Kế hoạch bài dạy Khoa học Lớp 4 Sách KNTT - Học kỳ 1

Tiết 1: Tính chất của nước và nước với cuộc sống (Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Quan sát và làm được thí nghiệm đơn giản để phát hiện ra một số tính chất của nước. Nêu được một số tính chất của nước.Rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm, hoạt động trải nghiệm, qua đó góp phần phát triển năng lực khoa học.

- Biết tự chủ thực hiện thí nghiệm, trải nghiệm để kiểm chứng tính thực tiễn của nội dung bài học. Biết trao đổi, góp ý cùng bạn trong hoạt động nhóm và thí nghiệm.

- Xây dựng tốt mối quan hệ thân thiện với bạn trong học tập và trải nghiệm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- HS: SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

docx 81 trang Cô Giang 13/11/2024 70
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Khoa học Lớp 4 Sách KNTT - Học kỳ 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Khoa học Lớp 4 Sách KNTT - Học kỳ 1

Kế hoạch bài dạy Khoa học Lớp 4 Sách KNTT - Học kỳ 1
KHOA HỌC
Tiết 1: Tính chất của nước và nước với cuộc sống (Tiết 1) 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Quan sát và làm được thí nghiệm đơn giản để phát hiện ra một số tính chất của nước. Nêu được một số tính chất của nước.Rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm, hoạt động trải nghiệm, qua đó góp phần phát triển năng lực khoa học.
- Biết tự chủ thực hiện thí nghiệm, trải nghiệm để kiểm chứng tính thực tiễn của nội dung bài học. Biết trao đổi, góp ý cùng bạn trong hoạt động nhóm và thí nghiệm.
- Xây dựng tốt mối quan hệ thân thiện với bạn trong học tập và trải nghiệm. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- GV: Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- HS: SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- GV tổ chức múa hát bài “Giọt mưa và em bé” – Nhạc và lời Quang Huấn để khởi động bài học. 
- GV Cùng trao đổi với HS về nội dung bài hát và các hoạt động múa, hát mà các bạn thể hiện trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương và dẫn dắt vào bài mới.
- Một số HS lên trước lớp thực hiện. Cả lớp cùng múa hát theo nhịp điều bài hát.
- HS chia sẻ nhận xét về các bạn thể hiện múa hát trước lớp.
- HS lắng nghe.
2. Khám phá:
*Hoạt động 1: Tính chất của nước. (sinh hoạt nhóm 4)
* Thí nghiệm 1. GV chuẩn bị: Đồ dùng thủy tinh không màu: 4 cốc, 4 bát, 4 chai; nước sạch có thể uống được, giao cho 4 nhóm và yêu cầu:
- Tiến hành: Rót cùng một lượng nước vào cốc, bát, chai như hình 1. 
- GV mời các nhóm thảo luận và làm thí nghiệm theo các bước sau:
+ Hãy ngửi, nếm và quan sát màu sắc, hình dạng của nước trong mỗi hình.
- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm.
- Nước có tính chất gì ?
GV nhận xét chung, chốt lại tính chất của nước: Nước có tính chất không màu, kkông mùi, không vị và không có hình dạng nhất định.

- Đại diện các nhóm nhận các dụng cụ thí nghiệm.
-Tiến hành thực hiện thí nghiệm theo yêu cầu của giáo viên.
- Ghi kết quả thảo luận ra phiếu học tập:
- Các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm, nhóm khác nhận xét.
-HS thảo luận nhóm nêu tính chất của nước 
- 2-3 HS nhắc lại tính chất của nước

Thí nghiệm 2: Làm việc chung cả lớp
- GV chuẩn bị 1 tấm gỗ, 1 khay nhựa, một cốc nước.
- Tiến hành: GV mời 1 HS lên trước lớp thực hiện thí nghiệm theo hướng dẫn của GV.
- GV mời cả lớp quan sát thí nghiệm và trả lời các câu hỏi:
+ Hướng chảy của nước trên tấm gỗ.
+ Khi xuống tới khay, nước chảy như thế nào?
- Nước còn có tính chất gì ?
- GV nhận xét và chốt ý: 
Nước chảy từ cao xuống thấp và chảy lan ra mọi phía. 

- HS quan sát các dụng cụ thí nghiệm.
- 1 HS lên trước lớp làm thí nghiệm theo HD của GV.
- HS trả lời theo quan sát thí nghiệm.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
3. Luyện tập-vận dụng.
Thí nghiệm 3: Làm việc theo tổ
- GV chuẩn bị 2 khăn mặt, 2 đĩa, 2 tờ giấy ăn khô, 3 thìa, nước.
- GV mời lớp chia thành 3 tổ lên lấy dụng cụ để tiến hành thực hiện thí nghiệm. 
- GV Hướng dẫn thi nghiệm: Đặt khăn mặt, đĩa và giấy ăn chồng lên nhau như hình. Đổ một thìa nước lên mặt trên của mỗi loại. Sau đó quan sát khăn mặt, đĩa, giấy ăn ở dưới và cho biết nước thấm qua vật nào? Vì sao em biết.
- GV mời đại diện các tổ báo cáo kết quả thí nghiệm.
- GV ghi nhận kết quả và chốt nội dung:
Nước có thể thấm qua một số đồ vật, còn một số đồ vật thì không thấm qua.

- Cả lớp quan sát dụng cụ thí nghiệm.
- Lớp chia thành 3 tổ, mỗi tổ nhận một dụng cụ thí nghiệm: 
+ Tổ 1: 2 khăn mặt, 1 thìa và nước.
+ Tổ 2: 2 đĩa, 1 thìa và nước.
+ Tổ 3: 2 tờ giấy ăn, 1 thìa và nước
- Tiến hành làm thí nghiệm theo hướng dẫn của GV.
- Các thành viên trong tổ quan sát diễn biến xảy ra từ thí nghiệm, thảo luận và viết ra kết quả theo câu hỏi của GV.
- Đại diện các tổ báo cáo kết quả thí nghiệm
Thí nghiệm 4: Làm việc chung cả lớp
- GV chuẩn bị: 3 cốc thủy tinh, 3 thìa, muối ăn, cát, đường, nước.
- Mời 3 HS lên làm thí nghiệm: Lấy 3 cốc nước như nhau, cho vào từng cốc các chất như muối ăn, cát, đường như hình rồi khuấy đều.
- GV mời cả lớp cùng quan sát diễn biến của thí nghiệm và trả lời câu hỏi: 
Nước hòa tan chất nào và không hòa tan chất nào?
- GV nhận xét, chốt nội dung:
 Nước hòa tan một số chất.

- HS quan sát các dụng cụ thí nghiệm
- Cả lớp quan sát 3 bạn làm thí nghiệm.
- HS xung phong trả lời câu hỏi:
Nước hòa tan muối và đường. Nước không hòa tan cát.
- HS lắng nghe, ghi nhớ
Tổng kết thí nghiệm:
- Qua các thí nghiệm đã làm, chúng ta có thể nêu được một số tính chất của nước là gì?
+ GV nhận xét, tuyên dương.

