Kế hoạch bài dạy KHTN Lớp 7 Sách Cánh diều - Chương trình cả năm

1.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về các phương pháp, kĩ năng tìm hiểu tự nhiên, các bước để tiến hành tìm hiểu tự nhiên. Về một số dụng cụ trong nghiên cứu bộ môn và cách thức sử dụng chúng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra các bước nghiên cứu khoa học tự nhiên dựa trên một hoạt động tìm hiểu cụ thể, hợp tác trong thực hiện hoạt động thực hiện nghiên cứu khoa học tự nhiên cũng như cách hình thành các kĩ năng nghiên cứu khoa học tự nhiên..
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong thực hiện một nhiệm vụ nghiên cứu khoa học tự nhiên, cách vận dụng các kĩ năng trong nghiên cứu, cách sử dụng các dụng cụ, thiết bị.
1.2. Năng lực khoa học tự nhiên :
a) Nhận thức khoa học tự nhiên: Trình bày được một số phương pháp và kĩ năng trong học tập môn Khoa học tự nhiên:
- Phương pháp tìm hiểu tự nhiên;
- Kĩ năng tìm hiểu tự nhiên: quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo.
- Sử dụng được một số dụng cụ đo (trong nội dung môn Khoa học tự nhiên 7).
b) Tìm hiểu tự nhiên:
- Thực hiện được các kĩ năng tiến trình trong tiến trình tìm hiểu tự nhiên gồm: quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo.
- Làm được báo cáo, thuyết trình sau quá trình tìm hiểu.
c) Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:Vận dụng được một số phương pháp và kĩ năng trong học tập môn Khoa học tự nhiên vào thực tiễn.
pdf 349 trang Cô Giang 13/11/2024 450
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy KHTN Lớp 7 Sách Cánh diều - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy KHTN Lớp 7 Sách Cánh diều - Chương trình cả năm

Kế hoạch bài dạy KHTN Lớp 7 Sách Cánh diều - Chương trình cả năm
1 
Ngày soạn: 1/9/2023 
Tiết 1-4: BÀI MỞ ĐẦU 
PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ NĂNG TRONG HỌC TẬP 
MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 
I. Mục tiêu
1. Năng lực:
1.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh
ảnh để tìm hiểu về các phương pháp, kĩ năng tìm hiểu tự nhiên, các bước để tiến hành 
tìm hiểu tự nhiên. Về một số dụng cụ trong nghiên cứu bộ môn và cách thức sử dụng 
chúng. 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra các bước nghiên cứu
khoa học tự nhiên dựa trên một hoạt động tìm hiểu cụ thể, hợp tác trong thực hiện 
hoạt động thực hiện nghiên cứu khoa học tự nhiên cũng như cách hình thành các kĩ 
năng nghiên cứu khoa học tự nhiên.. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong thực hiện một nhiệm vụ
nghiên cứu khoa học tự nhiên, cách vận dụng các kĩ năng trong nghiên cứu, cách sử 
dụng các dụng cụ, thiết bị. 
1.2. Năng lực khoa học tự nhiên : 
a) Nhận thức khoa học tự nhiên: Trình bày được một số phương pháp và kĩ năng
trong học tập môn Khoa học tự nhiên: 
- Phương pháp tìm hiểu tự nhiên;
- Kĩ năng tìm hiểu tự nhiên: quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo.
- Sử dụng được một số dụng cụ đo (trong nội dung môn Khoa học tự nhiên 7).
b) Tìm hiểu tự nhiên:
- Thực hiện được các kĩ năng tiến trình trong tiến trình tìm hiểu tự nhiên gồm: quan
sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo. 
- Làm được báo cáo, thuyết trình sau quá trình tìm hiểu.
c) Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:Vận dụng được một số phương pháp và kĩ
năng trong học tập môn Khoa học tự nhiên vào thực tiễn. 
2. Phẩm chất:
- Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm thực
hiện và hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí
nghiệm, thảo luận về các phương pháp tìm hiểu khoa học tự nhiên, các kỹ năng dung
trong khoa học tự nhiên và các dụng cụ sử dụng trong môn KHTN.
- Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm về nghiên cứu
khoa học tự nhiên.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Thiết bị:
- Đồng hồ đo thời gian
- Cổng quang điện
- Tranh + Hình 1: ba kiểu nằm của hạt đỗ
2 
+ Hình 2,3 : Mặt trước, mặt sau đồng hồ đo thời gian hiện số. 
+ Hình 5: Thí nghiệm đo thời gian chuyển động của xe giữa 2 vị trí. 
2. Học liệu 
 - Phiếu học tập 
 - Mẫu vật 10 hạt đậu tương hoặc đậu đỏ. 
 - Khay đựng mẫu, đất ẩm, bình nước tưới 
III. Tiến trình dạy học 
1. Hoạt động 1: Mở đầu: (Xác định vấn đề học tập là quan sát một vật nhỏ bằng 
kính lúp) 
a) Mục tiêu: 
Thông qua tiến trình tìm hiểu về sự nảy mầm của hạt đỗ để kích thích HS tìm hiểu 
về tiến trình tìm hiểu tự nhiên 
b) Nội dung: 
- Khai thác vốn sống của học sinh và thảo luận, nêu được: Để tìm hiểu một hiện 
tượng tự nhiên phải tiến hành các hoạt động khoa học theo một tiến trình. 
c)Sản phẩm: 
- Câu trả lời của học sinh. 
d)Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung 
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- Chiếu hình ảnh 1 SGK tr.4 
- Yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân và trả lời 
câu hỏi: 
Liệu kiểu nằm của hạt có ảnh hưởng đến khả 
năng nảy mầm của nó hay không? 
*Thực hiện nhiệm vụ học tập 
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ: Suy nghĩ 
đưa ra câu trả lời: Dự đoán các kết quả dựa 
trên kinh nghiệm của bản thân. 
- Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần. 
*Báo cáo kết quả và thảo luận 
- GV gọi đại diện một số HS báo cáo kết quả. 
Lưu ý ý kiến của bạn sau không trùng với ý 
kiến của bạn trước. 
- GV ghi kết quả thu thập từ một số HS. 
- Khuyến khích HS đưa thêm các dự đoán. 
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá: 
- GV đặt vấn đề: Để khẳng định được kiểu 
nằm của hạt có ảnh hưởng đến khả năng nảy 
mầm của hạt hay không theo các em thì chúng 
ta cần làm như thế nào? ( GV yêu cầu HS đưa 
3 
ra một số ý kiến cá nhân) 
-> Các công việc cụ thể để chứng minh được 
một hiện tượng thực tế nào đó được gọi là tiến 
trình tìm hiểu tự nhiên. Vậy tiến trình này 
được thực hiện như thế nào, chúng ta cùng đi 
tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay. 
->Giáo viên nêu mục tiêu bài học: 
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức và kĩ năng 
Hoạt động 2.1: Phương pháp tìm hiểu tự nhiên 
a) Mục tiêu: 
- Giúp học sinh nhận thức được các bước trong tiến trình tìm hiểu tự nhiên. 
- Sử dụng được phương pháp tìm hiểu tự nhiên. 
- Làm được báo cáo, thuyết trình. 
b) Nội dung: 
- Học sinh làm việc cá nhân, nhóm thực hiện các nhiệm vụ. 
- Nhiệm vụ 1:Cá nhân HS gọi tên các bước trong tiến trình tìm hiểu tự nhiên. 
- Nhiệm vụ 2:Nhóm HS hoạt động 5p – 7p viết báo cáo tìm hiểu sự nảy mầm của hạt 
đỗ trong tự nhiên theo mẫu vào phiếu học tập. 
c)Sản phẩm: 
Nhiệm vụ 1: các câu trả lời của học sinh về các bước của tiến trình tìm hiểu tự nhiên. 
