Kế hoạch bài dạy Lịch sử và Địa lí Lớp 4 Sách CTST - Năm học 2023-2024

I. Yêu cầu cần đạt.

1. Năng lực đặc thù:

- Nhận thức khoa học Lịch sử và Địa lí: đọc được lược đồ, bảng số liệu, biểu đồ, tranh ảnh ở mức đơn giản.

– Tìm hiểu lịch sử và địa lí: từ những nguồn tư liệu, số liệu, lược đồ hoặc bản đồ nêu được nhận xét về đặc điểm và mối quan hệ giữa các đối tượng, hiện tượng địa lí.

– Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

+ Xác định được vị trí của một địa điểm, một phạm vi không gian trên bản đồ.

+ Sử dụng được biểu đồ, số liệu,... để nhận xét về một số hiện tượng địa lí.

2. Năng lực chung

- Biết cố gắng hoàn thành phần việc mình được phân công và chia sẻ, giúp đỡ thành viên khác cùng hoàn thành việc được phân công.

- Tự làm được những việc của mình ở nhà và ở trưởng theo sự phân công, hướng dẫn của GV.

3. Phẩm chất

- Chăm chi: thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập.

II. Đồ dùng dạy học.

1. Giáo viên

- Tài liệu: SGK và bài giảng điện tử có các hình ảnh minh họa.

2. Học sinh

- SGK, vở

docx 210 trang Cô Giang 21/11/2024 560
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Lịch sử và Địa lí Lớp 4 Sách CTST - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Lịch sử và Địa lí Lớp 4 Sách CTST - Năm học 2023-2024

Kế hoạch bài dạy Lịch sử và Địa lí Lớp 4 Sách CTST - Năm học 2023-2024
 Lịch sử và Địa lí
 Bài 1. Làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí (Tiết 1)
I. Yêu cầu cần đạt.
1. Năng lực đặc thù: 
- Nhận thức khoa học Lịch sử và Địa lí: đọc được lược đồ, bảng số liệu, biểu đồ, tranh ảnh ở mức đơn giản.
– Tìm hiểu lịch sử và địa lí: từ những nguồn tư liệu, số liệu, lược đồ hoặc bản đồ nêu được nhận xét về đặc điểm và mối quan hệ giữa các đối tượng, hiện tượng địa lí.
– Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
+ Xác định được vị trí của một địa điểm, một phạm vi không gian trên bản đồ.
+ Sử dụng được biểu đồ, số liệu,... để nhận xét về một số hiện tượng địa lí.
2. Năng lực chung
- Biết cố gắng hoàn thành phần việc mình được phân công và chia sẻ, giúp đỡ thành viên khác cùng hoàn thành việc được phân công.
- Tự làm được những việc của mình ở nhà và ở trưởng theo sự phân công, hướng dẫn của GV.
3. Phẩm chất
- Chăm chi: thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập.
II. Đồ dùng dạy học.
1. Giáo viên
- Tài liệu: SGK và bài giảng điện tử có các hình ảnh minh họa.
2. Học sinh
-  SGK, vở
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: 5 phút
- Mục tiêu: Tạo hứng thú, tò mò và động cơ học tập tốt cho học sinh về bài học.
- GV cho HS quan sát quyển sách Lịch sử và Địa lí.
- GV chiếu một số phương tiện như trong SGK rồi yêu cầu HS đoán tên các phương tiện đó.
- GV nhận xét, chốt câu trả lời.
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài học, ghi bảng tên bài.
- HS quan sát.
- HS nêu: Bản đồ, lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu , sơ đồ, tranh ảnh, hiện vật.
- HS nghe, ghi tên bài vào vở.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới.( 30 phút)
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu bản đồ, lược đồ.
- Mục tiêu: HS biết tìm hiểu về bản đồ, lược đồ.
- Cách tiến hành: 
- GV cho HS làm việc theo nhóm đôi thời gian 3 phút quan sát hình 1 và đọc thông tin, em hãy: 
+ Kể tên các yếu tố của bản đồ và xác định các hướng bắc, nam, đông, tây trên bản đồ.
+ Nêu tên và xác định vị trí thủ đô của nước ta trên bản đồ.
- HS làm việc theo nhóm đôi quan sát hình 1, đọc thông in và thực hiện theo yêu cầu.
+ Các yếu tố của bản đồ là: tên bản đồ; phương hướng trên bản đồ; tỉ lệ bản đồ; kí hiệu trên bản đồ.
+ Học sinh quan sát hình 1 và tự thực hiện.

- Theo dõi các nhóm làm việc.
- GV chiếu hình 1 bản đồ hành chính Việt Nam .
- Gọi các nhóm trình bày.
- Gv nhận xét, chốt nội dung thảo luận.
- GV cho HS quan sát thêm một số bản đồ, lược đồ khác cho HS quan sát.
- GV chiếu hình 2, cho HS thực hiện theo yêu cầu sau:
+ Nêu tên lược đồ.
+ Xác định nơi Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa.
+ Nêu thời gian Hai Bà Trưng khởi nghĩa.
- Gọi HS trình bày trước lớp.
- GV nhận xét, bổ sung, chốt nội dung: Nơi Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa là Hát Môn – nơi có cắm cờ ( đọc từ bảng chú giải)
+ Thời gian Hai Bà Trưng khởi nghĩa là: tháng 3 năm 40( Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa tiến đánh Cổ Loa và thành Luy Lâu vào tháng 3 năm 40, quan Tô Định rút chạy về nước)
- GV kết luận: Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ của toàn bộ bề mặt Trái Đất hoặc một khu vực theo một tỉ lệ nhất định.
Lược đồ là hình vẽ thu nhỏ của một khu vực theo một tỉ lệ nhất định, có nội dung giản lược hơn bản đồ.
- Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ Lược đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40.
+ Nơi Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa là Hát Môn – nơi có cắm cờ.
+ Thời gian Hai Bà Trưng khởi nghĩa là: tháng 3 năm 40.
- Một vài HS chia sẻ trước lớp. HS nhận xét.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu về biểu đồ.
- Mục tiêu: HS biết một số yếu tố về biểu đồ.
- Cách tiến hành: 
- GV chiếu hình 3 trong SGK và cho HS làm việc theo nhóm 3: 
Quan sát hình 3, em hãy cho biết:
+ Các yếu tố của một biểu đồ.
+ Biểu đồ thể hiện nội dung gì về dân số các vùng.
+ Vùng náo có số dân nhiều nhất, ít nhất. Số dân các vùng đó là bao nhiêu?
- Gọi đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
- GV nhận xét, hướng dẫn HS đọc thông tin trên biểu đồ như: tên vùng, số liệu.
- GV giới thiệu thêm cho HS các dạng biểu đồ khác nhau như: biểu đồ tròn, biểu đồ kết hợp.
- GV kết luận: Biểu đồ là hình thức thể hiện trực quan các số liệu theo thời gian, không gian bằng các hình vẽ đặc trưng. Để sử dụng biểu đồ em cần thực hiện các bước sau:
+ Đọc tên biểu đồ để biết nội dung chính cần thể hiện. 
+ Đọc chú giải các thông tin trên biểu đồ. 
+ Khai thác biểu đồ bằng cách trả lời các câu hỏi: Cái gì? Như thế nào?
- HS quan sát biểu đồ hình, thảo luận thực hiện theo yêu cầu.
+ Các yếu tố của một biểu đồ gồm: tên biểu đồ; chú giải và các thông tin trên biểu đồ.
+ Biểu đồ hình 3 thể hiện về số lượng dân cư giữa các vùng ở Việt Nam năm 2020.
+ Vùng có số dân nhiều nhất là Nam Bộ (với 36 triệu người); vùng có số dân ít nhất là Tây Nguyên (với 6 triệu người).
- Đại diện 2-3 nhóm trình bày trước lớp.
- HS quan sát.
- HS nghe.
- HS nghe,
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu về bảng số liệu.
Mục tiêu: HS nhận biết được về bảng số liệu.
- GV chiếu hình 3 chiếu bảng số liệu trong SGK, yêu cầu HS thực hiện theo nhóm đôi: 
+ Nêu tên bảng ...u.
+ Nội dung của hình ảnh: đảo Cô Lin (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam).
+ Ý nghĩa của hình ảnh: Quần đảo Trường Sa là của Việt Nam, Việt Nam có biển đảo rất đẹp.
- Gọi HS trình bày.
- Gv nhận xét, cho HS xem thêm một số hình ảnh về quần đảo Trường Sa.
- GDHS: luôn yêu đất nước, bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước ta.
- GV hỏi:
+ Tranh ảnh là gì? Để sử dụng tranh ảnh em cần thực hiện theo các bước nào?
- GV kết luận: Tranh ảnh là các tác phẩm thể hiện nhân vật, sự kiện hoặc các nội dung khác. Tranh được vẽ bằng đường nét và màu sắc. Ảnh được chụp bằng thiết bị chụp ảnh. Để sử dụng tranh ảnh em cần thực hiện các bước sau:
+ Đọc tên tranh ảnh, xác định thời gian, địa điểm ( nếu có)
+ Mô tả thông tin, ý nghĩa của tranh ảnh.
+ Khai thác để sử dụng trả lời câu hỏi.
- Một vài trình bày. HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS đọc thông tin trong SGK và trả lời.