- HS trả lời cá nhân theo hiếu biết của mình qua quan sát các thí nghiệm.
* GV tổ chức trò chơi “Hoa đẹp bốn phương”
+ GV chuẩn bị một số hoa bằng giấy màu. 
+ Chia lớp thành các nhóm. Và cùng thi một lượt tỏng thời gian 2 phút.
+ Các nhóm thi nhau đưa ra những vật nước có thể hòa tan, nước không hòa tan. Mỗi lần đưa ra câu đúng sẽ được nhận 1 hoa dán vào vị trí nhóm. Sau 2 phút, nhóm nào nhiều hoa nhất nhóm đó thắng cuộc.
*Tổng kết, nhận xét tiết học: 
- Nhận xét sau tiết dạy
- Dặn dò về nhà.

- Học sinh lắ...ện thí nghiệm, trải nghiệm để kiểm chứng tính thực tiễn của nội dung bài học.
- Xây dựng tốt mối quan hệ thân thiện với bạn trong học tập và trải nghiệm. Có ý thức trách nhiệm với lớp, tôn trọng tập thể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
-GV: Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. Dụng cụ để HS làm được các thí nghiệm ở hình 3 SGK,
 -HS: SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.
GV cho HS quan sát hiện tượng khi dùng khăn ẩm lau bảng thì thấy bảng ướt sau đó đã khô, từ đó GV đặt câu hỏi:  
Giải thích được việc làm khơi thông miệng hố ga góp phần chống ngập nước.
- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
Khi lau bảng bằng khăn ẩm (Hình 1), chỉ một lát sau bảng khô. Vậy nước ở bảng đã đi đâu?
- HS tham gia trò chơi
- HS quan sát hiện tượng.
- HS trả lời
- HS lắng nghe. 
HS trả lời

2. Khám phá:
Hoạt động 1: Sự chuyển thể của nước
* Thí nghiệm 1. 
GV chuẩn bị: hai khay đá , 1 khay để trong vài giờ, một khay đá nhấc ra ngoài để vài giờ, giao cho 4 nhóm và yêu cầu:
- Tiến hành: - GV chia lớp thành các nhóm 4 HS, yêu cầu tất cả HS đọc các thông tin trong SGK trước khi đi vào hoạt động cụ thể.
- GV hướng dẫn các nhóm HS quan sát hình 2, hãy ghi chép sự thay đổi đã xảy ra với nước trong khay.
* Thí nghiệm 2 : +Làm việc chung cả lớp -
- Giáo viên :Chuẩn bị 1 cốc, đĩa, nước nóng, găng tay vải.
Tiến hành: 
- Đeo găng tay.
- Rót nước nóng vào cốc (Hình 3a), quan sát và ghi chép hiện tượng xảy ra. 
- Úp đĩa vào cốc nước nóng khoảng một phút rồi nhấc đĩa lên (Hình 3b). Quan sát và ghi chép hiện tượng xảy ra ở mặt trong của đĩa.
+ Hoạt động nhóm bàn
Từ các hiện tượng quan sát được ở trên, hãy:
- Cho biết nước có thể tồn tại ở thể nào?
- Chỉ ra sự chuyển thể của nước đã xảy ra trong mỗi hình.
- GV cho 1 - 2 nhóm trả lời câu hỏi và nhận xét chéo nhau.
- GV nhận xét phần trình bày của các nhóm, tuyên dương các nhóm có câu trả lời chính xác.
- GV tuyên dương và chuyển sang hoạt động tiếp theo.

- HS đọc thông tin SGK trang 9, 10.
- HS quan sát hình, thảo luận và viết câu trả lời 
 HS quan sát GV làm thí nghiệm.
- HS thảo luận nhóm và viết câu trả lời vào bảng nhóm

Hoạt động 2: Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
GV tổ chức cho HS hoạt động thành 4 nhóm, thực hiện.
- GV hướng dẫn các nhóm HS quan sát và đọc thông tin trong hình 6, thảo luận và trả lời câu hỏi: Hãy cho biết:
+ Mây được hình thành như thế nào?
+ Nước mưa từ đâu ra?
+ Sự chuyển thể nào của nước diễn ra trong tự nhiên? Sự chuyển thể đó có lặp đi lặp lại không?
+ Vì sao "vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên" quan trọng đối với chúng ta?
- GV tuyên dương và chuyển sang hoạt động luyện tập.
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- HS quan sát hình 6, thảo luận và xung phong trình bày kết quả

3. Tổng kết thí nghiệm:
- Qua các thí nghiệm đã làm, chúng ta thấy nước tồn tại ở mấy thể ? là những thể nào? GV tổ chức cho HS chơi trò chơi trắc nghiệm củng cố kiển thức:
Câu 1: Nước có thể tồn tại ở dạng thể nào?
A. Rắn                B. Lỏng    
C. Khí                 D. Cả 3 đáp án trên
Câu 2: Hiện tượng nước từ thể rắn chuyển sang thể lỏng được gọi là
A. Nóng chảy      B. Đông đặc
C. Ngưng tụ         D. Bay hơi
- GV nhận xét, tuyên dương.

- HS trả lời cá nhân theo hiếu biết cuả mình qua quan sát các thí nghiệm.
- HS tham gia trò chơi.
- Đáp án:
Câu 1 D 
Câu 2 A
 
*Tổng kết, nhận xét tiết học: 
- GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi, hái hoa,...sau bài học
 - GV nêu câu hỏi để HS suy nghĩ, trả lời:
Người ta thường phơi quần áo sau khi giặt ra nắng, gió. Em hãy cho biết mục đích của việc làm này và giải thích.
- GV gọi 1 HS trả lời
 - GV chốt đáp án.
- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học theo nội dung "Em đã học":
+ Sự chuyển thể của nước.
+ Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
- GV nhận xét, đánh giá tiết học.

- HS trả lời
- HS chú ý lắng nghe, ghi nhớ.
- HS lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
________________________________________
KHOA HỌC
Tiết 4: 	 Sự chuyển thể chủa nước và vòng tuần hoàn của nước
 trong tự nhiên (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
- Thực hành thí nghiệm đơn giản và vẽ sơ đồ về sự chuyển thể của nước. Vẽ và giải thích được sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên và ghi chú được "vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên".Vẽ sơ đồ và sử dụng được các thuật ngữ: bay hơi, ngưng tụ, đông đặc, nóng chảy để mô tả sự chuyển thể của nước.
- Biết tự chủ thực hiện thí nghiệm, trải nghiệm để kiểm chứng tính thực tiễn của nội dung bài học.
- Xây dựng tốt mối quan hệ thân thiện với bạn trong học tậ...c sinh
1. Khởi động: 
- GV cho HS kể tên các nguồn nước và phân biệt đâu là nguồn nước sạch, đâu là nguồn nước bị ô nhiễm. (Làm việc cặp đôi).
- GV mời đại diện nhóm trình bày. 
- GV nhận xét, tuyên dương và dẫn dắt vào bài mới 
- HS lắng nghe.
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS lắng nghe.
2. Khám phá: 
Hoạt động 1: Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước. (sinh hoạt nhóm 4)
- GV hướng dẫn các nhóm HS quan sát hình 1, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau vào phiếu bài tập:
+ Chỉ ra dấu hiệu chứng tỏ nước bị ô nhiễm. 
+Cho biết nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và nguyên nhân nào do con người trực tiếp gây ra. 
- GV mời đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét phần trình bày của các nhóm và chốt kiến thức về các nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước có thể do con người và thiên nhiên gây ra, với các nguyên nhân trực tiếp do con người gây ra thì có thể chủ động khắc phục.
+ Nêu nguyên nhân khác gây ô nhiễm nguồn nước?
+ Kể việc làm ở gia đình hoặc địa phương đã và đang gây ô nhiễm nguồn nước?
- GV nhận xét, tuyên dương.

