của nhạc cụ trống con, trống cái.
+ Biết tên các nốt nhạc: Đô, Rê, Mi.
* Mức độ 2: Hiểu
+ Hát được 4 bài hát (nêu trên).
+ Đọc được bài đọc nhạc Ban nhạc Đô – Rê – Mi.
+ Thực hành gõ trống con để đệm theo nhịp điệu bài hát/ bài đọc nhạc. Biết sử dụng vận động theo nhịp (chân, tay) đệm cho bài hát và đọc nhạc.
* Mức độ 3: Vận dụng – sáng tạo.
+ Thể hiện được tính chất âm nhạc (nhịp điệu) của bài hát, khi trình bày có sáng tạo, nét mặt biểu cảm, động tác cơ thể hay biết dùng nhạc cụ/ vận động minh họa để phần trình diễn thêm sinh động.
+ Thể hiện bài đọc nhạc: Biết kết hợp gõ đệm với các hình thức theo phách/ nhịp/ vận động theo nhạc. Nhận biết và thể hiện các yêu cầu thay đổi về sắc thái (to – nhỏ), ... khi hát, đọc nhạc, hay chơi trò chơi. ...
+ Tự tin và biểu lộ cảm xúc khi thể hiện các nội dung thực hành âm nhạc trước tập thể.
+ Biết chia sẻ, giúp đỡ và hợp tác với các bạn khi làm việc nhóm để cùng hoàn thành nhiệm vụ chung.

- HS lắng nghe, lưu ý và ghi nhớ các tiêu chí đánh giá theo khung năng lực.

Hoạt động 3: Tiến hành kiểm tra:
- GV tiến hành kiểm tra và hướng dẫn HS có thể lựa chọn một trong các nội dung sau:
- Trình bày một trong các bài hát: 
+ Vào rừng hoa
+ Tổ quốc ta
+ Lớp Một thân yêu
+ Chào người bạn mới đến
=> Với các yêu cầu: kết hợp vỗ tay/ gõ đệm theo nhịp/ vận động minh họa theo nhịp điệu bài hát (khuyến khích các em sử dụng ...là gì? (hình nốt)
- Đàn giai điệu và cho bọc sinh đọc tên nốt.
- HS cho biết hình nốt nào thì ngân dài hơn?
- GV khích lệ HS trả lời, tự nhận xét và nhận xét các bạn.
- GV đàn lại nhiều lần và cho học sinh thể hiện lại để cảm nhận yếu tố dài – ngắn của âm thanh.
- GV có thể thay đổi cao độ và đánh lại trên đàn để HS nhận xét.
- Khuyến khích HS đọc và vận động theo ý thích cá nhân.

- Lắng nghe và trả lời câu hỏi GV 
- Nghe âm thanh, cảm nhận, nhắc lại.
- Hình nốt tròn ngân dài hơn.
- HS nhận xét
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
* Vận dụng – trải nghiệm:
- GV yêu cầu HS hát và gạch chân vào những từ được ngân dài trong câu hát ở bài tập 1 trang 21 vở bài tập. 
- Dặn dò học bài cũ và chuẩn bị bài mới. Khuyến khích HS về nhà hát cho người thân cùng nghe.
- HS thực hành.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.

Điều chỉnh sau bài dạy:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
____________________________________________
Thứ hai ngày 30 tháng 01 năm 2023
Tiết 20:
- Ôn tập bài hát: 
XÚC XẮC XÚC XẺ
- Đọc nhạc: 
NHỮNG NGƯỜI BẠN CỦA ĐÔ – RÊ - MI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Giáo dục tình cảm gắn kết bạn bè thông qua việc giới thiệu những người bạn của Đô – Rê - Mi.
- Hát thuộc lời ca và đúng giai điệu bài hát Xúc xắc xúc xẻ. 
- Biết hát và kết hợp vận động theo nhịp điệu bài hát.
- Bước đầu nhớ tên các nốt nhạc và đọc được bài đọc nhạc “Những người bạn của Đô – Rê – Mi”.
- Bước đầu biết đọc nhạc “Những người bạn của Đô – Rê – Mi” theo kí hiệu bàn tay.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: SGK, thanh phách, đàn đệm.
2. Học sinh: SGK Âm nhạc 1, vở ghi, thanh phách.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1: 
Ôn tập bài hát: Xúc xắc xúc xẻ
* Khởi động
- Nghe lại giai điệu bài hát : GV hát/ CD,/ đàn giai điệu
- GV yêu cầu HS gõ lại âm hình tiết tấu của bài hát
- GV sửa sai, nhắc nhở (nếu cần) 
- GV cùng HS hát xúc xắc xúc xẻ/ GV chỉ huy HS hát và gõ đệm theo tiết tấu để HS nhớ lại các cách gõ đệm (GV dùng trống con, trống điện tử trong đàn để tạo âm thanh vui tai và thu hút HS)
- GVcùng HS nhận xét và sửa sai cho các nhóm, đôi bạn/ cá nhân.

