Kế hoạch bài dạy Lịch sử và Địa lí Lớp 7 (Phần Lịch sử) Sách Cánh diều - Chương trình cả năm

1. Về kiến thức:
- Kể lại được những sự kiện chủ yếu về quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu.
- Trình bày được đặc điểm của lãnh địa phong kiến và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến ở Tây Âu.
- Phân tích được vai trò của thành thị trung đại.
- Mô tả được sơ lược sự ra đời của Thiên Chúa giáo
2. Về năng lực:
* Năng lực chung
Tự chủ - tự học; Giao tiếp - hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* Năng lực chuyên biệt
- Tìm hiểu lịch sử: Kể lại được quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu.
- Nhận thức lịch sử và tư duy lịch sử:
+ Mô tả được sơ lược sự ra đời của Thiên Chúa giáo
+ Phân tích được vai trò của thành thị trung đại.
pdf 137 trang Cô Giang 13/11/2024 460
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Lịch sử và Địa lí Lớp 7 (Phần Lịch sử) Sách Cánh diều - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Lịch sử và Địa lí Lớp 7 (Phần Lịch sử) Sách Cánh diều - Chương trình cả năm

Kế hoạch bài dạy Lịch sử và Địa lí Lớp 7 (Phần Lịch sử) Sách Cánh diều - Chương trình cả năm
 CHƯƠNG I. TÂY ÂU TỪ THẾ KỈ V ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XVI 
TÊN BÀI DẠY- BÀI 1: 
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN Ở TÂY ÂU. 
Môn: Lịch sử và địa lí 7. 
Thời gian thực hiện: (02 tiết) - Tiết 1, 2. 
I. MỤC TIÊU: 
1. Về kiến thức: 
 - Kể lại được những sự kiện chủ yếu về quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu. 
 - Trình bày được đặc điểm của lãnh địa phong kiến và quan hệ xã hội của chế độ phong 
kiến ở Tây Âu. 
- Phân tích được vai trò của thành thị trung đại. 
- Mô tả được sơ lược sự ra đời của Thiên Chúa giáo 
2. Về năng lực: 
* Năng lực chung 
Tự chủ - tự học; Giao tiếp - hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo. 
* Năng lực chuyên biệt 
- Tìm hiểu lịch sử: Kể lại được quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây 
Âu. 
- Nhận thức lịch sử và tư duy lịch sử: 
+ Mô tả được sơ lược sự ra đời của Thiên Chúa giáo 
+ Phân tích được vai trò của thành thị trung đại. 
3. Về phẩm chất: 
- Trách nhiệm giữ gìn phát huy giá trị văn hóa nhân loại. 
- Chăm chỉ học tập, lao động, sáng tạo. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
 - SGK, SGV. 
 - Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học. 
 - Máy chiếu, máy tính 
 - Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm. 
 - Phiếu học tập. 
1
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
Hoạt động 1: Hoạt động mở đầu (GV tiến hành linh hoạt với từng tiết 1, 2) 
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, hứng thú cho hs bước vào tìm hiểu bài mới. 
b. Tổ chức thực hiện: 
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho HS quan sát Hình 1.1. Lâu đài A-răn-đen (Anh) trong sgk 
trang 5 và đặt câu hỏi: 
 Đây là công trình kiến trúc nào? Ở đâu? 
 Qua những hình ảnh vừa rồi, em nhớ đến châu lục nào trên thế giới và ở thời kì nào 
của lịch sử nhân loại? 
 - Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi. 
 - Báo cáo, thảo luận: GV mời một số HS trả lời câu hỏi. 
 - Kết luận, nhận định: GV nhận xét các câu trả lời của HS, chuẩn hóa kiến thức và 
dẫn dắt vào bài học. 
HĐ 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 
1. Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu 
 a. Mục tiêu: Kể lại được những sự kiện chủ yếu về quá trình hình thành xã hội phong 
kiến ở Tây Âu. 
 b. Tổ chức thực hiện: 
 - Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho HS làm việc cá nhân. HS đọc thông tin trong sgk và 
quan sát lược đồ 1 trong sgk để trả lời các câu hỏi 
 Nêu những việc làm của người Giec-man sau khi lật đổ đế quốc La Mã? (Chính trị, 
kinh tế, văn hóa ) 
 Kể lại những sự kiện chủ yếu của quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu. 
 - Thực hiện nhiệm vụ: HS nghiên cứu nội dung SGK, lần lượt trả lời các câu hỏi. 
 - Báo cáo, thảo luận: 
 + GV mời một số HS trả lời câu hỏi, gọi một số HS lên bảng trình bày về sự thành lập 
các vương quốc Tây Âu trên lược đồ 
 + Tổ chức cho HS bổ sung, phản biện... 
 - Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS, chuẩn hóa kiến thức và hướng 
dẫn HS ghi các nội dung chính: 
- Hoàn cảnh: 
+Thế kỉ III: Đế quốc La Mã suy yếu và bị người Giéc-man tràn xuống xâm nhập. 
+ Năm 476, đế quốc La Mã bị tiêu diệt, nhiều vương quốc mới được thành lập. 
- Biến đổi trong xã hội:Hình thành hai giai cấp 
+ Lãnh chúa phong kiến bao gồm: các quý tộc quân sự và quý tộc tăng lữ. 
+ Nô lệ và nông dân mất ruộng đất trở thành nông nô, phụ thuộc vào lãnh chúa 
phong kiến. 
2
- Đến thế kỉ VIII, chế độ phong kiến ở Tây Âu cơ bản được xác lập. 
2. Lãnh địa phong kiến và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến ở Tây Âu 
a. Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm của lãnh địa phong kiến và quan hệ xã hội của chế độ 
phong kiến ở Tây Âu. 
b. Tổ chức thực hiện: 
- Chuyển giao nhiệm vụ: 
+ GV yêu cầu học sinh đọc thông tin trong SGK T.6 
Nêu những hiểu biết của em về lãnh địa phong kiến? 
 Trình bày cuộc sống của lãnh chúa và nông nô trong xã hội? Từ đó em có nhận xét gì về 
quan hệ xã hội phong kiến Tây Âu? 
- Thực hiện nhiệm vụ: 
HS đọc SGK, suy nghĩ cá nhân và thảo luận luận nhóm. 
GV hướng dẫn, hỗ trợ các em (nếu cần) 
Báo cáo, thảo luận 
HS đại diện nhóm trình bày. 
- HS trình bày, nhận xét (nếu cần). 
 HS trình bày và bổ sung cho nhóm bạn. 
Kết luận, nhận định 
Nhận xét về thái độ học tập và sản phẩm học tập của HS. 
GV chốt kiến thức, kết luận: 
- Kinh tế: 
+ Nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo. 
+ Mang tính chất tự nhiên, tự cấp, tự túc. 
- Xã hội: 
+ Cư dân trong lãnh địa gồm gia đình lãnh chúa và nông nô 
+ Lãnh chúa: Không phải lao động, luyện tập cung kiếm, cưỡi ngựa, tổ chức tiệc 
tùng, hội hè. 
+ Nông nô: Thuê ruộng đất của lãnh chúa để cày cấy và phải nộp tô và nộp nhiều 
loại thuế khác nhau 
3. Thành thị Tây Âu thời trung đại ( Tiết 2) 
a. Mục tiêu: Phân tích được vai trò của thành thị thời trung đại. 
b. Tổ chức thực hiện: 
- Chuyển giao nhiệm vụ: 
 HS đọc thông tin sgk trang 7 và trang 8 và quan sát hình 1.4 sgk 
 GV tổ chức HSTL theo nhóm trả lời các câu hỏi sau 
 Nhiệm vụ 1; Thành thị trung đại ra đời thế nào ? 
 Nhiệm vụ 2: Phân tích vai trò của thành thị trung đại. Theo em, vai trò nào là quan trong 
nhất ? Vì sao...đề. 
- Thực hiện nhiệm vụ 
+ HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập. 
+ Hs suy nghĩ, sắm vai kể lại công việc 1 ngày trong lãnh địa. 
- Báo cáo, thảo luận 
 + HS làm bài tập ra giấy, trình bày trước lớp, nộp lại cho GV qua hệ thống CNTT hướng dẫn. 
5
 + Sắm vai 
-> Lớp cử đại diện nhận xét 2 tình huống. 
- Kết luận, nhận định. 
 + GV nhận xét, đánh giá, nhắc những nội dung cần chuẩn bị cho bài học sau. 
------------------------------------------------------- 
 Ngày soạn: Ngày dạy: 
TÊN BÀI DẠY - BÀI 2: CÁC CUỘC PHÁT KIẾN ĐỊA LÍ 
TỪ THẾ KỈ XV ĐẾN THẾ KỈ XVI. 
