Kế hoạch bài dạy Hình học 7 Sách KNTT - Năm học 2023-2024 - Trường TH&THCS Đại Sơn

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau: Nhận biết được các góc ở vị trí đặc biệt (hai góc kề bù, hai góc đối đỉnh). Nhận biết được tia phân giác của một góc, cách vẽ tia phân giác bằng dụng cụ. Mô tả được tính chất hai góc đối đỉnh. Nhận biết được hai đường thẳng vuông góc.

2. Năng lực

Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá. Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.

Năng lực riêng:

Tư duy và lập luận toán học: So sánh, phân tích dữ liệu tìm ra mối liên hệ giữa các đối tượng đã cho và nội dung bài học về hai góc ở vị trí đặc biệt, tia phân giác của một góc từ đó có thể áp dụng kiến thức đã học để giải quyết các bài toán.

Mô hình hóa toán học: Mô tả được các dữ liệu liên quan đến yêu cầu trong thực tiễn để lựa chọn các đối tượng cần giải quyết liên quan đến kiến thức toán học đã được học, thiết lập mối liên hệ giữa các đối tượng đó. Đưa về được thành một bài toán thuộc dạng đã biết.

Sử dụng công cụ, phương tiện học toán: vẽ được tia phân giác của một góc bằng dụng cụ học tập.

3. Phẩm chất: Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác. Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, thước thẳng có chia khoảng, thước đo góc.

2. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước thẳng, thước đo góc...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm, mảnh giấy màu.

docx 319 trang Cô Giang 18/11/2024 50
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Hình học 7 Sách KNTT - Năm học 2023-2024 - Trường TH&THCS Đại Sơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Hình học 7 Sách KNTT - Năm học 2023-2024 - Trường TH&THCS Đại Sơn

Kế hoạch bài dạy Hình học 7 Sách KNTT - Năm học 2023-2024 - Trường TH&THCS Đại Sơn
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Trường: TH & THCS Đại Sơn
Tổ: Tự nhiên
Họ và tên giáo viên:
Lê Phạm Văn Lượng

TÊN BÀI DẠY: BÀI 8: GÓC Ở VỊ TRÍ ĐẶC BIẾT. TIA PHÂN GIÁC CỦA MỘT GÓC
Môn học: Toán; lớp 7
Thời gian thực hiện: 2 tiết 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau: Nhận biết được các góc ở vị trí đặc biệt (hai góc kề bù, hai góc đối đỉnh). Nhận biết được tia phân giác của một góc, cách vẽ tia phân giác bằng dụng cụ. Mô tả được tính chất hai góc đối đỉnh. Nhận biết được hai đường thẳng vuông góc.
2. Năng lực 
 Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá. Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.
Năng lực riêng: 
Tư duy và lập luận toán học: So sánh, phân tích dữ liệu tìm ra mối liên hệ giữa các đối tượng đã cho và nội dung bài học về hai góc ở vị trí đặc biệt, tia phân giác của một góc từ đó có thể áp dụng kiến thức đã học để giải quyết các bài toán.
Mô hình hóa toán học: Mô tả được các dữ liệu liên quan đến yêu cầu trong thực tiễn để lựa chọn các đối tượng cần giải quyết liên quan đến kiến thức toán học đã được học, thiết lập mối liên hệ giữa các đối tượng đó. Đưa về được thành một bài toán thuộc dạng đã biết.
Sử dụng công cụ, phương tiện học toán: vẽ được tia phân giác của một góc bằng dụng cụ học tập.
3. Phẩm chất: Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác. Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, thước thẳng có chia khoảng, thước đo góc.
2. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước thẳng, thước đo góc...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm, mảnh giấy màu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: 
- Tạo hứng thú cho HS thông qua hoạt động mở đầu.
b) Nội dung: HS đọc tình huống mở đầu, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi mở đầu, bước đầu có hình dung về hai góc đối đỉnh, hai góc kề bù.
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV yêu cầu HS đọc tình huống mở đầu:
Khi đặt các dây lạt để cắt bánh chưng, các dây lạt tạo ra trên mặt bánh chưng những cặp góc đặc biệt. Các em xem hình ảnh trên có cặp góc đặc biệt nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Những cặp góc đó có mối quan hệ với nhau như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học này.”
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Góc ở vị trí đặc biệt
a) Mục tiêu: 
- Học sinh nhận biết và nêu được tính chất hai góc kề bù, hai góc đối đỉnh, hai đường thẳng vuông góc.
- Học sinh tập suy luận về cách chỉ ra hai góc đối đỉnh thì bằng nhau.
- Học sinh áp dụng tính chất hai góc kề bù, hai góc đối đỉnh dẫn đến tính chất hai đường thẳng vuông góc.
b) Nội dung:
- HS quan sát SGK, trả lời câu hỏi để tìm hiểu nội dung góc ở vị trí đặc biệt, làm các HĐ 1,2, 3, 4 và Luyện tập 1, 2.
c) Sản phẩm: HS nhận xét được đặc điểm, tính chất của hai góc kề bù, hai góc đối đỉnh, tập suy luận tính chất hai góc đối đỉnh bằng nhau.
Luyện tập 1:
Hai góc kề bù là: góc mOt và tOn.
mOt=180o-nOt
=180o-60o=120o

Luyện tập 2:
xOy+xOy'=180o
⇒xOy'=180o-90o=90o
(hai góc kề bù).
d) Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV cho HS thực hiện HĐ 1, HĐ 2 theo nhóm đôi.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu.
- HS hoạt động nhóm trả lời HĐ 1, 2.
- GV hướng dẫn.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- Đại diện nhóm trả lời.
- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. 
HĐ1:
Nhận xét:
- Đỉnh của hai góc: chung đỉnh
- Cạnh: Hai góc chung một cạnh, còn hai cạnh còn lại là hai tia đối nhau.


HĐ2:
a) Hai góc chung đỉnh.
Hai góc chung cạnh Oz. Hai tia Ox và Oy là hai tia đối.
b) xOz=135o yOz=45o
⇒xOz+yOz=180o

Bước 4: Kết luận, nhận định: 
GV nhận xét.
GV khái quát, tổng hợp lại các kiến thức.
- GV giới thiệu về hai góc kề bù. Cho HS nhắc lại định nghĩa và tính chất.
* GV cho HS trả lời phần Câu hỏi, nhận biết đâu là hai góc kề bù.
- Gv Tại sao hình b không phải là góc kề bù? Giải thích? (Vì tuy có một cạnh chung, nhưng 2 cạnh còn lại không là hai tia đối).
- GV giới thiệu và dẫn dắt chú ý:
+ Hai góc kề bù còn có thể hiểu là hai góc vừa kề, vừa bù.
+ Nếu điểm M nằm trong góc xOy thì ta nói tia OM nằm giữa hai cạnh (hai tia) Ox và Oy của góc xOy. Khi đó:
xOM+MOy=xOy.