Nhiệm vụ 2: 
BÁO CÁO 
TÌM HIỂU SỰ NẢY MẦM CỦA HẠT ĐỖ TRONG TỰ NHIÊN 
Người thự... tra giả thuyết trong tiến trình tìm hiểu của nhóm học sinh. 
b) Đề xuất nội dung các bước của tiến trình tìm hiểu ánh sáng có ảnh hưởng thế 
nào đến sự phát triển của cây non: 
• Bước 1: Quan sát, đặt câu hỏi 
Từ việc quan sát sự phát triển của cây bên ngoài không gian (nơi có đầy đủ ánh 
sáng) và sự phát triển của cây trong nhà (nơi thiếu ánh sáng), có thể đặt câu 
hỏi: Liệu ánh sáng mặt trời có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của cây 
non? 
• Bước 2: Xây dựng giả thuyết 
Đưa ra dự đoán: Cây non ở nơi có đủ ánh sáng mặt trời phát triển tốt hơn ở nơi 
thiếu ánh sáng mặt trời. 
• Bước 3: Kiểm tra giả thuyết 
- Mẫu vật: 10 hạt đỗ giống nhau. 
- Dụng cụ thí nghiệm: 10 chậu chứa cùng một lượng đất như nhau. 
- Cách thức bố trí và tiến hành thí nghiệm: 
+ Ngâm nước 10 hạt đỗ khoảng 10 giờ. 
+ Đặt vào mỗi chậu chứa đất ẩm 1 hạt đỗ. 
+ Đặt 5 khay(chậu) ở nơi không có ánh nắng mặt trời (có thể dùng hộp đen để úp 
lên mỗi chậu), 5 chậu ở nơi có ánh nắng mặt trời. 
+ Hằng ngày, tưới nước giữ ẩm đất và theo dõi sự nảy mầm, sinh trưởng của cây 
con trong mỗi chậu. 
• Bước 4: Phân tích kết quả 
- Kết quả: 
+ Cả 10 hạt đỗ đều nảy mầm. 
+ Các cây đặt ở nơi không có ánh nắng mặt trời có hình dạng bất thường: thân dài, 
không cứng cáp, không mọc thẳng; lá mỏng, có màu vàng nhạt. 
+ Các cây đặt ở nơi có ánh sáng mặt trời có hình dạng bình thường: thân cứng cáp, 
mọc thẳng; lá dày hơn, có màu xanh lá đặc trưng. 
- Kết luận: Cây non ở nơi có đủ ánh sáng mặt trời phát triển tốt hơn ở nơi thiếu ánh 
sáng mặt trời. 
• Bước 5: Viết, trình bày báo cáo 
BÁO CÁO 
TÌM HIỂU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG 
ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY CON 
Người thực hiện: Trần Thị M 
1. Mục đích 
7 
- Tìm hiểu xem ánh sáng có ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của cây con. 
2. Mẫu vật, dụng cụ và phương pháp 
a) Mẫu vật 
- 10 hạt đỗ gần giống nhau.(Hạt to, mẩy, không sâu mọt) 
b) Dụng cụ thí nghiệm 
- 10 Khay (chậu) chứa cùng một lượng đất như nhau, bình tưới nước. 
c) Phương pháp thực hiện 
- Ngâm nước 10 hạt đỗ khoảng 10 giờ. 
- Đặt vào mỗi chậu chứa đất ẩm 1 hạt đỗ. 
- Đặt 5 chậu ở nơi không có ánh nắng mặt trời (có thể dùng hộp đen để úp lên mỗi 
chậu), 5 chậu ở nơi có ánh nắng mặt trời. 
- Hằng ngày, tưới nước giữ ẩm đất và theo dõi sự nảy mầm, sinh trưởng của cây 
con trong mỗi chậu. 
3. Kết quả và thảo luận 
- Cả 10 hạt đỗ đều nảy mầm. 
- Các cây đặt ở nơi không có ánh nắng mặt trời có hình dạng bất thường: thân dài, 
không cứng cáp, không mọc thẳng; lá mỏng, có màu vàng nhạt. 
- Các cây đặt ở nơi có ánh sáng mặt trời có hình dạng bình thường: thân cứng cáp, 
mọc thẳng; lá dày hơn, có màu xanh lá đặc trưng. 
→ Sức sống của cây con ở nơi có ánh sáng mặt trời sẽ tốt hơn. 
4. Kết luận 
- Cây non ở nơi có đủ ánh sáng mặt trời phát triển tốt hơn ở nơi thiếu ánh sáng mặt 
trời. 
Nhiệm vụ 4: 
Các 
bước 
Kĩ năng đã sử dụng Ý nghĩa 
Bước 1: 
Quan 
sát, đặt 
câu hỏi 
- Kĩ năng quan sát: 
Bằng quan sát thấy được cây 
sống được ở nhiều môi trường 
có ánh sáng khác nhau 
- Kĩ năng phân loại: 
Phân loại cây sống nơi nhiều 
ánh sáng, ít ánh sáng 
- Kĩ năng liên hệ: Liên hệ với hiểu biết của mình 
để đặt câu hỏi “Ánh sáng có ảnh 
hưởng đến sự phát triển của cây 
con không?”. 
Bước 2: 
Xây 
dựng giả 
thuyết 
- Kĩ năng liên hệ và kĩ năng dự đoán: Liên hệ sự biểu hiện sinh trưởng 
giống nhau của các cây trong 
mỗi nhóm và sự biểu hiện sinh 
trưởng khác nhau của hai nhóm 
để đưa ra dự đoán ánh sáng có 
ảnh hưởng đến sự phát triển của 
cây con. 
Bước 3: - Kĩ năng đo: Đo kích thước khay, lượng đất, 
8 
Kiểm tra 
giả 
thuyết 
 lượng nước tưới, cường độ ánh 
sáng ở nơi đặt thí nghiệm, chiều 
dài các cây con 
- Kĩ năng phân loại: Sắp xếp các hạt đỗ vào chậu. 
phân chia thành 2 nhóm (5 chậu 
để nơi có ánh sáng, 5 chậu để 
nơi không có ánh sáng) 
- Kĩ năng quan sát: Quan sát sự nảy mầm của các 
hạt mỗi ngày, màu sắc thân, lá 
của cây con 
Bước 4: 
Phân 
tích kết 
quả 
- Kĩ năng phân loại: Phân nhóm, sắp xếp số hạt nảy 
mầm, chiều cao cây, màu sắc 
thân, lá, độ cứng cây tương ứng 
với 2môi trường ánh sáng để 
lập bảng kết quả. 
- Kĩ năng liên hệ: Từ kết quả về sự nảy mầm của 
hạt đưa ra kết luận ánh sáng có 
ảnh hưởng đến khả năng phát 
triển của cây con. 
Bước 5: 
Viết, 
trình bày 
báo cáo 
- Kĩ năng quan sát, đo, phân loại, liên 
hệ khi viết và trình bày báo cáo. 
Đo chiều cao của cây sau mỗi 
ngày trong mỗi chậu 
d)Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung 
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập. 
- GV đưa tình huống: 
 Để tìm hiểu ánh sáng ảnh hưởng như thế nào đến 
sự phát triển của cây non, một nhóm học sinh làm 
thí nghiệm sau: 
Trồng 10 hạt đỗ có hình dạng, kích thước gần 
giống nhau vào 10 khay(chậu) chứa cùng một 
lượng đất như nhau. Để 5 chậu ở nơi không có 
ánh nắng mặt trời, 5 khay(chậu) nơi có ánh nắng 
mặt trời. Giữ ẩm đất. 
Khi cây mọc, đo chiều cao của cây mỗi ngày. 
Kết quả thí nghiệm đã khẳng định giả ...ủa nhóm có kết quả khác với nhóm 
và tự đánh giá. 
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 
- HS đánh giá chéo qua từng nội dung báo cáo. 
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. 
- GV cho HS tự đánh giá tinh thần làm việc của các 
thành viên trong nhóm bằng Thang đo 
Thang đo đánh giá mức độ tham gia hoạt động nhóm. 
STT 
Tiêu chí đánh giá 
Mức độ đạt được 
Tốt Khá TB 
1 Tích cực tham gia các hoạt động của nhóm 
2 Tự lực thực hiện các nhiệm vụ được phân công 
3 Tinh thần trách nhiệm trong công việc 
4 Hoàn thành nhiệm vụ đúng thời gian quy định 
3. Hoạt động 3: Luyện tập 
a) Mục tiêu: 
- Hệ thống được một số kiến thức đã học. 
