Kế hoạch bài dạy Lịch sử và Địa lí Lớp 8 (Phần Địa lí) Sách KNTT - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Quang Trung

1. Kiến thức, kĩ năng

- Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí của Việt Nam

- Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc

điểm địa lí tự nhiên VN.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự học, tự chủ; giải quyết vấn đề; sáng tạo; giao tiếp và hợp tác, ngôn ngữ.

- Năng lực tìm hiểu địa lí:

+ Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí của VN. Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên VN.

+ Năng lực nhận thức Địa lí: Năng lực nhận mức thế giới theo quan điểm không gian, giải thích hiện tượng và quá trình địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế - xã hội.

+ Năng lực tìm hiểu Địa lí: sử dụng bản đồ khu vực Đông Nam Á, bản đồ Việt Nam. Khai thác thông tin từ Internet để mở rộng kiến thức.

3. Về phẩm chất:

- Có nhận thức đúng đắn về các vấn đề chủ quyền của Việt nam trên phần đất liền và vùng biển; sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ

- Yêu tổ quốc, khoa học, biết khám phá

- Chăm chỉ: Tích cực tham gia các hoạt động xã hội bảo vệ vùng đất, vùng trời và vùng biển.

docx 90 trang Cô Giang 13/11/2024 510
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Lịch sử và Địa lí Lớp 8 (Phần Địa lí) Sách KNTT - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Quang Trung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Lịch sử và Địa lí Lớp 8 (Phần Địa lí) Sách KNTT - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Quang Trung

Kế hoạch bài dạy Lịch sử và Địa lí Lớp 8 (Phần Địa lí) Sách KNTT - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Quang Trung
Tuần 1-2
Tiết 1,2
Chương 1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
Bài 1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ VIỆT NAM 
NS: 5/9/2023
ND: 7,14/9 /2023
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức, kĩ năng
- Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí của Việt Nam 
 - Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc 
điểm địa lí tự nhiên VN.
2. Năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, tự chủ; giải quyết vấn đề; sáng tạo; giao tiếp và hợp tác, ngôn ngữ.
 - Năng lực tìm hiểu địa lí: 
+ Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí của VN. Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên VN.
 + Năng lực nhận thức Địa lí: Năng lực nhận mức thế giới theo quan điểm không gian, giải thích hiện tượng và quá trình địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế - xã hội.
 + Năng lực tìm hiểu Địa lí: sử dụng bản đồ khu vực Đông Nam Á, bản đồ Việt Nam. Khai thác thông tin từ Internet để mở rộng kiến thức.
3. Về phẩm chất: 
 - Có nhận thức đúng đắn về các vấn đề chủ quyền của Việt nam trên phần đất liền và vùng biển; sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ 
 - Yêu tổ quốc, khoa học, biết khám phá
 - Chăm chỉ: Tích cực tham gia các hoạt động xã hội bảo vệ vùng đất, vùng trời và vùng biển.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
 1. Đối với giáo viên.
 - Bản đồ khu vực Đông Nam Á; bản đồ hành chính Việt Nam 
 - Các video về các điểm cực của Tổ Quốc, vi deo về sự đa dạng của thiên nhiên nước ta. 
 2. Đối với học sinh.
 - Video và tranh ảnh về vị trí địa lí Việt Nam
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Hoạt động khởi động 
 a) Mục tiêu: Kết nối vào bài học, tạo hứng thú cho người học.
 b) Tổ chức thực hiện: 
 B 1: Giao nhiệm vụ: Trò chơi “Xem quốc kì đoán tên quốc gia”
Cho biết tên quốc gia tương ứng với mỗi quốc kì trên
1. Việt Nam 2. Trung Quốc 3. Lào
4. Cam-pu-chia 5. Ấn Độ 6. Thổ Nhĩ Kì
B 2. HS khai thác thông tin, tìm câu trả lời.
B 3. HS trả lời câu hỏi của mình.
B 4. Kết nối bài học: Việt Nam, quốc hiệu là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam nằm ở đâu trên bản đồ thế giới và tiếp giáp với các quốc gia nào trong số các quốc gia kể trên? Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta ảnh hưởng như thế nào đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên nước ta? Để biết được những điều này, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
 2. Hình thành kiến thức mới
 2.1. Tìm hiểu về Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
 a) Mục tiêu: 
- HS trình bày được đặc điểm vị trí địa lí của nước ta
- Xác định được vị trí địa lí của Việt Nam trên bản đồ.
 b) Tổ chức thực hiện: cá nhân
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
B1. Giao nhiệm vụ
Quan sát hình 1.1 Bản đồ vị trí địa lí Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á
- Xác định vị trí, hệ toạ độ địa lí VN trên bản đồ hành chính (điểm cực bắc, nam, đông, tây)
- Việt Nam nằm liền kề với 2 vành đai sinh khoáng nào?
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
- HS: Làm việc với SGK, tương tác nhóm hoàn thành nhiệm vụ được giao
B3: Báo cáo, thảo luận
 HS báo cáo sản phẩm 
B4: Kết luận, nhận định
 - HS nhận xét, đánh giá và bổ sung 
 - GV nhận xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm HS, chuẩn xác kiến thức.
1. Vị trí địa lí 
- Nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
- Nằm ở vị trí nội chí tuyến bán cầu Bắc; trong khu vực châu Á gió mùa; nơi tiếp giáp giữa đất liền và đại dương, liền kề với vành đai sinh khoáng 
- Phần đất liền kéo dài: 23°23'B đến 8°34'B, 109°24'Đ đến 102°09'Đ.
- Tiếp giáp: 
+ Phía bắc giáp: Trung Quốc.
+ Phía tây giáp Lào và Campuchia.
+ Phía đông và nam giáp Biển Đông.
2.2. Tìm hiểu về Phạm vi lãnh thổ. 
a. Mục tiêu: Trình bày được phạm vi lãnh thổ Việt Nam 
b) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
B1. Giao nhiệm vụ
Nhiệm vụ 1: Hoạt động nhóm
- Cho biết các quốc gia và biển tiếp giáp với phần đất liền của Việt Nam.
- Mô tả hình dạng lãnh thồ phần đất liền của nước ta.
Nhiệm vụ 2: Thảo luận nhóm đôi
Trong vùng biển nước ta có bao nhiêu đảo lớn nhỏ? Tại sao việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ, lại có ý nghĩa rất lớn? (Việc khẳng định chủ quyền của một nước đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo, khẳng định lãnh thổ thống nhất toàn vẹn của Việt Nam)
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
- HS: Làm việc với SGK, tương tác nhóm hoàn thành nhiệm vụ được giao
B3: Báo cáo, thảo luận
 HS báo cáo sản phẩm của nhóm. Đại diện nhóm trình bày sản phẩm 
B4: Kết luận, nhận định
 - HS nhận xét, đánh giá và bổ sung 
 - GV nhận xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm HS, chuẩn xác kiến thức.
2. Phạm vi lãnh thổ
- Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời.
- Vùng đất của nước ta bao gồm toàn bộ phần đất liền và các đảo, quần đảo trên Biển Đông, với tổng diện tích lãnh thổ là 331212 km2. Đường biên giới trên đất liền của nước ta dài ...tây bắc - đông nam và hướng vòng cung 
+ Nêu hướng chính của địa hình Việt Nam. 
Nv 3
- Quan sát H2.1 xác định các dạng địa hình từ Tây sang Đông ở nước ta? Nhận xét chung?
Nv 4
- Cho biết địa hình nước ta chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và con người như thế nào?
Thảo luận cặp: Nguyên nhân tại sao địa hình nước ta chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và con người?
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
- HS: Làm việc với SGK, tương tác nhóm hoàn thành nhiệm vụ được giao
B3: Báo cáo, thảo luận
 HS báo cáo sản phẩm của nhóm. Đại diện nhóm trình bày sản phẩm 
B4: Kết luận, nhận định
 - HS nhận xét, đánh giá và bổ sung 
 - GV nhận xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm HS, chuẩn xác kiến thức.
- GV cho HS đọc mục Em có biết để mở rộng kiến thức vẽ động Phong Nha bằng video theo đường link sau https://phongnhaexplorer.com/phong-nha/vuon-quoc-gia-phong-nha-ke-bang.html

