Kế hoạch bài dạy Lịch sử và Địa lí 7 (Phần Địa lí) Sách KNTT - Năm học 2023-2024 - Trường TH&THCS Phước Hiệp

1.Kiến thức
-Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Âu.
-Phân tích được đặc điểm các khu vực địa hình chính của châu Âu, đặc điểm phânhoá khí hậu; xác định được trên bản đổ các sông lớn (Rai-nơ, Đa-nuýp, Vôn-ga); các đới thiên nhiên ở châu Âu.
2.Năng lực
-Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản
thân trong học tập và cuộc sống; tự đặt ra mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện; - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ kết hợp với thông tin, hình ảnh để trình bày những vấn đề đơn giản trong đời sống, khoa học... - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới; phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau; - Năng lực nhận thức khoa học địa lí: xác định được vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ, một số đồng bằng và dãy núi lớn ở châu Âu trên bản đồ. - Năng lực tìm hiểu địa lí: khai thác thông tin, tài liệu văn bản, Internet để tìm hiểu đặc điểm vị trí địa lí, địa hình, khí hậu châu Âu. - Có khả năng hình thành, phát triển ý tưởng và trình bày kết quả một bài tập của cá nhân về các nội dung yêu cầu của bài học.
3.Phẩm chất
-Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ tự nhiên
-Yêu khoa học, ham học hỏi, tìm tòi.
pdf 171 trang Cô Giang 13/11/2024 410
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Lịch sử và Địa lí 7 (Phần Địa lí) Sách KNTT - Năm học 2023-2024 - Trường TH&THCS Phước Hiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Lịch sử và Địa lí 7 (Phần Địa lí) Sách KNTT - Năm học 2023-2024 - Trường TH&THCS Phước Hiệp

Kế hoạch bài dạy Lịch sử và Địa lí 7 (Phần Địa lí) Sách KNTT - Năm học 2023-2024 - Trường TH&THCS Phước Hiệp
Kế hoạch bài dạy phân môn Địa lí 7 Năm học 2023-2024 
GV Trương Hồng Phương - Trường TH&THCS Phước Hiệp 
Tuần 1+2+3 
 Tiết 1+2+3 
CHƯƠNG 1. CHÂU ÂU 
BÀI 1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐẶC ĐIỂM 
TỰ NHIÊN CHÂU ÂU 
Thời gian thực hiện: 3 tiết 
NS: 02/9/2023 
NG: L7/1- 7/9/2023 
 L7/2- 8/9/2023 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Âu.
- Phân tích được đặc điểm các khu vực địa hình chính của châu Âu, đặc điểm phân
hoá khí hậu; xác định được trên bản đổ các sông lớn (Rai-nơ, Đa-nuýp, Vôn-ga); các 
đới thiên nhiên ở châu Âu. 
2. Năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản
thân trong học tập và cuộc sống; tự đặt ra mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực 
hiện; 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ kết hợp với thông tin, hình ảnh 
để trình bày những vấn đề đơn giản trong đời sống, khoa học... 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng 
mới; phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau; 
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: xác định được vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ, 
một số đồng bằng và dãy núi lớn ở châu Âu trên bản đồ. 
- Năng lực tìm hiểu địa lí: khai thác thông tin, tài liệu văn bản, Internet để tìm hiểu 
đặc điểm vị trí địa lí, địa hình, khí hậu châu Âu. 
- Có khả năng hình thành, phát triển ý tưởng và trình bày kết quả một bài tập của cá 
nhân về các nội dung yêu cầu của bài học. 
3. Phẩm chất
- Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ tự nhiên
- Yêu khoa học, ham học hỏi, tìm tòi.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Bản đồ tự nhiên châu Âu.
- Bản đồ các đới và kiểu khí hậu ở châu Âu.
- Hình ảnh, video về thiên nhiên chầu Âu.
- Phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh: sách giáo khoa, vở ghi, các dụng cụ học tập cần thiết
của bộ môn. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu
- Tạo tâm thế học tập mới cho học sinh, giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ học
tập, hứng thú với bài học mới. 
b. Tổ chức thực hiện.
- GV tổ chức trò chơi “NHANH MẮT, ĐOÁN HÌNH”qua hệ thống câu hỏi liên
quan đến châu Âu. 
- HS thực hiện cá nhân và đưa ra câu trả lời dựa vào kiến thức của bản thân.
- GV kết nối nội dung HS trả lời dẫn dắt vào nội dung bài học
1
Kế hoạch bài dạy phân môn Địa lí 7 Năm học 2023-2024 
GV Trương Hồng Phương - Trường TH&THCS Phước Hiệp 
2. Hoạt động 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 
TIẾT 1 
*Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về vị trí địa lí, hình dạng và kích thước của châu Âu 
a. Mục tiêu 
- Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước của châu Âu. 
b. Tổ chức thực hiện. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM 
Hoạt động cá nhân/cặp đôi 
- GV yêu cầu HS: 
+ Trình bày đặc điểm vị trí, giới hạn và kích thước 
của châu Âu. 
+ Xác định trên bản đồ: các biển: Địa Trung Hải, 
Ban Tích, Biển Đen. Các bán đảo: Xcan-đi-na-vi, I-bê-
rich, I-ta-li-a. 
+ Hoàn thành phiếu học tập theo mẫu sau: 
Tiêu chí Thông tin 
Tiếp giáp châu lục 
Giáp biển và đại dương 
Nằm trong khoảng vĩ độ 
Thuộc lục địa 
Diện tích 
Ảnh hưởng của vị trí đối với 
thiên nhiên 
- HS làm việc để thực hiện nhiệm vụ. 
- HS trình bày kết quả. Các HS khác nhận xét, bổ sung. 
- GV nhận xét, chuẩn hoá kiến thức 
1. Vị trí địa lí, hình dạng, kích 
thước 
- Châu Âu là bộ phận của lục 
địa Á - Âu, ngăn cách với châu 
Á bởi dãy U-ran. 
- Phần lớn lãnh thổ châu Âu 
thuộc đới ôn hòa bán cầu Bắc. 
- Diện tích trên 10 triệu km2. 
- Đường bờ biển bị cắt xẻ mạnh, 
tạo thành nhiều bán đảo, vũng, 
vịnh ăn sâu vào đất liền. 
*Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về đặc điểm địa hình châu Âu 
a. Mục tiêu 
- Trình bày được đặc điểm địa hình châu Âu; xác định trên bản đồ tự nhiên châu Âu 
một số dãy núi và đồng bằng lớn. 
b. Tổ chức thực hiện. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM 
 Hoạt động thảo luận cá nhân/nhóm 
- GV yêu cầu HS: 
+ Cho biết châu Âu có mấy dạng địa hình chính? Đó là 
những dạng nào? 
+ Xác định trên bản đồ một số dãy núi và đồng bằng 
lớn ở châu Âu: 
 * Một số dãy núi: Xcan-đi-na vi, U-ran, An-pơ, Các-
pát, Ban-căng,... 
 * Một số đồng bằng: Bắc Âu, Đông Âu, Hạ lưu Đa-
nuýp, Trung lưu Đa-nuýp,... 
+ Hoàn thành phiếu học tập 
2. Đặc điểm tự nhiên 
a/ Địa hình 
2
Kế hoạch bài dạy phân môn Địa lí 7 Năm học 2023-2024 
GV Trương Hồng Phương - Trường TH&THCS Phước Hiệp 
- HS thực hiện nhiệm vụ 
- HS trình bày kết quả. Các HS khác nhận xét, bổ sung. 
- GV nhận xét, chuẩn hoá kiến thức 
2. Đặc điểm tự nhiên 
a. Địa hình 
Khu vực Đồng bằng Miền núi 
Núi già Núi trẻ 
Đặc 
điểm 
- Chiếm 2/3 diện tích 
châu Âu. 
- Có nhiều nguồn gốc 
hình thành khác nhau. 
- Phần lớn có độ cao 
trung bình hoặc thấp. 
- Phần lớn có độ cao 
dưới 2000m. 
Phân bố Các đồng bằng Bắc 
Âu, Đông Âu... 
Phía bắc và trung 
tâm: Xcan-đi-na-vi, 
U-ran... 
Phía nam: An-pơ, 
Các-pat, Ban-căng... 
 TIẾT 2 
*Hoạt động 2.3. Tìm hiểu về đặc điểm khí hậu châu Âu 
a. ...u càng vào sâu trong nội địa lượng mưa càng giảm và 
nhiệt độ càng tăng vì: 
- Phía Tây do ảnh hưởng của dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây ôn 
đới nên nhiệt độ ấm hơn. 
- Vào sâu trong lục địa, ảnh hưởng của biển giảm dần, mùa đông lạnh hơn, nhiệt 
độ tăng dần. 