- Nhận ra bài hát Xúc xắc xúc xẻ. 
- HS gõ tiết tấu:
- HS lắng nghe và sửa sai (nếu có)
- HS thực hiện 
- HS lắng nghe.
* Hát với nhạc đệm
- Ôn hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu : hát cả bài, riêng câu cuối: “Mở cửa cho chúng tôi” HS không gõ đệm mà sau khi hát xong câu đó thì HS vỗ tay theo âm hình tiết tấu dưới đây:
Xúc xắc xúc xẻ
- GV mở file nhạc và yêu cầu HS hát theo.
- Lưu ý bắt nhịp và hướng dẫn HS hát cầu đầu và câu cuối khớp nhạc

- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS thực hiện.
- Lắng nghe và quan sát các bạn cùng gõ.
* Hát kết hợp vận động theo nhịp điệu.
- GV trao đổi với HS về động tác và đội hình thể hiện khi kết hợp với hát: Động tác chân, tay kết hợp.
- Sau khi thỏa thuận, GV yêu cầu HS hát kết hợp các động tác vận động
- GV đưa ra gợi ý động tác chia sẻ và HS lựa chọn động tác vận động.
- Yêu cầu HS tự nhận xét.
- GV khuyến khích HS sáng tạo động tác phụ họa mới.

- Hát và vận động minh họa
- Tập trung thực hiện đúng động tác khớp với nhịp điệu âm nhạc.
- HS thực hành.
- Tự nhận xét về vận động của nhóm/ dãy bàn/ tổ... 
- Nêu ý kiến khác của bản thân (nếu có)
Hoạt động 2: KHÁM PHÁ: Đọc nhạc:
Những người bạn của Đô – Rê - Mi
* Giới thiệu:
- Có 3 người bạn của: Đô Rê Mi, chúng ta hãy làm quen với 3 bạn nhé:
- GV Đàn: Đồ, Rê, Mi... ( 2- 3 lần)
- Hướng dẫn và đọc cùng HS (vài ba lần) cao độ Đô Rê Mi.
- GV đánh trên đàn thêm hai nốt: Pha và Son :
- Giới thiệu cho HS đây là hai bạn mới đến với bạn Đô Rê Mi.
- Giới thiệu 5 nốt nhạc
- Đọc cao độ: Đồ, Rê, Mi ( nốt nhạc hình tượng)
- Đọc cao độ hai nốt Pha Son
 Pha Son
- Đọc 5 nốt nhạc
 Đô rê mi pha son
* Nghe mẫu/ đọc mẫu
- Nghe mẫu bản nhạc: GV đọc/GV đàn/ Nghe File âm thanh mẫu. 
- Cho nghe 1 đến 2 lần.
- GV chỉ vào từng nốt đọc và yêu cầu học sinh đọc theo.
- Cho HS đọc tên nốt
- GV hướng dẫn HS đọc 5 nốt Đô Rê Mi Pha Son (tập thể, dãy bàn, nhó)
+ Khi đọc cần đọc phải chú ý điều gì? 
+ Nhận xét khi đọc liền 5 nốt
- GV hướng dẫn HS đọc theo giai điệu từng câu trong bài (2 câu).
+ GV đàn và đọc từng câu 1 đến 2 lần và bắt nhịp cho HS đọc theo.
+ GV cho HS đọc cả bài

