Kế hoạch bài dạy Hình học 8 Sách KNTT - Năm học 2023-2024 - Trường TH&THCS Đại Sơn
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Biết được, mô tả được thế nào là một tứ giác, một tứ giác lồi.
- Biết được, mô tả được đỉnh, hai đỉnh kề nhau, hai đỉnh đối nhau, cạnh, hai cạnh kề nhau, hai cạnh đối nhau, hai đường chéo và các góc của tứ giác lồi. Biết được kí hiệu một tứ giác.
- Biết định lí tổng bốn góc của tứ giác lồi bằng ; giải thích được tính chất đó. Chú ý quy ước dùng chữ “tứ giác” thay cho chữ “tứ giác lồi”.
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung:
Vận dụng tính chất tổng bốn góc của tứ giác bằng vào giải toán.
2.2. Năng lực đặc thù: tư duy và lập luận toán học; giao tiếp toán học; mô hình hóa toán học; giải quyết vấn đề toán học.
- Tư duy và lập luận toán học: Bằng cách áp dụng các khái niệm và quy tắc toán học, ta có thể dùng lập luận để chứng minh các đẳng thức, quan hệ và tính chất của tứ giác.
- Giao tiếp toán học: Trong bài viết về tứ giác, giao tiếp toán học được thể hiện qua việc trình bày ý kiến, quan điểm và phân tích các kết quả toán học liên quan đến tứ giác. Giao tiếp toán học trong bài này có thể bao gồm việc trình bày các khái niệm, công thức, định lý và phương pháp giải quyết vấn đề liên quan đến tứ giác.
- Mô hình hóa toán học: Mô hình hóa toán học đóng vai trò quan trọng để tạo ra các mô hình và hình vẽ minh họa bài toán tương ứng với các loại tứ giác khác nhau. Các mô hình này giúp hiểu và biểu diễn tứ giác theo cách mà các yếu tố và quy tắc toán học được áp dụng vào.
- Giải quyết vấn đề toán học: Xử lý các bài toán lý thuyết và thực tế liên quan đến góc của tứ giác, cắt ghép hình tứ giác,…
3. Phẩm chất
- Tích cực thực hiện nhiệm vụ khám phá, thực hành, vận dụng.
- Có tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Khách quan, công bằng, đánh giá chính xác bài làm của nhóm mình và nhóm bạn.
- Tự tin trong việc tính toán; giải quyết bài tập chính xác.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, PBT (ghi đề bài cho các hoạt động trên lớp), các hình ảnh liên quan đến nội dung bài học,...
2. Chuẩn bị của học sinh:
- SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Hình học 8 Sách KNTT - Năm học 2023-2024 - Trường TH&THCS Đại Sơn
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Trường: TH & THCS Đại Sơn Tổ: Tự nhiên Họ và tên giáo viên: Lê Phạm Văn Lượng TÊN BÀI DẠY: BÀI 10: TỨ GIÁC Môn học: Toán; lớp 8 Thời gian thực hiện: 1 tiết I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau: - Biết được, mô tả được thế nào là một tứ giác, một tứ giác lồi. - Biết được, mô tả được đỉnh, hai đỉnh kề nhau, hai đỉnh đối nhau, cạnh, hai cạnh kề nhau, hai cạnh đối nhau, hai đường chéo và các góc của tứ giác lồi. Biết được kí hiệu một tứ giác. - Biết định lí tổng bốn góc của tứ giác lồi bằng 360o; giải thích được tính chất đó. Chú ý quy ước dùng chữ “tứ giác” thay cho chữ “tứ giác lồi”. 2. Năng lực 2.1. Năng lực chung: Vận dụng tính chất tổng bốn góc của tứ giác bằng 360o vào giải toán. 2.2. Năng lực đặc thù: tư duy và lập luận toán học; giao tiếp toán học; mô hình hóa toán học; giải quyết vấn đề toán học. - Tư duy và lập luận toán học: Bằng cách áp dụng các khái niệm và quy tắc toán học, ta có thể dùng lập luận để chứng minh các đẳng thức, quan hệ và tính chất của tứ giác. - Giao tiếp toán học: Trong bài viết về tứ giác, giao tiếp toán học được thể hiện qua việc trình bày ý kiến, quan điểm và phân tích các kết quả toán học liên quan đến tứ giác. Giao tiếp toán học trong bài này có thể bao gồm việc trình bày các khái niệm, công thức, định lý và phương pháp giải quyết vấn đề liên quan đến tứ giác. - Mô hình hóa toán học: Mô hình hóa toán học đóng vai trò quan trọng để tạo ra các mô hình và hình vẽ minh họa bài toán tương ứng với các loại tứ giác khác nhau. Các mô hình này giúp hiểu và biểu diễn tứ giác theo cách mà các yếu tố và quy tắc toán học được áp dụng vào. - Giải quyết vấn đề toán học: Xử lý các bài toán lý thuyết và thực tế liên quan đến góc của tứ giác, cắt ghép hình tứ giác, 3. Phẩm chất - Tích cực thực hiện nhiệm vụ khám phá, thực hành, vận dụng. - Có tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. - Khách quan, công bằng, đánh giá chính xác bài làm của nhóm mình và nhóm bạn. - Tự tin trong việc tính toán; giải quyết bài tập chính xác. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, PBT (ghi đề bài cho các hoạt động trên lớp), các hình ảnh liên quan đến nội dung bài học,... 2. Chuẩn bị của học sinh: - SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a) Mục tiêu: Giúp HS có hứng thú với nội dung bài học thông qua một tình huống liên quan đến tứ giác. b) Nội dung: HS đọc bài toán mở đầu và thực hiện bài toán dưới sự dẫn dắt của GV (HS chưa cần giải bài toán ngay). c) Sản phẩm: HS nắm được các thông tin trong bài toán và dự đoán câu trả lời cho câu hỏi mở đầu theo ý kiến cá nhân. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV chiếu Slide dẫn dắt, đặt vấn đề qua bài toán mở đầu và yêu cầu HS thảo luận và nêu dự đoán (chưa cần HS giải): + “Cắt bốn tứ giác như nhau bằng giấy rồi đánh số bốn góc của mỗi tứ giác như tứ giác ABCD trong Hình 3.1a. Ghép bốn tứ giác giấy đó để được hình như Hình 3.1b. - Em có thể ghép bốn tứ giác khít nhau như vậy không? - Em có nhận xét gì về bốn góc tại điểm chung của bốn tứ giác? Hãy cho biết tổng số đo của bốn góc đó.” Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm và thực hiện yêu cầu theo dẫn dắt của GV. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi đại diện một số thành viên nhóm HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV ghi nhận câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào tìm hiểu bài học mới: “Để giải quyết được 2 câu hỏi ở bài toán mở đầu trên chúng ta cần phải hiểu được nội dung của bài ngày hôm nay. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu bài Tứ giác”.Bài 10: Tứ giác. B. HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 2.1: Tứ giác lồi. a) Mục tiêu: - Hiểu được khái niệm, nhận biết được tứ giác lồi. - Chỉ ra được các yếu tố của tứ giác lồi. b) Nội dung: - HS tìm hiểu nội dung kiến thức về tứ giác lồi theo yêu cầu, dẫn dắt của GV, thảo luận trả lời câu hỏi trong SGK. c) Sản phẩm: HS ghi nhớ và vận dụng kiến thức về tứ giác lồi để thực hành làm các bài tập ví dụ, luyện tập, vận dụng. Hình 3.2 - Hình 3.2d không phải là tứ giác vì nó chỉ có 3 cạnh. - Trong tứ giác ABCD, các điểm A, B, C, D là các đỉnh; Các đoạn thẳng AB, BC, CD, DA là các cạnh. + Hình 3.2a: + Hình 3.2b: + Hình 3.2c: Câu hỏi - Tứ giác EGFH Luyện tập 1 - Hai đỉnh không cùng thuộc một cạnh gọi là hai đỉnh đối nhau. Đoạn thẳng nối hai đỉnh đối nhau là một đường chéo. Ví dụ AC là một đường chéo. Đường chéo còn lại là BD. - Cặp cạnh AB, CD là cặp cạnh đối. Cặp cạnh AD, BC cũng là cặp cạnh đối. - Cặp góc A, C là cặp góc đối. Cặp góc B, D cũng là cặp góc đối. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV gợi nhớ cho HS về tam giác là gì? Từ đó dẫn ra khái niệm của tứ giác ABCD. - GV cho HS quan sát hình 3.2 (SGK – tr.49) về hình ảnh của tứ giác. + GV mời 1 HS giải... tứ giác) thông qua một số bài tập. b) Nội dung: HS vận dụng tính chất, định lí của tứ giác, thảo luận nhóm hoàn thành bài tập vào phiếu bài tập nhóm/ bảng nhóm. c) Sản phẩm học tập: HS giải quyết được tất cả các bài tập liên quan d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV tổng hợp các kiến thức cần ghi nhớ cho HS về tứ giác. - GV tổ chức cho HS hoàn thành bài cá nhân BT3.1; BT3.2 (SGK – tr51). - GV chiếu Slide cho HS củng cố kiến thức thông qua trò chơi trắc nghiệm. Câu 1. Hãy chọn câu sai. A. Tứ giác lồi là tứ giác luôn nằm trong một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa bất kỳ cạnh nào của tứ giác. B. Tổng các góc của một tứ giác bằng 1800. C. Tổng các góc của một tứ giác bằng 3600. D. Tứ giác ABCD là hình gồm đoạn thẳng AB, BC, CD, DA, trong đó bất kì hai đoạn thẳng nào cũng không nằm trên một đường thẳng. Câu 2. Các góc của tứ giác có thể là: A. 4 góc nhọn B. 4 góc tù C. 4 góc vuông D. 1 góc vuông, 3 góc nhọn Câu 3. Cho tứ giác ABCD có tổng số đo góc ngoài tại hai đỉnh B và C là 200º. Tổng số đo các góc ngoài tại 2 đỉnh A, C là: A. 160º B. 260º C. 180º D. 100º Câu 4. Cho tứ giác ABCD, trong đó A+B=140o. Tổng C+D=? A. 220º B. 200º C. 160º D. 130º Câu 5. Chọn câu đúng nhất trong các câu sau khi định nghĩa tứ giác ABCD: A. Tứ giác ABCD là hình gồm 4 đoạn thẳng AB, BC, CD, DA B. Tứ giác ABCD là hình gồm 4 đoạn thẳng AB, BC, CD, DA, trong đó bất kì hai đoạn thẳng nào cũng không cùng nằm trên một đường thẳng C. Tứ giác ABCD là hình gồm 4 đoạn thẳng AB, BC, CD, DA trong đó hai đoạn thẳng kề một đỉnh song song với nhau D.Tứ giác ABCD là hình gồm 4 đoạn thẳng AB, BC, CD, DA và 4 góc tại đỉnh bằng nhau. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm 2, hoàn thành các bài tập GV yêu cầu. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Mỗi BT GV mời đại diện các nhóm trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài các nhóm trên bảng. Kết quả: Bài 3.1: a) C=360o-A-B-D=360o-900-90o-90o=90o. b) U=180o-60o=120o S=180o-110o=70o R=360o-V-S-R=360o-90o-120o-70o=80o Bài 3.2: Ta có : E+F+G+H=360o (1) Mà H=E+10o, thay vào (1) ta có : E+F+G+E+10o=360o => 2E=360o-60o-50o-10o=240o => E=120o => H=130o - Đáp án câu hỏi trắc nghiệm Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 B C A A B Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác. - GV chú ý cho HS các lỗi sai hay mắc phải khi thực hiện giải bài tập. D. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG a) Mục tiêu: - Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng thực tế để nắm vững kiến thức. - HS thấy sự gần gũi toán học trong cuộc sống, vận dụng kiến thức vào thực tế, rèn luyện tư duy toán học qua việc giải quyết vấn đề toán học b) Nội dung: HS vận dụng tính chất của Tứ giác, trao đổi và thảo luận hoàn thành các bài toán theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành các bài tập được giao. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS làm bài tập 3.3 và bài tập thêm cho HS sử dụng kĩ thuật chia sẻ cặp đôi để trao đổi và kiếm tra chéo đáp án. Bài tập thêm Bài 1. Cho tứ giác ABCD, biết A:B:C:D bằng 1 :2 :3 :4 a) Tính các góc của tứ giác ABCD? b) Chứng minh: AB // CD? c) Gọi E là giao điểm của AD và BC. Tính các góc của ∆CDE? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện hoàn thành bài tập được giao và trao đổi cặp đôi đối chiếu đáp án. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV mời đại diện một vài HS trình bày miệng. Kết quả: Bài 3.3. a) Nối AC và BD cắt nhau tại E. + Xét ∆ABD có AD = AB (gt), suy ra cân tại A => đường trung trục của BD đi qua điểm A (1). + Xét có CB = CD (gt), suy ra cân tại C => đường trung trực của BD đi qua điểm C (2). Từ (1)(2) suy ra AC là trung trực của BD. b) Xét và có: => = (c.c.c) => Ta có: => => => Bài tập thêm Bài 1. a) Theo đầu bài ta có: = 36 b) Ta có: AB//CD c) ; Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét, đánh giá khả năng vận dụng làm bài tập, chuẩn kiến thức và lưu ý thái độ tích cực khi tham gia hoạt động và lưu ý lại một lần nữa các lỗi sai hay mắc phải cho lớp. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Ghi nhớ kiến thức trong bài. - Hoàn thành bài tập trong SBT. - Chuẩn bị bài sau (xem trước trên OLM) “Bài 11. Hình thang cân”. KẾ HOẠCH BÀI DẠY Trường: TH & THCS Đại Sơn Tổ: Tự nhiên Họ và tên giáo viên: Lê Phạm Văn Lượng TÊN BÀI DẠY: BÀI 11: HÌNH THANG CÂN Môn học: Toán; lớp 8 Thời gian thực hiện: 2 tiết I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau: - Nhận biết được cạnh bên, đường chéo, góc kề một đáy của hình thang cân. - Biết được hình thang cân là hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau. - Biết hình thang cân có hai cạnh bên bằng nhau và hai đường chéo bằng nhau. - Biết hình thang có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân. 2. Năng lực 2.1. Năng lực chung: Vận dụng các điều học về hình thang cân vào giải toán. 2.2. Năng lực đặc thù: tư duy và lập luận toán họ...i ý kẻ thêm A1 đồng vị với D. + GV mời 1 HS đứng tại chỗ cùng mình làm chứng minh cho cả lớp quan sát. + HS chép bài vào vở. - GV cho HS trao đổi, thảo luận phần Luyện tập 1 theo bàn học. + GV mời 1 HS lên bảng vẽ hình và trình bày. + HS làm bài vào vở và GV kiểm tra ngẫu nhiên một số HS. + GV nhận xét, giảng lại cách tính và chốt đáp án. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HĐ cá nhân: HS suy nghĩ, hoàn thành vở. - HĐ cặp đôi, nhóm: các thành viên trao đổi, đóng góp ý kiến và thống nhất đáp án. Cả lớp chú ý thực hiện các yêu cầu của GV, chú ý bài làm các bạn và nhận xét. - GV: quan sát và trợ giúp HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS trả lời trình bày miệng/ trình bày bảng, cả lớp nhận xét, GV đánh giá, dẫn dắt, chốt lại kiến thức. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát, nhận xét quá trình hoạt động của các HS, cho HS nhắc lại hình thang, hình thang cân. HOẠT ĐỘNG 2.2: TÍNH CHẤT CỦA HÌNH THANG CÂN. a) Mục tiêu: - Hiểu và vận dụng được các tính chất của hình thang cân vào một số bài toán có liên quan. b) Nội dung: - HS tìm hiểu nội dung kiến thức về tính chất của hình thang cân theo yêu cầu, dẫn dắt của GV, thảo luận trả lời câu hỏi và hoàn thành các bài tập ví dụ, luyện tập trong SGK. c) Sản phẩm: HS ghi nhớ và vận dụng kiến thức về tính chất của hình thang cân để thực hành hoàn thành bài tập Luyện tập 2 và 3. Luyện tập 2 Ta có: D1=A (gt) mà hai góc này ở vị trí đồng vị, nên suy ra: DC // AB. Vậy tứ giác ABCD là hình thang. Lại có A=B => hình thang ABCD cân. => AD = BC. Luyện tập 3 a) Vì DE // BC nên tứ giác DECB là hình thang. Lại có ∆ABC cân tại A => B=C Suy ra hình thang DECB có hai góc kề 1 đáy bằng nhau nên là hình thang cân. b) Xét ∆BEC và ∆CDB có: BD = CE (vì DECB là hình thang cân) B=C BC chung => ∆BEC=∆CDB (c.g.c) => BE = CD d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV hướng dẫn HS làm HĐ1: + Các em cần chứng minh được ABI vuông. + Các em cần sử dụng trường hợp bằng nhau của hai tam giác. + GV mời 2 HS lên bảng làm bài. + GV nhận xét, chữa bài và chốt đáp án - GV dẫn ra Định lí 1 cho HS: “Qua hai phần chứng minh trên ta thấy, nếu một hình thang là hihf thang cân thì chúng sẽ có hai cạnh bên bằng nhau”. + GV mời 1 HS nhắc lại định lí 1. - GV cho HS trao đổi theo nhóm về phần Luyện tập 2. + Mỗi nhóm cử đại diện trình bày cách làm. + Nhóm còn lại nhận xét và phản biện. + GV nhận xét và chốt đáp án - GV cho HS tự thảo luận và thực hiện HĐ2. Sau đó, GV mời 1 HS đứng tại chỗ cùng mình trình bày cách làm cho cả lớp quan sát. - GV mời 1 HS rút ra kết luận về 2 đường chéo của hình thang cân. - GV mởi 1 HS đọc khung kiến thức trọng tâm (SGK – tr.54). - GV cho HS thực hiện Luyện tập 3 để áp dụng định lí 2. + GV mời 1 HS lên bảng vẽ hình và làm phần a; 1 HS làm phần b. + Các HS còn lại làm bài vào vở ghi, GV kiểm tra ngẫu nhiên một số HS. + GV nhận xét, lưu ý cho HS và chốt đáp án. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HĐ cá nhân: HS suy nghĩ, hoàn thành vở. - HĐ cặp đôi, nhóm: các thành viên trao đổi, đóng góp ý kiến và thống nhất đáp án. Cả lớp chú ý thực hiện các yêu cầu của GV, chú ý bài làm các bạn và nhận xét. - GV: quan sát và trợ giúp HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS trả lời trình bày miệng/ trình bày bảng, cả lớp nhận xét, GV đánh giá, dẫn dắt, chốt lại kiến thức. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát, nhận xét quá trình hoạt động của các HS, cho HS nhắc lại tính chất của hình thang cân. KẾ HOẠCH BÀI DẠY Trường: TH & THCS Đại Sơn Tổ: Tự nhiên Họ và tên giáo viên: Lê Phạm Văn Lượng TÊN BÀI DẠY: BÀI 11: HÌNH THANG CÂN Môn học: Toán; lớp 8 Thời gian thực hiện: 2 tiết I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau: - Nhận biết được cạnh bên, đường chéo, góc kề một đáy của hình thang cân. - Biết được hình thang cân là hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau. - Biết hình thang cân có hai cạnh bên bằng nhau và hai đường chéo bằng nhau. - Biết hình thang có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân. 2. Năng lực 2.1. Năng lực chung: Vận dụng các điều học về hình thang cân vào giải toán. 2.2. Năng lực đặc thù: tư duy và lập luận toán học; giao tiếp toán học; mô hình hóa toán học; giải quyết vấn đề toán học. - Tư duy và lập luận toán học: Khi tiếp cận vấn đề hình thang cân, HS có thể sử dụng tư duy toán học để phân tích, suy luận và xác định các mối quan hệ giữa các thành phần trong hình thang cân. Bằng cách sử dụng lập luận toán học, có thể xây dựng các phương pháp để chứng minh các tính chất và quy luật trong hình thang cân. - Giao tiếp toán học: Trong bài "Hình thang cân", HS có thể sử dụng giao tiếp toán học để trình bày các bước giải quyết vấn đề, diễn đạt các quy tắc và khái niệm, định lí liên quan đến hình thang cân, và giải thích ý nghĩa và hệ quả của kết quả toán học hình học. - Mô hình hóa toán học: Để giải quyết vấn đề hình thang cân, HS có thể sử dụng kỹ năng mô hình hóa toán học để biểu diễn hình thang cân bằng các khái niệm, kí hiệu hình học và vẽ được hì... C đều sai Câu 4. Cho tam giác ABC cân tại A. Trên các cạnh bên AB, AC lấy các điểm M, N sao cho BM = CN. Tứ giác BMNC là hình gì? A. Hình thang B. Hình thang cân C. Hình thang vuông D. Cả A, B, C đều sai Câu 5. Cho hình thang cân ABCD (AB // CD) có hai đường chéo cắt nhau tại I, hai đường thẳng AD và BC cắt nhau ở K. Chọn câu sai. A. ΔKAB cân tại K B. ΔKCD cân tại K C. ΔICD đều D. KI là đường phân giác Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm 2, hoàn thành các bài tập GV yêu cầu. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Mỗi BT GV mời đại diện các nhóm trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài các nhóm trên bảng. Kết quả: Bài 3.4: Ta có : A+D=180o => D=180o-120o=60o ; Mà C=80o Nên suy ra hình thang ABCD không phải hình thang cân. Bài 3.5: Gọi AC∩BD=H Xét hai tam giá vuông ∆ECH và ∆EDH có : EH chungEC=ED (gt) Suy ra ∆ECH=∆EDH (cạnh huyền – cạnh góc vuông) => CH = DH (1). Ta có : CEH=DEH (do ∆ECH=∆EDH) => EH là phân giác của CED. => EH⊥CD→EH⊥AB (do AB // CD). Gọi EH∩AB=K ∆ECH=∆EDH→EHC=EHD→BHK=AHK Xét tam giác vuông BHK và AHK có : HK chungBHK=AHK => ∆BHK=∆AHK (cạnh góc vuông-góc nhọn) => BH = AH (2) Từ (1)(2) => AC = BD => Hình thang ABCD là hình thang cân. - Đáp án câu hỏi trắc nghiệm Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 D D C B C Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác. - GV chú ý cho HS các lỗi sai hay mắc phải khi thực hiện giải bài tập. D. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG a) Mục tiêu: - Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng thực tế để nắm vững kiến thức. - HS thấy sự gần gũi toán học trong cuộc sống, vận dụng kiến thức vào thực tế, rèn luyện tư duy toán học qua việc giải quyết vấn đề toán học b) Nội dung: HS vận dụng tính chất của hình thang cân, trao đổi và thảo luận hoàn thành các bài toán theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành các bài tập được giao. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS làm bài tập 3.6; 3.7; 3.8 cho HS sử dụng kĩ thuật chia sẻ cặp đôi để trao đổi và kiếm tra chéo đáp án. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện hoàn thành bài tập được giao và trao đổi cặp đôi đối chiếu đáp án. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV mời đại diện một vài HS trình bày miệng. Kết quả: Bài 3.6. - Vẽ đáy lớn CD = 4 cm - Vẽ cung tròn tâm C bán kính 2 cm, cung tròn tâm D bán kính 3 cm, giao điểm của 2 cung tròn là B - Tương tự, vẽ cung tròn tâm D bán kính 2cm, cung tròn tâm C bán kính 3 cm, giao điểm của 2 cung tròn là A (Tất cả cung tròn đều nằm trên cùng 1 nửa mặt phẳng bờ CD). Bài 3.7. + Ta có: Hình thang ABCD cân và AE, BE là phân giác A và B + Lại có: E1=B2;E3=A2 (so le trong) => ∆BCE cân tại C, nên BC = EC (1). => ∆ADE cân tại C, nên AD = ED (2). Vì ABCD là hình thang cân nên AD = BC, từ (1)(2) suy ra: EC = ED. Bài 3.8. Xét ∆ACD và ∆BDC có: AD = BC (tính chất hình thang cân) CD chung AC = BD (đường chéo hình thang cân) => ∆ACD=∆BDC (c.c.c) => ACD=BDC hay JCD=JDC => ∆JCD cân tại I Do đó JD = JC (1) ∆ICD có hai góc ở đáy bằng nhau C=D nên ∆ICD cân tại I. => ID = IC (2) Từ (1)(2) suy ra IJ là trung trực của CD. Chứng minh tương tự ta có: JA = JB; IA = IB Suy ra J và I cùng thuộc đường trung trực của đoạn thẳng AB Do đó, IJ là đường trung trực của AB. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét, đánh giá khả năng vận dụng làm bài tập, chuẩn kiến thức và lưu ý thái độ tích cực khi tham gia hoạt động và lưu ý lại một lần nữa các lỗi sai hay mắc phải cho lớp. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Ghi nhớ kiến thức trong bài - Hoàn thành bài tập trong SBT - Chuẩn bị bài sau (xem trước trên OLM) “Luyện tập chung”. KẾ HOẠCH BÀI DẠY Trường: TH & THCS Đại Sơn Tổ: Tự nhiên Họ và tên giáo viên: Lê Phạm Văn Lượng TÊN BÀI DẠY: LUYỆN TẬP CHUNG Môn học: Toán; lớp 8 Thời gian thực hiện: (1 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau: - Tính số đo góc của tứ giác, của hình thang cân. - Nhận biết và giải thích được một tứ giác là hình thang. 2. Năng lực 2.1. Năng lực chung: Sử dụng các tính chất, định lí một cách linh hoạt để chứng minh một tứ giác là hình thang cân và một số điều liên quan đến hình thang cân. 2.2. Năng lực đặc thù: tư duy và lập luận toán học; giao tiếp toán học; mô hình hóa toán học; giải quyết vấn đề toán học. - Tư duy và lập luận toán học: Trong bài toán về tứ giác và hình thang cân, HS cần sử dụng tư duy toán học để xác định các đặc điểm và quy tắc liên quan đến tứ giác và hình thang cân. Bằng cách áp dụng lập luận toán học, HS có thể đưa ra các luận điểm và chứng minh về tính chất của các hình học này. - Giao tiếp toán học: Trong quá trình giải quyết bài toán, HS có thể giao tiếp với giáo viên hoặc bạn bè để thảo luận về các phương pháp giải quyết và kết quả của mình. Bằng cách diễn đạt ý tưởng toán học một cách rõ ràng và logic, HS có thể truyền đạt thông tin một cách hiệu quả và nhận phản hồi để cải thiện hiểu biế...lí của tứ giác hình thnag cân, thảo luận nhóm hoàn thành bài tập vào phiếu bài tập nhóm/ bảng nhóm. c) Sản phẩm học tập: HS giải quyết được tất cả các bài tập liên quan d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV tổng hợp các kiến thức cần ghi nhớ cho HS về tứ giác và hình thang cân. - GV tổ chức cho HS hoàn thành bài cá nhân BT3.10; BT3.11 (SGK – tr.56). - GV chiếu Slide cho HS củng cố kiến thức thông qua trò chơi trắc nghiệm. Câu 1. Cho tứ giác ABCD có A=50o;B=117o;C=71o. Số đo góc ngoài tại đỉnh D bằng: A. 113 º B. 107 º C. 73 º D. 83º Câu 2. Cho tứ giác ABCD có  = 800. Tổng số đo các góc ngoài đỉnh B, C, D bằng: A. 1800 B. 2600 C. 2800 D. 2700 Câu 3. Cho hình thang ABCD có AB // CD , hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại O sao cho OA = OB; OC = OD . Tìm khẳng định sai trong các khẳng định sau? A. ABCD là hình thang cân B. AC = BD C. BC = AD D. Tam giác AOD cân tại O. Câu 4. Cho hình thang cân ABCD có AB // CD và A = 125o. Tính B ? A. 125º B. 65º C. 90º D. 55º Câu 5. Cho tam giác ABC cân tại A, các đường phân giác BE, CF. So sánh BF, EF. A. BF = EF B. BF < EF C. BF > EF D. Không so sánh được Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm 2, hoàn thành các bài tập GV yêu cầu. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Mỗi BT GV mời đại diện các nhóm trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài các nhóm trên bảng. Kết quả: Bài 3.10: Ta có ∆ADB cân tại A (AB = AD (gt)) => ADB=ABD=30o. Vì AB // CD nên BCD=ABD=30o (so le trong). => ADC=60o. Mà ABCD là hình thang cân nên ADC=BCD=60o ; ABC=BAD=120o. Bài 3.11: ∆ABDcân tại A nên A=180o-2.40o=100o. Trên hình, ADC=120o ; ADB=ABD=40o nên BDC=80o ∆CBD cân tại C nên C=180o-2.80o=20o Tứ giác ABCD có B=360o-100o-120o-20o=120o. - Đáp án câu hỏi trắc nghiệm Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 C B D A A Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác. - GV chú ý cho HS các lỗi sai hay mắc phải khi thực hiện giải bài tập. D. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG a) Mục tiêu: - Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng thực tế để nắm vững kiến thức. - HS thấy sự gần gũi toán học trong cuộc sống, vận dụng kiến thức vào thực tế, rèn luyện tư duy toán học qua việc giải quyết vấn đề toán học b) Nội dung: HS vận dụng tính chất của tứ giác và hình thang cân, trao đổi và thảo luận hoàn thành các bài toán theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành các bài tập được giao. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS làm bài tập 3.12 và bài tập thêm cho HS sử dụng kĩ thuật chia sẻ cặp đôi để trao đổi và kiếm tra chéo đáp án. Bài tập thêm Bài 1. Hình thang cân ABCD (AB//CD, AB < CD), AD cắt BC tại O. a) Chứng minh: ∆OAB cân? b) Gọi I và J lần lượt là trung điểm của AB và CD. Chứng minh I, J, O thẳng hàng? c) Qua điểm M thuộc cạnh AC, vẽ đường thẳng song song với CD, cắt BD tại N. Chứng minh: MNAB và MNDC là các hình thang cân? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện hoàn thành bài tập được giao và trao đổi cặp đôi đối chiếu đáp án. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV mời đại diện một vài HS trình bày miệng. Kết quả: Bài 3.12. a) Tứ giác APMR là hình thang do MR // AP. Có A=B=APM (do MP // CB) nên APMR là hình thang cân. b) Tương tự câu a, ta có các tứ giác BQMP và CRMQ là những hình thang cân; suy ra RP = MA, PQ = MB, QR = MC (hai đường chéo của hình thang cân). Chu vi của tam giác PQR là: PQ+QR+RP=MB+MC+MA. c) Tam giác PQR làm tam giác đều có nghĩa là PQ = QR = RP tức là MB = BC = MA. Vậy M cách đều ba đỉnh A, B, C tức M là trọng tâm của tam giác đều ABC. Bài tập thêm. Bài 1. a) Vì ABCD là hình thang cân nên C=D nên ∆OCD cân Ta có: OAB=D=C=OBA (hai góc đồng vị) → ∆OCD cân tại O. b) OI là trung tuyến của ∆OABnên OI cũng là đường cao của ∆OAB=>OI⊥AB Mà AB//CD à OI⊥CD ∆OCD cân tại O có OI⊥CD nên OI cắt CD tại trung điểm J của CD. Vậy ba điểm O, I, J thẳng hàng. c) Xét ∆ACD và ∆BDC có: AC = BD (hai đường chéo hình thang cân) AD = BC (hai cạnh bên hình thang cân) CD = DC Do đó ∆ACD=∆BDC (c.c.c) →ACD=BDC hay MCD=NDC Hình thang MNDC có MCD=NDC nên MNDC là hình thang cân. →MC=ND→AC-MC=BD-ND→AM=BN Hình thang MNAB có hai đường chéo AM và BN bằng nhau nên MNAB là hình thang cân. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét, đánh giá khả năng vận dụng làm bài tập, chuẩn kiến thức và lưu ý thái độ tích cực khi tham gia hoạt động và lưu ý lại một lần nữa các lỗi sai hay mắc phải cho lớp. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Ghi nhớ kiến thức trong bài. - Hoàn thành bài tập trong SBT. - Chuẩn bị bài sau (xem trước trên OLM) “Bài 12. Hình bình hành”. KẾ HOẠCH BÀI DẠY Trường: TH & THCS Đại Sơn Tổ: Tự nhiên Họ và tên giáo viên: Lê Phạm Văn Lượng TÊN BÀI DẠY: BÀI 12: HÌNH BÌNH HÀNH Môn học: Toán; lớp 8 Thời gian thực hiện: (2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau: - Hiểu được...hai đường chéo của hình bình hành ANMP, I là trung điểm của PN, suy ra I cũng là trung điểm của AM. Tranh luận - Theo em, Vuông đúng. Vì: + Hình bình hành trong hình học Euclid là một hình tứ giác được tạo thành khi hai cặp đường thẳng song song cắt nhau. Nó là một dạng đặc biệt của hình thang. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Nhiệm vụ 1: Khái niệm hình bình hành - GV khời gợi kiến thức, hướng dẫn HS làm HĐ1: + GV: Trong chương trình học lớp 6, các em đã được tìm hiểu về hình bình hành. Nó là một hình có hai cặp cạnh đối có quan hệ đặc biệt với nhau. Các em cùng quan sát hình 3.28 và cho biết, đâu là hình bình hành? Và tại sao?” + HS quan sát hình và suy nghĩ. + GV mời một vài HS trình bày câu trả lời của mình. + GV kết luận bằng Định nghĩa của hình bình hành trong khung kiến thức trọng tâm. - GV đặt câu hỏi để gợi ý cho HS làm Ví dụ 1. + Các em hãy cho biết: góc A và góc ADx nằm ở vị trí nào? Góc A và góc ABy nằm ở vị trí nào? Từ đó suy ra được các cặp cạnh song song không? + GV mời 1 HS trả lời câu hỏi; HS suy luận và làm Ví dụ 1. + GV mời 1 HS đứng tại chỗ trình bày lại cách làm. - GV hướng dẫn chi tiết cho HS vẽ hình bình hành trong phần Thực hành 1. → GV hướng dẫn: + Gọi hai cạnh liên tiếp là AB và AD, vậy các em hãy xác định xem góc xem giữa hai cạnh này là góc nào? + Kẻ cạnh AB có độ dài bằng 3cm. Đặt tâm của thước đo góc trùng với điểm A, đường kẻ 0º trùng với đoạn AB, và xác định BAD=60osao cho AD=4cm. +Từ điểm D, kẻ đường thẳng x qua D và song song với AB. Kẻ đường thẳng y qua B và song song với AD, hai đường x và y cắt nhau tại C. Ta có hình bình hành ABCD. + HS làm theo mẫu của GV vào trong vở. Nhiệm vụ 2: Tính chất của hình bình hành - GV vẽ hình bình hành ABCD có hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại O, và khơi gợi kiến thức cho HS làm phần HĐ2. + Nếu cho hình bình hành ABCD như hình vẽ trên, các em có nhận xét gì về các góc đối, các cạnh đối và điểm O nằm ở vị trí nào của hai đường chéo? + GV chỉ định một số HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. + GV dẫn: Câu trả lời của các em vừa nêu chính là các tính chất của một hình bình hành. - GV cho gợi ý cho HS thực hiện HĐ3 + GV mời 1 HS nhắc lại các trường hợp bằng nhau của hai tam giác? + GV mời 1 HS lên bảng vẽ hình, ghi giả thiết và kết luận. + HS suy nghĩ làm bài và GV mời 3 HS lên bảng chứng minh. + GV nhận xét bài làm của HS và rút ra kinh nghiệm làm vài cho HS. - Từ kết quả của HĐ2 và HĐ3 GV nêu phần Định lí 1 cho HS. + GV mời 1 HS lên bảng viết giả thiết và kết luận của định lí 1 - GV cho HS tự suy luận, tự chứng minh Nhận xét (SGK – tr.58). + GV mời 1 HS đứng tại chỗ trình bày cách chứng minh. + GV nhận xét và chốt đáp án - GV hướng dẫn cho HS làm Luyện tập 1 + GV: Các em cần dựa vào định nghĩa của hình bình hành để chứng mình tứ giác ANMP là hình bình hành. Sau đó sử dụng tính chất của hình bình hành để chứng minh I là trung điểm của AM. + HS suy nghĩa làm bài và đối chiếu kết quả với bạn cùng bàn. + GV đi kiểm tra ngẫu nhiên một số HS. + GV chốt đáp án cho HS. - GV cho HS hoạt động nhóm (mỗi nhóm tương ứng với mỗi tổ trong lớp) để thực hiện phần Tranh luận. + Mỗi nhóm thảo luận và cử 1 đại diện trình bày câu trả lời. + Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét và phản biện lại. + GV nhận xét và chốt đáp án. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HĐ cá nhân: HS suy nghĩ, hoàn thành vở. - HĐ cặp đôi, nhóm: các thành viên trao đổi, đóng góp ý kiến và thống nhất đáp án. Cả lớp chú ý thực hiện các yêu cầu của GV, chú ý bài làm các bạn và nhận xét. - GV: quan sát và trợ giúp HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS trả lời trình bày miệng/ trình bày bảng, cả lớp nhận xét, GV đánh giá, dẫn dắt, chốt lại kiến thức. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát, nhận xét quá trình hoạt động của các HS, cho HS nhắc lại khái niệm hình bình hành. TIẾT 2: Hoạt động 2.2: Dấu hiệu nhận biết a) Mục tiêu: - HS nắm vững dấu hiệu nhận biết của hình bình hành và áp dụng được vào một số bài toán đơn giản. b) Nội dung: - HS tìm hiểu nội dung kiến thức về dấu hiệu nhận biết của hình bình hành theo yêu cầu, dẫn dắt của GV, thảo luận trả lời câu hỏi và hoàn thành các bài tập ví dụ, luyện tập trong SGK. c) Sản phẩm: HS ghi nhớ và vận dụng kiến thức về dấu hiệu nhận biết của hình bình hành để thực hành hoàn thành bài tập Ví dụ 2, Luyện tập 2, Thực hành 2. Ví dụ 2: (SGK – tr.59). Hướng dẫn giải: (SGK – tr.59, 60). Luyện tập 2 a) Vì ABCD là hình bình hành nên ta có: B=D. Mà DE và BF là tia phân giác của D và E. Nên ta có: ADE=EDF=EBF=FBC (1) + Ta có: AED=EDF (so le trong). => AED=ADE => ∆AED cân tại A. + Tương tự ta chứng minh được: CBF=CFB => ∆BCF cân tại C. + Xét ∆ADE và ∆CBF có: AD = BC (ABCD là hình bình hành). AED=ADE=CBF=CFB => ∆ADE = ∆CBF (g.c.g). => ED = BF b) Ta có: ED = BF (theo câu a) Mà AED=EDF (so le trong). => tứ giác DEBF là hình bình hành. Thực hành 2 Theo định lí 2a: Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là một hình bình hành. Vì sợi xích có đoạn dài ...V đánh giá, dẫn dắt, chốt lại kiến thức. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát, nhận xét quá trình hoạt động của các HS, cho HS nhắc lại dấu hiệu nhận biết hình bình hành theo góc và đường chéo. C. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức về hình bình hành thông qua một số bài tập. b) Nội dung: HS vận dụng các tính chất của hình bình hành, thảo luận nhóm hoàn thành bài tập vào phiếu bài tập nhóm/ bảng nhóm. c) Sản phẩm học tập: HS giải quyết được tất cả các bài tập liên quan. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV tổng hợp các kiến thức cần ghi nhớ cho HS về hình bình hành. - GV tổ chức cho HS hoàn thành bài cá nhân BT3.13 đến BT3.16 (SGK – tr61). - GV chiếu Slide cho HS củng cố kiến thức thông qua trò chơi trắc nghiệm. Câu 1. Cho hình bình hành ABCD có  = α > 900. Ở phía ngoài hình bình hành vẽ các tam giác đều ADE, ABF. Tam giác CEF là tam giác gì? Chọn câu trả lời đúng nhất. A. Tam giác B. Tam giác cân C. Tam giác đều D. Tam giác tù Câu 2. Hãy chọn câu sai. A. Hình bình hành có hai đường chéo vuông góc với nhau B. Hình bình hành có hai góc đối bằng nhau C. Hình bình hành có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường D. Hai bình hành có hai cặp cạnh đối song song Câu 3. Hãy chọn câu sai: A. Tứ giác có hai cặp cạnh đối song song là hình bình hành B. Hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau là hình bình hành C. Tứ giác có hai cặp cạnh đối bằng nhau là hình bình hành D. Tứ giác có hai cặp góc đối bằng nhau là hình bình hành Câu 4. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống: “Tứ giác có hai đường chéo thì tứ giác đó là hình bình hành”. A. bằng nhau B. cắt nhau C. cắt nhau tại trung điểm mỗi đường D. song song Câu 5. Hãy chọn câu đúng. Cho hình bình hành ABCD có các điều kiện như hình vẽ, trong hình có: A. 3 hình bình hành B. 5 hình bình hành C. 4 hình bình hành D. 6 hình bình hành Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm 2, hoàn thành các bài tập GV yêu cầu. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Mỗi BT GV mời đại diện các nhóm trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài các nhóm trên bảng. Kết quả: Bài 3.13. a) Đúng, vì khi đó ta được tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành (định nghĩa). b) Sai, vì hình thang cân có hai cạnh bên bằng nhau nhưng nó không phải là hình bình hành. c) Đúng, vì khi đó ta được tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành (định nghĩa). Bài 3.14. + Ta có ABCD là hình bình hành, nên : A=C=100o và B=D. + Ta có : A+B+C+D=360o => 100o+100o+2B=360o => B=D=360o-100o-100o2=80o Bài 3.15. + Ta có ABCD là hình bình hành; E là trung điểm AB, F là trung điểm CD. => EB // DF. => AE = EB = DF = FC. => Tứ giác DEBF là hình bình hành (EB // DF ; EB = DF). Vậy DE = BF. Bài 3.16. + Hình 3.36 a là hình bình hành ; Vì: Hai góc đối : A=C=100o Hai góc đối : B=D=360o-100o-100o-80o=80o + Hình 3.36 b không phải hình bình hành, vì : Hai góc đối D=90o≠B=360o-75o-75o-90o=120o + Hình 3.36 c là hình bình hành, vì : Hai góc đối : B=D=110o Hai góc đối : A=C=360o-110o-110o-70o=70o. - Đáp án câu hỏi trắc nghiệm Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 C A B C D Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác. - GV chú ý cho HS các lỗi sai hay mắc phải khi thực hiện giải bài tập. D. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG a) Mục tiêu: - Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng thực tế để nắm vững kiến thức. - HS thấy sự gần gũi toán học trong cuộc sống, vận dụng kiến thức vào thực tế, rèn luyện tư duy toán học qua việc giải quyết vấn đề toán học. b) Nội dung: HS vận dụng tính chất của hình bình hành, trao đổi và thảo luận hoàn thành các bài toán theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành các bài tập được giao. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS làm bài tập 3.17 ; 3.18 cho HS sử dụng kĩ thuật chia sẻ cặp đôi để trao đổi và kiếm tra chéo đáp án. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện hoàn thành bài tập được giao và trao đổi cặp đôi đối chiếu đáp án. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV mời đại diện một vài HS trình bày miệng. Kết quả: Bài 3.17. a) Ta có ABCD là hình bình hành => AB // CD; Mà E và F là trung điểm của AB và CD. => AE // CF; EB // DF và AE = EB = CF = FB. + Xét tứ giác AEFD có: AE // DF và AE = DF => AEFD là hình bình hành. + Xét tứ giác AECF có: AE // CF và AE = CF => AECF là hình bình hành. b) + Ta có AEFD là hình bình hành (theo câu a) nên EF = AD (tính chất hình bình hành). + TA có AECF là hình bình hành (theo câu a) nên AF = EC (tính chất hình bình hành). Bài 3.18. + Xét ∆OAM và ∆OCN có: OA=OCAOM=CONđối đỉnhMAO=NOC(so le trong)=> ∆OAM = ∆OCN (g.c.g) => AM = AN. Mà AB = CD => MB = ND. + Ta có: BM // DN và BM = DN => tứ giác MBND là hình bình hành. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét, đánh giá ...Cho hình bình hành ABCD có các điều kiện như hình vẽ, trong hình có: A. 3 hình bình hành B. 5 hình bình hành C. 4 hình bình hành D. 6 hình bình hành Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm 2, hoàn thành các bài tập GV yêu cầu. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Mỗi BT GV mời đại diện các nhóm trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài các nhóm trên bảng. Kết quả: Bài 3.19. Trong các tứ giác ở Hình 3.39, tứ giác nào là hình bình hành? Vì sao? * Hình 3.39a) Tứ giác ABCD có: ˆA=ˆC�^=�^ ; ˆB=ˆD�^=�^ . Do đó, tứ giác ABCD là hình bình hành. * Hình 3.39b) Tứ giác ABCD có: ˆB≠ˆD�^≠�^ (do 70o ≠≠ 75o). Do đó, tứ giác ABCD không là hình bình hành. * Hình 3.39c) Đặt ˆBCx=80°���^=80° (như hình vẽ). Ta có: ˆD=ˆBCx=80°�^=���^=80° mà hai góc này ở vị trí đồng vị nên AD // BC. Tứ giác ABCD có: • AD // BC (chứng minh trên) • AD = BC (giả thiết) Do đó, tứ giác ABCD là hình bình hành. Vậy tứ giác ABCD trong Hình 3.39a) và 3.39c) là hình bình hành; tứ giác ABCD trong Hình 3.39b) không là hình bình hành Bài 3.20. a) Vì ABCD là hình bình hành nên AB // CD. Tứ giác AMCN có AM // CD (vì AB // CD); AM = CN (giả thiết). Suy ra, tứ giác AMCN là hình bình hành. Do đó AN = CM (đpcm). b) Vì tứ giác AMCN là hình bình hành suy ra ˆAMC=ˆANC (đpcm). - Đáp án câu hỏi trắc nghiệm Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 C A B C D Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác. - GV chú ý cho HS các lỗi sai hay mắc phải khi thực hiện giải bài tập. II. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a) Mục tiêu: - Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng thực tế để nắm vững kiến thức. - HS thấy sự gần gũi toán học trong cuộc sống, vận dụng kiến thức vào thực tế, rèn luyện tư duy toán học qua việc giải quyết vấn đề toán học. b) Nội dung: HS vận dụng tính chất của hình bình hành, trao đổi và thảo luận hoàn thành các bài toán theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành các bài tập được giao. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS làm bài tập 3.22 ; 3.23 cho HS sử dụng kĩ thuật chia sẻ cặp đôi để trao đổi và kiếm tra chéo đáp án. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện hoàn thành bài tập được giao và trao đổi cặp đôi đối chiếu đáp án. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV mời đại diện một vài HS trình bày miệng. Kết quả: Bài 3.22 a) Vì ABCD là hình bình hành nên BC = AD = 5 cm Do đó có điểm E duy nhất trên cạnh BC sao cho BE = 3 cm. Tam giác BAE cân tại B (vì BE = BA) nên ˆBAE=ˆBEA mà ˆBEA=ˆEAD (so le trong) Suy ra ˆBEA=ˆEAD, hay AE là tia phân giác của góc A của hình bình hành ABCD. Tia này không cắt cạnh CD. b) Gọi E là giao điểm của tia phân giác góc A với cạnh BC. Khoảng cách từ giao điểm đó đến điểm C tức là khoảng cách từ điểm E đến C, chính là độ dài đoạn EC. Vì AE là tia phân giác của ˆBADnên ˆA1=ˆA2. Vì AD // BC (vì tứ giác ABCD là hình bình hành) nên ˆA2=ˆE1 Do đó ˆA1=ˆE1. Tam giác ABE cân tại B (vì ˆA1=ˆE1) suy ra AB = BE. Mà AD = BC (vì ABCD là hình bình hành). Ta có BC = BE + EC. Suy ra EC = BC – EC = 5 – 3 = 2 (cm). Vậy EC = 2 cm. Bài 3.23. a) Vì ABCD là hình bình hành nên AB = CD; AB // CD. Mà hai điểm B, C lần lượt là trung điểm AE, DF. Suy ra AE = DF; AB = BE = CD = CF. Tứ giác AEFD có AE // DF (vì AB // CD); AE = DF (chứng minh trên). Do đó tứ giác AEFDlà hình bình hành. Tứ giác ABFC có AB // CF (vì AB // CD); AB = CF (chứng minh trên). Do đó tứ giác ABFClà hình bình hành. Vậy ta chứng minh được hai tứ giác AEFD, ABFC là những hình bình hành. b) Vì hình bình hành AEFD có hai đường chéo AF và DE nên chúng cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường, ta gọi giao điểm đó là O. Hình bình hành AEFD có hai đường chéo AF và BC. Mà O là trung điểm của AF. Suy ra O cũng là trung điểm của BC. Vậy các trung điểm của ba đoạn thẳng AF, DE, BC trùng nhau. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét, đánh giá khả năng vận dụng làm bài tập, chuẩn kiến thức và lưu ý thái độ tích cực khi tham gia hoạt động và lưu ý lại một lần nữa các lỗi sai hay mắc phải cho lớp. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Ghi nhớ kiến thức trong bài. - Hoàn thành bài tập trong SBT. - Chuẩn bị bài sau “Hình chữ nhật”. KẾ HOẠCH BÀI DẠY Trường: TH & THCS Đại Sơn Tổ: Tự nhiên Họ và tên giáo viên: Lê Phạm Văn Lượng TÊN BÀI DẠY: BÀI 13: HÌNH CHỮ NHẬT Môn học: Toán; lớp 8 Thời gian thực hiện: (2 tiết) I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng: 1. Về kiến thức: - Mô tả được khái niệm hình chũ nhật là tứ giác có bốn góc vuông: liên hệ được hình chữ nhật cũng là hình bình hành và cũng là hình thang cân. - Giải thích được hình chữ nhật có hai đường chéo bằng nhau. - Biết được dấu hiệu hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật. 2. Về năng lực: * Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá - Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm - Năng lực giải quyết vấn đề ... bằng nhau. * HS thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, tư duy hoàn thành các nhiệm vụ giáo viên giao. * Báo cáo, thảo luận - HS suy nghĩ trả lời các câu hỏi của giáo viên. - HS cả lớp quan sát nhận xét câu trả lời của bạn. * Kết luận, nhận định - GV chuẩn hóa, chốt lại kiến thức vừa cho HS khám phá. 2.2. Hoạt động : Dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật a) Mục tiêu: - Giúp HS nhận biết và giải thích được hai dấu hiệu chỉ ra một hình bình hành là hình chữ nhật thông qua HĐ3 (Dấu hiệu nhận biết) - Giúp HS biết vận dụng liên tiếp hai dấu hiệu để nhận biết một tứ giác là hình chữ nhật (kết hợp hai dấu hiệu nhận biết hình bình hành và hình chữ nhật).(Ví dụ 2) - Giúp HS luyện kĩ năng vận dụng liên tiếp hai dấu hiệu để nhận biết một tứ giác là hình chữ nhật.(Luyện tập 2). - Giúp HS biết vận dụng liên tiếp hai dấu hiệu để trả lời các câu hỏi trong tình huống mỡ đầu (Vận dụng). b) Nội dung: Thực hiện HĐ3 đưa ra các dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật, vận dụng để giải quyết một số bài tập cơ bản. c) Sản phẩm: HS nắm được các dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật. HĐ3: Tính các góc B, C, D. Tứ giác ABCD có là hình chữ nhật không? Vì sao? Trả lời: Do= 90° và ABCD là hình bình hành nên có = 90° (hai góc đối của hình bình hành), = 90° do =180° và = 090° do = 180°. Vậy ABCD là hình chữ nhật. Ví dụ 2: Chứng minh rằng tứ giác có hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường thì tứ giác đó là hình chữ nhật. Lời giải GT ABCD là tứ giác; O là giao điểm của AC và BD AC = BD, OA = OC, OB = OD. KL ABCD là hình chữ nhật. d) Tổ chức thực hiện: * GV giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4HS, hoàn thành HĐ3. - Ta cũng chứng minh được hình bình hành ABCD có hai đường chéo AC và BD bằng nhau là hình chữ nhật. GV gợi ý cho HS thực hiện HĐ3. - GV chốt kiến thức bằng giới thiệu định lí 2. - GV nên gợi ý cho HS chứng minh định lí 2b: + Hãy viết GT- KL của dấu hiệu b? + Muốn chứng minh ABCD là hình chữ nhật ta ta phải cm gì? + Giả thiết ABCD là hình bình hành cho ta biết gì? + Giả thiết hai đường chéo AC và BD bằng nhau cho ta biết thêm điều gì? + Kết hợp GT,ta có kết luận gì về tứ giác ABCD ? - GV cho HS làm đọc hiểu Ví dụ 2, chiếu hình ảnh. + Yêu cầu HS vẽ hình, ghi GT – KL + Dựa vào giả thiết nào để có tứ giác ABCD là hình bình hành? + Dựa vào giả thiết nào để biết hình bình hành ABCD là hình chữ nhật? - GV cho HS làm Luyện tập 2: Cho tứ giác ABCD có = 90°, hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm O của mỗi đường. Hỏi tứ giác ABCD là hình gì? Tại sao? GV gợi ý cho HS làm bài - GV chốt kiến thức và gợi ý HS rút ra nhận xét. - Gợi ý: Tứ giác có các đỉnh là đầu mút của hai thanh tre trước tiên là hình gì? Vì sao? - Sau khi HS trả lời GV tiếp tục gợi ý để giải quyết tình huống mở đầu. * HS thực hiện nhiệm vụ - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu, suy nghĩ trả lời câu hỏi. - HS làm theo nhóm đôi HĐ 3. - GV quan sát và trợ giúp HS. * Báo cáo, thảo luận - HS giơ tay phát biểu, trả lời các câu hỏi của GV. Lên bảng trình bày theo yêu cầu. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. * Kết luận, nhận định - GV tổng quát chốt lại các dấu hiệu nhận biêt hình chữ nhật. 3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại khái niệm, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật. b) Nội dung: Trên cơ sở kiến thức đã nắm được về hình chữ nhật HS hoạt động các nhân làm bài 3.25;3.26 (sgk trang 66) và giải quyết bài tập 3.27 theo nhóm (6-8HS). c) Sản phẩm: HS hoàn thiện lời giải các bài 3.25 ; 3.26 ; 3.27 (Sgk trang 66) chính xác. Bài 3.25 (Sgk trang 66). Bằng ê ke, nêu cách kiểm tra một tứ giác có là hình chữ nhật hay không. Hãy giải thích kết quả. Trả lời: - Khi dùng ê ke kiểm tra được ba góc của tứ giác là góc vuông thì tứ giác là hình chữ nhật. - Vì tổng bốn góc của tứ giác bằng 3600, nên nếu ba góc của một tứ giác là góc vuông thì tứ giác đó có bốn góc là góc vuông, vậy nó là một hình chữ nhật. Bài 3.26. Bằng compa, nêu cách kiểm tra một tứ giác có là hình chữ nhật hay không. Giải thích kết quả. Trả lời: Dùng compa kiểm tra từng cặp cạnh đối có bằng nhau không và hai đường chéo có bằng nhau không. Bài 3.27. Cho tam giác ABC, đường cao AH. Gọi M là trung điểm của AC, N là điểm sao cho mà trung điểm của HN. Chứng minh tứ giác AHCN là hình chữ nhật. Lời giải - Tứ giác AHCN có hai đường chéo AC, HN cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường nên là một hình bình hành. - Hình bình hành AHCN có nên là hình chữ nhật (Dấu hiệu nhận biết h.c.n) d) Tổ chức thực hiện: * GV chuyển giao nhiệm vụ: - GV tổng hợp các kiến thức cần ghi nhớ cho HS. - GV tổ chức cho HS hoạt động hoạt động nhóm đôi Bài 3.25; 3.26 (SGK – trang 66). - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm (6 – 8 HS) làm bài 3.27 (SGK – trang 66). - Phát PHT cho các nhóm. * HS thực hiện nhiệm vụ - HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm, suy nghĩ trả lời, hoàn thành các bài tập GV yêu cầu. - GV quan sát các nhóm làm bài, trợ giúp nếu HS cần. * Báo cáo, thảo...HSKTT: Giống như học sinh bình thường. 2. HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC. Hoạt động 2.1: Tìm hiểu khái niệm hình thoi và tính chất của nó. Mục tiêu: Nhận biết khái niệm hình thoi, các tính chất đặc trưng hai đường chéo của hình thoi. Nhận biết dấu hiệu để một hình là hình thoi. * Đối với HSKTT: Giống như học sinh bình thường. b) Nội dung: GV tổ chức cho HS thực hiện hai hoạt động chính. * Đối với HSKTT: Giống như học sinh bình thường. Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm hình thoi và tính chất của nó. Hoạt động 2: Tìm hiểu dấu hiệu nhận biết hình thoi. c) Sản phẩm: Các câu trả lời đúng, các bài tập lời giải của từng phần. Hình 3.47 * Định nghĩa: Hình thoi là tứ giác có 4 cạnh bằng nhau. * Tính chất về hai đường chéo của hình thoi Định lí 1: Trong hình thoi + Hai đường chéo vuông góc với nhau. + Hai đường chéo là phân giác của các góc hình thoi. d) Tổ chức thực hiện. GV: Chiếu hình 3.47 lên màn hình. Cho HS phát biểu nhận xét. - Từ đó yêu cầu HS nêu định nghĩa hình thoi. HS: Hoạt động cá nhân, đứng tại chỗ trả lời. Sản phẩm: Tứ giác có: Ta nói tứ giác là hình thoi. GV: Nêu ? trong SGK/67 y/c HS thảo luận nhóm bàn trả lời. HS: Hoạt động nhóm bàn trong 3 phút. HS: Đại diện nhóm bàn báo cáo sản phẩm. Các nhóm khác nhận xét. GV: Kết luận: Hình thoi là hình bình hành vì có các cặp cạnh đối bằng nhau. Hình thoi có tất cả các tính chất của hình bình hành, Vậy hình thoi cò có tính chất nào khác nữa không? GV: Nêu yêu cầu HĐ1: + có cân tạikhông? + có vuông góc với không? Và có là đường phân giác của góc không? Vì sao? HS: Hoạt động nhóm đôi trong 2p, đứng tại chỗ trả lời. Sản phẩm: + có cân tại vì có + vuông góc với và là đường phân giác của góc vì GV: Từ đó y/c HS rút ra tính chất về 2 đường chéo của hình thoi? HS: Suy nghĩ và nêu câu trả lời. GV: Nêu kết luận cuối cùng. GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu ví dụ 1 SGK/68. HS: Tự tìm hiểu ví dụ 1 dựa trên hướng dẫn của GV. Hoạt động 2.2: Tìm hiểu dấu hiệu nhận biết hình thoi. GV: Từ các tính chất của hình bình hành kết hợp với khái niệm và tính chất của hình thoi, y/c HS suy nghĩ dấu hiệu nhận biết một hình là hình thoi? HS: Suy nghĩ và đưa ra câu trả lời. GV: Nhận xét và đưa ra định lí 2 giới thiệu các dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình thoi. HS: Ghi nhận các dấu hiệu nhận biết hình thoi - HS đọc (nhiều lần) từng dấu hiệu GV: Yêu cầu HS thực hiện nội dung ? trong SGK ? Hãy viết GT - KL của câu c trong Định lí 2? HS: Cá nhân thực hiện. HS lên bảng viết GT – KL, HS khác nhận xét. Sản phẩm: GT KL là hình thoi GV: Cho H/s nghiên cứu Ví dụ 2 SGK và Luyện tập 1. (Đề bài trên màn hình) Ví dụ 2: Trong hình 3.50, tứ giác nào là hình thoi? Vì sao? Luyện tập 1: Trong hình 3.51, hình nào là hình thoi? Vì sao? HS: Hoạt động nhóm bàn: Trao đổi, thảo luận trong 3p. HS: 1 nhóm báo cáo kết quả; các nhóm khác theo dõi và đối chiếu đáp án GV: Nhận xét và kết luận. * Đối với HSKTT: Giống như học sinh bình thường. 3. HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP a) Mục tiêu: HS củng cố về nhận biết các hình là hình thoi. * Đối với HSKTT: Giống như học sinh bình thường. b) Nội dung: H/s hoàn thành được bài tập 3.29/ SGK * Đối với HSKTT: Giống như học sinh bình thường. c) Sản phẩm: Câu trả lời và bài làm đúng của h/s (Nhóm H/s) * Đối với HSKTT: Giống như học sinh bình thường. d) Tổ chức thực hiện. GV: Tổ chức cho h/s hoạt động cá nhân làm bài 3.29/ SGK Bài 3.29: Tìm các hình thoi trong hình 3.55 HS: Hoạt động cá nhân theo yêu cầu của GV Kết quả: + Hình b: Tứ giác là hình thoi (Theo dấu hiệu nhận biết 2). + Hình c: Tứ giác là hình thoi (Theo dấu hiệu nhận biết 3). GV: Kết luận tính đúng sai, tuyên dương, khen thưởng bằng điểm đối với h/s làm tốt. * Đối với HSKTT: Giống như học sinh bình thường. 4. HOẠT ĐỘNG 4. VẬN DỤNG a) Mục tiêu: HS biết vận dụng định nghĩa, tính chất của hình thoi vào làm bài tập. * Đối với HSKTT: Giống như học sinh bình thường. b) Nội dung: H/s hoàn thành được bài tập 3.31/ SGK * Đối với HSKTT: Giống như học sinh bình thường. c) Sản phẩm: Câu trả lời và bài làm đúng của h/s (Nhóm H/s) * Đối với HSKTT: Giống như học sinh bình thường. d) Tổ chức thực hiện. GV: Tổ chức cho h/s hoạt động nhóm làm bài 3.31/ SGK Bài 3.31: Chứng minh rằng các trung điểm của bốn cạnh trong một hình chữ nhật là các đỉnh của một hình thoi. (Đề bài trên màn hình, có thể gợi ý cụ thể đề bài cho HS: Gọi lần lượt là trung điểm các cạnh của hình chữ nhật . Chứng minh rằng là hình thoi ) HS: Tiến hành trao đổi thảo luận vẽ hình và cách chứng minh trong 5p vào bảng nhóm. HS: Đại diện 1 nhóm lên trình bày (Dán bảng nhóm trên bảng + thuyết trình cách làm), các nhóm còn lại nhận xét và bổ sung và đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có). Kết quả: GT là hình chữ nhật KL là hình thoi Chứng minh: Vì là hình chữ nhật nên: và Mặt khác do là trung điểm của nên là trung điểm của nên . Vậy (c-g-c) Vậy là hình thoi (theo định nghĩa). Suy ra là các đỉnh của hình thoi. (Đpcm) GV: Kết luận tính đúng sai, tuyên dương, khen thưởng bằng điể
File đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_hinh_hoc_8_sach_kntt_nam_hoc_2023_2024_le_p.docx
- Tiết 1.docx
- Tiết 2.docx
- Tiết 3.docx
- Tiết 4.docx
- Tiết 5-6.docx
- Tiết 7-8.docx
- Tiết 9-10.docx
- Tiết 11-12.docx
- Tiết 13-14.docx
- Tiết 15-16.docx
- Tiết 17-18.docx
- Tiết 19.docx
- Tiết 20.docx
- Tiết 21-22.docx
- Tiết 23.docx
- Tiết 24.docx
- Tiết 25.docx
- Tiết 26.docx
- Tiết 27-28.docx
- Tiết 29.docx
- Tiết 30.docx
- Tiết 31.docx
- Tiết 32.docx
- Tiết 33-34.docx
- Tiết 35-36.docx
- Tiết 37-38.docx
- Tiết 39-40.docx
- Tiết 41-42.docx
- Tiết 43-44.docx
- Tiết 45-46.docx
- Tiết 47-48.docx
- Tiết 49-50.docx
- Tiết 51-52.docx
- Tiết 53-54.docx
- Tiết 55-56.docx
- Tiết 57-58.docx
- Tiết 59-60.docx
- Tiết 61-62.docx
- Tiết 63-64.docx
- Tiết 65-66.docx
- Tiết 67-68.docx
- Tiết 69.docx