Môn: Lịch sử và địa lí 7. 
Thời gian thực hiện: 01 tiết. 
I. MỤC TIÊU: 
1. Về kiến thức: 
- Học sinh sử dụng được lược đồ: Giới thiệu được những nét chính về hành trình của một 
số cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới. 
- Nêu được hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí. 
2. Về năng lực: 
- Năng lực chung: 
Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo. 
- Năng lực chuyên biệt: 
- Tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng được lược đồ để giới thiệu được những nét chính 
về hành trình của một số cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới. 
+ Vận dụng kiến thức lịch sử: Nêu được hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí. 
3. Về phẩm chất 
- Nhân ái, trách nhiệm trong việc góp phần xây dựng một thế giới hòa bình, thúc đẩy sự 
giao lưu giữa các nước. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Giáo viên 
 - Một số hình ảnh phục vụ trò chơi, video 3d về Trái Đất, hình ảnh về một số cuộc phát 
kiến địa lí. 
- Máy tính, máy chiếu. 
- Lược đồ các cuộc phát kiến lớn về địa lí. 
- Tư liệu hoặc những câu chuyện về các cuộc phát kiến địa lí. 
- Phiếu học tập 
2. Học sinh 
- Sưu tầm tranh ảnh về các nhà phát kiến địa lí. 
- Bảng con. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
HĐ1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU 
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, hứng thú cho học sinh bước vào bài mới. 
b. Tổ chức thực hiện: 
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho học sinh tham gia trò chơi theo hình thức cá nhân. 
Thể lệ trò chơi như sau: Học sinh sẽ lần lượt chọn từng ô số (ứng với mỗi quả trên 
6
cây), quan sát hình ảnh, video 3D về Trái Đất, đoán tên quốc gia, châu lục và nêu 
nhận xét về Trái Đất. 
- Thực hiện nhiệm vụ: HS tham gia trò chơi của giáo viên đề ra, quan sát các hình 
ảnh, video, đoán tên quốc gia và nêu nhận xét về Trái Đất. 
- Báo cáo, thảo luận: Học sinh trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung. 
- Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh. 
- Giáo viên viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo. 
Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 
1. Một số cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới 
a. Mục tiêu: HS sử dụng được lược đồ, giới thiệu được những nét chính về hành trình 
của một số cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới. 
b. Tổ chức thực hiện: 
- Chuyển giao nhiệm vụ 
NV1: Phát kiến địa lí là gì? 
NV2: Quan sát Lược đồ 2, đọc thông tin trong Bảng 2 (SGK/9 – 10), hoàn thành 
phiếu học tập và trình bày những nét chính về hành trình của một số cuộc phát kiến 
địa lí lớn. 
- Thực hiện nhiệm vụ 
GV hướng dẫn HS trả lời 
NV1: Học sinh suy nghĩ cá nhân và trả lời câu hỏi của GV. 
NV2: - Học sinh các nhóm quan sát lược đồ, đọc thông tin, hoàn thành phiếu học tập. 
- Giới thiệu đường đi của các cuộc phát kiến địa lí trên lược đồ. 
- Báo cáo, thảo luận 
- HS trả lời câu hỏi của GV: 
- Đại diện nhóm giới thiệu đường đi của các cuộc phát kiến địa lí trên lược đồ và sản 
phẩm trên Phiếu học tập của nhóm mình. HS các nhóm còn lại quan sát, theo dõi 
nhóm bạn trình bày, nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). 
- Kết luận, nhận định 
GV nhận xét, kết luận, chốt kiến thức: 
7
+ Năm 1487, B. Đi-a-xơ đã dẫn đầu đoàn thám hiểm đến được mũi cực Nam châu 
Phi. 
 + Năm 1492, Cô-lôm-bô dẫn đầu đoàn thủy thủ Tây Ban Nha đi về hướng tây, 
sang Ca-ri-bê (châu Mĩ ngày nay) 
 + Năm 1497 - 1498, Va-xcô đơ Ga-ma chỉ huy đoàn thám hiểm vòng qua mũi 
Hảo Vọng và cập bến Ca-li-cút ở phía Tây Nam Ấn Độ. 
+ Năm 1519 - 1522, từ Tây Ban Nha, đoàn thám hiểm của Ma-gien-lan tiến hành 
chuyến đi vòng quanh Trái Đất bằng đường biển. 
2. Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí lớn 
a. Mục tiêu: Nêu được hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí. 
b. Tổ chức thực hiện 
- Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ 
NV1: GV chia cả lớp thành 2 đội (các em tự đặt tên cho đội của mình) và giao nhiệm 
vụ: Đọc thông tin và quan sát hình 2.2 (SGK/10), thảo luận và tham gia trò chơi “Tiếp 
sức”. Lần lượt từng thành viên của hai đội sẽ ghi hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí 
lên trên bảng. Đội nào trả lời đầy đủ, chính xác và hoàn thành trước thì đội đó sẽ 
thắng cuộc. 
NV2: Theo em, hệ quả nào là quan trọng nhất? Vì sao? 
- Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ 
NV1: HS đọc thông tin trong SGK, thảo luận và tham gia trò chơi. 
NV2: Học sinh suy nghĩ cá nhân và trả lời câu hỏi của GV. 
GV hướng dẫn, hỗ trợ các em trong quá trình thực hiện nhiệm vụ (nếu cần). 
Bước 3. Báo cáo, thảo luận 
Hs báo cáo 
- HS trả lời câu hỏi của giáo viên. 
Bướ...u chữ viết và hình ảnh có 
trong bài học. 
- Về năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Giới thiệu được sự biến đổi quan trọng về kinh tế - 
xã hội của Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI. Trình bày được những thành tựu tiêu biểu của 
phong trào Văn hóa Phục hưng. 
- Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Nêu được ý nghĩa và tác động của phong trào 
Văn hóa Phục hưng 
3. Về phẩm chất: 
 - Yêu nước, trách nhiệm. 
II. Thiết bị dạy học và học liệu 
1. Chuẩn bị của giáo viên 
- Máy tính, máy chiếu, sách giáo khoa, sách giáo viên. 
- Một số hình ảnh về phong trào Văn hóa Phục hưng 
- Phiếu học tập cho học sinh. 
2. Chuẩn bị của học sinh 
-SGK, vở ghi. 
III. Tiến trình dạy học 
1. Hoạt động 1: 
a. Mục tiêu: 
- Tạo hứng thú, động cơ cho hs tìm hiểu, khám phá về phong trào Văn hóa Phục hưng và 
phong trào Cải cách tôn giáo. 
b. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- GV:Giao nhiệm vụ học tập: GV giao nhiệm vụ cho HS, cho HS hoàn thành cột K và cột 
L vào bảng KWL. 
K W L 
12
Em hãy liệt kê 1 điều mà 
em biết về phong trào 
Văn hóa Phục hưng ? 
Hãy nêu 1 điều mà em 
muốn biết trong bài về 
phong trào Văn hóa Phục 
hưng ? 
Hãy nêu những điều mà em đã 
học được về phong trào Văn 
hóa Phục hưng ? 
HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ. 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
- GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ. 
- HS:hoạt động cá nhân hoàn thành cột K, L trong bảng KWL. GV chú ý theo dõi, quan 
sát. 
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận 
- GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung 
- HS: Trình bày kết quả 
Bước 4: Đánh giá, kết luận. 
- GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mới 
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 
Hoạt động 2.1 Tìm hiểu về Sự biến đổi về kinh tế, xã hội của Tây Âu từ thế kỉ XIII 
đến thế kỉ XVI 
a. Mục tiêu: Trình bày được sự biến đổi quan trọng về kinh tế, xã hội Tây Âu từ thế kỉ 
XIII đến thế kỉ XVI 
b. Tổ chức thực hiện: 
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- GV: Yêu cầu hs đọc kênh chữ trong bài để trả lời câu hỏi 
- Vai trò, vị trí của thành phố Phô-lo-ren (I-ta-li-a) trong phong trào Văn hóa Phục hưng? 
- Đọc thông tin và quan sát hình 3.2, hãy giới thiệu sự chuyển biến về kinh tế - xã hội 
Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI và nêu hệ quả của nó. 
* Thực hiện nhiệm vụ học tập 
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ. 
* Báo cáo kết quả và thảo luận 
Hs báo cáo kết quả. Hs bổ sung, nhận xét. 
* Đánh giá kết luận. 
- GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng 
- HS: Lắng nghe, ghi bài 
- Quan hệ sản xuất TBCN đã xuất hiện . 
- Giai cấp tư sản ra đời => họ không chấp nhận những giáo lí lỗi thời, muốn xây dựng 
một nền văn hóa mới đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân. 