- Nghe và cảm nhận
- HS lắng nghe và nhẩm theo.
- HS lắng nghe và thực hành.
- HS thực hành
- HS thực hiện
- Đọc cao hơn.
+ Đọc thành giai điệu đi lên...
- Học sinh thực hiện.
+ HS đọc theo.
+ HS thực hiện
* Hoạt động 3: LUYỆN TẬP – THỰC HÀNH:
* Tập đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay
- GV trình chiếu hình ảnh đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay các nốt Đô Rê Mi
- Trình chiếu thế tay nốt pha, son.
 - Trình chiếu hình ảnh 5 nốt nhạc (HS đọc và đưa thế tay lần lượt).
- GV đọc tên nốt chậm đến nhanh (dựa th...nh và dữ dội 
? Có những hình ảnh nào trong bài hát
? Cảm xúc của em khi nghe xong bài hát Khát vọng mùa xuân.
- GV cho HS nghe và vận động theo ý thích.

- HS trả lời. 
+ Mùa xuân
+ Nhẹ nhàng, du dương. 
+ Cây lá xanh tươi, chim hót, hoa nở, suối chảy trong lành
+ HS trả lời theo cảm nhận.
- HS thực hiện.
Hoạt động 3:
Luyện tập – thực hành:
Dài – ngắn
- GV cho HS quan sát/ nghe tiếng tàu hoả và mô phỏng dài - ngắn. (Tu uuuuuuu xịch xịch xịch)
? Đây là âm thanh gì?
? âm thanh gì quanh ta có yếu tố dài ngắn?
- Yêu cầu HS nhận xét
- GV nhận xét – đánh giá

- HS lắng nghe
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS nhận xét
- HS lắng nghe.
* Vận dụng – trải nghiệm:
* GV khen ngợi động viên HS đã thực hiện tốt các nội dung. Khuyến khích HS kể về nội dung bài học cho người thân cùng nghe. 

- HS lắng nghe và ghi nhớ.
Điều chỉnh sau bài dạy:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
_____________________________________
Thứ hai ngày 13 tháng 02 năm 2023
Tiết 22
- Ôn tập bài hát: XÚC XẮC XÚC XẺ
- Vận dụng sáng tạo: DÀI – NGẮN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết quan sát, liên hệ ngoài cuộc sống các âm thanh có yếu tố dài - ngắn; tích cực chia sẻ những nội dung đã học với bạn bè và người thân.
- Hát thuộc và đúng theo giai điệu lời ca bài hát Xúc xắc xúc xẻ (nhạc: Nguyễn Ngọc Thiện, lời: phỏng đồng dao). Tích cực trình bày bài hát ở các hình thức tốp ca, song ca, đơn ca cùng với nhạc đệm.
- Phân biệt và thể hiện được tính chất dài - ngắn trong âm nhạc qua các trò chơi trong sách giáo khoa.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
1. Giáo viên:
- SGK, thanh phách, đàn đệm.
2. Học sinh:
- SGK Âm nhạc 1, vở ghi, thanh phách.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG
Ôn tập bài hát
Xúc xắc xúc xẻ
- GV cho nghe giai điệu một câu nhạc trong bài hát Xúc xắc xúc xẻ.
? Giai điệu vừa nghe nằm trong bài hát nào? Em hãy thể hiện lại câu nhạc đó?
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét – đánh giá, tuyên dương.

- HS nghe giai điệu và đoán tên.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
* Hoạt động 2: KHÁM PHÁ
* Hát kết hợp động tác minh hoạ.
- GV chia lớp thành 4 nhóm các nhóm thoả thuận xây dựng động tác minh hoạ cho từng câu hát sau 5 phút chuẩn bị từng nhóm thể hiện.
+ Hai tay làm như cầm ống tre/ nứa đựng tiền xu đưa sang phải, sang trái và lắc lư theo nhịp điệu bài hát, chân bước một cách nhịp nhàng, tự nhiên.
- Yêu cầu HS nhận xét
- GV nhận xét và đánh giá.

-Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- HS tham khảo động tác.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
* Hát kết hợp vận động theo nhịp điệu/ nhạc cụ tự chế
- Chia lớp thành 2 nhóm các nhóm thoả thuận hình thức trình bày (Thời gian chuẩn bị 5 -7 phút).
+ Nhóm hát - nhóm gõ đệm (thanh phách, trống, thước kẻ, vỗ bàn.).
+ Nhóm hát - nhóm múa
+ Cả nhóm hát và đi mời các bạn rồng rắn hát lí lắc ngộ nghĩnh đồng dao
- GV động viên, hướng dẫn HS Hát kết hợp dùng các loại nhạc cụ tự chế như vỏ chai có viên bi, thước/ thìa gõ vào nhau.
- GV khích lệ HS tự nhận xét và nhận xét cho nhóm bạn. 