- Vận dụng kiến thức đã học để học sinh luyện tập về xác định các bước trong tiến 
trình tìm hiểu tự nhiên. 
b) Nội dung: 
- Làm bài tập trắc nghiệm, tự luận. 
Bài 1: Chọn đáp án đúng nhất. 
Phương pháp tìm hiểu tự nhiên được thực hiện qua các bước: 
(1) Xây dựng giả thuyết; (2) Viết, trình bày báo cáo; 
(3) Kiểm tra giả thuyết; (4) Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu; 
(5) Phân tích kết quả. 
Em hãy sắp xếp các bước trên cho đúng thứ tự của phương pháp tìm hiểu tự nhiên. 
A. (1); (2); (3); (4); (5). B. (5); (4); (3); (2); (1). 
C. (4); (1); (3); (5); (2). C. (3); (4); (1); (5); (2). 
12 
Bài 2. Bạn Lan thấy rằng việc nảy mầm từ hạt đậu xanh và hạt đậu đen là khác nhau. 
Theo em, bạn Lan cần thực hiện các kĩ năng nào để tìm hiểu sự giống và khác nhau 
của hai loại hạt đậu nói trên? 
Bài 3. Nối các thông tin ở cột A và cột B cho phù hợp. 
A. Các bước Đáp án B. Nội dung các bước 
Bước 1: Quan sát, 
đặt câu hỏi 
 a. Là bước đầu tiên để nhận ra tình huống có 
vấn đề. Qua đó em đặt câu hỏi về vấn đề cần 
tìm hiểu 
Bước 2: Xây dựng 
giả thuyết 
 b. Làm thí nghiệm để chứng minh dự đoán 
đã đề ra 
Bước 3: Kiểm tra 
giả thuyết 
 c. Sử dụng ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu 
bảng để biểu đạt quá trình và kết quả tìm 
hiểu tự nhiên 
Bước 4: Phân tích 
kết quả 
 d. Dựa trên hiểu biết của mình và qua phân 
tích kết quả quan sát, em đưa ra được dự 
đoán, tức là giả thuyết để trả lờ cho câu hỏi 
đã được đặt ra ở bước trước đó 
Bước 5: Viết, trình 
bày báo cáo 
 e. Thực hiện các phép tính cần thiết, lập 
bảng, xây dựng biểu đồ => Rút ra kết 
luận: Giả thuyết được chấp nhận hay bị bác 
bỏ 
c)Sản phẩm: 
- Phiếu học tập của học sinh. 
- Kết quả bài tập, đáp án trắc nghiệm. 
d)Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung 
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
Gv yêu cầu HS thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu 
học tập 
*Thực hiện nhiệm vụ học tập 
- Học sinh hoạt động cá nhân nhóm trả lời các câu hỏi, 
bài tập. 
*Báo cáo kết quả và thảo luận 
Đại diện nhóm trả lời 3 câu hỏi nhóm khác nhận xét và 
13 
bổ sung 
Sau khi hoàn thiện kiến thức GV đưa đáp án và HS các 
nhóm tự chấm trên phiếu thảo luận của nhóm mình. 
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 
- GV nhận xét, đưa ra câu trả lời đúng. 
- GV nhận xét câu trả lời của HS và đánh giá phần bài 
làm của HS. 
- GV dùng bảng kiểm để đánh giá sự tiến bộ của học 
sinh. 
4. Hoạt động 4: Vận dụng 
a) Mục tiêu: Vận dụng được các kiến thức đã học để tìm hiểu tự nhiên 
b) Nội dung: Học sinh tìm hiểu 1 hiện tượng tự nhiên mà em biết và viết báo cáo 
c)Sản phẩm: Báo cáo của học sinh. 
d)Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung 
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho cá nhân HS:Đề xuất một 
số hiện tượng tự nhiên mà em muốn tìm hiểu. 
- Yêu cầu: Mỗi học sinh chuẩn bị ít nhất một đề tài để 
tìm hiểu. 
*Thực hiện nhiệm vụ học tập 
HS vận dụng kiến thức đã học thực hiện nhiệm vụ. 
 GV quan sát, gợi ý, hỗ trợ, giải đáp thắc mắc (nếu có). 
*Báo cáo kết quả và thảo luận 
- Mỗi học sinh đề xuất một đề tài để nghiên cứu báo cáo 
lại cho tổ trưởng. 
- Tổ trưởng tập hợp danh sách của tổ để báo cáo. 
- Giáo viên tập hợp các đề xuất của học sinh, lựa chọn 
các đề tài phù hợp giao cho nhóm học sinh thảo luận đề 
xuất các bước tiến hành và dự kiến nội dung báo cáo. 
- Giáo viên hướng dẫn các nhóm hoàn thành sản phẩm, 
giải đáp các thắc mắc của học sinh ( nếu cần) 
- Yêu cầu học sinh tự hoàn thiện báo cáo theo nhóm và 
nộp vào tiết sau. 
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 
- GV: Nhận xét, đánh giá kết quả học tập của học sinh. 
* Hướng dẫn về nhà: 
- Học bài 
- Hoàn thành các bài tập trong sách bài tập. 
- Hoàn thiện thí nghiệm và nội dung của hoạt động 2.2. 
- Hoàn thiện báo cáo phần vận dụng. 
- Nghiên cứu trước bài 1 – phần I: Nguyên tử. 
14 
Ngày soạn: 9/9/2023 
PHẦN 1: CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CHẤT 
Chủ đề 1: NGUYÊN TỬ. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC 
Tiết 5-8: BÀI 1: NGUYÊN TỬ 
I. Mục tiêu: 
1. Năng lực: 
1.1. Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học:chủ động, tích cực tìm hiểu về thành phần cấu tạo của 
nguyên tử. 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác:Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về thành 
phần của nguyên tử ( các loại hạt cơ bản tạo nên hạt nhân và lờp vỏ của nguyên tử, 
điện tích hạt nhân và khối... nhiên: Quan sát các hình ảnh về nguyên tử, mỏ hình Rutherford – 
Bohr để tìm hiểu cấu trúc đơn giản về nguyên tử được học trong bài. 
b) Nội dung: 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 
Câu 4: Quan sát hình 1.2 Hãy cho biết vỏ nguyên tử cấu tạo từ những hạt gì? 
17 
c)Sản phẩm: 
TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 
Câu 4: Vỏ nguyên tử cấu tạo bởi các hạt electron 
d)Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung 
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- GV giao nhiệm vụ học tập cặp đôi, tìm hiểu 
thông tin về vỏ nguyên tử trong SGK trả lời câu 
hỏi 4 
*Thực hiện nhiệm vụ học tập 
HS thảo luận cặp đôi, thống nhất đáp án và ghi 
chép nội dung hoạt động ra phiếu học tập. 
*Báo cáo kết quả và thảo luận 
GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một 
nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). 
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá. 
- GV nhận xét và bổ sung kiến thức 
II. CẤU TẠO NGUYÊN TỬ 
1. Vỏ nguyên tử 
- Vỏ nguyên tử được cấu tạo từ 
các electron chuyển động xung 
quanh hạt nhân. 
- Electron kí hiệu là e và có điện 
tích qui ước -1. 
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về hạt nhân nguyên tử. 
a) Mục tiêu: 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về thành 
phần của nguyên tử ( các loại hạt cơ bản tạo nên hạt nhân và lờp vỏ của nguyên tử, 
điện tích hạt nhân và khối lượng mỗi loại hạt). Hoạt động nhóm một cách hiệu quả 
theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia 
thảo luận và thuyết trình. 
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được nguyên tử trung hoà về 
điện; Sử dụng được mò hình nguyên tử của Rutherford - Bohr để xác định được các 
loại hạt tạo thành của một só nguyên tử học trong bài. 
b) Nội dung: 
18 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 
Câu 5: Quan sát hình 1.2 Hãy cho biết hạt nhân nằm ở đâu trong nguyên tử, hạt 
nhân được cấu tạo bởi những hạt nào? So sánh kích thước của hạt nhân so với kích 
thước của nguyên tử? 
