Kế hoạch bài dạy KHTN 8 (Vật lí) Sách KNTT - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Quang Trung
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được định nghĩa khối lượng riêng, xác định được khối lượng riêng qua khối lượng và thể tích tương ứng.
Khối lượng riêng
- Liệt kê được một số đơn vị đo khối lượng riêng thường dùng.
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, để tìm hiểu về khối lượng riêng, công thức và đơn vị đo khối lượng riêng thường dùng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra vấn đề và phương hướng làm thực hành để xác định được khối lượng và thể tích của vật.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong thực hành, tìm ra hoặc chứng minh công thức tính khối lượng riêng.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Trình bày được định nghĩa khối lượng riêng, công thức tính khối lượng riêng và đơn vị đo khối lượng riêng thường dùng, ứng dụng của khối lượng riêng trong đời sống.
- Xác định được một đại lượng khi biết hai đại lượng đã cho: khối lượng, thể tích, khối lượng riêng.
- Giải được các bài tập liên quan tới khối lượng riêng.
3. Phẩm chất
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về khối lượng riêng.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm, thảo luận tìm ra được công thức tính khối lượng riêng.
- Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm đo khối lượng, thể tích vật.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Phiếu học tập số 1, 2, 3, 4.
- Dụng cụ thí nghiệm.
- Giáo án, SGK.
2. Học sinh
Đọc trước bài 13: Khối lượng riêng.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy KHTN 8 (Vật lí) Sách KNTT - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Quang Trung
NS: 2/9/2023 NG: 5/9/223 11/9/2023 18/9/2023 Tuần 1- 3 CHƯƠNG III. KHỐI LƯỢNG RIÊNG VÀ ÁP SUẤT Tiết 1, 2, 3 Bài 13: KHỐI LƯỢNG RIÊNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nêu được định nghĩa khối lượng riêng, xác định được khối lượng riêng qua khối lượng và thể tích tương ứng. Khối lượng riêng - Liệt kê được một số đơn vị đo khối lượng riêng thường dùng. 2. Năng lực 2.1. Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, để tìm hiểu về khối lượng riêng, công thức và đơn vị đo khối lượng riêng thường dùng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra vấn đề và phương hướng làm thực hành để xác định được khối lượng và thể tích của vật. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong thực hành, tìm ra hoặc chứng minh công thức tính khối lượng riêng. 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên - Trình bày được định nghĩa khối lượng riêng, công thức tính khối lượng riêng và đơn vị đo khối lượng riêng thường dùng, ứng dụng của khối lượng riêng trong đời sống. - Xác định được một đại lượng khi biết hai đại lượng đã cho: khối lượng, thể tích, khối lượng riêng. - Giải được các bài tập liên quan tới khối lượng riêng. 3. Phẩm chất Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh: - Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về khối lượng riêng. - Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm, thảo luận tìm ra được công thức tính khối lượng riêng. - Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm đo khối lượng, thể tích vật. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Phiếu học tập số 1, 2, 3, 4. - Dụng cụ thí nghiệm. - Giáo án, SGK. 2. Học sinh Đọc trước bài 13: Khối lượng riêng. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Mở đầu a) Mục tiêu: Khơi gợi được sự tò mò của HS tìm hiểu về khối lượng riêng của vật. b) Nội dung: GV đặt câu hỏi: Trong đời sống, ta thường nói sắt nặng hơn nhôm. Nói như thế có đúng không? c) Sản phẩm Dự đoán câu trả lời của học sinh: Nói như thế có đúng, người ta đang nói về khối lượng riêng của sắt lớn hơn khối lượng riêng của nhôm. d) Tổ chức thực hiện Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV đặt câu hỏi: Trong đời sống, ta thường nói sắt nặng hơn nhôm. Nói như thế có đúng không? * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập HS hoạt động cá nhân suy nghĩ câu trả lời. * Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận GV mời một vài HS trả lời câu hỏi. * Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới: Nói như thế có đúng, người ta đang nói về khối lượng riêng của sắt lớn hơn khối lượng riêng của nhôm. Vậy khối lượng riêng của một vật là gì? Và được tính theo công thức nào? Chúng ta cùng vào bài học hôm nay. Bài 13: Khối lượng riêng 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 2.1 Hoạt động 2.1: Làm thí nghiệm a) Mục tiêu: HS thu được kết quả và so sánh tỉ số giữa khối lượng và thể tích của một vật liệu và của một vài vật liệu khác. b) Nội dung - GV phát phiếu học tập số 1 và số 2 cho học sinh yêu cầu HS làm thí nghiệm 1 và 2 sau đó hoàn thành các phiếu học tập. - HS thực hiện nhiệm vụ học tập: + Thí nghiệm 1: Đo khối lượng và thể tích của ba thỏi sắt có thể tích lần lượt là V1 = V, V2 = 2V, V3 = 3V. Ghi số liệu, tính tỉ số và hoàn thành phiếu học tập số 1. + Thí nghiệm 2: Đo khối lượng và thể tích của ba thỏi sắt, nhôm, đồng có cùng thể tích lần lượt là V1 = V2 = V3 = V. Ghi số liệu, tính tỉ số và hoàn thành phiếu học tập số 2. c) Sản phẩm Phiếu học tập số 1 Bảng 13.1. Tỉ số giữa khối lượng và thể tích của ba thỏi sắt Đại lượng Thỏi 1 Thỏi 2 Thỏi 3 Thể tích V1 = V = 1 cm3 V2 = 2V = 2 cm3 V3 = 3V = 3 cm3 Khối lượng m1 = 7,8 g m2 = 15,6 g m3 = 23,4 g Tỉ số Từ số liệu thu được trên bảng, ta thấy: 1. Tỉ số giữa khối lượng và thể tích của ba thỏi sắt có giá trị như nhau. 2. Dự đoán với các vật liệu khác nhau thì tỉ số thu được có giá trị khác nhau. Phiếu học tập số 2 Bảng 13.2. Tỉ số giữa khối lượng và thể tích của các vật làm từ các chất khác nhau Đại lượng Thỏi 1 Thỏi 2 Thỏi 3 Thể tích V1 = V = 1 cm3 V2 = V = 1 cm3 V3 = V = 1 cm3 Khối lượng m1 = 7,8 g m2 = 2,7 g m3 = 8,96 g Tỉ số Tỉ số giữa khối lượng và thể tích của các thỏi sắt, nhôm, đồng là khác nhau và tỉ số của đồng lớn hơn tỉ số của sắt lớn hơn tỉ số của nhôm. d) Tổ chức thực hiện Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đã phân. GV phát phiếu học tập số 1 và số 2 cho các nhóm. * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm 1 và 2 trong SGK và yêu cầu các nhóm hoàn thành vào phiếu học tập số 1 và số 2. * Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). * Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung (nếu có). - GV nhận xét và chốt nội dung: Một vật liệu sẽ có một g... một câu. GV mời HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). * Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét và chốt câu trả lời đúng cho mỗi bài tập trong phiếu học tập số 4. III. Bài tập Câu 1: Đáp án D Câu 2: Ta có: 397 g = 0,397 kg. 320 cm3 = 0,00032 m3 Khối lượng riêng của sữa trong hộp là: Câu 3: Ta có: 900 cm3 = 0,0009 m3 Khối lượng riêng của kem giặt VISO là So sánh với khối lượng riêng của nước (1000 kg/m3) thì khối lượng riêng của kem giặt VISO lớn hơn. Câu 4: Thế tích thực của hòn gạch là: V = 1200 – (192. 