- HS trình bày.
- HS thực hiện
- HS nhận xét.
Hoạt động 3: Vận dụng sáng tạo :Dài - ngắn
- GV yêu cầu HS quan sát tranh, hai dòng nhạc và đánh vần lời ca ở dưới các nốt nhạc
- Đưa hình ảnh và âm thanh 2 chú chim: chim sâu, chim sơn ca 
- GV hướng dẫn HS đọc nốt nhạc và lời ca trong hai mẫu âm thanh mô phỏng tiếng chim hót.
? Em hãy mô phỏng lại tiếng hót chim sâu, chim sơn ca
? Nhận xét tiếng hót của 2 chú chim (yếu tố dài ngắn)
- Yếu tố dài - ngắn của âm thanh còn rất nhiều ví dụ, các em hãy cùng quan sát, lắng nghe mọi âm thanh quanh ta để tìm hiểu và cảm nhận. Trong âm nhạc cũng vậy yếu tố dài ngắn có vai trò quan trọng để tạo nên những bản nhạc với tính chất âm nhạc khác nhau. 

- Quan sát và thực hành theo sự gợi mở của giáo viên
- HS lắng nghe và cảm nhận.
- HS thể hiện
- HS thực hiện 
- HS nhận xét và điều chỉnh giọng hát 
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
* Hoạt động 4: VẬN DỤNG – TRẢI NGHIỆM:
* GV khen ngợi và khuyến khích HS về nhà chia sẻ nội dung bài hát/ bài đọc nhạc và cùng hát với người thân.
 
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
Điều chỉnh sau bài dạy:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Thứ hai ngày 20 tháng 02 năm 2023
Tiết 23:
- Học hát: 	GÀ GÁY
 Dân ca: Cống Khao
 Lời mới: Huy Trân
- Vận dụng sáng tạo: 	DÀI – NGẮN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Giáo dục học sinh tình yêu quê hương đất nước, yêu lao động.
- Giáo dục ý thức giữ gìn và nuôi dưỡng tình yêu đối với âm nhạc dân tộc. 
- Học sinh bước đầu nhớ được tên, hát rõ lời ca và đúng theo g... 27 tháng 02 năm 2023
Tiết 24:
 - Ôn tập bài hát: 	GÀ GÁY
 Dân ca: Cống Khao
 Lời mới: Huy Trân
 - Nhạc cụ: 	THANH PHÁCH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Giáo dục HS yêu thiên nhiên, con người, yêu những cảnh vật thân quen ở khung cảnh miền núi phía Bắc.
- Hát thuộc lời ca và đúng giai điệu bài hát Gà gáy.
- Biết hát kết hợp vận động theo nhịp điệu của bài hát Gà gáy bằng nhiều hình thức Đơn ca, song ca, tốp ca, ... 
- Biết sơ lược về thanh phách.
- Bước đầu biết sử dụng thanh phách gõ theo hình tiết tấu và gõ đệm cho bài hát Gà gáy.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: SGK, thanh phách, đàn đệm.
2. Học sinh: SGK Âm nhạc 1, vở ghi, thanh phách.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV hỏi: Các em quan sát tranh và nghe giai điệu cô đàn. Bức tranh và câu nhạc đó gợi cho chúng ta nhớ đến bài hát nào đã học?
- GV cho HS nghe lại bài hát mẫu
- GV cho HS hát lại bài hát theo nhạc đệm.
- GV cho HS ôn hát lại bài hát kết hợp với gõ đệm theo phách, nhún chân.
- GV nhận xét, khen ngợi động viên/ sửa sai/ chốt các ý kiến của HS.
- HS trả lời.
- HS nghe lại bài hát.
- HS hát bài hát theo nhạc đệm.
- HS hát ôn kết hợp .
- HS nghe.