+ Câu hỏi 2: Quan sát các biểu đồ ta thấy: 
Biểu đồ Gla-xgâu 
(Anh) 
Rô-ma 
(I-ta-li-a) 
Ô-đét-xa 
(U-crai-na) 
Nhiệt độ (0C) 8,1 15,8 11,8 
Lượng mưa (mm) 1228 878 441 
Thuộc kiểu khí 
hậu 
Ôn đới hải dương. Cận nhiệt địa trung 
hải. 
Ôn đới lục địa. 
4. Hoạt động 4. VẬN DỤNG 
a. Mục tiêu 
- HS vận dụng được những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề. 
b. Tổ chức thực hiện. 
HS thực hiện ở nhà 
- GV giao nhiệm vụ học tập 
Sưu tầm những hình ảnh đẹp về thiên nhiên Châu Âu (núi, sông, hồ, rừng) và 
viết khoảng 15 dòng giới thiệu về những cảnh đẹp đó? 
- HS thực hiện nhiệm vụ học tập 
- GV dặn dò HS tự làm ở nhà,báo cáo kết quả làm việc vào tuần học tiếp theo. 
- GV quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs. 
 Người duyệt 
6
Kế hoạch bài dạy phân môn Địa lí 7 Năm học 2023-2024 
GV Trương Hồng Phương - Trường TH&THCS Phước Hiệp 
Tuần 4+ 5 
Tiết 4+ 5 
Bài 2. ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI 
CHÂU ÂU 
Thời gian thực hiện: 2 tiết 
NS: 22/9/2023 
NG: L7/1+7/2- 28/9-5/10/2023 
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức 
- Trình bày được đặc điểm của cơ cấu dân cư, di cư và đô thị hoá ở Châu Âu 
2. Năng lực 
- Năng lực nhận thức Địa lí: giải thích hiện tượng và quá trình địa lí dân cư - xã 
hội. 
 - Năng lực tìm hiểu Địa lí: Phân tích được bảng số liệu về dân cư. Đọc được bản 
đồ tỉ lệ dân đô thị và một số đô thị ở châu Âu năm 2020. 
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng Địa lí vào cuộc sống: Biết tìm kiếm các 
thông tin từ các nguồn tin cậy để cập nhật tri thức, số liệu,... về dân cư được học, 
về xu hướng phát triển trên thế giới và trong nước; biết liên hệ thực tế để hiểu sâu 
sắc hơn. 
- Năng lực chung: 
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được 
giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc cặp/nhóm. 
+ Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập. 
+ Năng lực giải quyết vấn đề. Xác định và làm rõ thông tin; phân tích, tóm tắt 
những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau. 
3. Phẩm chất 
- Trách nhiệm: Tích cực tham gia các hoạt động làm việc nhóm. 
- Nhân ái: Giúp đỡ bạn bè cùng làm việc nhóm.Tôn trọng ý kiến của các bạn khi 
thảo luận nhóm. 
- Chăm chỉ: Tích cực, chủ động học tập. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Bản đồ tỉ lệ dân đô thị và một số đô thị ở châu Âu, năm 2020. 
- Các bảng số liệu về dân cư châu Âu. 
- Hình ảnh, video về dân cư, đô thị,... ở châu Âu. 
- Máy tính. 
2. Chuẩn bị của học sinh: sách giáo khoa, vở ghi, các dụng cụ học tập cần thiết 
của bộ môn. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1. Hoạt động 1: MỞ ĐẦU 
a. Mục tiêu: Tạo không khí sôi động khi bước vào bài học mới 
b.Tổ chức thực hiện: 
 - GV cho HS quan sát bức ảnh sau, em hãy nêu cảm nhận của mình và đặt tên cho 
bức ảnh sau 
7
Kế hoạch bài dạy phân môn Địa lí 7 Năm học 2023-2024 
GV Trương Hồng Phương - Trường TH&THCS Phước Hiệp 
- HS suy nghĩ, tìm câu trả lời 
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung. 
- GV nhận xét ý thức và kết quả học tập của cả lớp 
=> GV chốt ý và dẫn vào bài: Như vậy, trong bức tranh trên, các em có thể thấy 
người già nhiều hơn người trẻ và chỉ có ít người trẻ nhưng phải gồng gánh khá 
nhiều người già. Đây là một bức tranh biếm họa về già hóa dân số, tình trạng này 
thường xảy ra chủ yếu ở các nước phát triển, đặc biệt là châu Âu. Để biết rõ hơn 
về dân cư-xã hội châu Âu thì các em sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay. 
2. Hoạt động 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 
TIẾT 1 
*Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về cơ cấu dân cư châu Âu. 
a. Mục tiêu: 
- Trình bày được đặc điểm của cơ cấu dân cư ở châu Âu. 
- Phân tích được bảng số liệu về dân cư. 
b. Tổ chức thực hiện. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM 
- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục 1 SGK 
 GV giải thích thuật ngữ “Cơ cấu dân số”: cơ cấu dân 
số được hình thành dưới tác động của sự thay đổi mức 
sinh, mức chết và di dân... Sự phân chia tổng số dân 
của một nước hay một vùng thành các nhóm, các bộ 
phận theo một tiêu thức đặc trưng nhất định gọi là cơ 
cấu dân số. Ví dụ: cơ cấu dân số theo tuổi, theo giới 
tính, theo thành thị và nông thôn, phân theo hoạt động 
kinh tế, theo tuổi lao động 
 GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp: Dựa vào thông tin 
mục 1 SGK + bảng 1, bảng 2 hãy nêu đặc điểm cơ cấu 
dân cư ở châu Âu theo mẫu phiếu học tập sau: 
PHIẾU HỌC TẬP 
Tiêu chí Đặc điểm 
Quy mô dân số 
1. Cơ cấu dân cư. 
- Số dân châu Âu khoảng 747 triệu 
người (năm 2020), đứng thứ 4 trên 
TG. 
- Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi: 
+ Cơ cấu dân số già: tỉ lệ người dưới 
15 tuổi thấp và có xu hướng giảm; tỉ 
lệ người từ 65 tuổi trở lên cao và có 
xu hướng tăng. 
+ Hậu quả: Thiếu hụt nguồn lao 
động. 
+ Giải pháp: Thu hút ...tiêu 
- Tìm kiếm thông tin để mở rộng kiến thức về ảnh hưởng của cơ cấu dân số già đến 
sự phát triển kinh tế - xã hội ở châu Âu và liên hệ được với Việt Nam. 
- Rèn luyện năng lực tìm kiếm thông tin, giải quyết vấn đề. 
b. Tổ chức thực hiện: 
11
Kế hoạch bài dạy phân môn Địa lí 7 Năm học 2023-2024 
GV Trương Hồng Phương - Trường TH&THCS Phước Hiệp 
- GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà tìm hiểu, thu thập thông tin từ internet về ảnh 
hưởng của cơ cấu dân số già đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở châu Âu. Giáo 
viên có thể gợi ý HS: Ảnh hưởng của cơ cấu dân số già đến lực lượng lao động, 
đến các dịch vụ chăm sóc sức khỏe người già, 
- Giáo viên yêu cầu HS báo cáo kết quả làm việc vào đầu giờ học sau. 
- HS về nhà tìm kiếm thông tin để hoàn thành nhiệm vụ. 
- Giáo viên nhận xét sản phẩm học tập và chuẩn hóa kiến thức vào tiết sau. 
* Hướng dẫn học ở nhà: 
- Về nhà học bài cũ. 
- Đọc trước bài 3: Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở châu Âu. 
 Người duyệt 
12
Kế hoạch bài dạy phân môn Địa lí 7 Năm học 2023-2024 
GV Trương Hồng Phương - Trường TH&THCS Phước Hiệp 
1. Hoạt động 1: MỞ ĐẦU 
a. Mục tiêu: 
Hình thành, khái quát nội dung bài học thông qua hoạt động trò chơi thú vị, thu hút 
học sinh tập trung vào giờ học. 
b. Tổ chức thực hiện: 
- GV tổ chức trò chơi AI TINH MẮT. GV yêu cầu HS quan sát bảng ô chữ và tìm 
từ khóa có nghĩa theo hàng ngang, dọc, chéo. 
- GV gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ, HS suy nghĩ và trả lời trong 1 phút 
30 giây. 
- HS nêu kết quả của mình, HS khác nhận xét hoặc bổ sung cho câu trả lời của bạn. 
- GV đặt câu hỏi khi HS đã trả lời xong: Các loại từ khóa mà các em đã tìm được 
nói đến chủ đề nào, sau đó chốt kiến thức và dẫn dắt vào bài mới. 
 Trong quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, các quốc gia 
châu Âu phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường. Vậy những vấn đề đó là gì? Họ 
đã đưa ra những giải pháp nào để giải quyết các bài toán đó? Cô trò chúng ta hãy 
cùng nhau tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay. 
2. Hoạt động 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 
*Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về vấn đề bảo vệ môi trường 
a. Mục tiêu: 
- Trình bày được vấn đề bảo vệ môi trường (môi trường không khí và môi trường 
nước) ở châu Âu. 
