Kế hoạch bài dạy Khoa học 4 Sách KNTT - Năm học 2023-2024

1. Năng lực đặc thù:

- Quan sát và làm được thí nghiệm đơn giản để phát hiện ra một số tính chất của nước.

- Nêu được một số tính chất của nước (không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định; chạy từ cao xuống thấp, chảy lan ra khắp mọi phía , thấm qua một số vật và hòa tan một số chất).

- Rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm, hoạt động trải nghiệm, qua đó góp phần phát triển năng lực khoa học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Biết tự chủ thực hiện thí nghiệm, trải nghiệm để kiểm chứng tính thực tiễn của nội dung bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thực hiện tốt và có sáng tạo trong thực hiện các hoạt động của bài học để năm chắc kiến thức.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, góp ý cùng bạn trong hoạt động nhóm và thí nghiệm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Xây dựng tốt mối quan hệ thân thiện với bạn trong học tập và trải nghiệm.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện để năm vững nội dung yêu cầu cần đạt của bài học.

- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm với lớp, tôn trọng tập thể.

docx 338 trang Cô Giang 02/12/2024 20
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Khoa học 4 Sách KNTT - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Khoa học 4 Sách KNTT - Năm học 2023-2024

Kế hoạch bài dạy Khoa học 4 Sách KNTT - Năm học 2023-2024
TUẦN 1: CHỦ ĐỀ 1: CHẤT
Bài 1: TÍNH CHẤT CỦA NƯỚC VÀ NƯỚC VỚI CUỘC SỐNG (T1) 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: 
- Quan sát và làm được thí nghiệm đơn giản để phát hiện ra một số tính chất của nước.
- Nêu được một số tính chất của nước (không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định; chạy từ cao xuống thấp, chảy lan ra khắp mọi phía , thấm qua một số vật và hòa tan một số chất).
- Rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm, hoạt động trải nghiệm, qua đó góp phần phát triển năng lực khoa học.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Biết tự chủ thực hiện thí nghiệm, trải nghiệm để kiểm chứng tính thực tiễn của nội dung bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thực hiện tốt và có sáng tạo trong thực hiện các hoạt động của bài học để năm chắc kiến thức.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, góp ý cùng bạn trong hoạt động nhóm và thí nghiệm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Xây dựng tốt mối quan hệ thân thiện với bạn trong học tập và trải nghiệm.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện để năm vững nội dung yêu cầu cần đạt của bài học.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm với lớp, tôn trọng tập thể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
+ Thông qua khởi động, giáo viên dẫn dắt bài mới hấp dẫn để thu hút học sinh tập trung.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức múa hát bài “Giọt mưa và em bé” – Nhạc và lời Quang Huấn để khởi động bài học. 
- GV Cùng trao đổi với HS về nội dung bài hát và các hoạt động múa, hát mà các bạn thể hiện trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương và dẫn dắt vào bài mới.
- Một số HS lên trước lớp thực hiện. Cả lớp cùng múa hát theo nhịp điều bài hát.
- HS chia sẻ nhận xét về các bạn thể hiện múa hát trước lớp.
- HS lắng nghe.
2. Hoạt động:
- Mục tiêu: 
+ Quan sát và làm được thí nghiệm đơn giản để phát hiện ra một số tính chất của nước.
+ Nêu được một số tính chất của nước (không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định; chạy từ cao xuống thấp, chảy lan ra khắp mọi phía , thấm qua một số vật và hòa tan một số chất).
+ Rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm, hoạt động trải nghiệm, qua đó góp phần phát triển năng lực khoa học.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Tính chất của nước. (sinh hoạt nhóm 4)
* Thí nghiệm 1. GV chuẩn bị: Đồ dùng thủy tinh không màu: 4 cốc, 4 bát, 4 chai; nước sạch có thể uống được, giao cho 4 nhóm và yêu cầu:
- Tiến hành: Rót cùng một lượng nước vào cốc, bát, chai như hình 1. 
- GV mời các nhóm thảo luận và làm thí nghiệm theo các bước sau:
+ Hãy ngửi, nếm và quan sát màu sắc, hình dạng của nước trong mỗi hình.
- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm.
- GV nhận xét chung, chốt lại tính chất của nước:
Nước có tính chất không màu, kông mùi, không vị và không có hình dạng nhất định.

- Đại diện các nhóm nhận các dụng cụ thí nghiệm.
-Tiến hành thực hiện thí nghiệm theo yêu cầu của giáo viên.
- Ghi kết quả thảo luận ra phiếu học tập:
- Các nhóm baod cáo kết quả thí nghiệm, nhóm khác nhận xét.
- 2-3 HS nhắc lại tính chất của nước

Thí nghiệm 2: Làm việc chung cả lớp
- GV chuẩn bị 1 tấm gỗ, 1 khay nhựa, một cốc nước.
- Tiến hành: GV mời 1 HS lên trước lớp thực hiện thí nghiệm theo hướng dẫn của GV.
- GV mời cả lớp quan sát thí nghiệm và trả lời các câu hỏi:
+ Hướng chảy của nước trên tấm gỗ.
+ Khi xuống tới khay, nước chảy như thế nào?
- GV nhận xét và chốt ý: 
Nước chảy từ cao xuống thấp và chảy lan ra mọi phía. 
- HS quan sát các dụng cụ thí nghiệm.
- 1 HS lên trước lớp làm thí nghiệm theo HD của GV.
- HS trả lời theo quan sát thí nghiệm.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
Thí nghiệm 3: Làm việc theo tổ
- GV chuẩn bị 2 khăn mặt, 2 đĩa, 2 tờ giấy ăn khô, 3 thìa, nước.
- GV mời lớp chia thành 3 tổ lên lấy dụng cụ để tiến hành thực hiện thí nghiệm. 
- GV Hướng dẫn thi nghiệm: Đặt khăn mặt, đĩa và giấy ăn chồng lên nhau như hình. Đổ một thìa nước lên mặt trên của mỗi loại. Sau đó quan sát khăn mặt, đĩa, giấy ăn ở dưới và cho biết nước thấm qua vật nào? Vì sao em biết.
- GV mời đại diện các tổ báo cáo kết quả thí nghiệm.
- GV ghi nhận kết quả và chốt nội dung:
Nước có thể thấm qua một số đồ vật, còn một số đồ vật thì không thấm qua.

