Kế hoạch bài dạy Lịch sử và Địa lí Lớp 8 (Phần Lịch sử) Sách KNTT - Năm học 2023-2024
1. Về kiến thức
- Xác định được trên bản đồ thế giới địa điểm diễn ra các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII.
- Trình bày được những nét chung về nguyên nhân kết quả, ý nghĩa, tính chất của cách mạng tư sản.
- Nêu được một số đặc điểm chính các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII ở châu Âu và Bắc Mỹ.
2. Về năng lực
* Năng lực chung:
- Tự chủ- tự học: Chủ động, tự giác thực hiện các nhiệm vụ học tập
- Giao tiếp và hợp tác: thông qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
*Năng lực riêng:
- Biết khai thác được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học theo sự hướng dẫn của GV.
- Quan sát lược đồ, sơ đồ có xác định được địa điểm diễn ra một số cuộc cách mạng tư sản, nêu được một số sự kiện chính của các cuộc cách mạng tư sản đó.
- Biết sưu tầm, tìm kiếm các tư liệu liên quan đến bài học để thực hiện các hoạt động. luyện tập thực hành vận dụng, liên hệ thực tế.
3. Về phẩm chất
- Chăm chỉ: Đọc, sưu tầm các thông tin, hình ảnh, tư liệu về các cuộc cách mạng tư sản để mở rộng và nâng cao nhận thức.
- Trung thực: Đánh giá các sự kiện, nhân vật lịch sử một cách khách quan.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Lịch sử và Địa lí Lớp 8 (Phần Lịch sử) Sách KNTT - Năm học 2023-2024
1 CHƯƠNG 1: CHÂU ÂU VÀ BẮC MỸ TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII Ngày dạy: 7/9/2023 Tiết 1,2,3,4: Bài 1: CÁCH MẠNG TƯ SẢN Ở CHÂU ÂU VÀ BẮC MỸ (T1) I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Xác định được trên bản đồ thế giới địa điểm diễn ra các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII. - Trình bày được những nét chung về nguyên nhân kết quả, ý nghĩa, tính chất của cách mạng tư sản. - Nêu được một số đặc điểm chính các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII ở châu Âu và Bắc Mỹ. 2. Về năng lực * Năng lực chung: - Tự chủ- tự học: Chủ động, tự giác thực hiện các nhiệm vụ học tập - Giao tiếp và hợp tác: thông qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên. *Năng lực riêng: - Biết khai thác được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học theo sự hướng dẫn của GV. - Quan sát lược đồ, sơ đồ có xác định được địa điểm diễn ra một số cuộc cách mạng tư sản, nêu được một số sự kiện chính của các cuộc cách mạng tư sản đó. - Biết sưu tầm, tìm kiếm các tư liệu liên quan đến bài học để thực hiện các hoạt động. luyện tập thực hành vận dụng, liên hệ thực tế. 3. Về phẩm chất - Chăm chỉ: Đọc, sưu tầm các thông tin, hình ảnh, tư liệu về các cuộc cách mạng tư sản để mở rộng và nâng cao nhận thức. - Trung thực: Đánh giá các sự kiện, nhân vật lịch sử một cách khách quan. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên. - Phiếu học tập dành cho HS. - Những tư liệu bổ sung về các nước Châu Âu và Bắc Mĩ - Máy tính, máy chiếu Cuộc đấu tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ https://www.youtube.com/watch?v=XUopiosYNto Cách mạng tư sản Pháp: https://www.youtube.com/watch?v=t5fahfNM67w 2. Học sinh - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG a) Mục tiêu: -Tạo hứng thú cho hs, gv kết nối với bài học . b) Tổ chức thực hiện: B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) GV tổ chức trò chơi “ đặt tên cho ảnh” Em hãy nêu 1-2 hiểu biết của mình về sự kiện- nhân vật trong ảnh? 2 Nhân dân Pa-ri tấn công pháo đài Ba- xti ( Pháp) Ô-li-vơ- crom-oen Đại hội thông qua bản Tuyên ngôn độc lập, Hoa Kì ra đời B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: Quan sát, phân tích hình ảnh và trả lời. B3: Báo cáo -thảo luận Hs giơ tay trả lời - HS còn lại theo dõi, nhận xét (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định - Nhận xét hoạt động của HS, chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới. - Gv sử dụng hình ảnh Nhân dân Pa-ri tấn công pháo đài Ba-xti để kết nối vào bài học Sáng sớm ngày 14-7-1789, tiếng chuông báo động khẩn cấp đánh thức cả Pa-ri, đường phố đông nghịt người. Đến trưa, hàng nghìn người đồng loạt tấn công pháo đài Ba-xi – biểu tượng của nền quân chủ chuyên chế Pháp, mở đầu cuộc Cách mạng tư sản Pháp. Vậy ngoài cuộc Cách mạng tư sản Pháp. trong các thế kỉ XVI – XVIII, trên thế giới còn có những cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu nào? Nguyên nhân, kết quả, tính chất, đặc điểm chính và ý nghĩa của cách mạng tư sản là gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu thông qua bài 2.HOẠT ĐỘNG : HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI I. Khái quát về cách mạng tư sản (thế kỉ XVI – XVIII) a. Mục tiêu: - Xác định được trên bản đồ thế giới địa điểm diễn ra các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII. b.Tổ chức thực hiện Hoạt động dạy – học Nội dung B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) Nhiệm vụ 1 : Hs theo dõi vi deo: Trả lời câu hỏi: Vận dụng kiến thức đã học , hãy nêu những I.Khái quát về cách mạng tư sản (thế kỉ XVI – XVIII) 3 hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí? Từ đó trình bày nguyên nhân của các cuộc cách mạng tư sản? Nhiệm vụ 2: Trò chơi: Nhìn hình đoán chữ: Gv chiếu 1 số hình ảnh biểu tượng, Hs đoán tên quốc gia thông qua các hình ảnh biểu tượng -Hs xác định trên lược đồ hình 1.2 vị trí các quốc gia diễn ra các cuộc Cm tư sản tiêu biểu trên thế giới từ TK XVI đến TK XVIII? Nhiệm vụ 3: Đọc thông tin trong “ góc mở rộng”, gạch chân dưới những từ, cụm từ thể hiện nội dung : lực lượng cách mạng, mục tiêu và đối tượng cách mạng , kết quả các cuộc Cách mạng? Tại sao nói sự kiện nhân dân Nê- đéc lan nổi dậy lật đổ ách cai trị của thực dân Tây Ban Nha,thành lập nước cộng hòa Hà Lan (TK XVI) đã mở đầu cho thời kì bùng nổ của CN tư sản trên thế giới? B2: Thực hiện nhiệm vụ Hs theo dõi video, sau đó thảo luận theo nhóm ( 4 hs ) thực hiện nhiệm vụ 1 - Hs làm việc cặp đôi tham gia trò chơi B3: Báo cáo kết quả hoạt động. HS trả lời câu hỏi của GV GV mời 1 hs xác định những địa điểm diễn ra cuộc CM tư sản tiêu biểu trên lược đồ h 1.2 Dự kiến sản phẩm -Tác động + Thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triển mở rộng thị trường + Thúc đẩy giao lưu kinh tế văn hóa Đông Tây + Góp phần khẳng định trái đất có dạng hình cầu + Đem lại cho con người những hiểu biết mới về vùng đất mới, dân tộc mới, con đường mới. + Thúc đẩy sự tan rã của phong kiến châu Âu tạo tiền đề cho sự ra đời TB...