- Biết cách khai thác thông tin SGK, Internet, thực tế (nếu có). 
b. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM 
- GV chia lớp thành 6 nhóm và yêu cầu HS 
khai thác thông tin và hình ảnh trong mục 
1 và hoàn thành bảng sau: 
Nội dung MT 
không khí 
MT 
nước 
Thực trạng 
Nguyên nhân 
1.Vấn đề bảo vệ môi trường 
a. Bảo vệ môi trường không khí. 
* Thực trạng: Bầu không khí bị ô nhiễm. 
* Nguyên nhân: Do hoạt động sản xuất công 
nghiệp, tiêu thụ năng lượng, vận tải đường 
bộ. 
* Một số giải pháp cải thiện chất lượng 
không khí của các quốc gia ở châu Âu. 
13
Kế hoạch bài dạy phân môn Địa lí 7 Năm học 2023-2024 
GV Trương Hồng Phương - Trường TH&THCS Phước Hiệp 
Giải pháp 
- HS thảo luận theo nhóm 
- Đại diện các nhóm trình bày 
- GV nhận xét, chốt kiến thức. 
* Mở rộng kiến thức: 
 “Ô nhiễm không khí hiện nay là "rủi ro 
môi trường lớn nhất", “ô nhiễm không khí 
cướp đi sinh mạng 307.000 người mỗi năm 
ở châu Âu” 
GV khen ngợi phần làm việc của các 
nhóm, sau đó GV chuẩn kiến thức và mở 
rộng cho HS xem hình ảnh, video về tình 
trạng ô nhiễm không khí ở London (Anh): 
https://www.youtube.com/watch?v=QkmO
8Se-r-E 
- Kiểm soát lượng khí thải trong khí quyển. 
- Đánh thuế các-bon, thuế tiêu thụ đặc biệt 
với nhiên liệu có hàm lượng các-bon cao. 
- Đầu tư phát triển công nghệ xanh, sử dụng 
năng lượng tái tạo để thay thế năng lượng 
hóa thạch. 
- Giảm lượng xe lưu thông, ưu tiên giao 
thông công cộng, xây dựng cơ sở hạ tầng ưu 
tiên cho người đi xe đạp và đi bộ. 
b. Bảo vệ môi trường nước 
* Thực trạng: Môi trường nước bị ô nhiễm 
* Nguyên nhân: Do các chất thải từ hoạt 
động sản xuất và sinh hoạt. 
* Biện pháp bảo vệ môi trường nước: 
- Tăng cường kiểm soát đầu ra của các 
nguồn nước thải, hóa chất độc hại từ sản 
xuất nông nghiệp. 
- Xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt và sản 
xuất công nghiệp trước khi thải ra môi 
trường. 
- Kiểm soát và xử lý các nguồn gây ô nhiễm 
từ hoạt động kinh tế biển. 
- Nâng cao ý thức của người dân trong việc 
bảo vệ môi trường nước. 
TIẾT 2 
Chuyển ý: Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về vấn đề bảo vệ môi trường của châu 
Âu. Bên cạnh đó, vấn đề bảo vệ sự đa dạng sinh học cũng được các nước này rất 
quan tâm. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu “vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học” nhé. 
*Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học. 
a. Mục tiêu: 
- Trình bày được vấn để bảo vệ đa dạng sinh học ở châu Âu. 
- Biết cách khai thác thông tin qua hình ảnh. 
b. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM 
- Gv yêu cầu HS khai thác thông tin trong 
trong mục 2 
+ Trình bày vấn đề bảo vệ sinh học ở châu 
Âu. 
- HS thực hiện nhiệm vụ. 
- HS trả lời câu hỏi của GV. 
- Giáo viên nhận ...20m%C3%B9%20c%E1%BB%A7a%20
London%20ch%E1%BB%A7,%C4%91%E1%BB%99c%2C%20mang%20m%C3%A0u
%20v%C3%A0ng%20nh%E1%BA%A1t. 
- https://zingnews.vn/ly-do-nuoc-anh-duoc-goi-la-xu-so-suong-mu-
post1032219.html 
- https://www.youtube.com/watch?v=pnjGzmFjdAs 
- https://www.youtube.com/watch?v=QkmO8Se-r-E 
- https://baotainguyenmoitruong.vn/chau-au-doi-mat-o-nhiem-khong-khi-dang-bao-
dong-334544.html 
- https://laodong.vn/the-gioi/o-nhiem-khong-khi-o-chau-au-lam-300000-nguoi-chet-
moi-nam-974283.ldo 
* Hướng dẫn học ở nhà: 
- Về nhà học bài cũ và ôn lại những bài đã học tiết học sau ôn tập chuẩn bị kiểm tra 
giữa HKI. 
17
Kế hoạch bài dạy phân môn Địa lí 7 Năm học 2023-2024 
GV Trương Hồng Phương - Trường TH&THCS Phước Hiệp 
Tuần 8 
Tiết 8 
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I 
NS: 20/10/2023 
NG: L7/1+7/2: 26/10/2023 
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: 
- Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Âu. 
- Xác định được trên bản đồ các sông lớn Rainơ, Đanuyp, Vonga. 
- Trình bày được đặc điểm các đới thiên nhiên: đới nóng; đới lạnh; đới ôn hòa. 
- Trình bày được đặc điểm của cơ cấu dân cư, di cư và đô thị hoá ở châu Âu. 
- Phân tích được đặc điểm các khu vực địa hình chính của châu Âu: khu vực đồng 
bằng, khu vực miền núi. 
- Phân tích được đặc điểm phân hoá khí hậu: phân hóa bắc nam; các khu vực ven biển 
với bên trong lục địa. 
- Lựa chọn và trình bày được một vấn đề bảo vệ môi trường ở châu Âu. 
2. Năng lực 
* Năng lực chung 
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập. 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao 
nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm. 
* Năng lực Địa Lí 
- Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng bản đồ và sơ đồ, lược đồ, tranh ảnh để xác định nội 
dung theo yêu cầu của giáo viên. 
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết liên hệ thực tế để giải thích các hiện tượng, 
các vấn đề liên quan đến bài học 
3. Phẩm chất 
- Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó 
khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt 
kết quả tốt trong học tập. 
- Nhân ái: Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau. Yêu thương 
con người. 
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập (cá nhân/nhóm 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Học liệu: sgk, sách thiết kế địa lí 7 
2. Chuẩn bị của học sinh: Sách giáo khoa, compa, máy tính. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 
1. Hoạt động 1: MỞ ĐẦU 
a. Mục tiêu: Giáo viên đưa ra tình huống để học sinh giải quyết, trên cơ sở đó để hình 
thành kiến thức vào bài học mới. 
b. Tổ chức thực hiện 
- GV: Yêu cầu HS nhắc lại các nội dung đã học từ đầu năm đến nay. 
- HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ 
- HS: Trình bày kết quả 
- GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mới 
2. Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 
18
Kế hoạch bài dạy phân môn Địa lí 7 Năm học 2023-2024 
GV Trương Hồng Phương - Trường TH&THCS Phước Hiệp 
* Hoạt động 2.1. Vị trí địa lí. Đặc điểm tự nhiên châu Âu 
a. Mục tiêu 
- Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Âu. 
- Trình bày được đặc điểm các đới thiên nhiên: đới nóng; đới lạnh; đới ôn hòa. 
- Phân tích được đặc điểm các khu vực địa hình chính của châu Âu: khu vực đồng 
bằng, khu vực miền núi. 
- Phân tích được đặc điểm phân hoá khí hậu: phân hóa bắc nam; các khu vực ven biển 
với bên trong lục địa. 
b. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM 
- GV Yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã 
học làm việc theo cặp đôi/nhóm 4, thời 
gian 4 phút: 
*Nhóm 1: Trình bày được đặc điểm vị 
trí địa lí, hình dạng và kích thước châu 
Âu 
*Nhóm 2: Trình bày được đặc điểm các 
đới thiên nhiên: đới nóng; đới lạnh; đới 
ôn hòa 
*Nhóm3: Phân tích được đặc điểm các 
khu vực địa hình chính của châu Âu: 
khu vực đồng bằng, khu vực miền núi. 
*Nhóm4: Phân tích được đặc điểm phân 
hoá khí hậu: phân hóa bắc nam; các khu 
vực ven biển với bên trong lục địa. 
- HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm 4. 
- HS hoàn thành, GV chọn nhóm nhanh 
nhất báo cáo, các nhóm còn lại nhận xét 
bổ sung. 
- GV sửa bài, nhận xét và cho HS xem 1 
số hình ảnh về nguyên nhân ô nhiễm 
môi trường (không khí, nước) và một số 
giải pháp bảo vệ môi trường ở châu Âu. 
GV chuẩn xác và chốt nội dung. 
1.Vị trí địa lí. Đặc điểm tự nhiên châu Âu 
a.Vị trí địa lí, 
+ Vị trí địa lí: Châu Âu nằm ở phía tây 
lục địa Á - Âu, ngăn cách với châu Á bởi 
dãy núi U-ran. Phần lớn lãnh thổ châu Âu 
nằm giữa các vĩ luvến 36°B và 71°B, chủ 
yếu thuộc đới ôn hoà của bán cầu Bắc. 