 Hoạt động 2.2 Tìm hiểu về thành tựu tiêu biểu của phong trào Văn hóa Phục 
hưng 
a. Mục tiêu: Trình bày được những thành tựu tiêu biểu của phong trào Văn hóa Phục 
hưng. Nhận biết được ý nghĩa và tác động của phong trào Văn hóa Phục hưng đối với xã 
hội Tây Âu 
b. Tổ chức thực hiện: 
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- Gv yêu cầu hs nghiên cứu học liệu trả lời câu hỏi: 
Câu hỏi : Trình bày được những thành tựu tiêu biểu của phong trào Văn hóa Phục hưng. 
13
- HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ. 
* Thực hiện nhiệm vụ học tập 
Hs thực hiện nhiệm vụ được giao. 
* Báo cáo kết quả và thảo luận 
- Hs trình bày kết quả, nhận xét bổ sung. 
* Đánh giá, kết luận. 
- GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng 
- Đạt nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực: 
+ Văn học: Nhiều tên tuổi và tác phẩm tiêu biểu như Sếch-xpia, Xéc-van-téc 
+ Nghệ thuật phát triển với nhiều thành tựu về hội họa, kiến trúc, điêu khắc, các tác 
phẩm tiêu biểu: Nàng Mô-na-li-sa, Bữa tiệc cuối cùng của Leo-na-đơ-vanh-xi; tượng 
Đa-vít của Mi-ken-lăng-giơ Lâu đài Sam-bô (Pháp), nhà thờ Xanh-pi-tơ (Va-ti-can) 
+ KHTN: (Toán, thiên văn): Cô-pec-nic, Bru-nô, Ga-li-lê. 
Hoạt động 2.3. Tìm hiểu về Ý nghĩa và tác động của phong trào Văn hóa Phục 
hưng đối với xã hội Tây Âu 
a. Mục tiêu: Nhận biết được ý nghĩa và tác động của phong trào Văn hóa Phục hưng đối 
với xã hội Tây Âu 
b. Tổ chức thực hiện: 
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- GV: yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, quan sát tranh ảnh của mục 3, trả lời câu 
hỏi: Em hãy nêu ý nghĩa và tác động của phong trào Văn hóa Phục hưng đối với xã hội 
Tây Âu 
- HS: Tiếp cận nhiệm vụ và lắng nghe 
* Thực hiện nhiệm vụ học tập 
- Hs suy nghĩ thực hiện nhiệm vụ. 
* Báo cáo kết quả và thảo luận 
- HS báo cáo, nhậ xét, bổ sung. 
* Đánh giá kết luận. 
GV nhận xét, kết luận, chốt kiến thức 
- Lên án gay gắt Giáo hội Thiên chúa giáo, đả phá trật tự phong kiến 
- Đề cao giá trị con người, đề cao khoa học tự nhiên, xây dựng thế giới quan duy vật. 
- Phát động quần chúng đấu tranh chống lại xã hội phong kiến. 
3. Luyện tập 
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về phong trào Văn hóa Phục hưng 
b.Tổ chức thực hiện: 
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- GV: HS suy nghĩ, thảo luận hoàn thành câu hỏi: 
Câu 1: Dựa vào nội dung bài ...iện giải thích Kinh thánh, phủ nhận vai trò Giáo hội, Giáo hoàng. 
- Bãi bỏ các nghi lễ phiền toái. 
- Tấn công vào trật tự phong kiến, xây dựng một Giáo hội đơn giản. 
* Tác động: 
- Góp phần giải phóng tư tưởng, tình cảm con người khỏi sự nô dịch của Thần học. 
- Các thế lực bảo thủ đã đàn áp những người theo Tân giáo dẫn đến tình trạng bất ổn 
trong xã hội Tây Âu TK XVI - XVII và châm ngòi cho cuộc chiến tranh nông dân ở 
Đức năm 1524. 
3. Luyện tập 
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về phong trào Cải cách tôn giáo 
b. Tổ chức thực hiện: 
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- GV: HS suy nghĩ, hoàn thành câu hỏi: Tại sao nói Cải cách tôn giáo là một phong 
trào chống lại chế độ phong kiến Tây Âu? 
- HS: lắng nghe. 
* Thực hiện nhiệm vụ học tập 
- HS suy nghĩ, thảo luận để tìm ra câu trả lời. 
* Báo cáo kết quả và thảo luận 
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi 
* Đánh giá, kết luận 
- GV chuẩn kiến thức, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm của bài học 
4. Vận dụng 
a. Mục tiêu: 
- Sưu tầm tư liệu về Cải cách tôn giáo 
b. Tổ chức thực hiện: 
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- GV: Sưu tầm tư liệu về Mác-tin Lu-thơ, Giăng Can -Vanh và tư tưởng cải cách của 
ông . 
- HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ. 
* Thực hiện nhiệm vụ học tập 
- GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ 
- HS: Suy nghĩ, trả lời. 
* Báo cáo kết quả và thảo luận 
- HS: trình bày kết quả 
- GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung 
* Đánh giá, kết luận. 
18
- GV: Chuẩn kiến thức 
----------------------------------------------------- 
 Ngày soạn: Ngày dạy: 
 TÊN BÀI DẠY- BÀI 5. SỰ HÌNH THÀNH QUAN HỆ SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ 
NGHĨA Ở TÂY ÂU TRUNG ĐẠI 
Môn: Lịch sử và địa lí 7. 
Thời gian thực hiện: 01 tiết - Tiết 10. 
 I. MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức 
 - Xác định được những biến đổi chính trong xã hội Tây Âu trung đại. 
 - Trình bày được sự nảy sinh phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu. 
19
 2. Năng lực. 
 * Năng lực chung: Tự chủ - tự học; giao tiếp - hợp tác; giải quyết vấn đề - sáng tạo 
 - Đọc và chỉ ra được thông tin quan trọng trên lược đồ. 
 - Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học dưới sự 
hướng dẫn của giáo viên. 
 - Tìm kiếm, sưu tầm được tư liệu để phục vụ cho bài học và thực hiện các hoạt động thực 
hành, vận dụng. 
 3. Phẩm chất 
 Trân trọng những giá trị lịch sử và văn hóa thời kì Tây Âu trung đại để lại cho nhân loại. 
 II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
 1. Chuẩn bị của giáo viên 
 - Phiếu học tập. 
 - Tranh ảnh về xã hội Tây Âu thời trung đại. 
 - Video về một số nội dung trong bài học (nếu có). 
 2. Chuẩn bị của học sinh 
 Sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 7 
 Tranh ảnh, dụng cụ học tập theo yêu cầu của giáo viên 
 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 
 1. Hoạt động mở đầu: 
 a. Mục tiêu: 
 - Tạo tâm thế cho học sinh chuẩn bị bước vào nội dung bài học. 
 - Xác định được vấn đề của bài học. 
 b. Tổ chức thực hiện: 
 * Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
 Đọc đoạn thông tin và trả lời các câu hỏi sau 
 Đoạn thông tin trên nói về sự kiện gì? 
 Rút ra nhận xét về thông tin mà em vừa tiếp nhận được? 
 * Thực hiện nhiệm vụ học tập 
 Định hướng giúp học sinh quan sát tranh ảnh, lựa chọn thông tin phù hợp để trả lời câu hỏi 
 Tập trung quan sát - phân tích tranh ảnh, thu thập thôn tin, trả lời câu hỏi GV đã giao. 
 * Báo cáo thảo luận 
 - Yêu cầu đại diện của một vài nhóm lên trình bày sản phẩm. 
 - Hướng dẫn HS báo cáo (nếu các em còn gặp khó khăn). 
 - Đại diện báo cáo sản phẩm nhóm 
 - HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). 
 * Kết luận, nhận định. 
 - Nhận xét (hoạt động nhóm của HS và sản phẩm), chuẩn xác kiến thức, chuyển dẫn vào 
hoạt động hình thành kiến thức mới. 
 - Viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo. 
 HĐ2. Hình thành kiến thức mới 
Hoạt động 1. Những biến đổi chính trong xã hội Tây Âu thời trung đại 
a. Mục tiêu: Trình bày được những biến đổi chính trong xã hội Tây Âu trung đại. 
b. Tổ chức hoạt động. 
20
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
Đọc thông tin SGK/16, 17, em hãy cho biết: 
1. Kinh tế, xã hội Tây Âu biến đổi như thế nào? 
2. Tại sao nói hiện tượng “Cừu ăn thịt người” ở nước Anh và buôn bán nô lệ là những 
nhân tố hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa? 
* Thực hiện nhiệm vụ học tập 
HS đọc SGK, thu thập thông tin 
GV sử dụng kĩ thuật “khăn trải bàn” để hướng dẫn hs thực hiện nhiệm vụ học tập của 
nhóm/ bàn mình. 