2) = 816 (cm3) = 0,000816 (m3). Khối lượng riêng của gạch: Trọng lượng riêng của gạch: d = 10.D = 10.1960,8 = 19608 N/m3. * Hướng dẫn về nhà cho HS - GV hướng dẫn HS dùng thước cuộn đo chiều dài của vật liệu, cân đo khối lượng của vật liệu để xác định khối lượng riêng của vật liệu trong dụng cụ (dễ đo đạc) thường dùng ở gia đình em. - Xem trước bài 14: Thực hành xác định khối lượng riêng. Phụ lục 1. Phiếu học tập số 1 Em hãy làm thí nghiệm 1 và hoàn thành số liệu vào bảng 13.1 Thí nghiệm 1 Chuẩn bị: Ba thỏi sắt có thể tích lần lượt là V1 = V, V2 = 2V, V3 = 3V (Hình 13.1); cân điện tử. Tiến hành: Bước 1: Dùng cân điện tử để xác định khối lượng từng thỏi sắt tương ứng m1, m2, m3. Bước 2: Ghi số liệu, tính tỉ số khối lượng và thể tích vào vở theo mẫu Bảng 13.1. Bảng 13.1. Tỉ số giữa khối lượng và thể tích của ba thỏi sắt Đại lượng Thỏi 1 Thỏi 2 Thỏi 3 Thể tích V1 = V V2 = 2V V3 = 3V Khối lượng m1 = ? m2 = ? m3 = ? Tỉ số 1. Hãy nhận xét về tỉ số khối lượng và thể tích của ba thỏi sắt. 2. Dự đoán về tỉ số này với các vật liệu khác nhau. 2. Phiếu học tập số 2 Em hãy làm thí nghiệm 2 và hoàn thành số liệu vào bảng 13.2. Thí nghiệm 2 Chuẩn bị: Ba thỏi sắt, nhôm, đồng có cùng thể tích là V1 = V2 = V3 = V (Hình 13.2), cân điện tử. Tiến hành: Bước 1: Dùng cân điện tử để xác định khối lượng của thỏi sắt, nhôm, đồng tương ứng m1, m2, m3. Bước 2: Tính tỉ số giữa khối lượng và thể tích , ghi số liệu vào vở theo mẫu Bảng 13.2. Bảng 13.2. Tỉ số giữa khối lượng và thể tích của các vật làm từ các chất khác nhau Đại lượng Thỏi 1 Thỏi 2 Thỏi 3 Thể tích V1 = V V2 = V V3 = V Khối lượng m1 = ? m2 = ? m3 = ? Tỉ số Hãy nhận xét về tỉ số giữa khối lượng và thể tích của các thỏi sắt, nhôm, đồng. 3. Phiếu học tập số 3 Câu hỏi 1: Dựa vào đại lượng nào, người ta nói sắt nặng hơn nhôm? Trả lời ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... Câu hỏi 2: Một khối gang hình hộp chữ nhật có chiều dài các cạnh tương ứng là 2 cm, 3 cm, 5 cm và có khối lượng 210 g. Hãy tính khối lượng riêng của gang. Trả lời ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... 4. Phiếu học tập số 4 Câu 1: Muốn đo khối lượng riêng của các hòn bi thủy tinh, ta cần dùng những dụng cụ gì? Hãy chọn câu trả lời đúng. A. Chỉ cần dùng một cái cân. B. Chỉ cần dùng một cái lực kế. C. Chỉ cần dùng một cái bình chia độ. D. Cần dùng một cái cân và một bình chia độ. Câu 2: Một hộp sữa ông Thọ có khối lượng 397 g và có thể tích 320 cm3. Hãy tính khối lượng riêng của sữa trong hộp theo đơn vị kg/ m3. Câu 3: 1 kg kem giặt VISO có thể tích 900 cm3. Tính khối lượng riêng của kem giặt VISO và so sánh với khối lượng riêng của nước. Câu 4: Hòn gạch có khối lượng là 1,6 kg và thể tích 1200 cm3. Hòn gạch có hai lỗ, mỗi lỗ có thể tích 192 cm3. Tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng của gạch. NS: 22/9/2023 NG: 25/9/2023 Tuần 4+ 5 2/10/2023 Tiết 4+5 BÀI 14: THỰC HÀNH XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG RIÊNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Thực hiện thí nghiệm để xác định được khối lượng riêng của một khối hộp chữ nhật, của một vật có hình dạng bất kì, của một lượng chất lỏng. 2. Năng lực 2.1. Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, để tìm hiểu cách: + xác định khối lượng riêng của một khối hình hộp chữ nhật. + xác định khối lượng riêng của một lượng nước. + xác định khối lượng riêng của một vật có hình dạng bất kì không thấm nước. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra vấn đề và phương hướng làm các thí nghiệm xác định khối lượng riêng của một khối hình hộp chữ nhật, của một lượng nước và của một vật có hình dạng bất kì không thấm nước. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ khi làm thí nghiệm để tránh sai số lớn trong kết quả. 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên - Nhận thức KHTN: Biết cách sử dụng các dụng cụ thí nghiệm - Tìm hiểu KHTN: Xác định được khối lượng riêng của một khối hình hộp chữ nhật, của một lượng nước và của một vật có hình dạng bất kì không thấm nước. - Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng công thức...30,1 g 3 a3 = 5,5 cm b3 = 3,4 cm c3 = 1,9 cm V3 = 35,5 cm3 m3 = 29,9 g Trung bình Tính khối lượng riêng của khối gỗ hình hộp chữ nhật theo công thức: d) Tổ chức thực hiện Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung * Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn và chuyển giao nhiệm vụ làm thí nghiệm cho HS. Sau khi thu được số liệu thì điền vào bảng 14.1 trong bài báo cáo và tính khối lượng riêng của khối gỗ hình hộp chữ nhật. * Thực hiện nhiệm vụ học tập HS hoạt động theo nhóm làm thí nghiệm. GV theo dõi HS làm, hướng dẫn, gợi ý, chỉnh sửa khi cần thiết. * Báo cáo kết quả và thảo luận HS làm thí nghiệm thu được kết quả điền vào bảng 14.1 và tính khối lượng riêng của khối gỗ. * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét nhóm và chuyển giao làm thí nghiệm tiếp theo. I. Xác định khối lượng riêng của một khối hình hộp chữ nhật. HS làm thí nghiệm. 