+ Hình dạng: Châu Âu có đường bờ biển 
bị cắt xẻ mạnh, tạo thành nhiều bán đảo, 
biển, vũng vịnh ăn sâu vào đất liền. 
+ Kích thước: Châu Âu có diện tích trên 
10 triệu km2, so với các châu lục khác thì 
chỉ lớn hơn châu Đại Dương. 
 -Châu Âu có phía bắc giáp Bắc Băng 
Dương, phía tây giáp Đại Tây Dương, 
phía nam giáp Địa Tr...ểm tra đầu ra nguồn rác 
thải, hóa chất độc hại từ nông nghiệp. 
+ Đảm bảo xử lí rác thải, nước thải từ 
sinh hoạt, công nghiệp trước khi thải ra 
môi trường. 
+ Kiểm soát, xử lí các nguồn gây ô nhiễm 
từ hoạt động kinh tế biển. 
+ Nâng cao ý thức của người dân trong 
bảo vệ môi trường nước,... 
4. Vấn đề ứng phó với biến đổi khí 
hậu: 
3. Hoạt động 3. LUYỆN TẬP 
a. Mục tiêu 
Giúp học sinh khắc sâu kiến thức bài học 
b. Tổ chức thực hiện 
- GV: đưa ra các câu hỏi liên quan đến bài học hôm nay. 
- HS suy nghĩ để tìm đáp án đúng 
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi 
- GV chuẩn kiến thức, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm của bài học 
4. Hoạt động 4. VẬN DỤNG 
a. Mục tiêu 
- Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề trong thực tiễn. 
b. Tổ chức thực hiện 
- GV giao nhiệm vụ về nhà 
Trình bày giải pháp về vấn đề bảo vệ môi trường không khí ở châu Âu? Cho ví 
dụ về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến châu Âu trong thời gian gần đây? 
- HS thực hiện nhiệm vụ 
- Báo cáo kết quả làm việc. 
- GV nhận xét đánh giá hoạt động học của HS. 
* Dặn dò: Về nhà ôn lại tất cả những nội dung đã ôn tập, tiết sau kiểm tra giữa 
HKI. 
22
NKT: L7/1+7/2: 27/10/2023 
 (Thi ở tuần 8) 
Tuần 9 – Tiết 9 
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I – NĂM HỌC 2023 - 2024 
MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 
Lớp 7 
TT 
Chương/ 
chủ đề 
Nội dung/đơn vị kiến thức 
Mức độ nhận thức 
Tổng 
% điểm 
Nhận biết 
(TNKQ) 
Thông hiểu 
(TL) 
Vận dụng 
(TL) 
Vận dụng cao 
(TL) 
Phân môn Lịch sử 
1 
Tây Âu từ thế kỉ V 
đến nửa đầu thế kỉ 
XVI 
1. Quá trình hình thành và phát triển 
của chế độ phong kiến ở Tây Âu 
2TN 1TL* 1TL* 1.5đ 
15% 
2. Các cuộc phát kiến địa lý và sự 
hình thành quan hệ sản xuất tư bản 
chủ nghĩa Tây Âu 
 1TL* 1TL* 1TL* 0.5đ 
5% 
3.Văn hóa Phục hưng và Cải cách tôn 
giáo 
1TN 1TL* 1TL* 0.25đ 
2.5% 
2 
Trung Quốc và Ấn 
Độ thời Trung đại 
4. Trung Quốc từ thế kỷ VII đến giữa 
thế kỉ XIX 
1TN 1TL* 1TL* 1TL* 0.25đ 
2.5% 
5. Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ 
XIX 
1TN 1TL* 1TL* 0.25đ 
2.5% 
3 
Đông Nam Á từ 
nửa sau thế kỉ X 
đến nửa đầu thế kỉ 
6. Các vương quốc phong kiến Đông 
Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa 
đầu thế kỉ XVI 
 1TL* 1TL* 1TL* 
23
XVI 
7. Vương quốc Lào 
2TN 1TL* 1TL* 2đ 
2.0% 
8.Vương quốc Campuchia. 
1TN 1TL* 1TL* 0.25đ 
2.5% 
Tổng 8TN 1TL 1TL 1TL 5đ 
Tỉ lệ % 20% 15% 10% 5% 50% 
Phân môn Địa lí 
1 
Châu Âu 
(7 tiết) 
- Vị trí địa lí. Đặc điểm tự nhiên châu Âu 
4 TN 1TL 
2.5đ 
25% 
- Đặc điểm dân cư, xã hội châu Âu 
4 TN 
1.0đ 
10% 
- Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên 
nhiên ở châu Âu 
+ Ô nhiễm không khí. 
+ Ô nhiễm nước. 
 ½ TLa ½ TLb 
1.5đ 
15% 
Tổng 8TN 1TL 1/2TLa 1/2TLb 5đ 
Tỉ lệ % 20% 15% 10% 5% 50% 
Tỉ lệ chung 40% 30% 20% 10% 100% 
24
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I – NĂM HỌC 2023 - 2024 
MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 
Lớp 7 
TT 
Chương/ 
Chủ đề 
Nội dung/Đơn vị 
kiến thức 
Mức độ đánh giá 
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức 
Nhận biết 
Thông 
hiểu 
Vận dụng 
Vận dụng 
cao 
Phân môn Lịch sử 
1 
Tây Âu từ 
thế kỉ V đến 
nửa đầu thế 
kỉ XVI 
1. Quá trình hình 
thành và phát triển 
của chế độ phong 
kiến ở Tây Âu 
Nhận biết 
- Kể lại được những sự kiện chủ yếu về quá trình 
hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu 
Thông hiểu 
- Trình bày được đặc điểm của lãnh địa phong 
kiến và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến Tây 
Âu. 
- Mô tả được sơ lược sự ra đời của Thiên Chúa 
giáo 
Vận dụng 
- Phân tích được vai trò của thành thị trung đại. 
2TN 
1TL* 
1TL* 
2. Các cuộc phát 
kiến địa lý và sự 
hình thành quan hệ 
sản xuất tư bản chủ 
nghĩa Tây Âu 
Thông hiểu 
- Nêu được hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí 
 Vận dụng 
- Sử dụng lược đồ hoặc bản đồ, giới thiệu được 
những nét chính về hành trình của một số cuộc 
phát kiến địa lí lớn trên thế giới 
Vận dụng cao 
- Liên hệ được tác động của các cuộc phát kiến địa 
lí đến ngày nay. 
1TL* 
1TL* 
1TL* 
25
3.Văn hóa Phục 
hưng và Cải cách 
tôn giáo 
Nhận biết 
- Trình bày được những thành tựu tiêu biểu của 
phong trào văn hoá Phục hưng. 
- Nêu được nguyên nhân của phong trào cải cách 
tôn giáo. 
Thông hiểu 
- Giới thiệu được sự biến đổi quan trọng về kinh tế – 
xã hội của Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI. 
- Xác định được những biến đổi chính trong xã hội 
và sự nảy sinh phương thức sản xuất tư bản chủ 
nghĩa ở Tây Âu 
Vận dụng 
- Nhận xét được ý nghĩa và tác động của phong 
trào văn hoá Phục hưng đối với xã hội Tây Âu. 
- Mô tả khái quát được nội dung cơ bản của các 
cuộc cải cách tôn giáo 
- Giải thích được nguyên nhân của phong trào cải 
cách tôn giáo 
- Nêu được tác động của cải cách tôn giáo đối với 
xã hội Tây Âu. 
1TN 
1TL* 
1TL* 
2 
Trung Quốc 
và Ấn Độ 
thời trung 
đại 
4. Trung Quốc từ 
thế kỷ VII đến giữa 
thế kỉ XIX 
Nhận biết 
- Nêu được những nét chính về sự thịnh vượng 
của Trung Quốc dưới thời Đường 
Thông hiểu 
- Mô tả được sự phát tri...ỳ người Khơ - me. D. vua Giay-a-vác-man VII. 
Câu 5. Từ thế kỉ XIII, các tôn giáo được truyền bá và phổ biến ở Đông Nam Á là 
A. Đạo giáo, Hồi giáo. B. Đạo giáo, Phật giáo. 
C. Phật giáo tiểu thừa, Hồi giáo. D. Phật giáo và Công giáo. 
Câu 6. Sự thịnh vượng của Trung Quốc thời phong kiến được biểu hiện rõ nhất dưới 
thời nhà 
A. Thanh. B. Hán. 
C. Đường. D. Minh. 
Câu 7. Vương triều Gúp-ta ra đời thời gian nào? 