1. Đặc điểm chung của địa hình.
a) Địa hình đồi núi chiếm ưu thế
+ Đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích phần đất liền, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
+ Đồi núi nước ta chạy dài 1400 km, từ Tây Bắc tới Đông Nam Bộ.
+ Địa hình đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích phần đất liền và chia thành nhiều khu vực.
b) Địa hình nước ta có 2 hướng chính là hướng Tây bắc - Đông nam và vòng cung.
+ Hướng Tây bắc- Đông nam: dãy Con Voi, Hoàng Liên Sơn, dãy Trường Sơn Bắc ...
+ Hướng vòng cung: các cánh cung như Ngân Sơn, Bắc Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều
c) Địa hình có tính chất phân bậc khá rõ rệt
- Địa hình nước ta phần thành nhiều bậc địa hình lớn kế tiếp nhau: núi đồi, đồng bằng, bờ biển, thềm lục địa
d) Địa hình chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và con người
- Quá trình xâm thực, xói mòn mạnh, địa hình bị chia cắt.
- Nhiều hang động rộng lớn.
- Các dạng địa hình nhân tạo: hầm mỏ, đê, đập...

2.2. Tìm hiểu về các khu vực địa hình.
a) Mục tiêu: 	 Trình bày được đặc điểm của các khu vực địa hình: địa hình đồi núi, địa hình đồng bằng, địa hình bờ biển và thềm lục địa.
b) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
B1. Giao nhiệm vụ
Nv 1
Hoạt động nhóm: So sánh các dạng địa hình theo mẫu
N1, 2
N 1, 2
Vùng núi ĐB
Vùng núi TB
Phạm vi


Đặc điểm hình thái



N3, 4
N 3, 4
Vùng núi TSB
Vùng núi TSN
Phạm vi


Đặc điểm hình thái


Nv 2. Thảo luận nhóm
Quan sát hình 2.6,2.7,2.8 trong SGK tìm hiểu đặc điểm các đồng bằng nước ta: 
Các khu vực
Diện tích
Nguồn gốc hình thành
Đặc điểm
N1,2.ĐBSH



N3. ĐBDHMT



N4. ĐBSCL




Nv 3
HS đọc thông tin sách SGK và quan sát video về thền lục địa. 
+ Kể tên các kiểu địa hình bờ biển ở nước ta.
+ Nêu đặc điểm địa hình của từng kiểu địa hình bờ biển.
+ Vùng thểm lục địa ở các vùng biển nước ta có gì khác nhau?
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
- HS: Làm việc với SGK, tương tác nhóm hoàn thành nhiệm vụ được giao
B3: Báo cáo, thảo luận
 HS báo cáo sản phẩm của nhóm. Đại diện nhóm trình bày sản phẩm 
B4: Kết luận, nhận định
 - HS nhận xét, đánh giá và bổ sung 
 - GV nhận xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm HS, chuẩn xác kiến thức.
- Mở rộng: cho HS chia sẻ thêm thông tin Phan-xi-păng, bạch mã. Sau đó GV cho hS quan sát các video qua đường link sau
+ Phan-xi-pang: https://dulichsapa.org.vn/diem-du-lich/phan-xi-pang-sapa/
+ Dãy Bạch Mã : https://vnexpress.net/mot-ngay-kham-pha-vuon-quoc-gia-bach-ma-4035745.html
2. Các khu vực địa hình
a. Địa hình đồi núi
- Khu vực Đông Bắc
+ Nằm ở tả ngạn sông Hồng.
+ Chủ yếu là đồi núi thấp, có 4 cánh cung (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều) chụm lại ở Tam Đảo. 
+ Địa hình catx-tơ khá phổ biến, tạo thành nhiều cảnh quan đẹp.
- Khu vực Tây Bắc
+ Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
+ Độ cao trung bình 1000- 2000m
+ Địa hình cao nhất nước ta 
+ Các dãy núi có hướng TB- ĐN như Hoàng Liên Sơn, Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao.
+ Đặc trưng của địa hình là bị chia cắt mạnh.
- Khu vực Trường Sơn Bắc
+ Từ phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã.
+ Vùng núi có độ cao trung bình 1000m
+ Có nhiều nhánh núi đâm ngang ra biển chia cắt đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Khu vực Trường Sơn Nam
+ Từ phía nam dãy Bạch Mã đến Đông Nam Bộ.
+ Địa hình có hướng vùng cung, hai sườn không đối xứng
+ Dạng địa hình nổi bật là các cao nguyên xếp tầng.
b. Địa hình đồng bằng
- Đồng bằng sông Hồng
+ Diện tích: khoảng 15000km2.
+ Do phù sa sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp.
+ Có hệ thống đê chống lũ khiến đồng bằng bị chia cắt, tạo thành những ô trũng, khu vực trong đê không được bồi đắp phù sa.
- Đồng bằng sông Cửu Long
+ Diện tích: khoảng 40000 km2.
+ Do phù sa của hệ thống sông Mê Công bồi đắp.
+ Không có đê ngăn lũ, có hệ thống kênh rạch dày đặc. Nhiều vùng trũng lớn: Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên.
- Đồng bằng ven biển miền Trung
+ Diện tích: khoảng 15000 km2.
+ Phù sa sông hoặc kết hợp giữa phù sa sông và biển. 
+ Nhiều đồng bằng nhỏ hẹp, có nhiều cồn cát.
c) Địa hình bờ biển và thềm lục địa 
+ Bờ biển nước ta dài 3 260 km từ Móng cái đến Hà Tiên, có hai kiểu: bờ biển bồi tụ và bờ biển mài mòn.
+ Bờ...ìm hiểu ảnh hưởng của các dạng địa hình của địa phương (Tiên Phước) đến phát triển kinh tế.
Tuần 8
Tiết 8
ÔN TẬP GIỮA KÌ I

NS:23/10/2023
ND:26/10/2023
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
- Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam 
- Địa hình Việt Nam
- Năng lực chung: Năng lực tự học, tự chủ; giải quyết vấn đề; sáng tạo; giao tiếp và hợp tác, ngôn ngữ.
- Năng lực đặc thù
+ Biết sưu tầm, khai thác tư liệu, kênh hình trong học tập địa lí, rèn luyện năng lực tìm hiểu địa lí.
+ Biết trình bày, suy luận, phản biện, tranh luận vể một vấn đế địa lí , rèn luyện năng lực nhận thức và tư duy địa lí.
3. Phẩm chất
- Yêu thích thiên nhiên
- Bảo vệ môi trường
II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Phiếu học tập.
- Tranh ảnh, video liên quan đến bài học.
2. Đối với học sinh
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động 
a. Mục tiêu: Kết nối vào bài học, tạo hứng thú cho người học.
b.Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.
Nội dung chương trình mà các em đã được học
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động.
Bước 4: Kết nối bài học
2. Hình thành kiến thức mới: Theo ma trận
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
1. Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí của nước ta
2. Trình bày được phạm vi lãnh thổ Việt Nam
3. Phân tích được anh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên Việt Nam
4. Trình bày được một trong những đặc điểm chủ yếu của địa hình Việt Nam.
5. Trình bày được đặc điểm của các khu vực địa hình: địa hình đồi núi, địa hình đồng bằng, địa hình bờ biển và thềm lục địa.
6. Chứng minh ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hóa tự nhiên và khai thác kinh tế.