- GV cho HS làm Luyện tập 1, gợi mở:
+ viết tên 2 góc kề bù?
+ Tổng hai góc mOt và tOn bằng bao nhiêu? Từ đó tính góc mOt.
Nhiệm vụ 2: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV cho HS thực hiện...phẩm: HS vận dụng nhận biết được các hai góc kề bù, hai góc đối đỉnh và sử dụng tính chất hai góc đặc biệt để tính góc.
Bài 3.4. DMB=135∘. (Hai góc AMD và DMB là hai góc kề bù).
Bài 3.5. +) ta có: mBy=180o-mBx=180o-36o=144o (hai góc kề bù).
+) mBy=nBx=144∘(hai góc đối đỉnh) +) nBy=36∘(đối đỉnh với góc mBx)
+)mBn=xBy=180∘.
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS hoạt động hoàn thành bài tập Bài 3.4, 3.5 (SGK -tr45).
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ làm bài tập.
- GV điều hành, quan sát, hỗ trợ.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Với mỗi bài tập GV gọi HS lên bảng trình bày, các HS khác nhận xét và bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá, đưa ra đáp án đúng, chú ý các lỗi sai của học sinh hay mắc phải.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Ghi nhớ kiến thức trong bài. Hoàn thành các bài tập trong SBT
Chuẩn bị bài mới “Hai đường thẳng song song và dấu hiệu nhận biết”.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Trường: TH & THCS Đại Sơn
Tổ: Tự nhiên
Họ và tên giáo viên:
Lê Phạm Văn Lượng

TÊN BÀI DẠY: BÀI 9: HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT Môn học: Toán; lớp 7
Thời gian thực hiện: (2 tiết)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau: Nhận biết các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng. Mô tả dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song thông qua cặp góc so le trong, cặp góc động vị. Nhận biết cách vẽ hai đường thẳng song song.
2. Năng lực 
 - Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá. Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.
Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học: So sánh, phân tích dữ liệu tìm ra mối liên hệ giữa các đối tượng đã cho và nội dung bài học về các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng, hai đường thẳng song song và tính chất, từ đó có thể áp dụng kiến thức đã học để giải quyết các bài toán. Sử dụng công cụ, phương tiện học toán: Vẽ được hai đường thẳng song song bằng dụng cụ học tập.
3. Phẩm chất: Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác. Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV. Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, thước thẳng có chia khoảng, êke vuông.
2. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước eke vuông...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: 
- HS được gợi mở về hình ảnh của hai đường thẳng song song và tính chất của nó.
- Tình huống mở đầu thực tế → gợi tâm thế, tạo hứng thú học tập.
b) Nội dung: HS đọc tình huống mở đầu, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi mở đầu, bước đầu có hình dung về 
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV yêu cầu HS đọc tình huống mở đầu 
Để kiểm tra các thanh ngang trên mái nhà đã song song với nhau chưa, người thợ chỉ cần kiểm tra chúng có cùng vuông góc với một thanh dọc. 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Chúng ta đã được làm quen, có những hình ảnh về hai đường thẳng song song ở lớp dưới, hôm nay ta sẽ đi tìm hiểu kĩ hơn về dấu hiệu để nhận biết nhận biết của hai đường thẳng song song”
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng.
a) Mục tiêu: 
- Mô tả được, nhận biết được hai góc so le trong, hai góc đồng vị.
- Nêu được tính chất của các góc nếu một cặp góc so le trong bằng nhau.
b) Nội dung:
 HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV, trả lời câu hỏi và làm các HĐ 1, 2, Luyện tập 1.
c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức về các góc so le trong, đồng vị, áp dụng tính chất để tính góc.
Câu hỏi: a) Cặp góc so le trong:
Góc xPQ và vQP.
Góc yPQ và uQP.
b) Cặp góc đồng vị:
Góc mPx và Pqu. Góc xPQ và uQn.
Góc mPy và PQv. Góc yPQ và vQn.

HĐ1: A1và A2là hai góc kề bù. ⇒A2=180o-60o=150o
Tương tự với B3và B4, ta có: ⇒B4=180o-60o=150o
HĐ2: Hai góc đồng vị: A1và B1. Vì B1và B3là hai góc đối đỉnh nên: B1=B3=60o.
Vậy A1=B1=60o.
Luyện tập 1:
a) A1=A3=140o
A2=A4=40o
B1=B3=140o
B2=B4=40o
b) A1+B4=140o+40o=180o
A2+B3=140o+40o=180o.

d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV giới thiệu hình ảnh đường thẳng c cắt hai đường thẳng a và b, tạo ra các cặp góc so le trong và đồng vị.
+ hướng dẫn cách nhớ: 2 góc so le trong nằm ở miền trong được tạo bởi 2 đường thẳng a và b và nằm về hai phía so với đường thẳng c.
+ 2 góc đồng vị, nằm cùng phía so với đường thẳng c và 1 góc nằm ngoà... GV yêu cầu.
- GV quan sát và hỗ trợ.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- Mỗi bài tập đại diện các nhóm trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài các nhóm trên bảng.
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác.
- GV nhắc lại và chú ý cho HS về cặp góc trong cùng phía nếu chúng có tổng bằng 180o thì ta cũng coi đó là một dấu hiệu nhận biết vì có thể đưa về tính được góc đồng vị hoặc so le trong.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: 
- Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức đã học về các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng và dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song.
b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.
c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức đã học giải quyết bài toán 
Đáp án trắc nghiệm:	
1
2
3
4
A - B2 B - B3 C - A1 D - B4
A
A
C
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV cho HS làm bài tập trắc nghiệm và điền từ nhanh
Câu 1: Cho hình vẽ. Hãy điền vào chỗ trống:
A. Góc A2và . là hai góc đồng vị. 
B. Góc B1và . là hai góc đối đỉnh.
C. Góc B3và . là hai góc so le trong. 
D. Góc A1và . là hai góc trong cùng phía

Câu 2: Chọn câu đúng:
Cho đường thẳng c cắt hai đường thẳng a, b và trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau thì:
A. a và b song song với nhau. B. Đường thẳng a cắt đường thẳng b
C. Đường thẳng a vuông góc với đường thẳng b. D. Đường thẳng a trùng với đường thẳng b.
Câu 3: Chọn câu phát biểu đúng nhất. 
A. Hai đường thẳng không có điểm chung gọi là hai đường thẳng song song với nhau.
B. Hai đường thẳng không song song là hai đường thẳng không có điểm chung.
C. Hai đường thẳng song song là hai đường thẳng có điểm chung.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 4: Cho hình vẽ:

Biết CFE=55o,E1=125o. Khi đó:
A. AEF=125o 
B. AB // CD
C. Cả A, B đều đúng 
D. Cả A, B đều sai. 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS tự phân công nhóm trưởng, hợp tác thảo luận đưa ra ý kiến.
- GV điều hành, quan sát, hỗ trợ.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Câu hỏi trắc nghiệm: HS trả lời nhanh, giải thích, các HS chú ý lắng nghe sửa lỗi sai.
- Bài tập: đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác theo dõi, đưa ý kiến.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá, đưa ra đáp án đúng, chú ý các lỗi sai của học sinh hay mắc phải.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Ghi nhớ kiến thức trong bài. 
Hoàn thành các bài tập trong SBT
Chuẩn bị bài “Luyện tập chung”.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Trường: TH & THCS Đại Sơn
Tổ: Tự nhiên
Họ và tên giáo viên:
Lê Phạm Văn Lượng

TÊN BÀI DẠY: BÀI: LUYỆN TẬP CHUNG
Môn học: Toán; lớp 7
Thời gian thực hiện: (2 tiết)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố:
Quan sát hình vẽ, nhận biết và thể hiện các cặp góc so le trong, cặp góc đồng vị.
Nhận biết được hai đường thẳng song song nhờ dấu hiệu nhận biết.
2. Năng lực 
 - Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.
Năng lực riêng: 
Tư duy và lập luận toán học: So sánh, phân tích dữ liệu tìm ra mối liên hệ giữa các đối tượng đã cho và nội dung bài học hai đường thẳng song song, dấu hiệu nhận biết, từ đó có thể áp dụng kiến thức đã học để giải quyết các bài toán về tính toán, bài toán yêu cầu giải thích hai đường thẳng song song, bài toán dựng hình.
Sử dụng công cụ, phương tiện học toán: vẽ hai đường thẳng song song bằng thước kẻ.
3. Phẩm chất
Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác.
Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, thước thẳng có chia khoảng, êke
2. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước, êke...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: 
- HS nhớ lại các kiến thức đã học của các bài trước và có tâm thế để làm bài luyện tập.
b) Nội dung: HS đọc tình huống mở đầu, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi về dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song và các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng. 
Đáp án:
1
2
3
a) A b) D
D
C
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV cho HS trả lời nhanh các câu hỏi:
Câu 1: Cho hình vẽ, tìm đáp án đúng của các câu sau:
a) Trong hình vẽ, cặp góc đồng vị là:
A. Góc A1và góc B1 B. Góc A3và góc B1 
C. Góc A4và góc B1 D. Góc A2và góc B1 
b) Trong hình vẽ, cặp góc so le trong là:
A. Góc A1và góc B4 B. Góc A3và góc B4 
C. Góc A4và góc B4 D. Góc A2và góc B4 


 Câu 2: Chọn câu trả lời sai:
Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng, trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằn...án học: So sánh, phân tích dữ liệu tìm ra mối liên hệ giữa các đối tượng đã cho và nội dung bài học tiên đề Euclid, từ đó có thể áp dụng kiến thức đã học để giải quyết các bài toán tính toán, bài toán suy luận ở mức độ đơn giản.
Sử dụng công cụ, phương tiện học toán: vẽ hình theo yêu cầu bài học.
* Đối với HSKTT: Năng lực riêng giống như học sinh bình thường.
Trong quá trình hình thành năng lực cho học sinh, không gọi trả lời bất chợt ảnh hưởng đến tâm lí học sinh.
3. Phẩm chất
Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác.
Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.
* Đối với HSKTT: Giống như học sinh bình thường.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, thước thẳng có chia khoảng.
2. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
* Đối với HSKTT: Giống như học sinh bình thường.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: 
- Tạo tình huống mở đầu bài học, tạo hứng thú cho HS.
* Đối với HSKTT: Giống như học sinh bình thường.
b) Nội dung: HS đọc tình huống mở đầu, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
* Đối với HSKTT: Giống như học sinh bình thường.
c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi mở đầu, bước đầu có hình dung về tiên đề Euclid.
* Đối với HSKTT: Giống như học sinh bình thường.
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV yêu cầu HS đọc tình huống mở đầu, quan sát phần trình chiếu của GV.
Qua điểm M nằm ngoài đường thẳng a, chúng ta đã biết cách vẽ một đường thẳng b đi qua điểm M và song song với a. Vậy có thể vẽ được bao nhiêu đường thẳng b như vậy?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, hoàn thành yêu cầu.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Tiên đề Euclid. Tính chất của hai đường thẳng song song”
* Đối với HSKTT: Giống như học sinh bình thường.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tiên đề Euclid về đường thẳng song song
a) Mục tiêu: 
- Nhận biết tiên đề Euclid.
- HS tìm hiểu về sử dụng tiên đề Euclid để chứng tỏ một trong hai đường thẳng song song thì nó cũng cắt đường thẳng còn lại.
* Đối với HSKTT: Giống như học sinh bình thường.
b) Nội dung:
 HS quan sát SGK, trả lời câu hỏi, làm HĐ 1, đọc suy luận các nội dung được đưa ra, làm Luyện tập 1.
* Đối với HSKTT: Giống như học sinh bình thường.
c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức về Tiên đề Euclid, chỉ ra được tính chất của các đường thẳng có áp dụng tiên đề Euclid.
HĐ 1: 
Luyện tập 1:
Phát biểu đúng: (1).
* Đối với HSKTT: Giống như học sinh bình thường.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV cho HS làm theo nhóm đôi HĐ1.
Từ đó HS rút ra nhận đinh qua điểm M nằm ngoài đường thẳng a vẽ được bao nhiêu đường thẳng song song với a? (vẽ được một đường thẳng).
- GV đưa ra Tiên đề Euclid, HS nhắc lại.
- GV cho HS nhận xét rút ra kết luận về Hình 3.32.
- GV có thể giới thiệu sơ lược vì sao gọi là tiên đề. Tiên đề là một phát biểu được coi là đúng, để làm tiền đề hoặc xuất phát điểm cho các suy luận tiếp theo. Ta thừa nhận tính chất đó.
- GV cho HS tìm hiểu Ví dụ 1, trình bày chiếu hình ảnh về đường thẳng c cắt đường thẳng a tại M, a // b, yêu cầu HS:
+ Dự đoán liệu c có cắt đường thẳng b không? (c cắt đường thẳng b).
+ Sử dụng tiên đề Euclid hãy chỉ ra c có thể song song với đường thẳng b được không? (c không song song b vì nếu c song song b, mà c lại qua M thì a và c trùng nhau).
- HS đọc lại nội dung Ví dụ trong SGK, từ đó rút ra Chú ý.
- GV cho HS làm Luyện tập 1.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu.
- HS làm theo cặp thảo luận làm HĐ1.
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi, phần Ví dụ và Luyện tập 1.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày
- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. 
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm: + tiên đề Euclid.
+ a // b và c cắt a thì c cũng cắt b.
* Đối với HSKTT: Giống như học sinh bình thường.
Hoạt động 2: Tính chất của hai đường thẳng song song
a) Mục tiêu: 
- Mô tả một số tính chất của hai đường thẳng song song.
- Tìm hiểu cách trình bày một bài tính góc dựa vào tính chất của hai đường thẳng song song.
- Áp dụng tính chất đã học làm bài tập.
* Đối với HSKTT: Giống như học sinh bình thường.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV, làm HĐ 2, Luyện tập 2, đọc hiểu Ví dụ 2.
* Đối với HSKTT: Giống như học sinh bình thường.
c) Sản phẩm: HS nêu được tính chất của hai đường thẳng song song, giải được các bài tập tính toán áp dụng tính chất hai đường thẳng song... luận, các nhóm khác theo dõi, đưa ý kiến.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá, đưa ra đáp án đúng, chú ý các lỗi sai của học sinh hay mắc phải.
Giới thiệu về nhà toán học Euclid.