Hoạt động 6: Hướng dẫn HS tìm hiểu về hiện vật
- Mục tiêu: HS biết tìm hiểu về nội dung, ý nghĩa của hiện vật.
- Cách tiến hành: 
- GV chiếu hình 6 trong SGK và cho HS làm việc theo nhóm đôi: 
Quan sát hình 6, em hãy cho biết:
+ Nội dung của hiện vật
+ Ý nghĩa của hiện vật.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
- GV nhận xét, hướng dẫn nêu các bước sử dụng hiện vật.
- GV giới thiệu thêm cho HS một số hiện vật khác như: trống đồng Ngọc Lũ, hiện vật ở địa đạo Củ Chi.
.- GV kết luận: Hiện vật là những đồ vật hoặc sưu tầm hoặc khai quật được. Để sử dụng hiện vật em thực hiện các bước sau: đọc tên hiện vật, mô tả hiện vật, khai thác để sử dụng trả lời câu hỏi.
- HS quan sát hình, thảo luận thực hiện theo yêu cầu.
+ Nội dung của hiện vật: gạch lát nền in nổi hình hoa bằng chất liệu đất nung (thời Lý).
+ Ý nghĩa của hiện vật: cho ta biết kĩ nghệ đúc gạch thời Lý hay sự phát triển của thủ công nghiệp thời Lý hoặc đơn giản hơn: Thời Lý đã có gạch nung được trang trí bằng hoa văn.
- Đại diện 2 nhóm trình bày trước lớp.
- HS nêu: Để sử dụng hiện vật em thực hiện các bước sau: đọc tên hiện vật, mô tả hiện vật, khai thác để sử dụng trả lời câu hỏi.
- HS nghe.
3. Hoạt động Luyện tập (15 phút) 
Mục tiêu: HS củng cố kiến thức qua các bài tập.
Bài 1: Em hãy hoàn thành sơ đồ sau vào vờ.
- GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Cho HS làm bài trên phiều bài tập.
- Theo dõi HS làm bài.
- Gọi HS chia sẻ kết quả bài làm.
- HS đọc yêu cầu bài tập
- HS làm bài trên phiều bài tập, đổi bài kiểm tra.
- Một vài HS chia sẻ kết quả trước lớp.
- GV nhận xét, chiếu sơ đồ hoàn chỉnh.
Bài 2: Dựa vào hình 7, em hãy cho biết:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Cho HS thảo luận nhóm đôi : Dựa vào hình 7, em hãy cho biết:
+ Tên lược đồ là
+ Có những kí hiệu nào trên lược đồ.
+ Tên một cao nguyên ở phía bắc và một cao nguyên ở phía nam của vùng Tây Nguyên.
- GV chiếu lược đồ minh họa. Gọi HS trình bày trên lược đồ .
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS thảo luận nhóm đôi.
+ Tên lược đồ: Lược đồ địa hình vùng Tây Nguyên
+ Các kí hiệu trên lược đồ, gồm: phân tầng độ cao; thành phố; Vườn quốc gia; điểm độ cao; sông; hồ; ranh giới vùng; biên giới quốc gia; núi.
+ Cao nguyên ở phía Bắc vùng Tây Nguyên là: cao nguyên Kon Tum; cao nguyên ở phía Nam vùng Tây Nguyên là: cao nguyên Mơ Nông.
Bài 3: 
- GV chiếu hình 8, 9 trong SGK và hỏi:
+ Hình 8, hình 9 cho em biết điều gì? 
- GV nhận xét, chốt câu trả lời đúng.

- HS quan sát hình ảnh và trả lời cá nhân
+ Hình 8 và 9 là tranh ảnh về hiện vật: chiếc rìu gót vuông trang trí cảnh chó săn hươu của người Việt cổ.
+ Qua hiện vật chiếc rìu gót vuông này, em biết được:
+ Sự phát triển của kĩ thuật đúc đồng và kĩ thuật chế tạo vũ khí, công cụ lao động của người Việt cổ.
+ Đời sống vật chất của người Việt cổ.
4. Hoạt động vận dụng (4 phút)
- Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.
- GV nêu yêu cầu: Em hãy sưu tầm một bản đồ hoặc lược đồ hành chính về tỉnh hoặc thành phố nơi em sống và hoàn thành bảng theo mẫu dưới đây.
- Gọi HS trình bày theo yêu cầu.
- GV nhận xét, khen ngợi HS hoàn thành yêu cầu.
- HS trình bày theo yêu cầu.
 Bản đồ hoặc lược đồ
Bản đồ hành chính tỉnh Bình Phuóc
Các kí hiệu trên bản đồ hoặc lược đồ
Tên huyện/ thị xã/ thị trấn; đường quốc lộ; sông; hồ,
Tên các tỉnh, thành phố tiếp giáp
Bình Dương, Cam –pu-chia, Đồng Nai, Tây Ninh

 Hoạt động nối tiếp: 1 phút
- GV nhận xét, liên hệ giáo dục HS: chăm chỉ học tập.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Bài 2.

