Kế hoạch bài dạy Lịch sử và Địa lí Lớp 8 (Phần Lịch sử) Sách KNTT - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Quang Trung

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Địa điểm diễn ra cách mạng tư sản Anh và chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.

- Những nét chung về nguyên nhân kết quả ý nghĩa tính chất của cách mạng tư sản Anh và chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.

- Đặc điểm chính của cách mạng tư sản Anh và chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.

2. Năng lực

Năng lực chung: Năng lực tự học, tự chủ; giải quyết vấn đề; sáng tạo; giao tiếp và hợp tác, ngôn ngữ.

Năng lực đặc thù

- Năng lực tìm hiểu lịch sử:

+ Xác định được địa điểm diễn ra cách mạng tư sản Anh và chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa anh ở Bắc Mỹ.

+ Trình bày được những nét chung về nguyên nhân kết quả ý nghĩa tính chất của cách mạng tư sản Anh và chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa anh ở Bắc Mỹ.

+ Nêu được đặc điểm chính của cách mạng tư sản Anh, của chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.

- Nhận thức và tư duy lịch sử:

+ Đánh giá vai trò của Crôm-en với cách mạng TS Anh, phân tích những ý nghĩa của CM tư sản Anh. Đánh giá vai trò của Oa-sinh-tơn với cách mạng 13 bang thuộc địa Anh, phân tích những ý nghĩa của CM.

+ Nhận xét chế độ quân chủ lập hiến, nhận xét CM tư sản Anh; chế độ quân chủ cộng hòa, nhận xét cách mạng 13 thuộc địa.

+ Từ những ý nghĩa của CM tư sản Anh, học sinh biết liên hệ ngày nay, bản chất của chế độ tư sản.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: HS sưu tầm tranh ảnh, tài liệu liên quan phục vụ bài học.

- Trách nhiệm: HS có trách nhiệm trong quá trình học tập như đóng góp ý kiến khi cùng làm việc nhóm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Hình Ô. Crôm-oen và G. Oa-sinh-tơn.

- Lược đồ nơi diễn ra các cuộc cách mạng tư sản từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII.

- Sơ đồ diễn biến chính của cách mạng tư sản Anh và chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.

docx 163 trang Cô Giang 13/11/2024 20
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Lịch sử và Địa lí Lớp 8 (Phần Lịch sử) Sách KNTT - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Quang Trung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Lịch sử và Địa lí Lớp 8 (Phần Lịch sử) Sách KNTT - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Quang Trung

Kế hoạch bài dạy Lịch sử và Địa lí Lớp 8 (Phần Lịch sử) Sách KNTT - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Quang Trung
Tuần 1
Tiết 1,2
CHƯƠNG I: CHÂU ÂU VÀ BẮC MỸ TỪ NỬA SAU THẾ KỶ XVI ĐẾN THẾ KỶ XVIII
Bài 1. Cách mạng tư sản Anh và Chiến tranh giành độc lập
của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ
NS: 5/9/2023
ND: 6,7/9/2023
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
- Địa điểm diễn ra cách mạng tư sản Anh và chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.
- Những nét chung về nguyên nhân kết quả ý nghĩa tính chất của cách mạng tư sản Anh và chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.
- Đặc điểm chính của cách mạng tư sản Anh và chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
2. Năng lực
 Năng lực chung: Năng lực tự học, tự chủ; giải quyết vấn đề; sáng tạo; giao tiếp và hợp tác, ngôn ngữ.
 Năng lực đặc thù
- Năng lực tìm hiểu lịch sử:
 + Xác định được địa điểm diễn ra cách mạng tư sản Anh và chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa anh ở Bắc Mỹ.
+ Trình bày được những nét chung về nguyên nhân kết quả ý nghĩa tính chất của cách mạng tư sản Anh và chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa anh ở Bắc Mỹ.
+ Nêu được đặc điểm chính của cách mạng tư sản Anh, của chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
- Nhận thức và tư duy lịch sử: 
+ Đánh giá vai trò của Crôm-en với cách mạng TS Anh, phân tích những ý nghĩa của CM tư sản Anh. Đánh giá vai trò của Oa-sinh-tơn với cách mạng 13 bang thuộc địa Anh, phân tích những ý nghĩa của CM. 
+ Nhận xét chế độ quân chủ lập hiến, nhận xét CM tư sản Anh; chế độ quân chủ cộng hòa, nhận xét cách mạng 13 thuộc địa.
+ Từ những ý nghĩa của CM tư sản Anh, học sinh biết liên hệ ngày nay, bản chất của chế độ tư sản.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: HS sưu tầm tranh ảnh, tài liệu liên quan phục vụ bài học.
- Trách nhiệm: HS có trách nhiệm trong quá trình học tập như đóng góp ý kiến khi cùng làm việc nhóm.
 II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên 
- Hình Ô. Crôm-oen và G. Oa-sinh-tơn.
- Lược đồ nơi diễn ra các cuộc cách mạng tư sản từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII.
- Sơ đồ diễn biến chính của cách mạng tư sản Anh và chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
- Hình ảnh và trích đoạn Tuyên ngôn độc lập của Hợp chúng quốc Mĩ.
2. Học sinh 
- Đọc trước Sgk, sưu tầm các tư liệu lịch sử liên quan.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động 
a) Mục tiêu: Kết nối vào bài học, tạo hứng thú cho người học.
b) Tổ chức thực hiện
B 1: Giao nhiệm vụ: 
GV chiếu và giới thiệu về 5 hình thái kinh tế xã hội của loài người và các giai đoạn lịch sử của loài người. Giới thiệu sơ lược về giai đoạn Lịch sử cận đại sẽ được tìm hiểu ở lớp 8. GV chiếu hình ảnh Quốc kì của hai quốc gia Anh, Mĩ và hai nhân vật 
Ô. Crôm-oen và G. Oa-sinh-tơn.


? Theo em hình ảnh hai lá quốc kì trên là của quốc gia nào? Xác định vị trí của hai quốc gia đó trên bản đồ thế giới.
? Em biết gì về hai nhân vật lịch sử ở các hình trên? Hãy chia sẻ hiểu biết của em về những sự kiện lịch sử liên quan đến các nhân vật đó?
B 2. HS khai thác thông tin, tìm câu trả lời.
B 3. HS trả lời câu hỏi của mình.
B 4. Kết nối bài học
2. Hình thành kiến thức mới
2.1. Tìm hiểu về cách mạng tư sản Anh 
a) Mục tiêu: : Nguyên nhân, ý nghĩa, tính chất và đặc điểm chính của cách mạng tư sản Anh 
b) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
B1. Giao nhiệm vụ
Nv 1. Cá nhân
- Nguyên nhân bùng nổ cách mạng Anh
- Nêu biểu hiện về sự phát triển kinh tế của nước Anh đầu thế kỉ XVII?
Nv 2: Trò chơi: Ai là ai? Quý tộc mới – Bạn là ai để tổ chức HS tìm hiểu về sự ra đời của tầng lớp quý tộc mới ở nước Anh.


Nv 3. Thảo luận nhóm
- Diễn biến, kết quả, ý nghĩa, tính chất và đặc điểm chính của cách mạng tư sản Anh. 
- HS xác định trên lược đồ địa điểm diễn ra cách mạng Anh. 
GV hướng dẫn HS lập niên biểu các sự kiện cơ bản trong cuộc CMTS Anh.
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
- HS: Làm việc với SGK, tương tác nhóm hoàn thành nhiệm vụ được giao
B3: Báo cáo, thảo luận
 HS báo cáo sản phẩm của nhóm. Đại diện nhóm trình bày sản phẩm 
B4: Kết luận, nhận định
 - HS nhận xét, đánh giá và bổ sung 
 - GV nhận xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm HS, chuẩn xác kiến thức.