2.2 Hoạt động 2.2: Xác định khối lượng riêng của một lượng nước a) Mục tiêu: Xác định khối lượng riêng của một lượng nước. b) Nội dung: GV hướng dẫn học sinh thực hành và giao nhiệm vụ cho từng nhóm (đã chia sẵn) làm thí nghiệm: Thí nghiệm xác định khối lượng riêng của một lượng nước: + B1: Xác định khối lượng của ống đong (m1). + B2: Rót một lượng nước vào ống đong, xác định thể tích nước trong ống đong (Vn1). + B3: Xác định khối lượng của ống đong có đựng nước (m2). + B4: Xác định khối lượng nước trong ống đong: mn = m2 – m1 + B5: Lặp lại thí nghiệm hai lần nữa, ghi số liệu vào vở theo mẫu Bảng 14.2, tính giá trị thể tích trung bình (Vntb) và khối lượng trung bình (mntb) của nước. + B6: Xác định khối lượng riêng của nước theo công thức: + B7: Hoàn thành bảng ghi kết quả thí nghiệm vào Bảng 14.2. Tính khối lượng riêng của lượng nước theo công thức: c) Sản phẩm Bảng 14.2. Kết quả thí nghiệm xác định khối lượng riêng của một lượng nước. Lần đo Đo thể tích Đo khối lượng Vn (m3) m1 (kg) m2 (kg) m2 – m1 (kg) 1 Vn1 = 0,3.10-3 0,02 0,32 mn1 = 0,30 2 Vn2 = 0,3.10-3 0,02 0,33 mn2 = 0,31 3 Vn3 = 0,3.10-3 0,02 0,32 mn3 = 0,30 Tính khối lượng riêng của lượng nước theo công thức: d) Tổ chức thực hiện Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung * Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn và chuyển giao nhiệm vụ làm thí nghiệm cho HS. Sau khi thu được số liệu thì điền vào bảng 14.2 trong bài báo cáo và tính khối lượng riêng của một lượng nước. * Thực hiện nhiệm vụ học tập HS hoạt động theo nhóm làm thí nghiệm. GV theo dõi HS làm, hướng dẫn, gợi ý, chỉnh sửa khi cần thiết. * Báo cáo kết quả và thảo luận HS làm thí nghiệm thu được kết quả điền vào bảng 14.2 và tính khối lượng riêng của một lượng nước. * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét nhóm và chuyển giao làm thí nghiệm tiếp theo. II. Xác định khối lượng riêng của một lượng nước. HS làm thí nghiệm. 2.3 Hoạt động 2.3: Xác định khối lượng riêng của một vật có hình dạng bất kì không thấm nước a) Mục tiêu: Xác định khối lượng riêng của một khối hình hộp chữ nhật. b) Nội dung: GV hướng dẫn học sinh thực hành và giao nhiệm vụ cho từng nhóm (đã chia sẵn) làm thí nghiệm: Thí nghiệm xác định khối lượng riêng của một vật có hình dạng bất kì không thấm nước: + B1: Dùng cân điện tử xác định khối lượng của hòn sỏi (m). + B2: Rót một lượng nước vào ống đong, xác định thể tích nước trong ống đong (V1). + B3: Buộc sợi chỉ vào hòn sỏi, thả từ từ cho nó ngập trong nước ở ống đong, xác định nước trong ống đong lúc này (V2). + B4: Xác định thể tích của hòn sỏi: Vsỏi = V2 – V1. + B5: Kéo nhẹ hòn sỏi ra, lau khô và lặp lại thí nghiệm hai lần nữa. Ghi số liệu vào vở theo mẫu Bảng 14.3, rồi tính các giá trị thể tích trung bình (Vstb) và khối lượng trung bình (mstb) của hòn sỏi. + B6: Xác định khối lượng riêng của hòn sỏi theo công thức: + B7: Hoàn thành bảng ghi kết quả thí nghiệm vào Bảng 14.3. Tính khối lượng riêng của hòn sỏi theo công thức: c) Sản phẩm Bảng 14.3. Kết quả thí nghiệm xác định khối lượng riêng của hòn sỏi Lần đo Đo khối lượng Đo thể tích ms (kg) V1 (m3) V2 (m3) V2 – V1 (m3) 1 ms1 = 0,020 0,2.10-3 0,212.10-3 Vs1 = 0,012.10-3 2 ms2 = 0,019 0,2.10-3 0,214.10-3 Vs2 = 0,014.10-3 3 ms3 = 0,021 0,2.10-3 0,213.10-3 Vs3 = 0,013.10-3 Tính khối lượng riêng của hòn sỏi theo công thức: d) Tổ chức thực hiện Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung * Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn và chuyển giao nhiệm vụ làm thí nghiệm cho HS. Sau khi thu được số liệu thì điền vào bảng 14.3 trong bài báo cáo và tính khối lượng riêng của hòn sỏi. * Thực hiện nhiệm vụ học tập HS hoạt động theo nhóm làm thí nghiệm. GV theo dõi HS làm, hướng dẫn, gợi ý, chỉnh sửa khi cần thiết. * Báo cáo kết quả và thảo luận HS làm thí nghiệm thu được kết quả điền vào bảng 14.3 và tính khối lượng riêng của hòn sỏi. * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét nhóm và chuyển giao làm thí nghiệm tiếp theo (nếu các nhóm làm thí nghiệm xen kẽ). Nếu HS làm thí nghiệm theo đúng thứ tự hoạt động thì - GV yêu cầu HS hoàn thành số liệu vào bản báo cáo thực hành. III. Xác định khối ...c nào trong số các lực được mô tả dưới đây là áp lực. + Lực của người tác dụng lên sợi dây. + Lực của sợi dây tác dụng lên thùng hàng. + Lực của thùng hàng tác dụng lên mặt sàn. + Lực của ngón tay tác dụng lên mũ đinh. + Lực của đầu đinh tác dụng lên tấm xốp. * Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động cá nhân quan sát hình ảnh, suy nghĩ tìm câu trả lời. - GV động viên HS trả lời * Báo cáo kết quả và thảo luận GV mời một vài HS trả lời câu hỏi. * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới: Người mẹ có khối lượng lớn nhưng cũng nằm lên một diện tích đệm lớn, em bé có khối lượng nhỏ đứng trên diện tích đệm nhỏ và ta thấy trường hợp tác dụng của lực do em bé gây ra lớn hơn người mẹ. Vậy tác dụng của lực lên một bề mặt bị ép được gọi là gì và phụ thuộc vào những yếu tố nào? Chúng ta cùng đi tìm hiểu bài học hôm nay. I. Áp lực là gì? - Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. VD: VD: Học sinh đứng trên sân trường; ô tô trong bãi đỗ xe; máy móc đặt trong nhà xưởng Hoạt động 2.2: Tìm hiểu thí nghiệm a) Mục tiêu: Dùng dụng cụ thực hành, khẳng định được áp suất sinh ra khi có áp lực tác dụng lên một diện tích bề mặt. b) Nội dung: Học sinh tiến hành thí nghiệm và hoàn thiện Bảng 15.1. c) Sản phẩm: Kết quả thí nghiệm của học sinh d) Tổ chức thực hiện Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung * Chuyển giao nhiệm vụ học tập Chuẩn bị: Hai khối sắt giống nhau có dạng hình hộp chữ nhật; một khay nhựa hoặc thủy tinh trong suốt đựng bột mịn. Tiến hành: - Bố trí thí nghiệm lần lượt theo Hình 15.2 a, b, c. - Quan sát độ lún của khối sắt xuống bột mịn ứng với mỗi trường hợp a, b, c. - So sánh độ lớn của áp lực, diện tích bị ép, độ lún của khối sắt xuống bột mịn của trường hợp a với trường hợp b, của trường hợp a với trường hợp c. Chọn dấu “=”, “>”, “<”, vào vị trí dấu “” thích hợp để hoàn thành vào vở theo mẫu Bảng 15.1. Bảng 15.1. Kết quả thí nghiệm Áp lực (F) Diện tích bị ép (S) Độ lún (h) Fb . Fa Sb Sa hb .ha Fc . Fa Sc Sa hc .ha - Từ kết quả thí nghiệm trên có thể rút ra nhận xét gì về các yếu tố ảnh hưởng tới độ lún. * Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động theo nhóm làm thí nghiệm và hoàn thành bảng 15.1. - GV theo dõi HS làm, hướng dẫn, gợi ý, chỉnh sửa khi cần thiết. * Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - GV nhận xét và chốt nội dung kiến thức II. Áp suất. 1. Thí nghiệm. - Các yếu tố ảnh hưởng tới độ lún là: + Độ lớn của áp lực lên diện tích bị ép. + Diện tích bề mặt bị ép. Hoạt động 2.3. Công thức tính áp suất. a) Mục tiêu: - Nắm được công thức tính áp suất: - Liệt kê được một số đơn vị áp suất thông dụng. b) Nội dung - GV cho các HS cá nhân nghiên cứu thông tin SGK để đưa ra công thức tính áp suất, đơn vị của áp suất. - GV cho HS hoạt động nhóm bàn thực hiện trả lời câu hỏỉ hoạt động SGK/66 c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. 