- Các nhóm HS quan sát hình 1, thảo luận và trả lời các câu hỏi: 
- Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
Hoạt động 2: Bảo vệ nguồn nước. 
2.1 – 2.2: (Làm việc nhóm 4)
- GV cho các nhóm HS chia sẻ những hiểu biết và suy nghĩ của mình về tác hại của việc sử dụng nước bị ô nhiễm và vì sao phải bảo vệ nguồn nước.
- GV mời đại diện các nhóm trình bày, nhận xét chéo nhau.
- GV nhận xét phần trình bày của các nhóm và chốt kiến thức:
+ Các bệnh con người có thể mắc do sử dụng nước bị ô nhiễm: đau mắt, đau bụng, ghẻ lở,..
+ Nếu không bảo vệ nguồn nước thì con người dễ bị mắc bệnh về đường tiêu hóa, ngoài da và bệnh về mắt,... Vì vậy, cần phải bảo vệ nguồn nước.

- HS hoạt động theo yêu cầu.
- Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
2.3 Làm việc nhóm đôi:
- GV hướng dẫn các nhóm HS quan sát hình 2 để thảo luận cho biết việc làm để bảo vệ nguồn nước và nêu tác dụng của việc làm đó vào phiếu học tập hoặc bảng nhóm.
- GV cho các nhóm trả lời câu hỏi và nhận xét chéo nhau.
+ Nêu những việc làm khác để bảo vệ nguồn nước?
+ Nêu các việc làm để vận động mọi người xung quanh cùng bảo vệ nguồn nước?
- GV nhận xét, tuyên dương cung cấp thêm một số thông tin: Nước có thể bị ô nhiễm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nước đã sử dụng trong sinh hoạt và trong công nghiệp được gọi là nước thải. Vì vậy, trước khi thải ra môi trường, nước thải cần được xử lí. Khi ao, hồ có nhiều chất thải hữu cơ, vi sinh vật sống ở đó vừa tiêu thụ chất thải để phát triển với tốc độ rất nhanh, vừa tiêu thụ ô xi tan trong nước. 

- HS hoạt động theo yêu cầu.
- Các nhóm trả lời câu hỏi và nhận xét chéo nhau.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
*Tổng kết, nhận xét tiết học: 
- GV tổ chức trò chơi “Hoa đẹp bốn phương”
+ GV chuẩn bị một số hoa bằng giấy màu. 
+ Chia lớp thành các nhóm. Và cùng thi một lượt tỏng thời gian 2 phút.
+ Các nhóm thi nhau đưa ra những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước. 
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- Học sinh lắng nghe yêu cầu trò chơi.
- HS tham gia trò chơi
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
________________________________________
 KHOA HỌC
TIẾT 6: SỰ Ô NHIỄM VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC. MỘT SỐ CÁCH 
LÀM SẠCH NƯỚC (T2) 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nêu được nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường, liên hệ thực tế ở gia đình và địa phương. Nêu được sự cần thiết phải bảo vệ nguồn nước (nêu được tác hại của nước không sạch) và phải sử dụng tiết kiệm nước.
- Thực hiện tốt và có sáng tạo trong thực hiện các hoạt động của bài học để nắm chắc kiến thức.
- Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện để năm vững nội dung yêu cầu cần đạt của bài học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
-GV: Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
-HS: SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học. 
+ Câu 1: Nêu các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước.
+ Câu 2: Kể việc làm ở gia đình hoặc địa phương đã và đang gây ô nhiễm nguồn nước.
+ Câu 3: Các bệnh có thể mắc do ô nhiễm nguồn nước.
- GV nhận xét, tuyên dương và dẫn dắt vào bài mới.
- HS tham gia trò chơi. Quan sát hình và trả lời câu hỏi
- HS lắng nghe.
2. Khám phá:
Hoạt động 3: Sử dụng tiết kiệm nước. (Sinh hoạt nhóm 2)
3.1 - GV giới thiệu một số hình ảnh để học sinh quan sát, đọc thông tin ở hình 3 và cho biết điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không tiết kiệm nước.
- Mời HS thảo luận nhóm 2 để thực hiện nhiệm vụ.
- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV dặn dò HS chia sẻ điều đó với bạn và ...mời HS giải thích hiện tượng xảy ra và cho biết túi ni lông có chứa gì?
- GV chốt lại: Khi bóp nhẹ túi thấy có bọt khí thoát ra ngoài, điều này chứng tỏ rằng trong túi chứa không khí.
* Thí nghiệm 2. 
- Quan sát hình 2, dự đoán bên trong chai rỗng và trong các lỗ nhỏ li ti của miếng bọt biển khô có chứa gì?
- GV tiếp tục cho HS quan sát hình 3 để kiểm chứng dự đoán ban đầu.
- GV hỏi HS từ các hiện tượng quan sát được ở hình 1,2,3 và trong cuộc sống, hãy cho biết không khí có ở đâu.
- GV nhận xét chung, chốt lại kiến thức:
Vì trong chai và miếng bọt biển có chứa không khí, khi nước chiếm chỗ thì không khí thoát ra ngoài.
Tổng kết thí nghiệm:
- Qua các thí nghiệm đã làm, chúng ta có thể biết được không khí có ở đâu.
- GV nhận xét, tuyên dương.

- Đại diện các nhóm nhận các dụng cụ thí nghiệm.
- Lắng nghe yêu cầu của GV
- Tiến hành thực hiện thí nghiệm theo yêu cầu của giáo viên.
- Các nhóm quan sát, thảo luận và báo cáo kết quả thí nghiệm, nhóm khác nhận xét.
- HS lắng nghe và rút kinh nghiệm
- Lắng nghe yêu cầu của GV
- Tiến hành thực hiện quan sát theo yêu cầu của giáo viên. Dự đoán kết quả xảy ra.
- Một số nhóm giải thích 
- HS lắng nghe
- HS trả lời cá nhân theo hiểu 
- HS lắng nghe
* Tổng kết, nhận xét tiết học:
- GV tổ chức trò chơi “Nhốt không khí vào trong túi”
+ GV chuẩn bị một số túi ni lông. 
+ Chia lớp thành các nhóm. Và cùng thi một lượt trong thời gian 2 phút.
- Em nhìn thấy không khí như thế nào?
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- Học sinh lắng nghe yêu cầu trò chơi.
- HS tham gia trò chơi.
- HS lắng nghe

	IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
________________________________________
KHOA HỌC
TIẾT 8: KHÔNG KHÍ CÓ Ở ĐÂU?
TÍNH CHẤT VÀ THÀNH PHẦN CỦA KHÔNG KHÍ (TIẾT 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Quan sát và làm được thí nghiệm đơn giản để nhận biết được sự có mặt của không khí, xác định được một số tính chất của không khí, nhận biết trong không khí có hơi nước, bụi,.Kể được tên của không khí: ni-tơ,(nitrogen), ô-xi (oxygen).các -bô – níc (carbon dioxide).
- HS tự chủ thực hiện thí nghiệm, trải nghiệm để kiểm chứng tính thực tiễn của nội dung bài học. Thực hiện tốt và có sáng tạo trong thực hiện các hoạt động của bài học để năm chắc kiến thức.
- HS xây dựng tốt mối quan hệ thân thiện với bạn trong học tập và trải nghiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- HS: SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học. 
+ GV đốt 2 cây nến (vì bật lửa rất nguy hiểm nên các em không được tự ý dùng) 
- Cho HS nhìn xem 2 cây nến như thế nào?
- Hai cây nến đang cháy nếu bây giờ cô úp cái cốc này vào, các em đoán xem điều gì sẽ xảy ra?
- Điều gì xảy ra đây?
-Vì sao nến lại tắt?
- GV cho HS trả lời. Nhận xét, tuyên dương và dẫn dắt vào bài mới.
- HS tham gia trò chơi. Quan sát hình và trả lời câu hỏi
+ HS dự đoán.
- HS lắng nghe.
2. Khám phá
Hoạt động 2: Không khí có những tính chất gì?. 
*Quanh em là không khí:
- GV cho HS dùng các giác quan và cho biết màu, mùi, vị của không khí.
- Nêu ví dụ về mùi thơm hay mùi khó chịu mà em đã ngửi thấy trong không khí. Mùi đó có phải là mùi của không khí không, vì sao?
- Chúng ta nhìn thấy nhau và nhìn thấy đồ vật xung quanh chúng ta, từ đó nhận xét về tính trong suốt của không khí.
- Mời HS thảo luận nhóm 2 để thực hiện nhiệm vụ.
- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV nhận xét tuyên dương và chốt lại nội dung
*Thí nghiệm 1: 
Chuẩn bị: 1 bơm tiêm
Tiến hành: dùng đầu ngón tay bịt kín đầu kim tiêm, dùng ngón tay khác ấn ruột bơm tiêm vào sâu trong vỏ bơm tiêm (hình 4b) sau đó thả ngón tay vừa ấn ruột bơm tiêm ra (hình 4c)
-Quan sát hình a và cho biết bên trong vỏ bơm tiêm chứa gì?
- Mô tả hiện tượng đã xảy ra ở hình 4b và 4c có sử dụng các từ gợi ý. Không khí nén lại, giãn ra
- GV cho các nhóm trả lời và nhận xét chéo nhau.
- GV nhận xét phần trình bày của các nhóm và chốt lại.
- GV cho HS quan sát hình 5 và trả lời câu hỏi:
- Bạn Nam kéo ruột bơm lên hay ấn ruột bơm xuống để lốp xe căng lên?
- Trong tác động đó bạn Nam đã áp dụng tính chất nào của không khí?
- GV mời học sinh trả lời câu hỏi, GV nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, tuyên dương.

- HS sinh hoạt nhóm 2, thảo luận và trả lời các câu hỏi theo yêu cầu.
- HS lấy ví dụ, các nhóm nhận xét lẫn nhau.
- HS thảo luận nhóm 2
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả:
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm
- HS theo dõi
- HS quan sát và trả lời câu hỏi của GV
- Đại diện các nhóm trả lời
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm
- HS quan sát hình 5
- HS trả lời... đối với sự sống của con người?
-GV nhận xét, kết luận: Không khí có vai trò duy trì sự sống của con người.
 
- HS thực hiện, chia sẻ trong nhóm.
- Chia sẻ trước lớp
- HS trả lời.
- Nhiều HS nhắc lại vai trò của không khí.
2.2. HS qua sát hình 3, thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi vào phiếu học tập.
1. Nếu đậy kín cây ở hình 3a và lọ đựng con gián ở hình 3b thì sau một thời gian cây và con gián sẽ như thế nào?
2. Từ đó rút ra nhận xét về vai trò của không khí đối với sự sống của sinh vật.
- Nhận xét, chốt kiến thức: Không khí có vai trò duy trì sự sống cho cả động vật và thực vật (sinh vật)
-HS thảo luận nhóm 2
- Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét lẫn nhau.
- Nhiều HS nhắc lại.
* Tổng kết, nhận xét tiết học.
Qua những điều học được trong bài, em hãy cho biết:
- Vì sao trong các nhà kính trồng rau thường có cửa thông khí ?
- Người ta sục không khí vào bể cá cảnh để làm gì?
- Em có thể nêu một vài ví dụ khác về vai trò của không khí đối với sự sống.
- Nhận xét, tuyên dương HS trả lời tốt
- Nhận xét sau tiết dạy.

- HS trả lời
- Học sinh lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
________________________________________
KHOA HỌC
TIẾT 10 : VAI TRÒ CỦA KHÔNG KHÍ VÀ 
 BẢO VỆ BẦU KHÔNG KHÍ TRONG LÀNH. (T2) 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Giải thích được nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí; sự cần thiết phải bảo vệ bầu không khí trong lành.Thực hiện được việc làm phù hợp để bảo vệ bầu không khí trong lành và vận động những người xung quanh cùng thực hiện.
- Biết tự giác quan sát tranh, nghiên cứu bài để tìm hiểu nguyên nhân gây ô nhiễm không khí và cách bảo vệ bầu không khí trong lành.Biết trao đổi, góp ý cùng bạn trong hoạt động nhóm.
- Xây dựng tốt mối quan hệ thân thiện với bạn trong học tập và trải nghiệm.Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện để năm vững nội dung yêu cầu cần đạt của bài học.Có ý thức trách nhiệm trong học tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- GV: Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- HS : SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- GV tổ chức trò chơi 
+ Câu 1: Em hãy nêu vai trò của không khí đối với sự cháy và sự sống.
+ Câu 2: Cho ví dụ về vai trò của của không khí đối với sự sống.
- GV NX, tuyên dương và dẫn dắt vào bài mới.
- HS tham gia trò chơi, trả lời câu hỏi
- 2 HS trả lời.
- HS lắng nghe. Nhận xét.
2. Khám phá:
Hoạt động 3: Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí (nhóm đôi)
GV yêu cầu HS đọc thông tin 
H: Không khí như thế nào là không khí bị ô nhiễm?
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- GV yêu cầu học sinh quan sát hình 5, thảo luận và trả lời câu hỏi, ghi vào phiếu.
1. Hãy chỉ ra các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí.
2. Các nguyên nhân trên do con người,tự nhiên gây ra.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV yêu cầu HS các nhóm viết nhanh một số nguyên nhân khác gây ô nhiễm không khí 
 - GV nhận xét tuyên dương và chốt lại các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí.