1. Cách mạng tư sản Anh
* Nguyên nhân:
- Kinh tế: Đầu thế kỉ XVII, Anh có nền kinh tế phát triển nhất châu Âu đặc biệt là ngành len dạ.
- Xã hội: 
+ Xuất hiện tầng lớp quý tộc mới.
+ Phân hóa thành 2 phe đối lập: Một bên là vua và các thế lực phong kiến; một bên là tư sản, quý tộc mới, nông dân, bình dân thành thị.
=> Sự thay đổi về kinh tế và những mâu thuẫn gay gắt trong xã hội là nguyên nhân bùng nổ cách mạng tư sản Anh.
* Diễn biến:
* Kết quả, ý nghĩa, tính chất 
- Kết quả và ý nghĩa: 
+ Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Anh.
+ Ảnh hưởng và tác động rất lớn đến Châu Âu
- Tính chất: Là cuộc cách mạng tư sản không triệt để.
* Đặc điểm chính: Là cách mạng tư sản Anh do quý tộc mới và tư sản lãnh đạo, diễn ra dưới hình thức một cuộc nội chiến, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.

2.2. Tìm hiểu Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ...m chất
- Chăm chỉ: HS sưu tầm tranh ảnh, tài liệu liên quan phục vụ bài học.
- Trách nhiệm: HS có trách nhiệm trong quá trình học tập như đóng góp ý kiến khi cùng làm việc nhóm.
- Bồi dưỡng nhận thức đúng về vai trò của quần chúng nhân dân trong cách mạng tư sản Pháp, về mặt tiến bộ của chủ nghĩa tư bản, xong đây vẫn là chế độ bóc lột thay thế cho chế độ phong kiến.
- Bồi dưỡng lòng nhân ái, sự tự tin và sáng tạo, niềm tin vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Giáo viên
- Kế hoạch dạy học, phiếu học tập cho học sinh
- Tranh, ảnh, tư liệu lịch sử liên quan đến cuộc cách mạng.
- Lược đồ, trục thời gian về diễn biến chính cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII. 
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Học sinh
- SGK, tranh, ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của giáo viên.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động 
a) Mục tiêu: Kết nối vào bài học, tạo hứng thú cho người học.
b) Tổ chức thực hiện
B 1: Giao nhiệm vụ: 
- GV chiếu hình ảnh nhà ngục Ba-xti và quốc kì của nước Pháp
? Những hình ảnh trên gợi cho em những thông tin gì
B 2. HS khai thác thông tin, tìm câu trả lời.
B 3. HS trả lời câu hỏi của mình.
B 4. Kết nối bài học
2. Hình thành kiến thức mới
2.1. Tìm hiểu về tình hình nước Pháp trước cách mạng
a) Mục tiêu: HS trình bày được những nét chung về nguyên nhân của cách mạng tư sản Pháp; xác định được trên bản đồ thế giới địa điểm diễn ra cuộc cách mạng tư sản Pháp. 
b) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
B1. Giao nhiệm vụ
Thảo luận nhóm
N 1. Trình bày tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và tư tưởng ở nước Pháp trước cách mạng?
N 2. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở nước Pháp có điểm gì giống và khác nước Anh trước cách mạng? ((Điểm giống là đều tồn tại chế độ quân chủ chuyên chế; xảy ra mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa với quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời; mâu thuẫn gay gắt giữa các tầng lớp trong xã hội.
 Điểm khác: Trước cách mạng, Pháp vẫn là nước nông nghiệp lạc hậu, còn Anh là nước có nển công nghiệp khá phát triển; ở Pháp, xuất hiện trào lưu Triết học Ánh sáng dọn đường cho cách mạng bùng nổ,...).
N 3. Quan sát hình 2.1, bức tranh cho em biết điều gì về tình cảnh người nông dân Pháp trước cách mạng?
N 4. Hãy nêu nguyên nhân sâu xa, nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự bùng nổ cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII?
Nv 2: cá nhân
- Xác định trên lược đồ thế giới địa điểm diễn ra cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII?
- Quan sát hình 2.2 và hình 2.3 trình bày những nét chính về cách mạng tư sản Pháp?
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
- HS: Làm việc với SGK, tương tác nhóm hoàn thành nhiệm vụ được giao
B3: Báo cáo, thảo luận
 HS báo cáo sản phẩm của nhóm. Đại diện nhóm trình bày sản phẩm 
B4: Kết luận, nhận định
 - HS nhận xét, đánh giá và bổ sung 
 - GV nhận xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm HS, chuẩn xác kiến thức.
1. Tình hình nước Pháp trước cách mạng
- Nguyên nhân sâu xa
+ Kinh tế: Nông nghiệp lạc hậu, công, thương nghiệp có bước phát triển nhưng bị chế độ phong kiến kìm hãm 
+ Chính trị, xã hội:
+ Chế độ quân chủ chuyên chế đã lâm vào tình trạng khủng hoảng. 
+ Xã hội Pháp tồn tại 3 đẳng cấp, 3 đẳng cấp không bình đẳng về đặc quyền đặc lợi.
+ Tư tưởng trào lưu Triết học ánh sáng dọn đường cho cách mạng bùng nổ.
- Nguyên nhân trực tiếp: Tháng 5/1798 Louis XVI triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp

2.2. Tìm hiểu về tình hình nước Pháp trước cách mạng
a) Mục tiêu: 	 HS trình bày được kết quả, ý nghĩa và tính chất của Cách mạng tư sản Pháp. Nêu được một số đặc điểm chính của cuộc cách mạng tư sản Pháp.
b) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
B1. Giao nhiệm vụ
Nv 1. cá nhân
- Hãy nêu kết quả của cách mạng tư sản Pháp?
- Hãy cho biết ý nghĩa, tính chất, đặc điểm chính của cách mạng tư sản Pháp?
- Trình bày những hiểu biết của em về Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của nước Pháp?
- HS làm việc nhóm trả lời câu hỏi sau
Nv 2. Thảo luận nhóm: 
Vì sao nói: cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất?
(Do những kết quả mà cách mạng tư sản Pháp đạt được: “lật đổ chế độ phong kiếnCNTB”, những kết quả đạt được lớn hơn so với cách mạng tư sản Anh và chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ, đặc biệt đã giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân, góp phần thúc đẩy cuộc đấu tranh cho mục tiêu dân tộc, dân chủ trên thế giới.)
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
- HS: Làm việc với SGK, tương tác nhóm hoàn thành nhiệm vụ được giao
B3: Báo cáo, thảo luận
 HS báo cáo sản phẩm của nhóm. Đại diện nhóm trình bày sản phẩm 
B4: Kết luận, nhận định
 - HS nhận xét, đánh giá và bổ sung 
 - GV nhận xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm HS, chuẩn xác kiến thức.
2. K ết quả, ý nghĩa, tính chất và đặc điểm chính của cách mạng tư sản Pháp.
- Kết quả: Xoá bỏ chế độ quân chủ chuyên chế, thành lập nền Cộng hoà.
- Ý nghĩa: Mở đ...giải quyết vấn đề; sáng tạo; giao tiếp và hợp tác, ngôn ngữ.
Năng lực đặc thù
- Biết khai thác nội dung và sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa, tìm hiểu thêm từ internet, sách, báo về những phát minh khoa học kĩ thuật cũng như những tác động của nó đối với cuộc sống hiện nay.
- Biết phân tích sự kiện để rút ra kết luận, nhận định, liên hệ thực tế.
3. Phẩm chất
- Giáo dục học sinh yêu lao động, say mê với phát minh khoa học kĩ thuật. 
- Khâm phục, biết ơn đối với những nhà khoa học và những phát minh về khoa học kĩ thuật của họ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Giáo viên
- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học:
 + Video cách mạng công nghiệp
 + Tranh ảnh các thành tựu của cách mạng công nghiệp
Học sinh
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động 
a) Mục tiêu: Kết nối vào bài học, tạo hứng thú cho người học.
b) Tổ chức thực hiện
B 1: Giao nhiệm vụ: 
- GV chiếu cho hs quan sát 1 số kênh hình về thành tựu kĩ thuật trong bài học và trả lời câu hỏi: 
 ? Đây là thành tựu ở những lĩnh vực nào? Em biết gì về những thành tựu này? Những thành tựu này có còn được ứng dụng trong cuộc sống hiện nay không?
B 2. HS khai thác thông tin, tìm câu trả lời.
B 3. HS trả lời câu hỏi của mình.
B 4. Kết nối bài học
2. Hình thành kiến thức mới
2.1. Tìm hiểu Cách mạng công nghiệp ở Anh.
a) Mục tiêu: Trình bày được những thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp ở Anh.
b) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
B1. Giao nhiệm vụ
- Cuộc CMCN diễn ra ở Anh trong điều kiện như thế nào?
(Giữa thế kỉ XVIII, CMCN diễn ra đầu tiên ở Anh do nơi đây hội tụ đủ những tiền đề để tiến hành cách mạng: vốn (tư bản), nhân công và sự phát triển kĩ thuật) 
NV 1. Thảo luận nhóm
Hoàn thành phiếu học tập về những thành tựu trong cách mạng công nghiệp Anh
Thời gian
Người phát minh
Tên phát minh



