Kế hoạch bài dạy KHTN 8 Sách KNTT - Năm học 2023-2024
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức:
- Nhận biết được một số dụng cụ, hóa chất và quy tắc sử dụng hoá chất an toàn trong phòng thí nghiệm.
- Nhận biết được các thiết bị điện trong môn Khoa học tự nhiên 8 và trình bày được cách sử dụng điện an toàn.
2. Về năng lực:
2.1.Năng lực chung.
+ Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu các phương pháp và kĩ thuật học tập môn Khoa học tự nhiên.
+ Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên.
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Nhận biết được một số dụng cụ hoá chất và nêu được các quy tắc sử dụng dụng cụ, hoá chất an toàn trong phòng thí nghiệm; Nhận biết được một số thiết bị đo trong môn KHTN8 và cách sử dụng điện an toàn.
- Tìm hiểu tự nhiên: Biết cách khai thác thông tin trên nhãn hoá chất để sử dụng chúng đúng cách và an toàn; Sử dụng được một số hoá chất, dụng cụ thí nghiệm, thiết bị điện trong thực tế cuộc sống và trong phòng thí nghiệm.
3. Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân, chủ động, sáng tạo trong tiếp cận kiến thức mới qua sách vở và thực tiễn.
- Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thực hành, thí nghiệm.
- Có ý thức sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn tài sản chung.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- - KHBD, Giáo án điện tử, máy tính, tivi.
- Dụng cụ: HH8-9.12-CTT 100, HH8-9.22-ÔĐHT, HH8-9.4-ÔN , HH8-9.25-KG, HH8-9.6-ÔH
- Hóa chất: Một số lọ hóa chất.
(Dụng cụ, hóa chất sử dụng trong tiết 1)
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Vở ghi + SGK + Đồ dùng học tập + Đọc trước bài ở nhà.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy KHTN 8 Sách KNTT - Năm học 2023-2024
Tiết 1 Tiết 2 Tiết 3 Ngày dạy: Lớp 8a: Lớp 8a: Lớp 8a: Bài 1: SỬ DỤNG MỘT SỐ HÓA CHẤT, THIẾT BỊ CƠ BẢN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM Môn học: KHTN 8 (Phần Hóa học) Thời gian thực hiện: 3 tiết (tiết 1, 2, 3 - tuần 1) I. Mục tiêu 1. Về kiến thức: - Nhận biết được một số dụng cụ, hóa chất và quy tắc sử dụng hoá chất an toàn trong phòng thí nghiệm. - Nhận biết được các thiết bị điện trong môn Khoa học tự nhiên 8 và trình bày được cách sử dụng điện an toàn. 2. Về năng lực: 2.1.Năng lực chung. + Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu các phương pháp và kĩ thuật học tập môn Khoa học tự nhiên. + Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo. + Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập. 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên. - Nhận thức khoa học tự nhiên: Nhận biết được một số dụng cụ hoá chất và nêu được các quy tắc sử dụng dụng cụ, hoá chất an toàn trong phòng thí nghiệm; Nhận biết được một số thiết bị đo trong môn KHTN8 và cách sử dụng điện an toàn. - Tìm hiểu tự nhiên: Biết cách khai thác thông tin trên nhãn hoá chất để sử dụng chúng đúng cách và an toàn; Sử dụng được một số hoá chất, dụng cụ thí nghiệm, thiết bị điện trong thực tế cuộc sống và trong phòng thí nghiệm. 3. Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh: - Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân, chủ động, sáng tạo trong tiếp cận kiến thức mới qua sách vở và thực tiễn. - Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thực hành, thí nghiệm. - Có ý thức sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn tài sản chung. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Chuẩn bị của giáo viên: - KHBD, Giáo án điện tử, máy tính, tivi. - Dụng cụ: HH8-9.12-CTT 100, HH8-9.22-ÔĐHT, HH8-9.4-ÔN , HH8-9.25-KG, HH8-9.6-ÔH - Hóa chất: Một số lọ hóa chất. (Dụng cụ, hóa chất sử dụng trong tiết 1) 2. Chuẩn bị của học sinh: - Vở ghi + SGK + Đồ dùng học tập + Đọc trước bài ở nhà. III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Mở đầu a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài mới. b. Nội dung: Học sinh hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi của GV. c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh, câu trả lời có thể đúng hoặc sai, giáo viên không nhận xét tính đúng sai mà căn cứ vào đó để dẫn dắt vào bài mới. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Giáo viên nêu nhiệm vụ: Trong chương trình KHTN chúng ta thường xuyên được thực hành làm các thí nghiệm. Vậy trong thực hành, học sinh cần chú ý những điều gì khi sử dụng các dụng cụ thí nghiệm, thiết bị đo và hoá chất để đảm bảo thành công và an toàn? - Học sinh nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh làm việc theo cặp đôi cùng bàn, thảo luận. - Giáo viên theo dõi và hỗ trợ HS khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện một số cặp đôi báo cáo kết quả. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, ghi nhận các ý kiến của HS. - GV chưa chốt kiến thức mà dẫn dắt vào bài học mới: Để giải thích câu hỏi này đầy đủ và chính xác, chúng ta cùng đi vào bài học ngày hôm nay. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới. Hoạt động 2.1: Tìm hiểu cách nhận biết hoá chất và quy tắc sử dụng hoá chất an toàn trong phòng thí nghiệm a. Mục tiêu: - Học sinh nêu được một số hoá chất và quy tắc sử dụng hoá chất an toàn trong phòng thí nghiệm. - Học sinh khai thác được thông tin trên nhãn hoá chất để sử dụng hoá chất một cách đúng cách và an toàn. b. Nội dung: HS hoạt động nhóm bàn trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm:Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm theo bàn trả lời câu hỏi: Câu 1: Nhãn hoá chất cho biết các thông tin gì? Hãy cho biết thông tin có trên các nhãn hoá chất ở Hình 1.1? Câu 2: Trình bày cách lấy hoá chất rắn và hoá chất lỏng. Câu 3: Chỉ ra những tình huống nguy hiểm có thể gặp phải trong khi tiến hành thí nghiệm với hoá chất. Đề xuất cách xử lí an toàn cho mỗi tình huống đó. - HS nhận nhiệm vụ. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghiên cứu tài liệu, thảo luận nhóm bàn trả lời câu hỏi. - GV theo dõi, đôn đốc và hỗ trợ học sinh khi cần thiết. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện từng nhóm lần lượt trình bày đáp án từng câu hỏi, các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, chuẩn hoá và chốt kiến thức. I. Nhận biết hoá chất và quy tắc sử dụng hoá chất an toàn trong phòng thí nghiệm 1. Nhận biết hoá chất Hướng dẫn trả lời câu hỏi thảo luận 1: Câu 1: Các hoá chất trong phòng thí nghiệm đều được đựng trong chai hoặc lọ kín, thường được làm bằng thuỷ tinh, nhựa, ... và có dán nhãn ghi tên, công thức ho...n ống hút nhỏ giọt đến ống nghiệm và bóp nhẹ quả bóp cao su để chuyển từng giọt dung dịch vào ống nghiệm. Không chạm đầu ống hút nhỏ giọt vào thành ống nghiệm. Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về thiết bị đo pH a. Mục tiêu: - Học sinh nắm được cách sử dụng thiết bị đo pH. - Học sinh thực hiện đo và đọc kết quả pH của một số dung dịch. b. Nội dung: Học sinh làm việc theo nhóm, nghiên cứu SGK và thực hiện hoạt động – SGK/8 c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu hình ảnh máy đo pH phân tích cấu tạo máy đo pH và cách sử dụng. - GV giao mỗi nhóm 1 bút đo pH, yêu cầu HS quan sát. Sau đó GV làm mẫu đo pH của 1 dung dịch bất kì bằng bút đo pH. - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm theo bàn trả lời câu hỏi: Câu 1: Nêu cách sử dụng thiết bị đo pH. Câu 2: Sử dụng thiết bị đo pH để xác định pH của các mẫu sau: a) nước máy; b) nước mưa; c) nước hồ/ ao; d) nước chanh; e) nước cam; g) nước vôi trong. - HS nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh thảo luận nhóm hoàn thiện câu hỏi 1 sau đó thực hành theo nhóm xác định pH của các dung dịch và ghi lại kết quả. - GV quan sát, đôn đốc và hỗ trợ học sinh khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện từng nhóm HS báo cáo kết quả, các nhóm khác theo dõi. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS: Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét, đánh giá câu trả lời của các nhóm, nhận xét hoạt động của các nhóm. HS: Lắng nghe và hoàn thành nội dung bài học. GV: Chuẩn hóa và chốt kiến thức. III. Giới thiệu một số thiết bị và cách sử dụng 1. Thiết bị đo pH Hướng dẫn trả lời câu hỏi thảo luận Câu 1: Cách sử dụng thiết bị đo pH: cho điện cực của thiết bị vào dung dịch cần đo pH, giá trị pH của dung dịch sẽ xuất hiện trên thiết bị đo. Câu 2: Kết quả tham khảo: Mẫu pH a) nước máy 7,5 b) nước mưa 6,5 c) nước hồ/ ao 7,6 d) nước chanh 2,4 e) nước cam 3,5 g) nước vôi trong 12 KL: Cách sử dụng thiết bị đo pH: cho điện cực của thiết bị vào dung dịch cần đo pH, giá trị pH của dung dịch sẽ xuất hiện Hoạt động 2.4 : Tìm hiểu về huyết áp kế a. Mục tiêu: Học sinh nắm được cấu tạo của huyết áp kế đồng hồ, biết cách sử dụng huyết áp kế đồng hồ để đo huyết áp. b. Nội dung: - HS tìm hiểu SGK và quan sát thực tế huyết áp kế đồng hồ nêu được cấu tạo và cách sử dụng huyết áp kế đồng hồ. - HS thực hành đo huyết áp của bạn cùng bàn bằng huyết áp kế đồng hồ. c. Sản phẩm: - Cấu tạo huyết áp kế đồng hồ: gồm một bao làm bằng cao su, được bọc trong băng vải dài để có thể quấn quanh cánh tay, nối với áp kế đồng hồ bằng đoạn ống cao su. Áp kế này lại được nối với bóp cao su có van và một ốc có thể vặn chặt hoặc nới lỏng. - Kết quả đo huyết áp của bạn bên cạnh. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giới thiệu huyết áp kế đồng hồ, yêu cầu HS nêu cấu tạo của huyết áp kế đồng hồ. - GV tiến hành đo huyết áp của một bạn HS để làm mẫu. Sau đó yêu cầu HS thực hành đo huyết áp của bạn bên cạnh, ghi lại kết quả. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện nhiệm vụ. - GV đôn đốc, theo dõi và hỗ trợ học sinh khi cần thiết. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Một số HS đại diện báo cáo kết quả đo huyết áp của bạn bên cạnh. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. - GV tổng kết và có thể mở rộng thêm kiến thức về chỉ số huyết áp đến sức khoẻ con người. 2. Huyết áp kế - Huyết áp kế dùng để đo huyết áp gồm huyết áp kế đồng hồ và huyết áp kế thuỷ ngân. - Cấu tạo huyết áp kế đồng hồ: gồm một bao làm bằng cao su, được bọc trong băng vải dài để có thể quấn quanh cánh tay, nối với áp kế đồng hồ bằng đoạn ống cao su. Áp kế này lại được nối với bóp cao su có van và một ốc có thể vặn chặt hoặc nới lỏng. Hoạt động 2.5 : Tìm hiểu thiết bị điện và cách sử dụng a. Mục tiêu: Học sinh nêu được 1 số thiết bị điện và cách sử dụng các thiết bị này. b. Nội dung: HS nghiên cứu SGK, thảo luận theo nhóm theo bàn trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm theo bàn trả lời câu hỏi: Câu 1: Trong gia đình cũng có một số thiết bị điện cơ bản, kể tên những thiết bị đó? Câu 2: Kể và mô tả về một số loại pin mà em biết. Câu 3: Quan sát ampe kế, vôn kế trong Hình 1.6: a. Chỉ ra các điểm đặc trưng của ampe kế và vôn kế. b. Chỉ ra sự khác nhau giữa hai dụng cụ này. Câu 4: Hãy thảo luận nhóm về cách sử dụng điện an toàn trong phòng thí nghiệm: - Khi sử dụng thiết bị đo điện (ampe kế, vôn kế, joulemeter, ) cần lưu ý điều gì để đảm bảo an toàn cho thiết bị và người sử dụng? - Khi sử dụng nguồn điện và biến áp nguồn cần lưu ý điều gì? - Trình bày cách sử dụng an toàn các thiết bị điện. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghiên cứu tài liệu, thảo luận nhóm, hoàn thiện phiếu học tập số 4... có nhãn hoặc nhãn mờ. B. Đọc cẩn thận nhãn hoá chất trước khi sử dụng. C. Có thể dùng tay trực tiếp lấy hoá chất. D. Không được đặt lại thìa, panh vào lọ đựng hoá chất sau khi đã sử dụng. Câu 3: Để lấy một lượng nhỏ dung dịch (khoảng 1 mL) thường dùng dụng cụ nào sau đây? A. Phễu lọc. B. Ống đong có mỏ. C. Ống nghiệm. D. Ống hút nhỏ giọt. Câu 4: Khi đun nóng hoá chất trong ống nghiệm, cách làm nào sau đây là sai? A. Kẹp ống nghiệm bằng kẹp ở khoảng 1/3 ống nghiệm tính từ miệng ống. B. Miệng ống nghiệm nghiêng về phía không có người. C. Làm nóng đều đáy ống nghiệm rồi mới đun trực tiếp tại nơi có hoá chất. D. Để đáy ống nghiệm sát vào bấc đèn cồn. Câu 5: Mẫu nước nào sau đây có pH > 7? A. Nước cam. B. Nước vôi trong. C. Nước chanh. D. Nước coca cola. Câu 6: Thiết bị cung cấp điện là A. pin 1,5 V. B. ampe kế. C. vôn kế. D. công tắc. Câu 7: Thiết bị đo cường độ dòng điện là A. vôn kế. B. ampe kế. C. biến trở. D. cầu chì ống. Câu 8: Biến áp nguồn là thiết bị có chức năng A. đo cường độ dòng điện. B. đo hiệu điện thế. C. chuyển đổi điện áp xoay chiều có giá trị 220V thành điện áp xoay chiều hoặc điện áp một chiều có giá trị nhỏ. D. đo dòng điện, điện áp, công suất và năng lượng điện cung cấp cho mạch điện. Câu 9: Thiết bị sử dụng điện là A. điốt phát quang . B. dây nối. C. công tắc. D. cầu chì. Câu 10: Thiết bị có chức năng dùng để đo dòng điện, điện áp, công suất và năng lượng điện cung cấp cho mạch điện là A. biến trở. B. joulemeter. C. cầu chì. D. biến áp nguồn Câu 11: Điền vào chỗ trống: "Các hoá chất được đựng trong chai hoặc lọ kín và có dán nhãn ghi đầy đủ thông tin, bao gồm tên, công thức, trọng lượng hoặc thể tích, ... , nhà sản xuất, cảnh báo và điều kiện bảo quản. Các dụng dịch cần ghi rõ nồng độ của chất tan. A. Độ tinh khiết. B. Nồng độ mol. C. Nồng độ chất tan. D. Hạn sử dụng. Câu 12: Biến áp nguồn là: A. Thiết bị