Kế hoạch bài dạy Mĩ thuật Lớp 1 Sách CTST - Năm học 2022-2023 - Trường TH TTNC Bò và Đồng Cỏ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Về phẩm chất:

Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, tinh thần trách nhiệm ở học sinh, cụ thể là giúp học sinh: Biết cách sử dụng, bảo quản một số vật liệu, chất liệu thông dụng như màu vẽ,… trong thực hành, sáng tạo; biết đoàn kết, hợp tác làm việc nhóm cùng các bạn; bước đầu biết chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình trong trao đổi, nhận xét sản phẩm; có ý thức gìn giữ đồ dùng, sản phẩm mĩ thuật, bảo vệ môi trường.

2. Về năng lực:

Chủ đề góp phần hình thành, phát triển ở học sinh các năng lực sau:

2.1. Năng lực đặc thù môn học:

Nhận biết được mĩ thuật có ở cuộc sống xung quanh, biết ba màu cơ bản và một số yếu tố tạo hình; biết sử dụng chấm, nét, hình, mảng để tạo hình bức tranh; biết trưng bày, nêu tên sản phẩm và phân biệt màu cơ bản.

2.2. Năng lực chung:

Năng lực tự chủ và tự học: biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập; năng lực giao tiếp và hợp tác: biết trao đổi, thảo luận quá trình học/thực hành trưng bày, nêu tên sản phẩm; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết dùng vật liệu và công cụ, hoạ phẩm để thực hành tạo nên bức tranh..

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Một số tranh, ảnh, đồ vật có chấm màu, nét, hình, mảng; màu vẽ, giấy màu; .

2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bút chì, màu vẽ (bút chì màu, bút sáp màu, bút màu dạ, màu nước,…), giấy trắng, gôm, bìa, giấy màu, keo dán, kéo, bút lông, bảng pha màu, tăm bông, vật liệu (lõi giấy, vỏ hộp cũ); …

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học: Thuyết trình, vấn đáp, trực quan, mẫu, thực hành sáng tạo, thảo luận nhóm, luyện tập, đánh giá.

2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.

docx 65 trang Cô Giang 13/11/2024 80
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Mĩ thuật Lớp 1 Sách CTST - Năm học 2022-2023 - Trường TH TTNC Bò và Đồng Cỏ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Mĩ thuật Lớp 1 Sách CTST - Năm học 2022-2023 - Trường TH TTNC Bò và Đồng Cỏ

Kế hoạch bài dạy Mĩ thuật Lớp 1 Sách CTST - Năm học 2022-2023 - Trường TH TTNC Bò và Đồng Cỏ
Thứ 5 ngày 8 tháng 9 năm 2022
Tiết 1-2-3-4	CHỦ ĐỀ 1. THẾ GIỚI MĨ THUẬT (4 tiết)
Tuần 1-2-3-4	DẠY TỪ: 8 – 29/9
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Về phẩm chất:
Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, tinh thần trách nhiệm ở học sinh, cụ thể là giúp học sinh: Biết cách sử dụng, bảo quản một số vật liệu, chất liệu thông dụng như màu vẽ, trong thực hành, sáng tạo; biết đoàn kết, hợp tác làm việc nhóm cùng các bạn; bước đầu biết chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình trong trao đổi, nhận xét sản phẩm; có ý thức gìn giữ đồ dùng, sản phẩm mĩ thuật, bảo vệ môi trường.
2. Về năng lực:
Chủ đề góp phần hình thành, phát triển ở học sinh các năng lực sau:
2.1. Năng lực đặc thù môn học:
Nhận biết được mĩ thuật có ở cuộc sống xung quanh, biết ba màu cơ bản và một số yếu tố tạo hình; biết sử dụng chấm, nét, hình, mảng để tạo hình bức tranh; biết trưng bày, nêu tên sản phẩm và phân biệt màu cơ bản.
2.2. Năng lực chung:
	Năng lực tự chủ và tự học: biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập; năng lực giao tiếp và hợp tác: biết trao đổi, thảo luận quá trình học/thực hành trưng bày, nêu tên sản phẩm; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết dùng vật liệu và công cụ, hoạ phẩm để thực hành tạo nên bức tranh..
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Một số tranh, ảnh, đồ vật có chấm màu, nét, hình, mảng; màu vẽ, giấy màu; .
	2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bút chì, màu vẽ (bút chì màu, bút sáp màu, bút màu dạ, màu nước,), giấy trắng, gôm, bìa, giấy màu, keo dán, kéo, bút lông, bảng pha màu, tăm bông, vật liệu (lõi giấy, vỏ hộp cũ); 
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
	1. Phương pháp dạy học: Thuyết trình, vấn đáp, trực quan, mẫu, thực hành sáng tạo, thảo luận nhóm, luyện tập, đánh giá.
	2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
TIẾT 1: MĨ THUẬT QUANH EM 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: khởi động 

* Mục tiêu: Kiểm tra sĩ số, kiểm tra đồ dùng và sự chuẩn bị của học sinh.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, vấn đáp.
* Cách tiến hành:

- Giáo viên tổ chức cho học sinh hát và kiểm tra sĩ số, đồ dùng học tập.
- Học sinh hát, đặt đồ dùng học tập lên bàn.
2. Hoạt động 2: Quan sát và nhận thức
a. Quan sát, thảo luận về những sản phẩm mĩ thuật quanh em 

* Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết được mĩ thuật có ở cuộc sống xung quanh, biết ba màu cơ bản và một số yếu tố tạo hình.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thuyết trình, vấn đáp, trực quan, thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:

- Giáo viên giới thiệu một số sản phẩm có yếu tố mĩ thuật như lọ hoa, bức tranh, áo dài, tượng và tượng đài.
- Giáo viên tổ chức thảo luận nhóm để học sinh chủ động nhận biết các hình ảnh và sản phẩm mĩ thuật được quan sát.
- Giáo viên giới thiệu đồ dùng học tập như giấy màu, bút chì màu, và ba màu cơ bản.
b. Đồ dùng học tập
- Giáo viên giới thiệu một số đồ dùng học tập: giấy vẽ, giấy màu, keo dán, kéo, bút màu, màu nước, đất nặn...
c. Màu cơ bản:
 ĐỎ	VÀNG	XANH LAM
- Giáo viên tổ chức trò chơi có liên quan đến ba màu cơ bản: đỏ, vàng, lam: đọc tên màu nhanh, vận động theo màu, tìm bạn theo màu, nghe nhạc đoán màu, tìm màu giống nhau trong sản phẩm,... 
- Giáo viên khuyến khích học sinh tìm các đồ vật khác trong cuộc sống có màu cơ bản.
3. Hoạt động 3: Thực hành sáng tạo 
- Giáo viên khuyến khích học sinh tự chọn hoạt động để thực hiện: Tổ chức cho học sinh vẽ màu vào hình có sẵn; Tổ chức cho học sinh sử dụng bút màu để đồ/vẽ theo mẫu cho sẵn, sau đó vẽ màu; Tổ chức cho học sinh sử dụng bút màu để vẽ những gì các em thích, sau đó vẽ màu.
4. Hoạt động 4: Vận dụng, trải nghiệm
- Giáo viên tổ chức cho học sinh trả lời các câu hỏi gợi ý để trình bày được kiến thức: Em hãy kể tên các màu cơ bản. Em hãy tìm màu cơ bản ở đồ vật quanh em. Em sẽ bảo quản đồ dùng học tập của em như thế nào?
- Giáo viên nhận xét tinh thần học tập của học sinh, động viên, khuyến khích học sinh; giáo dục ý thức giữ gìn đồ dùng, sản phẩm mĩ thuật và bảo vệ môi trường lớp học.
*Tổng kết tiết học, nhận xét chung, dặn dò
- Học sinh quan sát, lắng nghe.
- Học sinh thảo luận nhóm để nhận biết các hình ảnh và sản phẩm mĩ thuật được quan sát; sau đó liên hệ nhận biết những sản phẩm mĩ thuật khác trong cuộc sống để nhận biết mĩ thuật có ở cuộc sống xung quanh.
- Học sinh quan sát, lắng nghe.
- Học sinh lấy
đồ dùng để 
trên bàn.
- Học sinh tiếp nhận kiến thức thông qua trò chơi (đọc tên màu nhanh, vận động theo màu, tìm bạn theo màu, nghe nhạc đoán màu, tìm màu giống nhau trong sản phẩm,...)
- Học sinh tìm và phát biểu.
- Học sinh tự chọn hoạt động để thực hiện.
- Học sinh trả lời các câu hỏi của giáo viên.
- Học sinh lắng nghe.
V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
..
..
..
 TIẾT 2- CHẤM
1. Hoạt động 1: khởi động 
Ổn định tổ chức lớp, khởi động (1-3 phút): Kiểm tra sĩ số, kiểm tra đồ dùng và sự chuẩn bị của HS. 
Cùng HS nhận xét, đánh giá, tuyên dương.
2. Hoạt động 2: Quan sát và nhận thức
a. Quan sát, thảo luận về chấm trong tự nhiên và chấm trong tranh...số, kiểm tra đồ dùng và sự chuẩn bị của học sinh.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, vấn đáp.
* Cách tiến hành:

- Giáo viên tổ chức cho học sinh hát và kiểm tra sĩ số, đồ dùng học tập.
- Học sinh hát, đặt đồ dùng học tập lên bàn.
2. Hoạt động 2: Hoàn thiện, trưng bày sản phẩm 

* Mục tiêu: Giúp học sinh hoàn thiện sản phẩm.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thuyết trình, thực hành, thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:

- Giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thiện sản phẩm của mình (hoặc nhóm).
- Học sinh hoàn thiện sản phẩm của mình (hoặc nhóm).
3. Hoạt động 3: Phân tích, đánh giá 

* Mục tiêu: Giúp học sinh biết tự nhận xét, đánh giá và đánh giá bạn.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm, trò chơi.
* Cách tiến hành:

- Giáo viên tổ chức các hoạt động thảo luận nhóm để nhận xét, phân tích và đánh giá sản phẩm của các bạn theo các câu hỏi gợi ý:
+ Em hoặc nhóm đã thực hiện sản phẩm mĩ thuật của chủ đề này như thế nào?
+ Sản phẩm nào có sử dụng màu cơ bản, đó là những màu gì?
+ Sản phẩm nào được tạo bằng chấm màu?
+ Sản phẩm nào có nhiều nét, đó là những nét nào?
+ Sản phẩm nào tạo ra bằng hình, mảng?
+ Em thích những sản phẩm nào của các nhóm, vì sao?
+ Em sẽ giữ gìn sản phẩm bằng cách nào và sử dụng sản phẩm này để làm gì?
4. Hoạt động 4: Vận dụng, trải nghiệm
- Giáo viên tổ chức các trò chơi củng cố lại kiến thức dựa vào mục tiêu của chủ đề, tích hợp những cách giữ gìn, bảo quản đồ dùng học tập và sản phẩm mĩ thuật, giữ vệ sinh lớp học (đố em, rung chuông vàng, ai nhanh hơn,...).

- Học sinh thảo luận nhóm để nhận xét, phân tích và đánh giá sản phẩm của các bạn.
- Học sinh tham gia trò chơi.
- Học sinh lắng nghe.
V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
..
..
..
Thứ 5 ngày 6 tháng 10 năm 2022
 CHỦ ĐỀ 2: NGÔI NHÀ CỦA EM (4 tiết)
Tuần: 5-6-7-8	 (Dạy từ: 6 – 27/10)
Tiết: 5-6-7-8
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
 1. Về phẩm chất:
Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thự c, tinh thần trách nhiệm ở học sinh, cụ thể là giúp học sinh: biết cách sử dụng, bảo quản một số vật liệu, chất liệu thông dụng như màu vẽ (chì màu, bút sáp màu,), trong thực hành, sáng tạo; biết tạo tình thân yêu, trách nhiệm với bạn bè qua hoạt động nhóm; biết cảm nhận được vẻ đẹp, tình yêu, trách nhiệm với ngôi nhà của mình và cộng đồng; biết chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình qua trao đổi, nhận xét sản phẩm.
2. Về năng lực:
Chủ đề góp phần hình thành, phát triển ở học sinh các năng lực sau:
2.1. Năng lực đặc thù môn học:
Nhận biết và sử dụng được chì màu, bút sáp màu; các hình cơ bản: vuông, tròn, tam giác, chữ nhật, hình thang,...; sử dụng chấm, nét, hình, mảng, các hình cơ bản để tạo hình đề tài “Ngôi nhà của em”; biết kết hợp các sản phẩm cá nhân thành sản phẩm nhóm; biết trưng bày, nêu tên sản phẩm và phân biệt màu, hình cơ bản.
2.2. Năng lực chung:
	Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập; biết tham gia hoạt động nhóm, trao đổi, thảo luận quá trình học/thực hành trưng bày, nêu tên sản phẩm; biết dùng vật liệu và công cụ, hoạ phẩm chì màu, bút sáp màu để thực hành tạo nên bức tranh với chủ đề “Ngôi nhà của em”.
2.3. Năng lực đặc thù của học sinh:
	Năng lực ngôn ngữ: Vận dụng kĩ năng nói trong trao đổi, giới thiệu, nhận xét,; năng lực tính toán: Vận dụng sự hiểu biết về hình cơ bản trong không gian hai chiều.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Một số tấm bìa màu hình vuông, tròn, tam giác, chữ nhật; một số hình ảnh minh hoạ ngôi nhà (tranh, ảnh, vật mẫu thật hoặc vật mẫu bằng mô hình sản phẩm của HS,...); một số tranh, ảnh ngôi nhà; ...
	2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bút chì, màu vẽ (bút chì màu, bút sáp màu, bút màu dạ, màu nước,), giấy trắng, gôm, bìa, giấy màu, keo dán, kéo, tăm bông; 
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
	1. Phương pháp dạy học: Thuyết trình, vấn đáp, trực quan, mẫu, thực hành sáng tạo, thảo luận nhóm, luyện tập, đánh giá.
	2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
TIẾT 1: VẼ NGÔI NHÀ TỪ HÌNH CƠ BẢN (sách học sinh, trang 14-15)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: khởi động 

* Mục tiêu: Kiểm tra sĩ số, kiểm tra đồ dùng và sự chuẩn bị của học sinh.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, vấn đáp.
* Cách tiến hành:

- Giáo viên tổ chức cho học sinh hát và kiểm tra sĩ số, đồ dùng học tập.
2. Hoạt động 2: Quan sát và nhận thức
- Học sinh hát, đặt đồ dùng học tập lên bàn.
a. Quan sát, thảo luận về hình cơ bản từ các dạng nhà trong cuộc sống và trong tranh 

* Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết về hình cơ bản từ các dạng nhà trong cuộc sống và trong tranh.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thuyết trình, vấn đáp, trực quan, thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:

- Giáo viên giới thiệu một số hình ảnh ng ôi nhà trong cuộc sống và nhà trong tranh vẽ (sách học sinh, trang 14).
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận và tự rút ra các kiến thức.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh trình bày kiến thức các em tự ghi nhận được.
- Giáo viên đặt câu hỏi để học sinh tự khám phá kiến t...ch tiến hành:

- Giáo viên tổ chức cho học sinh hát và kiểm tra sĩ số, đồ dùng học tập.
2. Hoạt động 2: Quan sát và nhận thức
- Học sinh hát, đặt đồ dùng học tập lên bàn.
Quan sát, thảo luận về khu nhà trong cuộc sống và trong tranh 

* Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết về kh u nhà trong cuộc sống và trong tranh.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thuyết trình, vấn đáp, trực quan, thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:

- Giáo viên giới thiệu một số hình ảnh, bức tranh ngôi nhà phố, chung cư (có thể xem hình minh hoạ sách học sinh, trang 18,), hoặc tranh của học sinh từ các lớp trước, đặt câu hỏi để học sinh tìm chọn sản phẩm và nêu ý tưởng dự định sẽ thực hiện của nhóm.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm, trình bày các đặc điểm về hình và màu cơ bản, cách trang trí, chấm, hình, nét, mảng của ngôi nhà trong sản phẩm mĩ thuật với ngôi nhà phố, biệt thự, chung cư; nhận xét cách sắp xếp các ngôi nhà ở khu phố,
3. Hoạt động 3: Thực hành sáng tạo 
- Học sinh quan sát.
- Học sinh hoạt động nhóm, trình bày các đặc điểm về hình và màu cơ bản, cách trang trí, chấm, hình, nét, mảng của ngôi nhà trong sản phẩm mĩ thuật với ngôi nhà phố, biệt thự, chung cư; nhận xét cách sắp xếp các ngôi nhà ở khu phố,
Cho HS thực hành sáng tạo theo nhóm tạo hình và sắp xếp những ngôi nhà đơn lẻ thành một khu nhà 

* Mục tiêu: Giúp học biết tạo hình và sắp xếp những ngôi nhà đơn lẻ thành một khu nhà.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, thực hành.
* Cách tiến hành:

- Giáo viên giới thiệu hình minh hoạ vẽ hoặc cắt dán khu phố (có thể xem hình minh hoạ sách học sinh, trang 19) hoặc hình ảnh mẫu giáo viên chuẩn bị.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận về sản phẩm của nhóm, hình cơ bản tạo thành ngôi nhà, kích thước, hình dạng, các thành phần của mỗi ngôi nhà, cách thực hành và thời gian thực hiện,
Nhóm thực hành vẽ hoặc cắt dán tạo thành một bức tranh hoàn chỉnh.
* Gợi ý cách thực hiện:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện sản phẩm cá nhân, sau đó cắt rời và ghép thành sản phẩm nhóm hoặc mỗi học sinh vẽ một phần của tranh, sau đó cùng hoàn thành sản phẩm nhóm; học sinh chủ động tổ chức, phân công thực hiện
4. Hoạt động 4: Vận dụng, trải nghiệm
- Dặn dò HS về quan sát sự vật xung quanh.
- Giáo viên kết hợp nhận xét, tuyên dương các học sinh (hoặc nhóm) có những ý tưởng đặc sắc, tiến bộ. (Giáo viên chú ý quan tâm nhận xét thường xuyên.)
- Học sinh chú ý quan sát, lắng nghe.
- Học sinh thảo luận về sản phẩm của nhóm, hình cơ bản tạo thành ngôi nhà, kích thước, hình dạng, các thành phần của mỗi ngôi nhà, cách thực hành và thời gian thực hiện,
- Học sinh chủ động tổ chức, phân công thực hiện sản phẩm cá nhân.
V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
..
..
..
TIẾT 4: GÓC MĨ THUẬT CỦA EM (sách học sinh, trang 20)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: khởi động 

* Mục tiêu: Kiểm tra sĩ số, kiểm tra đồ dùng và sự chuẩn bị của học sinh.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, vấn đáp.
* Cách tiến hành:

- Giáo viên tổ chức cho học sinh hát và kiểm tra sĩ số, đồ dùng học tập.
2. Hoạt động 2: Hoàn thiện, trưng bày sản phẩm 

- Học sinh hát, đặt đồ dùng học tập lên bàn.


 Mục tiêu: Giúp học sinh hoàn thiện sản phẩm.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thuyết trình, thực hành, thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:

- Giáo viên hướng dẫn học sinh hoàn thiện sả n phẩm của mình (hoặc nhóm).
- Giáo viên hướng dẫn một số cách trưng bày sản phẩm.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh (hoặc nhóm) giới thiệu sản phẩm, nhận xét, đánh giá.
- Học sinh hoàn thiện sản phẩm của mình (hoặc nhóm).
- Học sinh trưng bày sản phẩm.
- Học sinh giới thiệu sản phẩm, nhận xét, đánh giá.
3. Hoạt động 3: Phân tích, đánh giá
* Mục tiêu: Giúp học sinh biết tự nhận xét, đánh giá và đánh giá bạn.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm, trò chơi.
Học sinh trình bày về tên sản phẩm, ý tưởng nội dung, hình thức thể hiện, màu sắc, cách thực hiện, chất liệu sử dụng trong sản phẩm.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày sản phẩm của mình (hoặc nhóm) trước lớp.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu nhận xét, phân tích và đánh giá sản phẩm của mình (hoặc nhóm). 
- Giáo viên khuyến khích học sinh nêu được các ý phù hợp theo năng lực cảm nhận của các em: cảm nhận về sản phẩm, sự phù hợp về màu sắc, hình dạng, hình thức thể hiện trong bức tranh của mình và nhận xét của bạn (nhóm bạn).
4. Hoạt động 4: Vận dụng, trải nghiệm
- Giáo viên tổ chức các hình thức thi đua để đúc kết kiến thức học sinh theo mục tiêu của chủ đề, hoặc qua kênh hình (sách học sinh, trang 20).
- Giáo viên kết hợp nhận xét, đánh giá tổng kết chủ đề.
- Học sinh nêu nhận xét, phân tích và đánh giá sản phẩm của mình.
- Học sinh nêu cảm nhận về sản phẩm, sự phù hợp về màu sắc, hình dạng, hình thức thể hiện trong bức tranh của mình và nhận xét của bạn (nhóm bạn).
- Học sinh tham gia trò chơi, nói lên được cảm nhận về ngôi nhà của các em, nêu được ý thức trách nhiệm bảo vệ, vệ sinh môi trường sống, sinh hoạt của gia ...g 4: Vận dụng, trải nghiệm
+ Câu hỏi gợi ý: 
. Em thích cách thực hiện nào? Vì sao?...
. Em có cảm xúc như thế nào khi thực hành sáng tạo sản phẩm? 
. Qua tiết học em đã học hỏi được điều gì?...
- Học sinh quan sát.
- Học sinh lựa chọn ý tưởng, vẽ cá nhân, sử dụng chấm, nét, mảng thực hiện bức tranh diễn tả ban ngày và ban đêm.
- Học sinh chọn và thực hiện một trong những hoạt động theo gợi ý của giáo viên.
Học sinh hoàn thành sản phẩm, giới thiệu sản phẩm với nhóm hoặc cộng tác hoàn thành sản phẩm nhóm.

V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
..
..
..
TIẾT 2: NẮNG VÀ MƯA (sách học sinh, trang 24-25)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: khởi động 

* Mục tiêu: Kiểm tra sĩ số, kiểm tra đồ dùng và sự chuẩn bị của học sinh.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, vấn đáp.
* Cách tiến hành: 

- Giáo viên tổ chức cho học sinh hát và kiểm tra sĩ số, đồ dùng học tập.
2. Hoạt động 2: Quan sát và nhận thức
- Học sinh hát, đặt đồ dùng học tập lên bàn.
Quan sát, thảo luận về nắng, mưa trong thiên nhiên và trong tranh 

* Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết về nắng, mưa trong thiên nhiên và trong tranh.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thuyết trình, vấn đáp, trực quan, thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:

- Giáo viên giới thiệu một số hình ảnh nắng, mưa và những hiện tượng khác trong thiên nhiên, trong tranh (cho học sinh xem hình minh hoạ trong sách học sinh, trang 24, 25).
- Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc nhóm, giao nhiệm vụ, chủ đề thảo luận để học sinh hoàn thành các nhiệm vụ được giao và trình bày được các ý kiến phân biệt hình dạng, nét, mảng, hình và màu sắc khi diễn tả nắng, mưa trong mĩ thuật. 
- Giáo viên tổ chức các trò chơi để học sinh cảm thụ sự khác biệt giữa nắng, mưa
3. Hoạt động 3: Thực hành sáng tạo
- Học sinh quan sát, lắng nghe.
- Học sinh hoàn thành các nhiệm vụ được giao và trình bày được các ý kiến phân biệt hình dạng, nét, mảng, hình và màu sắc khi diễn tả nắng, mưa trong mĩ thuật.
- Học sinh tham gia trò chơi.
Vẽ hoặc cắt, xé, dán cảnh trời nắng hoặc trời mưa 

* Mục tiêu: Giúp học sinh biết vẽ hoặc cắt, xé, dán cảnh trời nắng hoặc trời mưa.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thực hành.
* Cách tiến hành:

- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành cá nhân: sử dụng chấm, nét, hình, mảng kết hợp màu cơ bản với các màu khác thực hiện bức tranh diễn tả trời nắng hay trời mưa (có thể thực hành tạo sản phẩm bằng các cách khác sao cho phù hợp nội dung). 
- Giáo viên khuyến khích học sinh chọn và hoàn thành một hay nhiều hoạt động sau: Vẽ màu cho tranh có sẵn; Từ tranh có sẵn, thêm các chi tiết để vẽ thời tiết nắng mưa, vẽ màu phù hợp (có thể cùng một nội dung tranh nhưng diễn tả trời nắng hoặc trời mưa tuỳ ý thích của các em); Vẽ tranh theo trí tưởng tượng của các em về thời tiết nắng mưa.
∗ Một số mẫu tham khảo cho giáo viên:
- Giáo viên theo dõi, chú ý nhận xét thường xuyên kịp thời động viên, khuyến khích học sinh; khen ngợi học sinh có tiến bộ hoặc có ý tưởng sáng tạo
4. Hoạt động 4: Vận dụng, trải nghiệm
. Em có cảm xúc như thế nào khi thực hành sáng tạo sản phẩm? 
. Qua tiết học em đã học hỏi được điều gì từ bạn?...
Dặn dò chuẩn bị đồ dung cho tiết sau

- Học sinh thực hành cá nhân: sử dụng chấm, nét, hình, mảng kết hợp màu cơ bản với các màu khác thực hiện bức tranh diễn tả trời nắng hay trời mưa.
- Học sinh lựa chọn và hoàn thành một hay nhiều hoạt động theo gợi ý của giáo viên.
- Học sinh lắng nghe.

V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
..
..
..
..
TIẾT 3: SẤM CHỚP VÀ CẦU VỒNG (sách học sinh, trang 26-27)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: khởi động 

* Mục tiêu: Kiểm tra sĩ số, kiểm tra đồ dùng và sự chuẩn bị của học sinh.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, vấn đáp.
* Cách tiến hành:

- Giáo viên tổ chức cho học sinh hát và kiểm tra sĩ số, đồ dùng học tập.
2. Hoạt động 2: Quan sát và nhận thức
- Học sinh hát, đặt đồ dùng học tập lên bàn.
- Quan sát, thảo luận về sấm chớp khi trời mưa, cầu vồng sau cơn mưa trong thiên nhiên và trong tranh (9-10 phút):

* Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết về sấm chớp khi trời mưa, cầu vồng sau cơn mưa trong thiên nhiên và trong tranh.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thuyết trình, vấn đáp, trực quan, thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:

- Giáo viên giới thiệu một số hình ảnh sấm chớp khi trời mưa, hình ảnh cầu vồng sau cơn mưa (cho học sinh xem hình minh hoạ trong sách học sinh, trang 26 hoặc sử dụng máy chiếu giới thiệu nhiều hình mẫu khác).
- Giáo viên cho học sinh so sánh các sản phẩm đã được thực hiện ở năm trước và các sự vật hiện tượng có thật, hoặc tranh vẽ, để học sinh nhận biết, nêu đặc điểm về hiện tượng sấm chớp và hình dáng, màu sắc cầu vồng sau cơn mưa trong sản phẩm mĩ thuật.
3. Hoạt động 3: Thực hành sáng tạo
- Học sinh 
quan sát, 
lắng nghe.
- Học sinh so sánh các sản phẩm đã được thực hiện ở năm trước và các sự vật hiện tượng có thật, nhận biết, nêu đặc điểm về hiện tượng sấm chớp và hình dáng, màu sắc cầu vồng sau ...ược cảm nhận về sản phẩm; biết dùng vật liệu và công cụ, hoạ phẩm (màu vẽ, giấy màu) để thực hành sáng tạo chủ đề “Khu vườn của em”.
2.3. Năng lực đặc thù của học sinh:
	Năng lực ngôn ngữ: Vận dụng kĩ năng nói trong trao đổi, giới thiệu, nhận xét; năng lực tự nhiên: Vận dụng sự hiểu biết về hệ thực vật để áp dụng vào các môn học khác và trong cuộc sống hằng ngày.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Một số hình ảnh lá, cành cây, thân cây, hoa, quả (tranh, ảnh, vật mẫu thật hoặc vật mẫu bằng mút, nhựa, nếu có) phù hợp với nội dung chủ đề; ...
	2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bút chì, màu vẽ (bút chì màu, bút sáp màu, bút màu dạ, màu nước,), giấy trắng, gôm, bìa, giấy màu, keo dán, kéo, bút lông, bảng pha màu, vật liệu (lõi giấy, vỏ hộp cũ),; một số lá, cành cây, thân cây, hoa, quả, cành cây nhỏ, tăm bông (hoặc bông mút – nếu có – để dập màu); 
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
	1. Phương pháp dạy học: Thuyết trình, vấn đáp, trực quan, mẫu, thực hành sáng tạo, thảo luận nhóm, luyện tập, đánh giá.
	2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
TIẾT 1: LÁ VÀ CÂY (sách học sinh, trang 30-31)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: khởi động 

* Mục tiêu: Kiểm tra sĩ số, kiểm tra đồ dùng và sự chuẩn bị của học sinh.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, vấn đáp.
* Cách tiến hành:

- Giáo viên tổ chức cho học sinh hát và kiểm tra sĩ số, đồ dùng học tập.
2. Hoạt động 2: Quan sát và nhận thức
- Học sinh hát, đặt đồ dùng học tập lên bàn.
Quan sát, thảo luận về màu sắc, hình dạng lá và cây ngoài thiên nhiên, trong tranh

* Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết các đặc điểm về hình dạng và màu sắc của lá và cây.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thuyết trình, vấn đáp, trực quan, thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:

- Giáo viên giới thiệu một số lá và cây (sử dụng ảnh, tranh hoặc mẫu thật).
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc nhóm, tìm ra và giới thiệu các đặc điểm về hình dạng v à màu sắc, liên hệ với hình và màu sắc cơ bản đã học. So sánh hình dáng, màu sắc của lá và cây trong sản phẩm mĩ thuật với lá và cây trong tự nhiên.
3. Hoạt động 3: Thực hành sáng tạo

- Học sinh quan sát, lắng nghe.
- Học sinh làm việc nhóm, tìm ra và giới thiệu các đặc điểm về hình dạng và màu sắc, liên hệ với hình và màu sắc cơ bản đã học. So sánh hình dáng, màu sắc của lá và cây trong sản phẩm mĩ thuật với lá và cây trong tự nhiên.


* Mục tiêu: Giúp học sinh vẽ tranh lá và cây.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thuyết trình, vấn đáp, trực quan, thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:

- Giáo viên giới thiệu một số tranh mẫu để giúp học sinh nhận biết rõ hơn (sách học sinh, trang 30) (Có thể sử dụng máy chiếu và giới thiệu nhiều hình mẫu khác).
- Giáo viên yêu cầu học sinh tự chọn thực hiện một trong những hoạt động sau: chọn tranh cây lá có sẵn, vẽ màu; vẽ thêm lá, cây theo hướng dẫn của giáo viên; vẽ lá, vẽ cây theo ý thích và trí tưởng tượng của các em.
- Giáo viên giới thiệu một số mẫu tham khảo:
- Gợi ý các bước thực hiện:
+ Vẽ lá:
- Giáo viên theo dõi, đưa ra các nhận xét, đánh giá theo tiến trình hoạt động của học sinh, động viên, khuyến khích học sinh, khen ngợi học sinh có tiến bộ hoặc có ý tưởng sáng tạo
4. Hoạt động 4: Vận dụng, trải nghiệm
+ Câu hỏi gợi ý: 
. Em thích cách thực hiện nào? Vì sao?...
. Em có cảm xúc như thế nào khi thực hành sáng tạo sản phẩm? 
. Qua tiết học em đã học hỏi được điều gì từ bạn?...