1. a. F1 = 350 000 N; S1 = 1,5 m2 ; p1 = ? Áp suất của xe tăng lên mặt đường nằm ngang là p1 = F1/S1 = 350000/1,5 =233333,33N/m2 b. F2 = 25 000 N; S2 = 250 cm2 = 250.10−4 m2 ; p2 = ? Áp suất của một ô tô lên mặt đường nằm ngang là p2 = F2/S2 = 25000/250.10−4 =1000000N/m2 2. Do áp suất em bé tạo ra trên diện tích bề mặt đệm (nệm) bị ép lớn hơn áp suất do người lớn tạo ra trên diện tích bề mặt đệm (nệm) bị ép. 3. Từ công thức tính áp suất p = F/S’, ta có nguyên tắc để làm tăng, giảm áp suất: - Làm tăng áp suất bằng cách: + Tăng áp lực giữ nguyên diện tích bề mặt bị ép. + Giữ nguyên áp lực và giảm diện tích bề mặt bị ép. + Vừa tăng áp lực vừa giảm diện tích bề mặt bị ép. - Làm giảm áp suất bằng cách: + Giảm áp lực giữ nguyên diện tích bề mặt bị ép. + Giữ nguyên áp lực và tăng diện tích bề mặt bị ép. + Vừa giảm áp lực vừa tăng diện tích bề mặt bị ép. d) Tổ chức thực hiện Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập - Giáo viên yêu cầu: + HS nghiên cứu thông tin SGK/65 để đưa ra công thức tính áp suất, giải thích các đại lượng trong công thức và đưa ra đơn vị của áp suất, cách đổi đơn vị trong áp suất. + HS Hoạt động nhóm bàn vận dụng kiến thức về công thức tính áp suất, thực hiện lệnh SGK/66. 1. Một xe tăng có trọng lượng 350 000N. a) Tính áp suất của xe tăng lên mặt đường nằm ngang, biết rằng diện tích tiếp xúc của các bản xích với mặt đường là 1,5 m2. b) Hãy so sánh áp suất của xe tăng với áp suất của một ô tô có trọng lượng 25 000N, diện tích các bánh xe tiếp xúc với mặt đường nằm ngang là 250 cm2. 2. Hãy trả lời câu hỏi đã đặt ra ở phần mở bài. 3. Từ công thức tính áp suất p =F/S’, hãy đưa ra nguyên tắc để làm tăng, giảm áp suất. - HS nhận nhiệm vụ. * Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghiên cứu thông tin SGK/65 để đưa ra công thức tính áp suất, giải thích các đại lượng trong công thức và đưa ra đơn vị của áp...lực theo cùng tỉ lệ B. tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ C. tăng diện tích mặt bị ép và giữ nguyên áp lực D. giảm diện tích mặt bị ép và giữ nguyên áp lực Câu 6: Áp lực là: A. Lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. B. Lực ép có phương song song với mặt bị ép. C. Lực ép có phương tạo với mặt bị ép một góc bất kì. D. Lực ép có phương trùng với mặt bị ép. Câu 7: Đặt một bao gạo 60kg lên một ghết 4 chân có khối lượng 4kg. Diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi chân ghế là 8cm2. Áp suất mà gạo và ghế tác dụng lên mặt đất là: A. p = 20000N/m2 B. p = 2000000N/m2 C. p = 200000N/m2 D. Là một giá trị khác Câu 8: Cùng một lực như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau. Diện tích tác dụng của lực lên vật A lớn gấp đôi diện tích lực tác dụng lên vật B. A. Áp suất tác dụng lên vật A lớn gấp đôi áp suất tác dụng lên vật B B. Áp suất tác dụng lên vật B lớn gấp đôi áp suất tác dụng lên vật A C. Áp suất tác dụng lên hai vật như nhau D. Áp suất tác dụng lên vật A lớn gấp bốn lần áp suất tác dụng lên vật B Câu 9: Cùng một lực như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau. Diện tích tác dụng của lực lên vật A lớn gấp bốn lần diện tích lực tác dụng lên vật B. A. Áp suất tác dụng lên vật A lớn gấp bốn lần áp suất tác dụng lên vật B B. Áp suất tác dụng lên vật B lớn gấp đôi áp suất tác dụng lên vật A C. Áp suất tác dụng lên hai vật như nhau D. Áp suất tác dụng lên vật B lớn gấp bốn lần áp suất tác dụng lên vật A Câu 10: Móng nhà phải xây rộng bản hơn tường vì: A. để giảm trọng lượng của tường xuống mặt đất B. để tăng trọng lượng của tường xuống mặt đất C. để tăng áp suất lên mặt đất D. để giảm áp suất tác dụng lên mặt đất Câu 11: Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng lực nào? A. Lực kéo do đầu tàu tác dụng lên toa tàu. B. Trọng lực của tàu. C. Lực ma sát giữa tàu và đường ray. D. Cả 3 lực trên. Câu 12: Khi nằm trên đệm mút ta thấy êm hơn khi nằm trên phản gỗ. Tại sao vậy? A. Vì đệm mút mềm hơn phản gỗ nên áp suất tác dụng lên người giảm. B. Vì đệm mút dầy hơn phản gỗ nên áp suất tác dụng lên người giảm. C. Vì đệm mút dễ biến dạng để tăng diện tích tiếp xúc vì vậy giảm áp suất tác dụng lên thân người. D. Vì lực tác dụng của phản gỗ vào thân người lớn hơn. c) Sản phẩm: Câu trả lời và bài làm của học sinh d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung * Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS làm bài tập trong phần nội Dung của hoạt động. * Thực hiện nhiệm vụ học tập HS thảo luận cặp đôi và hoàn thành câu trả lời * Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi HS bất kỳ trả lời câu hỏi * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV mời học sinh khác nhận xét và bổ sung - GV chốt lại kiến thức và đánh giá, nhận xét Các nhóm Luyện tập. 1.B; 2A; 3A; 4C; 5C; 6A; 7C; 8B; 9D; 10.D; 11.B; 12.C. 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu - Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết tình huống thực tế. - Học sinh sáng tạo hơn và phát triển theo sở thích của mình. b) Nội dung: Thực hiện các nội dung trong mục Em có thể c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh 1. Ví dụ: - Tăng áp suất: Người ta làm đầu đinh nhọn, mài lưỡi dao sắc, ... - Giảm áp suất: Bánh xe tăng được làm bằng hệ thống bản xích, ... 2. Theo nguyên tắc để tăng áp suất là làm diện tích bị ép càng nhỏ càng tốt nên để ống hút cắm vào hộp sữa dễ dàng người ta làm một đầu nhọn. d) Tổ chức thực hiện Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung * Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu cá nhân HS thực hiện các nội dung trong mục em có biết: Nêu được biện pháp làm tăng, giảm áp suất bằng cách thay đổi áp lực hoặc diện tích mặt bị ép trong những tình huống cụ thể. 2. Giải thích được vì sao ống hút cắm vào hộp sữa có một đầu nhọn. - HS nhận nhiệm vụ. * Thực hiện nhiệm vụ học tập HS cá nhân thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV. * Báo cáo kết quả và thảo luận - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ. - HS khác nhận xét, bổ sung * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét,đánh giá và chốt kiến thức * Hướng dẫn tự học ở nhà: - Ôn lại kiến thức đã học trong bài 15. - Làm các bài tập bài 15 trong SBT - Đọc trước nội dung Bài 16: Áp suất chất lỏng. Áp suất khí quyển. BẢNG ĐÁNH GIÁ HỌC SINH THAM GIA HOẠT ĐỘNG NHÓM Tiêu chí Mức độ điểm đáp ứng tiêu chí Mức 1 (1 điểm) Mức 2 (2 điểm) Mức 3 (3 điểm) Điểm Mức độ tham gia hoạt động nhóm Ngồi quan sát các bạn thực hiện. Có tham gia nhưng chưa thích cực Nhiệt tình sôi nổi tích cực Đóng góp ý kiến Chỉ nghe ý kiến Có ý kiến Có nhiều ý kiến và ý tưởng Tiếp thu, trao đổi ý kiến Lắng nghe Có lắng nghe, phản hồi Lắng nghe ý kiến của các thành viên khác, phản hồi Tổng điểm: Nhận xét và yêu cầu của giáo viên ...................................................................................................................................................... .............................................................................................................................