- HS nghe, 
IV. Điều chỉnh sau tiết dạy:
BÀI 2. THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI Ở ĐỊA PHƯƠNG EM (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Năng lực đặc thù: 
+ Nhận thức khoa học, lịch sử và địa lý.
- Trình bày được vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên của địa phương em.
- Kể được tên hoạt động kinh tế của địa phương em.
- Nêu được cách thức bảo vệ môi trường của địa phương em.
+ Tìm hiểu về lịch sử và địa lý.
- Xác định được vị trí địa lý của địa phương trên bản đồ Việt Nam.
- Mô tả được một số nét chính về tự nhiên.( Ví dụ, địa hình, khí hậu... của địa phương có sử dụng lược đồ hoặc bản đồ).
+ Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã h...tế hiện nay có ảnh hưởng đến môi trường như thế nào?
- HS lắng nghe 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
BÀI 2.THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI Ở ĐỊA PHƯƠNG EM (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Năng lực đặc thù: 
+ Nhận thức khoa học, lịch sử và địa lý.
- Trình bày được vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên của địa phương em.
- Kể được tên hoạt động kinh tế của địa phương em.
- Nêu được cách thức bảo vệ môi trường của địa phương em.
+ Tìm hiểu về lịch sử và địa lý.
- Xác định được vị trí địa lý của địa phương trên bản đồ Việt Nam.
- Mô tả được một số nét chính về tự nhiên.( Ví dụ, địa hình, khí hậu... của địa phương có sử dụng lược đồ hoặc bản đồ).
+ Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học.Đề xuất và thực hiện một số giải pháp nhằm bảo vệ môi trường ở địa phương.
2. Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động thực hiện nhiệm vụ được phân công.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: trao đổi với tự tin trước thành viên nhóm và trước lớp
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện vấn đề của địa phương, đặt câu hỏi nêu ý kiến làm sáng tỏ thông tin.
3. Phẩm chất: 
- Yêu nước: trân trọng các thành tựu mà địa phương đạt được.
- Trách nhiệm: Sẵn sàng hành động bảo vệ môi trường xung quanh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Các hình minh họa trong bài 9 SGK phóng to
- HS: SGK, VBT, giấy màu, bút, kéo, hồ dán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động: 
a. Mục tiêu: HS vui vẻ và kết nối vào tiết học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Vấn đáp, trò chơi, cả lớp.
c. Cách tiến hành: 
- GV tổ chức cho HS trò chơi đoán tên món ăn mà nơi mình sinh sống.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài học “Bài 2. Thiên nhiên và con người ở địa phương em” 
( tiết 2)
- GV ghi tựa bài.
- HS chơi trò chơi.
- HS lắng nghe.
2. Hoạt động Khám phá và luyện tập: 
2.3. Hoạt động 3: Bảo vệ môi trường của địa phương em
a. Mục tiêu: HS biết bảo vệ môi trường của địa phương.
Biết quan sát, khuyến nghị và xử lí tình huống liên quan đến an toàn, vệ sinh trường học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Vấn đáp, động não, trực quan, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực, nhóm, cả lớp.
c. Cách tiến hành:
- GV yêu cầu học sinh quan sát một số hình ảnh hoặc video về vấn đề môi trường của địa phương và suy nghĩ viết thông tin cá nhân vào vở hoặc giấy 
+ Nêu những vấn đề về môi trường của địa phương em?
+ Nêu 2 giải pháp của em nhằm bảo vệ môi trường?
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm quan sát các hình 1, 2 trong SGK trang 40 để trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, tuyên dương.
* GVGD: Giáo viên có thể phát động chương trình hành động nhằm bảo vệ môi trường tại gia đình hoặc trường học như trồng cây xanh, phân loại rác.
* GVKL: Cần bảo vệ môi trường của địa phương...
- HS quan sát tranh
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV
- HS trả lời
- HS nêu 2 giải pháp
- HS chia sẻ và nêu ý kiến bổ sung

2.4. Hoạt động 4: Luyện tập - Vận dụng
a. Mục tiêu: Giúp HS tự hệ thống lại kiến thức và ghi nhớ kiến thức sâu và lâu hơn.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Vấn đáp, động não, lắng nghe tích cực, cả lớp.
c. Cách tiến hành:
+ Giáo viên hướng dẫn nội dung luyện tập phần vẽ sơ đồ tư duy. Giáo viên chia sẻ video để học sinh tìm hiểu thêm. Đồng thời phần ghi bài trên bảng bằng sơ đồ tư duy để học sinh dễ hình dung và làm quen, thực hành hiệu quả.

- HS lắng nghe và quan sát và thực hành theo
-Học sinh có thể sưu tầm hình ảnh tự nhiên và kinh tế của địa phương qua báo chí, hình tự chụp nhằm giới thiệu với cả lớp trong tiết học sau.
3. Hoạt động nối tiếp:
a. Mục tiêu: Củng cố lại nội dung bài học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Vấn đáp, động não, lắng nghe tích cực, cả lớp.
c. Cách tiến hành:
- GV nhận xét chung tiết học.
- GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu thêm về một hoạt động kinh tế đặc trưng của địa phương.
+ Tên ngành kinh tế
+Tình hình sản xuất và phân bố hiện nay của ngành?
+ Ngành kinh tế hiện nay có ảnh hưởng đến môi trường như thế nào?
- HS lắng nghe 

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
TUẦN 	 KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
TIẾT: 	 MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ - LỚP 4
CHỦ ĐỀ: ĐỊA PHƯƠNG EM ( TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG)
BÀI 3 : Lịch sử và văn hóa truyền thống địa phương em (tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Năng lực đặc thù
Sau bài học, Hs đạt được các yêu cầu sau:
– Nhận thức khoa học Lịch sử và Địa lí: mô tả được một số nét về văn hoá của địa phương.
– Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: lựa chọn và giới thiệu được ở mức độ đơn giản một món ăn, một loại trang phục hoặc một lễ hội tiêu biểu... ở địa phương.
2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi
- N........................................
.................................................................................................................................
---------------------------------------
TUẦN 	 KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
TIẾT: 	 MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ - LỚP 4
CHỦ ĐỀ: ĐỊA PHƯƠNG EM ( TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG)
BÀI 3 : Lịch sử và văn hóa truyền thống địa phương em ( tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Năng lực đặc thù
Sau bài học, Hs đạt được các yêu cầu sau:
– Tìm hiểu về lịch sử và địa lí: kể lại được câu chuyện về một trong số các danh nhân ở địa phương. 
– Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: lựa chọn và giới thiệu được ở mức độ đơn giản một món ăn, một loại trang phục hoặc một lễ hội tiêu biểu... ở địa phương.
2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: sử dụng được ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh, cử chỉ để giới thiệu về món ăn, trang phục hoặc lễ hội tiêu biểu,... ở địa phương.
3. Phẩm chất: 
- Phẩm chất yêu nước: tự hào với lịch sử và truyền thống địa phương. 
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Đối với giáo viên
SGK, bản đồ, tranh, ảnh ( nếu có) 
Tài liệu giáo dục địa phương. 
Đối với học sinh
SGK, sưu tầm một số hình ảnh về danh lam thắng cảnh của địa phương bằng ảnh chụp hoặc tranh vẽ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. HĐ khởi động 
a. Mục tiêu: Kích thích được sự hứng thú, tạo không khí học tập, sôi nổi.
b. Cách tiến hành
- Cho HS khởi động
- GV dẫn dắt vào bài

 - Hs khởi động bằng hát bài : ''Quê hương tươi đẹp''
-Hs lắng nghe
2. Hoạt động luyện tập
a. Mục tiêu: Học sinh nắm được những nét văn hóa tiêu biểu ở địa phương qua bài học.
b. Cách tiến hành
- Cho hs đọc thông tin phần luyện tập. 
- Cho học sinh viết đoạn văn ngắn từ 3-5 câu về một nét văn hóa tiêu biểu ở địa phương nơi mình sống dựa trên các thông tin đã học. 
- Giáo viên nhận xét, chốt.

