Kế hoạch bài dạy Mĩ thuật Lớp 3 Sách CTST - Chương trình cả năm - Trường Tiểu học Lê Quý Đôn
- Quan sát, nhận thức:
- Nêu được cách pha và sử dụng màu thứ cấp trong sản phẩm mỹ thuật.
- Chỉ ra được màu thứ cấp trong sản phẩm mỹ thuật.
2. Sáng tạo và ứng dụng:
- Tạo và sử dụng được màu thứ cấp trong sản phẩm mỹ thuật.
- Vẽ được các hoạt động của HS ở lớp, trường.
3. Phân tích và đánh giá:
- Chia sẻ được vẻ đẹp của màu sắc trong sản phẩm mỹ thuật.
- Chia sẻ được giá trị của tình bạn trong học tập và vui chơi.
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Mĩ thuật Lớp 3 Sách CTST - Chương trình cả năm - Trường Tiểu học Lê Quý Đôn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Mĩ thuật Lớp 3 Sách CTST - Chương trình cả năm - Trường Tiểu học Lê Quý Đôn
CHỦ ĐỀ 1: TRƯỜNG EM (4 TIẾT) Giới thiệu chủ đề: - Chủ đề: Trường em nhằm giới thiệu về: màu sắc và cách pha màu thứ cấp; Về các hoạt động của HS ở lớp, trường. - Thông qua hình thức Mỹ thuật như vẽ tranh với các hoạt động cá nhân, nhóm nhằm giúp học sinh nhận ra được vẻ đẹp của màu sắc trong sản phẩm mỹ thuật; Chia sẻ được giá trị của tình bạn trong học tập và vui chơi. Mục tiêu HS cần đạt sau chủ đề: Quan sát, nhận thức: - Nêu được cách pha và sử dụng màu thứ cấp trong sản phẩm mỹ thuật. - Chỉ ra được màu thứ cấp trong sản phẩm mỹ thuật. 2. Sáng tạo và ứng dụng: - Tạo và sử dụng được màu thứ cấp trong sản phẩm mỹ thuật. - Vẽ được các hoạt động của HS ở lớp, trường. 3. Phân tích và đánh giá: - Chia sẻ được vẻ đẹp của màu sắc trong sản phẩm mỹ thuật. - Chia sẻ được giá trị của tình bạn trong học tập và vui chơi. CHỦ ĐỀ 1: TRƯỜNG EM BÀI 1: SẮC MÀU CỦA CHỮ (2 tiết) Thời gian thực hiện: từ ngày tháng năm 202 Đến ngày tháng năm 202 I. Yêu cầu cần đạt: - Nhận ra được kiểu chữ cơ bản, cách pha màu thứ cấp để vẽ và trang trí. - Vẽ và trang trí được tên riêng bằng màu thứ cấp. - Đọc được tên một số màu thứ cấp trong bài vẽ. - Nêu được cảm nhận về vẻ đẹp của màu sắc thể hiện trong bài vẽ. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Máy tính, màn hình ti vi. Ảnh, tranh, video về các mẫu chữ trang trí trên bảng, tên trường, đồ vật, báo hoặc tạp chí,... - HS : Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ, III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Khám phá * Khám phá một số hình thức trang trí chữ: * Khởi động: Trình chiếu PowerPoint: - Bài hát: “ Ở trường cô dạy em thế” để tạo không khí. Yêu cầu HS lắng nghe và ghi nhớ xem cô giáo đã dạy em những gì xuất hiện trong bài hát? - Giới thiệu SGK và Vở bài tập Mỹ thuật 3. - Yêu cầu HS lấy đồ dùng cho bài học hôm nay. Nhiệm vụ của GV: Khuyến khích HS quan sát một số mẫu chữ được trang trí và cho HS thảo luận để nhận biết cách vẽ và trang trí chữ. Trình chiếu PowerPoint: - Câu hỏi thảo luận: 1. Con có ấn tượng với mẫu chữ nào? Chữ đó có nét đều hay nét thanh, nét đậm? 2. Các chữ được trang trí như thế nào? 3. Những màu nào được sử dụng để trang trí chữ? Màu nào được pha từ 2 màu cơ bản? 4. Con thấy kiểu chữ trang trí thường được sử dụng ở đâu? - GV nhận xét chung, biểu dương nhóm trả lời tốt. - Hs quan sát và lắng nghe. - HS trả lời: (Cô dạy em viết chữ; dạy em làm toán,..). - HS lấy SGK, VBT Mỹ thuật. - Hs lấy đồ dùng. - Thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu, gợi ý của GV: - HS mở SGK trang 6. - HS quan sát mẫu chữ được trang trí. - Chỉ ra kiểu chữ; hình thức trang trí; màu sắc trong trang trí chữ. - HS thảo luận nhóm đôi. - Đại diện nhóm trả lời. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. Hoạt động 2: Kiến tạo kiến thức – kĩ năng. * Cách pha màu thứ cấp: Nhiệm vụ của GV: Tổ chức cho HS tìm hiểu và ghi nhớ cách pha màu thứ cấp. Khuyến khích HS quan sát hình minh hoạ trong SGK trang 7, để nhận biết cách pha màu thứ cấp. Trình chiếu PowerPoint: - Mời trưởng ban học tập điều khiển lớp. - Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ ở SGK trang 7, thảo luận để nhận biết cách pha màu thứ cấp. - Câu hỏi thảo luận: 1. Kể tên 3 màu cơ bản đã học? 2. Màu vàng pha trộn với màu đỏ sẽ được màu gì? 3. Màu đỏ pha trộn với màu lam sẽ được màu gì? 4. Màu vàng pha trộn với màu lam sẽ được màu gì? - GV gọi HS nhắc lại cách pha trộn từng cặp màu cơ bản để tạo ra màu mới. - GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ: - Yêu cầu HS làm bài tập 1 trong VBT trang 4: Trang trí các chữ cái bằng chấm, nét và màu thứ cấp. - HS quan sát trình chiếu trên bảng: (Hình trang 7 SGK) - HS thảo luận nhóm đôi. - Đại diện nhóm trả lời. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - 3 màu cơ bản: Vàng- Đỏ- Lam. - Màu vàng pha với màu đỏ được màu da cam. - Màu đỏ pha với màu lam được màu tím. - Màu vàng pha với màu lam được màu xanh lá cây (Lục). - HS nhắc lại cách pha trộn màu. * Ghi nhớ: Pha các cặp màu cơ bản với nhau sẽ tạo được rất nhiều màu, trong đó có màu da cam, màu xanh lá cây và màu tím là các màu thứ cấp. - HS làm bài tập: Trang trí các chữ cái bằng chấm, nét và màu thứ cấp. Hoạt động 3: Luyện tập – sáng tạo * Trang trí tên riêng của em: Nhiệm vụ của GV: Hướng dẫn HS viết, cách điệu và trang trí tên của mình bằng các chấm, nét, hình, màu theo ý thích. Khuyến khích HS tham khảo các bài vẽ trong SGK và gợi ý cho HS có thêm ý tưởng sáng tạo. Trình chiếu PowerPoint: - Hãy quan sát và trả lời các câu hỏi sau: 1. Con sẽ chọn kiểu chữ nào (chữ in; chữ thường; chữ nét đều; chữ nét thanh, nét đậm để viết tên mình? 2. Con sẽ cách điệu chữ với hình thức nào và có ý tưởng trang trí chữ như thế nào? 3. Con sẽ chọn màu nào là màu chủ đạo để trang trí chữ? 4. Con có muốn trang trí thêm cho nền không? Và con định trang trí thêm những gì vào nền? - Cho HS xem bài của HS đã làm cùng chủ đề để HS tham khảo. - Yêu cầu HS làm bài tập 2 trong VBT trang 5: Vẽ và trang trí tên của em. - HS quan sát. - HS trả lờ...ánh dấu x vào ô trống dưới bài vẽ hoạt động học tập hoặc vui chơi diễn ra ở trường, lớp. - HS quan sát - HS thảo luận nhóm đôi. - Đại diện nhóm trả lời. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Các bước vẽ tranh: + Bước 1: Vẽ hoạt động chính của các nhân vật trong bức tranh. + Bước 2: Vẽ thêm hình ảnh phụ để thể hiện khung cảnh trường, lớp. + Bước 3: Vẽ màu để hoàn thiện bức tranh. - HS nhắc lại các bước vẽ. * Ghi nhớ: Màu sắc có thể dùng để diễn tả nhân vật, cảnh vật và làm cho những hoạt động trong tranh sinh động hơn. - HS làm bài tập. Hoạt động 3: Luyện tập – sáng tạo * Vẽ hoạt động của em và những người bạn: Nhiệm vụ của GV: Khuyến khích và hỗ trợ HS thao tác thực hiện bài vẽ theo ý thích. - Hướng dẫn HS xác định hình ảnh sẽ thể hiện thông qua việc hình dung và nhớ lại các hoạt động đã tham gia. Khuyến khích HS sử dụng màu thứ cấp trong bài vẽ. Trình chiếu PowerPoint: - Yêu cầu HS quan sát hình ở SGK trang 12, trả lời các câu hỏi sau: - Câu hỏi: 1. Con chọn hoạt động nào mà con cùng các bạn tham gia diễn ra ở trường để vẽ? Các nhân vật đó có tư thế, hình dáng, động tác, màu sắc như thế nào? 2. Ngoài các bạn, con chọn khung cảnh nào cho phù hợp (dãy lớp học, cờ Tổ quốc, gốc cây, góc vườn trường,)? 3. Con chọn những màu nào là màu chủ đạo để vẽ tranh? - GV hỗ trợ HS cách pha màu thứ cấp tạo độ đậm, nhạt, tương phản làm nổi bật hình trọng tâm trong bài vẽ. - Cần chú ý vẽ màu từ trên xuống để màu vẽ không dính vào tay khi vẽ tiếp. Trình chiếu PowerPoint: - Cho HS xem bài của HS đã làm cùng chủ đề để HS tham khảo. - Yêu cầu HS làm bài tập 2 trong VBT trang 6: Vẽ một hoạt động học tập hoặc vui chơi ở lớp, trường của con và các bạn vào trang 7. - HS quan sát. - HS trả lời câu hỏi. - HS nhận xét, bổ sung. - Lưu ý: + Khuyến khích, gợi ý HS sử dụng các màu thứ cấp để tạo sắc độ đậm, nhạt phong phú, đa dạng trong bài vẽ. + Khuyến khích HS vẽ thêm các hình rong rêu, sóng nước, bong bóng, cho phần nền của bài vẽ thêm sinh động.. - HS quan sát. - HS quan sát, học hỏi. - HS làm bài tập 2: Vẽ một hoạt động học tập hoặc vui chơi ở lớp, trường của con và các bạn vào trang 7. Hoạt động 4: Phân tích- đánh giá * Trưng bày bài vẽ và chia sẻ: Nhiệm vụ của GV: - Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm. Trình chiếu PowerPoint: 1. Con thích bài vẽ nào? Vì sao? 2. Hình ảnh trọng tâm của bài vẽ thể hiện hoạt động gì? 3. Màu, độ đậm, nhạt và sự tương phản được thể hiện rõ nét ở bài vẽ nào? 4. Bài vẽ nào sử dụng nhiều màu thứ cấp? Bài vẽ nào có cách vẽ sáng tạo? 5. Con thích nhất chi tiết gì ở bài vẽ của mình, bài vẽ của bạn? 6. Con còn muốn điều chỉnh gì ở bài vẽ của mình hoặc của bạn? - GV nhận xét, khen ngợi HS có sản phẩm đẹp. Động viên HS cả lớp. - HS trưng bày bài vẽ. - HS giới thiệu, chia sẻ: Nhận xét bài mình, bài bạn. - Tìm ra bài mình thích. - Tham gia nhận xét, đánh giá và tự đánh giá. - Nêu ý tưởng điều chỉnh ở bài vẽ của mình để bài vẽ được sinh động hơn. - HS lắng nghe. Hoạt động 5: Vận dụng - phát triển * Tìm hiểu về những nhân vật trong bài vẽ: Nhiệm vụ của GV: Tạo cơ hội cho HS chia sẻ, giới thiệu về bạn của mình thông qua nhân vật trong bài vẽ thông qua các câu hỏi sau: Câu hỏi thảo luận: 1. Con thấy nhân vật trong tranh giống bạn nào trong lớp? Bạn ấy tên gì? Con thường nói chuyện hay làm gì cùng bạn? 2. Con thấy bạn đáng yêu ở điểm nào? Con sẽ làm gì để tình bạn của các con luôn tốt đẹp? - GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ: - HS giới thiệu bạn trong tranh mình vẽ. - HS tự trả lời theo cảm nhận của mình. * Ghi nhớ: Bài vẽ giúp chúng ta ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ về các hoạt động ở trường, lớp góp phần gắn kết thêm tình cảm giữa những người bạn trong học tập và vui chơi. *Dặn dò: Quan sát các loại mặt nạ có trong đêm Trung thuChuẩn bị giấy thủ công, kéo, hồ dán, màu vẽ. * Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có): * ĐÁNH GIÁ TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ: * Chủ đề: Trường em được thực hiện bởi hình thức Mỹ thuật như vẽ tranh với các hoạt động cá nhân, nhóm. Thông qua chủ đề giúp học sinh biết chia sẻ được vẻ đẹp của màu sắc trong sản phẩm mỹ thuật; Chia sẻ được giá trị của tình bạn trong học tập và vui chơi. CHỦ ĐỀ 2: MÙA THU QUÊ EM (6 Tiết) Giới thiệu chủ đề: - Chủ đề: Mùa thu quê em nhằm giới thiệu về: nét, hình, màu tương phản trong sản phẩm mỹ thuật. Về cảnh sắc mùa thu của quê hương cũng như các hoạt động vui chơi thường diễn ra trong mùa thu. - Thông qua hình thức Mỹ thuật như vẽ tranh, cắt dán 3D, cắt dán từ lá cây, với các hoạt động cá nhân, nhóm nhằm giúp học sinh nhận ra được vẻ đẹp của nét, hình, màu sắc, màu tương phản trong sản phẩm mỹ thuật; Chia sẻ được cảm nhận về vẻ đẹp của mùa thu. Biết trân trọng nét văn hóa đặc sắc của dân tộc trong sản phẩm, tác phẩm mỹ thuật Mục tiêu HS cần đạt sau chủ đề: Quan sát, nhận thức: - Nêu được cách kết hợp vật liệu, màu sắc khác nhau tạo sản phẩm mỹ thuật. 2. Sáng tạo và ứng dụng: - Tạo được cảm giác bề mặt chất liệu ở sản phẩm mỹ thuật như mịn, mềm mại, thô ráp,... - Chỉ ra được sự tươ... mặt nạ. - HS quan sát, học hỏi. - HS thực hành: làm bài tập 2 trong VBT trang 8: Tạo mặt nạ Trung thu bằng cách cắt và trang trí giấy bìa. - HS làm bài tập 3 trong VBT trang 8: Vẽ hình mặt nạ Trung thu mà con thích vào trang 9. Hoạt động 4: Phân tích- đánh giá * Trưng bày và chia sẻ: Nhiệm vụ của GV: - Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm. Trình chiếu PowerPoint: 1. Con ấn tượng với mặt nạ nào? Vì sao? Mặt nạ đó có biểu cảm như thế nào? 2. Con thích nhất chi tiết gì ở mặt nạ của mình hoặc của bạn? 3. Mặt nạ nào sử dụng các màu sắc tương phản với nhau? 4. Con còn muốn điều chỉnh gì ở mặt nạ của mình hoặc của bạn? - GV nhận xét, khen ngợi HS có sản phẩm đẹp. Động viên HS cả lớp. - Thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu, gợi ý của GV: - HS trưng bày sản phẩm. - HS giới thiệu, chia sẻ: Nhận xét mặt nạ của mình, của bạn. - Tìm ra mặt nạ mình thích. - Tham gia nhận xét, đánh giá và tự đánh giá. - HS lắng nghe. Hoạt động 5: Vận dụng - phát triển * Tìm hiểu mặt nạ Trung thu trong cuộc sống: Nhiệm vụ của GV: - Cho HS quan sát, chia sẻ đặc điểm tạo hình và nét biểu cảm trên các mặt nạ Trung thu truyền thống. Trình chiếu PowerPoint: - Yêu cầu HS quan sát hình trang 17 SGK và trả lời các câu hỏi sau: 1. Con thích hình mặt nạ nào? Vì sao? 2. Màu sắc, hình dáng của mặt nạ có điểm gì thú vị? 3. Nét biểu cảm của mặt nạ có điểm gì thú vị, hấp dẫn con? - GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ: - Thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu, gợi ý của GV: - HS quan sát. - HS trả lời theo cảm nhận. - HS nhận xét, bổ sung. * Ghi nhớ: Mặt nạ Trung thu có hình dạng, màu sắc và biểu cảm ấn tượng, phong phú tạo nên nét đặc trưng cho Lễ hội Trung thu ở Việt Nam. *Dặn dò: Quan sát các hoạt động diễn ra trong đêm Trung thu. Chuẩn bị giấy vẽ, màu vẽ... * Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có): CHỦ ĐỀ 2: MÙA THU QUÊ EM BÀI 2: VUI TẾT TRUNG THU (2 tiết) Thời gian thực hiện: từ ngày tháng năm 202 Đến ngày tháng năm 202 I. Yêu cầu cần đạt: - Nêu được cách kết hợp sự tương phản của màu sắc để diễn tả hoạt động ban đêm. - Vẽ được bức tranh về hoạt động vui trong đêm Trung thu. - Chỉ ra được nét, hình, màu tương phản trong bài vẽ. - Biết trân trọng nét văn hóa đặc sắc của dân tộc trong sản phẩm, tác phẩm mỹ thuật. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Tranh ảnh, video về đêm Trung thu, máy tính, màn hình ti vi. - HS : Giấy vẽ, bút màu, bút chì, tẩy, III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Hoạt động 1: Khám phá * Diễn tả lại hoạt động vui Tết Trung thu: * Khởi động: Trình chiếu PowerPoint: - Gv mở bài hát: “ Rước đèn đêm Trung thu”. - Yêu cầu HS lắng nghe và kể tên các hoạt động vui chơi xuất hiện trong bài hát? - Yêu cầu HS lấy ĐD học tập theo bài. Nhiệm vụ của GV: Tổ chức cho HS quan sát và thảo luận và cùng tham gia sắm vai để diễn tả lại hoạt động vui Tết Trung thu. Trình chiếu PowerPoint: - Mời trưởng ban học tập điều khiển lớp. - Cho HS quan sát hình ảnh, video có các hoạt động vui chơi và thảo luận sắm vai theo các câu hỏi sau: - Câu hỏi thảo luận: 1. Đêm Trung thu thường có những hoạt động nào? 2. Con đã tham gia hoạt động nào trong đêm Trung thu? 3. Hoạt động trong đêm Trung thu mà con và bạn vừa diễn tả có bao nhiêu nhân vật? Hình dáng, hành động của mỗi nhân vật như thế nào? - HS nghe - HS kể tên các hoạt động vui chơi có trong bài hát: Rước đèn, múa lân, múa sư tử, phá cỗ trông trăng,... - HS lấy ĐD học tập. - HS quan sát và nhận thức. - HS thảo luận nhóm và sắm vai diễn tả các hoạt động vui chơi trong đêm Trung thu. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. * Ghi nhớ: Có rất nhiều trò chơi tập thể trong dịp Tết Trung thu. Các hoạt động vui chơi như rước đèn, múa Lân,thường có nhiều người tham gia, tạo không khí vui tươi, nhộn nhịp. Hoạt động 2: Kiến tạo kiến thức - kĩ năng. * Cách vẽ tranh diễn tả đêm Trung thu: Nhiệm vụ của GV: - Tổ chức cho HS quan sát và đọc các bước hướng dẫn vẽ tranh diễn tả hoạt động trong đêm Trung thu. Trình chiếu PowerPoint: - Yêu cầu HS quan sát SGK trang 19 và thảo luận để nhận biết các bước vẽ tranh diễn tả đêm Trung thu. 1. Vẽ tranh về hoạt động trong đêm Trung thu có thể thực hiện qua mấy bước? 2. Vẽ hoạt động đặc trưng của Tết Trung thu là ở bước thứ mấy? 3. Vẽ màu như thế nào để hình ảnh chính được nổi bật trong bức tranh? 4. Màu nền được vẽ ở bước nào? Nên sử dụng màu sắc như thế nào để diễn tả đêm Trung thu? - Gọi HS nhắc lại các bước vẽ tranh diễn tả đêm Trung thu. - GV phác minh hoạ nhanh các bước vẽ nét trên bảng để HS quan sát. - GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ: - Yêu cầu Hs làm bài tập 1 trong VBT trang 10: Quan sát hình và viết tên các hoạt động trong dịp Tết Trung thu. - HS quan sát. - Đại diện nhóm trả lời. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS nêu các bước vẽ tranh. - Các bước vẽ: Bước 1: Vẽ hoạt động đặc trưng của Tết Trung thu. Bước 2: Vẽ tiếp các hình ảnh xung quanh. Bước 3: Vẽ màu theo ý thích. Có thể chọn màu đậm vẽ nền, màu nhạt vẽ nhân vật, cảnh vật để hoà...GV nhận xét chung, khen ngợi trưởng ban học tập và các nhóm, cá nhân HS trả lời tốt, tích cực làm việc. - HS quan sát. - HS trả lời: (hoa sữa, cây bàng lá đỏ,). - HS trả lời theo cảm nhận. - HS lấy ĐD học tập. - Thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu, gợi ý của trưởng ban học tập: - HS quan sát. - HS thảo luận nhóm. - Đại diện nhóm trả lời. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Ghi nhớ: Lá cây khô đã rụng cũng là vật liệu để tạo sản phẩm mỹ thuật. - Sản phẩm mỹ thuật được tạo nên từ lá khô có màu sắc đặc trưng của từng chiếc lá: vàng úa, nâu, nâu đỏ, đỏ đun, - HS lắng nghe, nhận thức. Hoạt động 2: Kiến tạo kiến thức - kĩ năng. * Cách tạo sản phẩm mỹ thuật từ lá cây: Nhiệm vụ của giáo viên: - Tổ chức cho HS quan sát hình trong SGK trang 23 và thảo luận để ghi nhớ các bước thực hiện tạo sản phẩm mỹ thuật từ lá cây. Trình chiếu PowerPoint: - Yêu cầu HS quan sát trên màn hình (hình SGK trang 23) và thảo luận nhóm đôi theo các câu hỏi sau: 1. Theo nhóm con có mấy bước để tạo được sản phẩm mỹ thuật từ lá cây? 2. Tạo hình ảnh chính cho sản phẩm được thực hiện ở bước nào? 3. Hoàn thiện sản phẩm mỹ thuật từ lá cây bằng cách nào? - Yêu cầu HS quan sát GV làm mẫu để nhận thức cách tạo sản phẩm. - Gọi HS nhắc lại các bước tạo sản phẩm mỹ thuật từ lá cây. - GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ: - Yêu cầu Hs làm BT 1 trong VBT trang 12: Quan sát hình và điền các thông tin. - Thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu, gợi ý của GV: - HS quan sát. - HS thảo luận nhóm. - Đại diện nhóm trả lời. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Các bước tạo sản phẩm mỹ thuật từ lá cây: Bước 1: Chọn lá cây có hình, màu phù hợp với ý tưởng sản phẩm mỹ thuật. Bước 2: Sắp xếp và dán lá cây để tạo hình ảnh chính của sản phẩm mỹ thuật. Bước 3: Chọn và dán lá cây tạo thêm cảnh vật xung quanh để hoàn thiện sản phẩm mỹ thuật. Ghi nhớ: Hình dáng, màu sắc, chất cảm trên bề mặt của lá cây có thể sử dụng để tạo bức tranh theo ý thích. - HS làm bài thực hành. Hoạt động 3: Luyện tập – sáng tạo * Tạo sản phẩm mỹ thuật từ lá cây: Nhiệm vụ của giáo viên: - Hướng dẫn và hỗ trợ HS các thao tác, tạo sản phẩm mỹ thuật với vật liệu là lá cây. Trình chiếu PowerPoint: - Yêu cầu HS phân loại lá cây đã tìm được trước đó theo các màu riêng biệt. - Yêu cầu HS quan sát trên màn hình (hình SGK trang 24) và trả lời các câu hỏi sau: 1. Con định sử dụng những chiếc lá nào để thực hiện sản phẩm? 2. Lá cây đó gợi cho con hình ảnh về cảnh vật gì, ở đâu? Con sẽ sử dụng lá có hình và màu như thế nào cho hình ảnh chính? 