-HS đọc.
-HS trả lời.
- HS sinh hoạt nhóm 2, quan sát tranh, thảo luận và trả lời các câu hỏi .
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả:
- HS viết nhanh vào bảng nhóm, trình bày
- HS lắng nghe.
Hoạt động 4: Bảo vệ bầu không khí trong lành. (nhóm 2)
* GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi sau: 
1. Sống trong bầu không khí bị ô nhiễm chúng ta có thể mắc bệnh gì về mắc và đường hô hấp?
2. Vì sao cần thiết phải bảo vệ bầu không khí trong lành?
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Mời các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương, kết luận

 Nhóm 2
- HS sinh hoạt nhóm 2, quan sát tranh, thảo luận và trả lời các câu hỏi .
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét, góp ý.
- Cả lớp lắng nghe
* GV cho HS quan sát hình 6, thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi sau: 
H: Cho biết việc nên làm và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong lành.
- Các nhóm đổi chéo phiếu để NX lẫn nhau.
- Các nhóm trình bày bài của nhóm bạn và nhận xét .
- GV nhận xét, tuyên dương
- Yêu cầu HS nêu thêm một số việc nên làm và không nên làm khác để bảo vệ bầu KK. 
- HS sinh hoạt nhóm 2, quan sát hình 6, thảo luận và ghi câu trả lời vào phiếu.
- Đổi phiếu nhận xét. 
- Đại diện nhóm thực hiện.
- Lắng nghe
- HS xung phong trả lời nhanh.
* Tổng kết, nhận xét tiết học.
- Gọi HS đọc phần: Em đã học
- GV tổ chức trò chơi “Ai làm nhiều hơn”
- HS thi nhau kể về những việc đã làm để bảo vệ bầu không khí trong lành và cho biết ý nghĩa của việc làm đó.
- Tuyên dương các bạn kể và giải thích đúng.
- GV yêu cầu học sinh về nhà vẽ sơ đồ tư duy tổng kết nội dung bài học theo phần
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.
- 2 HS đọc
- HS th...1 – 2 HS tiến hành thí nghiệm như mô tả trong sách.
- GV yêu cầu HS quan sát, ghi chép các hiện tượng xảy ra và trả lời các câu hỏi:
+ Trường hợp nào chong chóng quay nhanh nhất, trường hợp nào chong chóng quay chậm nhất?
+ Qua thí nghiệm trên, hãy kết luận không khí chuyển động mạnh sẽ gây ra gió mạnh hay nhẹ.
- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời
- GV nhận xét và đưa ra đáp án
- GV yêu cầu HS quan sát hình 5.
- GV đặt câu hỏi:
+ So sánh mức độ mạnh của gió trong các hình. Dựa vào đặc điểm nào trong hình để so sánh mức độ đó?
+ Dự đoán cấp gió và nêu tác động của gió trong mỗi hình.
+ Gió đến cấp nào thì cần phải đề phòng những thiệt hại do tác động của nó gây ra?
- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời
- GV nhận xét và đưa ra đáp án
- HS lắng nghe các yêu cầu của GV.
- HS làm thí nghiệm.
- HS thực hiện yêu cầu của GV.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, chữa bài.
- HS quan sát hình.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, chữa bài.
Hoạt động 2: Phòng chống bão.
- GV chia lớp thành các nhóm 6 để tham gia hoạt động.
- GV yêu cầu HS nhắc lại các cấp độ gió và gió đến cấp độ nào thì cần để phòng tránh những thiệt hại do nó gây ra.
- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời
- GV hướng dẫn nhóm HS đọc bản tin trong hình 6.
- GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi: Ở thời điểm nào trong ngày chúng ta cần đề phòng thiệt hại do gió gây ra?
- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời
- GV nhận xét và đưa ra đáp án
- GV yêu cầu HS chia sẻ tình hình bão ở địa phương.
- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời
- GV nhận xét phần trình bày của các nhóm.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 7.
- GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi: 
Chỉ ra cách phòng chống bão trong mỗi hình.
- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời
- GV nhận xét và đưa ra đáp án
- GV đặt câu hỏi mở rộng:
+ Để giảm các thiệt hại do bão gây ra, hãy nêu các cách phòng chống khác mà em biết.
+ Khi có bão, gia đình và địa phương em đã thực hiện các cách nào để giảm thiệt hại?
- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. 
- GV nhận xét các câu trả lời của HS.
- HS chia nhóm theo hướng dẫn của GV.
- HS lắng nghe yêu cầu của GV.
- HS trả lời: 
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS chia sẻ.
- HS lắng nghe, chữa bài.
- HS quan sát hình.
- HS thực hiện yêu cầu của GV.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi bài.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời
- HS lắng nghe, chữa bài.
*Tổng kết, nhận xét tiết học
- GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ tư duy về các nội dung chính trong bài học.
- GV đặt câu hỏi củng cố:
+ Gió được hình thành như thế nào.
+ Mức độ mạnh của gió được chia thành bao nhiêu cấp? Cụ thể là các cấp nào?
+ Giải thích vì sao người dân sống ở gần biển cảm thấy mát hơn người dân sống xa biển vào mùa hè.
- GV mời đại diện 2 – 3 HS chia sẻ sản phẩm
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS lắng nghe, thực hiện yêu cầu của GV.
- HS chia sẻ sản phẩm.
- HS lắng nghe, phát huy.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời:
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
________________________________________
KHOA HỌC
TIẾT 13: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ: CHẤT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Tóm tắt được những nội dung chính đã học dưới dạng sơ đồ, vận dụng được những kiến thức về nước, không khí để giải thích cũng như xử lí một số tình huống đơn giản trong đời sống.
- Tích cực thực hiện thí nghiệm, trải nghiệm để kiểm chứng tính thực tiễn của nội dung bài học, thực hiện tốt và có sáng tạo trong thực hiện các hoạt động của bài học để năm chắc kiến thức.
- Chăm chỉ rèn luyện để năm vững nội dung yêu cầu cần đạt của bài học, xây dựng tốt mối quan hệ thân thiện với bạn trong học tập và trải nghiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point, và các đồ dùng làm thí nghiệm và các đồ dùng dạy học khác
 - HS: SGK, vở, bút ,
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- GV cho HS múa hát bài “Hạt mưa xinh” – Nhạc và lời Quang Huấn để khởi động bài học. 
- Cho HS cùng trao đổi về nội dung bài hát và các hoạt động múa, hát mà các bạn thể hiện trước lớp.
- GV kiểm tra tranh vẽ hưởng ứng phong trò ủng hộ ngày môi trường thế giới đã dặn HS chuẩn bị ở nhà
- GV nhận xét, tuyên dương và dẫn dắt vào bài mới.
- Một số HS lên trước lớp thực hiện. 
- HS chia sẻ nhận xét về các bạn thể hiện múa hát trước lớp.
- HS lắng nghe.
2. Luyện tập – vận dụng 
Hoạt động 1: Tóm tắt các nội dung đã học trong chủ đề. 
- GV đưa YC: Thảo luận nhóm 6 tóm tắt các nội dung đã học trong chủ đề “Chất” theo cách sáng tạo
- GV mời các nhóm thảo luận và vẽ sơ đồ tư duy sáng tạo tóm tắt kiến thức vào bảng nhóm
- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
- GV hỏi: Điều gì ...nhỏ, đèn pin, viên bi trắng, phiếu nhóm (số lượng: 04 bộ)
- GV cho HS đọc cách tiến hành thực nghiệm 
- GV YC thảo luận nhóm tổ và hoàn thành phiếu học tập
- GV cho đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. 
- GV mời HS nhận xét, chốt kết quả, hỏi khai thác
+Vì sao em nhìn thấy viên bi?
+Từ kết quả thí nghiệm, em rút ra nhận xét gì?
- GV nhận xét, tuyên dương và chốt lại nội dung.