- Học sinh quan sát, lắng nghe.
- Học sinh tự chọn thực hiện một trong những hoạt động sau: chọn tranh cây lá có sẵn, vẽ màu; vẽ thêm lá, cây theo hướng dẫn của giáo viên; vẽ lá, vẽ cây theo ý thích và trí tưởng tượng của các em.
+ Vẽ cây:
V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
..
..
..
TIẾT 2: HOA VÀ QUẢ (sách học sinh, trang 32-33)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: khởi động 

* Mục tiêu: Kiểm tra sĩ số, kiểm tra đồ dùng và sự chuẩn bị của học sinh.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, vấn đáp.
* Cách tiến hành:

- Giáo viên tổ chức cho học sinh hát và kiểm tra sĩ số, đồ dùng học tập.
2. Hoạt động 2: Quan sát và nhận thức
- Học sinh hát, đặt đồ dùng học tập lên bàn.
Quan sát, thảo luận về màu sắc, hình dạng hoa và quả ngoài thiên nhiên, trong tranh

* Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết về màu sắc, hình dạng hoa và quả ngoài thiên nhiên, trong tranh.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thuyết trình, vấn đáp, trực quan, thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:

- Giáo viên giới thiệu một số hoa và quả (sử dụng ảnh, tranh hoặc mẫu thật).
- Giáo viên tổ chức các trò chơi (nhìn hình đoán tên, ai nhanh hơn, ai tinh mắt,...) để học sinh: Liên hệ được hình dạng và màu sắc khác của hoa và quả nhằm phát triển sự sáng tạo cá nhân, liên hệ với hình và màu sắc cơ bản đã học; so sánh hình dạng, màu sắc của hoa và quả trong sản phẩm mĩ thuật với hoa và quả trong tự nhiên.
3. Hoạt động 3: Thực hành sáng tạo
- Học sinh quan sát, lắng nghe.
- Học sinh tham gia trò chơi.

Thực hành và sáng tạ...ột số cách trưng bày sản phẩm.
- Học sinh chủ động phân công công việc và hoàn thành sản phẩm.
- Học sinh hoàn thiện, trưng bày sản phẩm.
- Các nhóm hoàn thành sản phẩm và trưng bày tại lớp.
3. Phân tích, đánh giá 

* Mục tiêu: Giúp học sinh biết tự nhận xét, đánh giá và đánh giá bạn.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm, trò chơi.
* Cách tiến hành:


- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu nhận xét, phân tích và đánh giá sản phẩm của nhóm mình và nhóm khác. - Giáo viên khuyến khích học sinh nêu được các ý phù hợp theo năng lực cảm nhận của các em: cảm nhận về sản phẩm, sự phù hợp về màu sắc, hình dạng, hình thức thể hiện trong sản phẩm.
4. Hoạt động 4: Vận dụng, trải nghiệm
- Giáo viên tổ chức các hình thức thi đua để đúc kết kiến thức học sinh theo mục tiêu của chủ đề.
- Giáo viên khuyến khích học sinh nêu được một số ích lợi của cây và hoa, ý thức bảo vệ cây và hoa tại công viên, vườn hoa.
- Giáo viên kết hợp nhận xét, đánh giá toàn chủ đề.
- Học sinh trình bày sản phẩm của nhóm trước lớp: tên sản phẩm, ý tưởng nội dung, hình thức thể hiện, màu sắc, chất liệu sử dụng trong sản phẩm,
- Học sinh nhận xét, phân tích và đánh giá sản phẩm của mình (hoặc nhóm).
- Học sinh nêu: cảm nhận về sản phẩm, sự phù hợp về màu sắc, hình dạng, hình thức thể hiện trong bức tranh của mình và nhận xét của bạn (nhóm bạn).
- Học sinh thi đua.
- Học sinh nêu được một số hành động để tự bảo vệ sức khoẻ khi thời tiết nắng hoặc mưa
- Học sinh lắng nghe.

V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
..
..
..
Thứ 5 ngày 29 tháng 12 năm 2022
 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC HỌC KÌ I – 2 TIẾT 
Tuần: 17-18 (Dạy từ: 29/12/2022 - 5/1/2023)
Tiết: 17-18
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục môn Mĩ thuật là:
+ Cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt phẩm chất, năng lực và sự tiến bộ của từng học sinh; 
+ Giúp học sinh tự đánh giá sự tiến bộ của bản thân và tự điều chỉnh hoạt động học tập;
+ Giúp giáo viên biết được những tiến bộ và hạn chế của học sinh, từ đó có hướng dẫn kịp thời cho học sinh và điều chỉnh kế hoạch, hoạt động dạy học một cách phù hợp;
+ Giúp nhà quản lí hiểu rõ chất lượng giáo dục, làm căn cứ để có những điều chỉnh và nâng cao chất lượng giáo dục; giúp cha mẹ học sinh hiểu rõ những tiến bộ của con và có những biện pháp, phối hợp giáo dục với nhà trường.
- Đối tượng đánh giá là sản phẩm và quá trình học tập, rèn luyện của học sinh.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ:
- Đánh giá kết quả giáo dục bao gồm đánh giá thường xuyên và đánh giá tổng kết, đồng thời bao gồm cả phẩm chất và năng lực của học sinh.
+ Đánh giá thường xuyên: Căn cứ vào việc học sinh chuẩn bị đồ dùng, công cụ, vật liệu,... trả lời câu hỏi, phát biểu ý kiến, thảo luận, chia sẻ, thuyết trình, bài viết, kết quả thực hành, thực hiện trưng bày, tham gia nhận xét, đánh giá,... trong quá trình học tập. Đánh giá thường xuyên có sự tham gia của các chủ thể khác nhau: Giáo viên đánh giá học sinh, học sinh đánh giá đồng đẳng, học sinh tự đánh giá, cha mẹ học sinh tham gia đánh giá.
+ Đánh giá tổng kết: Căn cứ vào các sản phẩm thực hành, bài tập,... Kết quả đánh giá tổng kết của cả một năm học cần được tham chiếu thêm từ kết quả đánh giá thường xuyên (nỗ lực, sự tiến bộ của học sinh trong suốt một năm học, tinh thần cộng tác, phối hợp của học sinh), đánh giá tổng kết ngoài việc dựa trên cơ sở thực hành mĩ thuật (thực hành sáng tạo, cảm thụ mĩ thuật, nhận xét, đánh giá), có thể phối kết hợp nhiều hình thức khác như: bài tập trắc nghiệm, hỏi – đáp.
- Hoạt động đánh giá kết quả giáo dục không nên tiến hành cứng nhắc mà cần có sự linh hoạt của giáo viên, tuỳ điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, hình thức đa dạng, phong phú nhằm hướng đến sự ham mê, yêu thích, vui vẻ
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Các sản phẩm thuộc 4 chủ đề đã học; ...
	2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bút chì, màu vẽ (bút chì màu, bút sáp màu, bút màu dạ, màu nước,), giấy trắng, gôm, bìa, giấy màu, keo dán, kéo, bút lông, bảng pha màu, vật liệu (lõi giấy, vỏ hộp cũ),; các sản phẩm thuộc 4 chủ đề đã học; 
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
	1. Phương pháp dạy học: Thuyết trình, vấn đáp, trực quan, mẫu, thực hành sáng tạo, thảo luận nhóm, luyện tập, đánh giá.
	2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: khởi động 

* Mục tiêu: Kiểm tra sĩ số, kiểm tra đồ dùng và sự chuẩn bị của học sinh.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, vấn đáp.
* Cách tiến hành:

- Giáo viên tổ chức cho học sinh hát và kiểm tra sĩ số, đồ dùng học tập.
2. Hoạt động 2: Thực hành sáng tạo cá nhân
- Học sinh hát, đặt đồ dùng học tập lên bàn.