- HS đọc
- Học sinh làm việc cá nhân
- Học sinh chia sẻ, lớp nx, góp ý
3. Hoạt động vận dụng
a. Mục tiêu: Tạo cơ hội cho HS vận dụng những kiến thức, kĩ năng, thể nghiệm giá trị đã được học vào trong cuộc sống thực tiễn ở gia đình, nhà trường và cộng đồng.
b. Cách tiến hành
- Cho hs đọc thông tin phần vận dụng. 
- Cho học sinh trình bày lại một số hình ảnh đã sưu tầm về một lễ hội địa phương em.
- Yêu cầu học sinh vẽ một bức tranh, viết thư giới thiệu về danh nhân ở địa phương cho bạn bè nước ngoài.
- NX , tuyên dương

- HS đọc
- Học sinh trình bày lại
- Thực hiện
- Trình bày, lớp nx, góp ý
- Nx tiết học
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
CHỦ ĐỀ 2: TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
BÀI 4: THIÊN NHIÊN VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
(Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Năng lực đặc thù
– Nhận thức khoa học lịch sử và địa lí:
+ Trình bày được vị trí địa lí của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
thiên nhiên và phòng, chống thiên tai ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
– Tìm hiểu lịch sử và địa lí:
+ Xác định được vị trí địa lí của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Quan sát và mô tả được một số địa danh tiêu biểu của vùng trên bản đồ hoặc lược đồ.
2. Năng lực chung:
– Năng lực tự chủ và tự học: chủ động thực hiện nhiệm vụ được phân công.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: tự tin trao đổi với thành viên nhóm.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: phát hiện vấn đề của vùng, liên hệ với địa phương, đặt câu hỏi, nêu ý kiến làm sáng tỏ thông tin.
3. Phẩm chất: 
– Yêu nước: thể hiện tình yêu Tổ quốc thông qua việc tự hào về các địa danh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
– Nhân ái: thông cảm với những khó khăn to lớn của vùng núi đã gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất.Xác định được vị trí địa lí, một số địa danh tiêu biểu (ví dụ: dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, cao nguyên Mộc Châu,..) của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ trên bản đồ hoặc lược đồ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Đối với giáo viên
Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Lịch sử Địa lí 4, phần Địa lí.
Lược đồ, sơ đồ và tranh ảnh về vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
Đối với học sinh
SHS, Vở bài tập Vở bài tập Lịch sử Địa lí 4, phần Địa lí.
Tranh ảnh sưu tầm và dụng cụ học tập có liên quan đến nội dung bài học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. HĐ khởi động 
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, ...ột số địa danh tiêu biểu (ví dụ: dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, cao nguyên Mộc Châu,..) của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ trên bản đồ hoặc lược đồ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Đối với giáo viên
Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Lịch sử Địa lí 4, phần Địa lí.
Lược đồ, sơ đồ và tranh ảnh về vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
Đối với học sinh
SHS, Vở bài tập Vở bài tập Lịch sử Địa lí 4, phần Địa lí.
Tranh ảnh sưu tầm và dụng cụ học tập có liên quan đến nội dung bài học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. HĐ khởi động 
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.
b. Cách tiến hành
- GV cho HS xem video hình ảnh về Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- GV mời 1 – 2 mô tả lại vị trí địa lý của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- GV nhận xét, tổng kết
- GV dẫn dắt HS vào bài học:  Bài 4: Thiên nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ- Tiết 2
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm thiên nhiên và ảnh hưởng của thiên nhiên đến đời sống và sản xuất.
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Địa hình:
+ Xác định được trên lược đồ các dãy núi, cao nguyên và đỉnh núi cao nhất của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
+ Nêu được ảnh hưởng của địa hình đến đời sống và sản xuất của người dân trong vùng.
- Khí hậu:
+ Nêu được đặc điểm khí hậu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
+ Nêu được ảnh hưởng của khí hậu đến đời sống và sản xuất của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Sông ngòi:
+ Xác định được trên lược đồ các con sông lớn của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
+ Nêu được đặc điểm chính của sông, hồ trong vùng.
+ Trình bày được vai trò của sông, hồ ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đối với đời sống và sản xuất.
b. Cách tiến hành
VÒNG CHUYÊN GIA
- GV chia HS cả lớp thành 3 nhóm.
- GV hướng dẫn các nhóm:
+ Đếm số thứ tự từ 1 đến hết.
+ Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên: số 1 làm nhóm trưởng, quản lí nhiệm vụ chung; số 2 làm thư kí;....
+ Phân công nhiệm vụ cho các nhóm:
●       Nhóm 1: Tìm hiểu nội dung địa hình.
●       Nhóm 2: Tìm hiểu nội dung khí hậu.
●       Nhóm 3: Tìm hiểu nội dung sông hồ.
+ Các thành viên nhóm sẽ có nhiệm vụ từ 5 – phút, bao gồm:
●       Đọc thông tin trong SHS tr.16 – 18, tìm các từ khóa và ghi ra giấy note để diễn đạt thành lời.
●       Kết hợp với hình 4, mô tả đặc điểm thiên nhiên và xác định các đối tượng địa lí, địa danh liên quan đến hình.
●       Đánh giá ảnh hưởng của thiên nhiên đến đời sống và sản xuất của người dân trong vùng.
- GV yêu cầu HS làm việc nhân, thống nhất ý kiến trong nhóm trong 10 phút. HS đặt các câu hỏi thảo luận. Thư kí ghi lại ý chính. Nhóm tóm tắt kiến thức.
VÒNG MẢNH GHÉP
- GV hướng dẫn HS tạo nhóm mảnh ghép trong thời gian 1 phút.
- GV mời các thành viên của nhóm lần lượt chia sẻ kiến thức, thông tin tìm hiểu ở Vòng chuyên gia với các thành viên còn lại của nhóm. Hết lượt, sản phẩm nhóm sẽ chuyền theo thứ tự GV ghi sẵn trên bảng. Khi trình bày, các thành viên còn lại lắng nghe thông tin, ghi chép lại kiến thức vào vở và đặt câu hỏi thêm (nếu có).
- GV cho HS đi tham quan sản phẩm của các cụm khác trong 3 phút.
- GV mời một số đại diện chia sẻ trước lớp các thông tin đã tìm hiểu, mời các nhóm bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.
+ Địa hình:
●       Đặc điểm:
✔     Núi, cao nguyên, thung lũng, cánh đồng giữa núi, đồi,...Hoàng Liên Sơn là dãy núi cao nhất nước ta.
✔     Ven biển có nhiều đảo, quần đảo, vịnh biển. Nổi tiếng là vịnh Hạ Long.
●       Ảnh hưởng của địa hình đến đời sống và sản xuất:
✔     Thuận lợi: phát triển thủy điện, lâm nghiệp, du lịch, chăn nuôi, gia súc lớn, trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả,...
✔     Khó khăn: gây bất lợi cho cư trú và việc đi lại, sản xuất của người dân.
+ Khí hậu:
●       Đặc điểm: Mùa đông lạnh nhất cả nước. Vùng núi cao rất lạnh, đôi khi có tuyết rơi. Mùa hạ, vùng có nhiệt độ cao, nắng nóng, mưa nhiều.
●       Ảnh hưởng của khí hậu đến đời sống và sản xuất:
✔     Thuận lợi: phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi.
✔     Khó khăn: nhiều thiên tai (lũ, rét đậm, rét hại, bão,...) gây trở ngại đối với đời sống và sản xuất.
+ Sông hồ:
●       Đặc điểm: có nhiều sông lớn như sông Hồng, sông Đà,...
●       Ảnh hưởng của sông hồ đến đời sống, sản xuất:
✔     Thuận lợi: phát triển thủy điện, thủy lợi, du lịch.
✔     Khó khăn: mùa hạ mưa nhiều, sông có lũ, gây thiệt hại lớn.
- GV trình chiếu thêm cho HS quan sát hình ảnh một số địa danh nổi tiếng ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:
Hồ Ba Bể
Sông Hồng
Dãy Hoàng Liên Sơn
- GV mở rộng kiến thức, nêu câu hỏi:
+ Em đã đến được tỉnh nào của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ? Kể tên các địa danh em đã đi qua.
+ Theo em, làm thế nào để khắc phục những khó khăn về địa hình, khí hậu, sông ngòi?
+ Em muốn sống ở địa phương nào nhất trong vùng? Vì sao?
- GV mời đại diện HS xung phong chia sẻ trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi cho bạn (nếu có).
- GV... giới thiệu gồm các nội dung chính sau:
+ Địa danh thiên nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ em muốn giới thiệu.
+ Mô tả vẻ đẹp thiên nhiên của địa danh đó: địa hình, khí hậu, sông ngòi, con người,...
+ Tình cảm, mong muốn của em đối với địa danh đó.
- GV yêu cầu HS báo cáo vào bài học sau.
Nhiệm vụ 2: Biện pháp phòng, chống thiên tai nơi em sống
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Ở nơi em sống thường xảy ra thiên tai nào?
+ Hãy đề xuất biện pháp để phòng chống.
- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Để đảm bảo an toàn cho đời sống và sản xuất, chúng ta cần có những biện pháp phù hợp, tích cực và kịp thời để phòng, chống thiên tai.
* CỦNG CỐ
- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.
- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.
* DẶN DÒ
- GV nhắc nhở HS:
+ Đọc lại bài học Thiên nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
+ Trả lời câu hỏi bài tập 1 phần Luyện tập và hoàn thành bài tập 1 phần Vận dụng SHS tr.19
+ Đọc trước Bài 5 – Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (SHS tr.20).
- HS chơi trò chơi
- HS lắng nghe, tiếp thu.
-HS nghe nhiệm vụ
- HS lắng nghe 
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện.
-HS trả lời
-HS lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
CHỦ ĐỀ 2: TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ .
BÀI 5: DÂN CƯ VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Ở VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ 
(Tiết 1)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Kể được tên một số dân tộc sinh sống ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Nhận xét được một cách đơn giản về sự phân bố dân cư ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ thông qua lược đồ phân bố dân cư.
- Kể được một số cách thức khai thác tự nhiên (ví dụ: làm ruộng bậc thang, xây dựng các công trình thuỷ điện, khai thác khoáng sản)
1.Năng lực đặc thù: 
- Nhận thức khoa học lịch sử và địa lí : 
 +Trình bày được đặc điểm dân cư vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ 
 + Kể được tên một số dân tộc sinh sống ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
 + Kể được một số cách thức khai thác tự nhiên (ví dụ: làm ruộng bậc thang, xây dựng các công trình thuỷ điện, khai thác khoáng sản)
-Tìm hiểu lịch sử và địa lí : 
 + Nhận xét được một cách đơn giản về sự phân bố dân cư ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ thông qua lược đồ phân bố dân cư.
 + Trình bày được được một số cách thức khai thác tự nhiên (ví dụ: làm ruộng bậc thang, xây dựng các công trình thuỷ điện, khai thác khoáng sản)
-Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học :
 + Tìm hiểu thông tin về dân tộc của vung Trung du và miền núi Bắc bộ .
 + Vẽ một bức tranh sinh động về ruộng bậc thang 
2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ tự học 
- Năng lực giao tiếp hợp tác 
-Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo 
3. Phẩm chất:
-Yêu nước : Tự hào về địa danh , thắng cảnh , công trình của vùng 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1.Đối với giáo viên
-Một số tranh ảnh về nhà ở, trang phục, hoạt động sản xuất của người dân ở vùng Trung du.
2. Học sinh :-Phiếu thảo luận nhóm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động 
a. Mục tiêu: Sắp xếp các chữ cái thành từ chỉ một hoạt động kinh tế 
b. Cách tiến hành: HS sắp xép và trả lời 
-Hoạt động kinh tế đó tên là gì ?
-Hoạt động kinh tế đó tiêu biểu ở khu vực địa hình nào ? Vì sao ?
- GV dẫn dắt HS vào bài học: ..
HS sắp xếp từ và trả lời