Euclid, tác giả của Elements (“Các yếu tố cơ bản” hay “Cơ sở”), tác phẩm hình học vĩ đại nhất của mọi thời đại.
Educlid còn là tác giả của nhiều công trình khác, một số còn giữ được đến ngày nay, một số đã mất một phần hay hoàn toàn. Nếu nói những công trình có tính chất lý thuyết, trước hết ta phải kể Data (Các dữ kiện), một tài liệu bổ sung cho Elements bao gồm 94 mệnh đề (bài tập), thí dụ như về các tính chất của các đại lượng tỉ lệ, các gia số tỉ lệ, tức là những hàm tuyến tính theo ngôn ngữ của chúng ta ngày nay; những hình đồng dạng, v.v

Elements bao gồm 13 Quyển (tức Chương) với tổng cộng 465 mệnh đề. Quyển I bắt đầu bằng những định nghĩa sơ bộ cần thiết, các định đề (postulates) và tiên đề (axioms). Các định đề và tiên đề là những mệnh đề phải được công nhận khi chúng ta đi ngược từ một mệnh đề về những mệnh đề mà từ đó sẽ suy ra mệnh đề ấy và quá trình đi ngược lại này đến một lúc nào đó phải dừng lại. Những mệnh đề là những “khái niệm thông thường” (common notions) được gọi là “tiên đề” –những chân lý tự nó là hiển nhiên.
* Đối với HSKTT: Giống như học sinh bình thường.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Ghi nhớ kiến thức trong bài. 
Hoàn thành các bài tập trong SBT, các bài còn lại trong SGK
Tìm hiểu thêm về nhà toán học Euclid.
Chuẩn bị bài mới “Định lí và chứng minh định lí”.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Trường: TH & THCS Đại Sơn
Tổ: Tự nhiên
Họ và tên giáo viên:
Lê Phạm Văn Lượng

TÊN BÀI DẠY: BÀI 11: ĐỊNH LÍ VÀ CHỨNG MINH ĐỊNH LÍ 
Môn học: Toán; lớp 7
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
Nhận biết được một định lí, giả thiết, kết luận của định lí.
Làm quen với chứng minh định lí.
* Đối với HSKTT: Nội dung kiến thức giống như học sinh bình thường.
2. Năng lực 
 Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.
* Đối với HSKTT: Năng lực chung giống như học sinh bình thường.
Trong quá trình hình thành năng lực cho học sinh, không gọi trả lời bất chợt ảnh hưởng đến tâm lí học sinh.
Năng lực riêng: 
Tư duy và lập luận toán học: So sánh, phân tích dữ liệu tìm ra mối liên hệ giữa các đối tượng đã cho và nội dung bài học về định lí, các kiến thức đã được học, từ đó có thể áp dụng kiến thức đã học để giải quyết các bài toán sơ cấp về chứng minh định lí, tính chất. 
Sử dụng công cụ, phương tiện học toán: vẽ hình theo yêu cầu.
Viết gọn được giả thiết, kết luận của một định lí bằng kí hiệu.
Bước đầu biết chứng minh định lí.
* Đối với HSKTT: Năng lực riêng giống như học sinh bình thường.
Trong quá trình hình thành năng lực cho học sinh, không gọi trả lời bất chợt ảnh hưởng đến tâm lí học sinh.
3. Phẩm chất
Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác.
Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, thước thẳng có chia khoảng.
2. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
* Đối với HSKTT: Giống như học sinh bình thường.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: 
- HS thấy được sự cần thiết của bài học, tạo động lực cho HS.
* Đối với HSKTT: Giống như học sinh bình thường.
b) Nội dung: HS đọc tình huống mở đầu, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
* Đối với HSKTT: Giống như học sinh bình thường.
c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi mở đầu, bước đầu có hình dung về định lí và chứng minh định lí.
* Đối với HSKTT: Giống như học sinh bình thường.
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV yêu cầu HS đọc tình huống mở đầu 
Trong Bài 10, ta dùng cách đo đạc để kiểm nghiệm tính chất sau:
“Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì hai góc đồng vị bằng nhau”.
Tuy nhiên, đo đạc chỉ cho kết quả gần đúng và trong trường hợp cụ thể.
Vậy có cách nào khác để chắc chắn tính chất đúng cho mọi trường hợp không?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Hôm nay ta sẽ đi làm quen với việc giải thích một tính chất là đúng bằng các suy luận, lập luận từ cái đã biết dẫn đến kết luận mà ta cần chỉ ra”.
* Đối với HSKTT: Giống như học sinh bình thường.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Định lí. Giải thiết và kết luận của định lí
a) Mục tiêu:...hữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác.
Kết quả: 
Bài 3.24
Nếu d’ và d’’ phân biệt, cùng vuông góc với d thì d cắt d’, d’’ tạo thành 8 góc vuông. Do hai góc vuông nào cũng bằng nhau nên theo dấu hiệu góc đồng vị bằng nhau thì hai đường thẳng d’ và d’’ song song.
Bài 3.25.
- Nếu d không cắt d’’ thì d song song với d’’ nên qua giao điểm A của d và d’ có hai đường thẳng là d và d’ cùng song song với d’’. Theo tiên đề Euclid, d phải trùng với d’, trong khi theo giả thiết thì d khác d’ vì vuông góc với d’.
Vậy d phải cắt d’’ tại một điểm B.
- d cắt d’, d’’ tạo thành 8 góc, trong đó 4 góc tại A đều vuông. Từ tính chất của hai đường thẳng song song khi d cắt hai đường thẳng song song d’, d’’ thì hai góc đồng vị bằng nhau nên trong bốn góc còn lại tại B có một góc vuông. Vậy d vuông góc với d’’.
* Đối với HSKTT: Giống như học sinh bình thường.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: 
- Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức về định lí và chứng minh định lí.
* Đối với HSKTT: Giống như học sinh bình thường.
b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập Bài 3.26 và các câu hỏi trắc nghiệm nhanh.
* Đối với HSKTT: Giống như học sinh bình thường.
c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức đã học giải quyết bài toán.
* Đối với HSKTT: Giống như học sinh bình thường.
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 hoàn thành bài tập Bài 3.26 (SGK -tr57).
- GV cho HS làm các câu hỏi nhanh.
Câu 1: Cho định lí: "Nếu một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó vuông góc với đường thẳng kia"
A. 
GT
c⊥b
KL
a // c, c⊥a