ên chế, mở đường cho CNTB ở Anh phát triển nhanh chóng -tính chất, đặc điểm: - Là cuộc cách mạng không triệt để. - Là cuộc cách mạng tư sản dưới hình thức nội chiến How? Cm TS Anh có ý nghĩa, tác động như thế nào? Đây là thắng lợi của chế độ xã hội mới, thắng lợi của chế độ tư hữu TBCN đối với chế độ phong kiến + GV giải thích thế nào là "quân chủ lập hiến” (Là chế độ chính trị của một nước, trong đó quyền lực của vua bị hạn chế bằng hiến pháp do Quốc hội định ra và đây thực chất vẫn là chế độ tư bản) Theo em, vì sao phải thiết lập chế độ quân chủ lập hiến (chống lại cuộc đấu tranh của nhân dân với mục đích đẩy cách nhận dân các nước Âu - Mỹ đứng lên làm cách mạng. 6 mạng đi xa hơn, bảo vệ quyền lợi của tầng lớp quý tộc mới và giai cấp tư sản). B4: Kết luận, nhận định (GV) GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. Ngày dạy:9/9/2023 Tiết 2 II. MỘT SỐ CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN TIÊU BIỂU Hoạt động 1: 2. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ a. Mục tiêu: Trình bày được nguyên nhân, kết quả, tính chất và đặc điểm chính và ý nghĩa của Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ b. Tổ chức thực hiện Hoạt động dạy – học Sản phẩm dự kiến Nhiệm vụ 1: B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) Hs theo dõi video, khai thác thông tin sgk https://www.youtube.com/watch?v=XUopiosYNto ? Nêu nguyên nhân bùng nổ cuộc chiến tranh? Xác định trên bản đồ hình 1.5 nơi xảy ra sự kiện “ chè Bô- xtơn”- sự kiện châm ngòi nổ cho cuộc chiến tranh? - Thực hiện nhiệm vụ: Hs xem vi deo, làm việc cá nhân thực hiện nhiệm vụ -Báo cáo- thảo luận: Gv gọi 1 hs trả lời câu hỏi, 1 hs khác lên xác định vị trí của cảng Bôstơn trên bản đồ -Kết luận – nhận định Gv chốt lại nd về nguyên nhân của cuộc chiến tranh Nhiệm vụ 2: Giao nhiệm vụ 1.Điền các sự kiện tương ứng với các mốc thời gian sau, từ đó tóm tắt diễn biến chính của cuộc chiến tranh? 9/1873 10/1781 4/7/1776 4/1775 12/1773 Thực hiện nhiệm vụ: Hs làm việc cặp đôi thực hiện nhiệm vụ Báo cáo- thảo luận Gv đọc mốc thời gian, hs nêu các sự kiện tương ứng Dự kiến sản phẩm : 9/1873 Hòa ước Pa-ri được kí kết, Anh công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa 10/1781 Quân đội Anh suy yếu, chiến tranh kết thúc 2.Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ a. Nguyên nhân bùng nổ - Giữa thế kỉ XVIII, kinh tế TBCN của 13 thuộc địa phát triển mạnh, cạnh tranh với chính quốc. Thực dân Anh tìm cách ngăn cản sự phát triển kinh tế của 13 thuộc địa bằng cách đặt ra nhiều loại thế nặng nề - Tháng 12/1773, nhân dân địa phương tấn công 3 tàu chở chè của Anh ở Bô-xtơn. Thực dân Anh ra lệnh phong tỏa cảng. - 1774, các thuộc địa Bắc Mỹ đòi vua Anh xóa bỏ luật cấm vô lí. Vua Anh không chấp thuận, chuẩn bị lực lượng để đàn áp. - Tháng 4/1775, cuộc chiến tranh bùng nổ. b.Kết quả, tính chất, đặc điểm và ý nghĩa - Kết quả: Cuộc hiến tranh giành thắng lợi, 7 4/7/1776 Tuyên ngôn Độc lập ra đời. 4/1775 Cuộc chiến tranh bùng nổ 12/1773 Sự kiện chè Bô- xtơn Nhiệm vụ 3: Trò chơi: tìm hiểu nhân vật- sự kiện Giao nhiệm vụ: Nhóm 1+ 2: phân tích ảnh 1.7 và đoạn trích tuyên ngôn độc lập, trả lời các câu hỏi Hình 1.7 + nội dung sự kiện diễn ra trong bức ảnh? + tại sao lại có sự kiện này? ( hoặc sự kiện này diễn ra chứng tỏ cuộc chiến tranh mang lại kết quả gì cho nhân dân 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ? + Sự kiện này có tác động như thế nào đối với lịch sử thế giới? Nhóm 3+ 4: Tư liệu đoạn trích: + đây là đoạn trích trong văn bản nào? +nội dung đoạn trích khẳng định những quyền gì của con người? Em có đồng ý với điều khẳng định đó không? Nhóm 5+ 6: hình 1.9 +Nhận vật lịch sử này là ai? + ông có đóng góp như thế nào đối với cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ? Thực hiện nhiệm vụ: Hs làm việc theo nhóm ( 5-6 hs) thực hiện nhiệm vụ Báo cảo- thảo luận: Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận Các nhóm nhận xét, bổ sung lẫn nhau Gv nêu câu hỏi chung cho cả lớp Tại sao cuộc đấu tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ lại mang tính chất là 1 cuộc cách mạng tư sản? Kết luận- nhận định Gv kết chốt lại nd về kết quả, tính chất, ý nghĩa của cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ. GV hướng dẫn HS trả lời - Hướng dẫn HS xác định địa điểm diễn ra một số sự kiện quan trọng trong chiến tranh giành độc lập, gồm: Bô- xton (nơi diễn ra sự kiện "trà Bôx tơn ngày 16-12-1773); Phi là đen-phi-a (Philadenphia) nơi đại biểu 13 thuộc địa thông qua Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố tách khỏi đế quốc Anh ngày 4 – 7 – 1776. - GV cung cấp thông tin G. Oa-sinh-tơn (1732 – 1799) - G. Oa-sinh-tơn (1732 – 1799), sinh ra trong một gia đình chủ nô giàu có ở bang Viếc-gi-ni-a.m. Ông đã từng là chỉ huy quân đội ở bang...i hình thức nội chiến và chống xâm lược, được sự ủng hộ rộng rãi của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội. - Ý nghĩa: + Với nước Pháp: Xóa bỏ chế độ phong kiến tồn tại trong nhiều thế kỉ, hoàn thành nhiệm vụ của một cuộc CMTS. + Với thế giới: CMTS Pháp đã truyền bá tư tưởng “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” rộng rãi và được nhiều nước đón nhận. CMTS Pháp mở ra thời đại mới - thời đại thắng lợi và củng cố quyền lực, địa vị của CNTB, đặt cơ sở cho việc tiến hành CM công nghiệp. 