xoay chuyển điện áp thành điện áp một chiều B. Thiết bị cung cấp nguồn điện C. Thiết bị có chức năng chuyển đổi điện áp xoay chiều có giá trị 180 V thành điện áp xoay chiều (AC) hoặc điện áp một chiều (DC) có giá trị nhỏ, đảm bảo an toàn khi tiến hành thí nghiệm D. Thiết bị có chức năng chuyển đổi điện áp xoay chiều có giá trị 220 V thành điện áp xoay chiều (AC) hoặc điện áp một chiều (DC) có giá trị nhỏ, đảm bảo an toàn khi tiến hành thí nghiệm Câu 13: Joulemeter là gì? A. Thiết bị đo dòng điện, điện áp, công suất và năng lượng điện cung cấp cho mạch điện. B. Thiết bị đo điện áp C. Thiết bọ đo dòng điện D. Thiết bọ đo công suất và năng lượng điện cung cấp cho mạch điện Câu 14: Khi đun nóng hoá chất trong ống nghiệm cần kẹp ống nghiệm bằng kẹp ở khoảng bao nhiêu so với ống nghiệm tính từ miệng ống? A. 1/2. B. 1/4. C. 1/6. D. 1/3. Câu 15: Khi đun ống nghiệm dưới ngọn lửa đèn cồn, cần để đáy ống nghiệm cách bao nhiêu so với ngọn lửa từ dưới lên? A. 1/2. B. 2/3. C. 3/4. D. 4/5. Câu 16: Đâu là thiết bị sử dụng điện? A. Cầu chì ống. B. Dây nối. C. Điot phát quang. D. Công tắc Câu 17: Ampe kế dùng để làm gì? A. Đo hiệu điện thế B. Đo cường độ dòng điện C. Đo chiều dòng điện D. Kiểm tra có điện hay không Câu 18: Có được dùng tay lấy trực tiếp hóa chất hay không? A. Có B. Không C. Có thể với những hóa chất dạng bột D. Có thể khi đã sát trùng tay sạch sẽ Câu 19: Đâu không phải nút chức năng trên thiết bị Joulemeter là? A. Nút start để khởi động. B. Nút on để bật C. Nút reset để cài lại. D. Nút cài đặt để lựa chọn Câu 20: Đâu là thiết bị hỗ trợ điện A. Biến trở. B. Bóng đèn pin kèm đui 3V C. Điot phát quang D. Công tắc Câu 21: Đâu không là dụng cụ thí nghiệm thông dụng? A. Ống nghiệm. B. Bình tam giác. C. Kẹp gỗ. D. Acid. Câu 22: Cách lấy hóa chất dạng bột ra khỏi lọ đựng hóa chất? A. Dùng panh, kẹp. B. Dùng tay C. Dùng thìa kim loại hoặc thủy tinh. D. Đổ trực tiếp Câu 23: Xử lí hóa chất thừa sau khi dùng xong? A. Đổ ngược lại vào lọ hóa chất. B. Đổ ra ngoài thùng rác C. Xử lí theo hướng dẫn giáo viên. D. Có thể mang về tự thí nghiệm tại nhà Câu 24: Để lấy hóa chất từ ống hút nhỏ giọt, cần có? A. Tất cả các đáp án đều đúng. B. Dùng kim tiêm. C. Dùng miệng. D. Quả bóp cao su. Câu 25: Khi dùng đèn điot phát quang cần chú ý điều gì? A. Cực (+) nối với cực dương của nguồn B. Cực (-) nối với cực dương của nguồn C. Cả hai đều sai D. Cả hai đều đúng Câu 26: Điền vào chỗ trống: "Cách sử dụng thiết bị đo pH: cho ... của thiết bị vào dung dịch cần đo pH. giá trị pH của dung dịch sẽ xuất hiện trên thiết bị đo. A. Nguồn điện. B. Điện cực. C. Cực âm. D. Cực dương. Câu 27: Nhãn ghi tên trên các lọ hóa chất cần có yêu cầu gì? A. Rõ chữ và đúng theo từng loại hóa chất B. Ghi tắt hoặc kí hiệu ngắn gọn C. Không cần nhãn ghi tên D. Không có yêu cầu gì, chỉ cần dán nhãn là được Câu 28: Các hóa chất trong phòng thí nghiệm được bảo quản trong lọ như thế nào? A. Lọ hở, làm bằng thủy tinh, nhựa,... B. Lọ kín, làm bằng thủy tinh, nhựa,... C. Không có đáp án chính xác. D. Lọ bất kì có thể đựng đư...ết quả thực hành, thí nghiệm. - Có ý thức sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn tài sản chung. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Bài soạn + Giáo án power point + Máy tính, tivi. Số lượng 01 bộ gồm: - Dụng cụ: HH8-9.2-Gi-S, HH8-9.8-ĐC , HH8-9.4-ÔN , HH8-9.21-Th XHC, HH8-9.6-ÔH , HH8-9.25-KG. - Hóa chất: Bột sắt(iron, Fe), bột Lưu huỳnh (Sulfur, S) dd hydro chloric acid (HCl), sodium hydroxide (NaOH), copper(II) sulfate (CuSO4), barium chlorile (BaCl2), kẽm (zinc, Zn) 2. Chuẩn bị của học sinh: - Vở ghi + SGK + Đồ dùng học tập + Đọc trước bài mới ở nhà. III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Mở đầu a. Mục tiêu: Khơi gợi kiến thức cũ, tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài mới. b. Nội dung: Học sinh hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi của GV. c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. d. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV : Trong chương trình KHTN6 các em đã được biết thế nào là hiện tượng vật lí, thế nào là hiện tượng hoá học. Vậy khi đốt nến, một phần nến chảy lỏng, một phần nến bị cháy. Cây nến ngắn dần. Vậy phần nến nào đã bị biến đổi thành chất mới? Các em hãy thảo luận cùng bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi này. - HS nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận cặp đôi. - GV quan sát, đôn đốc và hỗ trợ HS khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi đại diện các cặp đôi HS trình bày đáp án. - Các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, ghi nhận các ý kiến của HS. - GV chưa chốt kiến thức mà dẫn dắt vào bài học mới: Để giải thích câu hỏi này đầy đủ và chính xác, chúng ta cùng đi vào bài học ngày hôm nay. Hướng dẫn trả lời câu hỏi thảo luận: - Phần nến bị cháy đã bị biến đổi thành chất mới. - Cụ thể nến cháy sinh ra carbon dioxide và nước. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới. Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về biến đổi vật lí và biến đổi hoá học a. Mục tiêu: - Nêu được khái niệm, đưa ra được ví dụ minh hoạ và phân biệt được biến đổi vật lí, biến đổi hoá học. - Tiến hành được một số thí nghiệm về biến đổi vật lí, biến đổi hoá học. - Quan sát thí nghiệm hoặc hiện tượng thực tiễn xác định được giai đoạn biến đổi vật lí, giai đoạn biến đổi hoá học. b. Nội dung: Học sinh làm việc nhóm, làm thí nghiệm (hoặc quan sát thí nghiệm), hoàn thành phiếu học tập, từ đó lĩnh hội kiến thức. c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. d. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về biến đổi vật lí Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về biến đổi vật lí - GV Cho Học sinh làm việc nhóm, làm thí nghiệm 1 và trả lời câu hỏi sau thí nghiệm: Thí nghiệm 1: Thí nghiệm về biến đổi vật lí Thực hiện thí nghiệm như hình vẽ: Quan sát hiện tượng và trả lời các câu hỏi sau: 1. Xác định các giá trị nhiệt độ tương ứng với các bước thí nghiệm mô tả trong Hình 2.1. 2. Ở quá trình ngược lại, hơi nước ngưng tụ thành nước lỏng, nước lỏng đông đặc thành nước đá. Vậy trong quá trình chuyển thể, nước có biến đổi thành chất khác không? - HS nhận nhiệm vụ. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo nhóm. - GV quan sát, đôn đốc và hỗ trợ HS khi cần thiết. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả , các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, góp ý. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, chuẩn hoá kiến thức. Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về biến đổi hoá học Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK nêu cách tiến hành thí nghiệm sắt phản ứng với lưu huỳnh. Sau đó yêu cầu HS quan sát video thí nghiệm, thảo luận nhóm trả lời 4 câu hỏi (thí nghiệm 2). Thời gian làm việc 10 phút: 1. Sau khi trộn bột sắt và bột lưu huỳnh, hỗn hợp thu được có bị nam châm hút không? 2. Chất trong ống nghiệm (2) sau khi đun nóng và để nguội có bị nam châm hút không? 3. Sau khi trộn bột sắt và bột lưu huỳnh, có chất mới được tạo thành không? Giải thích. 4. Sau khi đun nóng hỗn hợp bột sắt và bột lưu huỳnh, có chất mới được tạo thành không? Giải thích. - HS nhận nhiệm vụ. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh quan sát video thí nghiệm, thảo luận theo nhóm trả lời câu hỏi. - GV quan sát, đôn đốc và hỗ trợ HS khi cần thiết. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, góp ý. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức. I. Biến đổi vật lí và biến đổi hoá học. 1. Biến đổi vật lí Hướng dẫn trả lời câu hỏi nội dung thí nghiệm 1: 1. Kết quả được thể hiện ở bảng sau: Bước a b c Nhiệt độ 0oC 5oC 100oC 2. Trong quá trình chuyển thể, nước chỉ bị thay đổi trạng thái, không bị biến đổi thành chất khác. KL: Các quá trình như hoà tan, đông đặc, nóng chảy, các chất chỉ chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác, không tạo thành chất mới, đó là biến đổi...ó chất mới tạo thành. Cụ thể: + Ống nghiệm (1) viên kẽm tan dần, có khí không màu thoát ra. + Ống nghiệm (3) có kết tủa xanh tạo thành. Câu 4: Trong phản ứng giữa oxygen và hydrogen, nếu oxygen hết thì phản ứng dừng lại. Câu 5: Nhỏ giấm ăn vào viên đá vôi. Dấu hiệu cho biết đã có phản ứng hoá học xảy ra là xuất hiện sủi bọt khí, chỗ đá vôi bị nhỏ giấm tan ra. KL: - Phản ứng hoá học xảy ra khi có chất mới được tạo thành với những tính chất mới, khác biệt với chất ban đầu. - Những dấu hiệu dễ nhận ra có chất mới tạo thành là sự thay đổi về màu sắc, xuất hiện khí hoặc xuất hiện kết tủa, - Sự toả nhiệt và phát sáng cũng là dấu hiệu cho thấy có phản ứng hoá học xảy ra. Hoạt động 2.3. Tìm hiểu về năng lượng của phản ứng hoá học a. Mục tiêu: - Nêu được khái niệm, đưa ra được ví dụ minh hoạ về phản ứng toả nhiệt, thu nhiệt và trình bày được các ứng dụng phổ biến của phản ứng toả nhiệt (đốt cháy than, xăng, dầu ) b. Nội dung: Học sinh hoạt động theo nhóm, nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. d. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi: Câu 1: Thức ăn được tiêu hoá chuyển thành các chất dinh dưỡng. Phản ứng hoá học giữa chất dinh dưỡng với oxygen cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động là phản ứng toả nhiệt hay thu nhiệt? Lấy thêm ví dụ về loại phản ứng này. Câu 2: Quá trình nung đá vôi (thành phần chính là CaCO3) thành vôi sống (CaO) và khí carbon dioxide (CO2) cần cung cấp năng lượng (dạng nhiệt). Đây là phản ứng toả nhiệt hay thu nhiệt? Câu 3: Các nguồn nhiên liệu hoá thạch có phải là vô tận không? Đốt cháy nhiên liệu hoá thạch ảnh hưởng đến môi trường như thế nào? Hãy nêu ví dụ về việc tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng thay thế để giảm việc sử dụng các nhiên liệu hoá thạch. - HS nhận nhiệm vụ. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm trả lời câu hỏi. - GV quan sát, đôn đốc và hỗ trợ HS khi cần thiết. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm. - Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, góp ý. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức. III. Năng lượng của phản ứng hoá học Hướng dẫn trả lời câu hỏi thảo luận: Câu 1: - Phản ứng hoá học giữa chất dinh dưỡng với oxygen cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động là phản ứng toả nhiệt. - Ví dụ một số phản ứng toả nhiệt: + Phản ứng đốt cháy than; + Phản ứng đốt cháy khí gas Câu 2: Quá trình nung đá vôi (thành phần chính là CaCO3) thành vôi sống (CaO) và khí carbon dioxide (CO2) cần cung cấp năng lượng (dạng nhiệt). Đây là phản ứng thu nhiệt do khi ngừng cung cấp nhiệt phản ứng cũng dừng lại. Câu 3: - Các nguồn nhiên liệu hoá thạch không phải là vô tận. Các loại nhiên liệu hoá thạch mất hàng trăm triệu năm mới tạo ra được. Nếu tận thu nhiên liệu hoá thạch sẽ làm cạn kiệt nhiên liệu này trong tương lai. - Đốt cháy nhiên liệu hoá thạch sẽ thải vào môi trường một lượng lớn các khí thải, bụi mịn và nhiều chất độc hại khác, gây ô nhiễm môi trường, phá huỷ hệ sinh thái và cảnh quan nhiên nhiên, gây các bệnh về hô hấp, mắt cho con người. - Một số ví dụ về việc tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng thay thế để giảm việc sử dụng các nhiên liệu hoá thạch: + Sử dụng xăng sinh học E5; E10 + Sử dụng năng lượng gió để chạy máy phát điện, di chuyển thuyền buồm + Sử dụng năng lượng mặt trời để tạo ra điện hoặc nhiệt. 1. Phản ứng toả nhiệt, phản ứng thu nhiệt - Phản ứng toả nhiệt giải phóng năng lượng (dạng nhiệt) ra môi trường xung quanh. - Phản ứng thu nhiệt nhận năng lượng (dạng nhiệt) trong suốt quá trình phản ứng xảy ra. 2. Ứng dụng của phản ứng toả nhiệt Các phản ứng toả nhiệt có vai trò quan trọng trong cuộc sống vì chúng cung cấp năng lượng cho sinh hoạt và sản xuất, vận hành động cơ, thiết bị máy công nghiệp, phương tiện giao thông 3. Hoạt động 3: Luyện tập a. Mục tiêu: Hệ thống được một số kiến thức đã học. b. Nội dung: HS cá nhân trả lời câu hỏi trắc nghiệm. c. Sản phẩm: Kết quả câu trả lời của học sinh. d. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS cá nhân trả lời các câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1: Quá trình nào sau đây thể hiện sự biến đổi hoá học? A. Thanh sắt bị dát mỏng. B. Nước lỏng chuyển thành nước đá khi để trong tủ lạnh. C. Uốn sợi nhôm thành chiếc móc phơi quần áo. D. Đốt cháy mẩu giấy. Câu 2: Quá trình nào sau đây thể hiện sự biến đổi vật lí? A. Gỗ cháy thành than. B. Đun nóng đường đến khi xuất hiện chất màu đen C. Cơm bị ôi thiu. D. Hòa tan đường ăn vào nước. Câu 3: Quá trình nào sau đây có sự tạo thành chất mới? A. Đốt cháy nhiên liệu. B. Quá trình hoà tan. C. Quá trình đông đặc. D. Quá trình nóng chảy. Câu 4: Quá trình nào sau đây không có sự tạo thành chất mới? A. Quá trình đốt cháy nhiên liệu. B. Quá trình đông đặc. C. Quá trình phân huỷ chất....g thu nhiệt. D. Không có đáp án nào đúng. Câu 29: Dấu hiệu nào giúp ta có khẳng định có phản ứng hoá học xảy ra? A. Có chất kết tủa (chất không tan). B. Có chất khí thoát ra (sủi bọt). C. Có sự thay đổi màu sắc. D. Một trong số các dấu hiệu trên. Câu 30: Khi cho một mẩu vôi sống vào nước, mẩu vôi sống tan ra, thấy nước nóng