Kế hoạch bài dạy Khoa học Lớp 4 Sách CTST - Năm học 2023-2024

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

  • Quan sát và làm được thí nghiệm đơn giản để phát hiện ra một số tính chất của nước.
  • Nêu được một số tính chất của nước (không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định; chảy từ cao xuống thấp, chảy lan ra khắp mọi phía; thấm qua một số vật và hoà tan một số chất).
  • Vận dụng được tính chất của nước trong một số trường hợp đơn giản.
  • Nêu được và liên hệ thực tế ở gia đình và địa phương về: ứng dụng một số tính chất của nước; vai trò của nước trong đời sống, sản xuất và sinh hoạt.

2. Năng lực chung.

  • Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động trong việc tìm hiểu.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Xác định được nhiệm vụ của nhóm và trách nhiệm, hoạt động của bản thân trong nhóm.

3. Phẩm chất.

  • Yêu nước: Yêu thiên nhiên.
  • Nhân ái: Thể hiện được sự yêu quý bạn bè trong quá trình thảo luận nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:

  • GV: Các hình trong bài 1 SGK; các vật dụng chứa nước bằng thuỷ tinh có hình dạng khác nhau; một thìa cát, một thìa muối, một thìa đường; một khăn vải loại dễ thấm nước.
  • HS: SGK, VBT.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

  • Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
  • Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm.
docx 293 trang Cô Giang 21/11/2024 230
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Khoa học Lớp 4 Sách CTST - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Khoa học Lớp 4 Sách CTST - Năm học 2023-2024

Kế hoạch bài dạy Khoa học Lớp 4 Sách CTST - Năm học 2023-2024
Thứ  ngày  tháng  năm 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: KHOA HỌC - LỚP 4
 BÀI 1: MỘT SỐ TÍNH CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA NƯỚC (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
Quan sát và làm được thí nghiệm đơn giản để phát hiện ra một số tính chất của nước.
Nêu được một số tính chất của nước (không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định; chảy từ cao xuống thấp, chảy lan ra khắp mọi phía; thấm qua một số vật và hoà tan một số chất).
Vận dụng được tính chất của nước trong một số trường hợp đơn giản.
Nêu được và liên hệ thực tế ở gia đình và địa phương về: ứng dụng một số tính chất của nước; vai trò của nước trong đời sống, sản xuất và sinh hoạt.
2. Năng lực chung.
Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động trong việc tìm hiểu.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Xác định được nhiệm vụ của nhóm và trách nhiệm, hoạt động của bản thân trong nhóm.
3. Phẩm chất.
Yêu nước: Yêu thiên nhiên.
Nhân ái: Thể hiện được sự yêu quý bạn bè trong quá trình thảo luận nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng:
GV: Các hình trong bài 1 SGK; các vật dụng chứa nước bằng thuỷ tinh có hình dạng khác nhau; một thìa cát, một thìa muối, một thìa đường; một khăn vải loại dễ thấm nước.
HS: SGK, VBT.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. KHỞI ĐỘNG:
* Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về tính chất của nước.
* Cách thực hiện: 
GV đặt câu hỏi: “Hằng ngày, gia đình em sử dụng nước vào những việc gì?”
GV mời một vài HS trả lời.
GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học: “Một số tính chất và vai trò của nước.”

- HS trả lời theo hiểu biết và trải nghiệm bản thân. 
- Cả lớp lắng nghe.
B. KIẾN TẠO TRI THỨC MỚI
Hoạt động 1: Nước là chất không có màu.
* Mục tiêu: HS quan sát hình và nêu được tính chất không màu của nước.
* Cách tiến hành:
GV chia lớp thành các nhóm đôi và yêu cầu mỗi nhóm quan sát hình la và 1b, thảo luận để trả lời câu hỏi: Em nhìn thấy rõ trái cây trong cốc nước (hình lạ) hay cốc sữa (hình 1b)? Vì sao?
GV đề nghị mỗi nhóm thảo luận và cử HS đại diện trả lời.
GV nhận xét các câu trả lời.
* Kết luận: Nước là chất không màu.

- HS thảo luận nhóm đôi thực hiện các yêu cầu của GV. 
Ta thấy rõ trái cây trong cốc nước vì nước trong suốt, không màu.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét. 
Hoạt động 2: Nước là chất không có mùi, không có vị.
* Mục tiêu: HS quan sát thí nghiệm và nêu được tính chất không mùi, không vị của nước.
* Cách tiến hành:
GV đặt một cốc chứa nước đun sôi để nguội, một cốc chứa giảm và một cốc chứa sữa lên bàn và đề nghị HS nêu cách nhận biết chất chứa trong mỗi cốc. GV đặt câu hỏi: Làm thế nào em nhận biết được cốc chứa nước, cốc chứa sữa và cốc chứa giấm?
GV gợi ý HS thử nhận biết bằng cách ngửi hoặc nếm một ít chất lỏng trong mỗi cốc và trả lời câu hỏi GV đã nêu ở trên.
* Kết luận: Nước là chất không có mùi, không có vị.

- Cả lớp quan sát và trả lời câu hỏi. 
So với giấm hoặc sữa, nước không có mùi và cũng không có vị.
- Vài HS nêu ý kiến cá nhân, em khác nhận xét. 
Hoạt động 3: Nước là chất không có hình dạng nhất định.
* Mục tiêu: HS quan sát thí nghiệm và nêu được nước không có hình dạng nhất định mà
có hình dạng của vật chứa.
* Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS quan sát các hình 2a, 2b, 2c và thực hiện các yêu cầu sau:
+ Rót cùng một lượng nước (hoặc sữa, hoặc giấm) vào mỗi vật dụng ở hình 2a, 2b và 2.
+ Nêu nhận xét về hình dạng của nước, sữa và giấm.
+ Em rút ra kết luận gì về hình dạng của nước, sữa và giấm?
GV có thể mở rộng thêm cho HS bằng cách đặt câu hỏi: Nếu ta rót nước vào những vật chứa khác nhau thì nước sẽ có hình dạng như thế nào?
* Kết luận: Nước không có hình dạng nhất định mà có hình dạng của vật chứa nó.

- HS quan sát các hình và thực hiện yêu cầu của GV. 
+ Cả nước, sữa và giấm đều không có hình dạng nhất định. 
- HS trả lời: Nếu ta rót nước vào những vật chứa khác nhau thì nước sẽ có hình dạng của vật chứa.
- Cả lớp lắng nghe. 
Hoạt động 4: Cùng thảo luận về một số tính chất của nước.
* Mục tiêu: HS thực hành để củng cố về một số tính chất của nước.
* Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS làm việc nhóm, thảo luận và điền thông tin vào bảng sau:
GV yêu cầu HS: Dựa vào thông tin ở bảng vừa điền, hãy nêu một số tính chất chung của nước.
GV mời một số nhóm trình bày.
GV và HS nhận xét, rút ra kết luận về một số tính chất của nước.
* Kết luận: Nước là chất không màu, không mùi, không vị.

- HS làm việc theo nhóm, thực hiện yêu cầu của GV
- Vài nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét.
- HS lắng nghe.
Hoạt động 5: Thí nghiệm “Nước hoà tan được một số chất”.
* Mục tiêu: HS làm được thí nghiệm, từ đó nêu được một số chất có thể hoà tan trong nước
* Cách tiến hành:
GV chia lớp thành các nhóm nhỏ và phát cho mỗi nhóm bộ dụng cụ thí nghiệm gồm: một thìa cát sạch, một thìa đường, một thìa muối, ba cốc trong suốt đựng nước.
GV hướng dẫn các nhóm làm th...ng nghiệp và nông nghiệp,...
* Cách thực hiện: 
* Cách thực hiện: 
GV đặt câu hỏi: Nước cần thiết như thế nào trong đời sống của chúng ta? Em và gia đình sử dụng nước như thế nào?
GV mời 2 – 3 HS trả lời.
GV nhận xét và dẫn dắt vào tiết 2 của bài học.