1. Vị trí địa lí 
- Nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
- Nằm ở vị trí nội chí tuyến bán cầu Bắc; trong khu vực châu Á gió mùa; nơi tiếp giáp giữa đất liền và đại dương, liền kề với vành đai sinh khoáng 
- Phần đất liền kéo dài: 23°23'B đến 8°34'B, 109°24'Đ đến 102°09'Đ.
- Tiếp giáp: 
+ Phía bắc giáp: Trung Quốc.
+ Phía tây giáp Lào và Campuchia.
+ Phía đông và nam giáp Biển Đông.
2. Phạm vi lãnh thổ
- Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời.
- Vùng đất của nước ta bao gồm toàn bộ phần đất liền và các đảo, quần đảo trên Biển Đông, với tổng diện tích lãnh thổ là 331212 km2. Đường biên giới trên đất liền của nước ta dài hơn 4600 km.
- Vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2, chiếm gần 30% diện tích Biển Đông.
- Vùng trời của Việt Nam là khoảng không gian bao trùm trên lãnh thổ nước ta. 
3. Ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên Việt Nam
- Thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển và phân hóa đa dạng.
- Khí hậu: một năm có 2 mùa rõ rệt, chịu ảnh hưởng của các cơn bão lớn.
- Sinh vật và đất: hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa phát triển trên đất feralit là cảnh quan tiêu biểu.
- Thiên nhiên phân hóa đa dạng: 
+ Khí hậu phân hóa theo chiều Bắc - Nam và Đông - Tây.
+ Sinh vật và đất ở nước ta phong phú, đa dạng.
4. Đặc điểm chung của địa hình.
a) Địa hình đồi núi chiếm ưu thế
+ Đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích phần đất liền, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
+ Đồi núi nước ta chạy dài 1400 km, từ Tây Bắc tới Đông Nam Bộ.
+ Địa hình đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích phần đất liền và chia thành nhiều khu vực.
b) Địa hình nước ta có 2 hướng chính là hướng Tây bắc - Đông nam và vòng cung.
+ Hướng Tây bắc- Đông nam: dãy Con Voi, Hoàng Liên Sơn, dãy Trường Sơn Bắc ...
+ Hướng vòng cung: các cánh cung như Ngân Sơn, Bắc Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều
c) Địa hình có tính chất phân bậc khá rõ rệt
- Địa hình nước ta phần thành nhiều bậc địa hình lớn kế tiếp nhau: núi đồi, đồng bằng, bờ biển, thềm lục địa
d) Địa hình chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và con người
- Quá trình xâm thực, xói mòn mạnh, địa hình bị chia cắt.
- Nhiều hang động rộng lớn.
- Các dạng địa hình nhân tạo: hầm mỏ, đê, đập...
5. Các khu vực địa hình
a. Địa hình đồi núi
- Khu vực Đông Bắc
+ Nằm ở tả ngạn sông Hồng.
+ Chủ yếu là đồi núi thấp, có 4 cánh cung (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều) chụm lại ở Tam Đảo. 
+ Địa hình catx-tơ khá phổ biến, tạo thành nhiều cảnh quan đẹp.
- Khu vực Tây Bắc
+ Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
+ Độ cao trung bình 1000- 2000m
+ Địa hình cao nhất nước ta 
+ Các dãy núi có hướng TB- ĐN như Hoàng Liên Sơn, Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao.
+ Đặc trưng của địa hình là bị chia cắt mạnh.
- Khu vực Trường Sơn Bắc
+ Từ phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã.
+ Vùng núi có độ cao trung bình 1000m
+ Có nhiều nhánh núi đâm ngang ra biển chia cắt đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Khu vực Trường Sơn Nam
+ Từ phía nam dãy Bạch Mã đến Đông Nam Bộ.
+ Địa hình có hướng vùng cung, hai sườn không đối xứng
+ Dạng địa hình nổi bật là c... tập nghiêm túc, ý thức sử dụng tiết kiệm và bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản tránh cạn kiệt.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên.
- Bản đồ phân bố một số khoáng sản ở Việt Nam
- Tranh ảnh, video về khoáng sản, mỏ khoáng sản ở Việt Nam
- Phiếu học tập
2. Đối với học sinh.
Atlat ĐLVN
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động 
a) Mục tiêu: Kết nối vào bài học, tạo hứng thú cho người học.
b) Tổ chức thực hiện
B 1: Giao nhiệm vụ: Trò chơi ô chữ1
2
3
4
5
* GV phổ biến luật chơi: 
- Trò chơi ô chữ gồm 5 chữ cái được đánh số từ 1 đến 5 sẽ tương ứng với 5 câu hỏi.
- Các em dựa vào Atlat ĐLVN và kiến thức đã học để trả lời, các em có quyền lựa chọn thứ
 tự câu hỏi để trả lời, mỗi câu hỏi có 2 lượt trả lời.
- Em nào trả lời đúng sẽ nhận được 1 phần quà nhỏ (ví dụ 1 cây bút) và ô chữ sẽ hiện ra chữ
 cái tương ứng, trả lời sai ô chữ sẽ bị khóa lại, trong quá trình trả lời, em nào trả lời đúng tên
 ô chữ thì sẽ nhận được phần quà lớn hơn (ví dụ 3 cây bút).
* Hệ thống câu hỏi:
Câu 1. Dãy núi cao nhất ở nước ta là:
A. Pu Sam Sao B. Hoàng Liên Sơn C. Trường Sơn D. Con Voi
Câu 2. Sông nào sau đây chảy theo hướng vòng cung?
A. sông Đà	 B. sông Cầu	C. sông Hồng D. sông Mã
Câu 3. Cao nguyên Sơn La nằm ở khu vực:
A. Trường Sơn Nam B. Đông Bắc C. Tây Bắc D. Trường Sơn Bắc
Câu 4. Ngành kinh tế phát triển ở địa hình đồi núi là:
A. thủy sản B. trồng lúa C. thủy điện D. Cả A, B, C
Câu 5. Thiên tai thường xảy ra ở địa hình đồng bằng là:
A. hạn hán 
 B. lũ quét 
 C. xói mòn
 D. sạt lở đất
B 2. HS khai thác thông tin, tìm câu trả lời.
B 3. HS trả lời câu hỏi của mình.
Câu 1: B
Câu 2: B
D
Ầ
U
M
Ỏ
Câu 3: C
Câu 4: C
Câu 5: A
B 4. Kết nối bài học
2. Hình thành kiến thức mới
2.1. Tìm hiểu về đặc điểm chung của khoáng sản Việt Nam
a) Mục tiêu: Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản Việt Nam
b) Tổ chức thực hiện: cá nhân
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
B1. Giao nhiệm vụ
Thảo luận nhóm
Quan sát H3.3
N1. Nhận xét về số lượng khoáng sản? Khoáng sản nước ta hình thành do sự tác động của những nhân tố nào?
N2, 3. Các mỏ khoáng sản nước ta có trữ lượng như thế nào? Kể tên các khoáng sản có trữ lượng lớn ở nước ta. Vì sao khoáng sản nước ta lại phong phú và đa dạng?
N 4. Khoáng sản phần bố tập trung ở những khu vực nào? Các mỏ nội sinh được hình thành như thế nào? Các mỏ ngoại sinh được hình thành như thế nào?
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
- HS: Làm việc với SGK, tương tác nhóm hoàn thành nhiệm vụ được giao
B3: Báo cáo, thảo luận
 HS báo cáo sản phẩm của nhóm. Đại diện nhóm trình bày sản phẩm 
B4: Kết luận, nhận định
 - HS nhận xét, đánh giá và bổ sung 
 - GV nhận xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm HS, chuẩn xác kiến thức.

