Kế hoạch bài dạy Lịch sử và Địa lí 7 (Phần Lịch sử) Sách KNTT - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Quang Trung

Nhiệm vụ 1: trình bày đặc điểm chính của lãnh địa phong kiến ở Tây Âu.

Thảo luận

- Em hiểu thế nào là Lãnh địa phong kiến? Quan sát hình 3 sgk, em có nhận xét gì về tổ chức hoạt động của lãnh địa phong kiến.

- Em hãy cho biết đặc điểm của nền kinh tế lãnh địa là gì? Nêu nhận xét của em về nền kinh tế đó?

- GV lưu ý HS: Hình 3 chỉ tập trung miêu tả các cấu trúc cơ bản trong khu đất ở của lãnh chúa trong lãnh địa phong kiến chứ không phải miêu tả về tổng thể một lãnh địa phong kiến, vì thế một số chi tiết về lãnh địa không được thể hiện rõ trong hình vẽ minh họa này.

* Nhiệm vụ 2: trình bày mối quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô trong xã hội phong kiến.

Thảo luận nhóm

- Trình bày mối quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô trong xã hội phong kiến.

+ Công việc thường ngày của các lãnh chúa và nông nô là gì?

+ Trang phục và hoạt động của những con người được miêu tả trong tranh cho em thấy điều gì về thân phận của họ?

docx 150 trang Cô Giang 13/11/2024 410
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Lịch sử và Địa lí 7 (Phần Lịch sử) Sách KNTT - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Quang Trung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Lịch sử và Địa lí 7 (Phần Lịch sử) Sách KNTT - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Quang Trung

Kế hoạch bài dạy Lịch sử và Địa lí 7 (Phần Lịch sử) Sách KNTT - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Quang Trung
Tuần 1.2 
Tiết 1,2,3
CHƯƠNG 1: TÂY ÂU TỪ THẾ KỈ V ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XVI
BÀI 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN Ở TÂY ÂU (3 tiết)
NS: 5/9/2023
ND: 6,8,12/9/2023
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
Kể lại được những sự kiện chủ yếu về quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu.
Trình bày được đặc điểm của lãnh địa phong kiến và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến Tây Âu.
Phần tích được vai trò của thành thị trung đại.
- Nêu được sơ lược sự ra đời của Thiên Chúa giáo.
2. Năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, tự chủ; giải quyết vấn đề; sáng tạo; giao tiếp và hợp tác, ngôn ngữ.
- Năng lực đặc thù
+ Khai thác và sử dụng được một số thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học dưới sự hướng dẫn của GV.
+ Tìm kiếm, sưu tầm được tư liệu để phục vụ cho bài học và thực hiện các hoạt động thực hành, vận dụng.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ học tập và sưu tầm những tư liệu lịch sử có liên quan đến nội dung bài học
- Trách nhiêm: trân trọng những giá trị văn hóa của thời trung đại: Thiên chúa giáo, những thành thị Tây Âu ,
II-THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Phiếu học tập.
- Tranh ảnh, video liên quan đến bài học.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động 
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b.Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.
- Gv tổ chức cho HS nhận biết hình ảnh.
? Đây là địa danh thuộc thành phố và quốc gia nào?
 1 (London – Anh) 2 (Rô-ma/ Ý) 3 Pa-ri(Pháp) 4(Bec-lin. Đức)5 (Hoàng đế Sác – lơ – ma – nhơ.)
GV: Trên lãnh thổ nhiều nước châu Âu ngày nay đã xây dựng tượng đài để tưởng niệm vị Hoàng đế Sác- lơ- ma – nhơ. Ông đã có công lao gì mà được tôn vinh như thế? Hãy chia sẻ những hiểu biết của em về vị hoàng đế này?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động.
Bước 4: Kết nối bài học
2. Hình thành kiến thức mới
2. 1. Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu
a. Mục tiêu:  HS trình bày được những sự kiện chính của quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu; lãnh chúa phong kiến và nông nô được hình thành từ tầng lớp nào
b. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
B1. Giao nhiệm vụ
NV 1
Thảo luận 
N1, 2. Xã hội phong kiến ở Tây Âu được hình thành như thế nào?
N3. Sau khi tràn vào lãnh thổ La Mã, người Giéc – Man đã làm gì? Những việc làm đó có tác động như thế nào đến xã hội Tây Âu?
N4. Quan sát hình số 2, em hãy cho biết lãnh chúa phong kiến và nông nô được hình thành từ những tầng lớp nào?
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
- HS: Làm việc với SGK, tương tác nhóm hoàn thành nhiệm vụ được giao
B3: Báo cáo, thảo luận
 HS báo cáo sản phẩm của nhóm. Đại diện nhóm trình bày sản phẩm 
B4: Kết luận, nhận định
 - HS nhận xét, đánh giá và bổ sung 
 - GV nhận xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm HS, chuẩn xác kiến thức.
GV bổ sung: Sự hình thành của lãnh chúa phong kiến và nông nô: GV phân tích sơ đồ hình 2 cho HS :
+ Sơ đồ giúp HS khái quát được quá trình hình thành hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến, đó là lãnh chúa phong kiến và nông nô. Thông qua sơ đồ, HS biết được những thành phần gia nhập vào giai cấp lãnh chúa, nông nô và mối quan hệ giữa lãnh chúa - nông nô.
+ Gạch nối hai chiều giữa lãnh chúa phong kiến và  nông nô thể hiện mối quan hệ giữa hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến: lãnh chúa phong kiến bóc lột nông nô bằng tô, thuế và chi phối mọi mặt đời sống nông nô; ngược lại, nông nô phải nhận ruộng từ lãnh chúa và nộp tô, thuế cho lãnh chúa.
+ Các quý tộc thị người Giéc-man chiếm nhiều ruộng đất của các chủ nô La Mã, được phong tước trở thành các lãnh chúa phong kiến. Những quý tộc La Mã cũ quy thuận chính quyền mới cũng được cho phép giữ lại ruộng đất, trở thành một bộ phận của giai cấp phong kiến.
+ Nông dân tự do bị mất ruộng đất và và các nô lệ được giải phóng trở thành nông nô. Những nông nô này nhận được ruộng đất từ lãnh chúa và có trách nhiệm nộp tô thuế cho lãnh chúa. Lãnh chúa có quyền chi phối mọi mặt đời sống nông nô, thậm chí cả việc cưới xin, ma chay.
+ Quan hệ giữa lãnh chúa phong kiến với nông nô là quan hệ bóc lột.
+ Sau khi Sác-lơ-ma-nhơ mất, Vương quốc Phơ-răng bị phân chia thành ba vương quốc, chính thức xác lập chế độ phong kiến ở các nước này (về sau trở thành Pháp, Đức, I-ta-li-a). 
1. Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu.
- Nửa cuối thế kỉ V, các tộc người Giéc-man xâm chiếm tiêu diệt đế quốc Rô-ma.
- Thành lập nhiều vương quốc mới: Ăng-glô Xắc – xông, Vương quốc Phơ-răng, Vương quốc Tây Gốt, vương quốc Đông – Gốt
- Biến đổi trong xã hội
+ Tướng lĩnh, quý tộc được chia ruộng, phong tước → các lãnh chúa phong kiến.
+ Nô lệ và nông dân → nông nô phụ thuộc lãnh chúa phong kiến.
→ Xã hội phong kiến hình thành.