- HS trả lời theo hiểu biết và trải nghiệm bản thân. 
- Cả lớp lắng nghe.
VẬN DỤNG, TRẢI NGHIỆM
Hoạt động 1: Nước cần thiết cho các sinh hoạt thường ngày của con người.
* Mục tiêu: HS nêu được vai trò của nước trong sinh hoạt.
* Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS quan sát hình 6 (SGK, trang 8) và trả lời câu hỏi: Nước có vai trò gì đối với sinh hoạt hằng ngày của con người?
GV yêu cầu HS: Hãy kể tên những hoạt động có sử dụng nước trong gia đình em.
GV mời 2 – 3 HS trả lời.
GV và HS cùng nhận xét, rút ra kết luận.
* Kết luận: Nước cần thiết cho các sinh hoạt thường ngày như giải khát, rửa chén bát và vật dụng, giặt giũ, vệ sinh, tắm gội.

- HS trả lời, em khác nhận xét.
Nước cần thiết cho các sinh hoạt thường ngày như giải khát, rửa chén bát và
vật dụng, giặt giũ, vệ sinh, tắm gội.
- HS trả lời theo trải nghiệm cá nhân.
- Cả lớp lắng nghe.
Hoạt động 2: Nước cần thiết cho đời sống của thực vật và động vật.
* Mục tiêu: HS nêu được vai trò của nước đối với đời sống động vật và thực vật.
* Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS quan sát hình 7 (SGK, trang 8) và trả lời câu hỏi: Nước cần thiết như thế nào đối với đời sống thực vật và động vật?
GV tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi.
GV mời đại diện các nhóm trả lời. 
GV nhận xét, rút ra kết luận.
* Kết luận: Nước cần thiết cho sự sống và phát triển của thực vật và động vật.

- HS quan sát.
- HS thảo luận cặp đôi.
- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét.
Hoạt động 3: Vai trò của nước trong hoạt động sản xuất và dịch vụ.
* Mục tiêu: HS nêu được vai trò của nước trong đời sống sản xuất.
* Cách tiến hành:
GV chia lớp thành các nhóm đôi, yêu cầu mỗi nhóm quan sát các hình 8, 9 và 10 (SGK, trang 9), thảo luận để trả lời câu hỏi:
+ Nước cần thiết như thế nào trong sản xuất nông nghiệp (chăn nuôi, trồng trọt)?
+ Hình 9 mô tả đập nước của nhà máy thuỷ điện. Nhà máy này sử dụng nước để làm gì?
+ Trong hình 10, mọi người đang làm gì? Em có nhận xét gì về vai trò của nước trong các hoạt động, dịch vụ này?
GV mời đại diện các nhóm trả lời. 
GV nhận xét, rút ra kết luận.
* Kết luận: Nước đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
* Thông tin dành cho GV: Hình bên dưới mô tả cách một nhà máy thuỷ điện để sản xuất dòng điện: Nước được tích trữ ở những đập nước trên cao và chảy từ trên cao xuống, nước đập vào các cánh của tua-bin làm quay tua-bin và tạo ra dòng điện.
- HS hoạt động theo nhóm đôi, thực hiện các yêu cầu của GV. 
+ Nước dùng để tưới tiêu trong nông nghiệp. 
+ Cách vận hành nhà máy điện là: sức nước chảy từ trên cao xuống làm quay tua-bin của máy phát điện để tạo ra dòng điện.
+ Mọi người đang chèo thuyền ra chợ nồi. Người đi chợ, người mang trái cây ra chợ bán. Khung cảnh giao thông tấp nập. 
Nhận xét: Nước có ích trong việc chuyên chở hàng hoá và giao thông đường thuỷ.
- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét.

Hoạt động 4: Cùng thảo luận
* Mục tiêu: HS liên hệ được thực tế ở địa phương về ứng dụng của nước.
* Cách tiến hành:
GV chia lớp thành các nhóm đôi, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận về cách sử dụng nước ở địa phương.
GV đặt câu hỏi gợi ý cho các nhóm thảo luận:
+ Ở địa phương em, nước được sử dụng trong những hoạt động sản xuất hoặc dịch vụ nào?
+ Ở địa phương em có trại chăn nuôi; nhà máy thuỷ điện; có dịch vụ nhà hàng, khách sạn, giao thông vận tải không?
GV mời đại diện các nhóm trình bày.
GV nhận xét và rút ra kết luận.
* Kết luận: Nước đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động sản xuất và dịch vụ tại địa phương.

- HS hoạt động theo nhóm đôi, thực hiện các yêu cầu của GV. 
(Học sinh trả lời theo trải nghiệm bản thân.)
- Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét. 
Hoạt động 5: Đố em
* Mục tiêu: HS hiểu được một trong những công dụng của nước là sức nước chảy có thể làm bánh xe quay.
* Cách tiến hành:
GV chia lớp thành các nhóm 4, yêu cầu mỗi nhóm quan sát hình 11 (SGK, trang 9) và thảo luận để trả lời câu hỏi:Theo em, bánh xe quay được nhờ vào tính chất nào của nước?
 GV cung cấp thêm thông tin cho HS hiểu về cách vận hành của bánh xe nước được sử dụng ở vùng Tây Bắc của Việt Nam.
* Thông tin dành cho GV:
Bánh xe quay được nhờ sức nước chảy, nước đập vào các lưỡi gắn vào nạn bánh xe. Dòng nước chảy tạo lực đẩy làm guồng quay liên tục, dẫn nước về các đồng ruộng và thôn bản. Đây cũng là nguyên tắc vận hành của nhà máy thuỷ điện.
* Kết luận: Dòng nước chảy có công dụng làm quay bánh xe.
GV yêu cầu HS đọc nội dung Em đã học được: Nước có vai trò quan trọng trong đời sống của con người, động vật và thực vật. Nước được con người sử dụng trong sinh hoạt, hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
GV dẫn dắt để HS nêu được các từ khoá của bài: Không màu – Không mùi – Không vị – Hoà tan – Thấm.

...Nước chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.
-GV mở rộng thêm: Thông thường, để có sự chuyển thể từ thể rắn sang thể khí (hơi), cần có sự chuyển thể
trung gian từ thể rắn sang thể lỏng và sau đó từ thể lỏng sang thể khí (hơi). Chẳng hạn như
bằng cách gia tăng nhiệt độ từ từ cho một khối nước đá: Nước đá sẽ tan chảy thành thể lỏng
và nếu nhiệt độ tiếp tục tăng, nước ở thể lỏng sẽ chuyển thành thể khí (hơi nước).
Tuy nhiên, vẫn có sự chuyển thể trực tiếp từ thể rắn sang thể khí (hơi) mà không thông
qua thể lỏng, gọi là sự thăng hoa. Ví dụ: sự thăng hoa của nước đá khô, băng hoặc tuyết; sự
thăng hoa của băng phiến.
Ở 100 °C, nước vẫn có thể tồn tại ở thể lỏng. Để có sự chuyển thể từ thể lỏng sang hơi
nước ở 100 °C, cần phải cung cấp một lượng nhiệt (để tạo ra sự thay đổi về cấu trúc của chất).
Vì thế, hơi nước ở 100 °C chứa nhiều nhiệt lượng hơn nước dạng lỏng ở cùng nhiệt độ và có
thể gây bỏng trầm trọng. Vì lí do này, ta cần hết sức cần thận, tránh tiếp
Hoạt động 4: Trò chơi “Ghép chữ vào hình”
a. Mục tiêu: 
- HS vẽ được sơ đồ và sử dụng được các thuật ngữ: đông đặc, nóng chảy,bay hơi và ngưng tụ để mô tả sự chuyển thể của nước.
b. Cách tiến hành
- GV tổ chức cho HS chơi trò tiếp sức: “Ghép chữ vào hình”
- GV chia làm 2 phần bảng, chiếu hoặc vẽ Hình 6 vào mỗi phần bảng, mời đại diện 2 nhóm, mỗi nhóm 4 HS và phát cho các nhóm những thẻ dưới đây:
- GV và các bạn dưới lớp sẽ làm trọng tài. Sau hiệu lệnh bắt đầu, lần lượt từng thành viên của các nhóm lên hoàn thành bài tập. Đội nào nhanh và chính xác nhất sẽ chiến thắng.
- GV công bố kết quả, tuyên dương nhóm làm tốt, khuyến khích động viên nhóm chưa tốt.  
- Kết thúc trò chơi, GV yêu cầu HS tự vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước vào vở.
GV kết luận: Nước có các sự chuyển thể: đông đặc, nóng chảy, bay hơi và ngưng tụ.
Sự chuyển thể của nước
Hiện tượng
Thể rắn à thể lỏng
Nóng cháy
Thể lỏng à thể rắn
Đông đặc
Thể lỏng à thể khí
Bay hơi
Thể khí à thể lỏng
Ngưng tụ