1. Đặc điểm chung của khoáng sản Việt Nam
- Khoáng sản nước ta khá phong phú và đa dạng. Có hơn 60 loại khoáng sản khác nhau đã thăm dò được trên lãnh thổ nước ta.
- Phần lớn các mỏ khoáng sản có trữ lượng trung bình và nhỏ.
- Khoáng sản nước ta tập trung chủ yếu ở miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên
2.2. Tìm hiểu về đặc điểm phân bố các loại khoáng sản chủ yếu 
a) Mục tiêu: 	
- Xác định được sự phân bố các loại khoáng sản chủ yếu trên bản đồ.
- Phân tích được đặc điểm phân bố các loại khoáng sản chủ yếu.
b) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
B1. Giao nhiệm vụ
Hoàn thành bảng sau
Tên khoáng sản
Trữ lượng
Phân bố












B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
- HS: Làm việc với SGK, tương tác nhóm hoàn thành nhiệm vụ được giao
B3: Báo cáo, thảo luận
 HS báo cáo sản phẩm của nhóm. Đại diện nhóm trình bày sản phẩm 
B4: Kết luận, nhận định
 - HS nhận xét, đánh giá và bổ sung 
 - GV nhận xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm HS, chuẩn xác kiến thức.
2. Đặc điểm phân bố các loại khoáng sản chủ yếu
- Than đá: Quảng Ninh.
- Dầu mỏ và khí tự nhiên: ở vùng thềm lục địa phía đông nam.
- Bô-xít: Tây Nguyên, một số tỉnh phía bắc (Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang,...).
- Sắt: Thái Nguyên, Lào Cai, Hà Giang, Hà Tĩnh.
- A-pa-tít: ở Lào Cai.
- Ti-tan: ở ven biển từ Quảng Ninh đến Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Đá vôi: ở vùng núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ.

2.3. Tìm hiểu về Vấn đê sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản
a) Mục tiêu: Phân tích được vấn để sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản
b) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
B1. Giao nhiệm vụ
GV cho HS quan sát video về hiện trạng khai thác khoáng sản ở nước ta.
https://vtv.vn/kinh-te/khai-thac-khoang-san-viet-nam-vua-yeu-vua-thieu-20151216155642968.htm
* NHÓM 1, 2: Nêu vai trò của tài nguyên khoáng sản, hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản nước ta. Giải thích nguyên nhân.
* NHÓM 3, 4: Việc khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản chưa hợp lí gây ra những hậu quả gì? Lấy ví dụ cụ thể để chứng minh. Nêu các biện pháp sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản nước ta.
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
- HS: Làm việc với SGK, tương tác nhóm hoàn thành nhiệm vụ được giao
B3: Báo cáo, ...́i càng cao chênh lệch nhiệt độ càng lớn.
1. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
a) Tính chất nhiệt đới
- Nhiệt độ trung bình năm trên 200C và tăng dần từ Bắc vào Nam.
- Số giờ nắng nhiều, đạt từ 1400 - 3000 giờ/năm.
b) Tính chất ẩm
- Lượng mưa trung bình năm lớn: 1500 - 2000 mm/năm. 
- Độ ẩm không khí cao, trên 80%.
c) Tính chất gió mùa
* Gió mùa mùa đông: 
- Thời gian: từ tháng 11 – 4 năm sau
- Nguồn gốc: áp cao Xi-bia.
- Hướng gió: Đông Bắc
- Đặc điểm: 
+ Ở miền Bắc: nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn.
+ Ở miền Nam, Tín phong chiếm ưu thế đem đến mùa khô cho Nan Bộ và Tây Nguyên, gây mưa cho vùng biển Nam Trung Bộ.
* Gió mùa mùa hạ: 
- Thời gian: từ tháng 5 – 10 
- Nguồn gốc: áp cao Bắc Ấn Độ Dương và áp cao cận chí tuyến Nam bán cầu.
- Hướng gió: TN, đối với miền Bắc là ĐN.
- Đặc điểm: 
+ Đầu mùa hạ: gây mưa cho Nam Bộ, Tây Nguyên nhưng gây khô nóng cho phía đông Trường Sơn, Tây Bắc.
+ Giữa và cuối mùa hạ: nóng ẩm, mưa nhiều cả nước.

2.2. Tìm hiểu về sự phân hoá đa dạng của khí hậu Việt Nam. 
a) Mục tiêu
- Chứng minh được sự phần hoá đa dạng của khí hậu Việt Nam.
- Phân tích được bảng số liệu và biểu đồ nhiệt độ - lượng mưa để rút ra sự phân hoá khí hậu theo chiểu vĩ độ và theo độ cao
b) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
B1. Giao nhiệm vụ
Thảo luận nhóm
* NHÓM 1: Quan sát hình 4.1, các hình ảnh và kênh chữ SGK, nêu biểu hiện của sự sự phân hóa bắc – nam của khí hậu nước ta. Giải thích nguyên nhân.
* NHÓM 2, 3: Quan sát hình 4.1, các hình ảnh và kênh chữ SGK, nêu biểu hiện của sự sự phân hóa đông tây của khí hậu nước ta. Giải thích nguyên nhân.
* NHÓM 4: Quan sát hình 4.1, các hình ảnh và kênh chữ SGK, nêu biểu hiện của sự sự phân hóa theo độ cao của khí hậu nước ta. Giải thích nguyên nhân.
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
- HS: Làm việc với SGK, tương tác nhóm hoàn thành nhiệm vụ được giao
B3: Báo cáo, thảo luận
 HS báo cáo sản phẩm của nhóm. Đại diện nhóm trình bày sản phẩm 
B4: Kết luận, nhận định
 - HS nhận xét, đánh giá và bổ sung 
 - GV nhận xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm HS, chuẩn xác kiến thức.
2. Sự phân hoá đa dạng của khí hậu Việt Nam
a. Phân hoá theo chiều bắc – nam
- Miền khí hậu phía Bắc: nhiệt độ trung bình năm trên 200C, có mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hạ nóng, ẩm và mưa nhiều.
- Miền khí hậu phía Nam: nhiệt độ trung bình năm trên 250C, có 2 mùa mưa, khô phân hóa rõ rệt.
b. Phân hóa theo chiều đông - tây
- Vùng biển và thềm lục địa có khí hậu ôn hoà hơn trong đất liền.
- Vùng đồng bằng ven biển có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Vùng đồi núi phía tây khí hậu phân hóa phức tạp do tác động của gió mùa và hướng của các dãy núi.
 c. Phân hóa theo độ cao
 Khí hậu VN phân hóa thành 3 đai cao gồm: nhiệt đới gió mùa; cận nhiệt đới gió mùa trên núi và ôn đới gió mùa trên núi.

3. Hoạt động luyện tập
a) Mục tiêu
Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức.
b) Tổ chức thực hiện
B 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh: 
Dựa vào bảng 4.1, hãy nhận xét sự khác nhau về chế độ nhiệt (nhiệt độ trung bình năm; nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất, lạnh nhất; biên độ nhiệt độ năm) giữa Lạng Sơn và Cà Mau theo bảng hướng dẫn sau:
Yếu tố khí tượng
Lạng Sơn
Cà Mau
Nhiệt độ trung bình năm (°c)


Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất (°c)


Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất (°c)


Biên độ nhiệt độ năm (°c)


B 2: Thực hiện nhiệm vụ 
- HS dựa vào kiến thức đã học trong bài để tra lời câu hỏi. 
B 3: Báo cáo kết quả làm việc 
B 4: GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
Yếu tố khí tượng
Lạng Sơn
Cà Mau
Nhiệt độ trung bình năm (°c)
21,3
27,1
Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất (°c)
27,1
28,5
Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất (°c)
13,1
25,6
Biên độ nhiệt độ năm (°c)
14,0
2,9
Nhận xét: Lạng Sơn và Cà Mau có sự khác biệt vể chế độ nhiệt.
+ Lạng Sơn nằm ở miền khí hậu phía Bắc nên có nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất thấp hơn so với Cà Mau. Biên độ nhiệt độ năm cao.
+ Cà Mau nằm ở miền khí hậu phía Nam nên nhiệt độ trung bình năm và các tháng cao hơn so với Lạng Sơn. Biên độ nhiệt độ năm thấp.
4. Hoạt động vận dụng
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề trong thực tiễn.
b) Hướng dẫn thực hiện
Tìm hiểu và cho biết đặc điểm khí hậu ở địa phương em.
Tuần 13
Tiết 16,17
BÀI 5. THỰC HÀNH: VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ
 KHÍ HẬU
NS: 25/11/2023
ND: 29,30/11/2023
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức, kĩ năng
- Vẽ và phân tích được biểu đồ khí hậu của một số trạm thuộc các vùng khí hậu khác nhau.
2. Năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, tự chủ; giải quyết vấn đề; sáng tạo; giao tiếp và hợp tác, ngôn ngữ.
- Năng lực địa lí
+ Năng lực nhận thức Địa lí: năng lực nhận thức thế giới theo quan điểm không gian, phân tích được sự khác nhau vể khí hậu giữa 3 địa điểm Hà Nội, Thành phố Hồ chí Minh, Trường Sa (Khánh Hoà).
+ Năng lực tìm hiểu Địa lí: vẽ và phân tích đ...670,0
1 963,6
2 747,1
Khoảng thời gian mùa mưa
T 5 đến T 10
T 5 đến T 11
T 5 đến T 1 năm sau
Độ dài mùa mưa
6 tháng
7 tháng
9 tháng
3. Hoạt động luyện tập
a) Mục tiêu
- Củng cố, luyện tập cho HS 
b) Tổ chức thực hiện
B 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh: 
B 2: Thực hiện nhiệm vụ 
- HS dựa vào kiến thức đã học trong bài để tra lời câu hỏi. 
B 3: Báo cáo kết quả làm việc 
B 4: GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
4. Hoạt động vận dụng
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề trong thực tiễn.
b) Hướng dẫn thực hiện
Mở rộng kiến thức cho HS về biểu đồ nhiệt độ lượng mưa của tỉnh em. 
- GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện ở nhà dưới sự hướng dẫn tìm kiếm các thông tin của GV. 
HS trình bày báo cáo kết quả trước lớp vào giờ học hôm sau.
Tuần 14,15
Tiết 18,19,20,21
BÀI 6. THỦY VĂN VIỆT NAM