A. Đầu thế kỷ IV. B. Đầu thế kỷ V. 
C. Đầu thế kỷ VI. D. Đầu thế kỷ VII. 
Câu 8. Công trình kiến trúc nổi tiếng của Lào là 
A. Thạt Luổng. B. Ăng-co-Vát. 
C. Ăng-co-Thom. D. Tử Cấm Thành. 
30
B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ: (2,0 điểm) 
Câu 1. Châu Âu có diện tích lớn hơn châu lục nào dưới đây? 
A. Phi. B. Mĩ. C. Đại Dương. D. Nam Cực. 
Câu 2. Châu Âu ngăn cách với châu Á bởi dãy núi nào sau đây? 
A. U-ran. B. An-pơ. C. Cac-pát. D. Xcan-đi-na-vi. 
Câu 3. Khu vực địa hình nào chiếm phần lớn diện tích châu Âu? 
A. Đồi, núi. B. Đồng bằng. 
C. Cao nguyên. D. Núi và cao nguyên. 
Câu 4. Đới lạnh ở châu Âu có khí hậu 
A. ôn đới. B. cận nhiệt. 
C. cực và cận cực. D. ôn đới hải dương. 
Câu 5. Cơ cấu dân số của châu Âu là 
A. cơ cấu dân số trẻ. B. cơ cấu dân số già. 
C. cơ cấu dân số ổn định. D. đang chuyển từ ổn định sang già. 
Câu 6. Số dân của châu Âu năm 2020 là 
A. 750 triệu người. B. 748 triệu người. 
C. 749 triệu người. D. 747 triệu người. 
Câu 7. Năm 2020, tỉ lệ dân đô thị ở châu Âu là khoảng 
A. 60%. B. 65%. C. 70%. D. 75%. 
Câu 8. Năm 2020, các đô thị nào dưới đây có số dân từ 10 triệu người trở lên? 
A. Béc-lin, Viên. B. Rô-ma, A-ten. 
C. Mát-xcơ-va, Pa-ri. D. Xanh Pê-téc-bua, Ma-đrít. 
II. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm) 
A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ: (3,0 điểm) 
Câu 1. (1,5 điểm) Trình bày quá trình hình thành và phát triển của vương quốc Lào? 
Câu 2. (1,0 điểm) Em hãy phân tích vai trò của thành thị trung đại? 
Câu 3. (0,5 điểm) Em hãy cho biết tác động của các cuộc phát kiến địa lí đến ngày nay? 
B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ: (3,0 điểm) 
Câu 1. (1,5 điểm) Trình bày những đặc điểm nổi bật của địa hình châu Âu? 
Câu 2. (1,5 điểm) 
a. Trình bày giải pháp về vấn đề bảo vệ môi trường không khí ở châu Âu? 
b. Để ứng phó với biến đổi khí hậu, các nước châu Âu đã áp dụng những hành động cụ 
thể nào? 
-----------------Hết--------------- 
31
 UBND HUYỆN PHƯỚC SƠN KIỂM TRA GIỮA KÌ I 
 TRƯỜNG TH&THCS PHƯỚC HIỆP NĂM HỌC: 2023-2024 
HƯỚNG DẪN CHẤM 
Môn: Lịch sử&Địa lí 7 
A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ: (5,0 điểm) 
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (2,0 điểm) 
Mỗi đáp án đúng đạt 0.25 điểm 
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 
Đáp án C C A A C C A A 
II. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm) 
CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM 
1 
(1,5 điểm) 
Quá trình hình thành và phát triển của vương quốc Lào: 
- Chủ nhân đầu tiên của nước Lào là người Lào Thơng. Đến Thế kỷ 
XIII, một nhóm người Thái di cư đến đất Lào gọi là Lào Lùm, sống 
hòa hợp với người Lào Thơng. 
- Năm 1353, một tộc trưởng của người Lào là Pha Ngườm đã tập và 
thống nhất các mường Lào, lên ngôi vua, đặt tên nước là Lan Xang. 
- Vương quốc Lào từng bước phát triển và đạt đến sự thịnh vượng 
trong các thế kỷ XV – XVII. 
0,5đ 
0,5đ 
0,5đ 
2 
(1,0 điểm) 
Vai trò của thành thị trung đại Tây Âu là : 
- Kinh tế: Thành thị ra đời đã phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các 
lãnh địa, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa giản đơn phát triển. 
- Chính trị: Thành thị góp phần tích cực xóa bỏ chế độ phong kiến 
phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền, thống nhất 
quốc gia, dân tộc. 
- Xã hội: Góp phần dẫn đến sự giải thể của chế độ nông nô. 
- Văn hóa: Thành thị còn là các trung tâm văn hóa. Thành thị mang 
không khí tự do và mở mang tri thức cho mọi người, tạo tiền đè chi 
việc hình thành các trường đại học lớn ở châu Âu. 
0,25đ 
0,25đ 
0,25đ 
0,25đ 
3 
(0,5 điểm) 
Tác động của cuộc phát kiến địa lí đến ngày nay: 
- Mở rộng lãnh thổ, hình thành trung tâm thương mại lớn. Thúc đẩy 
khoa học kĩ thuật phát triển và sự giao lưu văn hóa Đông – Tây. 
- Các con đường thương mại di chuyển ra các đại dương, dẫn đến 
cuộc cách mạng về giá cả. 
0,25đ 
0,25đ 
B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ: (5,0 điểm) 
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (2,0 điểm) 
Mỗi đáp án đúng đạt 0.25 điểm 
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 
Đáp án C A B C B D D C 
32
II. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm) 
CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM 
1 
(1,5 điểm) 
Những đặc điểm nổi bật của địa hình châu Âu: 
* Châu Âu có 2 khu vực địa hình: 
- Khu vực đồng bằng: chiếm 2/3 diện tích châu lục. Các đồng 
bằng được hình thành từ nhiều nguồn gốc khác nhau nên có 
đặc điểm địa hình khác nhau, gồm: đồng bằng Bắc Âu, Đông 
Âu, Trung lưu Đa-nuýp, Hạ lưu Đa-nuýp, 
- Khu vực miền núi: 
+ Núi già: phân bố ở phía bắc, vùng trung tâm và phía đông 
châu lục, phần lớn là các núi có độ cao trung bình hoặc thấp, 
gồm: Xcan-đi-na-vi, U-ran, 
 + Núi trẻ: phân bố chủ yếu ở phía Nam, độ cao trung bình 
dưới 2000m, gồm: An-pơ, Các-pát, Ban-căng, 
0,5đ 
0,5đ 
0,5đ 
2 
(1,5 điểm) 
a. Giải pháp về vấn đề bảo vệ môi trường không khí ở 
châu Âu: 
- Kiểm soát lượng kh...n trên thế giới. Các 
35
Kế hoạch bài dạy phân môn Địa lí 7 Năm học 2023-2024 
GV Trương Hồng Phương - Trường TH&THCS Phước Hiệp 
rộng kiến thức về thành tựu trong ngành sản 
xuất máy bay của Liên minh châu Âu. 
ngân hàng nổi tiếng, uy tín ở EU có tác động 
lớn đến hệ thống tài chính và tiền tệ thế giới. 
3. Hoạt động 3. LUYỆN TẬP 
a. Mục tiêu. Rèn luyện kĩ năng xử lí số liệu và vẽ biểu đồ. 
 b. Tổ chức thực hiện 
- GV cho HS làm việc cá nhân thực hiện bài tập trang 108 SGK: Cho biết GDP của thế giới 
năm 2020 là 84 705,4 tỉ USD, hãy vẽ biểu đố tròn thể hiện tỉ lệ GDP của EU trong tổng GDP 
của thế giới. 
- HS thực hiện nhiệm vụ. GV theo dõi hỗ trợ. 
 - HS trình bày kết quả. 
 - GV nhận xét, đánh giá. 
 * Yêu cầu: HS xử lí được số liệu và vẽ được biểu đồ tròn thể hiện tỉ lệ GDP của EU trong 
tổng GDP của thế giới. 
 + Năm 2020, GDP của thế giới là 84 705,4 tỉ USD; của EU là 15 192,6 tỉ USD. Ta có cơ cấu 
GDP của EU là: (15 192,6/84 705,4) X 100% = 17,9%. 
BIỂU ĐỔ TỈ LỆ GDP CỦA EU TRONG TỔNG GDP CỦA THẾ GIỚI NĂM 2020 (%) 
 4. Hoạt động 4. VẬN DỤNG 
 a. Mục tiêu: 
 - Tìm kiếm thông tin để mở rộng kiến thức về mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và 
EU. 
 - Rèn luyện năng lực tìm kiếm thông tin, giải quyết vấn đề,... 
 b. Tổ chức thực hiện 
 GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà tìm hiểu, sau đó có thể kiểm tra kết quả làm việc của HS 
vào đầu tiết học sau hoặc yêu cầu chia sẻ trong nhóm học tập, cặp đôi học tập. 
36
Kế hoạch bài dạy phân môn Địa lí 7 Năm học 2023-2024 
GV Trương Hồng Phương - Trường TH&THCS Phước Hiệp 
* Hướng dẫn học ở nhà: 
- Về nhà học bài cũ và xem trước bài 5: Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Á. 