Hoạt động 5: Ứng dụng sự chuyển thể của nước trong đời sống
a. Mục tiêu: 
- HS nêu và giải thích được một số ứng dụng về sự chuyển thể của nước trong đời sống.
b. Cách tiến hành
GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, thảo luận và chia sẻ về các sự chuyển thể của nước xảy ra trong đời sống hằng ngày. GV có thể gợi mở cho HS thảo luận thông qua các câu hỏi:
+ Những hiện tượng nào trong đời sống hằng ngày có xảy ra sự chuyển thể của nước?
+ Việc phơi khô quần áo ướt đã diễn ra các sự chuyển thể nào của nước? (GV gợi ý: Lúc quần áo đang ướt, nước đang ở thể gì? Vì sao sau một thời gian, quần áo trở nên khô? Nước đã thực hiện sự chuyển thể gì?).
GV Kết luận: Trong đời sống hằng ngày, sự chuyển thể của nước được ứng dụng trong:phơi khô quần áo ướt, rã đông thực phẩm, làm kem, sấy khô thực phẩm,...
GV yêu cầu HS đọc nội dung Em đã học được:
Nước có thể tồn tại ở ba thể khác nhau: rắn, lỏng, khí (hơi).
Nước có thể chuyển từ thể này sang thể khác. Nước từ thể lỏng bay hơi thành thể khí (hơi), nước từ thể lông đông đặc thành thể rắn, nước từ thể rắn nóng chảy thành thể lỏng, nước từ thể khí (hơi) ngưng tụ thành thể lỏng
* Hoạt động tiếp nối sau bài học.
- GV yêu cầu HS về nhà tìm thêm các ví dụ về ứng dụng sự chuyển thể của nước trong đời sống hằng ngày.
- GV nhẫn xét tiết học, tuyên dương

 - HS quan sát, suy nghĩ trả lời câu hỏi: Em thấy nước được đựng ở trong cốc.
 - HS lắng nghe, ghi vở.
- HS trả lời: Nước có thể tồn tại ở thể rắn, thể lỏng, thể khí.
- HS thảo luận, trả lời câu hỏi Khám phá SGK trang 10.
+ Hình 2a: Thể lỏng.
+ Hình 2b: Thể khí.
+ Hình 2c: Thể rắn.
- Đại diện các nhóm trình bày. 
- Nhóm khác nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát và trả lời câu hỏi:
 Trong hình 3, nước chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
+ Trong hình 4, nước chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.)
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, nhận nhiệm vụ
- HS đề xuất cách thực hiện thí nghiệm.
(* Chuẩn bị: 1 khay nước
* Cách tiến hành:
TN1: Đặt khay nước và ngăn đá tủ lạnh vài giờ
TN2: Để khay nước đá ra bên ngoài một thời gian)
- Đại diện nhóm lên vẽ sơ đồ.
- Nhóm khác theo dõi, nhận xét.
- HS hoạt động theo nhóm đôi, quan sát và suy nghĩ đưa ra câu trả lời.
+Sự chuyển thể của nước từ thể lỏng sang thể khí làm xuất hiện hơi nước phía trên nồi.
+ Sự chuyển thể của nước từ thể khí sang thể lỏng làm xuất hiện nước dưới nắp nồi.
+ Sơ đồ:
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS lắng nghe 
- HS lắng nghe yêu cầu của GV.
- HS chơi.
- HS lắng nghe.
- HS tự vẽ
- HS thảo luận cặp đôi. Các cặp lần lượt từng bạn kể cho nhau nghe một số ứng dụng về sự chuyển thể của nước trong đời sống hằng 
ngày. 
Phơi khô quần áo 
ướt.
Làm đá lạnh.
Xông hơi.
Làm nước cất.
Sương đọng trên lá.
Làm muối.
- HS lắng nghe
- 1 vài HS đọc ghi nhớ
-HS thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.................................................................................................................................
.................................................................................................       B. Lỏng
C. A hoặc B          D. Không chuyển thể
Câu 4: Hiện tượng tự nhiên nào sau đây mô tả sự chuyển thể của nước từ thể lỏng sang thể khí?
A. Sự hình thành của mây
B. Băng tan
C. Sương muối
D. Đường ướt do mưa trở nên khô ráo
- GV mời HS trả lời, nhận xét, chốt đáp án, tuyên dương các HS trả lời tốt.
 Đáp án:
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
D
A
B
D
* Hoạt động nối tiếp sau bài học
- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học theo nội dung "Em đã học":
+ Các thể của nước
+ Sự chuyển thể của nước.
+ Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.
 - HS quan sát, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- HS chia nhóm, thảo luận nhóm quan sát và trả lời các câu hỏi Khám phá mục 3 trên phiếu học tập.
+ Bay hơi làm cho nước ở mặt đất, biển, sông, hồ,... trở thành hơi nước.
+ Hơi nước trở thành hạt nước nhỏ trong mây do sự ngưng tụ.
+ Nước mưa rơi xuống, cung cấp nước cho mặt đất, biển, sông, hồ,... 
+ ( Nước ở mặt đất, biển, sông, hồ,... chuyển thể thành hơi nước bay lên cao so sức nóng của ánh sáng mặt trời để tạo thành vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
- HS chia sẻ phiếu.
- Nhóm khác nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
- HS lắng nghe, nhận nhiệm vụ.
- HS dựa vào gợi ý để vẽ.
- HS khác nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Nhiệt từ Mặt trời làm nước ở trên bề mặt đất, sông, hồ, biển,... nóng lên và bay hơi vào trong không khí. Hơi nước trong không khí lạnh dần ngưng tụ thành những giọt nước nhỏ li ti và hợp thành những đám mây trắng. Những giọt nước tiếp tục ngưng tụ thành những giọt nước lớn hơn tạo thành những đám mây đen. Trong đám mây đen chứa các giọt nước lớn dần rơi xuống thành mưa và trở về với đất, sông, hồ, biển...
- HS lắng nghe, nhận xét và rút kinh nghiệm.
- 
- HS tiến hành thảo luận, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
+ Em thấy nước bốc hơi và tạo thành các giọt nước li ti trên mặt kính và nước giọt xuống phía trong cốc.
+ Do nước nóng nên bốc hơi bay lên nhưng gặp lạnh nên ngưng tụ lại đọc trên mặt kính và hợp lại nặng tạo thành giọt nước rơi xuống trong cốc.
+ Hiện tượng trong thí nghiệm trên giống với vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. 
- HS lắng nghe và thực hiện.
- HS lắng nghe GV tổ chức trò chơi và luật chơi.
- HS tiến hành chơi, sử dụng thẻ xoay đáp án để chọn đáp án đúng.
- HS lắng nghe 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
CHỦ ĐỀ: CHẤT
Bài 3: Ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước
(Tiết 1)
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Năng lực đặc thù
- Nêu được và liên hệ thực tế ở gia đình và địa phương về: nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước; sự cần thiết phải bảo vệ nguồn nước và sử dụng tiết kiệm nguồn nước. 
- Thực hiện được và vận động mọi người xung quanh cùng bảo vệ nguồn nước và sử dụng nước tiết kiệm. 
2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tự giác trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập. Biết cùng bạn hoàn thành nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nêu và liên hệ được thực tế về nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm nguồn nước. 
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có trách nhiệm sử dụng tiết kiệm nguồn nước và giữ vệ sinh môi trường. 
II. Đồ dùng dạy học: 
- GV: GA điện tử.
- HS: SGK, đồ dùng học tập. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động (5 phút)
a. Mục tiêu:
- Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết của học sinh về những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước. 
b. Cách tiến hành
- Tổ chức HS quan sát hình 1a và 1b trả lời câu hỏi: Hình 1a và 1b cho em biết điều gì?
- Tổ chức HS chia sẻ câu trả lời
- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài mới: Ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước. 
- HS quan sát hình và TLCH
- HS chia sẻ câu trả lời 
- Lắng nghe
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (10 phút)
Hoạt động 1: Nhận biết nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước và hậu quả
a. Mục tiêu
- HS nêu được một số nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước và hậu quả
b. Cách tiến hành
- Tổ chức HS thảo luận nhóm đôi, quan sát hình 2, 3, 4, 5 và TLCH:
+ Một số dấu hiệu nước bị ô nhiễm.
+ Nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày
- Nhận xét, tuyên dương
- Tổ chức HS thảo luận nhóm đôi quan sát hình 6, 7, 8, 9 và TLCH:
+ Hậu quả của ô nh...dạy: .
..
CHỦ ĐỀ: CHẤT
Bài 3: Ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước
(Tiết 2)
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Năng lực đặc thù
- Trình bày được một số cách làm sạch nước; liên hệ thực tế và cách làm sạch nước ở gia đình và địa phương. 
- Thực hiện được và vận động mọi người xung quanh cùng bảo vệ nguồn nước và sử dụng nước tiết kiệm. 
2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tự giác trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập. Biết cùng bạn hoàn thành nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Trình bày được một số cách làm sạch nước; liên hệ thực tế và cách làm sạch nước ở gia đình và địa phương. 
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có trách nhiệm sử dụng tiết kiệm nguồn nước và giữ vệ sinh môi trường. 
II. Đồ dùng dạy học: 
- GV: GA điện tử, sỏi, bông, cát, nước, chai, cốc.
- HS: SGK, đồ dùng học tập. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động Khởi động (5 phút)
a. Mục tiêu
- Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết của học sinh về những cách làm sạch nước. 
b. Cách tiến hành
- Tổ chức HS kể những cách mà gia đình em đã làm để làm sạch nước?
- Nhận xét, dẫn dắt vào bài mới: Ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước (Tiết 2)
- HS thi đua kể theo hiểu biết
- HS lắng nghe
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (10 phút)
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số cách làm sạch nước
a. Mục tiêu
- HS trình bày được một số cách làm sạch nước và tác dụng của từng cách. 
b. Cách tiến hành
- Tổ chức HS quan sát hình 18, 19, 20 và TLCH: Có những cách nào để làm sạch nước?
- Mời HS trình bày
- Nhận xét
- Tổ chức HS thảo luận nhóm đôi chia sẻ: Gia đình và địa phương em thường làm sạch nước bằng cách nào?
- Gọi HS chia sẻ trước lớp
- Nhận xét, giới thiệu thêm một số cách làm sạch nước. 
- Yêu cầu HS quan sát hình 21, đọc quy trình sản xuất nước sạch
- Theo em, vì sao cần phải sử dụng tiết kiệm nước?
- GV nhận xét, kết luận: Một số cách làm sạch nước thông thường như lọc, đun sôi, sử dụng hóa chất. Để đảm bảo nguồn nước sạch cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất người ta thường làm sạch nước ở các nhà máyxử lí nước. 
- GDHS: Sử dụng nguồn nước tiết kiệm và an toàn.
- HS quan sát hình TLCH
Hình 18: Dùng bình lọc nước tại gia đình.
Hình 19: Đun nước sôi
Hình 20: Dùng viên khử trùng nước. 
- HS trình bày
- Lắng nghe
- HS thảo luận nhóm đôi chia sẻ
Ví dụ: khử trùng bằng clo, dùng phèn chua lắng trong, chưng cất,
- HS chia sẻ
- HS lắng nghe
- HS đọc
- Cần sử dụng tiết kiệm nước để bảo vệ nguồn nước không bị cạn kiệt, quá trình làm ra nước sạch tốn nhiều công sức và chi phí,
- Lắng nghe