NS: 1/12/2023
ND: 6,7,13,14/12/2023
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức, kĩ năng
- Xác định được trên bản đồ lưu vực của các hệ thống sông lớn.
- Phân tích được đặc điểm mạng lưới sông và chế độ nước sông của một số hệ thống sông lớn.
- Phân tích được vai trò của hồ, đầm và nước ngầm đối với sản xuất và sinh hoạt.
2. Năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, tự chủ; giải quyết vấn đề; sáng tạo; giao tiếp và hợp tác, ngôn ngữ.
- Năng lực địa lí
+ Năng lực nhận thức Địa lí: năng lực nhận thức thế giới theo quan điểm không gian, phân tích được sự phân hoá đa dạng của mạng lưới thuỷ văn Việt Nam.
+ Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng Địa lí vào cuộc sống, phân tích mối quan hệ giữa đặc điểm thuỷ văn Việt Nam với các thành phần tự nhiên khác.
3. Phẩm chất: ý thức học tập nghiêm túc, ý thức sử dụng tiết kiệm và bảo vệ sự trong sạch của nguồn nước sông, hồ, đầm, nước ngầm
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên.
- Bản đồ lưu vực các hệ thống sông lớn ở Việt Nam
- Một số hình ảnh, video về sông, hồ, đầm của Việt Nam và tại địa phương
2. Đối với học sinh: Atlat Địa lí VN
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động 
a) Mục tiêu: Kết nối vào bài học, tạo hứng thú cho người học.
b) Tổ chức thực hiện
B 1: Giao nhiệm vụ:
HS theo dõi, quan sát một số hình ảnh, video vẽ mạng lưới thuỷ văn Việt Nam, đưa ra các câu hỏi gợi mở: 
+ Qua quan sát (theo dõi) các hình ảnh (video) em có nhận xét gì vẽ mạng lưới sông, hồ, đầm ở nước ta? 
+ Kể tên sông, hồ, đầm có ở địa phương? 
+ Sông, hồ, đầm có vai trò gi đối với môi trường tự nhiên, sản xuất và đời sống của con người?... 
Hoặc trò chơi “Đố em văn hóa”
* GV lần lượt đặt các câu đố về tên sông cho HS trả lời: 
1. Sông gì đỏ nặng phù sa?
2. Sông gì lại được hóa ra chín rồng?
3. Làng quan họ có con sông, Hỏi dòng sông ấy là sông tên gì?
4. Sông tên xanh biết sông chi?
5. Sông gì tiếng vó ngựa phi vang trời?
6. Sông gì chẳng thể nổi lên. Bởi tên của nó gắn liền dưới sâu
7. Hai dòng sông trước sông sau. Hỏi hai dòng sông ấy ở đâu? Sông nào?
8. Sông nào nơi ấy sóng trào. Vạn quân Nam Hán ta đào mồ chôn?
B 2. HS khai thác thông tin, tìm câu trả lời.
B 3. HS trả lời câu hỏi của mình.
(1. Sông Hồng 2. Sông Cửu Long. 3. Sông Cầu. 4. Sông Lam. 5. Sông Mã. 6. Sông Đáy.
7. Sông Tiền, sông Hậu. 8. Sông Bạch Đằng.)
B 4. Kết nối bài học
2. Hình thành kiến thức mới
2.1. Tìm hiểu về dặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam.
a) Mục tiêu: 
- Trình bày được đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam.
- Rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ để xác định lưu vực của các hệ thống sông lớn kết hợp các kiến thức đã học giải thích được các đặc điểm sông ngòi Việt Nam.
b) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
B1. Giao nhiệm vụ
Nv 1. Thảo luận nhóm
N1. Chứng minh mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc. Giải thích nguyên nhân.
N2. Xác định trên bản đồ lưu vực các hệ thống sông lớn và hướng chảy của chúng. Vì sao sông ngòi nước ta chảy theo 2 hướng đó? 
N3. Chứng minh chế độ nước sông chảy theo 2 mùa rõ rệt. Giải thích nguyên nhân.
N4. Chứng minh sông ngòi nước ta có lượng nước lớn, giàu phù sa. Giải thích nguyên nhân.
Nv2. Thảo luận nhóm 
Phiếu học tập: Dựa vào kênh hình, kênh chữ SGK
HT sông Hồng
HT sông Thu Bồn
HT sông Mê Công.
Đặc điểm mạng lưới sông



Chế độ nước sông



B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
- HS: Làm việc với SGK, tương tác nhóm hoàn thành nhiệm vụ được giao
B3: Báo cáo, thảo luận
 HS báo cáo sản phẩm của nhóm. Đại diện nhóm trình bày sản phẩm 
B4: Kết luận, nhận định
 - HS nhận xét, đánh giá và bổ sung 
 - GV nhận xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm HS, chuẩn xác kiến thức.

