Kế hoạch bài dạy KHTN 7 (Vật Lí) Sách Kết nối tri thức - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Lê Ngọc Giá

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Phát biểu được khái niệm tốc độ chuyển động, nhớ được công thức tính và các đơn vị đo tốc độ.

- Đổi được đơn vị tốc độ từ m/s sang km/h và ngược lại.

- Sử dụng được công thức tính tốc độ để giải các bài tập về chuyển động trong đó đã cho giá trị của hai trong ba đại lượng v, s, t.

- Xác định được tốc độ qua việc xác định quãng đường đi được trong khoảng thời gian tương ứng.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về tốc độ chuyển động.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra tốc độ chuyển động, công thức tính.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong thực hiện công thức để giải bài tập về tính tốc độ.

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên:

- Nêu đơn vị tính tốc độ.

- Trình bày được khái niệm tốc độ, công thức tính.

- Xác định được một đại lượng khi biết hai đại lượng đã cho.

- Thực hiện được các bài toán về chuyển động đơn giản.

3. Phẩm chất:

Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:

- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về tốc độ chuyển động.

- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm, thảo luận tìm ra được tốc độ chuyển động, công thức tính.

- Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm đo quãng đường, thời gian.

II. Thiết bị dạy học và học liệu:

- Hình ảnh về đội điền kinh, bảng 8.1, hình 8.1.

- Phiếu học tập để trả lời H 1, 2, 3.

docx 140 trang Cô Giang 28/10/2024 570
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy KHTN 7 (Vật Lí) Sách Kết nối tri thức - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Lê Ngọc Giá", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy KHTN 7 (Vật Lí) Sách Kết nối tri thức - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Lê Ngọc Giá

Kế hoạch bài dạy KHTN 7 (Vật Lí) Sách Kết nối tri thức - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Lê Ngọc Giá
CHƯƠNG III: TỐC ĐỘ
Tuần 1
Tiết 1,2
BÀI 8: TỐC ĐỘ CHUYỂN ĐỘNG

NS: 01/9/23
NG:05/9/23
 07/9/23
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Phát biểu được khái niệm tốc độ chuyển động, nhớ được công thức tính và các đơn vị đo tốc độ.
- Đổi được đơn vị tốc độ từ m/s sang km/h và ngược lại.
- Sử dụng được công thức tính tốc độ để giải các bài tập về chuyển động trong đó đã cho giá trị của hai trong ba đại lượng v, s, t.
- Xác định được tốc độ qua việc xác định quãng đường đi được trong khoảng thời gian tương ứng.
2. Năng lực: 
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về tốc độ chuyển động.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra tốc độ chuyển động, công thức tính.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong thực hiện công thức để giải bài tập về tính tốc độ.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên:
- Nêu đơn vị tính tốc độ.
- Trình bày được khái niệm tốc độ, công thức tính.
- Xác định được một đại lượng khi biết hai đại lượng đã cho.
- Thực hiện được các bài toán về chuyển động đơn giản.
3. Phẩm chất: 
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về tốc độ chuyển động.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm, thảo luận tìm ra được tốc độ chuyển động, công thức tính.
- Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm đo quãng đường, thời gian.
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
- Hình ảnh về đội điền kinh, bảng 8.1, hình 8.1.
- Phiếu học tập để trả lời H 1, 2, 3.	
III. Tiến trình dạy học:
Tiết 1
1. Hoạt động 1: Mở đầu (3’)
a) Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được sự nhanh hay chậm của chuyển động dựa vào thương số s/t.
b) Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân trên phiếu học tập KWL, để kiểm tra kiến thức các em đã biết dùng công thức v = s/t để giải các bài tập về chuyển động đã học trong toán ở lớp 5.
c) Sản phẩm: 
- Câu trả lời của học sinh ghi trên phiếu học tập KWL.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Treo hình ảnh đội điền kinh đang chạy đua.
- GV phát phiếu học tập KWL và yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân theo yêu cầu viết trên phiếu trong 2 phút.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hoạt động cá nhân theo yêu cầu của GV. Hoàn thành phiếu học tập.
- Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
 GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án, mỗi HS trình bày 1 nội dung trong phiếu, những HS trình bày sau không trùng nội dung với HS trình bày trước. GV liệt kê đáp án của HS trên bảng
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá: 
->Như vậy từ công thức v=s/t đã được học ở lớp 5 em có thể xác định được các đaị lượng nào của chuyển động biết được tính chất nào của chuyển động ta cùng tìm hiểu bài học này.


2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới:
Hoạt động 2.1: Nhận biết khái niệm tốc độ, công thức tốc độ(24’)
a) Mục tiêu: Phát biểu được khái niệm tốc độ chuyển động, nhớ được công thức tính.
b) Nội dung:
- Học sinh làm việc theo nhóm nghiên cứu thông tin trong SGK và trả lời các câu hỏi sau:
Bảng ghi kết quả cuộc chạy 60m trong tiết thể dục của 3 bạn học sinh:
Cột
1
2
3
4
5
STT
Họ và tên học sinh
Quãng đường chạy s(m)
Thời gian chạy t(s)
Xếp hạng
Quãng đường chạy trong 1 giây
1
Nguyễn Anh
60
10


2
Trần Bình
60
9,5


3
Lê Cao
60
11


H 1. Làm thế nào để biết ai chạy nhanh, ai chạy chậm? Hãy ghi kết quả xếp hạng cột 4?
H 2. Hãy tính quãng đường mỗi học sinh chạy được trong 1 giây và kết quả vào cột 5 ?
H 3. Có thể xác định sự nhanh hay chậm chuyển động bằng cách nào?
H 4. Nếu quãng đường đi được là s, thời gian đi là t thì quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian là gì?
H 5. Thương số s/t đặc trưng cho tính chất nào của chuyển động?
H 6. Bạn A chạy 120m hết 35s. Bạn B chạy 140m hết 40s. Ai chạy nhanh hơn?
c)Sản phẩm: Đáp án của HS, có thể:
H1,H2
Cột
1
2
3
4
5
STT
Họ và tên học sinh
Quãng đường chạy s(m)
Thời gian chạy t(s)
Xếp hạng
Quãng đường chạy trong 1 giây
1
Nguyễn Anh
60
10
2
6
2
Trần Bình
60
9,5
1
6,3
3
Lê Cao
60
11
3
5,5
H 3: Hai cách:
Cách 1: So sánh quãng đường đi được trong cùng một khoảng thời gian. Chuyển động nào có quãng đường đi được dài hơn, chuyển động đó nhanh hơn.
Cách 2: So sánh thời gian để đi cùng một quãng đường . Chuyển động nào có thời gian đi ngắn hơn, chuyển động đó nhanh hơn.
H 4: v.
H 5: Thương số s/t đặc trưng cho sự nhanh hay chậm của chuyển động được gọi là tốc độ chuyển động gọi tắt là tốc độ.
H 6: Trong 1s bạn A chạy được quãng đường 3,4m.
Trong 1s bạn B chạy được quãng đường 3,5m.
→ Bạn B chạy nhanh hơn bạn A.
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: Treo bảng ghi kết quả cuộc chạy 60m trong tiết thể dục của 3 bạn học sinh
G...ến trường:
s = v.t = 12.1/3 = 4(km).
4. Hoạt động 4: Vận dụng(5’)
a) Mục tiêu: HS có thể sử dụng đồng hồ bấm giây, dùng thước cuộn đo độ dài quãng đường của một bạn HS chạy ngắn từ đó tính được tốc độ.
b ) Nội dung: GV cho HS về nhà từ dùng đồng hồ bấm giấy để tính thời gian một bạn HS chạy đoạn đường ngắn dùng thước đo độ dài quãng đường khi đó dùng công thức tính v=s/t để tính ra tốc độ bạn HS đó chạy.
c) Sản phẩm: Khi biết thời gian, quãng đường , HS vận dụng công thức v= s/t tính được tốc độ.
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS về nhà đo thời gian, quãng đường, tính tốc độ.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS về thực hiện thao tác đo quãng đường, thời gian cho đúng để tính tốc độ.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
 - Đầu tiết học sau HS báo cáo kết quả đo và kết tính toán đã làm ở nhà
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét và nhấn mạnh một số lưu ý khi đo và tính toán

5. Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà: (2’)
- Học bài, GV hướng dẫn HS dùng thước cuộn đo quãng đường, đồng hồ bấm giây đo thời gian.
- Trả lời các câu hỏi vào vở.
- Xem trước bài 9: Đo tốc độ.
IV. Hồ sơ học tập:
Thang đo để đánh giá và theo dõi hoạt động nhóm của HS
( Sử dụng đánh giá sau hoạt động hoàn thành phiếu học tập số 2)
Dùng dấu X đánh vào vị trí phù hợp
Nội dung quan sát
Hoàn toàn đồng ý
Đồng ý
Phân vân
Không đồng ý
Hoàn toàn không đồng ý
Thảo luận sôi nổi





Các HS trong nhóm đều tham gia hoạt động





Kết quả sản phẩm tốt





Trình bày sản phẩm tốt






Tuần 2,3
Tiết 3,4,5
BÀI 9: ĐO TỐC ĐỘ

NS: 04/9/23
NG:12/9/23
 14/9/23
 19/9/23
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Mô tả được sơ lược cách đo tốc độ bằng đổng hồ bấm giây và cổng quang điện trong dụng cụ thực hành ở nhà trường.
- Mô tả được sơ lược thiết bị “bắn tốc độ” đơn giản trong kiểm tra tốc độ các phương tiện giao thông.
- Xác định được tốc độ qua quãng đường vật đi được và khoảng thời gian tương ứng.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về sơ lược cách đo tốc độ bằng đổng hồ bấm giây và cổng quang điện trong dụng cụ thực hành ở nhà trường.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra các cách đo tốc độ (vận tốc), hợp tác trong thực hiện hoạt động đo tốc độ của một ô tô chạy trên mặt dốc, cách đo tốc độ bằng đổng hồ bấm giây và cổng quang điện.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ HS tìm hiểu về thiết bị bắn tốc độ để kiểm tra tốc độ các phương tiện giao thông.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên : 
- Năng lực nhận biết KHTN: Nhận biết các dụng cụ để đo tốc độ, nguyên tắc đo, kể tên các cách đo.
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Thực hành đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây (VD3) , bằng bằng đổng hồ bấm giây và cổng quang điện
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Tìm hiểu thiết bị bắn tốc độ để kiểm tra tốc độ các phương tiện giao thông..
3. Phẩm chất: 
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh hình thành các phẩm chất
Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về đo tốc độ. 
Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm, thảo luận về đo tốc độ, thực hiện phếp đo, tính toán chính xác
Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép, xử lí kết quả thí nghiệm. 
II. Thiết bị dạy học và học liệu
Giáo viên:
- Các dụng cụ đo độ dài và đo thời gian có trong phòng thí nghiệm.
Đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện.
Dụng cụ để HS xác định tốc độ của một ô tô đồ chơi qua quãng đường đi được và thời gian tương ứng.
Dụng cụ để chiếu hình vẽ, ảnh trong SGK.
Học sinh: 
Bài cũ ở nhà.
Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà. 
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu: (Đo tốc độ của một chuyển động) 
a) Mục tiêu: 
- Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập là Đo tốc độ của một chuyển động.
b) Nội dung:
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân trên phiếu học tập KWL, để kiểm tra kiến thức nền của học sinh về đo tốc độ.
c) Sản phẩm: 
- Câu trả lời của học sinh ghi trên phiếu học tập KWL.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV phát phiếu học tập và yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân theo yêu cầu viết trên phiếu trong 2 phút.
- Chiếu hình ảnh về dụng cụ đo độ dài, thời gian.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hoạt động cá nhân theo yêu cầu của GV. Hoàn thành phiếu học tập.
- Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án, mỗi HS trình bày 1 nội dung trong phiếu, những HS trình bày sau không trùng nội dung với HS trình bày trước. GV liệt kê đáp án của HS trên bảng 
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá: 
->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiể... trung bình của t:  = 5s
- Tốc độ: v = = = 0,12m/s
(5) Nhận xét kết quả đo:
- Quãng đường, thời gian trong 3 lần đo có giá trị xấp xỉ bằng nhau, sai số không đáng kể.
- Giá trị trung bình thu được có độ chính xác cao hơn so với các kết quả đo trong các lần đo.
Tiết 2
HĐ 2.2 ĐO TỐC ĐỘ DÙNG ĐỔNG HỒ ĐO THỜI GIAN HIỂN THỊ SỐ VÀ CỔNG QUANG ĐIỆN.
a) Mục tiêu: 
- Nêu được các dụng cụ đo cơ bản
- Mô tả được cách bố trí thí nghiệm.
- Thử vận hành thí nghiệm
b) Nội dung: 
- Học sinh làm việc nhóm cặp đôi nghiên cứu thông tin II.1 trong SGK, quan sát thí nghiệm hình 9.3 và trả lời các câu hỏi sau:
H1. Nêu các dụng cụ dùng để đo tốc độ 
H2. Trình bày cách bố trí thí nghiệm?
H3.Hãy dựa vào Hình 9.3 để mô tả sơ lược cách đo tốc độ dùng cổng quang điện và đồng hồ đo thời gian hiện số khi viên bị chuyển động từ cổng quang điện (3) đến cổng quang điện (4)
H4. Quan sát thí nghiệm biểu diễn trên lớp để kiểm tra mô tả của mình và tính tốc độ của viên bi.
	H5. Thử vận hành thí nghiệm (nếu có)
c) Sản phẩm: 
- HS qua hoạt động nhóm trả lời câu ? 
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Hoạt động 2.2.1: Tìm hiểu dụng cụ đo
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giao nhiệm vụ học tập, tìm hiểu thông tin II.1 SGK về dụng cụ đo.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS tìm hiểu thông tin SGK về dụng cụ đo.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi ngẫu nhiên một HS trả lời, HS khác bổ sung (nếu có).
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét và chốt nội dung nhận biết các dụng cụ đo ( thời gian và độ dài quãng đường).
II. Đo tốc độ sử dụng đồng hồ đo thời gian hiển thị số và cổng quang.
1. Dụng cụ đo.
- Đồng hồ đo thời gian t hiển thị số.
- Cổng quang để đo thời gian chuyển động qua hai cổng quang điện (3), (4)
Hoạt động 2.2.2: Cách đo.
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giao nhiệm vụ cặp đôi cho HS yêu cầu HS nghiên cứu tài liệu II.2 và trả lời nội dung
+ Hãy dựa vào Hình 9.3 để mô tả sơ lược cách đo tốc độ dùng cổng quang điện và đồng hồ đo thời gian hiện số khi viên bị chuyển động từ cổng quang điện (3) đến cổng quang điện (4)
+ Quan sát thí nghiệm biểu diễn trên lớp để kiểm tra mô tả của mình và tính tốc độ của viên bi.
+ Vận hành đọc kết quả và tính tốc độ viên bi.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS hoạt động nhóm hoàn thành nội dung học tập 
*Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét và chốt nội dung Đo tốc độ sử dụng đồng hồ đo thời gian hiển thị số và cổng quang. 
2. Cách đo.
- Khi viên bi sắt qua cổng quang điện (3) thì cổng quang này tự động bật đồng hồ hiện số.
- Khi viên bi sắt qua cổng quang điện (4) thì cổng quang này tự động tắt đổng hồ hiện số và cho biết thời gian t mà viên bi sắt chạy từ cổng quang điện (3) đến cổng quang điện (4) trên màn hiện số.
Đo khoảng cách từ cổng quang điện (3) đến cổng quang điện (4) để biết s. Từ đó tính v = 
Tiết 3
HĐ 2.3 THIẾT BỊ BẮN TỐC ĐỘ.
a) Mục tiêu: 
- Được tìm hiểu, giới thiệu máy bắn tốc độ.
- Mục đích sử dụng máy bắn tốc độ.
- Học sinh mô tả sơ lược cách hoạt động máy bắn tốc độ.
b) Nội dung: 
- Học sinh làm việc nhóm cặp đôi nghiên cứu thông tin III. trong SGK, quan sát Hình 9.4 và trả lời các câu hỏi sau:
H1. Thiết bị bắn tốc độ có tác dụng gì?
H2. Mô tả hoạt động của các thiết bị trong sơ đồ này.
H3. Trả lời câu hỏi ? SGK/ T52
c) Sản phẩm: 
- HS qua hoạt động nhóm trả lời câu ? 
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Hoạt động 2.2.1: Tìm hiểu dụng cụ đo
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giao nhiệm vụ học tập, tìm hiểu thông tin III. SGK 
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS tìm hiểu thông tin SGK 
*Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi ngẫu nhiên một HS trả lời, HS khác bổ sung (nếu có).
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét và chốt nội dung.
III. Thiết bị bắn tốc độ.
 ? 
v = 
v < 60 km/h. Ô tô chưa vượt quá tốc độ cho phép. 