Theo em thành tựu nào là tiêu biểu nhất? vì sao?
- Những thành tựu trên có ý nghĩa như thế nào đối với nước Anh?
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
- HS: Làm việc với SGK, tương tác nhóm hoàn thành nhiệm vụ được giao
B3: Báo cáo, thảo luận
 HS báo cáo sản phẩm của nhóm. Đại diện nhóm trình bày sản phẩm 
B4: Kết luận, nhận định
 - HS nhận xét, đánh giá và bổ sung 
 - GV nhận xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm HS, chuẩn xác kiến thức.

1. Cách mạng công nghiệp ở Anh.
- CMCN diễn ra đầu tiên trong ngành dệt, sau đó lan ra các ngành khác như GTVT, luyện kim.
- Những thành tựu tiêu biểu: máy kéo sợi Gien-ni (1764), máy kéo sợi chạy bằng sức nước của R.Ác-rai (1769), máy hơi nước của Giêm-oát (1784), máy dệt của Ét-mơn Các-rai (1785)
- Ý nghĩa: Cách mạng công nghiệp ở Anh đã khiến nước này từ một nước nông nghiệp trở thành nước công nghiệp phát triển nhất thế giới, là “công xưởng của thế giới”
2.2. Tìm hiểu Cách mạng công nghiệp lan ra các nước Âu – Mĩ.
a) Mục tiêu: 	 
b) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
B1. Giao nhiệm vụ
Thảo luận nội dung theo mẫu
Tên nước
Thời gian
Thành tựu
Kết quả
Pháp
1830 - 1870


Đức
1840 - 1860


Mĩ 
1793 - 1831



B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
- HS: Làm việc với SGK, tương tác nhóm hoàn thành nhiệm vụ được giao
B3: Báo cáo, thảo luận
 HS báo cáo sản phẩm của nhóm. Đại diện nhóm trình bày sản phẩm 
B4: Kết luận, nhận định
 - HS nhận xét, đánh giá và bổ sung 
 - GV nhận xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm HS, chuẩn xác kiến thức.
- GV trình chiếu hình ảnh và giới thiệu về phương pháp luyện kim.
Hình: Lò luyện gang Bet – xme.
Đây là phương pháp có khả năng luyện gang lỏng thành thép, có chất lượng tốt, dễ cán, giá rẻ, giúp cho việc chế tạo máy móc và động cơ nhanh hơn, nhỏ hơn, nhẹ hơn cũng như thuận lợi trong xây dựng đường xe lửa, chế tạo tàu thuyền, chế tạo vũ khí.
2. Cách mạng công nghiệp lan ra các nước Âu – Mĩ.
Tên nước
Thời gian
Thành tựu
Kết quả
Pháp
1830 - 1870
Kinh tế phát triển thứ hai sau Anh.
Trở thành nước công nghiệp.
Đức
1840 - 1860
Kinh tế phát triển tốc độ nhanh
Trở thành nước công nghiệp
Mĩ 
1793 - 1831
Kinh tế phát triển thứ 4 thế giới.
Trở thành nước công nghiệp

2.3. Tìm hiểu Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp đối với sản xuất và xã hội. 
a) Mục tiêu: Nêu được tác động của các cuộc Cách mạng công nghiệp đối với sản xuất, xã hội.	 
b) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
B1. Giao nhiệm vụ
Thảo luận nội dung theo mẫu
Hoàn thành phiếu học tập: 
Đánh dấu x vào cột “Sản xuất”, “Xã hội”, “Tiêu cực” sao cho phù hợp với tác động của cách mạng công nghiệp. 
Tác động của CMCN
Sản xuất
Xã hội
Tiêu cực
1. Ô nhiễm môi trường



2. Nâng cao năng suất



3. Thay đổi căn bản quá trình sản xuất.



4. Nhiều khu công nghiệp và thành phố.



5. Nhiều ngành kinh tế khác phát triển.



6. Sự ra đời của nhiều đô thị quy mô lớn.



7. Hình thành hai giai cấp tư sản và vô sản.



8. Tranh giành thuộc địa.



9. Lao động bị bóc lột thậm tệ.



10. Cuộc đấu tranh của vô sản chống lại tư sản.




B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
- HS: Làm việc với SGK, tương tác ... trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây.
- Mô tả được những nét cơ bản của cuộc đấu tranh ở các nước Đông Nam Á chống ách đô hộ của thực dân phương Tây.
2. Năng lực
Năng lực chung: Năng lực tự học, tự chủ; giải quyết vấn đề; sáng tạo; giao tiếp và hợp tác, ngôn ngữ.
Năng lực đặc thù
- Năng lực tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học dưới sự hướng dẫn của một số giáo viên.
- Nhận thức và tư duy lịch sử: Biết phân tích sự kiện để rút ra kết luận, nhận định và liên hệ thực tế. 
3. Phẩm chất 
- Yêu nước: Cảm thông với nhân dân các dân tộc bị chủ nghĩa thực dân đô hộ. Có thái độ phê phán, lên án chủ nghĩa thực dân.
- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình tham gia hoạt động nhóm.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm gìn giữ và phát huy truyền thống lịch sử văn hoá tốt đẹp của dân tộc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên 
- Lược đồ khu vực Đông năm Á từ sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX.
2. Học sinh 
- Đọc trước Sgk, sưu tầm các tư liệu lịch sử liên quan theo yêu cầu của giáo viên.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động 
a) Mục tiêu: Kết nối vào bài học, tạo hứng thú cho người học.
b) Tổ chức thực hiện
B 1: Giao nhiệm vụ: 
GV cho HS xem hình 4.1. Hải quân Anh tiến vào Y-an-gun (Miến Điện) (tranh vẽ) (SGK trang 19).
 ? Bức tranh tái hiện lại sự kiện lịch sử gì? Miến Điện là tên gọi của đất nước nào ngày nay? Em biết gì về về nguyên nhân dẫn đến sự kiện lịch sử đó?
B 2. HS khai thác thông tin, tìm câu trả lời.
B 3. HS trả lời câu hỏi của mình.
B 4. Kết nối bài học
2. Hình thành kiến thức mới
2.1. Khái quát quá trình xâm nhập Đông Nam Á của thực dân phương Tây 
a) Mục tiêu: Nêu những nét chính về quá trình xâm nhập của thực dân phương Tây vào Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX.
b) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
B1. Giao nhiệm vụ
N 1, 2. Nguyên nhân dẫn đến thực dân phương Tây xâm nhập Đông Nam Á đến giữa thế kỉ XIX?
N 3,4. Nêu những nét chính về quá trình xâm nhập của thực dân phương Tây vào Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX?
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
- HS: Làm việc với SGK, tương tác nhóm hoàn thành nhiệm vụ được giao
B3: Báo cáo, thảo luận
 HS báo cáo sản phẩm của nhóm. Đại diện nhóm trình bày sản phẩm 
B4: Kết luận, nhận định
 - HS nhận xét, đánh giá và bổ sung 
 - GV nhận xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm HS, chuẩn xác kiến thức.