* Mục tiêu: Giúp học sinh trưng bày cân đối, hấp dẫn cho sản phẩm mĩ thuật có trong các chủ đề. 
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thuyết trình, vấn đáp, trực quan,.
* Cách tiến hành:

- Bước 1: Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động thực hành sáng tạo: bài trí, tổ chức một...c, tinh thần trách nhiệm ở học sinh, cụ thể là: biết cách sử dụng, bảo quản một số vật liệu, chất liệu trong thực hành, sáng tạo; biết yêu quê hương, đất nước, di sản văn hoá qua nghệ thuật dân gian: nặn tò he; biết xây dựng tình thân và trách nhiệm với bạn bè; biết chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình trong trao đổi, nhận xét.
2. Về năng lực:
Chủ đề góp phần hình thành, phát triển ở học sinh các năng lực sau:
2.1. Năng lực đặc thù môn học:
Biết được nghề nặn tò he trong nghệ thuật truyền thống Việt Nam; biết sử dụng một số công cụ, vật liệu để nặn và trang trí sản phẩm; sử dụng hình khối cơ bản để thể hiện tranh đất nặn (phù điêu), tượng tròn đề tài “Nặn mâm quả” bằng đất nặn; biết kết hợp các sản phẩm cá nhân thành sản phẩm nhóm; biết trưng bày, mô tả và chia sẻ được cảm nhận về hình khối, màu sắc trong sản phẩm của mình và của bạn.
2.2. Năng lực chung:
	Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập; biết tham gia hoạt động nhóm, trao đổi, thảo luận quá trình học/thực hành trưng bày, mô tả và chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm; biết dùng vật liệu và công cụ, hoạ phẩm (đất nặn) để thực hành sáng tạo theo dạng 3D chủ đề “Khéo tay hay làm”..
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Một số hình ảnh và sản phẩm nặn (tranh, ảnh, vật mẫu thật, sản phẩm tò he) phù hợp với nội dung chủ đề; đất nặn, một số tranh, ảnh về quả và mâm ngũ quả. (Mẫu quả thật, sản phẩm nặn); ...
	2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bìa cứng, đĩa giấy, đất nặn, bộ đồ dùng kèm đất nặn, vật liệu (lõi giấy, vỏ hộp cũ); 
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
	1. Phương pháp dạy học: Thuyết trình, vấn đáp, trực quan, mẫu, thực hành sáng tạo, thảo luận nhóm, luyện tập, đánh giá.
	2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 TIẾT 1: CHẤT LIỆU ĐẤT NẶN 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (2-3 phút):

* Mục tiêu: Kiểm tra sĩ số, kiểm tra đồ dùng và sự chuẩn bị của học sinh.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, vấn đáp.
* Cách tiến hành:

- Giáo viên tổ chức cho học sinh hát và kiểm tra sĩ số, đồ dùng học tập.
- Học sinh hát, đặt đồ dùng học tập lên bàn.
2. Hoạt động 2: Quan sát và nhận thức
 Làm quen với chất liệu đất nặn (8-10 phút):



- Giáo viên sử dụng ảnh, mẫu thật, video, (hoặc hình minh hoạ sách học sinh, trang 38) giới thiệu cho học sinh về đất nặn và dụng cụ đất nặn. Đặt câu hỏi gợi ý cho học sinh về chất liệu, màu sắc và dụng cụ đất nặn.
- Giáo viên giới thiệu một số hình ảnh, đoạn phim ngắn (hoặc hình minh hoạ sách học sinh, trang 38), về nghệ thuật dân gian: nặn tò he. Đặt câu hỏi gợi ý để học sinh nêu hiểu biết của các em về nghệ thuật nặn tò he.
- Học sinh quan sát, lắng nghe và trả lời các câu hỏi của giáo viên.
- Học sinh quan sát, lắng nghe và trả lời các câu hỏi của giáo viên.

3. Hoạt động 3: Thực hành sáng tạo 



- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành làm quen một số kĩ thuật nặn căn bản.
- Giáo viên chuẩn bị một số sản phẩm mẫu để giới thiệu giúp học sinh nhận biết rõ hơn (có thể sử dụng máy chiếu giới thiệu kết hợp thị phạm trực tiếp).
- Giáo viên lưu ý để học sinh ghi nhớ các phương pháp nặn khác nhau.
- Giáo viên gợi ý cách nặn:
4. Vận dụng, trải nghiệm
- Giáo viên khuyến khích học sinh từ các kĩ thuật nặn cơ bản, học sinh chủ động sáng tạo các sản phẩm mới theo ý thích, phù hợp với trí tưởng tượng của các em.
- Giáo viên theo dõi, chú ý nhận xét thường xuyên để kịp thời động viên, khuyến khích, khen ngợi học sinh có tiến bộ hoặc có ý tưởng, sản phẩm sáng tạo.
- Giáo viên nhận xét đánh giá chung về sản phẩm.
- Học sinh quan sát, lắng nghe.
- Học sinh quan sát, lắng nghe.
- Học sinh nắm các phương pháp nặn khác nhau.
- Học sinh chủ động sáng tạo các sản phẩm mới theo ý thích, phù hợp với trí tưởng tượng của các em.
V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
..
..
..
TIẾT 2: TRANH ĐẤT NẶN (sách học sinh, trang 40-41)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: khởi động (2-3 phút):

* Mục tiêu: Kiểm tra sĩ số, kiểm tra đồ dùng và sự chuẩn bị của học sinh.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, vấn đáp.
* Cách tiến hành:

- Giáo viên tổ chức cho học sinh hát và kiểm tra sĩ số, đồ dùng học tập.
 Học sinh hát, đặt đồ dùng học tập lên bàn.
2. Hoạt động 2: Quan sát, thảo luận về cảnh, vật trong tự nhiên và trong tranh đất nặn (6-7 phút):

* Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết về cảnh, vật trong tự nhiên và trong tranh đất nặn.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thuyết trình, vấn đáp, trực quan, thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:

- Giáo viên giới thiệu một số tranh đất nặn (có thể sử dụng tranh mẫu thật hoặc hình ảnh,).
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chủ động tìm ra đặc điểm về màu sắc, chấm, nét, mảng trong tranh đất nặn.
- Giáo viên hướng dẫn cách thực hiện tạo bức tranh đất nặn (phù điêu) với kĩ thuật miết đất.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc nhóm, tìm ra được những khác biệt giữa tranh đất nặn và tranh vẽ màu (tranh đất nặn là 3D, tranh vẽ màu là 2D).
- Học sinh quan sát, lắ...ẩm chất:
Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, tinh thần trách nhiệm ở học sinh, cụ thể là: biết cách sử dụng, bảo quản một số vật liệu, chất liệu trong thực hành, sáng tạo; biết yêu thương, có trách nhiệm với bản thân, người thân và bạn bè; biết chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình trong trao đổi, nhận xét.
2. Về năng lực:
Chủ đề góp phần hình thành, phát triển ở học sinh các năng lực sau:
2.1. Năng lực đặc thù môn học:
Biết được chân dung và hình thể nhân vật từ hình cơ bản; đặc điểm, biểu cảm riêng của nhân vật; sử dụng hình khối cơ bản, một số yếu tố tạo hình (chấm, nét, hình, mảng) trong thực hành sáng tạo tranh chân dung; biết trưng bày, mô tả và chia sẻ được cảm nhận về hình, màu, đặc trưng biểu cảm chân dung.
2.2. Năng lực chung:
	Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập; biết trao đổi, thảo luận quá trình học/thực hành trưng bày, mô tả và chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm; biết dùng vật liệu và công cụ, hoạ phẩm để thực hành sáng tạo tranh chân dung.
2.3. Năng lực đặc thù của học sinh:
	Năng lực ngôn ngữ: vận dụng kĩ năng nói trong trao đổi, giới thiệu, nhận xét; năng lực tự nhiên: vận dụng sự hiểu biết về biểu cảm của gương mặt để áp dụng vào các môn học khác và trong cuộc sống hằng ngày.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Một số hình ảnh chân dung nhân vật theo dạng hình cơ bản (tranh, ảnh hoặc mẫu bằng thạch cao, đất nặn, tranh chân dung biểu cảm,); ...
	2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bút chì, màu vẽ (bút chì màu, bút sáp màu, bút màu dạ, màu nước,), giấy trắng, gôm, bút lông, bảng pha màu, tăm bông,; một số bức ảnh chân dung của mình, của bạn; 
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
	1. Phương pháp dạy học: Thuyết trình, vấn đáp, trực quan, mẫu, thực hành sáng tạo, thảo luận nhóm, luyện tập, đánh giá.
	2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
TIẾT 1: TRANH CHÂN DUNG (sách học sinh, trang 46-47)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: khởi động (2-3 phút):