10 Các nhóm trưng bày kết quả, đại điện 1 nhóm báo cáo kết quả thảo luận trước lớp Cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung Gv nêu câu hỏi nâng cao ? Em có nhận xét gì về “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền”? Tại sao Mỹ công bố bản Tuyên ngôn độc lập nhưng Pháp lại công bố bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền? Những nội dung tiến bộ của Tuyên ngôn độc lập –của Mỹ và Tuyên ngôn nhân quyền- dân quyền của Phá được nhắc đến trong văn kiện nổi tiếng nào của nước ta? B4: Kết luận, nhận định (GV) GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. Ngày day:14/9/2023 3. HOẠT ĐỘNG : LUYỆN TẬP a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể. b) Tổ chức thực hiện Luyện tập 1: B1: Chuyển giao nhiệm vụ: lập bảng so sánh 3 cuộc Cách mạng tư sản Anh, Pháp, Mỹ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Hs làm việc nhóm thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo- thảo luận * Điểm giống nhau: - Nguyên nhân sâu xa: những chuyển biến trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội - Ý nghĩa: xóa bỏ những rào cản, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản - Tính chất: cách mạng tư sản Điểm khác biệt: Cách mạng tư sản Anh Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mỹ Cách mạng tư sản Pháp Nguyên nhân trực tiếp Mâu thuẫn giữa Quốc hội với các thế lực phong kiến Sự kiện chè Bôxtơn. Mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ ba với với chế độ phong kiến chuyên chế. Kết quả - Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế. - Đưa giai cấp tư sản và quý tộc mới lên nắm quyền. - Lật đổ ách thống trị của thực dân Anh - Thành lập Hợp chúng quốc Mỹ. - Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế. - Đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền. Lãnh đạo Giai cấp tư sản và quý tộc mới Giai cấp tư sản và tầng lớp chủ nô Giai cấp tư sản Hình thức Nội chiến cách mạng Chiến tranh giải phóng dân tộc Nội chiến cách mạng và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc 11 Luyện tập 2: Hs làm bài tập trắc nghiệm Câu 1: Tiếng chuông báo động khẩn cấp đánh thức cả Pari diễn ra vào khoảng thời gian nào? A. 14/7/1789 B. 14/6/1789 C. 12/5/1789 D. 13/7/1789 Câu 2: Vào đầu thế kỉ XVII ở Anh, sự thay đổi về kinh tế, những mâu thuẫn gay gắt giữa tư sản, quý tộc mới với chế độ quân chủ chuyên chế đã dẫn tới: A. Cuộc chiến với người Scotland và nhiều dân tộc quanh nước Anh khác. B. Cuộc cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, xác lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa C. Cuộc cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, xác lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa D. Cuộc chiến tranh giành ngôi vua giữa tầng lớp quý tộc mới. Câu 3: Vào thế kỉ XVIII, khi đại biểu các thuộc địa Bắc Mỹ họp, đòi vua Anh xoá bỏ các luật cấm vô lí thì vua Anh đã làm gì? A. Không chấp nhận yêu cầu đó và tuyên bố sẽ trừng trị nếu các thuộc địa “nổi loạn”. B. Không chấp nhận yêu cầu đó và hợp lực với quân đội của các nước khác tấn công 13 thuộc địa này. C. Chấp nhận yêu cầu đó và nhượng bộ cho 13 thuộc địa này. D. Chấp nhận yêu cầu đó và cho phép hình thành Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Câu 4: Cuộc chiến tranh bùng nổ giữa thực dân Anh và 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ xảy ra vào năm nào? A. 1765 B. 1775 C. 1785 D. 1795 Câu 5: Đâu không phải kết quả, ý nghĩa, tính chất/đặc điểm của cuộc chiến giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ? A. Cuộc chiến kết thúc, nhân dân 13 thuộc địa của Anh ở Bắc Mỹ giành được độc lập. B. Những đạo luật cản trở sự phát triển của nền kinh tế do chính quyền Anh áp đặt được xoá bỏ đã mở đường cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển ở Bắc Mỹ. C. Thắng lợi đem đến cho nhân dân thuộc địa khắp nơi trên thế giới niềm hi vọng được giải phóng, độc lập. D. Cuộc chiến do giai cấp tư sản, chủ nô lãnh đạo nhưng thực chất là cuộc cách mạng vô sản diễn ra dưới hình thức chiến tranh giải phóng dân tộc. Câu 6: Tại sao nói cách mạng tư sản Anh không triệt để? A. Quyền lợi của nhân dân không được áp ứng B. Do 2 giai cấp tư sản và quý tộc mới lãnh đạo. C. Mới chỉ dừng lại ở mức mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Câu 7: Về kinh tế, cuối thế kỉ XVIII, Pháp là: A. Nước nông nghiệp tiên tiến B. Nước nông nghiệp lạc hậu C. Nước công nghiệp hiện đại D. Nước có tiềm lực lớn mạnh nhất Câu 8: Vào nửa sau thế kỉ XVIII, sự quan liêu, tham nhũng của tầng lớp quan lại ở Pháp trở thành: A. Gánh nặng đối với đời sống của đông đảo người dân B. Gánh nặng đối...ớ công lao của ông, tại tu viện Oét-xmin-to (Anh), người ta đã dựng bức tượng Giêm Oát và tấm bia có khắc dòng chữ ghi nhận ông là người đã “mở rộng nguồn lực của đất nước minh, làm tăng sức mạnh của con người. Vậy ngoài máy hơi nước, cuộc cách mạng công nghiệp còn có những thành tựu tiêu biểu nào? Cuộc cách mạng đã tác động gì đối với sản xuất và đời sống? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay. HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI I. Những thành tựu tiêu biểu của Cách mạng công nghiệp. a. Mục tiêu: Trình bày được những thành tựu tiêu biểu của Cách mạng công nghiệp b. Tổ chức thực hiện Hoạt động dạy – học Sản phẩm dự kiến Nhiệm vụ 1: Những phát minh ở Anh B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) Hs thảo luận theo nhóm hoàn thành phiếu học tập? 1.cách mạng công nghiệp ở Anh: Thời gian Nhà phát minh Đặc điểm, tính năng, tác dụng của máy móc Năm 1764 Năm 1769 Năm 1784 Năm 1814 2.Cách mạng công nghiệp lan ra ở các nước châu Âu và Mỹ: I. Những thành tựu tiêu biểu của Cách mạng công nghiệp 1. Nước Anh - Nước Anh là nước đầu tiên diễn ra cuộc Cách mạng công nghiệp. Và đạt được nhiều thành tựu trên nhiều lĩnh vực như ngành dệt, giao thông vận tải và luyện kim. 15 -Ở Pháp:. – Ở Đức: . -Ở Mỹ::.. B2: Thực hiện nhiệm vụ: Hs tham khảo ngữ liệu trong SGK, thảo luận theo nhóm 6-8 hs để hoàn thành bài tập B3: Báo cáo kết quả hoạt động. GV yêu cầu HS trả lời. HS trả lời câu hỏi của GV. Dự kiến sản phẩm Thời gian Nhà phát minh Tên phát minh 1764 Giêm –Hari-vơ Máy kéo sợi Gien-Ni 1769 Ác- crai-tơ Máy kéo sợi chạy bằng sức nước 1784 Giêm Oát Máy hơi nước 1814 Xti-phen -xơn Đầu máy xe lửa Nhiệm vụ 2: Vì sao cuộc CM công nghiệp khởi phát đầu tiên từ Anh ? sau đó máy móc được sử dụng nhiều trong giao thông vận tải ? (- Do nhu cầu vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa và hành khách.) Gv cung cấp thông tin bổ sung James Hargreaves (1720 – 1778) là một thợ dệt và nhà phát minh ở Lancashire, Anh. Khi lớn, được ông nội và cha, hai người thợ mộc giỏi, dìu dắt, Hargreves nhanh chóng trở nên người thợ giỏi. Hargreves