3. Hoạt động 3: Luyện tập 
a) Mục tiêu: 
- Hệ thống được một số kiến thức đã học. 
b) Nội dung:
- HS thực hiện cá nhân phần Bài tập 9.1 – 9.3 SBT_ KHTN 7.
- HS tóm tắt nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy.
c) Sản phẩm: 
- HS trình bày quan điểm cá nhân về đáp án trên phiếu học tập 
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân Bài tập 9.1 – 9.3 SBT_ KHTN 7.và tóm tắt nội dung bài học dưới dạng sơ đồ tư duy vào vở ghi.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi ngẫu nhiên 3 HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhấn mạnh nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy trên bảng.

9.1. Tại...i gian đi trong 3h đầu?
PHIẾU HỌC TẬP 2 (nhóm 1, 3, 5)
Họ và tên:  
Lớp: . Nhóm: 
Câu 1: Dựa vào đồ thị hình 10.2 trả lời các câu hỏi sau:
Mô tả lại bằng lời chuyển động của ô tô trong 4h đầu: 
.
Xác định tốc độ của ô tô trong 3h đầu
Xác định quãng đường ô tô đi được sau 1h 30 min
PHIẾU HỌC TẬP 3 (nhóm 2, 4, 6)
Họ và tên:  
Lớp: . Nhóm: 
Câu 2: Lúc 6h sáng, bạn A đi bộ từ nhà ra công viên để tập thể dục cùng các bạn. Trong 15 min đầu, A đi thong thả được 1 000 m thì gặp B. A đứng lại nói chuyện với B trong 5 min. Chợt A nhớ ra là các bạn hẹn mình bắt đầu tập thể dục ở công viên vào lức 6h 30 min nên vội vã đi nốt 1000 m còn lại và đến công viên vào đúng lúc 6h 30 min.
Em hãy lập bảng quãng đường đi được theo thời gian của A
Từ bảng vẽ đồ thị quãng đường – thời gian của bạn A trong suốt hành trình 30 min đi từ nhà đến công viên?
Xác định tốc độ của A trong 15 min đầu và 10 min cuối của hành trình?
PHIẾU HỌC TẬP 4 (Nhóm mảnh ghép)
Họ và tên:  
Lớp: . Nhóm: 
Trao đổi và thảo luận với nhau để hoàn thành các câu hỏi sau:
Câu 1: Dựa vào đồ thị hình 10.2 trả lời các câu hỏi sau:
Mô tả lại bằng lời chuyển động của ô tô trong 4h đầu: 
Xác định tốc độ của ô tô trong 3h đầu
Xác định quãng đường ô tô đi được sau 1h 30 min
Câu 2: Lúc 6h sáng, bạn A đi bộ từ nhà ra công viên để tập thể dục cùng các bạn. Trong 15 min đầu, A đi thong thả được 1 000 m thì gặp B. A đứng lại nói chuyện với B trong 5 min. Chợt A nhớ ra là các bạn hẹn mình bắt đầu tập thể dục ở công viên vào lức 6h 30 min nên vội vã đi nốt 1000 m còn lại và đến công viên vào đúng lúc 6h 30 min.
Em hãy lập bảng quãng đường đi được theo thời gian của A
Từ bảng vẽ đồ thị quãng đường – thời gian của bạn A trong suốt hành trình 30 min đi từ nhà đến công viên?
Xác định tốc độ của A trong 15 min đầu và 10 min cuối của hành trình?
Học sinh: 
Bài cũ ở nhà.
Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà. 
III. Tiến trình dạy học
TIẾT 1
1. Hoạt động 1: Mở đầu: (Xác định vấn đề học tập là suy nghĩ tìm cách xác định quãng đường đi được mà không sử dụng công thức tính quãng đường bằng công thức s=v.t) 
a) Mục tiêu: - Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập là tìm các cách xác định quãng đường.
b) Nội dung:- Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân 
c) Sản phẩm: - Câu trả lời của học sinh trả lời miệng
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Chiếu 1 đoạn video về 1 đoạn xe máy chuyển động .
- GV yêu cầu hs suy nghĩ nêu các cách xác định được quãng đường đi được sau những khoảng thời gian khác nhau mà không cần dùng côn thức s=v.t, yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân trong 2 phút.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hoạt động cá nhân theo yêu cầu của GV. Hoàn thành câu hỏi.
- Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi các em HS có các ý kiến xác định quãng đường s, GV tổng hợp các biện pháp. 
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá: 
->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học
 Để biết cách xác định quãng đường mà không cần sử dụng công thức s=v.t nào đúng chúng ta vào bài học hôm nay.
->Giáo viên nêu mục tiêu bài học:


2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu lập bảng ghi quãng đường đi được theo thời gian
a) Mục tiêu: 
- Đọc, hiểu được bảng ghi gí trị quãng đường đi được theo thời gian
- Để vẽ được đồ thị quãng đường- thời gian cho một chuyển động thì trước hết phải lập bảng quãng đường đi theo thời gian
b) Nội dung: 
- HS hoạt động cá nhân nghiên cứu tài liệu bảng 10.1 SGK và cho biết 
H1: Thời gian sau 1h quãng đường đi được là bao nhiêu km?
H2: Thời gian sau 2h quãng đường đi được là bao nhiêu km?
H3: Thời gian sau 3h quãng đường đi được là bao nhiêu km?
H4: Thời gian sau 4h quãng đường đi được là bao nhiêu km?
H5: Thời gian sau 5h quãng đường đi được là bao nhiêu km?
H6: Thời gian sau 6h quãng đường đi được là bao nhiêu km?
- Học sinh làm việc nhóm cặp đôi nghiên cứu thông tin trong SGK, quan sát bảng 10.1 SGK và trả lời các câu hỏi sau:
H7. Trong 3h đầu, ô tô chạy với tốc độ bao nhiêu km/h?
H8. Trong khoảng thời gian nào thì ô tô dừng lại để hành khách nghỉ ngơi? Vì sao em biết điều đó
 c) Sản phẩm: 
- HS qua hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thiện 8 câu hỏi trên
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giao nhiệm vụ các nhân, tìm hiểu thông tin về bảng số liệu trong SGK trả lời câu hỏi H1,H2, H3, H4, H5, H6
- GV giao nhiệm vụ cho HS làm việc nhóm trả lời câu hỏi H7, H8
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi 
H1-> H6
HS hoạt động cá nhân đưa ra đáp án cho 2 câu hỏi H7,H8 vào phiếu học tập 
*Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên ...iáo viên và học sinh
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm, hoàn thiện các câu hỏi trong phiếu học tập số 2,3,4 theo từng vòng. Vòng 1: Hình thành nhóm chuyên gia: Nhóm 1,3,5 hoàn thành câu 1; nhóm 2,4,6 hoàn thành câu 2; Vòng 2: nhóm mảnh ghép: Đánh số thứ tự học sinh từ 1-6 trong mỗi nhóm; các bạn cùng số thứ tự về thành 1 nhóm, thảo luận với nhau hoàn thành cả 2 câu 1,2 trong phiếu học tập số 4.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS làm việc cá nhân và nhóm theo hướng dẫn của giáo viên hoàn thiện trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập
*Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- GV chốt lại các bước vẽ đồ thị quãng đường theo thời gian
II. Sử dụng đồ thị quãng đường – thời gian
1. a. Trong 3h đầu ô tô đi được 180 km với tốc độ: 60 km/h. Từ giờ thứ 3 đến giờ thứ 4, ô tô dừng lại
b. Từ đồ thị ta thấy:
- Khi t = 1h thì s = 60 km; t = 2h thì s = 120 km; t = 3h thì s = 180 km.
à tốc độ của ô tô trong 3 giờ đầu là 
c. Sau 1h 30 min = 1,5h, ô tô đi được quãng đường là: s=v.t=60.1,5=90km
2.a. Lập bảng quãng đường đi được theo thời gian:
Thời gian (min)
0
15
20
30
Quãng đường đi được (m)
0
1 000
1 000
 000
 Vẽ đồ thị:
b.Tốc độ của A trong 15 min đầu: 
Tốc độ của A trong 10 min cuối: 1,66 m/s
Hoạt động 3. Luyện tập
a) Mục tiêu: 
- Học sinh luyện tập về các kiến thức đã được học trong bài, luyện tập cách vẽ đồ thị quãng đường – thời gian
b) Nội dung: 
Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm để tổ chức trò chơi: Ai lên cao hơn dưới dạng các câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Đồ thị của chuyển động có tốc độ không đổi là một đường
A. thẳng	B. cong	C. Zíc zắc	D. Không xác định
Câu 2. Đồ thị quãng đường – thời gian cho biết:
A. tốc độ đi được	B. Thời gian đi được
C. Quãng đường đi được	D. Cả tốc độ, thời gian và quãng đường đi được.
Câu 3: Bảng dưới đây mô tả chuyển động của một ô tô trong 4 h.
Thời gian (h)
1
2
3
4
Quãng đường (km)
60
120
180
240
Hình vẽ nào sau biểu diễn đúng đồ thị quãng đường – thời gian của chuyển động trên?
Câu 4: Lúc 1h sáng, một đoàn tàu hỏa chạy từ ga A đến ga B với tốc độ 60 km/h đến ga B lúc 2 h và đứng ở ga B 15 min. Sau đó đoàn tàu tiếp tục chạy với tốc độ cũ thì đến ga C lúc 3h 15 min. Hình vẽ nào sau đây biểu diễn đúng đồ thị quãng đường – thời gian của đoàn tàu nói trên?
Câu 5. Minh và Nam đi xe đạp trên một đoạn đường thẳng. Trên Hình 10.2, đoạn
thẳng OM là đồ thị quãng đường - thời gian của Minh, đoạn thẳng ON là đồ
thị quãng đường - thời gian của Nam. Mô tả nào sau đây không đúng?
Minh và Nam xuất phát cùng một lúc.
Tốc độ của Minh lớn hơn tốc độ của Nam.
c. Quãng đường Minh đi ngắn hơn quãng đường Nam đi.
D. Thời gian đạp xe của Nam nhiểu hơn thời gian đạp xe của Minh.
Câu 6. Đồ thị quãng đường - thời gian ở Hình 10.3 mô tả chuyển động của các
vật 1, 2, 3 có tốc độ tương ứng là v1, v2, v3, cho thấy
A. v1 = v2 = v3 
B. v1 > v2 > v3
C. v1 < v2 < v3
D. v1 = v2 > v3

Câu 7 (Bài 10.7/sbt). Một người đi xe đạp sau khi đi được 8 km với tốc độ 12km/h thì dừng lại để sửa xe trong 40 min, sau đó đi tiếp 12km với tốc độ 9 km/h. Hãy vẽ đồ thị quãng đường – thời gian của người đi xe đạp.
c) Sản phẩm: 
- HS qua hoạt động nhóm hoàn thiện các câu hỏi trên:
Câu 1. A; Câu 2. D; Câu 3. D; Câu 4. B; Câu 5. C; Câu 6. B
Câu 7. (bài 10.8/sbt): Đổi 40 min = 2/3 h
Thời gian đi 8km đầu: t = s/v = 8: 12 = 2/3h
Thời gian đi hết 12 km tiếp theo: t = 12:9 = 4/3 h
+ Lập bảng
Thời gian (h)
0
8
8
20
Quãng đường (km)
0
2/3
2/3
8/3
s (km)
+ Đồ thị
	d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành 2 nhóm tổ chức trò chơi cho học sinh trả lời 6 câu trắc nghiệm
- Gv hướng dẫn học sinh trả lời câu 7
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS làm việc theo nhóm hoàn thiện câu trả lời 
*Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét và chốt nội dung về câu trả lời
Bài 10.8 (sbt)
Đổi 40 min = 2/3 h
Thời gian đi 8km đầu: 
t = s/v = 8: 12 = 2/3h
Thời gian đi hết 12 km tiếp theo:
 t = 12:9 = 4/3 h
+ Lập bảng
Thời gian (h)
0
8
8
20
Quãng đường (km)
0
2/3
2/3
8/3
+ Đồ thị
s (km)
 	4. Hoạt động 4: Vận dụng 
	a.Mục tiêu: Khai thác đồ thị quãng đường theo thời gian
t (h)
	b. Nội dung: Bài tập 10.7 (sbt)
Hình 10.5 là đồ thị quãng đường- thời gian của một người đi xe đạp và một người đi mò tô. Biết mò tỏ chuyển động nhanh hơn xe đạp.
a. Đường biểu diễn nào ứng với chuyển động của xe đạp?
b. Tính tốc độ của mỗi chuyển động.
c. Sau bao lâu thì hai xe gặp nhau?

Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh bài tập 10.7 (sbt)
	a. Đường biểu diễn 2.
	b. vxe đạp = 20 km/h và vmô tò = 60 km/h.
	c. ... đường.
HS: Khi tham gia giao thông trên cung đường này tốc độ tối đa 100km/h và tốc độ tối thiểu là 60km/h.
+ GV cho quan sát hình 11.1 và cho biết tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trên đương bộ Không có giải phân cách cứng ngoài khu vực đông dân cư .
+ Những loại xe nào được đi với tốc độ tối đa bao nhiêu? Vì sao? 
HS: trả lời
HS khác nhận xét 
GV: nhận xét 
- Đối với với xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ ngồi, trừ xe buýt, xe ô tô tải có trọng tải nhỏ hơn hoặc bằng 3,5 T sẽ có tốc độ tối đa 80 km/h
- Đối với với xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi, trừ xe buýt, xe ô tô tải có trọng tải lớn hơn 3,5 T sẽ có tốc độ tối đa 70 km/h
- Đối với với ô tô buýt , ô tô đầu kéo, kéo sơ mi rơ moóc, xe mô tô, hoặc ô tô chuyên dùng sẽ có tốc độ tối đa 60 km/h
- Đối với với ô tô kéo rơ moóc, ô tô kéo xe khác, xe gắn máy sẽ có tốc độ tối đa 50 km/h
- Có sự khác nhau giữa các tốc độ để đảm bảo an toàn cho người điều khiển phương tiện giao thông cũng như người tham gia giao thông.
Gv: yêu cầu học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi 1,2.
Học sinh nhận nhiệm vụ: thảo luận câu hỏi 1,2.
Câu hỏi 1. Tại sao phải quy định tốc độ giới hạn đối với các phương tiện giao thông khác nhau, trên những cung đường khác nhau? 
Câu hỏi 2. Giải thích sự khác biệt về tốc độ tối đa khi trời mưa và khi trời không mưa của biến báo tốc độ trên dường cao tốc ở Hình 112.
- HS: Nhận nhiệm vụ	
I.Yêu cầu
II. Nguồn tư liệu
1.Sưu tầm tư liệu
- Quy định về tốc độ giới hạn.
- Quy định về khoảng cách an toàn tối thiểu giữa các phương tiện tối thiểu.
- Tình hình vi phạm về tốc độ gây ra tai nạn giao thông.
2.Một số ví dụ về tư liệu sưu tầm.
- Thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS trong nhóm 4-6 em thảo luận nhóm và thống nhất câu trả lời đại diện 1 bạn ghi đáp án lại vào phiếu học tập.