* Mục tiêu: Kiểm tra sĩ số, kiểm tra đồ dùng và sự chuẩn bị của học sinh.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, vấn đáp.
* Cách tiến hành:

- Giáo viên tổ chức cho học sinh hát và kiểm tra sĩ số, đồ dùng học tập.
- Học sinh hát, đặt đồ dùng học tập lên bàn.
2. Hoạt động 2: Quan sát, thảo luận về đặc điểm những nhân vật trong ảnh và trong tranh (8-10 phút):

* Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết về đặc điểm về vị trí, hình dạng, màu sắc và các bộ phận trên khuôn mặt.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thuyết trình, vấn đáp, trực quan, thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:

- Giáo viên giới thiệu một số tranh, ảnh chân dung nửa người/ bán thân. (Có thể sử dụng ảnh chân dung hoặc chân dung của học sinh trong lớp, quan sát hình minh hoạ trong sách học sinh, trang 46). 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc nhóm, giao việc để các em thảo luận và tự rút ra được: những đặc điểm về vị trí, hình dạng, màu sắc và các bộ phận trên khuôn mặt - liên hệ với hình cơ bản đã học; nhận xét, nhận biết vị trí hình dáng, màu sắc của chân dung trong tranh vẽ với chân dung của bạn bè trong cuộc sống.

- Học sinh quan sát, lắng nghe.
- Học sinh làm việc nhóm, thảo luận và tự rút ra được: những đặc điểm về vị trí, hình dạng, màu sắc và các bộ phận trên khuôn mặt - liên hệ với hình cơ bản đã học; nhận xét, nhận biết vị trí hình dáng, màu sắc của chân dung trong tranh vẽ với chân dung của bạn bè trong cuộc sống.
3. Hoạt động 3: Thực hành, sáng tạo.
Vẽ chân dung bạn em (20-22 phút):

* Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết rõ hơn các bộ phận, hình dạng, màu sắc chân dung của bạn, vẽ chân dung của bạn và thêm quan tâm, yêu quý bạn hơn. 
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thuyết trình, vấn đáp, trực quan, thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:

- Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ chân dung bạn em (Vẽ bán thân).
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát bạn cùng nhóm để thực hành, đặt các câu hỏi giúp học sinh nhận biết rõ hơn các bộ phận, hình dạng, màu sắc chân dung của bạn, thêm quan tâm, yêu quý bạn hơn.
- Giáo viên gợi ý cách vẽ:
Vẽ hình khuôn mặt, vẽ các bộ phận trên khuôn mặt, vẽ hình ảnh phụ, vẽ màu;
4. Vận dụng, trải nghiệm
- Giáo viên giới thiệu bài của học sinh lớp trước và yêu cầu học sinh nêu cảm nhận, đánh giá;
- Giáo viên kịp thời quan sát sản phẩm của học sinh để động viên, khuyến khích các em sáng tạo.
- Học sinh quan sát, lắng nghe.
- Học sinh quan sát, thực hành vẽ.
- Học sinh quan sát, lắng nghe.
V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
..
..
..
TIẾT 2: CHÂN DUNG BIỂU CẢM (sách học sinh, trang 48-49)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (2-3 phút):

* Mục tiêu: Kiểm tra sĩ số, kiểm tra đồ dùng và sự chuẩn bị của học sinh.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, vấn đáp.
* Cách tiến hành:

- Giáo viên tổ chức cho học sinh hát và kiểm tra sĩ số, đồ dùng học tập.
- Học sinh
hát, đặt đồ dùng học tập lên bàn.
2. Hoạt động 2: Quan sát tranh vẽ chân dung thể hiện cảm xúc nhân vật (6-7 phút):

* Mụ...M (sách học sinh, trang 52)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (2-3 phút):

* Mục tiêu: Kiểm tra sĩ số, kiểm tra đồ dùng và sự chuẩn bị của học sinh.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, vấn đáp.
* Cách tiến hành:

- Giáo viên tổ chức cho học sinh hát và kiểm tra sĩ số, đồ dùng học tập.
- Học sinh hát, đặt đồ dùng học tập lên bàn.
2. Hoạt động 2: Hoàn thiện, trưng bày sản phẩm (20-22 phút):

* Mục tiêu: Giúp học sinh hoàn thiện sản phẩm.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thuyết trình, thực hành, thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:

- Giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thiện, trưng bày sản phẩm.
- Giáo viên khuyến khích các nhóm hoàn thành sản phẩm và trưng bày tại lớp.
- Giáo viên hướng dẫn một số cách trưng bày sản phẩm.
- Học sinh hoàn thiện, trưng bày sản phẩm.
- Các nhóm hoàn thành sản phẩm và trưng bày tại lớp.
3. Vận dụng, trải nghiệm


* Mục tiêu: Giúp học sinh biết tự nhận xét, đánh giá và đánh giá bạn.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm, trò chơi.
* Cách tiến hành:

- Giáo viên tổ chức cho học sinh giới thiệu, trình bày sản phẩm của nhóm trước lớp.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh nhận xét, đánh giá sản phẩm của nhóm mình và nhóm bạn. Các em có thể tuỳ thích nêu những nội dung như cảm nhận về sản phẩm, cảm nhận về bức tranh, cách sắp xếp hình trong tranh, cách thể hiện cảm xúc của nhân vật, hài hoà về màu sắc, hình dạng, hình thức thể hiện trong bức tranh,
- Giáo viên gợi mở cho học sinh nêu lên được tình cảm dành cho bạn bè, biết yêu quý, trân trọng giữ gìn các sản phẩm của mình, của bạn và các tác phẩm tượng chân dung trong cuộc sống.
- Giáo viên kết hợp nhận xét, đánh giá toàn chủ đề.
- Học sinh giới thiệu, trình bày sản phẩm của nhóm trước lớp: luân phiên trình bày, cảm nhận về bức tranh, cách sắp xếp hình trong tranh, cách thể hiện cảm xúc của nhân vật, hài hoà về màu sắc, hình dạng, hình thức thể hiện trong bức tranh,
- Học sinh nhận xét, đánh giá sản phẩm của nhóm mình và nhóm bạn.
- Học sinh tự nêu tình cảm dành cho bạn bè, biết yêu quý, trân trọng giữ gìn các sản phẩm của mình, của bạn và các tác phẩm tượng chân dung trong cuộc sống.
- Học sinh quan sát, lắng nghe.

V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
..
..
..
 Thứ 5 ngày 23 tháng 3 năm 2023
 Tuần: 27-28-29-30 
Tiết: 27-28-29-30 CHỦ ĐỀ 7: CON VẬT EM YÊU (4 tiết)
 Dạy từ 23/3 – 13/4
I. MỤC TIÊU: Mục tiêu của chủ đề:
1. Về phẩm chất:
Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, tinh thần trách nhiệm ở học sinh, cụ thể là: biết cách sử dụng, bảo quản một số vật liệu, chất liệu trong thực hành, sáng tạo; biết trân trọng, yêu quý động vật, sản phẩm của mình, của bạn, có ý thức bảo vệ con vật nuôi và động vật nói chung; biết chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình trong trao đổi, nhận xét.
2. Về năng lực:
Chủ đề góp phần hình thành, phát triển ở học sinh các năng lực sau:
2.1. Năng lực đặc thù môn học:
Biết quan sát và nắm được đặc điểm riêng, hình dáng của con vật bằng cách nhìn khái quát theo dạng hình khối cơ bản; biết thực hành sáng tạo vẽ, cắt, dán, làm sản phẩm thủ công 2D, 3D trong thực hành sáng tạo; biết trưng bày, mô tả và chia sẻ được cảm nhận về hình, màu và ý định sử dụng sản phẩm làm ra.
2.2. Năng lực chung:
	Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập; biết cách sử dụng công cụ phù hợp với vật liệu và an toàn trong thực hành, sáng tạo.
2.3. Năng lực đặc thù của học sinh:
	Năng lực ngôn ngữ: vận dụng kĩ năng nói trong trao đổi, giới thiệu, nhận xét; năng lực tự nhiên: vận dụng sự hiểu biết về động vật để áp dụng vào các môn học khác và trong cuộc sống hằng ngày.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Một số hình ảnh (tranh, ảnh, vật mẫu thật hoặc vật mẫu, sản phẩm mẫu,) phù hợp với nội dung chủ đề; ...
	2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bút chì, màu vẽ (bút chì màu, bút sáp màu, bút màu dạ, màu nước,), giấy trắng, gôm, bìa, giấy màu, keo dán, kéo, bút lông, bảng pha màu, tăm bông, vật liệu (lõi giấy, vỏ hộp cũ),; hình ảnh một số con vật mà em yêu thích; 
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
	1. Phương pháp dạy học: Thuyết trình, vấn đáp, trực quan, mẫu, thực hành sáng tạo, thảo luận nhóm, luyện tập, đánh giá.
	2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
TIẾT 1: VẬT NUÔI (sách học sinh, trang 54-55)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (2-3 phút):