1. Sông ngòi 
a. Đặc điểm chung
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc phân bố rộng khắp trên cả nước, phần lớn sông nhỏ, ngắn và dốc
- Sông chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung.
- Chế độ dòng chảy phân 2 mùa rất rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn.
- Sông ngòi nước ta nhiều nước và lượng phù sa khá lớn (khoảng 200 triệu tấn/năm)
b) Một số hệ thống sông lớn.
* Hệ thống sông Hồng
- Đặc điểm mạng lưới sông:
+ Là hệ thống sông lớn thứ 2 cả nước.
+ Tất cả các phụ lưu lớn hợp với dòng chính sông Hồng tạo thành ...rò của một dòng sông hoặc hồ ở nước ta đối với sinh hoạt và sản xuất ở địa phương em
Tuần 16,17,18
Tiết 22,23,24,25
CHỦ ĐỀ 1. VĂN MINH CHÂU THỔ SÔNG HỒNG VÀ SÔNG CỬU LONG
NS: 08/01/2024
ND:10,11,17,18/01/2024
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức, kĩ năng
- Trình bày được quá trình hình thành và phát triển châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Cửu Long.
- Mô tả được chế độ nước của các dòng sông chính.
- Trình bày được quá trình con người khai khẩn và cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế độ nước sông Hồng và sông Cửu Long.
2. Năng lực
Năng lực chung: Năng lực tự học, tự chủ; giải quyết vấn đề; sáng tạo; giao tiếp và hợp tác, ngôn ngữ.
Năng lực địa lí
- Năng lực nhận thức khoa học lịch sử và địa lí: 
+ Trình bày được quá trình hình thành và phát triển châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Cửu Long.
+ Mô tả được chế độ nước của các dòng sông chính.
+ Trình bày được quá trình con người khai khẩn và cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế độ nước sông Hồng và sông Cửu Long.
- Năng lực tìm hiểu lịc sử và địa lí: 
+ Khai thác kênh hình và kênh chữ trong SGK từ tr157-163.
+ Quan sát biểu đồ hình 1.2 SGK tr159 và hình 1.4 SGK tr160 để mô tả chế độ nước sông Hồng 
và sông Cửu Long.
- Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: sưu tầm tư liệu, hình ảnh về địa hình, sông ngòi của châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Cửu Long.
3. Về phẩm chất: ý thức học tập nghiêm túc, ý thức giữ gìn và phát triển nền văn minh châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Cửu Long.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên (GV)
- Số liệu, biểu đồ về lưu lượng nước trung bình của các tháng trong năm ở hai châu thổ.
 - Lược đồ phạm vi, địa hình hiện tại hai châu thổ.
- Hình ảnh, tranh vẽ liên quan đến nội dung chủ đề.
2. Học sinh (HS): SGK, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động 
a) Mục tiêu: Kết nối vào bài học, tạo hứng thú cho người học.
b) Tổ chức thực hiện
B 1: Giao nhiệm vụ: Trò chơi “Ô chữ”
6
* GV treo bảng phụ trò chơi ô chữ lên bảng:
2
3
4
5
7
1
* GV phổ biến luật chơi: 
- Trò chơi ô chữ gồm 7 chữ cái được đánh số từ 1 đến 7 sẽ tương ứng với 7 câu hỏi.
- Các em dựa vào kiến thức đã học để trả lời, các em có quyền lựa chọn thứ tự câu hỏi để trả lời, mỗi câu hỏi có 2 lượt trả lời.
- Em nào trả lời đúng sẽ nhận được 1 phần quà nhỏ (ví dụ 1 cây bút) và ô chữ sẽ hiện ra chữ cái tương ứng, trả lời sai ô chữ sẽ bị khóa lại, trong quá trình trả lời, em nào trả lời đúng tên ô chữ thì sẽ nhận được phần quà lớn hơn (ví dụ 3 cây bút).
* Hệ thống câu hỏi:
Câu 1. Đảo có diện tích lớn nhất nước ta là:
A. Phú Quốc B. Cát Bà
C. Bạch Long Vĩ D. Cái Bầu 
Câu 2. Nhiệt độ nước biển trên Biển Đông trên bao nhiêu 0C?
A. 210C	 B. 200C C. 230C	 D. 220C
Câu 3. Lượng mưa trung bình trên Biển Đông trên bao nhiêu mm?
A. 1000mm	 B. 1100mm 
C. 900mm D. 800mm
Câu 4. Độ muối bình quân trên Biển Đông là bao nhiêu?
A. 32-33%0	 B. 32-35%0
C. 32-34%0 D. 32-36%0
Câu 5. Biển nước ta có hơn bao nhiêu loài cá?
A. 500 	 B. 2000 C. 1500	 D. 1000
Câu 6. Tỉnh nào sau đây ở nước ta phát triển mạnh nghề làm muối?
A. TPHCM 	 B. Hà Nội C. Quảng Ngãi	 D. Cà Mau
Câu 7. Điểm du lịch nào sau đây được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới?
A. Đà Nẵng 	 B. Nha Trang 
C. Vũng Tàu D. Vịnh Hạ Long
B 2. HS khai thác thông tin, tìm câu trả lời.
B 3. HS trả lời câu hỏi của mình.
Câu 1: A
Câu 2: C
C
H
Â
U
T
H
Ổ
Câu 3: B
Câu 4: A
Câu 5: B
Câu 6: C
Câu 7. D
B 4. Kết nối bài học
2. Hình thành kiến thức mới
2.1. Tìm hiểu về Quá trình hình thành và phát triển châu thổ sông Hồng. Chế độ nước của sông Hồng
a) Mục tiêu:
- Trình bày được quá trình hình thành và phát triển châu thổ sông Hồng.
- Mô tả được chế độ nước của sông Hồng.
b) Tổ chức thực hiện: cá nhân
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
B1. Giao nhiệm vụ
- Châu thổ sông Hồng có diện tích bao nhiêu? Do sông nào bồi đắp?
- Xác định các phụ lưu và chi lưu của hệ thống sông Hồng trên lược đồ.
- Xác định các phụ lưu và chi lưu của hệ thống sông Thái Bình trên lược đồ.
- Cho biết tổng lượng dòng chảy và lượng phù sa sông Hồng là bao nhiêu?
- Đê sông Hồng được xây dựng vào thời gian nào? Mục đích xây dựng là gì?
- Mô tả chế độ nước sông Hồng.
- Vì sao sông Hồng lại có chế độ nước như vậy?
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
- HS: Làm việc với SGK, tương tác nhóm hoàn thành nhiệm vụ được giao
B3: Báo cáo, thảo luận
 HS báo cáo sản phẩm của nhóm. Đại diện nhóm trình bày sản phẩm 
B4: Kết luận, nhận định
 - HS nhận xét, đánh giá và bổ sung 
 - GV nhận xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm HS, chuẩn xác kiến thức.

1. Quá trình hình thành và phát triển châu thổ sông Hồng. Chế độ nước của sông Hồng.
a. Quá trình hình thành và phát triển châu thổ sông Hồng
- Diện tích khoảng 15000km2, do sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp.
- Để mở rộng diện tích sản xuất đồng thời để phòng chống lũ lụt, ông cha ta đã xây dựng một hệ thống đê dài hàng nghìn ki-lô-mét dọc hai bên bờ sông. Điều này đã làm cho địa hình bề mặt...S đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức 
b) Tổ chức thực hiện
B 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh: 
1. Chế độ nước của các sông chính ở châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Cửu Long khác nhau như thế nào?
2. Theo em, quá trình con người khai thác và cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế độ nước của sông Hồng và sông Cửu Long có điểm gì giống và khác nhau?
B 2: Thực hiện nhiệm vụ 
- HS dựa vào kiến thức đã học trong bài để tra lời câu hỏi. 
B 3: Báo cáo kết quả làm việc 
Chế độ nước
Sông Hồng
Sông Cửu Long
Mùa lũ
- Kéo dài 5 tháng (từ tháng 6 đến tháng 10), chiếm khoảng 75% lưu lượng dòng chảy cả năm.
- Các đợt lũ lên nhanh và đột ngột
- Kéo dài 5 tháng (từ tháng 7 đến tháng 11), chiếm khoảng 80% lưu lượng dòng chảy cả năm.
- Lũ lên và khi rút đều diễn ra chậm.
Mùa cạn
- Kéo dài 7 tháng (từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau), chiếm khoảng 25% lưu lượng dòng chảy cả năm.
- Kéo dài 7 tháng (từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau), chiếm khoảng 20% lưu lượng dòng chảy cả năm