lên. Dấu hiệu chứng tỏ đã có phản ứng hóa học xảy ra đúng nhất là? A. Mẩu vôi sống tan ra, nước nóng lên. B. Xuất hiện chất khí không màu. C. Xuất hiện kết tủa trắng. D. Mẩu vôi sống tan trong nước. Câu 31: Khẳng định đúng Trong 1 phản ứng hóa học, các chất phản ứng và sản phẩm phải chứa A. Số nguyên tử trong mỗi chất. B. Số nguyên tử mỗi nguyên tố. C. Số nguyên tố tạo ra chất. D. Số phân tử của mỗi chất. Câu 32: Dùng nước mưa đun sôi rồi để nguội làm nước uống, lâu ngày thấy trong ấm có những cặn trắng. Biết rằng trong nước mưa có chứa nhiều muối calcium carbonate. Muối này dễ bị nhiệt phân hủy sinh ra calcium carbonate (là chất kết tủa trắng), khí carbon dioxide và nước. Hãy cho biết dấu hiệu có phản ứng xảy ra khi đun nước sôi rồi để nguội. A. Do tạo thành nước. B. Do tạo thành chất kết tủa trắng calcium carbonate. C. Do để nguội nước. D. Do đun sôi nước Câu 33: Trong phản ứng: Magnesium + sulfuric acid → magnesium sulfate + khí hyđrogen. Magnesium sulfate là A. chất phản ứng. B. sản phẩm. C. chất xúc tác. D. chất môi trường. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi.. - GV quan sát, đôn đốc và hỗ trợ HS khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS đại diện các cặp đôi báo cáo kết quả. - HS khác theo dõi, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức. IV. Luyện tập Hướng dẫn trả lời bài tập trắc nghiệm: Câu 1. D Câu 2. D Câu 3. A Câu 4. B Câu 5. A Câu 6. B Câu 7. D Câu 8. B Câu 9. A Câu 10. C Câu 11. A Câu 12. C Câu 13. B Câu 14. A Câu 15. A Câu 16. C Câu 17. D Câu 18. A Câu 19. B Câu 20. A Câu 21. C Câu 22. B Câu 23. B Câu 24. B Câu 25. A Câu 26. B Câu 27. B Câu 28. B Câu 29. D Câu 30. A Câu 31. B Câu 32. B Câu 33. B 4. Hoạt động 4: Vận dụng a. Mục tiêu: Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống. b. Nội dung : HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm: Kết quả hoạt động của học sinh. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Giáo viên yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời một số câu hỏi. Câu 1: Hiệu ứng nhà kính gây nên những sự biến đổi lớn cho Trái Đất, trong đó, một điều đáng lo ngại chính là hiện tượng băng tan ở cả 2 cực (Bắc cực và Nam cực). Hiện tượng này xảy ra có phải là sự biến đổi vật lí không? Giải thích. Câu 2: Trong các quá trình được mô tả ở hình 1.1, quá trình nào diễn ra sự biến đổi vật lí? Giải thích. Câu 3: Điền thông tin còn thiếu vào ô trống thích hợp trong bảng sau: STT QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI HÓA HỌC PHƯƠNG TRÌNH CHỮ 1 Đun nóng đường saccarozơ trong oxi không khí, đường bị cháy tạo thành khí cacbonic và hơi nước. 2 Than cháy trong oxi không khí, tạo thành khí cacbonic. 3 Lưu huỳnh cháy trong oxi không khí tạo ra chất khí mùi hắc (lưu huỳnh đioxit). 4 Dưới tác dụng của chất diệp lục trong lá cây xanh và ánh sáng mặt trời, khí cacbonic và hơi nước phản ứng với nhau tạo thành đường glucozơ và khí oxi. 5 Viên kẽm tan trong dung dịch axit clohiđric, thu được khí hiđro và dung dịch chứa muối kẽm clorua. Câu 4: Đốt cháy khí methane (CH4) trong không khí (phản ứng với oxygen) thu được carbon dioxide (CO2) và nước (H2O) theo sơ đồ sau: Quan sát sơ đồ trên và cho biết: (a) Trước phản ứng có các chất nào, những nguyên tử nào liên kết với nhau? (b) Sau phản ứng có các chất nào được tạo thành, những nguyên tử nào liên kết với nhau? (c) So sánh số nguyên tử C, H, O trước và sau phản ứng. Câu 5: Hãy cho biết phản ứng tỏa nhiệt hay phản ứng thu nhiệt trong mỗi trường hợp sau: (a) Ngọn nến đang cháy. (b) Hòa tan viên vitamin C sủi vào nước. (c) Phân hủy đường tạo thành than và nước. (d) Cồn cháy trong không khí. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS: Thảo luận nhóm bàn trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận HS: Các nhóm báo cáo kết quả hoạt động. HS: Nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV: Nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức. V. Vận dụng: Hướng dẫn trả lời câu hỏi thảo luận: Câu 1: Băng tan là hiện tượng nước từ thể rắn chuyển sang thể lỏng, không có sự biến đổi về chất nên hiện tượng này là sự biến đổi vật lí. Câu 2: Các quá trình vật lí trong hình 1.1 là: a) Xé mẩu giấy vụn: Quá trình này là quá trình vật lí do chỉ có sự thay đổi kích thước, số lượng mầu giấy, không có sự tạo thành chất mới. b) Hoà tan đường vào nước: Quá trình này là quá trình vật lí do có sự thay đổi trạng thái của đường (từ rắn sang lỏng), không có sự tạo thành chất mới. c) Đinh sắt bị uốn cong: Quá trình này là quá trình vậ...ol là gì? Thiết lập công thức tính mol của một lượng chất có chứa N hạt. Câu 2: Đọc thông tin Hình 3.1 và so sánh khối lượng của 1 mol nguyên tử carbon, 1 mol phân tử iodine và 1 mol phân tử nước. Câu 3: Tính số nguyên tử, phân tử có trong mỗi lượng chất sau: a) 0,25 mol nguyên tử C; b) 0,002 mol phân tử I2; c) 2 mol phân tử H2O. Câu 4: Một lượng chất sau đây tương đương bao nhiêu mol nguyên tử hoặc mol phân tử? a) 1,2044 . 1022 phân tử Fe2O3; b) 7,5275 . 1024 nguyên tử Mg. - HS nhận nhiệm vụ. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi. - GV quan sát, đôn đốc và hỗ trợ HS khi cần thiết. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS các nhóm trình bày kết quả từng câu. - Các HS còn lại theo dõi, nhận xét (góp ý nếu có). Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV tổng kết, chuẩn hoá kiến thức. I. Mol 1. Khái niệm Hướng dẫn trả lời câu hỏi thảo luận: Câu 1: Mol là lượng chất có chứa NA (6,022.1023) nguyên tử hoặc phân tử của chất đó. Câu 2: + Khối lượng 1 mol nguyên tử carbon là 12 g. + Khối lượng 1 mol phân tử iodine là 254 gam. + Khối lượng 1 mol phân tử nước là 18 gam. Vậy khối lượng 1 mol nguyên tử carbon < khối lượng 1 mol phân tử nước < khối lượng 1 mol phân tử iodine. Câu 3: Ta có mol là lượng chất có chứa NA (6,022 × 1023) nguyên tử hoặc phân tử của chất đó. Vậy: a) 0,25 mol nguyên tử C có 0,25 × 6,022 × 1023 = 1,5055 × 1023 nguyên tử C. b) 0,002 mol phân tử I2 có 0,002 × 6,022 × 1023 = 1,2044 × 1021 phân tử I2. c) 2 mol phân tử H2O có 2 × 6,022 × 1023 = 1,2044 × 1024 phân tử H2O. Câu 4: Ta có mol là lượng chất có chứa NA (6,022 × 1023) nguyên tử hoặc phân tử của chất đó. Vậy: a) 1,2044 . 1022 phân tử Fe2O3 tương đương với mol phân tử Fe2O3. b) 7,5275 . 