. Khám phá :
Hoạt động 1:Dân cư 
a. Mục tiêu:Biết vùng trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều dân tộc cùng sinh sống 
2b. Cách tiến hành:Cho HS thảo luận nhóm 
- Đọc thông tin và quan sát các hình 1, 2, em hãy kể tên một số dân tộc sinh sống ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
– Cho biết những tỉnh có mật độ dân số dưới 100 người/km2.
- Cho biết những tỉnh có mật độ dân số trên 200 người/km2
– Nhận xét về sự phân bố dân cư ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Bước 1. GV sử dụng các hình ảnh về một số dân tộc đề HS lựa chọn khi tham gia trò chơi: Tôi là ai nhằm giúp HS ghi nhớ và miêu tả được đặc trưng của một số dân tộc
Bước 2 GV cho HS quan sát khoảng 2 phút hình ảnh đặc trưng về một số dân tộc tiêu biểu của vùng như dân tộc Mông, Dao, Thái, Tay, Mùng, Mường... sau đó mô tả ngắn gọn đặc điểm về trang phục. cách búi tóc, vòng có nhạc cụ,... cho Hồ. Thông qua mô tả, các thành viên trong lớp sẽ ... sinh :-Phiếu thảo luận nhóm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động 
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi trước khi vào tiết học
b. Cách tiến hành: GV đọc 4 câu thơ và đặt các câu hỏi để khai thác bài học:
Về thăm vùng đất biên cương
Núi đồi bát ngát, ruộng nương ngút ngàn 
Đây đồng, đá quý, sắt, than
Kia là dòng thác vui mang điện về. 
• Thiên nhiên đã mang đến cho vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ những thế mạnh nổi bật nào?
Vùng đã khai thác các thế mạnh đó ra sao? Những ngành kinh tế nào là tiêu biểu? - GV giới thiệu cho HS về các mục tiêu bài học hôm nay
2. Khám phá :
Hoạt động 2: Cách khai thác tự nhiên 
a. Mục tiêu: Hướng dẫn HS tìm hiểu về cách thức khai thác tự nhiên
b. Cách tiến hành
Bước 1: GV chia HS thành các nhóm nhỏ khác nhau quy mô 4 IIS, nhóm
Bước 2. GV hướng dẫn HS các nhiệm vụ như sau: 
- Đếm số thứ tự từ 1 đến hết số lượng thành viên
trong nhóm.
– Phân công nhiệm vụ cho các thành viên; ví dụ
số 1 làm nhóm trưởng, quản lí nhiệm vụ chung. số 2 làm thư ký ghi chép và tóm tắt: số 3 làm hoạ sĩ vẽ hình minh hoạ; số 4 làm báo cáo viên,... - Hoạt động:
- Đọc thông tin trong SGK,
Trả lời câu hỏi: 
-Kể tên các cách thức khai thác tự nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
-Tóm tắt các cách thức bao gồm các nội dung: tên cách thức, nguyên nhân, ý nghĩa của việc khai thác, định hướng khai thác (nếu có)
. 
Bước 3. HS làm việc nhóm, GV quan sát và hỗ trợ.
Bước 4. H5 thuyết trình trước lớp. GV nhận xét –Chốt kiến thức 
Bước 5. GV chốt lại kiến thức, giới thiệu thêm thông tin mở rộng hoặc có thể đề nghị HS chia sẻ thêm hiểu biết về các hoạt động tương tự ở địa phương, tìm ra các hoạt động tương đồng hoặc khác biệt trong sản xuất nông nghiệp, thuỷ điện và khai thác khoáng sản. Gv tích hợp thêm vấn đề phát triển bền vững và bảo vệ môi trường thông qua các định hướng khai thác cập nhật.
3. Luyện tập
a. Mục tiêu: - Giới thiệu về dân tộc nội dung có thể đề cập đến gồm tên dân tộc, số dân, nơi cư trú, phong tục, nhà ở, cách khai thác
– Vẽ tranh:
b. Cách tiến hành
Bước 1: GV yêu cầu HS xem tranh gv chiếu các dân tộc ở Trung du và miền núi Bắc Bộ va các cách khai thác 
Bước 2. HS tìm hiểu nội dung trình bày cách khai thác 
4. Vận dụng: 
– Vẽ tranh: trên tờ giấy khó A4 hoặc A3 hoặc chất liệu tùy chọn khác
GV nêu rõ thời hạn nộp sản phẩm và các tiêu chí đánh giá có liên quan
 HS trình bày –Nhận xét lẫn nhau – GV nhận xét –liên hệ GD
 Cho HS nhắc lại : Qua bài học em có được những hiểu biết gì ?
Hoạt dộng nối tiếp : Dặn HS chuẩn bị bài tiết sau