- GV chia lớp thành các nhóm để các em tự trao đổi và đưa ra ý tưởng động tác minh họa theo nhịp điệu của bài.
- GV mời các nhóm chia sẻ trình bày động tác của nhóm và nhận xét phần trình bày của nhóm khác.
- GV cho HS lên trình bày song ca, đơn ca.
- GV đặt câu hỏi:
+ Với bài hát Gà gáy em thích hát nhanh hay hát chậm?
+ Trong bài hát, chú gà đã gáy gọi mọi người thức dậy vào lúc nào? (Chú gà gọi mọi người thức dậy vào buổi sáng sớm)
- GV yêu cầu HS nhận xét
- GV nhận xét – đánh giá.
- Các nhóm trao đổi, tìm động tác minh họa
- Các nhóm trình bày và nhận xét.
- HS trình bày
- HS trả lời
- HS lắng nghe và trả lời
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- GV yêu cầu HS nêu cảm nhận giai điệu và cảnh vật thân quen ở khung cảnh miền núi phía Bắc trong bài hát. 
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét.
- HS trả lời.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- GV giới thiệu: thanh phách là nhạc cụ dân tộc được làm bằng tre hoặc gỗ. Khi chơi, người ta gõ 2 thanh vào nhau, âm thanh phát ra “ cách cách cách”, nghe đanh và vang. Thanh phách thường dùng để giữ nhịp đệm khi hát.

- HS quan sát và lắng nghe

- GV gõ mẫu theo hình tiết tấu:
- GV hướng dẫn HS gõ theo hình tiết tấu.
- GV cho HS luyện tập gõ tập thể, nhóm, cá nhân.
- GV lưu ý và sửa sai cho HS khi gõ nếu có.
- HS lắng nghe.
- HS tập gõ.
- HS luyện tập tập thể, nhóm, cá nhân.
- HS sửa sai nếu có
- GV hát và gõ thanh phách làm mẫu (gõ thanh phách theo phách của bài hát).
- GV hướng dẫn HS hát và gõ thanh phách đệm cho bài hát theo từng câu, ghép câu và cả bài.
- GV cho HS luyện tập gõ thanh phách với các hình thức: tập thể, nhóm, đôi bạn, cá nhân.
- GV yêu cầu HS nhận xét.
- GV tổng kết – nhận xét.
- HS nghe và quan sát
- HS hát và tập gõ thanh phách theo yêu cầu của GV
- HS luyện tập gõ thanh phách theo các hình thức.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe
- GV nhận xét, tuyên dương
- GV khuyến khích HS tự tập luyện thêm phần gõ đệm thanh phách kết hợp động tác biểu cảm đệm cho bài hát
- HS lắng nghe và luyện tập thêm.
Điều chỉnh:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
_____________________________________
Thứ hai ngày 06 tháng 03 năm 2023
Tiết 25:
- Thường thức âm nhạc: 
CÂU CHUYỆN VỀ THANH PHÁCH
- Vận dụng sáng tạo: 
DÀI - NGẮN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Giáo dục HS biết yêu quý và kính trọng các nghệ nhân, biết giữ gìn và phát huy các loại nhạc cụ dân tộc.
- Nuôi dưỡng tình yêu đối với âm nhạc dân tộc.
- Nghe và biết được câu chuyện về thanh phách.
- Bước đầu biết quan sát tranh và kể lại câu chuyện theo cách nhớ của HS.
- Nghe và cảm nhận được yếu tố dài – ngắn của âm thanh. 
- Biết vận động theo giai điệu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: SGK, thanh phách, đàn đệm.
2. Học sinh: SGK Âm nhạc 1, vở ghi, thanh phách.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV cho HS nghe file âm thanh của các loại nhạc cụ và hỏi:
? đây là âm thanh của loại nhạc cụ nào?
+ Trống con
+ Trống cái
+ Thanh phách
- GV khuyến khích HS nhận xét bạn sau mỗi câu trả lời.
- GV nhận xét, đánh giá và tuyên dương.

- HS lắng nghe luật chơi.
- HS trả lời.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- GV đặt câu hỏi: 
? Em nào nhớ thanh phách được làm từ cây gì không?
- GV yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương.
=> Để biết được thanh phách được làm ra như thế nào, hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu “Câu ch

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_mon_am_nhac_lop_1_sach_kntt_nam_hoc_2023_20.docx
  • docHọc kì 1.doc
  • docHọc kì 2.doc