1024 nguyên tử Mg tương đương với mol nguyên tử Mg. KL: Mol là lượng chất có chứa NA (6,022.1023) nguyên tử hoặc phân tử của chất đó. Hoạt động 2.2: Tìm hiểu khối lượng mol. a. Mục tiêu: Tính được khối lượng mol và chuyển đổi được giữa số mol và khối lượng. b. Nội dung: HS làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm, nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV: Cho HS cá nhân nghiên cứu thông tin SGK/17; nghiên cứu thông tin bảng 3.1; bảng 3.2 SGK/17 trả lời câu hỏi: 1, Khối lượng mol là gì? Khối lượng mol nguyên tử, khối lượng mol phân tử giống và khác nhau với khối lượng nguyên tử hoặc khối lượng phân tử ở chỗ nào? 2. Hãy cho biết công thức tính khối lượng mol của một chất? GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm bàn trả lời câu hỏi: 1, Tính khối lượng mol của chất X, biết rằng 0,4 mol chất này có khối lượng 23,4 gam. 2. Tính số mol phân tử có trong 9 gam nước, biết rằng khối lượng mol của nước là 18 g/ mol. 3. Calcium carbonate có công thức hoá học là CaCO3 a) Tính khối lượng phân tử của calcium carbonate. b) Tính khối lượng của 0,2 mol calcium carbonate. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi. - HS Hoạt động nhóm bàn trả lời câu hỏi. - GV quan sát, đôn đốc và hỗ trợ HS khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét, bổ sung. - HS đại diện các nhóm trình bày kết quả từng câu. - Các HS còn lại theo dõi, nhận xét (góp ý nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV: Nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức. 2. Khối lượng mol. Hướng dẫn trả lời câu hỏi: KL: - Khối lượng mol (kí hiệu là M) của một chất là khối lượng của NA nguyên tử hoặc phân tử chất đó tính theo đơn vị gam. - Khối lượng mol của một chất và khối lượng nguyên tử hoặc phân tử của chất đó (amu) bằng nhau về trị số, khác về đơn vị đo - Công thức tính khối lượng mol: M = m/n(g/mol) Với: M là khối lượng mol (g/mol) n là số mol chất (mol). m là khối lượng chất (gam) Hướng dẫn trả lời câu hỏi hoạt động nhóm: 1, Khối lượng mol của chất X là: Áp dụng công thức: M = m/n = 23,4/0,4 = 58,5(g/mol). 2. Số mol phân tử có trong 9 gam nước là: Áp dụng công thức: M = m/n ⇒ n = m/M = 9/18 = 0,5(mol) 3. a) Khối lượng phân tử của calcium carbonate: 40 + 12 + 16 × 3 = 100 (amu). b) Khối lượng của 0,2 mol calcium carbonate là: Áp dụng công thức: M = m/n ⇒ m = M×n = 100×0,2=20(g). Hoạt động 2.3: Tìm hiểu thể tích mol của chất khí. a. Mục tiêu: Tính được thể tích mol và chuyển đổi được giữa số mol và thể tích. b. Nội dung: HS làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm bàn, nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV: Cho HS cá nhân nghiên cứu thông tin SGK/18 trả lời câu hỏi: 1, Thể tích mol của chất khí là gì? Thể tích mol của các chất khí ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất có đặc điểm gì? 2. Ở điều kiện chuẩn (250C và 1 bar) 1 mol khí bất kì chiếm thể tích là bao nhiêu lít ? GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm trả lời câu hỏi: 1. Ở 25 oC và 1...rên nền hang. 2. a) Khối lượng phân tử khí methane: 12 + 4 . 1 = 16 (amu). Tỉ khối của khí methane so với không khí: dCH4/kk = MCH4/29 = 16/29 ≈ 0,55. Vậy khí methane nhẹ hơn không khí khoảng 0,55 lần. b) Dưới đáy giếng thường xảy ra quá trình phân huỷ chất hữu cơ, sinh ra khí methane. Do nhẹ hơn không khí nên khí methane sẽ không tích tụ dưới đáy giếng mà bị không khí đẩy bay lên trên. 3. Hoạt động 3: Luyện tập a. Mục tiêu: Làm được một số bài tập trắc nghiệm. b. Nội dung: HS cá nhân làm bài tập trắc nghiệm và giải thích. c. Sản phẩm: Kết quả câu trả lời của học sinh d Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS làm một số bài tập trắc nghiệm: Câu 1: Điền vào chỗ trống: "Khối lượng mol (g/mol) và khối lượng nguyên tử hoặc phân tử của chất đó (amu) bằng nhau về ... , khác về đơn vị đo." A. Khối lượng. B. Trị số. C. Nguyên tử. D. Phân tử. Câu 2: Ở 25 oC và 1 bar, 1,5 mol khí chiếm thể tích bao nhiêu? A. 31.587 l. B.35,187 l. C. 38,175 l. D. 37,185 l Câu 3: Khí nào nhẹ nhất trong tất cả các khí? A. Khí methan (CH4) B. Khí carbon oxide (CO) C. Khí Helium (He) D. Khí hyđrogen (H2) Câu 4: Khối lượng mol chất là A. Là khối lượng ban đầu của chất đó B. Là khối lượng sau khi tham gia phản ứng hóa học C. Bằng 6.1023 D. Là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó Câu 5: Hãy cho biết 64g khí oxi ở đktc có thể tích là: A. 49,85 lít. B. 49,58 lít. C. 4,985 lít. D. 45,98 lít. Câu 6: Tỉ khối hơi của khí sulfur (IV) oxide (SO2) đối với khí chlorine (Cl2) là: A. 0,19 B. 1,5 C. 0,9 D. 1,7 Câu 7: Công thức tính khối lượng mol? A. m/n (g/mol). B. m.n (g). C. n/m (mol/g). D. (m.n)/2 (mol) Câu 8: Khối lượng mol nguyên tử Oxygen là bao nhiêu? A. 12 g/mol. B. 1 g/mol. C. 8 g/mol. D. 16 g/mol Câu 9: Khối lượng mol phân tử nước là bao nhiêu? A. 18 g/mol. B. 9 g/mol. C. 16 g/mol. D. 10 g/mol. Câu 10: Cho X có dX/kk = 1,52. Biết chất khí ấy có 2 nguyên tố Nitrogen A. CO B. NO C. N2O D. N2 Câu 11: Thể tích mol chất khí khi ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất thì như thế nào? A. Khác nhau B. Bằng nhau C. Thay đổi tuần hoàn. D. Chưa xác định được Câu 12: Chọn đáp án sai: A. Khối lượng của N phân tử CO2 là 18 g B. mH2O = 18 g/mol C. 1 mol O2 ở đktc là 24 l D. Thể tích mol của chất khí phải cùng nhiệt độ và áp suất Câu 13: Thể tích mol là A. Là thể tích của chất lỏng B. Thể tích của 1 nguyên tử nào đó C. Thể tích chiếm bởi N phân tử của chất khí đó D. Thể tích ở đktc là 22,4l Câu 14: Để xác định khí A nặng hơn hay nhẹ hơn khí B bao nhiêu lần, ta dựa vào tỉ số giữa: A. khối lượng mol của khí B (MB) và khối lượng mol của khí A (MA). B. khối lượng mol của khí A (MA) và khối lượng mol của khí B (MB). C. khối lượng gam của khí A (mA) và khối lượng gam của khí B (mB). D. khối lượng gam của khí B (mB) và khối lượng gam của khí A (MA). Câu 15: Cho tỉ khối của khí A đối với khí B là 2,125 và tỉ khối của khí B đối với không khí là 0,5. Khối lượng mol của khí A là: A. 33 B. 34 C. 68 D. 34,5 Câu 16: Cho CO2, H2O, N2, H2, SO2, N2O, CH4, NH3. Khí có thể thu được khi để đứng bình là A. CO2, CH4, NH3 B. CO2, H2O, CH4, NH3 C. CO2, SO2, N2O D. N2, H2, SO2, N2O, CH4, NH3 Câu 17: Có thể thu khí N2 bằng cách nào A. Đặt đứng bình. B. Đặt úp bình. C. Đặt ngang bình. D. Cách nào cũng được. Câu 18: 1 nguyên tử cacrbon bằng bao nhiêu amu? A. 18 amu. B. 16 amu. C. 14 amu. D. 12 amu. Câu 19: Hợp chất khí X có tỉ khối so với hiđro bằng 22. Công thức hóa học của X có thể là A. NO2 B. CO2 C. NH3 D. NO Câu 20: Số Avogadro kí hiệu là gì? A. 6,022.1023 kí hiệu là NA B. 6,022.1022 kí hiệu là NA C. 6,022.1023 kí hiệu là N D. 6,022.1022 kí hiệu là N Câu 21. Công thức đúng về tỉ khối của chất khí A đối với không khí là A. dA/kk = MA .29 B. C. D. Cả A, B, C đều sai. Câu 22. Thể tích 1 mol của hai chất khí bằng nhau nếu được đo ở