 HS lắng nghe và trả lời 
- HS Đếm số thứ tự từ 1 đến hết số lượng thành viên trong nhóm
-HS nhận nhiệm vụ 
-HS làm việc theo nhóm
Trả lời :
+ Các cách thức khai thác tự nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là : Làm ruộng bậc thang,xây dựng các công trình thủy điện , Khai thác khoáng sản 
 + Tóm tắt các cách thức bao gồm các nội dung: 
 -Làm ruộng bậc thang -Nguyên nhân :Đất dốc –Ý nghĩa : Chinh phục thiên nhiên để làm ra lúa gạo
Xây dựng các công trình thủy điện –Nguyên nhân : Nhu cầu về năng lượng điện và ở đây có nhiều con sông lớn –Ý nghĩa : Cung cấp điện cho sinh hoạt của con người 
Khai tác khoáng sản –Nguyên nhân : Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ có nguồn khoáng sản phong phú nhất nước –Ý nghĩa : Khoáng sản được sử dụng trong công nghiệp , đời sống và xuất khẩu .
HS làm việc theo nhóm
HS chia sẻ thêm hiểu biết về các hoạt động tương tự ở địa phương
 HS bổ sung –Nhận xét 
HS làm bài cá nhân 
HS xem tranh
HS nêu 
HS vẽ tranh về một dân tộc ( nhà ở , trang phục)
HS trình bày –Nhận xét lẫn nhau
HS nhắc lại những nội dung cần nhớ
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
CHỦ ĐỀ 2: TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ .
BÀI 5: DÂN CƯ VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Ở VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ (Tiết 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Sau bài học này, em sẽ:
* Kể được tên một số dân tộc sinh sống ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
* Nhận xét được một cách đơn giản về sự phân bố dân cư ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ thông qua lược đồ phân bố dân cư.
* Kể được một số cách thức khai thác tự nhiên (ví dụ: làm ruộng bậc thang, xây dựng các công trình thuỷ điện, khai thác khoáng sản)
Năng lực đặc thù: 
-Nhận thức khoa học lịch sử và địa lí : 
 +Trình bày được đặc điểm dân cư vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ 
 + Kể được tên một số dân tộc sinh sống ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
 + Kể được một số cách thức khai ...Nhận xét lẫn nhau
HS nhắc lại những nội dung cần nhớ
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
CHỦ ĐỀ 2: TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
BÀI 6: MỘT SỐ NÉT VĂN HOÁ Ở VÙNG TRUNG DU 
VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ 
(Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Năng lực đặc thù
- Nhận thức khoa học Lịch sử và Địa lí: 
+ Kể tên được một số lễ hội văn hoá đặc trưng của các dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
+ Trình bày được mục đích của các lễ hội văn hoá của các dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Tìm hiểu lịch sử và địa lí: từ những nguồn tư liệu, nêu được nhận xét về đặc điểm của các lễ hội văn hoá của các dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: sử dụng được các nguồn tư liệu lịch sử và địa lí để thảo luận về một lễ hội văn hoá ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
2. Năng lực chung:
- Giao tiếp hợp tác: bước đầu sử dụng được ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh, cử chỉ để trình bày thông tin và ý tưởng về một lễ hội văn hoá ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
3. Phẩm chất: 
- Yêu nước: tôn trọng văn hóa của các dân tộc của đất nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Đối với giáo viên
- Máy tính, máy chiếu, webcam, phiếu học tập, c.
Đối với học sinh
- SHS, Vở bài tập Vở bài tập Lịch sử Địa lí 4, phần Lịch sử.
- Tranh ảnh sưu tầm và dụng cụ học tập có liên quan đến nội dung bài học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. HĐ khởi động 
a. Mục tiêu:Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.
b. Cách tiến hành
- GV chiếu tranh, yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, 
quan sát hình 1, 2 SHS tr.23 và trả lời câu hỏi: Những hình ảnh dưới đây gợi cho em điều gì về đời sống của các dân tộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
- GV mời đại diện 1 – 2 cặp đôi trả lời. 
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
+ Hình 1. Người Thái ở Sơn La đang múa xòe kết hợp nhảy sạp (múa sạp). Múa xòe, nhảy sạp (múa sạp) là các hình thức diễn xướng dân gian, là các loại hình văn hoá mang tính cộng đồng của các dân tộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
+ Hình 2. Người dân bán thổ cẩm tại chợ phiên. Thổ cẩm là sản phẩm thủ công đặc trưng của các dân tộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, được dùng làm trang phục, là một mặt hàng trao đổi, buôn bán tại các phiên chợ.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 6 – Một số nét văn hóa ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- GV ghi tên bài lên bảng.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu về lễ hội truyền thống
a. Mục tiêu:
- Kể được tên một số lễ hội tiêu biểu ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Nắm được việc tổ chức của các lễ hội và ý nghĩa của những lễ hội này.
b. Cách tiến hành
- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm (2 nhóm cùng thực hiện một nhiệm vụ học tập).
- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm:
+ Đọc thông tin, quan sát hình 3 – 6 SHS tr.24, kể tên và mô tả các lễ hội truyền thống của các dân tộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (lễ hội Gầu Tào, lễ hội Lồng Tồng).
+ GV hướng dẫn HS lập bảng so sánh các nội dung 
chính của hai lễ hội:
Thông tin/ Lễ hội
Lễ hội Gầu Tào
Lễ hội Lồng Tồng
Thời gian 