- 2 HS đọc 2 lượt, lớp đọc thầm
- HS thí nghiệm nhóm tổ, thảo luận và trả lời các câu hỏi theo yêu cầu.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả trong phiếu học tập
- Nhóm khác nhận xét, góp ý
- HS lắng nghe
* Thí nghiệm 2: Kiểm tra ánh sáng truyền thẳng trong không khí 
- GV chuẩn bị: Đèn pin đã bỏ chao đèn; ống nhựa dẻo dài khoảng 60cm 
- GV cho HS đọc cách tiến hành thực nghiệm 
- GV YC thảo luận nhóm 4 tiến hành thí nghiệm
- GV mời các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét, tuyên dương và chốt: Ánh sáng từ vật đến mắt giúp ta nhìn thấy vật
- GV đưa hình 5 cho lớp quan sát và hỏi:
+ Chỉ ra vật phát sáng trong hình
+ Vì sao người đứng trên tường nhìn thấy ô tô
+ Thảo luận: Người đó cần có điều kiện gì để nhìn thấy ô tô vào ban đêm
- GV mời HS trả lời
- GV mời HS nhận xét
- GV nhận xét, tuyên dương và chốt

- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- HS đọc cách tiến hành 
- HS thảo luận nhóm 4 làm thí nghiệm 
- HS trình bày
- HS lắng nghe
- HS trả lời
- HS nhận xét
- HS khác nhận xét, góp ý
* Tổng kết, nhận xét tiết học
- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh Ai đúng”
Hs giơ thẻ chọn đáp án. VD câu hỏi
+ Đâu là vật phát sáng?
+ Nhờ đâu ta nhìn được vật?
+ Ánh sáng truyền trong không khí theo đường nào?
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- Học sinh tham gia trò chơi.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
________________________________________
KHOA HỌC
TIẾT 15: ÁNH SÁNG VÀ SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG. (T2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- HS nêu được cách làm và thực hiện được thí nghiệm về vật cho ánh sáng truyền qua và vật cản ánh sáng. Vận dụng được kiến thức về tính chất cho ánh sáng truyền qua hay không cho ánh sáng truyền qua của các vật để giải thích được một số hiện tượng tự nhiên và ứng dụng thực tế. 
- Biết tự chủ thực hiện thí nghiệm, trải nghiệm để kiểm chứng tính thực tiễn của nội dung bài học.
- Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện , yêu thích môn học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
-GV: Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- HS: SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Tổ chức cho hs kể câu chuyện “Anh sáng của yêu thương” 
- GV cùng trao đổi với HS về nội dung câu chuyện: Nhờ đâu mà Ê- đi - xơn đã cứu sống được mẹ mình thoát khỏi tay thần chết các bạn thể hiện trước lớp ?
- GV nhận xét, tuyên dương và dẫn dắt vào bài mới.
- Một số HS lên trước lớp thực hiện. Cả lớp cùng múa hát theo nhịp điều bài hát.
- HS chia sẻ nhờ sự thông minh và hiếu thảo, nhờ sáng kiến của mình mà Ê – đi – xơn đã cứu mẹ thoát khỏi tay thần chết.
- HS lắng nghe.
2. Khám phá:
Hoạt động 1: Làm thí nghiệm tìm hiểu xem ánh sáng có thể truyền qua những vật nào. 
* Thí nghiệm. 
GV chuẩn bị: 3 ngôi sao bằng nhựa trong, nhựa đen, bìa cứng, đèn pin, tấm nhựa trắng, giao cho 4 nhóm và yêu cầu:
- Tiến hành: 
 + Hãy thảo luận cách làm thí nghiệm và dự đoán ánh sáng từ đèn pin có thể truyền qua những ngôi sao nào.
 + Đặt lần lượt các ngôi sao vào khoảng giữa đèn pin và tấm nhựa trắng. Bật đèn pim.
- GV mời các nhóm thảo luận và làm thí nghiệm theo các bước sau:
+ Quan sát thấy gì trên tấm nhựa trắng sau mỗi trường hợp của thí nghiệm? Vật nào cho ánh sáng truyền qua? Vật nào không cho ánh sáng truyền qua?
- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm.
- GV nhận xét chung, 

-HS làm việc nhóm 4
- Đại diện các nhóm nhận các dụng cụ thí nghiệm.
-Tiến hành thực hiện thí nghiệm theo yêu cầu của giáo viên.
- Ghi kết quả thảo luận ra phiếu học tập
- Các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm, nhóm khác nhận xét.

Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân có bóng của vật và sự thay đổi kích thước của vật 
- GV cho HS suy nghĩ trả lời câu hỏi:
 Tại sao trên tấm nhựa trắng có bóng của ngôi sao nhựa đen?
- GV tổ chức Hs thảo luận nhóm đôi 
- GV mời cả lớp quan sát thí nghiệm và trả lời các câu hỏi:
 Dự đoán sự thay đổi kích thước bóng của ngôi sao khi:
+ Di chuyển đèn lại gần ngôi sao.
+ Di chuyển đèn xa ngoi sao
+ Di chuyển ngôi sao lại gần tấm nhựa trắng.
+ Di chuyển ngôi sao ra xa tấm nhựa trắng
- GV nhận xét và cho HS rút ra kết luận về: 
 + Vị trí của bóng so với vật và vật phát sáng.
 + Mối liên hệ giữa kích thước của bóng và khoảng cách của vật so với vật phát sóng.
Gv cho HS rút ra kết luận

- HS đọc câu hỏi, suy nghĩ để trả lời
..........................................................
.................................................................................................................................
________________________________________
KHOA HỌC
 TIẾT 17: VAI TRÒ CỦA ÁNH SÁNG (T2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nêu được vai trò của ánh sáng đối với đời sống của con người. Liên hệ được với thực tế. Biết tránh ánh sáng quá mạnh chiếu vào mắt, không đọc, viết dưới ánh sáng quá yếu; thực hiện được tư thế ngồi học, khoảng cách đọc, viết phù hợp để bảo vệ mắt, tránh bị cận thị.
- Thực hiện tốt và có sáng tạo trong thực hiện các hoạt động của bài học để năm chắc kiến thức. Biết trao đổi, góp ý cùng bạn trong hoạt động nhóm và thí nghiệm.
- Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện để năm vững nội dung yêu cầu cần đạt của bài học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- HS: SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Khởi động trò chơi: Hộp quà bí mật 
+ Câu 1: Nêu vai trò của ánh sáng đối với đời sống của thực vật?
+ Câu 2: Nêu vai trò của ánh sáng đối với đời sống của động vật?
- GV nhận xét, tuyên dương và dẫn dắt vào bài
- HS tham gia trò chơi. Quan sát hình và trả lời câu hỏi
- HS lắng nghe.
2. Khám phá:
Hoạt động 3: Ánh sáng đối với đời sống của con người 
a.Tác dụng của ánh sáng đối với đời sống của con người 
- GV yêu cầu mỗi HS quan sát hình 5 SGK và cho biết tác dụng của ánh sáng đối với đời sống con người.
- GV mời HS trình bày kết quả, các HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV mời một số HS nêu thêm ví dụ khác về tác dụng của ánh sáng đối với đời sống con người.
- GV nhận xét tuyên dương và chốt lại nội dung.
b. Ánh sáng và việc bảo vệ đôi mắt
- YC HS quan sát lần lượt từng bức tranh ở hình 6 SGK, thảo luận nhóm 4 và cho biết:
+ Ánh sáng có gây hại cho mắt không?
+ Cách bảo vệ mắt như thế nào?
- YC HS báo cáo kết quả thảo luận
- Mời các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương
- GV mời một số HS nêu thêm ví dụ khác về tác dụng của ánh sáng quá mạnh đối với mắt và cách phòng tránh.
- GV nhận xét, tuyên dương