* Báo cáo thảo luận 
Hs báo cáo sản phẩm của nhóm bằng việc dán phiếu học tập của nhóm lên bảng. Đại diện 
nhóm trình bày sản phẩm - tương tác với nhóm bạn 
* Kết luận, nhận định 
Nhóm Hs đánh giá nhóm bạn 
GV đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm HS, chuẩn xác kiến thức. 
- Sau các cuộc phát kiến địa lí, qúy tộc và thương nhân Tây Âu ra sức cướp đoạt của cải, 
tài nguyên của các nước thuộc địa. 
- Thế kỉ XVI, ở Tây Âu xuất hiện hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa. 
- Các giai cấp mới được hình thành, đó là giai cấp ...c. 
STT 
Nội dung 
kiến thức 
Đơn vị kiến thức Mức độ của yêu cầu cần đạt 
1 Bài 1. Qúa 
trình hình 
thành và 
phát triển 
chế độ 
phong kiến 
ở Tây Âu. 
1. Qúa trình hình thành 
xã hội phong kiến ở Tây 
Âu. 
2. Đặc điểm và quan hệ 
xã hội trong lãnh địa 
phong kiến 
Nhận biết 
- Thời gian đế quốc La Mã sụp đổ. 
- Thời gian hình thành của xã hội phong kiến ở 
Tây Âu. 
- Nhận biết: 
Đặc điểm kinh tế trong các lãnh địa phong kiến 
châu Âu. 
 Chủ đề 
chung 1: 
Các cuộc 
đại phát 
kiến địa lí 
thế kỉ XV - 
XVI 
1. Nguyên nhân và điều 
kiện của các cuộc đại 
phát kiến địa lí. 
2. Một số cuộc đại phát 
kiến địa lí lớn. 
- Thông hiểu: 
Giải thích được nguyên nhân và các yếu tố tác 
động đến các cuộc đại phát kiến địa lí. 
- Nhận biết: 
+ Thời gian Cô-lôm-bô phát hiện ra châu Mĩ. 
+ Ma-gien-lăng đã bắt đầu hành trình đi vòng 
quanh thế giới bắt đầu từ hướng nào. 
Bài 3. 
Phong trào 
văn hóa 
Phục hưng 
2. Thành tựu tiêu biểu 
của phong trào Văn hóa 
Phục hưng. 
- Nhận biết 
+ Công lao của Ga-li-lê. 
+ Tác phẩm hội họa tiêu biểu của Le-o-na đờ 
Vanh-xi. 
+ Ý nghĩa và tác động của Phong trào Văn hóa 
Phục hưng. 
24
 Bài 4. 
Phong trào 
cải cách tôn 
giáo. 
2. Nội dung cơ bản và tác 
động của các cuộc Cải 
cách tôn giáo 
- Nhận biết: 
+ Những nhà Cải cách tôn giáo tiêu biểu của 
Châu Âu. 
* Khung ma trận 
TT 
Chương/ 
chủ đề 
Nội 
dung/đơn 
vị kiến 
thức 
Mức độ nhận thức 
Tổng 
% 
điểm 
Nhận biết 
(TNKQ) 
Thông hiểu 
(TL) 
Vận dụng 
(TL) 
Vận dụng 
cao 
(TL) 
TNKQ 
TNK
Q 
TL 
TN
K
Q 
TL 
T
N
K
Q 
TL 
1 
Bài 1. 
Qúa 
trình 
hình 
thành và 
phát 
triển chế 
độ phong 
kiến ở 
Tây Âu. 
 3TN 
7.5% 
0.75đ 
2 
Chủ đề 
chung 1: 
Các cuộc 
đại phát 
kiến địa 
lí thế kỉ 
XV - XVI 
2TN 
(5%) 
0.5 đ 
1 
(15%) 
1.5 đ 
1 
10% 
1đ 
1 
(5%) 
0.5đ 
35% 
= 3.5đ 
3 
Bài 3. 
Phong 
trào văn 
hóa Phục 
hưng 
2TN 
0.5 đ 
 . 
5% 
0.5đ 
1TN 
0.25đ 
25
4 Bài 4. 
Phong 
trào cải 
cách tôn 
giáo. 
2.5% 
0.25 đ 
Tỉ lệ 20% 
15% 
10% 5% 50% 
Tổng hợp 
chung 
40% 30% 20% 10% 100% 
 BIÊN SOẠN CÂU HỎI: 
I. Trắc nghiệm: 
Câu 1. Đế quốc La Mã sụp đổ vào thời gian 
 A. Năm 476. B. Năm 502 C. Năm 542 D. Năm 544. 
Câu 2. Xã hội phong kiến Tây Âu hình thành vào thế kỉ 
 A. Thế kỉ VII B. Thế kỉ VIII. C. Thế kỉ IX. D. Thế kỉ XI. 
Câu 3. Đặc điểm kinh tế trong các lãnh địa phong kiến Châu Âu mang tính 
A. mở. B. cạnh tranh gay gắt. C. tự nhiên, tự cấp, tự túc. D. đa dạng 
Câu 4. C. Cô-lôm-bô phát hiện ra Châu Mĩ vào năm 
 A. 1487. B. 1490 C. 1492 D. 1519. 
Câu 5. Ma-gien-lăng đã bắt đầu hành trình đi vòng quanh Trái Đất từ hướng 
 A. Bắc. B. Nam. C. Đông. D. Tây. 
Câu 6. Người phát minh ra Thuyết Nhật Tâm là ai? 
 A. Bru-nô. B. Ga-li-lê. C. Cô-pec-nich. D. Mi-ken-lăng-giơ. 
Câu 7. Tác phẩm hội họa “Nàng Mô-na-li-sa”, “ Bữa ăn tối cuối cùng” của danh họa nào? 
 A. Le-na-đờ Vanh-xi. B. Mi-ken-lăng-giơ. 
 C. Raphaen. D. Lê-vi-tan. 
Câu 8. Nhà Cải cách tôn giáo tiêu biểu của Châu Âu là 
A. Crôm-oen. B. Sác-lơ. C. Lu-i XVI. D. Lu-thơ, Can Vanh. 
II. Tự luận. 
26
 Câu 1.(1.5 đ) Giải thích nguyên nhân và các yếu tố tác động đến các cuộc đại phát kiến 
địa lí? (T.H) 
 Câu 2. (1.0 đ) So với thế kỉ XV-XVI, ngày nay con người có thể đi vòng quanh trái đất 
bằng những con đường và phương tiện nào? Vì sao? 
 Câu 3.(0.5 đ) Đánh giá công lao của các nhà phát kiến địa lí lớn: Cô-lôm-bô; Ma-gien-
lăng? 
 ĐÁP ÁN 
 I. Trắc nghiệm: 
Câu 1: A Câu 2: B Câu 3: C Câu 4: C 
Câu 5: D Câu 6: B Câu 7: A Câu 8: D. 
 II. Tự luận: 
 1. Học sinh giải thích được các nguyên nhân và các yếu tố tác động 
 * Nguyên nhân: 
 + Do yêu cầu của sản xuất hàng hóa phát triển. (0.25đ) 
 + Nhu cầu hương liệu, vàng bạc, nguyên liệu và thị trường. (0.25đ) 
 + Thế kỉ XV, con đường giao lưu buôn bán Âu - Á qua Tây Á, Địa Trung Hải bị Thổ 
chiếm (0.25đ) 
 -> Vì vậy, các nhà hàng hải Tây - Bồ đã đi tìm những con đường mới. 
 * Điều kiện (yếu tố tác động) (0.75đ) 
 - Kinh tế: Tiền 
 + Các nhà hàng hải có nhiều hiểu biết về đại dương. 
 + Thuyết nhật tâm (quan niệm mới về Trái đất), vẽ được bản đồ, hải đồ. 
 - Kĩ thuật: Đóng được tàu lớn (Ca-ra-ven), có bánh lái; la bàn. 