3. Lá cây nào được sử dụng tạo hình ảnh phụ? 4. Con muốn thêm chi tiết gì cho sản phẩm sinh động hơn? Trình chiếu PowerPoint: - Cho HS xem bài tham khảo. - Yêu cầu Hs làm BT 2 trong VBT trang 12: Sử dụng lá cây để tạo sản phẩm mỹ thuật về đề tài phong cảnh mùa thu vào trang 13. - GV hỗ trợ HS các thao tác chọn, sắp xếp, dán hình ảnh chính, phụ theo ý thích. - Thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu, gợi ý của GV: - HS quan sát. - HS trả lời câu hỏi, nêu dự định chọn lá cây, chọn màu, chọn hình dáng lá sẽ làm. - HS nêu: trình tự tạo sản phẩm mỹ thuật từ lá cây: + Chọn lá có hình dáng, màu sắc phù hợp với ý tưởng. + Tạo sản phẩm mỹ thuật theo ý thích. - Lưu ý: có thể sử dụng giấy có màu nền phù hợp với ý tưởng. - Có thể cắt tỉa lá phù hợp với ý tưởng khi thể hiện. - HS quan sát, học hỏi. - HS làm bài thực hành: làm BT 2 trong VBT trang 12: Sử dụng lá cây để tạo sản phẩm mỹ thuật về đề tài phong cảnh mùa thu vào trang 13. Hoạt động 4: Phân tích- đánh giá * Trưng bày sản phẩm và chia sẻ: Nhiệm vụ của giáo viên: - Yêu cầu HS quan sát sản phẩm mỹ thuật tạo từ lá cây của mình, của bạn được trưng bày trên bảng, nhận xét về: 1. Con ấn tượng với sản phẩm nào nhất? Vì sao? 2. Màu sắc chủ đạo của sản phẩm là màu gì? 3. Những hình ảnh, tạo hình mà con thấy thú vị trong sản phẩm? 4. Con có ấn tượng gì về chất cảm trên bề mặt của các hình ảnh trong sản phẩm? Con sẽ điều chỉnh thêm gì để sản phẩm của mình hoặc của bạn hoàn thiện hơn? - GV nhận xét, khen ngợi HS có sản phẩm đẹp. Động viên HS còn vụng về lần sau làm tốt hơn. - HS trưng bày giới thiệu bài. - HS giới thiệu, chia sẻ: Nhận xét bài mình, bài bạn. - Tìm ra bài mình thích. - Tham gia nhận xét, đánh giá và tự đánh giá. - HS trả lời theo hiểu biết - HS lắng nghe. Hoạt động 5: Vận dụng - phát triển * Tìm hiểu màu sắc trong tranh của họa sĩ: Nhiệm vụ của giáo viên: - Tổ chức cho HS quan sát tranh và tìm hiểu màu sắc đặc trưng của mùa thu trong tác phẩm “ Mùa thu vàng” của họa sĩ Lê-vi-tan (Nga). - Yêu cầu HS quan sát trên màn hình (hình SGK trang 25) và trả lời các câu hỏi sau: 1. Bức tranh “ Mùa thu vàng” có những hình ảnh nào? 2. Màu sắc chủ đạo trong tranh là màu gì? 3. Bức tranh có điểm gì thú vị, hấp dẫn em? 4. Mùa thu trong tranh có điểm gì giống và khác mùa thu ở quê hương em? - GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ: - Thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu, gợi ý của GV: - HS quan sát tranh. - HS trả lời các câu hỏi theo cảm nhận cua mình. - HS nhận xét,...tạo kiến thức - kĩ năng. * Cách tạo mô hình đồ vật bằng đất nặn: Nhiệm vụ của GV: hướng dẫn HS quan sát hình minh hoạ trong SGK trang 27, thảo luận và chỉ ra các bước tạo mô hình đồ vật từ đất nặn. Trình chiếu PowerPoint: - Yêu cầu HS quan sát trên màn hình (hoặc hình trong SGK trang 27), thảo luận để nhận biết, ghi nhớ các bước tạo hình và trang trí đồ vật từ đất nặn. Câu hỏi thảo luận: 1. Theo con có mấy bước để tạo mô hình đồ vật bằng đất nặn? 2. Cần sử dụng thêm dụng cụ gì trong khi nặn? 3. Có thể sử dụng thêm các chất liệu gì để tạo nét, trang trí cho mô hình đồ vật? 4. Con hãy nêu lại các bước để tạo mô hình đồ vật? - GV thao tác mẫu và hướng dẫn HS làm theo các bước tạo mô hình đồ vật. - GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ: - Thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu, gợi ý của GV: - HS quan sát - HS thảo luận nhóm đôi. - Đại diện nhóm trả lời. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Các bước tạo mô hình đồ vật bằng đất nặn: + Bước 1: Nặn hình khối cơ bản để tạo các bộ phận của đồ vật. + Bước 2: Điều chỉnh khối thành các bộ phận và lắp ghép tạo mô hình đồ vật. + Bước 3: Trang trí tạo đặc điểm riêng cho mô hình đồ vật. - HS quan sát GV làm mẫu. * Ghi nhớ: Kết hợp các hình khối dạng cơ bản có thể tạo được mô hình đồ vật trong gia đình. Hoạt động 3: Luyện tập – sáng tạo * Tạo mô hình đồ vật trong gia đình từ đất nặn: Nhiệm vụ của GV: - Hướng dẫn và hỗ trợ HS nặn đồ vật từ các khối cơ bản như: khối lập phương, khối hộp, chữ nhật, khối tam giác, khối trụ... Trình chiếu PowerPoint: - Yêu cầu HS quan sát trên màn hình (hình ở SGK trang 28), trả lời các câu hỏi sau: 1. Con đã được học các khối nào ở các lớp 1, 2? 2. Con thấy chiếc ghế, bàn trong hình trang 28 có các bộ phận nào? Các bộ phận đó có nét tương đồng với hình khối cơ bản nào? 3. Con sẽ thể hiện đồ vật gì? Đồ vật đó có dạng khối gì? Đồ vật đó dùng ở trong hay ngoài căn phòng? 4. Con sẽ tạo thêm chi tiết nào để trang trí đồ vật sinh động hơn? - GV hỗ trợ các kĩ thuật khác như: khắc, ấn lõm, đặt lồi, thêm chấm,... để HS trang trí đồ vật sinh động hơn. - Cho Hs xem bài tham khảo để có ý tưởng sáng tạo riêng cho bài của mình. - Cho Hs làm bài 2 trong VBT trang 15: Tạo hình đồ vật quen thuộc trong gia đình bằng đất nặn theo ý thích. - Thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu, gợi ý của GV: - Hs quan sát. - HS trả lời theo quan sát. - HS trả lời theo ý thích. - HS tư duy. Lưu ý: có thể dùng các dụng cụ khác để ấn lõm, khắc,,.. cho đồ vật thêm đẹp. - Hs quan sát, học hỏi. - Hs quan sát, học hỏi. - HS thực hành: làm bài 2 trong VBT trang 15: Tạo hình đồ vật quen thuộc trong gia đình bằng đất nặn theo ý thích. Hoạt động 4: Phân tích- đánh giá * Trưng bày sản phẩm và chia sẻ: Nhiệm vụ của GV: - Yêu cầu HS quan sát các sản phẩm nặn của mình, của bạn được trưng bày trên bảng, nhận xét về: 1. Sản phẩm nào dùng nhiều kĩ thuật khắc, ấn,... trong tạo mô hình? 2. Con thấy sản phẩm nào trang trí đều, đẹp? Con có ấn tượng với sản phẩm nào? Vì sao? 3. Sản phẩm nào trang trí độc đáo? 4. Nhóm nào có nhiều sản phẩm đẹp? 5. Con còn muốn điều chỉnh gì ở các sản phẩm cho được hoàn thiện hơn? - GV nhận xét, khen ngợi HS có sản phẩm nặn đẹp. Động viên HS cả lớp. - HS trưng bày theo nhóm, tạo gian hàng giới thiệu sản phẩm. - HS giới thiệu, chia sẻ: Nhận xét sản phẩm của nhóm mình, của nhóm bạn. - Tìm ra sản phẩm mình thích. - Tham gia nhận xét, đánh giá và tự đánh giá. - HS trả lời theo hiểu biết của mình. - HS lắng nghe. Hoạt động 5: Vận dụng - phát triển * Tạo thêm đồ vật trang trí cho sản phẩm: Nhiệm vụ của GV: Tổ chức cho HS quan sát và chia sẻ ý tưởng cách trang trí và tạo thêm đồvật cho nhóm mô hình sản phẩm thêm sinh động. Trình chiếu PowerPoint: - Yêu cầu HS quan sát hình trang 29 SGK và trả lời các câu hỏi: 1. Con thích mô hình đồ vật nào? 2. Con sử dụng hình thức hay vật liệu nào để tạo đặc điểm riêng cho mô hình đồ vật? 3. Con tạo thêm đồ vật gì để phối hợp trang trí cho SP của nhóm thêm đẹp? 4. Nêu cảm nhận của con khi hoàn thành sản phẩm cùng nhóm? 5. Con sẽ sử dụng sản phẩm của mình như thế nào trong học tập và vui chơi? - GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ: - Thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu, gợi ý của GV: - HS quan sát. - Hs trả lời theo cảm nhận của bản thân. * Ghi nhớ: Các đồ vật trong gia đình có hình khối, màu sắc đa dạng để sử dụng và trang trí. Chúng ta cần sắp xếp, giữ gìn ngăn nắp, sạch sẽ. * Dặn dò: Quan sát hình dáng, đặc điểm khuôn mặt, sở thích của người thân trong gia đình. Chuẩn bị: Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ, * Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có): CHỦ ĐỀ 3: MÁI ẤM GIA ĐÌNH BÀI 2: NGƯỜI EM YÊU QUÝ (2 tiết) Thời gian thực hiện: từ ngày tháng năm 202 Đến ngày tháng năm 202 I. Yêu cầu cần đạt: - Nêu được cách kết hợp nét, hình, màu trong vẽ tranh chân dung chính diện. - Vẽ được bức tranh chân dung chính diện thể hiện đặc điểm riêng của người thân. - Chỉ ra được sự hài hòa, cân đối và tỉ lệ trong bài vẽ. - Chia sẻ được tình cảm của bản thân đối với người thân trong ...