2.2. Lãnh địa phong kiến và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến ở Tây Âu...h ảnh tương phản với lãnh địa”?
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
- HS: Làm việc với SGK, tương tác nhóm hoàn thành nhiệm vụ được giao
B3: Báo cáo, thảo luận
 HS báo cáo sản phẩm của nhóm. Đại diện nhóm trình bày sản phẩm 
B4: Kết luận, nhận định
 - HS nhận xét, đánh giá và bổ sung 
 - GV nhận xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm HS, chuẩn xác kiến thức.
4. Sự xuất hiện các thành thị trung đại.
- Nguyên nhân: Cuối thế kỉ XI, sản xuất phát triển, hàng hóa thừa được đi bán ® Thành thị trung đại xuất hiện.
- Vai trò
+ Về kinh tế: phá vỡ nền kinh tế tự nhiên trong các lãnh địa, tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển của kinh tế hàng hoá.
+ Về chính trị: góp phần xoá bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền.
+ Về văn hoá - tư tưởng: Tạo cơ sở để xây dựng nền văn hóa mới, nhiều trường đại học được thành lập.
3. Hoạt động luyện tập
a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hoàn thiện kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi dưới dạng lí thuyết.
b. Tổ chức thực hiện:
Câu 1: Lãnh địa phong kiến và thành thị trung đại có những đặc điểm khác biệt:
 
Nội dung
Lãnh địa phong kiến
Thành thị trung đại
Thời gian xuất hiện
Từ thế kỉ V đến thế kỉ X
Từ thế kỉ XI
Hoạt động kinh tế chủ yếu
Nông nghiệp
Thủ công nghiệp, thương nghiệp
Thành phần cư dân chủ yếu
Lãnh chúa và nông nô
Thợ thủ công, thương nhân
- GV giao nhiêm vụ 2 cho HS: khoanh tròn vào câu đáp án trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Lãnh chúa phong kiến được hình thành từ:
A. Quý tộc Giéc-man. B. Quý tộc La Mã.
 C. Quý tộc các nước phương Tây. D. Cả A và B đều đúng.
Câu 2. Sau khi Sác-lơ-ma-nhơ mất, Vương quốc Phơ-răng chính thức xác lập chế độ phong kiến ở các nước:
A. Pháp, Đức, I-ta-li-a. B. Đức, Mỹ, Hà Lan.
C. Tây Ban Nha, Pháp, Đức. D. Áo, Bỉ, Tây Ban Nha.
Câu 3. Đặc điểm nào dưới đây không đúng khi nói về lãnh địa phong kiến ở Tây Âu:
A. Là đơn vị chính trị, kinh tế cơ bản của Tây Âu cho đến thế kỉ IX.
B. Là khu đất rộng lớn thuộc sở hữu của một lãnh chúa, bao gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần.
C. Các lãnh địa có chung quân đội, luật pháp, tòa án, thuế khóa, tiền tệ, hệ thống đo lường.
D. Kinh tế chủ đạo của lãnh địa là nông nghiệp, tự cấp, tự túc, ít trao đổi với bên ngoài.
Câu 4. Trường Đại học Bô-lô-na – một trong những trường đại học nổi tiếng được thành lập từ thời trung đại thuộc quốc gia nào ngày nay?
A. Pháp. B. I-ta-li-a. C. Đức. D. Áo.
Câu 5. Vì sao xuất hiện thành thị trung đại?
A. Vì hàng thủ công sản xuất ngày càng nhiều
B. Vì nông dân bỏ làng đi kiếm sống
C. Vì quý tộc chiếm được những vùng đất rộng lớn
D. Vì số lượng lãnh chúa ngày càng tăng
Câu 6. Ai là người sáng lập ra Thiên Chúa giáo?	
A. Phật Thích Ca B. Chúa Giê-su
C. Khổng Tử D. Mạnh Tử
Câu 7. Thiên Chúa giáo ra đời vào ở vùng Giê-ru-da-lem nay thuộc quốc gia nào?
A. Anh B. Pháp C. Pa-le-xtin D. Mỹ
Câu 8. Thiên Chúa giáo ra đời vào khoảng thời gian nào?
A. Thế kỉ II B. Cuối công nguyên C. Thế kỉ X D. Đầu công nguyên 
 Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: HS trình bày
Bước 4: GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
4. Hoạt động vận dụng, mở rộng
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi dưới dạng liên hệ thực tế, vận dụng.
b. Hướng dẫn thực hiện:
 “Thành thị giống như những bông hoa rực rỡ nhất của châu Âu thời trung đại”. Em hãy tìm những dẫn chứng trong bài học để chứng minh cho ý kiến trên.
- Sưu tầm những mẩu chuyện về các cuộc phát kiến địalí thời Trung đại
Tuần 2,3 
Tiết 4,5
Bài 2: CÁC CUỘC PHÁT KIẾN ĐỊA LÍ VÀ SỰ HÌNH THÀNH QUAN HỆ SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA Ở TÂY ÂU
 NS: 10/9/2023
ND: 12,15/9/2023
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
- Sử dụng lược đồ hoặc bản đồ, giới thiệu được những nét chính về hành trình của một số cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới.
- Nêu được hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí.
- Trình bày được sự nảy sinh phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu.
- Xác định được những biến đổi chính trong xã hội Tây Âu.
2. Năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, tự chủ; giải quyết vấn đề; sáng tạo; giao tiếp và hợp tác, ngôn ngữ.
- Năng lực đặc thù
+ Tái hiện kiến thức lịch sự, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.
+ Đọc lược đồ, phân biệt được hành trình của 4 cuộc phát kiến địa lí
3. Phẩm chất: Bồi dưỡng tinh thần dũng cảm, khám phá cái mới và tôn trọng các dân tộc khác nhau trên thế giới
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: 
 - Phiếu học tập.
 - Tranh, ảnh, lược đồ, hình ảnh về một số nội dung trong bài học.
+ Tư liệu hoặc những câu chuyện về các cuộc phát kiến địa lí.
2. Học sinh: Tranh, ảnh và dụng cụ học tập theo yêu cẩu của GV
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động 
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. 
b. Tổ chức thực hiện:
Quan sát các hình ảnh sau
 La bàn Thiết bị đo thiên văn Cô-lôm- bô Ma-gien-lăng
Những hình ảnh này liên quan đế...: Các cuộc phát kiến địa lý do tầng lớp nào tiến hành? Thương nhân, quý tộc.
 Câu hỏi 4: Các cuộc phát kiến địa lý chủ yếu hướng về đâu? Ấn Độ và các nước phương Đông
Câu hỏi 5: Việc tìm con đường thông thương giữa châu Âu và phương Đông đặt ra cấp thiết từ khi nào? TK XV
Câu hỏi 6: Quốc gia nào đi tiên phong trong các cuộc phát kiến địa lí? Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
B 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ
B 3: HS trình bày
B 4: GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
4 . Hoạt động vận dụng, mở rộng
 a. Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức trọng tâm bài học
 b. Hướng dẫn thực hiện:
- Hãy đóng vai một hướng dẫn viên du lịch và giới thiệu về 1 nhà thám hiểm tài ba mà em yêu thích. 
- Sưu tầm tư liệu về văn hóa phục hưng mà em ấn tượng
Tuần 3,4 
Tiết 6,7
BÀI 3: PHONG TRÀO VĂN HÓA PHỤC HƯNG VÀ CẢI CÁCH TÔN GIÁO