 - Con người: Dũng cảm, có bản lĩnh, dám vượt thử thách 
 2. HS dựa vào hiểu biết của mình để liên hệ: 
 - Ngày nay, chúng ta có thể đi vòng quanh Trái Đất thông qua các tuyển đường bộ, đường 
biển, đường hàng không; bằng các phương tiện như: ô tô, xe máy, xe đạp, tàu (đối với đường bộ); 
tàu thuyền (đối với đường biển) và máy bay (đối với đường hàng không). (0.5đ) 
 - Vì: hiện nay, giao thông vận tải đã có nhiều bước phát triển vượt bậc. Mặt khác, trong xu 
thế toàn cầu hóa, hội nhập, các quốc gia ngày càng đẩy mạnh sự giao lưu kinh tế - văn hóa với 
nhau. (0.5đ) 
 3. Đánh giá công lao Cô-lôm-bô; Ma-gien-lăng: 
 (Hs đánh giá được 1 công lao cơ bản cũng cho điểm tối đa) 
27
 - Công lao Cô-lôm-bô: Hs đánh giá được một trong n...hà Thanh cưỡng bức nhân dân phải 
theo phong tục của người Mãn, đưa ra nhiều chính sách áp bức dân tộc tàn bạo. Do đó, các cuộc 
khởi nghĩa, chống đối ngày một nhiều, làm cho triều đại ngày càng suy yếu. Nhân cơ hội đó, tư 
bản phương Tây đua nhau nhòm ngó, xâm lược Trung Quốc. Nhà Thanh bất lực, dẫn đến sự suy 
sụp của chế độ phong kiến. 
* Thực hiện nhiệm vụ 
 HS lắng nghe, trao đổi thảo luận, vẽ sơ đồ Tiến trình phát triển của Trung Quốc từ thế kỷ 
VII đến giữa thế kỷ XIX. 
* Báo cáo, thảo luận 
 1-2 nhóm HS trình bày sản phẩm của mình trước lớp. 
 HS trình bày; HS các nhóm còn lại theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho nhóm 
bạn (nếu cần). 
* Nhận định, kết luận. 
GV đánh giá kết quả hoạt động của HS. 
30
 GV chiếu lược đồ, chốt ý, mở rộng. 
 - Nhà Đường, nhà Tống và nhà Minh và những triều đại phát triển rực rỡ cả về chính trị kinh 
tế và văn hóa. Nhà Thanh là triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc. Từ giữa thế kỉ XIX 
nhà Thanh ngày càng suy yếu, Trung Quốc đứng trước nguy cơ xâm lược của thực dân phương 
Tây. 
 - Trong đó, có 2 triều đại không phải do người Hán lập nên là triều nhà Nguyên (do người 
Mông Cổ thành lập) và triều nhà Thanh (do người Mãn thành lập). 
 HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức. 
 Từ thế kỷ VII đến giữa thế kỷ XIX, có 5 vương triều lớn cầm quyền ở Trung Quốc: 
- Thời Đường (618 - 907); 
- Thời Tống (960 - 1279); 
- Thời Nguyên (1271 - 1368); 
- Thời Minh (1368 - 1644); 
- Thời nhà Thanh (1644 - 1911). 
2.2. Mục 2. Sự thịnh vượng của Trung Quốc thời Đường (618 - 907) 
a. Mục tiêu: HS nêu được những nét chính về sự thịnh vượng của Trung Quốc Dưới thời 
Đường. 
b. Tổ chức thực hiện: 
 * Giao nhiệm vụ học tập 
GV tổ chức cho HS đọc tư liệu và thông tin trong SGK, yêu cầu hoạt động nhóm: 
 Trình bày những nét chính về sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường ? 
* Thực hiện nhiệm vụ: 
Hs các nhóm suy nghĩ thực hiện nhiệm vụ dưới sự hướng dẫn của GV 
 GV chiếu hình 6.1 cho HS quan sát, yêu cầu HS kết hợp đọc tư liệu, trả lời câu hỏi 
 Trình bày sự hiểu biết của em về nhân vật lịch sử đó ? 
 GV giới thiệu và kể cho HS nghe một số câu chuyện về Đường Thái Tông và chính sách 
cai trị đất nước của ông để HS hiểu thêm về con người cũng như tư tưởng cai trị đất nước rất tiến 
bộ của Đường Thái Tông, để HS có thể đánh giá đúng về nhà vua và triều đại này. Đó cũng chính 
là lí do vì sao mà chế độ phong kiến đạt được sự thịnh vượng dưới thời Đường (GV nhấn mạnh 
nội dung này). 
 Hãy nêu những chính sách đối ngoại của nhà Đường ? 
 HS cần biết được nhà Đường luôn tìm mọi cách mở rộng bờ cõi bằng những cuộc chiến 
tranh xâm lược các nước láng giềng. 
 GV nhấn mạnh đến các cuộc xâm lược nước ta của phong kiến Trung Quốc là phi nghĩa 
và cuối cùng đều thất bại. 
31
 Nhà Đường thi hành chính sách gì để phát triển về nông nghiệp ? Chính sách đó mang 
lại kết quả gì ? 
 Thủ công nghiệp thời Đường phát triển như thế nào ? 
 GV chiếu hình 6.2, 6.3 cho HS quan sát, yêu cầu HS kết hợp tư liệu SGK trả lời câu hỏi: 
 Em thấy gì trong bức tranh ? Nội dung bức tranh phả ánh điều gì ? 
 HS suy nghĩ trả lời:  
 GV kể cho HS nghe một số thông tin về "con đường tơ lụa" (xem mục tư liệu tham 
khảo); HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức. 
* Báo cáo, thảo luận 
- Nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
* Kết luận, nhận định 
 GV chốt lại ý những biểu hiện chính về sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường. 
Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường được thể hiện trên tất cả các lĩnh 
vực: 
a. Về chính trị: 
 - Bộ máy nhà nước được củng cố, kiện toàn chặt chẽ từ trung ương đến địa phương. 
- Nhà Đường xâm lược các nước như là vùng Nội Mông, Tây Vực, bán đảo Triều 
Tiên,... giúp mở rộng lãnh thổ Trung Quốc. 
b. Về kinh tế: Phát triển tương đối toàn diện. 
- Nông nghiệp: Phát triển mạnh nhờ vào việc: giảm tô thuế, bớt sưu dịch; thực hiện 
chế độ quân điền và áp dụng những kĩ thuật canh tác vào sản xuất như chọn giống, 
xác định thời vụ,. 
- Thủ công nghiệp: Phát triển đa dạng với các xưởng sản xuất được tổ chức có quy mô 
lớn; có nhiều sản phẩm nổi tiếng như: gốm sứ, tơ lụa, giấy, đồ đồng 
- Thương mại: Phát triển thịnh đạt, hoạt động giao lưu buôn bán được mở rộng. 
+ Hình thành “con đường tơ lụa” trên đất liền và trên biển. 
+ Hình thành nhiều đô thị lớn, tiêu biểu là Trường An 
2.3. Mục 3. Kinh tế Trung Quốc thời Minh, Thanh 
 a. Mục tiêu: HS mô tả được sự phát triển kinh tế của Trung Quốc dưới thời Minh - Thanh. 
b. Tổ chức thực hiện: 
* Giao nhiệm vụ học tập 
GV chiếu phiếu học tập, yêu cầu HS quan sát hình 6.4, 6.5 kết hợp thông tin SGK, thảo luận 
nhóm để thực hiện yêu cầu: 
 Mô tả sự phát triển của kinh tế Trung Quốc thời Minh, Thanh theo bảng mẫu dưới đây 
? 
32
Lĩnh vực Biểu hiện nổi bật 
Nông nghiệp 
Thủ công nghiệp 
Thương mại 
* Thực hiện nhiệm vụ 
 HS xác định yêu cầu của bài và trao đổi nhóm để hoàn thiện phiếu bài tập. 
* Báo cáo, thảo luận 
 Sau khi HS hoàn thành Phiếu học tập, GV yêu cầu... nhiều, mỗi thanh niên 
trên 18 tuổi chỉ được chia 40 mẫu ruộng khẩu phần". 
(Dẫn theo Đổng Tập Minh, Sơ lược lịch sử Trung Quốc, NXB Ngoại văn, Bắc Kinh, 
trang 89) 
 (3). Con đường tơ lụa: 
 Con đường tơ lụa là một mạng lưới các tuyến đường thương mại được thành 
lập khi nhà Hán ở Trung Quốc chính thức mở cửa giao thương với phương Tây vào 
năm 130 trước Công nguyên, trải dài từ châu Á đến Địa Trung Hải, đi qua Trung 
Quốc, Ấn Độ, Ba Tư, Ả Rập, Hy Lạp và Ý. 
 Được mệnh danh là Con đường tơ lụa vì con đường này diễn ra hoạt động buôn 
bán tơ lụa trong thời kì đó. Loại vải có giá trị này có nguồn gốc từ Trung Quốc, ban 
đầu có sự độc quyền sản xuất cho đến khi bí mật về cách làm ra nó được lan rộng. 
Ngoài lụa, tuyến đường cũng tạo điều kiện cho việc buôn bán các loại vải, gia vị, ngũ 
cốc, trái cây và rau củ, da động vật, gỗ, kim loại, đá quý và các mặt hàng khác có giá 
trị. 