3. Hoạt động thực hành, luyện tập (20 phút)
Hoạt động 2: Thực hành làm sạch nước
a. Mục tiêu
- HS biết nguyên tắc và cách lọc nước để làm sạch nước ở mức độ đơn giản. 
b. Cách thực hiện
- Chia HS thành các nhóm 6HS
- Tổ chức HS thảo luận, thực hành theo các bước hướng dẫn
- Gọi đại diện các nhóm lên trình bày các bước thực hiện và chia sẻ sản phẩm của nhóm
- Yêu cầu HS TLCH: Có nên sử dụng nước đã lọc uống luôn không? Vì sao?
- Nhận xét, tuyên dương
- GV rút ra kết luận: Nguyên tắc chung của lọc nước đơn giản là
Bông, sỏi, cát có tác dụng lọc những chất không hòa tan.
Kết quả là nước đục/ nước bùn trở thành nước trong nhưng phương pháp này không loại bỏ được các vi khuẩn gây bệnh. 
- HS chia nhóm 6
- HS thực hành theo nhóm
- Đại diện các nhóm trình bày
- HS trả lời theo ý hiểu
Gợi ý: Không nên uống. Vì trong nước chưa loại được hết các vi khuẩn, cần phải đun sôi mới uống được. 
- Lắng nghe
Hoạt động 3: Em tập làm tuyên truyền viên
a. Mục tiêu
- Ôn lại toàn bộ kiến thức của bài; bước đầu tập làm tuyên truyền viên nhằm phát triển năng lực thuyết trình trước đám đông, có ý thức tuyên truyền nguồn nước. 
b. Cách tiến hành
- Tổ chức HS thảo luận nhóm bốn vẽ tranh tuyên truyền bảo vệ nguồn nước, tiết kiệm nguồn nước và chia sẻ với bạn theo các nội dung gợi ý sau: 
+ Nguyên nhân và hậu quả gây ô nhiễm nguồn nước.
+ Những việc cần làm để bảo vệ nguồn nước và tiết kiệm nước. 
- Mời đại diện các nhóm đóng vai làm tuyên truyền viên trình bày sản phẩm của nhóm mình theo gợi ý và vận động mọi người xung quanh cùng bảo vệ và sử dụng tiết kiệm nguồn nước. 
- Nhận xét, tuyên dương
- Từ nội dung bài học, yêu cầu HS rút ra từ khóa của bài
- Nhận xét, tuyên dương
- Gọi HS nêu lại từ khóa
- HS thảo luận nhóm 4 vẽ tranh
- Đại diện các nhóm trình bày theo gợi ý
- HS rút từ khóa: Ô nhiễm nguồn nước – Bảo vệ nguồn nước – Làm sạch nước – Tiết kiệm nước. 
- 2HS nêu lại
3. Hoạt động vận dụng (5 phút) 
- Tổ chức HS làm bài tập trắc nghiệm
+ Câu 1: Vì sao phải sử dụng tiết kiệm nước?
a. Vì quá trình làm ra nước sạch tốn nhiều công sức và chi phí. 
b. Vì nước rất khan hiếm
c. Vì nước tốt cho sức kh...ào chậu nước thì nước chảy vào bên trong chai nên đầy không khí ra ngoài vì vậy có bong bóng nổi lên.
+ Không khí có ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta, có trong các vật rỗng, trong nước và đất.
- Lắng nghe
4. Hoạt động nối tiếp sau bài học
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau
b. Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS tìm hiểu và nêu thêm những ví dụ về không khí tồn tại ở môi trường xung quanh và trong chỗ rỗng của vật.
- Chuẩn bị: Dặn HS về nhà chuẩn bị bài cho tiết học sau.
 