ếu PowerPoint: - Yêu cầu HS quan sát trên màn hình: (Tranh trong SGK trang 33): Tranh “Em Thúy”; Tác giả: Trần Văn Cẩn (1910-1994); Năm sáng tác: 1943; Chất liệu: sơn dầu; Nguồn: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, trả lời các câu hỏi sau: 1. Con đã xem bức tranh này ở đâu chưa? 2. Con thấy bức tranh “Em Thúy” sử dụng những màu nào? 3. Màu chủ đạo trong tác phẩm là màu cơ bản hay màu thứ cấp? 4. Độ đậm, nhạt được họa sĩ thể hiện trong tranh như thế nào? - GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ: Bức tranh “Em Thúy” với chất liệu sơn dầu được họa sĩ Trần Văn Cẩn sáng tác vào năm 1943. Với gam màu ấm áp, tươi sáng, bức tranh thể hiện nhân vật em Thúy trong bộ quần áo giản dị đang ngồi trên chiếc ghế mây, hai tay đan nhẹ vào nhau, gương mặt thanh tú với mái tóc ngắn, đôi mắt mở to, cùng nét mặt trong sáng, ngây thơ. Họa sĩ đặt nhân vật lệch về bên trái bức tranh nhưng vẫn tạo cho người xem cảm nhận được sự cân đối, hài hòa bởi sự sắp xếp hợp lý các yếu tố nét, mảng, màu và đậm nhạt. “Em Thúy” được đánh giá là một trong những tác phẩm chân dung tiêu biểu của hội họa cận đại Việt Nam. - Thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu, gợi ý của GV: - HS quan sát. - Trả lời theo quan sát thực tế, theo cảm nhận. - HS nhận xét, bổ sung. - Ghi nhớ: Vẽ tranh chân dung là một cách thể hiện tình cảm của người vẽ với người mình yêu mến. * Dặn dò: Quan sát các hoạt động trong gia đình. Chuẩn bị bút chì, màu vẽ,... * Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có): CHỦ ĐỀ 3: MÁI ẤM GIA ĐÌNH BÀI 3: GIA ĐÌNH YÊU THƯƠNG (2 tiết) Thời gian thực hiện: từ ngày tháng năm 202 Đến ngày tháng năm 202 I. Yêu cầu cần đạt: - Nêu được cách sắp xếp, kết hợp hình dáng người và cảnh vật tạo bức tranh về hoạt động của con người. - Tạo được bức tranh về một hoạt động trong gia đình. - Chỉ ra được hình ảnh trọng tâm trong bài vẽ. - Chia sẻ được nét đẹp văn hóa trong gia đình qua sản phẩm mỹ thuật. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Tranh vẽ, ảnh chụp; video về các buổi sinh hoạt trong gia đình. - HS: Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ,... III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Hoạt động 1: Khám phá * Tìm hiểu về hoạt động trong gia đình: * Khởi động: Trình chiếu PowerPoint: - GV mở phát nhạc bài “ Cả nhà thương nhau”. Bài hát rất hay và ý nghĩa phải không các con? Vậy trong bài hát có nhắc đến gì nào? - GV giới thiệu bài. - Yêu cầu HS lấy ĐD học tập theo bài. Nhiệm vụ của GV: Hướng dẫn HS quan sát hình và chia sẻ các hoạt động của cuộc sống gia đình. Trình chiếu PowerPoint: - Mời trưởng ban học tập điều khiển lớp. - Yêu cầu HS quan sát trên màn hình (hình trong SGK trang 34), thảo luận nhóm đôi theo các câu hỏi sau: 1. Hoạt động nào thể hiện trong mỗi hình? Các thành viên tham gia hoạt động đó? Con thường làm gì cùng gia đình? - Hãy diễn tả một hoạt động mà con thích nào? - Gia đình con thường có những hoạt động nào vào buổi sáng, trưa, chiều, tối? - Cuối tuần, gia đình con thường có các hoạt động nào? Nếu được ra ngoài cùng gia đình thì con sẽ chọn đi đâu, làm gì?... - GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ: - Yêu cầu HS làm bài tập 1 trong VBT trang 18: Quan sát hình và viết tên các HĐ được thể hiện trong bài vẽ. - HS nghe và hát theo nhạc. - HS trả lời câu hỏi: gia đình có ba, mẹ, con,... - HS nhắc lại tên bài. - HS lấy ĐD học tập. - Thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu, gợi ý của trưởng ban học tập: - HS quan sát. - HS thảo luận nhóm đôi. - Đại diện nhóm trả lời. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS chia sẻ về các hoạt động mình thường tham gia sinh hoạt cùng gia đình. - HS diễn tả lại 1 số hoạt động đã tham gia ở nhà: xem ti vi, ngồi ăn cơm, dự sinh nhật, * Ghi nhớ: Trong gia đình hằng ngày diễn ra rất nhiều các hoạt động như: xem ti vi, ngồi ăn cơm, dự sinh nhật,... - HS làm bài thực hành: làm bài tập 1 trong VBT trang 18: Quan sát hình và viết tên các HĐ được thể hiện trong bài vẽ. Hoạt động 2: Kiến tạo kiến thức – kĩ năng. * Cách vẽ tranh về hoạt động gia đình: Nhiệm vụ của GV: Khuyến khích HS quan sát hình trong SGK, thảo luận, tìm hiểu và chỉ ra cách vẽ tranh về hoạt động gia đình theo gợi ý. Trình chiếu PowerPoint: - Yêu cầu HS quan sát trên màn hình (hoặc hình trong SGK trang 35), thảo luận thảo luận nhóm đôi theo các câu hỏi: Câu hỏi thảo luận: 1. Theo con có mấy bước để vẽ tranh về hoạt động gia đình? 2. Hình ảnh chính của bức tranh được thể hiện ở bước nào? Hình ảnh xung quanh vẽ trước hay vẽ sau? Vì sao? 3. Vẽ màu đã phải là bước hoàn thiện tranh chưa? - Gọi HS nhắc lại và cùng ghi nhớ các bước thực hiện bài vẽ. - GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ: - Thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu, gợi ý của GV: - HS quan sát - HS thảo luận nhóm đôi. - Đại diện nhóm trả lời. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Các bước vẽ tranh: Bước 1: Vẽ hoạt động của các nhân vật (hình ảnh chính). Bước 2: Vẽ thêm cảnh vật phù hợp (hình ảnh phụ) để thể hiện cảnh xung quanh. Bước 3: Vẽ màu để hoàn thiện bức tranh. - HS nhắc lại các bước vẽ. * Ghi nhớ: Hình dáng người và đồ ...yền thống và giá trị của sản phẩm đan với việc bảo vệ môi trường. Mục tiêu HS cần đạt sau chủ đề: Quan sát, nhận thức: - Nêu được cách kết hợp vật liệu, màu sắc tạo sản phẩm mỹ thuật. 2. Sáng tạo và ứng dụng: - Tạo được sản phẩm mỹ thuật 2D, 3D bằng giấy thủ công; giấy bìa màu. - Chỉ ra được sự tương phản của hình, khối, màu sắc trong sản phẩm. 3. Phân tích và đánh giá: - Chia sẻ được cách sử dụng sản phẩm mỹ thuật trong học tập và trong cuộc sống. CHỦ ĐỀ 4: GÓC HỌC TẬP CỦA EM BÀI 1: CHẬU HOA XINH XẮN (2 tiết) Thời gian thực hiện: từ ngày tháng năm 202 Đến ngày tháng năm 202 I. Yêu cầu cần đạt: - Nêu được cách tạo hình và trang trí sản phẩm mỹ thuật bằng cách gấp, cắt, dán giấy thủ công, giấy bìa màu. - Tạo được chậu hoa bằng cách gấp, cắt, dán giấy thủ công, giấy bìa màu. - Chỉ ra được tỉ lệ, sự tương phản, hài hòa của nét, hình, màu trên sản phẩm mỹ thuật. - Chia sẻ được ý tưởng sử dụng sản phẩm trong cuộc sống. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Tranh, ảnh chụp về một số chậu hoa; sản phẩm mỹ thuật vẽ chậu hoa... - HS: Giấy thủ công, bìa màu, tạp chí cũ, bút chì, kéo, màu vẽ, hồ dán,... III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Hoạt động 1: Khám phá * Khám phá hình, màu các chậu hoa: * Khởi động: Trình chiếu PowerPoint: - GV mở phát nhạc bài “ Lý cây xanh” để vào bài học. - Trong bài hát có những hình ảnh gì? Con thấy cây xanh thường được trồng ở đâu? - GV giới thiệu bài. - Yêu cầu HS lấy ĐD học tập theo bài. Nhiệm vụ của GV: Tạo cơ hội cho HS quan sát và thảo luận về hình ảnh một số chậu hoa để tìm hiểu hình dáng, màu sắc của chậu, hoa và lá ở mỗi chậu hoa. Trình chiếu PowerPoint: - Yêu cầu HS quan sát hình trong SGK trang 38 và thảo luận theo các câu hỏi sau: 1. Con ấn tượng với chậu hoa nào? Chậu đó trồng hoa gì? 2. Chậu hoa đó được làm bằng chất liệu gì? Chậu hoa có màu sắc, hình dáng như thế nào? 3. Chậu hoa đó được trang trí bởi những họa tiết gì? 4. Hoa, lá thường lớn hơn hay nhỏ hơn chậu? - Yêu cầu HS làm bài tập 1 trong VBT trang 20: Quan sát hình và ghi cách tạo sản phẩm vào chỗ chấm. - HS nghe và hát theo nhạc. - HS trả lời theo quan sát: cây xanh, con chim, Cây thường trồng ở mặt đất; trồng ở trong các chậu cảnh,... - HS nhắc lại tên bài. - HS lấy ĐD học tập. - Thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu, gợi ý của GV: - HS quan sát. - HS thảo luận nhóm đôi. - Đại diện nhóm trả lời. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS làm bài thực hành: làm bài tập 1 trong VBT trang 20: Quan sát hình và ghi cách tạo sản phẩm vào chỗ chấm. Hoạt động 2: Kiến tạo kiến thức – kĩ năng. * Cách tạo hình và trang trí chậu hoa từ giấy thủ công, bìa màu: Nhiệm vụ của GV: Hướng dẫn HS quan sát hình minh họa trong SGK trang 39 để nhận biết các bước tạo hình và trang trí chậu hoa từ giấy thủ công, bìa màu. Trình chiếu PowerPoint: - Yêu cầu HS quan sát trên màn hình (hoặc hình trong SGK trang 39), thảo luận để nhận biết cách tạo hình và trang trí chậu hoa từ giấy thủ công, bìa màu. Câu hỏi thảo luận: 1. Có mấy bước tạo hình và trang trí chậu hoa từ giấy thủ công, bìa màu? 2. Làm thế nào để dán chậu hoa có độ nổi trên giấy? 3. Gấp thế nào để cắt được hoa có nhiều cánh? 4. Có mấy cách tạo lá cây? 5. Cánh hoa được làm như thế nào? - Gọi HS nêu lại các bước tạo hình và trang trí chậu hoa từ giấy thủ công, bìa màu. - GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ: - GV thao tác mẫu để HS quan sát, ghi nhớ các bước tạo chậu hoa. - Thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu, gợi ý của GV: - HS quan sát - HS thảo luận nhóm đôi. - Đại diện nhóm trả lời. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Các bước tạo hình và trang trí chậu hoa: + Bước 1: Vẽ và cắt hình các bộ phận của chậu. + Bước 2: Dán các hình đã cắt tạo chậu. + Bước 3: Cắt và dán các thanh bìa tạo độ nổi cho chậu. + Bước 4: Tạo các cành hoa. + Bước 5: Dán chậu vào giấy nền và cắm các cành hoa vào chậu. - HS nhắc lại các bước vẽ. - HS quan sát. - Ghi nhớ: Kết hợp hài hòa các hình mảng cân đối, tương phản về đường nét, màu sắc có thể tạo được sản phẩm chậu hoa xinh xắn . - HS quan sát. Hoạt động 3: Luyện tập – sáng tạo * Tạo hình chậu hoa theo ý thích: Nhiệm vụ của GV: Hướng dẫn HS quan sát, ghi nhớ hình dáng chậu hoa để thực hiện tạo hình và trang trí sản phẩm theo ý thích. Trình chiếu PowerPoint: - Yêu cầu HS quan sát trên màn hình (Hình trong SGK trang 40), trả lời các câu hỏi sau: 1. Con chọn hình dáng chậu như thế nào? Chậu hoa đó có đặc điểm gì? 2. Chiều ngang và chiều cao của chậu có tỉ lệ như thế nào với nhau? 3. Con sử dụng màu nào để làm lá và cành hoa? 4. Cần trang trí gì để sản phẩm chậu hoa thêm sinh động? - Cho Hs xem sản phẩm chậu hoa để HS tham khảo, có ý tưởng sáng tạo riêng cho mình. - Yêu cầu HS làm bài tập 2 trong VBT trang 21: Tạo chậu hoa theo ý thích bằng cách cắt, dán giấy vào khung bên dưới. - Thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu, gợi ý của GV: - Hs quan sát. - HS trả lời theo quan sát; theo ý thích. Lưu ý: Nên chọn màu ...àn hình (hoặc hình trong SGK trang 43), thảo luận để nhận biết cách tạo hình 3D và trang trí con vật bằng giấy bìa. Câu hỏi thảo luận: 1. Mô hình con vật được làm bằng cách nào? 2. Có mấy bước để làm mô hình con vật? 3. Làm thế nào để phần chân và thân trong mô hình con vật kết nối với nhau? 4. Có thể trang trí tạo đặc điểm riêng của con vật bằng cách nào? - Gọi HS nêu lại các bước thực hiện để ghi nhớ: - GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ: - GV thao tác mẫu để HS quan sát, ghi nhớ các bước tạo chậu hoa. - Thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu, gợi ý của GV: - HS quan sát - HS thảo luận nhóm đôi. - Đại diện nhóm trả lời. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Các bước tạo hình 3D và trang trí con vật bằng giấy bìa. Bước 1: Vẽ hình các bộ phận của con vật lên giấy bìa và cắt rời. Bước 2: Cắt khe ghép trên các bộ phận và thân con vật. Bước 3: Vẽ màu và trang trí thể hiện đặc điểm riêng của con vật. Bước 4: Lắp ghép các bộ phận tạo hình 3D của con vật. - HS nhắc lại các bước vẽ. - Ghi nhớ: Hình cắt, ghép và trang trí từ giấy bìa có thể tạo được hình 3D của con vật. - HS quan sát. Hoạt động 3: Luyện tập – sáng tạo * Tạo hình con vật em yêu thích bằng giấy bìa: Nhiệm vụ của GV: - Hướng dẫn HS xác định và ghi nhớ hình dáng con vật mình sẽ thể hiện. - Tổ chức cho HS thực hiện bài tập theo gợi ý trong SGK. Trình chiếu PowerPoint: - Yêu cầu HS quan sát trên màn hình (Hình trong SGK trang 40), trả lời các câu hỏi sau: 1. Con thích hình dáng, đặc điểm của con vật nào? 2. Con vật đó có những đặc điểm gì nổi bật? 3. Các bộ phận của con vật có tỉ lệ như thế nào với nhau? 4. Mô hình con vật được trang trí với những nét, màu nào? - Cho Hs xem sản phẩm con vật để HS tham khảo, có ý tưởng sáng tạo riêng cho mình. - Yêu cầu HS làm bài tập 2 trong VBT trang 23: Tạo hình 3D của con vật mà con thích. - Thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu, gợi ý của GV: - Hs quan sát. - HS trả lời theo quan sát; theo ý thích. Lưu ý: có thể tận dụng vỏ hộp giấy hoặc bìa cattong để tạo hình. - Hs quan sát. - HS làm bài thực hành. Hoạt động 4: Phân tích- đánh giá * Trưng bày sản phẩm và chia sẻ: Nhiệm vụ của GV: - Hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm theo nhóm và chia sẻ về hình, màu, cách trang trí và kĩ thuật tạo hình 3D của con vật. - Khuyến