đã là người phát minh ra máy xe sợi kiểu mới gọi là máy kéo sợi Jenny. Richard Arkwright sinh năm 1732 ở Preston, người con út trong gia đình có 13 đứa con. Năm 1768, ông cùng làm việc với một người thợ chế tạo đồng hồ ở Warrington tên là John Kay để chế tạo một khung kéo sợi. Ông nổi tiếng với phát minh ra khung dệt - sau đó chuyển thành khung hơi nước cho phép sử dụng sức nước để làm việc. Edmund Cartwright FSA (1743 - 1823) là một nhà phát minh người Anh. Ông tốt nghiệp Đại học Oxford rất sớm và tiếp tục phát minh ra khung dệt điện. Edmund Cartwright đã thiết kế khung dệt điện đầu tiên của mình vào năm 1784 và được cấp bằng sáng chế vào năm 1785. Năm 1789, ông được cấp bằng sáng chế cho một khung dệt khác, dùng làm kiểu mẫu cho các nhà phát minh sau này làm việc. James Watt (1736 – 1819) là nhà phát minh và là một kỹ sư người Scotland. Năm 1763 - 1764, Watt xác định việc nghiên cứu nguyên lý và kết cấu của máy hơi nước là phương hướng chủ yếu của mình. Chính vì điều này mà Watt đã mất ăn mất ngủ. Năm 1782, ông cho ra đời chiếc máy hơi nước mới như ông đã suy nghĩ: Máy tiêu hao than ít, hiệu suất làm việc cao. 16 Ý nghĩa của máy hơi nước - Máy hơi nước đã tạo ra nguồn động lực mới, làm giảm sức lao động cơ bắp của con người. - Lao động bằng thủ công dần thay thế lao động bằng máy móc, khởi đầu quá trình công nghiệp hóa ở Anh và châu Âu. - Làm cho năng suất lao động tăng, thay đổi bộ mặt kinh tế Anh và châu Âu - Dẫn đến sự ra đời của các ngành công nghiệp mới. Cha đẻ phát minh tàu hơi nước Robert Fulton sinh ra tại một trang trại tại Little Brain, tiểu bang Pennsylvania, Hoa Kỳ Năm 1803 Fulton đóng xong con tàu động cơ hơi nước 8 mã lực. Ngày 9/1/1803 con tàu hạ thủy. Ngày 17/8/1807, con tàu Klemol hạ thủy. Fulton qua đời năm 1815 do nhiễm trùng ngực nặng do cảm lạnh. - Ở Mỹ, Hệ thống điện tín sử dụng mà Moóc-xa (Morse) cũng được phát minh ra vào năm 1838 làm thay đổi cách thức giao tiếp của nhân loại. Tìm hiểu về tín hiệu 505 ngày nay. Việc phát minh ra vô tuyến điện (truyền tín hiệu qua sợi dây đặt giữa các trạm và mà Moóc xơ của nhà khoa học Mỹ Xa-muyen Mobc-xa (Samuel Morsel) (1781 – 3872) đã làm thay đổi cách thức giao tiếp của nhân loại. 505 – tín hiệu cứu nạn được quốc tế công nhận đến tận ngày nay là sự ứng dụng phát minh của mà Moóc-xa. Tín hiệu 505 không dùng bất kì từ cụ thể nào. Thay vào đó, các chữ cái được chọn vì chúng dễ truyền đi trong bảng mà Moóc-xơ (tập hợp kí hiệu các dấu chấm và gạch ngang cho mỗi chữ cái “5” là ba dấu chấm và "C" là ba dấu gạch ngang. B4: Kết luận, nhận định (GV) GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh 2. Nước Pháp, Đức, Mỹ - Từ nước Anh, Các...t và năng suất lãnh đạo tăng vượt bậc D. Tạo ra nguồn động lực mới, khởi đầu quá trình công nghiệp hóa Dự kiến sản phẩm Câu hỏi 1 2 3 4 Đáp án A C B A B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS. 4. HOẠT ĐỘNG : VẬN DỤNG a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS b) Tổ chức thực hiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập) Bài tập: Có ý kiến cho rằng: "Xã hội loài người chuyển từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp là nhớ cách mạng công nghiệp". Em đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? Bài tập: Theo em, nếu con người không sáng tạo ra những loại máy móc dùng trong sản xuất hoặc những phương tiện giao thông hiện đại như tàu hoả, tàu thuỷ,... thì hoạt động sản xuất và cuộc sống của chúng ta sẽ thế nào? B2: Thực hiện nhiệm vụ- GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề. - HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập. B3: Báo cáo kết quả hoạt động - GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành. - HS làm bài tập ra giấy và nộp lại cho GV theo hướng dẫn. B4: Kết luận, nhận định (GV)- Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng qui định (nếu có). - Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau. 19 CHƯƠNG 2: ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XIX Ngày dạy : 23/9/2023 TIẾT 6,7: BÀI 3: ĐÔNG NAM Á TỪ NỮA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XIX I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1. Về kiến thức - Trình bày được những nét chính trong quá trình xâm nhập của tư bản phương Tây vào các nước Đông Nam Á. - Nêu được những nét nổi bật về tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây. - Mô tả được những nét chính về cuộc đấu tranh của các nước Đông Nam Á chống lại ách đô hộ của thực dân phương Tây. 2. Về năng lực * Năng lực chung: - Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo. - Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên. *Năng lực riêng: - Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử dưới sự hướng dẫn của GV để nhận thức những vấn đề cơ bản của bài học. 3. Về phẩm chất Yêu nước: Tự hào về tinh thần đấu tranh chống lại ách do hộ của nhân dân các nước Đông Nam Á. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên. - Giáo án soạn theo định hướng phát triển năng lực, phiếu học tập dành cho HS. - Các kênh hình (phóng to).- Máy tính, máy chiếu (nếu có). 2. Học sinh - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG a) Mục tiêu: - Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học. Giúp khơi gợi tính tò mò của HS, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b) Tổ chức thực hiện: B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) Đây là đâu? Hãy đặt ít nhất 3 câu hỏi tư duy lịch sử liên quan đến địa danh này? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập. - HS trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét câu trả lời của HS, chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới. Pháo đài cổ A Pha-mô-sa là một trong những biểu tượng của Ma-lắc-ca - nơi được mệnh danh là “cung điện kí ức” của Ma-lai-xi-a. Ma-lắc-ca là địa điểm đầu tiên bị 20 người Bồ Đào Nha đánh chiếm vào năm 1511, mở đầu quá trình xâm nhập của các nước thực dân phương Tây vào khu vực Đông Nam Á. Vây quá trình xâm nhập của tư bản phương Tây vào các nước Đông Nam Á diễn ra như thế nào? Dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây, tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của các nước Đông Nam Á biến đổi ra sao? Nhân dân các nước Đông Nam Á đã tiến hành cuộc đấu tranh chống lại ách đô hộ của thực dân phương Tây như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay. 2.HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 1. Quá trình xâm nhập Đông Nam Á của thực dân phương Tây a. Mục tiêu: - Trình bày được những nét chính trong quá trình xâm nhập của tư bản phương Tây vào các nước Đông Nam Á.. b. Tổ chức thực hiện Hoạt động dạy – học Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) Nhiệm vụ 1: Hoạt động cặp đôi GV cho HS xem 1 đoạn video về quá trình xâm nhập của tư bản phương Tây vào các nước Đông Nam Á và yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: 1. Lí do dẫn đến quá trình xâm nhập của thực dân phương Tây vào các nước Đông Nam Á? 2.Thực dân phương Tây đã xâm nhập vào Đông Nam Á bằng những con đường như thế nào? Nội dung Các việc làm của tư bản phương Tây Về thương mại Về tôn giáo Về ngoại giao Về quân sự ? Sự kiện nào mở đầu quá trình xâm nhập của tư bản phương Tây vào các nước Đông Nam Á? Nhiệm vụ 2: Bài tập Hoàn thành bà..., xã hội của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây Nội dung Chính trị 2. Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội của các nước Đông Nam Á - Chính trị: Chính quyền và tầng lớp trên ở các nước đã đầu hàng, phụ thuộc hoặc làm tay sai cho thực dân. + Bộ máy ở trung ương và cấp tỉnh đều do các quan chức thực dân điều hành. 23 Kinh tế Xã hội Văn hóa B2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS trả lời HS: Quan sát ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi. GV cung cấp thêm các hình ảnh tư liệu B3: Báo cáo kết quả hoạt động. GV yêu cầu HS trả lời. HS trả lời câu hỏi của GV. B4: Kết luận, nhận định (GV) GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. - Kinh tế: - Chính quyền thực hiện chính sách cướp đoạt ruộng đất. + Các ngành công nghiệp chế biến, sản xuất hang tiêu dùng được chính quyền thực dân chú trọng đầu tư. GTVT được đẩy mạnh. - Xã hội: Xã hội có nhiều thay đổi. Các giai cấp cũ vẫn tồn tại, bắt đầu xuất hiện các giai cấp mới. - Văn hóa: Văn hóa phương Tây bắt đầu du nhập vào Đông Nam Á. + Tôn giáo, luật pháp, giáo dục phương Tây được truyền bá vào để phục vụ nền cai trị thực dân. Ngày dạy: 3. Cuộc đấu tranh chống ách đô hộ của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á a. Mục tiêu: Mô tả được những nét chính về cuộc đấu tranh của các nước Đông Nam Á chống lại ách đô hộ của thực dân phương Tây. b. Tổ chức thực hiện Hoạt động dạy – học Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) Nhiệm vụ 1: GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và Hoàn thành bảng sau Các cuộc đấu tranh tiêu biểu Indonexia Việt Nam Mianma ? Em có nhận xét gì về hình thức đấu tranh và lực lượng tham gia trong phong trào đấu tranh chống ách đô hộ của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á? Nhiệm vụ 2: Quan sát hình 3.5 - Những chi tiết trong bức hoạ đương thời phản ảnh nội dung lịch sử gì? - Những chi tiết nào cho thấy những giai cấp mới xuất hiện? – Những chi tiết nào cho thấy sự hiện diện, ảnh hưởng của văn hoá phương Tây vào xã hội Đông Nam Á? B2: Thực hiện nhiệm vụ Hs khai thác sgk, thảo luận nhóm thực hiện nhiệm vụ 1 Hs làm việc cá nhân thực hiện nhiệm vụ 2 GV cung cấp thêm tư liệu Năm 1596 người Hà Lan bắt đầu buôn bán gia vị. Họ thành lập nhà nước thuộc địa với các công ty Đông Ấn Hà Lan vào năm 1816. Java trở thành trung tâm của các cuộc khởi nghĩa giành độc Đến đầu thế kỉ XIX, cuộc khởi nghĩa của Hoàng tử Đi-pô-nê- gô-rô (Diponegoro) ở Gia-va (In-đô-nê- xi-a) đã làm rung chuyển chế độ cai trị của thực dân Hà Lan. 24 lập, trong đó có cuộc khởi nghĩa của hoàng tử Diponegoro. - Tướng Maha Bandula là tổng tư lệnh của Lực lượng Vũ trang Hoàng gia Miến Điện từ năm 1821 cho đến khi ông qua đời vào năm 1825 trong Chiến tranh Anh-Miến Điện lần thứ nhất. Bandula là một nhân vật chủ chốt trong chính sách bành trướng của triều đại Konbaung ở Manipur và Assam mà cuối cùng dẫn đến chiến tranh và sự khởi đầu của sự sụp đổ của triều đại. Tuy nhiên. vị tướng đã hy sinh khi hành động, được người Miến Điện tôn vinh là anh hùng dân tộc vì đã kháng chiến chống lại người Anh. B3: Báo cáo kết quả hoạt động. HS trả lời câu hỏi của GV. Gv nêu câu hỏi khám phá: ? chính sách cai trị thuộc địa thì sự du nhập của văn hoá phương Tây (giáo dục, tôn giáo, luật pháp, nghệ thuật,...) có tác động tích cực gì đối với các nước thuộc địa Đông Nam Á không? B4: Kết luận, nhận định (GV) GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. 3. HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể. b) Tổ chức thực hiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Nhiệm vụ 1: GV mời HS tham gia trò chơi ô chữ ? Đất nước được gọi với các tên “Quốc gia nghìn đảo” ( In – đô – nê- xi a) ? Đông Ti-mo là thuộc địa của nước nào? ( Bồ Đào Nha) ? Nước có nhiều thuộc địa nhất ở Đông Nam Á ( Anh) ?Tên phong trào chống pháp tiêu biểu ở Việt nam cuối thế kỉ XX( cần Vương) ? Inđônêxia là thuộc địa của nước này ( Hà Lan) ? Đây là nước lớn nhất ở Đông Dương. ( Việt Nam ) ? Đây là nước ra đời muộn nhất ở Đông Nam Á ( Đông Ti mo) ? Học thuyết của ông bắt đầu được truyền bá ở Inđônêxia từ 1905 ( Mác) ? Khu vực em vừa học trong bài ( Đông Nam Á) Nhiệm vụ 2: ? Có ý kiến cho rằng các nước tư bản phương Tây xâm chiếm Đông Nam Á là để giúp đỡ những nước này thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Em có đồng ý với ý kiến đó không? vì sao? B2: Thực hiện nhiệm vụ Hs trả lời câu hỏi trực tiếp Nhiệm vụ 2: hs viết ý kiến chung vào bảng nhóm B3: Báo cáo kết quả hoạt động - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi. - HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS. 4. HOẠT ĐỘNG : V...định (GV) GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. II. xung đột Nam - Bắc Triều. 1. Nguyên nhân bùng nổ a. Mục tiêu: Giải thích được nguyên nhân bùng nổ xung đột Nam – Bắc triều. b. Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d. Tổ chức thực hiện Hoạt động dạy – học Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) GV chia HS làm 4 nhóm, sử dụng bảng nhóm và thảo luận trả lời các câu hỏi thông qua video và tư liệu SGK ? Nêu nguyên nhân hình thành Nam – Bắc triều? ? Phân chia ranh giới của Nam – Bắc triều như thế nào? ? Diễn biến và kết quả ra sao? B2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS trả lời HS: Quan sát ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi. II. Xung đột Nam - Bắc Triều. 1. Nguyên nhân bùng nổ - Nhiều cựu thần nhà Lê không chấp nhận sự chính thống của nhà Mạc. 1533 Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hóa, đưa một người con của vua Lê lên ngôi, 28 GV hướng dẫn HS xác định và giải thích được nguyên nhân dẫn đến các cuộc xung đột Nam – Bắc triều, Trịnh Nguyễn với các câu hỏi gợi mở: - Tại sao các cựu thần nhà Lê không chấp nhận vị trí chính thống của nhà Mạc? ? Khẩu hiệu "phÙ Lê diệt Mạc" giúp ích gì cho Nguyễn Kim? ? Việc vua Lê trao toàn bộ binh quyền vào tay Trịnh Kiểm nói lên điều gì. ? Năm 1558, Nguyễn Hoàng được cử vào trấn thủ Thuận Hoa đã tạo nên một tình thế mới nào? ? Vì sao Nguyễn Phúc Nguyên lại tỏ rõ thái độ đối lập và chấm dứt việc nộp thuế cho họ Trịnh? GV cung cấp thêm tư liệu - Mạc Đăng Dung (1483 - 1541) quê ở làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương (Hải Dương) là cháu bảy đời của trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi làm quan đến chức Nhập nội hành khiển (Tể tướng) thời Trần, bố là Mạc Hịch, mẹ là Đặng Thị Hiến. + Là người sáng lập ra nhà Mạc, kéo dài từ năm 1527 đến năm 1592. + Mạc Đăng Dung mất tháng 8 năm Tân Sửu - 1541, thọ 58 tuổi. - Nguyễn Kim (1468 - 1545) quê ở Gia Miêu, Tống Sơn, Hà Trung, Thanh Hóa. + Khi Mạc Đǎng Dung cướp ngôi nhà Lê, Nguyễn Kim lánh sang Ai Lao, thu nạp hào kiệt, phò giúp nhà Lê trung hưng, được vua Lê Trang Tông phong là Thượng phụ Thái sư Hưng quốc công. + Nǎm Canh Tý - 1540 Nguyễn Kim đem quân về chiếm Nghệ An, nǎm 1542 chiếm được Tây Đô - Thanh Hóa. 1545, Nguyễn Kim bị đầu độc và mất. B3: Báo cáo kết quả hoạt động. GV yêu cầu HS trả lời. HS trả lời câu hỏi của GV. Dự kiến sản phẩm - Thế kỉ XVI + Thế lực nhà Lê suy yếu + Cuộc tranh chấp quyền lực ngày càng quyết liệt + Họ Mạc tiêu diệt các thế lực đối lập, thâu tóm mọi quyền hành. 1527, Mạc Đăng Dung ép vua Lê nhường ngôi + Nhiều cựu thần nhà Lê không chấp nhận sự chính thống của nhà Mạc. + 1533: Nguyễn Kim vào Thanh Hóa. + Lấy danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc”. Lập Lê Duy Ninh lên làm vua. Sử cũ gọi là Nam triều B4: Kết luận, nhận định (GV) thiết lập lại vương triều. Sử cũ gọi là Nam triều. - Cuộc xung đột Nam Bắc triều kéo dài trong 60 năm ( 1533 8 1592) với hơn 40 trận đánh lớn nhỏ. - Năm 1592 Nam triều chiếm được thăng long xung đột Nam - Bắc triều chấm dứt 29 GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. 2. Hệ quả a. Mục tiêu: Nêu được hệ quả xung đột Nam – Bắc triều. b. Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d. Tổ chức thực hiện Hoạt động dạy – học Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi ? Em hãy cho biết hệ quả xung đột Nam – Bắc triều B2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS trả lời HS: Quan sát ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi. B3: Báo cáo kết quả hoạt động. GV yêu cầu HS trả lời. HS trả lời câu hỏi của GV. Dự kiến sản phẩm B4: Kết luận, nhận định (GV) GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. 2. Hệ quả - 60 năm xung đột tương tàn, đã gây nên tổn thất lớn về sinh mạng cho cả hai bên. Nhân dân khốn khổ, làng mạc tiêu điều. - Xung đột Nam- Bắc triều tạo ra mầm mống dẫn đến xung đột Trịnh – Nguyễn sau đó. HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể. b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân trả lời câu hỏi của GV c) Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS d) Tổ chức thực hiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV mời HS tham gia trò chơi trắc nghiệm, mỗi câu trả lời đúng sẽ mang về ddieeerm cộng cho nhóm Câu 1: Mạc Đăng Dung bắt vua Lê nhường ngôi và lập nên triều đại mới trong hoàn cảnh nào? A. Các thế lực phong kiến được dẹp yên và sự suy sụp của họ Lê. B. Khắp nơi nổi l...riều như thế nào? ? Diễn biến và kết quả ra sao? B2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS trả lời HS: Quan sát ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi. GV hướng dẫn HS Đọc hiểu và khai thác được tư liệu trích từ Lê Quý Đôn toàn tập, tập 7 – Phủ biên tạp lục trả lời các câu hỏi + Cuộc chiến năm 1972 diễn ra như thế nào? Kết quả ra sao? - Quan sát tư liệu trích trong tác phẩm Mô tả vương quốc Đàng Ngoài của X. Barront + Hai bức hình thể hiện nội dung lịch sử gì (sự tồn tại song song 2 chính quyền đã mô tả được những chi tiết nào? + Sự khác nhau giữa cung vua và phủ chúa ra sao? - Dưới góc nhìn của tác giả bức tranh, quyền lực thực sự của chính quyền Đàng Ngoài thuộc về cung vua hay phủ chúa. Chi tiết nào trong bức tranh thể hiện điều đó? Tại sao? - Đọc hiểu và khai thác được thông tin từ phần Em có biết: HS có thể trả lời các câu hỏi: + Vì sao Lũy Thầy được xây dựng. - Việc di dời dân chúng đi nơi khác và mức độ vững chãi của phòng tuyến này phản ánh điều gì? GV cho HS xem video về Lũy thầy và đọc thơ “Lũy Thầy ai đắp mà cao Sông Gianh ai bới, ai đào mà sâu”. “Khôn ngoan qua được Thanh Hà Dẫu rằng có cánh khó qua Lũy Thầy”. GV cung cấp thêm các hình ảnh tư liệu - Trịnh Kiểm (1503 -1570) người làng Sóc Sơn, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá. + Trịnh Kiểm không được học hành nhiều, nhưng rất thông minh, can đảm và mưu lược hơn người. + 1545, Nguyễn Kim bị hàng tướng nhà Mạc đánh thuốc độc chết, binh quyền về tay Trịnh Kiểm. - Nguyễn Hoàng (1525-1613) hay Nguyễn Thái Tổ, Chúa Tiên là vị chúa Nguyễn đầu tiên, người đặt nền móng cho vương triều Nguyễn (1802 - 1945). + Sau cái chết của Nguyễn Kim, người anh rể là chúa Trịnh Kiểm nắm giữ quyền hành. Nguyễn Hoàng nhờ chị gái Nguyễn Thị Ngọc Bảo xin Trịnh Kiểm cho mình vào trấn thủ Thuận Hóa, Trịnh Kiểm chấp thuận. III. Xung đột Trịnh Nguyễn. 