1. Khái quát quá trình xâm nhập Đông Nam Á của thực dân phương Tây
- In-đô-nê-xi-a: Thực dân Bồ Đào Nha xâm nhập ngay từ thế kỉ XVI. Đến giữa thế kỉ XIX, Hà Lan đã hoàn thành xâm lược
- Mã Lai (Ma-lai-xi-a) và Miến Điện (Min-an-ma): Từ sau thế kỉ XVI, Anh, Pháp, Hà Lan tranh chấp.
 - Phi-lip-pin: Giữa thế kỉ XVI, Tây Ban Nha đánh chiếm, năm 1898, Mĩ xâm lược và biến nước này thành thuộc địa.
- Ba nước Đông Dương (Việt Nam, Làm, Cam pu chia): Từ thế kỉ XVI, nhiều nước thực dân tranh giành ảnh hưởng. Cuối thế kỉ XIX, Pháp độc chiếm ba nước Đông Dương
- Xiêm (Thái Lan): Do chính sách ngoại giao mềm dẻo của vua Ra-ma V nên giữ được nên độc lập tương đối.

2.2. Tình hình Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây
a) Mục tiêu: 	HS trình bày được một số nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây 
b) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
B1. Giao nhiệm vụ
1. Khai thác tư liệu (tr.21), em biết điều gì về chính sách cai trị của chính quyền thực dân ở một số nước Đông Nam Á? 
2. Thảo luận nhóm
Hãy trình bày những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây.
- Nhóm 1: Về tình hình chính trị
- Nhóm 2: Về tình hình kinh tế
- Nhóm 3: Về tình hình văn hoá
- Nhóm 4: Về tình hình xã hội
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
- HS: Làm việc với SGK, tương tác nhóm hoàn thành nhiệm vụ được giao
B3: Báo cáo, thảo luận
 HS báo cáo sản phẩm của nhóm. Đại diện nhóm trình bày sản phẩm 
B4: Kết luận, nhận định
 - HS nhận xét, đánh giá và bổ sung 
 - GV nhận xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm HS, chuẩn xác kiến thức.
2. Tình hình Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây
- Về chính trị:
+ Chính quyền, tầng lớp trên ở các nước đã đầu hàng, phụ thuộc hoặc làm tay sai cho thực dân.
+ Bộ máy ở trung ương, cấp tỉnh đều do các quan chức thực dân điều hành.
- Về kinh tế:
+ Đẩy mạnh vơ vét, bóc lột người dân bản xứ, không chú trọng mở mang công nghiệp nặng, chủ yếu xây dựng những ngành công nghiệp chế biến.
+ Mở rộng đường giao thông để phục vụ cho công cuộc khai thác kinh tế hoặc đàn áp nhân dân.
+ Cướp đoạt ruộng đất đề lập đồn điền,....
- Về văn hoá:
+ Du nhập của văn hoá phương Tây làm xói mòn những giá trị văn hoá truyền thống. 
+ Thực hiện chính sách nô dịch nhằm đồng hoá và ngu dân để dễ bề cai trị.
- Về xã hội: có sự phân hoá sâu sắc:
... trấn giữ con đường độc đạo qua Lạng Sơn đến Trung Quốc. Dấu tích còn lại thời chiến tranh Lê – Mạc, gồm 2 đoạn tường dài 300m, mặt thành rộng 1m, xây bằng khối đá lớn.
Lũy Thầy (Quảng Bình)
Nằm trong hệ thống thành lũy quân sự, ghi lại dấu ấn của thời kì Trịnh – Nguyễn phân tranh, do Đào Duy Từ thiết kế, xây dựng theo lệnh chúa Nguyễn.

? Di tích thành nhà Mạc (Lạng Sơn), Lũy Thầy (Quảng Bình) gợi cho em nhớ đến những cuộc xung đột nào trong các thế kỉ XVI-XVII? Những cuộc xung đột đó đã để lại hệ quả như thế nào đối với lịch sử dân tộc?
B 2. HS khai thác thông tin, tìm câu trả lời.
B 3. HS trả lời câu hỏi của mình.
B 4. Kết nối bài học
2. Hình thành kiến thức mới
2. 1. Tìm hiểu sự ra đời Vương triều Mạc
a) Mục tiêu: Bối cảnh lịch sử ở thế kỉ XVI (nhà Lê suy yếu, phe phái phong kiến xung đột, khởi nghĩa nông dân bùng nổ) đã dẫn tới sự ra đời của Vương triều Mạc.
b) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
B1. Giao nhiệm vụ
1. Trình bày những nét chính về sự ra đời của vương triều Mạc?
2. Nêu hiểu biết của em về Mạc Đăng Dung?
3. Em có suy nghĩ gì về việc Mạc Đăng Dung ép vua Lê nhường ngôi, lập ra Vương triều Mạc?
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
- HS: Làm việc với SGK, tương tác nhóm hoàn thành nhiệm vụ được giao
B3: Báo cáo, thảo luận
 HS báo cáo sản phẩm của nhóm. Đại diện nhóm trình bày sản phẩm 
B4: Kết luận, nhận định
 - HS nhận xét, đánh giá và bổ sung 
 - GV nhận xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm HS, chuẩn xác kiến thức.

1. Sự ra đời Vương triều Mạc
- Đến đầu thế kỉ XVI, nhà Lê lâm vào khủng hoảng, suy thoái.
+ Các phe phái phong kiến xung đột, tranh chấp quyết liệt với nhau.
+ Các cuộc k/n nông dân nổ ra chống lại triều đình.
- Mạc Đăng Dung là một võ quan trong triều đã dần thâu tóm quyền hành.
- 1527, Mạc Đăng Dung ép vua Lê nhường ngôi, lập ra triều Mạc và thực hiện một số chính sách về KT, CT, XH nhằm ổn định, phát triển đất nước.

2.2. Tìm hiểu về sự xung đột Nam – Bắc triều
a) Mục tiêu: 	Giải thích được nguyên nhân bùng nổ và nêu hệ quả của xung đột Nam – Bắc triều. 
b) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
B1. Giao nhiệm vụ
Vì sao lại có sự hình thành Nam Triều và Bắc Triều?
1. Giải thích nguyên nhân bùng nổ cuộc xung đột Nam – Bắc triều?
2. Nêu tóm tắt nét chính về hệ quả của cuộc xung đột Nam – Bắc triều?
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
- HS: Làm việc với SGK, tương tác nhóm hoàn thành nhiệm vụ được giao
B3: Báo cáo, thảo luận
 HS báo cáo sản phẩm của nhóm. Đại diện nhóm trình bày sản phẩm 
B4: Kết luận, nhận định
 - HS nhận xét, đánh giá và bổ sung 
 - GV nhận xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm HS, chuẩn xác kiến thức.
2. Xung đột Nam – Bắc triều
* Nguyên nhân:
+ Do mâu thuẫn giữa nhà Mạc và nhà Lê --> xung đột bùng nổ.
*Diễn biến:
+ Đánh nhau triền miên hơn 60 năm.
-1592 Nam Triều chiếm Thăng Long nhà Mạc rút lên Cao Bằng, xung đột kết thúc.
*Hậu quả:
- Đất nước bị chia cắt.
- Gây tổn thất lớn về người và của: làng mạc bị tàn phá, đời sống nhân dân khốn cùng, nhiều gia đình phải li tán.
- Kinh tế bị tàn phá: sản xuất bị đình trệ, trao đổi buôn bán giữa các vùng gặp nhiều khó khăn.
* T/c: Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa.
2.3. Tìm hiểu về sự xung đột Trịnh - Nguyễn
a) Mục tiêu: Giải thích được nguyên nhân bùng nổ và nêu hệ quả của xung đột Trịnh - Nguyễn 
b) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
B1. Giao nhiệm vụ
1. Sau chiến tranh Nam – Bắc triều tình hình nước ta có gì thay đổi?
2. Nêu hiểu biết về Trịnh Kiểm?
3. Đứng trước tình hình đó họ Nguyễn đã xây dựng và củng cố lực lượng như thế nào?
4. Vì sao họ Nguyễn tuyên bố chống lại họ Trịnh?
5. Cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn đã để lại hậu quả gì?
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
- HS: Làm việc với SGK, tương tác nhóm hoàn thành nhiệm vụ được giao
B3: Báo cáo, thảo luận
 HS báo cáo sản phẩm của nhóm. Đại diện nhóm trình bày sản phẩm 
B4: Kết luận, nhận định
 - HS nhận xét, đánh giá và bổ sung 
 - GV nhận xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm HS, chuẩn xác kiến thức.
3. Xung đột Trịnh - Nguyễn
- Nguyên nhân bùng nổ: Mâu thuẫn giữa hai dòng họ dần được bộc lộ và ngày càng trở nên gay gắt. Cuộc chiến tranh giữa hai thế lực Trịnh – Nguyễn bùng nổ và kéo dài trong gần nửa thế kỉ (1627 – 1672).
- Hậu quả: Đất nước bị chia cắt thành Đàng Trong và Đàng Ngoài; Gây ra nhiều đau thương và tổn thất cho nhân dân, tổn hại đến sự phát triển chung của quốc gia – dân tộc
3. Hoạt động luyện tập
a) Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về các cuộc xung đột Nam – Bắc triều và Trịnh – Nguyễn.
b) Tổ chức thực hiện
B 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh: 
2. Năm 1533, ai là người chạy vào Thanh Hóa, lập một người dòng dõi nhà Lê lên làm vua, lấy danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc”?
A. Lê Chiêu Thống. B. Nguyễn Hoàng.
C. Nguyễn Kim. D. Trịnh Kiểm.
3. Chiến tranh Nam – Bắc triều diễn ra giữa các thế lực phong kiến nào?
   A...quan sát sơ đồ hình 6.2 và đọc thông tin mục 1 SHS tr. 27, 28
- Trình bày khái quát công cuộc khai phá vùng đất phía Nam trong các thế kỉ XVI – XVIII? 
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
- HS: Làm việc với SGK, tương tác nhóm hoàn thành nhiệm vụ được giao
B3: Báo cáo, thảo luận
 HS báo cáo sản phẩm của nhóm. Đại diện nhóm trình bày sản phẩm 
B4: Kết luận, nhận định
 - HS nhận xét, đánh giá và bổ sung 
 - GV nhận xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm HS, chuẩn xác kiến thức.