NS:16/9/2023
ND: 19,22/9/1023

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC	
1. Kiến thức
- Giới thiệu được sự biến đổi quan trọng về kinh tế - xã hội của Tây Âu từ thế ki XIII đến thế kỉ XVI.
- Trình bày được những thành tựu tiêu biểu của phong trào Văn hoá Phục hưng.
- Nhận biết được ý nghĩa và tác động của phong trào Văn hoá Phục hưng đối với xã hội Tây Âu.
- Nêu và giải thích được nguyên nhân của phong trào Cải cách tôn giáo.
- Mô tả khái quát được nội dung cơ bản và tác động của các cuộc Cải cách tôn giáo đối với xã hội Tây Âu.
2. Năng lực
- Năng lực chung
Năng lực tự học, tự chủ; giải quyết vấn đề; sáng tạo; giao tiếp và hợp tác, ngôn ngữ.
- Năng lực đặc thù
+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử. 
+ Khai thác và sử dụng được thông tin của các tư liệu hình ảnh và chữ viết để tìm hiểu về những biến đổi chính trong xã hội và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu.
3. Phẩm chất
- Tôn trọng sự khác biệt về nhận thức, phong cách cá nhân của những người khác và sự đa dạng về văn hóa của các dân tộc khác.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
+ Một số tư liệu có liên quan.
2. Học sinh
+ Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động 
a. Mục tiêu: Giúp khơi dậy tính tò mò của HS tạo tâm thế cho HS đi vào tìm hiểu bài học mới. 
b. Tổ chức thực hiện
B 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV:Giao nhiệm vụ học tập: GV giao nhiệm vụ cho HS, cho HS hoàn thành cột K và cột L vào bảng KWL.
K
W
L
Em hãy liệt kê 1 điều mà em biết về phong trào Văn hóa Phục hưng và phong trào Cải cách tôn giáo?
Hãy nêu 1 điều mà em muốn biết trong bài về phong trào Văn hóa Phục hưng và phong trào Cải cách tôn giáo?
Hãy nêu những điều mà em đã học được về phong trào Văn hóa Phục hưng và phong trào Cải cách tôn giáo.
B 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ.
- HS:hoạt động cá nhân hoàn thành cột K, L trong bảng KWL. GV chú ý theo dõi, quan sát.
B 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung 
- HS: Trình bày kết quả
B 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mới
- HS: Lắng nghe, vào bài mới
2. Hình thành kiến thức mới
2.1. Những biến đổi về kinh tế -xã hội Tây Âu từ TK XIII đến TK XVI.
a. Mục tiêu: hs có thể giới thiệu được sự biến đổi quan trọng về kinh tế - xã hội của Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI.
b. Cách thức tổ chức
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
B1. Giao nhiệm vụ
Hãy chỉ ra những biến đổi quan trọng nhất về kinh tế- xã hội ở Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
- HS: Làm việc với SGK, tương tác nhóm hoàn thành nhiệm vụ được giao
B3: Báo cáo, thảo luận
 HS báo cáo sản phẩm của nhóm. Đại diện nhóm trình bày sản phẩm 
B4: Kết luận, nhận định
 - HS nhận xét, đánh giá và bổ sung 
 - GV nhận xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm HS, chuẩn xác kiến thức.

1. Những biến đổi về kinh tế xã hội Tây Âu thế kỷ XIII đến thế kỷ XVI
- Kinh tế có nhiều biến đổi. 
+ Các công trường thủ công, công ti thương mại, các đồn điền ra đời và ngày càng được mở rộng quy mô. 
+ Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện.
- Xã hội: Giai cấp tư sản ra đời, có thế lực về kinh tế song lại chưa có địa vị xã hội tương xứng

2.2 Phong trào văn hóa Phục Hưng
a. Mục tiêu: 
- Trình bày được những thành tựu tiêu biểu của phong trào Văn hoá Phục hưng.
- Nhận biết được ý nghĩa và tác động của phong trào Văn hoá Phục hưng đối với xã hội Tây Âu.
b. Cách thức tổ chức:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
B1. Giao nhiệm vụ
Gv giới thiệu những nét cơ bản về Phong trào văn hóa Phục hưng. 
Nv1. Thảo luận nhóm
Gv chia lớp thành các nhóm (2 bàn là 1 nhóm): Dựa vào sgk mục 2 phần a trang 19, 20 kết hợp với tư liệu đã chuẩn bị (phân công từ tiết học trước) hoàn thành phiếu học tập số 1
Lĩnh vực
Tác giả tiêu biểu
Công trình tiêu biểu
Văn học


Kiến trúc


Điêu khắc


Hội họa


Khoa học 


Giới thiệu hình 1,2,3 sgk trang 18,19,20. Trong các thành tựu trên, em ấn tượng với thành tựu nào nhất? Vì sao?
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu ý nghĩa và tác động của p...h);
- Nêu được những nét chính về sự thịnh vượng của Trung Quốc Dưới thời Đường;
- Mô tả được sự phát triển kinh tế của Trung Quốc dưới thời Minh - Thanh;
- Giới thiệu và nhận xét được những thành tựu chủ yếu của văn hóa Trung Quốc từ thế kỷ VII đến giữa thế kỷ XIX (Nho giáo, Sử học, Kiến trúc,).
2. Năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, tự chủ; giải quyết vấn đề; sáng tạo; giao tiếp và hợp tác, ngôn ngữ.
- Năng lực đặc thù
 + Năng lực tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học dưới sự hướng dẫn của GV (tranh cố cung, tranh gốm men xanh). 
+ Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Rèn luyện kĩ năng miêu tả tranh ảnh lịch sử, kĩ năng so sánh, đánh giá, hợp tác.
 + Biết lập, đọc trục thời gian bảng niên biểu về các triều đại Trung Quốc.
 + Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Bước đầu biết vận dụng phương pháp lịch sử để phân tích và hiểu giá trị của các chính sách xã hội của mỗi triều đại cùng những thành tựu văn hoá.
3. Về phẩm chất
- Yêu nước: Có thái độ khách quan trong nhìn nhận các sự kiện và nhân vật lịch sử.
- Nhân ái: Tôn trọng văn hóa, tự do tín ngưỡng của dân tộc khác.
- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình tham gia hoạt động nhóm.
- Trung thực: Hiểu được Trung Quốc là một quốc gia phong kiến lớn điển hình ở phương Đông, đồng thời là một nước láng giềng gần gũi của Việt Nam, có ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình phát triển lịch sử Việt Nam.
- Trách nhiệm: Có ý thức tôn trọng và học hỏi cái hay, cái đẹp trong những thành tựu tiêu biểu của Trung Quốc.	
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Phiếu học tập cho HS
- Một số tranh ảnh được phóng to (để trình chiếu), một số mẩu chuyện lịch sử tiêu biểu gắn với nội dung bài học;
2. Học sinh	
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động 
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. 
b. Tổ chức thực hiện:
B 1: Giao nhiệm vụ học tập
Đây là công trình gì? Ở đâu? Em hãy giới thiệu vài nét về công trình này. 
B 2: Thực hiện nhiệm vụ
B 3: Báo cáo kết quả
HS trả lời (có thể đúng, có thể sai): Tử Cấm Thành được xây dựng vào năm 1420 dưới thời Minh Thành Tổ, đến năm 1655 dưới thời Thuận Trị thì được trùng tu.
B 4: Kết nối bài học
Trên cơ sở đó, GV dẫn dắt vào bài mới: Hình trên đây là di tích Tử Cấm Thành - một cung điện lớn và là một trong những biểu tượng của Trung Quốc thời phong kiến. Từ thế kỷ VII đến giữa thế kỷ XIX, chế độ phong kiến Trung Quốc tiếp tục phát triển như thế nào trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ?
2. Hình thành kiến thức mới
2.1. Giới thiệu chương 2. Trung Quốc và Ấn Độ thời trung đại
a. Mục tiêu: Nội dung của chương 2
b. Tổ chức thực hiện:
Từ thời cổ đại, Trung Quốc và Ấn Độ là những nền văn minh lớn ở phương Đông. Nhiều thành tựu của các nền văn minh này vẫn được bảo tồn, kế thừa, phát triển trong thời trung đại. Đây cũng là thời kì mà chế độ phong kiến ở Trung Quốc và Ãn Độ đạt đến sự cực thịnh với các triều đại: Đường, Minh, Thanh (ở Trung Quốc); Gúp-ta, Đê-li, Mô-gôn (ở Ấn Độ). Trung Quốc, Ấn Độ thời trung đại đã đạt được những thành tựu gì, chúng ta cùng tìm hiểu chương 2
2.2. Tìm hiểu tiến trình phát triển của lịch sử Trung Quốc từ thế kỷ VII đến giữa thế kỷ XIX
a. Mục tiêu: HS lập được sơ đồ tiến trình phát triển của Trung Quốc từ thế kỷ VII đến giữa thế kỷ XIX.
b. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
B1. Giao nhiệm vụ
 Vẽ trục thời gian thể hiện tiến trình phát triển của lịch sử Trung Quốc từ thế kỳ VII đến giữa thế kỷ XIX ?
B2: Làm việc với SGK, tương tác nhóm hoàn thành nhiệm vụ được giao
B3: HS báo cáo sản phẩm của nhóm. Đại diện nhóm trình bày sản phẩm 
B4: - HS nhận xét, đánh giá và bổ sung 
 - GV nhận xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm HS, chuẩn xác kiến thức.