- Cả lớp quan sát dụng cụ thí nghiệm.
- Lớp chia thành 3 tổ, mỗi tổ nhận một dụng cụ thí nghiệm: 
+ Tổ 1: 2 khăn mặt, 1 thìa và nước.
+ Tổ 2: 2 đĩa, 1 thìa và nước.
+ Tổ 3: 2 tờ giấy ăn, 1 thìa và nước
- Tiến hành làm thí nghiệm theo hướng dẫn của GV.
- Các thành viên trong tổ quan sát diễn biến xảy ra từ thí nghiệm, thảo luận và viết ra kết quả theo câu hỏi của GV.
- Đại diện các tổ báo cáo kêta quả thí nghiệm:
+ Tổ 1: nước thấm qua khăn mặt ở dưới
+ Tổ 2: nước không thấm qua đĩa ở dưới.
+ Tổ 3: nước thấm qua tờ giấy ở dưới
Thí nghiệm 4: Làm việc chung cả lớp
- GV chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm: 3 cố...m 2 để thực hiện nhiệm vụ.
- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV mời một số HS nêu thêm về một số ví dụ khác ở gia đình và địa phương em mà con người đã vận dụng các tính chất của nước.
- GV nhận xét tuyên dương và chốt lại nội dung:
Nhờ có những tính chất của nước mà con người ta làm được rất nhiều lợi ích trong đời sống như đi ngoài mưa thì mang áo mưa (vì nước ngấm vào người), ...

- HS sinh hoạt nhóm 2, thảo luận và trả lời các câu hỏi theo yêu cầu.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả:
- HS trả lời cá nhân theo hiểu biết của mình.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm
Hoạt động 3: Vai trò của nước trong đời dống, sản xuất và sinh hoạt. 
a) Vai trò của nước đối với sự sống sinh vật. (Sinh hoạt nhóm 4)
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Mời các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi trông các hình dưới đây:
+ Em hãy quan sát hình và cho biết vai trò của nước đối với con người, động vật và thực vật:
- GV mời các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Mời các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương và cung cấp thêm một số vai trò của nước:
+ Nước chiếm phần lớn trong cơ thể người, động vật, thực vật. Nếu sinh vật bị mất nước 1/10 đến 1/5 lượng nước trong cơ thể thì sẽ bị chết.
+ Nước hòa tan nhiều chất, giúp cơ thể hấp thụ được các chất dinh dưỡng và thải ra các chất độc hại.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Lớp chia thành nhóm 4, quan sát tranh, thảo luận và đưa ra các phương án trả lời.
- Vai trò của nước:
+ Đối với con người và động vật là thức uống. (Hình 6a, b).
+ Là môi trường sống của một số động vật (hình 6c)
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác nhận xét, góp ý.
- Cả lớp lắng nghe
b) Vai trò của nước đối với đời sống sinh hoạt con người (Sinh hoạt nhóm 4)
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Mời các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi trông các hình dưới đây:
+ Em hãy quan sát hình và cho biết vai trò của nước đối với con người, động vật và thực vật:
- GV mời các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Mời các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương và cung cấp thêm một số vai trò của nước:

- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Lớp chia thành nhóm 4, quan sát tranh, thảo luận và đưa ra các phương án trả lời.
- Vai trò của nước:
+ Nước dùng để tắm gội sạch sẽ. (Hình 7a)
+ Nước dùng để nấu chín tức ăn phục vụ nhu cầu đời sống của con người (Hình 7b)
+ Nước dùng để trồng lúa nằm cung cấp lương thực tực phẩm cho con người và dùng để chăn nuôi (ình 7c)
+ Nước dùng để sản xuất điện phục vụ cho việc thắm sáng và phục vụ công nghiệp. (Hình 7d)
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác nhận xét, góp ý.
- Cả lớp lắng nghe
4. Vận dụng trải nghiệm.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi “Ai biết nhiều hơn”
+ Chia lớp thành các nhóm. Và cùng thi một lượt tỏng thời gian 2 phút.
+ Các nhóm thi nhau đưa ra những ví vụ về vai trò của nước đối với đời sống hằng ngày. Mỗi lần đưa ra câu đúng sẽ được nhận 1 hoa dán vào vị trí nhóm. Sau 2 phút, nhóm nào nhiều hoa nhất nhóm đó thắng cuộc.
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- Học sinh chia nhóm và tham gia trò cơi.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

TUẦN 2: 	 KHOA HỌC
CHỦ ĐỀ 1: CHẤT
Tiết 3 BÀI 2: SỰ CHUYỂN THỂ CỦA NƯỚC VÀ VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC TRONG TỰ NHIÊN- Tiết 1
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Năng lực đặc thù:
- Quan sát và làm được thí nghiệm đơn giản để phát hiện ra sự chuyển thể của nước.
-Vẽ sơ đồ và sử dụng được các thuật ngữ: bay hơi, ngưng tụ, đông đặc, nóng chảy để mô tả sự chuyển thể của nước.
- Rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm, hoạt động trải nghiệm thực hành, qua đó góp phần phát triển năng lực khoa học.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Biết tự chủ thực hiện thí nghiệm, trải nghiệm để kiểm chứng tính thực tiễn của nội dung bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thực hiện tốt và có sáng tạo trong thực hiện các hoạt động của bài học để năm chắc kiến thức.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, góp ý cùng bạn trong hoạt động nhóm và thí nghiệm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Xây dựng tốt mối quan hệ thân thiện với bạn trong học tập và trải nghiệm.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện để năm vững nội dung yêu cầu cần đạt của bài học.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm với lớp, tôn trọng tập thể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- K...hể lỏng thành thể khí (hơi) và thể khí thành thể lỏng. Sự chuyển thể đó được lặp đi lặp lại.
+ "Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên" quan trọng đối với chúng ta vì nước trên Trái Đất sẽ không bị mất đi; nước ở mặt đất, sông, hồ, biển,... sau một chu trình lại trở về và chúng ta lại có nước cho sinh hoạt, sản xuất, cung cấp nguồn nước cho tưới tiêu và sinh hoạt, các hoạt động thủy điện, thủy lợi; làm cho không khí trong lành hơn, ....
3. Tổng kết thí nghiệm:
- Mục tiêu: 
HS củng cố lại các kiến thức đã học về sự chuyển thể của nước và vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
- Cách tiến hành:
- Qua các thí nghiệm đã làm, chúng ta thấy nước tồn tại ở mấy thể ? là những thể nào? GV tổ chức cho HS chơi trò chơi trắc nghiệm củng cố kiển thức:
Câu 1: Nước có thể tồn tại ở dạng thể nào?
A. Rắn                B. Lỏng    
C. Khí                 D. Cả 3 đáp án trên
Câu 2: Hiện tượng nước từ thể rắn chuyển sang thể lỏng được gọi là
A. Nóng chảy      B. Đông đặc
C. Ngưng tụ         D. Bay hơi
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS trả lời cá nhân theo hiếu biết cuả mình qua quan sát các thí nghiệm.
- HS tham gia trò chơi.
- Đáp án:
Câu 1D 
Câu 2 A
 
4. Vận dụng trải nghiệm.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. 
+ Vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng trong thực tế.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi, hái hoa,...sau bài học
 - GV nêu câu hỏi để HS suy nghĩ, trả lời:
Người ta thường phơi quần áo sau khi giặt ra nắng, gió. Em hãy cho biết mục đích của việc làm này và giải thích.
- GV gọi 1 HS đứng lên trả lời, HS còn lại lắng nghe, nhận xét và bổ sung.
- GV chốt đáp án.
- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học theo nội dung "Em đã học":
+ Sự chuyển thể của nước.
+ Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.
- Về Hoàn thành câu hỏi trong mục "Em có thể".
- Đọc và chuẩn bị trước bài sau - Bài 2 - Sự chuyển thể của nước và vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên -Tiết 2.- Nhận xét giờ học, tuyên dương.