A. cùng nhiệt độ B. cùng áp suất C. cùng nhiệt độ và khác áp suất D. cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất Câu 23. Ở điều kiện chuẩn nhiệt độ ( 25OC và 1bar) thì 1 mol của bất kì chất khi nào đều chiếm 1 thể tích là: A. 2,479 lít B. 24,79 lít C. 22,79 lít D. 22,4 lít Câu 24. Tỉ số giữa khối lượng mol của khí A (MA) và khối lượng mol của khí B (MB) được gọi là A. khối lượng mol B. khối lượng C. mol D. tỉ khối Câu 25. Hai chất khí có thể tích bằng nhau( đo cùng nhệt độ và áp suất) thì: A. Khối lượng của 2 khí bằng nhau . B. Số mol của 2 khí bằng nhau C. Số phân tử của 2 khí bằng nhau D. B, C đúng Câu 26. Khối lượng 1 nguyên tử carbon là A. 16 amu B. 12amu C.24 amu D. 6 amu Câu 27. Ở đkc 0,5 lít khí X có khối lượng là 0,48 gam. Khối lượng mol phân tử của khí X là: A. 56 B. 65 C. 24 D. 64 Câu 28. Khí NO2 nặng hơn hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần? A. Nặng hơn không khí 1,6 lần. B. Nhẹ hơn không khí 2,1 lần. C. Nặng hơn không khí 3 lần. D. Nhẹ hơn không khí... sâu, khi oxi lúc bấy giờ không đủ cho sự thở. Vì vậy thường người ta cho đèn cầy vào khu mỏ, nếu đèn cầy tắt, không nên vào sâu hơn vì rất nguy hiểm. Vì lẽ đó mà người ta thường cho nhánh cây xanh xuống giếng để hút hết khí CO2, cung cấp khí oxi, rồi mới xuống giếng. "Trước khi xuống giếng (kể cả giếng hay sử dụng) cũng nên có biện pháp thử xem dưới giếng có khí độc không. Tốt nhất là thắp một ngọn nến, hay ngọn đèn, thông dây thả dần xuống sát mặt nước dưới đáy giếng trước, nếu ngọn nến vẫn cháy sáng bình thường là không khí dưới đáy giếng vẫn đủ oxy để thở. Cũng có thể nhốt một con gà hay một con chim vào trong lồng, buộc dây thả dần xuống gần sát mặt nước giếng, nếu con vật bị chết ngạt là dưới giếng có nhiều khí CO2 hoặc các khí độc khác, người không xuống được. Sau đó, nên làm thông thoáng khi dưới đáy giếng trước khi xuống. Có thể cắt một cành cây to nhiều lá buộc dây dài thả xuống đáy, rồi rút lên thả xuống nhiều lần trước khi cho người xuống Hướng dẫn HS tự học ở nhà: - Học thuộc nội dung bài 3. - Hoàn thành các bài tập bài 3 trong SBT vào vở bài tập. - Đọc trước bài 4: Dung dịch và nồng độ dung dịch. Tiết 9 Tiết 10 Tiết 11 Tiết 12 Ngày dạy: Lớp 8a: Lớp 8a: Lớp 8a: Lớp 8a: BÀI 4: DUNG DỊCH VÀ NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH Môn học: KHTN 8 (Phần Hóa học) Thời gian thực hiện: 4 tiết (tiết 9, 10, 11, 12 - tuần 3) I. Mục tiêu 1. Về kiến thức: Sau bài học này, HS sẽ: - Nêu được dung dịch là hỗn hợp lỏng đồng nhất của các chất đã tan trong nhau. - Nêu được định nghĩa độ tan của một chất trong nước, nồng độ phần trăm, nồng độ mol. - Tính được độ tan, nồng độ phần trăm; nồng độ mol theo công thức. - Tiến hành được thí nghiệm pha một sung dịch theo một nồng độ cho trước. 2. Về năng lực: 2.1.Năng lực chung. - Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về dung dịch, độ tan, cách tính nồng độ phần trăm, nồng độ mol theo công thức, biết cách pha dung dịch theo nồng độ mol cho trước. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về dung dịch, độ tan trong nước của một chất. Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, tích cực tham gia các hoạt động trong lớp. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập. 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên - Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của các chất đã tan trong nhau, độ tan của một chất trong nước; tính được độ tan, nồng độ phần trăm, nồng độ mol theo công thức - Tìm hiểu tự nhiên: thực hiện thí nghiệm pha một dung dịch theo nồng độ cho trước. - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được các hiện tượng thực tế,biết cách pha chế dung dịch nước muối sinh lí để sát khuẩn, nước, oresol dùng khi cơ thể bị mất nước. 3. Phẩm chất: - Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân. - Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học. - Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Bài Soạn + GA powerpoint + Máy tính, tivi. - Thiết bị: Số lượng 01 bộ gồm: - Dụng cụ: HH8-9.12-CTT 100, HH8-9.21-Th XHC, HH8-9.6-ÔH , HH8-9.14-ĐTT. - Hóa chất: Muối ăn hạt, copper(II) sulfate (CuSO4), nước 2. Chuẩn bị của học sinh: - Vở ghi + SGK + Đồ dùng học tập + Đọc trước bài mới ở nhà. III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Mở đầu a, Mục tiêu: GV hướng dẫn HS hình thành tư duy tổng quan cho bài học. Từ đó khám phá, tìm tòi và chủ động việc tìm kiếm kiến thức mới về nồng độ dung dịch. b. Nội dung: GV đặt vấn đề “Các dung dịch thường có ghi kèm nồng độ xác định như nước muối sinh lí 0,9%, sulfuric acid 1M, Vậy nồng độ dung dịch là gì?” c. Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân d. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt vấn đề: “Các dung dịch thường có ghi kèm nồng độ xác định như nước muối sinh lí 0,9%, sulfuric acid 1M, Vậy nồng độ dung dịch là gì?” Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận nhóm bàn trả lời câu hỏi phần khởi động. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày. - HS đưa ra những nhận định ban đầu. - HS các nhóm quan sát, lắng nghe, nhận xét. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, ghi nhận các ý kiến của HS. - GV chưa chốt kiến thức mà dẫn dắt vào bài học mới: Để giải thích câu hỏi này đầy đủ và chính xác, chúng ta cùng đi vào bài học ngày hôm nay. Định hướng câu trả lời cho hoạt động khởi động Để định lượng một dung dịch đặc hay loãng, người ta dùng đại lượng nồng độ. Có hai loại nồng độ dung dịch thường dùng là nồng độ phần trăm và nồng độ mol. + Nồng độ phần trăm (kí hiệu C%) của một dung dịch cho biết số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch. + Nồng độ mol (kí hiệu CM) của một dung dịch cho biết số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch. 2....t tan, đơn vị là gam. + m nước là khối lượng nước, đơn vị là gam. - Độ tan của hầu hết các chất rắn đều tăng khi nhiệt độ tăng Câu 3: Lấy khối lượng muối ban đầu trừ đi khối lượng muối không tan sẽ tính được lượng muối đã tan trong nước. Từ đó tính ra độ tan của muối ăn trong 20g nước (20ml) là: 12 - 5 = 7 (g) Vậy độ tan của muối ăn là: S = (7.100)/20 = 3,5g Câu 4: Áp dụng công thức ta có độ tan của Na2CO3 trong nước ở 18oC là: S = (53.100)/250 = 21,2g Hướng dẫn trả lời câu hỏi thảo luận cặp đôi: 1. Độ tan của một chất sẽ phụ thuộc và nhiệt độ và áp suất. 2. Đối với chất rắn, nhiệt độ tăng thì độ tan tăng. Đối với chất khí nhiệt độ tăng, độ tan giảm. Mở rộng: - Ngày nóng, cá thường ngoi lên mặt nước để hô hấp vì độ tan của oxygen giảm khi nhiệt độ tăng. - Trong sản xuất nước ngọt có gas, người ta nén khí carbondioxide ở áp suất cao để tăng độ tan trong nước. → Độ tan của chất khí giảm khi nhiệt độ tăng, áp suất giảm. Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về nồng độ phần trăm. a, Mục tiêu: Giúp HS phát triển năng lực tính toán với đại lượng nồng độ phần trăm, khối lượng chất tan, khối lượng dung dịch. b. Nội dung: GV giới thiệu về nồng độ phần trăm của dung dịch, hướng dẫn HS cách áp dụng công thức tính toán nồng độ phần trăm, HS trả lời các câu hỏi trong sgk. c. Sản phẩm: Công thức tính nồng độ % và đáp án câu hỏi sgk trang 22. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho Hs hoạt động cá nhân nghiên cứu thông tin SGK và trả lời câu hỏi: Câu 1: Thế nào là nồng độ phần trăm của một dung dịch? Câu 2: Công thức tính nồng độ phần trăm của một dung dịch ? Câu 3: Cách tính khối lượng dung dịch khi biết khối lượng chất tan và khối lượng dung môi?. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn vận dụng công thức làm Bài tập 1: Bài tập1: Dung dịch nước oxy già chứa chất tan hydrogen peroxide (H2O2). a, Tính khối lượng hydrogen peroxide có trong 50 gam dung dịch nước oxy già 3% b. Tính khối lượng dung dịch nước oxy già 3% có chứa 15 gam hydrogen peroxide (H2O2) c. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch nước oxy già biết trong 200 gam dung dịch có 30 gam hydrogen peroxide (H2O2) - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi vận dụng công thức làm Bài tập 2: Bài tập 2: Tính khối lượng H2SO4 có trong 20 gam dung dịch H2SO4 98%. - HS nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi. - HS hoạt động nhóm làm bài tập. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần) Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện HS trả lời câu hỏi của GV. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả. - Các HS còn lại theo dõi, nhận xét (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh nhận xét, bổ sung. - Giáo viên nhận xét, đánh giá và chốt nội dung kiến thức. III. Nồng độ dung dịch. 1. Nồng độ phần trăm. Hướng dẫn trả lời câu hỏi hoạt động cá nhân: KL - Nồng độ phần trăm (kí hiệu C%) của một dung dịch cho biết số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch. - Công thức tính nồng độ phần trăm: C%=mct.100/mdd(%) Trong đó: + C% là nồng độ phần trăm (%). + mct là khối lượng chất tan, đơn vị là gam. + mdd là khối lượng dung dịch, đơn vị là gam. - Khối lượng dung dịch = Khối lượng chất tan + Khối lượng dung môi (mdd = mct + mdm) Hướng dẫn trả lời bài tập hoạt động nhóm: Bài tập 1: a, mddH2O2=50g; C%H2O2 = 3%; mH2O2=? Khối lượng hydrogen peroxide có trong 50 gam dung dịch nước oxy già 3% là: mH2O2 = (C%H2O2 .mddH2O2)/100 = (3x50)/100=1,5g b. mH2O2=15g; C%H2O2 = 3%; mddH2O2=? Khối lượng dung dịch nước oxy già 3% có chứa 15 gam hydrogen peroxide (H2O2) là: mddH2O2=(mH2O2 .100 )/C%H2O2 = (15x100)/3 = 500g c, mddH2O2=200g;mH2O2= 30g; C%H2O2=? Nồng độ phần trăm của dung dịch nước oxy già là: C%H2O2= (mH2O2 .100 )/mddH2O2 = (30 .100 )/200=15% Bài tập 2: mddH2SO4=20g; C%H2SO4 = 98%; mH2SO4=? Nồng độ phần trăm được xác định bằng biểu thức: C% = (mct.100) /mdd Vậy khối lượng H2SO4 có trong 20 gam dung dịch H2SO4 98% là: mH2SO4 = (C%H2SO4.mddH2SO4)/100 = (98.20)/100 = 19,6(gam). Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về nồng độ mol. a, Mục tiêu: Giúp HS phát triển năng lực tính toán với đại lượng nồng độ mol, số mol chất tan. b. Nội dung: GV giới thiệu về nồng độ mol của dung dịch, hướng dẫn HS cách áp dụng công thức tính toán nồng độ mol, HS trả lời các câu hỏi trong sgk. c. Sản phẩm: Công thức tính nồng độ mol và đáp án câu hỏi sgk trang 22. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho Hs hoạt động cá nhân nghiên cứu thông tin SGK và trả lời câu hỏi: Câu 1: Thế nào là nồng độ mol của một dung dịch? Câu 2: Công thức tính nồng độ mol của một dung dịch ? - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn vận dụng công thức làm Ví dụ 1: Ví dụ 1: Hòa tan 2,7 gam copper(II) chloride vào nước thu được 50mL dung dịch. Tính nồng độ mol của dung dịch copper(II) chloride thu được? - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn vận dụng công thức làm Ví dụ
File đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_khtn_8_sach_kntt_nam_hoc_2023_2024.docx
- Bài 1. Sử dụng một số hóa chất, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm.doc
- Bài 2. Phản ứng hóa học.docx
- Bài 3. Mol và tỉ khối chất khí.docx
- Bài 4. Dung dịch và nồng độ.docx
- Bài 5. Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học.docx
- Bài 6. Tính theo phương trình hóa học.docx
- Bài 7. Tốc độ phản ứng và chất xúc tác.docx
- Bài 8. Acid.docx
- Bài 9. Base. Thang pH.docx
- Tiết 33. Ôn tập giữa học kì I.docx
- Bài 10. Oxide.docx
- Bài 11. Muối.docx
- Bài 12. Phân bón hóa học.docx
- Bài 13. Khối lượng riêng.docx
- Bài 14. Thực hành xác định khối lượng riêng.docx
- Bài 15. Áp suất trên một bề mặt.docx
- Bài 16. Áp suất chất lỏng. Áp suất khí quyển.docx
- Bài 17. Lực đẩy Archimedes.docx
- Bài 18. Tác dụng làm quay của lực. Moment lực.docx
- Bài 19. Đòn bẩy và ứng dụng.docx
- Tiết 67. Ôn tập cuối học kì I.docx
- Tiết 68. Ôn tập cuối học kì I.docx
- Bài 20. Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát.docx
- Bài 21. Dòng điện, nguồn điện.docx
- Bài 22. Mạch đện đơn giản.docx
- Bài 23. Tác dụng của dòng điện.docx
- Bài 24. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế.docx
- Bài 25. Thực hành đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế.docx
- Bài 26. Năng lượng nhiệt và nội năng.docx
- Bài 27. Thực hành đo năng lượng nhiệt bằng joulemeter.docx
- Bài 28. Sự truyền nhiệt.docx
- Bài 29. Sự nở vì nhiệt.docx
- Bài 30. Khái quát về cơ thể người.docx
- Bài 31. Hệ vận động ở người.docx
- Bài 32. Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người.docx
- Bài 33. Máu và hệ tuần hoàn của cơ thể người.docx
- Tiết 102. Ôn tập giữa học kì II.docx
- Bài 34. Hệ hô hấp ở người.docx
- Bài 35. Hệ bài tiết ở người.docx
- Bài 36. Điều hòa môi trường trong của cơ thể người.docx
- Bài 37. Hệ thần kinh và các giác quan ở người.docx
- Bài 38. Hệ nội tiết ở người.docx
- Bài 39. Da và điều hòa thân nhiệt ở người.docx
- Bài 40. Sinh sản ở người.docx
- Bài 41. Môi trường và các nhân tố sinh thái.docx
- Bài 42. Quần thể sinh vật.docx
- Bài 43. Quần xã sinh vật.docx
- Bài 44. Hệ sinh thái.docx
- Bài 45. Sinh quyển.docx
- Bài 46. Cân bằng tự nhiên.docx
- Bài 47. Bảo vệ môi trường.docx
- Tiết 137. Ôn tập cuối học kì II.docx
- Tiết 138. Ôn tập cuối học kì II.docx