1. Tiến trình phát triển của lịch sử Trung Quốc từ thế kỷ VII đến giữa thế kỷ XIX 
Lịch sử Trung Quốc từ thế kỷ VII đến giữa thế kỷ XIX trải qua các triều đại phong kiến: 
- Triều Đường (618 - 907);
- Triều Ngũ đại (907 - 960);
- Triều Tống (960 – 1279);
- Triều Nguyên (1271 – 1368);
- Triều Minh (1368 – 1644); 
- Triều Thanh (1644 – 1911) – triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc.
2.3. Tìm hiểu về Trung Quốc dưới thời Đường
a. Mục tiêu: Nêu được những nét chính về sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường;
b. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
B1. Giao nhiệm vụ
Thảo luận nhóm: Vòng mảnh ghép (3 phút)
Nhóm 1: Điểm mới của chế độ tuyển chọn quan lại dưới thời Đường là gì ?
Nhóm 2: Hãy nêu những chính sách đối ngoại của nhà Đường ? 
Nhóm 3: Nhà Đường thi hành chính sách gì để phát triển về nông nghiệp? Chính sách đó mang lại kết quả gì ?
Nhóm 4: Thủ công nghiệp, nội thương và ngoại thương thời Đường phát triển như thế nào?
* Vòng chuyên sâu (5 phút)
- Tạo nhóm mới
Trình bày những biểu hiện chính về sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường ?
B2: Thực hiện nhiệm vụ họ... thực hiện nhiệm vụ của các nhóm HS, chuẩn xác kiến thức.
 GV chốt lại ý: Những thành tựu văn hóa mà người Trung Quốc đạt được rất toàn diện và rực rỡ trên cơ sở kế thừa những di sản văn hóa từ các thế kỷ trước. Đồng thời, nhiều thành tựu trong số đó có ảnh hưởng đến nhiều nước láng giềng và trở thành thành tựu của văn minh thế giới.
4. Những thành tựu chủ yếu của văn hóa Trung Quốc từ thế kỷ VII đến giữa thế kỷ XIX 
a) Tư tưởng, tôn giáo: 
- Nho giáo đã trở thành hệ tư tưởng chính thống của chế độ phong kiến Trung Quốc;
- Phật giáo Tiếp tục thịnh hành dưới thời Đường.
b) Sử học, văn học:
- Sử học: Từ thời Đường, các cơ quan chép sử được thành lập, nhiều bộ sử lớn được biên soạn.
- Văn học:
+ Thời Đường, xuất hiện nhiều nhà thơ nổi tiếng như: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị.
+ Từ thời Nguyên đến thời Thanh: xuất hiện nhiều tiểu thuyết đồ sộ, có ảnh hưởng sâu sắc đến văn học các nước khác.
c) Kiến trúc điêu khắc:
- Các triều đại phong kiến đã xây dựng nhiều cung điện cổ kính, nổi tiếng với phong cách đặc sắc như: Cố Cung, Viên Minh Viên, Tử Cấm Thành.
- Những bức họa đạt tới đỉnh cao, tượng Phật được chạm khắc tinh xảo, sinh động đã chứng tỏ sự tài hoa và sáng tạo của các nghệ nhân Trung Quốc.
3. Hoạt động luyện tập
a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về thành tựu về khoa học – kĩ thuật của Trung Quốc.
b. Tổ chức hoạt động
B1. Giao nhiệm vụ: 
Câu hỏi tự luận
1. Tại sao nói thời Đường là thời kì thịnh vượng của chế độ phong kiến Trung Quốc ? 
2. Kinh tế dưới thời Minh – Thanh có điểm gì mới so với thời Đường? 
Trò chơi “Mô hình vùng an toàn xanh”
Trò chơi “Mô hình vùng xanh an toàn” giúp cho người nông dân thực hiện được vùng xanh bảo vệ môi trường bằng cách trả lời đúng những câu hỏi sau: 
Câu 1: Triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc là? - Triều Thanh
Câu 2: Sự phát triển đỉnh cao thời phong kiến Trung Quốc được thể hiện qua sự thịnh vượng của triều đại nào? - Nhà Đường
Câu 3: Bắt đầu từ triều đại nào bắt đầu xuất hiện mầm mống kinh tế TBCN? - Thời Minh - Thanh
Câu 4. Đây là tuyến đường giao thông buôn bán nối các châu lục thời kì này là? - Con đường tơ lụa
Câu 5: Thủ công nghiệp và thương nghiệp dưới thời Minh Thanh như thế nào? - Phát triển vượt bậc
B 2. HS thực hiện nhiệm vụ
B 3: HS trình bày
B 4: GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
1. Thời Đường là thời kỳ thịnh vượng của phong kiến Trung Quốc là vì:
- Bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương được hoàn thiện;
- Các vị vua Đường đều cho mở khoa thi để tuyển chọn hiền tài phục vụ đất nước;
- Giảm tô, thuế, thi hành chế độ quân điền, kinh tế phát triển vượt bậc hơn các triều đại trước;
- Là đế quốc hùng mạnh, rộng lớn vào bậc nhất thế giới lúc đó với nền văn hóa rất phát triển.
2. Điểm mới của kinh tế thời Minh - Thanh so với thời Đường:
- Nông nghiệp: Có những bước tiến về kỹ thuật gieo trồng, diện tích trồng trọt vượt xa thời kỳ trước, sản lượng lương thực tăng nhiều,...
- Thủ công nghiệp: Đã hình thành những xưởng thủ công tương đối lớn, thuê nhiều nhân công và sản phẩm rất đa dạng. 
+ Nhiều xưởng dệt lớn, chuyên môn hóa cao xuất hiện ở Tô Châu, Tùng Giang, 
+ Các xưởng đóng tàu đã đóng được những loại thuyền lớn.
- Thương nghiệp: Nhiều thương cảng lớn như Quảng Châu, Phúc Kiến, đã trở thành những trung tâm buôn bán sầm uất - nơi giao thương với các nước Đông Nam Á, Ấn Độ, Ba Tư,
4. Hoạt động vận dụng
a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức vừa tìm hiểu để vận dụng
b. Hướng dẫn thực hiện
- Sưu tầm tư liệu về ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc ở khu vực châu Á để giới thiệu cho thầy cô và bạn cùng lớp.
- Tìm hiểu về các vương triều của Ấn Độ thời phong kiến
- Sưu tầm các thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ thời phong kiến
Tuần 5,6
Tiết 10,11
BÀI 5: ẤN ĐỘ TỪ THẾ KỈ IV ĐẾN GIỮA TK XIX
NS:30/09/2023
ND: 03,06/10/2023
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
- Nêu được nét chính về điều kiện tự nhiên của Ấn Độ
- Trình bày khái quát được sự ra đời và tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Ấn Độ thời các vương triều Gúp-ta, Đê-li và Mô-gôn.
- Giới thiệu và nhận xét được một số thành tựu văn hóa của Ân Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX.
KTTT: Biết được một số thành tựu văn hóa của Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX.
2. Năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, tự chủ; giải quyết vấn đề; sáng tạo; giao tiếp và hợp tác, ngôn ngữ.
- Năng lực đặc thù
+ Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học dưới sự hướng dẫn của GV
+ Tìm kiếm, sưu tầm được tư liệu để phục vụ cho bài học và thực hiện các hoạt động thực hành vận dụng.
+ Rèn luyện kĩ năng miêu tả tranh ảnh lịch sử, kĩ năng so sánh, đánh giá hợp tác.
KTTT: Biết được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học dưới sự hướng dẫn của GV
3. Phẩm chất: Trân trọng những di sản của nền văn minh Ấn Độ để lại cho nhân loại. Liên hệ được ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến Việt Nam
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀỌC LIỆU	
1 Giáo viên
+Tư liệ...n lịch sử của Ấn Độ trong bài học mà em yêu thích?
- Tìm hiểu các thành tựu văn hóa tiêu biểu của ĐNA thời phong kiến
Tuần 6,7
Tiết 12,13
CHƯƠNG 3: ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ X ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XVI
Bài 6: Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế XVI
NS: 08/10/2023
ND: 10,13/10/2023
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức 
Mô tả được quá trình hình thành phát triển ban đầu của các quốc gia Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI.
 Giới thiệu và nhận xét được những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Đông Nam Á từ nửa sau TK X đến nửa đầu TK XVI
 HS KTTT: Giới thiệu được một vài thành tựu văn hóa tiêu biểu của Đông Nam Á từ nửa sau TK X đến nửa đầu TK XVI
2. Năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề
- Năng lực đặc thù: 
+ Đọc và chỉ được ra tên các vương quốc phong kiến trên lược đồ
+ Lập được trục thời gian các sự kiện tiêu biểu về quá trình hình thành và phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI.
+ Khai thác và sử dụng được thông tin của 1 số tư liệu lịch sử trong bài học dưới sự hướng dẫn của GV.
- HS KTTT: Đọc được tên một vài vương quốc phong kiến trên lược đồ
3. Phẩm chất: Tự hào về khu vực Đông Nam Á ngày càng kết nối chặt chẽ trong nhiều thế kỉ, tạo nền tảng vững chắc để hòa nhập vào sự phát triển của thế giới hiện nay.
- HS KTTT: Chăm chỉ lắng nghe, theo dõi bài. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
+ Lược đồ các quốc gia phong kiến Đông Nam Á, tranh ảnh liên quan đến bài học. 
2. Học sinh
+ Tư liệu được giao.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động 
a. Mục tiêu
- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới. 
- HS KTTT: Tham gia cùng thầy và cả lớp. 
b. Tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân, cặp/bàn
B1. Chuyển giao nhiệm vụ
HS xem một số hình ảnh của Đông Nam Á TKX đến TKXVI
Quan sát hình ảnh và trả lời các câu hỏi sau
Hình ảnh trên giúp em liên tưởng đến khu vực nào?
Nêu một vài điều mà em biết về khu vực đó?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: Quan sát, phân tích hình ảnh và ghi kết quả thảo luận ra phiếu học tập.
B3: Báo cáo thảo luận
- Đại diện của một vài nhóm lên trình bày sản phẩm.
- HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
B4: Kết nối bài học
2. Hình thành kiến thức mới
2.1. Sự hình thành và phát triển của các vương quốc phong kiến từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI
a. Mục tiêu: Mô tả được quá trình hình thành phát triển ban đầu của các quốc gia Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI.
b. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
B1. Giao nhiệm vụ
GV: hướng dẫn HS tìm hiểu lược đồ Đông Nam Á.
Thảo luận cặp
Khai thác hình 2 và thông tin trong mục
- Trình bày sơ lược sự hình thành và phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu TK XVI 
- Hãy kể tên các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI? 
- Từ tư liệu trên, em có nhận xét gì về hoạt động kinh tế của vương quốc Ma-lắc-ca? 
- HS KTTT: kể tên được các vương quốc phong kiến từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
- HS: Làm việc với SGK, tương tác nhóm hoàn thành nhiệm vụ được giao
B3: Báo cáo, thảo luận
 HS báo cáo sản phẩm của nhóm. Đại diện nhóm trình bày sản phẩm 
B4: Kết luận, nhận định
 - HS nhận xét, đánh giá và bổ sung 
 - GV nhận xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm HS, chuẩn xác kiến thức.
GV cho HS xem đoạn video về vương quốc Mianma
1. Sự hình thành và phát triển của các vương quốc phong kiến từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI
- Từ khoảng nửa sau thế kỉ X đến thế kỉ XIII, các vương quốc phong kiến bước vào giai đoạn phát triển: Pa-gan, Ha-ri-pun-giay-a, Đại Việt, Chăm-pa, Cam-pu-chia, Sri Vi-giay-a 
- Đến thế kỉ XIII: xuất hiện các quốc gia Vương triều Mô-giô-pa-hít (In-đô-nê-xi-a); Vương quốc A-út-thay-a (người Thái); Lan Xang (Lào); 
- Thế kỉ XV: Vương quốc Ma-lắc-ca được thành lập, nhanh chóng phát triển thịnh vượng.
à Từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI là thời kì phát triển thịnh vượng của nền kinh tế khu vực