- HS trả lời: Mục đích để quần áo nhanh khô vì dưới tác động từ nhiệt của ánh nắng mặt trời làm nhiệt độ tăng thì nước ở thể lỏng chuyển sang thể khí và bay hơi.
- HS chú ý lắng nghe, ghi nhớ.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
HS chú ý, thực hiện theo yêu cầu của GV.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
-------------------------------------------------------
TUẦN 2: 	 KHOA HỌC
CHỦ ĐỀ 1: CHẤT
Tiết 4 BÀI 2: SỰ CHUYỂN THỂ CỦA NƯỚC VÀ VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC TRONG TỰ NHIÊN- Tiết 2
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Năng lực đặc thù:
- Thực hành thí nghiệm đơn giản và vẽ sơ đồ về sự chuyển thể của nước.
- Vẽ và giải thích được sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên và ghi chú được "vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên".Vẽ sơ đồ và sử dụng được các thuật ngữ: bay hơi, ngưng tụ, đông đặc, nóng chảy để mô tả sự chuyển thể của nước.
- Rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm, hoạt động trải nghiệm thực hành, qua đó góp phần phát triển năng lực khoa học.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Biết tự chủ thực hiện thí nghiệm, trải nghiệm để kiểm chứng tính thực tiễn của nội dung bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thực hiện tốt và có sáng tạo trong thực hiện các hoạt động của bài học để năm chắc kiến thức.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, góp ý cùng bạn trong hoạt động nhóm và thí nghiệm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Xây dựng tốt mối quan hệ thân thiện với bạn trong học tập và trải nghiệm.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện để năm vững nội dung yêu cầu cần đạt của bài học.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm với lớp, tôn trọng tập thể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. các tranh ảnh liên quan đến chủ đề; với hình 7 GV có thể chuẩn bị trước trên giấy A3 để HS hoàn thiện. Bảng nhóm, bút dạ, bút chì hoặc phấn viết bảng.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.
GV cho HS quan sát hiện tượng khi dùng khăn ẩm lau bảng thì thấy bảng ướt sau đó đã khô, từ đó GV đặt câu hỏi:  Giải thích vì sao trong quá trình sản xuất ... thành những giọt nước lớn hơn tạo thành những đám mây đen. Trong đám mây đen chứa các giọt nước lớn dần rơi xuống thành mưa và trở về với đất, sông, hồ, biển...
3. Luỵên tập thực hành
- Mục tiêu: 
HS củng cố lại các kiến thức đã học về sự chuyển thể của nước và vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi trắc nghiệm:
Câu 1:  : Hiện tượng ngưng tụ mô tả sự chuyển thể của nước từ thể khí chuyển sang dạng thể nào?
A. Rắn                  B. Lỏng
C. A hoặc B          D. Không chuyển thể
Câu 2: Hiện tượng tự nhiên nào sau đây mô tả sự chuyển thể của nước từ thể lỏng sang thể khí?
A. Sự hình thành của mây
B. Băng tan
C. Sương muối
D. Đường ướt do mưa trở nên khô ráo
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS tham gia trò chơi.
- Đáp án:
Câu 1B 
Câu 2 D
4. Vận dụng trải nghiệm.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. 
+ Vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng trong thực tế.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi, hái hoa,...sau bài học
 - GV nêu câu hỏi để HS suy nghĩ, trả lời:
Người ta thường sấy tóc sau khi gội đầu. Em hãy cho biết mục đích của việc làm này và giải thích.
- GV gọi 1 HS đứng lên trả lời, HS còn lại lắng nghe, nhận xét và bổ sung.
- GV chốt đáp án.
- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học theo nội dung "Em đã học":
+ Sự chuyển thể của nước.
+ Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.
- Về Hoàn thành câu hỏi trong mục "Em có thể".
- Đọc và chuẩn bị trước bài sau - Bài 3: Sự ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước. Một số cách làm sạch nước.- Nhận xét giờ học, tuyên dương.

- HS trả lời: Mục đích sấy tóc để tóc khô vì dưới tác động từ nhiệt của máy sấy thì nước ở thể lỏng chuyển sang thể khí và bay hơi.
- HS chú ý lắng nghe, ghi nhớ.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
HS chú ý, thực hiện theo yêu cầu của GV.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