ập - GV tiến hành thí nghiệm 1(Hoặc chiếu video thí nghiệm) cho HS quan sát: Chuẩn bị: - Một bình hình trụ có đáy C và các lỗ A, B ở thành bình được bịt bằng một màng cao su mỏng (Hình 16.1). - Một bình lớn trong suốt chứa nước, chiều cao khoảng 50 cm. Tiến hành: - Nhúng bình trụ vào nước, mô tả hiện tượng xảy ra đối với các màng cao su. - Giữ nguyên độ sâu của bình trụ trong nước, di chuyển từ bình trụ đến các vị trí khác, mô tả hiện tượng xảy ra với các màng cao su. - Nhúng bình trụ vào nước sâu hơn (tối thiểu 10 cm), mô tả hiện tượng xảy ra với các màng cao su. - Quan sát hiện tượng, thảo luận nhóm theo bàn và trả lời câu hỏi. 1. Nếu các màng cao su bị biến dạng như Hình 16.2 thì chứng tỏ điều gì? 2. Với những vị trí khác nhau ở cùng một độ sâu thì áp suất chất lỏng tác dụng lên bình có thay đổi không? 3. Khi đặt bình sâu hơn (từ vị trí P đến Q) thì tác dụng của chất lỏng lên bình thay đổi như thế nào? 4. Có phải chất lỏng chỉ tác dụng áp suất lên bình theo một phương như chất rắn không? * Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát thí nghiệm, hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi. * Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả. - HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung. * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV yêu cầu HS rút ra kết luận về tác dụng của áp suất chất lỏng lên các vật đặt trong nó. - HS rút ra kết luận về tác dụng của áp suất chất lỏng lên các vật đặt trong nó. - GV nhận xét, đánh giá và chốt nội dung kiến thức. I. Áp suất chất lỏng. 1. Tác dụng của áp suất chất lỏng lên vật đặt trong nó Thí nghiệm 1: * Chuẩn bị: SGK/67 * Tiến hành: SGK/67 KL: Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên các vật ở trong lòng nó. Vật càng ở sâu trong lòng chất lỏng thì chịu tác dụng của áp suất chất lỏng càng lớn. Hoạt động 2.2: Tìm hiểu sự truyền áp suất chất lỏng. a) Mục tiêu: Biết được áp suất tác dụng vào chất lỏng sẽ được chất lỏng truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng. b) Nội dung: HS Quan sát video thí nghiệm và rút ra kết luận về sự truyền áp suất chất lỏng. c) Sản phẩm: Kết luận HS rút ra. d) Tổ chức thực hiện Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung * Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu video thí nghiệm 2 thực hiện theo các bước: + Người ta đã làm thí nghiệm như Hình 16.3. Trong thí nghiệm này pit- tông (1) có tiết diện lớn gấp hai lần tiết diện của pit- tông (2). Các quả nặng được sử dụng trong thí nghiệm giống hệt nhau, khi đặt các quả nặng lên đĩa của một trong hai pit- tông sẽ làm tăng áp suất tác dụng lên chất lỏng. Ban đầu hai pit- tông ở vị trí cân bằng. + Nếu đặt 4 quả nặng lên pit- tông (1) thì thấy pit- tông (2) dịch chuyển lên trên. Để hai pit- tông trở về vị trí ban đầu cần đặt 2 quả nặng lên pit- tông (2). + Nếu đặt 2 quả nặng lên pit- tông (1) muốn pit - tông trở về vị trí ban đầu cần đặt 1 quả nặng lên pit- tông (2). + Từ kết quả mô tả ở thí nghiệm trên, hãy rút ra kết luận về sự truyền áp suất tác dụng vào chất lỏng theo mọi hướng. - HS quan sát video thí nghiệm và rút ra kết luận về sự truyền áp suất chất lỏng - GV Cho HS thảo luận nhóm theo bàn giải thích hiện tượng trong H 16.4a; H 16.4b; H 16.5SGK/68, 69: 1. Hãy thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ sau: Mô tả và giải thích các hiện tượng trong thí nghiệm ở Hình 16.4 a và Hình 16.4 b. 2. Hình 16.5 vẽ sơ đồ nguyên lí máy nén thủy lực. Hãy vận dụng tính chất truyền nguyên vẹn áp suất theo mọi hướng của chất lỏng để giải thích tại sao khi người tác dụng một lực nhỏ vào pit - tông nhỏ lại nâng được ô tô đặt trên pit - tông lớn. 3. Hãy tìm thêm ví dụ trong đời sống minh họa áp suất tác dụng vào chất lỏng sẽ được chất lỏng truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng. - Hs nhận nhiệm vụ. * Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát video thí nghiệm và rút ra kết luận về sự truyền áp suất chất lỏng. - Thảo luận nhóm bàn giải thích hiện tượng trong H 16.4a; H 16.4b; H 16.5SGK/68, 69 * Báo cáo kết quả và thảo luận - HS kết luận về sự truyền áp suất chất lỏng. - Đại diện nhóm báo cảo kết quả hoạt động thảo luận của nhóm. - HS nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung. * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá và chốt nội dung kiến thức. 2. Sự truyền áp suất chất lỏng. Kết luận Áp suất tác dụng vào chất lỏng sẽ được chất lỏng truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng. Hoạt động 2.3: Tìm hiểu sự tồn tại của áp suất khí quyển. a) Mục tiêu: Tiến hành được thí nghiệm chứng tỏ trái đất và mọi vật trên trái đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi phương. b) Nội dung: Tiến hành thí nghiệm và rút ra được kết luận trái đất và mọi vật trên trái đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi phương. c) Sản phẩm: Kết quả thí nghiệm của học sinh d) Tổ chức thực hiện Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung * Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS cá nhân đọc thông tin SGK/69 và đưa ra khái niệm về áp suất khí quyển. - GV cho HS các nhóm tiến hành thí nghiệm chứng minh sự tồn tại của áp suất khí quyển (Hoặc GV chiếu video thí nghiệm cho HS q...