 Người duyệt 
37
Kế hoạch bài dạy phân môn Địa lí 7 Năm học 2023-2024 
GV Trương Hồng Phương - Trường TH&THCS Phước Hiệp 
Tuần 10,11,12 
Tiết: 11,12,13,14 
CHƯƠNG 2: CHÂU Á 
BÀI 5. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐẶC ĐIỂM 
TỰ NHIÊN CHÂU Á 
Thời gian thực hiện: 4 tiết 
NS: 03/11/2023 
NG: L7/1: 09,16,23,30/11/2023 
 L7/2: 10,17,24/11-01/12/2023 
I. MỤC TIÊU 
 1. Kiến thức 
- Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Á. 
- Trình bày được một trong những đặc điểm thiên nhiên châu Á, ý nghĩa các đặc điểm 
này đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên. 
- Xác định được trên bản đồ các khu vực địa hình và các khoáng sản chính ở châu Á. 
2. Năng lực 
 * Năng lực chung: 
+ Tự chủ và tự học: tự học và hoàn thiện các nhiệm vụ thông qua phiếu học tập. 
+ Giao tiếp và hợp tác: sử dụng ngôn ngữ, kết hợp với các công cụ học tập để trình bày 
thông tin, thảo luận nhóm. 
+ Giải quyết vấn đề sáng tạo. 
 * Năng lực đặc thù: 
- Năng lực nhận thức Địa lí: xác định vị trí địa lí, hình dạng, kích thước của châu Á. 
Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế - xã hội châu Á. 
- Năng lực tìm hiểu Địa lí: 
+ Sử dụng các công cụ địa lí học: bản đồ (tự nhiên châu Á, các đới và kiểu khí hậu ở 
châu Á), bảng số liệu (diện tích các châu lục trên thế giới), video (rừng nhiệt đới ẩm, 
giá trị của sông ngòi ở Đồng bằng sông Cửu Long), hình ảnh về đặc điểm tự nhiên châu 
Á. 
+ Khai thác Internet phục vụ môn học: Tìm kiếm, thu thập, chọn lọc và hệ thống hoá 
được các thông tin địa lí cần thiết từ các trang web về các vấn đề: vị trí địa lí, đặc điểm 
tự nhiên của châu Á. 
- Năng lực vận dụng kiến thức, kí năng Địa lí vào cuộc sống: 
+ Tìm hiểu và trình bày về khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta. Khí hậu ảnh hưởng như 
thế nào đến đời sống và sản xuất ở địa phương em. Đóng vai hướng dẫn viên du lịch, 
giới thiệu về một con sông, hồ lớn hoặc đới thiên nhiên châu Á. 
 + Trả lời được câu hỏi: Việc khai thác khoáng sản quá mức gây ra những hậu quả gì? 
Chúng ta cần khai thác sử dụng nguồn tài nguyên này như thế nào? Liên hệ với Việt 
Nam. 
3. Phẩm chất 
- Yêu thiên nhiên; có ý thức bảo vệ tự nhiên (bảo vệ rừng, đa dạng sinh học; sử dụng 
hợp lý, khai thác đi đôi phục hồi tài nguyên thiên nhiên, phòng tránh thiên tai và ứng 
phó với biến đổi khí hậu). 
- Ham học hỏi, tìm tòi, khám phá kiến thức khoa học. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Chuẩn bị của giáo viên. 
- Bản đồ tự nhiên châu Á. Bản đồ các đới và kiểu khí hậu ở châu Á. 
38
Kế hoạch bài dạy phân môn Địa lí 7 Năm học 2023-2024 
GV Trương Hồng Phương - Trường TH&THCS Phước Hiệp 
- Một số hình ảnh, video về cảnh quan tự nhiên châu Á (đỉnh Ê-vơ-rét, các sông lớn, sinh 
vật,...). 
- Chuẩn bị bài, sưu tầm tài liệu về vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Á. 
2. Chuẩn bị của học sinh: sách giáo khoa, vở ghi, các dụng cụ học tập cần thiết của bộ 
môn. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
TIẾT 1 
1. Hoạt động 1: MỞ ĐẦU 
 a. Mục tiêu: 
- Cung cấp thông tin, tạo kết nối giữa kiến thức của HS với nội dung bài học. 
- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của người học, mong muốn tìm hiểu kiến thức về vị trí 
địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Á. 
b. Tổ chức thực hiện: 
- GV tổ chức trò chơi “Bạn tài giỏi – tôi cũng thế” bằng cách cho HS quan sát hình ảnh 
và đoán tên quốc gia ...yện kim, 
TIẾT 3 
*Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên châu Á (tt) (c,d/ Khí hậu, sông, 
hồ). 
a. Mục tiêu. 
- Trình bày được đặc điểm khí hậu châu Á, ý nghĩa của khí hậu đối với việc sử dụng 
và bảo vệ tự nhiên. 
- Xác định được phạm vi các kiểu khí hậu ở châu Á. 
- Trình bày được đặc điểm sông, hồ châu Á và ý nghĩa của sông, hồ đối với việc sử 
dụng và bảo vệ tự nhiên. 
b. Tổ chức thực hiện. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM 
- GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục c và 
quan sát H2 và trả lời câu hỏi theo nhóm. Chia 
lớp làm 4 nhóm: 
+ N1+2: Kể tên các đới khí hậu châu Á. 
Trình bày đặc điểm các kiểu khí hậu gió mùa 
và khí hậu lục địa. 
Phân tích ảnh hưởng của khí hậu đối với sử 
dụng và bảo vệ thiên nhiên châu Á (Thuận lợi, 
khó khăn). 
+ N3+4. Xác định các con sông và hồ lớn ở 
châu Á trên bản đồ. 
Trình bày đặc điểm sông ngòi châu Á. 
 c. Khí hậu 
- Khí hậu châu Á phân hóa đa dạng 
thành nhiều đới. Mỗi đới gồm nhiều 
kiểu khí hậu, có sự khác biệt lớn về 
chế độ nhiệt, gió và mưa. 
- Chiếm diện tích lớn nhất là kiểu khí 
hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa: 
+ Khí hậu gió mùa: Phân bố ở Đông 
Á, Nam Á, Đông Nam Á. 
Vào mùa đông, gió từ lục địa thổi 
ra, khô, lạnh, ít mưa. Vào mùa hạ, gió 
từ đại dương thổi vào, nóng, ẩm, mưa 
41
Kế hoạch bài dạy phân môn Địa lí 7 Năm học 2023-2024 
GV Trương Hồng Phương - Trường TH&THCS Phước Hiệp 
Phân tích ảnh hưởng của sông hồ đối với sử 
dụng và bảo vệ thiên nhiên châu Á. (Thuận 
lợi, khó khăn) 
- HS thảo luận 
- HS báo cáo, lớp nhận xét, bổ sung 
- GV nhận xét, chốt ý 
GV mở rộng: 
- Phi-líp-pin là quốc gia hứng chịu nhiều cơn 
bão nhất trên thế giới. Có tới 19 cơn bão di 
chuyển vào khu vực Phi-líp-pin một năm. 
Trong đó có từ 6 đến 9 cơn bão là đổ bộ trực 
tiếp vào quốc gia này. 
- Không những chịu ảnh hưởng từ các cơn 
bão, Phi-líp-pin còn phải hứng chịu loạt thảm 
họa như động đất, núi lửa phun trào và nhiều 
thiên tai khác. Nguyên nhân là do quốc gia này 
có vị trí nằm dọc theo vành đai bão và vành 
đai lửa Thái Bình Dương, khu vực vốn nổi 
tiếng với nhiều vụ phun trào núi lửa và động 
đất thuộc hàng mạnh nhất thế giới. 
* Liên hệ: 
+ Em làm gì để góp phần giảm thiểu quá trình 
biến đổi khí hậu? 
+ Giá trị sông ngòi châu Á, liên hệ Việt Nam 
với giá trị của hệ thống sông Cửu Long. 
nhiều. 
Đây cũng là khu vực thường xuyên 
chịu ảnh hưởng của bão. 
+ Khí hậu lục địa: Phân bố chủ yếu ở 
các vùng nội địa và khu vực Tây Á. 
Những khu vực này có mùa đông 
khô, lạnh; mùa hạ khô, nóng. 
Lượng mưa rất thấp, trung bình 200 
- 500 mm/năm. 
- Ý nghĩa: 
+ Khí hậu phân hoá tạo nên sự đa 
dạng của các sản phẩm nông nghiệp 
và hình thức du lịch ở các khu vực 
khác nhau. 
+ Châu Á là nơi chịu nhiều tác động 
của thiên tai và biến đổi khí hậu, nên 
cần có các biện pháp để phòng chống 
thiên tai và ứng phó với biến đổi khí 
hậu. 
d. Sông, hồ. 
- Mạng lưới sông ở châu Á khá phát 
triển với nhiều hệ thống sông lớn 
nhưng phân bố không đều và có chế 
độ nước rất phức tạp. 