2.
- Giống nhau:
+ Hoạt động khai thác của con người ở vùng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long đều diễn ra từ rất sớm.
+ Hoạt động khai thác diễn ra nhằm mục đích chủ yếu là: phát triển nông nghiệp. Bên cạnh đó, con người cũng thực hiện các hoạt động khác, như: khai thác nguồn lợi thủy sản từ sông nước; sử dụng sông ngòi, kênh rạch, làm đường giao thông kết nối giữa các vùng,
- Khác nhau:
+ Quá trình khai khẩn châu thổ sông Hồng ở miền Bắc gắn liền với việc đắp đê trị thủy.
+ Quá trình khai khẩn châu thổ sông Cửu Long ở miền Nam là quá trình con người thích ứng với tự nhiên.
B 4: GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
4. Hoạt động vận dụng
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề trong thực tiễn.
b) Hướng dẫn thực hiện
Chọn và hoàn thành một trong hai nhiệm vụ sau:
Nhiệm vụ 1. Sưu tầm tư liệu, hình ảnh về địa hình, sông ngòi của châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Cửu Long.
Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu thêm từ sách, báo, internet và cho biết: Hiện nay việc khai thác và cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế độ nước của sông Hồng và sông Cửu Long có cần thiết không? Vì sao?
Tuần 18
Tiết 26
ÔN TẬP CUỐI KÌ I
NS: 18/12/2023
ND: 20/12/2023
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức, kĩ năng
* Hệ thống hóa kiến thức về: 
- Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam
- Địa hình Việt Nam
- Khoáng sản Việt Nam
- Khí hậu Việt Nam
- Thuỷ văn Việt Nam
2. Năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, tự chủ; giải quyết vấn đề; sáng tạo; giao tiếp và hợp tác, ngôn ngữ.
- Năng lực địa lí
+ Năng lực nhận thức Địa lí: năng lực nhận íhức thế giới theo quan điểm không gian (xác định vị trí, phạm vi, sự phần bố), giải íhích hiện tượng và quá trình địa lí tự nhiên; phân tích mối quan hệ tác động qua lại giữa các đối tượng tự nhiên.
+ Năng lực tìm hiểu Địa lí: sử dụng công cụ Địa lí (bản đồ, biểu đồ, hình ảnh, video).
+ Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng Địa lí vào cuộc sống.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập, có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.
- Nhân ái: Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau.
- Trung thực: Tự giác tham gia và vận động người khác tham gia phát hiện, đấu tranh với các hành vi thiếu trung thực trong học tập.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập (cá nhân/nhóm), có ý thức bảo vệ tự nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Bản đồ tự nhiên châu Á
- Bản đồ các đới và kiểu khí hâu ở châu Á.
-Bản đồ mật độ dân số và một số đô thị lớn ở cháu Á, năm 2020.
-Bản đồ chính trị châu Á.
-Bản đồ tự nhiên của từng khu vực châu Á.
- Phiếu học tập.
 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động 
a) Mục tiêu: Kết nối vào bài học, tạo hứng thú cho người học.
b) Cách thức tổ chức
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
Trò chơi “Đấu trường sôi động”
- GV tổ chức trò chơi qua hệ thống câu hỏi về tự nhiên Việt Nam. Thông qua các câu hỏi trắc nghiệm
Bước 2: Hs trả lời cá nhân/nhóm bằng cách giơ tay nhanh nhất
Bước 3: Học sinh khác nhận xét, bổ sung,
Bước 4:. GV nhận xét cho điểm và định hướng nội dung ôn tập.
2. Hình thành kiến thức mới: Theo ma trận
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam
Quan sát hình 1.1 Bản đồ vị trí địa lí Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á
- Xác định vị trí, hệ toạ độ địa lí VN trên bản đồ hành chính (điểm cực bắc, nam, đông, tây)
- Cho biết các quốc gia và biển tiếp giáp với phần đất liền của Việt Nam.
- Mô tả hình dạng lãnh thồ phần đất liền của nước ta.
- Vị trí địa lí và lãnh thổ ảnh hưởng đến sự phân hóa khí hậu nước ta như thế nào?
2. Địa hình Việt Nam
- Nêu đặc điểm và xác địa hình khu vực đồng bằng và khu vực đồi núi. 
Khu vực
Đặc điểm
Đồi núi

Đồng bằng


3: Khí hậu Việt Nam
Tính chất nhiệt đới,ẩm, gió mùa của khí hậu VN được biểu hiện như thế nào? Giải thích nguyên nhân.
- Cho biết thời gian hoạt động, nguồn gốc, hướng gió và đặc điểm ...Sương giá, sương muối, mưa tuyết.
Câu 8. Tính chất nhiệt đới của khí hậu Việt Nam được thể hiện rõ qua:
 A. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt.
 B. Một năm có hai mùa gió có tính chất trái ngược nhau.
 C. Lượng mưa trung bình năm khoảng 1500-2000 mm/năm. 
 D. Nhiệt độ trung bình năm của không khí đều vượt 20oC và tăng dần từ Bắc vào Nam.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
- HS dựa vào kiến thức đã học trong bài để tra lời câu hỏi. 
Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc 
- GV yêu cầu một vài HS/nhóm trình bày câu trả lời, các HS khác lắng nghe, bổ sung. 
Bước 4: GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
4. Hoạt động vận dụng
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề trong thực tiễn.
b) Hướng dẫn thực hiện
Học thuộc những nội dung ôn tập, chuẩn bị kiểm tra cuối kì I.
Tuần 18
Tiết 27
KIỂM TRA CUỐI KÌ I
NS: 25/12/2023
ND: 27/12/2023