ân trình bày nội dung kết quả hoạt động. - GV gọi các HS khác nhận xét, bổ sung. * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức. - GV cho HS hệ thống lại các nội dung chính của bài thông qua mục em đã học. 2. Một số ảnh hưởng và ứng dụng của áp suất không khí. - Áp suất không khí là áp suất được hình thành trong môi trường không khí. a) Sự tạo thành tiếng động trong tai khi thay đổi áp suất không khí đột ngột. Hướng dẫn trả lời câu hỏi phần thảo luận: - Ví dụ như khi đi xe ô tô hoặc xe máy khi phóng nhanh, hay khi thang máy lên hoặc đi xuống đều gây nên tiếng động trong tai hoặc triệu chứng ù tai. - Giải thích: Khi áp suất thay đổi đột ngột thì vòi tai thường không phản ứng kịp làm mất cân bằng áp suất hai bên màng nhĩ, khiến màng nhĩ bị đẩy về phía có áp suất nhỏ hơn, gây nên tiếng động trong tai hoặc triệu chứng ù tai. b) Một số ứng dụng về áp suất không khí trong đời sống. Hướng dẫn trả lời câu hỏi phần thảo luận cặp đôi: 1. - Trong thực tế có rất nhiều loại giác mút chân không, chúng được sử dụng trong việc hút giữ, di chuyển các vật. Dựa vào kích thước của giác mút và khả năng mút mà chúng được chia thành giác mút chân không mini hay giác mút chân không công nghiệp, với các hình dạng phong phú như: - Hoạt động: + Khi ấn phễu của giác mút sát vào mặt kính hoặc tường phẳng làm giác mút bám chắc vào kính hoặc tường. + Khi ta kéo núm ra, gây ra tiếng “bật” có thể nghe thấy được. - Giải thích hoạt động: + Khi ấn phễu của giác mút sát vào mặt kính hoặc tường phẳng làm cho áp suất không khí còn lại bên trong giác mút nhỏ hơn áp suất khí quyển bên ngoài và nhờ có lực ma sát cũng đóng vai trò giữ cho giác mút không bị trượt khỏi bề mặt của vật, giúp giác mút bám chắc vào kính hoặc tường. + Khi ta kéo núm ra, không khí tràn vào lấp đầy không gian chân không của núm, gây ra tiếng “bật” có thể nghe thấy được. Hướng dẫn trả lời câu hỏi phần thảo luận cặp đôi: 2. Trong thực tế có nhiều dụng cụ hoạt động theo nguyên lí của bình xịt như: - Các loại thuốc xịt chữa bệnh: xịt mũi, xịt họng, xịt hen suyễn, . - Các loại bình xịt tưới nước. - Các loại bình xịt diệt côn trùng. - Các dụng cụ làm đẹp: Dầu gội/ dầu xả dạng xịt, xịt keo tóc tạo kiểu, chai xịt khoáng, lọ xịt tonner, . 3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: Học sinh sử dụng kiến thức đã học trả lời các câu hỏi trong SGK cũng như các hiện tượng trong thực tế b) Nội dung: Giáo viên đưa ra các câu hỏi và hiện tượng trong thực tế có liên quan đến bài HS trả lời c) Sản phẩm: câu trả lời của HS. d) Tổ chức thực hiện Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung * Chuyển giao nhiệm vụ học tập Các nhóm tham gia thảo luận trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập * Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát, lắng nghe và trả lời các câu hỏi GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết * Báo cáo kết quả và thảo luận - Các nhóm treo poster lên bảng. GV đánh giá 1 số nhóm - HS đại diện nhóm trình bày - Đại diện HS nhóm khác trả lời nếu đội bạn trả lời sai. * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Chốt lại kiến thức của bài học 4. Hoạt động 4: Vận dụng (hoạt động này nếu bài dài có thể giao về nhà, ngắn thì làm luôn) a) Mục tiêu: Phát triển năng lực tự học và năng lực vận dụng sáng tạo. b) Nội dung: Chế tạo bình xịt nước từ các vật liệu đơn giản. c) Sản phẩm: Bình xịt nước từ các vật liệu đơn giản do học sinh chế tạo. d) Tổ chức thực hiện Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung * Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiệm vụ cho cá nhân HS chế tạo một chiếc bình xịt nước từ các vật liệu đơn giản, dễ kiếm * Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện ngoài giờ học trên lớp. * Báo cáo kết quả và thảo luận - Nộp sản phẩm vào tiết học sau. * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét đánh giá, cho điểm. Hướng dẫn HS tự học ở nhà - Học thuộc nội dung kiến thức trong bài 16 - Làm bài tập trong SBT bài 16 - Đọc và tìm hiểu trước nội dung bài 17: PHIẾU HỌC TẬP NHÓM:.. Vì sao muốn nước trong bình có thể chảy ra khi mở vòi thì trên nắp bình phải có một lỗ nhỏ? .................................................................................................................................................................................................................................................................................... Nhúng bình hình trụ vào nước, hiện tượng xảy ra với màng cao su: .............................. Giữ nguyên độ sâu của bình hình trụ, di chuyển tới các vị trí khác trong nước, quan sát màng cao su ta thấy ....................... ............ Nhúng sâu bình hình trụ vào nước , hiện tượng xảy ra với màng cao su lúc này. Áp suất tác dụng lên 1 điểm ở mặt hồ, đáy hồ là áp suất nào? . Hãy lấy ví dụ và mô tả hiện tượng trong thực tế về sự hình thành tiếng động trong tai khi thay đổi áp suất đột ngột .......................... NS: 21/11/2023 NG: 24/11/2023 Tuần 12, 13 27/11/2023 Tiết 12, 13 BÀI 17: LỰC ĐẨY ARCHIMEDES I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Nêu đư...n toàn trong nước. Vì khi vừa nhấn quả bóng vào nước ta cảm nhận được lực đẩy của nước nhỏ và dễ dàng nhấn xuống nhưng khi nhúng chìm quả bóng xuống nước ta cần tác dụng một lực mạnh hơn, tay ta cảm nhận được lực đẩy của nước tác dụng lên quả bóng lớn hơn. KL: Điều kiện để một vật chìm xuống hoặc nổi lên khi đặt trong chất lỏng: - Vật sẽ nổi lên mặt thoáng khi: P < FA. - Vật sẽ chìm xuống đáy bình khi: P > FA Hoạt động 2.2: Tìm hiểu thí nghiệm xác định độ lớn của lực đẩy Archimedes a) Mục tiêu: Tiến hành được thành công thí nghiệm xác định độ lớn của lực đẩy Archimedes b) Nội dung: HS tiến hành thí nghiệm và hoàn thành số liệu trong bảng 17.1 SGK/74 và rút ra được kết luận của thí nghiệm. c) Sản phẩm: Kết quả hoạt động của học sinh. d) Tổ chức thực hiện Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu: HS hoạt động nhóm tiến hành thí nghiệm theo các bước và hoàn thiện số liệu trong bảng 17.1 SGK/74. Chuẩn bị: - Một lực kế có giới hạn đo 2 N; - Cân điện tử; - Quả nặng bằng nhựa 130 g; - Bình tràn; ống đong; giá thí nghiệm. Tiến hành thí nghiệm: - Treo quả nặng vào lực kế được móc trên giá thí nghiệm. Số chỉ của lực kế là P. - Nhúng quả nặng vào bình tràn đựng đầy nước (Hình 17.4). - Khi nước từ bình tràn chảy ra ống đong đạt giá trị 20 cm3, đọc giá trị F1 trên lực kế. - Ghi giá trị lực đẩy Archimedes có độ lớn P - F1 vào vở theo mẫu Bảng 17.1. - Dùng cân điện tử đo khối lượng nước từ bình tràn chảy ra ống đong và tính trọng lượng của lượng nước đó, ghi vào vở theo mẫu Bảng 17.1. - Tiếp tục nhúng quả nặng chìm xuống khi nước trong bình tràn chảy ra lần lượt là 40 cm3, 60 cm3, 80 cm3, xác định độ lớn lực đẩy Archimedes và trọng lượng của lượng nước tràn ra tương ứng. Ghi vào vở theo mẫu Bảng 17.1. - Thay nước bằng nước muối đặc và lặp lại thí nghiệm. - So sánh trọng lượng của lượng chất lỏng tràn ra với lực đẩy Archimedes tương ứng. - Từ bảng số liệu ta có thể rút ra được kết luận gì về độ lớn lực đẩy Archimedes. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện nhiệm vụ học tập theo yêu cầu của GV Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. - HS theo dõi, bổ sung. - HS rút ra kết luận sau khi tiến hành thí nghiệm. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - HS nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức II. Độ lớn của lực đẩy Archimedes 1. Thí nghiệm: * Chuẩn bị: SGK/74 * Tiến hành: SGK/74 Gợi ý trả lời cho câu hỏi của hoạt động thí nghiệm: Giả sử ta thu được kết quả thí nghiệm như trong bảng sau: - Trọng lượng của lượng chất lỏng tràn ra bằng với độ lớn lực đẩy Archimedes tương ứng. Kết luận: Độ lớn lực đẩy Archimedes bằng với trọng lượng nước bị vật chiếm chỗ. Hoạt động 2.3: Tìm hiểu định luật Archimedes a) Mục tiêu - Nắm được dội dung của định luật Archimedes. - Đưa ra được công thức tính lực đẩy Archimedes. b) Nội dung - HS hoạt động cá nhân nghiên cứu SGK phát biểu nội dung của định luật Archimedes và đưa ra công thức tính lực đẩy Archimedes. - HS hoạt động nhóm theo bàn trả lời các câu hỏi. c) Sản phẩm: Kết quả câu trả lời của học sinh. d) Tổ chức thực hiện Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu: - HS hoạt động cá nhân nghiên cứu thông tin SGK/75 đưa ra: + Nội dung định luật Archimedes. + Viết công thức tính lực đẩy Archimedes và giải thích các đại lượng trong công thức. - HS hoạt động nhóm theo bàn trả lời các câu hỏi: 1. Thả một viên đất nặn hình tròn nặng khoảng 100 g vào cốc nước, viên đất nặn sẽ chìm xuống đáy. Hãy tạo hình viên đất nặn này thành một vật có thể nổi được trên mặt nước. Vận dụng công thức định luật Archimedes, hãy giải thích vì sao cùng một viên đất nặn với hình dạng khác nhau lại có thể lúc thì chìm, lúc thì nổi. 2. Giải thích vì sao trong thí nghiệm mở đầu, nắp chai nhựa lại nổi lên còn viên bi, ốc vít kim loại vẫn nằm ở đáy cốc. 3. Hãy so sánh trọng lượng riêng của vật và trọng lượng riêng của nước khi vật chìm, vật nổi. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện nhiệm vụ học tập theo yêu cầu của GV Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. - HS theo dõi, bổ sung. - HS rút ra kết luận sau khi tiến hành thí nghiệm. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - HS nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức - GV cho HS hệ thống lại các nội dung chính của bài thông qua mục Em đã học. * Định luật Archimedes: - Một vật đặt trong chất lỏng chịu tác dụng một lực đẩy hướng thẳng đứng từ dưới lên trên có độ lớn tính bằng công thức: FA = d.V. - Trong đó, d là trọng lượng riêng của chất lỏng có đơn vị là N/m3, V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. Gợi ý trả lời cho câu hỏi của hoạt động nhóm: 1. Từ viên đất nặn các em nặn thành một chiếc thuyền, hình các con vật, hình các loại quả, Khi tạo hình xong thả xuống mặt nước ta thấy với hình dạng khác nhau lại có thể lúc thì ...h từ lực đến trục quay để vật cân bằng. 3. Về phẩm chất - Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ học tập. - Nâng cao tính trung thực trong việc thu thập số liệu, xử lí thông tin và báo cáo kết quả trong học tập. - Nâng cao tinh thần trách nhiệm và thói quen hợp tác trong học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên. - SGK, SGV, SBT KHTN 8. - Thiết bị thí nghiệm tác dụng làm quay của lực (Hình 18.1 SGK): giá đỡ, thanh ngang, khối trụ kim loại có mốc, lực kế. - Các hình ảnh về tác dụng lực vào cánh của, vặn bulông bằng cờ lê, ... - Phiếu học tập - Máy tính, máy chiếu để trình chiếu các hình vẽ, ảnh, biểu bảng trong bài 2. Chuẩn bị của học sinh. - SGK, SBT KHTN 8. - Đọc trước bài học trong SGK. - Tìm kiếm, đọc trước tài liệu có liên quan đến tác dụng làm quay của lực, moment lực III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Hoạt động khởi động . a) Mục tiêu: Tạo tâm thế, hứng thú cho HS, bước đầu khơi gợi nội dung bài học b) Nội dung: Tổ chức HS thảo luận về các câu hỏi trong phần khởi động của bài học, từ đó bước đầu GV hình thành cho HS về điều kiện tác dụng làm quay vật của lực. c) Sản phẩm: HS nêu các nhận xét ban đầu khi nào tác dụng lực có thể làm quay vật, khi nào tác dụng lực không làm quay vật. d) Tổ chức thực hiện Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung * Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV dẫn dắt vào vấn đề cần nghiên cứu: Ở lớp 6, các em đã được học về tác dụng lực là làm biến dạng và thay đổi chuyển động của vật. Trong thực tế, ngoài chuyển động tịnh tiến, vật còn có chuyển động quay nên lực còn có tác dụng làm quay một vật. Cánh cửa quay quanh trục là hiện tượng gần gũi với đời sống của các em. - GV yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi trong phần khởi động của bài học: Tại sao khi đẩy cửa, tay ta đặt xa các bản lể của cánh cửa (hình a) thì mở cửa sẽ dễ dàng hơn khi đặt tay gần bản lề (hình b) - GV yêu cầu HS nêu nhận xét ban đầu khi nào tác dụng lực có thể làm quay vật, khi nào tác dụng lực không làm quay vật? * Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động cá nhân theo yêu cầu của GV. - GV theo dõi và bổ sung khi cần. * Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án, mỗi HS trình bày 1 nội dung, những HS trình bày sau không trùng nội dung với HS trình bày trước. * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá à GV để HS tự do phát biểu, nhận xét và dẫn dắt vào bài mới: Bài 18: Tác dụng làm quay của lực. Moment lực BÀI 18: TÁC DỤNG LÀM QUAY CỦA LỰC. MOMENT LỰC 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về tác dụng làm quay của lực a) Mục tiêu: HS làm thí nghiệm để rút ra nhận xét và kết luận khi nào một lực có thể làm quay vật? Khi nào tác dụng lực không làm quay vật? Bước đầu nhận xét tác dụng làm quay của lực phụ thuộc vào yếu tố nào? b) Nội dung: GV HS Hướng dẫn HS bố trí thí nghiệm ở Hình 18.1 SGK và tiến hành làm thí nghiệm theo yêu cầu để trả lời các câu hỏi nêu trong bài và ghi vào vở. c) Sản phẩm học tập: Kết quả thí nghiệm mô tả tác dụng làm quay của lực d) Tổ chức thực hiện Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung * Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức hoạt động theo nhóm. - GV hướng dẫn. - GV hướng dẫn HS bố trí thí nghiệm ở Hình 18.1 SGK và tiến hành làm thí nghiệm theo các bước trong SGK – tr76 - Các nhóm bố trí thí nghiệm như SGK. - GV theo dõi các nhóm, kịp thời giúp đỡ, gợi ý, hướng dẫn và động viên các nhóm. - GV yêu cầu HS dựa vào kết quả thí nghiệm trả lời các câu hỏi trong SGK – tr76 theo Phiếu học tập. + Treo quả nặng vào vị trí nào thì thanh quay, vào vị trí nào thì thanh không quay? + Mô tả tác dụng làm quay của lực khi treo quả nặng vào điểm A, điểm C - Từ thí nghiệm trên, GV yêu cầu HS đưa ra nhận xét về tác dụng làm quay của một lực lên vật có trục quay. * Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động