+ Bắc Á: mạng lưới sông dày, sông bị 
đóng băng vào mùa đông, có lũ vào 
mùa xuân. 
+ Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á: 
mạng lưới sông dày, nhiều sông lớn. 
Mùa lũ trùng mùa mưa, mùa cạn trùng 
mùa khô. 
+ Tây Á, Trung Á: mạng lưới sông 
ngòi kém phát triển. 
- Châu Á có nhiều hồ lớn được hình 
thành từ các đứt gãy hoặc miệng núi 
lửa (Ca-xpi, Bai-can, A-ran,...). 
- Một số sông lớn ở châu Á: Lê-na, I-
ê-nít-xây, Hoàng Hà, Trường Giang, 
Hằng, Mê Công,... 
- Ý nghĩa: 
+ Cung cấp nước cho sinh hoạt và sản 
xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. 
+ Gây lũ lụt hằng năm, làm thiệt hại 
nhiều về người và tài sản. 
TIẾT 4 
42
Kế hoạch bài dạy phân môn Địa lí 7 Năm học 2023-2024 
GV Trương Hồng Phương - Trường TH&THCS Phước Hiệp 
*Hoạt động 2.4: Tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên châu Á (tt) (e/ Đới thiên nhiên). 
a. Mục tiêu. 
Trình bày được đặc điểm các đới thiên nhiên của châu Á và ý nghĩa của các đới thiên 
nhiên đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên. 
b. Tổ chức thực hiện. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM 
- GV yêu câu HS hoạt động cặp bàn: 
+ Châu Á có mấy đới thiên nhiên? 
+ Trình bày đặc điểm các đới thiên nhiên ở 
châu Á. 
+ Nêu vấn đề cần lưu ý trong sử dụng và bảo 
vệ tự nhiên ở châu Á. 
- HS thảo luận 
- HS báo cáo, lớp nhận xét, bổ sung 
- GV nhận xét, chốt ý 
GV giới thiệu cho học sinh một số loại cảnh 
quan ứng với các đới thiên nhiên: rừng nhiệt 
đới ẩm, rừng lá kim, hoang mạc và bán hoang 
mạc 
e. Đới thiên nhiên 
(Phiếu học tập) 
* Lưu ý: 
- Rừng tự nhiên ở châu Á còn lại rất 
ít, nhiều loài động, thực vật bị suy 
giảm nghiêm trọng về số lượng. 
- Vì vậy, việc bảo vệ, phục hồi rừng là 
nhiệm vụ rất quan trọng của các quốc 
gia ở châu Á 
PHIẾU HỌC TẬP 
ĐỚI PHÂN BỐ ĐẶC ĐIỂM 
Lạnh 
Dải hẹp ở phía bắc 
- Khí hậu cực và cận cực, lạnh giá, khắc 
nghiệt. 
- Thực vật: chủ yếu là rêu, địa y; không có 
cây thân gỗ. 
- Động vật: các loài chịu được lạnh ... Địa lí 7 Năm học 2023-2024 
GV Trương Hồng Phương - Trường TH&THCS Phước Hiệp 
 Tuần 12, 13 
 Tiết 15, 16 
BÀI 6: ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ 
HỘI CHÂU Á 
Thời gian thực hiện: 2 tiết 
NS: 17/11/2023 
NG: L7/1: 23,30/11/2023 
 L7/2: 24/11-1/12/2023 
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức 
- Trình bày được đặc điểm dân cư, tôn giáo; sự phân bố dân cư và các đô thị lớn ở 
châu Á. 
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, khai thác số liệu. 
- Biết cách sử dụng bản đồ để xác định sự phân bố dân cư, các đô thị lớn ở châu Á. 
2. Năng lực 
- Năng lực tìm hiểu Địa lí: sử dụng công cụ Địa lí (bản đồ, bảng số liệu, hình ảnh,..) 
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng Địa lí vào cuộc sống. 
- Năng lực chung: năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học, năng lực 
giải quyết vấn đề. 
3. Phẩm chất 
 - Yêu khoa học, biết khám phá, tìm hiểu các vấn đề xã hội. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
 1. Chuẩn bị của giáo viên. 
- Bản đồ mật độ dân số và một số đô thị lớn ở cháu Á, năm 2020. 
- Các bảng số liệu, video, hình ảnh về dân cư của các đô thị lớn ở châu Á. 
- Phiếu học tập. 
2. Chuẩn bị của HS: sách giáo khoa, vở ghi, các dụng cụ học tập cần thiết của bộ 
môn. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
TIẾT 1 
1. Hoạt động 1: MỞ ĐẦU 
 a. Mục tiêu: 
- Kết nối giữa kiến thức của học sinh về dân cư xã hội của châu Á với bài học, tạo 
hứng thú cho người học. 
b. Tổ chức thực hiện 
 - GV tổ chức cho HS tham gia chơi: “Trò chơi LUCKY NUMBER”. 
47
Kế hoạch bài dạy phân môn Địa lí 7 Năm học 2023-2024 
GV Trương Hồng Phương - Trường TH&THCS Phước Hiệp 
- HS thực hiện nhiệm vụ 
- HS báo cáo kết quả 
- GV đánh giá và chốt kiến thức, kết nối vào bài học: Châu Á là nơi có con người cư 
trú từ rất sớm, cũng là nơi có những nền văn minh cổ đại phát triển rực rỡ trong lịch 
sử. Với quá trình phát triển lâu đời, dân cư, xã hội châu Á ngày nay có những đặc 
điểm như thế nào? 
2. Hoạt động 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 
*Hoạt động 2.1. Tìm hiểu đặc điểm dân cư, tôn giáo châu Á 
a. Mục tiêu 
- Trình bày được đặc điểm dân cư, tôn giáo ở châu Á. 
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, khai thác số liệu. 
 b. Tổ chức thực hiện 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM 
Nhiệm vụ 1- Hoạt động nhóm: (4 nhóm – 
5 phút) 
- GV yêu cầu HS dựa vào thông tin SGK, 
các em hãy trao đổi và hoàn thiện thông tin 
phiếu học tập sau: 
Câu hỏi Trả lời 
Dân 
cư 
N1,3 
Số dân? 
Tính tỉ lệ dân số 
châu Á so với thế 
giới năm 2020? 
Dân số châu Á tăng 
nhanh trong giai 
đoạn nào? 
Tại sao tỉ lệ gia 
tăng dân số tự nhiên 
ở châu Á đang có 
xu hướng giảm? 
Cơ cấu dân số theo 
nhóm tuổi châu Á? 
Thuận lợi và khó 
khăn? 
Dân cư châu Á 
thuộc những chủng 
tộc nào? 
Tôn 
giáo 
N2,4 
Châu Á là nơi ra 
đời của các tôn giáo 
nào? 
Thời gian và nơi ra 
đời của các tôn giáo 
Vai trò của tôn giáo 
trong cuộc sống? 
1. Dân cư, tôn giáo. 
a. Dân cư 
- Châu Á có số dân đông nhất trong các 
châu lục: 4 641,1 triệu người, năm 2020. 
- Số dân châu Á tăng nhanh trong nửa cuối 
thế kỉ XX. Hiện nay, do nhiều nước thực 
hiện các chính sách hạn chế gia tăng dân 
số nên mức tăng dân số của châu Á đã 
giảm đáng kể. 
- Châu Á có cơ cấu dân số trẻ, nhưng đang 
chuyển biến theo hướng già hoá. 
- Cư dân châu Á thuộc nhiều chủng lộc: 
Môn-gô lô-it, Ơ-rô-pê-ô-it, Ô-xtra-lô-it. 
b. Tôn giáo 
- Nơi ra đời của 4 tôn giáo lớn trên thế 
giới: Ấn Độ giáo và Phật giáo ra đời ở Ấn 
Độ, Ki-tô giáo ra đời ở Pa-le-xtin và Hồi 
giáo ra đời ở A-rập Xê-út. 
- Các tôn giáo này lan truyền khắp thế giới 
và thu hút số lượng lớn tín đồ. 
48
Kế hoạch bài dạy phân môn Địa lí 7 Năm học 2023-2024 
GV Trương Hồng Phương - Trường TH&THCS Phước Hiệp 
- Các nhóm thảo luận, thống nhất nội dung 
báo cáo. 
- HS báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung. 
- GV đánh giá và chuẩn xác kiến thức. 
Nhiệm vụ 2- Cặp đôi 
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi (2 phút): 
Dân số đông và tăng nhanh có thuận lợi và 
khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế - xã 
hội châu Á? 
- HS thảo luận, thống nhất nội dung. 
- HS báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung. 
- GV đánh giá và chốt kiến thức. 
TIẾT 2 
* Hoạt động 2.2. Tìm hiểu sự phân bố dân cư và các đô thị lớn ở châu Á 
a. Mục tiêu 
-Trình bày được sự phân bố dân cư và các đô thị lớn ở châu Á. 