B. 
GT
c⊥b, a // b
KL
a // c

C. 
GT
a // b, c⊥a
KL
 c⊥b

D. 
GT
c⊥b; c⊥a
KL
a // b
Câu 2: Nối mỗi dòng ở cột bên trái với một dòng ở cột bên phải để được khẳng định đúng.
A. Nếu một đường thẳng cắt 2 đường thẳng song song
1. thì xOt=tOy=xOy2
B. Nếu tia Ot là tia phân giác của góc xOy
2. thì chúng là hai tia trùng nhau
C. Nếu Oa, Ob là hai tia phân giác của hai góc đối đỉnh
3. thì các cặp góc so le trong bằng nhau

4. thì chúng là hai tia đối nhau.
Câu 3: Điền dấu X vào ô thích hợp
Câu
Đúng
Sai
A. Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau


B. Hai góc bẳng nhau thì đổi dỉnh


C. Nếu M là trung điểm của đoạn thẳng AB thì MA=MB


D. Nếu MA=MB thì M là trung điểm của AB



Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS tự phân công nhóm trưởng, hợp tác thảo luận đưa ra ý kiến.
- GV điều hành, quan sát, hỗ trợ.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Câu hỏi trả lời nhanh: HS trả lời nhanh, giải thích, các HS chú ý lắng nghe sửa lỗi sai.
- Bài tập: đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác theo dõi, đưa ý kiến.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá, đưa ra đáp án đúng, chú ý các lỗi sai của học sinh hay mắc phải.
Đáp án:
Bài 3.26.
(1) đúng vì điều đó nằm trong tính chất của tia phân giác.
(2) không đúng vì nếu lấy tia đối Ot’ của tia phân giác Ot của góc xOy thì do xOt'kề bù với xOt,yOt'kề bù với yOt, ta có xOt'=yOt', nhưng Ot’ không là tia phân giác của góc xOy. 
Đáp án câu trả lời nhanh:
1
2
3
C
A- 3, B - 1, C – 4.
Đúng: A, C
Sai: B, D.
* Đối với HSKTT: Giống như học sinh bình thường.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Ghi nhớ kiến thức trong bài. 
Hoàn thành các bài tập trong SBT
Chuẩn bị bài “Luyện tập chung”
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Trường: TH & THCS Đại Sơn
Tổ: Tự nhiên
Họ và tên giáo viên:
Lê Phạm Văn Lượng

TÊN BÀI DẠY: BÀI: LUYỆN TẬP CHUNG 
Môn học: Toán; lớp 7
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố
Cách viết giả thiết, kết luận và trình bày chứng minh định lí bằng kí hiệu.
HS bước đầu biết suy luận để chứng minh một định lí.
* Đối với HSKTT: Nội dung kiến thức giống như học sinh bình thường.
2. Năng lực 
 - Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.
* Đối với HSKTT: Năng lực chung giống như học sinh bình thường.
Trong quá trình hình thành năng lực cho học sinh, không gọi trả lời bất chợt ảnh hưởng đến tâm lí học sinh.
Năng lực riêng: 
Tư duy và lập luận toán học: So sánh, phân tích dữ liệu tìm ra mối liên hệ giữa các đối tượng đã cho và nội dung bài học về định lí, giả thiết và kết luận, từ đó có thể áp dụng kiến thức đã học để giải quyết các bài toán chứng minh cơ bản.
Sử dụng công cụ, phương tiện học toán: vẽ hình theo yêu cầu.
* Đối với HSKTT: Năng lực riêng giống như học sinh bình thường.
Trong quá trình hình thành năng lực cho học sinh, không gọi trả lời bất chợt ảnh hưởng đến tâm lí học sinh.
3. Phẩm chất
Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác.
Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC...
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 2 hoàn thành bài tập Bài 3.29, Bài 3.31 (SGK -tr58)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS tự phân công nhóm trưởng, hợp tác thảo luận đưa ra ý kiến.
- GV điều hành, quan sát, hỗ trợ.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Bài tập: đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác theo dõi, đưa ý kiến.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá, đưa ra đáp án đúng, chú ý các lỗi sai của học sinh hay mắc phải.
Đáp án:
Bài 3.29.
Đường thẳng b cắt và vuông góc với hai đường thẳng song song c,d lần lượt tại A,B. Xét hai tia phân giác Ax,By của hai góc vuông so le trong như hình vẽ. Khi đó các góc xAB và ABy đều có số đo bằng 45∘, chúng là hai góc so le trong tạo thành bởi đường thẳng AB cắt hai đường thẳng chứa Ax,By nên hai đường thẳng đó song song.
Bài 3.31.
a) Ta có dAC=BCA=50∘. Mà hai góc này ở vị trí so le trong, suy ra d//BC.
b) Ta có d//BC, mà BC⊥AH, suy ra d⊥AH.
c) Kết luận a) suy ra từ dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song, kết luận b) suy ra từ tính chất của hai đường thẳng song song.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Ghi nhớ kiến thức trong bài. 
Hoàn thành các bài tập trong SBT, hoàn thành các bài tập của SGK.
Chuẩn bị bài “Bài tập cuối chương III”, GV chia lớp thành 4 nhóm, rồi yêu cầu HS về vẽ sơ đồ tổng hợp lại kiến thức của chương III.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Trường: TH & THCS Đại Sơn
Tổ: Tự nhiên
Họ và tên giáo viên:
Lê Phạm Văn Lượng