Ý nghĩa 


Hoạt động chính 


- GV lưu ý các đặc trưng tiêu biểu của mỗi lễ hội.
- GV mời đại diện 4 nhóm trình bày kết quả thảo luận. 
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
Thông tin/ Lễ hội
Lễ hội Gầu Tào
Lễ hội Lồng Tồng
Thời gian 
Thường được tổ chức vào đầu năm mới.
Thường được tổ chức vào những ngày đầu năm mới.
Ý nghĩa 
- Mang tính cộng đồng lớn nhất của người Mông.
- Là dịp để đồng bào người Mông tụ họp, giao lưu thắt chặt tình đoàn kết.
- Lễ hội mang đậm văn hoá nông nghiệp, phản ánh tâm tư.
- Là nguyện vọng của dân tộc Tày, Nùng với mong ước cả năm được mùa, khỏe mạnh và một năm mới nhiều tốt lành.
Hoạt động chính 
Có các trò chơi dân gian truyền thống như kéo co, đánh cù, múa khèn, múa ô, thổi sáo, thi hát đối giao duyên,...
- Một người đàn ông có uy tín sẽ đại diện cho dân bản cày đường cày đầu tiên để lấy may mắn cho vụ mùa.
- Chủ lễ và các gia đình trong bản chuẩn bị các mâm lễ và tiến hành nghi thức cúng tế.
- Có các trò chơi dân gian như đánh quay, kéo co, đẩy gậy, thi cấy lúa,... đặc biệt là thi ném còn.
 - GV mở rộng kiến thức:
+ Lễ hội Gầu Tào (có nghĩa là hội chơi ngoài trời); lễ hội Lồng Tồng (có nghĩa là xuống đồng), lễ hội Lồng Tồng cũng thường được gọi là lễ hội Lồng Tông.
+ Với mục đích như vậy, lễ hội Gầu Tào nghiêng về tổ chức nghi lễ cảm tạ trời đất và các trò chơi ngoài trời; lễ hội Lồng Tồng nghiêng về các hoạt động liên quan đến nông nghiệp, các nghi lễ nông nghiệp cổ xưa.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về múa hát dân gian
a. Mục tiêu:Thông qua hoạt động, HS kể được tên một số loại hình m... vụ cho các nhóm: Mô tả về một lễ hội văn hóa của các dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- GV gợi ý cho các nhóm trình bày các thông tin theo gợi ý SHS (tên lễ hội, thời gian, hoạt động chính, ý nghĩa) hoặc vẽ sơ đồ tư duy.
- GV nhận xét, đánh giám khích lệ HS.
- GV cho HS tham khảo thông tin về lễ hội hoa ban Điện Biên:
+ Thời gian: Được tổ chức vào tháng 2 âm lịch.
+ Hoạt động:
●       Tổ chức các nghi thức tâm linh, trò chơi dân gian, múa xòe bên bếp lửa.
●       Trưng bày, triển lãm, thi người đẹp Hoa Ban,....
+ Ý nghĩa: Lễ hội không chỉ khắc họa rõ nét vẻ đẹp văn hóa, tinh thần của hoa ban trong đời sống của đồng bào các dân tộc; là ngày hội của cộng đồng cac dân tộc tỉnh Điện Biên; quảng bá vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa và những tiềm năng du lịch của Điện Biên nói riêng, vùng Tây Bắc nói chung.

- HS làm việc nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm trả lời.
- Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học.
 - HS chia nhóm, nhận nhiệm vụ của nhóm.
- HS lắng nghe hướng 
dẫn.
- Các nhóm tiến hành thảo luận theo nhóm 6 điền vào phiếu học tập.
- GV chiếu phiếu trên webcam.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Nhóm khác theo dõi và nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe yêu cầu.
- HS tiến hành thảo luận theo nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS xem video.
- HS lắng nghe GV kết luận.
- HS lắng nghe, ghi nhớ yêu cầu.
- HS tiến hành thảo luận 
theo nhóm đôi.
- HS lắng nghe.
- HS tiến hành tham gia trò chơi. HS chia thành hai đội. 
- HS lắng nghe GV phổ biến.
- Các đội chơi giành quyền trả lời bằng cách phất cờ.
- HS lắng nghe.
- HS tiến hành chia nhóm.
- HS nhận nhiệm vụ.
- HS lắng nghe gợi ý.
- HS tiến hành thảo luận theo nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Nhóm khác theo dõi và nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS xem video.
4. Hoạt động vận dụng
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng được kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
b. Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và thực hiện yêu cầu: Trong vai một hướng dẫn viên du lịch, hãy giới thiệu một nét văn hóa đặc trưng của người dân vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- GV hướng dẫn HS sưu tầm thông tin, hình ảnh trên sách, báo, đài, internet,...Nội dung giới thiệu gồm các thông tin sau:

- HS nhận nhiệm vụ.
- HS lắng nghe.
+ Tên lễ hội, loại hình dân gian, cảnh họp chợ phiên,...
+ Những nét đặc sắc của nét văn hóa đó.
+ Tình cảm, mong muốn của em đối với nét văn hóa đặc trưng của người dân vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
+....
- GV yêu cầu HS báo cáo sản phẩm vào bài học sau.