* Mục tiêu: Kiểm tra sĩ số, kiểm tra đồ dùng và sự chuẩn bị của học sinh.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, vấn đáp.
* Cách tiến hành:

- Giáo viên tổ chức cho học sinh hát và kiểm tra sĩ số, đồ dùng học tập.
- Học sinh hát, đặt đồ dùng học tập lên bàn.
2. Hoạt động 2: Quan sát, thảo luận về hình ảnh vật nuôi trong cuộc sống và trong sản phẩm mĩ thuật (8-10 phút):

* Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết về hình ảnh vật nuôi trong cuộc sống và trong sản phẩm mĩ thuật.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thuyết trình, vấn đáp, trực quan, thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:

- Giáo viên giới thiệu một... Vận dụng, trải nghiệm
- Giáo viên tổ chức cho học sinh nhận xét, đánh giá sản phẩm. Các em có thể tuỳ thích nêu những nội dung như cảm nhận về sản phẩm, cách thể hiện cảm xúc của nhân vật, hài hoà về màu sắc, hình dạng, hình thức thể hiện.

- Học sinh quan sát, lắng nghe.
- Học sinh quan sát, so sánh để phát hiện đặc điểm chung và riêng. Thể hiện đơn giản, khái quát bằng chấm, nét, mảng, hình cơ bản.
- Học sinh quan sát, lắng nghe.
V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
..
..
TIẾT 3: SÁNG TẠO SẢN PHẨM THỦ CÔNG (sách học sinh, trang 58-59)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (2-3 phút):

* Mục tiêu: Kiểm tra sĩ số, kiểm tra đồ dùng và sự chuẩn bị của học sinh.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, vấn đáp.
* Cách tiến hành:

- Giáo viên tổ chức cho học sinh hát và kiểm tra sĩ số, đồ dùng học tập.
- Học sinh hát, đặt đồ dùng học tập lên bàn.
2. Hoạt động 2: Quan sát, thảo luận về hình ảnh, sản phẩm thủ công chủ đề “Con vật em yêu” (9-10 phút):

* Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết về hình ảnh, sản phẩm thủ công chủ đề “Con vật em yêu”.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thuyết trình, vấn đáp, trực quan, thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:

- Giáo viên giới thiệu một số hình ảnh sản phẩm thủ công 3D thể hiện chủ đề (sử dụng ảnh, mẫu thật hoặc quan sát thêm hình minh hoạ trong sách học sinh, trang 58).
- Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý để học sinh chủ động khám phá, phát hiện nhiều hình thức sáng tạo sản phẩm thủ công khác nhau với chủ đề và các bước thực hiện.
- Giáo viên phân tích để học sinh cảm nhận được rõ hơn vẻ đẹp và sự khác nhau của cấu trúc hình phẳng 2D và hình khối 3D.
- Học sinh 
quan sát, 
lắng nghe.
- Học sinh trả lời câu hỏi và chủ động khám phá, phát hiện nhiều hình thức sáng tạo sản phẩm thủ công khác nhau với chủ đề và các bước thực hiện.
- Học sinh cảm nhận được rõ hơn vẻ đẹp và sự khác nhau của cấu trúc hình phẳng 2D và hình khối 3D.
3. Hoạt động 3: Thực hành, sáng tạo 
Vẽ và cắt, dán tạo sản phẩm thủ công (20-22 phút):

* Mục tiêu: Giúp học sinh thực hành vẽ và cắt, dán tạo sản phẩm thủ công.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, thực hành.
* Cách tiến hành:

- Giáo viên chuẩn bị một số tranh, hình ảnh mẫu để giới thiệu giúp học sinh nhận biết rõ hơn cách thức và các bước vẽ con vật.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện vẽ hình một con vật nuôi yêu thích (theo dạng hình cơ bản) và vẽ màu; tuỳ năng lực và sở thích của học sinh để chọn lựa một trong những hình thức bài tập phù hợp.
- Giáo viên khơi gợi mối liên tưởng từ các đồ dùng, vật dụng quen thuộc hằng ngày (thìa, đĩa, li, vỏ hộp,) đến hình dáng, cấu trúc hình thể của một con vật, kích thích phát huy trí tưởng tượng và khuyến khích tự do vận dụng sáng tạo.
- Giáo viên gợi ý các cách thực hiện:
Cách 1: Vẽ hình trên giấy một con vật yêu thích, sau đó cắt dán hoặc xé dán các phần hình đã vẽ, đính lên li/cốc giấy.
Cách 2: Cắt dán trực tiếp giấy màu các chi tiết, đính lên túi giấy,
- Giáo viên nhận xét đánh giá chung về sản phẩm và tiết học.
4. Vận dụng, trải nghiệm
- Giáo viên tổ chức cho học sinh nhận xét, đánh giá sản phẩm. Các em có thể tuỳ thích nêu những nội dung như cảm nhận về sản phẩm, cách thể hiện cảm xúc của nhân vật, hài hoà về màu sắc, hình dạng, hình thức thể hiện.

-
 Học sinh quan sát, lắng nghe.
- Học sinh lựa một trong những hình thức bài tập phù hợp để thực hiện vẽ hình một con vật nuôi yêu thích (theo dạng hình cơ bản) và vẽ màu.
- Học sinh quan sát, lắng nghe.
- Học sinh quan sát, lắng nghe.
V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
..
TIẾT 4: GÓC MĨ THUẬT CỦA EM (sách học sinh, trang 60)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (2-3 phút):

* Mục tiêu: Kiểm tra sĩ số, kiểm tra đồ dùng và sự chuẩn bị của học sinh.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, vấn đáp.
* Cách tiến hành:

- Giáo viên tổ chức cho học sinh hát và kiểm tra sĩ số, đồ dùng học tập.
- Học sinh hát, đặt đồ dùng học tập lên bàn.
2. Hoạt động 2: Hoàn thiện, trưng bày sản phẩm (20-22 phút):

* Mục tiêu: Giúp học sinh hoàn thiện sản phẩm.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thuyết trình, thực hành, thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:

- Giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thiện, trưng bày sản phẩm.
- Giáo viên khuyến khích các nhóm hoàn thành sản phẩm và trưng bày tại lớp.
- Giáo viên hướng dẫn một số cách trưng bày sản phẩm.
- Học sinh hoàn thiện, trưng bày sản phẩm.
- Các nhóm hoàn thành sản phẩm và trưng bày tại lớp.
3. Vận dụng, trải nghiệm


* Mục tiêu: Giúp học sinh biết tự nhận xét, đánh giá và đánh giá bạn.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm, trò chơi.
* Cách tiến hành:

- Giáo viên khuyến khích học sinh xung phong giới thiệu sản phẩm trước lớp: tên bức tranh, ý tưởng nội dung, hình thức thể hiện, màu sắc, chất liệu sử dụng trong tranh
- Giáo viên gợi mở cho học sinh nhận xét, phân tích và đánh giá sản phẩm: cảm nhận về sản phẩm, sự phù hợp về màu sắc, hình dạng, hình thức thể hiện trong sản phẩm.
- Giáo viên tổ 

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_mi_thuat_lop_1_sach_ctst_nam_hoc_2022_2023.docx