 Các tuyến đường của Con đường Tơ lụa được sử dụng cho đến năm 1453 sau 
Công nguyên, khi Đế chế Ottoman tẩy chay thương mại với Trung Quốc và đóng cửa 
chúng. 
 Năm 2013, Trung Quốc tuyên bố kế hoạch sẽ hồi sinh Con đường tơ lụa, kết 
nối với hơn 60 quốc gia ở châu Á, châu Âu, châu Phi và Trung Đông. 
------------------------------------------------------------------- 
 Ngày soạn: Ngày dạy: 
TÊN BÀI DẠY- BÀI 7. VĂN HÓA TRUNG QUỐC. 
Môn: Lịch sử và Địa lí 7 
Thời gian thực hiện: 02 tiết (Tiết 15, 16). 
 I. MỤC TIÊU 
 1. Về kiến thức 
 Giới thiệu và nhận xét được những thành tựu chủ yếu của văn hóa Trung Quốc từ thế kỷ 
VII đến giữa thế kỷ XIX (Nho giáo, sử học, kiến trúc,). 
 2. Về năng lực 
 * Năng lực chung 
 - Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo. 
 * Năng lực đặc thù 
 - Tìm hiểu lịch sử: Giải mã các tư liệu lịch sử có trong bài biết được những nội dung cơ 
36
bản về thành tựu tiêu biểu của văn hoá Trung Quốc. 
 - Nhận thức và tư duy lịch sử: 
 + Giới thiệu được những thành tựu chủ yếu của văn hoá Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa 
thế kỉ XIX (Nho giáo, sử học, kiến trúc,...). 
 + Nhận xét được những thành tựu chủ yếu của văn hoá Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa 
thế kỉ XIX. 
 - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: 
 + Giải thích được vì sao Nho giáo lại trở thành hệ tư tưởng thống trị trong đời sống chính 
trị, xã hội Trung Quốc. 
 + Biết sưu tầm, chọn lọc tư liệu, khai thác thông tin về ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc 
ở khu vực châu Á. 
 3. Về phẩm chất 
 Giáo dục phẩm chất nhân ái, tôn trọng sự khác biệt về văn hóa, yêu thiên nhiên, yêu di sản. 
 II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
 1. Giáo viên 
- Phiếu học tập cho HS; 
- Một số tranh ảnh được phóng to (để trình chiếu), một số tài liệu tham khảo. 
- Máy tính, máy chiếu (tivi), bài powerpoit. 
2. Học sinh 
- SGK; Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu 
của GV. 
 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1. Hoạt động mở đầu: 
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. 
b. Tổ chức thực hiện: 
* Giao nhiệm vụ học tập 
 GV chiếu hỉnh ảnh 7.1 yêu cầu HS quan sát, trả lời: 
 Trình bày sự hiểu biết của em về hình ảnh trên ? 
* Thực hiện nhiệm vụ. 
37
 HS suy nghĩ thực hiện yêu cầu. 
* Báo cáo, thảo luận 
 HS trình bày, hs khác nhận xét, bổ sung. 
* Kết luận, nhận định: 
Tượng Phật Lạc Sơn được tạc dụng trong hơn 90 năm dưới thời nhà Đường. Với chiều cao 71 m, 
đây là bức tượng Phật lớn trên thế giới và là một trong những thành tựu tiêu biểu về nghệ thuật 
điêu khắc Phật giáo của văn hoá Trung Quốc. Năm 1996, công trình này được UNESCO ghi danh 
là Di sản Thế giới. 
 Trên cơ sở đó, GV dẫn dắt vào bài mới: Vậy từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX, văn hoá 
Trung Quốc đạt được những thành tựu như thế nào. 
2. Hình thành kiến thức mới 
2. 1. Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo 
a. Mục tiêu: HS giới thiệu và nhận xét được về một số tư tưởng và tôn giáo chủ yếu của 
Trung Quốc từ thế kỷ VII đến giưa thế kỷ XIX. 
 b. Tổ chức thực hiện: 
* Giao nhiệm vụ học tập: GV phát Phiếu học tập, yêu cầu HS đọc thông tin SGK, trao đổi thảo 
luận: 
 Hãy giới thiệu và nhận xét về một số tư tưởng và tôn giáo chủ yếu của Trung Quốc từ 
thế kỷ VII đến giữa thế kỷ XIX theo mẫu dưới đây: 
Lĩnh vực Thành tựu Nhận xét 
Nho giáo ? ? 
Phật giáo ? ? 
Đạo giáo ? ? 
* Thực hiện nhiệm vụ 
 HS xác định yêu cầu và suy nghĩ trả lời câu hỏi. 
 * Báo cáo, thảo luận 
HS trình bày; hs các nhóm khác theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bạn. 
* Kết luận, nhận định 
 GV nhận xét, mở rộng: 
 GV cho hs quan sát hình 7.2. Miếu thờ Khổng Tử (Sơn Đông, Trung Quốc): 
Khổng Tử là một trong những nhà triết học vĩ đại nhất trên thế giới, là người sáng lập Nho 
học Trung Quốc. Chùa chiền, phủ thự và lăng mộ của Khổng Tử được gọi là "Khổng miếu, Khổng 
Phủ, Khổng Lâm", là tiêu chí được nhà vua của các triều đại Trung Quốc ra sức tôn sùng trong 
suốt hơn 2000 năm qua, có địa vị nổi bật trong lịch sử Trung Quốc và văn hóa phương Đông trên 
thế giới. 
 Khổng Miếu, Khổn...he, nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần). 
- Kết luận, nhận định 
 GV nhận xét và chốt lại ý. 
 HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức 
- Những phát minh khoa học, kĩ thuật từ thời kì cổ đại của Trung Quốc có ảnh hưởng 
lớn đến lịch sử văn minh nhân loại. 
+ Nghề dệt lụa tơ tằm, làm giấy, làm gốm,... tiếp tục được duy trì và tiến bộ hơn. 
41
+ Sự xuất hiện của các thành tựu mới, như làm đồ sứ, chế tạo thuốc súng, khai thác 
hầm mỏ, chế tạo bánh lái tàu thuyền, cải tiến la bàn đi biển,... 
+ Sự phát triển từ kĩ thuật in khắc gỗ sang in bằng chữ rời ở Trung Quốc (thế kỉ XI) 
giúp gia tăng số lượng sách và hoạt động truyền bá tri thức. 
+ Từ thế kỉ XI, thuốc súng bắt đầu được người Trung Quốc sử dụng làm vũ khí. 
+ Dưới thời Tống, họ đã sử dụng la bản đề đi biển, tạo ra một bước tiến mới trong kĩ 
thuật hàng hải. 
=> Các thành tựu văn hoá của Trung Quốc không chỉ thúc đẩy sự phát triển của Trung 
Quốc, mà còn có ảnh hưởng tới khu vực châu Á và thế giới. 
3. Luyện tập 
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã được lĩnh hội ở Hoạt động Hình thành kiến thức mới 
vào việc làm bài tập cụ thể. 
b. Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ học tập 
GV giao bài cho HS (Bài tập 1, 2 SGK trang 26). 
 1. Giới thiệu các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc trời phong kiến ? 
 2. Văn hóa Trung Quốc đã có những đóng góp quan trọng nào cho lịch sử nhân loại 
- Thực hiện nhiệm vụ 
 GV hướng dẫn; HS xác định yêu cầu của đề bài, suy nghĩ cá nhân để làm bài tập. 
- Báo cáo, thảo luận 
 GV yêu cầu HS trình bày. 
 HS trình bày; hs khác theo dõi, nhận xét, đánh giá, bổ sung cho bài của bạn. 
- Kết luận, nhận định 
 GV nhận xét bài làm của HS, chốt nội dung. 
 HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức. 
Bài 1. Các thành tựu chủ yếu của Trung Quốc thời phong kiến: 
 - Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo. Nho giáo là hệ tư tưởng thống trị trong đời sống 
chính trị, xã hội Trung Quốc 
 - Văn học: tiêu biểu ở các thể loại: phú, thơ, từ, kịch, tiểu thuyết chương hồi. 
 - Sử học: có truyền thống biên soạn lịch sử, được thực hiện bởi cả nhà nước và tư 
nhân. 
 - Khoa học, kĩ thuật: Nghề dệt lụa tơ tằm, làm giấy, làm gốm, sứ, nghệ thuật in 
khắc gỗ, thuốc súng,.. 
 - Nghệ thuật: nhiều công trình điêu khắc,... 
Bài 2: 
42
 Các thành tựu văn hoá của Trung Quốc không chỉ thúc đẩy sự phát triển của Trung 
Quốc, mà còn có ảnh hưởng tới khu vực châu Á và thế giới. 