- HS: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:
+ Sau khi HS có sản phẩm, GV có thể gọi HS trình bày sản phẩm của mình. 
- HS: Trình bày sản phẩm.
GV: gọi học sinh nhóm khác nhận xét, bổ sung, đánh giá.
Câu 1:  Cần phải quy định tốc độ giới hạn đối với các phương tiện giao thông khác nhau, trên những cung đường khác nhau. Vì với mỗi loại phương tiện khác nhau sẽ có mức quán tính khác nhau, trên những cung đường khác nhau sẽ có độ ma sát khác nhau, hay còn tùy thuộc vào thời tiết, mật độ giao thông, địa hình,  nên khi gặp tình huống bất ngờ các phương tiện cần có thời gian, khoảng cách an toàn để xử lí sự cố giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ gây tai nạn giao thông.
Câu 2:
 - Tốc độ tối đa khi không có mưa là 120 km/h.
- Tốc độ tối đa khi có mưa là 100 km/h.
- Có sự khác biệt tốc độ này là do khi trời mưa tầm nhìn của người lái xe sẽ hạn chế hơn so với khi trời không mưa. Hơn nữa, khi trời mưa, đường trơn trượt, nếu gặp tình huống bất ngờ người lái xe rất khó để giảm tốc độ ⇒ dễ xảy ra tai nạn.
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:
+ GV : nhận xét câu trả lời các nhóm, giáo viên chốt lại câu trả lời đúng.
HS: Lắng nghe, rút kinh nghiệm
Hướng dẫn về nhà
GV yêu cầu HS:
Ôn tập lại các kiến thức cơ bản đã học
Từ những nguyên nhân gây tai nạn giao thông mà em đã học, em hãy nêu cách phòng tránh tai nạn giao thông dựa trên những nguyên nhân đó?
 HS nhận nhiệm vụ về nhà

Hướng dẫn về nhà
TIẾT 2
Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: Củng cố cho HS kiến thức về tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trên đương bộ không có giải phân cách cứng ngoài khu vực đông dân cư
b. Nội dung: Câu hỏi, bài tập GV giao cho học sinh thực hiện:
c. Sản phẩm: Hoàn thành câu hỏi .
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Gv lần lượt đưa ra một số bài tập, yêu cầu hs đọc câu hỏi 1,2 và 3 thực hiện nhiệm vụ học tập.( chiếu slide)
Câu 1. Xe buýt chạy trên đường không có giải phân cách cứng với tốc độ V nào sau đây là tuân thủ quy định về tốc độ tối đa của Hình 11.1? 
50 km/h < V < 80 km/h.
70 km/h < V < 80 km/h.
C. 60 km/h < V < 70 km/h.
D. 50 km/h < V < 60 km/h.
Câu 2. Xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải nhỏ hơn hoặc bằng 3,5 tấn tham gia giao thông trên đường không có giải phân cách cứng ngoài khu vực đông dân cư được đi với tốc độ tối đa là bao nhiêu km/h?
60 km/h.
70 km/h.
80 km/h.
90 km/h.
Câu 3. ô tô chạy trên đường cao tốc có biển báo tốc độ như trong Hình 11.2 với tốc độ V nào sau đây là an toàn?
Khi trời nắng: 100 km/ h< V < 120 km/h.
Khi trời mưa: 100 km/h < V < 120 km/h.
Khi trời mưa: 100 km/h < V < 110 km/h.
Khi trời nắng: V> 120 km/h

HS: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: yêu câu học sinh lần lượt đọc câu hỏi 1,2 và 3
Và đưa ra đáp án mình lựa chọn.
HS: lần lượt đọc các câu hỏi
HS: đọc câu hỏi 1 và lựa chọn câu trả lời
HS: đọc câu hỏi 2 và lựa chọn câu trả lời
HS: đọc câu hỏi 3 và lựa chọn câu trả lời
- Gv: gọi học sinh trả lời câu hỏi
- HS: Báo cáo kết quả:
GV: gọi học sinh khác nhận xét.
GV: chiếu đáp án và phân tích cho học sinh hiểu rõ.

Đ... trường hợp  Khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, tầm nhìn hạn chế thì quy định trên nếu được áp dụng thì còn đúng không?
Học sinh nhận nhiệm vụ
Hướng dẫn về nhà

TIẾT 3
Hoạt động 7: Tìm hiểu ý nghĩa các biển báo khoảng cách trên đường cao tốc.
a. Mục tiêu: GV hướng dẫn HS tìm hiểu biển báo khoảng cách trên đường cao tốc.
b. Nội dung: GV cho HS quan sát một số biển báo sau đó gợi ý cho HS thảo luận.
c. Sản phẩm: Trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
+ GV sử dụng phương pháp quan sát yêu cầu hs quan sát các biển báo trên đường cao tốc thảo luận trả lời câu hỏi 4:  Các biển báo khoảng cách trên đường cao tốc dùng để làm gì? Dùng quy tắc “3 giây” để ước tính khoảng cách an toàn khi xe chạy với tốc độ 68 km/h.
 - HS nhận nhiệm vụ
Câu hỏi số 4
Trên đường cao tốc thường có các biển báo khoảng cách giúp lái xe có thể ước lượng khoảng cách giữa các xe để giữ khoảng cách an toàn khi tham gia giao thông. 
Đổi: 
68km / h = 170/9 (m / s) 
 Áp dụng quy tắc 3 giây ta có thể ước tính khoảng cách an toàn khi xe chạy với tốc độ 68km/h là:
 s= v.t =(170.3)/9= 56,67 (m) 
 Vậy khoảng cách an toàn khi xe chạy với tốc độ 68km/h là 56,67m
- Thực hiện nhiệm vụ
+ GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
+ Gợi ý hs tại sao người ta phải sử dụng quy tắc “3 giây” để ước tính khoảng cách an toàn?
+ Để xác định khoảng cách an toàn đối với xe đi với tốc độ 68 km/h thì cần đổi ra đơn vị m/s sau đó mới áp dụng quy tắc.
- HS Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Nhóm được chọn trình bày kết quả.
- HS khác lắng nghe, thảo luận thêm, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung .

Hoạt động 9: Luyện tập
a. Mục tiêu: Vận dụng cho HS kiến thức về sử dụng quy tắc “3 giây”.
b. Nội dung: GV yêu cầu học sinh sử dụng quy tắc “3 giây” đê xác định khoảng cách an toàn của các phương tiện giao thông trên đường.
c. Sản phẩm: Hoàn thành phiếu học tập thể hiện đầy đủ nội dung bài học.
d. Tổ chức thực hiện: -Gv yêu cầu hs thực hiện một vài bài tập.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
GV giao nhiệm vụ :
Gv chiếu bài tập, yêu cầu hs thực hiện.
Câu 1: Một xe ô tô đang lưu thông trên đường với tốc độ 80 km/h. Dùng quy tắc 3 s tính khoảng cách an toàn với xe đang đi phía trước?
Câu 1:
Khoảng cách an toàn với xe đang đi phía trước là
 s= 80x3:3,6=66,67 (m)
HS: nhận nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ
HS: trả lời:
- Báo cáo kết quả hoạt động
GV: gọi học sinh trả lời câu hỏi.
HS: trả lời
HS: khác nhận xét
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV chốt lại nội câu trả lời.
HS: Lắng nghe và rút kinh nghiệm.

GV giao nhiệm vụ :
Gv chiếu bài tập, yêu cầu hs thực hiện.
Câu 2: Trên hành lang có cắm biển báo 50m, em hãy xác định gần đúng tốc độ xe được phép lưu thông trên đường?
Câu 2: 
Tốc độ xe được phép lưu thông trên đường là: v=50:3=16.67(m/s)
 =60 (km/h ) 

HS: nhận nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ
HS: trả lời:
- Báo cáo kết quả hoạt động
GV: gọi học sinh trả lời câu hỏi.
HS: trả lời
HS: khác nhận xét
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV chốt lại nội câu trả lời.
HS: Lắng nghe và rút kinh nghiệm.

GV giao nhiệm vụ :
Gv chiếu bài tập, yêu cầu hs thực hiện.
Câu 3: (Bài 11.5 sbt): Hãy dùng quy tắc"3 giây" để xác định khoảng cách an toàn của xe ò tô chạy với tốc độ 70km/h. 
Khoảng cách tính được này có phù hợp với quy định về tốc độ tối đa trong Bảng 11.1 không? Tại sao?
 Câu 3: Đổi v=70km/h=19,44m/s
Khoảng cách là: S=19,44x3=58,33m
Đối chiếu bảng 11.1 thì xe đã vi phạm khoảng cách an toàn.

HS: nhận nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ
HS: trả lời:
- Báo cáo kết quả hoạt động
GV: gọi học sinh trả lời câu hỏi.
HS: trả lời
HS: khác nhận xét
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV chốt lại nội câu trả lời.
HS: Lắng nghe và rút kinh nghiệm.
Hoạt động 9: Vận dụng
a. Mục tiêu: Vận dụng, củng cố quy tắc 3 giây để ứng dụng vào thực tiễn. 
b. Nội dung: GV yêu cầu học sinh sử dụng công thức 3 giây vào các trường hợp thực tiễn khi tham gia giao thông trên đường hoặc qua ti vi , sách báo
c. Sản phẩm: Tính được khoảng cách khi tham gia giao thông của chính mình
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS quan sát thực tế tốc độ mình khi tham gia giao thông trên đường hoặc qua truyền thông và tính khoảng cách an toàn với xe đi trước trong trường hợp đó.
-Hs hoàn thiện tại lớp hoặc ở nhà.
 Hoạt động 10: Hướng dẫn về nhà
GV yêu cầu học sinh:
Ôn tập lại các kiến thức cơ bản đã học
Em hãy vận dụng quy tắc 3 giây để tính tốc độ của mình khi lưu thông trên đường giao thông ?
TIẾT 4
Hoạt động 11: Tìm hiểu nguyên nhân gây ra các vụ tai nạn giao thông.
a. Mục tiêu: GV hướng dẫn HS tìm nguyên nhân gây ra các vụ tai nạn giao thô...t động của các phương tiện xe, Theo em điều này có tác dụng gì
c. Sản phẩm: Video, báo tường về các biện pháp an toàn giao thông
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS quan sát thực tế tốc độ mình khi tham gia giao thông trên đường hoặc qua truyền thông và nêu các biện pháp áp dụng vào thực tiễn.
-Hs hoàn thiện tại lớp hoặc ở nhà.
Hoạt động 14: Hướng dẫn về nhà 
Gv yêu cầu HS
Ôn tập lại các kiến thức cơ bản đã học
Dựa vào kiến thức đã học của bài em hãy nêu những tốc độ có ảnh hưởng gì trong an toàn giao thông? (Sản phẩm báo cáo là bảng phụ hoặc video)
Xem trước bài 12: Sóng âm
IV. Hồ sơ học tập: Thang đo để đánh giá và theo dõi hoạt động nhóm của HS
( Sử dụng đánh giá sau hoạt động hoàn thành phiếu học tập )
Dùng dấu X đánh vào vị trí phù hợp
Nội dung quan sát
Hoàn toàn đồng ý
Đồng ý
Phân vân
Không đồng ý
Hoàn toàn không đồng ý
Thảo luận sôi nổi





Các HS trong nhóm đều tham gia hoạt động





Kết quả sản phẩm tốt





Trình bày sản phẩm tốt






Tuần 6,7
Tiết: 12,13,14
CHƯƠNG IV: ÂM THANH BÀI 12: SÓNG ÂM

NS: 03/10/23
NG:12/10/23
 17/10/23 
 19/10/23
I.MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Thực hiện thí nghiệm tạo sóng âm, chứng tỏ được sóng âm có thể truyền được trong chất rắn, lỏng, khí. - Giải thích được sự truyền sóng âm trong không khí 2. Năng lực 2.1. Năng lực chung: - Năng lực tự học , tự chủ: Đọc SGK, suy nghĩ và trả lời các câu hỏi của bài học ở mục III, thí nghiệm mục IV - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi thảo luận trong quá trình thực hiện nhiệm vụ theo nhóm 
 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Trả lời được câu hỏi hoặc tình huống có vấn đề được đặt ra trong bài học như vấn đề đầu bài, giải thích được hiện tượng thí nghiệm khi quan sát hoặc thực hiện thí nghiệm. Thể hiện được sự sáng tạo trong quá trình chế tạo sản phẩm chiếc đàn đơn giản từ bìa cát tông và chun vòng 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên: - Năng lực tìm hiểu KHTN: Liên hệ được kiến thức sóng âm tới thực tế cuộc sống - Năng lực ngôn ngữ: Sử dụng được ngôn ngữ khoa học “ Sóng âm” khi nói về sự truyền âm thanh 
 - Năng lực tư duy logic: phát triển khả năng phán đoán hiện tượng, tư duy giải thích hiện tượng thí nghiệm hoặc hiện tượng thực tế quan sát được. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất trung thực: Trung thực trong quá trình trả lời câu hỏi trên trải nghiệm của mình, trung thực trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao. - Phẩm chất trách nhiệm:có trách nhiệm thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập được giao cả khi làm cá nhân hay làm nhóm - Phẩm chất chăm chỉ: chăm chỉ nghiên cứu tài liệu, SGK để thu thập kiến thức - Phẩm chất nhân ái: hỗ trợ nhau trong quá trình làm việc nhóm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU. 1. Giáo viên: - Kế hoạch bài học. - Học liệu:Máy chiếu, các bộ dụng cụ thí nghiệm như hình 12.1; 12.2; 12.3; 12.4; 12.6; 12.7, phiếu học tập cá nhân cho hoạt động luyện tập ở cuối tiết và phiếu học tập nhóm. Bảng phụ 
- Hình ảnh và clip kèm theo 2.Học sinh: Vở ghi, SGK, đồ dùng học tập III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
TIẾT 1
1. Hoạt động 1:Mở đầu a. Mục tiêu: - HS đưa ra được các câu trả lời cho vấn đề đặt ra của bài dựa trên kinh nghiệm, sự hiểu biết sẵn có của mình - HS xác định được mục tiêu bài học b.Nội dung: Vấn đề cần giải quyết: Trong lịch sử, khi phương tiện truyền thông còn chưa phát triển, để phát hiện quân địch đang di chuyển bằng ngựa người ta lại áp tai xuống đất và có thể nghe được tiếng vó ngựa cách xa vài kilômét. Tại sao? c.Sản phẩm: - HS đưa ra được một số câu trả lời cho vấn đề đặt ra như:vì áp tai xuống đất sẽ nghe rõ tiếng vó ngựa hơn hoặc vì áp tai xuống thì âm thanh truyền đến nhanh hơn... 
- HS xác định được mục tiêu bài học là: Thực hiện được thí nghiệm tạo sóng âm ( như gảy đàn, gõ vào thanh kim loại...) để chứng tỏ được sóng âm có thể truyền được trong chất rắn, lỏng, khí. 
- Giải thích được sự truyền sóng âm trong không khí. d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Đưa ra hình ảnh người áp tai xuống đất nghe tiếng vó ngựa và đặt vấn đề: Trong lịch sử, khi phương tiện truyền thông còn chưa phát triển, để phát hiện quân địch đang di chuyển bằng ngựa người ta lại áp tai xuống đất và có thể nghe được tiếng vó ngựa cách xa vài kilômét. Tại sao? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: Lắng nghe, nhận nhiệm vụ. Suy nghĩ trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận: HS trả lời vấn đề đầu bài dựa trên trải nghiệm, vốn kiền thức của mình Bước 4:Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: 
GV ghi nhận sự định hướng tới bài học 