nhóm thực hành thí nghiệm tìm hiểu về lực có thể làm quay vật - Thảo luận trả lời các câu hỏi theo nhiệm vụ trong Phiếu học tập. * Báo cáo kết quả và thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm mô tả lực có thể làm quay vật - GV gọi 2 – 3 HS trả lời phần câu hỏi theo nhiệm vụ trong Phiếu bài tập. * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, cho HS làm 1 bài tập luyện tập và chuyển sang nội dung mới. Bài tập: Các dụng cụ trong hình bên có công dụng gì trong thực tế? I. Lực có thể làm quay vật * Thí nghiệm 1. Treo vật vào vị trí A, B, C thì làm quay thanh ngang, treo vật vào vị trí O thì thanh sẽ không quay. 2. Khi treo quả nặng vào điểm A thanh quay ngược chiều kim đồng hồ quanh trục O. Khi treo quả nặng vào điểm C thanh quay cùng chiều kim đồng hồ quanh trục. * Nhận xét: Tác dụng làm quay của một lực lên một vật có trục quay phụ thuộc vào vị trí điểm đặt của lực tác dụng. Trả lời - Hình a) Bánh lái tàu: Khi bánh lái tàu quay có công dụng làm vật thay đổi hướng chuyển động. -... Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, thông báo định nghĩ moment lực, kết luận, cho HS làm bài tập luyện tập và chuyển sang nội dung mới. Câu hỏi 3 trang 78 KHTN lớp 8: So sánh moment của lực F1, moment của lực F2 trong các Hình 18.4a và Hình 18.4b. Bài tập: Vì sao tay nắm cửa thường được lắp cách xa trục bản lề? II. Moment lực Bảng 18.1 1. Độ lớn của lực càng lớn thì tác dụng làm quay của lực càng lớn. 2. Giá của lực càng xa trục quay thì tác dụng làm quay của lực càng lớn Định nghĩa: Tác dụng làm quay của lực lên một vật quanh một điểm hoặc một trục được đặc trưng bằng moment lực. Kết luận: - Lực càng lớn, moment lực càng lớn, tác dụng làm quay càng lớn. - Giá của lực càng cách xa trục quay, moment lực càng lớn, tác dụng làm quay càng lớn. Trả lời: Câu hỏi 3 trang 78 KHTN lớp 8: - Ở hình 18.4 a moment của lực F2 lớn hơn moment của lực F1 vì: F1 = F2 nhưng giá của lực F2 cách xa trục quay hơn lực F1 nên tác dụng làm quay của lực F2 lớn hơn. - Ở hình 18.4 b moment của lực F2 lớn hơn moment của lực F1 vì: giá của lực F2 cách trục quay bằng giá của lực F1 cách trục quay nhưng F2 > F1 nên tác dụng làm quay của lực F2 lớn hơn. Trả lời bài tập: Tay nắm cửa thường được lắp cách xa trục bản lề. Vì: Để làm tăng khoảng cách từ trục quay đến giá của lực giúp tăng mômen lực, tức là làm tăng tác dụng làm quay của lực lên trục bản lề, giúp mở cửa và đóng cửa dễ dàng hơn. 3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu - Hệ thống được một số kiến thức đã học. - Vận dụng kiến thức để làm được một số bài tập trong bài học. b) Nội dung - HS thực hiện cá nhân phần “Em đã học được trong giờ học” trên phiếu học tập - HS tóm tắt nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy. - Làm bài tập luyện tập cá nhân và theo nhóm. c) Sảnphẩm - HS trình bày quan điểm cá nhân về đáp án trên phiếu học tập - Sản phẩm học tập của cá nhân, của nhóm. d) Tổ chức thực hiện Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung * Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân phần “Em đã học được trong giờ học” trên phiếu học tập và tóm tắt nội dung bài học dưới dạng sơ đồ tư duy vào vở ghi. * Thực hiện nhiệm vụ học tập HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. * Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên 3 HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân. * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhấn mạnh nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy trên bảng. 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống. b) Nội dung: Kết hợp được các kiến thức trong đã học về tác dụng quay của lực để giải thích các hiện tượng, lí giải hoặc vận dụng ở các tình huống thực tiễn. c) Sản phẩm - Lấy được ví dụ trong thực tế về lực tác dụng làm quay vật. - Kết hợp được các kiến thức trong đã học về tác dụng quay của lực để giải thích các hiện tượng, lí giải hoặc vận dụng ở các tình huống thực tiễn. d) Tổ chức thực hiện Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung * Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Yêu cầu mỗi nhóm HS: + Lấy được ví dụ trong thực tế về lực tác dụng làm quay vật. + Kết hợp được các kiến thức trong đã học về tác dụng quay của lực để giải thích các hiện tượng, lí giải hoặc vận dụng ở các tình huống thực tiễn. * Thực hiện nhiệm vụ học tập Các nhóm HS thực hiện theo nhóm làm ra sản phẩm. *Báo cáo kết quả và thảo luận Sản phẩm của các nhóm. * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và nộp sản phẩm vào tiết sau. Câu hỏi và đáp án phần luyện tập, vận dụng Bài tập 1: Nêu một số ví dụ trong thực tế về lực tác dụng làm quay vật. Trả lời: Lái xe ô tô: người lái xe tác dụng lực vào vô – lăng làm vô – lăng quay quanh trục của nó. Trò chơi vòng quay mặt trời: các carbin quay quanh một trục cố định. Bài tập 2: Nêu các ví dụ trong thực tế cần làm tăng mômen lực bằng cách: a. Tăng độ lớn của lực. b. Tăng khoảng cách từ trục quay đến giá của lực. c. Tăng đồng thời cả độ lớn của lực và khoảng cách từ trục quay đến giá của lực. Trả lời: Ví dụ trong thực tế cần làm tăng mômen lực bằng cách: a. Tăng độ lớn của lực. Trường hợp nắp lọ quá chặt, ta cần tăng lực tác dụng vào nắp để làm nó quay và mở được. b. Tăng khoảng cách từ trục quay đến giá của lực. Trường hợp ốc quá chặt, người thợ sửa chữa thường phải dùng thêm một đoạn ống thép để nối dài thêm cán của chiếc cờ - lê giúp tháo ốc ra dễ hơn. c. Tăng đồng thời cả độ lớn của lực và khoảng cách từ trục quay đến giá của lực. Trong trường hợp cần kéo một vật nặng ở dưới hố lên nếu ta tăng đồng thời cả lực kéo và khoảng cách từ trục quay tới giá của lực thì sẽ đưa vật lên được dễ dàng hơn. Bài tập 3: Hình sau là ảnh chiếc kìm cán dài dùng để cắt sắt và dao xén giấy. Trong mỗi hình, nêu rõ bộ phận nào của dụng cụ sẽ quay được khi chịu lực tác dụng? Trả lời: Bài 4 (Em có thể 1- trang 78 KHTN lớp 8): Giải thích được cách tác dụng lực khi bắt đầu đạp pê – đan để xe đạp có thể chuyển động. Trả lời: - Dựa vào đặc điểm của lực có
File đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_khtn_8_vat_li_sach_kntt_nam_hoc_2023_2024_t.docx
- Tiết 1-3.doc
- Tiết 4-5.doc
- Tiết 6-8.docx
- Tiết 9-11.docx
- Tiết 12-13.docx
- Tiết 14-16.docx
- Tiết 17-19.docx
- Tiết 20-22.docx
- Tiết 23-24.doc
- Tiết 25-26.docx
- Tiết 27-28.doc
- Tiết 29-30.doc
- Tiết 31-32.docx
- Tiết 33.doc
- Tiết 34-35.doc
- Tiết 36-37.doc
- Tiết 38-39.docx
- Tiết 40-41.docx