1. Nguyên nhân bùng nổ - Năm 1545, Nguyễn Kim chết, con rễ là Trịnh Kiểm lên thay nắm mọi binh quyền => Thế lực họ Trịnh. - Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ vùng Thuận Hoá - Quảng Nam => Hình thành thế lực họ Nguyễn. - Năm 1627, xung đột Trịnh – Nguyễn bùng nổ. . Đến năm 1672, hai bên ngừng chiến. 33 Đào Duy Từ hiệu là Lộc Khê, quê ở xã Hoa Trai, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia, Thanh Hoa, Đại Việt, là người Thầy (quân sư) chính trị gia, quân sự, văn hóa và nhà thơ thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên, đệ nhất khai quốc công thần của các Chúa Nguyễn và nhà Nguyễn. Cha ông tên là Đào Tá Hán, một xướng hát chuyên nghiệp. Mẹ ông là người họ Nguyễn. Ông thông minh, và học rộng biết nhiều. Đào Duy Từ mất ngày 17 tháng 10 năm 1634, thọ 63 tuổi, được phong tặng làm Tán - trị Dực Văn Kim Tử Đại-Phu. B3: Báo cáo kết quả hoạt động. GV yêu cầu HS trả lời. HS trả lời câu hỏi của GV. B4: Kết luận, nhận định (GV) GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. 3. Hệ quả a. Mục tiêu: – Nêu được hệ quả của xung đột Trịnh – Nguyễn b. Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d. Tổ chức thực hiện Hoạt động dạy – học Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi và trả lời câu hỏi ? Liệt kê 4 hệ quả xung đột Nam – Bắc triều và Trịnh – Nguyễn. B2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS trả lời HS: Quan sát ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi. GV hướng dẫ HS bằng những câu hỏi gợi mở - Nêu ra được hệ quả của các cuộc xung đột tác động đến nhân dân và đất nước thời điểm đó. + Đối với nhân dân, đặc biệt là nhân dân ở quanh vùng xảy ra chiến sự, đinh nam bị bắt đi lính cuộc sống của người dân còn yên bình không? + Đất nước bị chia cắt thành Nam – Bắc triều sau đó là Đàng Trong – Đàng Ngoài trong một thời gian dài sẽ dẫn đến những hệ lụy gì? - Sự hình thành một phủ chúa bên cạnh triều đình vua Lê 3. Hệ quả - Xung đột Trịnh – Nguyễn kéo dài gần nửa thế kỷ dẫn đến chia cắt đất nước thành Đàng Trong và Đàng Ngoài - Do nhu cần vũ khí nên chính quyền Lê- Trịnh và chúa Nguyễn có chính sách ưu đãi với người phương Tây dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của ngoại thương - Trong thời gian nội chiến và sau nội chiến lãnh thổ Đàng Trong được mở rộng về phía Nam 34 và một chính quyền chúa Nguyễn độc lập ở Đàng Trong phản ánh điều - Sự xung đột và chia cắt đất nước đã phản ánh một giai đoạn lịch sử khủng hoảng của dân tộc khi chế độ phong kiến tập quyền bị tan rã nhường chỗ cho các thế lực cát cứ nổi lên trong hơn 200 năm gây nên những đau thương cho dân tộc và đất nước. Tuy nhiên, sự phát triển và mở rộng của Đàng Trong đã tạo điều kiện cho một xu thế mới xu thế thống nhất trong thế kỉ XVIII. GV cung cấp tư liệu và hình ảnh Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh (1650-1700) là một tướng lĩnh tài ba, mộ...i học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG a) Mục tiêu: Giúp HS - Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học. Giúp khơi gợi tính tò mò của HS, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b) Nội dung: GV: Giao nhiệm vụ cho HS HS quan sát hình ảnh, hoạt động cá nhân để trả lời câu hỏi của GV 37 c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d) Tổ chức thực hiện: B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) GV mở cho HS nghe 1 bản nhạc, HS nghe và trả lời câu hỏi Xem video và cho biết tên hát đang được nhắc tới trong video? A. Gần lắm Trường Sa B. Nơi đảo xa C. Sức sống Trường Sa Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập. - HS trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết: Chúa Nguyễn đầu tiên có công lớn trong việc mở mang bờ cõi, giúp Đàng Trong phát triển, được dân chúng quý trọng. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét câu trả lời của HS, chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới. - Viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo. Năm 1698, dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu ở Đàng Trong, Nguyễn Hữu Cảnh được cử vào kinh lược vùng đất phía nam, ông đã lập ra phủ Gia Định. Sự kiện này là dấu mốc đặc biệt quan trọng trong quá trình khai phá về phía nam của Đại Việt. Vậy từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, quá trình khai phá của Đại Việt diễn ra như thế nào? Quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của các chúa Nguyễn có ý nghĩa gì?Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay. HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH KHAI PHÁ CỦA ĐẠ VIỆT a. Mục tiêu: Trình bày được khái quát về quá trình khai phá vùng đất phía Nam trong các thế kỉ XVI – XVIII. b. Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d. Tổ chức thực hiện Hoạt động dạy – học Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) Nhiệm vụ 1: Thảo luận nhóm GV cho HS thảo luận nhóm và ghi câu trả lời vào bảng nhóm học tập 1. Khái quát quá trình khai phá của Đại Việt - Từ thế kỉ XVI, cùng với công cuộc khai hoang, lấn biển để mở rộng diện tích canh tác trên phần lãnh 38 B2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS trả lời HS: Quan sát ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi. GV hướng dẫn HS khai thác được tư liệu 5, và lược đồ 5.2 và quá trình khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIll để làm rõ hai nội dung: - Vùng đất Thuận Quảng tạo tiềm lực cho những dòng di cư của người Việt tiếp tục xuống phía Nam khai phá từ nửa sau thế kỉ XV. - Quá trình xuôi nam, khai phá vùng đất phía Nam của những lớp cư dân Việt đã diễn ra như thế nào? GV hướng dẫn HS Hiểu và trình bày được những vấn đề sau. (1) Tại sao sự phát triển của Thuận Quảng lai quan trọng cho quá trình khai phá phía Nam của người Việt. Vai trò của Nguyễn Hoàng trong sự ổn định và phát triển của Thuận Quảng. Đánh giá chính sách khai phá “hoang điền nhàn thổ” của Nguyễn Hoàng. (2) Những mốc lịch sử quan trọng đánh dấu quá trình khai phá vùng đất phía Nam của người Việt: 1557, 1611, 1620 1653, 1993, 1998, 1708 và 1757. Lưu ý, những mốc thời gian đánh dấu quá trình khai phá vùng đất phía Nam lấy theo khoảng thời gian chúa Nguyễn thiết lập hay sáp nhập những vùng đất phía Nam vào lãnh thổ của Đàng Trong. Mốc 1597 quan trọng vì thể hiện lệnh khai