- Lắng nghe và thực hiện
- Nx tiết học
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
------------------------------------------------
CHỦ ĐỀ 1: Chất
BÀI 4: Thành phần và tính chất của không khí. 
(Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Năng lực đặc thù
– Quan sát hoặc làm thí nghiệm để:
+ Xác định được một số tính chất của không khí. 
 2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: Biết tự giác học tập, làm bài tập và các nhiệm vụ được giao.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh phát hiện các vấn đề trong khi hoạt động và giải quyết vấn đề đó.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phát triển năng lực giao tiếp trong hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất: 
- Yêu nước: Vận dụng tính chất của không khí vào cuộc sống
- Nhân ái: Bồi dưỡng ý thức bảo vệ thiên nhiên
- Phẩm chất chăm chỉ: Phụ giúp gia đình một số công việc. Vệ sinh nơi ở thoáng mát.
- Phẩm chất trách nhiệm: Biết giữ trật tự, lắng nghe và học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Đối với giáo viên: SGK, hình ảnh , dụng cụ thí nghiệm
2. Đối với học sinh: SGK, dụng cụ thí nghiệm theo nhóm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. HĐ khởi động 
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về tính chất của không khí.
b. Cách tiến hành
- GV đặt câu hỏi: Theo em, không khí có những tính chất gì?
– GV mời 2 – 3 HS trả lời theo khả năng hiểu biết của bản thân.
- GV ghi chú lại các tính chất của không khí mà HS nêu lên bảng, từ đó dẫn dắt HS vào nội dung tìm hiểu các tính chất của không khí ở tiết 2 của bài học.

- Quan sát
- HS trả lời cá nhân 
- Lắng nghe
2. Hoạt động khám phá, hình thành kiến thức (một số tính chất của không khí)
Hoạt động 1: Thí nghiệm “Không khí có màu, mùi và vị gì không?”
a. Mục tiêu: HS nhận biết được không khí không màu, không mùi và không vị.
b. Cách tiến hành
- Cho HS nêu nội dung thí nghiệm “Không khí có màu, mùi và vị gì không?”
– GV yêu cầu HS thực hiện thí nghiệm như nội dung hướng dẫn ở trang 21 của SGK và trả lời câu hỏi:
+ Ghé mặt vào gần lỗ thủng, dùng tay bóp nhẹ túi khí, em cảm nhận có hiện tượng gì?
+ Em rút ra kết luận gì về màu sắc, mùi, vị của không khí mà em quan sát, cảm nhận được?
- NX, tuyên dương.
– GV yêu cầu HS thực hiện thí nghiệm tương tự như trên nhưng nhỏ một vài giọt dầu gió
vào bên trong túi ni lông trước khi hứng không khí. GV đặt câu hỏi:
+ Em ngửi thấy mùi gì từ phần không khí thoát ra ở vị trí lỗ thủng trên túi?
+ Đó có phải là mùi của không khí không?
– GV mời HS trả lời và nhận xét lẫn nhau.
– GV nhận xét và rút ra kết luận: Không khí không màu, không mùi, không vị.
Hoạt động 2: Hình dạng của không khí thế nào?
a. Mục tiêu: HS nhận biết được không khí không có hình dạng cố định.
b. Cách tiến hành
– GV đề nghị HS quan sát các hình 8a, 8b, 8c, 8d, 8e và cho biết không khí có hình dạng cố định không
– GV mời HS trả lời và nhận xét lẫn nhau.
– GV nhận xét và rút ra kết luận.
Kết luận: Không khí không có hình dạng nhất định.
Hoạt động 3: Thí nghiệm “Không khí có thể nén lại và dãn ra không?”
a. Mục tiêu: HS nhận biết được không khí có thể nén và dãn ra.
b. Cách tiến hành
- Cho HS nêu nội dung thí nghiệm“Không khí có thể nén lại và dãn ra không?”
- GV đề nghị HS:
+ Thực hiện thí nghiệm như nội dung hướng dẫn ở trang 22 của SGK hoặc quan sát các hình 9a, 9b, 9c để mô tả thí nghiệm. 
+ Sử dụng các từ “nén lại” và “dãn ra” để mô tả hiện tượng ở hình 9b và 9c.
+ Rút ra kết luận về các tính chất chung của không khí.
– GV mời HS trả lời
– GV nhận xét và nhắc lại nội dung kết luận
  
- HS nêu 
- Nhóm thực hiện thí nghiệm như nội dung hướng dẫn ở trang 21 của SGK và theo hd của gv thực hiện từng bước: 
+ HS sẽ cảm nhận được có luồng không khí thoát ra từ lỗ thủng được chọc bằng đầu nhọn của tăm trên túi ni lông.
+ Không khí không màu, không mùi, không vị.
- Đại diện nhóm báo cáo, lớp nx, góp ý.
- Các nhóm thực hiện
+ HS sẽ ngửi thấy mùi dầu gió từ phần không khí thoát ra ở vị trí lỗ thủng trên túi ni lông.
+ Mùi mà HS ngửi được không phải là mùi của không khí mà chính là mùi của dầu gió quyện vào trong không khí có trong túi ... được trong không khí có hơi nước.
b. Cách tiến hành
– GV yêu cầu HS làm việc nhóm, tiến hành thí nghiệm hoặc quan sát hình 12 (SGK, trang 23).
Lưu ý: Khi làm thí nghiệm cần chú ý lau khô đĩa trước khi đặt cốc lên; rót lượng nước ở hai cốc bằng nhau. Cho nước đá vào cốc cẩn thận sao cho vừa đủ, không để nước tràn cốc. Màu thực phẩm có tác dụng chứng minh: không phải nước bên trong cốc thấm ra bên ngoài.
– GV đề nghị từng nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi:
+ Bề mặt bên ngoài của cốc nào có nước? Đĩa lót dưới cốc nước nào khô ráo?
+ Vì sao bề mặt ngoài của cốc có các hạt nước nhỏ bám vào? Hiện tượng này chứng tỏ trong không khí có gì?
– GV nhận xét và hướng dẫn HS rút ra kết luận: Trong không khí có hơi nước.
  
 - HS quan sát
- 2 – 3 HS trả lời: 
 + Không khí bao gồm khí ô-xi, khí ni-tơ, khí các-bô-níc và các chất khí khác.
+ Ngoài ra, trong không khí còn chứa hơi nước, bụi.
- Lớp nx, bổ sung
 - Lắng nghe
 - HS nêu nội dung tn.
- Nhóm trưởng phân công hoạt động làm thí nghiệm, thảo luận và trả lời câu hỏi
 + Bề mặt bên ngoài của cốc 1 có nước. Đĩa lót dưới cốc 2 khô ráo.
+ Bề mặt ngoài của cốc 1 có các hạt nước nhỏ bám vào vì nước đá lạnh đã làm không khí ở xung quanh cốc 1 lạnh và hơi nước có trong không khí đã ngưng tụ trên bề mặt của cốc 1. Phần nước này không có màu chứng tỏ không phải nước từ bên trong cốc 1 thấm ra bên ngoài bề mặt.
- Các nhóm nx, góp ý
 
2.2. Hoạt động luyện tập, thực hành
 Hoạt động 3: Vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống
a. Mục tiêu:  HS vận dụng được kiến thức đã học để giải quyết các tình huống thực tế.
b. Cách tiến hành
– GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, quan sát hình 13 và 14 (SGK, trang 24), thảo luận và thực hiện nhiệm vụ: Giải thích vì sao có những hiện tượng như trong các hình 13 và 14. 
– GV nhận xét và hướng dẫn HS nhắc lại kết luận: Trong không khí còn có hơi nước và bụi.