1. Công cuộc khai phá vùng đất phía Nam trong các thế kỷ XVI- XVIII.
– Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hoá.
 – Quá trình di dân, khai phá vùng đất phía Nam được các chúa Nguyễn đẩy mạnh.
– Kế nghiệp Nguyễn Hoàng, các chúa Nguyễn tiếp tục xây dựng bộ máy chính quyền phong kiến ở Đàng Trong, củng cố việc phòng thủ vùng đất Thuận – Quảng và thực hiện chính sách khai hoang, khai phá các vùng đất mới. 
– Đến năm 1757, chúa Nguyễn hoàn thiện hệ thống chính quyền trên vùng đất Nam Bộ tương đương như ngày nay.
2.2. Quá trình thực hiện chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của các chúa Nguyễn
a) Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mô tả và nêu được ý nghĩa của quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam 	 
b) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
B1. Giao nhiệm vụ
Mô tả quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của người Việt trong các thế kỉ XVII – XVIII? Những việc làm đó có ý nghĩa như thế nào?
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
- HS: Làm việc với SGK, tương tác nhóm hoàn thành nhiệm vụ được giao
B3: Báo cáo, thảo luận
 HS báo cáo sản phẩm của nhóm. Đại diện nhóm trình bày sản phẩm 
B4: Kết luận, nhận định
 - HS nhận xét, đánh giá và bổ sung 
 - GV nhận xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm HS, chuẩn xác kiến thức.

2. Quá trình thực hiện chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của các chúa Nguyễn
– Hoạt động khai thác và xác lập chủ quyền của các chúa Nguyễn được thực hiện có tổ chức, hệ thống và liên tục qua đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải:
+ Biện pháp: lập 2 đội dân binh độc đáo là đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải.
+ Thực thi: khai thác tài nguyên biển và kiểm soát, quản lí biển, đảo.
+ Ý nghĩa: Từng bước xác lập chủ quyền đối với hai quần đảo này. 
– Thời Tây Sơn tiếp tục duy trì quá trình khai thác và thực thi chủ quyền với hai quần đảo này (cuối thế kỉ XVIII)

3. Hoạt động luyện tập
a) Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học về công cuộc khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến thế XVIII
b) Tổ chức thực hiện
B 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh: 
lập bảng tóm tắt về công cuộc khai phá vùng đất phía Nam trong các thế kỉ XVI - XVIII theo các tiêu chí: thời gian, sự kiện chính 
B 2: Thực hiện nhiệm vụ 
- HS dựa vào kiến thức đã học trong bài để tra lời câu hỏi. 
B 3: Báo cáo kết quả làm việc 
B 4: GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
4. Hoạt động vận dụng
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề trong thực tiễn.
b) Hướng dẫn thực hiện
Bài tập 1: Sưu tầm tư liệu, sách báo, internet, giới thiệu về công cuộc khai phá vùng đất phía Nam và thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong các thế kỉ XVI – XVIII.
Bài tập 2: Tìm hiểu thông tin trên internet, em hãy giới thiệu về nguồn gốc của Lễ Khao lề thề lính trên đảo Lý Sơn. Theo em, việc duy trì tổ chức của Lễ Khao thề lính ngày nay có ý nghĩa gì?
( BT1: GV hướng dẫn HS tham khảo tư liệu tại:
+ Nguyễn Quang Thắng, Hoàng Sa và Trường Sa  - Lãnh thổ Việt Nam nhìn từ Công pháp Quốc tế, NXB Tri thức, 2008.
+ Bộ Ngoại giao, Chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, NXB Tri thức, 2013.
+ Phim tài liệu của Truyền hình Vĩnh Long giới thiệu về quá trình mở cõi phương Nam của các chúa Nguyễn:
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học:
+ Công cuộc khai phá vùng đất phía Nam trong các thế kỉ XVI – XVIII.
+ Ý nghĩa của quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của các chúa Nguyễn.
- Trả lời câu hỏi bài tập phần Luyện tập và hoàn thành nhiệm vụ phần Vận dụng.
- Làm bài tập Bài 6 – SBT Lịch sử và Địa lí 8, phần Lịch sử.
Tuần 6,7
Tiết 12,13
Bài 7. KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN Ở ĐÀNG NGOÀI THẾ KỈ XVIII 

NS: 08/10/2023
ND: 11,12/10/2023
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
- Nêu được một số nét chính về bối cảnh lịch sử của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII 
- Biết được một số nét chính về thời gian bùng nổ, diễn biến chính, kết quả của một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.
- Nêu được kết quả và ý nghĩa, tác động của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài đối với xã hội Đại Việt thế kỉ XVIII 
2. Năng lực
Năng lực chung: Năng lực tự học, tự chủ; giải quyết vấn đề; sáng tạo; giao tiếp và hợp tác, ngôn ngữ.
Năng lực đặc thù
- Đọc và chỉ ra được thông tin quan trọng trên lược đồ.
- Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học dưới sự hướn...ong phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.
 b) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
B1. Giao nhiệm vụ
NV 1. Hoàn thành bảng thống kê theo mẫu:
STT
Tên cuộc khởi nghĩa
Thời gian
Địa điểm
1



2



3



4



5



6



7



*Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về 1 số cuộc k/n tiêu biểu
- GV chia lớp làm 6 nhóm, sử dụng kĩ thuật 5W1H để tìm hiểu về 3 cuộc khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu, Nguyễn Danh Phương và Hoàng Công Chất
+ Nhóm 1,2: Tìm hiểu về k/n Hoàng Công Chất
+ Nhóm 3,4: Tìm hiểu về k/n Nguyễn Danh Phương
+ Nhóm 5,6: Tìm hiểu về k/n Nguyễn Hữu Cầu
(Lưu ý: HS có thể đưa ra nhưng câu hỏi, đáp án khác nhau nhưng vẫn cần đảm bảo đủ 5W1H, đảm bảo khái quát được những nét cơ bản của các cuộc k/n)
Trong các cuộc k/n trên, em ấn tượng với cuộc khỏi nghĩa nào nhất? Vì sao?
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
- HS: Làm việc với SGK, tương tác nhóm hoàn thành nhiệm vụ được giao
B3: Báo cáo, thảo luận
 HS báo cáo sản phẩm của nhóm. Đại diện nhóm trình bày sản phẩm 
B4: Kết luận, nhận định
 - HS nhận xét, đánh giá và bổ sung 
 - GV nhận xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm HS, chuẩn xác kiến thức.
2. Một số cuộc khởi nghĩa lớn của phong trào nông dân Đàng Ngoài
- Phạm vi hoạt động rộng: Khắp trấn đồng bằng và vùng Thanh – Nghệ
- Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Nguyễn Hữu Cầu, Nguyễn Danh Phương và Hoàng Công Chất