phá “hoang điền nhàn thổ” của Nguyễn Hoàng - quá trình mở đất về phía Nam là quá trình khai phá đất hoang của người Việt. GV cho HS xem 1 đoạn video về vùng đất phía Nam kết hợp mở rojgn các kiến thức để HS hoàn thành nội dung thảo luận Vào đầu thế kỉ XVI, xứ Thuận Hoá, Quảng Nam dân cư vẫn còn thưa thớt. Năm 1558, Nguyễn Hoàng (con trai thứ của Nguyễn Kim) được cử làm trấn thủ Thuận Hoá và mười hai năm sau ông kiêm luôn trấn thủ Quảng Nam. Chỉ trong một thời gian ngắn Thuận Hoá, Quảng Nam đã trở thành một vùng đất yên binh, kinh tế phát triển, dân cư tụ về càng ngày càng đông, tạo tiềm lực cho người Việt tiếp tục xuôi nam, khai phá những vùng đất mới, hoang vu. thổ phía bắc của chính quyền Lê – Trịnh là quá trình khai phá của Đại Việt do các chúa Nguyễn tiến hành xuống phía nam. 39 Vào năm 1597, Nguyễn Hoàng sai Lương Văn Chánh tổ chức đưa dân từ Tuy Viễn (nay thuộc Bình Định) vào đất Phú Yên ngày nay, lập làng mạc, khai khẩn “hoang điền nhàn thổ (ruộng đất bỏ hoang của người Chăm). Năm 1611, phủ Phú Yên được thành lập. Cũng từ cuối thế kỉ XVI, người Việt tiếp tục di cư về phía nam, tới Mô Xoài (Bà Rịa – Sài Gòn,... khai hoang mở đất. Quá trình này được đẩy nhanh hơn sau cuộc hôn nhân giữa Ngọc Vạn (con của chúa Nguyễn Phúc Nguyên với vua Cam- pu-chia (Cambodia) vào năm 1620. Năm 1693, p...Cồn Vàng, Vạn Lý Hoàng Sa, Vạn Lý Trường Sa, Đại Trường Sa,... Theo ghi chú bản đồ trong bộ Thiên Nam tử chỉ lộ đồ thư biên soạn vào thế kỉ XVII, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc phủ Tư Nghĩa (Quảng Ngãi). - Chúa Nguyễn Phúc Nguyên (1563 – 1635) đã thành lập hải đội Hoàng Sa, sau đó lập thêm đội Bắc Hải, “sai đội Hoàng Sa kiêm quản” Hải đội Hoàng Sa đảm nhận việc khai thác và canh giữ các đảo ở Biển Đông, chạy dài ngoài khơi, từ phía tây nam đảo Hải Nam xuống vùng đảo Trường Sa, tới tận vùng đảo Côn Lôn ngày nay. Hải đội còn có quyền thu gom những hàng hoá của các tàu nước ngoài bị đám ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa về nộp cho triều đình. Đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải tiếp tục duy trì hoạt động ở thời Tây Sơn (cuối thế kỉ XVIII). Sự quan tâm của các chính quyền phong kiến và hoạt động liên tục của các đội dân binh này trong suốt các thế kỉ XVII – XVIII đã khẳng định quá trình khai thác, thực thi chủ quyền từ rất sớm của người Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo 42 Trường Sa. - Ý nghĩa: + Chúa Nguyễn ở Đàng Trong là chính quyền đầu tiên đã xác định được chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa. Vào đầu thế kỉ XVII, việc thực thi chủ quyền được thực hiện một cách chặt chẽ thông qua hoạt động thường xuyên của hải đội Hoàng Sa từ tháng 2 đến tháng 8 hàng năm. + Dưới sự kiểm soát chặt chẽ của chính quyền chúa Nguyễn, quá trình thực thi chủ quyền được thực hiện một cách liên tục suốt từ thế kỉ XVII và được tiếp nối với nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn. + Nhờ những hoạt động kiểm soát và khai thác, chiếm giữ của hải đội Hoàng Sa, “Bãi Cát Vàng không chỉ được ghi nhận trong bản đồ Hồng Đức mà trên thực tế đã là một vùng biển đảo không thể tách rời với đời sống của cư dân ven biển miền Trung Việt Nam từ thế kỉ XVII. B4: Kết luận, nhận định (GV) GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể. b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân trả lời câu hỏi của GV c) Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS d) Tổ chức thực hiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV mời HS tham gia trò chơi” Ai là triệu phú”, mỗi câu trra lời đúng là được điểm cộng Câu 1: Năm 1558, ai được cử làm trấn thủ Thuận Hoá A. Nguyễn Huệ B. Nguyễn Hoàng C. Nguyễn Lữ D. Nguyễn Nhạc Câu 2: “Quảng Nam” có nghĩa là gì? A. Phía đông rộng lớn B. Phía bắc rộng lớn C. Phía tây rộng lớn D. Phía nam rộng lớn Câu 3: Vào năm Nguyễn Hoàng sai Lương Văn Chánh tổ chức đưa dân từ Tuy Viễn A. 1595 B. 1596 C. 1597 D. 1598 Câu 4: Năm 1693, phần đất được sáp nhập thành một trấn của Đàng Trong. A. Phú Yên B. Ninh Thuận và Bình Thuận C. Biên Hòa D. Gia Định Câu 5: Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lí phía nam, đặt phủ nào? A. Biên Hòa B. Phú Yên C. Đà Nẵng D. Gia Định. B2: Thực hiện nhiệm vụ - HS xác định yêu cầu của GV - GV hướng dẫn cho HS trả lời câu hỏi B3: Báo cáo kết quả hoạt động - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi. - HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần). Dự kiến sản phẩm Câu hỏi 1 2 3 4 5 Đáp án B D C B D B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS. 43 HOẠT ĐỘNG 4. VẬN DỤNG a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Bài làm của HS. d) Tổ chức thực hiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập) Bài tập: Tìm hiểu thông tin từ sách, báo, internet, hãy hoàn thành về nhân vật lịch sử Nguyễn Hoàng với nội dung trong phiếu nhân vật lịch sử B2: Thực hiện nhiệm vụ - GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề. - HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập. B3: Báo cáo kết quả hoạt động - GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành. - HS làm bài tập ra giấy và nộp lại cho GV theo hướng dẫn. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng qui định (nếu có). - Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau. ****************************** Ngày dạy: / 10/2023 TIẾT 11: BÀI 6: KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN Ở ĐÀNG NGOÀI THẾ KỈ XVIII I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Về kiến thức - Nêu được một số nét chính (bối cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả và ý nghĩa) của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII. - Nêu được tác động của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài đối với xã hội Đại Việt thế kỉ XVIII. 2. Về năng lực * Năng lực chung:- Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo. - Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên. *Năng lực riêng: Biết thu thập thông tin từ các tư liệu để xác định được nguyên nhân và tác động của các
File đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_lich_su_va_dia_li_lop_8_phan_lich_su_sach_k.pdf