khích HS chia sẻ về: 1. Con thích sản phẩm nào? Vì sao? 2. Sản phẩm đó thể hiện mô hình con vật nào? 3. Cách trang trí tạo đặc điểm trên thân con vật như thế nào? 4. Tỉ lệ các hình cắt trên sản phẩm như thế nào? 5. Hình cắt nào trên sản phẩm có kỹ thuật tốt? 6. Con có muốn điều chỉnh hình và màu nào để sản phẩm của mình được hoàn thiện hơn? - GV nhận xét, khen ngợi HS có sản phẩm đẹp. Động viên HS cả lớp. - HS trưng bày sản phẩm theo nhóm. - HS giới thiệu, chia sẻ về sản phẩm của nhóm mình, của nhóm bạn. - HS chọn sản phẩm mình thích. - HS nêu cảm xúc khi làm sản phẩm con vật. - HS nêu ý định điều chỉnh con vật của mình. - Học sinh lắng nghe và rút kinh nghiệm cho mình. Hoạt động 5: Vận dụng - phát triển * Ứng dụng sản phẩm mỹ thuật trong đời sống: Nhiệm vụ của GV: - Tổ chức cho HS chia sẻ về cách các em sẽ sử dụng sản phẩm mỹ thuật trong học tập và vui chơi. Trình chiếu PowerPoint: - Yêu cầu HS quan sát trên màn hình (hình trong SGK trang 45) và trả lời câu hỏi: 1. Con sẽ sử dụng sản phẩm của mình vào việc gì? 2. Sản phẩm của con phù hợp làm giáo cụ trực quan cho môn học nào? 3. Con có thể dùng sản phẩm làm đồ chơi hoặc làm quà tặng không? 4. Nếu làm quà tặng, con sẽ dành tặng ai? - GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ: - Thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu, gợi ý của GV: - HS quan sát. - HS trình bày ý tưởng của mình về cách sử dụng sản phẩm mỹ thuật vào các hoạt động như: + Dùng mô hình con vật để kể chuyện, đóng kịch. + Trang trí góc học tập. + Làm quà tặng, đồ chơi. - Hs trả lời theo ý tưởng của mình. Ghi nhớ: Những sản phẩm từ bài học mỹ thuật có thể sử dụng trong nhiều hoạt động học tập và vui chơi. * Dặn dò: Nhớ lại hoặc quan sát các ống đựng bút có ở xung quanh. Chuẩn bị giấy thủ công, bìa màu, hồ dán, kéo, màu vẽ * Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có): CHỦ ĐỀ 4: GÓC HỌC TẬP CỦA EM BÀI 3: ỐNG ĐỰNG BÚT TIỆN DỤNG (2 tiết) Thời gian thực hiện: từ ngày tháng năm 202 Đến ngày tháng năm 202 I. Yêu cầu cần đạt: - Nêu được cách cắt và đan nan giấy bìa màu; giấy thủ công tạo sản phẩm mỹ thuật. - Tạo được ống đựng bút bằng cách đan nan từ giấy bìa màu, giấy thủ công.. - Chỉ ra được cách kết hợp các nan màu trong sản phẩm mỹ thuật. - Nhận biết được vẻ đẹp của sản phẩm mây tre đan truyền thống và giá trị của sản phẩm đan với việc bảo vệ môi trường. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Tranh, ảnh về hình ảnh ống đựng bút bằng cách đan nan từ giấy màu. (hoặc Video) để trình chiếu. Sản phẩm ống đựng bút bằng cách đan nan từ giấy màu. - HS: Giấy thủ công, giấy bìa màu, bìa cát tông, kéo, hồ dán, bút chì, màu vẽ... III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Hoạt động 1: Khám phá * Tạo nan...sắm vai người bán hàng, khách hàng để trao đổi các thông tin về sản phẩm - HS chọn sản phẩm mình thích. - HS trả lời theo ý hiểu của mình. - Học sinh lắng nghe và rút kinh nghiệm cho mình. Hoạt động 5: Vận dụng - phát triển * Tìm hiểu một số sản phẩm đan nan trong cuộc sống: Nhiệm vụ của GV: - Tổ chức cho HS xem hình ảnh về sản phẩm được làm từ cách đan mây, tre để nhận biết vẻ đẹp của một nghề thủ công truyền thống của Việt Nam. Trình chiếu PowerPoint: - Yêu cầu HS quan sát hình ảnh về các sản phẩm và hoạt động đan mây, tre của cha ông ta để nhận biết thêm nét đẹp của một ngành nghề thủ công rất cần được duy trì và phát triển ở Việt Nam, trả lời các câu hỏi sau: 1. Con nhìn thấy sản phẩm được thực hiện bằng cách đan nan ở những đâu? 2. Sản phẩm từ đan nan đem lại những lợi ích gì? 3. Con sẽ làm gì để mọi người nhận thức được việc sử dụng sản phẩm từ mây, tre đan là góp phần bảo vệ môi trường? - GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ: - Thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu, gợi ý của GV: - HS xem hình ảnh về các sản phẩm và hoạt động đan mây, tre của cha ông ta để nhận biết thêm nét đẹp của một ngành nghề thủ công rất cần được duy trì và phát triển ở Việt Nam. - HS lắng nghe, thảo luận, chia sẻ. Ghi nhớ: Có rất nhiều vật dụng trong cuộc sống được tạo hình và trang trí bằng cách đan nan từ các vật liệu tự nhiên (mây, tre, lá...). Sử dụng các sản phẩm từ thiên nhiên là góp phần bảo vệ môi trường. * Dặn dò: Mang đầy đủ đồ dùng học vẽ: giấy thủ công, giấy bìa màu, bìa cát tông, kéo, hồ dán, bút chì, màu vẽ... và quan sát trước bài: Cây trong vườn . * Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có): * ĐÁNH GIÁ TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ: Chủ đề: Góc học tập của em được thực hiện bởi các hình thức Mỹ thuật như cắt dán 3D, đan nan giấy tạo hình đồ vật với các hoạt động cá nhân, nhóm. Thông qua chủ đề giúp học sinh nhận ra được vẻ đẹp của sự tương phản của hình, khối, màu sắc trong sản phẩm; Chia sẻ được cách sử dụng sản phẩm mỹ thuật trong học tập và trong cuộc sống. Chia sẻ được một số hình thức ứng dụng sản phẩm trong học tập và vui chơi. Nhận biết được vẻ đẹp của sản phẩm mây tre đan truyền thống và giá trị của sản phẩm đan với việc bảo vệ môi trường. Sau khi học xong chủ đề, về nhà các con hãy cắt dán những lọ hoa xinh xắn; Cắt và đan nan giấy màu tạo hộp bút đẹp mắt để trang trí góc học tập; Hoặc các con làm quà tặng cho những người mà con yêu quý nhé! CHỦ ĐỀ 5: KHU VƯỜN NHỎ (6 TIẾT) Giới thiệu chủ đề: - Chủ đề: Khu vườn nhỏ nhằm giới thiệu về: cách kết hợp các chất liệu và hình thức mỹ thuật để thể hiện hình ảnh trong cuộc sống; Đặc điểm về hình dáng, màu sắc của một số loài côn trùng thường gặp trong tự nhiên và cách tạo hình chúng bằng kỹ thuật in đơn giản; Cách tưởng tượng và sáng tạo bức tranh từ hình cắt côn trùng. - Thông qua hình thức Mỹ thuật như vẽ tranh, cắt dán 3D, In dập màu, in màu với các hoạt động cá nhân, nhóm nhằm giúp học sinh nhận ra được vẻ đẹp và vai trò của cây xanh trong cuộc sống. Có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây. Hiểu và thêm yêu vẻ đẹp, sự đa dạng của những sinh vật nhỏ quen thuộc trong thiên nhiên. Chia sẻ được cảm nhận về vẻ đẹp của thiên nhiên trong cuộc sống và trong tranh. Mục tiêu HS cần đạt sau chủ đề: Quan sát, nhận thức: - Nêu được cách kết hợp các chất liệu và hình thức mỹ thuật để thể hiện hình ảnh trong cuộc sống. 2. Sáng tạo và ứng dụng: - Tạo được sản phẩm mỹ thuật 2D, 3D bằng vật liệu tự nhiên và vật liệu tái sử dụng. - Chỉ ra được hình ảnh trọng tâm và bề mặt chất liệu của sản phẩm mỹ thuật. 