Câu 6: Quan sát hình 1.3 và hoàn thành thông tin chú thích các thành phần 
trong cấu tạo nguyên tử lithium. 
Câu 7: Trong các hạt cấu tạo nên nguyên tử: 
a) Hạt nào mang điện tích âm? 
b) Hạt nào mang điện tích dương? 
c) Hạt nào không mang điện? 
Câu 8: Điện tích của nguyên tử helium bằng bao nhiêu?( biết helium có 2 proton) 
c)Sản phẩm: 
TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 
Câu 5: Hạt nhân nằm ở tâm của nguyên tử. Hạt nhân được cấu tạo bởi proton (p) 
và neutron (n). Hạt nhân có kích thước rất nhỏ so với kích thước của nguyên tử 
Câu 6: (1) Electron (2) Hạt nhân (3) Neutron (4) Proton 
Câu 7: 
a) Hạt electron, kí hiệu là e, mang điện tích âm. 
b) Hạt proton, kí hiệu là p, mang điện tích dương. 
c) Hạt neutron, kí hiệu là n, không mang điện. 
Câu 8: 
Tổng điện tích trong nguyên tử helium bằng 0. Ta nói nguyên tử không mang điện 
hay trung hòa về điện. 
19 
d)Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung 
BƯỚC 1. 
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- GV giao nhiệm vụ học tập cặp đôi, tìm hiểu 
thông tin về hạt nhân nguyên tử trong SGK trả lời 
câu hỏi 5, 6 
*Thực hiện nhiệm vụ học tập 
HS thảo luận cặp đôi, thống nhất đáp án và ghi 
chép nội dung hoạt động ra phiếu học tập. 
*Báo cáo kết quả và thảo luận 
GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một 
nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). 
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá. 
- GV nhận xét và bổ sung kiến thức 
BƯỚC 2. 
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- GV giao nhiệm vụ học tập cặp đôi trả lời câu 
hỏi 7, 8 
*Thực hiện nhiệm vụ học tập 
HS thảo luận cặp đôi, thống nhất đáp án và ghi 
chép nội dung hoạt động ra phiếu học tập. 
*Báo cáo kết quả và thảo luận 
GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một 
nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). 
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá. 
II. CẤU TẠO NGUYÊN TỬ 
2. Hạt nhân nguyên tử 
- Hạt nhân được cấu tạo bởi 
proton (p) và neutron (n). 
-Proton kí hiệu là p và có điện 
tích qui ước +1. 
- Neutron kí hiệu là n và không 
mang điện. 
Hoạt động 2.4: Tìm hiểu về sự chuyển động của electron trong nguyên tử 
a) Mục tiêu: 
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Trình bày được mô hình nguyên tử của Rutherford 
- Bohr (mô hình sắp xếp electron trong các lớp vỏ nguyên tử) 
- Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát các hình ảnh về nguyên tử, mỏ hình Rutherford – 
Bohr để tìm hiểu cấu trúc đơn giản về nguyên tử được học trong bài. 
b) Nội dung: 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5 
Câu 9: Quan sát hình 1.4, hãy cho biết nguyên tử sodium có bao nhiêu lớp 
electron. Mỗi lớp có bao nhiêu electron? Từ đo rút ra kết luận về cấu tạo vỏ 
nguyên tử 
20 
c)Sản phẩm: 
TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5 
Câu 9: Nguyên tử sodium có 3 lớp electron. 
- Lớp thứ nhất (lớp trong cùng) có 2 electron. 
- Lớp thứ hai có 8 electron. 
- Lớp thứ ba có 1 electron. 
-Trong nguyên tử, các ele...5: 
23 
Trong nguyên tử carbon có 2 lớp electron. 
- Lớp thứ nhất (lớp trong cùng) có 2 electron. 
- Lớp thứ hai có 4 electron. 
Trong nguyên tử aluminium có 3 lớp electron. 
- Lớp thứ nhất (lớp trong cùng) có 2 electron. 
- Lớp thứ hai có 8 electron. 
- Lớp thứ ba có 3 electron. 
Câu 16: 
Đối với nguyên tử nitrogen có 7 e được sắp xếp vào 2 lớp. 
+ Lớp thứ nhất có 2 electron. 
+ Lớp thứ 2 có 5 electron. 
⇒ Nguyên tử nitrogen có 5 electron ở lớp ngoài cùng. 
- Đối với nguyên tử silicon có 14 e được sắp xếp vào 3 lớp. 
+ Lớp thứ nhất có 2 electron. 
+ Lớp thứ hai có 8 electron. 
+ Lớp thứ ba có 4 electron. 
⇒ Nguyên tử silicon có 4 electron lớp ngoài cùng. 
Câu 17: 
a. 
Trong nguyên tử carbon có 6 proton; 6 neutron; 6 electron. 
Trong nguyên tử aluminium có 13 proton; 14 neutron; 13 electron. 
b. 
- Trong nguyên tử carbon có 6 proton; 6 neutron nên khối lượng của một nguyên 
tử carbon là: 6.1 + 6.1 = 12 (amu) 
- Trong nguyên tử aluminium có 13 proton; 14 neutron nên khối lượng của một 
nguyên tử aluminium là: 13.1 + 14.1 = 27 (amu) 
d)Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung 
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu học sinh 
thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 7 
*Thực hiện nhiệm vụ học tập 
HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. 
*Báo cáo kết quả và thảo luận 
GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một 
nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). 
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá. 
4. Hoạt động 4: Vận dụng 
a) Mục tiêu: 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong 
nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập . 
b) Nội dung: 
24 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 8 
Câu 18: Ruột bút chì thường được làm từ than chì và đất sét. Than chì được cấu 
tạo từ các nguyên tử carbon. 
a) Hãy tên và số lượng các hạt tương ứng trong hình vẽ mô tả cấu tạo nguyên tử 
carbon. 
b) Em hãy tìm hiểu ý nghĩa của các kí hiệu HB, 2B và 6B được ghi trên một số loại 
bút chì. 
c)Sản phẩm: 
TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 8 
Câu 1: 
a) Trong nguyên tử carbon có: 6 electron (màu xanh nước biển), 6 proton (màu 
đỏ), 6 neutron (màu xanh lá cây). 
Một thang phân loại có ghi trên thân bút chì bao gồm từ: 9B, 8B, 7B, 6B, 5B, 4B, 
3B, 2B, B, HB, F, H, 2H, 3H, 4H, 5H, 6H, 8H, 9H. 
Trong đó: 
H là viết tắt của Hard (cứng) 
B viết tắt cho từ Black 
F là Fine có thể gọt rất nhọn mà không làm gãy đầu chì (loại bút này rất hiếm 
gặp). 
Trong dãy trên, đi từ trái qua phải độ cứng tăng dần đồng thời độ đen càng ít đi 
(nhạt dần). Các bút chì black (B) là màu đen đậm nhất tỉ lệ nghịch với độ cứng, độ 
cứng càng nhiều thì độ đen càng ít đi. 
d)Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung 
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- Giao nhiệm vụ về nhà 
- Yêu cầu học sinh làm việc nhóm để trả lời 
câu hỏi 
*Thực hiện nhiệm vụ học tập 
HS thực hiện theo yêu cầu của PHT 
*Báo cáo kết quả và thảo luận 
-Gửi bài báo cáo cho GV. 
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 
-GV đánh giá bài làm của học sinh. 
25 
Tiết 9-12: BÀI 2: NGUYÊN TỐ HÓA HỌC 
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài học này, HS sẽ: 
- Phát biểu được khái niệm về nguyên tố hóa học và kí hiệu nguyên tố hóa học. 
- Viết được kí hiệu hóa học của nguyên tố.. 
- Đọc được tên của 20 nguyên tố hóa học đầu tiên. 
2. Năng lực: 
2.1. Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh 
ảnh để tìm hiểu về nguyên tố hóa học. 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm hiểu khái niệm nguyên tố 
hóa học, hợp tác trong thực hiện hoạt động nhóm quan sát bảng sgkđể tìm hiểu cách 
viết kí hiệu hóa học của nguyên tố 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:viết được kí hiệu hóa học của nguyên tố cơ 
bản. 