TUẦN 3: CHỦ ĐỀ 1: CHẤT
Bài 3: SỰ Ô NHIỄM VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC. MỘT SỐ CÁCH 
LÀM SẠCH NƯỚC (T1) 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: 
- Nêu được nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường, liên hệ thực tế ở gia đình và địa phương.
- Nêu được sự cần thiết phải bảo vệ nguồn nước (nêu được tác hại của nước không sạch) và phải sử dụng tiết kiệm nước.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Biết tự chủ trong thực hiện các hoạt động của bài học để hiểu được nội dung bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thực hiện tốt và có sáng tạo trong thực hiện các hoạt động của bài học để nắm chắc kiến thức.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, góp ý cùng bạn trong hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Xây dựng tốt mối quan hệ thân thiện với bạn trong học tập và trải nghiệm.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện để năm vững nội dung yêu cầu cần đạt của bài học.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm với lớp, tôn trọng tập thể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
+ Thông qua khởi động, giáo viên dẫn dắt bài mới hấp dẫn để thu hút học sinh tập trung.
- Cách tiến hành: 
- GV cho HS kể tên các nguồn nước và phân biệt đâu là nguồn nước sạch, đâu là nguồn nước bị ô nhiễm. (Làm việc cặp đôi).
- GV mời đại diện nhóm trình bày. 
- GV khuyến khích HS chia sẻ các hiểu biết của mình.
- GV nhận xét, tuyên dương và dẫn dắt vào bài mới: Có nhiều nguồn nước khác nhau như nước sông, nước suối, nước máy,... trong đó nước máy là nước sạch, nước sông, nước suối thường bị ô nhiễm. Để giúp các em biết được nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và một số cách làm sạch nước. Cô và các em cùng tìm hiểu qua bài học nhé.
- HS lắng nghe.
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS lắng nghe.
2. Hoạt động:
- Mục tiêu: 
+ Nêu được nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường, liên hệ thực tế ở gia đình và địa phương.
+ Nêu được sự cần thiết phải bảo vệ nguồn nước (nêu được tác hại của nước không sạch) và phải sử dụng tiết kiệm nước.
- Cách tiến hành: 
Hoạt động 1: Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước. (sinh hoạt nhóm 4)
- GV hướng dẫn các nhóm HS quan sát hình 1, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau vào phiếu bài tập:
+ Chỉ ra dấu hiệu chứng ...................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
---------------------------------------------------
TUẦN 3: CHỦ ĐỀ 1: CHẤT
Bài 3: SỰ Ô NHIỄM VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC. MỘT SỐ CÁCH 
LÀM SẠCH NƯỚC (T2) 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: 
- Thực hiện được và vận động những người xung quanh (gia đình và địa phương) cùng bảo vệ nguồn nước và sử dụng tiết kiệm nước.
- Trình bày được một số cách làm sạch nước, liên hệ thực tế về cách làm sạch nước ở gia đình và địa phương.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Biết tự chủ trong thực hiện các hoạt động của bài học để hiểu được nội dung bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thực hiện tốt và có sáng tạo trong thực hiện các hoạt động của bài học để năm chắc kiến thức.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, góp ý cùng bạn trong hoạt động nhóm và thí nghiệm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Xây dựng tốt mối quan hệ thân thiện với bạn trong học tập và trải nghiệm.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện để năm vững nội dung yêu cầu cần đạt của bài học.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm với lớp, tôn trọng tập thể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
+ Thông qua khởi động, giáo viên dẫn dắt bài mới hấp dẫn để thu hút học sinh tập trung.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học. 
+ Câu 1: Nêu các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước.
+ Câu 2: Kể việc làm ở gia đình hoặc địa phương đã và đang gây ô nhiễm nguồn nước.
+ Câu 3: Các bệnh có thể mắc do ô nhiễm nguồn nước.
+ Câu 4: Nêu những việc làm khác để bảo vệ nguồn nước?
- GV nhận xét, tuyên dương và dẫn dắt vào bài mới.
- HS tham gia trò chơi. Quan sát hình và trả lời câu hỏi
+ Một số nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước như xả rác và nước thải bừa bãi; nước thải chưa qua xử lí từ các nhà máy xả xuống đông, hồ; sử dụng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp, lũ lụt,...
+ Việc làm ở gia đình và địa phương đã và đang gây ô nhiễm nguồn nước: bón quá nhiều phân bón cho cây trồng, đổ rác ra cống thoát nước,..
+ Đau mắt, đau bụng, ghẻ lở,..
+ Những việc làm khác để bảo vệ nguồn nước như không đổ rác bừa bãi; không đổ thức ăn và dầu mỡ thừa xuống cống và đường ống thoát nước; vệ sinh đường làng, ngõ xóm,.... 
- HS lắng nghe.
2. Hoạt động:
- Mục tiêu: 
+ Thực hiện được và vận động những người xung quanh (gia đình và địa phương) cùng bảo vệ nguồn nước và sử dụng tiết kiệm nước.
+ Trình bày được một số cách làm sạch nước, liên hệ thực tế về cách làm sạch nước ở gia đình và địa phương.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 3: Sử dụng tiết kiệm nước. (Sinh hoạt nhóm 2)
3.1 - GV giới thiệu một số hình ảnh để học sinh quan sát, đọc thông tin ở hình 3 và cho biết điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không tiết kiệm nước.
- Mời HS thảo luận nhóm 2 để thực hiện nhiệm vụ.
- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV dặn dò HS chia sẻ điều đó với bạn và vận động mọi người xung quanh tiết kiệm nước.
3.2: - GV giới thiệu một số hình ảnh để học sinh quan sát, đọc thông tin ở hình 3 và cho biết việc nào nên làm và không nên làm? Vì sao?
- Mời HS thảo luận nhóm 2 để thực hiện nhiệm vụ.
- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ Nêu một số việc làm khác để tiết kiệm nước.
- GV nhận xét, tuyên dương.