2.2 Những thành tựu văn hóa tiêu biểu
a Mục tiêu: Nắm được những nét chung cơ bản về thành tựu văn hóa tiêu biểu của Đông Nam Á từ nửa sau TK X đến nửa đầu TK XVI 
b. Tổ chức hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
B1. Giao nhiệm vụ
Dựa vào sgk, hình 3, 4
Thảo luận nhó.m (5p)
Trình bày những thành tựu văn hóa tiêu biểu
+ Nhóm 1: Tín ngưỡng tôn giáo
+ Nhóm 2: Chữ viết văn học
+ Nhóm 3: Kiến trúc điêu khắc
Nội dung
Thành tựu văn hóa
Tín ngưỡng tôn giáo

Chữ viết văn học

Kiến trúc điêu khắc

B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
- HS: Làm việc với SGK, tương tác nhóm hoàn thành nhiệm vụ được giao
B3: Báo cáo, thảo luận
 HS báo cáo sản phẩm của nhóm. Đại diện nhóm trình bày sản phẩm 
B4: Kết luận, nhận định
 - HS nhận xét, đánh giá và bổ sung 
 - GV nhận xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của cá...n:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
B1. Giao nhiệm vụ
Thảo luận cặp
Dựa vào những từ khóa dưới đây em hãy lập sơ đồ về quá trình hình thành phát triển của Vương quốc Lào
Lào Thơng, Pha Ngừm, Lào Lùm, Lan Xang, 1353, Mường cổ
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
- HS: Làm việc với SGK, tương tác nhóm hoàn thành nhiệm vụ được giao
B3: Báo cáo, thảo luận
 HS báo cáo sản phẩm của nhóm. Đại diện nhóm trình bày sản phẩm 
B4: Kết luận, nhận định
 - HS nhận xét, đánh giá và bổ sung 
 - GV nhận xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm HS, chuẩn xác kiến thức.
Mở rộng: GV yêu cầu HS thông tin trang 39 phần kết nối với văn hóa để biết thêm thông tin về Pha Ngừm.
1. Quá trình hình thành, phát triển của vương quốc.
- Từ xa xưa chủ nhân của nước Lào là người Lào Thơng.
- Đầu thế kỉ XIII, một nhóm người nói tiếng Thái di cư đến đất Lào =>  Lào Lùm. Họ sinh sống hòa hợp với người Lào Thơng hợp chung lại là người Lào. 
- Năm 1353, Pha Ngừm đã tập hợp và thống nhất các mường Lào và lên ngôi vua. Đặt tên nước là Lan Xang (Triệu Voi).

2.2. Vương quốc Lào thời Lang Xang.
a. Mục tiêu: Nhận biết và đánh giá được sự phát triển của Vương quốc Lào thời Lan Xang.
b.Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
B1. Giao nhiệm vụ
NV 1: GV y/c HS đọc thông tin SGK trang 40, làm việc cá nhân trả lời câu hỏi:
Khai thác tư liệu trong SGK cho em biết điều gì vê kinh tế của Vương quốc Lan Xang?
HS KTTT: Chỉ cần biết được bộ máy nhà nước của vương quốc Lào thời Lang Xang.
*Nhiệm vụ 2: đánh giá sự phát triển của Vương quốc Lào thời Lan Xang.
Thảo luận nhóm (5p)
Trình bày sự phát triển và thịnh vượng về tổ chức nhà nước, kinh tế-xã hội, ngoại giao.
Lĩnh vực
Nội dung
Bộ máy nhà nước