2.3. Kết quả, ý nghĩa lịch sử và tác động của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII
a) Mục tiêu: 	Nêu được kết quả và ý nghĩa, tác động của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài đối với xã hội Đại Việt thế kỉ XVIII 
b) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
B1. Giao nhiệm vụ
Hãy cho biết kết quả, ý nghĩa, tác động của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài đối với xã hội Đại Việt thế kỉ XVIII?
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
- HS: Làm việc với SGK, tương tác nhóm hoàn thành nhiệm vụ được giao
B3: Báo cáo, thảo luận
 HS báo cáo sản phẩm của nhóm. Đại diện nhóm trình bày sản phẩm 
B4: Kết luận, nhận định
 - HS nhận xét, đánh giá và bổ sung 
 - GV nhận xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm HS, chuẩn xác kiến thức.
- GV mở rộng: ? Vì sao các cuộc khởi nghĩa đều thất bại?
(+ Thiếu sự liên kết, nổ ra lẻ tẻ, chưa đúng thời cơ)

3. Kết quả, ý nghĩa lịch sử và tác động của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII
- Kết quả: Đều thất bại
- Ý nghĩa, tác động: 
+ Thể hiện ý chí đấu tranh chống áp bức, bất công
+ Buộc chúa Trịnh phải thực hiện 1 số chính sách như khuyến khích khai hoang, giảm nhẹ thuế khoá, tu sửa đê điều, đưa nông dân lưu tán về quê làm ăn
+ Giáng đòn mạnh mẽ và làm lung lay chính quyền Lê – Trịnh 

3. Hoạt động luyện tập
a) Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức
b) Tổ chức thực hiện
B 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh:
1. Khoanh tròn ý đứng đầu câu trả lời đúng 
Câu 1: Khởi nghĩa Hoàng Công Chất hoạt động chính ở vùng?
A. Sơn Tây B. Quảng Trị. C. Thanh Hóa, Nghệ An D. Điện Biên, Tây Bắc
Câu 2. Cuộc khởi nghĩa nào có nghĩa quân hoạt động ở Sơn Tây, Việt Trì, Thái Nguyên, Tuyên Quang?
A. Khởi nghĩa Lê Duy Mật (1738 – 1770)  
B.Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1740 - 1751)
C. Khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1739 - 1769) 
 D. Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (1741 - 1751)
Câu 3. Cuộc khởi nghĩa nào mở đầu cho phong trào nông dân ở Đàng Ngoài?
A. Khởi nghĩa Lê Duy Mật B. Khởi nghĩa Hoàng Công Chất
C. Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng D. Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương
Câu 4."Lấy của nhà giàu chia cho người nghèo" là khẩu hiệu của cuộc khởi nghĩa nào ở Đàng Ngoài trong thế kỉ XVIII?
A. Khởi nghĩa Lê Duy Mật B. Khởi nghĩa Hoàng Công Chất
C. Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương D. Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu
Câu 5. Khởi nghĩa của Lê Duy Mật diễn ra ở đâu? Kéo dài bao nhiêu năm?
A. Ở Sơn Tây. Kéo dài hơn 40 năm 
B. Ở Bắc Giang, Bắc Ninh. Kéo dài hơn 20 năm
C. Ở Thanh Hóa và Nghệ An. Kéo dài hơn 30 năm 
D. Ở Hà Tĩnh và Quảng Bình. Kéo dài hơn 30 năm
2. Viết một đoạn (khoảng 50 từ) nêu ý kiến của mình về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở Đàng Ngoài thế kì XVIII và nói rõ lí do ND đứng lên khởi nghĩa
B 2: Thực hiện nhiệm vụ 
- HS dựa vào kiến thức đã học trong bài để tra lời câu hỏi. 
B 3: Báo cáo kết quả làm việc 
B 4: GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
4. Hoạt động vận dụng
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề trong thực tiễn.
b) Hướng dẫn thực hiện
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Về nhà tìm hiểu và trả lời câu hỏi :
1. Nếu là người dân sống ở Đàng Ngoài thời kì này, em có ủng hộ các cuộc khởi nghĩa nông dân không. Vì sao?
2. Sưu tầm tư liệu về một trong số những người lãnh đạo tiêu biểu của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài TKXVIII. Giới thiệu những tư liệu đó với thầy cô và bạn học
3. Tìm hiểu thông tin từ sách, báo và internet, hãy viết đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) giới thiệu về một di tích hoặc lễ hội còn tồn tại đến ngày nay gắn với tên tuổi một thủ lĩnh của cuộc khỏi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.
...thông tin mục 2c SGK-37 và trả lời các câu hỏi:
1. Hãy cho biết các cuộc tiến quân của Nguyễn Huệ ra Bắc trong những năm 1786-1788 đạt được kết quả như thế nào?
2. Vì sao nhân dân ủng hộ Tây Sơn tiêu diệt chính quyền chúa Trịnh?
Nv 4
HS đọc thông tin mục 2d kết hợp khai thác hình 8.5 và hình 8.6, hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi: Hãy mô tả trận đại phá quân Thanh xâm lược của quân Tây Sơn?
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
- HS: Làm việc với SGK, tương tác nhóm hoàn thành nhiệm vụ được giao
B3: Báo cáo, thảo luận
 HS báo cáo sản phẩm của nhóm. Đại diện nhóm trình bày sản phẩm 
B4: Kết luận, nhận định
 - HS nhận xét, đánh giá và bổ sung 
 - GV nhận xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm HS, chuẩn xác kiến thức.
2. Những thắng lợi tiêu biểu của phong trào Tây Sơn
a. Lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong
- Năm 1774, nghĩa quân đã làm chủ được một vùng rộng lớn từ Quảng Nam đến Bình Thuận
- Bốn lần đánh vào Gia Định và năm 1777 đã bắt giết được chúa Nguyễn.
b. Đánh tan quân Xiêm xâm lược
- Thời gian: Ngày 19/1/1785
- Địa điểm: Trận địa quyết chiến ở Rạch Gầm – Xoài Mút (nay thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang)
- Cách đánh: Bố trí mai phục, nhử quân Xiêm vào trận địa, quân thủy-bộ cùng tiến quân tiêu diệt quân Xiêm
- Kết quả thắng lợi nhanh chóng.
- Ý nghĩa: Là một trong những trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta, đập tan âm mưu xâm lược của quân Xiêm, bảo vệ nền độc lập dân tộc.
c. Lật đổ chính quyền chúa Trịnh. Triều Lê sụp đổ
- Với danh nghĩa “phù Lê diệt Trịnh), quân Tây Sơn tiến ra Bắc, tấn công vào thành Thăng Long, tiêu diệt chính quyền chúa Trịnh (1786)
+ Sau khi giao lại chính quyền cho vua Lê, Nguyễn Huệ rút về Nam nhưng tình hình Bắc Hà rối loạn. Giữa năm 1788, Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc dẹp loạn, trước đó vua Lê Chiêu Thống đã bỏ trốn, chạy sang đất Quảng Tây. Đến đây chính quyền Lê-Trịnh hoàn toàn sụp đổ.
d. Đại phá quân Thanh xâm lược
- Vua Lê Chiêu Thống “thế cùng lực kiệt” cầu cứu nhà Thanh, nhân cơ hội này, Tôn Sĩ Nghị chỉ huy 29 vạn quân Thanh xâm lược nước ta.
- Quân Tây Sơn thực hiện kế sách “vườn không nhà trống” rút khỏi Thăng Long, xây dựng tuyến phòng thủ Tam Điệp-Biện Sơn.
- Tháng 12-1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, chỉ huy 5 đạo quân Tây Sơn tiến quân ra Thăng Long.
- Chỉ trong vòng 5 ngày (từ đêm 30 đến ngày mồng 5 Tết Kỷ Dậu), qua các trận đánh lớn như: Hà Hồi, Ngọc Hồi, Đống Đa, quân Tây Sơn đã quét sạch quân xâm lược, giải phóng đất nước.
2.3. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn
a) Mục tiêu: Nêu được nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn. Đánh giá được vai trò của Nguyễn Huệ - Quang Trung trong phong trào Tây Sơn.	 
b) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
B1. Giao nhiệm vụ
1. Hãy cho biết nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn.
2. Đánh giá vai trò của Nguyễn Huệ - Quang Trung trong phong trào Tây Sơn và lịch sử dân tộc.
(+ Nguyễn Huệ là một trong những lãnh đạo chủ chốt của phong trào nông dân Tây Sơn, cùng với Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và các tướng lĩnh tài ba khác đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh, giành được nhiều thắng lợi quan trọng, lật đổ triều Nguyễn ở Đàng Trong, Vua Lê-Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài đóng góp to lớn vào tiến trình lịch sử dân tộc.
+ Nguyễn Huệ là người có tài năng thao lược, ông có cống hiến rất lớn trong việc đề ra kế sách và lãnh đạo, chỉ huy quân Tây Sơn giành thắng lợi trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh.
+ Sau khi lên ngôi hoàng đế (năm 1788), vua Quang Trung đã bắt tay vào việc xây dựng và cải cách đất nước. Ông đã cho triển khai nhiều chính sách tiến bộ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục theo hướng: khắc phục hậu quả chiến tranh, phục hồi kinh tế, ổn định trật tự xã hội, đề cao và phát triển nền văn hóa dân tộc... Trong thời gian ngắn ngủi (4 năm) kể từ khi lên ngôi hoàng đế sáng lập vương triều cho đến khi từ trần, công cuộc canh tân dựng nước cùng với những hoài bão lớn lao của vua Quang Trung tuy chưa được thực hiện đầy đủ và chưa phát huy hết tác dụng nhưng đã cho thấy tầm vóc, tài năng và ý chí của ông.) 
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
- HS: Làm việc với SGK, tương tác nhóm hoàn thành nhiệm vụ được giao
B3: Báo cáo, thảo luận
 HS báo cáo sản phẩm của nhóm. Đại diện nhóm trình bày sản phẩm 
B4: Kết luận, nhận định
 - HS nhận xét, đánh giá và bổ sung 
 - GV nhận xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm HS, chuẩn xác kiến thức.
3. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn
- Nguyên nhân thắng lợi:
+ Tinh thần yêu nước, sự đồng lòng và ý chí chiến đấu dũng cảm của nhân dân ta.
+ Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung-Nguyễn Huệ và bộ chỉ huy nghĩa quân.
- Ý nghĩa lịch sử 
+ Lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê xóa bỏ tình trạng chia cắt Đàng Trong-Đàng Ngoài.
+ Đặt cơ sở cho việc khôi phục nền thống nhất quốc gia.
...i Việt trong các thế kỉ XVI-XVIII? Nhận xét về sự chuyển biến đó? Em ấn tượng với thành tựu nào nhất? Vì sao?
Tuần 9
Tiết 17
ÔN TẬP GIỮA KÌ I