- HS ghi nhớ
5. Hoạt động tiếp nối:
a. Mục tiêu: Tóm tắt lại nội dung bài học. Định hướng nội dung học tập tiếp theo.
b. Cách tiến hành
- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.
- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.
- GV nhắc nhở HS:
+ Đọc lại bài học Một số nét văn hóa ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
+ Hoàn thành bài tập phần Vận dụng.
+ Đọc trước Bài 7 – Đền Hùng và lễ giỗ tổ Hùng Vương (SHS tr.27).
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe yêu cầu.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
CHỦ ĐỀ 2: TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
BÀI 7: ĐỀN HÙNG VÀ LỄ GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Năng lực đặc thù
– Nhận thức khoa học Lịch sử và Địa lí: kể lại được một số truyền thuyết có liên quan đến Hùng Vương. 
- Tìm hiểu lịch sử và địa lí:
+ Đọc sơ đồ khu di tích, xác định được một số công trình kiến trúc chính trong Quần thể di tích Đền Hùng.
+ Sử dụng tư liệu lịch sử và văn hoá dân gian, trình bày được những nét sơ lược về lễ giỗ Tổ Hùng Vương.
– Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
+ Xác định được vị trí của khu di tích Đền Hùng trên bản đồ hoặc lược đồ, thời gian, địa điểm tổ chức lễ giỗ Tổ Hùng Vương hiện nay.
+ Thể hiện được niềm tự hào về truyền thống dân tộc qua lễ giỗ Tổ Hùng Vương. 
2. Năng lực chung:
Tự chủ, tự học: có ý thức tổng kết và trình bày được những nét sơ lược về lễ giỗ Tổ Hùng Vương sau khi học. 
3. Phẩm chất: 
Yêu nước: kính trọng, biết ơn các Vua Hùng đã có công dựng nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Đối với giáo viên
Tranh SHS – Lược đồ
Đối với học sinh
SHS
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. HĐ khởi động 
a. Mục tiêu: Kể lại được một số truyền thuyết có liên quan đến Hùng Vương. 
b. Cách tiến hành
GV yêu cầu HS đọc các câu ca dao để xác định tên lễ hội và chia sẻ những hiểu biết về lễ hội này.
+ Những câu ca dao dưới...) trình bày cảm nghĩ về công lao dựng nước và giữ nước của các Vua Hùng, truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc qua lễ giỗ Tổ Hùng Vương.
 HS đọc các câu ca dao để xác định tên lễ hội và chia sẻ những hiểu biết về lễ hội này
 Đọc thông tin và quan sát các hình 1, 2 HS xác định
+ Vị trí của khu di tích Đến Hùng.
+ Một số công trình kiến trúc chính trong khu di tích Đến Hãng.
 HS quan sát hình 1 để xác định vị trí của khu di tích Đền Hùng.
HS quan sát hình 2 để xác định các công trình kiến trúc chính trong khu di tích.
HS đọc thông tin, quan sát các hình 3, 4, kết hợp thông tin đã tìm hiểu mục 1, để trả lời các thông tin: thời gian tổ chức, địa điểm, các hoạt động trong lễ hội.
HS thực hiện yêu cầu
HS quan sát các hình 3, 4, 5 và trả lời.
HS quan sát hình 5, đọc đoạn thông tin cuối và mục “Em có biết” để HS cảm nhận
HS đọc thông tin để kể tên các truyền thuyết liên quan đến thời kì Hùng Vương và khái quát nội dung của các câu chuyện.
HS đọc, khai thác các đoạn thông tin để kể tên một số truyền thuyết về thời Hùng Vương theo tiến trình lịch sử Con Rồng cháu Tiên
Bước 2. HS thực hiện.
Bước 3 HS trả lời.
HS lắng nghe
HS vẽ sơ đồ bằng các kí kiệu đơn giản
HS viết một đoạn văn (từ 5 đến 7 dòng) trình bày cảm nghĩ 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
CHỦ ĐỀ 3: ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
Bài 8: Thiên nhiên vùng Đồng bằng Bắc Bộ
 (Tiết 1)
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Năng lực đặc thù
- Xác định được vị trí địa lý của vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tự giác trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập. Biết cùng bạn hoàn thành nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định được vị trí địa lý của vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất yêu nước: tự hào về các địa danh và thiên nhiên của vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
- Phẩm chất chăm chỉ: chủ động học tập, tìm hiểu về vùng Đồng bằng Bắc Bộ. 
II. Đồ dùng dạy học: 
- GV: GA điện tử.
- HS: SGK, đồ dùng học tập. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động (5 phút)
a. Mục tiêu:
- Tạo hứng thú, tò mò và động cơ học tập tốt cho học sinh về bài học.
b. Cách tiến hành
- GV cho HS quan sát hình ảnh khởi động trong SGK trang 40 và yêu cầu HS trình bày hiểu biết của em về sông Hồng.
- Tổ chức HS trình bày hiểu biết của em về sông Hồng
- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài mới: Thiên nhiên vùng Đồng bằng Bắc Bộ 
- HS quan sát hình và trình bày hiểu biết của em về sông Hồng.
- HS trình bày 
- Lắng nghe
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (30 phút)
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu về vị trí địa lí của vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
a. Mục tiêu
- HS xác định được vị trí địa lý của vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
b. Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS quan sát lược đồ hình 2 trong SGK, kết hợp với câu hỏi:
+ Xác định vị trí trên lược đồ vị trí vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
+ Vùng Đồng bằng Bắc Bộ do sông nào bồi đắp nên?
+ Kể tên các vùng và vịnh biển tiếp giáp với vùng Đồng bằng Bắc Bộ?
- GV thông báo thể lệ để HS tham gia trò chơi:
+ HS đếm số theo nhóm, từ 1 đến 6
+ Gọi lần lượt từng số của các nhóm để tham gia trò chơi.
+ GV đọc câu hỏi, các HS có số mà được GV gọi phải cùng nhau trả lời bằng cách ghi đáp án ra bảng nhỏ, các HS còn lại không được tham gia.
- Yêu cầu HS trình bày lại thông tin về vị trí địa lí vùng.
- Nhận xét, tuyên dương.
- GV kết luận và nhấn mạnh vị trí địa lí của vùng. Vị trí này sẽ ảnh hưởng lớn đến đặc điểm thiên nhiên , đặc biệt là khí hậu.
- GV giới thiệu về đảo Cát Bà, Bạch Long Vĩ.
- HS quan sát lược đồ.
- HS lắng nghe
+ HS đếm số theo nhóm.
+ HS tham gia chơi
- HS trình bày lại thông tin về vị trí địa lí vùng.
- HS lắng nghe 
- HS lắng nghe

3. Hoạt động nối tiếp (5 phút)
a. Mục tiêu
- HS ôn lại vị trí địa lý của vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
b. Cách tiến hành
- Tổ chức HS làm bài tập trắc nghiệm:
Câu 1: Đồng bằng Bắc Bộ do hệ thống sông nào bù đắp?
a. sông Hồng và sông Thái Bình
b. sông Hồng và sông Cửu Long
c. sông Thái Bình và sông Tiền 
Câu 2: Phía bắc và phía tây của vùng Đồng bằng Bắc Bộ giáp với vùng nào?
a. Duyên hải miền Trung
b. Trung du và miền núi Bắc Bộ
c. vịnh Bắc Bộ
- Nhận xét, chốt đáp án đúng
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài: Thiên nhiên vùng Đồng bằng Bắc Bộ (tiết 2)
- HS chọn đáp án đúng
+ Câu 1: a
+ Câu 2: b
- HS lắng nghe
- Lắng nghe và thực hiện. 

IV: Điều chỉnh sau tiết dạy: .
..
CHỦ ĐỀ 3: ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
Bài 8: Thiên nhiên vùng Đồng bằng Bắc Bộ
 (Tiết 2)
I. Yêu cầu cần đ

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_lich_su_va_dia_li_lop_4_sach_ctst_nam_hoc_2.docx
  • docxBài 1.docx
  • docxBài 2.docx
  • docxBài 3.docx
  • docxBài 4.docx
  • docxBài 5 (Tiết 1).docx
  • docxBài 5 (Tiết 2).docx
  • docxBài 5 (Tiết 3).docx
  • docxBài 6.docx
  • docxBài 7.docx
  • docBài 8.doc
  • docxBài 9.docx
  • docxBài 10.docx
  • docxBài 11.docx
  • docxBài 12.docx
  • docxBài 13.docx
  • docxBài 14.docx
  • docxBài 15.docx
  • docxBài 16.docx
  • docxBài 17.docx
  • docxBài 18.docx
  • docxBài 19.docx
  • docxBài 20.docx
  • docxBài 21.docx
  • docxBài 22.docx
  • docxBài 23.docx
  • docxBài 24.docx
  • docxBài 25.docx
  • docxBài 26.docx
  • docxBài 27.docx