Kinh tế, xã hội

Ngoại giao

Đánh giá chung:
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
- HS: Làm việc với SGK, tương tác nhóm hoàn thành nhiệm vụ được giao
B3: Báo cáo, thảo luận
 HS báo cáo sản phẩm của nhóm. Đại diện nhóm trình bày sản phẩm 
B4: Kết luận, nhận định
 - HS nhận xét, đánh giá và bổ sung 
 - GV nhận xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm HS, chuẩn xác kiến thức.
Đánh giá chung: Đây giai đoạn thịnh vượng nhất trong lịch sử của Lào song lại diễn ra rất ngắn (trong vòng 2 thế kỷ). Từ thế kỉ XVIII trở về sau, Lan Xang suy yếu dần và sau đó đến năm 1893, Lào bị thực dân Pháp xâm lược.
2. Vương quốc Lào thời Lang Xang.
- Vương quốc Lan Xang bước vào giai đoạn phát triển thịnh vượng ở các thế kỉ XV - XVII.
 - Bộ máy nhà nước: 
+ Vương quốc chia ra 7 mường (tỉnh). 
+ Đứng đầu nhà nước là vua, dưới vua có một phó vương và 7 quan đại thần kiêm tổng đốc tỉnh. 
+ Quân đội bao gồm quân thường trực của nhà vua và quân địa phương. 
- Kinh tế, xã hội: 
+ Sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp và chăn nuôi gia súc khá phát triển. 
+ Việc khai thác các sản vật quý được chú trọng. 
+ Trao đổi, buôn bán vượt ra ngoài biên giới. 
+ Cuộc sống của cư dân thanh bình, sung túc. 
- Ngoại giao: Giữ quan hệ hoà hiếu với các nước láng giềng (Cam-pu-chia và Đại Việt) nhưng cũng kiên quyết chống quân xâm lược (Miến Điện) để bảo vệ độc lập.

2.3. Một số nét tiêu biểu về văn hóa
a. Mục tiêu: Trình bày được một số nét văn hóa tiêu biểu của Lào
b. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
B1. Giao nhiệm vụ
Thảo luận nhóm (5p)
 Mỗi nhóm sẽ tìm hiểu ở nhà những nội dung trong phiếu học tập (HS có thể lựa chọn các hình thức trình bày như: sơ đồ tư duy, áp phích, tập san, thiết kế bài trình bày trên máy tính)
PHIẾU HỌC TẬP
Nhiệm vụ
Sản phẩm
- Chữ viết
- Đời sống tinh thần
- Kiến trúc

Nhận xét

- HSKT: Tham gia 60% thời gian cùng GV và cả lớp 
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
- HS: Làm việc với SGK, tương tác nhóm hoàn thành nhiệm vụ được giao
B3: Báo cáo, thảo luận
 HS báo cáo sản phẩm của nhóm. Đại diện nhóm trình bày sản phẩm 
B4: Kết luận, nhận định
 - HS nhận xét, đánh giá và bổ sung 
 - GV nhận xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm HS, chuẩn xác kiến thức.
*Mở rộng
- GV hướng dẫn HS khai thác nét văn hóa ca múa nhạc và công trình kiến trúc.
 HS quan sát hình 2, xem video về điệu múa truyền thống của Lào và nhận xét.
 Hình 2. Điệu múa truyền thống của Lào
HS quan sát hình ảnh, xem vi deo về công trình kiến trúc Thạt Luổng và nêu hiểu biết của mình về công trình kiến trúc này (kết nối với văn hóa) 
GV nhấn mạnh: Lào là nước láng giềng, là người anh em của Việt Nam chúng ta.Vốn có nguồn gốc lịch sử và văn hoá từ Vương quốc Lạn Xạng, quốc gia Lào hiện nay được mệnh danh là miền đất “Triệu Voi” (Lạn Xạng tức Triệu Voi). 
Người Lào thích ca nhạc và ưa múa hát, sống hồn nhiên nên các điệu múa của họ cởi mở, vui tươi. Người Lào có rất nhiều lễ hội - kiến trúc: trong đó tiêu biểu nhất là công trình kiến trúc Phật giáo Thạt Luổng ở Viêng Chăn
Là đất nước mà đạo Phật được coi là Quốc đạo, hàng năm tại Lào, hầu như tháng nào cũng có lễ hội trong đó lễ hội tại Thạt Luổng là lễ hội truyền thống đặc sắc, đậm nét văn hoá Lào nhất và thu hút được sự quan tâm của đông đảo người dân...hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
GV giới thiệu về vị trí địa lý của đất nước Cam pu chia trên bản đồ
GV nhắc lại sự hình thành nhà nước Phù Nam, Chân lạp 
B1. Giao nhiệm vụ
Thảo luận cặp
- Trình bày quá trình hình thành, phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia từ thế kỉ IX đến thế kỉ XVI.
Vẽ trục thời gian thể hiện tiến trình hình thành và phát triển của lịch sử vương quốc Cam-pu- chia?
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
- HS: Làm việc với SGK, tương tác nhóm hoàn thành nhiệm vụ được giao
B3: Báo cáo, thảo luận
 HS báo cáo sản phẩm của nhóm. Đại diện nhóm trình bày sản phẩm 
B4: Kết luận, nhận định
 - HS nhận xét, đánh giá và bổ sung 
 - GV nhận xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm HS, chuẩn xác kiến thức.
1. Quá trình hình thành và phát triển của Vương quốc
- Năm 802, vua Giay-a-vác-man II thống nhất lãnh thổ, đổi tên nước là Cam-pu-chia.
- Thế kỉ IX - XV: Thời kì Ăng-co, thời kì phát triển rực rỡ nhất của Vương quốc Cam-pu-chia.
- Thế kỉ XV, do sự tranh giành quyền lực giữa các phe phái và sự tấn công của người Thái đã khiến cho Vương quốc Cam-pu-chia suy yếu. Người Khơ-me phải chuyển kinh đô từ Ăng-co về phía nam Biển Hồ (Phnôm Pênh ngày nay).

2.2 Sự phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia thời Ăng-co
a. Mục tiêu: Nắm được những nét chung cơ bản về sự phát triển thịnh vượng (kinh tế xã hội chính trị) của Vương quốc Cam-pu-chia thời Ăng-co
b. Tổ chức hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
GV cho HS quan sát hình ảnh Biển Hồ, hổ Ba-ray và giới thiệu thêm thông tin, cũng như cho HS chỉ trên lược đồ thời kì mà Vương quốc Cam-pu-chia phát triển đến đỉnh cao: mở rộng sang vùng hạ lưu sông Chao Phray-a (Thái Lan ngày nay), trung lưu sông Mê Công (Lào ngày nay), Chăm-pa,..
B1. Giao nhiệm vụ
Hoạt động nhóm 
- Nhóm 1 và 3: Tình hình chính trị vương quốc Cam-pu-chia thời Ăng co như thế nào?
- Nhóm 2 và 4: Kinh tế vương quốc Cam-pu-chia thời Ăng co phát triển như thế nào?
- Nhóm 5 và 6: Vương quốc Cam-pu-chia thời Ăng mở rộng lãnh thổ ra sao?
- Nhóm 7 và 8: Em có nhận xét gì về sự phát triển của vương quốc Cam pu chia thời kỳ Ăng co?
HS KTTT: Chỉ cần biết được sự phát triển thịnh vượng (kinh tế xã hội chính trị) của Vương quốc Cam-pu-chia thời Ăng-co
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
- HS: Làm việc với SGK, tương tác nhóm hoàn thành nhiệm vụ được giao
B3: Báo cáo, thảo luận
 HS báo cáo sản phẩm của nhóm. Đại diện nhóm trình bày sản phẩm 
B4: Kết luận, nhận định
 - HS nhận xét, đánh giá và bổ sung 
 - GV nhận xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm HS, chuẩn xác kiến thức.
2. Sự phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia thời Ăng-co
* Chính trị: 
 - Xây dựng nhà nước quân chủ chuyên chế tập quyền.
- Đất nước được thống nhất và ổn định
* Về kinh tế
- Đào nhiều hồ, kênh mương để trữ và điều phối nước như Hồ Ba-ray Tây, Ba-ray Đông
- Đánh bắt cá ở Biển Hồ, khai thác lâm thổ sản
- Biết làm đồ trang sức, chạm khắc trên bức phù điêu bằng đá của đền, tháp
- Buôn bán với Trung Quốc và các quốc gia láng giềng
 - Đối ngoại: không ngừng mở rộng quyền lực ra bên ngoài thông qua các cuộc tấn công quân sự
=> Thời kì Ăng-co là thời kì phát triển thịnh đạt nhất của Vương quốc Cam-pu-chia. 