- HS sinh hoạt nhóm 2, thảo luận và trả lời các câu hỏi theo yêu cầu.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả:
 Nếu chúng ta không tiết kiệm nước thì người khác không có nước để dùng, chi phí sinh hoạt nước sẽ tăng và tài nguyên nước sẽ bị cạn kiệt và chúng ta không có đủ nước để sử dụng.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS sinh hoạt nhóm 2, thảo luận và trả lời các câu hỏi theo yêu cầu.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả:
+ Việc không nên làm: Bạn ở hình 4a và 4c đang xoa dầu gội đầu và xoa xà phòng rửa tay nhưng vẫn mở cho vòi nước chảy, việc làm đó gây lãng phí nước.
+ Việc nên làm: Bạn ở hình 4b và 4d đang xoa dầu gội đầu và xoa xà phòng rửa tay nhưng đã tắt vòi nước chảy, việc làm đó tiết kiệm nước.
+ Một số việc làm khác để tiết kiệm nước như sử dụng nước rửa rau để tưới cây, tắt vời nước sau khi sử dụng.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
Hoạt động 4: Một số cách làm sạch nước.
(Sinh hoạt nhóm 4)
- GV tổ chức cho HS tham gia hoạt động thành 3 nhóm và sử dụng phương pháp dạy học góc trong đó với phương pháp làm sạch nước bằng cách khử trùng có thể cho HS làm thí nghiệm trực tiếp tại lớp. 
- GV hướng dẫn các nhóm đọc thông tin, quan sát lần lượ...ng lực khoa học.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Không khí có ở đâu. (sinh hoạt nhóm 4)
- GV cho học sinh tham gia hoạt động thu và giữ không khí để phát hiện sự có mặt của không khí xung quanh không gian lớp học. Dự đoán kết quả xảy ra.
* Thí nghiệm 1. GV chuẩn bị: một túi ni lông phân hủy sinh học, 1 chậu thủy tinh chứa nước, tăm, dây buộc. giao cho 4 nhóm và yêu cầu:
- Tiến hành: Cầm túi nilông mở to miệng túi đi nhanh trong lớp hoặc ngoài hành lang như bạn hình 1a. Khi túi phồng lên, buộc miệng túi lại.
- Cho túi vào chậu nước, dùng tăm chọc thủng một lỗ rồi bóp nhẹ túi như hình 1b, quan sát hiện tượng xảy ra.
- GV mời HS giải thích hiện tượng xảy ra và cho biết túi ni lông có chứa gì?
-GV chốt lại: Khi bóp nhẹ túi thấy có bọt khí thoát ra ngoài, điều này chứng tỏ rằng trong túi chứa không khí.
* Thí nghiệm 2. 
- Quan sát hình 2, dự đoán bên trong chai rỗng và trong các lỗ nhỏ li ti của miếng bọt biển khô có chứa gì?
-GV tiếp tục cho HS quan sát hình 3 để kiểm chứng dự đoán ban đầu.
-GV hỏi HS từ các hiện tượng quan sát được ở hình 1,2,3 và trong cuộc sống, hãy cho biết không khí có ở đâu.
- GV nhận xét chung, chốt lại kiến thức:
Vì trong chai và miếng bọt biển có chứa không khí, khi nước chiếm chỗ thì không khí thoát ra ngoài.
- Đại diện các nhóm nhận các dụng cụ thí nghiệm.
- Lắng nghe yêu cầu của GV
-Tiến hành thực hiện thí nghiệm theo yêu cầu của giáo viên.
- Các nhóm quan sát, thảo luận và báo cáo kết quả thí nghiệm, nhóm khác nhận xét.
- 2-3 HS nhắc lại.
-HS lắng nghe và rút kinh nghiệm.
-Lắng nghe yêu cầu của GV
-Tiến hành thực hiện quan sát theo yêu cầu của giáo viên. Dự đoán kết quả xảy ra.
-Một số nhóm giải thích hiện tượng ở hình 3 và cho biết dự đoán ban đầu của nhóm đúng hay sai.
-HS trả lời theo suy nghĩ
Tổng kết thí nghiệm:
- Qua các thí nghiệm đã làm, chúng ta có thể biết được không khí có ở đâu.
+ GV nhận xét, tuyên dương.
- HS trả lời cá nhân theo hiếu biết cảu mình qua quan sát các thí nghiệm.
+ Không khí có xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật.
4. Vận dụng trải nghiệm.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi “Nhốt không khí vào trong túi”
+ GV chuẩn bị một số túi ni lông. 
+ Chia lớp thành các nhóm. Và cùng thi một lượt trong thời gian 2 phút.
 - Cô đưa ra cái túi nilon hỏi HS túi bóng của cô như thế nào?
- Hãy cùng cô vợt, nhốt không khí vào trong túi nhé.
 - Các em đã nhốt được không khí vào trong túi chưa? 
 - Vì sao em biết là đã nhốt được không khí vào trong túi rồi? 
- Cô đã nhốt không khí vào trong túi nilon lên túi nilon căng phồng nên đấy.
- Em nhìn thấy không khí như thế nào?
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- Học sinh lắng nghe yêu cầu trò chơi.
- HS tham gia trò chơi.
HS thực hiện theo yêu cầu của GV. Đội nào nhanh tay sẽ thắng cuộc.
-HS trả lời câu hỏi của GV.
- Không khí: không có màu, không có mùi, không nắm bắt được nhưng có ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta. 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
---------------------------------------------------
TUẦN 4: CHỦ ĐỀ 1: CHẤT
Bài 4: KHÔNG KHÍ CÓ Ở ĐÂU? THÀNH PHẦN VÀ TÍNH CHẤT CỦA KHÔNG KHÍ (T2) 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: 
- Quan sát và làm được thí nghiệm đơn giản để:
+ Nhận biết được sự có mặt của không khí
+Xác định được một số tính chất của không khí
+Nhận biết trong không khí có hơi nước, bụi,.
- Kể được tên của không khí: ni-tơ,(nitrogen), ô-xi (oxygen).các -bô – níc (carbon dioxide).
- Rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm, hoạt động trải nghiệm, qua đó góp phần phát triển năng lực khoa học.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Biết tự chủ thực hiện thí nghiệm, trải nghiệm để kiểm chứng tính thực tiễn của nội dung bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thực hiện tốt và có sáng tạo trong thực hiện các hoạt động của bài học để năm chắc kiến thức.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, góp ý cùng bạn trong hoạt động nhóm và thí nghiệm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Xây dựng tốt mối quan hệ thân thiện với bạn trong học tập và trải nghiệm.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện để năm vững nội dung yêu cầu cần đạt của bài học.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm với lớp, tôn trọng tập thể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiê...hì thấy bụi bám vào.

- HS lắng nghe.
-Quan sát tranh, thảo luận và đưa ra các phương án trả lời.
- HS trả lời câu hỏi, nhận xét chéo lẫn nhau.
- Cả lớp lắng nghe. Rút kinh nghiệm.
-HS quan sát hình 8 kết hợp trả lời câu hỏi của GV.
-HS trả lời câu hỏi
Một vài em khác nhận xét câu trả lời của bạn.
-HS lắng nghe.
4. Vận dụng trải nghiệm.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi “Em đã học”
+ Chia lớp thành các nhóm. Và cùng thi một lượt trong thời gian 2 phút.
+ Các nhóm thi nhau vẽ sơ đồ tư duy về tính chất của không khí, tên các thành phần của không khí, các chất khác có trong không khí. Sau 2 phút, nhóm nào nhanh nhất nhóm đó thắng cuộc.
- GV chốt kiến thức bài học.
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- Học sinh chia nhóm và tham gia trò chơi.
-Các nhóm khác nhận xét bổ sung chỉnh sửa sản phẩm tóm tắt của nhau
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