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên : 
- Năng lực nhận biết KHTN: Phát biểu được khái niệm về nguyên tố hóa học, đọc 
được tên của 20 nguyên tố đầu tiên. 
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên:Biết được một số nguyên tố hóa học gần gũi trong tự 
nhiên và vai trò cơ bản của những nguyên tố đó. 
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Viết được kí hiệu hóa học và đọc tên được 
các nguyên tố hóa học đầu tiên . 
3. Phẩm chất: 
- Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh: 
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm 
hiểu về nguyên tố hóa học. 
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ, thảo 
luận nguyên tố và kí hiệu hóa học. 
- Trung thực trong báo cáo kết quả thảo luận nhóm. 
II. Thiết bị dạy học và học liệu 
1.Giáo viên: 
- Giáo án, máy tính, máy chiếu, nam châm, bút dạ. 
- Phiếu học tập . 
2.Học sinh: 
- Bài cũ ở nhà. 
- Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà. 
- Thẻ màu, giấy a0, bảng phụ 
III. Tiến trình dạy học 
1. Hoạt động 1: Mở đầu: (Xác định vấn đề học tập) 
...
c)Sản phẩm: HS biết đọc tên của 20 nguyên tố hóa học đầu tiên 
d)Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung 
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- GV đặt vấn đề: Mỗi nguyên tố hóa học đều có tên gọi 
II.Tên của nguyên tố hóa 
học. 
29 
riêng. Việc đặt tên nguyên tố hóa học dựa vào nhiều 
cách khác nhau: theo tên người phát hiện ra nguyên tố, 
theo tên nơi nguyên tố được phát hiện ra hoặc liên 
quan đến tính chất, ứng dụng của nguyên tố 
- GV gợi ý về nguồn gốc, tên gọi của một số nguyên tố 
hóa học 
- GV yêu cầu HS quan sát bảng tên gọi của 20 nguyên 
tố đầu tiên, đọc được tên gọi của các nguyên tố theo 
phiên âm 
- HS nhận nhiệm vụ 
*Thực hiện nhiệm vụ học tập 
- GV hướng dẫn HS cách đọc tên các nguyên tố hóa 
học 
- HS lắng nghe, ghi nhớ và luyện đọc tên các nguyên 
tố hóa học 
- GV quan sát hướng dẫn và giúp đỡ HS đọc đúng tên 
các nguyên tố 
*Báo cáo kết quả và thảo luận 
- GV gọi ngẫu nhiên 5- 7 HS đọc tên các nguyên tố 
theo thứ tự hoặc bất kì. Mỗi HS đọc tên 10 nguyên tố 
- HS đọc tên nguyên tố 
- GV gọi một HS khác nhận xét bổ sung 
- HS nhận xét 
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá. 
- GV nhận xét câu trả lời của HS và kịp thời sửa lỗi đọc 
sai cho HS 
- HS lắng nghe và ghi nhớ 
- GV nhận xét và cho điểm HS 
- GV lưu ý: Đây là bài đầu tiên HS được làm quen với 
tên các nguyên tố hóa học, và nội dung này rất quan 
trọng nên các em phải chú ý đọc đúng tên nguyên tố và 
phát âm chuẩn bằng tiếng Anh 
- GV bổ sung: Có 13 nguyên tố hóa học đã quen dùng 
trong đời sống của người Việt Nam là: vàng (gold), bạc 
(silver), đồng (copper), chì (lead), sắt (iron), nhôm 
(aluminium), kẽm (zinc), lưu huỳnh (sulfur), thiếc (tin), 
nito (nitrogen), natri ( sodium), kali (potassium), và 
thủy ngân (mercury). Thực tế, các nguyên tố này có thể 
dùng cả tiếng Việt và Anh để tiện tra cứu. 
- Mỗi nguyên tố hóa học 
đều có tên gọi riêng. 
- Việc đặt tên nguyên tố 
hóa học dựa vào nhiều 
cách khác nhau liên quan 
đến tính chất, ứng dụng 
của nguyên tố hoặc tên địa 
danh, nhà khoa học tìm ra 
nguyên tố đó 
- Bảng 2.1. Tên gọi và kí 
hiệu của một số nguyên tố 
hóa học (SGK -17) 
2.3. Tìm hiểu về kí hiệu hóa học 
a) Mục tiêu: 
- HS viết được kí hiệu của nguyên tố hóa học 
30 
- Rèn năng lực tự chủ, hợp tác nhóm, vận dụng kiến thức kĩ năng để giải quyết vấn đề 
của HS 
b) Nội dung: 
- Học sinh thảo luận nhóm,tìm hiểu kiến thức trong SGK và hoàn thành PHT số 2 
PHT số 2 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2: TÌM HIỂU VỀ KÍ HIỆU HÓA HỌC 
Câu 1: Nguyên tố hóa học được biểu diễn như thế nào? Cách viết kí hiệu hóa 
học? Cho ví dụ ?- Câu2: Hãy hoàn thành thông tin trong bảng sau: 
Nguyên tố hoá học 
Kí hiệu Ghi chú 
Iodine ? Kí hiệu có 1 
chữ cái 
Fluorine ? 
Phosphorus ? 
Neon ? Kí hiệu có 2 
chữ cái 
Silicon ? 
Aluminium ? 
c)Sản phẩm: Câu trả lời của HS 
Câu 1: Mỗi nguyên tố hóa học được biểu diễn bằng một kí hiệu riêng, được gọi là kí 
hiệu hóa học của nguyên tố. 
Quy ước: KHHH của một nguyên tố được biểu diễn bằng một hoặc hai chữ cái trong 
tên nguyên tố. Trong đó: 
- Chữ cái đầu viết in hoa. 
- Chữ sau viết thường và nhỏ hơn chữ đầu. 
Câu 2: 
Nguyên tố hoá học Kí hiệu Ghi chú 
Iodine I Kí hiệu có 1 chữ cái 
Fluorine F 
Phosphorus P 
Neon Ne Kí hiệu có 2 chữ cái 
Silicon Si 
31 
Alumium Al 
KL: 
- Mỗi nguyên tố hóa học được biểu diễn bằng một kí hiệu riêng được gọi là kí hiệu 
hóa học của nguyên tố. 
- Kí hiệu hóa học của một nguyên tố được biểu diễn bằng một hoặc 2 chữ cái trong 
tên nguyên tố 
+ Chữ cái đầu tiên viết in hoa 
+ Chữ cái sau viết thường và nhỏ hơn chữ đầu 
- Mỗi kí hiệu hóa học còn chỉ một nguyên tử của nguyên tố đó. 
- Chú ý: Một số trường hợp, kí hiệu hóa học không tương ứng với tên gọi theo 
IUPAC. 
VD: Potassium là K 
 Copper là Cu 
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung 
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- GV đặt vấn đề: Trong khoa học để trao đổi với nhau 
về nguyên tố cần có những biểu diễn ngắn gọn thống 
nhất trên toàn thế giới. Vì vậy người ta đưa ra kí hiệu 
hoá học để biểu diễn nguyên tố. 
- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu kiến 
thức kết hợp SGK thảo luận nhóm hoàn thành PHT số 2 
ra giấy A0 
- HS chia nhóm nhận nhiệm vụ 
*Thực hiện nhiệm vụ học tập 
- HS thảo luận nhóm, hoàn thành nội dung phiếu học 
tập số 2 
- GV quan sát hướng dẫn và giúp đỡ HS trong quá 
trình thảo luận nhóm 
*Báo cáo kết quả và thảo luận 
- Hết thời gian thảo luận, HS treo sản phẩm của nhóm 
mình lên trên bảng 
- GV gọi nhóm hoàn thành sản phẩm sớm nhất lên báo 
cáo sản phẩm của mình 
- HS đại diện nhóm lên báo cáo 
- GV gọi một HS nhóm khác nhận xét bổ sung 
- HS nhận xét 
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá. 
- GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt kiến thức 
- HS lắng nghe và ghi nhớ 
- GV nhận xét và cho điểm HS 
- GV lưu ý: Một số trường hợp đặc biệt, kí hiệu hóa học 
không tương...
