Kế hoạch bài dạy Lịch sử và Địa lí Lớp 8 (Phần Địa lí) Sách Cánh diều - Năm học 2023-2024
1. Về kiến thức
- Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí của Việt Nam (VN).
- Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên VN.
2. Về năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí:
+ Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí của VN.
+ Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên VN.
- Năng lực tìm hiểu địa lí:
+ Khai thác kênh hình và kênh chữ trong sách giáo khoa (SGK) từ trang (tr) 89-92.
+ Quan sát bản đồ hình 1.1 SGK tr90 để xác định vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của nước ta.
- Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: tìm hiểu những thuận lợi của một số quốc gia trên biển.
3. Về phẩm chất: Ý thức học tập nghiêm túc, có tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ liêng liêng của Tổ quốc.
- Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí của Việt Nam (VN).
- Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên VN.
2. Về năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí:
+ Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí của VN.
+ Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên VN.
- Năng lực tìm hiểu địa lí:
+ Khai thác kênh hình và kênh chữ trong sách giáo khoa (SGK) từ trang (tr) 89-92.
+ Quan sát bản đồ hình 1.1 SGK tr90 để xác định vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của nước ta.
- Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: tìm hiểu những thuận lợi của một số quốc gia trên biển.
3. Về phẩm chất: Ý thức học tập nghiêm túc, có tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ liêng liêng của Tổ quốc.
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Lịch sử và Địa lí Lớp 8 (Phần Địa lí) Sách Cánh diều - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Lịch sử và Địa lí Lớp 8 (Phần Địa lí) Sách Cánh diều - Năm học 2023-2024
1 KẾ HOẠCH BÀI DẠY (KHBD) 12 BÀI PHẦN ĐỊA LÍ VÀ 2 CHỦ ĐỀ CHUNG MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 8 - BỘ CD CHƯƠNG 1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM BÀI 1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ VIỆT NAM Phần: Địa lí, Lớp: 8, Thời lượng: dạy 2 tiết I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí của Việt Nam (VN). - Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên VN. 2. Về năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực nhận thức khoa học địa lí: + Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí của VN. + Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên VN. - Năng lực tìm hiểu địa lí: + Khai thác kênh hình và kênh chữ trong sách giáo khoa (SGK) từ trang (tr) 89-92. + Quan sát bản đồ hình 1.1 SGK tr90 để xác định vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của nước ta. - Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: tìm hiểu những thuận lợi của một số quốc gia trên biển. 3. Về phẩm chất: Ý thức học tập nghiêm túc, có tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ liêng liêng của Tổ quốc. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên (GV) - KHBD, SGK, sách giáo viên (SGV), Atlat Địa lí Việt Nam (ĐLVN). - Hình 1.1. Bản đồ vị trí địa lí VN trong khu vực Đông Nam Á, hình 1.2. Cột mốc chủ quyền thiêng liêng trên quần đảo Trường Sa, hình 1.3. Một phần dãy núi Bạch Mã hoặc các hình tương tự phóng to. - Phiếu học tập, bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận nhóm và bảng nhóm cho HS trả lời. 2 2. Học sinh (HS): SGK, vở ghi, Atlat ĐLVN. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Khởi động (10 phút) a. Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết nhằm tạo hứng thú học tập cho HS. b.Nội dung: GV tổ chức trò chơi “Xem quốc kì đoán tên quốc gia” cho HS. c. Sản phẩm: HS giải được trò chơi “Xem quốc kì đoán tên quốc gia” GV đặt ra. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV treo bảng phụ trò chơi “Xem quốc kì đoán tên quốc gia” lên bảng: 1 2 3 4 5 6 * GV lần lượt cho HS quan sát các quốc kì trên theo thứ tự từ 1 đến 6, yêu cầu HS cho biết tên quốc gia tương ứng với mỗi quốc kì trên. GV khen thưởng cho HS trả lời đúng. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS quan sát các quốc kì và sự hiểu biết của bản thân, suy nghĩa để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: 1. Việt Nam 2. Trung Quốc 3. Lào 4. Cam-pu-chia 5. Ấn Độ 6. Thổ Nhĩ Kì * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Việt Nam, quốc hiệu là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quốc kì là lá Cờ đỏ sao vàng – biểu tượng thiêng liêng đặc biệt của 3 dân tộc Việt Nam. Vậy đất nước của chúng ta nằm ở đâu trên bản đồ thế giới và tiếp giáp với các quốc gia nào trong số các quốc gia kể trên? Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta ảnh hưởng như thế nào đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên nước ta? Để biết được những điều này, lớp chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (65 phút) 2.1. Tìm hiểu về Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ VN (35 phút) a. Mục tiêu: HS trình bày được đặc điểm vị trí địa lí của nước ta. b. Nội dung: Quan sát hình 1.1, 1.2 kết hợp kênh chữ SGK tr 89-91 suy nghĩ cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV. c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV. 4 d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bài Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV gọi HS đọc nội dung mục I SGK. * GV treo hình 1.1, 1.2 lên bảng. * GV yêu cầu HS quan sát hình 1.1, 1.2 hoặc Atlat ĐLVN và thông tin trong bày, lần lượt trả lời các câu hỏi sau: 1. Việt Nam nằm ở đâu? 2. Xác định vị trí tiếp giáp của nước ta. 3. Xác định hệ tọa độ địa lí trên đất liền và trên biển ở nước ta. 4. Xác định các điểm cực phần đất liền của nước ta 5. Nêu các đặc điểm nổi bật của vị trí địa lí nước ta. 6. Phạm vi lãnh thổ nước ta gồm những bộ phận nào? 7. Vùng đất có diện tích bao nhiêu và gồm những bộ phận nào? 8. Xác định đường bờ biển của nước ta. Đường bờ biển nước ta dài bao nhiêu km? Nước ta có bao nhiêu tỉnh, thành phố giáp biển? 9. Vùng biển nước ta thuộc Biển nào? có diện tích bao nhiêu và gấp mấy lần diện tích đất liền? 10. Trong vùng biển nước ta có bao nhiêu đảo lớn nhỏ?Tại sao việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ, lại có ý nghĩa rất lớn? 11. V... các câu hỏi của GV. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bài Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV gọi HS đọc nội dung mục II SGK. * GV treo hình 1.3 lên bảng. * GV chia lớp làm 8 nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 6 em, yêu cầu HS, yêu cầu HS quan sát hình 1.3 và thông tin trong bày, thảo luận nhóm trong 5 phút để trả lời các câu hỏi theo phiếu học tập sau: 1. Nhóm 1, 2, 3 và 4 – phiếu học tập số 1 Phần câu hỏi Phần trả lời Vị trí địa lí và lãnh thổ đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là gì? II. Ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên Việt Nam Vị trí địa lí và lãnh thổ đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và có sự phân hóa đa dạng: - Khí hậu: nhiệt độ trung bình năm cao, lượng mưa và độ ẩm lớn, trong năm có hai mùa gió (gió mùa hạ và gió mùa đông). 8 Vị trí địa lí và lãnh thổ ảnh hưởng đến sự phân hóa khí hậu nước ta như thế nào? Kể tên một số thiên tai thường xảy ra ở nước ta. 2. Nhóm 5, 6, 7 và 8 – phiếu học tập số 2 Phần câu hỏi Phần trả lời Vì sao tài nguyên sinh vật nước ta lại phong phú? Kể tên các loại khoáng sản của nước ta. Vì sao nước ta lại giàu tài nguyên khoáng sản? Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS quan sát hình 1.3 và thông tin trong bày, suy nghĩ, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi nhóm HS có sản phẩm, GV cho các nhóm HS trình bày sản phẩm của mình, đại diện nhóm 1 và 5 lên thuyết trình câu trả lời trước lớp: 1. Nhóm 1 – phiếu học tập số 1 Phần câu hỏi Phần trả lời Vị trí địa lí và Vị trí địa lí và lãnh thổ đã quy định - Thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán,... - Sinh vật: rất phong phú, đa dạng. Ngoài sinh vật nhiệt đới, nước ta còn có cả các loài sinh vật cận nhiệt đới và ôn đới. - Khoáng sản: đa dạng với nhiều loại như than, dầu mỏ, khí đốt, sắt, đồng,... 9 lãnh thổ đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là gì? đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và có sự phân hóa đa dạng. Vị trí địa lí và lãnh thổ ảnh hưởng đến sự phân hóa khí hậu nước ta như thế nào? - Vị trí địa lí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, trong khu vực hoạt động của Tín phong và gió mùa châu Á, lại tiếp giáp với Biển Đông nên khí hậu thể hiện rõ tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa; với nhiệt độ trung bình năm cao, lượng mưa và độ ẩm lớn, trong năm có hai mùa gió (gió mùa hạ và gió mùa đông). - Hoạt động của các khối khí và bức chắn địa hình còn làm cho khí hậu nước ta phân hoá từ bắc xuống nam và từ đông sang tây. Kể tên một số thiên tai thường xảy ra ở nước ta. Bão, lũ lụt, hạn hán, nước biển dâng, 2. Nhóm 5 – phiếu học tập số 2 Phần câu hỏi Phần trả lời Vì sao tài nguyên sinh vật nước ta lại phong phú? - Do vị trí địa lí nằm trên đường di lưu và di cư của sinh vật nên Việt Nam có tài nguyên sinh vật rất phong phú, đa dạng. - Ngoài sinh vật nhiệt đới như trong vườn quốc gia Cúc Phương, nước ta còn có cả các loài sinh vật cận nhiệt đới và ôn đới. Kể tên các loại khoáng sản của Than, dầu mỏ, khí đốt, sắt, đồng, bô- xít, a-pa-tít, đá vôi, sét, cao lanh,... 10 nước ta. Vì sao nước ta lại giàu tài nguyên khoáng sản? Do vị trí địa lí nằm ở nơi giao nhau của hai vành đai sinh khoáng lớn là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải nên Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng. * HS các nhómcòn lại lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp nhóm bạn và sản phẩm của nhóm mình. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt. 3. Hoạt động luyện tập (10 phút) a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức. b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn. c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học, hãy trả lời các câu hỏi sau: Hãy vẽ sơ đồ thể hiện các bộ phận hợp thành lãnh thổ Việt Nam. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS dựa vào kiến thức đã học, suy nghĩ, trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: 11 * HS còn lại lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bướ...rong những đặc điểm chủ yếu của địa hình Việt Nam. b. Nội dung: Quan sát hình 2.1 đến 2.6 hoặc Atlat ĐLVN và các hình ảnh tương tự kết hợp kênh chữ SGK tr98-99 suy nghĩ cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV. Hình 2.1. Hoàng Liên Sơn 15 c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bài Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV gọi HS đọc nội dung mục 1 SGK. * GV treo hình 2.1 đến 2.6 SGK phóng to lên bảng. * GV yêu cầu HS quan sát hình 2.1 đến 2.6 SGK hoặc Atlat ĐLVN và thông tin trong bày, lần lượt trả lời các câu hỏi sau: 1. Địa hình nước ta có mấy đặc điểm chung? Kể tên. 2. Cho biết địa hình đồi núi chiếm bao nhiêu? Đồi núi thấp dưới 1000m chiến bao nhiêu diện tích lãnh thổ? 3. Núi cao trên 2000m chiếm bao nhiêu diện tích lãnh thổ? Xác định một số đỉnh núi cao trên 2000m trên bản đồ. 4. Đồng bằng chiếm bao nhiêu diện tích lãnh thổ? Đồng bằng nước ta được phân loại như thế nào? 5. Kể tên các bậc địa hình kế tiếp nhau từ nội địa ra biển. Vì sao địa hình nước ta có tính phân bậc? 6. Quan sát video clip, hãy cho biết động Phong Nha được hình thành như thế nào? I. Đặc điểm chung của địa hình a. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế - Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ. Chủ yếu là đồi núi thấp. - Đồng bằng chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ. b. Địa hình nước ta được nâng lên ở giai đoạn Tân kiến tạo và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau Đồi núi, đồng bằng, bờ biển, thềm lục địa. c. Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa 16 7. Vì sao địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa? Tính chất này biểu hiện như thế nào? 8. Kể tên các dạng địa hình do con người tạo nên. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS quan sát quan sát hình 2.1 đến 2.6 SGK hoặc Atlat ĐLVN và đọc kênh chữ trong SGK, suy nghĩ để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: 1. Địa hình nước ta có 4 đặc điểm chung: - Địa hình đồi núi chiếm ưu thế. - Địa hình có 2 hướng chính là TB-ĐN và vòng cung. - Địa hình có tính chất phân bậc khá rõ rệt. - Địa hình chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và con người . 2. - Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ. - Trong đó đồi núi thấp dưới 1000m chiến 85% diện tích lãnh thổ. 3. - Núi cao trên 2000m chiếm 1% diện tích lãnh thổ. - Một số đỉnh núi cao trên 2000m: Phan-xi-păng 3147m, Phu Luông 2985m, Pu Xai Lai Leng 2711m, Ngọc Linh 2598m, 4. - Đồng bằng chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ. - Được chia thành đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển. 5. - Núi cao, núi trung bình, núi thấp, đồi, đồng bằng, bờ biển, thềm lục địa. - Nguyên nhân: quá trình địa chất lâu dài qua 3 giai đoạn: Tiền Cambri, Cổ kiến tạo và Tân kiến tạo, vận động tạo núi Hi-ma-lay-a. 6. Do nước mưa hòa tan đá vôi cùng với sự khoét sâu của - Qúa trình cac-xtơ tạo ra nhiều hang động lớn. - Qúa trình xâm thực, xói mòn, rửa trôi, bồi tụ đã làm thay đổi địa hình. d. Địa hình nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của con người - Các dạng địa hình nhân tạo: hầm mỏ, đê, đập... 17 mạch nước ngầm. 7. - Nguyên nhân: nhiệt độ cao, lượng mưa lớn tập trung theo mùa, nước mưa hòa tan đá vôi. - Biểu hiện: +Qúa trình cac-xtơ tạo ra nhiều hang động lớn: Thiên Đường (hình 2.4), Phong Nha, hang Sơn Đoòng. + Qúa trình xâm thực, xói mòn, rửa trôi, bồi tụ (hình 2.5) đã làm thay đổi địa hình. + Các hiện tượng đất trượt, đá lở, lũ quét. 8. Các dạng địa hình nhân tạo: đô thị, hầm mỏ, hồ chứa nước, đê, đập (hình 2.6)... * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt. * Mở rộng: Fansipan là đỉnh núi cao nhất trong dãy núi Hoàng Liên Sơn, nằm ở biên giới tỉnh Lào Cai và tỉnh Lai Châu. Về mặt hành chính, đỉnh Fansipan thuộc địa giới của cả huyện Tam Đường (Lai Châu) và thị xã Sa Pa (Lào Cai), cách trung tâm thị xã Sa Pa khoảng 9 km về phía tây nam. Chiều cao của đỉnh núi đo đạc vào năm 1909 là 3143 m, tuy vậy theo số liệu mới nhất của Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam đưa ra vào cuối tháng 6 năm 2019, đỉnh núi cao 3147m. 2.2. Tìm hiểu về Các khu vực địa hình (100 phút) a. Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm của các khu vực địa hình: địa hình đồi núi, địa hình đồng bằng, địa hình bờ biển và thềm lục địa. b. Nội dung: Quan sát hình 2.2, 2.7, 2.8 hoặc Atlat ĐLVN, các hình ảnh tương tự và kênh chữ SGK tr97-99, thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi của GV. 18 c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bài Bước 1. Giao nhi...g: tây bắc - đông nam và tây - đông. - Sườn tây rộng thoải, sườn đông hẹp và dốc. - Một số ít đỉnh cao trên 2.000 m như: Pu Xai Lai Leng (2711 m), Rào Cỏ (2 235 m). Trường Từ phía nam dãy - Dãy núi hình khối 22 Sơn Nam Bạch Mã. như Kon Tum và khối núi cục Nam Trung Bộ với một số đỉnh trên 2000m: Ngọc Linh (2598m), Chư Yang Sin (2405m),.. - Các cao nguyên rộng lớn, xếp tầng, bề mặt phủ đất đỏ badan: Kon Tum, Lâm Viên, Di Linh,... 3. Nhóm 5 – phiếu học tập số 3 So sánh Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng ven biển miền Trung. Khu vực Diện tích (km2) Nguồn gốc hình thành Đặc điểm Đồng bằng sông Hồng 15000 Do phù sa sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp. - Độ cao: khoảng 2 - 4m - Trong đồng bằng có nhiều đồi núi sót, hệ thống đê sông chia cắt đồng bằng thành nhiêu ô trũng; còn hệ thống đê biển ngăn nước mặn xâm nhập vào đồng bằng. Đồng bằng sông Cửu Long 40000 Do phù sa của hệ thống sông Mê Công bồi đắp. - Độ cao: Địa hình thấp và tương đối bằng phẳng. - Trong đồng bằng còn có nhiều ô 23 trũng lớn, ngập nước hằng năm và ảnh hưởng thường xuyên của thủy triều. Đồng bằng ven biển miền Trung 15000 Từ phù sa sông hoặc kết hợp giữa phù sa sông và biển. Đồng bằng nhỏ, hẹp ngang, dốc và bị chia cắt bởi các dãy núi hướng tây đông. 4. Nhóm 7 – phiếu học tập số 4 Phần câu hỏi Phần trả lời Trình bày đặc điểm địa hình bờ biển nước ta. Địa hình bờ biển của nước ta rất đa dạng. Các hiện tượng bồi tụ, mài mòn và xói lở xảy ra khác nhau ở từng đoạn bờ biển, tạo thành các bãi triều, vũng, vịnh, đầm, phá,... Trình bày đặc điểm địa hình thềm lục địa nước ta. Thềm lục địa nước ta nông và mở rộng, đặc biệt ở Bắc Bộ và Nam Bộ, tạo điều kiện cho việc mở rộng diện tích lãnh thổ đất liền và làm thay đổi địa hình bờ biển. * HS các nhóm 2, 4, 6, 8 lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp nhóm bạn và sản phẩm của nhóm mình. * HS kể tên: Các dạng địa hình chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng: + Vùng đồi trung du ở Bắc Bộ. + Bán bình nguyên ở Đông Nam Bộ. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt. 24 3. Hoạt động luyện tập (15 phút) a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức. b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn. c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học, hãy trả lời các câu hỏi sau: Hãy vẽ sơ đồ thể hiện đặc điểm các khu vực địa hình ở nước ta. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS dựa vào kiến thức đã học, suy nghĩ, trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: * HS còn lại lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. 25 Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS. 4. Hoạt động vận dụng (10 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn. c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi cho HS: Địa phương nơi em sinh sống thuộc khu vực địa hình nào? Hãy mô tả đặc điểm địa hình nơi em sinh sống. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: HS dựa vào hiểu biết thực tế suy nghĩ, trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình vào tiết học sau: Địa hình của Thành phố Hồ Chí Minh là đồng bằng thấp. Mặc dù có một phần tương đối lớn lãnh thổ là vùng trũng (trên 70% diện tích đất tự nhiên nằm trong vùng chịu tác động của thuỷ triều), nhưng do tác động của chế độ bán nhật triều nên khả năng thoát nước nhanh, ít gây ngập úng kéo dài, thuận lợi cho việc xây dựng các công trình dân dụng và phát triển các ngành kinh tế. Nhìn chung, địa hình Thành phố Hồ Chí Minh không phức tạp, song cũng khá đa dạng, có điều kiện để phát triển nhiều mặt, nhất là giao thông vận tải. * HS còn lại lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS. BÀI 3. THỰC H...i núi và đồng bằng của nước ta. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS dựa vào hình 2.2 SGK tr94 hoặc Atlat ĐLVN, yêu cầu bài thực hành từ kênh chữ SGK tr100 kết hợp với tư liệu, tranh ảnh đã chuẩn bị để suy nghĩ trả lời câu hỏi. 29 * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi nhóm 2, 4, 6, 8 trình bày sản phẩm của mình: 1. Có 3 đai cao: - Đai nhiệt đới gió mùa: độ cao dưới 600-700m (miền Bắc) hoặc dưới 900- 1000m (miền Nam); mùa hạ nóng, sinh vật tiêu biểu là hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh và rừng nhiệt đới gió mùa như như ở VQG Cúc Phương. - Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi: lên đến độ cao 2600m, khí hậu mát mẻ, sinh vật gồm có rừng cận nhiệt lá rộng, rừng lá kim... ví dụ như rừng thông ở Đà Lạt. - Đai ôn đới gió mùa trên núi: ở độ cao trên 2600m (chỉ có ở miền Bắc): khí hậu mang tính chất ôn đới, sinh vật là các loài thực vật ôn đới ví dụ như đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam... 2. - Ở sườn đón gió: mưa nhiều, sinh vật phát triển. - Ở sườn khuất gió: mưa ít, sinh vật nghèo nàn hơn. - Ví dụ: Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây, bên nắng đốt (ven biển miền Trung), bên mưa quây (Tây Nguyên). 3. - Hướng TB – ĐN: sông Hồng, sông Đà, sông Mã, sông Cả, sông Hậu, - Hướng vòng cung: sông Cầu, sông Thương, sông Gâm, - Nguyên nhân: hướng nghiêng TB- ĐN và vòng cung của địa hình ảnh hưởng đến hướng chảy sông ngòi. 4. - Ở vùng núi sông thường chảy nhanh (ví dụ: sông Đà). - Ở vùng đồng bằng sông chảy chậm và điều hòa (ví dụ: sông Hậu). 5. - Ở khu vực đồi núi: đất feralit trên đá badan, đất feralit trên đá vôi và trên các loại đá khác. - Ở khu vực đồng bằng: đất phù sa sông, đất phèn, đất mặn, đất cát biển, đất xám trên phù sa cổ. * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. *Bước 4. GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của các em. 3. Hoạt động 3: Tìm hiểu về Ảnh hưởng của địa hình đối với khai thác kinh tế (45 phút) 30 a. Mục tiêu: HS tìm được ví dụ chứng minh ảnh hưởng của địa hình đối với khai thác kinh tế. b. Nội dung: Dựa vào hình 2.2 SGK tr94 hoặc Atlat ĐLVN kết hợp kênh chữ SGK tr100, suy nghĩ, thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi của GV. c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 8 nhóm, yêu cầu HS dựa vào hình 2.2 hoặc Atlat ĐLVN SGK tr94, yêu cầu bài thực hành từ kênh chữ SGK tr100 kết hợp với tư liệu, tranh ảnh đã chuẩn bị để hoàn thành báo cáo của nhóm mình phụ trách: * Nhóm 1, 2: Quan sát các hình ảnh và thông tin thu thập được trên Internet, nêu những thuận lợi và khó khăn của địa hình đồi núi đối với khai thác kinh tế. Cho ví dụ. * Nhóm 3, 4: Quan sát các hình ảnh và thông tin thu thập được trên Internet, nêu những thuận lợi và khó khăn của địa hình đồng bằng đối với khai thác kinh tế. Cho ví dụ. * Nhóm 5, 6: Quan sát các hình ảnh và thông tin thu thập được trên Internet, nêu những thuận lợi và khó khăn của địa hình bờ biển đối với khai thác kinh tế. Cho ví dụ. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS dựa vào hình 2.2. SGK tr94, yêu cầu bài thực hành từ kênh chữ SGK tr100 kết hợp với tư liệu, tranh ảnh đã chuẩn bị để thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến để viết báo cáo và trình bày báo cáo. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi các nhóm có sản phẩm, GV lần lượt gọi nhóm 1, 3, 5 trình bày sản phẩm của mình: * Nhóm 1: - Thuận lợi: + Hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc lớn và lâm nghiệp. + Phát triển thủy điện, khai thác và chế biến khoáng sản. - Khó khăn: địa hình bị chia cắt gây hạn chế trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển giao thông và hay xảy ra thiên tai: lũ quét, sạt lở đất - Ví dụ: + Thuận lợi: trồng cà phê ở Tây Nguyên, chăn nuôi bò sữa ở Tây Bắc. + Khó khăn: lũ quét ở Tây Bắc, sạt lở đất ở Tây Nguyên. 