TUẦN 5: CHỦ ĐỀ 1: CHẤT
BÀI 5: VAI TRÒ CỦA KHÔNG KHÍ VÀ BẢO VỆ BẦU KHÔNG KHÍ TRONG LÀNH. (T1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
 - Quan sát và (hoặc) làm được thí nghiệm đề: Giải thích được vai trò của không khí đối với sự cháy.
 - Trình bày được vai trò và ứng dụng tính chất của không khí đối với sự sống.
 - Rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm, hoạt động trải nghiệm, qua đó góp phần phát
triển năng lực khoa học.
2. Năng lực chung.
 - Năng lực tự chủ, tự học: Biết tự chủ thực hiện thí nghiệm, trải nghiệm để kiểm chứng tính thực tiễn của nội dung bài học.
 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thực hiện tốt và có sáng tạo trong thực hiện các hoạt động của bài học để năm chắc kiến thức.
 - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, góp ý cùng bạn trong hoạt động nhóm và thí nghiệm.
3. Phẩm chất.
 - Phẩm chất nhân ái: Xây dựng tốt mối quan hệ thân thiện với bạn trong học tập và trải nghiệm.
 - Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện để năm vững nội dung yêu cầu cần đạt của bài học.
 - Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm, cẩn thận trong làm thí nghiệm
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
+ Thông qua khởi động, giáo viên dẫn dắt bài mới hấp dẫn để thu hút học sinh tập trung.
- Cách tiến hành:
- GV yêu cầu lớp trưởng tổ chức trò chơi để ôn lại bài: Không khí có ở đâu? Tính chất và thành phần của không khí.
Câu 1. Không khí có ở đâu?
Câu 2. Không khí có những tính chất gì?
Câu 3.Không khí gồm những thành phần nào?
- GV nhận xét, tuyên dương và dẫn dắt vào bài mới. GV đưa ra tình huống:
Một ngọn nến đang cháy, làm thế nào để ngọn nến tắt mà không cần thổi nến?
- GV: Ta chỉ cần lấy lọ nhỏ úp vào ngọn nến một lúc là ngọn nến sẽ tắt. 
Tại sao như thế? Tìm hiểu bài học hôm nay các em sẽ rõ: Vai trò của không khí và bảo vệ bầu không khí trong lành.
- Lớp trưởng tổ chức trò chơi: Hái hoa để ôn bài.
+ Mời lần lượt từng bạn lên hái hoa, đọc câu hỏi có trong bông hoa, trả lời.
+ Nhận xét, khen ngợi bạn.
- HS lắng nghe.
-HS trao đổi theo nhóm đôi, chia sẻ suy nghĩ của mình.
- Chia sẻ trước lớp.
-Nhắc lại tên bài.
2. Hoạt động:
- Mục tiêu: 
+ Quan sát và làm được thí nghiệm để: Giải thích được vai trò của không khí đối với sự cháy.
+ Trình bày được vai trò và ứng dụng tính chất của không khí đối với sự sống.
+ Rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm, hoạt động trải nghiệm, qua đó góp phần phát triển năng lực khoa học.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Vai trò của không khí đối với sự cháy (sinh hoạt nhóm 6)
- Yêu cầu các nhóm quan sát hình 1 SGK, dự đoán về thời gian tắt của 3 ngọn nến, ghi vào phiếu.
- Để xem nhóm nào dự đoán đúng thì chúng ta làm thí nghiệm.
* Thí nghiệm 1. GV chuẩn bị: 3 cốc nến, 1 lọ thủy tinh to, 1 lọ thủy tinh nhỏ, 3 đế phẳng, diêm, giao cho các nhóm và yêu cầu:
- Tiến hành: thắp 3 ngọn nến và úp lọ thủy tinh to, nhỏ như như hình 1. 
*Lưu ý HS thật cẩn thận khi sử dụng lửa.
- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm.
- GV nhận xét chung, khen ngợi các nhóm dự đoán đúng.
*Kết luận: Ngọn nến ở hình 1b tắt nhanh nhất, sau đến ngọn nến 1b, cuối cùng là ngọn nến 1a. Nguyên nhân là do lượng không khí ở hình 1b ít nhất, đến hình 1c, nến ở hình 1a luôn có không khí xung quanh nên chỉ tắt khi hết nến.
H: Qua thí nghiệm các em thấy, không kh... nhận xét, tuyên dương và dẫn dắt vào bài mới.
- HS tham gia trò chơi, trả lời câu hỏi
-Không khí duy trì sự cháy và sự sống. 
- 2 HS trả lời.
+ Nếu như chúng ta ở đông người trong một phòng kín thì cảm thấy ngột ngạt, khó thở.
+ Nuôi cá trong bể kính kín cá sẽ không phát triển và chết.
Vì làm như vậy để tăng lượng không khí trong nước duy trì sự sống cho cá.
- HS lắng nghe.
2. Hoạt động:
- Mục tiêu: 
+ Giải thích được nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí; sự cần thiết phải bảo vệ bầu không khí trong lành.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 3: Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí (cá nhân - nhóm 2)
GV yêu cầu HS đọc thông tin màu xanh SGK, trang 23.
H: Không khí như thế nào là không khí bị ô nhiễm?
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- GV yêu cầu học sinh quan sát hình 5, thảo luận và trả lời câu hỏi, ghi vào phiếu.
1.Hãy chỉ ra các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí.
2.Các nguyên nhân trên là do con người hay tự nhiên gây ra.
- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV yêu cầu HS các nhóm viết nhanh một số nguyên nhân khác gây ô nhiễm không khí 
- GV nhận xét tuyên dương và chốt lại các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí.

-HS đọc.
-Không khí nếu chứa khói, khí độc, các loại bụi, vi khuẩn,...nhiều đến mức làm hại tới sức khỏe con người và sinh các vật khác thì không khí đó bị ô nhiễm.
- HS sinh hoạt nhóm 2, quan sát tranh, thảo luận và trả lời các câu hỏi theo yêu cầu.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả:
1.Các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí là:
+ Khí thải từ các phương tiện giao thông (H5a)
+ Cháy rừng (H5b)
+ Đổ rác bừa bãi (H5c)
+ Khí thải từ các nhà máy (H5d)
2. Các nguyên nhân trên thì nguyên nhân cháy rừng có thể do con người hoặc thiên nhiên gây ra còn các nguyên nhân còn lại đều do con người gây ra.
- HS viết nhanh vào bảng nhóm, trình bày: phun thuốc trừ sâu, đun bếp than tổ ong, đốt rác, đốt vàng mã, đi vệ sinh đúng nơi quy định,.....
- HS lắng nghe.
Hoạt động 4: Bảo vệ bầu không khí trong lành. (hoạt động nhóm 2)
* GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi sau: 
1. Sống trong bầu không khí bị ô nhiễm chúng ta có thể mắc bệnh gì về mắc và đường hô hấp?
2. Vì sao cần thiết phải bảo vệ bầu không khí trong lành?
- GV mời các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Mời các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương, kết luận:
Bầu không khí bị ô nhiễm sẽ gây tác hại về sức khỏe của con người. Vì vậy chúng ta phải biết bảo vệ bầu không khí.

- HS sinh hoạt nhóm 2, quan sát tranh, thảo luận và trả lời các câu hỏi theo yêu cầu.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả:
1.Sống trong bầu không khí bị ô nhiễm chúng ta có thể mắc bệnh đau mắt, viêm họng, viêm phế quản,...
2.Cần phải bảo vệ bầu không khí trong lành vì bầu không khí bị ô nhiễm sẽ làm cho con người mắc một số bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của chúng ta.
- Các nhóm khác nhận xét, góp ý.
- Cả lớp lắng nghe
* GV yêu cầu HS quan sát hình 6, thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi sau: 
H: Cho biết việc nên làm và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong lành.
- GV mời các nhóm đổi chéo phiếu để nhận xét lẫn nhau.
- Mời các nhóm trình bày bài của nhóm bạn và nhận xét mình.
- GV nhận xét, tuyên dương
- Yêu cầu HS nêu thêm một số việc nên làm và không nên làm khác để bảo vệ bầu không khí. 

- HS sinh hoạt nhóm 2, quan sát hình 6, thảo luận và ghi câu trả lời vào phiếu.
Việc nên làm
Việc không nên làm
- làm vệ sinh lớp học.
-Trồng cây xanh.
-Nấu bếp than tổ ong.
- Đốt rơm rạ.