Sản phẩm của các nhóm được nộp qua zalo cho GV 
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 
Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và 
nộp sản phẩm .GV nhận xét vào tiết học sau. 
36 
Chủ đề 2: 
SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC 
Tiết 13-18: BÀI 3: 
SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC 
I. Mục tiêu 
1. Năng lực: 
1.1. Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học:Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh 
ảnh để tìm hiểu về bảng tuần hoàn. 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác:Thảo luận nhóm để đọc được các thông tin trên bảng 
tuần hoàn, hợp tác trong thực hiện hoạt động quan sát đọc các thông tin trong bảng 
tuần hoàn. 
1.2. Năng lực khoa học tự nhiên: 
- Năng lực nhận biết KHTN: Nhận biết, gọi tên được các thông tin trên bảng tuần 
hoàn. 
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học:Sử dụng bảng tuần hoàn và thiết kế bảng tuần 
hoàn gồm 1 số nguyên tố với các thông tin đã biết. 
2. Phẩm chất: 
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh: 
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm 
hiểu về bảng tuần hoàn. 
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động trong các hoạt động nghiên cứu về 
bảng tuần hoàn. 
II. Thiết bị dạy học và học liệu 
1. Giáo viên: 
- Hình ảnh bảng tuần hoàn 
- Phiếu học tập bài 3: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC. 
2. Học sinh: 
- Bài cũ ở nhà. 
- Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà. 
III. Tiến trình dạy học 
1. Hoạt động 1: Mở đầu: (Xác định vấn đề học tập là xác định quy luật sắp xếp các 
thẻ) 
a) Mục tiêu: 
- Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập là tìm hiểu về bảng tuần hoàn, quy 
luật sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn. 
b) Nội dung: 
- Học sinh thực hiện nhiệm vụnhóm đôi thảo luận tìm ra quy luật sắp xếp những tấm 
thẻ vào các ô trong bảng. 
c)Sản phẩm: 
- Câu trả lời của học sinh ghi trên bảng, có thể: 
37 
Coi các chấm đỏ là electron ở lớp ngoài cùng, kích thước con gấu là kích thước 
nguyên tử 
 + Xét cột 1, (2) và (12) có cùng chấm đỏ, kích thước tăng dần 
 + Xét hàng 1, (2) và (10) có cùng kích thước, số chấm đỏ tăng dần 
=> Rút ra quy luật 
 + Trong cùng 1 cột: Các nguyên tử có electron ở lớp ngoài cùng bằng nhau, kích 
thước nguyên tử tăng dần 
 + Trong cùng 1 hàng: Các nguyên tử có kích thước bằng nhau, số electron ở lớp 
ngoài cùng tăng dần 
2 5 10 8 
9 11 1 4 
12 3 6 7 
d)Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung 
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- Chiếu hình ảnh, yêu cầu HS sắp xếp những tấm thẻ 
vào ô trong bảng theo quy luật. 
- GV phát phiếu học tập và yêu cầu học sinh thực 
hiện nhóm 2 theo yêu cầu viết trên phiếu trong 2 
phút. 
*Thực hiện nhiệm vụ học tập 
- HS hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV. Hoàn 
thành phiếu học tập. 
- Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần. 
*Báo cáo kết quả và thảo luận 
- GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án, mỗi 
HS trình bày 1 nội dung trong phiếu, những HS trình 
bày sau không trùng nội dung với HS trình bày 
trước. GV liệt kê đáp án của HS trên bảng 
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá: 
→Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài 
học:Tương tự như việc sắp xếp các tấm thẻ theo quy 
luật, ta có thể sắp xếp các nguyên tố hóa học theo 
quy luật vào một bảng được không? 
→Giáo viên nêu mục tiêu bài học: 
- Nêu được nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong 
bảng tuần hoàn 
- Trình bày cấu tạo của bảng tuần hoàn 
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức và kĩ năng 
a) Mục tiêu: 
- Nêu được nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn. 
- Quan sát cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố: ô nguyên tố, nhóm, chu kì. 
38 
- Sử dụng bảng tuần hoàn chỉ ra các nhóm nguyên tố kim loại, phi kim, khí hiếm 
b) Nội dung: 
- Học sinh làm việc nhóm 4 nghiên cứu thông tin trong SGK, quan sát trả lời câu hỏi 
sau: 
H1. Hãy sắp xếp các nguyên tố C; Si; O; P; N; S theo chiều điện tích hạt nhân tăng 
dần từ trái sang phải và từ trên xuống dưới, điền vào bảng? 
C ? O 
Si ? ? 
- HS làm việc nhóm đôi, quan sát H 3.1và nghiên cứu thông tin SGK -20 trả lời câu 
hỏi: 
H2: Ô nguyên tố cho biết những gì? Số hiệu nguyên tử cho biết những thông tin gì về 
nguyên tố? 
H3: Ô nguyên tố C cho biết gì? 
- HS làm việc nhóm 4, quan sát bảng tuần hoàn và trả lời câu hỏi: 
H4: Bảng tuần hoàn có bao nhiêu chu kì? Điện tích hạt nhân nguyên tử của các 
nguyên tố trong 1 chu kì thay đổi như thế nào? 
H5: Cho biết số hiệu nguyên tử, số lớp electron lần lượt của nguyên tử carbon (C) và 
nhôm (Al). Hai nguyên tố đó nằm ở chu kì nào trong bảng tuần hoàn? Từ đó rút ra 
nhận xét số TT của chu kì và số lớp electron? 
H6: Tìm hiểu các nguyên tố ở chu kì 1,2,3 về: Số lượng nguyên tố, số lớp e trong 
nguyên tử của các nguyên tố, điện tích hạt nhân nguyên tử? 
- HS làm việc nhóm 4, quan sát bảng tuần hoàn và trả lời câu hỏi: 
H7: Bảng TH có bao nhiêu cột nhóm A, ... 
*Báo cáo kết quả và thảo luận 
GV gọi ngẫu nhiên HS của 1 nhóm trình 
bày, HS nhóm khác bổ sung (nếu có). 
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá. 
- GV nhận xét và chốt nội dung vị trí của 
các nguyên tố kim loại, phi kim, khí hiếm 
trong bảng TH. 
III- Vị trí của các nguyên tố kim 
loại, phi kim và khí hiếm trong 
bảng tuần hoàn 
- Các nguyên tố kim loại (hơn 80%): 
Nằm ở bên trái và góc dưới bên phải. 
Nhóm IA (trừ H) là KL điển hình 
(hoạt động mạnh) 
- Nguyên tố phi kim: Nằm phía trên, 
bên phải. 
Nhóm VIIA là PK điển hình (hoạt 
động mạnh) 
- Nguyên tố khí hiếm: Nhóm VIIIA 
Hoạt động 2.4: Ý nghĩa của bảng tuần hoàn 
41 
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- HS hoạt động nhóm 4 làm BT, thảo luận 
nêu ý nghĩa của bảng tuần hoàn. 
 BT : Nguyên tố X nằm ở chu kì 2, nhóm 
VA trong bảng tuần hoàn. Hãy cho biết một 
số thông tin của nguyên tố X ( tên nguyên 
tố, kí hiệu hóa học, khối lượng nguyên tử), 
vị trí ô của nguyên tố trong bảng tuần hoàn. 
Nguyên tố đó là kim loại, phi kim hay khí 
hiếm 
*Thực hiện nhiệm vụ học tập 
- HS hoạt động nhóm 4làm BT , tìm hiểu ý 
nghĩa của bảng tuần hoàn. 
*Báo cáo kết quả và thảo luận 
GV gọi ngẫu nhiên HS của 1 nhóm trình 
bày, HS nhóm khác bổ sung (nếu có). 
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá. 
- GV nhận xét và chốt nội dung ý nghĩa của 
bảng tuần hoàn. 
IV- Ý nghĩa của bảng tuần hoàn 
Sử dụng bảng tuần hoàn: 
- Để biết các thông tin của 1 nguyên 
tố hóa học. 
- Để biết vị trí của nguyên tố hóa học 
từ đó nhận ra được các nguyên tố kim 
loại, phi kim, khí hiếm. 