3. Phân tích và đánh giá: - Chia sẻ được vẻ đẹp của thiên nhiên trong cuộc sống và trong sản phẩm mỹ thuật. CHỦ ĐỀ 5: KHU VƯỜN NHỎ BÀI 1: CÂY TRONG VƯỜN (2 tiết) Thời gian thực hiện: từ ngày tháng năm 202 Đến ngày tháng năm 202 I. Yêu cầu cần đạt: - Chỉ ra được cách cắt, ghép các hình khối khác nhau tạo sản phẩm mỹ thuật. - Tạo được mô hình cây 3D từ giấy, bìa và các vật liệu khác nhau. - Chia sẻ được cảm nhận về chất bề mặt vật liệu và sử dụng tương phản của khối trong sản phẩm mỹ thuật - Nhận biết được vai trò của cây xanh trong cuộc sống. Có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Video hoặc tranh, ảnh chụp một số loại cây khác nhau. Sản phẩm mẫu. - HS: Giấy thủ công, giấy bìa màu, bìa cát tông, kéo, hồ dán, bút chì, màu vẽ... III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Hoạt động 1: Khám phá * Khám phá hình khối, màu sắc của mô hình cây: * Khởi động: Câu đố 1: Cây gì tựa tai voi Hè cho ô mát em chơi sân trường Đông về trơ trụi cành xương Lá thành mảnh nắng nhẹ vương gió chiều. – Là cây gì? Câu đố 2: Giữa đông ngỡ bụi chà rào Hết đông hoa nở một màu hồng tươi Cây gì lạ thế bạn ơi Xuân về ai cũng thích chơi trong nhà. – Là cây gì? - Nhận xét, tuyên dương HS. - GV giới thiệu bài. - Yêu cầu HS lấy ĐD học tập theo bài. Nhiệm vụ của GV: - Tạo cơ hội cho HS quan sát và tiếp xúc với những mô hình cây dạng khối 3D được tạo hình và trang trí từ bìa, giấy màu và cá...tưởng điều chỉnh sản phẩm. - Học sinh lắng nghe và rút kinh nghiệm cho mình, nhận ra các sản phẩm có tính sáng tạo, hình thức độc đáo, kĩ thuật thể hiện khéo léo. Biết cách điều chỉnh để sản phẩm hoàn thiện hơn. Hoạt động 5: Vận dụng - phát triển * Tạo mô hình khu vườn nhỏ: Nhiệm vụ của GV: - Tổ chức cho HS sắp xếp các mô hình cây của mỗi cá nhân tạo thành khu vườn chung theo nhóm. Yêu cầu HS liên tưởng tới vườn cây trong tự nhiên để tạo thêm cảnh vật cho mô hình sinh động hơn. - Hướng dẫn HS sắp xếp các mô hình cây tạo nhịp điệu giữa các hình khối tương phản trong tổng thể chung của mô hình khu vườn. Câu hỏi thảo luận: 1. Trong mô hình khu vườn của nhóm, con biết những loài cây nào? Các bộ phận của loài cây đó dược làm từ những hình, khối, màu sắc và vật liệu gì? 2. Các mô hình cây được sắp xếp như thế nào? 3. Con có thể vận dụng cách thức tạo mô hình cây để làm sản phẩm nào khác trong cuộc sống? - GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ. - Thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu, gợi ý của GV: - HS sắp xếp các mô hình cây của mỗi cá nhân tạo thành khu vườn chung theo nhóm. Và liên tưởng tới vườn cây trong tự nhiên để tạo thêm cảnh vật cho mô hình sinh động hơn. - HS sắp xếp các mô hình cây tạo nhịp điệu giữa các hình khối, tương phản trong tổng thể chung của mô hình khu vườn. - HS lắng nghe, thảo luận, chia sẻ. * Ghi nhớ: Cây trong tự nhiên có nhiều hình, khối, màu sắc khác nhau và là nguồn cung cấp ô-xy cho cuộc sống của chúng ta nên cần chăm sóc, bảo vệ cây. * Dặn dò: Mang đầy đủ đồ dùng học vẽ: Giấy màu, kéo, hồ dán, màu oat, màu nước, vật liệu phù hợp để in... trong bài Những sinh vật nhỏ. * Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có): CHỦ ĐỀ 5: KHU VƯỜN NHỎ BÀI 2: NHỮNG SINH VẬT NHỎ TRONG VƯỜN (2 tiết) Thời gian thực hiện: từ ngày tháng năm 202 Đến ngày tháng năm 202 I. Yêu cầu cần đạt: - Nêu được đặc điểm về hình dáng, màu sắc của một số loài côn trùng thường gặp trong tự nhiên và cách tạo hình chúng bằng kỹ thuật in đơn giản. - Tạo hình và trang trí được con côn trùng bằng cách in. - Chỉ ra được sự cân đối, hài hòa về tỉ lệ hình, màu, chất liệu in trong sản phẩm. - Hiểu và thêm yêu vẻ đẹp, sự đa dạng của những sinh vật nhỏ quen thuộc trong thiên nhiên. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Tranh , ảnh chụp một số loài côn trùng. Video về một số loại côn trùng (Nếu có). Sản phẩm mẫu. - HS: Giấy màu, kéo, hồ dán, màu oat, màu nước, vật liệu phù hợp để in... III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Hoạt động 1: Khám phá * Khám phá hình in côn trùng: * Khởi động: Trình chiếu PowerPoint: Cho HS xem đoạn Video (hoặc tranh ảnh) giới thiệu về các loại côn trùng trong tự nhiên. - Trong đoạn video có hình ảnh những con vật gì? Con có thích những sinh vật nhỏ bé này không? - GV giới thiệu bài. - Yêu cầu HS lấy ĐD học tập theo bài. Nhiệm vụ của GV: - Tạo cơ hội cho HS quan sát hình in để tìm hiểu về một số loài côn trùng. - Tổ chức cho HS thảo luận để nhận biết hình dáng, màu sắc và hình thức tạo hình côn trùng. Trình chiếu PowerPoint: - Yêu cầu HS quan sát trên màn hình (Hình trang 54 SGK), thảo luận nhóm đôi theo các câu hỏi sau: 1. Tên của những loài côn trùng trong hình minh họa là gì? 2. Con thích loài côn trùng nào? Vì sao? Loài côn trùng đó có hình dáng, màu sắc như thế nào? 3. Hình thức tạo hình côn trùng đó như thế nào? 4. Con có thể giới thiệu thêm về con côn trùng khác mà con biết? - Yêu cầu HS làm bài tập 1 trong VBT trang 28: Nối khuôn hình in với hình in phù hợp. - HS trả lời: con chuồn chuồn, con sâu, con cánh cam, con ong, con bướm, - HS nêu cảm nhận về các con sinh vật: thích hay sợ, - HS nhắc lại tên bài. - HS lấy ĐD học tập. - HS xem một số hình in côn trùng do GV chuẩn bị và hình trong SGK trang 54. - HS quan sát, thảo luận nhóm đôi về hình dáng, màu sắc và hình thức tạo hình của mỗi con côn trùng. Có thể giới thiệu thêm những loài côn trùng khác mà con biết. - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS làm bài tập 1 trong VBT trang 28: Nối khuôn hình in với hình in phù hợp. Hoạt động 2: Kiến tạo kiến thức - kĩ năng. * Cách tạo hình côn trùng bằng hình thức in: Nhiệm vụ của GV: - Hướng dẫn HS quan sát, tìm hiểu và ghi nhớ cách tạo hình côn trùng bằng hình thức in. Trình chiếu PowerPoint: - Yêu cầu HS quan sát (hình trong SGK trang 55), thảo luận để nhận biết các bước tạo hình côn trùng bằng cách in: Câu hỏi thảo luận: 1. Có thể tạo hình côn trùng bằng những hình thức nào? 2. Những vật liệu, dụng cụ nào có thể sử dụng để in côn trùng? 3. Nêu các bước để tạo hình côn trùng bằng hình thức in? 4. Có những cách nào để làm rõ đặc điểm của côn trùng trong hình in? - Khuyến khích HS trình bày lại các bước tạo hình côn trùng bằng hình thức in. - GV làm mẫu các bước để HS quan sát. - GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ. - Thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu, gợi ý của GV: - HS quan sát, thảo luận để chỉ ra các bước tạo hình côn trùng bằng hình thức in: Bước 1: Tì
File đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_mi_thuat_lop_3_sach_ctst_chuong_trinh_ca_na.doc