4. Vận dụng 
a. Mục tiêu: Phát triển năng lực của HS thông qua yêu cầu vận dụng kiến thức, kĩ năng 
vào thực tiễn. 
b. Tổ chức thực hiện: 
 GV giao bài cho HS (Bài tập 3 - SGK trang 26 
 ? Hãy sưu tầm tư liệu về ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc ở khu vực châu Á để giới 
thiệu cho thầy cô và các bạn cùng lớp. 
 GV hướng dẫn HS về nhà thực hiện (gợi ý): 
 Tư liệu về ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc ở khu vực châu Á: 
 - Ảnh hưởng văn hoá tư tưởng Nho giáo: 
 + Miếu thờ Khổng Tử xuất hiện vào thời nhà Lý sau một thời gian thì miếu thờ Nho giáo 
đã đượcdu nhập vào nước ta. 
 + Khoa cử được tổ chức một cách quy củ hơn thời xưa rất nhiều 
 + Khu vực Đông Á của Trung Quốc đã trở thành một mô hình chính của ở chế độ quân chủ 
tập quyền. 
 + Tầng lớp thuộc giới Nho sĩ ngày càng phát triển. Không thể không kể đến những nhà nho 
như Chu Văn An, Mạc Đĩnh Chi, Trương Hán Siêu. 
 - Ảnh hưởng văn hoá Đông y. 
 - Ảnh hưởng nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 1. Tượng Phật khắc trên núi đá cao nhất thế giới 
 Nằm cách thành phố Thành Đô, Tứ Xuyên, Trung Quốc 160 km về phía nam, bức tượng 
Lạc Sơn Đại Phật hơn 1.300 tuổi được tạc vào núi Lăng Vân là tượng Phật làm bằng đá lớn nhất 
thế giới. 
 Bức tượng tạc một tu sĩ đang mỉm cười, dáng ngồi bình thản, hai tay để trên đầu gối, mắt 
nhìn chăm chú qua sông. 
 Tượng cao 71 mét, phần đầu cao 15 mét, vai rộng 28 mét, lông mày dài 5,5 mét, mũi cao 6 
mét, tai dài 7 mét có khả năng giữ hai người bên trong. Trong tư thế đứng thẳng, tượng Phật sẽ 
ngang bằng với tượng Nữ thần Tự do của Mỹ. Phật ngồi ở tư thế đối xứng, tạo ra cảm giác nhẹ 
nhàng, thoải mái. 
 Đây được cho là tượng Phật Di Lặc, đệ tử của Phật Thích Ca Mâu Ni, tượng trưng cho sự 
sáng suốt và hạnh phúc. Việc tôn thờ Phật Di Lặc đặc biệt phổ biến giữa thế kỷ thứ 4 và thứ 7. 
Hiện nay, hình ảnh của Phật Di Lặc vẫn còn xuất hiện trong những ngôi chùa khắp Trung Quốc 
và nhiều quốc gia khác. 
 2. Tử Cấm Thành 
43
 Tử Cấm Thành (ngày nay gọi là Cố cung), được xây dựng dưới triều nhà Minh trong suốt 
16 năm (từ năm 1404 đến năm 1420), toạ lạc tại Đồng Thành, Bắc Kinh. 
 Với tổng diện tích xây dựng là 720 000 m2, có 980 toà nhà và được cho là bao gồm 9999 
phòng Tử Cấm Thành được coi là quần thể kiến trúc cung điện có quy mô lớn nhất thế giới. Nơi 
đây từng là hoàng cung của các hoàng đế Trung Hoa từ triều Minh đến cuối triều Thanh, là trung 
tắm chính trị, kinh tế, văn hoá của Trung Quốc suốt hơn 500 năm (từ năm 1420 đến năm 1924). 
 Năm 1987, Tử Cấm Thành được UNESCO công nhận là Di sản thế giới đồng thời còn được 
tổ chức ...iều: Gúp-ta, Hồi giáo Đê-li, Mô-gôn 
Nội dung Người sáng lập Năm ra đời và kết thúc 
Vương triều Gúp-ta San-đra Gúp-ta I 
- Sáng lập năm 319 
- Kết thúc năm 467 
Vương triều Hồi giáo 
Đê-li 
Người Tuốc 
- Sáng lập năm 1206 
- Kết thúc năm 1526 
Vương triều Mô-gôn Người Mông Cổ 
(theo Hồi giáo) 
- Sáng lập năm 1526 
- Kết thúc giữa thế kỉ XIX 
3. Tình hình chính trị - xã hội 
 a. Mục tiêu: Biết được những nét chính về tình hình xã hội Ấn Độ thời phong kiến. 
 b. Tổ chức hoạt động 
 * Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- GV yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi: 
 Trình bày tình hình xã hội của Ấn Độ? 
 * Thực hiện nhiệm vụ học tập 
 HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 
46
 * Báo cáo kết quả hoạt động 
 - HS lần lượt trả lời các câu hỏi 
 * Đánh giá, kết luận. 
GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. 
- Chế độ Vác-ma chuyển dần sang chế độ Cax-ta. 
- Xuất hiện mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc: 
+ Mâu thuẫn giữa các đẳng cấp. 
+ Mâu thuẫn giữa người Ấn Độ giáo và Hồi giáo. 
 4. Tình hình kinh tế. 
 a. Mục tiêu: Biết được những nét chính về tình hình kinh tế Ấn Độ thời phong kiến. 
 b. Tổ chức hoạt động 
 * Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
 - GV yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi: 
 Trình bày tình hình kinh tế của Ấn Độ? 
 * Thực hiện nhiệm vụ học tập 
 HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 
 * Báo cáo kết quả hoạt động 
 - HS lần lượt trả lời các câu hỏi 
 * Đánh giá kết luận. 
 GV nhận xét, đánh giá, kết luận, chốt kiến thức. 
Tình hình kinh tế. 
- Nông nghiệp: Đây vẫn là nghành kinh tế chủ đạo của Ấn Độ 
- Thủ công nghiệp và thương nghiệp: có bước phát triển 
- Chữ viết : chữ Phạn là chữ viết riêng, dùng làm ngôn ngữ, văn tự. 
- Tôn giáo : Đạo Bà La Môn và đạo Hin-đu 
+ Kinh Vê-đa là bộ kinh cầu nguyện xưa nhất 
- Nền văn học Hin-đu : sử thi, thơ ca... có ảnh hưởng đến đời sống xã hội. 
- Kiến trúc : với những công trình kiến trúc đền thờ, ngôi chùa độc đáo. 
 3. Hoạt động luyện tập 
 a. Mục tiêu: Củng cố, hệ thống hóa kiến thức. 
 b. Tổ chức hoạt động: 
 GV mời HS tham gia trò chơi “ Bóng bay” và phổ biến luật chơi cho HS 
 Học sinh: Học sinh trả lời thật nhanh câu hỏi trong vòng 15 giây ( Có thể đưa ra nhiều đáp 
án liên tục cho đến khi có đáp án đúng ). 
 Giáo viên : Nếu học sinh trả lời đúng chỉ cần bấm vào màn hình. 
 Bấm vào hòn đá có biểu tượng người để qua câu tiếp theo. 
 Câu 1: Ai là người thống nhất đất nước, lập ra Vương triều Gúp-ta? - San-dra Gúp-ta I 
47
 Câu 2: Nghề gì có vai trò quan trọng và được nhà nước khuyến khích phát triển ở vương 
triều Hồi giáo Đê-li? Trồng lúa 
 Câu 3: Vị vua nào được xem là vị vua kiệt xuất của Ấn Độ? A-cơ-ba 
 Câu 4: Sau khi vương triều Mô-gôn sụp đổ nước đã tiến hành xâm lược Ấn Độ? Thực dân 
Anh. 
 4. Hoạt động vận dụng 
 a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề 
mới trong học tập và thực tiễn về sự phát triển của Ấn Độ dưới các vương triều. 
 b. Tổ chức hoạt động 
 - GV yêu cầu học sinh: Viết một đoạn văn ngắn về 1 nhân vật hoặc sự kiện lịch sử của 
Ấn Độ trong bài học mà em yêu thích? 
-------------------------------------------- 
 Ngày soạn: Ngày dạy: 
TÊN BÀI DẠY - BÀI 9: VĂN HÓA ẤN ĐỘ THỜI PHONG KIẾN. 
Môn: Lịch sử và Địa lí 7. 
Thời gian thực hiện: 02 tiết - Tiết 20, 21. 
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh 
 - Giới thiệu và nhận xét được một số thành tựu văn hóa của Ân Độ từ thế kỉ IV đến giữa 
thế kỉ XIX. 
2. Năng lực 
 - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; Tự chủ - tự học; giải quyết vấn đề. 