TÊN BÀI DẠY: BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG III
Môn học: Toán; lớp 7
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố, nhắc lại về:
Hai góc kề bù, hai góc đối đỉnh.
Tia phân giác của một góc.
Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song.
Tiên đề Euclid, tính chất hai đường thẳng song song.
Định lí và chứng minh đinh lí.
* Đối với HSKTT: Nội dung kiến thức giống như học sinh bình thường.
2. Năng lực 
 - Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.
* Đối với HSKTT: Năng lực chung giống như học sinh bình thường.
Trong quá trình hình thành năng lực cho học sinh, không gọi trả lời bất chợt ảnh hưởng đến tâm lí học sinh.
Năng lực riêng: 
Tư duy và lập luận toán học: So sánh, phân tích dữ liệu tìm ra mối liên hệ giữa các đối tượng đã cho và nội dung bài học đã học của chương III, từ đó có thể áp dụng kiến thức đã học để giải quyết các bài toán tính toán, bài toán chứng minh định lí.
Mô hình hóa toán học: Mô tả được các dữ liệu liên quan đến yêu cầu trong thực tiễn để lựa chọn các đối tượng cần giải quyết liên quan đến kiến thức toán học đã được học, thiết lập mối liên hệ giữa các đối tượng đó. Đưa về được thành một bài toán thuộc dạng đã biết.
Sử dụng công cụ, phương tiện học toán: vẽ hình theo yêu cầu của bài toán.
* Đối với HSKTT: Năng lực riêng giống như học sinh bình thường.
Trong quá trình hình thành năng lực cho học sinh, không gọi trả lời bất chợt ảnh hưởng đến tâm lí học sinh.
3. Phẩm chất
Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác.
Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.
* Đối với HSKTT: Giống như học sinh bình thường.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, thước thẳng có chia khoảng.
2. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm, sơ đồ tóm tắt kiến thức bài học của chương.
* Đối với HSKTT: Giống như học sinh bình thường.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: 
- HS nhớ lại kiến thức đã học và tạo tâm thế vào bài ôn tập chương.
* Đối với HSKTT: Giống như học sinh bình thường.
b) Nội dung: HS đọc các câu hỏi, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
* Đối với HSKTT: Giống như học sinh bình thường.
c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi của GV
* Đối với HSKTT: Giống như học sinh bình thường.
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV yêu cầu HS: Hãy nêu một định lí và nêu rõ giả thiết, kết luận của định lí đó.
- GV cho HS làm các câu hỏi 
Câu 1: Cho hình vẽ, biết B1=40o,C2=40o
Chọn câu đúng: 
Các cặp đường thẳng song song là:
A. a // b B. b // c 
C. a // c D. Cả ba câu A, B, C đều đúng
Câu 2: Cho 4 đường thẳng phân biệt a, b, c, d biết: a ⊥b;b⊥c;c⊥d
Điền dấu X vào ô thích hợp
Câu
Đúng
Sai
A. a //c


B. a ⊥ c


C. b ⊥ d


D. b //d


Câu 3: Dạng phát biểu khác của “Tiên đề Euclid” là:
A. Qua một điểm ở ngoài đường thẳng a, có nhiều nhất một đường thẳng song song với a.
B. Nếu qua điểm M ở ngoài đường thẳng a, có hai đường thẳng song song với a thì chúng trùng nhau
C. Qua điểm M ở ngoài đường thẳng a, có không quá một đường thẳng song song với a.
D. Cả ba câu A,B,C đều đúng.
Câu 4: Cho hình vẽ, biết MQP=110∘, số đo x ...o;
y'Ox=180o-xOy=60o
Từ đó zOx=zOy'+y'Ox=130∘.


Đáp án bài thêm:
Bài 1: MON=65o (kẻ thêm đường qua O và song song với đường thẳng ME).
* Đối với HSKTT: Giống như học sinh bình thường.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Ghi nhớ kiến thức trong bài. 
Hoàn thành các bài tập trong SBTKẾ HOẠCH BÀI DẠY
Trường: TH & THCS Đại Sơn
Tổ: Tự nhiên
Họ và tên giáo viên:
Lê Phạm Văn Lượng