-Đổi phiếu nhận xét. 
-Đại diện nhóm thực hiện.
-Lắng nghe
- HS xung phong trả lời nhanh.
4. Vận dụng trải nghiệm.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Thực hiện được việc làm phù hợp để bảo vệ bầu không khí trong lành và vận động những người xung quanh cùng thực hiện.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học bài học.
- Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc phần: Em đã học
- GV tổ chức trò chơi “Ai làm nhiều hơn”
- HS thi nhau kể về những việc đã làm để bảo vệ bầu không khí trong lành và cho biết ý nghĩa của việc làm đó.
- Tuyên dương các bạn kể và giải thích đúng.
- GV yêu cầu học sinh về nhà vẽ sơ đồ tư duy tổng kết nội dung bài học theo phần: Em đã học; Thực hiện và vận động những người xung quanh em cùng thực hiện bảo vệ bầu không khí trong lành. 
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.
- 2 HS đọc
- HS thi kể và giải thích.
- HS lắng nghe và thực hiện.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

TUẦN 6: CHỦ ĐỀ 1: CHẤT
Bài 6: GIÓ BÃO VÀ PHÒNG CHỐNG BÃO (T1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
 - Nhận .............................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
---------------------------------------------------
TUẦN 6: CHỦ ĐỀ 1: CHẤT
Bài 6: GIÓ BÃO VÀ PHÒNG CHỐNG BÃO (T2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: 
-	Nhận xét, so sánh được mức độ mạnh của gió thổi qua quan sát thực tế hoặc tranh ảnh, video clip; nêu và thực hiện được một số việc cần làm để phòng tránh bão.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Biết tự chủ thực hiện thí nghiệm, trải nghiệm để kiểm chứng tính thực tiễn của nội dung bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thực hiện tốt và có sáng tạo trong thực hiện các hoạt động của bài học để nắm chắc kiến thức.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, góp ý cùng bạn trong hoạt động nhóm và thí nghiệm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Xây dựng tốt mối quan hệ thân thiện với bạn trong học tập và trải nghiệm.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện để năm vững nội dung yêu cầu cần đạt của bài học.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm với lớp, tôn trọng tập thể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
+ Thông qua khởi động, giáo viên dẫn dắt bài mới hấp dẫn để thu hút học sinh tập trung.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi “Gió thổi” để khởi động bài học. 
- GV hướng dẫn HS chơi: 
+ GV mời 1 bạn làm quản trò.
+ Quản trò hô: “Gió thổi, gió thổi” 
+ HS cả lớp: Gió thổi về đâu.
+ Quản trò có thể hô gió thổi về bên trái, hoặc bên phải....
- GV nhận xét, tuyên dương và dẫn dắt vào bài mới.

- HS tham gia chơi.
- HS lắng nghe.
2. Hoạt động 1: Mức độ mạnh của gió
- Mục tiêu: 
+ HS nhận biết được các mức độ mạnh của gió.
- Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS đọc mô tả thí nghiệm trong SGK (hình 4).
- GV mời đại diện 1 – 2 HS tiến hành thí nghiệm như mô tả trong sách.
- GV yêu cầu HS quan sát, ghi chép các hiện tượng xảy ra và trả lời các câu hỏi:
+ Trường hợp nào chong chóng quay nhanh nhất, trường hợp nào chong chóng quay chậm nhất?
+ Qua thí nghiệm trên, hãy kết luận không khí chuyển động mạnh sẽ gây ra gió mạnh hay nhẹ.
- GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét và đưa ra đáp án:
+ Chong chóng quay nhanh nhất khi bật quạt với mức độ mạnh nhất và quay chậm nhất khi ở mức độ quạt yếu nhất.
+ Không khí chuyển động mạnh sẽ gây gió mạnh.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 5.
- GV đặt câu hỏi:
+ So sánh mức độ mạnh của gió trong các hình. Dựa vào đặc điểm nào trong hình để so sánh mức độ đó?
+ Dự đoán cấp gió và nêu tác động của gió trong mỗi hình.
+ Gió đến cấp nào thì cần phải đề phòng những thiệt hại do tác động của nó gây ra?
- GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét và đưa ra đáp án:
+ Mức độ mạnh của gió tăng dần từ hình 5a đến 5e. Dựa vào các đặc điểm sau để thấy tốc độ mạnh của gió trong mỗi hình: dáng đứng của cây, mái ngói và cửa của ngôi nhà, tốc độ bay của khói, cột cờ và lá cờ.
+ Dự đoán cấp độ gió ở các hình 5a đến 5e tương ứng là 0 – 3, 4 – 5, 6 – 7, 8 – 9, 10 – 11. Tác động của gió trong mỗi hình: không gây ảnh hưởng gì (hình 5a); lá cờ bay, thay đổi hướng bay của khói và lá cây (hình 5b); lá cờ căng mạnh, cây nghiêng, bay ngói lợp nhà, lung lay cửa sổ (hình 5c); làm tốc mái nhà, bay cửa sổ, cây cối rung chuyển rất mạnh, rách lá cờ và cong cột cờ (hình 5d); ảnh hưởng rất mạnh, làm bay mái nhà, đổ cây cối (hình 5e).
+ Gió đến cấp 6 – 7 là cần phải đề phòng những thiệt hại do tác động của nó gây ra.
- HS lắng nghe các yêu cầu của GV.
- HS làm thí nghiệm.
- HS thực hiện yêu cầu của GV.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, chữa bài.
- HS quan sát hình.
- HS lắng nghe GV đặt câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, chữa bài.
3. Hoạt động 2: Phòng chống bão.
- Mục tiêu:
+ HS vận dụng kiến thức về cấp độ gió và ảnh hưởng của nó để xác định được có cần đề phòng ảnh hưởng của gió gây ra hay không; đề xuất được một số việc làm để phòng tránh bão.
- Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành các nhóm 4 để tham gia hoạt động.
* HĐ 3.1 và 3.2
- GV yêu cầu HS nhắc lại các cấp độ gió và gió đến cấp độ nào thì cần để phòng tránh những thiệt hại do nó gây ra.
- GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
-GV nhận xét, tuyên dương HS có câu trả lời đúng.
- GV hướng dẫn nhóm HS đọc bản tin trong hình 6.
- GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi: Ở thời điểm nào trong ngày chúng ta cần đề phòng thiệt hại do gió gây ra?
- GV mời đại ...
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm với lớp, tôn trọng tập thể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
+ Thông qua khởi động, giáo viên dẫn dắt bài mới hấp dẫn để thu hút học sinh tập trung.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức múa hát bài “Hạt mưa xinh” – Nhạc và lời Quang Huấn để khởi động bài học. 
- GV Cùng trao đổi với HS về nội dung bài hát và các hoạt động múa, hát mà các bạn thể hiện trước lớp.
- GV kiểm tra tranh vẽ hưởng ứng phong trò ủng hộ ngày môi trường thế giới đã dặn HS chuẩn bị ở nhà
- GV nhận xét, tuyên dương và dẫn dắt vào bài mới.
- Một số HS lên trước lớp thực hiện. Cả lớp cùng múa hát theo nhịp điều bài hát.
- HS chia sẻ nhận xét về các bạn thể hiện múa hát trước lớp.
- Tổ trưởng KT và báo cáo
- HS lắng nghe.
2. Hoạt động:
- Mục tiêu: 
+ Tóm tắt được những nội dung chính đã học dưới dạng sơ đồ.
+ Vận dụng được những kiến thức về nước, không khí để giải thích cũng như xử lí một số tình huống đơn giản trong đời sống.
+ Rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm, hoạt động trải nghiệm, qua đó góp phần phát triển năng lực khoa học.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Tóm tắt các nội dung đã học trong chủ đề. (sinh hoạt nhóm 4)
- GV đưa YC: Thảo luận nhóm 4 tóm tắt các nội dung đã học trong chủ đề “Chất” theo cách sáng tạo
- GV mời các nhóm thảo luận và vẽ sơ đồ tư duy sáng tạo tóm tắt kiến thức vào bảng nhóm
- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
- GV hỏi: Điều gì làm em thích nhất về nước và không khí?
- GV nhận xét chung, đưa sơ đồ và chốt lại kiến thức chủ đề Chất