- Quan sát, thảo luận
+ Hình 13: Bụi bám ở quạt thông gió vì trong không khí có bụi. Không khí khi đi qua quạt
thông gió thì bụi có trong không khí sẽ bám lên quạt, lâu ngày tạo thành một lớp bụi mịn như ở hình 13.
+ Hình 14: Hơi nước đọng trên cửa kính lúc trời lạnh vì nhiệt độ lạnh đã làm ngưng tụ hơi nước có trong không khí dẫn đến các hạt nước ngưng tụ, bám trên cửa kính.
- Đại diện các nhóm trả lời, nhận xét lẫn nhau
3. Tìm hiểu không khí cần cho sự cháy
3.1 Hoạt động khám phá, hình thành kiến thức
Hoạt động 4: Thí nghiệm “Tìm hiểu không khí cần cho sự cháy”
a. Mục tiêu: HS biết được không khí cần cho sự cháy 
b. Cách tiến hành
– GV chia lớp thành các nhóm 4, yêu cầu HS làm thí nghiệm theo nội dung hướng dẫn ở trang 21 SGK. Hoặc GV có thể phóng to hình 15 (SGK, trang 24) để HS quan sát hiện tượng thí nghiệm được mô tả 
- Câu hỏi:
+ Bên trong cốc thuỷ tinh úp ngược có chứa gì?
+ Giải thích vì sao cây nến bị tắt sau một thời gian.
+ Nếu thay bằng cốc thuỷ tinh lớn hơn thì thời gian cháy của cây nến có thay đổi không?
Giải thích.
+ Có thể kết luận gì về vai trò của không khí đối với sự cháy?
– GV mời đại diện của 2 – 3 nhóm lên trả lời.
– GV nhận xét và hướng dẫn HS rút ra kết luận: Không khí cần cho sự cháy

- HS làm thí nghiệm theo nội dung hướng dẫn ở trang 21 SGK và mô tả thí nghiệm 
- Trả lời các câu hỏi:
+ Bên trong cốc úp có chứa không khí.
+ Cây nến bị tắt sau một thời gian vì lượng không khí ở trong cốc có hạn, khi cháy hết phần không khí duy trì sự cháy thì nến tắt.
+ Nếu thay bằng cốc thuỷ tinh lớn hơn thì thời gian cháy của cây nến sẽ thay đổi theo hướng: cháy lâu hơn. Vì bên trong cốc thuỷ tinh lớn sẽ chứa nhiều không khí hơn nên giúp nến duy trì sự cháy lâu hơn.
+ Có thể kết luận không khí cần cho sự cháy.
- Đại diện của 2 – 3 nhóm lên trả lời. Lớp nx, tuyên dương
6. Hoạt động vận dụng
Hoạt động 5: Vận dụng kiến thức đã học để giải thích các tình huống thực tế
a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học được đề giải thích các tình huống thực tế có liên quan đến không khí cần cho sự cháy.
b. Cách tiến hành
– GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, quan sát các hiện tượng được mô tả ở hình 16 và 17 (SGK, trang 24) để giải thích vì sao cần làm như vậy.
– GV nhận xét.
– GV yêu cầu HS đọc nội dung Em đã học được (SGK, trang 24).
– GV dẫn dắt để HS nêu được từ khoá của bài: Thành phần của không khí – Tính chất của không khí.

- Các nhóm hoạt động
+ Hình 16: Bạn nữ cầm ống thổi vào bếp lửa để cung cấp thêm không khí cho bếp lửa cháy to hơn.
+ Hình 17: Bạn nam lấy tấm vải ướt trùm lên thùng phi có lửa đang cháy để dập lửa vì tấm vải ướt giúp hạn chế nguồn cháy tiếp xúc với không khí bên ngoài. Vải được những nước để chống cháy tấm vải.
- Đại diện của 2 – 3 nhóm lên trả lời.
- HS đọc
- HS thực hiện
7. Hoạt động nối tiếp sau bài học
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau
b. Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS về nhà:
+Đọc lại và ghi nhớ nội dung Em đã học được của toàn bài 4.
+ Tìm hiểu thêm một số ví dụ về ứng dụng tính chất của không khí cần cho sự cháy trong đời sống hằng ngày.
 
- H...ời đại diện của 2 – 3 nhóm lên chia sẻ câu trả lời. HS các nhóm khác nhận xét. bổ sung.
– GV nhận xét và rút ra kết luận.
* Kết luận: Sự chênh lệch nhiệt độ làm cho không khí chuyển động. Khi không khí chuyển động gây ra gió. Không khí nóng sẽ nhẹ và bốc lên cao. Ngược lại, không khí lạnh nặng hơn và đi xuống thấp.
3. Hoạt động nối tiếp sau bài học
a. Mục tiêu: Nắm được những việc cần làm để chuẩn bị bài cho tiết sau.
b. Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS về nhà:
+ Tìm hiểu và nêu thêm những ví dụ về không khí chuyển động gây ra gió,
+ Sưu tầm tranh ảnh về một số hoạt động phòng tránh bão để chuẩn bị cho tiết 2.