2.Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới a. Mục tiêu: - HS thực hiện được thí nghiệm Thanh thép dao động ( hình 12.1) và thí nghiệm Sóng truyền trên lò xo ( hình 12.3) - HS quan sát thí nghiệm Sóng truyền trên mặt nước ( hình 12.2) - Từ các thí nghiệm HS rút ra được nhạn xét và lấy được ví dụ về dao động nguồn âm 
- Phân tich được quá trình sóng âm truyền trong không khí b.Nội dung: - Thực hiện thí nghiệm Thanh thép dao động ( hình 12.1) và đưa ra kết luận về dao động - Quan sát thí nghiệm Sóng truyền trên mặt nước ( hì...;Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: GV hướng dẫn HS thảo luận chung cả lớp đi đến kết quả chung 
IV. Các môi trường truyền âm Môi trường truyền được sóng âm gọi là môi trường truyền âm. CH1: Hiện tượng này chứng tỏ âm truyền được qua chất rắn. - Nhận xét: chất rắn là môi trường truyền âm. CH2:Khi nhúng hộp đựng đồng hồ báo thức đang kêu vào nước ta vẫn còn nghe thấy tiếng chuông báo thức ⇒ âm truyền được trong chất lỏng. 
Đặt hai chiếc âm thoa gần nhau. Gõ mạnh vào một chiếc âm thoa. Thấy chiếc âm thoa còn lại cũng dao động và phát ra âm. Hiện tượng này chứng tỏ âm truyền được trong chất khí. CH3:Ta không nghe được âm thanh của chuông đồng hồ khi để trong bình chân không vì trong chân không không có các hạt vật chất nên không có sự dao động và truyền dao động để truyền được âm thanh như trong chất rắn, chất lỏng và chất khí. Vậy sóng âm không truyền trong chân không Sóng âm là sự truyền dao động âm trong các môi trường rắn, lỏng, khí. ⇒Người ta làm như vậy vì âm thanh truyền trong môi trường chất rắn nhanh hơn trong chất khí.
* Sóng âm không chỉ truyền được trong chất khí mà còn truyền trong chất rắn và chất lỏng.
* Sóng âm không thể truyền qua chân không
 3.Hoạt động 3: Luyện tập a. Mục tiêu: HS trả lời được các câu hỏi dựa vào kiến thức vừa học b.Nội dung: - HS thực hiện phiếu học tập theo nhóm - Các nhóm báo cáo kết quả thông qua trò chơi “ Ai nhanh hơn ”, với từng câu hỏi trong phiếu.GV chỉ về nhóm nào thì nhóm đó trả lời nhanh đáp án. Nhóm nào chậm hoặc không trả lời được sẽ bị thua cuộc. c.Sản phẩm: Đáp án phiếu học tập d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV phát phiếu học tập cho các nhóm thực hiện trong 2 phút Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS nhận phiếu học tập và làm bài Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận: Các nhóm báo cáo kết quả qua hình thức trò chơi “ Ai nhanh hơn ” với từng câu hỏi trong phiếu. GV chỉ về phía nhóm nào thì nhóm đó phải nhanh chóng đưa ra câu trả lời, sau 3 giây nhóm chưa đưa được ra câu trả lời sẽ không được tính điểm câu đó .Mỗi câu đúng là 1 điểm Bước 4:Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: GV hướng dẫn HS thảo luận chung cả lớp đi đến kết quả chung 
PHỤ LỤC ( Trắc nghiệm)
Câu 1: C Câu 2: B
Câu 3: A Câu 4:B
Câu 5: C Câu 6:B
Câu 7: D 
4.Hoạt động 4:Vận dụng a. Mục tiêu: HS tạo ra được sản phẩm: chiếc đàn đơn giản từ những dụng cụ được đưa ra. b.Nội dung: HS thực hiện chế tạo chiếc đàn từ bìa cát tông và vòng chun c.Sản phẩm: Chiếc đàn HS chế tạo được sẽ nộp lại, báo cáo trước lớp d. Tổ chức thực hiện: Yêu cầu từ một miếng bìa cát tông , những chiêc chun vòng em hãy chế tạo một chiêc đàn đơn giản ( có thể sử dụng thêm các dụng cụ bổ trợ như kéo, băng dính, màu hoặc giấy trang trí...) Nộp lại sản phẩm vào giờ học sau 
*HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Học thuộc bài cũ
- Làm bài tập ở SBT
- Xem trước bài 13
IV. Hồ sơ học tập: Thang đo để đánh giá và theo dõi hoạt động nhóm của HS
( Sử dụng đánh giá sau hoạt động hoàn thành phiếu học tập )
Dùng dấu X đánh vào vị trí phù hợp
Nội dung quan sát
Hoàn toàn đồng ý
Đồng ý
Phân vân
Không đồng ý
Hoàn toàn không đồng ý
Thảo luận sôi nổi





Các HS trong nhóm đều tham gia hoạt động





Kết quả sản phẩm tốt





Trình bày sản phẩm tốt






PHỤ LỤC ( Trắc nghiệm)
Câu 1: Những điều nào sau đây là sai khi nói về nguồn gốc âm thanh A.Âm thanh được phát ra từ các vật dao động B.Khi vật dao động, ta luôn có thể nghe được âm thanh phát ra từ vật đó C.Âm thanh có thể phát ra từ các vật cố định (không dao động) D.Tất cả các vật được xem là nguồn âm thì đều có thể phát ra âm thanh Câu 2: Hộp đàn trong các đàn ghita, violong... có tác dụng gì là chủ yếu? A. Để tạo kiểu dáng cho đàn 
B.Để khuếch đại âm do dây đàn phát ra 
C.Để người nghệ sỹ có chỗ tì khi đánh đàn 
 D.Để người nhạc sỹ vỗ vào hộp khi cần thiết 
Câu 3: Âm thanh được phát ra trong những trường hợp nào sau đây: A.Chiếc sáo mà người nghệ sỹ đang thổi trên sân khấu B.Chiếc âm thoa đặt trên bàn C.Cái trống để trong sân trường D.Cái còi trọng tài đá bóng đang đeo trên cổ Câu 4: Khi gõ vào chiếc âm thoa, âm thanh phát được ra khi nào? A.Ngay khi gõ vào âm thoa B.Khi âm thoa dao động C. Khi âm thoa thôi không dao động D.Không có âm thanh Câu 5:Người ta chọn kim loại có tính đàn hồi tốt để làm âm thoa vì: A.làm cho âm thoa đẹp hơn B.làm cho âm thoa cứng hơn C.làm cho âm thoa có thể dao động lâu hơn D.làm cho âm thoa ít dao động hơn 
Câu 6:Chuyển động như thế nào được gọi là dao động. A.Chuyển động theo một đường tròn B. Chuyển động lặp đi lặp lại quanh một điểm nào đó C. Chuyển động của vật được ném lên cao D. Chuyển động theo một đường cong Câu 7 :Âm thanh không thể truyền trong A.chất lỏng. B.chất rắn. C.chất khí. D.chân không.
Tuần 8,10
Tiết: 15,16,18
Bài 13: ĐỘ TO VÀ ĐỘ CAO CỦA ÂM