- Đại diện các nhóm nhận các dụng cụ thí nghiệm.
-Tiến hành thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Các nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét.
-4-5 HS trả lời
- 2-3 HS đọc lại nội dung
Hoạt động 2: Trả lời các câu hỏi và làm bài tập:
* Bài 1: Đọc thông tin trong hình 1 và nói với bạn về những nội dung đã học trong chủ đề chất (hoạt động nhóm 4)
- GV chiếu bài 1, YC HS đọc nội dung bài
- GV YC hoạt động nhóm 4 và trình bày thông tin trong sơ đồ.
- GV cho đại diện nhóm trình bày từng phần 
- GV nhận xét và chốt ý: 
Nước và không khí là hai chất quan trọng nhất, cơ bản nhất của sự sống. Nắm rõ tính chất, đặc điểm, các dạng tồn tại, hiện trạng của nước và không khí giúp chúng ta rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày. 
- HS quan sát các dụng cụ thí nghiệm.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- HS thảo luận nhóm 4 trả lời.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- Đại diện 3-4 nhóm trình bày
Nhóm khác nhận xét, bổ sung
- HS lắng nghe
* Bài 2: (hoạt động nhóm đôi)
- GV chiếu bài 2, cho HS đọc nội dung
- GV YC thảo luận nhóm bàn trả lời câu hỏi
- GV mời đại diện nhóm trình bày. 
- GV nhận xét, chốt câu trả lời đúng. 
- GV cho HS nhắc lại các vai trò của không khí

- Cả lớp quan sát dụng cụ thí nghiệm.
- Tiến hành thảo luận nhóm bàn.
- 2-3 đại diện nhóm trình bày
+ Người ta gác các thanh củi lên nhau để tạo thành nhiều khe trống để không khí lưu thông giúp duy trì sự cháy
+Nếu các thanh củi không được gác lên nhau thì củi sẽ cháy nhỏ hoặc tắt lửa do không có không khí duy trì sự cháy
Nhóm khác nhận xét, bổ sung
-2-3 HS nhắc lại

* Bài 3: (Làm việc chung cả lớp)
- GV chiếu đề bài, cho HS đọc
- GV nêu câu hỏi dẫn dắt HS trả lời:
+ Nhà của Cáo làm bằng gì?
+ Mùa xuân đến, nhà của cáo thế nào?
+ Nhà của Cáo xảy ra hiện tượng gì?
+Nêu các thể của nước và điều kiện tồn tại các thể của nước
+Sự chuyển thể của nước phụ thuộc yếu tố nào?
- GV nhận xét, khen HS, chốt câu trả lời
Cần nắm vững đặc điểm và tính chất của nước để ứng dụng trong cuộc sống.

- 1HS đọc, lớp đọc thầm.
- Cả lớp quan sát 3 bạn làm thí nghiệm.
-HS trả lời:
+ Băng
+Tan ra thành nước
+Nhà cảu Cáo xảy ra hiện tượng nóng chảy vì nước chuyển từ thể rắn xang thể lỏng
+Rắn (100 độ)
+Sự thay đổi nhiệt độ
- HS lắng nghe, ghi nhớ
* Bài 4: (hoạt động nhóm tổ)
- GV chiếu bài 4, YC HS đọc nội dung bài
- GV chiếu clip giới thiệu ngày môi trường thế giới
- GV HD hoạt động: trình bày triển lãm tranh bảo vệ môi trường theo nhóm tổ:
+Cá nhân giới thiệu tranh trong tôt
+Trưng bày tranh cả tổ vào bảng nhóm
+Đại diện nhóm giới thiệu tranh cả tổ
- GV cho đại diện tổ giới thiệu trước lớp
- GV cho HS đi tham quan tranh các tổ
- GV mời HS nêu suy nghĩ cảm nhận sau khi xem triển lãm tranh 
- GV nhận xét và chốt ý về bảo vệ môi trường nước và không khí 

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- HS xem
- HS trưng bày tranh nhóm tổ và làm theo hướng dẫn
- Đại diện các tổ trình bày
- HS xem tranh 
-3-5 HS nêu cảm nhận
- HS lắng nghe
4. Vận dụng trải nghiệm.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi “Nhà Khoa học nhí”. GV cho HS đó

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_khoa_hoc_4_sach_kntt_nam_hoc_2023_2024.docx
  • docxTuần 1.docx
  • docxTuần 2.docx
  • docxTuần 3.docx
  • docxTuần 4.docx
  • docxTuần 5.docx
  • docxTuần 6.docx
  • docxTuần 7.docx
  • docxTuần 8.docx
  • docxTuần 9.docx
  • docxTuần 10.docx
  • docxTuần 11.docx
  • docxTuần 12.docx
  • docxTuần 13.docx
  • docxTuần 14.docx
  • docxTuần 15.docx
  • docxTuần 16.docx
  • docxTuần 17.docx
  • docxTuần 18.docx
  • docxTuần 19.docx
  • docxTuần 20.docx
  • docxTuần 21.docx
  • docxTuần 22.docx
  • docxTuần 23.docx
  • docxTuần 24.docx
  • docxTuần 25.docx
  • docxTuần 26.docx
  • docxTuần 27.docx
  • docxTuần 28.docx
  • docxTuần 29.docx
  • docxTuần 30.docx
  • docxTuần 31.docx
  • docxTuần 32.docx
  • docxTuần 33.docx
  • docxTuần 34.docx
  • docxTuần 35.docx