NS:29/10/2023
ND:01/11/2023
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
- Những kiến thức cơ bản của lịch sử thế giới: Châu Âu và Bắc Mĩ từ nữa sau thế kĩ XVI đến giữa thế kĩ XVIII, ĐNA từ nữa sau thế kĩ XVI đến giữa thế kĩ XIX
- Việt Nam từ đầu thế kĩ XVI đến giữa thế kĩ XIX.
2. Năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, tự chủ; giải quyết vấn đề; sáng tạo; giao tiếp và hợp tác, ngôn ngữ.
- Năng lực đặc thù
+ Khai thác và sử dụng được một số thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học dưới sự hướng dẫn của GV.
+ Tìm kiếm, sưu tầm được tư liệu để phục vụ cho bài học và thực hiện các hoạt động thực hành, vận dụng.
3. Phẩm chất
+ Tái hiện kiến thức lịch sự, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.
II-THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Phiếu học tập.
- Tranh ảnh, video liên quan đến bài học.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động 
a. Mục tiêu: Kết nối vào bài học, tạo hứng thú cho người học.
b.Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.
Nội dung chương trình mà các em đã được học
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động.
Bước 4: Kết nối bài học
2. Hình thành kiến thức mới: Theo ma trận
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
1. Cách mạng tư sản Anh
2. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
3. Tình hình nước Pháp trước cách mạng
4. K ết quả, ý nghĩa, tính chất và đặc điểm chính của cách mạng tư sản Pháp.
5. Cách mạng công nghiệp ở Anh.
6. Cách mạng công nghiệp lan ra các nước Âu – Mĩ.
7. Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp đối với sản xuất và xã hội. 
8. Khái quát quá trình xâm nhập Đông Nam Á của thực dân phương Tây
9. Tình hình Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây
10. Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước Đông Nam Á chống thực dân phương Tây từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX.
11. Sự ra đời Vương triều Mạc
12. Xung đột Nam – Bắc triều
13. Xung đột Trịnh - Nguyễn
14. Công cuộc khai phá vùng đất phía Nam trong các thế kỷ XVI- XVIII.
15. Quá trình thực hiện chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của các chúa Nguyễn
16. Bối cảnh lịch sử 
17. Một số cuộc khởi nghĩa lớn của phong trào nông dân Đàng Ngoài
18. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ 
19. Những thắng lợi tiêu biểu của phong trào Tây Sơn
20. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn

* Nguyên nhân:
- Kinh tế: Đầu thế kỉ XVII, Anh có nền kinh tế phát triển nhất châu Âu đặc biệt là ngành len dạ.
- Xã hội: 
+ Xuất hiện tầng lớp quý tộc mới.
+ Phân hóa thành 2 phe đối lập: Một bên là vua và các thế lực phong kiến; một bên là tư sản, quý tộc mới, nông dân, bình dân thành thị.
=> Sự thay đổi về kinh tế và những mâu thuẫn gay gắt trong xã hội là nguyên nhân bùng nổ cách mạng tư sản Anh.
* Diễn biến:
* Kết quả, ý nghĩa, tính chất 
- Kết quả và ý nghĩa: 
+ Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Anh.
+ Ảnh hưởng và tác động rất lớn đến Châu Âu
- Tính chất: Là cuộc cách mạng tư sản không triệt để.
* Đặc điểm chính: Là cách mạng tư sản Anh do quý tộc mới và tư sản lãnh đạo, diễn ra dưới hình thức một cuộc nội chiến, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
* Nguyên nhân 
+ Đầu thế kỷ XVIII thực dân Anh đã thành lập 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ.
+ Sự phát triển kinh tế theo con đường tư bản chủ nghĩa ở 13 thuộc địa đã làm sâu sắc hơn mẫu thuẫn giữa các thuộc địa với chính quốc => Các tầng lớp nhân dân thuộc địa bao gồm tư sản, chủ nô, công nhân, nô lệ đều đấu tranh chống ách thống trị của thực dân Anh đòi giải phóng tự do phát triển kinh tế và văn hóa...
 b. Kết quả, ý nghĩa
+ Lật đổ ách thống trị của thực dân Anh, đưa đến sự thành lập Hợp chúng quốc Mỹ và mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển....
c. Tính chất: Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa anh ở Bắc Mỹ mang tính chất là một cuộc cách mạng tư sản có ảnh hưởng đến phong chào đấu tranh dành độc lập vào buổi tiệc kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX.
d. Đặc điểm chung: Do tầng lớp chủ nô và tư sản lãnh đạo diễn ra dưới hình thức cuộc chiến tranh giải phóng, thiết lập chế độ Cộng hòa tổng thống.
3. Tình hình nước Pháp trước cách mạng
- Nguyên nhân sâu xa
+ Kinh tế: Nông nghiệp lạc hậu, công, thương nghiệp có bước phát triển nhưng bị chế độ phong kiến kìm hãm 
+ Chính trị, xã hội:
+ Chế độ quân chủ chuyên chế đã lâm vào tình trạng khủng hoảng. 
+ Xã hội Pháp tồn tại 3 đẳng cấp, 3 đẳng cấp không bình đẳng về đặc quyền đặc lợi.
+ Tư tưởng trào lưu Triết học ánh sáng dọn đường cho cách mạng bùng nổ.
- Nguyên nhân trực tiếp: Tháng 5/1798 Louis XVI...c Đăng Dung ép vua Lê nhường ngôi, lập ra triều Mạc và thực hiện một số chính sách về KT, CT, XH nhằm ổn định, phát triển đất nước.
12. Xung đột Nam – Bắc triều
* Nguyên nhân:
+ Do mâu thuẫn giữa nhà Mạc và nhà Lê --> xung đột bùng nổ.
*Diễn biến:
+ Đánh nhau triền miên hơn 60 năm.
-1592 Nam Triều chiếm Thăng Long nhà Mạc rút lên Cao Bằng, xung đột kết thúc.
*Hậu quả:- Đất nước bị chia cắt.
- Gây tổn thất lớn về người và của: làng mạc bị tàn phá, đời sống nhân dân khốn cùng, nhiều gia đình phải li tán.
- Kinh tế bị tàn phá: sản xuất bị đình trệ, trao đổi buôn bán giữa các vùng gặp nhiều khó khăn.
* T/c: Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa.
13. Xung đột Trịnh - Nguyễn
- Nguyên nhân bùng nổ: Mâu thuẫn giữa hai dòng họ dần được bộc lộ và ngày càng trở nên gay gắt. Cuộc chiến tranh giữa hai thế lực Trịnh – Nguyễn bùng nổ và kéo dài trong gần nửa thế kỉ (1627 – 1672).
- Hậu quả: Đất nước bị chia cắt thành Đàng Trong và Đàng Ngoài; Gây ra nhiều đau thương và tổn thất cho nhân dân, tổn hại đến sự phát triển chung của quốc gia – dân tộc
14. Công cuộc khai phá vùng đất phía Nam trong các thế kỷ XVI- XVIII.
– Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hoá.
 – Quá trình di dân, khai phá vùng đất phía Nam được các chúa Nguyễn đẩy mạnh.
– Kế nghiệp Nguyễn Hoàng, các chúa Nguyễn tiếp tục xây dựng bộ máy chính quyền phong kiến ở Đàng Trong, củng cố việc phòng thủ vùng đất Thuận – Quảng và thực hiện chính sách khai hoang, khai phá các vùng đất mới. 
– Đến năm 1757, chúa Nguyễn hoàn thiện hệ thống chính quyền trên vùng đất Nam Bộ tương đương như ngày nay.
15. Quá trình thực hiện chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của các chúa Nguyễn
– Hoạt động khai thác và xác lập chủ quyền của các chúa Nguyễn được thực hiện có tổ chức, hệ thống và liên tục qua đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải:
+ Biện pháp: lập 2 đội dân binh độc đáo là đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải.
+ Thực thi: khai thác tài nguyên biển và kiểm soát, quản lí biển, đảo.
+ Ý nghĩa: Từng bước xác lập chủ quyền đối với hai quần đảo này. 
– Thời Tây Sơn tiếp tục duy trì quá trình khai thác và thực thi chủ quyền với hai quần đảo này (cuối thế kỉ XVIII)
16. Bối cảnh lịch sử 
* Chính trị: Chính quyền Đàng Ngoài khủng hoảng sâu sắc:
- Vua Lê không có thực quyền
- Chúa Trịnh giữ mọi quyền hành, ăn chơi phung phí
- Quan lại hoành hành, đục khoét nhân dân
* Kinh tế
- Nông nghiệp đình đốn
- Thủ công nghiệp, thương nghiệp ngày càng sa sút, các đô thị suy tàn
* Xã hội
- Nạn đói diễn ra khắp nơi
- Nhân dân bỏ làng đi phiêu tán
-> Cuộc sống khó khăn thúc đẩy nông dân vùng lên khởi nghĩa chống lại chính quyền phong kiến
17. Một số cuộc khởi nghĩa lớn của phong trào nông dân Đàng Ngoài
- Phạm vi hoạt động rộng: Khắp trấn đồng bằng và vùng Thanh – Nghệ
- Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Nguyễn Hữu Cầu, Nguyễn Danh Phương và Hoàng Công Chất
18. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ 
- Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Trong ngày càng suy yếu. Bộ máy quan lại các cấp rất cồng kềnh và tham nhũng.
- Các chính sách của chính quyền chúa Nguyễn như tô thuế, lao dịch nặng nề, lại thêm thiên tai và sự suy thoái của nền kinh tế làm cho đời sống nhân dân khốn cùng.
- Mâu thuẫn gay gắt giữa nhân dân với chính quyền chúa Nguyễn làm bùng nổ cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.
19. Những thắng lợi tiêu biểu của phong trào Tây Sơn
a. Lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong
- Năm 1774, nghĩa quân đã làm chủ được một vùng rộng lớn từ Quảng Nam đến Bình Thuận
- Bốn lần đánh vào Gia Định và năm 1777 đã bắt giết được chúa Nguyễn.
b. Đánh tan quân Xiêm xâm lược
- Thời gian: Ngày 19/1/1785
- Địa điểm: Trận địa quyết chiến ở Rạch Gầm – Xoài Mút (nay thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang)
- Cách đánh: Bố trí mai phục, nhử quân Xiêm vào trận địa, quân thủy-bộ cùng tiến quân tiêu diệt quân Xiêm
- Kết quả thắng lợi nhanh chóng.
- Ý nghĩa: Là một trong những trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta, đập tan âm mưu xâm lược của quân Xiêm, bảo vệ nền độc lập dân tộc.
c. Lật đổ chính quyền chúa Trịnh. Triều Lê sụp đổ
- Với danh nghĩa “phù Lê diệt Trịnh), quân Tây Sơn tiến ra Bắc, tấn công vào thành Thăng Long, tiêu diệt chính quyền chúa Trịnh (1786)
+ Sau khi giao lại chính quyền cho vua Lê, Nguyễn Huệ rút về Nam nhưng tình hình Bắc Hà rối loạn. Giữa năm 1788, Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc dẹp loạn, trước đó vua Lê Chiêu Thống đã bỏ trốn, chạy sang đất Quảng Tây. Đến đây chính quyền Lê-Trịnh hoàn toàn sụp đổ.
d. Đại phá quân Thanh xâm lược
- Vua Lê Chiêu Thống “thế cùng lực kiệt” cầu cứu nhà Thanh, nhân cơ hội này, Tôn Sĩ Nghị chỉ huy 29 vạn quân Thanh xâm lược nước ta.
- Quân Tây Sơn thực hiện kế sách “vườn không nhà trống” rút khỏi Thăng Long, xây dựng tuyến phòng thủ Tam Điệp-Biện Sơn.
- Tháng 12-1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, chỉ huy 5 đạo quân Tây Sơn tiến quân ra Thăng Long.
- Chỉ trong vòng 5 ngày (từ đêm 30 đến ngày mồng 5 Tết Kỷ Dậu), qua các trận đánh lớn như: Hà Hồi, Ngọc Hồi, Đ

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_lich_su_va_dia_li_lop_8_phan_lich_su_sach_k.docx
  • docTiết 1-2.doc
  • docTiết 3-4.doc
  • docTiết 5.doc
  • docTiết 6-7.doc
  • docTiết 8-9.doc
  • docTiết 10-11.doc
  • docTiết 12-13.doc
  • docTiết 14-16.doc
  • docTiết 17-18.doc
  • docTiết 19-20.doc
  • docTiết 21-22.doc
  • docTiết 23-25.doc
  • docTiết 26-27.doc
  • docTiết 28-29.doc
  • docTiết 30-31.doc
  • docTiết 32-33.doc
  • docTiết 34-35.doc
  • docTiết 36-37.doc
  • docTiết 38-40.doc
  • docTiết 41-43.doc
  • docTiết 44-45.doc
  • docTiết 46-47.doc
  • docTiết 48.doc
  • docTiết 49-51.doc