NS: 17/10/23
NG:25/10/23
 28/10/23 
 08/11/23
Mục tiêu
Kiến thức: Sau khi học, HS sẽ
Từ hình ảnh hoặc đồ thị xác đ...
2.Độ to của âm
? 1. Độ to của âm nghe được trong hình 13.2 b to hơn hình 13.2 c
? 2. Biên độ dao động càng lớn, âm càng to
Biên độ dao động càng nhỏ, âm càng bé
? 3. Khi gãy đàn hoặc đánh trống , muốn âm phát ra to hơn người ta sẽ gảy mạnh vào dây đàn hoặc đánh trống mạnh vào giữa mặt trống, làm như vậy để tăng biên độ dao động.
Kết luận : Biên độ dao động của nguồn âm càng lớn thì biên độ dao động của sóng âm càng lớn và âm phát ra càng to.

TIẾT 2
 2.2 Độ cao và tần số của sóng âm.
a. Mục tiêu: 
- Từ hình ảnh hoặc đồ thị xác định được tần số sóng âm. 
- Nêu được đơn vị của tần số là Hec (Hz)
- Sử dụng nhạc cụ (hoặc học liệu điện tử, dao động lý) chứng tỏ được độ cao của âm có liên hệ với tần số âm. 
b. Nội dung: 
- Tìm hiểu về tần số và đơn vị của tần số. 
- Tìm hiểu về độ cao của âm. 
- Mối liên hệ giữa tần số và độ cao của âm. 
c. Sản phẩm: 
- Từ SGK, học sinh rút ra khái niệm tần số. 
- HS tiến hành TN theo hình 13.4 SGK và trả lời câu hỏi ở mục II.2 và rút ra mối liên hệ giữa độ cao và tần số của sóng âm. 
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
Hoạt động 2.1 Tìm hiểu về định nghĩa và đơn vị đo của tần số
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe 3 loại âm thanh khác nhau: dây đàn ghita, mặt trống, đập cánh của con ong. 
- GV cung cấp 3 âm thanh có tần số khác nhau. Vậy tần số là gì? 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
- HS hoạt động độc lập nghiên cứu SGK và nêu khái niệm của tần số. 
- GV quan sát và giúp đỡ HS gặp khó khăn.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi ngẫu nhiên HS báo cáo kết quả. 
- Các HS khác nhận xét, bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức về khái niệm và đơn vị của tần số. 
II. ĐỘ CAO VÀ TẦN SỐ CỦA SÓNG ÂM
1. Tần số
- Số dao động vật thực hiện được trong một giây gọi là tần số. 
- Đơn vị của tần số là Héc, kí hiệu Hz. 
Hoạt động 2.2 Luyện tập xác định tần số dao động
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- HS đọc câu hỏi mục (?) trong SGK trang 66 và trả lời câu hỏi tính tần số dao động và số dao động trong 3 ví dụ trên. 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
- HS hoạt động nhóm tính tần số dao động, số dao động trong 3 ví dụ trên. 
- GV quan sát và hỗ trợ. 
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Gv gọi đại diện 1 nhóm lên trình bày, các nhóm khác quan sát, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV chốt kiến thức và rút ra công thức tính tần số dao động. 
- GV cung cấp thông tin về ngưỡng nghe của tai người và tần số của một số nốt nhạc. 
- Tần số dao động = Số lần dao độngThời gian dao động
Lưu ý: thời gian dao động tính bằng giây (s)
- Đàn ghita tần số: 880Hz
- Trống thực hiện được: 6000 dao động trong 1 phút. 
- Con ong tần số: 330Hz
- Ngưỡng nghe tai người: 20Hz đến 20.000Hz
- Tần số của một số nốt nhạc: 
+ Nốt Si: 494 Hz
+ Nốt Đô: 523 Hz
+ Nốt Rê: 587 Hz
+ Nốt Mi: 629 Hz
+ Nốt Fa: 698 Hz
+ Nốt Sol: 784 Hz
+ Nốt La: 880 Hz
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu mối liên hệ giữa độ cao và tần số của âm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS lắng nghe 2 âm thanh cao và thấp. 
- HS quan sát TN hình 13.4 SGK và trả lời câu hỏi: “ Vậy sự cao, thấp của âm nghe được có liên hệ như thế nào với tần số của sóng âm? “ 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
- HS hoạt động nhóm nghiên cứu thí nghiệm hình 13.4 và trả lời 3 câu hỏi. 
- GV quan sát và hỗ trợ. 
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Gv gọi đại diện 1 nhóm lên trình bày, các nhóm khác quan sát, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV chốt lại kiến thức về sự phụ thuộc độ cao của âm vào tần số dao động ở mức độ. 
2. Độ cao của âm
Trả lời câu hỏi TN 13.4 SGK: 
1. Tần số 13.4a nhỏ hơn 13.4b 
- Tần số sóng âm của âm thoa càng lớn thì tần số dao động càng lớn. 
2. Tần số 13.4a nhỏ -> âm thấp (trầm)
 Tần số 13.4b lớn -> âm cao (bổng)
3. Mối liên hệ: 
Tần số sóng âm càng lớn thì nghe thấy âm càng cao (bổng) và ngược lại. 
- Kết luận: Tần số dao động âm càng lớn thì âm phát ra càng cao (bổng); tần số dao động âm càng nhỏ thì âm phát ra càng thấp (trầm). 
Hoạt động 2.4: Luyện tập về mối liên hệ giữa độ cao và tần số của sóng âm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- HS đọc câu hỏi mục (?) trong SGK trang 67 và trả lời 3 câu hỏi.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
- HS hoạt động theo cặp trả lời 3 câu hỏi trong SGK.
- GV quan sát và hỗ trợ. 
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Gv gọi đại diện 2-3 nhóm lên trình bày, các nhóm khác quan sát, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV chốt kiến thức. 

Trả lời câu hỏi mục (?) SGK: 
Câu 1: 
a) Tần số dao động của cánh muỗi bay là 600Hz ; cánh ong là 330 Hz 
-> Muỗi vỗ cánh nhanh hơn ong. 
b) Âm thanh phát ra khi vỗ cánh của muỗi cao hơn ong. 
Câu 2:
- Khi vặn cho dây đàn ghita căng nhiều thì âm phát ra nghe cao hơn -> tần số lớn hơn
- Khi vặn cho dây đàn ghita căng ít thì âm phát ra nghe thấp hơn -> tần số nhỏ hơn
Câu 3: 
- Âm trầm: giọng nam
- Â

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_khtn_7_vat_li_sach_ket_noi_tri_thuc_nam_hoc.docx
  • docxTiết 1+2.docx
  • docxTiết 3-5.docx
  • docxTiết 6-7.docx
  • docxTiết 8-11.docx
  • docxTiết 12-14.docx
  • docxTiết 15+16+18.docx
  • docxTiết 17.docx
  • docxTiết 20-23.docx
  • docxTiết 24+25.docx
  • docxTiết 26+28+29.docx
  • docxTiết 27.docx
  • docxTiết 30-32.docx
  • docxTiết 33+34+36.docx
  • docxTiết 35.docx
  • docxTiết 37-40.docx
  • docxTiết 41-43.docx
  • docxTiết 44.docx