 - Năng lực chuyên biệt: 
 + Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học dưới sự 
hướng dẫn của GV 
 + Tìm kiếm, sưu tầm được tư liệu để phục vụ cho bài học và thự chiện các hoạt đọng thực 
hành vận dụng. 
 + Vận dụng kiến thức, kĩ năng: Giới thiệu và nhận xét được một số thành tựu văn hóa của 
Ân Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX. 
3. Phẩm chất 
- Trân trọng những di sản của nền văn minh Ấn Độ để lại cho nhân loại. Liên hệ được ảnh hưởng 
của văn hóa Ấn Độ đến Việt Nam 
II. Thiết bị dạy học và học liệu 
- Giáo viên 
+ Giáo án word 
+Tư liệu, tranh ảnh về Ấn Độ thời phong kiến. 
+ Lược đồ Ấn Độ thời phong kiến, Lược đồ Ấn Độ ngày nay 
- Học sinh 
+ Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao. 
+ Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về Ấn Độ thời phong kiến. 
III. Tiến trình dạy học 
1. Hoạt động mở đầu 
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, hứng thú cho học sinh vào tìm hiểu bài mới. 
b. Tổ chức thực hiện 
48
 GV cho HS xem 1 đoạn video về các thành tựu tiêu biểu của văn hóa Ấn Độ thời phong 
kiến và gọi tên những thành tựu đó. 
 Dựa vào câu trả lời của HS GV giới thiệu bài mới: Ấn Độ là một trong những trung tâm 
lớn của nhân loại được hình thành từ rất sớm. Với một bề dày lịch sử và những thành tựu văn hóa 
vĩ đại. Ấn Độ đã có những đóng góp lớn lao trong lịch sử nhân loại. 
2. Hoạt động hình thành kiến thức 
a. Mục tiêu: Biết được những thành tựu văn hoá tiê...nh giá nhóm bạn 
51
GV đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm HS, chuẩn xác kiến thức. 
2.2. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu. 
 a. Mục tiêu: Giới thiệu và nhận xét được những thành tựu văn hoá tiêu biểu của Đông Nam 
Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI. 
b. Tổ chức thực hiện: 
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
Quan sát tranh ảnh (hình 10.2 và 10.3), đọc tài liệu (Kênh chữ SGK/35, 36) em hãy: Lập bảng 
thống kê các thành tựu văn hóa tiêu biểu của Đông Nam Á từ nửa sau thế kì X đến TKXVI theo 
mẫu 
Lĩnh vực Thành tựu 
- Thực hiện nhiệm vụ học tập 
 HS đọc SGK, thu thập thông tin 
- Báo cáo thảo luận 
 Hs báo cáo sản phẩm của nhóm bằng việc dán phiếu học tập của nhóm lên bảng. Đại diện 
nhóm trình bày sản phẩm, tương tác với nhóm bạn 
- Kết luận, nhận định 
 GV đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm HS, chốt kiến thức. 
Lĩnh vực Thành tựu 
52
Tôn giáo 
Hin đu giáo, Phật giáo, Nho giáo, Hồi giáo chi phối đời sống 
tinh thần và chính trị ở Đông Nam Á 
Chữ viết 
Sớm xuất hiện trên cơ sở ảnh hưởng của chữ Phạn và chữ Hán 
(Chữ Khơ-me, chữ Chăm, chữ Nôm) 
Văn học, sử học 
- Sử thi Riêm Kê (Cam-pu-chia) 
- Đại Việt sử ký toàn thư (Đại Việt) 
Kiến trúc - điêu khắc 
Nhiều công trình nổi tiếng như: Thăng Long (Đại Việt), Pa-gan 
(Mi-an-ma), đền tháp Ăng-co (Cam-pu-chia), 
3. Luyện tập 
 a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học. 
 b. Tổ chức thực hiện 
 - GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 
 Dựa vào kiến thức vừa học hãy hoàn thành các bài tập trắc nghiệm sau đây (Chọn câu trả 
lời đúng nhất) 
 Dựa vào kiến thức vừa tiếp thu được để hoàn thành bài tập trắc nghiệm 
 Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau 
Câu 1. Từ thế kỉ XIII, người Thái di cư từ phía bắc xuống phía nam đã dẫn tới sự hình thành của 
hai quốc gia nào? 
 A. Cham-pa và Su-khô-thay. B. Su-khô-thay và Lan Xang. 
 C. Pa-gan và Cham-pa. D. Mô-giô-pa-hit và Gia-va. 
Câu 2. Vương quốc Su-khô-thay là tiền thân của quốc gia nào hiện nay? 
 A. Thái Lan. B. Mi-an-ma. C. Ma-lai-xi-a. D. In-đô-nê-xi-a. 
Câu 3. Vương quốc Pa-gan là tiền thân của quốc gia nào hiện nay? 
A. Cam-pu-chia. B. Lào. C. Phi-lip-pin. D. Mi-an-ma. 
Câu 4. Vương triều nào đã thống nhất được In-đô-nê-xi-a? 
A. Xu-ma-tơ-ra B. Xu-la-vê-di. 
C. Gia-va (Mô-giô-pa-hít) D. Ca-li-man-tan. 
Câu 5. Văn hóa Đông Nam Á chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất từ nền văn hóa nào? 
A. Trung Quốc. B. Nhật Bản. C. Ấn Độ. D. Phương Tây. 
 - HS thực hiện nhiệm vụ học tập 
Hs giơ tay nhanh nhất để trả lời câu hỏi 
 - Báo cáo, thảo luận 
Câu trả lời của HS 
 - Kết luận, nhận định 
 HS nhận xét bài làm của bạn 
 GV đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của học sinh, chuẩn xác kiến thức (nếu cần) 
4. Vận dụng 
 a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học viết một bài giới thiệu về thành tựu văn hóa tiêu 
biểu của Đông Nam Á TKX-TKXVI. 
 b. Tổ chức thực hiện: 
 - GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 
Dựa vào kiến thức vừa học hãy hoàn thành bài tập 2 trong SGK/36. 
53
 - HS thực hiện nhiệm vụ học tập 
 HS thực hiện nhiệm vụ thông qua sự định hướng và giúp đỡ của GV 
 - Báo cáo, thảo luận 
 Hs báo cáo sản phẩm của nhóm bằng việc dán phiếu học tập của nhóm lên bảng. Đại diện 
nhóm trình bày sản phẩm, tương tác với nhóm bạn 
 - Kết luận, nhận định 
 HS nhận xét bài làm của nhóm bạn 
 GV đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của học sinh, chuẩn xác kiến thức. 
 GV hướng dẫn Hs chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo 
----------------------------------------------------------------- 
Ngày soạn: Ngày dạy: 
TÊN BÀI DẠY - BÀI 11: VƯƠNG QUỐC CAM PU CHIA. 
Môn: Lịch sử và Địa lí 7. 
Thời gian thực hiện: 01 tiết - Tiết 23. 
 I. MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức: 
 - Mô tả được quá trình hình thành và phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia. 
 - Nhận biết và đánh giá được sự phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia thời Ăng Co 
 - Nêu được một số nét tiêu biểu về văn hoá của Vương quốc Cam-pu-chia. 
 2. Năng lực 
 * Năng lực chung: 
 - Tự chủ - tự học; giao tiếp - hợp tác; giải quyết vấn đề - sáng tạo. 
 * Năng lực đặc thù: 
 - Năng lực tìm hiểu lịch sử: 
 + Quan sát, khai thác và sử dụng thông tin của tư liệu lịch sử được sử dụng trong bài học 
 + Mô tả được quá trình hình thành và phát triển của vương quốc Cam pu chia, nhận biết sự 
phát triển của vương quốc Cam pu chia thời Ăng co 
 + Nêu được một số nét tiêu biểu về văn hoá của vuơng quốc Cam pu chia 
 - Nhận thức và tư duy lịch sử: 
 + Xác định trên bản đồ các quốc gia Cam-pu-chia 
 + Nhận xét, đánh giá sự phát triển của vương quốc Cam pu chia thời Ăng-co 
 + Lập được trục thời gian các sự kiện tiêu biểu về quá trình hình thành và phát triển của 
Vương quốc Cam-pu-chia. 
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: 
 Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong 
học tập và thực tiễn về những thành tựu văn hóa thời phong kiến HS biết nhận xét, đánh giá, 
rút ra bài học kinh nghiệm về quá trình phát triển của khu vực. 
 3. Về phẩm chất: 
 - Giáo dục lòng yêu nước: có tinh thầ

File đính kèm:

  • pdfke_hoach_bai_day_lich_su_va_dia_li_lop_7_phan_lich_su_sach_c.pdf