2.3 Một số nét tiêu biểu về văn hóa
a. Mục tiêu: HS nêu được những nét chính nền văn hoá riêng của Vương quốc Cam-pu-chia hết sức độc đáo: tín ngưỡng - tôn giáo, chữ viết - văn hóa, kiến trúc - điêu khắc.
b. Tổ chức hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
B1. Giao nhiệm vụ
Hoạt động nhóm
Nhóm (1,2). Những nét tiêu biểu về Tín ngưỡng – tôn giáo
Nhóm (3,4). Những nét tiêu biểu về Chữ viết – văn học:
Nhóm (5,6). Những nét tiêu biểu về Kiến trúc, điêu khắc
- HSKT: Tham gia 60% thời gian cùng GV và cả lớp B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
- HS: Làm việc với SGK, tương tác nhóm hoàn thành nhiệm vụ được giao
B3: Báo cáo, thảo luận
 HS báo cáo sản phẩm của nhóm. Đại diện nhóm trình bày sản phẩm 
B4: Kết luận, nhận định
 - HS nhận xét, đánh giá và bổ sung 
 - GV nhận xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm HS, chuẩn xác kiến thức.
Gv: - Quần thể đền Ăng- co là di tích nổi tiếng của Cam-pu-chia. Kiến trúc khu đền mô phỏng ngọn núi Mê-ru vĩ đại của Ấn Độ với ngọn tháp trung tâm cao nhất tới 65m và 5 ngọn tháp xung quanh tương ứng với 5 đỉnh núi. Toàn bộ kiến trúc được xây bằng đá sa thạch và đá tổ ong. Tất cả những khối đá lớn đó được xếp chồng lên nhau mà không cần chất kết dính hay bê tông cốt thép.
3. Một số nét tiêu biểu về văn hóa
Tín ngưỡng tôn giáo:
+ Có nhiều tín ngưỡng phồn thực, tục cầu mưa
+ Hin-du giáo và Phật giáo được đề cao
 Chữ Khơ-me ngày được hoàn thiện hơn.
- Văn học dân gian và văn học viết phong phú
Kiến trúc điêu khắc:
+ Phát triển và chịu ảnh hưởng đậm nét của Phật giáo
+ Kiến trúc độc đáo như Ban-tây Srêi, Ăng-co Vát, Ăng-co Thom
3. Hoạt động luyện tập
a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về Những nét tiêu biểu về văn hóa ở Vươ...n trong những thế kỉ sau.
- Phong trào cải cách tôn giáo
* Nguyên nhân
+ Thiên Chúa giáo là chỗ dựa cho chế độ phong kiến, chi phối toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội Tây Âu.
+ Giáo hội Thiên Chúa ngày càng có xu hướng cản trở sự phát triển của giai cấp tư sản.

2.3. Tìm hiểu về Trung Quốc và Ấn Độ thời phong kiến
a. Mục tiêu: Trình bày được tiến trình lịch sử và các thành tựu văn hóa của Trung Quốc và Âsn Độ thời trung đại
b. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
B1. Giao nhiệm vụ
N1, 2
- Lập sơ đồ tiến trình phát triển của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX ( Các thời Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh)? 
- Trình bày những biểu hiện chính về sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường về chính trị, kinh tế?
- Những thành tựu chủ yếu của văn hóa Trung Quốc từ thế kỷ VII đến giữa thế kỷ XIX?
N3, 4
- Lập sơ đồ tiến trình phát triển của Ấn Độ từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX
- Tình hình chính trị , kinh tế,xã hội Ấn Độ qua các vương triều
- Những thành tựu chủ yếu của văn hóa Ấn Độ từ thế kỷ IV đến giữa thế kỷ XIX?
Nv 2. Đánh giá về các thành tựu văn hóa của Trung Quốc? Ảnh hưởng gì đến văn hóa Việt Nam?
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
- HS: Làm việc với SGK, tương tác nhóm hoàn thành nhiệm vụ được giao
B3: Báo cáo, thảo luận
 HS báo cáo sản phẩm của nhóm. Đại diện nhóm trình bày sản phẩm 
B4: Kết luận, nhận định
 - HS nhận xét, đánh giá và bổ sung 
 - GV nhận xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm HS, chuẩn xác kiến thức.

II. Trung Quốc và Ấn Độ thời trung đại
1. Trung Quốc
2. Ấn Độ
3. Nhận xét về những thành tựu văn hóa của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX 
- Những thành tựu văn hóa Trung Quốc đã đạt được rất toàn diện và rực rỡ trên cơ sở kế thừa những di sản văn hóa từ các thế kỉ trước trong tất cả các lĩnh vực từ tư tưởng - tôn giáo, sử học cho đến văn thơ, kiến trúc điêu khắc
- Tất cả những thành tựu đó không chỉ có ý nghĩa với Trung Quốc mà còn có ý nghĩa rất lớn tới nhân loại
4. Một trong các thành tựu văn hóa Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX có ảnh hưởng đến Việt Nam 
HS liên hệ lấy 1 ví dụ ở một số lĩnh vực: (tôn giáo, chữ viết, lịch, văn học, kiến trúc,. )
+ Về tôn giáo: ảnh hưởng sâu sắc tới Việt Nam là phật giáo, hệ tư tưởng nho giáo, đạo giáo.
+ Về văn học: Văn hóa Trung Quốc cũng có ảnh hưởng rất lớn tới nền văn học của Việt Nam thời trung đại, đặc biệt thơ Đường, tiểu thuyết
+ Về kiến trúc, điêu khắc: Việt Nam có những công trình nổi tiếng với vẻ đẹp độc đáo ảnh hưởng kiến trúc Trung Quốc như Văn Miếu - Quốc Tử Giám, hoàng thành Thăng Long, thành nhà Hồ.
2.3. Tìm hiểu về Đông Nam Á nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày sự hình thành, kinh tế, văn hóa của các quốc gia Đông Nam Á nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI
b. Cách thức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
B1. Giao nhiệm 
N1, 2. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu Đông Nam Á nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI
N 4. Qúa trình hình thành,phát triển và các thành tựu văn hóa tiêu biểu của vương quốc Lào
N 4. Qúa trình hình thành,phát triển và các thành tựu văn hóa tiêu biểu của vương quốc Lào
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
- HS: Làm việc với SGK, tương tác nhóm hoàn thành nhiệm vụ được giao
B3: Báo cáo, thảo luận
 HS báo cáo sản phẩm của nhóm. Đại diện nhóm trình bày sản phẩm 
B4: Kết luận, nhận định
 - HS nhận xét, đánh giá và bổ sung 
 - GV nhận xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm HS, chuẩn xác kiến thức.

III. Đông Nam Á nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI
1. Các vương quốc ĐNA từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI
2. Vương quốc Lào
3. Vương quốc Cam-pu-chia

3. Hoạt động luyện tập
a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hoàn thiện kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi dưới dạng lí thuyết.
b. Tổ chức thực hiện: trả lời câu hỏi trắc nghiệm
1. Nền kinh tế tự cung, tự cấp là đặc trưng của 
A. nền kinh tế hàng hóa ở châu Âu. B. kinh tế trao đổi bằng hiện vật ở châu Âu.	
C. kinh tế có sự trao đổi buôn bán ở châu Âu. D. kinh tế trong các lãnh địa phong kiến châu Âu.
2. Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến châu Âu bao gồm
A. địa chủ và nông dân.	B. tư sản và vô sản.
C. chủ nô và nô lệ.	 D. lãnh chúa phong kiến và nông nô.
3. Khi tràn vào lãnh thổ của đế quốc Rôma, người Giéc-man đã 
A. khai hoang, lập đồn điền. B. thành lập vương quốc mới.
C. chiếm ruộng đất của chủ nô. D. phong tước vị cho tướng lĩnh và quý tộc.
4. Năm 476, đế quốc La Mã bị diệt vong đã đánh dấu
A. thời kì tư bản chủ nghĩa bắt đầu ở Tây Âu.
B. chấm dứt chế độ dân chủ cổ đại ở Tây Âu.
C. thời kì đấu tranh của nô lệ bắt đầu ở Tây Âu.
D. chế độ phong kiến Tây Âu từng bước hình thành.
5. Ý nào không phản ánh đúng tình hình vương quốc Lang Xang trong giai đoạn phát triển thịnh đạt?
A. Cuộc sống của cư dân thanh bình, sung túc. 
B. Vương quốc được chia thành 7 mường (tỉnh).
C. Là quốc gi cường thịnh nhất khu vực Đông Nam.... 