- HS quan sát hình 5 SGK và thực hiện yêu cầu
- HS trả lời câu hỏi theo yêu cầu.
- HS nối tiếp nêu thêm các ví dụ
- HS lắng nghe
- HS quan sát, thảo luận nhóm theo yêu cầu
 - HS trình bày kết quả thảo luận
- HS nhóm khác nhận xét
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm
- HS lần lượt nêu 
- HS lắng nghe
c. Vai trò của ánh sáng và cách ngồi học (Sinh hoạt nhóm 4)
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Mời các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi:
+ Trường hợp nào dưới đây cần tránh để không gây hại cho mắt khi ngồi học? Vì sao?
- GV mời các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Mời các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương HS.
- GV chiếu thêm các tranh, ảnh, video thực tế gần gũi với học sinh để làm phong phú hơn vai trò của ánh sáng với đời sống con người.
- GV hỏi:
+ Đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng có hại cho mắt không? Vì sao? 
+ Để tránh bị cận thị thì tư thế ngồi học vào khoảng cách từ mắt đến sách cần phải như thế nào?
+ Để bảo vệ mắt em cần làm những việc gì? Vì sao?
- GV nhận xét, tuyên dương
- Gọi HS đọc mục “Em đã học” trong SGK

- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Lớp chia thành nhóm 4, quan sát tranh, thảo luận và đưa ra các phương án trả lời.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác nhận xét, góp ý.
- HS quan sát, tìm hiểu thêm.
- HS trả lời
- HS lắng nghe
- 2 HS đọc bài
* Tổng kết, nhận xét tiết học 
- GV tổ chức trò chơi “Nhà thông thái”
+ Chia lớp thành các nhóm. Và cùng thi một lượt trong thời gian 2 phút.
+ Các nhóm thi nhau đưa ra những ví vụ về vai trò của ánh sáng đối với đời sống con người. Mỗi lần đưa ra câu đúng sẽ được nhận 1 hoa dán vào vị trí nhóm. Sau 2 phút, nhóm nào nhiều hoa nhất nhóm đó thắng cuộc.
- YC HS hoàn thiện cột L ở phiếu học tập, ghi bổ sung những vai trò của ánh sáng đối với thực vậ,t động vật và con người mà chưa ghi được ở cột K.
- Khuyến khích mỗi HS thực hiện hai nhiệm vụ học tập ở mục “Em có thể” và viết thành báo cáo để chia sẻ với các bạn.
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- Học sinh chia nhóm và tham gia trò cơi.
- HS lắng nghe, thực hiện
- HS lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
________________________________________
KHOA HỌC
TIẾT 18: ÂM THANH VÀ SỰ TRUYỀN ÂM THANH (T1) 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Lấy được ví dụ thực tế hoặc làm thí nghiệm để minh họa các vật phát ra âm thanh đều rung động. Rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm, qua đó góp phần phát triển năng lực khoa học.
- Biết tự chủ thực hiện thí nghiệm, trải nghiệm để kiểm chứng tính thực tiễn của nội dung bài học. T... đã bị buộc trong túi nilon?
+ Thí nghiệm trên cho thấy âm thanh có thể lan truyền qua môi trường chất nào?
+ Các em hãy lấy những ví dụ trong thực tế chứng tỏ sự lan truyền của âm thanh qua chất rắn và chất lỏng?
- GV nêu kết luận
Hoạt động 3: So sánh độ to của âm thanh khi lại gần hoặc ra xa nguồn âm thanh
*Thí nghiệm 1. Đặt một chiếc đồng hồ đang hoạt động trên bàn giáo viên.
- GV chuẩn bị: Một chiếc đồng hồ đang hoạt động
- Tiến hành: Đặt đồng hồ lên bàn GV để HS lắng nghe tiếng tích tắc của đồng hồ.
+ Các bạn ngồi ở bàn nào nghe thấy tiếng tích tắc to nhất, nhỏ nhất? 
- Để tìm được câu trả lời đúng GV mời hai đến ba HS lần lượt di chuyển từ bàn đầu đến cuối lớp, lắng nghe tiếng tích tắc của đồng hồ.
+ Vậy các bạn ngồi ở bàn nào nghe thấy tiếng tích tắc to nhất, nhỏ nhất? 
+ Qua thí nghiệm trên em thấy âm thanh khi truyền ra xa thì mạnh lên hay yếu đi và vì sao?
- GV nhận xét chung, chốt lại kiến thức: 
Khi ở gần nguồn âm sẽ nghe thấy âm thanh to hơn khi ở xa nguồn âm. 

- Quan sát, từng HS lên áp tai vào thành chậu, lắng nghe và nói kết quả thí nghiệm.
- HS thực hiện 
- HS phát biểu theo kinh nghiệm của bản than. VD: Cá có thể nghe thấy tiếng chân người bước trên bờ, hay dưới nước để lẩn trốn.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát dụng cụ
- HS lắng nghe tiếng tích tắc của đồng hồ
- HS: Đưa ra các câu trả lời cá nhân theo vị trí chỗ ngồi.
- HS thực hành theo yêu cầu của GV
- HS lắng nghe, nhắc lại KT
Thí nghiệm 2: Thảo luận xem bạn Minh hay bạn Hoa nghe thấy tiếng còi tàu hoả to hơn
- Gọi HS nêu câu hỏi
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 đưa ra câu trả lời:
+ Bạn nào nghe tiếng còi tàu to hơn?
+ Âm thanh nghe được to hơn hay nhỏ hơn khi di chuyển nguồn âm ra xa?
+ Yêu cầu HS nêu ví dụ trong thực tế cuộc sống?
- GV nhận xét chung, chốt lại kiến thức: 
Khi ở gần nguồn âm sẽ nghe thấy âm thanh to hơn khi ở xa nguồn âm. Khi truyền ra xa thì âm thanh yếu đi vì rung động truyền ra xa bị yếu đi.

- HS đọc thầm
- HS thảo luận nhóm 4, trả lời
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét
- HS khác nhận xét, bổ sung
*Tổng kết, nhận xét tiết học:
 - Cho HS chơi trò chơi: “Nói chuyện qua điện thoại”
- GV nêu cách chơi
- GV tổng kết trò chơi
- Hướng dẫn và yêu cầu HS về nhà có thể làm “Điện thoại dây” như hình 5/Sgk trang 41 và mô tả âm thanh được truyền đi như thế nào.
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.
- HS lắng nghe yêu cầu trò chơi.
- HS tham gia trò chơi
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe và thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
________________________________________
KHOA HỌC
TIẾT 20: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Tóm tắt được các nội dung chính đã học về (nước, không khí, ánh sáng, âm thanh) dưới dạng sơ đồ tư duy. Vận dụng các kiến thức về nước, không khí, ánh sáng, âm thanh để giải thích cũng như xử lí một số tình huống đơn giản trong cuộc sống hằng ngày.
- Biết tự thực hiện thí nghiệm, trải nghiệm để kiểm chứng tính thực tiễn của nội dung bài học. Thực hiện tốt và có sáng tạo trong thực hiện các hoạt động của bài học để năm chắc kiến thức.
- Xây dựng tốt mối quan hệ thân thiện với bạn trong học tập và trải nghiệm. Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện để nắm vững nội dung yêu cầu cần đạt của bài học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- HS: SGK, vở, sổ tay,
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- GV tổ chức trò chơi: Bắn tên 
+ Nêu các chủ đề em đã học?
+ Chủ đề 1: Chất các em đã được học về nội dung gì?
+ Chủ đề 2: Năng lượng các em tìm hiểu về nội dung gì?
- GV nhận xét, tuyên dương và dẫn dắt vào bài mới.