+ Nhóm IA, IIA, IIIA là kim loại (trừ 
H, B) 
+ Nhóm VA, VIA, VIIA hầu hết là 
phi kim 
3. Hoạt động 3: Luyện tập 
a) Mục tiêu: 
- Hệ thống được một số kiến thức đã học. 
- Vận dụng kiến thức đã học làm 1 số bài luyện tập củng cố kiến thức 
b) Nội dung: 
- HS tóm tắt nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy. 
-HS thảo luận nhóm đôi làm các bài luyện tập: 
LT1: Hãy tìm nguyên tố hóa học có số thứ tự lần lượt là 16,20 trong bảng TH. Đọc 
tên 2 nguyên tố. Hãy cho biết số hiệu nguyên tử, kí hiệu hóa học và khối lượng 
nguyên tử của 2 nguyên tố đó? 
LT 2: Nguyên tố X có số thứ tự 15 trong bảng TH. Hãy cho biết nguyên tố đó ở chu 
kì nào và có mấy lớp electron? 
LT 3: Dựa vào hình 3.4, hãy cho biết 1 số thông tin về nguyên tố natri và argon (số 
hiệu nguyên tử,điện tích hạt nhân, số electron ở lớp ngoài cùng). 
LT 4: Nguyên tố X tạo nên chất khí duy trì sự hô hấp của con người và có nhiều 
trong không khí. Hãy cho biết tên của nguyên tố X. Nguyên tố X nằm ở ô nào và chu 
kì nào trong bảng TH? 
LT 5: Cho các nguyên tố có số thứ tự lần lượt là 9,18, và 19. Số electron lớp ngoài 
cùng của mỗi nguyên tố trên là bao nhiêu? Cho biết mỗi nguyên tố nằm ở nhóm nào 
và đó là kim loại, phi kim hay khí hiếm ? 
Bài tập trắc nghiệm: 
Câu 1: Nguyên tố X có số thứ tự 15 trong bảng tuần hoàn. Nguyên tố đó ở chu kì 
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 
42 
Câu 2: Nguyên tố X tạo nên chất khí duy trì sự hô hấp của con người và có nhiều 
trong không khí. Tên của nguyên tố X 
A. Oxygen B. Nitrogen C. Helium D. Hydrogen 
Câu 3: Nguyên tố X nằm ở chu kì 2, nhóm VA trong bảng tuần hoàn. X là nguyên tố 
A. Phosphorus B. Sulfur C. Nitrogen D. Chlorine 
Câu 3: Nguyên tử của nguyên tố X có 3 lớp electron, lớp electron ngoài cùng có 2 
electron. Vị trí của nguyên tố X là 
A. Thuộc chu kỳ 3, nhóm VIA B. Thuộc chu kỳ 3, nhóm IIA 
C. Thuộc chu kỳ II, nhóm IIA D. Thuộc chu kỳ 2, nhóm VIA 
c)Sản phẩm: 
- HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi luyện tập: LT1 -> LT5 
d)Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung 
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân tóm tắt nội 
dung bài học dưới dạng sơ đồ tư duy vào vở ghi. 
 - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi làm các 
bài luyện tập: LT1 -> LT5 
*Thực hiện nhiệm vụ học tập 
HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. 
*Báo cáo kết quả và thảo luận 
- GV gọi ngẫu nhiên 2 HS lần lượt trình bày ý 
kiến cá nhân sơ đồ tư duy. 
- GV gọi ngẫu nhiên 1 số HS trình bày bài làm 
của mình, HS khác bổ sung (nếu có). 
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá. 
GV nhấn mạnh nội dung bài học bằng sơ đồ tư 
duy trên bảng. 
 GV: Chốt câu trả lời đúng trên máy chiếu. 
4. Hoạt động 4: Vận dụng 
a) Mục tiêu: 
- Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống. 
b) Nội dung: 
- Tự thiết kế bảng tuần hoàn với 3 chu kì và 8 nhóm bằng các tấm thẻ ( bìa) cho 18 
nguyên tố có số thứ tự từ 1 đến 18 với các thông tin mà em biết. Tô màu để phân biệt 
các kim loại, phi kim hay khí hiếm 
c)Sản phẩm: 
- HS thiết kế bảng tuần hoàn với 3 chu kì và 8 nhóm bằng các tấm thẻ ( bìa) cho 18 
nguyên tố có số thứ tự từ 1 đến 18 
d)Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung 
...nh trên máy chiếu 
c. Sản phẩm: Hứng thú học tập của học sinh 
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV chiếu hình ảnh lọ tinh dầu, hoà tan đường vào trong cốc nước, yêu cầu HS quan 
sát 
46 
- GV dẫn dắt HS tìm hiểu bài mới: Khi mở nắp lọ tinh dầu, chúng ta có thể cảm nhận 
được mùi thơm do một số chất ở trong tinh dầu đã tách ra thành những hạt rất nhỏ, 
lan toả trong không khí và tác động lên khứu giác của con người. Những hạt như vậy 
được gọi là phân tử. Hoặc khi cho một lượng nhỏ đường ăn vào trong cốc nước rồi 
khuấy đều. Sau một thời gian ta sẽ không còn nhìn thấy đường trong cốc và dung 
dịch thu được thì có vị ngọt. Sở dĩ như vậy là do những hạt đường ban đầu đã tách ra 
thành các phân tử đường và lan toả vào trong nước. Mỗi phân tử đường gồm nhiều 
nguyên tử C, H, O liên kết với nhau. Vậy phân tử là gì? Thế nào là đơn chất? Hợp 
chất? Các em sẽ tìm hiểu trong nội dung bài 4: Phân tử, đơn chất, hợp chất. 
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu khái niệm phân tử. 
a. Mục tiêu:Nêu được khái niệm phân tử, hiểu được phân tử được tạo thành từ 
nguyên tử 
b. Nội dung: Hoạt động nhóm tìm hiểu thông tin SGK, hoàn thành phiếu học tập. 
PHIẾU HỌC TẬP 
Họ và tên:  
Lớp: . Nhóm:  
Câu hỏi 1: Giải thích một số hiện tượng sau: 
a) Khi mở lọ nước hoa hoặc mở lọ đựng một số loại tinh dầu sẽ ngửi thấy có mùi 
thơm. 
b) Quần áo sau khi giặt xong, phơi trong không khí một thời gian sẽ khô. 
 ..................................................................................................................................................... 
 ..................................................................................................................................................... 
Câu hỏi 2: Khi nói về nước có hai ý kiến như sau: 
(1) Phân tử nước trong nước đá, nước lỏng và hơi nước là giống nhau. 
(2) Phân tử nước trong nước đá, nước lỏng và hơi nước là khác nhau. 
Theo em, ý kiến nào là đúng? Vì sao? 
 ..................................................................................................................................................... 
 ..................................................................................................................................................... 
 ..................................................................................................................................................... 
c. Sản phẩm: Phiếu học tập 
Câu hỏi 1: a) Khi mở lọ nước hoa hoặc mở lọ đựng một số loại tinh dầu sẽ ngửi thấy 
có mùi thơm do các phân tử nước hoa hoặc tinh dầu đã tách ra, lan tỏa vào không khí. 
b) Quần áo sau khi giặt xong, phơi trong không khí một thời gian sẽ khô do các phân 
tử nước tách ra, lan tỏa vào không khí. 
Câu hỏi 2 : Ý kiến (1) là đúng. Phân tử nước trong nước đá, nước lỏng và hơi nước là 
giống nhau. 
Vì nước đá, nước lỏng và hơi nước là các thể khác nhau của nước, dù ở thể nào thì 
nước đều hợp thành từ các phân tử có hai nguyên tử H, một nguyên tử O và có dạng 
gấp khúc. 
d.Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học 
* Chuyển giao nhiệm vụ: I. Phân tử 
47 
- GV yêu cầu quan sát hình 4.1: sự lan toả của 
iodine và xem đoạn video thí nghiệm quá trình 
hoà tan đường trong cốc nước. 