- Biết cách sử dụng bản đồ để xác định sự phân bố dân cư, các thành phố lớn ở châu 
Á. 
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, khai thác số liệu. 
 b. Tổ chức thực hiện. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM 
- GV yêu cầu HS dựa vào hình 1, bảng 2 và 
thông tin SGK, em hãy cho biết: 
+ Các khu vực đông dân và các khu vực 
thưa dân ở châu Á? 
+ Nhận xét và giải thích đặc điểm phân bố 
dân cư ở châu Á? 
+ Xác định vị trí của các đô thị từ 20 triệu 
người trở lên ở châu Á. 
+ Cho biết các đô thị trên 10 triệu dân nước 
ở châu Á? 
+ Các đô thị lớn ở châu Á phân bố chủ yếu 
ở khu vực nào? Giải thích nguyên nhân? 
- HS theo dõi trả lời câu hỏi. 
- HS khác nhận xét, bổ sung. 
- GV chuẩn xác kiến thức và mở rộng kiến 
th...1. Bản đồ chính 
trị châu Á (hoặc bản đồ các nước châu Á treo 
tường) kết hợp nghiên cứu bảng 1 và thông 
tin trong SGK. Yêu cầu HS xác định các khu 
vực của châu Á trên bản đồ và giới thiệu tên 
các quốc gia thuộc khu vực đó. 
- HS hoạt động cặp đôi, xác định các khu 
vực của châu Á trên bản đồ, giới thiệu tên 
của các quốc gia thuộc khu vực đó. 
- Các học sinh khác có ý kiến nhận xét, bổ 
sung. 
- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá 
trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh 
thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và 
đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh. 
Chuẩn kiến thức. 
1. Bản đồ chính trị châu Á 
- Châu Á gồm 49 quốc gia và vùng lãnh 
thổ. 
- Trên bản đồ chính trị, châu Á được 
phân chia thành 6 khu vực: Bắc Á, Đông 
Á, Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á, Trung 
Á. 
52
Kế hoạch bài dạy phân môn Địa lí 7 Năm học 2023-2024 
GV Trương Hồng Phương - Trường TH&THCS Phước Hiệp 
TIẾT 2 
*Hoạt động 2.2. Tìm hiểu các khu vực thuộc châu Á (Bắc Á, Trung Á) 
a. Mục tiêu 
-Trình bày được đặc điểm tự nhiên của khu vực Bắc Á, Trung Á. 
- Biết cách sử dụng bản đồ để phân tích các đặc điểm tự nhiên của từng khu vực. 
b. Tổ chức thực hiện 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM 
- GV chia lớp 4 nhóm, yêu cầu HS dựa vào hình 2 
và thông tin trong mục 2, các em hãy trao đổi để 
hoàn thành nội dung phiếu học tập (HS chuẩn bị 
tranh ảnh sưu tầm để minh họa theo nội dung yêu 
cầu của phiếu học tập) 
Các khu 
vực 
Bắc Á 
N1, N2 
Trung Á 
N3, N4 
Phạm vi 
lãnh thổ, 
địa hình 
Khí hậu 
Khoáng 
sản 
Sông ngòi 
Cảnh quan 
- HS thảo luận nhóm, thực hiện nhiệm vụ 
- HS báo cáo qua lược đồ, các nhóm khác nhận xét, 
bổ sung. 
- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình 
thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, 
khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả 
cuối cùng của học sinh. Chuẩn kiến thức và mở 
rộng. 
2. Các khu vực thuộc châu Á 
a. Khu vực Bắc Á 
b. Khu vực Trung Á 
(Phụ lục) 
TIẾT 3 
*Hoạt động 2.3. Tìm hiểu các khu vực thuộc châu Á (Tây Á, Nam Á) 
a. Mục tiêu 
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên của khu vực Tây Á, Nam Á. 
- Biết cách sử dụng bản đồ để phân tích các đặc điểm tự nhiên của từng khu vực. 
b. Tổ chức thực hiện 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM 
GV chia lớp 4 nhóm, yêu cầu HS dựa vào hình 3,4 
và thông tin trong mục 2, các em hãy trao đổi để 
hoàn thành nội dung phiếu học tập (HS chuẩn bị 
tranh ảnh sưu tầm để minh họa theo nội dung yêu 
cầu của phiếu học tập) 
Các khu 
vực 
Tây Á 
N1, N2 
Nam Á 
N3, N4 
2. Các khu vực thuộc châu Á 
c. Khu vực Tây Á 
d. Khu vực Nam Á 
(Phụ lục) 
53
Kế hoạch bài dạy phân môn Địa lí 7 Năm học 2023-2024 
GV Trương Hồng Phương - Trường TH&THCS Phước Hiệp 
Phạm vi 
lãnh thổ, 
địa hình 
Khí hậu 
Khoáng 
sản 
Sông ngòi 
Cảnh quan 
- HS thảo luận nhóm, thực hiện nhiệm vụ 
- HS báo cáo qua lược đồ, các nhóm khác nhận xét, 
bổ sung 
- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình 
thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, 
khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả 
cuối cùng của học sinh. Chuẩn kiến thức và mở rộng 
về nơi mưa nhiều nhất thế giới 
TIẾT 4 
*Hoạt động 2.4 Tìm hiểu các khu vực thuộc châu Á (Đông Á, Đông Nam Á) 
a. Mục tiêu 
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Á, Đông Nam Á. 
- Biết cách sử dụng bản đồ để phân tích các đặc điểm tự nhiên của từng khu vực. 
b. Tổ chức thực hiện 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM 
- GV chia lớp làm 4 nhóm, yêu cầu HS dựa vào hình 
5,7 và thông tin trong mục 2, các em hãy trao đổi để 
hoàn thành nội dung phiếu học tập (HS chuẩn bị 
tranh ảnh sưu tầm để minh họa theo nội dung yêu 
cầu của phiếu học tập) 
Các khu 
vực 
Đông Á 
N1, N2 
Đông Nam Á 
N3, N4 
Phạm vi 
lãnh thổ, 
địa hình 
Khí hậu 
Khoáng 
sản 
Sông ngòi 
Cảnh quan 
- HS thảo luận nhóm, thực hiện nhiệm vụ 
- HS báo cáo qua lược đồ, các nhóm khác nhận xét, 
bổ sung 
- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình 
thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, 
khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả 
2. Các khu vực thuộc châu Á 
e. Khu vực Đông Á 
g. Khu vực Đông Nam Á 
(Phụ lục) 
54
Kế hoạch bài dạy phân môn Địa lí 7 Năm học 2023-2024 
GV Trương Hồng Phương - Trường TH&THCS Phước Hiệp 
cuối cùng của học sinh. Chuẩn kiến thức và mở rộng 
về các con sông Trường Giang, Hoàng Hà. 
3. Hoạt động 3. LUYỆN TẬP 
a. Mục tiêu 
- Củng cố, luyện tập các kiến thức đã học trong bài. 
b. Tổ chức thực hiện 
- GV cho HS so sánh đặc điểm tự nhiên của hai khu vực châu Á. 
- GV cho HS tham gia trò chơi “AI NHANH HƠN” 
- HS trả lời theo nhóm. 
- GV theo dõi tổng kết 
STT Câu hỏi Đáp án 
1 Châu Á chia thành mấy khu vực? 6 
2 Mông Cổ thuộc khu vực nào của châu Á? Đông Á 
3 Ca - ta thuộc khu vực nào của châu Á? Tây Á 
4 Kể tên 3 bộ phận của Bắc Á Đồng bằng Tây Xi-bia, cao 
nguyên Trung Xi-bia, miền núi 
Đông Xi-bia 
5 Trung Á tiếp giáp mấy đại dương? Khô

File đính kèm:

  • pdfke_hoach_bai_day_lich_su_va_dia_li_7_phan_dia_li_sach_kntt_n.pdf
  • pdfTiết 1-3.pdf
  • pdfTiết 4-5.pdf
  • pdfTiết 6-7.pdf
  • pdfTiết 8.pdf
  • pdfTiết 9.pdf
  • pdfTiết 10.pdf
  • pdfTiết 11-14.pdf
  • pdfTiết 15-16.pdf
  • pdfTiết 17-20.pdf
  • pdfTiết 21-22.pdf
  • pdfTiết 23-25.pdf
  • pdfTiết 26.pdf
  • pdfTiết 27.pdf
  • pdfTiết 28-30.pdf
  • pdfTiết 31.pdf
  • pdfTiết 32-33.pdf
  • pdfTiết 34.pdf
  • pdfTiết 35.pdf
  • pdfTiết 36-37.pdf
  • pdfTiết 38-40.pdf
  • pdfTiết 41-42.pdf
  • pdfTiết 43.pdf
  • pdfTiết 44.pdf
  • pdfTiết 45-46.pdf
  • pdfTiết 47-49.pdf
  • pdfTiết 50.pdf
  • pdfTiết 51-52.pdf