31 * Nhóm 3: - Thuận lợi: đất phì nhiêu ở đồng bằng là vùng sản xuất lương thực, thực phẩm, cây ăn quả; phát triển thủy sản. - Khó khăn: thiên tai: bão, lụt, hạn hán - Ví dụ: + Thuận lợi: trồng lúa ở ĐB. Sông Hồng, trồng cây ăn quả như chôm chôm, xoài, sầu riêng ở ĐB. Sông Cửu Long. + Khó khăn: ngập lụt ở ĐB. Sông Hồng, hạn hán, xâm nhập mặn ở ĐB. Sông Cửu Long. * Nhóm 5: - Thuận lợi: Phát triển du lịch biển, nuôi trồng hải sản, xây dựng cảng biển đặc biệt là cảng nước sâu. - Khó khăn: thiên tai: bão, một số đoạn bờ biển bị mài mòn, sạt lở... - Ví dụ: + Thuận lợi: phát triển du lịch biển Nha Trang, phát triên giao thông vận tải biển: cảng Hải Phòng. + Khó khăn: bão đổ bộ vào Đà Nẵng, sạt lở bờ biển ở Bình Thuận. * HS các nhóm 2, 4,...n nước ta chia làm 3 nhóm: - Khoáng sản năng lượng (than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên,). - Khoáng sản kim loại (sắt, đồng, bô-xit, man-gan, đất hiếm,..). - Khoáng sản phi kim loại (a-pa-tit, đá vôi, sét, cao I. Đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản - Khoáng sản nước ta phong phú và đa dạng. Cả nước phát hiện trên 5000 mỏ và điểm quặng với 60 loại khoáng sản khác nhau. - Khoáng sản nước ta có trữ lượng vừa và nhỏ. Một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn như: Than đá, dầu mỏ, khí đốt, - Sự hình thành khoáng sản ở nước ta gắn với sự hình thành và phát triển của tự nhiên. 35 lanh...). 3. - Phần lớn các mỏ khoáng sản ở nước ta có trữ lượng trung bình và nhỏ. - Một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn như: dầu mỏ, than, khí tự nhiên, sắt, đồng, bô-xit, đá vôi. 4. - Lịch sử phát triển địa chất lâu dài và phức tạp qua 3 giai đoạn: Tiền Cambri, Cổ kiến tạo và Tân kiến tạo. - Vị trí địa lí nước ta nằm ở nơi giao nhau giữa 2 vành đai sinh khoáng lớn là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải. * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt. 2.2. Tìm hiểu về Đặc điểm phân bố tài nguyên khoáng sản (30 phút) a. Mục tiêu: HS trình bày được đặc điểm phân bố các loại khoáng sản chủ yếu. b. Nội dung: Quan sát bản đồ hình 4.1 hoặc Atlat ĐLVN và các hình ảnh minh họa kết hợp với kênh chữ SGK tr103 suy nghĩ cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV. c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bài Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV gọi HS đọc nội dung mục 2 SGK. * GV treo hình 4.1 SGK lên bảng. * GV yêu cầu HS quan sát hình 4.1 SGK hoặc Atlat ĐLVN và thông tin trong bày, lần lượt trả lời các câu hỏi sau: 1. Xác định sự phân bố của than đá, dầu mỏ và khí tự nhiên ở nước ta. 2. Xác định sự phân bố của bô-xít, a-pa-tít và đá vôi ở nước ta. 3. Giải thích nguyên nhân của sự phân bố đó. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: II. Đặc điểm phân bố tài nguyên kháng sản - Than đá: ở bể than Quảng Ninh. - Dầu mỏ và khí tự nhiên: ở vùng thềm lục địa phía nam. - Bô-xít: ở Tây Nguyên. - A-pa-tít: ở Lào Cai. - Đá vôi: ở vùng núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ. 36 * HS quan sát quan sát hình 4.1 SGK hoặc Atlat ĐLVN và đọc kênh chữ trong SGK, suy nghĩ để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: 1. - Than đá: ở bể than Quảng Ninh. - Dầu mỏ và khí tự nhiên: ở vùng thềm lục địa phía nam. 2. - Bô-xít: ở Tây Nguyên. - A-pa-tít: ở Lào Cai. - Đá vôi: ở vùng núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ. 3. Nguyên nhân: Sự phân bố khoáng sản ở nước ta có liên quan chặt chẽ với sự phân hoá phức tạp, đa dạng của các hoạt động địa chất nội sinh và ngoại sinh. - Các mỏ khoáng sản nội sinh thường tập trung tại các đứt gãy sâu với hoạt động uốn nếp và mac-ma diễn ra mạnh mẽ. - Các khoáng sản ngoại sinh thường tập trung ở vùng biển nông, thềm lục địa hoặc vùng trũng trong nội địa. * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt. 2.3. Tìm hiểu về Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản. ( 40 phút) a. Mục tiêu: HS phân tích được vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản. b. Nội dung: Dựa vào hình 4.2 và các hình ảnh minh họa và kênh chữ SGK tr103, 104 suy nghĩ, thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi của GV. 37 Hình 4.2. Khai thác than ở tỉnh Quảng Ninh c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bài Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV gọi HS đọc nội dung mục 3 SGK. * GV chia lớp làm 8 nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 6 em, yêu cầu HS, yêu cầu HS dựa vào hình 4.2 và thông tin trong bày, thảo luận nhóm trong 5 phút để trả lời các câu hỏi theo phiếu học tập sau: 1. Nhóm 1, 2, 3 và 4 – phiếu học tập số 1 Phần câu hỏi Phần trả lời Nêu vai trò của tài nguyên khoáng sản nước ta. Nêu hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản. Nguyên nhân nào dẫn đến việc khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản chưa hợp lí? 2. Nhóm 5, 6, 7 và 8 – phiếu học tập số 2 Phần câu hỏi Phần trả lời Việc khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng III. Sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản - Hiện trạng: việc khai thác và sử dụng còn chưa hợp lí. - Hậu quả: gây lãng phí, cạn kiệt, ảnh hưởng xấu đến môi trường và phát triển bền vững. - Giải pháp: + Thực hiện nghiêm Luật khoáng sản của ...đó) - Nhiệm vụ 2. Hãy tìm hiểu về Luật khoáng sản của Việt Nam. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: HS tìm kiếm thông tin trên Internet và thực hiện nhiệm vụ ở nhà. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình vào tiết học sau: (chọn nhiệm vụ 1) - Quảng Ninh hiện có trữ lượng than đá khoảng hơn 3 tỷ tấn, hầu hết thuộc dòng an-tra-xít, tỷ lệ các-bon ổn định 80 - 90%; phần lớn tập trung tại 3 khu vực: Hạ Long, Cẩm Phả và Uông Bí , Đông Triều; mỗi năm cho phép khai thác khoảng 30 - 40 triệu tấn. - Quảng Ninh là địa phương có trữ lượng than lớn nhất nước. Đặc biệt, các mỏ than lộ thiên đa số đều nằm trong thành phố, sát với khu dân cư. Việc khai thác than nhiều năm nay khiến không khí bị ô nhiễm, bụi than, đất đá, xỉ thải cũng phần nào ảnh hưởng đời sống nhân dân. * HS còn lại lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS. 42 CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VÀ THỦY VĂN VIỆT NAM BÀI 5. KHÍ HẬU VIỆT NAM Phần: Địa lí, Lớp: 8, Thời lượng: dạy 5 tiết I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Trình bày được đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của VN. - Chứng minh được sự phân hóa đa dạng của khí hậu VN. - Phân tích được ảnh hưởng của khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp. - Phân tích được vai trò của khí hậu đối với sự phát triển du lịch ở một số điểm du lịch nổi tiếng của nước ta. 2. Về năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực nhận thức khoa học địa lí: + Trình bày được đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của VN. + Chứng minh được sự phân hóa đa dạng của khí hậu VN. + Phân tích được ảnh hưởng của khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp. + Phân tích được vai trò của khí hậu đối với sự phát triển du lịch ở một số điểm du lịch nổi tiếng của nước ta. - Năng lực tìm hiểu địa lí: 43 + Khai thác kênh hình và kênh chữ trong SGK từ tr105-111. + Quan sát các bảng số liệu: 5.1, 5.2 SGK tr106 để nhận xét tính chất nhiệt đới, ẩm của khí hậu VN. + Quan sát bản đồ hình 5.1 SGK tr107 để trình bày đặc điểm gió mùa của khí hậu VN. - Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: địa phương em sinh sống thuộc miền khí hậu nào? Hãy tìm hiểu và viết báo cáo ngắn về các đặc điểm khí hậu nơi đó. 3. Về phẩm chất: ý thức học tập nghiêm túc, say mê yêu thích tìm tòi những thông tin khoa học về khí hậu VN. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên (GV) - KHBD, SGK, sách giáo viên (SGV), Atlat Địa lí VN. - Bảng 5.1. Tổng số giò nắng năm, nhiệt độ trung bình năm và tổng nhiệt độ năm tại một số địa điểm, bảng 5.2. Tổng lượng mưa năm và độ ẩm không khí trung bình tháng tại một số địa điểm, hình 5.1. Bản đồ khí hậu VN, hình 5.2. Cây lúa gạo, hình 5.3. Cây chè, hình 5.4. Một góc thị xã Sa Pa, hình 5.5. Một góc TP Nha Trang hoặc các hình ảnh liên quan phóng to. - Phiếu học tập, bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận nhóm và bảng nhóm cho HS trả lời. 2. Học sinh (HS): SGK, vở ghi, Atlat Địa lí VN. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Khởi động (10 phút) a. Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết nhằm tạo hứng thú học tập cho HS. b.Nội dung: GV cho HS nghe lời bài hát “Sợi nhớ sọi thương” do nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu sáng tác. c. Sản phẩm: HS đoán được “Sợi nhớ sọi thương” GV đặt ra. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV cho HS nghe lời bài hát “Sợi nhớ sọi thương” do nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu sáng tác. “Trường Sơn Ðông Trường Sơn Tây Bên nắng đốt bên mưa quây Em dang tay em xoè tay Chẳng thể nào mà xua tan mây Mà chẳng thể nào mà che anh được Chứ rút sợi thương ấy mấy chăng mái lợp 44 Rút sợi nhớ đan vòm xanh Nghiêng sườn Đông mà che mưa anh Nghiêng sườn Tây xoã bóng mát Rợp trời thương ấy mấy màu xanh suốt Mà em nghiêng hết ấy mấy về phương anh Mà em nghiêng hết ấy mấy về phương anh” * Sau khi HS nghe bài hát, GV yêu cầu HS cho biết tên bài hát. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS nghe lời bài hát và sự hiểu biết của bản thân, suy nghĩa để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: tên bài hát: “Sợi nhớ sợi thương” * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: lời bài hát “Sợi nhớ sọi thương” của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phản ánh rất rõ nét một trong những đặc điểm nổi bật của khí hậu Việt Nam chịu sư tác đ...mùa đông, gió mùa đông bắc di chuyển với quãng đường dài qua lục địa Trung Quốc nên lạnh và mất ẩm. + Vào cuối mùa đông, khối không khí lạnh di chuyển qua vùng biển phía đông Nhật Bản và Trung Quốc nên được tăng cường ẩm. 2. Nhóm 5: Gió mùa mùa hạ: - Thời gian: từ tháng 5 – 10 - Nguồn gốc: áp cao Bắc Ấn Độ Dương và áp cao cận chí tuyến Nam bán cầu. - Hướng gió: TN, đối với miền Bắc là ĐN. - Đặc điểm: + Đầu mùa hạ: gây mưa cho Nam Bộ, Tây Nguyên nhưng gây khô nóng cho đồng bằng Trung Bộ và nam Tây Bắc. + Giữa và cuối mùa hạ: gây mưa lớn cho cả miền Bắc và miền Nam. - Nguyên nhân: 49 + Ở miền Bắc, do ảnh hưởng của áp thấp Bắc Bộ nén gió thổi vào đất liền theo hướng đông nam. - Nửa đầu mùa hạ, gió mùa tây nam vượt dãy Trường Sơn, Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao gây ra hiệu ứng phơn khô nóng cho Trung Bộ và Tây Bắc. Ở hai bên dãy Trường Sơn thì Trường Sơn Tây hay Tây Nguyên mưa quây, Trường Sơn Đông hay ven biển miền Trung thì nắng đốt. * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn, nhóm bạn và sản phẩm của cá nhân, nhóm mình. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt. * GV mở rộng: Hiện tượng gió vượt đèo được gọi là Phơn (foehn). Từ bên kia sườn núi gió thổi lên, càng lên cao không khí càng bị bị lạnh dần đi rồi ngưng kết tạo thành mây cho mưa ở sườn đón gió, đồng thời thu thêm nhiệt do ngưng kết toả ra. Sau khi vượt qua đỉnh gió thổi xuống bên này núi, nhiệt độ của nó tăng dần lên do quá trình không khí bị nén đoạn nhiệt, vì vậy đến chân núi bên này không khí trở nên khô và nóng hơn. Hiện tượng này gọi là “Hiệu ứng phơn”. Đỉnh núi càng cao chênh lệch nhiệt độ càng lớn. 2.2. Tìm hiểu về Sự phân hóa đa dạng của khí hậu (65 phút) a. Mục tiêu: HS chứng minh được sự phân hóa đa dạng của khí hậu VN. b. Nội dung: Quan sát hình 5.1 hoặc Atlat ĐLVN, các hình ảnh liên quan kết hợp kênh chữ SGK tr108-109, thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi của GV. c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bài Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV gọi HS đọc nội dung mục II SGK. * GV treo hình 4.1 lên bảng. * GV chia lớp làm 6 nhóm, mỗi nhóm từ 6 đến 8 em, yêu cầu HS, yêu cầu HS quan sát hình 4.1 hoặc Atlat ĐLVN, và thông tin trong bày, thảo luận nhóm trong 10 phút để II. Sự phân hóa đa dạng của khí hậu 1. Sự phân hóa khí hậu từ bắc vào nam và từ tây sang đông * Phân hóa từ bắc vào 50 trả lời các câu hỏi theo phiếu học tập sau: 1. Nhóm 1, 2 – phiếu học tập số 1 Phần câu hỏi Phần trả lời Nguyên nhân nào tạo nên sự phân hóa từ bắc vào nam của khí hậu nước ta? Nêu biểu hiện của sự sự phân hóa từ bắc vào nam của khí hậu nước ta. 2. Nhóm 3, 4 – phiếu học tập số 2 Phần câu hỏi Phần trả lời Nguyên nhân nào tạo nên sự phân hóa từ tây sang đông của khí hậu nước ta? Nêu biểu hiện của sự sự phân hóa từ tây sang đông của khí hậu nước ta. 3. Nhóm 5, 6 – phiếu học tập số 3 Phần câu hỏi Phần trả lời Nguyên nhân nào tạo nên sự phân hóa theo độ cao của khí hậu nước ta? Nêu biểu hiện nam Miền khí hậu phía Bắc: khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ trung bình năm trên 200C, có mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hạ nóng, mưa nhiều. + Miền khí hậu phía Nam: khí hậu cận xích đạo gió mùa, nhiệt độ trung bình năm trên 250C, có 2 mùa mưa và khô. * Phân hóa từ tây sang đông Sự khác biệt khí hậu giữa các vùng miền và thềm lục địa: vùng đồng bằng ven biển và đồi núi. 2. Sự phân hóa khí hậu theo độ cao Khí hậu VN phân hóa thành 3 đai cao gồm: nhiệt đới gió mùa; cận nhiệt đới gió mùa trên núi và ôn đới gió mùa trên núi. 51 của sự sự phân hóa theo độ cao của khí hậu nước ta. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS quan sát quan sát hình 4.1 hoặc Atlat ĐLVN và thông tin trong bày, suy nghĩ, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi nhóm HS có sản phẩm, GV cho các nhóm HS trình bày sản phẩm của mình, đại diện nhóm 2, 4, 6 lên thuyết trình câu trả lời trước lớp: 1. Nhóm 2 – phiếu học tập số 1 Phần câu hỏi Phần trả lời Nguyên nhân nào tạo nên sự phân hóa từ bắc vào nam của khí hậu nước ta? Lãnh thổ Việt Nam trải dài trên 15 vĩ độ, nên từ Bắc vào Nam các yếu tố khí hậu sẽ có sự thay đổi. Nêu biểu hiện của sự sự phân hóa từ bắc vào nam của khí hậu nước ta. - Miền khí hậu phía Bắc: + Ở phía bắc dãy Bạch Mã. + Có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ trung bình năm trên 20℃. Mùa đông lạnh; mùa hạ nóng và mưa nhiều. - Miền khí hậu phía nam: + Ở phía nam dãy Bạch Mã; + Có khí hậu cận xích đạo gió mùa, nhiệt độ trung bình năm cao trên 25℃. Lượng mưa có sự phâ...ng lạnh nên hoạt động du lịch diễn ra vào mùa hạ như: Sa Pa (Lào Cai), Mẫu Sơn (Lạng Sơn), nơi có khí hậu mát mẻ, mùa đông nhiệt độ giảm mạnh. - Ở miền Nam: hoạt động du lịch biển phát triển mạnh như: Nha Trang (Khánh Hòa); TP. Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu), 6. - Khí hậu Đà Lạt có nhiều đặc tính ôn đới nhiệt độ trung bình từ 18 – 210C, các địa điểm tham quan như Đồi Cù, hồ Xuân Hương,... - Khí hậu Nha Trang mang tính chất nhiệt đới gió mùa, nóng quanh năm, nhiệt độ trung bình năm 270C thuận lợi cho phát triển du lịch biển gần như quanh năm. thiên tai (lũ lụt, hạn hán,...), dịch bệnh,... 2. Đối với sự phát triển du lịch - Ở miền Bắc: mùa đông lạnh nên hoạt động du lịch diễn ra vào mùa hạ như: Sa Pa, Mẫu Sơn nơi có khí hậu mát mẻ, mùa đông nhiệt độ giảm mạnh. - Ở miền Nam: hoạt động du lịch biển phát triển mạnh như: Nha Trang, Vũng Tàu,... - Khó khăn: sự phân mùa sâu sắc và các hiện tượng thời tiết diễn biến thất thường ảnh hưởng hoạt động du lịch trên cả nước. 56 7. - Sự phân mùa sâu sắc và các hiện tượng thời tiết diễn biến thất thường ảnh hưởng hoạt động du lịch trên cả nước. - Ví dụ: ngập lụt ở Huế, bão đổ bộ vào Nha Trang,... * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt. 3. Hoạt động luyện tập (15 phút) a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức. b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn. c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học, hãy trả lời câu hỏi sau: Lựa chọn một trong hai nhiệm vụ sau: 1. Hãy tóm tắt đặc điểm tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu Việt Nam. 2. Hãy lập sơ đồ thể hiện sự phân hoá đa dạng của khí hậu Việt Nam. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS dựa vào bảng 4.1, bảng 4.2, hình 4.1 và kiến thức đã học, suy nghĩ, trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: (chọn nhiệm vụ 1). 57 * HS còn lại lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS. 4. Hoạt động vận dụng (5 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. b. Nội dung: GV hướng dẫn HS hoàn thành bài tập ở nhà. c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi cho HS: Lựa chọn một trong hai nhiệm vụ sau: 1. Lựa chọn một địa điểm du lịch mà em biết, tìm kiếm thông tin và phân tích ảnh hưởng của khí hậu đối với hoạt động du lịch ở địa điểm đó. 2. Địa phương em sinh sống thuộc miền khí hậu nào? Hãy tìm hiểu và viết báo cáo ngắn về các đặc điểm khí hậu nơi đó. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: HS tìm kiếm thông tin trên Internet và thực hiện nhiệm vụ ở nhà. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình vào tiết học sau: (chọn nhiệm vụ 2: ví dụ TPHCM) - TPHCM thuộc miền khí hậu phía nam. - Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, TPHCM cũng như nhiều tỉnh thành khác ở Nam Bộ không có đủ 4 mùa xuân – hạ - thu – đông như ở miền Bắc, mà chỉ có 2 mùa rõ rệt là là mùa mưa và mùa khô. + Mùa mưa diễn ra từ tháng 5 đến tháng 11 với lượng mưa bình quân hàng năm là 1.979 mm. Vào mùa này khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ cao, mưa nhiều 58 + Mùa khô khô diễn ra từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau với nhiệt độ trung bình hàng năm là 27,55°C khí hậu khô, nhiệt độ cao và mưa ít * HS còn lại lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS. BÀI 6. THỰC HÀNH: VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ KHÍ HẬU Phần: Địa lí, Lớp: 8, Thời lượng: dạy 2 tiết I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Vẽ và phân tích được biểu đồ khí hậu của một số trạm thuộc các vùng khí hậu khác nhau. 2. Về năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực nhận thức khoa học địa lí: vẽ và phân tích được biểu đồ khí h...hể hiện nhiệt độ và lượng mưa vào tập học theo hướng dẫn đã nêu. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: 62 0 50 100 150 200 250 300 350 0 5 10 15 20 25 30 35 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 mm0C tháng - HS đọc yêu cầu vẽ biểu đồ khí hậu. - HS lựa chọn trạm khí tượng để vẽ biểu đồ: ví dụ trạm Hà Nội. - HS chú ý theo dõi, lắng nghe và quan sát các bước vẽ của GV thực hiện trên bảng sau đó tiến hành vẽ vào tập học. - GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: - Sau khi HS có sản phẩm, GV gọi HS trình bày sản phẩm của mình trên bảng: Nhiệt độ Lượng mưa Biểu đồ thể hiện nhiệt độ và lượng mưa ở trạm Hà Nội - HS còn lại quan sát, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm của bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của các em. 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về Nhận xét biểu đồ khí hậu (30 phút) a. Mục tiêu: HS phân tích được biểu đồ khí hậu của một số trạm thuộc các vùng khí hậu khác nhau. b. Nội dung: Quan sát bảng số liệu kết hợp thác kênh chữ SGK tr118, suy nghĩ, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi của GV. c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi của GV. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Giao nhiệm vụ: - GV treo bảng số liệu SGK lên bảng. 63 - GV yêu cầu HS đọc mục 2. - GV chia lớp làm 8 nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 6 em, yêu cầu HS, yêu cầu HS quan sát bản đồ hình 6.1 và thông tin trong bày, thảo luận nhóm trong 5 phút để trả lời các câu hỏi theo phiếu học tập sau: 1. Nhóm 1, 2, 3 và 4 – phiếu học tập số 1 Phần câu hỏi Phần trả lời Cho biết nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội là bao nhiêu? Nhiệt độ cao nhất là tháng mấy? Bao nhiêu 0C? Biên độ nhiệt độ năm như thế nào? 2. Nhóm 5, 6, 7 và 8 – phiếu học tập số 2 Phần câu hỏi Phần trả lời Cho biết tổng lượng mưa trung bình năm của Hà Nội là bao nhiêu? Mùa mưa (tháng có lượng mưa trung bình trên 100mm) là từ tháng mấy đến tháng mấy? Tổng lượng mưa của mùa mưa gấp mấy lần mùa khô? Trạm khí tượng đó thuộc miền khí hậu nào? - GV nhắc lại cho HS một số công thức tính trước khi hoạt động nhóm: + Biên độ nhiệt năm = nhiệt độ tháng cao nhất – nhiệt độ tháng thấp nhất + Tổng lượng mưa của mùa mưa = tổng các tháng có lượng mưa trên 100mm. + Tổng lượng mưa của mùa khô = tổng các tháng có lượng mưa dưới 100mm. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: - HS đọc yêu cầu mục 2 bài thực hành. - HS dựa vào bảng số liệu SGK và kênh chữ SGK tr113, suy nghĩ, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi. - GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: - Sau khi nhóm HS có sản phẩm, GV cho các nhóm HS trình bày sản phẩm của mình, đại diện nhóm 1 và 5 lên thuyết trình câu trả lời trước lớp: 64 1. Nhóm 1 – phiếu học tập số 1 Phần câu hỏi Phần trả lời Cho biết nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội là bao nhiêu? 23,90C Nhiệt độ cao nhất là tháng mấy? Bao nhiêu 0C? 29,40C, tháng 7. Biên độ nhiệt độ năm như thế nào? 12,80C, cao. 2. Nhóm 5 – phiếu học tập số 2 Phần câu hỏi Phần trả lời Cho biết tổng lượng mưa trung bình năm của Hà Nội là bao nhiêu? 1670mm Mùa mưa (tháng có lượng mưa trung bình trên 100mm) là từ tháng mấy đến tháng mấy? Tổng lượng mưa của mùa mưa gấp mấy lần mùa khô? - Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 10. - Mùa mưa gấp 5,1 lần mùa khô. Trạm khí tượng đó thuộc miền khí hậu nào? Thuộc miền khí hậu phía Bắc. - HS các nhóm còn lại lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp nhóm bạn và sản phẩm của nhóm mình. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và kiểm tra việc chuẩn bị tài liệu tham quan của các em. BÀI 7. THỦY VĂN VIỆT NAM Phần: Địa lí, Lớp: 8, Thời lượng: dạy 4 tiết I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Xác định được trên bản đồ lưu vực của các hệ thống sông lớn. - Phân tích được đặc điểm mạng lưới sông và chế độ nước sông của một số hệ thống sông lớn. - Phân tích được vai trò của hồ, đầm và nước ngầm đối với sản xuất và sinh hoạt. - Lấy ví dụ chứng minh được tầm quan trọng của việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở một lưu vực sông. 2. Về năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học. 65 - Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực nhận thức khoa học địa lí: + Xác định được trên bản đồ lưu vực của các hệ thống sông lớn. + Phân tích được đặc điểm mạng lưới sông và chế độ nước sông của một số hệ thống sông lớn. + Phân tích được vai trò của hồ, đầm và nước ngầm đối với sản xuất và sinh hoạt. + Lấy ví dụ chứng minh được tầm quan trọng của việc sử dụng tổ
File đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_lich_su_va_dia_li_lop_8_phan_dia_li_sach_ca.pdf