1

1

2. Ấn Độ thời trung đại
Nhận biết
– Nêu được những nét chính về điều kiện tự nhiên của Ấn Độ
– Trình bày khái quát được sự ra đời và tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Ấn Độ dưới thời các vương triều Gupta, Delhi và đế quốc Mogul.
Thông hiểu
- Giới thiệu được một số thành tựu tiêu biểu về văn hoá của Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX
Vận dụng 
– Nhận xét được một số thành tựu tiêu biểu về văn hoá của Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX





Chủ đề 3. ĐNA nửa sau thế kỉ X- XVI
1. Khái quát về Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI
Thông hiểu
– Mô tả được quá trình hình thành, phát triển của các quốc gia Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI.
- Giới thiệu được những thành tựu văn hoá tiêu biểu của Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI.
Vận dụng 
– Nhận xét được những thành tựu văn hoá tiêu biểu của Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI.




2.Vương quốc Campuchia

Nhận biết
– Nêu được một số nét tiêu biểu về văn hoá của Vương quốc Campuchia.
- Nêu được sự phát triển của Vương quốc Campuchia thời Angkor.
Thông hiểu
– Mô tả được quá trình hình thành và phát triển của Vương quốc Campuchia.
Vận dụng
– Đánh giá được sự phát triển của Vương quốc Campuchia thời Angkor.

1
1




3. Vương quốc Lào
Nhận biết
– Nêu được một số nét tiêu biểu về văn hoá của Vương quốc Lào.
- Nêu được sự phát triển của Vương quốc Lào thời Lan Xang.
Thông hiểu
– Mô tả được quá trình hình thành và phát triển của Vương quốc Lào.
Vận dụng
– Đánh giá được sự phát triển của Vương quốc Lào thời Lan Xang.

1
1



Số câu
8
1
1/2
1/2
Tỉ lệ
20%
15%
10%
5%
Tổng số câu
16
2
1
1
Tỉ lệ
40%
30%
20%
10%

KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I
MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 7
TT
Chương/
chủ đề
Nội dung/đơn vị kiến thức
Mức độ nhận thức

Nhận biết (TNKQ)
Thông hiểu
(TL)
Vận dụng
(TL)
Vận dụng cao
(TL)
Phân môn Địa lí

Châu Âu
(8 tiết)
- Vị trí địa lí. Đặc điểm tự nhiên châu Âu
5 
1


27,5 %
2.75 điểm
- Đặc điểm dân cư, xã hội châu Âu
3 



7,5 %
0,75 điểm
- Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở châu Âu
+ Ô nhiễm không khí.
+ Ô nhiễm nước.



½ TL*(a)
½ TL*(a)

½ TL (b)

15 %
1.5 điểm

Tỉ lệ %
20%
15%
10%
5%
50%
5 điểm
Phân môn Lịch sử

TÂY ÂU TỪ THẾ KỈ V ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XVI
(7t)
1. Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu

4*

1*



25%
2.5 đ

2. Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu





3. Phong trào văn hoá Phục hưng và cải cách tôn giáo

4*

1*




TRUNG QUỐC VÀ ẤN ĐỘ THỜI TRUNG ĐẠI
(4t)
1. Trung Quốc từ TK VII đến giữa TK XIX


1/2*
1/2
15%
1.5đ
2. Ấn Độ từ TK IV đến giữa TK XIX


1/2*


ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ X ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XVI
(4t)
1. Khái quát về Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI





10%
1,0 đ
2. Vương quốc Campuchia

2



3. Vương quốc Lào
2



Tỉ lệ %
20%
15%
10%
5%
50%
5 điểm
Tỉ lệ chung
40%
30%
20%
10%
100%

Trường THCS Quang Trung
Họ và tên..Lớp
KIỂM TRA GIỮA KÌ I, NĂM HỌC 2023-2024
MÔN: Lịch sử & Địa lí LỚP 7
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐIỂM
NHẬN XÉT CỦA THẦY/CÔ
I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)
Khoanh tròn chữ cái (A, B, C, D) đứng đầu câu ý trả lời đúng
A. PHẦN LỊCH SỬ
Câu 1. Khi tràn vào lãnh thổ của đế quốc Rôma, người Giéc-man đã 
A. khai hoang, lập đồn điền. B. thành lập vương quốc mới.
C. chiếm ruộng đất của chủ nô. D. phong tước vị cho tướng lĩnh và quý tộc.
Câu 2. Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến châu Âu bao gồm
A. địa chủ và nông dân.	B. tư sản và vô sản.
C. chủ nô và nô lệ.	 D. lãnh chúa phong kiến và nông nô.
Câu 3. Nền kinh tế tự cung, tự cấp là đặc trưng của 
A. nền kinh tế hàng hóa ở châu Âu. B. kinh tế trao đổi bằng hiện vật ở châu Âu.	
C. kinh tế có sự trao đổi buôn bán ở châu Âu. D. kinh tế trong các lãnh địa phong kiến châu Âu.
Câu 4. Năm 476, đế quốc La Mã bị diệt vong đã đánh dấu
A. thời kì tư bản chủ nghĩa bắt đầu ở Tây Âu.
B. chấm dứt chế độ dân chủ cổ đại ở Tây Âu.
C. thời kì đấu tranh của nô lệ bắt đầu ở Tây Âu.
D. chế độ phong kiến Tây Âu từng bước hình thành.
Câu 5. Thành tựu kiến trúc nổi bật của Vương quốc Cam-pu-chia là
A. Thạt Luổng. B. Vạn Lý Trường Thành 
C. Quần thể đền Ăng-co D. Thánh địa Mỹ Sơn
Câu 6. Vương quốc Lan Xang phát triển thịnh vượng vào khoảng thời gian
A. TK X đến TK XV. 	 B. TK XV đến TK XVI.
C. TK XV đến TK XVII. 	 D. TK XVI đến TK XVIII. 
Câu 7. Công trình kiến trúc tiêu biểu của vương quốc Lào thời kì phong kiến 
A. chùa Vàng. B. Thạt-Luổng.
C. Ăng-co-vát. D. Ăng-co-thom.
Câu 8. Ngành kinh tế chủ yếu của Vương quốc Căm-pu-chia thời Ăng – co 
A. Nông nghiệp. B. Đánh bắt cá. 
C. Khai thác lâm sản. 	 D. Nghề thủ công.
B. PHẦN ĐỊA LÝ
Câu 9.  Đồng bằng ở châu Âu chiếm
A.  1/3 diện tích châu lục.   	 B. 1/2 diện tích châu lục.   
C. 3/4 diện tích châu lục.  D. 2/3 diện tích châu lục.
Câu 10.  Châu Âu có 3 mặt giáp biển và Đại Dương, bờ biển bị cắt xẻ mạnh tạo thành
 A. Nhiều 

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_lich_su_va_dia_li_7_phan_lich_su_sach_kntt.docx
  • docTiết 1-3.doc
  • docTiết 4-5.doc
  • docTiết 6-7.doc
  • docTiết 8-9.doc
  • docTiết 10-11.doc
  • docTiết 12-13.doc
  • docTiết 14.doc
  • docTiết 15-16.doc
  • docTiết 17-18.doc
  • docTiết 19-20.doc
  • docTiết 21-23.doc
  • docTiết 24-25.doc
  • docTiết 26-27.doc
  • docTiết 28-30.doc
  • docTiết 31-34.doc
  • docTiết 35.doc
  • docTiết 36.doc
  • docTiết 37-38.doc
  • docTiết 39-42.doc
  • docTiết 43-46.doc
  • docTiết 47.doc
  • docTiết 47-48.doc
  • docTiết 49-51.doc