- HS tham gia chơi trò chơi.
- HS lắng nghe.
2. Khám phá:
Hoạt động 1: Ôn tập về chủ đề 1. 
- GV yêu cầu:
+ HS suy nghĩ cá nhân sau đó nói cho nhau nghe về những nội dung em đã học ở chủ đề 1.
+ Thảo luận nhóm 4 hoàn thành sơ đồ về nội dung của chủ đề.
? Em đã học được những gì từ chủ đề chất?
? Nêu những điều em biết về nước, không khí?
- GV nhận xét, tuyên dương, chốt lại nội dung đã học về chủ đề: Chất.

- HS suy nghĩ cá nhân.
- HS thảo luận nhóm 4 hoàn thành sơ đồ về nội dung đã học của chủ đề 1.
- Đại diện các nhóm chia sẻ ý kiến. 
Hoạt động 2: Ôn tập về chủ đề 2. 
- GV yêu cầu:
+ HS suy nghĩ cá nhân sau đó nói cho nhau nghe về những nội dung em đã học ở chủ đề 2.
+ Thảo luận nhóm 4 hoàn thành sơ đồ về nội dung của chủ đề.
- GV mời đại diện các nhóm chia sẻ:
? Em đã học được những gì từ chủ đề chất?
? Nêu những điều em biết ánh sáng và âm thanh?
- GV nhận xét, tuyên dương, chốt lại nội dung đã học về chủ đề: Năng lượng.

- HS suy nghĩ cá nhân.
- HS thảo luận nhóm 4 hoàn thành sơ đồ về nội dung đã học của chủ đề 2.
- Đại diện các nhóm chia sẻ ý kiến. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung....m báo cáo kết quả
- HS thực hiện theo các cách đã đề xuất và tự tìm được cách làm đúng.
- HS chỉ ra bộ phận phát ra âm thanh của nhạc cụ đó
- HS tham gia chơi
- Lắng nghe.
*Tổng kết – nhận xét tiết học:
- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”
+ GV chuẩn bị một số nhạc cụ. 
+ Chia lớp 2 đội chơi, yêu cầu các đội ghi ra bộ phận phát ra âm thanh của nhạc cụ đó lên bảng. Đội nào ghi đúng và nhanh nhất là đội thắng cuộc.
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- Học sinh tham gia chơi.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ( Nếu có)
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
___________________________________________
KHOA HỌC
TIẾT 22 : ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG (T2) 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Trình bày được tác hại của tiếng ồn và một sô biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.Thực hiện các quy định giữ trật tự nơi công cộng; biết cách phòng chống ô nhiễm tiếng ồn trong cuộc sống. Rèn luyện kĩ năng, hoạt động trải nghiệm, qua đó góp phần phát triển năng lực khoa học.
-Biết tự chủ trải nghiệm để kiểm chứng tính thực tiễn của nội dung bài học.Thực hiện tốt và có sáng tạo trong thực hiện các hoạt động của bài học.Biết trao đổi, góp ý cùng bạn trong hoạt động nhóm và thí nghiệm.
- Xây dựng tốt mối quan hệ thân thiện với bạn trong học tập và trải nghiệm.Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện.Có ý thức trách nhiệm với lớp, tôn trọng tập thể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 - GV: Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- HS: SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- GV tổ chức trò chơi “Nối đúng”. 
- GV nhận xét, tuyên dương và dẫn dắt vào bài mới.
- HS tham gia trò chơi
- HS lắng nghe

2. Hoạt động:
Hoạt động 3: Tiếng ồn và ô nhiễm tiếng ồn (Sử dụng phương pháp đọc hiểu tài liệu và kĩ thuật “Khăn trải bàn”)
- GV yêu cầu mỗi HS đọc thông tin về tiếng ồn và ô nhiễm tiếng ồn ở SGK
- Gv yêu cầu các nhóm quan sát hình 3, trả lời các câu hỏi và thảo luận theo kĩ thuật Khăn trải bàn
- GV quan sát hoạt động của các nhóm để kịp thời giúp đỡ khi các em gặp khó khăn
- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, tuyên dương.
* Tổ chức cho HS thảo luận nhóm 2 và trả lời câu hỏi:
1. Kể những tiếng ồn em thường nghe thấy ở trường và ở nhà?
2. Nêu tác hại của tiếng ồn đối với con người?
3. Em có thể làm gì để giảm tác hại của ô nhiễm tiếng ồn cho bản thân và những người khác? 
- GV nhận xét, đưa ra nội dung phần Em có biết? Mời HS đọc
- Gv tổng kết nội dung bài học theo nội dung: “Em đã học” bằng cách yêu cầu HS/nhóm HS vẽ sơ đồ tư duy để ghi nhớ, tổng kết các nội dung chính của bài học.

- Mỗi HS đọc thông tin về tiếng ồn và ô nhiễm tiếng ồn ở SGK.
- Thảo luận theo kĩ thuật Khăn trải bàn (Nhóm 4)
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận: 
- HS thảo luận nhóm 2 và trả lời câu hỏi:
- HS đọc
- HS thực hiện theo yêu cầu.
* Tổng kết – nhận xét giờ học.
- GV tổ chức trò chơi “Ai biết nhiều hơn”
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.
- Học sinh chia nhóm và tham gia trò chơi.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ( Nếu có)
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
___________________________________________
KHOA HỌC
TIẾT 23: NHIỆT ĐỘ VÀ SỰ TRUYỀN NHIỆT (T1) 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Trình bày được vật nóng hơn có nhiệt độ cao hơn, vật lạnh hơn có nhiệt độ thấp hơn. Biết được nhiệt kế là dụng cụ để đo nhiệt độ. Sử dụng được nhiệt kế để xác định nhiệt độ cơ thể, nhiệt dộ không khí. 
- Biết tự chủ thực hiện thí nghiệm, trải nghiệm để kiểm chứng tính thực tiễn của nội dung bài học.Thực hiện tốt và có sáng tạo trong thực hiện các hoạt động của bài học để năm chắc kiến thức.
- Xây dựng tốt mối quan hệ thân thiện với bạn trong học tập và trải nghiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
-GV: Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
-HS: SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- GV tổ chức cho HS nghe hát bài “Nóng và lạnh trong nhà” 
- GV cùng trao đổi với HS về nội dung bài hát và các hoạt động múa, hát mà các bạn thể hiện trước lớp.
- GV cho HS thảo luận nhóm 4 với các câu hỏi
? Làm thế nào để biết được vật nào nóng lên, vật nào lạnh hơn?
? Có thể làm cho vật nóng lên hay lạnh đi như nào?
? Đại lượng nào đặc trưng cho sự nóng hay lạnh của vật và làm thế nào để đo được nó?
- GV nhận xét, tuyên dương và dẫn dắt vào bài mới
- Cả lớp thực hiện
- HS chia sẻ nhận xét về các bạn thể hiện múa hát trước lớp.
- HS thả

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_khoa_hoc_lop_4_sach_kntt_hoc_ky_1.docx