Tuần 19,20
Tiết 28,29,30
BÀI 7. VAI TRÒ CỦA TÀI NGUYÊN KHÍ HẬU VÀ TÀI NGUYÊN NƯỚC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA NƯỚC TA
NS:13/1/2024
ND:17,18,24/1/2024
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức, kĩ năng
- Phân tích được ảnh hưởng của khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp.
- Phân tích được vai trò của khí hậu đối với sự phát triển du lịch ở một số điểm du lịch nổi tiếng của nước ta.
- Lấy ví dụ chứng minh được tầm quan trọng của việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở một lưu vực sông
 2. Năng lực
 Năng lực chung: Năng lực tự học, tự chủ; giải quyết vấn đề; sáng tạo; giao tiếp và hợp tác, ngôn ngữ.
 Năng lực địa lí
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: 
+ Phân tích được ảnh hưởng của khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp.
 + Phân tích được ảnh hưởng của khí hậu đối với sự phát triển du lịch ở một số điểm du lịch nổi tiếng của nước ta.
+ Lấy ví dụ chứng minh được tầm quan trọng của việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở một lưu vực sông.
- Năng lực tìm hiểu địa lí: Khai thác kênh hình và kênh chữ trong SGK từ tr126-129..
- Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: tìm hiểu việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở một lưu vực sông của nước ta.
3. Phẩm chất: Ý thức học tập nghiêm túc, ý thức sử dụng hợp lí và bảo vệ nguồn tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên.
- Một số hình ảnh, video về vai trò của tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam
2. Đối với học sinh: Atlat ĐLVN
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động 
a) Mục tiêu: Kết nối vào bài học, tạo hứng thú cho người học.
b) Tổ chức thực hiện
B 1: Giao nhiệm vụ: Trò chơi ô chữ:
1
2
3
4
5
* GV phổ biến luật chơi: 
- Trò chơi ô chữ gồm 5 chữ cái được đánh số từ 1 đến 5 sẽ tương ứng với 5 câu hỏi.
- Các em dựa vào Atlat ĐLVN và kiến thức đã học để trả lời, các em có quyền lựa chọn thứ tự câu hỏi để trả lời, mỗi câu hỏi có 2 lượt trả lời.
- Em nào trả lời đúng sẽ nhận được 1 phần quà nhỏ (ví dụ 1 cây bút) và ô chữ sẽ hiện ra chữ cái tương ứng, trả lời sai ô chữ sẽ bị khóa lại, trong quá trình trả lời, em nào trả lời đúng tên ô chữ thì sẽ nhận được phần quà lớn hơn (ví dụ 3 cây bút).
* Hệ thống câu hỏi:
Câu 1. Nước ta có mấy hệ thống sông lớn?
A. 8 B. 9 C. 10 D. 11
Câu 2. Sông nào sao đây có hướng vòng cung?
A. sông Tiền	 B. Sông Cầu	C. sông Gianh D. sông Mã
Câu 3. Sông Đà thuộc hệ thông sông nào?
A. sông Mê Công B. sông Thu Bồn C. Sông Mã D. sông Hồng
Câu 4. Mùa lũ của sông Thu Bồn kéo dài từ tháng mấy đến tháng mấy?
A. 1 – 10 B. 5 – 10 C. 10 – 12 D. 11 – 1 
Câu 5. Sông Mê Công có bao nhiêu phụ lưu?
A. 286	 B. 268 C. 628 	 D. 826
B 2. HS khai thác thông tin, tìm câu trả lời.
B 3. HS trả lời câu hỏi của mình.
Câu 1: B, Câu 2: B, Câu 3: D, Câu 4: C, Câu 5: A
Từ khoá: Đà Lạt
B 4. Kết nối bài học
2. Hình thành kiến thức mới
2.1. Tìm hiểu về Ảnh hưởng của khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp
a) Mục tiêu: phân tích được ảnh hưởng của khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp.
b) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
B1. Giao nhiệm vụ
Thảo luận nhóm
N 1. Chứng minh khí hậu nước ta cho phép phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới? 
N 2. Sư phân hóa đa dạng của khí hậu ảnh hưởng như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp?
N 3. Khí hậu nước ta gây ra những khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp?
N 4. Chứng minh sự khác biệt về sản phẩm nông nghiệp giữa miền Bắc và miền Nam nước ta? 
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
- HS: Làm việc với SGK, tương tác nhóm hoàn thành nhiệm vụ được giao
B3: Báo cáo, thảo luận
 HS báo cáo sản phẩm của nhóm. Đại diện nhóm trình bày sản phẩm 
B4: Kết luận, nhận định
 - HS nhận xét, đánh giá và bổ sung 
 - GV nhận xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm HS, chuẩn xác kiến thức.
1. Ảnh hưởng của khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp
- Thuận lợi:
+ Nguồn nhiệt ẩm dồi dào thuận lợi cho cây trồng vật nuôi phát triển quanh năm, tăng vụ, tăng năng suất.
+ Khí hậu nước ta có sự phân hoá thuận lợi trồng các loại cây nhiệt đới, cây cận nhiệt và ôn đới. 
+ Cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây tr...sông ngòi dày đặc.  B. Địa hình chủ yếu là đồi núi.
C. Khí hậu phân hóa đa dạng.    D. Tài nguyên đất đai đa dạng.
Câu 5: Sự phân hoá của khí hậu đã ảnh hưởng căn bản đến
A. việc áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.
B. cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp của các vùng.
C. tính chất bấp bênh của nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta.
D. sự đa dạng và chất lượng của sản phẩm nông nghiệp nước ta.
Câu 6: Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa giúp:
B. phát triển công nghiệp
C. phát triển lâm nghiệp
D. phát triển các ngành dịch vụ
A. phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới 
GV giới thiệu hệ thống câu hỏi trắc nghiệm, HS lần lượt tham gia trả lời. 
B 2: Thực hiện nhiệm vụ 
- HS dựa vào kiến thức đã học trong bài để tra lời câu hỏi. 
B 3: Báo cáo kết quả làm việc 
B 4: GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
4. Hoạt động vận dụng
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề trong thực tiễn.
b) Hướng dẫn thực hiện
Tìm hiểu việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở một lưu vực sông ở địa phương em.
Tuần 20,21
Tiết 31,32
 BÀI 8. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI 
VỚI KHÍ HẬU VÀ THỦY VĂN VIỆT NAM
NS: 21/1/2024
ND: 25,31/1/2024
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức, kĩ năng
- Phân tích được tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam.
- Tìm ví dụ về giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
2. Năng lực
Năng lực chung: Năng lực tự học, tự chủ; giải quyết vấn đề; sáng tạo; giao tiếp và hợp tác, ngôn ngữ.
Năng lực địa lí
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: 
+ Phân tích được tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam.
+ Tìm ví dụ về giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Năng lực tìm hiểu địa lí: 
+ Khai thác kênh hình và kênh chữ trong SGK từ tr124-126.
+ Sử dụng bảng 8.1 SGK tr130, bảng 8.2 SGK tr131 để nhận xét sự thay đổi nhiệt độ và lượng mưa trung bình năm của một số trạm khí tượng qua các năm.
- Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: nêu một số hành động cụ thể em có thể làm để ứng phó với biến đổi khí hậu.
3. Về phẩm chất: ý thức học tập nghiêm túc, ý thức bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên (GV)
- Bảng 8.1, 8.2, tranh ảnh.
 - Phiếu học tập
2. Học sinh (HS): SGK, vở ghi, At lat
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động 
a) Mục tiêu: Kết nối vào bài học, tạo hứng thú cho người học.
b) Tổ chức thực hiện
B 1: Giao nhiệm vụ: trò chơi “Vượt chướng ngại vật”
* GV phổ biến luật chơi: 
- “Chướng ngại vật” là tên hình ảnh ẩn sau 4 mảnh ghép được đánh số từ 1 đến 4 tương ứng với 4 câu hỏi.
- Các em dựa vào kiến thức đã học để trả lời, các em có quyền lựa chọn thứ tự câu hỏi để trả lời, mỗi câu hỏi có 1 lượt trả lời.
- Em nào trả lời đúng sẽ nhận được 1 phần quà nhỏ (ví dụ 1 cây bút) và mảng ghép sẽ biến mất để hiện ra một góc của hình ảnh tương ứng, trả lời sai mảnh ghép sẽ bị khóa lại, trong quá trình trả lời, em nào trả lời đúng “Chướng ngại vật” thì sẽ nhận được phần quà lớn hơn (ví dụ 3 cây bút).
* Hệ thống câu hỏi:
Câu 1. Tên các cây trồng ở miền khí hậu phía Bắc.
Câu 2. Tên các cây trồng ở miền khí hậu phía Nam.
Câu 3. Kể tên 3 bãi biển đẹp gắn với tên tỉnh.
Câu 4. Cho biết nguồn nước sông được sử dụng vào những mục đích gì?
B 2. HS khai thác thông tin, tìm câu trả lời.
B 3. HS trả lời câu hỏi của mình.
Câu 1: Chè, rau ưa lạnh (su su, su hào, bắp cải,...), cây ăn quả (lê, mận, hồng,...).
Câu 2: Lúa, cà phê, cao su, chôm chôm, sầu riêng,...
Câu 3: Nha Trang (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang), Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu).
Câu 4: Phát triển thuỷ điện, du lịch, cung cấp nước sinh hoạt, cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, phát triển giao thông đường thủy, nuôi trồng thủy sản.
TRÁI ĐẤT NÓNG LÊN
B 4. Kết nối bài học
2. Hình thành kiến thức mới
2.1. Tìm hiểu về tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn
a) Mục tiêu: phân tích được tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu Việt Nam.
b) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
B1. Giao nhiệm vụ
Nv 1: cá nhân
- Biến đổi khí hậu là gì? Nguyên nhân nào gây ra biến đổi khí hậu?
- Nhiệt độ trung bình năm trên phạm vi cả nước trong thời kì từ 1958 – 2018 tăng bao nhiêu?
Nv2: Thảo luận nhóm
N1. Nhận xét sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm ở một số trạm khí tượng.
N2. Biến đổi khí hậu tác động đến lượng mưa nước ta như thế nào?
N3. Nhận xét sự thay đổi lượng mưa trung bình năm ở một số trạm khí tượng.
N4. Biến đổi khí hậu tác động đến các hiện tượng thời tiết nước ta như thế nào?
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
- HS: Làm việc với SGK, tương tác nhóm hoàn thành nhiệm vụ được giao
B3: Báo cáo, thảo luận
 HS báo cáo sản phẩm của nhóm. Đại diện nhóm trình bày sản phẩm 
B4: Kết luận, nhận định
 - HS nhận xét, đánh giá và bổ sung 
 - GV nhận xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm HS, chuẩn xác kiến thức.

1. Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu 
- Biến đổi về nhiệt độ: nhiệt đ

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_lich_su_va_dia_li_lop_8_phan_dia_li_sach_kn.docx
  • docTiết 1-2.doc
  • docTiết 3-7.doc
  • docTiết 8-9.doc
  • docTiết 10-12.doc
  • docTiết 13-15.doc
  • docTiết 16-17.doc
  • docTiết 18-21.doc
  • docTiết 22-25.doc
  • docTiết 26-27.doc
  • docTiết 28-30.doc
  • docTiết 31-32.doc
  • docTiết 33-36.doc
  • docTiết 37-40.doc
  • docTiết 41-42.doc
  • docTiết 43-47.doc
  • docTiết 48-50.doc
  • docTiết 51.doc