 - HS quan sát hình 1 và trả lời câu hỏi: Lá của các cây dừa ở hình 1 bị thổi về cùng một hướng vì gió.
- 1 – 2 HS trả lời câu hỏi.
 - Hs thực hiện theo nhóm 2, quan sát tóc áo và trả lời các câu hỏi:
+ Khi được bạn quạt cho em sẽ thấy mắt, áo và tóc em lay động.
+ Gió đã làm cho tóc và áo lay động.
+ Khi bạn quạt mạnh và nhanh hơn thi tóc và áo em sẽ lay động mạnh hơn vì lúc đó gió được tạo ra từ quạt mạnh hơn.
- Đại diện các cặp trình bày.
- HS khác nhận xét.
- HS thảo luận nhóm, thực hiện thí nghiệm như nội dung mô tả ở hình 3 (SGK, trang 25).
- Đại diện nhóm mô tả thí nghiệm.
- HS thảo luận và trả lời các câu hỏi:
+ Không khí ở xung quanh ngọn nền đang cháy bị nóng. 
+ Không khí xung quanh chong chống lạnh hơn.
+ Chồng chồng quay được khi đốt nền là vì có gió sinh ra.
+ Nguyên nhân sinh ra gió là do không khí chuyển động vì có sự chênh lệch nhiệt độ giữa vùng không khí nóng và lạnh. Không khí nóng, nhẹ sẽ bốc lên cao. Không khí lạnh nặng hơn sẽ đi xuống thấp,
- Cá nhân quan sát hình 4 và 5 (SGK, trang 26), đọc phần thông tin Em tìm hiểu thêm ở cuối trang 26 và trả lời câu hỏi:
Dưới ánh sáng mặt trời, các phần khác nhau của Trái Đất không nóng lên như nhau. Phần đất liền nóng nhanh hơn biển và cũng nguội đi nhanh hơn biển. Không khí dịch chuyển từ nơi lạnh sang nơi nóng. Sự chuyển động này của không khí sinh ra gió. Vì vậy, ban ngày, phần dắt liền được Mặt Trời chiếu sáng, nhiệt độ nóng nhanh hơn biến dẫn đến có sự chênh lệch nhiệt độ không khi giữa đất liền và biển. Giờ sẽ được thổi từ biển vào đất liền. Ban đêm, không có Mặt Trời, phần đất liền nguội nhanh hơn biển do vậy, không khí từ đất liền (lạnh hơn) sẽ dịch chuyển ra biển (nóng hơn). Sự dịch chuyển không khi này sẽ sinh ra gió thổi từ đất liền ra biển.
2 – 3 HS chia sẻ câu trả lời. Các HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS kiểm tra dụng cụ, vật liệu theo nhóm 4
- HS thảo luận nhóm 4, làm mũi tên chỉ hướng gió, dùng sản phẩm xác định hướng gió.
- Đại diện của 2 – 3 nhóm lên chia sẻ câu trả lời. HS các nhóm khác nhận xét. bổ sung.
Gợi ý: Khi có gió, giả sẽ thổi vào đuôi của mũi tên làm mũi tên quay cho đến khi mũi tên
trùng với hướng gió. Khi đó đuôi mũi tên không bị cản gió và sẽ không dịch chuyển mũi tên nữa. Vì vậy có thể khẳng định hướng mà mũi tên đang chỉ là hướng gió,
- Lắng nghe, thực hiện theo yêu cầu của GV.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
CHỦ ĐỀ 1: CHẤT
BÀI 5: GIÓ, BÃO (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Năng lực đặc thù
- Nhận biết được không khí chuyển động gây ra gió và nguyên nhân làm không khí chuyển động (khối không khí nóng bốc lên cao, khối không khi lạnh tới thay thế).
- Nhận xét, so sánh được mức độ mạnh của gió qua quan sát thực tế hoặc tranh ảnh video clip; nêu và thực hiện được một số việc cần làm để phòng tránh bão.
2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, tự giác tham gia các hoạt động.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: vận dụng giải quyết vấn đề trong học tập và thực tiễn.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: trao đổi ý kiến trong nhóm, trước lớp.
3. Phẩm chất: 
- Nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Các hình trong bài 5 SGK trang 27, 28
2. Đối với học sinh
- SGK, VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. HĐ khởi động 
* Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về bão.
* Cách tiến hành:
– GV đưa ra một số hình ảnh về sự tàn phá khốc liệt của bảo và đặt câu hỏi: Nguyên nhân nào đã gây ra sự tàn phá và thiệt hại về nhà cửa, cây cối mà chúng ta thấy trong hình?
– GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi theo sự hiểu biết của bản thân. 
- GV nhận xét và dẫn dắt HS vào nội dung tìm hiểu các mức độ mạnh của gió, bão; các biện pháp phòng chống bão ở tiết 2 của bài học.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về các mức độ mạnh của gió
* Mục tiêu: HS nhận biết được các mức độ mạnh của gió.
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, quan sát các hình 7, 8, 9, 10 (SGK, trang 27), mô tả và so sánh độ mạnh củ...ịa phương sắp xếp Thông tin kịp thời, chính xác vị trí, tình trạng nguy hiểm khi cần cứu nạn, cứu hộ.
- HS thảo luận nhóm và trả lời cầu hỏi.
- 1 số HS nêu: 
 + Thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo bão.
+ Gia cố, chẳng chồng nhà cửa, cắt tia cành cây; xác định vị trí an toàn để trú ẩn; chủ động sơ tán khỏi các nhà không dám bảo an toàn, vùng ven biển và cửa sông (đề phòng nước dâng). 
+ Dự trữ nước uống, lương thực, thực phẩm, thuốc và các vật dụng cần thiết dù để dùng
ít nhất trong 7 ngày.
+ Nếu không có lệnh sơ tán của chính quyền, hãy tìm nơi trú ẩn trong nhà cho gia đình mình (nơi an toàn nhất khi có bão là phòng bên trong không có cửa sổ). Chuẩn bị sẵn sàng các biện pháp đảm bảo an toàn khi bão về như: chèn chống các cửa của nhà; loại bỏ những cây, cành khô; xác định các vật dụng trong sẵn nên mang vào trong nhà; vệ sinh máng nước mưa, gầm cầu thang ngoài, giếng cửa số, đường thoát nước, đường ống thoát nước.
+ Các thành viên trong gia đình có thể bị chia cắt trong một cơn bão. Hãy chuẩn bị bằng cách lập một kế hoạch liên lạc, tiếp cận với nhau. Thiết lập một liền hệ bên ngoài khu vực (chẳng hạn như người thân hoặc bạn bè trong gia đình), người có thể điều phối vị trí và thông tin của các thành viên gia đình nếu bạn bị tách ra.
+ Chuẩn bị một bộ đồ dùng cho gia đình (đèn pin, dài ra-di-ô, quần áo ăm, chăn, bộ sơ cứu, thuốc nước đóng chai và thực phẩm khó hư hỏng). Các gia đình có trẻ em nên để mỗi
trẻ tự chuẩn bị gói đồ dùng cá nhân của mình.
- HS trình bày theo nhóm
- Đại diện các nhóm trình bày
- Hs theo dõi, nhắc lại.
- HS về nhà tìm thêm một số ví dụ về những tác hại của bão và các biện pháp phòng tránh bão.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
CHỦ ĐỀ 1: CHẤT
BÀI 6: Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 
KHÔNG KHÍ
(Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Năng lực đặc thù:
- Giải thích được nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí; sự cần thiết phải bảo vệ bầu không khí trong lành.
- Thực hiện được việc làm phù hợp để bảo vệ bầu không khí trong lành và vận động những người xung quanh cùng thực hiện.
2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, tự giác tham gia các hoạt động.
`- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: vận dụng giải quyết vấn đề trong học tập và thực tiễn.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: trao đổi ý kiến trong nhóm, trước lớp.
3. Phẩm chất: 
- Nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. HĐ khởi động 
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về một số nguồn có thể gây ô nhiễm không khí.
b. Cách tiến hành
– GV tổ chức cho HS quan sát hình la, 1b, 1c 1d (SGK, trang 29).
- GV đặt câu hỏi: Theo em, chúng ta nên sử dụng loại bếp nào để hạn chế ô nhiễm không khí?
- GV có thể đặt thêm câu hỏi để liên hệ thực tế: Gia đình em đang sử dụng loại bếp nào? 
- GV mời một số HS trả lời câu hỏi.
– GV nhận xét chung, giải thích cho HS: bếp củi, bếp than tổ ong là những bếp gây ô nhiễm môi trường không khí vì vậy chúng ta không nên sử dụng những loại bếp này. Bếp than tổ ong thải ra khí rất có hại cho môi trường và gây ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ con người (bệnh về đường hô hấp),...
– GV dẫn dắt vào bài học: “Ô nhiễm không khí và bảo vệ môi trường không khí -T2
2. Hoạt động Hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Nhận biết nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí
a. Mục tiêu: HS giải thích được một số nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí.
b. Cách tiến hành
– GV yêu cầu HS quan sát các hình 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và thực hiện các nhiệm vụ:
+ Mô tả một số dấu hiệu không khí bị ô nhiễm.
+ Nêu những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí.
Gợi ý:
+ Hình 2: Núi lửa phun trào sinh ra lượng lớn khí metan, clo, lưu huỳnh, bụi,... gây ô nhiễm nghiêm trọng bầu không khí. Đây là trường hợp ô nhiễm không khí do nguyên nhân tự nhiên.
+ Hình 3: Khai thác khoáng sản sinh ra lượng bụi rất lớn.
+ Hình 4: Khói từ các nhà máy sản xuất xi măng, nhiệt điện,... thải ra các khí CO, CO, SO,.... cùng một số chất độc hại khác với nồng độ rất cao.
+ Hình 5: Phun thuốc trừ sâu.
+ Hình 6: Khí thải từ các phương tiện giao thông như ô tô, xe máy,...
+ Hình 7: Rác thải là nguồn gây ô nhiễm không khí, nước và đất.
+ Hình 8: Khí thải do đốt rác, đốt rơm rạ, cháy rừng,... đều là nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí.
+ Hình 9: Khí thải từ bếp than tổ ong rất độc hại, ngoài ra các bếp đun củi, than củi,... cũng là nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí.
- GV mời 2 – 3 cặp HS chia sẻ trước lớp.
– GV yêu cầu HS trả lời và nhận xét lẫn nhau. 
GV khen ngợi những HS có câu trả lời tốt và bổ sung, sửa chữa đối với những HS chưa trả lời đúng.
- ...ần làm để bảo vệ môi trường không khí trong lành.
b. Cách tiến hành
– GV chia lớp thành từng nhóm nhỏ và yêu cầu HS quan sát các hình 13, 14, 15, 16 (SGK, trang 31), thảo luận và thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Nói với bạn những việc cần làm để bảo vệ môi trường không khí trong các hình.
+ Kể thêm những việc cần làm để bảo vệ môi trường không khí trong lành mà em biết. Em đã làm gì để bảo vệ môi trường không khí?
Gợi ý:
+ Hình 13: Chăm sóc và trồng cây gây rừng là biện pháp tốt nhất để giữ môi trường không khí trong lành.
+ Hình 14: Ưu tiên sử dụng phương tiện công cộng, sử dụng xe đạp thay xe máy giúp hạn chế khí thải độc hại.
+ Hình 15: Phân loại rác thải và xử lí rác thải theo đúng quy trình.
+ Hình 16: Các chất thải từ hoạt động chăn nuôi được dùng để sản xuất khí sinh học (biogas) vừa giúp tái tạo năng lượng vừa bảo vệ môi trường.
– GV mời đại diện của 2 – 3 nhóm chia sẻ trước lớp.
– GV gợi mở để HS nêu thêm những việc không nên làm hoặc nên làm để bảo vệ môi trường không khí như trồng nhiều cây xanh, vận động mọi người tiêu dùng tiết kiệm; không đốt rơm rạ hoặc rác thải, phòng tránh cháy rừng,...
–GV khen ngợi nhóm có câu trả lời đúng, sáng tạo.
– GV và HS nhận xét, rút ra kết luận.
* Kết luận: Để bảo vệ không khí trong lành, chúng ta cần:
– Cải thiện thói quen sinh hoạt: không đốt rác bừa bãi; thay thế các dụng cụ đun nấu từ sử dụng than, củi sang các thiết bị sử dụng điện; ưu tiên sử dụng các phương tiện giao thông công cộng;
– Bảo vệ rừng và rồng nhiều cây xanh.
– Sử dụng các nguyên vật liệu tái tạo; sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu hữu cơ và các sản phẩm thân thiện với môi trường.
– Xử lí khí thải, rác thải đúng quy định.
Hoạt động 3: Em tập làm tuyên truyền viên
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức về bảo vệ môi trường không khí và vận dụng vào việc vẽ, viết, thuyết trình để tuyên truyền mọi người cùng bảo vệ môi trường không khí. Qua đó góp phần định hướng nghề nghiệp cho HS.
b. Cách tiến hành
– GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, phân công mỗi nhóm viết, vẽ tranh tuyên truyền bảo vệ môi trường không khí trên giấy khổ A3 hoặc AO.
– HS hoàn thành sản phẩm trên giấy khổ A3 hoặc AO.
- GV mời các nhóm treo sản phẩm của nhóm lên bảng, cử đại diện lên thuyết trình hoặc đóng vai là tuyên truyền viên để trình bày trước lớp.
– GV mời HS các nhóm khác nhận xét.
– GV khen ngợi những HS có khả năng tuyên truyền tốt, tự tin, sáng tạo.
– GV tổng kết lại toàn bộ kiến thức đã học về nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm môi trường không khí; Một số việc cần làm để bảo vệ bầu không khí trong lành.
– GV gợi ý và dẫn dắt để HS nêu được các từ khoá trong bài: Ô nhiễm không khí – Bảo vệ môi trường không khí.
3. Hoạt động nối tiếp sau bài học
a. Mục tiêu: HS hoàn thiện bức tranh tuyên truyền về phòng chống ô nhiễm môi trường không khí. Điều tra về tình trạng ô nhiễm môi trường nước, không khí ở địa phương
b. Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS về nhà tiếp tục hoàn thiện bức tranh tuyên truyền về phòng chống ô nhiễm môi trường không khí để trưng bày ở góc học tập của lớp, trường.
– Điều tra về tình trạng ô nhiễm môi trường nước, không khí ở địa phương để chuẩn bị cho tiết ôn tập.
 HS thi đua kể lại các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí đã được học ở tiết 1.
HS thi đua trả lời cá nhân.
HS lắng nghe
 HS quan sát, đọc thông tin ở các hình 10, 11, 12 (SGK, trang 31) và trả lời các câu hỏi
 Đại diện một số HS lên trả lời.
HS lắng nghe
HS quan sát các hình 13, 14, 15, 16 (SGK, trang 31), thảo luận và thực hiện các nhiệm vụ
Đại diện của 2 – 3 nhóm chia sẻ trước lớp.
HS nêu thêm những việc không nên làm hoặc nên làm để bảo vệ môi trường không khí
HS trả lời và nhận xét lẫn nhau
HS lắng nghe
HS hoàn thành sản phẩm trên giấy khổ A3 hoặc AO.
Các nhóm treo sản phẩm của nhóm lên bảng, cử đại diện lên thuyết trình hoặc đóng vai là tuyên truyền viên để trình bày trước lớp.
HS lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
CHỦ ĐỀ 1: CHẤT
BÀI 7: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ CHẤT
(1 Tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Năng lực đặc thù
Sau bài học: 
 - HS củng cố, khái quát hoá và đánh giá được một số kiến thức, kĩ năng của chủ đề Chất. 
2. Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học: HS biết tự tìm kiếm, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giờ học, quá trình tự giác tham gia và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp,
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: HS đưa ra các câu trả lời cho câu hỏi, bài tập xử lí tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường g