TÊN BÀI DẠY: BÀI 12: TỔNG CÁC GÓC TRONG MỘT TAM GIÁC 
Môn học: Toán; lớp 7
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
Giải thích định lí về tổng các góc trong một tam giác bằng 180o.
Hiểu, phát biểu được thế nào là tam giác vuông, cạnh góc vuông, cạnh huyền, góc phụ nhau.
* Đối với HSKTT: Nội dung kiến thức giống như học sinh bình thường.
2. Năng lực 
 - Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.
* Đối với HSKTT: Năng lực chung giống như học sinh bình thường.
Trong quá trình hình thành năng lực cho học sinh, không gọi trả lời bất chợt ảnh hưởng đến tâm lí học sinh.
Năng lực riêng: 
Tư duy và lập luận toán học: So sánh, phân tích dữ liệu tìm ra mối liên hệ giữa các đối tượng đã cho và nội dung bài học về tổng các góc trong một tam giác, từ đó có thể áp dụng kiến thức đã học để giải quyết các bài toán.
Sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
Tính được một góc của tam giác khi biết hai góc còn lại, tính được một góc nhọn của tam giác vuông khi biết góc nhọn còn lại. 
Nhận biết được tam giác nhọn, tam giác vuông, tam giác tù.
* Đối với HSKTT: Năng lực riêng giống như học sinh bình thường.
Trong quá trình hình thành năng lực cho học sinh, không gọi trả lời bất chợt ảnh hưởng đến tâm lí học sinh.
3. Phẩm chất
Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác.
Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.
* Đối với HSKTT: Giống như học sinh bình thường.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, thước thẳng có chia khoảng.
2. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm, giấy có hình tam giác.
* Đối với HSKTT: Giống như học sinh bình thường.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: 
- HS thấy được các góc ở cùng một đỉnh chung của ba tam giác chính bằng với ba góc của một tam giác bất kì.
- HS được gợi mở về nội dung bài học.
* Đối với HSKTT: Giống như học sinh bình thường.
b) Nội dung: HS đọc tình huống mở đầu, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
* Đối với HSKTT: Giống như học sinh bình thường.
c) Sản phẩm: HS đưa ra dự đoán của mình về ba góc tại mỗi đỉnh của ba tam giác và vị trí các điểm A, B, C.
* Đối với HSKTT: Giống như học sinh bình thường.
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV yêu cầu HS đọc tình huống mở đầu:
Người ta có thể xếp các viên gạch hình tam giác giống hệt nhau để trang trí như hình vẽ. Em có nhận xét gì về ba góc tại mỗi đỉnh chung của ba tam giác? Từ đó rút ra kết luận gì về vị trí của ba điểm A, B, C?
→GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ và nhận xét về các góc tại mỗi đỉnh chung. Nhận xét về vị trí ba điểm A, B, C có thẳng hàng hay không?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi và đưa ra nhận xét, dự đoán.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Bài học này ta đi tìm hiểu về tổng ba góc của một tam giác có là một số không đổi không, nếu không đổi thì sẽ bằng bao nhiêu”.
* Đối với HSKTT: Giống như học sinh bình thường.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tổng các góc trong một tam giác, góc ngoài của tam giác
a) Mục tiêu: 
- HS nhận biết được tổng ba góc của một tam giác.
- HS trình bày giả thiết, kết luận và hiểu được cách chứng minh định lí tổng các góc trong một tam giác bằng 180o.
- HS áp dụng định lí tính được số đo một góc của tam giác khi biết hai góc còn lại.
- Nhận biết được tam giác nhọn, vuông, tù.
- Nhận biết được cạnh góc vuông và cạnh huyền trong tam giác vuông.
- HS nhận biết được góc ngoài của tam giác và tính chất của nó.
* Đối với HSKTT: Giống như học sinh bình thường.
b) Nội dung:
 HS quan sát SGK, làm các HĐ1,2 trả lời các câu hỏi, đọc hiểu Ví dụ và làm Luyện tập, Vận dụng.
* Đối với HSKTT: Giống như học sinh bình thường.
c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi về tổng ba góc trong tam giác, tính được góc dựa vào định lí.
HĐ1:
Tổng số đo ba góc của tam giác MNP bằng 180o.
HĐ2: Tổng góc x, y, z của tam giác bằng 180o.
Luyện tập:
Áp dụng định lí tổng ba góc của một tam giác bằng 180o.
A+B+C=180o⇒B+C=18...ÀI DẠY: BÀI 13: HAI TAM GIÁC BẰNG NHAU. TRƯỜNG HỢP BẰNG NHAU THỨ NHẤT CỦA TAM GIÁC 
Môn học: Toán; lớp 7
Thời gian thực hiện: (2 tiết)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
Nhận biết hai tam giác bằng nhau.
Hiểu định lí về trường hợp bằng nhau cạnh – cạnh – cạnh của hai tam giác.
* Đối với HSKTT: Nội dung kiến thức giống như học sinh bình thường.
2. Năng lực 
 - Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.
* Đối với HSKTT: Năng lực chung giống như học sinh bình thường.
Trong quá trình hình thành năng lực cho học sinh, không gọi trả lời bất chợt ảnh hưởng đến tâm lí học sinh.
Năng lực riêng: 
Tư duy và lập luận toán học: So sánh, phân tích dữ liệu tìm ra mối liên hệ giữa các đối tượng đã cho và nội dung bài học hai tam giác bằng nhau, trường hợp bằng nhau cạnh - cạnh - cạnh, từ đó có thể áp dụng kiến thức đã học để giải quyết các bài toán.
Giải thích vì sao hai tam giác bằng nhau bằng định nghĩa.
Lập luận và chứng minh hình học trong những trường hợp đơn giản.
Sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
Nhận biết được hai tam giác bằng nhau. 
* Đối với HSKTT: Năng lực Toán học giống như học sinh bình thường.
Trong quá trình hình thành năng lực cho học sinh, không gọi trả lời bất chợt ảnh hưởng đến tâm lí học sinh.
3. Phẩm chất
Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác.
Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.
* Đối với HSKTT: Giống như học sinh bình thường.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, thước thẳng có chia khoảng.
2. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm, giấy màu hoặc bìa cứng, kéo, keo dán.
* Đối với HSKTT: Giống như học sinh bình thường.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: 
- HS được gợi mở về bài học hai tam giác bằng nhau.
* Đối với HSKTT: Giống như học sinh bình thường.
b) Nội dung: HS đọc tình huống mở đầu, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
* Đối với HSKTT: Giống như học sinh bình thường.
c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi mở đầu, bước đầu có hình dung về 
* Đối với HSKTT: Giống như học sinh bình thường.
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV nêu câu hỏi:
+ Nhắc lại thế nào là hai đoạn thẳng bằng nhau? Thế nào là hai góc bằng nhau?
- GV yêu cầu HS đọc tình huống mở đầu 
Ta nói hai đoạn thẳng bằng nhau nếu chúng có cùng độ dài, hai góc bằng nhau nếu chúng có cùng số đo góc. Vậy hai tam giác như thế nào thì được gọi là bằng nhau và làm thế nào để kiểm tra được hai tam giác đó bằng nhau? 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi và đưa ra dự đoán về hai tam giác bằng nhau.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Trả lời: 
+ Hai đoạn thẳng bằng nhau khi chúng có độ dài bằng nhau.
+ Hai góc bằng nhau khi chúng có số đo góc bằng nhau.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về định nghĩa hai tam giác bằng nhau và cách nhận biết hai tam giác thế nào là bằng nhau”
* Đối với HSKTT: Giống như học sinh bình thường.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Hai tam giác bằng nhau
a) Mục tiêu: 
- Nêu được định nghĩa hai tam giác bằng nhau, khái niệm cạnh tương ứng và góc tương ứng.
- Viết được giả thiết, kết luận và biết cách chứng minh hai tam giác bằng nhau bằng cách chỉ ra cạnh và góc tương ứng bằng nhau.
- Vận dụng tính chất hai tam giác bằng nhau.
* Đối với HSKTT: Giống như học sinh bình thường.
b) Nội dung:
- HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV, làm HĐ 1, trả lời câu hỏi, làm Luyện tập 1.
* Đối với HSKTT: Giống như học sinh bình thường.
c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức, trả lời và giải được bài về tính các góc, các cạnh tương ứng của tam giác, chỉ ra hai tam giác bằng nhau theo đúng thứ tự đỉnh.
Các cặp cạnh tương ứng: DF và KG, DE và HG, EF và KH
Các cặp góc tương ứng: Fvà K, Dvà G, Evà H.
Kí hiệu: ΔDEF=ΔGHK.
Ví dụ 1 (SGK – tr64)
Luyện tập 1:
+) EF = BC = 4cm.
+) A=180o-B-C=180o-40o-60o=100o
+) EDF=A=100o.
* Đối với HSKTT: Giống như học sinh bình thường.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS làm nhóm 4, hoàn thành HĐ1 (SGK – tr63).
- GV giới thiệu khái niệm hai tam giác bằng nhau, yêu cầu HS nhắc lại.
+ nhấn mạnh về khái niệm cạnh tương ứng và góc tương ứng.
 GV cho HS làm phần Câu hỏi, 
+ hướng dẫn HS tìm góc bằng nhau tương ứng, ví dụ: vì FD = KG, FE = KH nên góc F=K, tương tự với các góc còn l...– tr67).
- GV cho HS làm bài thêm:
Bài 1: Cho ΔXEF=ΔMNP có XE = 3cm, XF = 4cm, NP = 3,5 cm. Tính chu vi mỗi tam giác.
Bài 2: Cho ΔABCvà ΔABDbiết: AB = BC = CA = 3cm; AD = BD = 2cm (C và D nằm khác phía đối với AB).
a) Vẽ ΔABCvà ΔABD
b) Chứng minh rằng CAD=CBD.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm 2, hoàn thành các bài tập GV yêu cầu.
- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- GV mời đại diện các nhóm trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài các nhóm trên bảng.
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV chốt đáp án, nhận xét phương án trả lời của các nhóm học sinh, ghi nhận và tuyên dương.
Kết quả: 
Bài 4.4. 
Các khẳng định (1) và (3) sai, các khẳng định (2) và (4) đúng.
Bài 4.5. 
+) Xét tam giác ABD và CDB có:
AB = CD 
AD = CB
BD chung
⇒△ABD=△CDB;
+) Tương tự có: △ADC=△CBA.
Đáp án bài thêm:
Bài 1: △XEF=△MNP
⇒XE=MN, XF=MP, EF=NP
Mà XE = 3cm, XF = 4cm, NP = 3,5 cm
⇒EF=3,5 cm;MN=3 cm;MP=4 cm.
Chu vi tam giác XEF là: XE + XF + EF = 3 + 4 + 3,5 = 10,5 cm
Chu vi tam giác MNP: MN + NP + MP = 3+ 3,5 + 4 = 10,5 cm.
Bài 2: 
b) Xét ΔADCvà ΔBDCcó:
AD = BD 
CA = CB
DC cạnh chung
⇒ΔADC=ΔBDC (c.c.c)
⇒CAD=CBD.
* Đối với HSKTT: Giống như học sinh bình thường.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: 
- Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức.
- HS thấy sự gần gũi toán học trong cuộc sống. HS biết thêm về độ cao của bốn rãnh đại dương so với mực nước biển.
* Đối với HSKTT: Giống như học sinh bình thường.
b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập Bài 4.6 (SGK -tr67) và bài tập thêm.
* Đối với HSKTT: Giống như học sinh bình thường.
c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức đã học giải quyết bài toán.
* Đối với HSKTT: Giống như học sinh bình thường. 
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 hoàn thành bài tập Bài 4.6 (SGK -tr67).
- GV cho HS làm các bài tập thêm
Bài 1: Trong hình vẽ bên, cho biết ΔGHI=ΔMNP. Hãy tính số đo góc M và độ dài cạnh GI.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS tự phân công nhóm trưởng, hợp tác thảo luận đưa ra ý kiến.
- GV điều hành, quan sát, hỗ trợ.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Bài tập: đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác theo dõi, đưa ý kiến.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá, đưa ra đáp án đúng, chú ý các lỗi sai của học sinh hay mắc phải.
Đáp án:
Bài 4.6.
a) Hai tam giác ABD và tam giác CBD có: AB=CB,AD=CD (theo giả thiết), BD là cạnh chung.
Do đó △ABD=△CBD (c.c.c).
b) ADB=CDB=30∘;ABD=180∘-BAD-ADB=180∘-90∘-30∘=60∘.
Vậy CBD=ABD=60∘;ABC=ABD+CBD=60∘+60∘=120∘.
Đáp án bài thêm
Bài 1:
+ Xét tam giác GHI có: G=180o-62o-43o=75o
+ Ta cóΔGHI=ΔMNP, suy ra GI = MP = 5 cm, M=G=75o
* Đối với HSKTT: Giống như học sinh bình thường.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Ghi nhớ kiến thức trong bài. 
Hoàn thành các bài tập trong SBT
Chuẩn bị bài “Luyện tập chung trang 68”.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Trường: TH & THCS Đại Sơn
Tổ: Tự nhiên
Họ và tên giáo viên:
Lê Phạm Văn Lượng