- Giáo viên phân tích các hiện tượng sự lan toả 
của iodine trong bình tam giác và sự hoà tan của 
đường trong nước thành dung dịch 
- GV choquan sát hình 4.2: mô hình phân tử của 
nước và idione và giới thiệu iodine, đường, nước 
đều do các phân tử hợp thành. Các phân tử của 
một chất giống nhau về thành phần và hình 
dạng. 
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK, 
thực hiện theo cặp đôi trả lời câu hỏi vào phiếu 
học tập 
* Thực hiện nhiệm vụ: 
- Học sinh quan sát hình 4.1, quan sát video. 
- Học sinh hoạt động nhóm đôi trả lời câu hỏi vào 
phiếu học tập. 
- Học sinh tìm tòi, thảo luận và đi đến thống nhất 
đáp án trả lời các câu hỏi theo yêu cầu giáo viên. 
* Báo cáo kết quả, thảo luận: 
- Các nhóm trình bày kết quả, nhóm khác nhận 
xét, bổ sung. 
* Đánh giá kết quả thảo luận: 
- GV nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của 
mỗi nhóm, cho điểm nhóm làm nhanh và đúng 
nhất. 
- GV chốt nội dung về khái niệm phân tử 
1. Khái niệm phân tử 
- Phân tử là hạt đại diện cho 
chất; gồm một số nguyên tử liên 
kết với nhau bằng liên kết hoá 
học; thể hiện đầy đủ tính chất 
hoá học của chất 
Hoạt động 2.2. Cách tính khối lượng phân tử 
a.Mục tiêu: HS biết và tính được khối lượng phân tử theo đơn vị amu. 
b.Nội dung: HS thảo luận, trả lời câu hỏi 
+ Phân tử Hydrogen, Carbon dioxide, Sulfur dioxide gồm những nguyên tố nào ? Số 
lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử là bao nhiêu ? 
+ Em hãy đề xuất cách tính khối lượng phân tử của mỗi chất ? 
c.Sản phẩm: Kết quả trả lời của HS 
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học 
* Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu các nhóm 
quan sát hình ảnh mô hình phân ... được tạo 
thành từ một nguyên tố hoá học 
Ví dụ: Khí Oxygen, Nitrogen, Kim 
loại Copper,  
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 
a. Mục tiêu: Học sinh ôn tập kiến thức cơ bản về đơn chất, nhận biết được chất nào 
là đơn chất. 
b. Nội dung: HS thảo luận, hoàn thành các phần luyện tập trong SGK trang 30 
 3. Hãy cho biết những chất nào là đơn chất trong các chất sau: 
a, Kim loại Sodium được tạo thành từ các nguyên tố Na. 
b, Lactic acid có trong sữa chua, được tạo thành từ các nguyên tố C, H, O. 
c, Kim cương được tạo thành từ các nguyên tố C. 
d, Muối ăn được tạo thành từ các nguyên tố Na và Cl. 
c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS 
Câu 3: Đơn chất là những chất được tạo thành từ một nguyên tố hóa học. 
a) Kim loại sodium là đơn chất vì chỉ được tạo thành từ 1 nguyên tố hóa học là Na. 
b) Lactic acid không phải là đơn chất vì được tạo thành từ 3 nguyên tố hóa học là C, 
H, O. 
c) Kim cương là đơn chất vì chỉ được tạo thành từ một nguyên tố hóa học là C. 
d) Muối ăn không phải là đơn chất vì được tạo thành từ 2 nguyên tố hóa học là Na và 
Cl. 
d.Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học 
* Chuyển giao nhiệm vụ 
- Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân, trả 
lời câu hỏi luyện tập SGK 
* Thực hiện nhiệm vụ 
- Làm việc cá nhân thực hiện yêu cầu của giáo viên. 
* Báo cáo kết quả và thảo luận 
- Giáo viên gọi một số học sinh trình bày ý kiến của 
mình, các học sinh còn lại nhận xét. 
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 
- GV nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của HS. 
51 
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG . 
a. Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học về đơn chất, lấy được ví dụ 
về đơn chất trong đời sống. 
b. Nội dung: HS thảo luận, hoàn thành các phần vận dụng trong SGK trang 31 
2. Nêu hai đơn chất kim loại thường được sử dụng để làm dây dẫn điện ? 
3. Đơn chất nào được tạo ra trong quá trình quang hợp của cây xanh và có vai 
trò quan trọng đối với sự sống của con người? 
c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS 
Câu 2: Hai đơn chất kim loại thường được sử dụng để làm dây dẫn điện là copper 
(Cu) và aluminium (Al). 
Câu 3: Đơn chất được tạo ra trong quá trình quang hợp của cây xanh và có vai trò 
quan trọng đối với sự sống của con người là oxygen. Phân tử oxygen gồm 2 nguyên 
tử O 
d.Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học 
* Chuyển giao nhiệm vụ 
- Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân, thảo 
luận cặp đôi trả lời câu hỏi vận dụng SGK 
* Thực hiện nhiệm vụ 
- Làm việc cá nhân thực hiện yêu cầu của giáo viên. 
* Báo cáo kết quả và thảo luận 
- Giáo viên gọi một số học sinh trình bày ý kiến của 
mình, các học sinh còn lại nhận xét. 
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 
- GV nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của HS. 
Hoạt động 2.4. Tìm hiểu về hợp chất 
a.Mục tiêu: Nêu được khái niệm hợp chất, lấy được ví dụ về hợp chất có trong đời 
sống. 
b.Nội dung: GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin tìm hiểu, trả lời câu 
hỏi: Quan sát hình 4.7 và nêu đặc điểm chung của các chất có trong hình ? 
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS 
Hình 4.7a được tạo thành từ 2 nguyên tố C và H 
Hình 4.7b được tạo thành từ 2 nguyên tố Cl và H 
Hình 4.7c được tạo thành từ 2 nguyên tố N và H 
Hình 4.7d được tạo thành từ 3 nguyên tố C, H và O 
Các chất trong hình 4.7 là những chất do hai hoặc nhiều nguyên tố hóa học tạo 
thành 
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học 
* Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV yêu cầu mỗi cá nhân quan sát hình 4.7 
SGK, đọc thông tin SGK 
- Thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi: Quan sát 
hình 4.7 và nêu đặc điểm chung của các chất 
III. HỢP CHẤT 
52 
có trong hình ? 
* Thực hiện nhiệm vụ: 
- Cá nhân HS quan sát hình 4.7 SGK, đọc 
thông tin SGK, thảo luận cặp đôi, trả lời câu 
hỏi 
- GV hướng dẫn, theo dõi HS nếu cần thiết 
* Báo cáo kết quả, thảo luận: 
- Các nhóm trình bày kết quả, nhóm khác 
nhận xét, bổ sung. 
* Đánh giá kết quả thảo luận: 
- GV nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động 
của mỗi nhóm, 
- GV chốt nội dung về hợp chất. 
- Hợp chất là những chất do hai hoặc 
nhiều nguyên tố hoá học tạo thành 
Ví dụ: Khí Carbon dioxide, muối ăn, 
đường, nước,  
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 
a. Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức về hợp chất, nhận biết được đơn chất và 
hợp chất. Tính khối lượng phân tử của chất. 
b. Nội dung: HS thảo luận, hoàn thành các phần luyện tập trong SGK trang 31 
4. Trong các chất sau, chất nào là đơn chất, chất nào là hợp chất? 
a, Đường ăn 
b, Nước 
c, Khí hydrogen (được tạo thành từ nguyên tố H) 
d, Vitamin C (được tạo thành từ các nguyên tố C, H và O) 
e, Sulfur (được tạo thành từ nguyên tố S) 
5. Quan sát mô hình phân tử một số chất sau, cho biết chất nào là đơn chất, chất nào 
là hợp chất. Tính khối lượng phân tử của các chất? 
a, nước b. methane c. Hydrogen chloride d. Ammonia 
c. Sản phẩm: 
Câu 4 
a) Đường ăn được tạo thành từ 3 nguyên tố C, H và O => Hợp chất 
b) Nước được tạo thành từ 2 nguyên tố H và O => Hợp chất 
c

File đính kèm:

  • pdfke_hoach_bai_day_khtn_lop_7_sach_canh_dieu_chuong_trinh_ca_n.pdf