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_khoa_hoc_lop_4_sach_ctst_nam_hoc_2023_2024.docx
  • docxBài 1. Một số tính chất và vai trò của nước.docx
  • docxBài 2. Sự chuyển thể của nước.docx
  • docBài 3. Ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước.doc
  • docxBài 4. Thành phần và tính chất của không khí.docx
  • docxBài 5. Gió, bão.docx
  • docxBài 6. Ô nhiễm không khí và bảo vệ môi trường không khí.docx
  • docxBài 7. Ôn tập chủ đề Chất.docx
  • docBài 8. Nguồn sáng và sự truyền ánh sáng.doc
  • docxBài 9. Ánh sáng và đời sống.docx
  • docxBài 10. Âm thanh.docx
  • docxBài 11. Âm thanh trong đời sống.docx
  • docxBài 12. Nhiệt độ và nhiệt kế.docx
  • docxBài 13. Sự truyền nhiệt và vật dẫn nhiệt.docx
  • docxBài 14. Ôn tập chủ đề Năng lượng.docx
  • docxBài 15. Thực vật cần gì để sống và phát triển.docx
  • docxBài 16. Nhu cầu sống của động vật.docx
  • docxBài 17. Chăm sóc cây trồng và vật nuôi.docx
  • docxBài 18. Ôn tập chủ đề Động vật - Thực vật.docx
  • docxBài 19. Sự đa dạng của nấm.docx
  • docxBài 20. Nấm ăn và nấm men trong đời sống.docx
  • docxBài 21. Nấm có hại và cách bảo quản thực phẩm.docx
  • docxBài 22. Ôn tập chủ đề Nấm.docx
  • docxBài 23. Các nhóm chất dinh dưỡng có trong thức ăn.docx
  • docxBài 24. Giá trị dinh dưỡng có trong thức ăn.docx
  • docxBài 25. Ăn, uống khoa học để cơ thể khỏe mạnh.docx
  • docxBài 26. Thực phẩm an toàn.docx
  • docxBài 27. Một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng.docx
  • docxBài 28. Phòng tránh đuối nước.docx
  • docxBài 29. Ôn tập chủ đề Con người và sức khỏe.docx
  • docxBài 30. Chuỗi thức ăn trong tự nhiên.docx
  • docxBài 31. Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn tự nhiên.docx
  • docxBài 32. Ôn tập chủ đề Sinh vật và môi trường.docx