TÊN BÀI DẠY: LUYỆN TẬP CHUNG
Môn học: Toán; lớp 7
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. Mục tiêu
Giúp HS củng cố những kiến thức mà học sinh đã học 
* Đối với HSKTT: Nội dung kiến thức giống như học sinh bình thường.
1. Năng lực:
* Năng lực chung: 
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết đặt ra mục đích giao tiếp và hiểu được vai trò quan trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp.
* Đối với HSKTT: Năng lực chung giống như học sinh bình thường.
Trong quá trình hình thành năng lực cho học sinh, không gọi trả lời bất chợt ảnh hưởng đến tâm lí học sinh.	
* Năng lực đặc thù: 
-Tư duy và lập luận toán học: So sánh, phân tích dữ liệu tìm ra mối liên hệ giữa các đối tượng đã cho và nội dung bài học về hai góc ở vị trí đặc biệt, tia phân giác của một góc, hai đường thẳng song song thông qua cặp góc đồng vị, cặp góc so le trong từ đó có thể áp dụng kiến thức đã học để giải quyết các bài toán.
- Sử dụng công cụ, phương tiện học toán: Vẽ tia phân giác của một góc bằng dụng cụ học tập
* Đối với HSKTT: Năng lực riêng giống như học sinh bình thường.
Trong quá trình hình thành năng lực cho học sinh, không gọi trả lời bất chợt ảnh hưởng đến tâm lí học sinh.
2. Phẩm chất: 	
Chăm chỉ: Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập.
* Đối với HSKTT: Giống như học sinh bình thường. 
II. Thiết bị dạy học và học liệu 
1. Giáo viên: 
SGK, kế hoạch bài dạy, thước thẳng, bảng phụ hoặc máy chiếu.
2. Học sinh: SGK, thước thẳng, bảng nhóm.
 đồ dùng học tập; sản phẩm sơ đồ tư duy theo tổ GV đã giao từ buổi học trước.
* Đối với HSKTT: Giống như học sinh bình thường.
III. Tiến trình dạy học
1.Hoạt động mở đầu
a) Mục tiêu:
Giúp HS tổng hợp, liên kết kiến thức của các bài học từ Bài 8->Bài 10.
* Đối với HSKTT: Giống như học sinh bình thường.
b) Nội dung: Đại diện các nhóm HS trình bày phần chuẩn bị của mình, các nhóm khác chú ý lắng nghe, nhận xét và cho ý kiến.
* Đối với HSKTT: Giống như học sinh bình thường.

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_hinh_hoc_7_sach_kntt_nam_hoc_2023_2024_truo.docx
  • docxTiết 1-2.docx
  • docxTiết 3-4.docx
  • docxTiết 5-6.docx
  • docxTiết 7-8.docx
  • docxTiết 9-10.docx
  • docxTiết 11-12.docx
  • docxTiết 13-14.docx
  • docxTiết 15.docx
  • docxTiết 16.docx
  • docxTiết 17-18.docx
  • docxTiết 19-20.docx
  • docxTiết 21-22.docx
  • docxTiết 23-24.docx
  • docxTiết 25-26.docx
  • docxTiết 27.docx
  • docxTiết 28.docx
  • docxTiết 31-32.docx
  • docxTiết 33-34.docx
  • docxTiết 35-36.docx
  • docxTiết 37-38.docx
  • docxTiết 39-40.docx
  • docxTiết 41-42.docx
  • docxTiết 43-44.docx
  • docxTiết 45.docx
  • docxTiết 46-47.docx
  • docxTiết 48-49.docx
  • docxTiết 50-51.docx
  • docxTiết 52-53.docx
  • docxTiết 54-55.docx
  • docxTiết 56.docx
  • docxTiết 57.docx
  • docxTiết 58.docx
  • docxTiết 60-63.docx